NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TỐ CÁO HÀNH VI
Những vấn đề lý luận về tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước
do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện
1.1.1 Khái niệm tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện
Tố cáo xuất hiện khi xã hội có phân chia giai cấp và đặc biệt được thừa nhận khi Nhà nước ra đời Trong mội thời đại, ở mỗi chế độ xã hội khác nhau, khi có hành vi xâm phạm lợi ích của tập thể, của cá nhân thì mọi người đều có quyền đưa vụ việc đó đến cơ quan đại diện cho giai cấp thống trị để yêu cầu giải quyết 4 Bắt đầu từ thời kỳ phong kiến ở nước ta, đã tạo điều kiện để người dân có thể dễ dàng bày tỏ ý kiến của mình đối với các quan lại, triều đình Các nhà nước phong kiến đã ban hành luật lệ và nhiều bản quy định việc xem xét, giải quyết các khiếu nại, tố cáo của người dân, trong đó phải kể đến bốn bộ luật có quy mô tương đối lớn có nội dung phong phú và đa dạng là: Bộ luật Hình thư ban hành năm 1024; Bộ Quốc triều Hình luật của thời Trần năm 1341; Bộ luật Hồng Đức thời Lê năm 1483 và Bộ Gia long của thời Nguyễn năm 1815 5 Cụ thể trong
Bộ luật Hồng Đức, thuật ngữ tố cáo đã được ghi nhận trong nhiều điều luật khác nhau Điều 612 Bộ luật Hồng Đức quy định rằng: “Các quan ty vô cớ mà đi riêng ra những trang ngoài Vân Đồn các trấn của quan ải thì xử tội đồ hay tội lưu; thưởng cho người tố cáo, tước một tư” 6 Đồng thời Điều 614 Bộ luật Hồng Đức còn quy định rõ: “Những trang trại ven bờ bể, mà tiếp đón thuyền buôn, ngầm dở hộ hàng hóa lên bờ, thì xử biếm ba tư, phạt phải gấp ba tang vật để sung công, lấy một phần thưởng cho nguồi tố giác Người chủ trang trại ấy mất chức giám trang” 7
4 Quách Hữu Vinh (2020), Xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh của Thanh tra tỉnh – từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, tr.8
5 Hồ Thị Thu An (2009), Hoàn thiện pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.7
6 Nguyễn Ngọc Thuận - Nguyễn Tá Nhí (2003), Quốc triểu hình luật, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr.221
7 Nguyễn Ngọc Thuận - Nguyễn Tá Nhí (2003), tlđd (3), tr.222
Như vậy, tố cáo đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử dân tộc ta dưới nhiều tên gọi, danh xưng khác nhau theo từng thời kỳ như bên mạn, vạch trần,… Nghiên cứu thực tế công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo cho thấy, tố cáo phát sinh khi một người cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức đã bị xâm hại hoặc có thể bị xâm hại và thông báo với cơ quan nhà nước Ngày nay, thuật ngữ tố cáo thường xuyên được sử dụng trong các sách, báo, bài viết mang tính thông tin đại chúng, góp phần phổ biến thuật ngữ này đến đông đảo người dân Từ đó, tạo nên một cách hiểu thống nhất, bao quát về nội hàm của thuật ngữ tố cáo trên phạm vi rộng khắp
Về khái niệm, theo từ điển tiếng Việt tố cáo là “Báo cho mọi người hoặc cơ quan có thẩm quyền biết người hoặc hành động phạm pháp nào đó”; “Vạch trần hành động xấu xa hoặc tội ác cho mọi người biết nhằm lên án, ngăn chặn” 8 Theo Đại từ điển tiếng Việt tố cáo được cho là “Vạch rõ tội lỗi của kẻ khác trước cơ quan pháp luật hoặc trước dư luận” 9 Nhìn chung, các khái niệm trên đã làm rõ được bản chất của hành vi tố cáo ở mức đơn giản hóa, song lại chưa thể hiện một cách đầy đủ được hết thuật ngữ tố cáo với sự phức tạp và đa dạng để phù hợp với thời kỳ Việt Nam hiện nay Nhưng đến cuối cùng, mục tiêu của hành vi tố cáo vẫn nhằm bảo vệ, ngăn chặn mọi hành vi gây bất lợi đến Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của mọi công dân, cơ quan, tổ chức
Trên khía cạnh pháp lý, quyền tố cáo của người dân đã được quy định cụ thể tại Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998, Luật Tố cáo năm 2011, Luật Tố cáo năm 2018 Tố cáo được xem là “việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức” 10 Trải qua quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, Luật Tố cáo nói riêng khái niệm về tố cáo đã có sự chuyển biến theo xu hướng toàn diện hơn so với Luật Tố cáo trước đây
Tố cáo được hiểu là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật Tố cáo năm 2018 báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm: (i) Tố cáo
8 Hoàng Phê (Chủ biên) và các tác giả khác (2003), Từ Điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, tr.1008
9 Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, tr.1163
10 Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2011 hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; (ii) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực Như vậy, tố cáo là việc công dân báo tin về mọi hành vi vi phạm pháp luật cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết, những tin báo này sẽ được thụ lý, xác minh, kết luận nội dung tố cáo và xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo theo trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật Dưới góc độ so sánh, khái niệm Tố cáo tại Luật Tố cáo năm 2018 bổ sung thêm hai loại tố cáo gắn vào nội dung khái niệm là tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực, chính sự bổ sung này đã hoàn thiện, làm rõ khái niệm tố cáo tránh mơ hồ, thiếu thống nhất khi áp dụng pháp luật
Tham nhũng là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, luôn gắn bó chặt chẽ hữu cơ với sự tồn tại và phát triển của bộ máy nhà nước 11 Tham nhũng tồn tại ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội Nó là mối hiểm hoạ tiềm tàng của tất cả các quốc gia trên thế giới, ảnh hưởng đến nhiều mặt của xã hội và lợi ích của nhân dân Hiện nay, thuật ngữ tham nhũng vẫn chưa có một quan niệm thống nhất Có nhiều khái niệm tham nhũng được đưa ra như:
Tham nhũng, tiếng Anh gọi là corruption, xuất phát từ tiếng La-tinh corrumpere, có nghĩa là hư hỏng, bại hoại, tiêu huỷ
Trong tiếng Pháp từ Corruption có 2 nghĩa: nghĩa đen là sự thối rữa, sự tự phá huỷ, sự đồi bại, sự mục nát từ trong bản thể; còn nghĩa bóng là một loại tội phạm diễn ra trong việc sử dụng công vụ và quyền lực nhà nước một cách bịp bợm, tàn bạo, cực đoan nhằm thu hút cho bản thân, gây thiệt hại cho nhà nước và công dân 12
Từ điển Black Law đã định nghĩa: “Tham nhũng là hành vi cố ý làm trái, lợi dụng công vụ nhằm trục lợi cho cá nhân hoặc cho những kẻ có liên quan tới hành động đó mà trái với quyền lợi của những người khác” 13
11 Bùi Minh Phúc (2017), Pháp luật về phòng, chống tham nhũng – từ thực tiễn tỉnh Gia Lai, luận văn thạc sĩ, tr
12 Nguyễn Cảnh Hợp (Chủ nhiệm đề tài) và các tác giả khác (2012), Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt
Nam và vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, tr 30
13 Nguyễn Cảnh Hợp (Chủ nhiệm đề tài) và các tác giả khác (2012), Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt
Nam và vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, tr 30
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt giải thích, “tham nhũng là hành động lợi dụng quyền hành để tham ô và hạch sách, nhũng nhiễu dân” 14
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, “tham nhũng được hiểu là (hành vi) lợi dụng chức vụ, quyền hạn hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức” 15
Công ước quốc tế về chống tham nhũng của Liên hiệp quốc (2003) đã quan niệm: tham nhũng là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi cho mục đích cá nhân 16
Tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện theo quy định pháp luật Việt Nam
1.2.1 Người tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện
Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2018, người tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, người tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện là cá nhân
Việc pháp luật quy định người tố cáo là cá nhân có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân Trên phương diện lập pháp, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo…” có nghĩa là khiếu nại, tố cáo là quyền con người, quyền của tất cả các thành viên trong xã hội, của mỗi con người… Luật Tố cáo 2018 quy định chủ thể có quyền tố cáo là “công dân”, như vậy chẳng những giữa các luật có sự không đồng bộ về quy định chủ thể khiếu nại, tố cáo mà còn chưa đồng bộ với Hiến pháp 41 Cách tiếp cận này không kém phần hợp lý, vì Hiến pháp Việt Nam ghi nhận “mọi người” có quyền tố cáo nên pháp luật về tố cáo quy định “cá nhân” có quyền tố cáo, khác với trước kia chỉ có “công dân” có quyền tố cáo
Dưới góc độ phòng, chống tham nhũng, thay đổi này mặc dù có thể vô tình nhưng gây ra hiệu ứng tính cực đối với công cuộc đấu tranh phòng, chống hành vi tham nhũng và tội phạm tham nhũng Mở rộng phạm vi chủ thể người tố cáo tạo cơ hội cho nhiều chủ thể tham gia vào công cuộc đấu tranh chống lại hành vi tham nhũng Từ đó, tăng khả năng phát hiện và xử lý các hành vi này Có một lý thuyết được gọi là lý thuyết những tấm cửa sổ vỡ, theo lý này, nếu một việc làm sai trái mà không được quan tâm
41 Chu Hồng Thanh, “Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo phù hợp cách tiếp cận dựa trên quyền con người”, Tạp chí Luật sư Việt Nam, Số 8 (29)/ 2016, tr 6-9 đúng mức thì nó sẽ lan ra những khu vực khác, tương tự như nếu một tấm cửa sổ vỡ mà không được để tâm thì những tấm cửa sổ khác cũng bị phá cho vỡ theo vậy 42 Đối với tham nhũng, việc buông lỏng quản lý còn thể làm cho hành vi này lan rộng ra khắp bộ máy nhà nước và tàn phá dữ dội Vậy phải ngăn chặn nó bằng cách tăng khả năng phát hiện và xử lý nó
Lý giải khác cho việc cá nhân là chủ thể duy nhất được thực hiện việc tố cáo đó là để tăng cường trách nhiệm người tố cáo và hạn chế tình trạng vu khống, xuyên tạc, bôi nhọ người khác Hậu quả của việc tố cáo là rất lớn, không những ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của người khác mà còn có thể phát sinh trách nhiệm hình sự nếu có dấu hiệu tội phạm Việc tố cáo người có chức vụ, quyền hạn trong khu vực nhà nước phải được xem xét và thực hiện cẩn trọng vì việc tố cáo có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đối với người bị tố cáo hướng đến Danh tiếng, uy tín là một điều kiện quan trọng để những người này có thể hoạt động và làm việc Do đó, người tố cáo cần phải được xác định Vì vậy, Luật Tố cáo 2018 quy định nghĩa vụ của người tố cáo tại Điều 23 phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo để thuận tiện cho việc xác định người tố cáo, trừ trường hợp khoản 2 Điều 25
Thứ hai, là cá nhân này thực hiện “việc tố cáo”
Thực hiện việc tố cáo chính là việc cá nhân sử dụng quyền tố cáo được Hiến pháp
2013 ghi nhận Khi một cá nhân thực hiện việc tố cáo là lúc mà một quan hệ pháp luật phát sinh mà hành vi “thực hiện việc tố cáo” là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ này
* Năng lực người tố cáo
Năng lực người tố cáo được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 29 Luật tố cáo 2018, theo đó “Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật”
Người tố cáo phải có đủ năng lực hành vi dân sự
Luật tố cáo 2018 và Nghị định 31/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tố cáo năm 2018 lại không có quy định thế nào là có đủ năng lực hành vi dân sự, do đó, vận dụng Bộ luật dân sự 2015 để hiểu quy định này Theo Điều 19 Bộ luật Dân sự năm 2015, năng lực
42 PGS TS Vũ Công Giao, TS Nguyễn Tuấn Khanh, TS Đỗ Thu Huyền (2020), Quản trị tốt và Phòng, chống tham nhũng, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, tr 69 hành vi dân sự của cá nhân được hiểu là “khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự” Ngoài ra, các trường hợp mà Bộ luật dân sự quy định là không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự là mất năng lực hành vi dân sự 43 ; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi 44 ; hạn chế năng lực hành vi dân sự 45 Như vậy, khi một người thực hiện việc tố cáo thì người đó không được rơi vào các trường hợp này
Trường hợp không đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại điện
Quy định này của pháp luật tố cáo cho thấy kể cả cá nhân không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự vẫn có thể thực hiện quyền tố cáo của mình, tuy nhiên việc thực hiện này phải thông qua người đại diện Có thể nói đây là quy định mang tính cởi mở, vì một trong các yêu cầu của tố cáo chính là người tố cáo phải chịu trách nhiệm cho việc tố cáo của bản thân, nhưng người không đủ năng lực hành vi dân sự thì không chịu trách nhiệm pháp lý dân sự mà người đại diện của họ phải chịu Như vậy, quy định này vừa không tước đi quyền hiến định của con người, vừa đảm bảo về trách nhiệm pháp lý của người tố cáo
1.2.2 Đối tượng của tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 luật PCTN năm 2018, các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước bao gồm:
1 Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm: a) Tham ô tài sản; b) Nhận hối lộ; c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; g) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
43 Điều 22 Bộ luật Dân sự năm 2015
44 Điều 23 Bộ luật Dân sự năm 2015
45 Điều 24 Bộ luật Dân sự năm 2015 h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi; k) Nhũng nhiễu vì vụ lợi l) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi
Thực trạng tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện
2.1.1 Tình hình tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện
Quyền tố cáo là một trong các quyền hiến định được quy định trong bản Hiến pháp năm 2013 và các bản Hiến pháp trước đây Hiến pháp năm 2013 tại Điều Điều 30 ghi nhận: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.” Trong đó, quyền tố cáo hành vi tham nhũng cũng là một quyền rất quan trọng đối với người dân, thể hiện quyền tự do con người, quyền cơ bản của công dân được tôn trọng và bảo vệ trên các mặt chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội Điều 5 Luật Phòng, chống tham nhũng
2018 ghi nhận: “Công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật.” Có thể thấy, quyền tố cáo hành vi tham nhũng nói chung và quyền tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước nói riêng luôn được nhà nước đặc biệt quan tâm, và trong hoạt động liên quan đến quyền tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước, nhà nước đã gặt hái được nhiều thành tựu, cụ thể:
Theo Báo cáo tổng kết công tác năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu năm 2023 của ngành Thanh tra, vào năm 2022, các cơ quan hành chính tiếp nhận 385.768 đơn các loại (bao gồm: đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh); đã xử lý 366.960 đơn, có 316.747 đơn đủ điều kiện xử lý, chiếm 82,1% tổng số đơn đã xử lý; qua xử lý có 18.297 đơn tố cáo; có 6.628 vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước Thông qua việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đã phát hiện 25 vụ, 45 người liên quan đến tham nhũng trong tổng số vụ việc tham nhũng phát hiện 116 vụ việc, 153 người
Theo báo cáo tổng kết công tác năm 2020, đánh giá khái quát giai đoạn 2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu năm 2021 của ngành thanh tra, vào năm 2020, các cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã tiếp nhận 288.021 đơn, trong đó có 180.204 đơn đủ điều kiện xử lý Qua xử lý có 50.441 đơn khiếu nại, 25.974 đơn tố cáo; có 25.856 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền Thông qua giải quyết khiếu nại, tố cáo, các cơ quan nhà nước phát hiện 18 vụ, 28 người liên quan đến tham nhũng trong tổng số vụ việc tham nhũng phát hiện 65 vụ việc, 79 người
Theo báo cáo tổng kết công tác năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu năm 2020 của ngành Thanh tra, trong năm 2019, các cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã xử lý 177.433 đơn đủ điều kiện trong tổng số 326.014 đơn đã tiếp nhận (trong đó có 55.421 đơn khiếu nại, 19.915 đơn tố cáo) với 24.726 vụ việc thuộc thẩm quyền Thông qua giải quyết khiếu nại, tố cáo, các cơ quan nhà nước phát hiện 19 vụ, 12 người liên quan đến tham nhũng trong tổng số vụ việc tham nhũng phát hiện 70 vụ việc, 89 người
So sánh kết quả của tố cáo trong việc phát hiện hành vi tham nhũng năm 2022 với các năm 2020, 2019 có thể thấy thông qua việc khiếu nại, tố cáo nói chung và tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện nói riêng, nhiều đối tượng liên quan đến tham nhũng đã được phát hiện Số vụ việc tham nhũng và số người tham nhũng được phát hiện đã ngày càng được tăng lên Đây được xem là những thành tựu lớn của quyền tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước đối với công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Tuy gặt hái được nhiều thành tựu nhất định nhưng tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, khuyết điểm Những hạn chế được thể hiện qua nhiều khía cạnh: hạn chế trong quy định của pháp luật, hạn chế trong người dân, xã hội Những hạn chế, khuyết điểm trên đều gây ảnh hưởng nhất định trong việc đảm bảo quyền tố cáo được thực hiện một cách tốt nhất trên thực tế Các hạn chế được bộc lộ như sau:
Thứ nhất, việc phát hiện hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện thông qua hình thức tố cáo vẫn còn chưa cao trong số hành vi tham nhũng bị phát hiện
Việc phát hiện hành vi tham nhũng nói chung và hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện nói riêng thông qua việc tố cáo là một trong những cách thức hữu hiệu nhất trong công cuộc phòng, chống tham nhũng hiện nay Tuy nhiên, việc phát hiện hành vi tham nhũng thông qua hình thức tố cáo vẫn còn nhiều bất cập nhất định, cụ thể: Theo Báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng năm 2020 của tỉnh Phú Thọ, cơ quan công an Tỉnh đã phối hợp với các ngành chức năng phát hiện và thụ lý, điều tra 05 vụ/ 07 bị can liên quan đến tội phạm tham nhũng Và đây là toàn bộ số đối tượng liên quan đến tham nhũng được phát hiện trong năm 2020 Qua đó thấy được rằng không có đối tượng liên quan đến tham nhũng được phát hiện thông qua tố cáo
Theo báo cáo tổng kết công tác ngành Thanh tra năm 2021 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2022 của tỉnh Tiền Giang, toàn tỉnh đã phát hiện được 14 vụ việc, 51 đối tượng liên quan đến tham nhũng Tuy nhiên, việc phát hiện các hành vi tham nhũng trên được thực hiện thông qua kiểm tra, tự kiểm tra nội bộ, qua thanh tra, qua điều tra theo đơn tố giác và các vụ việc từ những năm trước chuyển sang Như vậy, thông qua tố cáo không có hành vi tham nhũng được phát hiện
Theo báo cáo tổng kết công tác thanh tra năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023 của tỉnh Lai Châu, vào năm 2022, tỉnh đã không phát hiện được hành vi tham nhũng trong cơ quan, đơn vị Điều đó cho thấy không có đối tượng liên quan đến tham nhũng được phát hiện thông qua tố cáo
Qua các số liệu trên, có thể thấy được rằng tuy việc giải quyết tố cáo đã góp phần không nhỏ vào việc phát hiện những đối tượng liên quan đến tham nhũng; tuy nhiên, so với tổng số các vụ việc, đối tượng liên quan đến tham nhũng bị phát hiện, việc giải quyết tố cáo có phần kém hơn các biện pháp khác Điều trên đã chứng minh được việc phát hiện hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện thông qua hình thức tố cáo vẫn còn chưa cao so với tổng số hành vi tham nhũng bị phát hiện
Theo số liệu thông qua cuộc khảo sát của nhóm nguyên cứu, ở câu hỏi “Quý vị đã thực hiện việc tố cáo bao giờ chưa?”, có đến 82.9% trả lời chưa thực hiện việc tố cáo bao giờ Ở câu hỏi “Nếu phát hiện hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện, Quý vị có thực hiện việc tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền không?”, có 62.4% lựa chọn sẽ thực hiện việc tố cáo, phần còn lại lựa chọn việc không tố cáo, không quan tâm và ý kiến khác Thông qua các câu hỏi trên có thể thấy người dân hiện nay không thực sự xem tố cáo là một cách thức ưu tiên hàng đầu để chống lại hành vi vi phạm pháp luật nói chung và hành vi tham nhũng nói riêng Từ đó dẫn đến thực trạng việc phát hiện hành vi tham nhũng nói chung và hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước nói riêng thông qua tố cáo không hiệu quả
Thứ hai, nhiều trường hợp người tố cáo thực hiện việc tố cáo không đúng pháp luật
Hiện nay, thực tiễn cho thấy rằng trình tự thủ tục giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước của các cơ quan chức năng cơ bản theo pháp luật; xử lý nghiêm nhiều trường hợp vi phạm, phần nào đã khắc phục thiệt hại do tham nhũng gây ra Tuy nhiên, việc giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng còn rất nhiều tồn tại hạn chế, chủ yếu là lúng túng trong giải quyết, thiếu cương quyết, qua loa hình thức; có tình trạng tồn động, bức xúc kéo dài, thậm chí là né tránh, đùn đẩy trách nhiệm các trường hợp người bị tố cáo là người đứng đầu cơ quan nhà nước các cấp Có tình trạng nể nang, bao che lẫn nhau cấp trên, cấp dưới nên rất khó khăn trong việc xử lý vi phạm, đặc biệt là chưa bảo vệ được cho người tố cáo hành vi tham nhũng và người thân thích của họ 84 Nhiều cơ quan chưa nắm rõ quy định của pháp luật nên chuyển đơn thư tố cáo tham nhũng đi lòng vòng làm lộ bí mật thông tin người tố cáo, và còn nhiều trường hợp để lộ thông tin người tố cáo khác bằng nhiều cách thức khác nhau, dẫn đến người bị tố cáo tìm cách đối phó quay lại trả thù, cụ thể các ví dụ sau:
Giải pháp hoàn thiện tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện
2.2.1 Hoàn thiện pháp luật về tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện
* Sự cần thiết của hoàn thiện pháp luật tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện
Trước khi đưa ra các kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện, cần khẳng định vai trò của việc đưa ra các kiến nghị cần được quan tâm để từ đó có được sự nhìn nhận đúng đắn về sự quan trọng và sự cần thiết của việc phải hoàn thiện pháp luật về tố cáo và pháp luật về tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện nói riêng
Thứ nhất, xuất phát từ khía cạnh bảo đảm quyền con người, quyền công dân được Hiến pháp Việt Nam ghi nhận Hiến pháp Việt Nam 2013 viết “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” và “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.” Vậy, quyền tố cáo là quyền con người, quyền công dân nên phải được Nhà nước đảm bảo và bảo vệ Việc đảm bảo này cũng là đảm bảo cho việc xây dựng một Nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa Nhà nước pháp quyền là nhà nước mà ở đó mọi người, mọi chủ thể trong nhà nước, xã hội có nhà nước đó đều tôn trọng pháp luật, đặt Hiến pháp và pháp luật lên hàng đầu và cao hơn cả Nhà nước Với bản chất là nhà nước dân chủ, do dân, của dân và vì nhân dân, Việt Nam đang tích cực hoàn thiện các chế định, các thiết chế hòng đưa xã hội tiến lên xã hội pháp quyền nơi các quyền con người và quyền công dân được đảm bảo
Cũng phải nói thêm rằng việc xây dựng nhà nước pháp quyền là hết sức cần thiết vì nó là xu hướng của nhân loại và là điều kiện bắt buộc của nhà nước dân chủ Hiện nay, hầu hết quốc gia phát triển trên thế giới đều theo xu hướng này, đều có Hiến pháp dù thành văn hay bất thành văn Trong nhà nước dân chủ, quyền lực bắt nguồn từ nhân dân, nhân dân là chủ thể duy nhất và tối cao của quyền lực nhà nước 105 Pháp luật mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội, và pháp luật là công cụ để Nhà nước có thể quản lý xã hội, chính vì vậy mà người ta phân quyền lực nhà nước thành ba nhánh quyền lực đều liên quan đến pháp luật Nếu một nhà nước dân chủ thì pháp luật của nhà nước đó dân chủ, do vậy, giữa Nhân dân và Nhà nước đều phải thượng tôn pháp luật và Hiến pháp, là bản khế ước giữa hai bên Điều này có phần giống với tư tưởng pháp trị, khi mà tư tưởng pháp trị Trung Hoa xưa cho rằng bản chất con người vốn tính ác nên cần phải có pháp luật nghiêm minh để trừng trị tính ác của con người khiến họ không còn dám làm điều trái pháp luật nữa, nhưng tuyệt nhiên tư tưởng này không đồng nhất với pháp quyền Pháp quyền đề cao tính dân chủ trong đó, Nhân dân thông qua pháp luật để bảo
105 Thang Văn Phúc (1999), Tổ chức bộ máy Nhà nước và cải cách hành chính ở Cộng hoà Liên bang Đức, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 31-32 vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Nhà nước và ngược lại, Nhà nước dùng đó để quản lý, cai quản đất nước, chứ không một chiều như tư tưởng pháp trị
Quyền tố cáo, mặt khác, cũng là quyền đặc biệt vì nó là quyền bảo vệ quyền Quyền hiến định này là hình thức dân chủ trực tiếp đi kèm để khắc phục hạn chế của hình thức dân chủ đại diện 106 Cá nhân đi tố cáo khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của chủ thể khác bị xâm phạm do hành vi trái pháp luật của người có chức vụ, quyền hạn thực hiện Bằng quyền tố cáo người tố cáo có thể trực tiếp bảo vệ quyền của mình, do vậy gọi đây là quyền bảo vệ quyền và quyền này là hình thức dân chủ trực tiếp Quyền tố cáo chính là công cụ hữu hiệu của Nhân dân để bảo vệ nhà nước, xã hội và cá nhân vì quyền này không có nội dung cụ thể mà chỉ phát sinh khi có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trên thực tế, căn cứ vào từng vụ việc theo thủ tục pháp luật 107
Thứ hai, xuất phát từ nhu cầu phòng, chống tham nhũng Đây cũng là chủ đề của bài nghiên cứu Để có thể phòng chống tham nhũng hiệu quả, cần thiết phải huy động toàn thể quần chúng nhân dân, toàn thể cơ quan, tổ chức, toàn xã hội cùng góp sức tham gia vào công cuộc tiêu diệt nạn tham nhũng Tham nhũng là một hiện tượng phổ biến của các nhà nước trên toàn thế giới, vì nhà nước là do con người vận hành mà con người thì ít nhiều sẽ có lòng tham vật chất, do đó có nhà nước sẽ có tham nhũng, sự khác nhau ở chỗ mức độ tham nhũng là ít hay nhiều Việc huy động toàn thể xã hội vào công cuộc phòng chống tham nhũng là vì tham nhũng chính là một mối họa tiềm tàng to lớn cho xã hội Mối họa này khó phát hiện và âm thầm phá hoại đất nước từ bên trong Nếu không ngăn chặn từ những ngày đầu tiên tham nhũng sẽ lan ra khắp các khu vực khác và cả nước, từ đó kéo sập nền kinh tế và nhà nước của một đất nước và phải mất rất lâu hoặc không bao giờ đất nước đó có thể khôi phục lại được
Theo thống về chỉ số cảm nhận tham nhũng 2022 (CPI), Việt Nam đứng thứ 77 trên 180 quốc gia, và Việt Nam cũng là một trong năm nước có chỉ số CPI được cải thiện mạnh mẽ so với từ năm 2018 108 Đây là một dấu hiệu đáng mừng khi hoạt động phòng chống tham nhũng đã phát huy hiệu quả
106 Lê Bình Vọng (1991), Tìm hiểu Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo của công dân, Nhà xuất bản Pháp lý, Hà Nội, tr 27-29
107 Ngô Mạnh Toan, Hoàn thiện pháp luật khiếu nại, tố cáo trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt
Nam, Luận án tiến sĩ, tr 31
108 “Chỉ số cảm nhận tham nhũng 2022: Những điểm nổi bật”,
Phòng, chống tham nhũng cũng là nghĩa vụ công dân vì tham nhũng là hiểm họa đất nước và mỗi công dân đều có nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc Do đó việc hoàn thiện pháp luật về tố cáo hành vi tham nhũng cũng là tạo điều kiện để người dân không chỉ thực hiện được quyền của mình mà còn tạo điều kiện để họ thực hiện nghĩa vụ với tổ quốc
Thứ ba, xuất phát từ nhu cầu hoàn thiện pháp luật Cũng như các văn bản pháp luật khác, pháp luật về tố cáo và tố cáo tham nhũng phải được liên tục xem xét và cải tiến cho phù hợp với tình hình thực tế và phù hợp với xu hướng chung của nhân loại Việc luôn luôn xem xét pháp luật trong sự vận động là để tránh tình trạng pháp luật bị lỗi thời và không còn phù hợp, đồng thời cũng là cải thiện những bất cập trong quá trình áp dụng trong thực tiễn xã hội
Tóm lại, việc hoàn thiện pháp luật về tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện là hết sức cần thiết vì ba nhu cầu vừa đề cập trên
Bàn về hoàn thiện pháp luật nói chung và hoàn thiện pháp luật về tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện nói riêng là việc đưa ra các kiến nghị hợp lý, phù hợp và hiệu quả để nâng cao chất lượng pháp luật Để có những kiến nghị như vậy thì cần đặt ra các yêu cầu về thế nào là một chế định hoàn thiện, hay nói cách khác, các yêu cầu cần có để được xem là chế định pháp luật hoàn thiện Hơn nữa, để có những kiến nghị thực tế thì cần xem xét pháp luật hiện hành và so pháp luật hiện hành đó với những yêu cầu được đặt ra Các nội dung sẽ được trình bày lần lượt bên dưới
* Yêu cầu đối với pháp luật về tố cáo hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện
Thứ nhất, kỹ thuật pháp lý soạn thảo văn bản hay kĩ thuật lập pháp “Kỹ thuật pháp lý soạn thảo văn bản là những biểu hiện của văn hóa, văn minh nhân loại, nó có lịch sử phát triển và luôn được thừa kế” 109 Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp
[https://noichinh.vn/tin-quoc-te/202302/chi-so-cam-nhan-tham-nhung-2022-nhung-diem-noi-bat-312141/], (truy cập ngày 29/07/2023)