MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG LẼ CÔNG BẰNG
Khái niệm áp dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án dân sự
1.1.1 Khái niệm lẽ công bằng
Khái niệm “lẽ công bằng” lần đầu tiên được quy định trong BLDS năm 2015 tại khoản 2 Điều 6 và được coi là một trong những nguồn của pháp luật dân sự Việt Nam Khái niệm “Lẽ công bằng” có nguồn gốc từ chữ “equitas” trong tiếng La tinh, có nghĩa là sự bình đẳng (“l’équité” trong tiếng Pháp và “equity” trong tiếng Anh) Theo nghĩa thông dụng, “equity” được hiểu là “trạng thái mà mọi người được đối xử như nhau và không có nhóm nào được đối xử đặc biệt” 1 Về phương diện pháp lý, “equity” được hiểu là hệ thống các học thuyết và thủ tục pháp lý phát triển song song với Common Law và luật thành văn, được sử dụng trong hoạt động xét xử tại Văn phòng Đại pháp 2 Khi nhắc đến lẽ công bằng, người ta thường nghĩ đến công lý bởi ở đâu có công lý thì ở đó có công bằng và ngược lại Dưới góc độ ngôn ngữ học: “Công lý là sự nhận biết đúng đắn và tôn trọng theo lẽ phải các quyền lợi chính đáng của mọi người Công lý là lẽ công bằng mọi người đều công nhận” 3 Theo Từ điển tiếng Việt, khái niệm “công bằng” được hiểu là “theo đúng lẽ phải, không thiên vị” 4
Có rất nhiều quan điểm, nhận thức khác nhau về lẽ công bằng, có ý kiến cho rằng lẽ công bằng chính là sự tương xứng giữa cống hiến, lao động, đóng góp với sự thụ hưởng, là sự tương xứng, phù hợp trong hàng loạt khía cạnh khác nhau của những mối quan hệ xã hội khác nhau Nhưng cũng có ý kiến cho rằng lẽ công bằng là những giá trị đạo đức, giá trị tư tưởng phù hợp với đời sống xã hội, phù hợp với con người trong quan hệ dân sự 5 Theo nghĩa chung nhất, lẽ công bằng có thể được hiểu “là một chuẩn mực được rút ra từ quan hệ cụ thể, có nội dung cấu thành từ các quan hệ thể hiện tính nhân văn, phù hợp với nhận thức của nhiều người về sự công bằng trong mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể trong một quan hệ pháp luật dân sự có tranh
1 Nghĩa của từ “equity”, Cambridge Dictionary, https://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/equity, truy cập ngày 20/4/2023
2 Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật so sánh, NXB Công an nhân dân, tr 223
3 Hoàng Văn Ngọc (2022), Lẽ công bằng – Nguồn của pháp luật dân sự Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa Luật, tr 11
4 Kỳ Duyên, Ngọc Hằng, Đức Bổn (2016), Từ điển Tiếng Việt, NXB Thanh Niên, tr 217
5 Trương Thị Định (2019), Áp dụng lẽ công bằng trong giải quyết các vụ việc dân sự, Trường Đại học Kinh tế - Luật – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr 8 chấp và được giải quyết thấu tình, đạt lý, phù hợp với đạo lý” 6 Thực tế, khó có thể có một quy phạm định nghĩa chung về lẽ công bằng vì ở mỗi quan hệ, nội dung của mỗi quan hệ mà có các giải thích khác nhau về lẽ công bằng 7 BLTTDS năm 2015 đã cố gắng làm rõ nội hàm này tại khoản 3 Điều 45 với nội dung: “Lẽ công bằng được xác định trên cơ sở lẽ phải được mọi người trong xã hội thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đó” Tuy đã có quy định nhưng lẽ công bằng vẫn còn là một khái niệm mơ hồ, chưa được nhìn nhận một cách cụ thể Có thể nói cách quy định này chỉ là sự hướng dẫn của nhà làm luật để giúp cơ quan xét xử xác định cách thức áp dụng lẽ công bằng sao cho phù hợp chứ không được xem là khái niệm lẽ công bằng Mặc dù là một trong những loại nguồn của pháp luật dân sự Việt Nam nhưng các trường hợp áp dụng lẽ công bằng còn rất hạn chế và chỉ được áp dụng khi không thể áp dụng các loại nguồn khác Ngay cả ở các nước có nền tư pháp phát triển lâu đời, việc xét xử theo lẽ công bằng cũng được xem là một công việc khó khăn và phức tạp của Tòa án nói chung và các Thẩm phán nói riêng, bởi lẽ một trong những nguyên tắc hàng đầu của Thẩm phán khi xét xử là nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” 8 , nghĩa là giải quyết vụ việc dân sự bằng cách áp dụng các quy định pháp luật hiện hành Tuy nhiên, khi áp dụng lẽ công bằng để giải quyết các vụ việc dân sự, Thẩm phán dựa vào nhận thức và lương tâm của mình để xét xử Giả sử một Thẩm phán không nhận thức được thế nào là lẽ công bằng do suy thoái về mặt đạo đức hoặc do tác động khách quan khác thì kết quả xét xử sẽ cho ra một bản án tùy tiện, không đúng với nguyên tắc công bằng Hiện nay, trên thế giới tồn tại 03 nhóm quan điểm phổ biến về khái niệm lẽ công bằng như sau 9 :
Thứ nhất, lẽ công bằng được cho là hệ thống các biện pháp và thủ tục có liên quan trong pháp luật dân sự, phân biệt với các biện pháp và thủ tục theo luật, được ban hành khi Tòa án cho rằng các biện pháp luật định không thích đáng hoặc không phù hợp Quan điểm này tiếp cận từ góc độ thực tiễn, cho rằng lẽ công bằng không là một hệ
6 Phùng Trung Tập (2020), Áp dụng lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp dân sự, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 01 (401)
7 Đỗ Văn Đại (2020), Bình luận khoa học Những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr 46
9 Vũ Lê Hải Giang (2022), Một số vấn đề lý luận về lẽ công bằng và vai trò của lẽ công bằng trong xã hội pháp quyền, Hội thảo khoa học quốc tế Áp dụng lẽ công bằng trong hoạt động xét xử tại Việt Nam và kinh nghiệm của một số quốc gia, Trường Đại học Kinh tế - Luật – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, tr 39 – tr 40 thống riêng mà chỉ là một nhóm các biện pháp đặc biệt được áp dụng cho những trường hợp đặc thù khi việc áp dụng các biện pháp luật định không thể giải quyết được vấn đề
Thứ hai, lẽ công bằng xuất phát từ luật tự nhiên, hiệu quả của việc áp dụng lẽ công bằng xuất phát từ tính linh hoạt của khái niệm công bằng Do đó, lẽ công bằng có thể được mô tả nhưng không thể định nghĩa và quan điểm này tồn tại không phổ biến
Thứ ba, lẽ công bằng là một hệ thống các nguyên tắc, quan điểm, quy tắc pháp lý được xem như một hệ thống luật đặc biệt Theo Giáo sư luật học Glanville Williams:
“Từ công bằng (equity) có nghĩa gốc là công lý tự nhiên, tuy nhiên những người bắt đầu học luật cần phải bỏ cái nghĩa ấy ra khỏi đầu khi tiếp cận đến một hệ thống mà các luật sư gọi là lẽ công bằng Về nguồn gốc, hệ thống ấy chịu ảnh hưởng từ ý tưởng của công lý tự nhiên, và do đó mà nó có tên là công bằng, nhưng ngày nay, lẽ công bằng không còn được hiểu theo nghĩa là công lý tự nhiên, mà nó phải được hiểu là một nhánh của pháp luật Anh quốc Do đó, lẽ công bằng là luật” Đồng quan điểm này, giáo sư triết học Zechariah Chafee cho rằng lẽ công bằng trong pháp luật là “một cách thức để quản trị công lý, là một hệ thống các biện pháp hữu hiệu và linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu của một xã hội phức tạp, là một hệ thống các quy tắc riêng biệt” Theo Từ điển Luật học Black’s Law Dictionary nổi tiếng cũng định nghĩa lẽ công bằng là “hệ thống pháp luật hoặc nhóm các nguyên tắc có nguồn gốc từ Tòa Đại pháp quan (Court of Chancery) của Anh quốc và được áp dụng thay cho thông luật và văn bản luật khi cả hai có mâu thuẫn”
Trong tác phẩm “Nền luân lý lớn”, tác giả Aristotle nhận định: “Lẽ công bằng là một nền công lý tốt hơn, nó sửa sai nền công lý bằng pháp luật trong trường hợp đặc biệt, khi nền công lý bằng pháp luật này dẫn đến những kết quả bất công vì những câu chữ tổng quát của một đạo luật không dự liệu tất cả” 10 Như vậy, lẽ công bằng được hiểu như một hệ thống đặc biệt tồn tại song song với hệ thống pháp luật Vì vậy mà đôi khi lẽ công bằng còn được gọi với cái tên là “luật công bình” (equity law) và đây là quan điểm nhận được sự ủng hộ đông đảo của các luật gia trên thế giới Khái niệm công bằng có một ý nghĩa đạo đức và triết học Aristotle còn nhấn mạnh mối liên hệ chặt chẽ giữa Luật pháp, luật thành văn và sự công bằng Ông cho rằng bản chất của công bằng
10 Hồ Ngọc Diệp (2019), Tòa án và nguyên tắc xét xử theo lẽ công bằng, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, https://tapchitoaan.vn/toa-an-va-nguyen-tac-xet-xu-theo-le-cong-bang, truy cập ngày 25/4/2023 là sửa luật khi luật sai do cách viết của nó Các nguyên tắc chung có thể được áp dụng sai cách trong một trường hợp cụ thể 11
Từ những phân tích trên, nhóm nghiên cứu cho rằng lẽ công bằng có ba đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, lẽ công bằng phải là lẽ phải, là những điều hợp tình, hợp lý, phù hợp với các quy tắc xử sự, chuẩn mực đạo đức trong xã hội
Thứ hai, lẽ công bằng phải được mọi người trong xã hội thừa nhận, tức là phải được đa số mọi người công nhận là đúng, là phù hợp Đặc điểm này đảm bảo lẽ công bằng được đánh giá một cách khách quan bởi đại đa số quần chúng nhân dân mà không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của những người tiến hành tố tụng, tránh tình trạng lạm quyền hoặc không vô tư khách quan trong quá trình xét xử
Thứ ba, lẽ công bằng phải phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự Đặc điểm này hướng tới việc tránh sự tùy tiện khi áp dụng lẽ công bằng để giải quyết vụ việc dân sự bởi theo nguyên tắc này, lẽ công bằng phải là những giá trị tốt đẹp, nhân văn và phải cân bằng được quyền và nghĩa vụ của các bên trong vụ việc dân sự đó
Như vậy, lẽ công bằng là một chuẩn mực được rút ra từ quan hệ cụ thể, có nội dung cấu thành từ các quan hệ thể hiện tính nhân văn, phù hợp với nhận thức của nhiều người về sự công bằng trong mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ của các bên trong cùng một quan hệ pháp luật dân sự có tranh chấp và được giải quyết thấu tình, đạt lý 12 Nói cách khác, lẽ công bằng không phải hoặc không chỉ là lương tâm hay nhận thức chủ quan của cá nhân các Thẩm phán mà nó được quy định bởi BLTTDS năm 2015 và bắt buộc phải áp dụng nếu có đủ điều kiện
1.1.2 Khái niệm áp dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án dân sự
Vụ án dân sự là việc phát sinh tranh chấp về dân sự theo nghĩa rộng giữa các chủ thể, một bên trong quan hệ tranh chấp gửi đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp Và một điều kiện tiên quyết để một tranh chấp, một yêu
Điều kiện và nguyên tắc áp dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án dân sự
1.2.1 Điều kiện áp dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án dân sự
Lẽ công bằng không đương nhiên được áp dụng trong hoạt động xét xử của Tòa án Tòa án chỉ có thể áp dụng lẽ công bằng khi những điều kiện áp dụng lẽ công bằng trong hoạt động xét xử của Tòa án đã được đảm bảo, lúc này, Tòa án mới có cơ sở để vận dụng các quy định pháp luật về lẽ công bằng để giải quyết
Thứ nhất, đối tượng áp dụng nguyên tắc lẽ công bằng là tranh chấp phải thuộc sự điều chỉnh của pháp luật dân sự, bao gồm các quan hệ về nhân thân, quan hệ về tài sản Giữa pháp luật dân sự, pháp luật hình sự và pháp luật hành chính thì lẽ công bằng dường như được áp dụng một cách triệt để hơn trong pháp luật dân sự Trong quan hệ pháp luật hành chính phải có ít nhất một bên chủ thể tham gia vào mối quan hệ là mang quyền lực nhà nước, mang tính quyền lực – phục tùng, thể hiện sự bất bình đẳng về ý chí Hay trong quan hệ pháp luật hình sự, tính bất bình đẳng về địa vị pháp lý của các chủ thể cũng được thể thể hiện rõ nét khi người phạm tội hay pháp nhân thương mại phạm tội không có quyền từ chối hay thỏa thuận với Nhà nước về loại hình phạt và mức phạt được áp dụng đối với hành vi phạm tội, nói cách khác, các biện pháp được áp dụng trong chế tài hình sự sẽ phải căn cứ vào tính chất, mức độ hành vi phạm tội chứ không dựa vào nguyên tắc lẽ công bằng để xem xét Trong lĩnh vực hình sự vẫn vận dụng nguyên tắc công bằng nhưng bản chất chỉ dừng lại ở dạng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hoặc các biện pháp áp dụng cho các đối tượng đặc biệt Đối với quan hệ pháp luật dân sự, sự thỏa thuận, ý chí tự nguyện lại là nguyên tắc xương sống Chính vì vậy, khi tranh chấp dân sự phát sinh, việc áp dụng lẽ công bằng để xét xử là điều phù hợp
Thứ hai, lẽ công bằng chỉ có thể được áp dụng khi các nguồn luật khác không giải quyết được vụ việc đang tranh chấp Nói cách khác, lẽ công bằng là nguồn luật cuối cùng được áp dụng trong hệ thống các nguồn luật có thể được áp dụng khi giải quyết vụ việc dân sự Tại Việt Nam, chỉ từ năm 2015, cụ thể là BLDS năm 2015 và BLTTDS năm 2015 thì lẽ công bằng mới chính thức được thừa nhận là nguồn của pháp luật tại Việt Nam bên cạnh các nguồn luật khác như văn bản quy phạm pháp luật, tập quán, tương tự pháp luật và án lệ 13 Khi tranh chấp phát sinh và một trong các bên yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp này, về nguyên tắc, Tòa án cần ưu tiên giải quyết tranh chấp theo thỏa thuận của các bên và quy định pháp luật Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể xét đến áp dụng tập quán (khoản 2 Điều 5 BLDS năm 2015, khoản 1 Điều 45 BLTTDS năm 2015) Trường hợp vụ việc không thể giải quyết bởi trình tự các nguồn luật trên thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự (khoản 1 Điều 6 BLDS năm 2015, khoản 2 Điều 45 BLTTDS năm 2015) Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật thì vụ việc sẽ áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự 14 , án lệ, lẽ công bằng Có thể thấy rằng, lẽ công bằng sẽ được áp dụng khi các bên tranh chấp không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, pháp luật không quy định, không có tập quán, không có quy định để áp dụng tương tự, không áp dụng được các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và không có án lệ Đây là trình tự áp dụng lẽ công bằng theo pháp luật dân sự hiện hành của Việt Nam Lý do nguyên tắc lẽ công bằng được áp dụng sau cùng có thể xuất phát từ nguyên
13 Huỳnh Thị Nam Hải (2022), Lẽ công bằng trong giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, Hội thảo khoa học quốc tế Áp dụng lẽ công bằng trong hoạt động xét xử tại Việt Nam và kinh nghiệm của một số quốc gia, Trường Đại học Kinh tế - Luật – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, tr 81
14 Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự được quy định tại Điều 3 BLDS năm 2015 nhân chính là Việt Nam – quốc gia thuộc hệ thống pháp luật dân sự nên pháp luật thành văn luôn đóng vai trò quan trọng và luôn được ưu tiên áp dụng đầu tiên 15 Vì vậy, chỉ khi nào nguồn luật thành văn không thể giải quyết được các vấn đề trong tranh chấp dân sự thì Tòa án mới xét đến áp dụng lẽ công bằng để giải quyết
Thứ ba, điều kiện về lẽ công bằng Mặc dù pháp luật chưa có định nghĩa về lẽ công bằng nhưng để áp dụng nguồn luật là lẽ công bằng trong hoạt động xét xử của Tòa án thì lẽ công bằng phải là những chuẩn mực xử sự trong quan hệ xã hội, phù hợp với nhận thức của nhiều người, phải là những lý lẽ, quan điểm được mọi người thừa nhận, phù hợp với đạo lý và nhất là không được thể hiện sự thiên vị 16 Như đã đề cập, lẽ công bằng là sự bình đẳng, bình đẳng cả về quyền và nghĩa vụ pháp lý, là đối xử công bằng không phân biệt địa vị, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp hay tôn giáo Để có sự thực hiện đồng nhất này, lẽ công bằng cần phải được mọi người chấp nhận, cho rằng đây là hướng giải quyết duy nhất và phù hợp nhất, không xâm hại lợi ích hợp pháp của bất kỳ ai, không trái với đạo đức, luân thường đạo lý
Thứ tư, áp dụng lẽ công bằng căn cứ vào từng tranh chấp riêng biệt, thậm chí những tranh chấp cùng loại thì việc áp dụng lẽ công bằng cũng không như nhau 17 Khác với việc áp dụng những nguồn luật khác, chẳng hạn như quy định của pháp luật, khi giải quyết tranh chấp, một điều luật đều có thể được vận dụng để giải quyết nhiều vụ việc có những tình huống pháp lý tương tự nhau hoặc có sự liên quan với nhau về mặt tình tiết; hay đối với nguồn luật là án lệ, khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ để giải quyết các vụ việc tương tự, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý giống nhau phải được giải quyết như nhau 18 , có nghĩa là, một án lệ cũng có thể áp dụng được nhiều vụ việc nếu vụ việc đó đáp ứng được các tiêu chí tương tự về mặt tình tiết, sự kiện pháp lý Tuy nhiên, áp dụng lẽ công bằng lại khác Vì pháp luật chưa có một chuẩn mực nhất định để xác định lẽ công bằng khi áp dụng vào hoạt động xét xử của Tòa án nên nó sẽ phụ thuộc rất nhiều vào ý chí của Thẩm phán cũng như bối cảnh kinh tế - xã hội ở từng địa phương Nói cách khác, cùng với một quan điểm về lẽ
15 Huỳnh Thị Nam Hải (2022), tlđd (13), tr 81
16 Huỳnh Thị Nam Hải (2022), tlđd (13), tr 82
18 Khoản 2 Điều 8 Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 18 tháng 6 năm 2019 về quy trình lựa chọn, công bố án lệ công bằng, nhưng nó không đương nhiên được áp dụng vào giải quyết tranh chấp với tất cả các vụ việc
1.2.2 Nguyên tắc áp dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án dân sự
Lẽ công bằng cũng là một nguồn luật trong pháp luật dân sự nên nguyên tắc áp dụng lẽ công bằng vẫn sẽ mang những nguyên tắc chung của một nguồn trong hoạt động xét xử của Tòa án
Thứ nhất, áp dụng lẽ công bằng phải tuân thủ theo thứ tự các nguồn luật trong hệ thống nguồn luật được áp dụng trong hoạt động xét xử của Tòa án Trình tự này được biểu hiện như sau: ưu tiên sự thỏa thuận của các bên và quy định pháp luật, tập quán, tương tự pháp luật, án lệ, lẽ công bằng Đây cũng đồng thời là điều kiện áp dụng lẽ công bằng Nguyên tắc áp dụng nguồn luật trong hoạt động xét xử của Tòa án sẽ đảm bảo vụ việc được giải quyết một cách hiệu quả và phán quyết cuối cùng là chính xác và thấu tình đạt lý Mặc dù lẽ công bằng không là nguồn luật ưu tiên để áp dụng trong hoạt động xét xử của Tòa án nhưng sẽ là nguồn luật bổ trợ giúp Tòa án không vì thiếu nguồn luật mà bỏ qua việc bảo vệ quyền lợi của các bên trong tranh chấp dân sự
Thứ hai, áp dụng lẽ công bằng vẫn phải tuân nguyên tắc áp dụng luật nội dung và luật hình thức Luật nội dung ở đây là việc áp dụng lẽ công bằng để giải quyết vụ việc dân sự đã được BLDS thừa nhận là một nguồn luật trong hệ thống nguồn luật trong hoạt động xét xử của Tòa án Còn luật tố tụng là trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án và được quy định trong hệ thống các văn bản pháp luật tố tụng dân sự mà quan trọng nhất là BLTTDS Bộ luật này quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để TAND giải quyết các vụ án, việc dân sự; trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án… Và dù vụ việc có áp dụng nguồn luật nào thì việc tuân thủ các quy định của luật tố tụng là đương nhiên bắt buộc để đảm bảo việc giải quyết vụ việc dân sự là đúng pháp luật
Thứ ba, lẽ công bằng không được trái luật Lẽ công bằng là một chuẩn mực xử sự được xã hội thừa nhận, phù hợp với nhận thức của nhiều người Tuy nhiên, điều này cũng không đồng nghĩa rằng, chỉ cần các chuẩn mực xử sự đó được mọi người thừa nhận thì đều được xem là lẽ công bằng và được áp dụng trong hoạt động xét xử của Tòa án, mà quan trọng hơn, lẽ công bằng đó phải là những xử sự phù hợp với chuẩn mực pháp luật, không trái pháp luật Thực tế, văn hóa, đặc điểm xã hội của từng địa phương, vùng miền là khác nhau, nên sẽ có những chuẩn mực xử sự ở địa phương này là phù hợp, được coi là lẽ công bằng, nhưng ở địa phương khác thì những xử sự đó không được coi là lẽ công bằng và trái với quy định của pháp luật Vì vậy, trước tiên và quan trọng nhất khi áp dụng lẽ công bằng là phải xem xét lẽ công bằng đó có thực sự phù hợp với các chuẩn mực của pháp luật hay không, rồi sau đó mới xét đến yếu tố là sự thừa nhận của các chủ thể trong xã hội
Thứ tư, lẽ công bằng phải phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị; bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự Trước khi áp dụng lẽ công bằng thì việc xem xét những xử sự, lẽ phải áp dụng trong hoạt động xét xử của Tòa án có phù hợp với chuẩn mực chung của xã hội hay không, có trái với quy định của pháp luật hay không, tiếp theo là cách thức áp dụng lẽ công bằng từ Thẩm phán Có nghĩa là, lẽ công bằng mặc dù là cơ sở áp dụng để giải quyết vụ việc dân sự nhưng trong quá trình xét xử lại tồn tại sự bất bình đẳng khi áp dụng lẽ công bằng, tức có sự thiên vị giữa các bên tranh chấp, từ đó, quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc đó cũng không được đảm bảo thì việc áp dụng lẽ công bằng không thực sự hiệu quả Lẽ công bằng áp dụng là để bảo vệ tối đa quyền lợi của các bên trong tranh chấp dân sự, không vì không có luật, tập quán, tương tự pháp luật, án lệ mà bỏ quên quyền lợi của nhóm chủ thể này, do vậy, lẽ công bằng như một công cụ “cứu cánh” của các bên trong vụ việc không có nguồn luật phù hợp để áp dụng.
Ý nghĩa của việc áp dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án dân sự
Khi một quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định, không có tập quán được áp dụng, đồng thời cũng không thể áp dụng tương tự pháp luật hay các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, không tồn tại án lệ thì lẽ công bằng mới được áp dụng để giải quyết quan hệ xã hội đó Việc áp dụng lẽ công bằng bên cạnh hệ thống pháp luật thành văn là cách thức nhằm khắc phục các hạn chế mà luật thành văn mang lại Các quan hệ dân sự rất đa dạng và phức tạp, luôn vận động và biến đổi theo sự phát triển của xã hội, vì thế mà pháp luật thường lạc hậu hơn so với thực tiễn bởi quy định của pháp luật không thể dự liệu hết tất cả các tình huống có thể phát sinh trên thực tế, dẫn đến tình trạng nhiều vụ việc dân sự không được giải quyết do chưa có điều luật để áp dụng Và việc bổ sung lẽ công bằng như một loại nguồn của pháp luật dân sự đã góp phần hạn chế, khắc phục lỗ hổng này, đảm bảo sự ổn định, trật tự cho các quan hệ dân sự, giữ gìn trật tự, tiếp tục củng cố niềm tin của người dân đối với Tòa án; đảm bảo nguyên tắc “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng” 19 Quy định về lẽ công bằng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành luật tố tụng Việt Nam nói riêng và nền tư pháp Việt Nam nói chung
Thứ nhất, lẽ công bằng góp phần xây dựng pháp luật theo hướng hoàn thiện hơn
Nhà triết học Augustine cho rằng công lý cao hơn nhà nước và là vĩnh cửu Công lý tự nhiên cao hơn luật pháp Luật pháp không công bằng thì không phải là luật pháp Một đạo luật được làm ra mà không tuân theo những điều cơ bản của tự nhiên, những lẽ thường vốn có (ở thời điểm lúc đó) thì cũng không phải là luật 20 Nguyên tắc “thượng tôn pháp luật” chỉ có ý nghĩa khi pháp luật tiệm cận với công lý Ngược lại, nếu pháp luật bất công hay lạc hậu, thì nguyên tắc thượng tôn pháp luật sẽ chỉ mang lại một xã hội không công bằng, áp bức và bất hạnh cho những người dân sống trong xã hội ấy 21 Bởi lẽ, pháp luật và lẽ công bằng chỉ khác nhau ở đặc điểm nhưng cùng thống nhất một mục tiêu là đảm bảo sự tồn tại của công bằng, công lý, lẽ phải trong xã hội Việc BLDS năm 2015 lần đầu tiên ghi nhận nguyên tắc áp dụng lẽ công bằng trong giải quyết các vụ việc dân sự được xem là một bước tiến mới trong lịch sử lập pháp Việt Nam Bởi trước đây, khi nguyên tắc này chưa được ghi nhận thì các Thẩm phán dù muốn áp dụng lẽ công bằng trong xét xử cũng không thể áp dụng vì không có căn cứ pháp lý rõ ràng Chính sự tiến bộ trong tư duy của các nhà lập pháp đã và đang góp phần đem pháp luật Việt Nam đến gần hơn với công bằng, công lý
Thứ hai, lẽ công bằng là sự thực hiện tối cao của công lý 22 Công lý là điều mà toàn xã hội mong muốn đạt được để xây dựng một xã hội tốt đẹp, bền vững Tuy nhiên, để hướng tới việc xây dựng công lý xã hội thì pháp luật của xã hội đó phải thể hiện tính công bằng Nghĩa là tính công bằng phải được thể hiện ngay trong các quy định pháp luật và khi áp dụng những quy định đó, sự công bằng, bình đẳng về mặt lợi ích giữa những con người với nhau sẽ được bảo vệ Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, pháp luật không thể giải quyết triệt để các quan hệ xã hội thì hiển nhiên lẽ công bằng phải được
20 Phạm Thị Minh Tâm (2022), Sự tồn tại của lẽ công bằng trong pháp luật Việt Nam, Hội thảo khoa học quốc tế Áp dụng lẽ công bằng trong hoạt động xét xử tại Việt Nam và kinh nghiệm của một số quốc gia, Trường Đại học Kinh tế - Luật – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, tr 248
21 Henry E Smith (2021), Equity as Meta-law, The Yale Law Journal vol 130, p 1065
22 Trương Thị Định (2019), tlđd (5), tr 19 áp dụng để giải quyết vấn đề đó Lúc này, lẽ công bằng đóng vai trò như một công cụ
“cứu cánh” để tìm kiếm những giải pháp giúp quyền lợi của con người được đảm bảo
Thứ ba, lẽ công bằng khắc phục những hạn chế, lấp đầy những lỗ hổng của luật thành văn Như đã phân tích, các quan hệ dân sự luôn vận động và biến đổi không ngừng theo sự phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội, mà pháp luật không thể lúc nào cũng dự liệu được tất cả các tình huống có thể xảy ra nên pháp luật thường lạc hậu hơn so với thực tiễn Hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay theo hệ thống Dân luật (Civil Law) tức là hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, với tính pháp điển hóa cao, thường thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật thành văn; khác với hệ thống Thông luật (Common Law) của các quốc gia như Anh, Mỹ, họ thường căn cứ vào thực tiễn để giải quyết vấn đề và từ đó ban hành ra các án lệ để áp dụng cho các vụ việc có tình tiết tương tự về sau; chính vì thế mà tính lạc hậu của pháp luật so với thực tiễn trong hệ thống pháp luật Civil Law thể hiện rõ nét hơn so với hệ thống pháp luật Common Law Trong tình huống luật thực định không có những quy định hợp lý cho những vụ việc thực tế trong đời sống xã hội, nền tư pháp không thể lấy lý do không có luật để từ chối giải quyết vụ việc cũng không thể chờ đợi xây dựng pháp luật xong mới tiến hành giải quyết những tranh chấp 23 Vì lẽ đó, việc áp dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án dân sự là giải pháp nhằm giải quyết kịp thời, dứt điểm những tranh chấp dân sự phát sinh trong xã hội khi không thể áp dụng các giải pháp khác; điều này góp phần đảm bảo quyền dân sự chính đáng cho các chủ thể Trong thực tế, nhờ có việc ghi nhận vai trò của lẽ công bằng mà thực tiễn xét xử tại Tòa án và tại Trọng tài cho thấy nhiều vấn đề chưa được các bên thỏa thuận và pháp luật chưa có quy định đã được giải quyết trên cơ sở lẽ công bằng 24
Thứ tư, lẽ công bằng là cơ sở để sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật Áp dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án dân sự còn là căn cứ để cơ quan lập pháp ban hành các văn bản pháp luật nhằm kịp thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong các quy định pháp luật cho phù hợp với thực tiễn, với sự vận động và phát triển không ngừng của các quan hệ xã hội, nhất là các quan hệ pháp luật dân sự Trong thời gian “chờ đợi” nhà lập pháp xây dựng và ban hành quy định pháp luật thì lẽ công bằng khi áp dụng vừa giải quyết kịp thời vấn đề quyền lợi của người dân khi tranh chấp phát sinh nhưng chưa
23 Trần Thị Thảo (2022), Bàn về lẽ công bằng và những khó khăn khi áp dụng lẽ công bằng trong xét xử tại Tòa án Việt Nam, Hội thảo khoa học quốc tế Áp dụng lẽ công bằng trong hoạt động xét xử tại Việt Nam và kinh nghiệm của một số quốc gia, Trường Đại học Kinh tế - Luật – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, tr 259
24 Đỗ Văn Đại (2020), tlđd (7), tr 46 có nguồn luật phù hợp để điều chỉnh, vừa trở thành một cơ sở quan trọng giúp hoàn thiện quy định pháp luật trong hiện tại và tương lai
Từ những phân tích trên, trong Chương 1 của đề tài, nhóm nghiên cứu đã tập trung làm rõ các vấn đề sau đây:
Thứ nhất, nhóm nghiên cứu đi sâu vào phân tích các khái niệm gồm lẽ công bằng, áp dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án dân sự và nêu ra ba đặc điểm của lẽ công bằng
Thứ hai, nhóm nghiên cứu đã trình bày và phân tích các điều kiện và nguyên tắc áp dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án dân sự
Thứ ba, nhóm nghiên cứu đã nêu ý nghĩa của việc áp dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án dân sự tại Việt Nam
Toàn bộ giá trị nghiên cứu ở chương này sẽ là cơ sở lý luận vững chắc, tạo tiền đề cho việc nghiên cứu các chương tiếp theo của đề tài.
ÁP DỤNG LẼ CÔNG BẰNG TRONG XÉT XỬ VỤ ÁN DÂN SỰ
Áp dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án dân sự theo pháp luật Anh
2.1.1 Lịch sử hình thành Luật công bằng tại Anh
Tại Anh, Luật công bằng đã từng được coi là một nguồn luật đặc thù tồn tại song song với Luật chung (Common Law) Luật công bằng tại Anh có nguồn gốc lâu đời và nước Anh được xem là cái nôi áp dụng Luật công bằng (Lẽ công bằng) trong lĩnh vực tư pháp Ở Anh, Tòa án được tổ chức thành hai hệ thống là hệ thống Tòa án thông luật và hệ thống Tòa án công bằng 25
Vào thế kỷ XV, Anh là một trong những nước phong kiến hùng mạnh nhất châu Âu Tuy nhiên, yêu cầu thay đổi đối với hệ thống thông luật đã được đặt ra và mang tính cấp thiết để thích ứng với sự phát triển của xã hội Bởi trong bối cảnh bấy giờ, những quy định của thông luật không còn phù hợp nữa mà thay vào đó là những ràng buộc khiến cho việc áp dụng thông luật trở nên cứng nhắc, thiếu tính linh hoạt Đặc biệt là trong lĩnh vực dân sự, nhiều quan hệ xã hội phát sinh và ngày càng phổ biến và thông luật lúc này không thể giải quyết được triệt vấn đề đang tranh chấp Có thể thấy rằng, khi các điều kiện về cơ sở hạ tầng thay đổi đòi hỏi pháp luật cũng phải thay đổi theo để thích ứng với tình hình mới 26
Xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà chính yếu là sự thay đổi của bối cảnh xã hội, thông luật Anh tại thời điểm đó đã bộc lộ nhiều hạn chế khiến cho kết quả giải quyết tranh chấp không được thỏa đáng, quyền lợi của các bên không được bảo vệ tối đa, cụ thể:
Một là, thông luật bị cho là khung pháp lý hẹp hòi, quá chú trọng hình thức biểu hiện của sự việc 27 Tức là, vụ việc xảy ra trong bối cảnh nào, tình tiết sự việc biểu hiện ra bên ngoài như thế nào thì sẽ trở thành căn cứ để Tòa thông luật giải quyết Kết quả giải quyết các vụ việc mà áp dụng thông luật, Tòa thông luật sẽ không tập trung quá nhiều vào bản chất nội dung sự việc, tính công bằng trong mối quan hệ giữa các bên mà
25 Dương Hồng Thị Phi Phi, Nguyễn Thanh Quyên (2023), Áp dụng lẽ công bằng trong hoạt động xét xử của Tòa án ở các nước Anh, Pháp và gợi mở cho Việt Nam, Tạp chí Pháp luật và Thực tiễn - số 54, tr 108
26 Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh (2017), Luật so sánh – Tài liệu hướng dẫn học tập, NXB Lao động, tr
27 Nguyễn Ngọc Điện (2023), Hệ thống Common Law và Equity: Các vận dụng có thể có cho việc áp dụng lẽ công bằng trong xét xử tại Tòa án Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 01 + 02 (473 - 474) sẽ chú trọng đến hình thức biểu hiện sự việc ra bên ngoài, hành vi của các bên thể hiện như thế nào thì đó sẽ là căn cứ để Tòa thông luật giải quyết
Hai là, Thẩm phán thường áp dụng những án lệ cũ để giải quyết đối với các quan hệ mới phát sinh trong xã hội Ở các nước thuộc hệ thống thông luật như Anh thì án lệ là nguồn chủ yếu và quan trọng được dẫn chiếu khi xét xử 28 Án lệ có thể hiểu là những bản án, quyết định của Tòa án trước được Tòa án sau sử dụng làm khuôn mẫu, chuẩn mực để giải quyết cho các vụ việc tương tự 29 Những án lệ đã được tạo lập trước đó khi áp dụng để giải quyết những vụ việc trong tình hình mới trở nên lỗi thời, các tình tiết mới xuất hiện mà trong án lệ cũ không có hoặc có nhưng chưa đủ tính tương tự để có thể áp dụng án lệ Việc tạo lập án lệ đối với các vụ việc mới phát sinh chưa nhiều nên nhiều Thẩm phán đã áp dụng án lệ cũ để giải quyết như giải pháp “cứu cánh” cho hoạt động xét xử của Tòa án, tuân thủ nguyên tắc không từ chối việc giải quyết vụ án khi không có nguồn luật điều chỉnh
Ba là, chế tài chủ yếu của thông luật đối với các hành vi thiệt hại trong quan hệ dân sự là phạt tiền, không buộc các bên trong hợp đồng phải tuân thủ hợp đồng cũng như làm cho bên bị thiệt hại thấy thỏa đáng Với phạt tiền, nếu một người bị Tòa án kết luận vi phạm pháp luật thì người này sẽ phải bồi thường một khoản tiền cho bên bị hại với ý nghĩa khắc phục phần nào tổn thất do bên vi phạm pháp luật gây ra 30 Tuy nhiên, chế tài này đôi khi không đảm bảo công bằng cho bên thiệt hại bởi nó chỉ nhằm mục đích khôi phục lại những tổn thất do bên vi phạm gây ra chứ không nhằm vào mục đích ngăn ngừa hành vi vi phạm - bản chất của chế tài Do vậy, việc áp dụng chế tài phạt tiền thời điểm đó chưa thật sự hiệu quả
Bốn là, sự tồn tại của hệ thống trát 31 đã khiến cho common law trở nên phức tạp, cứng nhắc Đây cũng là đặc trưng của thông luật lúc bấy giờ Theo đó, các luật gia Anh sẽ coi trọng thủ tục tố tụng hơn là luật nội dung Trat được sử dụng như một loại giấy thông hành do Vua cấp và được đưa vụ kiện ra Tòa án Hoàng gia Trước khi xem xét
28 Nguyễn Đức Lam (2012), Án lệ ở Anh quốc: lịch sử, khái niệm nguyên tắc và cơ chế thực hiện, http://lapphap.vn/Pages/TinTuc/207746/An-le-o-Anh-quoc lich-su khai-niem-nguyen-tac-va-co-che-thuc- hien.html, truy cập 20/6/2023
29 Đỗ Thanh Trung (2022), Vai trò tạo lập án lệ của Tòa án - Từ khía cạnh các học thuyết chính trị, pháp lý, https://www.tapchitoaan.vn/vai-tro-tao-lap-an-le-cua-toa-an-tu-khia-canh-cac-hoc-thuyet-chinh-tri-phap- ly6948.html, truy cập ngày 20/6/2023
30 Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh (2017), tlđd (26), tr 103 - 104
31 Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh (2017), tlđd (26), tr 103 - 104 khả năng thụ lý, một quá trình xem xét kỹ lưỡng các tình tiết của vụ án được diễn ra để quyết định xem có cấp lệnh hay không và thực tế, số lượng những lệnh được cấp ở thời kỳ này rất ít, chỉ khoảng 56 trường hợp vào năm 1227 32 Điều này dễ dẫn đến những bất công trong quá trình xét xử vì “không có trát, không có quyền” khi nguyên đơn không tìm được loại trát thích hợp cho các yêu cầu của mình Ngoài ra, sự ra đời chậm trễ các loại trát mới đã không giải quyết kịp thời những loại tranh chấp mới phát sinh Từ đó, việc người dân tiếp cận với công lý là khó khăn
Năm là, sự bất bình đẳng về quyền lực của các bên trong tranh chấp Theo đó, ngay cả khi thông luật đủ để giải quyết một vụ việc thì không phải lúc nào cũng có thể có được công lý tại Tòa thông luật do sự “vĩ đại” của một trong các bên 33 Đây có thể không phải là nguyên nhân chủ yếu của việc áp dụng luật công bằng trong hoạt động xét xử của Tòa án nhưng vẫn được xem là một trong những nhân tố tác động khiến cho bên yếu thế tìm kiếm sự công bằng trong các vụ án dân sự
Những thực tế trên đã làm nảy sinh nhu cầu tìm kiếm các giải pháp mới nhằm khắc phục những hạn chế của thông luật Thực tế, người dân sẽ rơi vào 02 trường hợp khi áp dụng thông luật để giải quyết tranh chấp Hai trường hợp này có thể hiểu tương ứng trong hai trường hợp sau: (i) Giai đoạn đầu tiên, cánh cửa tiếp cận công lý tại Tòa thông luật bị đóng khi họ không tìm được trat phù hợp cho vụ việc của mình; (ii) giai đoạn thứ hai, khi đã được cấp trat và được Tòa thông luật tiếp nhận, giải quyết, nhưng kết quả giải quyết lại không khiến cho người dân cảm thấy không thỏa đáng và nhận thấy quyền, lợi ích của mình chưa được đảm bảo, công lý chưa được thực thi một cách trọn vẹn Do vậy, thông luật lúc này đã tạo ra một “sự hoài nghi” trong nhân dân đối với quá trình tìm kiếm công lý
Từ những vướng mắc và khó khăn trong việc đảm bảo công lý, sự công bằng cho người dân thì đến cuối thế kỷ XV, trong bối cảnh các vụ việc liên quan tới công lý ngày càng nhiều, Nhà vua đã thành lập ra Tòa án công bằng được xét xử bởi các Thẩm phán xuất thân từ linh mục 34 Từ cuối thế kỷ XVI, các phán quyết của Tòa công bằng đã được xuất bản, các Đại pháp quan theo đó bị ràng buộc bởi tiền lệ pháp Bên cạnh đó, sau cuộc cải cách Tòa án 1873 - 1875, những phẩm phán của Tòa này không còn là các linh
32 Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh (2017), tlđd (26), tr 98
33 Cours droit (2023), What is the role of equity in English legal system, https://cours-de-droit.net/equity-english- law/, truy cập ngày 25/6/2023
Áp dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án dân sự theo pháp luật Cộng hòa Pháp
minh được bất kỳ tổn thất tiền tệ cụ thể nào sẽ xảy ra do hành động của bên bị đơn thì thông luật lúc này không có quyền giải quyết 45 Chính vì vậy, luật công bằng lúc này sẽ thực hiện “nhiệm vụ” còn thiếu trong thông luật, là bổ sung chế tài có thể giúp bên nguyên tìm kiếm và đảm bảo sự công bằng
Thứ tư, người tìm kiếm sự công bằng phải biết và chắc rằng việc áp dụng lẽ công bằng trong trường hợp của mình là đúng Có nghĩa là, Thẩm phán chỉ thực sự áp dụng lẽ công bằng khi bên bị thiệt hại đã hành động đúng và công bằng trong các giao dịch dân sự 46 Nếu như nguyên đơn đang tìm kiếm các giải pháp để bảo vệ lợi ích của mình thông qua áp dụng lẽ công bằng nhưng chính bản thân nguyên đơn là nguyên nhân hoặc nhân tố gây ra thiệt hại Trong những trường hợp này, việc áp dụng lẽ công bằng trong vụ án dân sự sẽ không còn ý nghĩa nữa Nói cách khác, không phải lúc nào việc áp dụng lẽ công bằng cũng đều là đương nhiên
2.2 Áp dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án dân sự theo pháp luật Cộng hòa Pháp
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống pháp luật Cộng hòa Pháp
Trước thế kỷ V, Pháp là thuộc địa của Đế quốc La Mã, chịu sự đô hộ gần bốn thế kỷ Sau khi tan rã và chấm dứt sự cai trị đối với Pháp, Đế quốc La Mã vẫn để lại những dấu ấn nặng nề tại quốc gia này, nhất là về pháp luật Toàn bộ lãnh thổ Pháp lúc bấy giờ được chia thành 02 miền pháp luật với 60 vùng pháp luật tập quán và 300 khu vực pháp luật, thể hiện sự manh mún vô cùng cao Mỗi vùng áp dụng tập quán riêng nhưng vẫn dựa trên nền tảng pháp luật La Mã trước đó Luật pháp được áp dụng mang tư duy của pháp luật thành văn, có nguồn gốc từ luật La Mã cổ nhưng lại được tập hợp thành các tuyển tập tập quán khác nhau Trước Cách mạng Tư sản Pháp, có bốn nguồn luật điều chỉnh những quan hệ xã hội tồn tại ở nước Pháp: luật tập quán, luật La Mã, luật Giáo hội và luật Nhà vua Trong đó, luật tập quán và luật La Mã điều chỉnh các mối quan hệ dân sự và hình sự của dân chúng, mang tính địa phương Luật Giáo hội điều chỉnh các vấn đề về hôn nhân và gia đình, khai sinh, khai tử và điều chỉnh mối quan hệ giữa tầng
45 The Historical Development of Equity Law, https://www.lawteacher.net/free-law-essays/equity-law/history-of- equity-law.php, truy cập ngày 20/7/2023
46 The Law of Equity and Equitable Remedies, https://www.lawteacher.net/free-law-essays/property-trusts/the- law-of-equity.php?vref=1, truy cập ngày 20/7/2023 lớp tăng lữ với nhau Còn luật Nhà vua: Đối với luật nội dung chỉ điều chỉnh cho giới quý tộc mà không áp dụng chung cho cả nước vì tính phân quyền cát cứ ở giai đoạn này cao và người dân cho rằng mọi sự can thiệp của Nhà vua vào dân chúng là sự can thiệp trái tự nhiên; tuy nhiên, luật tố tụng được áp dụng trên phạm vi cả nước bằng các sắc lệnh và Nhà vua cũng là người có quyền ban hành các Án lệ áp dụng cho những vụ việc có tình tiết tương tự
Vào thời kỳ này, nước Pháp chia thành 02 miền pháp luật, lấy ranh giới là sông Loire nên sự ảnh hưởng của pháp luật La Mã vào từng vùng pháp luật cũng khác nhau Miền Nam có vị trí địa lý gần với nước Ý, là quê hương của Đế quốc La Mã nên chịu sự cai trị nhiều hơn so với miền Bắc; ngoài ra, sự phát triển kinh tế ở miền Nam cũng rõ rệt hơn miền Bắc nên cần các quy phạm mang tính chất luật tư để điều chỉnh Về hoạt động giảng dạy luật La Mã, miền Nam đã bắt đầu đưa luật La Mã vào giảng dạy tại các trường đại học từ thế kỷ thứ XII, trong khi đó, ở miền Bắc hoạt động này bị cấm cho đến tháng 5/1679 vì Nhà vua không muốn pháp luật ngoại lai can thiệp vào đất nước mình Bên cạnh đó, miền Bắc còn tồn tại tuyển tập tập quán Paris và được Pháp đem áp dụng trên khắp miền Bắc nước này cũng như áp dụng trên các thuộc địa của Pháp cho đến khi ra đời BLDS Napoleon 1804 Vì những lý do trên, luật La Mã ảnh hưởng đến miền Bắc yếu hơn so với miền Nam Tuy nhiên, dù miền Nam hay miền Bắc thì pháp luật tập quán vẫn là nguồn luật quan trọng nhất được áp dụng tại Pháp trong giai đoạn này Pháp luật trong giai đoạn này mang đậm tính giai cấp, những tầng lớp khác nhau áp dụng nhiều nguồn luật khác nhau tạo nên sự bất bình đẳng Ngoài ra, pháp luật Pháp trong giai đoạn này còn mang tính gián đoạn, là sự gián đoạn trong bản chất giai cấp từ xã hội phong kiến chuyển mình sang xã hội tư bản chủ nghĩa nên chưa thể tạo nên một hệ thống pháp luật thống nhất
Năm 1789 đánh dấu sự hình thành Nhà nước tư sản đầu tiên ở Pháp, là năm ra đời của bản Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền (Declaration of Human and Civil rights) Các văn bản pháp luật ra đời sau Tuyên ngôn này đều chuyển hóa các nội dung của bản Tuyên ngôn vào trong nội dung của văn bản pháp luật, nói cách khác, bản Tuyên ngôn là kim chỉ nam cho việc xây dựng các văn bản pháp luật, chứa đựng các quy tắc nền tảng trong pháp luật dân sự và pháp luật hình sự của Pháp về sau 47 Kể từ giai đoạn
47 Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh (2017), tlđd (26), tr 140 này, pháp luật Pháp đã xóa bỏ tính manh mún tồn tại trong giai đoạn phong kiến và được xem là một hệ thống thống nhất, chỉ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ
Chỉ hai năm sau sự thắng lợi của Cách mạng dân chủ tư sản Pháp và sự ra đời của bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền, nước Pháp bước vào giai đoạn pháp điển hóa mạnh mẽ Thể hiện thông qua bản Hiến pháp thành văn đầu tiên của nước Pháp vào năm 1791 Năm 1800, Napoleon đưa ra đề nghị ban hành BLDS và Bộ luật này ra đời vào năm 1804 Đây là Bộ luật đầu tiên được áp dụng thống nhất trên toàn lãnh thổ nước
Pháp Trong 6 năm tiếp theo, người Pháp cho ra đời liên tiếp 4 Bộ luật đồ sộ: BLTTDS năm 1806, Bộ luật Thương mại năm 1807, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1808 và Bộ luật hình sự năm 1810 Việc cho ra đời các Bộ luật trên đã thể hiện trình độ pháp điển hóa rất cao của người Pháp lúc bấy giờ và kéo theo trào lưu pháp điển hóa tại các quốc gia khác trên khắp châu Âu lục địa Quá trình pháp điển hóa pháp luật tại Pháp đã tạo ra một trật tự phân cấp các nguồn luật Theo đó, Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực tối cao Luật là văn bản pháp luật do Nghị viện ban hành, có hiệu lực pháp lý thấp hơn Hiến pháp, thứ bậc tiếp theo thuộc về các văn bản dưới luật Sau cùng là áp dụng các loại nguồn khác như án lệ, lẽ công bằng Dù không được thừa nhận một cách minh thị nhưng các loại nguồn này vẫn tồn tại trong quá trình xét xử và có một giá trị nhất định trong trật tự thứ bậc của các nguồn luật
2.2.2 Áp dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án dân sự theo pháp luật Cộng hòa Pháp
Pháp là quốc gia theo truyền thống Dân luật (Civil Law) nên luật thành văn luôn là nguồn luật phổ biến và quan trọng nhất ở quốc gia này Nguyên tắc cơ bản trong pháp luật Pháp là “Thẩm phán ra phán quyết phải phù hợp với các văn bản pháp luật, những điều được cho là có sự nhất quán và rõ ràng; những nội dung mà không phù hợp với lẽ công bằng được mô tả là cái gì đó thất thường và không nhất quán mà việc áp dụng một cách tùy tiện có thể dẫn đến sự bất công” 48 Tuy nhiên, cách nhìn nhận về việc áp dụng lẽ công bằng tại Pháp dần được mở rộng hơn khi bắt đầu xuất hiện những khiếm khuyết trong các văn bản quy phạm pháp luật Vì thế, các chủ thể tìm đến lẽ công bằng như một sự bù đắp cho pháp luật thành văn trong những trường hợp nhất định Tại Điều 4 BLDS
48 Guy Bechor (2008), The Sanhuri Code, and the Emergence of Modern Arab Civil Law (1932 to 1949), Brill, p
Napoleon 1804 có quy định trường hợp Thẩm phán từ chối xét xử với lý do luật không quy định, quy định không rõ ràng hoặc không đầy đủ thì có thể bị truy tố về tội từ chối công lý Tuy nhiên trên thực tế, Thẩm phán không được phép đặt ra những quy định có tính chất quy phạm để giải quyết các vụ việc chưa có điều luật áp dụng Như vậy, việc áp dụng lẽ công bằng tại Pháp được thực hiện bằng cách Thẩm phán phải đảm bảo lẽ công bằng trong suốt quá trình xét xử thông qua việc áp dụng những quy định của pháp luật sẵn có và sự giải thích thấu đáo cho từng vụ việc cụ thể 49
Việc áp dụng lẽ công bằng tại Pháp nói riêng và các quốc gia theo truyền thống Dân luật nói chung không được tự do như việc áp dụng lẽ công bằng tại các quốc gia theo truyền thống Thông luật Khi cần khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong các văn bản pháp luật thành văn, Tòa án có thể áp dụng các nguồn khác như tập quán, án lệ hay lẽ công bằng, và việc áp dụng này bị hạn chế trong khuôn khổ pháp luật Pháp Trong lịch sử nước Pháp đã từng có thời gian lẽ công bằng bị cấm dẫn chiếu tại quốc gia này Vào tháng 4 năm 1667, Pháp đã cấm các Thẩm phán đưa ra bất kỳ tham chiếu nào liên quan đến khái niệm lẽ công bằng trong các quyết định của họ bởi thực tiễn tại Tòa án Công lý của Pháp, với việc áp dụng lẽ công bằng đã gây ra các quyết định mang tính độc đoán và họ coi việc sử dụng lẽ công bằng là một công cụ nguy hiểm, là thứ quyền lực trong tay Thẩm phán bởi nó có thể dẫn đến tình trạng lạm quyền của cơ quan tư pháp Điều này đi ngược hoàn toàn so với nguyên tắc xây dựng Nhà nước pháp quyền tại Pháp 50
Năm 1804, những người soạn thảo BLDS của Pháp đã nghi ngờ về việc sử dụng lẽ công bằng của các Thẩm phán Một trong những nhà soạn thảo BLDS lỗi lạc nhất của Pháp, J E Portalis, đã không ngần ngại viết: “Khi luật rõ ràng thì phải tuân theo; khi luật tối nghĩa thì phải nghiên cứu kỹ các điều khoản của nó Nếu thiếu luật, người ta phải tham khảo cách sử dụng lẽ công bằng” 51 Như vậy, Thẩm phán dân sự Pháp tuân theo Điều 12 BLTTDS: “Thẩm phán phải đảm bảo lẽ công bằng trong suốt quá trình xét xử thông qua việc áp dụng những quy định của pháp luật sẵn có và sự giải thích thấu đáo cho từng vụ việc cụ thể” Thẩm phán được yêu cầu áp dụng luật theo thực tế,
49 Điều 12 BLTTDS Cộng hòa Pháp, https://www.legifrance.gouv.fr/codes/texte_lc/LEGITEXT000006070716/2023-07-19/, truy cập ngày 25/7/2023
50 Faure E., Le chancelier d’Aguesseau, Revue Des Deux Mondes (1829-1971), 1952, pp 577–87
51 Portalis J.-E.-M (1844), Discours préliminaire sur le projet de code civil, in Discours, rapports et travaux inédits sur le code civil, Paris, Joubert bất kể những thiệt hại và hậu quả có hại, thường được coi là không công bằng, có thể xuất phát từ việc áp dụng các văn bản thiếu linh hoạt này Tòa giám đốc thẩm được quyền xử phạt một cách có hệ thống bất kỳ phán quyết nào dựa trên nguyên tắc công bằng BLDS Pháp có dành cho lẽ công bằng một vị trí nhỏ và được liệt kê tại các Điều
565, Điều 1194, Điều 1854 Khái niệm lẽ công bằng không được coi trọng trong BLDS: từ công bằng được quy định rõ ràng trong Điều 565 về lĩnh vực bất động sản, tại Điều
THỰC TIỄN ÁP DỤNG LẼ CÔNG BẰNG TRONG XÉT XỬ VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI VIỆT NAM – MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
Thực tiễn áp dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án dân sự tại Việt Nam
Dù là một quy định mới được ghi nhận tại BLDS năm 2015 và BLTTDS năm
2015 nhưng lẽ công bằng đã được các Thẩm phán áp dụng vào thực tiễn để giải quyết nhiều vụ việc dân sự, có thể kể đến như:
Bản án số 04/2020/DS-ST ngày 28/5/2021 của TAND huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ về “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”
Nguyên đơn là anh Đinh Hồng V, bị đơn là chị Nguyễn Thị Thanh H kết hôn với nhau vào năm 2009, có 02 con chung là Đinh Thị Hồng G, sinh ngày 01/3/2010 và Đinh Tùng L, sinh ngày 15/12/2015 Sau khi kết hôn, anh V làm nghề buôn bán lâm sản và lái xe, chị H ở nhà nuôi con và không có nghề nghiệp cho đến khi hai người ly hôn Do chị H không chung thuỷ nên cháu L không phải là con anh V và anh V chỉ biết điều này khi có kết quả giám định ADN Do không biết cháu L không cùng huyết thống với mình nên anh V đã phải nuôi cháu L từ khi sinh ra đến tháng 3/2020 là 4 năm 3 tháng (51 tháng) Vì vậy, anh V khởi kiện đề nghị bồi thường tiền công chăm sóc 2.000.000 đồng/tháng
Theo nhận định của Tòa án cấp sơ thẩm, chị H cho rằng khi chị mang thai, anh
V biết cháu L không phải là con của anh nhưng anh vẫn chấp nhận để nuôi làm phúc, nhưng chị không đưa ra được chứng cứ nào Do vậy, việc anh V yêu cầu bồi thường tổn thất tinh thần vì anh bị tổn thương về danh dự, nhân phẩm, uy tín do hành vi của chị H gây ra là có căn cứ Thiệt hại về vật chất và tinh thần của anh V đương nhiên được mọi người trong xã hội thừa nhận, do vậy chị H phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho anh V Về căn cứ bồi thường: Ngoài căn cứ theo khoản 1 Điều 584 BLDS năm 2015, Tòa án còn áp dụng quy định chung theo Điều 3 BLDS năm 2015 và lẽ công bằng theo quy định tại Điều 6 của BLDS để buộc chị H bồi thường cho anh V Lập luận của Tòa án: Hoạt động của con người là hoạt động có ý thức, mọi việc làm đều có mục đích Anh
V nuôi dưỡng, chăm sóc cháu L là vì được hưởng lợi về mặt tình cảm và trông cậy lúc tuổi già, nhưng mục đích ấy đã không đạt được Vì vậy, người gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường là phù hợp với quy định chung của pháp luật và phù hợp với lẽ công bằng Về mức bồi thường: Các bên có lời khai khác nhau, tuy nhiên theo Luật Hôn nhân và gia đình việc nội trợ gia đình cũng được coi là lao động có thu nhập, do đó thu nhập của anh V và trách nhiệm nuôi dưỡng cháu L được tính cho cả chị H Do vậy mức chi phớ nuụi dưỡng chỏu L của anh V được tớnh bằng ẵ tổng chi phớ
Tòa án cấp sơ thẩm quyết định: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh Đinh Hồng
V Buộc chị Nguyễn Thị Thanh H phải bồi thường cho anh Đinh Hồng V các khoản chi phí nuôi dưỡng cháu L với thời gian 51 tháng, tiền tổn thất tinh thần cho anh V, chi phí khi sinh cháu L và tiền công chăm sóc với thời gian 51 tháng Tổng cộng số tiền mà chị
H phải thanh toán cho anh V là 96.970.000 đồng Đến thời điểm TAND huyện Thanh Ba giải quyết vụ án này thì vẫn chưa có án lệ về vụ việc tương tự, pháp luật không quy định đầy đủ nên TAND huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ đã áp dụng lẽ công bằng được quy định tại Điều 6 BLDS năm 2015 để quyết định buộc chị H phải bồi thường những tổn thất tinh thần và các khoản chi phí khác cho anh V Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu, việc áp dụng lẽ công bằng trong tình huống nêu trên là lẽ công bằng được toàn xã hội thừa nhận về nghĩa vụ chung thủy trong hôn nhân của cả vợ và chồng Ngoài là một nghĩa vụ luật định được ghi nhận tại khoản 1 Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì chung thủy còn là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta Tòa án chỉ nêu lên việc áp dụng lẽ công bằng như một cơ sở để đưa ra kết luận mà không giải thích cụ thể lẽ công bằng trong trường hợp này là gì Nhóm nghiên cứu cho rằng trong quá trình áp dụng lẽ công bằng để giải quyết vụ việc dân sự thì nên giải thích cụ thể lẽ công bằng trong trường hợp đó là gì, có phù hợp với lẽ phải và phù hợp với nhận thức của quần chúng nhân dân hay không, tránh tình trạng áp dụng một cách chủ quan của các Thẩm phán
Việc quyết định áp dụng lẽ công bằng để giải quyết vụ án dân sự nói trên có thể được xem là một sự tiến bộ trong hoạt động tư pháp bởi ba lý do sau: Thứ nhất, sự dũng cảm của người áp dụng pháp luật Đây là vụ án chưa từng có tiền lệ, các bên không thể đi đến thỏa thuận, pháp luật quy định không rõ ràng và cũng không có án lệ được áp dụng cho tình tiết tương tự, Tòa án đã mạnh dạn áp dụng lẽ công bằng để giải quyết
Thứ hai, bản án ngoài việc buộc người vợ trả chi phí nuôi dưỡng, tiền công chăm sóc đứa trẻ thì còn ghi nhận về bồi thường thiệt hại tinh thần cho người chồng Hướng giải quyết này rất hợp lý và nhân văn bởi người chồng không chỉ bỏ tiền, thời gian, công sức chăm sóc mà còn là tình yêu thương dành cho con và vợ Vì vậy, việc “nuôi con tu hú” đã gây ra những tổn thương về tinh thần khi sự yêu thương, chăm sóc trong suốt khoảng thời gian chung sống là trái với kỳ vọng của người chồng Thứ ba, tuy bản án này chưa được phát triển thành án lệ nhưng vẫn mang giá trị tham khảo rất lớn đối với các Tòa án khác khi giải quyết những vụ việc có tình tiết tương tự và đối tượng áp dụng không chỉ là người vợ mà cả người chồng nếu có hành vi vi phạm tương tự Hướng giải quyết trong bản án này phù hợp với quan điểm xét xử của nhiều bản án trên thế giới như: Vụ án Rodwell và Rodwell, Gerard Bradbury và Cơ quan hỗ trợ trẻ em tại Vương Quốc Anh… cũng như phù hợp với pháp luật một số quốc gia như Điều 143 Luật Hỗ trợ trẻ em năm
Bản án số 149/2020/DS-PT ngày 06/7/2020 của TAND tỉnh Bình Dương về
“Tranh chấp quyền sử dụng đất”
Chùa P là chủ sử dụng đất diện tích 11.395,9 m 2 gồm các thửa đất số 21, 22, 23,
24, 25, 26, 27, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 63, 64, 67 và một phần các thửa
65, 66 tờ bản đồ số D2 tọa lạc xã B, huyện D (nay là khu phố T, phường B, thị xã D), tỉnh Bình Dương theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số T001795/CN-06 do UBND tỉnh Bình Dương cấp ngày 06/12/2006 Đất có nguồn gốc do người dân làm công quả hiến tặng cho Chùa P trước năm 1975 Trong tổng diện tích đất này, Chùa P có cho vợ chồng ông Đặng Văn Q và bà Nguyễn Thị Anh T sử dụng một phần để trồng hoa màu, theo đo đạc thực tế là 953,6 m 2 Sau khi ông Đặng Văn Q chết thì bà Nguyễn Thị Anh T vẫn tiếp tục sử dụng, canh tác trồng hoa màu theo mùa vụ cho đến nay, hàng năm bà T đều có đóng góp hoa lợi cho Chùa P một số tiền nhất định Năm 2006, Chùa P (do ông Hồ Văn G đại diện) làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Ủy ban nhân dân xã B (nay là phường B) có tổ chức họp các hộ dân đang sử dụng đất Chùa P (trong đó có bà Nguyễn Thị Anh T) Theo Biên bản họp ngày 13/6/2006, các hộ dân đang sử dụng đất Chùa P đều xác định đất của Chùa, thống nhất để cho Chùa xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các hộ dân được tiếp tục canh tác để tăng thu nhập, hàng năm cúng Chùa, khi nào canh tác không hiệu quả thì trả lại cho Chùa Do thời gian gần đây bà Nguyễn Thị Anh T có ý định chiếm luôn đất không trả lại cho Chùa
P nên Chùa P đã làm đơn khiếu nại tranh chấp đất tại UBND phường B nhưng hòa giải không thành Vì vậy Chùa P khởi kiện yêu cầu bà Nguyễn Thị Anh T trả lại cho Chùa
56 Minh Quân (2023), Áp dụng lẽ công bằng trong vụ án bồi thường chi phí nuôi dưỡng, https://www.toaan.gov.vn/webcenter/ShowProperty?nodeId=/UCMServer/TAND307218, truy cập ngày 28/7/2023 diện tích đất 953,6 m 2 Bà T có yêu cầu phản tố buộc chùa P phải bồi thường thiệt hại về hoa màu đã trồng trên đất cho bà
TAND cấp sơ thẩm tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Chùa P Buộc bà Nguyễn Thị Anh T trả lại cho Chùa P diện tích đất 953,6 m 2 , tọa lạc tại khu phố T, phường B, thị xã D, tỉnh Bình Dương thuộc thửa đất số 25, 26 và 57 tờ bản đồ D2 theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AE 977220 ngày 06/12/2006 do UBND tỉnh Bình Dương cấp cho Chùa P Đồng thời đình chỉ giải quyết yêu cầu phản tố của bà T về việc buộc Chùa P bồi thường thiệt hại về hoa màu là 10.000.000 đồng cho bà Không chấp nhận yêu cầu phản tố của bà Nguyễn Thị Anh T về việc yêu cầu công nhận cho bà quyền quản lý, sử dụng hợp pháp đối với diện tích đất 953,6 m 2 Bị đơn kháng cáo toàn bộ nội dung bản án sơ thẩm
TAND cấp phúc thẩm nhận định: Việc Chùa P giao cho bà T được sử dụng đất, hàng năm nộp hoa lợi cho Chùa được xem như trường hợp giao dịch hợp đồng về quyền sử dụng đất Tuy nhiên, theo Điều 181 Luật Đất đai năm 2013 thì việc Chùa P giao đất cho gia đình bà T canh tác và thu hoa lợi bằng việc bà T phải đóng góp tiền cho Chùa hàng năm là trái quy định của pháp luật, sử dụng đất không đúng mục đích được cấp cho cơ sở tôn giáo Do đó, Chùa P yêu cầu bà T trả lại đất để sử dụng đúng mục đích tôn giáo là có căn cứ Bà T đã quản lý, sử dụng đất lâu dài, liên tục từ năm 1983 đến nay đã hơn 30 năm và nộp hoa lợi cho Chùa đến năm 2017, khi phát sinh tranh chấp tại Tòa án mới ngừng nộp hoa lợi cho Chùa Người đại diện Chùa P cũng xác nhận mặc dù là đất của Chùa nhưng từ trước đến nay Chùa không trực tiếp sử dụng mà giao cho bà T từ năm 1983 cho đến nay Qua đó có thể thấy, bà T có nhiều công sức trong việc quản lý, giữ gìn, tôn tạo đất Vì vậy, theo lẽ công bằng, cần tính một phần công sức cho bà T với tỷ lệ 5% giá trị quyền sử dụng đất để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên nên cần buộc Chùa P có trách nhiệm thanh toán cho bà T một phần công sức nêu trên
TAND cấp phúc thẩm tuyên chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của bị đơn là bà Nguyễn Thị Anh T Sửa một phần Bản án dân sự sơ thẩm số 107/2019/DS-ST ng̀y
25 tháng 11 năm 2019 của TAND thị xã D, tỉnh Bình Dương: Đình chỉ giải quyết yêu cầu phản tố của bà Nguyễn Thị Anh T về việc buộc Chùa P bồi thường thiệt hại về hoa màu là 10.000.000 đồng Chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của bà Nguyễn Thị Anh
T, buộc Chùa P thanh toán công sức quản lý, gìn giữ, tôn tạo đất của bà Nguyễn Thị Anh T với số tiền 286.080.000 đồng
Lẽ công bằng được áp dụng trong tranh chấp này là công sức quản lý, giữ gìn và tôn tạo bất động sản Xét thấy bà T đã có nhiều công sức đóng góp cho việc quản lý, giữ gìn, tôn tạo 953,6 m 2 đất của Chùa P nên Chùa cần có trách nhiệm thanh toán cho bà T một phần công sức với tỷ lệ 5% giá trị quyền sử dụng đất Pháp luật không ghi nhận một giá trị nhất định đối với phần công sức quản lý, giữ gìn tài sản nói chung và bất động sản nói riêng mà sẽ tùy thuộc vào tính chất, mức độ của từng vụ việc cụ thể mà Tòa án ra quyết định giá trị trong bản án đó sẽ là bao nhiêu Xét thấy bà T đã quản lý và canh tác trên phần diện tích đất này hơn 30 năm, từ năm 1983 đến năm 2017 và hàng năm bà
T có nộp hoa lợi cho Chùa nên quyết định của Tòa án là hợp pháp và hợp lý, đảm bảo được quyền lợi chính đáng của bà T
Một số kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về áp dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án dân sự
1 Bản án số 04/2020/DS-ST ngày 28/5/2021 của Tòa án nhân dân huyện
Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ về “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”
2 Bản án số 149/2020/DS-PT ngày 06/7/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh
Bình Dương về “Tranh chấp quyền sử dụng đất”
3 Bản án số 02/2021/DS-ST ngày 14/4/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Gia
Lai về “Tranh chấp đòi lại tài sản là nhà, đất và yêu cầu huỷ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”