KHÁI QUÁT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ CƠ CHẾ XUYÊN
Khái quát về cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm về cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp
Khi một doanh nghiệp được hình thành, tư cách pháp nhân của nó sẽ cho phép nó được tồn tại độc lập với những chủ thể đã thành lập doanh nghiệp đó Nghĩa là doanh nghiệp sẽ có địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ tách biệt, không phụ thuộc vào chủ sở hữu của doanh nghiệp Vì vậy, khi doanh nghiệp tham gia vào một giao dịch bất kỳ với bên thứ ba, chủ thể có quyền và nghĩa vụ bị ràng buộc với giao dịch trên là doanh nghiệp chứ không phải các chủ sở hữu của doanh nghiệp Tư cách pháp nhân có thể được xem là một công cụ pháp lý để bảo vệ người góp vốn khỏi trách nhiệm trong các giao dịch, đây có thể coi là một chính sách nhằm bảo vệ và giảm thiểu rủi ro cho người góp vốn, nhằm mục đích thúc đẩy nền kinh tế, thu hút đầu tư
Trong thực tế, nhiều chủ thể lợi dụng tính chất trách nhiệm hữu hạn để thành lập công ty con nhằm che giấu hành vi trái pháp luật Các công ty con này được lập ra với mục đích thực hiện các hoạt động rủi ro cao, gây nhầm lẫn cho bên thứ ba về tính độc lập của chúng so với công ty mẹ Công ty mẹ hưởng lợi kinh tế từ các hoạt động này, trong khi công ty con có thể dễ dàng phá sản khi cần thiết mà không gây tổn hại đến công ty mẹ Để giải quyết tình trạng này, cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp được hình thành để buộc chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lạm dụng cơ chế trách nhiệm hữu hạn.
Có rất nhiều cách hiểu cho thuật ngữ xuyên qua bức màn che doanh nghiệp vì hiện tại, vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về cơ chế này Bởi lẽ cơ chế này được xây dựng dựa trên quan điểm của tòa án trong hoạt động xét xử Theo từ điển pháp luật (Black's Law Dictionary), đây là một thủ tục tư pháp, trong đó tòa án sẽ không công nhận quyền miễn trừ trách nhiệm mà các nhà điều hành công ty hay người góp vốn được hưởng đối với những hoạt động sai trái của công ty Ở các nước theo hệ thống pháp luật Thông luật như Hoa Kỳ và Anh, vẫn chưa có một khái niệm cụ thể, thống nhất về cơ chế PCV Mặc dù tính từ thời điểm đầu tiên mà lịch sử ghi nhận cơ chế PCV tại Anh vào năm 1897 đến nay đã hai thế kỷ trôi qua, vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về cơ chế này Ngay cả ở Hoa Kỳ, nơi mà cơ chế này
3 Cathy S Krendl, James R Krendl, “Piercing the Corporate Veil: Focusing the Inquiry”, https://digitalcommons.du.edu/cgi/viewcontent.cgi?article117 context=dlr, truy cập ngày 18/3/2023
4 Lương Quang Thanh, “Việt Nam cần một án lệ để xuyên phá "bức màn che công ty”, https://thuvienphapluat.vn/banan/tin- tuc/viet-nam-can-mot-an-le-de-xuyen-pha-buc-man-che-cong-ty-126, truy cập ngày 18/3/2023. thường xuyên được áp dụng, giới luật gia, thẩm phán và các nhà làm luật cũng còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau 5 Tuy nhiên, từ những án lệ liên quan đến cơ chế PCV ở hai quốc gia này, có thể hiểu, đây là một cơ chế pháp lý buộc các chủ sở hữu của công ty phải chịu trách nhiệm về những hậu quả do công ty gây ra trong một số trường hợp nhất định Một khi cơ chế PCV được áp dụng, tư cách pháp nhân của công ty cũng như đặc điểm trách nhiệm hữu hạn của các cổ đông, chủ sở hữu công ty sẽ bị bỏ qua 6
Bên cạnh đó, một số quốc gia cũng không đưa ra khái niệm cụ thể cho cơ chế này mà ngầm quy định nó trong các điều luật Điển hình như tại khoản 3 Điều 3 Luật Công ty trách nhiệm hữu hạn Liên bang Nga năm 1998 quy định: “Khi công ty trách nhiệm hữu hạn bị phá sản do lỗi của chủ sở hữu hoặc những người có thẩm quyền chỉ đạo, điều hành công ty thì họ có thể sẽ phải chịu trách nhiệm bổ sung nếu công ty không còn đủ tài sản để trả nợ” 7 Mặt khác, theo Luật Phá sản Pháp năm 1967, toà án có quyền mở rộng thủ tục phá sản tới người quản lý theo pháp luật hoặc người quản lý trên thực tế của công ty nếu họ có hành vi đối xử với tài sản công ty như tài sản cá nhân, hoặc thực hiện giao dịch có mục đích cá nhân dưới vỏ bọc của công ty, và trong nhiều trường hợp khác 8 Ở Việt Nam, trong quá trình xây dựng pháp luật doanh nghiệp cũng đã có một vài quy định mang hơi hướng áp dụng cơ chế PCV Các điều luật này ít nhiều được thể hiện ở dạng quyền đòi bồi thường thiệt hại của người bị thiệt hại Chẳng hạn như quy định tại khoản 5 Điều 50 LDN 2020 quy định nghĩa vụ của Hội đồng thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty khi thực hiện hành sai trái, gây thiệt hại; khoản 2 Điều 165 LDN 2020 về trách nhiệm của người quản lý công ty của Công ty cổ phần Qua đó, trong một số trường hợp nhất định, chủ công ty phải liên đới chịu trách nhiệm đến cùng đối với các khoản tiền bồi thường ví dụ như trường hợp vi phạm pháp luật hoặc để đảm bảo công bằng cho các bên liên quan hoặc khi công ty được cho là trở thành công cụ tư lợi của chủ sở hữu và gây hại cho bên còn lại, tòa án có thể sẽ không chấp nhận sự độc lập về mặt pháp lý của công ty với tư cách là một pháp nhân mà yêu cầu thành viên/cổ đông của công ty có trách nhiệm cá nhân với các nghĩa vụ nợ của công ty 9
Cơ chế "vượt thủng màn che công ty" (PCV) là một quy trình pháp lý từ bỏ tư cách pháp nhân để truy cứu trách nhiệm đối với chủ doanh nghiệp hoặc người quản lý - những người đã lợi dụng tư cách pháp nhân của công ty để hành xử bất hợp pháp, gây thiệt hại cho cá nhân và tổ chức khác Đây là ngoại lệ của nguyên tắc trách nhiệm hữu hạn, với mục đích khắc phục hạn chế của nguyên tắc này, bảo vệ quyền lợi của bên bị thiệt hại Cơ chế PCV thường phát sinh trong quan hệ chủ công ty với chủ nợ hoặc khách hàng của công ty.
5 Ngô Hồng Quang (2012), “Cơ chế “xuyên qua màn che công ty” trong pháp luật một số nước và ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 13(221), tháng 7/2012, tr 51
6 Lương Quang Thanh, “Việt Nam cần một án lệ để xuyên phá "bức màn che công ty”, https://thuvienphapluat.vn/banan/tin- tuc/viet-nam-can-mot-an-le-de-xuyen-pha-buc-man-che-cong-ty-126, truy cập ngày 18/3/2023
7 Điều 3.3 Luật Công ty TNHH của Liên bang Nga ngày 08/3/1998, sửa đổi gần nhất vào ngày 31/7/2020, http://www.kremlin.ru/acts/bank/11994, truy cập 05/9/2022
8 Weissberg, K., & Moissinac, M (1987), “Piercing the corporate veil in France”, International Financial Law Review, tr 35
9 Trương Nhật Quang (2016), Pháp Luật Về Doanh Nghiệp – Các Vấn Đề Pháp Lý Cơ Bản, NXB Dân trí, tr 128-129. chịu thiệt hại từ hoạt động kinh doanh của công ty; giữa chủ công ty với người dân chịu thiệt hại từ hoạt động kinh doanh của công ty; giữa chủ công ty với người lao động trong công ty có sức khỏe bị ảnh hưởng do hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gây ra
Tòa án các quốc gia thường chấp nhận yêu cầu xuyên qua bức màn che doanh nghiệp trong các vụ kiện liên quan đến công ty mẹ và công ty con khi xuất hiện một loạt các yếu tố và trường hợp liên quan cho thấy sự liên kết mạnh mẽ giữa hai công ty Các yếu tố này cung cấp cơ sở để tòa án xem xét mức độ quyền kiểm soát và ảnh hưởng của công ty mẹ đối với công ty con Khi công ty mẹ sở hữu toàn bộ hoặc đa số cổ phần của công ty con, điều này thể hiện quyền kiểm soát và quyết định của công ty mẹ trong hoạt động của công ty con Đồng thời, công ty mẹ và công ty con có cùng ban giám đốc và nhân viên cũng là một dấu hiệu quan trọng cho thấy mức độ liên kết giữa chúng Khi hai công ty có cùng ban giám đốc và nhân viên, điều này cho thấy sự đồng nhất trong quản lý và hoạt động kinh doanh
Bên cạnh đó, không chỉ là quyền kiểm soát tài chính, công ty mẹ còn phải chịu trách nhiệm thanh toán lương, chi phí và thua lỗ của công ty con Điều này cho thấy sự liên kết tài chính mạnh mẽ giữa hai công ty và sự phụ thuộc của công ty con vào công ty mẹ Ngoài ra, trong các vụ kiện liên quan đến công ty mẹ và công ty con, tòa án cũng xem xét sự tương quan về hoạt động kinh doanh Nếu công ty con không có hoạt động kinh doanh đáng kể ngoài mối quan hệ với công ty mẹ, hoặc nếu không có tài sản quan trọng ngoài tài sản được công ty mẹ cho vay hoặc chuyển nhượng, điều này càng củng cố mức độ liên kết giữa hai công ty Các quyết định, hợp đồng và báo cáo tài chính cũng chứng minh sự liên kết mật thiết giữa công ty mẹ và công ty con Khi hồ sơ và bản kê khai thu nhập và/hoặc báo cáo tài chính của công ty mẹ và công ty con mô tả công ty con như là một bộ phận hoặc một phần của công ty mẹ, hoặc khi các thương vụ và nghĩa vụ tài chính của công ty con được giới thiệu bởi chủ sở hữu của công ty mẹ, điều này càng làm rõ sự phụ thuộc và sự ảnh hưởng của công ty mẹ đối với công ty con Cuối cùng, tòa án cũng xem xét hiệu quả kinh doanh và lợi ích của công ty mẹ trong hợp đồng giữa hai công ty Nếu hợp đồng có lợi hơn cho công ty mẹ và công ty con không có hoạt động kinh doanh phát sinh lợi nhuận, điều này cho thấy mối quan hệ không cân bằng giữa hai công ty
Khi xem xét tính liên quan giữa công ty mẹ và công ty con trong các vụ kiện, tòa án sẽ đánh giá nhiều yếu tố như quyền kiểm soát cổ phần, sự quản lý chung, các vấn đề liên quan đến tài chính, hoạt động kinh doanh, mô tả hồ sơ, các quyết định và lợi ích kinh doanh Những yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong quyết định xuyên thủng bức màn doanh nghiệp của tòa án trong các vụ kiện liên quan đến hai công ty.
1.1.2 Một số học thuyết điển hình và quá trình phát triển của các học thuyết về xuyên qua bức màn che doanh nghiệp
Hoa Kỳ và Anh là những quốc gia tiên phong áp dụng cơ chế PCV, song hệ thống tư pháp hai nước có triết lý khác biệt Sự khác biệt này bắt nguồn từ lịch sử phát triển của các học thuyết về PCV mà cả hai hệ thống tư pháp này tham chiếu.
10 Karen Vandekerckhove (2007), Piercing the Corporate Veil, Wolters Kluwer Law & Business, tr 82
1.1.2.1 Quá trình phát triển của học thuyết xuyên qua bức màn che doanh nghiệp ở Anh
Vụ kiện xuyên qua bức màn che doanh nghiệp đầu tiên ở Anh là vào năm 1912 tuy nhiên trường hợp được xem là khởi đầu cho việc hình thành cơ chế là vụ kiện Salomon v A Salomon & Co Ltd năm 1897 Theo đó, ông Aron Salomon là một thương gia khá thành công với một xưởng đóng giày tư nhân ở Anh Sau hơn 30 năm miệt mài làm việc, ông dự định nghỉ hưu Tuy nhiên, con trai ông muốn tiếp tục việc làm ăn của cha mình Vì vậy, năm 1892, ông Salomon quyết định thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn và đặt tên cho nó là Salomon & Co Ltd Công ty Salomon mua lại công việc kinh doanh của chính ông Salomon với giá 39.000 bảng Để thanh toán cho số tiền đó thì 20.000 bảng được góp bằng cách phát hành cổ phiếu, mỗi cổ phiếu có mệnh giá 1 bảng, 10.000 bảng nữa là công ty vay của ông Salomon và được bảo đảm bằng toàn bộ số tài sản bị thế chấp của công ty, số còn lại được trả bằng tiền mặt Kết quả là ông Salomon nắm 20.001/20.007 cổ phần được phát hành, vợ và năm người con của ông nắm mỗi người một cổ phần Sau một thời gian kinh doanh, công ty Salomon rơi vào khó khăn và sau đó công ty phá sản và sự việc được đưa ra toà
Toà sơ thẩm và phúc thẩm lập luận rằng, toàn bộ giao dịch ở công ty trái ngược với ý định thực sự của luật về các công ty, và công ty chỉ là một sự vỏ bọc, một người được uỷ quyền (agent), một người được trao phó (trustee) của Salomon – người đích thực là chủ của công ty Như vậy, ông ta có trách nhiệm bồi hoàn cho công ty những khoản nợ xuất phát từ kinh doanh Tuy nhiên, Toà tối cao đã huỷ bản án trên của Tòa phúc thẩm Toà tối cao cho rằng, công ty đã được thành lập hợp pháp chiếu theo pháp luật công ty vì luật này chỉ buộc phải có ít nhất bảy cổ đông và mỗi người chỉ cần nắm ít nhất một cổ phần Pháp luật về công ty tại Anh không yêu cầu họ phải độc lập, hay phải có một lợi ích đáng kể trong việc kinh doanh, hoặc họ cần phải có một sự quan tâm hay một ý chí nhất định của riêng mình, hay phải có một sự cân bằng quyền lực trong việc tạo lập công ty Vì thế, công việc kinh doanh là của công ty chứ không phải của Salomon, ông chỉ là người được công ty uỷ quyền để quản lý và thực hiện các công việc kinh doanh hằng ngày của công ty Thẩm phán Macnaghten khẳng định: “Công ty, theo luật, là một thực thể hoàn toàn tách khỏi những người góp vốn vào nó, dẫu rằng sau khi được thành lập, công việc kinh doanh của công ty vẫn y hệt như cũ, vẫn những người cũ là người điều hành, quản lý và nhận lợi nhuận Theo luật, công ty không phải là người được uỷ quyền hay là người được giao phó của các cổ đông Về phía các cổ đông, họ cũng chẳng có trách nhiệm gì, dưới bất cứ hình thức hay khuôn khổ nào, ngoại trừ những điều nằm trong chừng mực và theo cách thức mà bộ luật đã ấn định” 11 Bằng việc tách công ty Salomon & Co ra khỏi ông chủ Salomon, Tòa Tối cao đã chính thức xác định rằng công ty phải là một thực thể độc lập khỏi chủ của nó; tài sản của chủ và tài sản của công ty là hai loại tài sản độc lập, do đó không thể lấy để cấn trừ 12 Vụ kiện kết thúc, ông Salomon thắng kiện
Quyết định của House of Lords (Thượng viện) trong vụ Salomon v Salomon &
Công ty Cổ phần Luật chứng minh tính chính xác trong nhận xét của Gooley 13 rằng học thuyết pháp nhân riêng biệt là "con dao hai lưỡi" Nhìn ở cấp độ chung nhất, đó là một phán quyết đúng đắn Bằng cách dựa trên nguyên tắc một công ty là một thực thể pháp lý riêng biệt, công ty có thể bảo vệ tài sản cá nhân của các cổ đông khỏi các khoản nợ của công ty Tuy nhiên, học thuyết này cũng có thể được sử dụng để che giấu các hành động bất hợp pháp hoặc vô đạo đức, vì công ty có thể dễ dàng phủ nhận trách nhiệm về hành động của mình.
11 Karen Vandekerckhove (2007), Piercing the Corporate Veil, Wolters Kluwer Law & Business, tr 66
12 Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung (2009), Công ty, vốn, quản lý và tranh chấp, NXB Tri thức, tr 32
Khả năng tồn tại xung đột pháp luật về cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp
1.2.1 Tính quốc tế của các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng liên quan đến cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp
Hiện nay, hoạt động kinh doanh phần lớn đã được quốc tế hóa Các tập đoàn và các nhà đầu tư đang có xu hướng thành lập hoặc đầu tư vào các công ty con thông qua các giao dịch mua bán, sáp nhập để mở rộng hoạt động sang nhiều quốc gia khác nhau, đặc biệt là các quốc gia có luật công ty thuận lợi cho việc thành lập và kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như tối ưu hóa nghĩa vụ thuế phải gánh chịu
Trong hoạt động kinh doanh, các công ty con thường hoạt động ở một quốc gia khác với công ty mẹ Ví dụ, công ty NKT của Việt Nam là công ty con của Power Buy Thái Lan Tình trạng này phổ biến trong nhiều lĩnh vực, như điện tử với Samsung Electronic Việt Nam của Hàn Quốc và Panasonic Việt Nam của Nhật Bản Khi các công ty con này hoạt động tại Việt Nam, có thể phát sinh tranh chấp với chủ nợ, người lao động hoặc các bên liên quan khác, dẫn đến nhu cầu giải quyết pháp lý.
50 Szu - Shen Tham, “Piercing the Corporate Veil: Australia and China”, https://researchrepository.murdoch.edu.au/id/eprint/25665/1/whole.pdf, tr.24, truy cập ngày 26/5/2023
51 Szu - Shen Tham, “Piercing the Corporate Veil: Australia and China”, https://researchrepository.murdoch.edu.au/id/eprint/25665/1/whole.pdf, tr.29, truy cập ngày 26/5/2023
52 Szu - Shen Tham, “Piercing the Corporate Veil: Australia and China”, https://researchrepository.murdoch.edu.au/id/eprint/25665/1/whole.pdf, tr.31, truy cập ngày 26/5/2023
53 Đoàn Thị Hồng, “Nâng cao hiệu quả của pháp luật về việc kiểm soát đối với các hoạt động chi phối thực tế của công ty mẹ đối với công ty con”, http://khoaluat.ou.edu.vn/public/uploads/ck/media/files/EUREKA%20-%20Doan%20Thi%20Hong.pdf, truy cập ngày 11/5/2023 chịu thiệt hại ngoài hợp đồng ở quốc gia nơi công ty con hoạt động là rất phổ biến Đây là những tranh chấp có yếu tố nước ngoài do có sự khác biệt giữa nơi công ty con mang quốc tịch/nơi xảy ra thiệt hại và nơi công ty mẹ mang quốc tịch Ngoài ra, cũng có thể kể đến trường hợp công ty mẹ/chủ sở hữu và công ty con có cùng quốc tịch, nhưng xảy ra tranh chấp với chủ nợ nước ngoài, hoặc địa điểm xảy ra tranh chấp ở nước ngoài Các tranh chấp có yếu tố nước ngoài này sẽ có khả năng phát sinh trong các trường hợp người lao động, chủ nợ hoặc người bị thiệt hại trong và ngoài hợp đồng trực tiếp khởi kiện công ty mẹ hoặc chủ sở hữu công ty hoặc khởi kiện công ty con bồi thường và sau đó tiếp tục yêu cầu xuyên qua bức màn che doanh nghiệp để xác định trách nhiệm của công ty mẹ, chủ sở hữu Ở các nước có cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp phát triển như Hoa
Kỳ, các vụ kiện có yêu cầu xuyên qua bức màn che doanh nghiệp yếu tố quốc tế chiếm tỷ lệ cao Cụ thể, trong các năm 2012, 2013, 2014, lần lượt có 340, 348, 356 vụ việc có yêu cầu xuyên qua bức màn che doanh nghiệp Tổng số vụ việc có phát sinh xung đột pháp luật lần lượt là 253, 266 và 291 vụ việc Trong đó, số vụ việc có yếu tố nước ngoài lần lượt là 51, 97 và 97 vụ việc Như vậy, nhìn chung, trong khoảng thời gian từ năm 2012-2014, gần 80% trường hợp xuyên qua bức màn che doanh nghiệp (77,59%) là trường hợp có liên quan đến yếu tố nước ngoài bao gồm cả các vụ việc giữa các bên ở các tiểu bang khác nhau và giữa bên quốc tịch Hoa Kỳ với bên nước ngoài Trong đó, các vụ việc có yếu tố nước ngoài chiếm hơn 30% 54 Đây là một dấu hiệu rõ ràng về sự cần thiết phải nghiên cứu về cách thức xác định pháp luật áp dụng liên quan đến việc xuyên qua bức màn che doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài
Qua việc nghiên cứu cho thấy, việc áp dụng cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp cũng như việc giải quyết xung đột pháp luật chưa phổ biến rộng rãi ở Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, với sự bùng nổ của mô hình công ty đa quốc gia, các tranh chấp có yếu tố nước ngoài liên quan đến yêu cầu xuyên qua bức màn che doanh nghiệp có khả năng cao sẽ phát sinh trong thời gian sắp tới Hơn nữa, trong bối cảnh các tòa án đã ngầm vận dụng cơ chế này và sự bùng nổ của mô hình tập đoàn, việc xác định pháp luật điều chỉnh là cần thiết để kịp thời đặt ra nguyên tắc nhằm giải quyết các tranh chấp phát sinh trong thực tiễn
1.2.2 Sự khác biệt về pháp luật thực định của các quốc gia về cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp
1.2.2.1 Xu hướng xây dựng pháp luật thực định của các quốc gia về cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp
Mỗi quốc gia có cách tiếp cận khác nhau đối với cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp và việc quốc gia có hay không việc quy định pháp luật cụ thể liên quan đến xuyên qua bức màn che doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát sinh xung đột pháp luật và cách thức giải quyết xung đột pháp luật Ở Đức, các vấn đề xuyên qua bức màn che doanh nghiệp được quy định trong luật tập đoàn thành văn, trong khi đó, ở Bỉ, Hà Lan, Pháp, Anh, việc xuyên qua bức màn che doanh nghiệp nhìn chung được điều chỉnh bởi các nguyên tắc pháp luật truyền thống Tại Hoa Kỳ, các quyết định
54 King Fung Tsang, “The Interdependence of Conflict of Laws and Piercing the Corporate Veil”, https://repository.library.georgetown.edu/bitstream/handle/10822/1060422/tsang_king_fung_sjd.pdf?sequence=1, tr 41, truy cập ngày 20/5/2023 xuyên qua bức màn che doanh nghiệp của tòa án thường dựa trên các lập luận của thẩm phán và lẽ công bằng Như vậy, có thể thấy, xuyên qua bức màn che doanh nghiệp là một vấn đề được tiếp cận với nhiều cách hiểu khác nhau Từ đó, dẫn đến sự khác nhau trong việc thừa nhận cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp trong pháp luật của mỗi quốc gia Đồng thời, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân quan trọng làm phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật về cơ chế này
Về cơ bản, cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp đều được áp dụng nhằm bảo vệ lợi ích chung trong kinh doanh thông qua việc đảm bảo rằng tư cách pháp nhân sẽ không thể bị lợi dụng nhằm mục đích trốn tránh trách nhiệm pháp lý, bảo vệ bên thứ ba khỏi những tác động tiêu cực do các quyết định hoặc hành vi do công ty gây ra Và pháp luật của đa số các quốc gia đều quy định một trong những điều kiện để áp dụng cơ chế này là phải chứng minh được việc tư cách pháp nhân của công ty đã bị lạm dụng nhằm thực hiện các hành vi trái pháp luật Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình hình thực tế mà điều kiện và cách thức áp dụng cơ chế này ở mỗi quốc gia sẽ có sự khác nhau Để có cái nhìn tổng quan về sự khác nhau trong việc xây dựng các quy định pháp luật liên quan đến cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp của các quốc gia trên thế giới, tại phần tiếp theo, nhóm sẽ tập trung phân tích về việc xây dựng luật nội dung có khả năng áp dụng cho cơ chế này trong hệ thống pháp luật của một số quốc gia như Hoa Kỳ, Anh, Úc, Trung Quốc Đầu tiên là Hoa Kỳ - là cái nôi của học thuyết xuyên qua bức màn che doanh nghiệp - thì học thuyết này được vận dụng vào thực tiễn một cách tương đối rộng rãi Tuy vậy, vì Hoa Kỳ là một quốc gia Cộng hòa lập hiến liên bang, mỗi bang ở Hoa
Mỗi quốc gia có luật pháp riêng, do đó việc áp dụng cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp giữa các quốc gia vẫn chưa đạt được tính thống nhất cao Tại Anh và Úc, việc áp dụng cơ chế này còn hạn chế Ngược lại, ở Trung Quốc, cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp đã phát triển giống như một luật chung.
1.2.2.2 Pháp luật thực định của các quốc gia về cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp
Hiện nay, có rất nhiều quốc gia đã và đang áp dụng cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp Như đã đề cập, điều kiện và cách thức áp dụng cơ chế này ở các quốc gia sẽ có sự khác nhau dựa trên tình hình thực tế của từng quốc gia Có quốc gia quy định chi tiết và cụ thể về cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp trong pháp luật của mình Trái lại, cũng có quốc gia mà ở đó, cơ chế này chỉ được ngầm hiểu thông qua các điều luật chứ chưa có một văn bản pháp luật cụ thể để điều chỉnh chi tiết về cơ chế này Có thể thấy rõ sự khác biệt này thông qua việc phân tích tình hình áp dụng cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới như sau:
*Pháp luật Hoa Kỳ về cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp
Công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC) tại Hoa Kỳ sở hữu cấu trúc tổ chức và hoạt động linh hoạt, cho phép các thành viên lập thỏa thuận hoạt động (Operating Agreement) để quản lý, phân chia lợi nhuận, chuyển nhượng vốn và giải thể công ty Đồng thời, các nhà đầu tư trong LLC vẫn duy trì trách nhiệm cá nhân hữu hạn trong doanh nghiệp Trách nhiệm cá nhân hữu hạn được hiểu là một hình thức bảo vệ các cá nhân sở hữu LLC trước các nghĩa vụ tài chính của công ty.
55 Wex Definitions Team, “Legal Information Institute: limited liability company (LLC)”, https://www.law.cornell.edu/wex/limited_liability_company_(llc), truy cập ngày 15/5/2023 nhà đầu tư hoặc cá nhân khác có năng lực pháp lý có thể chịu trách nhiệm về trách nhiệm pháp lý hoặc thiệt hại của doanh nghiệp chỉ trong một số trường hợp nhất định hoặc hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm pháp lý nào cả Trong những trường hợp này, một người có trách nhiệm cá nhân hạn chế thường không thể bị kiện với tư cách cá nhân để thanh toán bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào; người đó chỉ có thể mất số tiền đã đầu tư vào thực thể Ví dụ, các cổ đông trong một công ty trong hầu hết các trường hợp không thể chịu trách nhiệm về bất cứ điều gì, họ chỉ đối mặt với khả năng thua lỗ về giá cổ phiếu của chính mình Tuy nhiên, thường có những ngoại lệ quan trọng đối với trách nhiệm pháp lý cá nhân có giới hạn khác nhau tùy thuộc vào mối quan hệ Ví dụ, trong công ty trách nhiệm hữu hạn, một nhà đầu tư có trách nhiệm hữu hạn có thể phải chịu trách nhiệm cá nhân về các khoản nợ nếu họ tham gia vào một số hình thức lừa dối Điều tương tự cũng có thể áp dụng cho những người định cư của một quỹ tín thác mà các chủ nợ có thể tiếp cận trong một số trường hợp nếu có liên quan đến gian lận
Việc quy định về trách nhiệm hữu hạn này có thể dễ dàng tìm thấy tại một số quy định của Hoa Kỳ, ví dụ như:
Căn cứ theo Điều 6 đến Điều 609 của Luật bang New York 2006 (New York Code 2006) về trách nhiệm của thành viên, quản lý 56 cũng như Đạo luật Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thống nhất (ULLCA) năm 1996 57 và năm 2006 58 (Đạo luật thống nhất để quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn) cho thấy rằng khoản nợ, nghĩa vụ hoặc trách nhiệm pháp lý khác của công ty trách nhiệm hữu hạn cũng chỉ là khoản nợ, nghĩa vụ hoặc trách nhiệm pháp lý khác của công ty nói chung Thành viên hoặc người quản lý không chịu trách nhiệm cá nhân, trực tiếp hoặc gián tiếp bằng cách đóng góp hoặc bằng cách khác, cho một khoản nợ, nghĩa vụ hoặc trách nhiệm pháp lý khác của công ty chỉ vì lý do là hoặc hành động với tư cách là thành viên hoặc người quản lý, kể cả trường hợp giải thể công ty
Theo Đạo luật Công ty cổ phần Hoa Kỳ (Điều 6.22), các cổ đông không chịu trách nhiệm cá nhân đối với các hành vi hay nợ của công ty, trừ trường hợp chịu trách nhiệm do những hành vi của chính họ Do đó, cổ đông không chịu trách nhiệm gián tiếp đối với các hành vi hoặc nợ của công ty nhưng vẫn chịu trách nhiệm trực tiếp đối với những hành vi sai trái cá nhân của họ.
Dường như các khu vực tài phán ở Hoa Kỳ đều công nhận rằng trách nhiệm hữu hạn không phải là tuyệt đối, nhưng điểm chính xác nơi trách nhiệm cá nhân, điểm để bắt
GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ XUYÊN BỨC MÀN
Đánh giá thực tiễn áp dụng một số hệ thuộc luật để giải quyết xung đột pháp luật về cơ chế xuyên bức màn che doanh nghiệp tại một số quốc gia
2.1.1 Một số hệ thuộc luật thường được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về xuyên bức màn che doanh nghiệp tại một số quốc gia và thực tiễn áp dụng
Thực tiễn cho thấy có rất nhiều hệ thuộc luật có thể được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp Điển hình như tại Hoa Kỳ, các tòa án thường có xu hướng lựa chọn ba hệ thuộc sau: luật nơi có tòa án (lex fori), luật quốc tịch của pháp nhân (lex societatis) và luật điều chỉnh hành vi vi phạm của công ty con (lex causae) Trong đó, luật nơi có tòa án là hệ thuộc luật được áp dụng phổ biến tại Hoa Kỳ Đối với hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân, tức luật nơi pháp nhân được thành lập theo pháp luật Hoa Kỳ, mặc dù được áp dụng trong nhiều trường hợp, vẫn tồn tại một số ngoại lệ khi việc xuyên qua bức màn che không có mối liên hệ chặt chẽ với cấu trúc doanh nghiệp của pháp nhân Trong trường hợp cả luật nơi có tòa án và luật quốc tịch của pháp nhân đều không được áp dụng, các tòa án có xu hướng áp dụng luật điều chỉnh hành vi vi phạm của công ty con Theo đó, nếu hành vi vi phạm của công ty con được đặt trong bối cảnh hợp đồng giữa công ty con và chủ nợ/ chủ thể khác, việc xuyên qua bức màn che sẽ được điều chỉnh bởi luật mà các bên lựa chọn trong hợp đồng (lex contractus) Nếu giữa công ty con và nguyên đơn không tồn tại hợp đồng, việc xuyên qua bức màn che doanh nghiệp sẽ được điều chỉnh bởi luật nơi xảy ra hành vi vi phạm ngoài hợp đồng (lex loci delicti) 74
2.1.1.1 Luật quốc tịch của pháp nhân ( lex societatis ) 75
Luật quốc tịch của pháp nhân là hệ thống pháp luật nước nơi pháp nhân thành lập hoặc nơi pháp nhân có trụ sở chính hoặc nơi pháp nhân hoạt động tùy theo quy định của pháp luật của mỗi quốc gia Theo đó, pháp nhân mang quốc tịch của quốc gia nào thì chịu sự điều chỉnh của luật quốc gia đó Mỗi quốc gia có cách quy định riêng về quốc tịch của pháp nhân, tuy nhiên, nhìn chung, quốc tịch của pháp nhân thường được xác định qua các yếu tố sau: i) nơi đặt trụ sở của pháp nhân; ii) nơi hoạt động chính của pháp nhân; iii) nơi pháp nhân được thành lập
Trong thực tiễn, luật quốc tịch pháp nhân có thể được xem là hệ thuộc luật được áp dụng phổ biến nhất đối với vấn đề xuyên qua bức màn che doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài Điển hình như tại Hoa Kỳ, khảo sát cho thấy bên cạnh các vụ việc không
74 Karen Vandekerckhove (2007), Piercing the Corporate Veil, Wolters Kluwer Law & Business, tr.607-609
75 Bộ Tư pháp - Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp, tr 271 “Thuật ngữ tiếng La Mã trong tư pháp quốc tế: nguyên tắc về luật quốc tịch của pháp nhân, theo đó, quan hệ pháp luật dân sự có nhân tố nước ngoài với tư cách là một pháp nhân, được điều chỉnh theo pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch Lex societatis được áp dụng để lựa chọn pháp luật điều chỉnh các vấn đề về quy chế pháp nhân (vấn đề tư cách pháp nhân của một tổ chức, phạm vi năng lực pháp luật, sự phát sinh và đình chỉ hoạt động của pháp nhân, vấn đề xác định pháp luật về thanh lí tài sản) Trong lí luận pháp lí và pháp luật của các nước có sự khác nhau về dấu hiệu xác định quốc tịch của pháp nhân Ở các nước Châu Âu lục địa, quốc tịch của pháp nhân được xác định theo nơi mà pháp nhân có trụ sở chính Ở các nước Trung Đông, quốc tịch của pháp nhân được xác định theo địa điểm, nơi pháp nhân tiến hành hoạt động kinh doanh chủ yếu” xác định hệ thuộc luật áp dụng, có 106 vụ việc áp dụng luật quốc tịch của pháp nhân (chiếm 13,09%), 44 vụ việc áp dụng luật nơi có tòa án (chiếm 5,43%), 41 vụ việc áp dụng luật điều chỉnh vi phạm (chiếm 5,06%) và chỉ có 14 vụ việc áp dụng luật nơi có mối liên hệ gắn bó nhất (chiếm 1,73%) Như vậy, có thể thấy, đối với các trường hợp nêu rõ hệ thuộc luật áp dụng, các tòa án Hoa Kỳ có xu hướng áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân
Luật quốc tịch pháp nhân thường được xem là giải pháp thực tế nhất và bảo vệ được tính ổn định của pháp luật Chỉ có hệ thuộc luật này mới đảm bảo các bản án xuyên qua bức màn che đối với cùng một nhóm công ty sẽ áp dụng một hệ thống pháp luật duy nhất Cụ thể, nếu áp dụng các hệ thuộc luật khác như luật nơi có tòa án hay luật nơi thực hiện hành vi, khả năng cao trách nhiệm pháp lý của công ty mẹ/chủ sở hữu được điều chỉnh bởi các hệ thống luật khác nhau, do các chủ nợ mang quốc tịch khác nhau và có thể nộp đơn kiện ở các tòa án khác nhau Khi đó, các chủ nợ của công ty sẽ nhận được những sự đối xử khác nhau; một vài người sẽ bị áp dụng luật quốc tịch của pháp nhân, một vài người sẽ bị áp dụng luật áp dụng đối với hợp đồng Hơn nữa, việc áp dụng luật quốc tịch của pháp nhân sẽ đưa ra các điều kiện xuyên qua bức màn che như nhau đối với các chủ nợ trong nước và nước ngoài Bởi lẽ, chủ nợ trong nước có cùng quốc tịch với pháp nhân, và do đó hiển nhiên chịu sự điều chỉnh bởi luật trong nước - tức luật nơi có quốc tịch của pháp nhân và chủ nợ Do đó, nếu áp dụng luật quốc tịch của pháp nhân đối với chủ nợ nước ngoài, điều này sẽ đảm bảo sự đối xử công bằng giữa các chủ nợ có quốc tịch khác nhau (kể cả giữa chủ nợ trong nước - chủ nợ nước ngoài, và giữa các chủ nợ nước ngoài với nhau)
Áp dụng quy tắc về luật quốc tịch còn đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan trong giao dịch xuyên quốc gia như công ty, cổ đông và chủ nợ Công ty chỉ cần tuân thủ một hệ thống pháp luật duy nhất, tránh phức tạp do phải nghiên cứu luật pháp của từng quốc gia có hoạt động hoặc đối tác Điều này đặc biệt quan trọng khi xuyên thủng bức màn công ty, nơi các giới hạn trách nhiệm pháp lý của cổ đông, chủ sở hữu có sự khác biệt giữa các hệ thống pháp luật Tương tự, cổ đông và chủ sở hữu có thể dự đoán trách nhiệm pháp lý dễ dàng hơn nếu áp dụng luật quốc tịch Cuối cùng, chủ nợ cũng muốn áp dụng một hệ thống pháp luật duy nhất để dự đoán khả năng áp dụng; và hầu hết chủ nợ có quốc tịch trùng với quốc tịch của pháp nhân.
Mặc dù có những ưu điểm nổi bật nhất định, hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân cũng tồn tại một số điểm hạn chế Thứ nhất, do quốc tịch của pháp nhân được xác định bằng nhiều cách, hậu quả pháp lý của việc áp dụng hệ thuộc luật có thể khác nhau, tùy thuộc vào việc tư pháp quốc tế của quốc gia nơi có tòa án quy định quốc tịch theo nơi hoạt động hay nơi thành lập Nói cách khác, khi các chủ nợ ở các quốc gia khác nhau của cùng một công ty khởi kiện ở các tòa án khác nhau và tư pháp quốc tế ở các quốc gia nơi có tòa án quy định khác nhau về quốc tịch, pháp luật được dẫn chiếu đến có thể khác nhau, dù các trường hợp này đều áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch Điều này có nghĩa là mục tiêu thống nhất hệ quả pháp lý được đặt ra từ đầu đối với việc áp dụng hệ
76 Karen Vandekerckhove (2007), Piercing the Corporate Veil, Wolters Kluwer Law & Business, tr.582, 583 thuộc luật quốc tịch của pháp nhân sẽ không được bảo đảm Thứ hai, việc áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch có thể dẫn đến hậu quả các công ty trốn tránh trách nhiệm bằng cách thành lập các công ty con ở các nước có luật lệ linh hoạt hoặc thiếu minh bạch Thứ ba, các chủ nợ nước ngoài của công ty con cũng sẽ không nắm rõ các quy định đối với pháp luật của quốc gia nơi công ty con có quốc tịch Quyền lợi của họ sẽ được bảo vệ tốt hơn nếu luật nơi thực hiện hợp đồng hay luật được các bên lựa chọn trong hợp đồng được áp dụng
Có thể thấy, luật quốc tịch của pháp nhân không phải luôn luôn là giải pháp tối ưu nhất trong mọi trường hợp Điều này đặt ra câu hỏi về giới hạn của việc áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch Cụ thể, các quan hệ dân sự nào nên được điều chỉnh bởi luật quốc tịch của pháp nhân, và các quan hệ dân sự nào sẽ được điều chỉnh bởi các luật khác Đối với việc áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân, vấn đề tiếp theo được đặt ra luật quốc tịch được áp dụng là luật quốc tịch của công ty con hay luật quốc tịch của công ty mẹ, chủ sở hữu Bỉ là một trong những quốc gia tiêu biểu cho việc áp dụng luật quốc tịch của của pháp nhân đối với các quan hệ pháp luật liên quan đến doanh nghiệp Theo Điều 56 Luật công ty Bỉ, tư cách pháp nhân của các công ty Bỉ, hoặc các công ty nước ngoài khác được thành lập ở Bỉ đều được điều chỉnh bởi luật nơi diễn ra các hoạt động quản lý đầu não của công ty (real seat) Điều này có nghĩa là luật Bỉ vẫn có thể được áp dụng nếu công ty con có cơ quan đầu não và hoạt động kinh doanh chủ yếu ở Bỉ, mặc dù công ty này chịu sự quản lý của công ty mẹ ở nước ngoài Bên cạnh đó, tư pháp quốc tế của Bỉ cũng quy định theo hướng áp dụng luật quốc tịch của pháp nhân để giải quyết vấn đề tư cách pháp lý của công ty, và các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công ty Nói cách khác, luật quốc tịch của pháp nhân sẽ điều chỉnh việc thành lập công ty, hoạt động, chức năng của công ty và việc giải thể công ty Mặc dù không có quy định rõ ràng và cũng không có án lệ đối với vấn đề này, theo quan điểm truyền thống của Bỉ, việc xuyên qua bức màn che doanh nghiệp sẽ được giải quyết theo luật quốc tịch của công ty con
Học giả Van Hecke và Lenaerts đồng tình với quan điểm này, đồng thời đưa ra hai trường hợp cụ thể áp dụng luật quốc tịch của công ty con: (i) công ty có cổ đông chiếm tỷ lệ cổ phần chi phối; (ii) cổ đông kiểm soát hoạt động kinh doanh như sở hữu của mình và vi phạm quy định pháp luật công ty Họ cũng phản đối việc áp dụng luật theo sự lựa chọn của các bên trong hợp đồng hoặc luật của tòa án Quan điểm truyền thống này không chỉ xuất hiện ở Bỉ mà còn phổ biến ở nhiều quốc gia, vốn có xu hướng liên kết tình trạng xuyên thủng bức màn doanh nghiệp với luật quốc tịch của pháp nhân bằng cách xếp hoạt động xuyên thủng bức màn vào phạm vi vấn đề liên quan đến năng lực và sự công nhận của pháp nhân.
Nhìn chung, các quốc gia có xu hướng áp dụng luật quốc tịch của công ty con, bởi luật này liên quan mật thiết hơn tới việc xác định tư cách pháp lý của công ty con, qua đó ảnh hưởng tới lợi ích, tài sản của công ty con và cả lợi ích của các chủ nợ.
Khi yêu cầu xuyên thủng bức màn công ty được chấp thuận, lợi ích của chủ nợ công ty mẹ có thể bị ảnh hưởng vì tài sản công ty mẹ suy giảm, khả năng thanh toán mất đi hoặc thậm chí là giải thể hoặc phá sản Tuy nhiên, điều này không được coi là lý do hợp lý để áp dụng luật quốc gia của công ty mẹ Trước hết, khi giải quyết xung đột pháp luật liên quan đến trách nhiệm, pháp luật thường không cân nhắc đến lợi ích của chủ nợ khác, người gây thiệt hại ngoài hợp đồng hoặc người vi phạm hợp đồng Thứ hai, lợi ích của chủ nợ công ty con vẫn bị ảnh hưởng nặng nề hơn vì họ là nạn nhân trực tiếp của hành vi vi phạm của công ty mẹ.
Là một quốc gia liên bang với các hệ thống pháp luật riêng biệt, Hoa Kỳ được xem là quốc gia có nhiều vụ việc giải quyết xung đột pháp luật xuyên qua bức màn che doanh nghiệp nhất Do vấn đề xuyên qua bức màn che doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài vẫn còn khá mới mẻ và chưa được áp dụng nhiều trong thực tiễn, nhóm tác giả đề xuất tham khảo hai vụ việc giữa các bang của Hoa Kỳ, để từ đó nghiên cứu cách áp dụng của tòa án trong thực tiễn
Vụ kiện National Gear & Piston, Inc v Cummins Power Systems, LLC 78
Nguyên đơn: National Gear & Piston, Inc
Bị đơn: Cummins Power Systems (CPS), LLC và Cummins Inc (Cummins)
Nguyên đơn là một công ty có trụ sở ở bang New York chuyên cung cấp dịch vụ liên quan đến các linh kiện thiết yếu của ô tô Trong đó, hoạt động kinh doanh chính là bán động cơ và các bộ phận động cơ do Cummins - công ty sản xuất động cơ xe buýt vận chuyển khối lượng lớn duy nhất tuân thủ các quy định của EPA - sản xuất
Một số gợi mở cho pháp luật Việt Nam trong việc giải quyết xung đột pháp luật về xuyên bức màn che doanh nghiệp
Trong khi pháp luật Hoa Kỳ đã có sự xuất hiện của cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp từ sớm cùng với số lượng các vụ kiện xuyên qua màn che của các
117 King Fung Tsang, “The Interdependence of Conflict of Laws and Piercing the Corporate Veil”, https://repository.library.georgetown.edu/bitstream/handle/10822/1060422/tsang_king_fung_sjd.pdf?sequence=1, tr.92, truy cập ngày 20/4/2023 công ty độc lập và các nhóm công ty theo thống kê từ những năm 1990 – 2008 118 Thì trái lại, ở Việt Nam, cơ chế này vẫn còn khá mới mẻ để áp dụng rộng rãi vào thực tiễn Bởi lẽ, pháp luật Việt Nam hiện nay còn chưa quy định cụ thể về cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp nói chung và các hệ thuộc luật để giải quyết vấn đề này nói riêng Khái niệm về cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến trái chiều, và hơn hết là vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào điều chỉnh cụ thể về cơ chế này Ngay cả với khái niệm “nhóm công ty” 119 - một khái niệm quen thuộc khi nhắc đến cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp thì pháp luật Việt Nam cũng chưa có một định nghĩa chính thống nào 120 Ở Việt Nam, trong quá trình xây dựng Luật Doanh nghiệp, đã có một số quy định về cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp được du nhập và tiếp thu Cụ thể, Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã có một số điều luật có quy định mang hơi hướng của cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp Các điều luật này đều được thể hiện ở dạng quyền đòi đền bù thiệt hại của chủ nợ; buộc thành viên công ty phải liên đới (bên cạnh trách nhiệm của công ty và các thành viên khác) và chịu trách nhiệm đến cùng (trách nhiệm vô hạn), cho các khoản nợ của công ty 121
Tuy nhiên, vẫn phải nhìn nhận một thực tế rằng đây vẫn là một cơ chế mới mẻ ở nước ta Thậm chí một số quan điểm cho rằng đây là “sự phá hạn” (beyond powers - là học thuyết pháp lý chỉ sự vượt quá quyền hạn 122 ) Thực tiễn việc áp dụng cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp vẫn còn bị hiểu sai, cụ thể là vào năm 2003, Vụ Kiểm sát Thi hành án thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ra văn bản trả lời với đại ý rằng: “Ở các công ty trách nhiệm hữu hạn khi làm ăn thua lỗ, bị ngân hàng kiện ra toà, bản án buộc phải trả nợ cho ngân hàng thì trước hết là Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty, kế đến là các thành viên trong Hội đồng quản trị… sẽ phải bị các phòng thi hành án kê biên tài sản hợp pháp của họ để bảo đảm việc thi hành án” Viện kiểm sát đã đặt vấn đề đơn giản là công ty làm ăn thua lỗ bị kiện ra tòa và bị buộc phải trả nợ thì các người chủ của các công ty này cũng phải bỏ tiền túi ra để trả nợ cho công ty Việc lập luận một cách chủ quan như trên có thể dẫn tới hệ quả là nền tảng pháp luật công ty về chế độ
Theo nguyên tắc, trách nhiệm pháp lý "chịu trách nhiệm hữu hạn" được dự định sẽ bảo vệ chủ sở hữu khỏi trách nhiệm cá nhân đối với các khoản nợ nếu công ty phá sản Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, tòa án có thể áp dụng nguyên tắc "bất chấp thực tế doanh nghiệp" để phá vỡ nguyên tắc này và buộc chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với các khoản nợ.
Các vụ xuyên thủng bức màn doanh nghiệp bắt nguồn từ nhu cầu đòi nợ của chủ nợ trước công ty mất khả năng thanh toán Khi việc đòi nợ công ty không đảm bảo quyền lợi, chủ nợ chuyển hướng sang kiện người đứng đầu và quản lý Tuy nhiên, tòa án Việt Nam hiện tại chưa áp dụng cơ chế này.
118 Matheson, John H., “Why Courts pierce: An empirical study of piercing the corporate veil” https://www.researchgate.net/publication/228236763_Why_Courts_Pierce_An_Empirical_Study_of_Piercing_the_Corporate _Veil, tr.14, truy cập ngày 30/5/2023
119 Chỉ được quy định chung tại chương VIII Luật Doanh Nghiệp năm 2020, theo đó các hình thức nhóm công ty bao gồm: tổ hợp công ty mẹ – công ty con, tập đoàn kinh tế và một số hình thức khác
120 Trần Minh Anh (2019), “Quy định về nhóm công ty trong pháp luật một số quốc gia và những nội dung tham khảo cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 13 (389), tháng 7/2019
121 Ngô Hồng Quang (2012), “Cơ chế “xuyên qua màn che công ty” trong pháp luật một số nước và ở Việt Nam”, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, số 13(221), tháng 7/2012, tr 59
122 Bùi Xuân Hải, “Tiếp nhận pháp luật nước ngoài: lý thuyết và thực tiễn trong pháp luật công ty của Việt Nam”, https://phapluatdansu.edu.vn/2007/09/17/10/50/12423/, truy cập ngày 26/7/2023
123 Ngô Hồng Quang (2012), “Cơ chế “xuyên qua màn che công ty” trong pháp luật một số nước và ở Việt Nam”, Tạp chí
Theo nghiên cứu lập pháp số 13(221), tháng 7/2012, mặc dù đã có một số quy định mang dấu hiệu xuyên qua bức màn che doanh nghiệp nhưng tòa án Việt Nam vẫn chưa thực sự áp dụng hoàn toàn cơ chế này Những quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 có chứa các dấu hiệu liên quan đến cơ chế này, nhưng không phải tất cả đều được coi là đúng nghĩa xuyên qua bức màn che doanh nghiệp.
Đối với công ty TNHH một thành viên, chủ sở hữu chỉ được rút vốn bằng cách chuyển nhượng vốn điều lệ Nếu rút vốn trái phép, chủ sở hữu và cá nhân, tổ chức liên quan phải chịu trách nhiệm về nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty Đối với công ty cổ phần, cổ đông không được rút vốn bằng cổ phần phổ thông, trừ khi công ty hoặc người khác mua lại Cổ đông vi phạm quy định phải chịu trách nhiệm liên đới về nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã rút và các thiệt hại gây ra.
Có thể thấy, hai loại hình doanh nghiệp này có điểm chung về hậu quả khi thực hiện hành vi rút vốn trái quy định của pháp luật là chủ sở hữu hoặc cổ đông công ty sẽ bị buộc phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty Thoạt nhìn sẽ tưởng chừng đây là hai chế tài mang hơi hướng áp dụng cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp nhưng thực chất không phải Cụ thể, khoản 2 Điều 119 LDN
2020 quy định loại trách nhiệm mà cổ đông công ty nếu rút vốn trái quy định của pháp luật phải chịu là trách nhiệm hữu hạn (chịu trách nhiệm “trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút”) Bên cạnh đó, khoản 5 Điều 77 LDN 2020 chưa quy định cụ thể trách nhiệm mà chủ sở hữu công ty phải chịu là trách nhiệm hữu hạn hay trách nhiệm vô hạn Do đó, chế tài cho trường hợp rút vốn trái với quy định của pháp luật trong pháp luật Việt Nam chưa mang tinh thần của cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp vì nó chưa áp dụng cơ chế trách nhiệm vô hạn cho chủ công ty và cổ đông công ty
Thứ hai, trường hợp thiếu vốn:
Trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ tài chính và thiệt hại của công ty phát sinh do chủ sở hữu không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ (khoản 4 Điều 75 LDN 2020)
Trong trường hợp chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không hoàn thành nghĩa vụ góp vốn điều lệ, pháp luật cho phép áp dụng cơ chế xuyên qua bức màn che doanh nghiệp, khiến chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với nghĩa vụ tài chính và thiệt hại của công ty Cơ chế này xuất phát từ quan điểm vốn điều lệ lớn phản ánh vị thế kinh tế mạnh mẽ, qua đó thúc đẩy một số chủ công ty cố tình kê khai khống vốn điều lệ để nâng cao uy tín và thu hút khách hàng, nhà đầu tư Tuy nhiên, hành vi không hoàn thành nghĩa vụ góp đủ vốn điều lệ có thể dẫn đến rủi ro tài chính cho công ty, buộc pháp luật phải áp dụng trách nhiệm vô hạn cho chủ sở hữu nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan.
Thứ ba, trường hợp có hành vi gian lận:
Trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên phải chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty thực hiện các hành vi sau đây theo Khoản 5 Điều 50 LDN 2020: “a) Vi phạm pháp luật; b) Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho người khác; c) Thanh toán khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty” Đối với Công ty cổ phần quy định về trách nhiệm của người quản lý công ty tại Khoản 2 Điều 165 LDN 2020 thì thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này 124 chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới đền bù lợi ích bị mất, trả lại lợi ích đã nhận và bồi thường toàn bộ thiệt hại cho công ty và bên thứ ba