1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp Luật Về Quyền Phá Thai Ở Một Số Quốc Gia Và Giá Trị Tham Khảo Cho Việt Nam.pdf

103 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Về Quyền Phá Thai Ở Một Số Quốc Gia Và Giá Trị Tham Khảo Cho Việt Nam
Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,06 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN PHÁ THAI Ở MỘT SỐ QUỐC (11)
    • 1.1. Pháp luật về quyền phá thai ở Iceland (11)
      • 1.1.1. Khái quát chung (11)
      • 1.1.2. Nội dung pháp luật về quyền phá thai ở Iceland (13)
      • 1.1.3. Nhận xét, đánh giá pháp luật về quyền phá thai ở Iceland (25)
    • 1.2. Pháp luật về quyền phá thai ở Nhật Bản (26)
      • 1.2.1. Khái quát chung (26)
      • 1.2.2. Nội dung pháp luật về quyền phá thai ở Nhật Bản (28)
      • 1.2.3. Thực trạng thực hiện pháp luật về quyền phá thai ở Nhật Bản (34)
      • 1.2.4. Nhận xét, đánh giá pháp luật về quyền phá thai ở Nhật Bản (38)
    • 1.3. Pháp luật về quyền phá thai ở Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (39)
      • 1.3.1. Khái quát chung (39)
      • 1.3.2. Pháp luật về quyền phá thai ở các tiểu bang Hoa Kỳ (40)
      • 1.3.3. Nhận xét, đánh giá pháp luật về quyền phá thai ở Hoa Kỳ (53)
    • 1.4. Pháp luật về quyền phá thai ở Philippines (54)
      • 1.4.1. Khái quát chung (54)
      • 1.4.2. Nội dung pháp luật về quyền phá thai ở Philippines (54)
      • 1.4.3. Nhận xét, đánh giá pháp luật về quyền phá thai ở Philippines (63)
    • 2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về quyền phá thai (65)
      • 2.1.1. Nội dung các quy định pháp luật về quyền phá thai (65)
      • 2.1.2. Nhận xét, đánh giá các quy định pháp luật về quyền phá thai ở Việt (70)
    • 2.2. Thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về quyền phá thai ở Việt Nam 72 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền phá thai ở Việt Nam (74)
    • 2.4. Những giá trị tham khảo từ pháp luật ở một số nước trên thế giới về quyền phá thai cho việc hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam (85)

Nội dung

Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể chối bỏ một thực tại rằng, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề tiêu cực gây tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, trên hết là liên quan đến sức kh

PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN PHÁ THAI Ở MỘT SỐ QUỐC

Pháp luật về quyền phá thai ở Iceland

Iceland (tên chính thức: Cộng hòa Iceland) là quốc đảo theo thể chế cộng hòa đại nghị thuộc Bắc Âu, nằm trên vành đai núi lửa Đại Tây Dương Hệ thống pháp luật của Iceland thuộc loại luật dân sự, tức là các quy định được ghi chép thành văn bản Các nguồn luật chính ở Iceland gồm:

Hiến pháp, văn bản pháp luật và quy chế quản lý Ngoài ra, các nguồn khác có thể kể đến là tiền lệ pháp và tập quán pháp 1

Về phương diện hợp pháp hóa quyền phá thai, Iceland bắt đầu tiến hành ban hành các quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề này từ khá sớm nhưng mãi cho đến năm 2019, khuôn khổ pháp lý điều chỉnh vấn đề chấm dứt thai kỳ ở Iceland mới được xem là hoàn chỉnh và được thực thi tương đối thành công Ngày nay, hệ thống các quy định về quyền chấm dứt thai kỳ của Iceland vẫn luôn được đánh giá cao trong phạm vi các nước châu Âu cũng như trên toàn thế giới

Vào năm 1935, quốc gia này lần đầu tiên cho phép phụ nữ phá thai trong một số trường hợp đặc biệt Đạo luật đầu tiên về kế hoạch hóa gia đình và phá thai hợp pháp ở Iceland được thông quan vào năm 1935 cho phép phá thai vì lý do y tế nhưng đồng thời cũng cho phép phá thai trên cơ sở lý do kinh tế và xã hội 2 – điều này mở đường cho quá trình hợp pháp hóa việc chấm dứt thai kỳ ở Iceland Tuy đã được tuyên bố là hợp pháp nhưng việc thực hiện phá thai còn khá bảo thủ, đặc biệt là đối với trường hợp phá thai vì lý do kinh tế xã hội Theo tạp chí The Reykjavik Grapevine, Iceland thông qua Law No.38 (Luật số 38) ngày 28 tháng 01 năm 1935, Đạo luật thể hiện các hướng dẫn liên quan đến biện pháp tránh thai và liệu pháp phá thai Đến năm 1975, Law No.38 năm 1935 được thay thế bởi Act on Counselling and Education regarding Sex and Childbirth and on Abortion and Sterilisation Procedures,

No 25/1975, as amended by Act No.82/1998, No.162/2010, No.126/2011 and No.23/2016 (Đạo luật về Tư vấn và Giáo dục về Giới tính và Sinh sản và Thủ tục Phá thai và Triệt sản số 25/1975, được sửa đổi bởi Đạo luật số 82/1998, Đạo luật số 162/2010, Đạo luật số 126/2011 và Đạo luật số 23/2016) Đến năm 2019, Iceland thông qua một Đạo luật mới về chấm dứt thai kỳ, “Act No.25/1975 on Advice and Education on Sexual and Reproductive health and Abortion and Sterilization” năm 1975 được thay thế bởi Termination of Pregnancy Act, No.43/2019 (Đạo luật về Chấm dứt thai kỳ số 43/2019) Đạo luật chính thức có hiệu lực vào ngày 1 tháng 9 năm 2019 Cho đến ngày nay, nó vẫn là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh các vấn đề liên quan đến quyền chấm dứt thai kỳ của phụ nữ Iceland

1 Icelandic human rights centre, Icelandic law, https://www.humanrights.is/en/laws-conventions/icelandic-law, tham khảo ngày 1/6/2023

2 Christian Fiala, Kristina Gemzell Danielsson, Oskari Heikinheimo, Jens A.Guðmundsson & Joyce Arthur

(2016), The Europe Journal of Contraception & Reproductive Health Care: Yes we can! Successful examples of disallowing “conscientious objection” in reproductive health care, https://www.conscientious-objection.info/wp- content/uploads/2016/10/Yes-we-can-Successful-examples-of-disallowing-conscientious-objection-in- reproductive-health-care.pdf (tham khảo ngày 1/6/2023)

1.1.2 Nội dung pháp luật về quyền phá thai ở Iceland

Theo các điều khoản của Luật số 38 ngày 28 tháng 1 năm 1935, về cơ bản, việc phá thai được phép thực hiện cho đến trước khi kết thúc tuần 28 của thai kỳ nếu việc tiếp tục mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho phụ nữ Tuy nhiên, trong trường hợp người phụ nữ đã mang thai hơn 8 tuần, việc phá thai sau tuần thứ 8 của thai kỳ chỉ có thể được thực hiện khi mối nguy hại nghiêm trọng đó không thể loại bỏ bằng bất kỳ biện pháp nào khác ngoài việc bỏ thai 3 Cho đến năm 1938, Luật cho phép triệt sản, số 16/1938 4 ra đời đã cho phép người phụ nữ phá thai nếu thai nhi gặp rủi ro, tức thai nhi bị dị tật hay bị tổn thương hoặc nếu sự hình thành của bào thai là kết quả của tội phạm hiếp dâm 5,6 Ngay từ đầu năm 1935, pháp luật của Iceland chỉ định rằng khi xác định liệu có tồn tại “mối nguy hại nghiêm trọng” hay không để giải thích cho việc phá thai sau tuần thứ 8 của thai kỳ có thể cân nhắc đến các yếu tố như số lần sinh con liên tiếp trước đó, khoảng thời gian kể từ lần sinh cuối cùng, những khó khăn của gia đình đến từ việc có trẻ sơ sinh trong nhà, tình hình tài chính khó khăn hoặc tình trạng sức khỏe kém của những thành viên khác của gia đình 7 Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chỉ riêng lý do có yếu tố xã hội được đưa ra thì không đủ hợp lệ, lý do về sức khỏe luôn phải được ưu tiên là lý do chính Tức là, nếu các điều kiện về sức khỏe không đủ để được cho phép thực hiện thủ thuật phá thai, thì các nguyên do xã hội sẽ được tính đến 8

Thai phụ có được phá thai hay không và phá thai ở đâu còn tùy thuộc vào quyết định hay sự chấp thuận của người có thẩm quyền Ở Iceland, Đạo luật năm 1935 chỉ định rằng việc chấm dứt thai kỳ và nơi thực hiện thủ thuật chấm dứt thai kỳ phải được quyết định bởi hai bác sĩ Nghĩa là, hai bác sĩ ấy sẽ xác nhận thực hiện thủ thuật phá thai là cần thiết đối với thai phụ và bệnh viện, nơi mà cuộc phẫu thuật được tiến hành, sẽ được phê duyệt trên cơ sở quyết định có căn cứ của hai vị bác sĩ mà một trong số họ là người phụ trách bệnh viện sẽ thực hiện việc phá thai và người còn lại là người khuyên

3 WHO (1970),“Abortion laws: a survey of current world legislation”, tr.12, https://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/41924/a53898_eng.pdf;sequence=1#:~:textcording%20to% 20the%20Icelandic%20Law,is%20no%20other%20way%20of, tham khảo ngày 2/6/2023

5 Social and Family Policy – The case of Iceland (Third report of the project “Welfare Policy and Employment in the Context of Family Change”): https://www.researchgate.net/profile/Stefan-Olafsson-

2/publication/228601977_Social_and_Family_Policy_The_case_of_Iceland/links/56275e9c08aed3d3f13a5d98/S ocial-and-Family-Policy-The-case-of-Iceland.pdf, tham khảo ngày 3/6/2023

6 Guðrún V Stefánsdóttir (3/2014), “Sterilization and women with intellectual disabilities in Iceland ”, Journal of Intellectual & Developmental Disability, https://www.researchgate.net/publication/286454930_Sterilization_and_women_with_intellectual_disabilities_in _Iceland, tham khảo ngày 3/6/2023

According to the World Health Organization's (WHO) 1970 survey on abortion laws, the Icelandic Law does not define any other way of terminating a pregnancy than through the voluntary consent of the mother.

8 Magnús Kjartansson (19/11/1973), “95 mál, fóstureyðingar”, https://www.althingi.is/altext/raeda/?lthing&rnrX6, tham khảo ngày 3/6/2023 thai phụ đến đến cơ sở cụ thể đó 9 Khi Luật số 16/1938 được ban hành cũng có một số sửa đổi về việc thực hiện các thủ tục trên, nhưng không đáng kể

❖ Đạo luật về Tư vấn và Giáo dục về Giới tính và Sinh sản và Thủ tục Phá thai và Triệt sản số 25/1975, được sửa đổi bổ sung bởi Đạo luật số 82/1998, Đạo luật số 162/2010, Đạo luật số 126/2011 và Đạo luật số 23/2016 10

Vấn đề phá thai được quy định ở chương II của Đạo luật về Tư vấn và Giáo dục về Giới tính và Sinh sản và Thủ tục phá thai và triệt sản số 25/1975, được sửa đổi bởi Đạo luật số 82/1998, Đạo luật số 162/2010, Đạo luật số 126/2011 và Đạo luật số 23/2016 Đạo luật năm 1975 có những điểm mới và tiến bộ hơn Đạo luật năm 1935, tuy nhiên hướng điều chỉnh của chúng đối với vấn đề chấm dứt chu kỳ thai nghén là tương đối giống nhau Sau đây là một số nội dung tiêu biểu về việc chấm dứt thai kỳ được ghi nhận trong Đạo luật này Đạo luật về Tư vấn và Giáo dục về Giới tính và Sinh sản và Thủ tục phá thai và triệt sản năm 1975 của Iceland có quy định cụ thể những trường hợp mà thai phụ được phép phá thai, những trường hợp này được quy định tại Điều 9 của Đạo luật

“Phá thai được cho phép:

1 Yếu tố xã hội: Khi người phụ nữ và gia đình của cô ấy được nhận thấy rằng không thể ứng phó với việc mang thai và sinh con do hoàn cảnh xã hội nằm ngoài tầm kiểm soát của họ Trong những trường hợp như vậy, những điều sau đây sẽ được xem xét: a Liệu rằng người phụ nữ có sinh nhiều con trong một khoảng thời gian ngắn hay không, và liệu rằng có một khoảng thời gian ngắn đã trôi qua kể từ lần sinh gần đây nhất hay chưa b Liệu rằng người phụ nữ có sống trong điều kiện gia đình nghèo khó do có một gia đình đông con nhỏ hoặc do bệnh nặng của thành viên khác trong gia đình hay không c Liệu rằng người phụ nữ, do còn trẻ hoặc chưa trưởng thành, có không có khả năng chăm sóc đầy đủ cho đứa trẻ hay không d Các trường hợp khác tương đương với các trường hợp đã được nêu ơ trên

2 Yếu tố y học: a Khi sức khỏe của người phụ nữ, về thể chất hoặc tinh thần, có thể gặp rủi ro nếu tiếp tục mang thai và sinh con

9 WHO (1970) , “Abortion laws: a survey of current world legislation”,tr.64,

(https://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/41924/a53898_eng.pdf;sequence=1#:~:textcording%20to

%20the%20Icelandic%20Law,is%20no%20other%20way%20of), tham khảo ngày 6/6/2023

10 Act on Counselling and Education regarding Sex and Childbirth and on Abortion and Sterilisation Procedures,

Pháp luật về quyền phá thai ở Nhật Bản

Trên bản đồ phát triển thế giới, Nhật Bản là một trong những quốc gia đứng đầu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa Cùng với sự đi lên vượt bậc về kinh tế, hệ thống pháp luật cũng được thay đổi để có sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống, đạo đức Nhật Bản và những tiến bộ của pháp luật phương Tây

Nhật Bản có hệ thống pháp luật thành văn và có sự gần gũi với mô hình đào tạo của Pháp và Đức 32 Từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, pháp luật phương Tây là nền tảng để xây dựng hành lang pháp lý của Nhật Bản Các Bộ luật Hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự được soạn thảo dựa trên khuôn mẫu của Pháp; Bộ luật dân sự, Luật tố tụng dân sự và Luật tổ chức hệ thống tòa án được ban hành dựa vào kinh nghiệm của một số nước châu Âu trong đó chịu ảnh hưởng lớn nhất từ luật của Đức… Bộ luật Hình sự 1907 tồn tại rõ nét một số dấu vết của pháp luật Đức Trước khi bộ luật được ban hành chính thức, hàng loạt các bản dự thảo từ năm 1894, 1901, 1903, 1906 đã chứng kiến sự tham gia của người Đức, cũng như việc lấy cảm hứng từ pháp luật Đức của các nhà làm luật 33

Hệ thống pháp luật Nhật Bản không chỉ chịu sự ảnh hưởng của phong kiến Trung Quốc mà còn có sự rút kinh nghiệm từ hai hệ thống pháp luật lớn nhất thế giới là Civil Law và Common Law Quốc gia này đã khôn khéo, nỗ lực trong việc tiếp nhận những thay đổi, tiến bộ của nền văn minh thế giới để chuyển hóa thành những chuẩn mực pháp luật phù hợp với hoàn cảnh đất nước Bên cạnh đó, các giá trị đạo đức, triết lý truyền thống và chuẩn mực xã hội cũng đóng vai trò quan trọng bởi nó đã ăn sâu vào đời sống xã hội của Nhật Bản Do có văn hóa né tránh kiện tụng bởi quan điểm sự xuất hiện trong các vụ việc mang tính luật pháp sẽ làm ảnh hưởng xấu đến danh dự của mình Thế nên, người Nhật có xu hướng lựa chọn giải quyết khúc mắc, xung đột bằng con đường hòa giải hơn là tranh tụng tại tòa án

❖ Quá trình luật hóa quyền phá thai ở Nhật Bản

Theo như những ghi chép của học giả Tiana Norgren 34 , phá thai bị cấm trên toàn quốc trong khoảng thời gian dài từ năm 1842 đến năm 1923 và được xem là tội lỗi ở Edo thời Mạc phủ Tuy nhiên, tội phạm hiếm khi bị trừng phạt ngoại trừ trường hợp thụ thai là kết quả của việc ngoại tình hoặc người phụ nữ chết do phá thai

Học giả Tiana Norgren cho rằng, chính sách phá thai dưới thời chính phủ Minh Trị có điểm tương đồng như thời Edo, với niềm tin rằng dân số đông sẽ mang lại lợi ích

32 Giáo trình Luật so sánh, Trường Đại học Luật Hà Nội NXB Công an Nhân dân, năm 2017; tr.395

Wilhelm Rühl, a renowned author in Japanology, has penned "33 History of Law in Japan Since 1868." This comprehensive work spans 620 pages and examines Japan's legal evolution, particularly during the pre-modern era Rühl's expertise in various legal roles and extensive publications on Japanese legal history make his insights invaluable for understanding the nation's jurisprudence.

34 Norgren, Tiana Abortion before Birth Control: The Politics of Reproduction in Postwar Japan, Princeton, NJ: Princeton University Press, 2001 cho quân sự và chính trị trên đấu trường quốc tế Năm 1868, Nhật hoàng ra lệnh cấm các nữ hộ sinh thực hiện việc phá thai Năm 1880, phá thai được tuyên bố là tội ác trong

Bộ luật Hình sự đầu tiên được ban hành ở đất nước này Năm 1907, luật quy định hình phạt nghiêm ngặt hơn là giam giữ nữ giới với thời hạn trên một năm cho hành vi phá thai Năm 1923, đây vẫn là điều cấm kỵ nhưng có ngoại lệ trong trường hợp khẩn cấp buộc phải bỏ thai nhi để cứu sống người mẹ

Năm 1931, Liên minh Cải cách Luật Chống Phá thai (Datai Hō Kaisei Kiseikai) được thành lập bởi Abe Isoo lập luận rằng “it is a woman’s right not to bear a child she does not want, and abortion is an exercise of this right” (tạm dịch: “quyền của phụ nữ là không sinh đứa con mà cô ấy không muốn, và phá thai là một cách thực hiện quyền này”) Tổ chức này đưa ra những trường hợp cần sự hợp pháp hóa phá thai như: khi có khả năng cao bị rối loạn di truyền; người phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, được trợ cấp xã hội hoặc đã ly hôn; bào thai gây nguy hiểm đối với sức khỏe của người mẹ; hoặc có thai do bị cưỡng hiếp Đến năm 1934, Đại hội Quyền bầu cử của Phụ nữ toàn Nhật Bản lần thứ 5 đã soạn thảo nghị quyết kêu gọi hợp pháp hóa việc phá thai cũng như các biện pháp tránh thai Tuy nhiên, việc này chưa có tác động lớn đến Chính phủ để họ đưa ra thảo luận sửa đổi Nhưng sau chiến tranh, các nghị quyết trên là nguồn tham khảo cho vấn đề luật hóa quyền phá thai

Nhật Bản đã chứng kiến sự gia tăng tỷ lệ sinh trong thời kỳ hậu chiến (9/1946)

Tỷ suất sinh năm 1947 là 34,3 phần nghìn dân, cao hơn nhiều so với trước chiến tranh (29,2 phần nghìn năm 1940) Tỷ lệ sinh tăng mạnh đã cảnh báo Chính phủ về sự gia tăng dân số không thể kiểm soát trong tình hình đất nước thiếu lương thực và tài nguyên

Vì vậy, các biện pháp ngừa thai và phá thai được áp dụng nhằm mục đích kiểm soát dân số 35

Phải đến sau Thế chiến II, từ sau vụ án nữ hộ sinh “ác quỷ” Miyuki Ishikawa khoảng năm 1948 - gây chấn động lịch sử bởi người bảo mẫu kia đã thảm sát hơn hàng trăm đứa trẻ sơ sinh trong thời kỳ xã hội Nhật Bản loạn lạc, đời sống người dân khó khăn Nhật Bản mới hợp pháp hóa phá thai trong những trường hợp đặc biệt Những quy định đầu tiên được ghi nhận trong Đạo luật Bảo vệ Ưu sinh (Eugenic Protection Act, viết tắt: EPA) 36 Ban đầu, văn bản này được ban hành với tên gọi Đạo luật Ưu sinh Quốc gia (National Eugenics Act) năm 1940, cho phép triệt sản bắt buộc đối với những người mắc bệnh di truyền Mục đích của EPA là “ngăn chặn việc sinh ra những đứa con kém chất lượng cũng như bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc của thai sản” (phần 1) 37 Bấy giờ,

35 Etsuji Okamoto (2014), “Japan turns pro-life: recent change in reproductive health policy and challenges by new technologies” https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3952537/#R01, tham khảo ngày 20/5/2023

36 Tên gọi khác: The Eugenics Protection Law

37 Etsuji Okamoto (2014), sđd38 Đạo luật Bảo vệ Ưu sinh năm 1948 đánh dấu Nhật Bản trở thành một trong những quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa nạo phá thai có chủ đích

Các điều khoản chính cho phép các hoạt động ưu sinh tự nguyện và không tự nguyện (triệt sản) của những người mắc bệnh di truyền (Điều 4), bệnh tâm thần không di truyền và thiểu năng trí tuệ (Điều 12), cũng như trường hợp việc mang thai sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của người phụ nữ Luật pháp cũng cho phép phá thai đối với những trường hợp bị hãm hiếp, bệnh phong cùi, bệnh di truyền hoặc nếu bác sĩ xác định rằng thai nhi sẽ không thể sống được bên ngoài tử cung 38

Năm 1949, Luật Bảo vệ Sức khỏe Bà mẹ được sửa đổi, hợp pháp hóa việc phá thai khi bà mẹ rơi vào tình trạng đau khổ về thể chất hoặc kinh tế Tuy nhiên, luật này cũng trở thành công cụ để chính quyền địa phương biện minh cho các trường hợp triệt sản và phá thai cưỡng bức đối với người mắc bệnh rối loạn di truyền, phong và người khuyết tật Năm 1952, Luật Bảo vệ Sức khỏe Bà mẹ được sửa đổi mở rộng thêm điều kiện phá thai khi người mẹ rơi vào tình trạng túng thiếu kinh tế Từ 1948 đến 1996, chính phủ ghi nhận có khoảng 16.500 ca triệt sản bắt buộc, chủ yếu là phụ nữ khuyết tật, mà không có sự đồng ý của họ.

Vào năm 1996, văn bản trên được sửa đổi một phần và tiêu đề theo đó cũng thay đổi thành Đạo luật Sức khỏe Bà mẹ (Maternal Health Act) 42 vì một số nội dung trong mục đích và điều khoản của luật dựa trên ý tưởng ưu sinh được coi là phân biệt đối xử với người khuyết tật (như đã giải thích trong thời điểm đề xuất sửa đổi ở thời điểm đó)

43 Việc triệt sản bắt buộc đã bị bãi bỏ hoàn toàn và mục đích của luật được sửa đổi thành

“bảo vệ tính mạng và sức khỏe của các bà mẹ”, loại bỏ mục đích vì ưu sinh 44

1.2.2 Nội dung pháp luật về quyền phá thai ở Nhật Bản

Pháp luật về quyền phá thai ở Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

Hợp chúng quốc Hoa Kỳ là một quốc gia liên bang, theo chính thể cộng hoà tổng thống thuộc châu Mỹ Lãnh thổ Hoa Kỳ bao gồm 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang Không chỉ là một đất nước phát triển mạnh về kinh tế, Mỹ còn là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế lớn ở các lĩnh vực khác nhau như: Liên Hợp Quốc (United Nations: UN) và Hội đồng Bảo an, Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization: WTO) và Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization: WHO) Chính vì những yếu tố trên, Hoa Kỳ có chỉ số phát triển con người ở nhóm rất cao và sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu quyền tự do, quyền con người và cụ thể là quyền của phụ nữ luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu

Nhân quyền nói chung và nữ quyền nói riêng là nguyên nhân dẫn đến nhiều làn sóng về phong trào quyền phụ nữ vào những năm 1968 tại Canada, Hoa Kỳ và một số quốc gia Tây Âu Phong trào này chủ yếu đề cập đến một loạt các chiến dịch chính trị nhằm đòi các quyền lợi về những vấn đề như quyền sinh sản, bạo lực gia đình, nghỉ thai sản, trả lương ngang nhau, quyền bầu cử của phụ nữ, quấy rối tình dục và bạo lực tình dục,… Những vấn đề này lại một lần nữa trở thành cơ sở tác động đến một quyết định mang tính bước ngoặt vào năm 1973 của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ: Phán quyết Roe kiện Wade (Roe v Wade) hợp pháp hóa quyền phá thai ở phụ nữ trên toàn nước Mỹ Trong vụ kiện này, một phụ nữ tên là Norma McCorvey (có biệt danh là Jane Roe) đã mang thai đứa con thứ ba vào năm 1969 và muốn phá thai tại tiểu bang Texas Tuy nhiên, lúc bấy giờ ở tiểu bang này, phá thai là bất hợp pháp trừ trường hợp việc đó là cần thiết để cứu sống người mẹ Roe đã nhờ luật sư của mình đệ đơn kiện của mình lên Toà án liên bang Hoa Kỳ nhằm chống lại công tố viên Henry Wade và cho rằng luật phá thai của Texas là vi hiến Tháng 1 năm 1973, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã ban hành quyết định 7-

2 tuyên bố rằng quyết định phá thai của một người phụ nữ trong ba tháng đầu của thai kỳ nên được quyết định theo ý kiến cá nhân và bác sĩ Theo Toà án Tối cao, mỗi người dân có “quyền về quyền riêng tư” cơ bản và quyền đó bảo vệ sự lựa chọn phá thai của một người 76

Phán quyết Roe v Wade đã đánh sập nhiều luật phá thai của tiểu bang và liên bang Hoa Kỳ, thúc đẩy diễn ra hàng trăm cuộc tranh luận, biểu tình trên khắp quốc gia

76 Vietfactcheck, Explainer: What is Roe v Wade and how is it related to abortion in America?, https://vietfactcheck.org/2022/05/27/explainer-what-is-roe-v-wade-and-how-is-it-related-to-abortion-in- america/?_thumbnail_idX26 ,Tham khảo ngày 21/7/2023 này Vào ngày 24 tháng 6 năm 2022, một lần nữa làn sóng phản đối trỗi dậy nhanh chóng khi Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã lật ngược Roe v Wade, bác bỏ quyền tự do phá thai ở phụ nữ, Tối cao Pháp viện cho rằng việc hợp pháp hóa quyền phá thai là phụ thuộc vào từng tiểu bang Việc phá thai sẽ trở nên bất hợp pháp ở 19 tiểu bang

Hoa Kỳ là một nhà nước liên bang với các tiểu bang có chủ quyền và luật pháp riêng Tổ chức hành chính địa phương do các tiểu bang quy định, với ba nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp Phán quyết Roe v Wade và sự phát triển của phong trào nữ quyền đã khiến phá thai trở thành vấn đề chính trị hóa, dẫn đến một số tiểu bang cấm phá thai hoàn toàn, vi phạm quyền cơ bản của phụ nữ Theo Trung tâm Quyền sinh sản, một tổ chức vận động pháp lý về quyền sinh sản, California và Texas đại diện cho hai quan điểm đối lập về vấn đề này, với California hợp pháp hóa phá thai và Texas áp dụng luật cấm phá thai nghiêm ngặt.

1.3.2 Pháp luật về quyền phá thai ở các tiểu bang Hoa Kỳ

California là một tiểu bang ven biển phía Tây của Hoa Kỳ Hầu hết các thành phố lớn của bang này đều nằm giáp biển ngoại trừ thủ phủ là Sacramento nằm ở thung lũng trung tâm Trải qua nhiều biến động lịch sử, cư dân thay đổi nhanh chóng khiến cho California trở thành nơi có khuynh hướng tự do và hội tụ nhiều chủng loại người nhất trên thế giới Về mặt luật pháp, bộ máy chính quyền của bang này tương tự như các ngành của chính phủ liên bang Tiếp nhận nhiều nguồn văn hoá đa dạng, quyền phá thai đã được công nhận tại Hiến pháp California năm 1969 Đặc biệt hơn, sau ngày 24 tháng

6 năm 2022 - ngày Toà án Tối ra phán quyết đảo ngược Roe, tiểu bang California vẫn thừa nhận quyền phá thai là hợp pháp và ban hành thêm các luật bổ sung nhằm mở rộng khả năng tiếp cận quyền đặc biệt này

Toà án cấp cao tiểu bang California đã thừa nhận quyền phá thai trong Hiến pháp California năm 1969 - bốn năm trước khi Toà án Tối cao Hoa Kỳ ban hành phán quyết về vụ kiện Roe v Wade Trong cùng khoảng thời gian, quyết định của Toà án Tối cao Hoa Kỳ năm 2022 trong vụ kiện Dobbs v Tổ chức Y tế Phụ Nữ Jackson lật ngược quyền phá thai của liên bang cũng không làm ảnh hưởng đến quyền này ở California Vào

77 Website của Center for Reproductive Rights Organization (Trung tâm về Quyền sinh sản): https://reproductiverights.org/our-work/#c-heading-Legal-Policy-and-Advocacy tháng 11 năm 2022, các cử tri California đã thông qua Dự luật 1 (Proposition 1) nhằm sửa đổi, bổ sung rõ ràng quyền phá thai và tránh thai vào Hiến pháp tiểu bang 78

Ngày 29 tháng 6 năm 2022, Thống đốc bang California phê duyệt Nghị quyết của Thượng viện đề xuất với người dân về việc sửa đổi Hiến pháp của Tiểu bang bằng cách thêm Mục 1.1 vào Điều I của Hiến pháp liên quan đến các quyền cơ bản (Senate Constitutional Amendment No.10) 79

“MỤC 1.1 Nhà nước không được từ chối hoặc can thiệp vào quyền tự do sinh sản của một cá nhân trong các quyết định mật thiết nhất của họ, bao gồm quyền cơ bản của họ để lựa chọn phá thai và quyền cơ bản của họ có quyền lựa chọn hoặc từ chối các biện pháp tránh thai Mục này nhằm mục đích tăng cường quyền hiến định đối với quyền riêng tư được bảo đảm bởi Mục 1 và quyền hiến pháp không bị từ chối bảo vệ bình đẳng được bảo đảm bởi Mục 7 Không có gì ở đây thu hẹp hoặc giới hạn quyền riêng tư hoặc bảo vệ bình đẳng”

Theo Bộ luật Sức khỏe và An toàn California (HSC §123462), quyền phá thai được công nhận là một quyền cơ bản tại tiểu bang California, theo cập nhật mới nhất vào ngày 10/7/2023.

“Cơ quan lập pháp xác định và tuyên bố rằng mọi cá nhân đều có quyền riêng tư cơ bản đối với các quyết định sinh sản cá nhân , điều này đòi hỏi quyền đưa ra và thực hiện các quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến mang thai, bao gồm chăm sóc trước khi sinh, sinh con, chăm sóc sau sinh, ngừa thai, triệt sản, chăm sóc phá thai,

78 Center for Reproductive Rights Organization, Thông tin về Luật phá thai các tiểu Bang: Bang California, https://reproductiverights.org/maps/state/california/, tham khảo ngày 27/5/2023

79 A res to propose to the people of the State of Cal an amend to the Const of the State, by adding Section 1.1 to Article I thereof, relating to fundamental rights, Sen Const Amend No 10, 2022

“That Section 1.1 is added to Article I thereof, ot read:

Pháp luật về quyền phá thai ở Philippines

Philippines tự hào là quốc gia Kitô giáo duy nhất ở châu Á Hơn 86% dân số theo Công giáo La Mã, 6% thuộc về các giáo phái Cơ đốc giáo được quốc hữu hóa, và 2% khác thuộc về hơn 100 giáo phái Tin lành 110 Do đó thì các giá trị và niềm tin của tôn giáo đã ăn sâu vào đời sống vào nhận thức và cuộc sống của mỗi người dân Philippines

Hệ thống pháp luật Philippines chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Civil law châu Âu lục địa nhưng cũng có sự giao thoa với Common law Dưới thời thuộc địa Tây Ban Nha, Philippines tiếp thu hệ thống pháp luật theo Civil law, nhưng sau khi chịu sự quản lý của Mỹ, hệ thống pháp luật này lại có thêm nhiều điểm tương đồng với pháp luật Mỹ, cụ thể là việc áp dụng vai trò, án lệ trong Hiến pháp.

1.4.2 Nội dung pháp luật về quyền phá thai ở Philippines

Vấn đề gây nhức nhói và thu hút sự quan tâm của cộng đồng và xã hội nhất hiện nay đó chính là vấn đề phá thai Tình trạng nạo phá thai hiện nay là một vấn đề gây nhức nhối ở nhiều quốc gia Khi người mẹ mang thai tức đang mang trong mình một sinh linh bé nhỏ, một sinh linh mới thức dậy và đang lớn lên từng ngày trong bụng của người mẹ và mỗi sinh linh đến với thế giới này đều có quyền được sống và xứng đáng có một cuộc sống tốt đẹp Tuy nhiên không phải lúc nào bào thai ấy cũng sẽ được đủ ngày đủ tháng để đến với thế giới này, được nhìn thấy ánh sáng của mặt trời Trong quá trình mang thai sẽ có rất nhiều nguyên nhân cũng như hoàn cảnh dẫn đến việc thai nhi phải dừng lại sự sống, có thể do sự bất thường của thai nhi, các vấn đề đe dọa đến sức khoẻ của người mẹ, mang thai khi người mẹ chưa sẵn sàng về mọi điều kiện để thai nhi ấy xuất hiện hay thậm chí là vì bị xâm hại tình dục mà mang thai

110 Jack Miller, Religion in the Philippines, https://asiasociety.org/education/religion-philippines, tham khảo ngày 18/5/2023

Theo Thần học luân lý chuyên biệt (Special Moral Theology) tập II thì phá thai là đưa khỏi bụng mẹ một con người còn sống được căn cứ trên một phương pháp nào đó của con người, như bằng cách bắt nó trước khi sinh ra từ bụng mẹ, hoặc bằng cách đánh cho nó phải tự sát khi sống ngoài bụng mẹ và tội phá thai trong đạo Công Giáo là một việc làm sai trái đạo đức Về luân lý Kitô giáo, phá thai thành công (tức là có hiệu quả) là một trọng tội Giáo hội Công giáo đã lên án tội ác này Không những tội, mà còn mang vạ tuyệt thông tiền kết (ngay tức khắc) cho những người đi phá (đương sự), cho cả những người cộng tác chở đi, hoặc xúi giục, hoặc y bác sĩ,… Trong tất cả tội ác mà con người có thể thực hiện chống lại sự sống thì sự phá thai do cố ý là một tội ác đặc biệt nghiêm trọng Đây chính là một loại giết người hết sức ghê tởm vì nạn nhân trong trường hợp này là một kẻ vô tội chưa đủ khả năng tự vệ “Cần phải tôn trọng sự sống con người ngay từ khi bắt đầu quá trình sinh sản Từ khi trứng thụ tinh, đã có một sự sống mới bắt đầu, không phải của cha, cũng không phải của mẹ Đúng hơn đó là sự sống của một con người mới sẽ được phát triển riêng Sự sống ấy sẽ không bao giờ trở thành người được nếu đã không là người” (BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN, Tuyên ngôn Về việc phá thai III.12.) Và cộng đồng Vatican II đã khẳng định rõ ràng rằng phá thai là một tội ác man rợ chống lại sự sống, Giáo huấn đạo đức Kitô giáo cũng coi phá thai là một trọng tội Vì là một quốc gia Kitô giáo và phần lớn dân số theo Công giáo La Mã nên tại Philippines ít nhiều tôn giáo cũng ảnh hưởng đến đời sống, văn hoá, chính trị,… và cả vấn đề phá thai Tại Philippines phá thai là bất hợp pháp và Giáo hội Công giáo

La Mã lên án bất cứ người phụ nữ nào phá thai Chính vì quyền lực to lớn của Công giáo La Mã (với hơn 80% dân số theo Công giáo) khi người phụ nữ chọn cách phá thai

“chui” thì đã mang bào thai đi vứt trong và xung quanh nhà thờ Công giáo với niềm tin của người mẹ rằng điều đó sẽ cứu được linh hồn của đứa trẻ

Philippines là một trong số ít các quốc gia việc phá thai là hoàn toàn bị cấm và là hành vi vi phạm pháp luật và không có bất cứ một trường hợp ngoại lệ nào cho phép phá thai Do đó, người phụ nữ hay những bé gái vị thành niên không thể chấm dứt thai kỳ một cách hợp pháp kể cả khi việc phá thai ấy để bảo vệ sức khoẻ của người mẹ, để cứu sống tính mạng của người mẹ hay thậm chí là việc mang thai ấy là do hành vi phạm tội bạo lực tình dục như hiếp dâm, cưỡng bức, xâm hại tình dục thì việc phá thai cũng là hành vi bị cấm và luật chống phá thai ở Philippines bắt nguồn từ thời còn là thuộc địa của Tây Ban Nha và vẫn được duy trì cho đến ngày nay trong thời điểm hiện nay Tây Ban Nha nằm trong số hơn 50 quốc gia đã tự do hóa luật phá thai Ở Bộ luật Hình sự năm 1870 dưới chế độ thuộc địa của Tây Ban Nha, việc phá thai đã bị hình sự hoá và tại

Bộ luật Hình sự sửa đổi được thông qua năm 1930 dưới thời kì thuộc địa của Mỹ thì các điều luật về phá thai cũng đã được Philippines đưa vào Đến thời điểm hiện nay Bộ luật

Hình sự sửa đổi năm 1930 vẫn còn có hiệu lực mặc dù có một số thay đổi sau đó Và bản thân Bộ luật Hình sự sửa đổi đã được ban hành thành Đạo luật số 3815

Các quy phạm pháp luật về phá thai được Philippines quy định tại Hiến pháp Cộng hòa Philippines (1987), Điều II, Mục 12 và Bộ luật Hình sự sửa đổi của Philippines, Đạo luật Số 3815 ngày 8 ngày 12 năm 1930 từ điều 256 đến điều 259 111 Theo pháp luật của Philippines, phá thai là một tội ác và các hình phạt khi phá thai dành cho người phá thai, người giúp sức hay thậm chí là y bác sĩ được quy định từ điều 256 - 259 112 Bộ luật Hình sự sửa đổi của Philippines, Đạo luật số 3815 ngày 8 tháng

12 năm 1930 Cụ thể như sau: Điều 256: Cố ý phá thai Người nào cố ý phá thai thì phải chịu:

1 Phạt cách ly tạm thời nếu có hành vi bạo lực đối với người phụ nữ có thai

2 Hình phạt của thị trưởng nhà tù nếu không sử dụng bạo lực, anh ta hành động mà không có sự đồng ý của người phụ nữ

3 Hình phạt tù cải tạo trong thời gian trung bình và tối đa, nếu người phụ nữ đã đồng ý Điều 257: Phá thai ngoài ý muốn - Hình phạt tù cải tạo trong thời gian tối thiểu và trung bình sẽ được áp dụng đối với bất kỳ người nào cố ý phá thai bằng bạo lực Điều 258: Phá thai được thực hiện bởi chính người phụ nữ hoặc bởi cha mẹ cô ấy - Hình phạt tù cải tạo trong thời gian trung bình và tối đa sẽ được áp dụng đối với

111 Philippines’ Abortion Provisions, https://reproductiverights.org/maps/provision/philippiness-abortion- provisions/, tham khảo ngày 21/5/2023

112 Art 256 Intentional abortion - Any person who shall intentionally cause an abortion shall suffer:

1 The penalty of reclusion temporal, if he shall use any violence upon the person of the pregnant woman

2 The penalty of prision mayor if, without using violence, he shall act without the consent of the woman

3 The penalty of prision correccional in its medium and maximum periods, if the woman shall have consented Art 257 Unintentional abortion - The penalty of prision correccional in its minimum and medium period shall be imposed upon any person who shall cause an abortion by violence, but unintentionally

Article 258 of the penal code states that women who perform abortions on themselves or consent to abortions performed by others face imprisonment for medium to maximum terms.

Any woman who shall commit this offense to conceal her dishonor, shall suffer the penalty of prision correccional in its minimum and medium periods

If this crime be committed by the parents of the pregnant woman or either of them, and they act with the consent of said woman for the purpose of concealing her dishonor, the offenders shall suffer the penalty of prision correccional in its medium and maximum periods

Art 259 Abortion practiced by a physician or midwife and dispensing of abortives - The penalties provided in Article 256 shall be imposed in its maximum period, respectively, upon any physician or midwife who, taking advantage of their scientific knowledge or skill, shall cause an abortion or assist in causing the same

Quy định của pháp luật Việt Nam về quyền phá thai

Phá thai là vấn đề vốn được xem là nhạy cảm và các quy định liên quan cũng được thay đổi, nhìn nhận khác nhau qua từng thời kỳ đời sống xã hội phát triển Ở Việt Nam, luật pháp đã thừa nhận quyền phá thai của người phụ nữ và được đánh giá rằng có tỷ lệ nạo phá thai ở độ tuổi sinh sản cao nhất ở Đông Nam Á và là một trong những nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới 127 Điều này xuất phát từ quan điểm của Chính phủ cho rằng việc phá thai theo yêu cầu là một vấn đề của công bằng xã hội từ những năm 1960 128 Kế hoạch hóa gia đình là ưu tiên hàng đầu của quốc gia sau khi thống nhất đất nước năm 1975, nên việc phá thai đã được hợp pháp hóa mà không có bất kỳ hạn chế nào về lý do 129 , dẫn đến khuyến khích tránh thai và chấp nhận vấn đề phá thai

Luật Hôn nhân và Gia đình kể từ năm 1986 đã có quy định về kết hôn tự nguyện, chế độ hôn nhân một vợ một chồng, bình đẳng giới, bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em Đến năm 1989, Quốc hội đã ban hành Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989, khẳng định quyền được phá thai và được đáp ứng các nhu cầu về sức khỏe phụ khoa tại khoản

Điều 44 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định quyền tự quyết của phụ nữ trong việc nạo thai, phá thai, khám chữa bệnh phụ khoa, theo dõi sức khỏe thai kỳ và chăm sóc y tế khi sinh con Các quy định này được cộng đồng quốc tế ủng hộ mạnh mẽ, tiêu biểu là Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (United Nation Fund).

Population Agency - UNFPA) Khoản 2 Điều 58 Hiến pháp 2013 quy định: “Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người mẹ, trẻ em, thực hiện kế hoạch hóa gia đình” Theo đó, Việt Nam đã thể hiện tư tưởng nam nữ bình quyền về mọi mặt và hoàn cảnh sống, đặc biệt là chú tâm đến vấn đề sức khỏe sinh sản của người phụ nữ cho đến Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 vẫn khẳng định nguyên tắc bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em

2.1.1 Nội dung các quy định pháp luật về quyền phá thai

Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã mở rộng phạm vi bảo vệ trong nội dung quyền con người, quyền công dân được Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm tại Điều 3, Điều 14 Việc đổi tên và đưa vị trí của Chương lên những mục quy định đầu tiên (Chương 2) đã khắc phục nhược điểm đồng

127 Tiền phong (2010), “Tỷ lệ nạo phá thai ở Việt Nam cao nhất khu vực”, https://hoilhpn.org.vn/tin-chi-tiet/- /chi-tiet/ty-le-nao-pha-thai-o-viet-nam-cao-nhat-khu-vuc-15010-201.html, tham khảo ngày 24/5/2023

In Vietnam, abortion rights are regulated under the 2012 Population and Family Planning Law, which permits abortions up to 22 weeks for specific reasons, including fetal abnormalities, maternal health risks, and cases of rape or incest Despite legal protections, access to safe and legal abortion services remains limited due to stigma, restrictive policies, and a shortage of qualified providers Advocates for reproductive health call for expanded access to abortion services, including comprehensive sexual education, improved contraceptive availability, and the removal of barriers to legal abortions.

129 Abortion in Asia (Table 2: Legality of abortion, 2017) (2018), https://www.guttmacher.org/fact- sheet/abortion-asia, Guttmacher Institute nhất quyền con người và quyền công dân trong bản Hiến pháp năm 1992 và thể hiện sự đề cao, coi trọng nhân quyền, cụ thể là hiến định những yêu cầu cơ bản về quyền, lần đầu tiên được đưa vào tên Chương và đứng đầu trong tiêu đề của Chương Bên cạnh đó, Điều 26 cũng đã nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới, thay đổi quan điểm và khía cạnh tiếp cận về bình đẳng giới so với bản Hiến pháp trước đó

Ngoài ra, theo Uỷ ban CEDAW (Committee on the CEDAW), đã có 189 quốc gia trên thế giới là thành viên của Công ước này, chiếm hơn 90% thành viên Liên Hợp Quốc Việt Nam và các quốc gia được nhóm tác giả lấy làm nguồn tham khảo cũng hiện là thành viên CEDAW Qua đó, có thể thấy rằng vị thế của người phụ nữ được nâng tầm nhiều hơn trên trường quốc tế, đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát huy tính bình đẳng giới, là thành công của quá trình đấu tranh cho nữ quyền Trong các quy định của CEDAW, những quyền lợi về sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng là cơ bản nhất, đáng được đề cao nhất, không có cơ sở hay phương tiện nào có thể chối bỏ được các loại quyền này

Khung pháp lý hiện hành liên quan đến quyền phá thai được quy định chủ yếu trong Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân (1989) và Bộ luật Hình sự (2015) Trong đó, Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân đặt nền tảng pháp lý cho quyền nạo, phá thai của phụ nữ Tuy nhiên, song song với các quy định "mở", pháp luật vẫn đặt ra một số hạn chế đối với quyền này Những hành vi vi phạm quyền phá thai sẽ bị xử lý theo mức độ, tính chất cụ thể của từng hành vi.

❖ Những trường hợp phụ nữ có quyền phá thai

Theo Điều 44 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989 về quyền của phụ nữ được khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa và nạo thai, phá thai:

“1 - Phụ nữ được quyền nạo thai, phá thai theo nguyện vọng, được khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa, được theo dõi sức khỏe trong thời kỳ thai nghén, được phục vụ y tế khi sinh con tại các cơ sở y tế

2 - Bộ y tế có trách nhiệm củng cố, phát triển mạng lưới chuyên khoa phụ sản và sơ sinh đến tận cơ sở để bảo bảo phục vụ y tế cho phụ nữ

3 - Nghiêm cấm các cơ sở y tế và cá nhân làm các thủ thuật nạo thai, phá thai, tháo vòng tránh thai nếu không có giấy phép do Bộ y tế hoặc Sở y tế cấp.”

Theo đó, pháp luật có góc nhìn khá thông thoáng và thoải mái đối với vấn đề về quyền phá thai theo xu hướng tiến bộ của thế giới Việt Nam thừa nhận quyền phá thai của người phụ nữ và họ được phép nạo, phá thai thuận theo nguyện vọng, ý muốn của mình trong hầu hết các trường hợp

Căn cứ phần 7 về Phá thai an toàn tại Quyết định số 4620/QĐ-BYT năm 2009 về việc ban hành “Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản” và phần

Thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về quyền phá thai ở Việt Nam 72 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền phá thai ở Việt Nam

Nhu cầu phá thai tại Việt Nam đang ở mức báo động trong những năm gần đây do nhiều lý do, bao gồm nguy cơ sức khỏe cho người mẹ, bất thường thai nhi, mang thai do cưỡng hiếp hoặc lạm dụng tình dục, lý do kinh tế - xã hội Đáng chú ý, có một tỷ lệ đáng kể phá thai do nhu cầu của bản thân người mẹ, không xuất phát từ bất kỳ lý do ngoại cảnh hoặc sức khỏe cụ thể nào Phá thai vì lý do này thường liên quan đến việc cảm thấy chưa sẵn sàng làm mẹ hoặc lo ngại về tác động của việc mang thai và sinh con đến sự nghiệp, lối sống hoặc mối quan hệ.

132 Marge Berer (2/6/2017), “Abortion Law and Policy Around the World: In Search of Decriminalization”,

Abortion remains legal in Vietnam, with women having the right to access the procedure However, sex-selective abortion is expressly prohibited under Article 44, Clause 1 of the 1989 Law on the Protection of People's Health.

Theo số liệu của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, trung bình mỗi năm cả nước có gần 300.000 ca nạo hút thai, chủ yếu ở độ tuổi 15 - 19, trong đó 60 - 70% là học sinh, sinh viên Đảng chú ý, tỷ lệ phá thai trên 12 tuần tuổi chiếm tới gần 80% Trong khi đó, theo số liệu của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, 20 - 30% các ca phá thai là phụ nữ chưa kết hôn và 60 - 70% là sinh viên, học sinh 134 Việt Nam có tỷ lệ nạo phá thai ở độ tuổi sinh sản cao nhất ở Đông Nam Á và một trong những nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất trên thế giới 135 136 Mặc dù hành vi đình chỉ thai kỳ đã được hợp pháp hóa ở Việt Nam và có cũng đã tiến hành xây dựng hành lang pháp lý để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến quyền sinh sản nói chung và quyền được phá thai của phụ nữ nói riêng, song dựa vào cơ sở những số liệu đã nêu, có thể thấy rằng sự điều chỉnh này vẫn chưa thực sự toàn diện trên thực tế Cụ thể hơn, không phải công dân Việt Nam nào cũng có nhìn nhận đủ hiện đại để tiếp nhận vấn đề nhạy cảm này cũng như không phải công dân Việt Nam nào cũng có đủ điều kiện để tiếp cận các dịch vụ phá thai an toàn và tiên tiến khiến cho công tác quản lý, kiểm soát chưa phát huy được hiệu quả Căn cứ vào cơ sở dữ liệu được điều tra và tổng hợp, nhóm tác giả tiến hành phân tích và đánh giá một số phương diện tiêu biểu, đáng chú ý về áp dụng pháp luật điều chỉnh quyền phá thai của phụ nữ ở Việt Nam

Luật phá thai của Việt Nam hiện hành được ban hành từ năm 2012, nghiêm ngặt hơn so với nhiều quốc gia trên thế giới Theo Hiệp hội Kế hoạch hóa Gia đình Quốc tế (IPPF), chỉ có 4 quốc gia hạn chế quyền phá thai nghiêm ngặt tương tự như Việt Nam là Ai Cập, Senegal, Djibouti và Nigeria Tại Việt Nam, chỉ được phép phá thai trong trường hợp: Mang thai ngoài ý muốn do bị hiếp dâm, loạn luân; Thai nhi bị dị tật bẩm sinh nghiêm trọng, không thể chữa khỏi; Người mẹ bị bệnh nặng, nguy hiểm đến tính mạng.

134 Hải Minh (25/06/2020), “Luật phá thai ở Việt Nam nghiêm ngặt tới mức nào so với thế giới”, Báo điện tử Đài truyền hình Việt Nam – VTV News, https://vtv.vn/xa-hoi/luat-pha-thai-o-viet-nam-nghiem-ngat-toi-muc- nao-so-voi-the-gioi-20200625152545172.htm, tham khảo ngày 10/6/2023

135 Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (19/11/2010), “Tỷ lệ phá thai ở Việt Nam cao nhất khu vực”, https://hoilhpn.org.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/ty-le-nao-pha-thai-o-viet-nam-cao-nhat-khu-vuc-15010-201.html, tham khảo ngày 1/7/2023

136 Charlotte Lozier Institute (31/7/2015), “World leaders in Abortion: Top 10 Countries”, https://lozierinstitute.org/world-leaders-in-abortion-top-10-countries/, tham khảo ngày 1/7/2023

Table 5 - Điều tra các Mục tiêu Phát triển Bền vững về Trẻ em và Phụ nữ Việt Nam (SDGCW)

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vô sinh hiếm muộn là bệnh nguy hiểm thứ ba trên thế giới, sau ung thư và bệnh tim mạch Việt Nam có tỷ lệ sinh thấp và vô sinh cao, với 7,7% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản gặp vấn đề hiếm muộn Trong trường hợp thai nhi đe dọa tính mạng của người mẹ hoặc thai nhi bị dị tật, bác sĩ buộc phải đưa ra quyết định đình chỉ thai kỳ để bảo vệ sức khỏe của người mẹ Quyền phá thai được coi là một quyền lợi bảo vệ sức khỏe sinh sản và đảm bảo tính mạng của người mẹ.

137 Báo Gia đình và xã hội (01/10/2020),“Sinh con sau 10 năm hiếm muộn”, Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế, https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/sinh-con-sau-10- nam-hiem-muon?inheritRedirectse, tham khảo ngày 3/7/2023

138 CN.Vũ Văn Trình (t/h) (9/9/2020), “Các trường hợp cần phải bỏ thai”, Cổng thông tin điện tử Sở Y tế Nam Định, https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/cac-truong-hop-can-phai-bo-thai-

2640, tham khảo ngày 3/7/2023 và đảm bảo, trừ trường hợp thai phụ lựa chọn thực hiện thủ thuật phá thai tại các bệnh viện, phòng khám tư nhân không được cấp phép thay vì tại các cơ sở y tế uy tín và đạt chuẩn y khoa Bên cạnh đó, lao động nữ phá thai trong trường hợp thai nhi bị dị tật hay phá thai vì bệnh lý (nghĩa là việc chấm dứt thai kỳ là do bác sĩ chỉ định) có thể được hưởng trợ cấp và các chế độ thai sản theo Điều 33 và Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm

2014 nếu thỏa mãn các điều kiện luật định

Vấn đề cần đặt sự quan tâm và sớm đưa ra các biện pháp khắc phục đầu tiên là về phá thai do lựa chọn giới tính thai nhi, đây không phải là hiện tượng mới mẻ ở Việt Nam nhưng nó vẫn luôn là một trong những đề tài “nóng” mà chưa được giải quyết một cách triệt để Quan niệm “trọng nam khinh nữ” vẫn còn tồn tại trong một số bộ phận công dân nước Việt, đặc biệt là ở các vùng nông thôn chưa phát triển vẫn còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tư tưởng phong kiến và Nho giáo với nhiều phong tục, tập quán cổ hủ, bóng đen tâm lý “phải có con trai để nối dõi” đè nặng trong suy nghĩ của nhiều người bố, người mẹ Việc bác sĩ áp dụng các biện pháp y tế để chẩn đoán giới tính thai nhi bị coi là hành vi vi phạm pháp luật theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 104/2003/NĐ-

Chỉ thị 16/9/2003 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số điều của Pháp lệnh Dân số Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, giới tính thai nhi có thể được sớm phát hiện, từ đó dẫn đến tình trạng lựa chọn giới tính thai nhi theo ý muốn gia đình, gây ra mất cân bằng giới tính khi sinh Điều này tạo ra thách thức cho công tác ổn định và phát triển dân số ở Việt Nam.

Tỷ số giới tính khi sinh (SRB) tại Việt Nam từ năm 2006 đến nay thường ở mức cao Mặc dù năm 2019 SRB có giảm so với năm 2018, nhưng vẫn维持 ở mức cao (111,5 bé trai/100 bé gái vào năm 2019) Năm 2021, SRB là 112 bé trai/100 bé gái, đến năm 2022 giảm 0,5 điểm phần trăm so với năm 2021 (111,5 bé trai/100 bé gái so với 112 bé trai/100 bé gái).

139 UNFPA (2015), Tỷ số giới tính khi sinh tại Việt Nam: Những bằng chứng mới từ cuộc điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2014, Nhà xuất bản Hồng Đức, tr.7, https://vietnam.un.org/sites/default/files/2019-

08/SRB_Booklet_VIET_final.pdf, tham khảo ngày 1/7/2023

140 Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (11/6/2020), “Mất cân bằng giới tính khi sinh đã ở mức nghiêm trọng”, Báo Điện tử Chính phủ, https://baochinhphu.vn/mat-can-bang-gioi-tinh-khi-sinh-da-o-muc- nghiem-trong-102273968.htm, tham khảo ngày 1/7/2023

Những giá trị tham khảo từ pháp luật ở một số nước trên thế giới về quyền phá thai cho việc hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam

Thông qua việc nghiên cứu về quy định pháp luật, thực tiễn thực hiện cũng như đánh giá, nhận xét, phân tích các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền phá thai ở một số nước trên thế giới (Iceland, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Philippines) và Việt Nam, có thể nhận thấy, sự khác biệt về thể chế chính trị, hoàn cảnh và điều kiện kinh tế, chính trị, pháp lý nên quy định pháp luật và việc thực hiện quyền phá thai đương nhiên cũng khác biệt Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các quy định pháp luật về quyền phá thai thì nhu cầu hoàn thiện các quy định pháp luật này là rất cần thiết Do đó, việc nghiên cứu về quy định pháp luật một số nước trên thế giới (Iceland, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Philippines) và thực tiễn thực hiện có thể kế thừa một số kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền phá thai hiện nay

Một trong những đề xuất là xây dựng luật riêng về sức khỏe bà mẹ nhằm tổng hợp các quy định cần thiết liên quan đến phá thai, bảo đảm an toàn sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần cho người mẹ và thai nhi.

Việc các quy định về phá thai còn ít ỏi, không có sự minh bạch, rành mạch, rải rác trong nhiều văn bản pháp luật gây khó khăn trong việc tiếp cận là một nhược điểm lớn, tạo ra vòng tròn quản lý lỏng lẻo cả về mặt pháp lý và thực tiễn, đòi hỏi có một hệ thống quy định riêng về vấn đề này Theo đó, luật này sẽ đề cập tới những vấn đề từ khái quát đến cụ thể về phá thai, đưa ra các điều kiện đảm bảo đáp ứng đủ các nhu cầu cho người mẹ và thai nhi trên mọi phương diện vật chất, thể chất, tinh thần Ví dụ: tuần tuổi an toàn để phá thai và các ngoại lệ, thủ tục có tính xác thực cao, các chi phí được hỗ trợ từ nhà nước, trách nhiệm của các y bác sĩ…

Nhật Bản đã ban hành Đạo luật Sức khỏe Bà mẹ từ năm 1948; tương tự như vậy, từ năm 2019, Iceland cũng đã xây dựng một Đạo luật riêng để điều chỉnh các quy định liên quan về nạo, phá thai Ở Việt Nam, vì các quy định về chấm dứt thai kỳ vẫn được phân bố ở nhiều văn bản quy phạm khác nhau, chủ yếu là được ghi nhận trong Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989 và Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm

2017) nên Việt Nam có thể học hỏi hai quốc gia trên trong việc xây dựng một hệ thống quy định riêng biệt cho vấn đề này, nhằm tạo điều kiện cho người dân, đặc biệt là phụ nữ mang thai có nguyện vọng phá thai hoặc thuộc đối tượng buộc phải chấm dứt thai kỳ tiếp cận một cách thuận tiện hơn các quy phạm của pháp luật về phá thai, từ đó biết rõ bản thân phải tuân thủ những quy định nào và được hưởng các quyền lợi nào trong quá trình thực hiện thủ thuật chấm dứt chu kỳ thai nghén

Hai là, giới hạn tuần tuổi phá thai từ dưới 22 tuần xuống dưới 12 tuần trừ trường hợp phá thai vì mục đích lựa chọn giới tính thai nhi hoặc phá thai gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sản phụ

Từ bài học kinh nghiệm từ kỹ thuật lập pháp của Iceland, mặc dù phá thai theo yêu cầu được quốc gia này xem là hợp pháp cho đến hết tuần thứ 22 của thai kỳ nhưng bên cạnh đó, nội dung của quy định cũng khuyến khích thai phụ nên thực hiện thủ thuật đặc biệt này trước khi tuần thứ 12 của thai kỳ kết thúc Quy định này hướng đến mục tiêu đảm bảo tỷ lệ thành công của quá trình thực hiện thủ thuật chấm dứt thai kỳ cũng như bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe của người phụ nữ

Về mặt pháp lý ở một số quốc gia trong đó có Việt Nam, thai nhi không được xem là con người cho đến khi sinh ra và còn sống Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam có nhiều quy định mang tính thừa nhận gián tiếp quyền lợi của thai nhi như con người Thông qua một số điều khoản về thừa kế theo Bộ luật Dân sự năm 2015 (Điều 593, Điều

613, Điều 660…), sự ưu tiên đặc biệt trong lao động Điều 35, Điều 137 - Điều 141…

Bộ luật Lao động năm 2019), hôn nhân (Điều 51, Điều 88… Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014) đối với người phụ nữ có thai và thai nhi Tuy nhiên, xét trên cơ sở nhân quyền, luật Việt Nam cho thấy sự coi trọng quyền lợi của người phụ nữ hơn là quyền sống của thai nhi thông qua quy định cho phép phá thai dưới 22 tuần tuổi Nhóm tác giả ủng hộ quyền tự chủ quyết định đối với thân thể, quyền tự do sinh sản của người phụ nữ nhưng không đồng tình với việc chấp nhận xâm phạm cơ hội được sống của thai nhi trong mọi trường hợp Việc đưa ra giới hạn phá thai dưới 12 tuần tuổi như trên được xem là mốc thời gian thích hợp về mặt y học cũng như thể hiện sự cân bằng quyền lợi của người mẹ và thai nhi Vì trong giai đoạn này, người mẹ đã đủ để nhận biết được mình mang thai và đưa ra quyết định, đồng thời, thai nhi cũng chưa phát triển quá nhanh nên sẽ giữ an toàn cho sức khỏe và tính mạng của người mẹ Ngoài ra, điều này cũng sẽ đảm bảo quyền sống của thai nhi bởi từ tuần thứ 12 trở đi, thai nhi đã bắt đầu dần hoàn thiện cấu tạo cơ bản Khi áp dụng trên thực tế, chắc chắn sẽ phát sinh những ngoại lệ để được phép phá thai trên 12 tuần, có thể kể đến như: do bệnh lý của sản phụ hay thai nhi; do là nạn nhân của bạo lực tình dục (hiếp dâm, cưỡng bức…); người chưa thành niên, dị tật thai nhi Khoản này phải được quy định rõ ràng và cụ thể, cân nhắc để đưa ra quyết định phù hợp nhất

Ba là, mở rộng phạm vi được hưởng các phúc lợi xã hội (bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội)

Tại California, quyền tự do thân thể và quyền phá thai được công nhận nhiều lần như một “quyền cơ bản của con người” Bang này cũng thiết lập một hệ thống đánh giá năng lực, các chuyên viên thực hiện thủ thuật loại bỏ thai nhi phải hoàn thành khóa đào tạo này để đảm bảo an toàn, sức khoẻ của thai phụ Tại California, phá thai được xem như một dịch vụ sức khỏe thông thường và mọi chi phí đều được bảo hiểm tư nhân chi trả Sự phát triển của những quy định này đem lại lời cam kết đảm bảo quyền lợi của phụ nữ, sự công nhận như một lời khẳng định, một tiếng nói ủng hộ người phụ nữ hoàn toàn có cơ hội được tự mình lựa chọn hay kiểm soát được các hành động thực hiện trên cơ thể của họ

Theo đó, pháp luật về phá thai của Việt Nam chỉ quy định trường hợp cho phép phá thai do bệnh lý của sản phụ hoặc thai nhi được bảo hiểm y tế hỗ trợ chi trả và hưởng lợi từ bảo hiểm xã hội Điều này là không công bằng đối với những người mang thai ngoài ý muốn vì lý do kinh tế khó khăn, lý do bất khả kháng (nạn nhân của bạo lực, quấy rối tình dục; bạo lực gia đình), người chưa thành niên, người chưa kết hôn, thai nhi xuất hiện các dị tật… Trong những trường hợp nêu trên, có những người vì chưa chuẩn bị đủ điều kiện để mang thai, hoặc bị cưỡng bức dẫn đến mang thai, hoặc sụp đổ vì đứa con không được phát triển bình thường Vì vậy, việc mở rộng phạm vi cho các đối tượng trên được hưởng các phúc lợi xã hội giống như một sự an ủi, thương cảm, trấn an, quan tâm to lớn của xã hội và nhà nước để xoa dịu nỗi đau của họ Bên cạnh đó, các thủ tục chứng minh để được hưởng quyền lợi cũng phải được quy định rõ ràng, hợp lý

Bốn là, bổ sung quy định về việc phá thai có điều kiện

Tại Việt Nam, phụ nữ có phạm vi tự do và thoải mái trong việc phá thai nhờ vào quy định đáp ứng theo nguyện vọng của họ Ngược lại, Nhật Bản chỉ cho phép phá thai trong những trường hợp nhất định và yêu cầu sự đồng ý của người phối ngẫu, mặc dù vẫn có ngoại lệ Tuy nhiên, quy định phá thai theo nguyện vọng tại Việt Nam vô tình tạo điều kiện cho việc phá thai tràn lan, nên cần phải đưa ra các điều khoản nghiêm ngặt hơn, chỉ chấp nhận những lý do chính đáng Việc quy định cụ thể các trường hợp phá thai hợp lệ sẽ giúp nhà nước hạn chế nạn phá thai bất hợp pháp và giảm tỷ lệ bệnh lý liên quan ở phụ nữ.

Thứ nhất, luật nên quy định rõ các trường hợp được phép phá thai và cần giới hạn các điều kiện phát sinh quyền nhất định là: lý do kinh tế, lý do sức khỏe, một số ca mang thai ngoài ý muốn do bị xâm hại về thể chất (nạn nhân của bạo lực tình dục, bạo lực gia đình) chứ không chỉ xét theo nguyện vọng của người có nhu cầu phá thai như hiện tại để tránh sự lạm dụng phá thai tràn lan do lối sống buông thả, thiếu nhận thức về các phương pháp tránh thai an toàn Thứ hai, phải xem xét kĩ nguyện vọng phá thai của thai phụ rằng họ có thật sự tự nguyện hay bị cưỡng ép phá thai hay muốn phá thai nhưng bị ngăn cản Vì thế, nên đưa ra các thủ tục cam kết về việc chấp thuận phá thai Nếu xuất hiện dấu hiệu gian dối, thì cả người phá thai và người xúi giục, ngăn cản đều phải chịu mức án xử lý thích đáng Quyền tự do sinh sản của người phụ nữ phải được ưu tiên lên hàng đầu mà không được có sự bắt buộc hoặc cản trở

Năm là, quy định xử lý nghiêm các trường hợp phá thai trái phép đối với người phá thai và người xúi giục, cưỡng ép người khác phá thai trái phép

Trong Bộ luật Hình sự hiện hành của Nhật Bản quy định mọi hành vi phá thai của mọi đối tượng đều là tội phạm hình sự Theo đó, nếu như áp dụng quy định này cho Việt Nam thì sẽ gây bất lợi đối với những trường hợp phá thai vì nguyên nhân chính đáng như khó khăn về điều kiện kinh tế dẫn đến không đủ khả năng để chu cấp đầy đủ cho con hay mang thai ngoài ý muốn vì lý do bất khả kháng như bị xâm hại tình dục, người chưa thành niên, dị tật thai nhi Do đó, việc đưa ra quy định xử phạt cần kèm theo những giới hạn nhất định

Ngày đăng: 29/05/2024, 14:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w