1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

pháp luật về quyền sống của thai nhi ở một số nước trên thế giới và khuyến nghị cho việt nam

119 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật về quyền sống của thai nhi ở một số nước trên thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam
Tác giả Trần Thiên Bảo Trân, Trương Lê Hồng Thái, Phạm Phương Thảo
Trường học Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Hành chính – Nhà nước
Thể loại Công trình dự thi nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 2,48 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN SỐNG CỦA THAI NHI (10)
    • 1.1. Khái quát về quyền sống của thai nhi (10)
      • 1.1.1. Khái niệm thai nhi (10)
      • 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa quyền sống của thai nhi (13)
      • 1.1.3. Lịch sử phát triển quyền sống của thai nhi (18)
      • 1.1.4. Mối liên hệ giữa quyền sống của thai nhi và quyền của người mẹ (22)
    • 1.2. Cơ sở lý luận cho quyền sống của thai nhi (28)
      • 1.2.1. Theo quan điểm của các tôn giáo (28)
      • 1.2.2. Trên phương diện văn hóa và đạo đức dân tộc Việt Nam (32)
      • 1.2.3. Dưới góc độ các học thuyết về quyền con người (34)
      • 1.2.4 Theo quan điểm triết học (36)
  • CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN SỐNG CỦA THAI NHI (38)
    • 2.1. Quyền sống của thai nhi trong pháp luật nhân quyền quốc tế (38)
      • 2.1.1. Các công ước của Liên Hợp quốc (38)
      • 2.1.2. Các văn kiện pháp lý cấp khu vực (43)
    • 2.2. Pháp luật về quyền sống của thai nhi ở một số quốc gia trên thế giới (46)
      • 2.2.1. Pháp luật Ba Lan về quyền sống của thai nhi (47)
      • 2.2.2. Pháp luật Hungary về quyền sống của thai nhi (54)
      • 2.2.3. Pháp luật Tây Ban Nha về quyền sống của thai nhi (71)
  • CHƯƠNG 3: QUYỀN SỐNG CỦA THAI NHI Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN (78)
    • 3.1. Pháp luật về thai nhi ở Việt Nam và thực trạng áp dụng (78)
      • 3.1.1. Pháp luật Việt Nam hiện nay về thai nhi (78)
      • 3.1.2. Thực trạng áp dụng (86)
    • 3.2. Sự cần thiết quy định quyền sống của thai nhi và một số khuyến nghị cho Việt Nam (92)
      • 3.2.1. Sự cần thiết quy định quyền sống của thai nhi ở Việt Nam (92)
      • 3.2.2. Một số khuyến nghị trong quá trình xây dựng khung pháp lý về quyền sống của thai nhi ở Việt Nam (95)
  • PHỤ LỤC (114)

Nội dung

Những vấn đề này thật sự đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong giới học thuật ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung do ảnh hưởng của nó liên quan tới các vấn đề về nhân đạo đối với th

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN SỐNG CỦA THAI NHI

Khái quát về quyền sống của thai nhi

Trước khi đi vào nghiên cứu về quyền sống của thai nhi, chúng ta cần làm rõ một số khái niệm cơ bản như “thai nhi” và “thai nhi liệu có được xem là con người hay không” trên các phương diện khoa học và pháp lý bởi các tác giả trong cũng như ngoài nước Đầu tiên, về mặt khoa học (y học, sinh học, ) khi một tinh trùng thụ tinh thành công với một tế bào trứng thì từ đây sẽ tạo thành một tế bào mới, được gọi là hợp tử Hợp tử tiếp tục phân chia cho đến khi thành phôi nang Và sau đó, khi túi ối được hình thành bao bọc phôi nang thì lúc này nó sẽ trở thành phôi thai Phôi thai được gọi là thai nhi bắt đầu từ tuần thứ 11 của thai kỳ, tức là tuần phát triển thứ 9 sau khi trứng được thụ tinh Thai nhi có ADN và cơ thể khác biệt với mẹ và cha của chúng (đó là do sự kết hợp ADN của mẹ và cha để tạo nên một bộ ADN mới cho thai nhi) Bản thân thai nhi là một sinh vật (chứ không chỉ là một cơ quan hoặc mô của người mẹ) có các bộ phận riêng phối hợp với nhau vì lợi ích của thai nhi Mang trong mình mã di truyền hoàn chỉnh (46 nhiễm sắc thể), chỉ cần môi trường và dinh dưỡng thích hợp thì thai nhi có thể phát triển bản thân qua các giai đoạn khác nhau của cuộc đời với tư cách là một thành viên của loài người Trong cuốn Langman's Medical Embryology, tác giả T.W Sadler cho rằng:

“Sự phát triển của một con người bắt đầu bằng sự thụ tinh” 1 Bên cạnh đó, có bằng chứng khoa học cho thấy thai nhi là một cá thể sống thuộc loài Homo sapiens, cùng giống loài với chúng ta và chỉ đang ở giai đoạn phát triển sớm hơn Giai đoạn bào thai bắt đầu từ tuần thứ 9-10 kể từ kỳ kinh nguyệt cuối cùng của người mẹ, sẽ kéo dài cho đến khi sinh với tên gọi là thai nhi (fetus) Kể từ giai đoạn này, tất cả các hệ thống cơ quan chính đều đã được hình thành, chỉ là chưa trưởng thành như người lớn nhưng cấu trúc giải phẫu vẫn đầy đủ và gần giống như người lớn Kể từ thời điểm này, thai nhi sẽ chủ yếu phát triển và các mô sẽ trưởng thành Do đó, thai nhi dưới góc độ khoa học được nhiều tác giả nhìn nhận là con người độc lập

Như đã phân tích ở trên, thai nhi sẽ bắt đầu được tính từ tuần thứ 9-10 của thai kỳ

Và thuật ngữ “thai nhi” được sử dụng để gọi “bào thai” từ thời điểm này 2 Đây được xem là một cột mốc quan trọng khi thai nhi có những đặc điểm đầu tiên giống với một

1 Paul Stark, “The unborn is a human being: What science tells us about unborn children”, https://www.mccl.org/post/2017/12/20/the-unborn-is-a-human-being-what-science-tells-us-about-unborn- children (truy cập ngày 04/01/2023)

2 Raul Artal-Mittelmark, “Stages of Development of the Fetus”, https://www.msdmanuals.com/home/women-s- health-issues/normal-pregnancy/stages-of-development-of-the-fetus (truy cập ngày 04/01/2023) con người khi đã chào đời Và khi nói đến thai nhi chúng ta cần làm rõ một vấn đề là trên phương diện khoa học, thai nhi được nhìn nhận là một con người độc lập chứ không phải là một cơ quan hay mô của cơ thể người mẹ Bởi vì, con người có thể được phân biệt với các tế bào (mô, cơ quan) của họ bằng cách sử dụng cùng loại tiêu chí mà các nhà khoa học sử dụng để phân biệt các loại tế bào khác nhau Tức là một con người (một cơ thể người) bao gồm các bộ phận của họ (tế bào, protein, ARN, ADN) được cấu tạo riêng biệt từ sự tổng hợp của các cơ quan và mô trên cơ thể Mỗi người sẽ có các cơ quan, bộ phận cơ thể giống nhau Nhưng khi xét về mặt di truyền thì mỗi người sẽ có những bộ ARN, ADN khác nhau Đây được xem là tiêu chí để nhận biết người này với người khác Và ở thai nhi cũng có những đặc điểm đó Khi xét về những giai đoạn đầu tiên của sự hình thành phôi người là quá trình phát triển từ giai đoạn một tế bào (hợp tử), lúc này mọi hành vi sinh vật đều được phối hợp độc đáo, không giống như hành vi của tế bào người đơn thuần Hợp tử tạo ra các mô, cấu trúc và cơ quan ngày càng phối hợp hoạt động một cách phức tạp Điều quan trọng là các tế bào, mô và cơ quan được tạo ra trong quá trình phát triển không bằng cách nào đó “tạo ra” phôi (như thể có một

“nhà sản xuất” bí ẩn, vô hình nào đó chỉ đạo quá trình này), chúng được tạo ra bởi phôi khi nó chỉ đạo quá trình phát triển của chính nó trong giai đoạn trưởng thành của đời người Hành vi có tổ chức, phối hợp này của phôi thai là đặc điểm xác định của một cơ thể người độc lập 3

Một lý do khác để khẳng định thai nhi là một con người độc lập là nếu xem thai nhi là một bộ phận của cơ thể mẹ thì tất cả thai phụ đều là thể khảm nhiễm sắc thể

(Chromosome mosaicism) 4 Nói cách khác, những người phụ nữ mang thai lúc này sẽ là những “sinh vật” mang trên mình hai bộ gen Thế nhưng, bản thân thể khảm vốn là một rối loạn di truyền hiếm gặp và nó không đồng nghĩa với việc mang thai và sẽ không có thứ gọi là “Hội chứng thể khảm tạm thời” Hơn nữa, nếu thai nhi là một bộ phận của cơ thể người mẹ, vậy thì những người phụ nữ mang thai trẻ sơ sinh nam sẽ là những người lưỡng tính bởi lúc này cơ thể họ chứa cả mô nam và nữ Và hiển nhiên không tồn tại trạng thái “Lưỡng tính thai kỳ tạm thời” bởi đây không phải là một rối loạn y tế được công nhận 5

3 Maureen Condic, “A Scientific View of When Life Begins”, https://lozierinstitute.org/a-scientific-view-of-when- life-begins/ (truy cập ngày 04/01/2023)

4 Thể khảm nhiễm sắc thể (Chromosome mosaicism) là sự hiện diện của hai hoặc nhiều dòng tế bào riêng biệt trong một cá thể (Mark D Pertile, “Chromosome Mosaicism”, https://www.sciencedirect.com/topics/neuroscience/chromosome-mosaicism (truy cập 25/7/2023)

5 Michael Egnor, “If a Fetus Isn’t a Human Being, What Is It?”, Evolution News & Science Today (EN), https://evolutionnews.org/2022/05/if-a-fetus-isnt-a-human-being-what-is-it/ (truy cập ngày 04/01/2023)

Chính vì các lý do trên, không thể xem thai nhi như một bộ phận của cơ thể người mẹ Như vậy trên phương diện khoa học, thai nhi có đầy đủ những yếu tố của một cơ thể con người độc lập, và cụ thể hơn thai nhi có thể được xem là một thành viên của cộng đồng người (homo sapiens)

Tiếp đến, trên phương diện pháp lý, hiện nay có rất nhiều các quy định pháp luật về thai nhi, bao gồm các văn kiện pháp lý quốc tế và luật quốc gia Cụ thể, pháp luật quốc tế sớm đã đề cập đến thai nhi qua những quy định về bảo vệ quyền lợi của trẻ em ngay từ khi đang còn nằm trong bụng mẹ:

Tại Tuyên ngôn về quyền trẻ em năm 1959 (Declaration of the Rights of the Child

1959), nguyên tắc 4 đã nêu: “Trẻ em phải được hưởng những lợi ích về an sinh xã hội

Trẻ phải được trưởng thành và phát triển trong môi trường sức khỏe: để đạt được điều này, phải có sự chăm sóc và bảo vệ đặc biệt cho cả trẻ và mẹ của trẻ, đầy đủ trước và sau khi sinh Trẻ có quyền được hưởng các dịch vụ đầy đủ về dinh dưỡng, nhà ở, giải trí và y tế” Hay Công ước về quyền trẻ em năm 1989 (Convention on the Rights of the

Child 1989) cũng có nêu: “Do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, trẻ em cần phải được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau sinh ra đời” Còn có khoản 2 Điều 6 Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em năm

1989 (Convention on the Rights of the Child 1989) quy định: “Các Quốc gia thành viên phải bảo đảm đến mức tối đa có thể được sự sống còn và phát triển của trẻ em” Bên cạnh những quy định trực tiếp bảo vệ thai nhi của các văn kiện quốc tế, thì còn có những quy định gián tiếp bảo vệ thai nhi ở trong bụng mẹ, ví dụ như thông qua quy định tại khoản 5 Điều 6 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR)) quy định: “Không được phép tuyên án tử hình với người phạm tội dưới 18 tuổi và không được thi hành án tử hình đối với phụ nữ đang mang thai”

Không chỉ luật quốc tế, cũng có những luật tại các quốc gia quy định về thai nhi và thừa nhận quyền sống của chúng Điển hình như: Chuẩn luật số 18 Hợp chủng quốc

Cơ sở lý luận cho quyền sống của thai nhi

1.2.1 Theo quan điểm của các tôn giáo

Khi đi vào tìm hiểu và phân tích quyền sống của thai nhi, chúng ta không chỉ nghiên cứu dưới khía cạnh pháp lý đơn thuần, mà còn phải nhìn nhận một cách đa chiều thông qua các quan điểm, tư tưởng trong các tôn giáo Vấn đề quyền sống của thai nhi được nhiều tôn giáo ghi nhận và quan tâm Nhìn chung, các quan niệm, giáo lý của các tôn giáo luôn khuyên răn con người hướng thiện làm điều hay lẽ phải và đa số các tôn giáo đều đề cao vấn đề tạo sinh Vì vậy, vấn đề phá thai (những hành vi ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi) được xem là một tội ác và cần được nghiêm cấm

Quan điểm của Công Giáo

Theo Kinh Thánh, sự hình thành một đứa trẻ là công trình của Chúa (mặc dù người trực tiếp tạo ra đứa trẻ là cha mẹ của chúng) vì chính Chúa mới là người ban cho cha mẹ của đứa trẻ khả năng tạo ra chúng Nói cách khác, Chúa là người sáng tạo ra đứa trẻ, còn cha mẹ của chúng chỉ là những người đồng sáng tạo Mỗi đứa trẻ sinh ra, lớn lên đều có sự quan sát và chăm sóc của Chúa Không có gì là bí ẩn trước mắt của Ngài Đứa trẻ trong tử cung cũng phát triển qua các giai đoạn khác nhau luôn được sự dõi theo của Người Người nhìn thấy nó khi nó mới chỉ là một phôi thai nhỏ bé chưa có hình dạng và thấy nó như thế nào vào ngày mai, vì ngay từ thuở còn là bào thai, con người được Thiên Chúa ghi vào “sách sự sống” và những ngày giờ của nó đã được đếm: “Con mới là bào thai, mắt Ngài đã thấy; mọi ngày đời được dành sẵn cho con đều thấy ghi trong sổ sách Ngài, trước khi ngày đầu con được khởi sự” Nội dung này được trình bày khá rõ trong

Thánh vịnh số 139 Kinh Thánh cũng nói rằng đời sống của một con người khởi đầu từ thời điểm thụ thai: “Ngài thấy cho: lúc chào đời con đã vương lầm lỗi, đã mang tội khi mẹ mới hoài thai” 38

Mặc dù rất ít ỏi, nhưng Kinh Thánh đã nêu lên ý nghĩa rằng đời sống và phẩm giá của một con người là một chuỗi liên tục, xuất hiện từ lúc thụ thai, hình thành phôi thai cho đến lúc sinh ra, trưởng thành và chết Thụ thai được xem như là sự khởi đầu cho đời sống của con người Giá trị làm người của thai nhi được khẳng định một cách gián tiếp qua việc thừa nhận phẩm giá đời sống con người như một tổng thể từ lúc bắt đầu cho đến lúc chết trong tính ý hướng, trong kế hoạch của Chúa Qua đó, Kinh Thánh cũng kêu gọi mọi người hãy tôn trọng đời sống của mỗi người, và của tất cả mọi người trong bất cứ giai đoạn nào của sự sống bởi vì sự sống của họ chính là mục đích của Chúa Đời sống của mỗi con người nói chung, của thai nhi nói riêng đều là kế hoạch của Chúa Nạo phá thai một cách tuỳ tiện là một hành vi giết người, là cố tình xâm phạm kế hoạch của

38 “Kinh thánh Cựu ước Công giáo, Thánh vịnh số 51 - Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con”, https://augustino.net/kinh-thanh-cuu-uoc/sach-thanh-vinh/51/ (truy cập ngày 04/01/2023)

Chúa Có thể nói, trải qua một quá trình từ khi hình thành cho đến khi phát triển như ngày nay, quan điểm của các nhà tư tưởng Công Giáo về phôi thai không phải lúc nào cũng rõ ràng Nhưng nhìn chung họ luôn hướng về cái tốt, cái thiện, luôn dang rộng vòng tay để bảo vệ những mầm sống còn chưa thành hình

Sang thế kỷ IV, V trong khi các nhà tư tưởng của Giáo hội phương Đông tiếp tục đi theo học thuyết của các nhà tư tưởng thời kỳ đầu thì các nhà tư tưởng của Giáo hội phương Tây có sự phân biệt giữa thai chưa thành hình và thai đã thành hình, và thời điểm mà linh hồn được phú (ban) vào thân xác Làm rõ hai nội dung đó mới có thể khẳng định được từ thời điểm nào thì thai nhi được thừa nhận như một con người Tuy vậy, các nhà tư tưởng vẫn không làm rõ được quan điểm về phú hồn của mình Nhưng nhìn chung, họ đều thừa nhận với quan điểm trong Kinh Thánh, đó là việc phú hồn của Chúa vượt ra ngoài khả năng hiểu biết của con người

Ngày nay, Cộng đồng Vatican cũng đã lên án rất mãnh liệt hành vi nạo phá thai, coi phá thai là một hành vi giết người Hiến chế mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay của Cộng đồng khẳng định: “Thiên chúa là Chúa sự sống, đã trao cho con người nhiệm vụ cao cả là bảo tồn sự sống, và họ phải chu toàn bổn phận ấy cách xứng hợp với con người Do đó, sự sống ngay từ lúc thụ thai đã phải được giữ gìn hết sức cẩn thận; phá thai và sát nhi là những tội ác ghê tởm” 39

Như vậy, trong quá trình phát triển của Công Giáo đã có những thời điểm tư tưởng về con người có sự khác biệt Nhưng chung quy tư tưởng Công Giáo luôn hướng con người đến những thứ tốt đẹp, đề cao quyền con người, đặc biệt là đối với quyền sống của thai nhi Mặc dù chưa thể xác định được thời điểm nào thai nhi là một cá thể sống, thế nhưng trong Kinh Thánh nói riêng và các giáo lý Công Giáo nói chung đều xem phá thai hay các hành vi ảnh hưởng tiêu cực đến bào thai (thai nhi) là những tội lỗi cần được ngăn chặn

Quan điểm của Phật giáo

Trong quá trình tìm hiểu về giáo lý Phật giáo, có nhiều quan điểm giáo lý, cũng như cách nhìn nhận về quyền sống của thai nhi Nhưng về cốt lõi, Phật giáo luôn đề cao quyền sống của thai nhi và xem thai nhi là một món quà, là sự khởi đầu của một kiếp người Theo Phật, bào thai được hình thành khi có sự giao hợp giữa cha mẹ trong thời kỳ người mẹ có thể thụ thai và yếu tố quyết định là sự có mặt của “thần thức”, hay còn gọi là “hương ấm xâm nhập vào” Vì vậy, sinh mạng của thai nhi, tức mầm sống của

39 Thánh cộng đồng Vaticano II, “Hiến chế mục vụ về giáo hội trong thế giới ngày nay - Gaudium et spes”, https://augustino.net/van-kien-cong-dong-va-ti-ca-no-ii/hien-che-muc-vu-ve-giao-hoi-trong-the-gioi-ngay-nay- gaudium-et-spes-07-12-1965/ (truy cập ngày 07/01/2023) con người, đã được tạo thành ngay từ phút giây đầu tiên mà thần thức đi vào cơ thể người mẹ khi cha mẹ giao hợp

Như đã đề cập, thai nhi mang mầm sống của con người ngay từ khi người mẹ thụ thai thế nên cần phải được bảo vệ một cách kỹ lưỡng Thiết nghĩ không có gì ác độc hơn là tiêu diệt bào thai, vì đó là hành vi giết hại một sinh linh đang ở trong giai đoạn yếu ớt nhất mà mạng sống hoàn toàn lệ thuộc vào người mẹ Đại luận sư Buddhaghosa nói rằng: “Nghiệp quả của sự phá thai tệ hại hơn là giết một tên côn đồ, vì tự vệ” 40 Đức Đạt Lai Lạt Ma, khi trả lời về vấn đề này cho các nhà khoa học phương Tây đã khẳng định: “Phật giáo quan niệm rằng ý thức xâm nhập vào sinh vật ngay từ phút giây đầu tiên của sự thụ thai, bởi lẽ đó mà phôi bào vẫn được coi như là một sinh vật Cho nên chúng tôi xem hành động phá thai cũng giống như việc cướp đi sự sống của một con người” 41

Bất hại (ahiṃsā) là một trong những nguyên tắc căn bản của Phật giáo Ahiṃsā mặc dù mang nghĩa đen là bất hại nhưng nó còn bao hàm ý nghĩa rộng hơn là “tôn trọng sự sống” hay “sự sống thiêng liêng” Nguyên tắc tôn trọng sự sống được hiểu trong đạo đức là cố ý làm hại hay gây thương tổn tới các sinh vật luôn là điều sai trái về đạo đức Phá thai là một hành động đi ngược lại với tôn chỉ không giết hại (ahiṃsā) của đạo Phật và nó cũng là giới đầu tiên trong năm giới 42 Trong kinh “Trường thọ diệt tội” cũng dẫn chứng về một Ưu bà di tên Điên Đảo đã mang thai tám tháng, vì gia quy nghiêm ngặt nên uống thuốc phá thai Ngài Phổ Quảng Chính Kiến Như Lai dạy Ưu bà di Điên Đảo rằng: “Ở đời năm việc, khi đã làm xong, sám hối khó dứt tội: một là tội giết cha, hai là tội giết mẹ, ba là giết thai nhi, bốn là làm thân Phật chảy máu, năm là phá hòa hiệp Tăng Các nghiệp xấu ác như vậy, dù có sám hối cũng khó hết sạch” 43

Tuy nhiên, chúng ta đều biết giáo pháp của Phật không có tính cố định, cứng nhắc Kinh thường nói Đức Phật có đến 84.000 pháp để tương ứng với vô số phiền não, trần lao, nghiệp chướng của chúng sanh và giải quyết được vấn nạn cho họ Vì vậy, sự tôn trọng mạng sống của thai nhi cũng có một mặt khác cần xét đến Nếu thai nhi được sinh ra sẽ bị dị dạng, bị bệnh tật nguy hiểm, chắc chắn tạo nên cuộc sống đầy đau khổ cho chính nó và cho gia đình, hơn là được hạnh phúc thì trong trường hợp bất khả kháng

40 HT.Thích Trí Quảng, “Tôn trọng sự sống của thai nhi”, https://giacngo.vn/ton-trong-su-song-cua-thai-nhi- post35764.html (truy cập ngày 05/01/2023)

41 Beyond Dogma, “HH the Dalai Lama, Rupa & Co”, https://susongthainhi.com/hau-qua/quan-diem-cua-cac-ton- giao (truy cập ngày 05/01/2023)

42 Thích nữ Nguyên Tuệ, “Mầm sống thai nhi theo quan điểm Phật giáo (tiếp theo)”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, https://tapchinghiencuuphathoc.vn/mam-song-thai-nhi-theo-quan-diem-phat-giao-2.html (truy cập ngày 14/01/2023)

43 Thích nữ Nguyên Tuệ, tlđd (42) như vậy, gia đình có thể quyết định không cho đứa bé ra đời Hoặc trường hợp để cứu tính mạng của người mẹ, người ta không còn cách gì khác hơn là đành hy sinh sự sống của thai nhi

PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN SỐNG CỦA THAI NHI

Quyền sống của thai nhi trong pháp luật nhân quyền quốc tế

2.1.1 Các công ước của Liên Hợp quốc

Có thể nói, khi nhắc đến quyền sống của thai nhi và các vấn đề xoay quanh việc liệu có nên công nhận quyền này hay không thì đến nay vẫn có sự tranh cãi trong cộng đồng quốc tế và khu vực Cụ thể:

Tại lời mở đầu của Công ước Liên Hợp quốc về Quyền trẻ em (Convention on the Rights of the Child hay UNCRC) có ghi rằng: “trẻ em, do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời” Theo quan điểm của nhóm tác giả, khi xem xét nội dung tại lời nói đầu này, có thể thấy “độ tuổi” của trẻ em được đề cập tại đây là dù có từ thời điểm được thụ thai (lúc có sự kết hợp giữa giao tử nam và nữ) cho đến ngày đủ 18 tuổi đều được xem là con người Do đó, thai nhi vẫn được hưởng các quyền con người như trẻ em sau khi sinh Thế nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng bản thân lời nói đầu thường không có giá trị bởi nó không phải là luật Trên thực tế, căn cứ vào khoản 2 Điều

31 Công ước viên Luật Điều ước quốc tế có quy định: “Phần nội dung để giải thích một điều ước, ngoài chính nội dung văn bản, gồm lời nói đầu và các phụ lục…” Thế nên, dù chỉ được đề cập tại phần mở đầu, nhưng có thể thấy Lời nói đầu của Công ước Liên Hợp quốc về Quyền trẻ em vẫn có giá trị pháp lý để nói lên quyền sống cho một đứa trẻ được thụ thai nhưng vẫn chưa được sinh ra

Không dừng lại ở đó, UNCRC tiếp tục quy định về các điều luật cho thấy việc cần đảm bảo công bằng cũng như nghiêm cấm bất kỳ hình thức phân biệt đối xử nào về vấn đề này:

“1 Các quốc gia thành viên phải tôn trọng và bảo đảm những quyền được nêu ra trong Công ước này đối với mọi trẻ em thuộc quyền tài phán của họ mà không có bất cứ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc, sắc tộc hay xã hội, tài sản, khuyết tật, thành phần xuất thân hay địa vị khác của trẻ em hoặc cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp của trẻ em đó

2 Các quốc gia thành viên phải thi hành mọi biện pháp thích hợp để bảo đảm cho trẻ em được bảo vệ trước mọi hình thức phân biệt đối xử hoặc trừng phạt vì các lý do địa vị, hoạt động, những ý kiến phát biểu hoặc tín ngưỡng của cha mẹ, người giám hộ pháp lý hoặc những thành viên khác trong gia đình của trẻ em.”

Rõ ràng, từ quy định trên có thể thấy: thai nhi không thể vì các lý do như thời điểm sinh, tuổi, hay cụ thể hơn là vì lý do bản thân đứa bé chưa được sinh ra, những ý kiến phát biểu… mà bị phân biệt, nói rằng đứa trẻ ấy không có quyền được sống (Các Quốc gia thành viên phải tôn trọng và bảo đảm những quyền được nêu ra trong Công ước này đối với mọi trẻ em thuộc quyền tài phán của họ mà không có bất cứ sự phân biệt đối xử nào về… quan điểm khác)

Hay tại Điều 3 và Điều 6 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR) cũng nói rằng mọi người đều được công nhận là “con người trước pháp luật tại bất cứ đâu” và tất cả đều “có quyền được sống, tự do, và an toàn thân thể” Nói cách khác, tại đây, kể cả thai nhi cũng sẽ được thừa nhận rằng có quyền được sống và cũng được xem như một con người Tới đây, sẽ có ý kiến cho rằng: Liệu thai nhi có được xem là “ai” - chủ thể đang được quy định trong các điều luật của UDHR hay không? Hay “ai” này nói “mọi người”, tức là “những con người đã được sinh ra” mà không bao gồm thai nhi? Nói đến vấn đề này, thì tại Điều 1 và Điều 2 của Tuyên ngôn có viết:

“Điều 1: Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi, có lý trí và lương tri, và phải đối xử với nhau trong tình bác ái Điều 2: Ai cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn này không phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào, như chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào khác…”

Nếu chỉ viện dẫn mỗi Điều 1 thì có thể một số ý kiến sẽ vịn vào cụm “Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng” để khẳng định “con người” được công nhận ở đây chỉ có thể là “những con người đã được sinh ra” Nhưng tại Điều 2 lại một lần nữa khẳng định, ai cũng sẽ được hưởng các quyền tự do (trong đó bao gồm quyền được sống) mà không bị phân biệt đối xử vì bất kỳ lý do nào Thế nên, việc nói rằng vì thai nhi chưa được sinh ra để từ đó khiến chúng bị phân biệt đối xử, bị nói rằng không có quyền được sống là điều bất hợp lý Bởi lẽ ngay từ đầu khi xét về mặt sinh học, thai nhi gần như giống hệt người trưởng thành hay đứa trẻ được sinh ra đời, chúng vẫn thuộc giống loài Homo sapiens, sở hữu cho mình các mô, cơ quan, ADN, ARN… dù các mô, cơ quan này chưa lớn bằng người trưởng thành và vẫn đang còn trong giai đoạn phát triển

Bên cạnh Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, tại khoản 5 Điều 6 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính (ICCPR) cũng có các quy định liên quan về vấn đề này:

“Không được phép tuyên án tử hình với người phạm tội dưới 18 tuổi và không được thi hành án tử hình đối với phụ nữ đang mang thai” Theo đó, một trong những lý do trọng yếu khiến ICCPR quy định rằng không thể thi hành án tử hình với phụ nữ mang thai chính là để đảm bảo quyền lợi cũng sự công bằng đối với thai nhi khi bản thân chúng vốn dĩ không có tội Cụ thể:

Thai nhi hoặc trẻ nhỏ có sinh mệnh gắn liền với người mẹ, tử hình người mẹ đồng nghĩa với việc tước đoạt quyền sống của thai nhi hay ít ra là điều kiện sống tối cần thiết của đứa trẻ mới sinh Đó là sự chà đạp quyền con người dã man và vô nhân đạo, không thể được chấp nhận trong xã hội văn minh Thai nhi hay trẻ nhỏ yếu đuối là hoàn toàn vô tội, buộc nó phải gánh chịu trách nhiệm về hành vi tội lỗi của người khác, dù đó chính là người mẹ sinh ra nó cũng hết sức bất công Nói về sự vô lý này, tác giả cuốn “Những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự Nigeria” đã diễn đạt bằng một câu thành ngữ rất chân thực: “Đứa bé không thể bị ê răng chỉ vì mẹ nó đã ăn nho chua” 50

Bên cạnh đó, bản thân người phụ nữ vốn là một trong các nhóm xã hội dễ bị tổn thương (vulnerable groups) cần được chú trọng bảo vệ Thế nên, trong tình trạng mang thai, sinh nở, phụ nữ sẽ càng trở nên yếu đuối, cả sức khỏe tinh thần lẫn thể chất đều dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết Do vậy, nếu cho họ thi hành án tử hình thì sẽ dễ khiến tâm lý của họ không ổn định trong thời gian chờ thi hành án Mà thai nhi (như đã đề cập ở trên) vốn có đời sống phụ thuộc vào người mẹ, từ đó trẻ cũng sẽ dễ phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ người mẹ (kể cả về sức khỏe lẫn cả tính mạng nếu việc tử hình diễn ra trong khi người phụ nữ mang thai) dù bản thân đứa nhỏ ấy là vô tội Qua đây cho thấy khoản 5 Điều 6 của Công ước này không chỉ hướng tới bảo vệ nhóm người yếu thế trong xã hội nói chung mà còn là bảo vệ các cá nhân nói riêng Đó là người phụ nữ mang thai, cũng như hướng tới mục đích bảo vệ cuộc sống con người ở giai đoạn phát triển trước khi sinh (ở đây là thai nhi), đồng thời tôn trọng đầy đủ tư cách pháp nhân và các quyền con người vốn có của thai nhi ấy

Có thể thấy, mọi vấn đề đều phải luôn được nhìn nhận dưới nhiều góc độ, có tích cực, tiêu cực, đồng thuận, trái chiều Thế nên, khi đề cập đến quyền sống của thai nhi, bên cạnh những quan điểm tôn trọng quyền này, hay như các quan điểm cố gắng cân bằng quyền này và quyền của người mẹ thì cũng có những quan điểm khác cho rằng quyền sống của thai nhi không nên được ưu tiên vượt quá quyền của người mẹ Cụ thể, điều này được thể hiện qua ý kiến của Ủy ban xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ (The Committee on the Elimination of Discrimination against Women) trong khi diễn giải cũng như giám sát việc tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (The Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination Against Women) khi họ đã nhấn mạnh rằng: “các nguyên tắc cơ bản

Pháp luật về quyền sống của thai nhi ở một số quốc gia trên thế giới

Theo đó, sau quá trình tìm hiểu và sàng lọc, nhóm tác giả quyết định chọn ra ba hệ thống pháp luật bảo vệ quyền sống của thai nhi đó là Hungary, Ba Lan và Tây Ban Nha Trước hết, về phía Ba Lan, pháp luật có quy định khá nổi bật là những chính sách hỗ trợ về mặt học tập đối với các thai phụ đang trong độ tuổi đến trường Bên cạnh đó, là việc chung tay hỗ trợ những thai phụ gặp các vấn đề khó khăn trong quá trình mang thai và sau sinh của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức tôn giáo cùng với đó là các tổ chức xã hội Ngoài ra, để hạn chế việc phá thai, chính phủ Ba Lan đã cho xây dựng một chương trình giáo dục và đào tạo một hệ thống nguồn nhân lực có chuyên môn trong lĩnh vực giáo dục giới tính Đối với Hungary thì ngay từ những lời nói đầu của Đạo luật bảo vệ sức khỏe cũng như cả trong Hiến pháp đều đề cập trực tiếp quyền sống của thai nhi cũng như thừa nhận thai nhi là con người Bên cạnh đó, luật cũng quy định rõ ràng về quyền phá thai theo từng tuần tuổi của thai nhi với những điều kiện cụ thể

Còn ở pháp luật Tây Ban Nha, mặc dù chưa quy định chính thức về quyền sống của thai nhi được công nhận, nhưng phần nào trong Đạo luật mới của quốc gia này lại thừa nhận cho việc bảo vệ cho quyền sống của thai nhi Bên cạnh đó, trong hệ thống pháp luật của Tây Ban Nha có quy định về chế tài dành riêng cho những người có liên quan đến quyền sống của thai nhi khi họ có vi phạm nhằm mục đích giáo dục, răn đe

Và đây cũng chính là điểm mới mà 2 quốc gia ở trên chưa đề cập đến

Tóm lại, cả pháp luật của Ba Lan, Hungary và Tây Ban Nha đều có sự bảo vệ quyền sống của thai nhi ở mức nhất định phù hợp thông qua việc quy định các chính sách, điều luật bảo vệ sự sống trước khi sinh Nhưng không dừng lại ở đó, pháp luật của các quốc gia này vẫn luôn tìm cách hỗ trợ cả thai phụ, đảm bảo sự cân bằng về quyền giữa người phụ nữ mang thai và thai nhi Cũng như từ việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn, có thể thấy tỷ lệ phá thai ở các quốc gia này đều có xu hướng giảm Do đó, với những ưu điểm trên mà nhóm tác giả đã thống nhất lựa chọn pháp luật của Ba Lan, Hungary và Tây Ban Nha làm đối tượng nghiên cứu chính trong việc tìm hiểu quyền sống của thai ở một số quốc gia trên thế giới

2.2.1 Pháp luật Ba Lan về quyền sống của thai nhi

Luật phá thai trong lịch sử hiện đại của Ba Lan từ năm 1956 đến năm 1993 được tiếp cận rộng rãi trên cơ sở trị liệu (hay nói cách khác là trong lĩnh vực y tế về tiếp cận, điều trị các vấn đề liên quan đến sản khoa nói chung và tình hình sức khỏe cùng sự phát triển của thai nhi nói riêng) và kinh tế xã hội Theo đó, trong những ngày đầu xây dựng hệ thống pháp luật về quyền sống của thai nhi đã xuất hiện những hạn chế trong việc giải thích quyền sống của thai nhi tại các điều luật Điều này khiến luật pháp ít được áp dụng hoặc tuân thủ Thế nên về sau, cùng với sự tiến bộ trong kỹ thuật lập pháp và sự thay đổi về mặt nhận thức của người dân về quyền sống mà đến năm 1993 Đạo luật về

Kế hoạch hóa gia đình, Bảo vệ phôi người và các điều kiện để chấm dứt thai kỳ hợp pháp (The Family Planning, Human Embryo Protection and Conditions of Permissibility of Abortion Act of 7 January 1993) (còn gọi là Đạo luật chống phá thai năm 1993) đã ra đời Chính sự ra đời của Đạo luật này giúp giải quyết nhiều vấn đề gây tranh cãi trong xã hội, chẳng hạn như quyền sống của thai nhi liệu có được công nhận, quyền được yêu cầu phá thai trong một số trường hợp nhất định… Với mục tiêu cuối cùng là bảo vệ được quyền lợi của thai nhi nói chung và quyền sống của thai nhi nói riêng, nhưng đồng thời không xâm phạm đến những quyền cơ bản của người phụ nữ

Trước hết, tại phần Lời mở đầu của Đạo luật chống phá thai năm 1993 đã công nhận rằng: “Thừa nhận tính mạng là quyền cơ bản của con người, tính mạng, sức khỏe được Nhà nước, xã hội và công dân đặc biệt bảo vệ” tức tính mạng là quyền cơ bản của con người và việc chăm sóc cuộc sống, sức khỏe là nhiệm vụ cơ bản của Nhà nước, xã hội và toàn dân Sự công nhận quyền sống không chỉ được nhấn mạnh trong lời nói đầu, mà còn được các nhà lập pháp ưu ái quy định trong Điều 1 của Đạo luật “Quyền được sống phải được bảo vệ, kể cả trong giai đoạn trước khi sinh, trong phạm vi được quy định của Đạo luật” Theo đó, phạm vi công nhận quyền sống của con người được mở rộng đến giai đoạn trước khi sinh Không chỉ vậy, tính mạng, sức khỏe của trẻ em được pháp luật bảo hộ ngay từ khi được thụ thai Vấn đề này được quy định cụ thể tại khoản

1 Điều 2 của Đạo luật này:“Các cơ quan hành chính Nhà nước và chính quyền địa phương, trong phạm vi thẩm quyền của mình, như được chỉ định trong các quy định cụ thể, có nghĩa vụ cung cấp trợ giúp về y tế, xã hội và pháp lý cho phụ nữ mang thai, cụ thể là: 1) chăm sóc trước khi sinh cho thai nhi và chăm sóc y tế cho bà bầu” Đây được xem là một điểm sáng trong tư duy của các nhà lập pháp Khi mà chủ thể chịu sự bảo vệ của pháp luật không chỉ gói gọn ở trẻ em được sinh ra, người trưởng thành mà giờ đây cả sự sống non nớt ngay từ trong bụng mẹ cũng nhận được một sự quan tâm nhất định Các biện pháp bảo vệ sự sống của thai nhi không chỉ được quy định trực tiếp trong Đạo luật này mà nó còn được quy định một cách gián tiếp thông qua quyền lợi của người mẹ Cụ thể tại khoản 3 Điều 2 có quy định:“Nhà trường có nghĩa vụ cho phép học sinh mang thai nghỉ phép và cung cấp các hình thức hỗ trợ cần thiết khác để học sinh đó hoàn thành việc học của mình, trong chừng mực có thể, không có bất kỳ sự chậm trễ nào trong việc hoàn thành các môn học của chương trình giảng dạy Nếu vì mang thai, sinh nở hoặc bị giam giữ, người phụ nữ không thể vượt qua các kỳ thi quan trọng để tiếp tục học tập, nhà trường có nghĩa vụ ấn định ngày thi bổ sung thuận tiện cho người phụ nữ, trong khoảng thời hạn không quá 6 tháng” Theo đó, nếu người mẹ mang thai trong giai đoạn còn đang đến trường, thì nhà trường sẽ tạo điều kiện để giúp người mẹ trong tương lai này hoàn thành việc học một cách tốt nhất, kể cả khi quá trình học tập và thi cử bị gián đoạn bởi việc mang thai, sinh nở hoặc bị giam giữ Đó không chỉ vì tương lai của người mẹ, mà còn là một biện pháp bảo đảm kinh tế sau này khi phải nuôi con ở độ tuổi quá trẻ cũng như góp phần hạn chế những trường hợp phá thai vì lý do học tập Tuy vậy, điều luật này vẫn còn một điểm hạn chế là chưa quy định rõ người mẹ trong tương lai này đang còn ở độ tuổi nào Nếu chủ thể này vẫn còn đến trường nhưng chưa bước sang độ tuổi được xem là an toàn khi mang thai (“Phụ nữ từ 20 – 35 tuổi là độ tuổi mang thai tốt nhất vì khi mang thai sẽ hạn chế các rủi ro, biến chứng thường gặp trong thai kỳ như mang thai ngoài tử cung, tiền sản giật, nguy cơ thai chết lưu và dọa sảy thai Chất lượng trứng trong giai đoạn này cũng tốt hơn, cơ hội mang song thai, đa thai cũng chiếm tỉ lệ cao hơn” 57 ) thì việc quan trọng nhất lúc bấy giờ là bỏ cái thai trong vài tuần đầu của thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cũng như tính mạng của người mẹ trong tương lai này, chứ không phải là một biện pháp hỗ trợ được áp dụng cho mọi trường hợp

Trong giai đoạn Đạo luật này được xây dựng, vai trò của Giáo hội Công giáo có sự tác động mạnh mẽ đến tư duy của các nhà làm luật Nòng cốt quan trọng trong giáo lý của Giáo hội Công giáo nói riêng và các tôn giáo khác nói chung đó là đề cao sự sống,

57 Vũ Văn Trình, “Phụ nữ độ tuổi nào nên có con?”, https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao- duc-suc-khoe/phu-nu-do-tuoi-nao-nen-co-con-3793 (truy cập ngày 02/3/2023) tôn trọng những mầm sống dù là nhỏ nhất Tư tưởng đó được các nhà làm luật quy định trong khoản 1 Điều 3 của Đạo luật này: “Các cơ quan hành chính công và chính quyền địa phương sẽ hợp tác và giúp đỡ Giáo hội Công giáo, các nhà thờ và tổ chức tôn giáo khác, cũng như các tổ chức xã hội tổ chức chăm sóc phụ nữ mang thai, sắp xếp gia đình nuôi dưỡng hoặc đóng góp cho việc nhận con nuôi” khi mà nó khuyến khích những thai phụ mang thai ngoài ý muốn (tuy không phải là nạn nhân của một hành vi vi phạm pháp luật nhưng hoàn cảnh gia đình không cho phép nuôi dưỡng đứa trẻ chưa chào đời đó) tiếp tục nuôi dưỡng và sinh đứa trẻ đó ra đời Thế nên, giải pháp được đặt ra lúc này là sự chung tay giúp đỡ của các cơ quan hành chính công, chính quyền địa phương, Giáo hội Công giáo, các nhà thờ và tổ chức tôn giáo khác, các tổ chức xã hội tổ chức chăm sóc phụ nữ mang thai để tạo điều kiện sắp xếp cũng như nhận nuôi những đứa trẻ sơ sinh của các chủ thể chịu sự tác động của Đạo luật này 58 Với mục đích cuối cùng là cứu rỗi những đứa trẻ sơ sinh không may ra đời trong hoàn cảnh không thuận lợi và trao cho thai nhi một cơ hội mới để được sống, được sinh ra, có thể thấy điều luật này mang đậm tính nhân văn khi nó đứng dưới góc độ vì lợi ích của thai nhi mà suy xét

Không chỉ vậy, nhận thấy việc giáo dục người dân về các vấn đề liên quan đến sinh sản, tình dục cũng như trách nhiệm đối với gia đình là rất quan trọng, thế nên, tại Điều 4 Đạo luật đã nói về vấn đề này, qua đó nhằm thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ phá thai, nâng cao ý thức của người dân về vấn đề sinh sản và gia đình Trước hết, tại khoản

1 Điều 4 có ghi rằng: “Các khóa học về đời sống tình dục của một cá nhân, các nguyên tắc làm cha mẹ có ý thức và trách nhiệm, giá trị của gia đình, cuộc sống trong giai đoạn trước khi sinh, cũng như các phương pháp và biện pháp sinh sản có ý thức sẽ được đưa vào chương trình giảng dạy của nhà trường.” Có thể thấy, những nhà lập pháp Ba Lan mong muốn mang lại cho những người trẻ tuổi kiến thức và kỹ năng cần thiết để có sức khỏe tình dục tốt bởi việc hiểu rõ những kiến thức này giúp họ có những mối quan hệ lành mạnh, đưa ra quyết định sáng suốt về tình dục và yêu bản thân hơn Đồng thời, việc tiếp cận sớm các kiến thức về sức khỏe sinh sản, mối quan hệ gia đình giúp người trẻ cảm thấy an toàn hơn trong một xã hội còn tồn tại những nguy hiểm, tệ nạn nói chung Một khi ý thức của người dân (bao gồm của những trẻ vị thành niên) được nâng cao thì sẽ giảm thiểu rủi ro như việc mang thai ngoài ý muốn và các hệ lụy đến từ nó, cũng như có đầy đủ kiến thức để giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản Không chỉ vậy, quy định này vô hình trung còn cho thấy các nhà lập pháp đã gián tiếp bảo vệ thai

58 Dr Marcin Olszówka, Bartosz Zalewski, “Opinion regarding non-conformity of certain provisions of the Act on family planning, protection of the human foetus and admissibility conditions for the termination of pregnancy with the Constitution of the Republic of Poland”, https://en.ordoiuris.pl/life-protection/opinion-regarding-non- conformity-certain-provisions-act-family-planning-protection (truy cập ngày 02/3/2023) nhi ngay từ thời điểm ban đầu Thật vậy, khi được trang bị đầy đủ kiến thức thì người dân, đặc biệt là phụ nữ, sẽ có sự chuẩn bị các biện pháp tránh thai hợp lý hoặc có thể sẽ giúp họ chọn một hướng giải quyết khác thay vì phá thai Việc mang thai lúc này là minh chứng cho sự chuẩn bị không chu đáo các biện pháp tránh thai, thế nên trách nhiệm sẽ thuộc về những người cha mẹ trong tương lai chứ không phải là của thai nhi vô tội Ngoài ra, đối tượng mà điều luật này hướng đến còn có cả nam giới Vì hầu hết các tội phạm xâm hại, cưỡng dâm, thì tội phạm chủ yếu là nam giới Nếu việc nâng cao ý thức của nhóm đối tượng này được thực hiện tốt, thì tỷ lệ phá thai do hiếp dâm, loạn luận sẽ được giảm đến mức tối đa Và những thai nhi sẽ không phải gánh vác trên mình những tội lỗi mà bản thân không hề gây ra Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng giảng dạy, thì việc lựa chọn nội dung giảng dạy phù hợp, những giáo viên có kinh nghiệm và được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này cũng được các nhà lập pháp quan tâm Điều này được thể hiện tại khoản 3 Điều 4 của Đạo luật này: “Bộ trưởng Bộ Giáo dục sẽ xác định, theo quy định, một chương trình giảng dạy cốt lõi chi tiết, bao gồm cách thức giảng dạy và phạm vi của chương trình giảng dạy được đề cập trong đoạn 1, đồng thời sẽ giới thiệu một hệ thống đào tạo giáo viên về các chủ đề được đề cập trong đoạn 1.”

Có thể nói, Đạo luật chống phá thai năm 1993 được xem là một trong những cơ sở pháp lý quy định nghiêm ngặt về phá thai ở châu Âu Nó đặt ra 3 trường hợp được phép phá thai khi đủ các điều kiện được quy định và được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn tại các cơ sở y tế hợp pháp với mục tiêu giảm tỷ lệ phá thai xuống mức thấp nhất Trường hợp đầu tiên được xác định có thể phá thai được quy định tại đoạn 1 khoản

“Việc đình chỉ thai nghén chỉ được thực hiện bởi bác sĩ khi:

1) Việc thai nghén đe dọa đến tính mạng hoặc sức khỏe của thai phụ.”

Mối đe dọa này được xác nhận bởi một bác sĩ không phải là người thực hiện việc phá thai Như trường hợp sức khỏe của người mẹ bị đe dọa khi mắc bệnh ung thư nhưng không thể tiến hành điều trị do các biện pháp như hóa trị, xạ trị gây ra nhiều tác động đến cơ thể của người mẹ bao gồm cả thai nhi Thế nhưng nếu không điều trị thì tính mạng của người mẹ sẽ bị đe dọa do bệnh ung thư di căn rất nhanh, để càng lâu sẽ càng nguy hiểm và việc chậm điều trị cũng tương đương một bản án tử cho các bệnh nhân Ngoài ra còn một số bệnh (như bệnh tim nặng, bệnh lao đang tiến triển, basedow nặng, AIDS giai đoạn cuối…) mà khi mắc phải thì lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe là không nên sinh đứa bé nhằm bảo toàn tính mạng cho người mẹ Thông qua điều luật này ta có thể thấy được sự tôn trọng những quyền cơ bản mà các nhà làm luật dành cho người phụ nữ khi không để các quyền của thai nhi xâm phạm quá mức đến sức khỏe và tính mạng của người mẹ Qua đó, quyền của người phụ nữ được đề cao và họ không bị xem là một công cụ sinh sản Tuy nhiên, đây chỉ được xem như một biện pháp cuối cùng để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người mẹ Nếu xem xét trường hợp thai nhi có thể sống độc lập bên ngoài tử cung của người mẹ thì cần tiến hành biện pháp sinh non cùng với việc điều trị cho người mẹ Đến với trường hợp thứ hai được quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 4a của Đạo luật này: “Kiểm tra trước khi sinh hoặc các tình trạng y tế khác cho thấy có nhiều khả năng thai nhi bị dị tật nghiêm trọng và không thể chữa khỏi hoặc mắc bệnh nan y đe dọa tính mạng của thai nhi.” Xác suất này phải được xác nhận bởi một bác sĩ không phải là người thực hiện phá thai Việc cho phép phá thai của pháp luật khi xác định thai nhi bị mắc các dị tật hoặc các bệnh nan y gây ảnh hưởng đến thai nhi là một hướng đi nhân đạo Vì điều này giúp tránh được trường hợp những người mẹ phải đối mặt với việc sinh ra những đứa trẻ sơ sinh ốm yếu và một trong số chúng chắc chắn sẽ chết vì những căn bệnh nan y Đó không chỉ là sự tổn thương cho những bậc cha mẹ (những đau khổ đó đáng lý ra có thể trách được), mà còn là những thương tổn về sức khỏe và tinh thần của những đứa trẻ mắc bệnh nhưng vẫn còn sống Sự tác động đó không chỉ gói gọn trong phạm vi gia đình mà còn là xã hội Thế nên cần phải có những chính sách xã hội giúp san sẻ khó khăn cho các gia đình có con mắc dị tật bẩm sinh hay các bệnh nan y Tuy nhiên, đối với những đứa trẻ có khuyết tật, bệnh bẩm sinh nhưng không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của những đứa trẻ (tức là các đặc điểm dị hình) thì những tác động đó sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến chức năng vận động cũng như sức khỏe của đứa trẻ nếu được chuẩn đoán từ sớm và có sự can thiệp của y tế Thế nên, những đứa trẻ, thai nhi đó xứng đáng nhận được sự bảo vệ đặc biệt từ các cơ quan công quyền Ngoài ra, trong trường hợp này việc phá thai chỉ được áp dụng trong giai đoạn đầu của thai kỳ Vì theo khoản 2 Điều 4a có quy định: “Việc chấm dứt thai nghén chỉ được phép cho đến khi thai nhi có khả năng sống độc lập bên ngoài cơ thể của thai phụ” Tức thai nhi có khuyết tật hay bệnh nan y nhưng đã phát triển đến những giai đoạn gần cuối của thai kỳ, thì phải xem xét không tiến hành biện pháp phá thai Vì việc phá thai trong giai đoạn này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người mẹ, thậm chí là làm mất khả năng làm mẹ của người phụ nữ đó trong tương lai

Trường hợp cuối cùng được xác định là có thể phá thai quy định tại đoạn 3 khoản

1 Điều 4a của Đạo luật này: “Có căn cứ để nghi ngờ việc mang thai là do hành vi trái pháp luật” Theo đó, khi có nghi ngờ xác nhận rằng việc mang thai là kết quả của một hành vi phạm tội như hiếp dâm, loạn luân, giao cấu với trẻ vị thành niên… và việc xác định thai nhi có phải là kết quả của hành vi phạm tội phải được tiến hành bởi công tố viên 59 thì người phụ nữ có thể thực hiện phá thai Có thể thấy, hướng giải quyết trên của các nhà lập pháp được xem là thỏa đáng Bởi vì lúc này, không chỉ người bị xâm hại phải chịu tác động tiêu cực từ tinh thần đến thể xác, mà còn là người thân trong gia đình

QUYỀN SỐNG CỦA THAI NHI Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

Pháp luật về thai nhi ở Việt Nam và thực trạng áp dụng

3.1.1 Pháp luật Việt Nam hiện nay về thai nhi Để có một cái nhìn đa chiều không chỉ cần sự quan tâm, mà còn phải có cả sự nhận thức và hiểu biết của người dân liên quan đến quyền sống của thai nhi nói chung và các quyền cơ bản khác nói riêng Chúng ta cần tiếp cận, phân tích các khung pháp lý hiện hành để biết được những ưu điểm và hạn chế trong tư duy của các nhà lập pháp Qua đó có thể đưa ra những điều chỉnh, thay đổi trong nhận thức của người dân, biến quyền sống của thai nhi trở thành một quyền hiển nhiên được biết đến, được tôn trọng và bảo vệ một cách phù hợp

Hệ thống pháp lý của Việt Nam hiện nay đề cập đến quyền của thai nhi nói riêng và quyền trẻ em nói chung trong những Bộ luật Dân sự, Hình sự và các luật chuyên ngành như luật Lao động, luật Bình đẳng giới, luật Bảo hiểm xã hội Như vậy có thể thấy việc các nhà lập pháp xem thai nhi là một đối tượng điều chỉnh của hệ thống pháp luật không phải là hiếm nhưng cách tiếp cận của các nhà làm luật lại là theo hướng gián tiếp, thông qua quyền lợi của các chủ thể khác để đưa ra sự bảo vệ nhất định cho thai nhi

Cụ thể điểm a khoản 2 Điều 593 BLDS năm 2015 quy định về việc thai nhi sẽ được hưởng tiền cấp dưỡng khi cha, mẹ hoặc những người nuôi dưỡng khi thai nhi được sinh ra bị thiệt hại về tính mạng như sau:

“Trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có tính mạng bị xâm phạm chết trong thời hạn sau đây: a) Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân”

Trong trường hợp này, nhà làm luật đã mở rộng phạm vi tác động của điều luật

Cụ thể, đối tượng chịu sự điều chỉnh của điều luật này không chỉ là người chưa thành niên, mà còn có cả thai nhi đã thành hình là con của người chết và đứa trẻ ấy phải còn sống sau khi sinh Theo đó, để đảm bảo quyền của thai nhi, cũng như hạn chế việc lợi dụng pháp luật để hưởng lợi bất chính, chẳng hạn như đối với trường hợp thai nhi là chủ thể được hưởng quyền thừa kế thì những người có liên quan đến thai nhi (cha, mẹ, ) sẽ lợi dụng tình trạng tình trạng mang thai để được nhận phần di sản từ người để lại di chúc mà không quan tâm đến tình trạng thai nhi Họ có thể sẽ lựa chọn các biện pháp cực đoan như phá thai hay giả mạo là có thai với mục đích cuối cùng là có được di sản Thế nên, lúc này đây thai nhi không còn là chủ thể thực tế được hưởng thừa kế và quy định này Điều này vô hình trung sẽ tạo ra lỗ hổng cho pháp luật Chính vì vậy mà các nhà lập pháp đã xây dựng thêm một điều kiện song hành là “còn sống sau khi sinh ra” đối với chủ thể được thụ hưởng quyền là thai nhi Bên cạnh đó, việc bảo lưu quyền được hưởng cấp dưỡng dành cho thai nhi cũng là một điểm sáng trong việc nhìn nhận nhân quyền cho thai nhi dưới góc độ của luật dân sự Việc quy định như vậy sẽ giúp tránh được sự mâu thuẫn về quyền lợi giữa các chủ thể, vì thai nhi sẽ mặc nhiên được hưởng quyền này sau khi sinh ra và còn sống Ngoài ra, thai nhi cũng được hưởng thừa kế nếu sinh ra và còn sống theo quy định tại Điều 613 BLDS năm 2015: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết” Các nhà lập pháp đã có một cái nhìn mới trong việc xác định các chủ thể được hưởng quyền dân sự Không còn là sự hạn chế đối với những chủ thể đã được sinh ra, mà phạm vi tác động còn được mở rộng đến đối tượng chưa được sinh ra - thai nhi Và quy định này cho phép thai nhi được hưởng trước một số quyền dân sự như thừa kế, Cách quy định này không chỉ đem lại quyền lợi cho thai nhi khi có được sự cạnh tranh công bằng với các chủ thể khác Đồng thời, đối với người để lại di chúc cũng được xem là có nhiều lựa chọn trong việc quyết định người hưởng thừa kế để củng cố cho việc thai nhi có được sự cạnh tranh công bằng với các chủ thể khác

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 660 BLDS năm 2015 quy định: “Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng” Cũng tương tự Điều 613 BLDS năm 2015, tại Điều 660 BLDS năm 2015 các nhà làm luật lại một lần nữa bảo lưu quyền được nhận thừa kế của thai nhi và quyền này sẽ chính thức có hiệu lực khi đối tượng này sinh ra và còn sống Một điểm đáng chú ý trong quy định này khi mà các nhà làm luật không chỉ cho phép thai nhi được xếp vào cùng hàng thừa kế với các đồng thừa kế khác, mà phần di sản thai nhi được hưởng trong trường hợp này cũng ngang bằng với các đồng thừa kế đó Đây được xem là một sự thừa nhận quyền con người đối với thai nhi, thai nhi lúc này nhận được sự công nhận một cách bình đẳng không khác gì những người bình thường có đầy đủ quốc tịch, sống trên lãnh thổ Việt Nam

Không chỉ ở ngành luật Dân sự, ở Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) cũng có rất nhiều quy định gián tiếp bảo vệ quyền lợi của những thai nhi đang còn nằm trong bụng mẹ, giúp chúng tránh khỏi những nguy cơ bị xâm hại từ những hành vi vi phạm pháp luật Cụ thể tại khoản 4 Điều 36 BLHS năm 2015 có quy định:

“Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.” Những đối tượng được quy định trong Điều 36 thuộc nhóm những người dễ bị tổn thương trong xã hội Nhóm đối tượng này thường được hưởng các chính sách ưu đãi từ Nhà nước liên quan đến vấn đề sức khỏe Ngoài ra, mẹ bầu nếu phải khiêng, kéo, đẩy các đồ vật nặng có thể bị ngã do mất thăng bằng Đây là điều cực kỳ nguy hiểm vì có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi Nếu chẳng may bị ngã khi mang thai ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất (ba tháng đầu của thai kỳ) có thể gây ra đau bụng, ra máu âm đạo, dẫn đến nguy cơ đe dọa như sảy thai Chính vì vậy, các mẹ trong thời gian mang thai phải cực kỳ cẩn thận khi làm bất cứ việc gì, phải xem xét mức độ nặng nhẹ của công việc cũng như tình trạng sức khoẻ của bản thân để quyết định xem có làm việc gì đó hay không, tránh để những tình huống xấu có thể xảy ra với cả mẹ và thai nhi Vì những lý do trên mà việc quy định người phụ nữ đang mang thai được miễn áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng là hợp lý Điều này cho thấy sự quan tâm của các nhà lập pháp đối với sức khỏe của người phụ nữ mang thai cũng như phần nào là đến sự phát triển an toàn của thai nhi

Bên cạnh đó, cũng theo tinh thần của pháp luật quốc tế khi quy định không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai thì trong pháp luật hình sự Việt Nam cũng có quy định tại khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 40 BLHS năm 2015:

“2 Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử

3 Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi”

Hình phạt tử hình là một biện pháp trừng phạt mang tính răn đe và nặng nề nhất, thường chỉ áp dụng đối với những trường hợp đối tượng phạm tội không còn khả năng có thể cải tạo được nữa Việc quy định loại bỏ phụ nữ đang mang thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi ra khỏi nhóm các đối tượng chịu hình phạt này thể hiện sự nhân đạo của Nhà nước Trong khoa học pháp lý, phụ nữ được xác định là một trong các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội và cần được chú trọng bảo vệ Tình trạng mang thai, sinh nở lại khiến phụ nữ trở nên yếu đuối, dễ bị tổn thương nên họ càng cần đến sự bảo vệ đặc biệt Vì lẽ đó, những hành vi xâm hại đến phụ nữ đang mang thai luôn bị xác định là có tính chất tàn bạo hơn so với xâm hại người bình thường Tương tự như vậy, việc áp dụng, thực thi sự trừng phạt hà khắc nhất lên người phụ nữ đang ở tình trạng đặc biệt dễ tổn thương chắc chắn sẽ rất vô nhân đạo Đồng thời, thai nhi hoặc trẻ nhỏ có sinh mệnh gắn liền với người mẹ, tử hình người mẹ đồng nghĩa với việc tước đoạt quyền sống của thai nhi hay ít ra là điều kiện sống tối cần thiết của đứa trẻ mới sinh Đó là sự chà đạp quyền con người dã man và vô nhân đạo, không thể được chấp nhận trong xã hội văn minh Thai nhi hay trẻ nhỏ yếu đuối là hoàn toàn vô tội, thế nên việc buộc các chủ thể này phải gánh chịu trách nhiệm về hành vi tội lỗi của người khác, dù đó chính là người mẹ của chúng cũng hết sức bất công Đồng thời, trong Bộ luật Hình sự hiện hành còn quy định rất nhiều điều luật có chế tài xử phạt rất mạnh, gia tăng khung hình phạt và được xác định là tình tiết tăng nặng đối với trường hợp xâm phạm đến phụ nữ mang thai Cụ thể tại điểm i khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015: “1 Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên;” Điểm c khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015: “1 Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;” Điểm b khoản 2 Điều 127 BLHS năm

2015: “2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm: b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai” Điểm b khoản 2 Điều 130 BLHS năm 2015: “2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai.”… Hành vi giết phụ nữ mà biết là có thai thể hiện tính vô nhân đạo cao độ, rất khác so với trường hợp phạm tội giết người thông thường Bởi lẽ nó không chỉ xâm phạm đến tính mạng của người mẹ mà còn đến cả sự sống trong tương lai của đứa con Trái ngược với sự răn đe nghiêm khắc đối với các hành vi xâm phạm đến người mẹ trong tương lai, các nhà lập pháp cũng hướng đến những quy định giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho chủ thể này Cụ thể tại điểm n khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015 “1

Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;” Quy định này không chỉ mang tính nhân đạo khi xem thai nhi (đứa trẻ chưa chào đời) không có lỗi đối với các hành vi của người mẹ và việc áp dụng hình phạt quá nặng đối với người mẹ là một sự bất công đối với thai nhi Bên cạnh đó quy định này còn hướng đến bảo vệ sức khỏe, sự phát triển toàn diện cho thai nhi khi nó làm giảm tâm lý tiêu cực của người mẹ bởi tâm lý của mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi mà cụ thể, đó là sự ảnh hưởng đến trí thông minh và khả năng học tập của thai nhi Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi mẹ bị suy sụp tinh thần sẽ khiến cho việc trao đổi chất giữa mẹ và con không thuận lợi Điều này đồng nghĩa với việc con không có đủ dinh dưỡng để phát triển cũng như ảnh hưởng đến tính cách của thai nhi Bởi lẽ, tính cách, tâm trạng của mẹ bầu “góp phần” không nhỏ đến việc hình thành tính cách sau này của con Không chỉ vậy, khi mẹ bầu căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh ra hai loại hormone ảnh hưởng đến thần kinh là cortisol và dopamine Chúng sẽ truyền từ mẹ sang con, từ đó khiến cho thần kinh của con không ổn định, dễ dẫn đến nguy cơ trẻ về sau sẽ bị tăng động cao Hay ở tuần thứ 32 của thai kỳ, nếu thai phụ thường xuyên rối loạn tâm lý thì nguy cơ con nhỏ mắc phải các rối loạn tâm lý cao gấp 2 lần so với bình thường và kéo dài đến khi con 4 - 5 tuổi Còn nếu mẹ bị rối loạn tâm lý ở tuần 38 - 40 thì nguy cơ này sẽ kéo dài đến khi con 7, 8 tuổi Hoặc đối với các mẹ có tâm lý không ổn định, thường xuyên căng thẳng thì ước tính có khoảng 15% số trẻ khi sinh ra sẽ có vấn đề về ngôn ngữ mà biểu hiện cụ thể là chậm nói 83 Có thể nói, người phụ nữ mang thai vốn đã phải chịu nhiều áp lực, căng thẳng trong suốt quá trình mang thai nên nếu quy định pháp luật vẫn hà khắc với người mẹ thì vô hình trung sẽ tạo thêm tâm lý tiêu cực và việc này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi Vì vậy, hãy luôn để người mẹ có được tâm lý lạc quan, vui vẻ, và điều này càng cần thiết hơn khi người mẹ là người phạm tội Ở một khía cạnh khác, pháp luật Việt Nam cũng phần nào gián tiếp công nhận thai nhi có những quyền cơ bản của một con người thông qua các luật chuyên ngành Như điểm a khoản 1 Điều 137 Bộ luật lao động năm 2019: “Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây: a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo” Đối với người bình thường, việc ngủ đủ là rất quan trọng, giúp đảm bảo sức khỏe và phục hồi năng lượng sau ngày dài hoạt động Và điều đó lại càng cần thiết đối với phụ nữ đang mang thai Theo khuyến cáo, mẹ bầu nên có một giấc ngủ từ 7 - 9 tiếng vào buổi tối Thế nên, quy định không sử dụng lao động nữ đang mang thai làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa là một quy định phù hợp với sức khỏe của mẹ bầu Cũng như tạo điều kiện cho người phụ nữ mang thai có đủ thời gian để nghỉ ngơi Việc người phụ nữ đang mang thai ngủ sau 23 giờ vì lý do công việc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ, mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi khi hoạt động thức khuya sẽ làm cho trẻ sinh ra dễ bị thiếu máu Bởi trong khoảng thời gian từ 23 giờ đến 3 giờ sáng là thời điểm cho quá trình điều hòa và tạo máu trong cơ thể mẹ Vì vậy, trong trường hợp mẹ bầu thức khuya hay không có giấc ngủ điều độ có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu cho trẻ khi sinh ra 84

83 “Tâm lý mẹ bầu ảnh hưởng đến thai nhi như nào?”, https://concung.com/chuan-bi-mang-thai/tam-ly-me-bau- anh-huong-den-thai-nhi-nhu-nao-bv504.html (truy cập ngày 20/6/2023)

Sự cần thiết quy định quyền sống của thai nhi và một số khuyến nghị cho Việt Nam

3.2.1 Sự cần thiết quy định quyền sống của thai nhi ở Việt Nam Để đưa ra được các kiến nghị hợp lý cho pháp luật Việt Nam về quyền sống của thai nhi, thì trước hết cần phải làm sáng tỏ sự cần thiết khi quy định quyền sống của thai nhi tại Việt Nam, qua đó làm cơ sở thỏa đáng cho những luận điểm về sau của nhóm tác giả

Thứ nhất, chúng ta đều biết rằng ở một thời đại phát triển về khoa học - kỹ thuật - công nghệ như hiện nay thì khả năng nghiên cứu và tìm tòi của con người lại càng được phát huy một cách đáng kể, vì thế mà các ngành khoa học nói chung và ngành y khoa nói riêng cũng theo đà phát triển ngày càng vượt bậc Trải qua quá trình dài nghiên cứu, các chuyên gia đã nhận định rằng thai nhi có đủ yếu tố của một cơ thể người độc lập và được xem là một thành viên của cộng đồng người Bên cạnh đó, xã hội phát triển tỷ lệ thuận với sự văn minh và tri thức của nhân loại cũng ngày một tiến bộ, mở rộng hơn, đủ để nhận thức được các vấn đề liên quan đến quyền sống của thai nhi Hai yếu tố này song hành với nhau, tạo nên tư tưởng nhất quán trong suy nghĩ của những nhà lập pháp khi người ta bắt đầu nhìn nhận mức độ quan trọng của quyền sống của thai nhi Dần dần, quyền sống của thai nhi trở thành vấn đề chung được quan tâm hơn khi nói đến sự nhân đạo Điều này đồng nghĩa với việc, một xã hội văn minh, một quốc gia đang phát triển cả về vật chất lẫn tinh thần và đặc biệt là luôn hướng đến tính nhân đạo trong các quy định pháp luật như Việt Nam nói riêng, thì các nhà làm luật lại càng phải nhìn nhận và đưa ra quan điểm rõ ràng về quyền sống của thai nhi Bởi lẽ, việc quy định quyền sống của thai nhi từ những người đi đầu trong vấn đề tiếp nhận tư duy lập pháp là một sự cần thiết và khá quan trọng để dẫn dắt tư duy hành xử chuẩn mực hơn đối với thai nhi của những người dân Việt Nam Điều này tạo nên một hướng đi đúng đắn trong việc xây dựng và phát triển không chỉ ở mỗi lĩnh vực pháp luật mà còn tác động nhiều đến xã hội, chính trị…

Thứ hai, như đã đề cập ở trên, trình độ nhận thức của các quốc gia trên thế giới vẫn đang phát triển rất rõ rệt Họ cũng đã có những bước đi từ chập chững đến vững vàng hơn về quy định liên quan đến quyền sống của thai nhi Ta có thể nhìn thấy những kết quả ban đầu từ xã hội của các quốc gia đó, sau khi họ đưa ra và áp dụng những quy định pháp luật về quyền này Với xu hướng tiếp cận sâu hơn tri thức nhân loại, mong muốn phát triển tư duy gắn liền với thế giới, Việt Nam nên ra sức học tập, tiếp thu và chọn lọc những gì tinh túy nhất của các quốc gia khác, đặc biệt là phải xem xét tình hình xã hội, chính trị ở đất nước của mình, để đưa ra những quy định hợp lý nhất Việc này không chỉ thể hiện mức độ phát triển, sự tiến bộ về pháp luật ở Việt Nam mà còn là sự nâng cao hệ tư tưởng mang tính nhân đạo đối với quyền sống của thai nhi

Thứ ba, thực trạng phá thai vẫn đang diễn ra một cách căng thẳng và trở thành một trong những vấn đề nhức nhối, đáng quan tâm trong xã hội Việt Nam hiện nay

Theo báo cáo của Quỹ Dân số Liên hợp quốc năm 2022 (UNFPA), Việt Nam thuộc nhóm 20 nước có tỷ lệ phá thai vị thành niên cao nhất thế giới với khoảng 300.000 ca/năm Trong số này 30% là phụ nữ từ 15 - 19 tuổi, với 70% là học sinh, sinh viên Còn theo thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, mỗi năm cả nước có 1,2 - 1,6 triệu ca nạo, phá thai, trong đó 20% ở lứa tuổi vị thành niên 90

Qua đó nhận thấy, tỷ lệ phá thai ở Việt Nam là không nhỏ, đáng báo động hơn cả còn có tình trạng phá thai bất hợp pháp cũng như xu hướng độ tuổi phá thai đang dần được trẻ hóa và chưa có dấu hiệu dừng lại Quan sát tình hình xã hội lúc bấy giờ, khi mà ngay cả những độ tuổi còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn giữ thái độ không chú ý, sơ suất, thiếu hiểu biết dẫn đến phá thai, đôi khi không chỉ 1 lần mà còn nhiều lần hơn thế Đảng và Nhà nước ta cần đưa ra những chủ trương, chính sách, quy định rõ ràng, minh bạch, cụ thể hơn về quy định đối với quyền sống của thai nhi để thể hiện tính nhân đạo nhất định đối với việc thực hiện trách nhiệm với mạng sống của thai nhi Đây không chỉ là cơ sở để dùng làm căn cứ cho việc nâng cao ý thức xã hội mà còn là nguồn tri

90 Nguyễn Thị Hoàn, “Mang thai tuổi vị thành niên vấn đề cần quan tâm”, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, https://dangcongsan.vn/xa-hoi/nhieu-he-luy-tu-viec-nao-pha-thai-o-tre-vi-thanh-nien-632566.html (truy cập ngày 29/7/2023) thức quan trọng và thậm chí là mang tính bắt buộc cho giáo dục từ lứa tuổi nhỏ nhất Việc xem xét và đưa ra quy định về quyền sống của thai nhi sẽ góp phần nhiều trong vấn đề cải thiện tỷ lệ phá thai hằng năm ở nước ta, thêm vào đó là cải thiện, phát triển trình độ nhận thức, suy nghĩ hướng về “con người” và lối sống trách nhiệm hơn trong mối quan hệ giữa mẹ và con trong xã hội

Thứ tư, sự tồn tại và phát triển của thai nhi chính là hiện hữu cho cái nôi phát triển của xã hội Bởi lẽ, khi một thai nhi bắt đầu được hình thành, được nuôi dưỡng, lớn lên và được sinh ra trong môi trường có sự giáo dục tốt thì chắc chắn đây sẽ là một mầm non mới chung tay góp phần giúp đất nước tiến đến phát triển tốt đẹp Như Bác Hồ đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”, để có thể thấy rằng vị trí đóng góp không thể thiếu đến từ những đứa trẻ mộng mơ còn biết bao hoài bão về tương lai xây dựng nước nhà Trên thực tế còn cho thấy “Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới Những người từ 60 tuổi trở lên chiếm khoảng 17% vào năm 2030 và 25% vào năm 2050 Đến năm 2036, Việt Nam bước vào thời kỳ dân số già, chuyển từ xã hội “già hóa” sang xã hội “già”” 91 Nhận thấy vấn đề xã hội Việt Nam trong giai đoạn “già hóa” vẫn đang diễn ra và sẽ có nguy cơ xã hội “già” nếu không có các chính sách phù hợp với tình hình hiện tại Do vậy mà việc xem xét và đưa ra quy định liên quan đến quyền sống của thai nhi cũng là một trong những biện pháp nhằm cải thiện vấn đề trên Việc một xã hội văn minh, hướng người dân đến tư tưởng nhân đạo cùng với sự nâng cao ý thức, hiểu biết về thai nhi, thì vấn đề một đứa trẻ được sinh ra và được chăm sóc tốt sẽ không còn là vấn đề quá khó khăn, phức tạp Điều này dẫn đến tình trạng lao động xã hội “già hóa” thậm chí là xã hội “già” sẽ được khắc phục rất nhiều trong tương lai gần, cùng với đó là việc đất nước vươn lên “sánh vai với cường quốc 5 châu” sẽ không còn xa vời

Với những lý luận trên có thể thấy mức độ cần thiết, quan trọng của việc quy định quyền sống của thai nhi đối với pháp luật tại Việt Nam Từ đây dẫn đến cơ sở lập luận, đưa ra những kiến nghị trong quá trình xây dựng khung pháp lý Việt Nam về quyền sống của thai nhi

91 Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, “Đánh giá tác động của già hóa dân số đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”, https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM269044 (truy cập 29/7/2023)

3.2.2 Một số khuyến nghị trong quá trình xây dựng khung pháp lý về quyền sống của thai nhi ở Việt Nam

Hiện nay, pháp luật Việt Nam khi đề cập đến quyền sống của thai nhi tuy có điểm tiến bộ hơn so với trước nhưng thực tế vẫn chưa có sự ghi nhận rõ ràng, minh thị Bởi như nhóm tác giả đã có nêu từ trước, quyền này luôn có sự mâu thuẫn trong việc được thừa nhận giữa các ngành luật Như trong pháp luật Hình sự quyền sống của thai nhi không được công nhận Ngược lại, trong các luật khác như Bộ luật Lao động hay Bộ luật Dân sự được nhóm tác giả phân tích ở trên, quyền sống của thai nhi ít nhiều lại được thừa nhận… Có thể thấy, pháp luật Việt Nam dường như vẫn chưa xem trọng quyền này dù nó đóng vai trò rất quan trọng, khi không chỉ có mối liên hệ mật thiết với quyền của người phụ nữ mà còn là với các vấn đề như phá thai, mang thai ngoài ý muốn… Thế nên, theo ý kiến của nhóm tác giả, chúng ta nên có sự học hỏi từ các quốc gia khác về việc thừa nhận quyền sống của thai nhi bắt đầu bằng việc ban hành một Đạo luật riêng cho chủ thể này Bởi lẽ, việc ban hành một Đạo luật sẽ giúp mọi người hiểu biết về quyền này nhiều hơn cũng như khi áp dụng pháp luật, những người hoạt động trong lĩnh vực pháp luật nói riêng và người dân nói chung có sự hiểu biết về pháp luật sẽ bớt cảm thấy lúng túng trong việc áp dụng luật dù chúng có sự mâu thuẫn với nhau Nhưng dĩ nhiên, việc ban hành một Đạo luật từ đầu có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn nhưng nếu như ta chỉ ban hành bằng một văn bản dưới luật thì sẽ không thể đảm bảo cho quyền sống của thai nhi Bởi các văn bản luật hiện nay nhắc đến thai nhi đa số đều là các văn bản luật, do đó nếu chỉ ban hành văn bản dưới luật thì có thể sẽ không đủ sức để điều chỉnh

Quay lại vấn đề, không chỉ đối với các Đạo luật, khi ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành, ta cũng cần có sự học hỏi có chọn lọc các quy định từ các quốc gia khác sao cho phù hợp với tình huống thực tiễn ở nước ta Cụ thể:

Thứ nhất, cần quy định chi tiết, cụ thể các nội dung liên quan đến hoạt động phá thai

Như nhóm tác giả đã đề cập xuyên suốt trong bài nghiên cứu của mình, bản thân quyền sống của thai nhi dù ít dù nhiều vẫn luôn sẽ có sự xung đột với quyền của người mẹ Do đó, các quy định cần có sự cân bằng ở mức tương đối để đảm bảo sự mâu thuẫn giữa 2 quyền này được hạ xuống đến mức thấp nhất Điển hình cho vấn đề này chính là các quy định liên quan đến phá thai Hiện nay, trong Luật Bình đẳng giới và Pháp lệnh dân số chỉ quy định về hành vi phá thai nhằm mục đích lựa chọn giới tính thai nhi mới là hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế và sẽ là hành vi bị nghiêm cấm Nói cách khác, các quy định trong vấn đề phá thai tuy có sự tiến bộ nhưng thực tế còn khá lỏng lẻo Thế nên, chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia khác thông qua việc xem xét chia ra các giai đoạn cho phép hoặc không với việc phá thai và trong các giai đoạn đó sẽ cần đi kèm với các điều kiện cụ thể để thực hiện việc phá thai Cụ thể: Đầu tiên là giai đoạn 1: từ tuần thứ 1 - tuần thứ 12: đây là giai đoạn thai nhi bắt đầu phát triển từ “phôi thai” đến “bào thai” và bước vào giai đoạn đầu trở thành “thai nhi” Tại giai đoạn này, “tim của bé bắt đầu đập, não, dạ dày và ruột đang phát triển

Có những vết sưng nhỏ được gọi là 'chồi' nơi tay và chân bắt đầu phát triển” 92 , “tất cả các cơ quan, cơ, tay chân và xương hiện đã được hình thành đầy đủ” 93 Trong giai đoạn này, theo nhóm tác giả, vì thai nhi còn khá nhỏ cũng như khi phá thai sẽ ít gây ảnh hưởng đến người mẹ nên giai đoạn này thai phụ có thể phá thai nhưng chỉ nên được phép trong một số trường hợp nhất định:

Một là, mang thai là kết quả của một hay một số hành vi phạm tội (hiếp dâm, loạn luân…) Theo đó, tại các quốc gia được nhóm tác giả phân tích ở chương 2 là Ba Lan, Hungary và Tây Ban Nha cũng như một số quốc gia khác (Bolivia, Chile, Ấn Độ, Phần Lan…) đều cho phép phá thai vì lý do này Như đã nói từ trước, việc mang thai đến từ một hành vi phạm tội không chỉ khiến người mẹ phải chịu một cơn sang chấn rất lớn lên cả thể chất và tinh thần mà còn gây ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi Cho dù bắt buộc người mẹ giữ thai thì việc này cũng có rất nhiều rủi ro, không chỉ cho người mẹ mà còn ở thai nhi Thế nên, lúc này không thể vì bảo vệ sự sống của thai nhi mà bỏ qua những tổn thương cũng như mong muốn ở người mẹ vì sau cùng, trước hay kể cả khi đã sinh ra đời, thai nhi vẫn phụ thuộc rất nhiều vào người mẹ Cũng bởi vì vậy mà nếu người mẹ không có mong muốn giữ thai thì phá thai lúc này là thời điểm thích hợp Ngoài ra, ta cũng có thể học tập thêm pháp luật của Ba Lan khi cho tiến hành xác định việc mang thai này có thực sự đến từ hành vi phạm tội không thông qua các cơ quan điều tra

Ngày đăng: 29/05/2024, 14:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w