ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
TÔ ĐÌNH VĨ
TOI HUY HOẠI RUNG, TOI VI PHAM QUY ĐỊNH VE QUAN LY RUNG THEO PHAP LUAT HINH SU’
VIET NAM (TREN CO SO THUC TIEN XET XU TAI
DIA BAN TINH HA GIANG).
HÀ NOI - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
TÔ ĐÌNH VĨ
TOI HUY HOẠI RUNG, TOI VI PHAM QUY ĐỊNH VE QUAN LY RUNG THEO PHAP LUAT HINH SU’
VIET NAM (TREN CO SO THUC TIEN XET XU TAI
DIA BAN TINH HA GIANG).
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Mã sô: 8380101.03
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYEN KHAC HAI
HÀ NỘI - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tắt cả các môn học và đã thanh toán tat cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định cua Trường Dai học Luật - Dai học Quốc gia Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Tô Đình Vĩ
Trang 4Danh mục các chữ việt tat
Danh mục các bảng, biêu đô
TOI VI PHAM QUY ĐỊNH VE QUAN LÝ RUNG TRONG LUAT HÌNH SU VIỆT NAM 0 ccccccccsccscsscsecsescesesstssesestestestsnesees
Khái niệm, ý nghĩa của tội hủy hoại rừng va tội vi phạm quy
định về quản lý 0ì) On
Khái niệm tội hủy hoại rừng và tội vi phạm quy định về quản lý rừng
Ý nghĩa của việc quy định tội hủy hoại rừng và tội vi phạm quy
định về quản lý rừng 2-2 2 S+SE£E£E££E£EE2EEtEkerkerkerkeee
Sự hình thành và phát triển của những quy định về tội hủy
hoại rừng và tội vi phạm quy định về quản lý rừng trong
pháp luật hình sự Việt Nam - - Q Ăn SsSnseeereerree
Tội hủy hoại rừng và tội vi phạm quy định về quản lý rừng trong giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến
trước khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985
Tội hủy hoại rừng và tội vi phạm quy định về quản lý rừng theo
quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985
-Tội hủy hoại rừng và tội vi phạm quy định về quản lý rừng theo
quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999,
-Phân biệt tội hủy hoại rừng và tội vi phạm quy định về quản lý rừng với một số tội phạm khác - 2-2-2 se:
Chương 1: NHỮNG VAN DE CHUNG VE TOI HUY HOAI RUNG VA
Trang 5Phân biệt tội hủy hoại rừng (Điều 243 BLHS năm 2015) với tội
vi phạm quy định về quan lý rừng (Điều 233 BLHS năm 2015) Phân biệt tội vi phạm quy định về quản lý rừng (Điều 233
BLHS năm 2015) với tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ
rừng và lâm sản (Điều 232 BLHS năm 2015) . -Phân biệt tội hủy hoại rừng (Điều 243 BLHS năm 2015) và tội
hủy hoại tai sản hoặc cố ý làm hư hỏng tai sản (Điều 178 BLHS
00020058) 00707077 .
Tiểu kết Chương 1 2-2 25s E£2E£+EE+EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkerkee Chương 2: THUC TRẠNG PHÁP LUẬT VE TOI HUY HOẠI
RUNG, TOI VI PHAM QUY ĐỊNH VE QUAN LÝ RUNG
TRONG BO LUAT HINH SU NAM 2015 VA THUC TIEN
XÉT XU TAI TINH HÀ GIANG -2 5+cs+cxcrxcces Quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 (sửa đỗi
bé sung năm 2017) về tội hủy hoại rừng 552 Dấu hiệu pháp ly của tội hủy hoại rừng - 2-55 5scsccxccez
Quy định về hình phạt đối với tội hủy hoại rừng -Quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 (sửa đổi
bé sung năm 2017) về tội vi phạm quy định về quản ly rừng
Dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về quản lý rừng Quy định về hình phạt đối với tội vi phạm quy định về quản lý rừng
Thực tiễn xét xử tội hủy hoại rừng và tội vi phạm quy định
về quản lý rừng tại tỉnh Hà Giang - 2 2c cssrssrszez
Những kết quả đạt được được trong xét xử tội huỷ hoại rừng và
tội vi phạm quy định về quan lý rừng tại tinh Hà Giang
Những khó khăn hạn chế trong xét xử tội hủy hoại rừng và tội vi phạm quy định về quản lý rừng tại tỉnh Hà Giang và
nguyên nhÂnn - - << + 111231119 1S HH ke
Tiểu kết Chương 2 2-2 %SE+SE£2E2EE£EE2EEEE1E71E71711211211211 11111 cxe.
Trang 6Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUÁ ÁP DỤNG ĐÓI VỚI TỘI
HỦY HOẠI RỪNG VÀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VẺ
QUAN LY RUNG - SG 5c E1 1111111111111 11 11x ctxe 72 3.1 _ Yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng quy định pháp luật hình sự về
tội huỷ hoại rừng và tội vi phạm quy định về quan lý rừng 72
3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự đối với tội hủy hoại
rừng và tội vi phạm quy định về quan lý rừng 75
3.2.1 Hoan thiện pháp luật hình sự đối với tội hủy hoại rừng 75
3.2.2 Hoàn thiện pháp luật hình sự đối với tội vi phạm quy định về
3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự đối với
tội hủy hoại rừng và tội vi phạm quy định về quản ly rừng 83
3.3.1 Tang cường công tác tong kết thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự 83
3.3.2 Tăng cường hướng dẫn xét xử, giải thích pháp luật hình sự, xây
dựng án lệ, nâng cao năng lực thâm phán 25 s2 s2 5+: S4
3.3.3 Những giải pháp khác - - «+ + xxx kg ng ng re, S5
Tiểu kết Chương 3 ¿2 2S SE2E£2E££EEEEEEEEEEEE7E7121121111 11111 cxe 88
KẾT LUẬN 2¿- 2-22 2E 2E 2E121127112112111211211121171 21111 111.1 eerre 89
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -2 22z+2222sccczei 92
Trang 7DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT Chữ viết tắt | Chữ viết đầy đủ
BLHS Bộ luật Hình sự
TAND Tòa án nhân dân
TNHSTrach nhiém hinh su
Trang 8DANH MỤC CAC BANG BIEU
Số hiệu Tên bảng, biểu do Trang
Bang 2.1 | Tình hình xét xử tội hủy hoại rừng trên dia ban tỉnh
Hà Giang giai đoạn 2018-2022 50
Bảng 2.2 Số vụ, số bị cáo bị xét xử về tội hủy hoại rừng so sánh với
tong số tội phạm của từng năm, giai đoạn 2018 — 2022 51 Bang 2.3 | Số liệu thống kê về số lượng bị cáo phạm tội hủy hoại
rừng là người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà
Giang giai đoạn 2018-2022 52
Bang 2.4 | Kết quả xét xử phúc thâm tội hủy hoại rừng của
TAND tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018-2022 56
Bang 2.5 | Khung hình phat được áp dụng đối với các bị cáo
phạm tội hủy hoại rừng tại tỉnh Hà Giang giai đoạn
2018-2022 57
Biểu đồ 2.1 | Số vụ án và số bị cáo bị xét xử về tội hủy hoại rừng
trên địa ban tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018-2022 50
Trang 9MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài
Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, có vai trò to lớn đối với môi trường và cuộc sống của con người như cung cấp oxy, giúp điều hòa khí hậu, tạo ra sự ôn định, cân bằng về sinh thái, đồng thời rừng cũng là nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất công nghiệp mang lại giá trị kinh tế to lớn.
Không chỉ có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái và sự sống của con người mà rừng còn có ý nghĩa trong việc đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia.
Là một quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt doi, Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi nguồn tài nguyên vô cùng quý giá về rừng Tính đến ngày
31/12/2021, tổng diện tích rừng của nước ta là 14.745.201ha [2] Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng
đối với sự phát triển bền vững của đất nước, Đảng và Nhà nước luôn quan
tâm ban hành những chủ trương, chính sách khuyến khích người dân trồng và bảo vệ rừng đồng thời liên tục đôi mới, cập nhật hệ thống các văn bản quy
phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng để bắt kịp với xu hướng phát triển của từng thời kỳ, đáp ứng yêu cầu bảo vệ và phát triển rừng
bền vững hiện nay Tuy nhiên, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường,
các hoạt động khai thác rừng nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh cũng tác
động không nhỏ tới việc làm giảm số lượng và chất lượng rừng Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, diện tích rừng bị thiệt hại ước tính là hơn
22.800ha, bình quân mỗi năm nước ta suy giảm khoảng 2.500ha rừng Thực
trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó một trong những nguyên
nhân chính là do việc chặt phá, đốt rừng dé lay đất canh tác của người dân và tình trạng vi phạm các quy định về quản lý rừng của những người có chức vụ,
quyên hạn về quan lý rừng.
Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ của Việt Nam có đặc
Trang 10điểm địa hình chủ yếu là đồi núi, khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao và là một trong những tỉnh có lượng mưa lớn nhất cả nước Với đặc trưng địa
hình và khí hậu mát mẻ, Ha Giang trở thành điều kiện lý tưởng cho động thực
vật hoang dã cũng như rừng trồng phát triển Rừng tại Hà Giang không chỉ giữ
vai trò đảm bảo môi trường sinh thai đầu nguồn đối với vùng đồng băng Bắc Bộ
mà còn là một thế mạnh kinh tế chủ yếu của địa phương như khai thác tài nguyên du lịch sinh thái và các nguyên liệu đầu vào phục vụ phát triển sản xuất và xây dựng cơ bản.
Mặc dù công tác bảo vệ và phát triển rừng luôn được chính quyền tỉnh Hà Giang quan tâm chỉ đạo sát sao nhưng tình trạng chặt phá, đốt rừng, hủy
hoại rừng vẫn diễn biến phức tạp, diện tích rừng bị chặt phá ngày càng lon, đặc biệt có những vụ việc có sự tiếp tay của các cán bộ được giao nhiệm vu bảo vệ, quản lý rừng Điều này cho thấy thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống, xử lý loại tội phạm này vẫn tồn tại nhiều hạn chế, bat cập Bên cạnh
đó, hệ thống các quy định của pháp luật về tội hủy hoại rừng và tội vi phạm các quy định về quản lý rừng tuy đã được quy định khá đầy đủ trong Bộ luật
hình sự và một số văn bản hướng dẫn nhưng quá trình áp dụng trong thực tiễn chưa mang tính đồng bộ, thống nhất, còn tồn tại nhiều vướng mắc Do đó dé làm rõ thực trạng, nguyên nhân, điều kiện xảy ra tội hủy hoại rừng và tdi vi phạm quy định về quản lý rừng qua đó đề xuất những giải pháp dé nâng cao
chất lượng, hiệu quả đấu tranh với các tội phạm này, bảo vệ tài nguyên rừng
trên địa bàn tỉnh Hà Giang nói riêng và trên cả nước nói chung, học viên đã
lựa chọn dé tài “Tội huỷ hoại rừng, tội vi phạm các quy định về quản lý rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại địa bàn tỉnh Hà Giang)” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn thạc sĩ Luật học
chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự.
2 Tình hình và nhiệm vụ nghiên cứu
Vân đê quản lý và bảo vệ rừng đang là vân đê thời sự, được các quôc
Trang 11gia trên thế giới không chỉ ở Việt Nam quan tâm nghiên cứu Đây cũng là nội dung mang tính cấp thiết để các nhà nghiên cứu khoa học lưu tâm Chính vì
vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý và bảo vệ rừng nói chung,
van dé bảo vệ rừng trong TTHS (luật tố tụng hình sự) nói riêng thông qua quy
định về tội phạm Các công trình đã nghiên cứu tổng quát và bình luận về tội
phạm nói chung và tội hủy hoại rừng, tội vi phạm quy định về quản lý rừng nói riêng như: “Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (phan các tội phạm)” (2019) của tác giả TS Phạm Mạnh Hùng, TS Lại Viết Quang, Nxb Dai hoc quéc gia Ha
Nội [13]; “Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (phan các tội pham)” (2021) của
GS TS Nguyễn Ngọc Hoa, Nxb Công an nhân dân [12]; “Giáo trình Luật hình
sự Việt Nam (Phần các tội phạm) ”(2022) của PGS TS Trịnh Quốc Toản
(Chủ biên), Nxb Dai Học Quốc Gia Hà Nội [41]; “Tim hiểu Bộ luật hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và những văn bản hướng dẫn thi
hành ” (2010) của TS Đỗ Đức Hồng Hà, TS Trịnh Tiến Việt và tập thé các
tác giả, Nxb Lao động [9]; “Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự Việt Nam đã
được sửa đổi bồ sung năm 2009”, do TS Trần Minh Hưởng chủ biên, Nxb Lao động [15]; “Binh luận khoa học Bộ luật Hình sự - phân các tội phạm tập
VII - Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, Bình luận chuyên sâu ” (2006) của Dinh Văn Qué, Nxb Thành phó Hồ Chí Minh [21].
Bên cạnh đó, một số đề tài luận văn của các tác giả nghiên cứu độc lập về từng loại tội phạm như:
- Đề tài “Tội hủy hoại rừng theo quy định cua Bộ luật Hình sự năm
2015” của tác giả Nông Minh Vũ (2019), Luận văn thạc sĩ Luật học, Dai học
Luật Hà Nội [52] Tác giả đã phân tích thực tiễn xét xử các vụ án về tội hủy hoại rừng trong giai đoạn 2014 — 2018 va đề xuất giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng xét xử các vụ án về loại tội phạm này.
- Đề tài “Tội vi phạm các quy định về quan lý rừng trong luật hình sự
Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Dung (2012), Luận văn thạc sĩ Luật học,
Trang 12Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội [7] Đề tài nghiên cứu đánh giá những nguyên nhân dẫn đến tình hình diễn biến phức tạp của tội vi phạm các quy
định về quan lý rừng va đưa ra các đề xuất và giải pháp nhằm hoàn thiện, bổ sung các quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam về tội vi phạm các quy định về quản lý rừng.
- Đề tài “7ồi huy hoại rừng trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả
Lê Thị Phương Minh (2013), Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học
quốc gia Hà Nội [17] Trong đề tài này, tác giả đã phân tích một cách hệ
thống và toàn diện những vấn đề lý luận về tội hủy hoại rừng, phân tích những hạn chế, thiếu sót trong các quy định của pháp luật từ thực tiễn xét xử tội hủy hoại rừng từ đó, đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định
tội hủy hoại rừng và các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành.
- Đề tài “Các tội xâm phạm các quy định về quan lý và bảo vệ rừng trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa ban tỉnh Đắk Lắk) ” của tác giả Huỳnh Định Tình (2015), Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa
Luật, Đại học quốc gia Hà Nội [35] Phân tích những vấn đề lý luận về các tội
xâm phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng trong Luật hình sự Việt
Nam, đề xuất các giải pháp hoàn thiện các quy định trong Bộ luật hình sự về nhóm tội này trên cơ sở phân tích thực tiễn tại tỉnh Đắk Lắk.
Các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu tổng quan và chỉ tiết các
vấn đề liên quan đến quy định về tội hủy hoại rừng và tội vi phạm quy định về quản lý rừng Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên đều nghiên cứu về
từng loại tội phạm riêng biệt mà chưa có công trình nào nghiên cứu tổng thể, chuyên sâu kết hợp hai tội danh nói trên cơ sở thực tiễn việc áp dụng pháp luật trên các địa bàn, đối tượng cụ thể Bên cạnh đó, một số đề tài được nghiên cứu trên cơ sở quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 hiện đã hết hiệu
lực được thay thế bởi Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đôi, bé sung năm 2017).
Trang 13Do đó việc luận văn nghiên cứu quy định của pháp luật hình sự đối với tội hủy hoại rừng và tội vi phạm quy định về quản lý rừng trên cơ sở xét xử thực
tiễn trên địa bàn tỉnh Hà Giang là có tính mới và cần thiết hiện nay.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật
và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật pháp luật hình sự đối với tội hủy hoại rừng, tội vi phạm quy định về quản lý rừng, góp phần dau tranh phòng, chống
loại tội phạm này trên dia ban tỉnh Hà Giang.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu làm rõ nội hàm khái niệm, đặc điểm cấu thành tội phạm,
lịch sử hình thành và ý nghĩa của việc quy định tội hủy hoại rừng, tội vi phạm
quy định về quản lý rừng trong BLHS;
- Phân tích, làm rõ quy định của BLHS hiện hành và các văn bản hướng
dẫn thi hành về tội hủy hoại rừng, tội vi phạm quy định về quản lý rừng:
- Đánh giá thực tiễn xét xử tội hủy hoại rừng và tội vi phạm quy định
về quản lý rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang, qua đó phân tích làm rõ những
tồn tại hạn chế trong việc áp dụng pháp luật và những nguyên nhân của các ton tại, hạn chế này.
- Kiến nghị sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật và đưa ra những giải
pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật nhằm đấu tranh phòng chống tội
phạm nói chung và tội phạm hủy hoại rừng, tội vi phạm các quy định về quản
lý rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang nói riêng.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối twong nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội hủy hoại rừng và tội vi phạm quy định về quản lý rừng trên
cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Hà Giang.
Trang 144.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến tội hủy hoại rừng và tội vi phạm quy định về quản lý rừng dưới góc độ pháp luật hình sự, trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn xét xử về hai loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Ha Giang trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2022.
5 Cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Việc nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở lý luận là những van dé
khoa học nền tảng về Phần các tội phạm nói chung của Bộ luật Hình sự, cũng như các luận điểm cơ bản về cấu thành tội phạm được nghiên cứu trong luận văn này dựa vào những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu,
sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp chí có liên quan.
3.2 Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu trên co sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối của Dang va Nhà nước Việt Nam về nha nước va pháp luật; chính sách bảo vệ, phát triển rừng; quan điểm, đường lối xét xử tội hủy hoại rừng và tội vi phạm quy định về quản lý rừng.
5.3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của luận văn được sử dụng bao gồm phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, diễn giải, so sánh; khảo cứu
các văn ban, cụ thé:
— Phương pháp phân tích, diễn giải được sử dụng khi nghiên cứu những
van dé lý luận về tội hủy hoại rừng và tội vi phạm quy định về quản lý rừng.
— Phương pháp thống kê, đánh giá, bình luận, khảo cứu các văn bản
được sử dụng để nghiên cứu và đánh giá quy định của pháp luật về tội hủy
hoại rừng và tội vi phạm quy định về quản lý rừng, thực trạng xét xử về hai
loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Trang 15— Phương pháp so sánh được sử dụng dé phân biệt tội hủy hoại rừng va
tội vi phạm quy định về quản lý rừng với một số tội phạm khác.
— Phương pháp tổng hợp, bình luận được sử dụng khi đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đối với tội hủy hoại rừng và tội vi phạm quy định về quản lý rừng trên thực tiễn
tại địa ban tỉnh Ha Giang.
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận: Đề tài đã đưa ra, phân tích các quy định của pháp luật
về tội hủy hoại rừng và tội vi phạm quy định về quản lý rừng Trên cơ sở đó
xây dựng các khái niệm và làm rõ các vấn đề lý luận về hai tội danh trên, sử
dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học pháplý hình sự Việt Nam.
Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá thực tiễn công tác xét xử đối với tội hủy hoại rừng và tội vi phạm quy định về quản lý rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang, luận văn làm rõ những hạn chế trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với hai tội phạm này Những kiến nghị và giải pháp trình bày
trong luận văn sẽ góp phần nâng cao kết quả của cuộc đấu tranh, phòng chống
tội hủy hoại rừng và tội vi phạm quy định về quản lý rừng.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng ý nghĩa trong hoạt động nghiên cứu
khoa học đối với các luật gia, học viên, sinh viên, được dùng làm tài liệu tham
khảo cho việc nghiên cứu, tuyên truyền giáo dục về bảo vệ tài nguyên rừng môi trường Những giải pháp, kiến nghị có tính khả thi được đưa ra trong luận
văn cũng góp phần giải quyết những bất cập và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đối với tội hủy hoại rừng và tội vi phạm quy định về quản lý rừng
trên dia ban tỉnh Hà Giang nói riêng và việc áp dụng pháp luật trên địa bàn cả
nước nói chung.
Trang 167 BO cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương I Những vẫn đề chung về tội hủy hoại rừng và tội vi phạm
quy định về quản lý rừng trong luật hình sự Việt Nam.
Chương 2 Thực trạng pháp luật về tội hủy hoại rừng, tội vi phạm quy
định về quản lý rừng trong Bộ luật hình sự năm 2015 và thực tiễn xét xử tại
tỉnh Ha Giang.
Chương 3 Những giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự va nâng cao hiệu
quả áp dụng đối với tội hủy hoại rừng và tội vi phạm quy định về quản lý rừng.
Trang 17Chương 1
NHỮNG VAN DE CHUNG VE TOI HUY HOẠI RUNG VA TOI VI PHAM QUY DINH VE QUAN LY RUNG TRONG LUAT HINH SU
VIET NAM
1.1 Khái niệm, ý nghĩa của tội hủy hoại rừng va tội vi phạm quy
định về quản lý rừng
1.1.1 Khái niệm tội hiy hoại rừng và tội vi phạm quy định về quan ly rừng
1.1.1.1 Khái niệm tội hủy hoại rừng
Việc làm rõ khái niệm tội hủy hoại rừng có ý nghĩa quan trọng về cả mặt lý luận và mặt thực tiễn, là cơ sở để các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ
quan lập pháp thống nhất nhận thức trong việc xây dựng và áp dụng đúng đắn
các quy định về TNHS đối người thực hiện hành vi hủy hoại rừng, đáp ứng yêu cầu đấu tranh, phòng ngừa đối với loại tội phạm này.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng và vai trò của
rừng đối với sự phát triển thịnh vượng, lâu dài, vững chắc của đất nước, ngay sau khi gianh được độc lập, bên cạnh nhiệm vụ bảo vệ chính quyền và thành quả cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đã có những biện pháp nhằm đấu tranh, xử lý các hành vi xâm phạm, hủy hoại rừng Tuy nhiên do tình hình đất nước chưa 6n định và trình độ lập pháp còn nhiều hạn chế nhất định nên công tác
bảo vệ rừng thời kỳ này chưa đạt được hiệu quả cao.
Tại BLHS năm 1985 — Bộ luật hình sự đầu tiên của nước ta, tinh cấp bách và tam quan trọng của việc đấu tranh, ngăn chặn tội phạm về môi trường và hủy hoại rừng chưa được thê hiện rõ, trong toàn văn BLHS năm 1985 chỉ có hai điều luật quy định trách nhiệm hình sự cho những hành vi gây hại đến môi trường và hành vi hủy hoại rừng, gồm: Điều 195 - Tội vi phạm các quy
định về bảo vệ môi trường gây hậu quả nghiêm trọng và Điều 181 - Tội viphạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng Tuy nhiên các tội này lại thuộc
Trang 18nhóm Các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng và trật tự quản lý hành
chính và nhóm Các tội phạm về kinh tế Các tội phạm khác mặc dù có khách thé bị xâm phạm là môi trường va tài nguyên rừng nhưng không được nhóm
thành một chương riêng mà chỉ được quy định lồng ghép trong các điều luật như: Điều 179 - Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác và bảo vệ tài nguyên trong lòng dat, trong các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam, Điều 180 - Tội vi phạm các quy định về quan lý và bảo vệ đất đai đều
thuộc Chương VII - Các tội phạm về kinh tế [17, tr.26].
Theo Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung) của Trường Đại
học Luật Hà Nội thì “76i phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái
pháp luật hình sự và phải chịu hình phat” [12, tr 52] Theo Từ điển Tiếng
Việt của Viện Ngôn ngữ học thì “Húy hoại là làm cho hư hỏng đi, pha di, cho
tan nát” [19, tr.416] Rừng là một loại tài sản đặc biệt, vậy nên dé hiểu được
hành vi hủy hoại rừng thì cần hiểu thế nào là hành vi hủy hoại tài sản Từ điển
giải thích thuật ngữ Luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội, định nghĩa
“Hủy hoại tài sản là cô ÿ làm cho tài sản mat giá trị sử dụng ở mức độ không
còn hoặc khó có khả năng khôi phục lại được, thông qua hành động như đập
phá, đốt , hoặc không qua hành động như cô ý không tắt máy, ngắt điện khi có sự có dan đến máy bị hu hỏng hoàn toàn ” [45, tr.217] Như vay, có thể
hiểu, hủy hoại rừng là những hành vi cố ý đốt, chặt phá rừng, hoặc có những hành vi khác làm cho tải nguyên rừng, cây rừng, động vật rừng, đất rừng bị hư hỏng, bị chết hàng loạt, giảm về số lượng, diện tích và giá trị lâm sản.
Từ những phân tích trên, có thê đưa ra khái niệm tội hủy hoại rừng như
sau: “Tối hủy hoại rừng là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS do người có năng lực TNHS thực hiện một cách cố ý làm cho rừng giảm giá trị đáng kề hoặc làm mắt hoàn toàn giá trị của rừng, xâm phạm các
quan hệ xã hội về bảo vệ rừng của Nhà nước, gây những thiệt hại cho môi
trường sinh thai”.
10
Trang 19Từ khái niệm trên, có thé nhận thay ngoài những đặc điểm của tội phạm nói chung thì tội hủy hoại rừng còn có những đặc điểm riêng biệt như sau:
Thứ nhất, tội huỷ hoại rừng là tổng hợp các hành vi có tính chất nguy
hại đối với xã hội, làm tổn hại đến môi trường sinh thái, rừng và cuộc sống người dân, bao gồm những hành vi như cố tình chặt, phá rừng trái phép hoặc
có các hành vi cố ý làm cho rừng bị huỷ hoại Tính nguy hiểm thé hiện ở việc các hành vi này gây ra các hậu quả nghiêm trọng về mặt môi trường sinh thái,
làm mắt cân bằng sinh học, ảnh hưởng đến sự phát triển của rừng, xâm phạm
các quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ.
Thứ hai, thái độ tâm lý của chủ thê về hành vi phạm tội huỷ hoại rừng có
thé biểu hiện dưới hình thức cố ý, có thé là có ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.
Thứ ba, các hành vi hủy hoại rừng có thé được thực hiện bởi bat cứ cá
nhân nào có đầy đủ năng lực TNHS (kế cả chủ rừng trong trường hợp họ vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng trong khu vực do họ trồng
hoặc được giao quản lý) hoặc được thực hiện bởi pháp nhân thương mại.
Thứ tư, tội hủy hoại rừng được quy định cụ thể trong BLHS, chỉ những hành vi nguy hiểm cho xã hội vi phạm các quy định của BLHS thì mới được
coi la tội phạm Do đó, chỉ những hành vi hủy hoại rừng nao được quy địnhtrong BLHS thì mới được xem là tội phạm Ngoài ra, những hành vi hủy hoại
rùng không được quy định trong BLHS thì không phải tội phạm hủy hoại
rừng va không phải chịu TNHS mà được xử lý bởi các chế tài xử lý khác như
xử phạt hành chính, dân sự.
Thứ năm, người thực hiện hành vi phạm tội hủy hoại rừng phải chịu
TNHS với mức hình phạt tương xứng tính chất, mức độ nguy hiểm va hậu
qua do hành vi gây ra khi đủ các yếu tố cau thành tội phạm được theo quy
định của BLHS Hình phạt với hành vi hủy hoại rừng cũng là hình thức mang
tính cưỡng chế Nhà nước cao nhất trong dau tranh và phòng chống với loại
hình phạm tội trên.
11
Trang 201.1.1.2 Khái niệm tội vi phạm quy định về quan lý rừng
Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, pháp luật được thượng tôn, mọi mối quan hệ trong xã hội đều được điều chỉnh bằng pháp luật Do đó, để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế đất nước thì hệ thống pháp luật phải mạnh, có
sức giáo dục, răn đe đối với người phạm tội Sự phát triển nền kinh tế của một quốc gia phụ thuộc rất lớn vào sự quản lý của Nhà nước, do đó để đảm đảm bảo sự 6n định, phát triển đúng theo trật tự và các mục tiêu của từng thời kỳ và xu thé chung của thé giới thì Nhà nước cũng đặt ra những chế tài nghiêm khắc dé
trừng trị, răn đe những hành vi xâm phạm trật tự quản lý về kinh tế Một trong những chế tài có tính răn đe cao nhất đó là việc quy định TNHS đối với những hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế có mức độ nguy hiểm cao, đe dọa đến
sự phát triển và vận hành bình thường của nên kinh tế.
Tội vi phạm quy định về quản lý rừng được quy định tại Điều 233
thuộc Mục 3 các tội khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của Chương XVIII - Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của BLHS năm 2015 có khách thể
xâm phạm là trật tự quản lý kinh tế Nhà nước trong lĩnh vực quản lý và phát
triển tài nguyên rừng, đất trồng rừng Nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh, phòng
chống tội phạm trong tình hình đất nước dang trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế, tội vi phạm quy định về quản lý rừng đã được tách từ tội vi phạm các quy định và bảo vệ rừng tại Điều 181 BLHS năm 1985 dé trở thành một tội phạm độc lập tại Điều 176 BLHS năm 1999, qua đó quy định cụ thể,
rõ ràng hơn các hành vi khách quan và quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
BLHS năm 2015 (sửa đổi, bố sung năm 2017) đã kế thừa và giữ nguyên tội vi
phạm quy định về quản lý rừng là một tội phạm độc lập thuộc nhóm các tội về xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Nhà nước Hiện nay, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào đưa ra định nghĩa một cách cụ thé về tội phạm này Tuy
nhiên, thông qua việc phân tích nêu trên, có thê đưa ra khái niệm tội vi phạm
12
Trang 21các quy định về quản lý rừng như sau: Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, xâm hại đến trật tự quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng, bao gom các hành vi vi phạm quy định về giao rừng, thu hoi đất
rừng, cho phép chuyển mục dich sử dụng đất rừng, khai thác vận chuyển go.
1.1.2 Ý nghĩa của việc quy định tội hủy hoại rừng và tội vi phạm qHy định về quản lý rừng
Rừng có vai trò và tác động rất quan trọng đối với đời sống của con
người và hệ sinh thái của trái đất, rừng giúp cân bằng hệ sinh thái, 6n định và điều hòa khí hậu, ngăn cản và hạn chế hậu quả của thiên tai Bên cạnh đó, tài nguyên rừng còn mang lại giá trị kinh tế cao và là nguồn nguyên liệu quan trọng cho sản xuất công nghiệp, mang lại tiềm năng phát triển du lịch phục vụ đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch của nhân dân Hiện nay, sự chạy đua trong phát triển kinh tế dẫn đến môi trường sống của con người đã và ngày
càng bị hủy hoại tram trọng, một trong những nguyên nhân chính là việc tan
phá rừng gây suy giảm đa dạng sinh học, làm giảm diện tích rừng tự nhiên,
giảm sự đa dang sinh quyền, gián tiếp gây ra những thảm hoa tự nhiên, thiên
tai làm thiệt hại về người và tài sản.
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng với việc luôn nêu cao các hoạt động tuyên truyền giáo dục thuyết phục và áp dụng nhiều biện pháp, xử
lý nghiêm minh đối với các hành vi chặt phá, lan chiếm đất rừng, cũng như xử
lý các cán bộ, cá nhân có hành vi tiếp tay, buông lỏng quản lý dẫn đến rừng bị
khai thác và tàn phá trái phép Tuy nhiên tình trạng tàn phá rừng, khai thác tài
nguyên, lâm sản trái phép vẫn diễn ra với mức độ ngày càng nghiêm trọng
hơn, công tác quản lý rừng ngày càng bộc lộ nhiều tiêu cực, sự buông lỏng
quản lý và tiép tay cho các hành vi vi phạm của những người có chức vụ,
13
Trang 22quyên hạn trong công tác quản lý rừng làm cho tài nguyên rừng của nước ta ngày đứng trước những nguy cơ ngày cảng bị thu hẹp và suy giảm về chất lượng Thực trạng trên là nguyên nhân dẫn đến tội phạm về rừng không ngừng tăng lên về số lượng và tính chất phức tạp của hành vi phạm tội Về
mặt lập pháp, việc hình sự hóa các hành vi hủy hoại rừng và vi phạm quy định
về quản lý rừng trong BLHS đánh dấu bước phát triển của pháp luật Hình sự
Việt Nam, thể hiện trình độ lập pháp trong lĩnh vực hình sự của nước ta ngày
càng tiến bộ và phát triển Bên cạnh đó việc quy định tội hủy hoại rừng và tội
vi phạm quy định về quản lý rừng trong BLHS là cơ sở để các cơ quan tiễn hành tố tụng thực thi quyền lực Nhà nước dé dau tranh phòng chống tội phạm.
Cơ sở lý luận và thực tiễn cho thấy rằng mỗi loại tội phạm có tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau, xâm phạm những quan hệ xã hội khác nhau nên phương pháp đấu tranh, ngăn ngừa cũng khác nhau, tội hủy hoại rừng và
tội vi phạm quy định về quản lý rừng là những tội phạm độc lập, mang những đặc điểm pháp lý riêng biệt, do đó việc quy định các tội này trong BLHS sẽ nâng cao hiệu quả đấu tranh, hạn chế đối với các tội phạm này.
BLHS đã nêu rõ chỉ những hành vi mang tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội mới được coi là tội phạm và chịu TNHS, điều này làm cho pháp luật
hình sự trở thành công cụ hữu hiệu dé chan chỉnh và chấm dứt các hành vi sai lệch này Việc quy định rõ tội hủy hoại rừng và tội vi phạm quy định về quản
lý rừng trong BLHS giúp người dân thay đổi nhận thức về vai trò và trách nhiệm trong công tác bảo vệ rừng, răn đe, thay đôi nhận thức và nâng cao trách nhiệm của các chủ thé được giao quyền lực nhà nước phục vụ cho công tác quản lý rừng Từng bước thay đổi những phong tục, tập quán lạc hậu làm
hủy hoại rừng như đốt rừng làm nương ray, săn bắt động vật quý hiếm, di dân, di cư Đồng thời cũng là bài học và tiếng chuông cảnh báo cho những kẻ
vi phạm pháp luật từ đó có tác dung rin đe và giáo dục nhăm ngăn chặn
14
Trang 23những hành vi vi phạm pháp luật nói chung và hành vi vi phạm pháp luậttrong khai thác và bảo vệ rừng nói riêng.
Rừng có đóng góp và vai trò trong trọng đối với nền kinh tế, rừng cung
cấp nguồn nguyên liệu quan trọng của sản xuất công nghiệp, thúc đây kinh tế
đất nước phát triển và mang lại hiệu quả giá trị kinh tế, thu nhập cao cho người dân Do đó, phát triển kinh tế phải song hành với bảo vệ rừng Tội hủy
hoại rừng và tội vi phạm quy định về quản lý rừng được quy định trong BLHS sẽ tạo hành lang pháp lý điều chỉnh hành vi của con người, giúp bảo vệ bảo vệ
tài nguyên rừng và các loài động, thực vật, nói riêng, giúp cho môi trường
trong lành, bảo vệ sự đa dạng sinh học, hạn chế biến đổi khí hậu, 6 nhiễm môi trường, qua đó phòng ngừa, hạn chế hậu quả của thiên tai như: lũ lụt, hạn hán,
sạt lở, lũ quét, Từ đó phục vụ cho sự phát triển bền vững của kinh tế, giữ gìn nguồn sinh kế lâu dai cho người dân, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên ban
tặng qua đó thúc day và bảo vệ sự phát triển của kinh tế du lịch, nghỉ đưỡng.
Từ những nhận định trên, thay rằng việc quy định tội hủy hoại rừng va
tội vi phạm quy định về quản lý rừng trong BLHS không chỉ có có ý nghĩa về
mặt lập pháp mà còn có ý nghĩa đối với nhiều mặt khác như kinh tế, an ninh —
quốc phòng, đời sống dân cư,
1.2 Sự hình thành va phát triển của những quy định về tội hủy
hoại rừng và tội vi phạm quy định về quản lý rừng trong pháp luật hình
sự Việt Nam
12.1 Tội hủy hoại rừng và tội vi phạm quy định về quản lý rừng trong giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban
hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985
Năm 1945 sau khi miền Bắc nước ta giành được chính quyền, bên cạnh
nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ thành quả cách mạng, chi viện cho miền nam để tiến tới giải phóng đất nước và khắc phục những khó khăn, hậu quả do
chiến tranh gây ra, Nhà nước ta cũng rất quan tâm đến việc đấu tranh phòng
15
Trang 24chống các loại tội phạm dé ôn định tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân Tuy nhiên thời điểm này do nước ta chưa có bộ luật hình sự nên việc đấu tranh phòng chống các loại tội phạm
chủ yếu hướng đến các loại tội phạm xâm phạm an ninh chính trị quốc gia và các loại tội đặc biệt nghiêm trọng Tài nguyên rừng của nước ta vào thời điểm
này còn đang có diện tích lớn và rất dồi dao về đa dạng sinh học, bên cạnh đó
do đất nước vẫn đang trong tình trạng chiến tranh nên diện tích rừng chủ yếu
bị tàn phá bởi hậu quả của bom mìn và chất hóa học của kẻ thù, đồng thời nền kinh tế đất nước lúc này vẫn còn thô sơ, lạc hậu nên việc khai thác nguồn lợi từ tài nguyên rừng chưa được chú ý và mang lại hiệu quả kinh tế không đáng kể Ở giai đoạn nay các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng
được quy định trong các sắc lệnh như: Sắc lệnh số 26/SL ngày 25/2/1946 về các tội phá hoại công sản; Sắc lệnh số 142/SL ngày 21/12/1949 quy định về
việc lập biên bản các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ rừng Ngày
28/06/1946 liên ngành Bộ Nội vụ — Bộ Canh nông đã ban hành Thông tư số 1303-BCN/VP quy định điều chỉnh những hành vi xâm hại đến rừng như
hành vi chặt cây trái phép, hành vi đốt rừng, làm cháy rừng Mặc dù quy định về các hành vi xâm hại rừng trong Thông tư này còn sơ khai nhưng đây được xem là văn bản pháp lý đầu tiên đặt nền móng cho sự hình thành, phát triển của pháp luật hình sự về bảo vệ tài nguyên rừng của nước ta.
Năm 1954, sau khi giành được chiến thắng tại chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ chia cắt nước ta làm 2 miền, miền Bắc với
nhiệm vụ vừa xây dựng đất nước theo định hướng chủ nghĩa xã hội, vừa chi viện cho miền Nam Pháp luật hình sự thời kỳ này được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và có nhiều bước tiến so với thời điểm những năm đầu mới giành được độc lập Tại Điều 12 Hiến pháp năm 1959 của nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà quy định “Các ham mỏ, sông ngòi, và những rừng cây, đất hoang, tài nguyên khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, déu thuộc sở
16
Trang 25hữu của toàn dân” [22, Điều 12], theo đó lần đầu tiên trong văn bản có tính pháp lý cao nhất của nước ta, tài nguyên rừng được coi là tải sản của quốc gia.
Điều này đã tạo cơ sở pháp lý cho việc ban hành các văn bản quy phạm khác
dé đấu tranh, phòng chống các loại tội phạm xâm hại đến rung, cụ thé là các
văn bản: Pháp lệnh số 53/PL quy định về quản lý nhà nước đối với với công tác phòng cháy và chữa cháy ngày 27/9/1961; Pháp lệnh (không số) ngày 6/9/1972 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc bảo vệ rừng; Nghị định số 39/CP ngày 5/4/1963 của Hội đồng Chính phủ ban hành điều lệ tạm
thời về săn bắn, bắt chim, thú rừng: Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tai sản xã hội chủ nghĩa ngày 21/10/1970; Nghị định số 221/CP ngày 29/01/1961 và Nghị định số 220/CP ngày 28/12/1961 của Chính phủ, quy định về quản lý của nhà nước đối với công tác phòng cháy chữa cháy; Nghị định số 155/CP
ngày 03/10/1973 của Hội đồng Chính phủ về việc thi hành pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng và Pháp lệnh số 147 ngày 11/9/1972 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội quy định việc bảo vệ rừng.
1.2.2 Tội húy hoại rừng và tội vi phạm quy định về quản lý rừng
theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985
Giai đoạn từ năm 1975 đến trước năm 1985, do lúc này nước ta lúc này vừa thống nhất đất nước nên nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng và Nhà nước hướng đến là dành toàn lực dé tái thiết đất nước và củng có chính quyền cách mạng, do đó thời điểm này nước ta vẫn chưa xây dựng được Bộ luật hình sự Đối với lĩnh vực bảo vệ tài nguyên rừng thời điểm này chủ yếu vẫn sử dụng
các văn bản đã được ban hành trước đây [49, tr 524] Đặc biệt, tại Điều 36
Hiến pháp năm 1980 quy định: “Các cơ quan nhà nước, xí nghiệp, hợp tác
xã, đơn vị vũ trang nhân dan va công dan déu có nghĩa vụ thực hiện chính
sách bảo vệ và tai sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường sống” [23, Điều 36] theo đó công tác bảo vệ tài nguyên thiên
17
Trang 26nhiên nói chung và tai nguyên rừng nói riêng được quy định là nghĩa vụ va
trách nhiệm của toàn thê công dân Việc hiến định nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện các chính sách về bảo vệ rừng là cơ sở pháp lý cơ bản và quan trọng cho việc điều chỉnh pháp luật hình sự về quản lý và
bảo vệ rung sau nay.
Trên cơ sở quy định đã nêu tại Hiến pháp năm 1980, Bộ luật hình sự năm 1985 (có hiệu lực từ ngày 01/11/1986) là Bộ luật hình sự đầu tiên của
nước ta đã quy định cụ thể những loại hành vi xâm phạm tài nguyên rừng từ khai thác trái phép đến vi phạm các quy định về quản lý rừng hay săn bắn trái phép động vật hoang dã, Điều 181: Tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng thuộc Chương VII - Các tội xâm phạm về kinh tế, Bộ luật Hình
sự năm 1985 quy định:
1 Người nào khai thác trái phép cây rừng, săn bắn trái phép chim
thú hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về
quản lý và bảo vệ rừng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý
về hành chính mà còn vi phạm thì phạt cải tạo không giam giữ đến
một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2 Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ
hai năm đến mười năm [24, Điều 181].
Do là Bộ luật hình sự đầu tiên của nước ta nên các quy định trong BLHS năm 1985 còn khá sơ sài và nhiều hạn ché, trong đó Điều 181 tồn tại một số hạn chế nhất định như: Khách thé bảo vệ được hướng tới quá rộng, các hành vi khách quan của tội phạm cũng chưa được nêu và hướng dẫn cụ thé,
việc quy định khách thé rộng với nhiều đối tượng điều chỉnh của Điều luật này sẽ gây ra sự thiếu đồng bộ, thống nhất, tùy nghi trong áp dụng thực tiễn.
Ngoài ra, mặc dù chủ thể vi phạm quy chế quản lý rừng và chủ thể vi phạm quy định bảo vệ rừng đều do cùng một luật điều chỉnh nhưng mỗi chủ thé lại
18
Trang 27có tính đặc thù riêng Chủ thé vi phạm quy định về bảo vệ rừng là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ độ tuổi theo quy định, còn chủ thể vi phạm
quy định về quản lý rừng phải có nhiệm vụ, quyền hạn quản lý rừng Do đó, việc xử lý TNHS đối với hai loại hành vi này trong cùng một điều luật sẽ gây
lang túng, khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng.
Ngoài ra, Điều 194 BLHS năm 1985 còn quy định xử lý hành vi vi phạm các quy định về phòng cháy và chữa cháy gây hậu quả nghiêm trọng.
Tội vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy gây hậu quả nghiêm
trọng, trong đó khách thể được bảo vệ trong điều luật này là tính mạng, sức
khoẻ của con người và tài sản của Nhà nước, tập thể và cá nhân, tài nguyên
rừng là loại tài sản đặc biệt của đất nước nên hành vi làm cháy tai sản nói chung, cháy rừng gây hậu quả nghiêm trọng nói riêng đều áp dụng Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1985 làm căn cứ xử lý Tuy nhiên điều luật này lại không
quy định cụ thé khách thé bị xâm hại là rừng và không quy định định lượng
diện tích rừng bị hủy hoại, gây khó khăn trong việc xử lý các hành vi đốt phá
gây hủy hoại, tàn phá rừng.
Các quy định về bảo vệ rừng trong Bộ luật hình sự năm 1985 mặc dù
còn nhiều hạn chế về mặt lập pháp nhưng đã tạo cơ sở pháp lý góp phần ngăn chặn, trừng tri các hành vi xâm phạm rừng tại thời điểm đó, thé hiện
sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với việc bảo vệ, phát triển
tai nguyên rừng.
1.2.3 Tội húy hoại rừng và tội vi phạm quy định về quản lý rừng
theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999
Khi đất nước ta chuyên dần từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều quan hệ xã hội
cũng thay đổi, theo đó, các quy định về tội phạm của BLHS năm 1985 không còn phủ hop với yêu cầu dau tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới.
19
Trang 28Sau thời kỳ đổi mới, đến năm 1999 kinh tế của nước ta đã từng bước đạt được nhiều thành tựu tích cực, nền kinh tế dần được công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kéo theo nhu cầu sử dụng đất rừng, tài nguyên rừng vào sản xuất, phát triển kinh tế, nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt tăng cao Nhu
cầu sử dụng tăng cao nhưng nguồn tài nguyên rừng hạn chế đã làm phát sinh các tội phạm xâm phạm tài nguyên rừng có tính chất và mức độ nguy hiểm hơn Nhận thấy tầm quan trọng của công tác bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng đối với đời sống của con người và sự phát triển bền vững của đất nước
và yêu cầu cấp thiết trong việc sửa đổi các quy định về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng, ngày 21/5/1999 BLHS năm 1999 chính thức được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/07/2000 Điều 181 Tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng trong Bộ luật Hình sự năm 1985 đã được tách thành hai tội danh độc lập trong BLHS năm 1999, gồm Điều 175: Tội vi
phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng và Điều 176: Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng Bên cạnh đó, Bộ luật hình sự năm 1999 quy định thêm 04 điều luật liên quan đến bảo vệ rừng theo hướng phân hóa các hành vi
phạm tội, trong đó có tội hủy hoại rừng, cụ thể: - Điều 189 - Tội hủy hoại rừng.
- Điều 190 - Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm - Điều 191 - Tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn
thiên nhiên.
- Điều 240 - Tội vi phạm các quy định về phòng cháy chữa cháy.
Việc phân hóa hành vi phạm tội, phân hoá hình phat trong các điều luật
này vừa tạo cơ sở để quy định dấu hiệu trong mỗi cấu thành của từng tội phạm phù hợp với đặc điểm và tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm
tội vừa thê hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng, khắc phục các tồn tại hạn chế của BLHS năm 1985, thé hiện
20
Trang 29sự tiến bộ trong kỹ thuật lập pháp của nước ta Qua đó tạo cơ sở pháp lý đáp
ứng yêu cầu công tác đấu tranh, phòng chống các tội phạm nói chung và tội
phạm về về xâm hại tài nguyên rừng nói riêng.
1.3 Phân biệt tội hủy hoại rừng và tội vi phạm quy định về quản lý
rừng với một số tội phạm khác
1.3.1 Phân biệt tội hiy hoại rừng (Điều 243 BLHS năm 2015) với tội vỉ phạm quy định về quản lý rừng (Điều 233 BLHS năm 2015)
Tội hủy hoại rừng và tội vi phạm quy định về quản lý rừng mặc dù đều
có chung đối tượng tác động của hành vi phạm tội là rừng và có đặc điểm
pháp lý giống nhau ở yếu tô bắt buộc trong cấu thành tội phạm là đã gây ra hậu quả nghiêm trọng Mặc dù có những đặc điểm chung nhưng hai tội phạm
trên vẫn có những điểm đặc trưng riêng biệt:
Thứ nhất, về nhóm tội phạm được quy định trong BLHS năm 2015.
Nếu Tội hủy hoại rừng được quy định tại Điều 243 thuộc Chương XIX Các tội phạm về môi trường thì tội vi phạm quy định về quản lý rừng lại được quy định tại Điều 233 thuộc Chương XVIII Các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
Thứ hai, về khách thể của tội phạm Tội hủy hoại rừng có khách thể bị
xâm phạm là những quy định của nhà nước về bảo vệ rừng, xâm phạm đến môi trường sinh thái, gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác cho đời sống xã
hội Đối tượng tác động của tội phạm này là rừng, gồm: rừng phòng hộ, rừng đặc
dụng và rừng sản xuất, thê hiện bằng hành vi đốt, phá và hành vi khác làm hủy
hoại tài nguyên rừng Còn khách thể của tội vi phạm quy định về quản lý rừng là
hành vi xâm phạm đến những quy định, chính sách của Nhà Nước về quản lý kinh tế trong quản lý rừng, người phạm tội làm sai, thực hiện không đúng các chính sách đó như vi phạm chế độ chế độ giao rừng, cho thuê rừng, cho phép
chuyên mục đích sử dụng đất trái phép, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, gây thiệt hại cho lợi ích kinh tế của Nhà nước, công dân.
21
Trang 30Thứ ba, về mặt khách quan Đối với tội hủy hoại rừng người phạm tội trực tiếp thực hiện hành vi tac động tiêu cực đến rừng như đốt, phá rừng và hành vi khác Còn đối với tội vi phạm quy định về quản lý rừng thì người phạm tội lợi
dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để hành động hoặc không hành động qua đó là cơ sở đề người thực hiện các hành vi trái pháp luật.
Thứ tư, về chủ thé của tội phạm Chủ thé của tội hủy hoại rừng là bất kế người nào từ đủ 16 tudi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự (kê cả chủ rừng trong trường hợp họ vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng ngay
trong khu vực do họ trồng hoặc được giao quản lý) hoặc pháp nhân thương mại
đủ điều kiện Còn đối với tội vi phạm quy định về quản lý rừng thì chủ thê của
tội này là chủ thê đặc biệt, với dấu hiệu bắt buộc phải là người có chức vụ, quyền hạn trong việc quản lý rừng, chủ thê của tội này chỉ có thể là cá nhân.
Thứ năm, về hình phạt Tội hủy hoại rừng có quy định hình phạt đối với cá nhân và pháp nhân thương mại còn tội vi phạm quy định về quản lý rừng
thì chỉ quy định hình phạt đối với cá nhân Mức hình phạt tù cao nhất của tội
hủy hoại rừng (cao nhất đến 15 năm tù) là cao hơn so với mức hình phạt của
tội vi phạm quy định về quản lý rừng (cao nhất là 12 năm tù) Có thể thấy, tính chất, mức độ nguy hiểm của tội hủy hoại rừng cao hơn so với tội xâm phạm quản lý rừng và quy định hình phạt nghiêm khắc hơn Bên cạnh đó, đối với tội hủy hoại rừng, ngoài hình phạt tù, hình phạt tiền được quy định là hình phạt chính với mức phạt từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, còn tội vi phạm quy định về quản lý rừng chỉ quy định hình phạt tiền là hình phạt bổ
sung từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
1.3.2 Phân biệt tội vi phạm quy định về quản lý rừng (Điều 233 BLHS năm 2015) với tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản (Điều 232 BLHS năm 2015)
Hai tội này dù đều được quy định thuộc chương các tội phạm trật tự
22
Trang 31quản lý kinh té trong Bộ luật hình sự năm 2015 nhưng vẫn có một số điểm
khác nhau như sau.
Thứ nhất, về khách thê Tội vi phạm quy định về quản lý rừng có đối tượng tác động chính là những chính sách, những quy định về quản lý kinh tế trong quản lý rừng Còn đối với tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ
rừng và lâm sản thì đối tượng tác động đó chính là rừng và các sản phâm có ngu6n gốc khai thác từ rừng như gỗ thô, lâm sản khác (là sản phẩm khai thác từ rừng bao gồm thực vật rừng, động vật rừng và các sinh vật rừng khác gồm
cả gỗ, lâm sản ngoài gỗ, sản phẩm gỗ, song, mây, tre, nứa đã chế biến.)
Thứ hai, mặt khách quan Sự khác nhau chủ yếu thể hiện ở điểm, tội vi phạm quy định về quản lý rừng là hành động hoặc không hành động tạo ra các quyết định hành chính cho phép người khác thực hiện, còn tội vi phạm quy
định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản là trực tiếp hành động như trực tiếp khai thác, tàng trữ, vận chuyển chế bién 26, lâm sản hoặc không hành động tác động trực tiếp đến rừng.
Thứ ba, về chủ thé Chủ thé của tội vi phạm quy định về quản lý rừng cần phải có dấu hiệu chủ thé đặc biệt và chủ thé của tội này chỉ có thể là
người có chức vụ, quyền hạn trong quản lý rừng Đối với tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản thì chủ thể của tội nảy có thể là bất kế cá nhân nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại đủ điều kiện mà không đòi hỏi phải là chủ thể đặc biệt.
Thứ tw, về hình phạt Từ phân tích về sự khác biệt về chủ thé của hai tội
này, thấy rằng tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản có
quy định hình phạt đối với cá nhân và pháp nhân thương mại còn tội vi phạm quy định về quản lý rừng thì chỉ quy định hình phạt đối với cá nhân Mức
hình phạt của tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản (có thời hạn phạt tù cao nhất đến 10 năm tù) là thấp hơn so với mức hình phạt của
23
Trang 32tội vi phạm quy định về quản lý rừng (có thời hạn phạt tù cao nhất là 12 năm tù) Bên cạnh đó, tội vi phạm quy định về quản lý rừng còn có thêm hình phạt bồ sung là cam đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01-05 năm do chủ thé của tội này là những người có chức vụ quyền hạn, còn tội vi phạm quy định về khai
thác, bảo vệ rừng và lâm san thi không có quy định áp dụng hình phạt b6 sung
này Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản có quy định 02 hình phạt chính gồm hình phạt tù và hình phạt tiền (với mức phạt tiền cao
nhất lên đến 1.500.000.000 đồng), còn tội vi phạm quy định về quản lý rừng
thì hình phạt tù là hình phạt chính duy nhất.
1.3.3 Phân biệt tội húy hoại rừng (Điều 243 BLHS năm 2015) và tội húy hoại tài sản hoặc cô ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 BLHS năm 2015)
Thứ nhát, về khách thê của tội phạm Tội hủy hoại rừng được quy định tại Điều 243 thuộc Chương XIX Các tội phạm về môi trường của BLHS năm 2015, có khách thé là xâm phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng,
xâm phạm đến sự 6n định và bền vững của môi trường sinh thái với đối tượng tác động trực tiếp là rừng tự nhiên hoặc rừng trồng trên đất lâm nghiệp (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất) Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm
hư hỏng tải sản được quy định tại Điều 178 thuộc Chương XVI Các tội xâm phạm sở hữu của BLHS năm 2015, tội này có khách thể xâm phạm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tai sản của chủ sở hữu, đối tượng tác động trực tiếp của tội phạm là tài sản.
Thứ hai, về mặt khách quan của tội phạm Đối với tội hủy hoại rừng
hành vi khách quan thê hiện bằng các hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng, những hành vi này cấu thành tội phạm khi thỏa
mãn các dấu hiệu định tội về diện tích, giá trị được quy định tại khoản 1 Điều
243 BLHS năm 2015 Mặt khách quan của tội hủy hoại hoặc cô ý làm hư hỏng tài sản được thể hiện bằng các hành vi như: phá, đập, đốt, cắt xén,
24
Trang 33nghiền nát, dùng chất nỗ dé công phá, tài sản làm cho tai sản mat hoàn toàn giá tri sử dụng hoặc làm mat một phan giá trị sử dụng của tai sản Theo quy định tại khoản 1 Điều 178 BLHS năm 2015 thì những hành vi trên chỉ bị coi
là tội phạm nếu tài sản bị hủy hoại có trị giá từ 2.000.000 đồng hoặc dưới
2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d, đ khoản 1 điều này.
Thứ ba, về chủ thé của tội phạm Chủ thé của tội hủy hoại rừng quy định là bat kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự
hoặc pháp nhân thương mại thương mại đủ điều kiện Còn tội hủy hoại tài sản hoặc có ý làm hư hỏng tài sản không quy định chủ thé là pháp nhân thương mại mà chỉ có chủ thê là người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS đối với trường phạm phạm tội quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 178 BLHS và là
người từ đủ 14 tuôi đến đưới 16 tuổi phải chịu TNHS quy định đối với trường
hợp phạm tội thuộc khoản 3 và khoản 4 Điều 178 BLHS năm 2015.
Thứ tư, về hình phạt Điểm khác nhau cơ bản nhất là tội hủy hoại rừng quy định hình phạt đối với chủ thể là pháp nhân thương mại phạm tội, còn tội hủy hoại hoặc có ý làm hư hỏng thì không có quy định đối với pháp nhân thương mại phạm
tội Bên cạnh đó mức phạt của hai tội cũng có nhiều điểm khác nhau:
Một là, đối với hình phạt tù: Mức phạt tù của tội hủy hoại hoặc cô ý làm hư hỏng tài sản nặng hơn, nghiêm khắc hơn so với tội hủy hoại rừng, cụ thé: tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản quy định mức phạt tù có thời
hạn cao nhất đến 20 năm tù Còn tội hủy hoại rừng quy định mức phạt tù cao
nhất đến 15 năm tù.
Hai là, đối với hình phạt tiền (có thé là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung) thì tội hủy hoại rừng có mức phạt tiền cao hơn hình phạt tiền đối với
tội hủy hoại hoặc cô ý làm hư hỏng tài sản, Cụ thé: Hình phạt tiền là hình phạt chính trong tội hủy hoại rừng từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng, hình phạt
25
Trang 34tiền là hình phạt bổ sung từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng Còn đối với tội hủy hoại hoặc cô ý làm hư hỏng tài sản thì phạt tiền là hình phạt chính từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, hình phạt tiền là hình phạt bé sung tu 10 triéu
đồng đến 100 triệu đồng.
26
Trang 35Tiểu kết Chương 1
Chương 1 của Luận văn đã trình bày khái quát những vấn đề cơ bản của
tội hủy hoại rừng và tội vi phạm quy định về quản lý rừng như: Khái niệm, ý
nghĩa của việc quy định tội hủy hoại rừng và tội vi phạm các quy định về quản
lý rừng trong BLHS Phân tích và làm rõ được quá trình hình thành và phát
triển của các quy định về tội hủy hoại rừng và tội vi phạm quy định về quản lý
rừng qua các giai đoạn lịch sử trong các BLHS từng được ban hành Quy định
về tội huỷ hoại rừng và tội vi phạm quy định về quản lý rừng trong pháp luật hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 cho đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn và có những bước tiến đáng kẻ Từ việc chi được quy định chung trong các pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về công tác bảo vệ
rừng, trải qua các BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 va nay là BLHS năm
2015, tội huỷ hoại rừng và tội vi phạm quy định về quản lý rừng đã được quy định một cách cụ thé, rõ rang va tương đối chat chẽ Điều nảy thể hiện sự tiễn bộ, phát triển của hệ thống pháp luật của nước ta qua từng thời kỳ.
Bên cạnh đó, Chương | của luận van còn phân biệt tội hủy hoại rừng va
tội vi phạm quy định về quản lý rừng với một số tội phạm khác như: Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản, tội hủy hoại hoặc cố ý
làm hư hỏng tài sản giúp người đọc có cái nhìn tổng quan trên nhiều phương
diện, lĩnh vực đối với hai tội phạm này.
Việc nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống những vấn đề lý
luận về pháp luật hình sự đối với tội hủy hoại rừng và tội vi phạm quy định về quản lý rừng là rất cần thiết, là cơ sở cho việc phân tích cấu thành tội phạm và đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật đối với tội hủy hoại rừng và tội vi phạm quy định về quản lý rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong
Chương 2 của Luận văn.
27
Trang 36Chương 2
THUC TRẠNG PHÁP LUAT VE TOI HUY HOẠI RUNG, TOI VI
PHAM QUY DINH VE QUAN LY RUNG TRONG BO LUAT HINH SU
NAM 2015 VA THUC TIEN XET XU TAI TINH HA GIANG
2.1 Quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 (sửa đối bé
sung năm 2017) về tội hủy hoại rừng
2.1.1 Dấu hiệu pháp lý của tội hủy hoại rừng
Cấu thành tội phạm là cơ sở khoa học của việc định tội danh, mỗi tội phạm được quy định trong BLHS đều có đầy đủ và thể hiện riêng biệt qua 4
yếu tố cầu thành, gồm: khách thé, chủ thể, mặt chủ quan, mặt khách quan. Phân tích làm rõ các dấu hiệu này vừa là cơ sở dé phân biệt các tội phạm, vừa có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định cơ sở pháp lý để định tội và định
khung hình phạt.
Tội hủy hoại rừng được quy định tại Điều 243 BLHS năm 2015, thuộc
nhóm tội phạm về môi trường, đây là tội có quy định về chủ thé phạm tội mới
là pháp nhân thương mại nên việc làm rõ các yếu tố cau thành tội phạm hủy
hoại rừng rất quan trọng và cần phải được nghiên cứu nhăm có cơ sở định tội
danh và quyết định hình phạt.
Thứ nhất, khách thé của tội hủy hoại rừng
Khách thê của tội phạm là một trong bốn yếu tố cầu thành tội phạm và được hiểu là đối tượng bị tội phạm xâm hại Luật hình sự coi đối tượng bị tội phạm xâm hại là quan hệ xã hội Bất cứ tội phạm nào cũng đều xâm hại một
hoặc một số quan hệ xã hội nhất định được Luật hình sự bảo vệ Khoản 1 Điều 3 Luật BVMT 2014 quy định “Mới trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với Sự ton tại và phát triển của con người và sinh vật” [29, Điều 3] Theo Luật Hình sự Việt Nam, khách thé của
tội phạm về môi trường là những quan hệ xã hội về môi trường được Luật
Hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm.
28
Trang 37Căn cứ khái niệm trên, có thể xác định khách thể của tội hủy hoại
rừng là quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ va bị các hành vi:
Đốt rừng trái phép, phá rừng trái phép, hành vi khác hủy hoại rừng, xâm
phạm đến chế độ quản lý, bảo vệ môi trường, xâm phạm đến chế độ bảo vệ
va phát triển rừng của Nhà nước, xâm phạm đến sự 6n định và bền vững
của môi trường sinh thái.
Khi nghiên cứu khách thể của tội phạm, cần làm rõ một bộ phận quan trọng của khách thé đó là đối tượng tác động Bởi lẽ, về mặt hình thức,
hành vi phạm tội là trái với quy phạm pháp luật hình sự và về nội dung, hành vi phạm tội xâm hại khách thể qua sự tác động đến đối tượng tác động
cụ thê [12, tr.37] Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận hợp thành của khách thê của tội phạm mà chỉ có thông qua việc tác động đến nó tội phạm mới
có thể xâm hại được đến các quan hệ xã hội được Bộ Luật hình sự bảo vệ.
Theo quy định tại Điều 243 BLHS năm 2015 thì đối tượng tác động
trực tiếp của hành vi hủy hoại rừng bao gồm: Cây trồng chưa thành rừng,
rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng, rừng sản xuất, rừng
phòng hộ, rừng đặc dụng, thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm
được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA, IIA có mức định lượng về diện tích hoặc giá trị lâm sản
bị thiệt hại theo quy định.
Theo quy định tại Điều 4 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu thì rừng được phân thành: Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.
+ Rừng phòng hộ là rừng được sử dung chủ yếu dé bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hoà khí
hậu, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chan sóng, lấn biển; rừng
phòng hộ bảo vệ môi trường.
29
Trang 38+ Rừng đặc dụng là rừng được sử dụng chủ yếu dé bảo tồn thiên nhiên,
mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng: nghiên
cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ
nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm:
Vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh; khu bảo vệ cảnh quan, khu vực rừng di tích lịch sử, văn
hoá, danh lam thắng cảnh; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.
+ Rừng sản xuất là rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh
go, lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phan bảo vệ môi trường, bao gồm: Rừng sản xuất là rừng tự nhiên; rừng sản xuất là rừng trồng: rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyên, công nhận [26, Điều 4].
Tuy nhiên, cần phân biệt rừng là đối tượng tác động của tội hủy hoại
rừng với rừng là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu, cụ thể:
Theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 3, khoản 4 Điều 6 và khoản 2 Điều
11 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; Điều 158 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì khi được cơ quan Nhà nước có thâm quyền có quyết định trao quyền
sử dụng rừng cho chủ rừng thông qua hình thức giao rừng; cho thuê rừng;
công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng thì tổ chức, tập thể, hộ gia đình, cá nhân trở thành chủ rừng và có quyền sở hữu đối với diện tích rừng được giao, khi đó chủ rừng có đầy đủ 03 quyền của chủ sở hữu tài sản theo quy định của BLDS là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng
và quyền định đoạt Do đó, nếu chủ thể nào có hành vi hủy hoại rừng mà
không phải do chủ rừng thực hiện thi sẽ tác động đến quyền sở hữu tai sản
của chủ rừng, trường hợp này rừng trở thành đối tượng tác động của tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại Điều 178 BLHS
năm 2015 [20, tr 16].
Rừng chỉ trở thành đối tượng bị tác động thuộc tội hủy hoại rừng trong
30
Trang 39trường hợp loại rừng bị hủy hoại do Nhà nước dau tư từ nguồn ngân sách, hoặc
trong trường hợp chính chủ rừng có hành vi hủy hoại rừng đã được Nhà nước
trao quyền sử dụng, quản lý và chủ rừng đã bỏ vốn đầu tư, phát triển rừng.
Thứ hai, mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài cua tội phạm, bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả của hành vi nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, công cụ,
phương tiện, hoàn cảnh phạm tội Thông qua biểu hiện bên ngoài ở mặt khách quan của tội phạm có thể đánh giá được tính chất, mức độ nguy hiểm
của tội phạm.
Về hành vi khách quan: Theo quy định tại khoản 1 Điều 243 BLHS
năm 2015 thì hành vi khách quan của tội hủy hoại rừng gồm các hành vi đốt,
phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng Quy định trên không
định nghĩa cụ thể từng hành vi, do đó dù Thông tư 19/2007/TTLT-BNN-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 08/3/2007 Hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản đã hết hiệu lực từ ngày 18/01/2021, tuy nhiên do hiện chưa
có quy định thay thế nên có thê tham khảo định nghĩa các hành vi khách quan
theo quy định của thông tư này như sau:
+ Đốt rừng trái phép là hành vi có ý làm cháy rừng với bất kỳ mục dich gì mà không được người hoặc co quan Nhà nước có thâm quyên cho phép.
+ Phá rừng trái phép là chặt phá rừng, ken cây và các hành vi khác trái
pháp luật làm cho cây rừng bị chết với bất kỳ mục đích gì Chặt phá rừng là hành
vi chặt cây, phát rừng làm cho rừng bị phá hủy, cây rừng bị chết Ken cây là
hành vi dùng dao hoặc búa băm vào gốc cây sau đó đồ thuốc độc hại vào, nguồn
thuốc độc được dẫn lưu vào thân cây làm cho cây chết gây hủy hoại rừng.
+ Hành vi khác hủy hoại rừng là đào bới, nô min, san ủi, dao, dap ngăn
31
Trang 40nước thủy triều, tháo nước hoặc xả chất độc hại vào rừng trái pháp luật làm
cho cây rừng bị chết hàng loạt, đất rừng bị ô nhiễm [1].
Các hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng chỉ bị truy cứu TNHS nếu thỏa mãn quy định về định lượng về diện tích hoặc
giá trị lâm sản theo quy định tại khoản 1 Điều 243 BLHS năm 2015 Trường
hợp diện tích rừng hoặc tri gia lâm sản bị hủy hoại dưới mức định lượng quy
định tại khoản 1 Điều 243 BLHS, cần xem xét thêm dấu hiệu nhân thân “đã bi
xử lý vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 243
hoặc đã bị kết án về tội hủy hoại rừng, chưa được xóa an tích mà con vi phạm ” đê xem xét TNHS đối với người thực hiện hành vi.
Về hậu quả nguy hiểm cho xã hội: Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình
sự Tội hủy hoại rừng là tội có cấu thành vật chất, nên việc xác định hậu quả
và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả có ý nghĩa quan trọng đối với việc định tội Theo đó, hành vi bị TNHS về tội hủy hoại rừng khi dé xay
ra mot trong cac hau qua sau:
+ Huy hoại cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh
thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 30.000 m’ trở lên;
+ Rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng bao gồm:
rừng tái sinh tự nhiên hoặc rừng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trữ
lượng cây đứng dưới 10 m*/ha;
+ Huy hoại rừng sản xuất có diện tích từ 5.000 m” trở lên; Hủy hoại
rừng phòng hộ có diện tích từ 3.000 m” trở lên;
+ Hủy hoại rừng đặc dụng có diện tích từ 1.000 m’ trở lên; Gây thiệt
hại về lâm sản trị giá từ 50.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được băng diện tích;
+ Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo
32