Dé hoạt động xét xử vụ án hình sự được công bằng, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; nhân dân được thể hiện ý kiến của mình trong quá trình xét xử của Tòa án, một trong những nguyên t
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
HOÀNG LONG
HỘI THAM NHÂN DÂN THAM GIA XÉT XỬ VỤ
ÁN HÌNH SỰ THEO BỘ LUẬT TÓ TỤNG HÌNH SỰ
VIỆT NAM NAM 2015 (TREN CƠ SỞ THỰC TIEN
XÉT XU TẠI TINH DAK LAK).
HA NOI - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
HOÀNG LONG
HOI THÁM NHÂN DÂN THAM GIA XÉT XỬ VU
ÁN HÌNH SỰ THEO BỘ LUẬT TÓ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM NAM 2015 (TREN CO SỞ THUC TIEN
XET XU TAI TINH DAK LAK).
Chuyên ngành: Luật hình sự va tố tụng hình sự
Mã so: 8380101.03
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYEN TAT VIÊN
HÀ NOI - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bồ trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tắt cả các môn học và đã thanh toán tắt cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại
học Quốc gia Hà Nội
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
HOÀNG LONG
Trang 4Chương 1: NHUNG VAN ĐÈ LÝ LUẬN VE SỰ THAM GIA CUA
HOI THÂM NHÂN DÂN TRONG XÉT XU CÁC VỤ ÁN
1.1 Khai niệm, đặc diém về sự tham gia của Hội thâm trong xét
công bang, bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự 14
1.2.2 Sự tham gia của Hội thâm nhân dân góp phần bảo đảm dân chủ
trong hoạt động xét xử vụ án hình sự - -s++c<xs+sexsseexss 18
1.2.3 Sự tham gia của Hội thâm nhân dân góp phan bảo đảm chất
lượng hoạt động xét xử, đề cao tính thượng tôn pháp luật trong tố
tung Ninh SU 00010575 20
143 Quy định về dai diện nhân dân tham gia xét xử các vụ án
hình sự ở một số quốc gỉa - 2-2 2+ 2 +EeEE+EE2EzEerEerkrrxrree 22
1.3.1 Quy định về đại diện nhân dân tham gia xét xử của pháp luật
Trung QUỐC ¿22 ©5£S2+SE‡EEEEEEEE21121121117171711211211211 1111210 22
Trang 51.3.2 Quy định về đại diện nhân dân tham gia xét xử của của pháp luật
của pháp luật Liên bang ÌNga - - St snnnnrey
1.3.3 Quy định về đại diện nhân dân tham gia xét xử của của pháp luật
của pháp luật Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản - « «<+<<+
1.4 Những yếu tố bảo đảm chất lượng sự tham gia của Hội thấm
trong xét xử các vụ án hình sự - 5 5-+c+cxs+cseeseereexes
1.4.1 Năng lực của Hội thầm nhân dân - 2 +s+s+E+EE+E+EeEEzEzEezerez
1.4.2 Thể chế pháp lý hoàn thiện 2-2-2 s++E++E++E£+EE+EE+Exerxerxerxeez 1.4.3 Những bảo đảm về tính độc lập của Hội thâm nhân dân từ phía
Tham phán chuyên nghiỆp - ¿2° 2 2 22 £E+EE+EE+E£+EeEEerxrzee1.4.4 Các điều kiện bao đảm liên quan đến cơ sở vật chất phục vụ hoạt
động của Hội thấm nhân dân trong xét xử vụ án hình sự
2015 VE SỰ THAM GIA CUA HỘI THÁM NHÂN DAN
TRONG XÉT XU CÁC VỤ ÁN HINH SỰ VÀ THUC TIEN
THỰC HIỆN Ở TINH DAK LẮK 2-2 5 se>sz>s2
Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về sự tham
gia của Hội tham nhân dân trong xét xử các vụ án hình sự Quy định về các nguyên tắc liên quan đến tô chức và hoạt độngcủa Hội thầm nhân dân trong xét xử vụ án hình sự - Quy định về hoạt động của Hội thâm nhân dân khi tham gia xét
Tình hình xét xử các vụ án hình sự của Tòa án trên địa bàn tỉnh
Dak Lak từ 2018 đến 2022 và kết quả tham gia của Hội thâm
nhân dân - - - ( - - (c1 313103 xxx
Trang 62.2.2 Những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn tham gia xét xử vụ án
hình sự của Hội thâm nhân dân và nguyên nhân - 71
TIEU KET CHUONG 2 22¿-22222+ E2 E11 1.1 86
Chương 3: YÊU CAU VÀ GIAI PHÁP TANG CƯỜNG VAI TRÒ
CUA HỘI THẤM NHÂN DÂN TRONG XÉT XU CÁC VU
ÁN HÌNH SỰ 22- 2s E2 22 2211221122121 eere 87
3.1 Yêu cầu tăng cường vai trò của Hội tham nhân dan trong xét
xử các vụ án hình Sự - -. - G2222 332111 2 ESEESserrsrrrsrrerre 87
3.1.1 Yêu cầu bảo đảm công lý, quyền con người, quyền công dân 87
3.1.2 Yêu cau thực hiện tốt giám sát của xã hội đối với việc xét xử các
VU AN Dinh 1117 =7 90
3.1.3 Đáp ứng với yêu cầu hội nhập quốc tế về pháp luật và tu pháp 93
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả tham gia xét xử các vụ án hình
sự của Hội thắm nhân dân - 2 ¿© s£+£+£x+£x£+zxezxzrred 95 3.2.1 Hoàn thiện các quy định về Hội thâm nhân dân tham gia xét xử
VU AN Dinh SU 95
3.2.2 Bồ sung chế định Hội thâm doan trong xét xử sơ thâm vụ án hình sự 100
3.2.3 Tang cường công tác chi đạo, điều hành đối với công tác xét xử
¡002 ãa 13.aằ 101
3.2.4 Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ xét
xử cho Hội thâm nhân dân - ¿2 2x +E£E+E£E+EeE+Eerxererxee 103
3.2.5 Hoàn thiện chế độ, chính sách đối với hội thẩm 104 KET LUẬN ¿- 5 SE SE 2112111111 1101111111111 011111111111 re 105
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -222cccezcrerzxe 106
Trang 7DANH MỤC CAC TU VIET TAT
Tir viét tat Diễn giải
BLHS Bộ luật hình sự
BLTTHS Bộ luật Tổ tụng hình sự
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
HĐND Hội đồng nhân dân
HDXX Hội đồng xét xử
HTND Hội thâm nhân dân
Luật Tô chức TAND _ | Luật Tổ chức Tòa án nhân dân MTTQ Mặt trận tổ quốc
TAND Toa án nhân dân
Trang 8DANH MỤC CAC BANG
Số hiệu Tên bảng Trang
Bang 2.1 | Thành phần Hội thâm nhân dân nhiệm kỳ 2016-2021
Tòa án hai cấp tỉnh Đắk Lắk 60
Bảng 2.2 | Thành phần Hội thâm nhân dân nhiệm kỳ 2021-2026
Tòa án hai cấp tỉnh Đắk Lắk 61
Bang 2.3 | Kết qua thụ ly, giải quyết các vụ án hình sự của TAND
hai cấp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2018 - 2022 63Bảng 2.4 Kết quả xét xu sơ thấm các vu án hình sự tại TAND
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2018 — 2022 63
Trang 9MỞ DAU
1 Tính cấp thiết của đề tàiCải cách tư pháp là yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay, và làmột trong những nội dung của cải cách bộ máy nhà nước nhăm thực hiện hiệu
quả mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam Các văn kiện
trong các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc; Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày
02/01/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp
thời gian tới và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị vềchiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, gần đây là Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09-11-2022 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ươngĐảng khóa XIII về “tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới” đã thé hiện rõ quyết tâm của
Đảng và Nhà nước ta đối với nhiệm vụ cải cách tư pháp, tao sự chuyền biến
mới trong nhận thức và hành động của toàn dân, trong đó đặc biệt là các cơ quan thực hiện hoạt động tư pháp Trong đó, xây dựng, kiện toàn, nâng cao trình độ lý luận và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện hoạt động tư pháp nói chung, nâng cao vai trò của đội ngũ HTND khi tham gia hoạt động xét xử nói riêng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra.
Dé hoạt động xét xử vụ án hình sự được công bằng, đúng người, đúng
tội, đúng pháp luật; nhân dân được thể hiện ý kiến của mình trong quá trình
xét xử của Tòa án, một trong những nguyên tắc được pháp luật TTHS quyđịnh là sự tham gia của HTND tại phiên tòa xét xử sơ thâm vụ án hình sự.Theo đó, tại các phiên tòa sơ thẩm, số lượng HTND chiếm da số trongHĐXX, khi Tòa án ra quyết định, bản án đều được biểu quyết và quyết định
theo đa số, HTND ngang quyền với Tham phán trong quá trình xét xử Như vậy, chúng ta có thể thấy được vai trò của HTND trong xét xử vụ án hình sự,
Trang 10được thê hiện rõ nét qua hoạt động xét hỏi tại phiên tòa và quá trình nghị áncủa HDXX Việc thực hiện nhiệm vu, quyền hạn của HTND được quy địnhchặt chẽ trong Hiến pháp, BLTTHS và các văn bản khác có liên quan.
Sự tham gia của HTND và kết quả hoạt động của HTND trong xét xử
vụ án hình sự đồng thời thé hiện quyền làm chủ của nhân dân khi có tiếng nói
của mình đối với hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, trong hoạt động
tư pháp nói riêng Quá trình tổng kết hoạt động xét xử hàng năm của ngành
Tòa án cho thấy, hầu hết các bản án, quyết định giải quyết vụ án của Tòa án
được ban hành đúng luật, khách quan, dân chủ và thấu tình đạt lý, bản án
tuyên có tính thuyết phục cao Những thành tựu trong qúa trình xét xử của cơ
quan Tòa án với sự tham gia tích cực và có hiệu quả của HTND đã làm rõ hơn
vai trò, vị trí và uy tín của ngành Tòa án, tăng thêm niềm tin của nhân dân đối
với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.
Qua quá trình đánh giá chất lượng xét xử của HTND hiện nay, bêncạnh những ưu điểm còn có một số tồn tại, hạn chế nhất định như: vẫn còn
một số bản án của Toà án cấp sơ thâm bị Toà án cấp trên sửa án, huỷ án do lỗi
chủ quan của HDXX; còn tinh trạng xử oan người vô tội, buộc Toà án phải
công khai xin lỗi và bồi thường cho người bị oan cũng như bỏ lọt người thựchiện hành vi phạm tội Những tồn tại, bất cập đó xuất phát từ cả nguyênnhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, trong đó có những hạn chế nhấtđịnh từ phía HTND Vi vậy, nhằm nghiên cứu một cách tổng thé về sự tham
gia của HTND trong hoạt động xét xử vụ án hình sự, đánh giá thực trạng pháp
luật và thực trạng thi hành pháp luật về sự tham gia của HTND trong xét xử
vụ án hình sự, từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động của HTND trong xét xử vụ án hình sự trong thời gian tới, tác
giả đã chọn vẫn đề “Hội thẩm nhân dân tham gia xét xứ vụ án hình sự theo Bộ
luật tổ tụng hình sự Việt Nam năm 2015 (Trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Đăk Lak)” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ luật học.
Trang 112 Tình hình nghiên cứu đề tài
Vai trò, vi trí của HTND không phải là van đề mới mà trong thời gianqua cũng đã có những bài viết, công trình nghiên cứu liên quan về vấn đề này,nhưng ở mỗi đề tài là một ý kiến, quan điểm riêng dưới góc nhìn của pháp
luật tố tụng hình sự Việt Nam ở mỗi thời điểm mỗi giai đoạn khác nhau có
những quan điểm khác nhau nhưng đều cùng mục đích góp phần hoàn thiện
hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật TTHS nói riêng, có thể
kế đến một số công trình tiêu biểu sau:
Bùi Thị Huệ (2015), “Nâng cao vai trò của thẩm phán và Hội thẩm
nhân dân cua Toa án nhân dân địa phương trong xét xử vụ án hình sự”, luận
văn thạc sĩ Luật học, Khoa luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội Công trình chủyếu nêu những van dé lý luận về vai trò của Tham phán và HTND tai địaphương khi xét xử VAHS, phân tích quy định của BLTTHS năm 2003 về vai
trò của Thâm phán và HTND, đối chiếu với thực tiễn, trên cơ sở đó đặt ra nhu cầu và đề xuất những giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về vai trò của Thâm phán và HTND.
Hoàng Trí Lý (2015), “Chế định Hội thẩm nhân dân trong Luật Tố
tụng hình sự Việt Nam”, Luật văn thạc sĩ Luật hoc, Khoa Luật — Đại học
Quốc gia Hà Nội Công trình tập trung những vấn đề lý luận chung về HTND
trong pháp luật TTHS như: khái niệm, vai trò, lịch sử hình thành, trách nhiệm,
quyên hạn, tiêu chuẩn và các nguyên tắc hoạt động của HTND Đồng thời,làm rõ những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thực thi pháp luật củaHTND tại địa bản tỉnh Đắk Lắk và kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động của
HTND khi tham gia xét xử vụ án hình sự.
GS.TSKH Dao Trí Úc, PGS.TS Vũ Công Giao (2014), “Cai cách tưpháp vì một nên tư pháp liêm chính”, Sách chuyên khảo, Nxb Đại học Quốc
gia Hà nội Cuôn sách với sư tham gia của nhiêu tác giả bàn về vân dé cải
Trang 12cách tư pháp tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau như: Quyên tư pháp trongNhà nước pháp quyên; cải cách tư pháp trong xây dựng Nha nước pháp quyềnXHCN Việt Nam; liêm chính tư pháp, những vấn đề và giải pháp trong đó
có bàn đến vai trò của HĐXX trong tiến trình cải cách tư pháp, bảo đảmquyên con người trong hoạt động tư pháp
Luận án TS Luật học của Trần Thị Thu Hang, Dia vị pháp lý của Hội
thẩm ở Việt Nam hiện nay, Học viện Khoa học xã hội — Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 2019 đã quát lịch sử hình thành của chế định Hội thâm
và những van đề đặt ra trong việc Hội thẩm tham gia xét xử nói chung, trong
đó có các vụ án hình sự Luận án cũng nêu ra một số kiến nghị đôi mới chếđịnh Hội thẩm
Ngoài ra, còn có một số bài viết của các tác giả được đăng trên các Tạpchí chuyên ngành như: Võ Minh Kỳ, Nguyễn Phuong Anh (2018) “Thẩm
phán không chuyên trong phiên toà hình sự, mô hình Hoa Kỳ, Nhật Bản và
kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 6/2018; Trần
Thị Thu Hằng (2018), “Một số kiến nghị nhằm nắng cao chất lượng hoạt
động của Hội thẩm đáp ứng yêu cau cải cách tư pháp”, Tạp chi Toà án số
15/2018; Lê Lan Chi, Quản Thị Ngoc Thao, “VỀ sự tham gia cua dai diện
nhân dân trong hoạt động xét xử”, Tạp chi Tòa án nhân dân điện tử, đăng
ngày 09/5/2018; PGS.TS Nguyễn Hòa Bình, Đổi mới và hoàn thiện cơ chế
tham gia hoạt động xét xử tai tòa án, đáp ứng yêu câu cải cách tư pháp trong
giai đoạn mới Tạp chí Cộng sản, số 11/2021 (số 977)
Gần đây, năm 2023, Trường Đại học Luật Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật xuất bản Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Các nguyên tắc của Luật tổ tụng hình sự Việt Nam, quá trình
tiếp biển và hoàn thiện ”, trong đó có bài viết của PGS.TS Nguyễn Tất Viễn
“Nguyên tắc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử trong quá trình lập pháp về
Trang 13to tụng hình sự Việt Nam” Tác giả phân tích sâu từ góc độ lập pháp của Nhànước ta khi xây dựng các quy định về Hội thâm từ Sắc lệnh 33/C ngày 13-9-
1945 đến nay Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm cải cách chế địnhHội tham nhân dân Đồng thời, cuốn sách còn có bài viết “Nguyên tắc bảo
đảm sự vô tư của người có thẩm quyên tiễn hành to tụng, người tham gia tổ tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự” của các tác giả TS Trần Thu
Hạnh và TS Nguyễn Thị Lan, trong đó đề cập đến tính khách quan, vô tư củaHội thâm và Tham phan
Những công trình nghiên cứu trên đã cung cấp khối lượng lớn thông tinkiến thức liên quan đến đề tài, nhưng các công trình nghiên cứu này cũngchưa đề cập những đổi mới trong pháp luật và thực tiễn về HTND tham gia
xét xử vụ án hình sự theo BLTTHS Việt Nam năm 2015, đặc biệt đặc thù tại
tỉnh Đắk Lắk Trên cơ sở tiếp thu, tổng hợp kết quả nghiên cứu những công
trình trên, cùng với sự tìm tòi và nghiên cứu của mình, tác giả đi sâu phân
tích, đánh giá để làm rõ những vấn đề liên quan đến sự tham gia của HTND
trong xét xử vụ án hình sự theo BLTTHS Việt Nam năm 2015 - thực tiễn thihành tại tỉnh Đắk Lắk
3 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lam rõ những van dé lý luận về sự tham gia của HTND
trong xét xử các vụ án hình sự; đánh giá thực trạng hoạt động xét xử của
HTND tại các Toà án ở tỉnh Dak Lắk, luận văn đề xuất các giải pháp nham
nâng cao hiệu quả hoạt động của HTND khi tham gia xét xử trong các vụ
án hình sự.
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối twong nghiên cứu
Luận văn có đối tượng nghiên cứu là sự tham gia của HTND trong quá
trình xét xử vụ án hình sự của Tòa án nhân dân.
Trang 144.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Pháp luật TTHS quy định hai hình thức tố tụnghình sự là tố tụng theo thủ tục thông thường và tố tụng theo thủ tục rút gọn.Trong phạm vi nghiên cứu của một luận văn tốt nghiệp, đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu về sự tham gia của HTND trong quá trình xét xử các vụ án hình
sự theo thủ tục thông thường.
- Phạm vi về không gian, thời gian: Luận văn tập trung đánh giá thực
tiễn hoạt động của HTND trong xét xử các vụ án hình sự trên dia ban tỉnh
Đắk Lắk từ năm 2018 đến năm 2022
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duyvật biện chứng va chủ nghĩa duy vật lịch sử dé tập trung luận giải các van đề
lý thuyết về sự tham gia của HTND trong xét xử các vụ án hình sự.
Đồng thời, để làm rõ các vẫn đề nghiên cứu, luận văn sử dụng kết hợp
các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, tổng hợp, so sánh, logic,
hệ thong dé đánh giá đối với từng nội dung tương ứng.
Chương 2: Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về sự tham
gia của Hội thấm nhân dân trong xét xử các vụ án hình sự và thực tiễn thựchiện ở tỉnh Đắk Lắk
Chương 3: Yêu cầu và giải pháp tăng cường vai trò của Hội thẩm nhân
dân trong xét xử các vụ án hình sự.
Trang 15Chương 1
NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE SỰ THAM GIA CUA HOI THAM
NHÂN DAN TRONG XÉT XU CÁC VỤ AN HÌNH SỰ
1.1 Khái niệm, đặc điểm về sự tham gia của Hội tham trong xét xử
cận này đã thé hiện cơ chế pháp lý hình thành nên HTND là thông qua hình thức bầu; thời gian thực hiện nhiệm vụ xét xử cùng với Tòa án của HTND
không phải vĩnh viễn mà theo thời hạn nhất định; chức năng của HTND là
cùng với Tham phan thực hiện hoạt động xét xu đối với các vụ án Tòa án đã thụ lý giải quyết.
Theo Từ điển Luật học của Viện Khoa học pháp lý thuộc Bộ Tư pháp
thì HTND là “người được bầu hoặc cử theo quy định của pháp luật để làmnhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thấm quyén của Tòa án” [42, tr.347]
Theo Số tay thuật ngữ pháp lý thông dụng, HTND là một chức danh dé chỉ
những người cùng tham gia với Thâm phán trong HĐXX ở Tòa án khi tham
gia xét xử [16, tr.L77].
Sự tham gia của HTND vào việc xét xử cùng với Tòa án lần đầu tiênđược ghi nhận trong hệ thống pháp luật nước ta tại Sắc lệnh số 13/SL ngày24/01/1946 và trong Hiến pháp năm 1946 với tên gọi “Phụ thâm nhân dân”
[30, Điều 65] Sự tham gia của HTND tiếp tục được ghi nhận trong các Hiến
Trang 16pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1992 (sửa đồi, bổ sung năm 2001), Hiến phápnăm 2013 và các văn bản quy phạm pháp luật của nước ta như Pháp lệnh số02/2002/PL-UBTVQH 11, ngày 04/10/2002 của Uy ban thường vụ Quốc hội vềTham phán và Hội thẩm TAND được sửa đổi, bố sung năm 2011; Quy chế về
Tổ chức và hoạt động động của Hội thâm Tòa án nhân dân năm 2005; Luật Tổ
chức Tòa án nhân dân năm 1960, năm 1981, năm 1992, năm 2002 và năm 2014;
BLTTHS năm 1988 (sửa đổi, b6 sung năm 2000), năm 2003 va năm 2015 Tuynhiên, thuật ngữ HTND chỉ được định nghĩa tại Pháp lệnh Thâm phán và Hộithâm TAND với nội dung như sau: Hội thâm là người được bầu hoặc cử theoquy định của pháp luật dé làm nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyềncủa Tòa án” và tại Quy chế Tổ chức và hoạt động của Đoàn Hội thâm năm 2016với nội dung: “Hội thâm nhân dân là người được bầu theo quy định của phápluật dé làm nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án” [39,
Điều 6], ngoài ra các văn bản khác đều không đưa ra định nghĩa về HTND.
Sự tham gia của nhân dân vao hoạt động xét xử của Tòa án là một trong
những yếu tố truyền thống của hệ thống tư pháp, góp phần bảo đảm cho những giá trị bất biến của hệ thống tư pháp, đó là xác định sự thật, bảo vệ
công lý, bảo đảm quyền được xét xử công bằng trên cơ sở các giá trị chungcủa cộng đồng và nguyên tắc độc lập xét xử Tham phán, HTND xét xử độclập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân canthiệp vào việc xét xử của Tham phán, HTND [50, truy cập ngày 10/8/2023]
Theo đó, thực hiện chế độ xét xử vụ án hình sự có HTND tham gia và quy định địa vị pháp lý của HTND khi xét xử độc lập với Thâm phán, chỉ tuân theo pháp luật là nguyên tắc được ghi nhận trong Hiến pháp [26, Điều 103].
Việc đại diện nhân dân tham gia xét xử cũng chính là một kênh giám
sát quá trình thực thi quyền lực nhà nước, giám sát thực hiện quyền tư pháp
và thậm chí là kiêm soát quyên lực Nhà nước nêu các chủ thê đại diện nhân
Trang 17dân tham gia xét xử thật sự được độc lập trong việc đưa ra các nhận định và phán định của mình Sự tham gia của nhân dân vào quá trình đưa ra các phán
quyết tư pháp bảo đảm cho các phán quyết tư pháp không chỉ tuân thủ phápluật mà còn trên cơ sở những giá trị xã hội/giá trị cộng đồng - những quan
điểm về đạo đức, về hành vi chuẩn/lệch chuẩn mà pháp luật chưa ghi nhận đầy đủ và kịp thời.
Mặt khác, sự tham gia của HTND trong xét xử làm tăng cường tính
chất dân chủ trong hoạt động xét xử của Tòa án, HTND là những người được
HĐND cùng cấp tín nhiệm bầu ra, thay mặt cho nhân dân tham gia vào hoạtđộng xét xử các vụ án hình sự theo thủ tục sơ thấm, đảm bảo cho hoạt động
xét xử đúng người, đúng tội và đúng pháp luật Sự tham gia của HTND trong
cơ chế xét xử các vụ án hình sự cùng với Tòa án thể hiện rõ nét về sự tham
gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của nhân dân Thông qua hoạt động xét
xử các vụ án, HTND cùng với Tham phán chuyên nghiệp, để nhân dân tham gia vào công việc của Nhà nước và xã hội, góp phần quan trọng trong việc
đảm bảo các bản án của Tòa án được tuyên chính xác, khách quan, phù hợp
với lợi ích, nguyện vọng của quần chúng nhân dân
Nhu vậy, sự tham gia của HTND trong xét xử các vụ án hình sự có thểđược hiểu là “người đại diện cho nhân dân, được bau theo quy định của phápluật để cùng Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ xét xử những vụ án hình sự thuộcthẩm quyên của TAND theo quy định của BLTTHS; giúp Tòa án giải quyết
kip thời, đúng dan các vụ án hình sự; phù hợp với nguyện vọng của quan chúng nhân dân, đáp ứng yêu cau dau tranh phòng chống tội phạm ”.
1.1.2 Đặc điểm sự tham gia của Hội thẩm nhân dân trong xét xử vụ
an hình sự
Cùng với Thâm phán, HTND là thành phần không thể thiếu được tronghoạt động xét xử mỗi vụ án, đảm bảo tính hiệu lực của bản án, quyết định giải
Trang 18quyết vụ án Sự tham gia của HTND thé hiện tính dân chủ, khách quan củahoạt động xét xử, góp phần đảm bảo hoạt động xét xử của Tòa án diễn racông bằng, chính xác, hợp tình, hợp lý Do đó, sự tham gia của HTND trong
tố tụng hình sự mang những đặc điểm cụ thé như sau:
- Hội thẩm nhân dân là một trong những chủ thể tham gia quan hệ pháp luật to tụng hình sự
Quan hệ pháp luật TTHS là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình
giải quyết vụ án hình sự bao gồm các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét
xử, do pháp luật TTHS điều chỉnh và một trong số các bên tham gia quan hệnày là cơ quan tiễn hành tô tụng, người tiến hành tổ tụng và người tham gia tốtụng Tuy nhiên, một số quan hệ pháp luật liên quan đến hoạt động khởi tố,điều tra, truy tố, xét xử nhưng nếu chúng nằm ngoài phạm vi điều chỉnh củaBLTTHS năm 2015 [28, Điều 7] hoặc không có sự tham gia của chủ théTTHS cụ thể thì không thê gọi là quan hệ pháp luật TTHS
Trong quan hệ pháp luật TTHS Việt nam, chu thể tố tụng được chia
thành hai nhóm chủ yếu, đó là: Cơ quan tiễn hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng Theo đó, người tiến hành tổ tụng theo quy
định tại Điều 34 BLTTHS năm 2015 bao gồm: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng
Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra; Viện trưởng, Phó Việntrưởng VKS, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án,Thâm phán, Hội thâm, Thư ký Tòa án, Thâm tra viên Như vậy, HTND là mộttrong những người tiễn hành TTHS, đồng thời cũng là chủ thé quan hệ pháp
luật TTHS BLTTHS năm 2015 đã quy định rõ chức danh cũng như nhiệm
vụ, quyền hạn của từng chức danh này, nhất là đối với người tiến hành tố tụng, trong đó bao gồm HTND, đảm bảo cơ sở pháp lý cho hoạt động của họ
đồng thời tạo điều kiện cho việc giám sat, kiểm sát hoạt động tố tụng
Với tư cách chủ thể là người tiễn hành tố tụng, HTND được Nhà nước
10
Trang 19giao thâm quyền thực hiện các hành vi tố tụng trong hoạt động xét xử vụ ánhình sự của TAND Khoản 1 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 đã quy định:
“TAND là cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam, thực hành quyển tưpháp” Quy định nay khang định rằng, TAND là chủ thé thực hiện quyền tưpháp, nhân danh Nhà nước tiến hành việc xét xử, đưa ra bản án, quyết định giải
quyết vụ án Ban án, quyết định đó thé hiện ý chí của nhân dân - thông qua hoạt động của HTND và tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích của Nhà nước, của
cá nhân, tổ chức khi tham gia quan hệ pháp luật TTHS Đặc biệt, bản án, quyết
định của TAND liên quan đến khách thể là tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhânphẩm được pháp luật hình sự bảo vệ Do tinh chất quan trọng như vậy, trongkhi thực hiện nhiệm vu cua mình, HTND phải vô tư khách quan dé cung voiTham phán giải quyết vụ án một các đúng đắn, bảo vệ hiệu quả lợi ich của Nha
nước, quyên và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng.
Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của HTND được Nhà nước quy định
trong BLTTHS tương ứng với chức danh này Trong TTHS, khi được Chánh
án TAND phân công tham gia giải quyết vụ án hình sự cụ thể, HTND thamgia vào HĐXX thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy địnhtại Điều 46 BLTTHS năm 2015
- Sự tham gia của Hội thẩm nhân dân trong xét xử vụ án hình sự là thểhiện tư trởng “lấy dân làm gốc "trong hoạt động của Tòa án
Với vai trò là đại diện nhân dân dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của các cơ quan Nhà nước và tô chức xã hội, tổ chức kinh tế của công dân, nhân dân thông qua co quan đại diện (Hội đồng nhân dân) bầu ra HTND dé
cùng Thâm phán thực hiện quyền lực nhà nước trong hoạt động xét xử, qua
đó nhân dân trực tiếp tham gia vào quản lý công việc Nhà nước, xã hội, thể
hiện rõ bản chất Nhà nước được ghi nhận tại Điều 2 Hiến pháp năm 2013 - đó
là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đông thời thê hiện
11
Trang 20được trách nhiệm của HTND trong việc bảo vệ sự công bằng xã hội, bảo vệpháp chế XHCN.
HTND với tư cách là đại diện nhân dân tham gia công tác xét xử đóng
góp nhiều ý kiến xác đáng, hợp lý và quan trọng góp phần đảm bảo các phán
quyết của HDXX được chính xác, khách quan, phù hợp với lợi ích, nguyện
vọng của quan chúng nhân dân HTND là đại biểu, thé hiện ý chí của các đoàn
thể, các giới, các Ngành, các lĩnh vực, các tổ chức xã hội khác nhau được Ủy
ban MTTQ Việt Nam lựa chọn để giới thiệu và được HĐND cùng cấp bầu ra
đã bổ sung thêm kinh nghiệm thực tế, tri thức nghề nghiệp, đặc thù cuộc sốngvào công tác xét xử của Tòa án Thực tế, HTND là những người sống và làmviệc tại các cơ sở sản xuất, cơ quan, cụm dân cư có kinh nghiệm hoạt động xã
hội, có vốn hiểu biết đời sống thực tế, có uy tín trong xã hội và có mỗi quan hệ
chặt chẽ với quần chúng nhân dân, được quần chúng nhân dân tín nhiệm nên ít nhiều có điều kiện dé hiểu đúng tình hình, đặc điểm hoàn cảnh của người phạm tội, hiểu rõ nguyên nhân va hậu quả do vụ án gây ra, từ đó giúp HDXX vận dụng đường lối xét xử phd hợp với từng vụ án cụ thể, giải quyết vụ án chính xác hơn, đảm bảo nguyên tắc xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; đồng
thời, góp phần giữ gìn kỷ cương xã hội, không để lợi ích Nhà nước, quyền vàlợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xâm phạm
- Sự tham gia của HTND trong xét xử vụ án hình sự là hình thức thực
hiện kiểm soát thực hiện quyên lực nhà nước
Hoạt động xét xử của Tòa án nói riêng cũng như hoạt động của bộ máy
nhà nước nói chung cần phải có cơ chế giám sát thường xuyên và thực chất từ
phía cơ quan Nhà nước, tô chức xã hội và từ phía nhân dân Đề đảm bảo việc
xét xử vụ án hình sự được dân chủ, khách quan; bản án, quyết định được Tòa
án tuyên đúng người, đúng tội, đúng pháp luật thì một trong những yêu cầu
đặt ra án là làm thê nào đê xã hội có điêu kiện giám sát hoạt động xét xử một
12
Trang 21cách thường xuyên Có như vậy, hoạt động xét xử mới giữ gìn được trật tự, kỷ
Cương Đề thực hiện mục tiêu đó, thì sự hiện diện của HTND là rất cần thiết,khi tham gia xét xử vụ án hình sự, HTND giám sát trực tiếp đối với hoạt động
tư pháp hình sự thông qua việc xét xử công khai, dân chủ tại phiên tòa.
HTND đại diện cho nhân dân vừa tham gia xét xử, vừa thực hiện vai trò giám
sát đối với chính hoạt động xét xử góp phần loại trừ một số hạn chế trong xét
xử như định kiến, thờ ơ trước số phận của con người và các van đề khác làmảnh hưởng đến chất lượng giải quyết vụ án
Pháp luật quy định, khi xét xử HTND ngang quyền với Thâm phántrong việc biểu quyết dé ra một bản án theo hình thức đa số Bên cạnh đó, tạicác phiên tòa, HTND sẽ là trực tiếp nêu ra một số quan điểm, ý kiến, mangtính chất giáo dục, truyền tải những thông điệp cũng cụ thể như khuyên ngăn
những bị cáo sau khi hết thời hạn chịu án sẽ sống ý nghĩa hơn, không được đi vào con đường phạm pháp, trái pháp luật Mục đích của chế định HTND là để tạo điều kiện cho người dân có thé tham gia vào quá trình xét xử, nhất là trong các vụ án hình sự, tạo cơ hội trao đổi thảo luận giữa các Tham phan chuyén
nghiệp và “người nghiệp dư”, qua đó nhằm dat được va làm lan rộng công ly
- Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án có Hội thẩm tham gia, trừ trường hop
xét xử theo thủ tục rut gon
Tại điều 22 của Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm thì có quy định về hộithầm nhân dân tham gia xét xử vụ án theo đó thì việc xét xử sơ thâm vụ ánHình sự có Hội thâm nhân dân tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục
rút gọn Bên cạnh đó theo điều 254 của Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì Hội đồng xét xử sơ thâm gồm một Thâm phán và hai Hội thâm Trường
hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng xét xử sơ thâm
có thé gồm hai Tham phán và ba Hội thâm còn Hội đồng xét xử phúc thâm
gồm ba Thâm phán.
13
Trang 22Sự góp mặt của hội thấm nhân dân trong tố tụng hình sự là một trongnhững nguyên tắc hiến định, xét về ban chat nó thể hiện bản chat của chế độchính tri của nước ta, thé hiện tính nhân văn và vô cùng dân chủ Bởi bản thânchế định hội thẩm đã thể hiện tư tưởng " lấy dân làm gốc" luôn đảm bảonguyên tắc thực hiện quyên lực của nhân dân trong hoạt động xét xử của tào
án, thể hiện lên bản chất nhà nước của dân, do dân và là vì dân, tất cả quyền
lực nhà nước thuộc về nhân dân
Hội đồng xét xử phúc thâm chỉ gồm 03 Tham phán, còn trong vụ án xét
xử rút gọn thì chỉ có một thâm, trong trường hợp xét thấy cần thiết thì vẫn cóthêm hai hội thâm nhân dân Tuy nhiên theo thực tế các vụ án xét xử hay làtrong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án thì Hội đồng xét xử phúc thâm chỉ
gồm 03 thẩm phán Mặc dù bay nhưng đối với vụ án mà có tính chất phức tap hoặc đây là những vụ án đối với người chưa thành niên phạm tội cần có thêm
ý kiến của Hội thâm nhân dân thì sẽ thực hiện báo cáo Chánh án hoặc là
người được Chánh án ủy quyền quyết định thành lập Hội đồng xét xử gồm 03
Thâm phán và 02 hội thâm Như vậy thì đối với vụ án Hình sự xét xử ở cấp
phúc thấm không có HTNDn tham gia thì không trái với nguyên tắc xét xử.
Có thể thấy, sự tham gia của HTND vào hoạt động xét xử vụ án hình sự
thê hiện rõ nét quyền làm chủ của nhân dân thông qua việc khang định rang,kết quả xét xử vụ án hình sự thé hiện ý chí của nhân dân, nhân dân thể hiệntiếng nói của mình trong hoạt động tư pháp HTND khi tham gia xét xử sẽtruyền đạt những tâm tư, nguyện vọng, mưu cầu của quần chúng nhân dân
vào mỗi ban án, quyết định dé có được phán quyết vừa đúng pháp luật, vừa
hợp tình hợp lý, hợp lòng dân.
1.2 Vai trò của Hội thẩm trong xét xử các vụ án hình sự
1.2.1 Sự tham gia của Hội thẩm nhân dân góp phan bảo vệ công ly, công bằng, bảo vệ quyền con người trong tô tụng hình sự
Tại lời nói dau của Tuyên bô chung vé quyên con người tuyên bô rang:
14
Trang 23“Dé một người nào đó không buộc phải nổi loạn chống lại sự chuyên chế và
áp bức như là phương sách cuối cùng, thì điều thiết yếu là quyền con ngườiphải được bảo vệ băng nguyên tắc pháp quyền” [35, tr.7] Do vay, dé mộtngười thụ hưởng đầy đủ các quyền của mình thì các quyền này phải được hệthống pháp luật quốc gia bảo vệ một cách hiệu quả Nguyên tắc pháp quyền
được mô tả như một nguyên tắc bao quát trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người, nếu không có nguyên tắc này, thì việc tôn trọng quyền con người chỉ
mang tính biểu tượng Vì vậy, Tham phan, bồi thâm, công tố viên, luật sư
phải đóng góp vai trò chủ động trong việc bao đảm thi hành có hiệu quả
quyên con người ở cấp độ quốc gia
Công lý là một khái niệm được xuất hiện khá sớm trong lĩnh vực triếthọc từ thời Hy Lạp cô đại và được khoa học pháp lý ghi nhận và phát triển.Trong truyền thống pháp luật tự nhiên, công lý là ước mong, nguyện vọng củamỗi cá nhân hoặc nhóm được đỗi một cách công bằng và công lý chỉ có thê
giành được thông qua chế độ pháp quyền Chế độ pháp quyền trong trường hợp này được tiếp cận ở khía cạnh là nhà nước phải bị chế ước bởi những quy định đã được ấn định trước hoặc dự đoán trước và mọi người đều bị quản lý
bởi các đạo luật.
Bàn về công lý, ông Raymond Wacks, giáo sư danh dự về luật lý thuyếtpháp luật của Trường Đại học Hồng Kông cho rằng: “Công lý, trong bất cứtình huống nao, không hề là một khái niệm đơn giản” [31, tr.112], “Công lygữa những cá nhân cũng không kém phần khó giải quyết so với sự thách thức
của công băng xã hội; sự tạo dựng những thể chế xã hội và chính trị để chia
phần chiếc bánh một cách công bằng” (31, tr.115]
Công lý còn là “sự công bằng, sự đúng đắn, lẽ phải Ban hành công lý
là việc Tòa án xác định điều đúng, điều sai trong một vụ việc nhăm thiết lậplại sự công bằng” [19, tr.494] Nói tới công lý không thể không nói đến bộ
15
Trang 24phận đảm nhiệm công việc bảo đảm công lý Trong cơ cấu tô chức hoạt động
của Nhà nước phải có bộ phận bảo đảm công lý khi công lý bi vi phạm, đó là
bộ máy tư pháp của nhà nước, cụ thê là Tòa án thực hiện quyền tư pháp, lànhững chủ thể xét xử: Thâm phán, Hội thâm, tượng trưng cho công lý, có
nhiệm vụ bảo vệ công lý.
Công lý và công bằng là hai khái niệm khác nhau nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ và đồng nhất với nhau nhất định Công lý như một chiếc cân
giữ thăng bằng cho xã hội Bản thân công lý chính là ở giữa, nếu thái quá sẽ
bat cong, thiếu sót sẽ làm tốn hại xã hội Công lý còn là sự bảo đảm cho sự
bình đăng: chính vì vậy, trọng tâm học thuyết của J Rawls về lý thuyết công
lý đó là công lý như là sự công bằng [38] Về bản chất, tư pháp chính là công
lý Trong hoạt động tư pháp, việc bảo đảm thực hiện công lý, công bằng luôn
là hai mục tiêu hàng đầu, nhất là hoạt động xét xử
Công lý và quyền con người là hai phạm trù tuy không đồng nhất
nhưng liên quan mật thiết với nhau, nếu không có công lý thì không thé bảo
đảm được quyền con người Quyền con người là sự công bằng giữa tat cả các bên, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân được coi là
nhiệm vụ hàng đầu của Tòa án và được hiến định trong các bản Hiến pháp vàpháp luật quốc gia Với vị trí là cơ quan trung tâm trong hệ thống tư pháp,thực hiện quyền tư pháp và là cơ quan duy nhất thực hiện chức năng xét xử -
trung tâm của hoạt động tư pháp, Tòa án có vai trò quan trọng trong việc bảo
vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân và các lợi ích quốc gia khác Nếu lập pháp và hành pháp bảo đảm quyền con người trên cơ sở thiết lập quyền và thực thi quyền thì tư pháp là thiết chế có vai trò đặc thù trong việc bảo đảm quyền con người Cơ quan Tòa án, trong đó trực tiếp là những
Tham phan va HTND thuc hién nhiém vu bao vé cac quyén do khi chung bi
vi phạm hoặc nguy cơ bi vi phạm bởi các chủ thé khác trong xã hội, trong đó
16
Trang 25có chủ thé nhà nước; bảo đảm cho các quyền đó được tôn trọng và nghiêmchỉnh thực hiện, đề cao tính thượng tôn của pháp luật chính vì vậy, có thể nóiTòa án (thâm phán và hội thâm nhân dân) là “công đoạn” cuối cùng cho việcbảo đảm quyền con người trong một nhà nước dân chủ.
Tòa án, trực tiếp là Tham phán và HTND là chủ thé bảo vệ cho những
tự do của người dân mà không phụ thuộc vao địa vi kinh tế hay địa vị xã hội của họ Công lý trong tư pháp xét xử, đòi hỏi xử lý các vụ việc băng các thủ
tục tố tụng công bang, hop phap nhằm bảo vệ lợi ích của xã hội và bảo vệ
quyền con người, quyền công dân một cách nghiêm minh; không chấp nhậncác hiện tượng oan, sai trong xét xử; đòi hoi sự đồng thuận cao của xã hội đốivới cơ chế tố tụng, cơ quan tư pháp và các bản án, quyết định của cơ quan tư
pháp Các giá trị cao cả như lẽ phải, công lý, đạo đức, vị tha, và các giá trị
tiến bộ xã hội khác phải luôn là điểm tựa, là các chuân mực dé soi chiếu vàotính đúng dan, hợp tình, hợp lý của các ban án, quyết định do HDXX (Thâmphán, HTND) tuyên trong quá trình giải quyết vụ án Chính vì vậy, Tòa án làđịa chỉ mà mọi người tìm đến công lý, công bằng, Tòa án không thể từ chối
đối với bat cứ ai vì bat cứ lý do gì, ké cả lý do chưa có luật điều chỉnh Việc
quy định sự tham gia của HTND vào hoạt động xét xử có ý nghĩa quan trọng
trong việc đảm bảo quyên và lợi ích của người dân Hội thẩm là người sống
và làm việc trong cộng đồng, tham gia các hoạt động trong thực tiễn cuộcsong, họ có điều kiện tiếp xúc và thấu hiểu hơn về tâm tư nguyện vọng của
quần chúng nhân dân, nắm bắt được dư luận quần chúng nhân dân Là người
đại diện cho nhân dân, hội thẳm mang tiếng nói, suy nghĩ, cảm nhận của
người dân tới phiên tòa xét xử Khi tham gia xét xử, hội thẩm nhân dân thé
hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân, đem tới cách nhìn nhận của người dân
về lẽ phải, lẽ công bằng, đúng, sai Việc xét xử đúng pháp luật cũng không cónghĩa là đã đảm bảo công lý Thâm phán, HTND là người truyền tải công lý
17
Trang 26đến với xã hội Khi xét xử, Tòa án có trách nhiệm đảm bảo cho mọi chủ thểtham gia quan hệ TTHS đều bình đăng trước pháp luật; quá trình xét xử phảithực sự dân chủ và khách quan, vô tư Một bản án, quyết định của Tòa án phủhợp với tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ,phán quyết ấy có tính khả thi trên thực tế, chính là Tòa án đã thực hiện tốt
nhiệm vụ bảo vệ công lý và công bang, bảo vệ quyền con người trong xã hội Như vậy, công lý và công bằng trong xét xử chỉ đạt được khi được người dân
cảm nhận và chấp nhận Đây chính là sự cần thiết phải có sự tham gia củangười dân vào hoạt động tư pháp, công lý phải được sự chứng kiến, nhìnnhận, đánh giá của người dân chứ không phải chỉ là ý kiến, quyết định của cácnhà chuyên môn Vì vậy, có thể nói HTND có vai trò quan trọng trong việcbảo vệ công lý, công bang, bảo vệ quyên con người, quyền công dân trong
hoạt động xét xử vụ án hình sự của Tòa án.
1.2.2 Sự tham gia của Hội thẩm nhân dân góp phan bảo đảm dân
chủ trong hoạt động xét xử vu an hình sự
Trong tác phẩm “Tinh thần pháp luật”, Môngtexkiơ cho rằng quyền tu
pháp nên do toàn thé dan chúng cử ra, lam việc theo luật Day là một quan
điểm tiến bộ về tư pháp [18] Sự tham gia của HTND vao quá trình giải quyết
vụ án hình sự là một đặc điểm của nền tư pháp dân chủ
Trong nhà nước dân chủ, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, cácthiết chế của nhà nước đều phải có trách nhiệm bảo vệ nhân dân, bảo vệ
quyền con người đã được Hiến pháp ghi nhận Một trong những nguyên tắc chủ đạo về tổ chức và hoạt động của quyên tư pháp đó là nguyên tắc dân chủ,
là một đòi hỏi không thé thiếu của nền tư pháp tiến bộ Theo đó, mọi hoạt
động của bộ máy Nhà nước nói chung đều có sự tham gia tích cực của nhân
dân và đều được đặt dưới dự kiểm tra, giám sát của nhân dân Nhân dân, chủ
thê của quyên lực nhà nước, không chỉ tạo lập nên nhà nước của mình, mà
18
Trang 27còn trực tiếp hoặc thông qua các cơ quan đại diện của mình dé thực thi quyềnlực; đồng thời, bằng các hình thức khác nhau, nhân dân tham gia vào hoạt
động tư pháp, giám sát hoạt động tư pháp Mô hình đại diện nhân dân tham
gia xét xử được coi là một trong những biểu hiện của tính xã hội, tính dân
chủ, tính nhân dân của Tòa án Nhiệm vụ của HTND là đại diện cho tiếng nói của nhân dân, của quần chúng thể hiện ý chí, nguyện vọng vào hoạt động xét
xử Vì vậy, hầu hết trong các hình thức TTHS, dù là hình thức tố tụng thâm
vấn hay hình thức tố tụng tranh tụng bằng cách này hay cách khác đều ápdụng chế độ xét xử có HTND tham gia
Hội thâm nhân dân tham gia xét xử là một hình thức tham gia trực tiếpvào việc thực hiện quyên lực nhà nước (quyền tư pháp) Chế định này cũng là
cơ chế giúp nhân dân giám sát hoạt động của Tòa án Mọi bản án, quyết định
giải quyết vụ án được Tòa án nhân danh nhà nước ban hành đều phải tuân thủ
pháp luật và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân Đây là giá trị chung của
chế định hội thâm nhân dân đối với nền tư pháp của mỗi quốc gia
Hội thâm nhân dân tham gia xét xử là đưa tiếng nói của đại diện nhân
dân vảo quá trình xét xử thé hiện tính dân chủ trong hoạt động tư pháp của
Tòa án; người đại diện của nhân dân (HTND) tham gia xét xử không chỉ thực
hiện nhiệm vụ xét xử mà còn dé giám sát trực tiếp hoạt động giải quyết vụ an
hình sự của Tòa án nói chung Ngoài ra, người đại diện của nhân dân có mặt
tại phiên tòa không chỉ là sự nhìn nhận của người dân về đúng, sai (kết án đối
với người có tội) mà còn dé bảo vệ công lý, bảo vệ quyên lợi và lợi ích hợp pháp của những chủ thê tham gia hoạt động tô tụng hình sự HTND tham gia trực tiếp hoạt động xét xử nhăm thực thi quyền lực tư pháp của nhân dân, dé
nhân dân tham gia một cách hiệu quả vào công tác quản lý nhà nước nói chung, hoạt động xét xử của Tòa án nói riêng Việc tham gia TTHS cua
HTND còn nhằm kiểm tra hoạt động áp dụng pháp luật hình sự và đưa pháp
19
Trang 28luật hình sự vào thực tiễn của cuộc sống thông qua thủ tục xét xử Đồng thời,HTND tham gia hoạt động xét xử còn là “cầu nối” nhằm tăng cường mối
quan hệ giữa Tòa án và nhân dân (Nhà nước với nhân dân) Thông qua công
tác hội thâm, nhân dân hiểu và thông cảm với công việc xét xử của Tòa án;cũng thông qua hội thâm, Tòa án nắm bắt được những vướng mắc, tâm tư,nguyện vọng, tính cảm của nhân dân Một phán quyết của Tòa án chỉ có thể
nhận được sư đồng tình của nhân dân, đảm bảo được tính khả thi trên thực tế,
khi phán quyết đó phản ánh đúng sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật,khi thật sự là chỗ dựa về mặt tinh than, là niềm tin vào công lý của nhân dân
và khi đó tính thượng tôn của pháp luật mới được đề cao
Vai trò của HTND không chỉ dừng lại ở tham gia trực tiếp hoạt độngxét xử và đưa ra phán quyết đúng pháp luật ma còn có nghĩa vụ và trách
nhiệm cao cả trước đạo đức và dự luận xã hội Việc tham gia xét xử và đưa ra
các phán quyết đúng đắn của HTND còn có ý nghĩa to lớn trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và hòa giải cơ sở, nâng cao ý thức pháp luật của người dân Là chủ thê trực tiếp tham gia quá trình giải quyết vụ án hình
sự, HTND sẽ là người giúp Tòa án tuyên truyền về kết quả xét xử, định
hướng cho người dân những cách xử sự đúng đắn Bằng vai trò cá nhân, hộithâm đúng góp nhất định trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thứcpháp luật của công dân tại nơi hội thâm làm việc hoặc sinh sống và có ý nghĩatrong công tác phòng chống tội phạm tại địa phương
1.2.3 Sự tham gia của Hội thẩm nhân dân góp phan bảo đảm chất
lượng hoạt động xét xử, dé cao tinh thượng tôn pháp luật trong to tụng
Trang 29nhân dân về hành vi phạm tội HTND tham gia xét xử là người thể hiện ý chí,nguyện vọng của nhân dân, góp phần bảo đảm tính toàn diện, đầy đủ, kháchquan đối với các phán quyết của Tòa án Việc kết hợp giữa sự tinh thông, kiếnthức chuyên môn của Thâm phán chuyên nghiệp với các kiến thức thực tiễnsinh động, từng trải, kinh nghiệm sống của HTND sẽ rất quan trọng trong
việc bổ sung thêm các kiến thức thực tiễn cho Thâm phán về những lĩnh vực
mà Tham phán chưa chuyên sâu, giúp cho các phán quyết của Tòa án được
chính xác, khách quan, hợp tình, hợp lý, đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng
pháp luật, vừa có tác dụng giáo dục vừa kết hợp với răn đe phòng ngừa tộiphạm HTND có vai trò quan trọng trong việc thúc đây các Luật sư nâng caonăng lực, trình độ khi tham gia tranh tụng, nhất là trong mô hình tố tụng tranhtụng, bảo đảm quyền tự do tranh luận của các bên, nhằm xác định sự thật
khách quan của vụ án Việc phán quyết của HDXX (trong đó có HTND) phải căn cứ chủ yéu vào kết quả tranh tung tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy
đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, người bảo chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn dân sự dé ra những ban án, quyết định đúng pháp luật có sức thuyết phục Sự tham gia tích cực và có hiệu quả của HTND sẽ
góp phan đảm bảo bản án, quyết định của HDXX đúng căn cứ pháp luật, từ
đó góp phần khăng định vị trí, vai trò và uy tín của Tòa án trong thực tiễn
cuộc sống Có thể nói chất lượng, hiệu quả hoạt động tư pháp hình sự phụ
thuộc vào chất lượng xét xử của các chủ thê xét xử, trong đó bao gồm HTND
Bản chất của tư pháp là thi hành công lý, bảo đảm công bằng, bảo vệ quyền con người, quyền công dân Dé bảo vệ công lý, Tòa án - cơ quan thực
hiện chức năng xét xử nhất thiết phải độc lập, vô tư, khách quan Đây là nộidung mang tính nguyên tắc của tư pháp trong nhà nước pháp quyên Tòa án,trực tiếp là Thâm phán, HTND - những thành viên trong HĐXX phải độc lập,
trong sạch Khi tiến hành xét xử các vụ án, Thâm phán, HTND là những
21
Trang 30người đại diện cho công lý, tôn trọng sự thật khách quan, đảm bảo nguyên tắctranh tụng trong hoạt động xét xử Tính độc lập của Tham phan va HTNDtrong hoạt động xét xử là yêu tố không thé thiếu trong nhà nước pháp quyền,
có vai trò đặc biệt trong đảm bảo công lý, đảm bảo tính tối thượng của Hiến
pháp và pháp luật.
Hội tham nhân dân tham gia xét xử tại Tòa án là một kênh giám sát quátrình thực thi quyền lực nhà nước — quyền tư pháp, giám sát thực hiện pháp
luật trong hoạt động xét xử, đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp
luật, không oan sai cho người vô tội cũng không bỏ lọt tội phạm.
Có thé nói, việc tham gia xét xử của HTND là một yêu cầu tất yếu,khách quan của nền tư pháp dân chủ trong nhà nước pháp quyền, và chế định
HTND là một yếu tố đảm bảo hiệu lực, hiệu quả và tính thực thi đối với các bản án, quyết định của Tòa án nhằm đảm bảo công lý, công bằng trong hoạt
động xét xử Việc tạo điều kiện cho nhân dân tham gia xét xử tại Tòa án được
coi là biểu tượng của nền dân chủ, thé hiện quyền lực nhân dân, hạn chế sự
lạm dụng quyền lực, bảo vệ hiệu quả quyền con người trong hoạt động xét xử
Chế định hội thâm nhân dân là một chế định có mặt khá sớm trong hệ
thống luật pháp của Trung Quốc hiện đại Cụ thé là ngay sau khi thành lập nước CHND Trung Hoa (1949), trong quy định tạm thời về hệ thống TAND được ban hành năm 1951 đã có đề cập đến sự tham gia của HTND, điều này
đã được cụ thê hóa ba năm sau đó (1954) với Luật tổ chức TAND và các quy định chỉ tiết khác về việc lựa chọn, thâm quyền, nhiệm vụ và chế độ đãi ngộ
đôi với hội thâm nhân dân.
22
Trang 31Chế định hội thâm nhân dân của Trung Quốc được áp dụng hiện hành
là Luật về HTND được ban hành ngày 27/4/2018 Gần một năm sau, ngày24/4/2019, TAND tối cao Trung Quốc đã ban hành Hướng dẫn thực hiện một
số điều trong Luật Hội thâm nhân dân, chủ yếu liên quan đến nhiệm vụ của
HTND Các chế định này chủ yêu quy định về: quy định khái quát về tô chức,
tiêu chí & phương thức chọn lựa cũng như thủ tục, trình tự làm việc của
HTND, tiêu chuẩn Hội thâm viên, thành phan HDXX và phân định tráchnhiệm giữa Thâm phán và HTND
Một số điểm đáng chú ý trong cơ chế HTND của Trung Quốc như: Cácquy định về hội thâm trong Luật Tổ tụng hình sự 2012 của Trung Quốc về cơbản cũng giống như trong Luật Tố tụng dân sự Tuy nhiên, số lượng Thamphán và Hội thâm được quy định rõ là 3 đối với các phiên xử của TAND cấp
dưới (trừ thủ tục rút gọn) và 3, 5 hoặc 7 đối với các phiên xử của TAND tối cao Cũng như trong tố tung dân sự, HDXX phúc thâm chỉ bao gồm Tham phán với số lượng 3 hoặc 5 người Như vậy, xét về số lượng HTND tham gia
phiên tòa hình sự có sự linh hoạt và mở rộng hơn so với pháp luật Việt Nam.
Bên cạnh đó, vì luật tố tụng của Trung Quốc không quy định có các
phiên Tái tham/Giam đốc thẩm riêng biệt (khác với pháp luật Việt Nam hiệnhành), nên khi có quyết định tái thẩm, thì phiên tái thẩm sẽ được mở lại theothủ tục sơ phâm/phúc thâm như đã nêu ở trên Điều này cũng là một điểmđáng chú ý thê hiện trong quy trình xét xử các vụ án tại Trung Quốc
Số Hội thâm viên nhân dân ít nhất phải bang 1/3 Hội đồng xét xử trong
các vụ án xét xử ở cấp sơ thâm có tác động xã hội quan trọng và Hội thẩm nhân dan có các quyền ngang với thâm phán (trừ thâm phán chủ tọa) (Điều 2
và Điều 3 Quyết định về tăng cường hệ thống Hội thâm nhân dân năm 2004).
Người được lựa chọn làm Hội thâm viên nhân dân phải trên 23 tuổi, là công
dân Trung Quôc, có sức khỏe và đạo đức tôt và nói chung phải có trình độ
23
Trang 32học vấn ít nhất ở bậc cao đăng (Điều 4) Người đang tham gia hệ thống tư
pháp dưới bat ky tư cach nào, hoặc có tiền án hoặc tiền sử bị đuôi việc ở các
cơ quan công quyền không được tham gia làm Hội thâm viên (Điều 6 và 7).Hội thầm viên được bồ nhiệm với nhiệm kỳ 5 năm (Điều 9) Thường trực Hội
đồng nhân dân cấp liên quan ra quyết định bổ nhiệm hội thâm viên theo dé nghị của Tòa án sau khi tham khảo ý kiến các cơ quan tư pháp và hành chính (Điều 8) Người được bé nhiệm làm Hội thâm viên phải qua tập huấn và được
thanh toán chi phí đi lại và tiền thù lao (Điều 10, 11, 12 và 14 Thông tư hướngdẫn lựa chọn, bố nhiệm, tập huấn và sát hạch hội thâm viên nhân dân năm2004) Cơ quan nơi hội thâm viên làm việc không được cắt lương trong thờigian người đó tham gia tập huấn và làm nhiệm vụ Hội thẩm và có thé bị xửphạt nếu vi phạm (Điều 21) Do vậy, các nguyên tắc trong hoạt động tố tụng
hình sự của Trung Quốc với vai trò, vị trí và ý nghĩa về cơ chế HTND cơ bản tương đồng về với Việt Nam: như quyền ngang nhau với giữa thâm phán và
HTND, tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong quá trình tham gia xét xử
vụ án, một số tiêu chuẩn và điều kiện tham gia tư cách HTND hay quyền biểu quyết theo đa số,
1.3.2 Quy định về đại diện nhân dân tham gia xét xử của của pháp
luật của pháp luật Liên bang Nga
Việc phục hồi trình tự xét xử có sự tham gia của bồi thâm đoàn là điểmchính trong bản quan niệm về cải cách tư pháp ở Liên bang Nga ngày 24
tháng 10 năm 1991 Ngày 16 tháng 7 năm 1993, Bộ luật Tố tụng hình sự năm
1960 RSFSR được sửa đổi dé bố sung một chương mới đó là Chương X: Về xét xử có sự tham gia của Bồi thâm đoàn Việc xét xử có sự tham gia của Bồi thâm đoàn được áp dụng thí điểm vào năm 1993 tại 9 vùng lãnh thổ và khu
vực ở Nga với sự quan tâm, tạo điều kiện đặc biệt và được giám sát kỹ lưỡng
Vai trò của Bồi thâm doan trong quá trình tô tụng hình sự đôi với các
24
Trang 33vụ án phải có sự tham gia của Bồi thẩm đoàn là để quyết định xem một hành
vi phạm tội đã thực hiện hay chưa, liệu có thể chứng minh được rằng bị cáo là
người thực hiện hành vi phạm tội đó hay không và liệu người đang bi xét xử
có lỗi trong việc thực hiện hành vi phạm tội hay không Nếu Bồi thâm đoànkết luận rằng người đang bị xét xử có lỗi thì họ có quyền nêu ý kiến là bị cáo
có đáng được hưởng sự khoan hồng, khoan hồng đặc biệt hoặc không được
hưởng sự khoan hồng hay không Về điều này, cơ bản có điểm tương đồng
với tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử tại tòa án của HTND mà pháp luật Việt Nam áp dụng.
Tại phiên tòa xét xử có sự tham gia của bồi thâm đoàn, một thẩm phánchuyên nghiệp nắm quyền chủ tọa Trước khi thâm phán bắt đầu thành lậpđoàn bồi thâm, thâm phán phải chính thức mở phiên tòa xét xử, thông báo vụ
án nào được đưa ra xét xử, dàn xếp mọi ý kiến phản đối chính thức được nêu trước tòa, làm rõ những người hiện diện tại phòng xét xử, thẩm tra nhân than của người được đưa ra xét xử, giải thích cho tất cả những người tham gia về quyền và nghĩa vụ của họ và giải quyết mọi khiếu nại, kiến nghị được trình ra Sau khi những thủ tục này hoàn tất, Tham phán chỉ thị cho thư ký mời vào
phòng xét xử những người đã được triệu tập đến tòa làm Bồi thâm viên Chếđịnh này khá mới mẻ với chế định HTND của Việt Nam, bởi lẽ việc áp dụngcác mô hình tố tụng tham vấn hay t6 tụng tranh tung dẫn đến sự khác nhau
cho sự tham gia của nhân dân vào quá trình xét xử vụ án.
1.3.3 Quy định về đại diện nhân dân tham gia xét xử của của pháp
luật của pháp luật Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản
Ở những nước thuộc hệ thống pháp luật Thông luật, trong phiên tòa xét
xử thường xuất hiện bồi thâm đoàn ngồi bên cạnh thâm phán Bồi thâm đoàn
là tập thể gồm 12 người được chọn ngẫu nhiên
Hoa Kỳ, Canada là những nước có mô hình tố tụng tranh tụng nên đều
25
Trang 34áp dụng chế định bồi thâm đoàn, Liên bang Nga cũng áp dụng chế định bồithâm đoàn từ năm 2002 Nhật Bản sau nhiều năm không có sự tham gia củanhân dân vào công tác xét xử của Toà án, thì từ tháng 8/2009 đã áp dụng chếđịnh Saiban- in trong việc xét xử những bi cáo có khả năng bị kết án tử hình,
chung thân hoặc các vụ án hình sự với lỗi có ý mà hậu quả là nạn nhân chết.
HĐXX gồm 3 Tham phán và 6 Saiban- in, nếu vụ án tình tiết đã rõ ràng thìHĐXX gồm một Thâm phán và 3 Saiban - in Hội đồng sẽ cùng quyết định về
tội danh và hình phạt theo nguyên tắc đa số phiếu, trong đó phải có ít nhất
một phiếu của Thâm phán Saiban - in được tuyên chọn ngẫu nhiên từ danhsách cử tri được quyền bầu cử từ 20 tuổi trở lên Không tuyển chọn nhữngngười chưa học xong phổ thông trung học, những người đã từng bị án phạt tù
Ngoài ra, những người làm công tác pháp luật, học giả luật, chính tri gia cũng
không được chọn Sinh viên đại học hệ chính quy và những người trên 70 tuổi
có quyền từ chối làm Saiban — in [4].
Bồi thâm đoàn có vai trò rất quan trọng vì họ sẽ là người lắng nghe lập
luận, bằng chứng từ hai phía nguyên đơn và bị đơn trong vụ việc dân sự, hoặc
công tố và bị cáo trong vụ án hình sự Sau đó, 12 thành viên của bồi thẩm
đoàn sẽ họp trong phòng kín và thảo luận về vụ việc cho tới khi thống nhấtvới nhau về việc bị đơn hoặc bị cáo có phải chịu trách nhiệm dân sự hoặchình sự hay không Chỉ sau khi có quyết định của bồi thâm đoàn, căn cứ vào
đó thẩm phán mới ra phán quyết
Theo Findlaw, quy trình chọn lựa bồi thâm đoàn như sau: Tòa án sẽ chọn
ngẫu nhiên nhóm ứng cử viên bồi thâm đoàn từ cư dân sống ở một địa phương Danh sách ứng cử viên bồi thâm đoàn được tổng hợp lại từ nhiều nguồn như lá phiếu cử tri lúc người dân bầu cử, khi đăng ký băng lái xe hoặc khi xin cấp lại
thẻ căn cước [47] Sự tham gia của Bồi thâm đoàn trong cơ chế xét xử vụ án cònthụ động, khi tham gia xét xử, họ chủ yếu lắng nghe nội dung vụ án do các bên
26
Trang 35luật sư trình bày, trên cơ sở đó, họ căn cứ các bằng chứng các bên đưa ra đưa ra
để ra phán quyết mà chưa có sự chủ động nhiều trong việc làm rõ bản chất vụ án.
Bởi lẽ, thông thường, các thành viên bồi thâm đoàn không được phép đặt những câu hỏi cho nhân chứng hay Thâm phán để làm rõ vụ án, mặt khác họ cũng
không được phép ghi chép về vụ án [48] Xét thấy sự tham gia này có thể chưa
đảm bảo nguyên tắc sự tham gia của nhân dân vào quá trình xét xử vụ án so với
quy định tại pháp luật Việt Nam: tinh chủ động hay quyền đặt câu hỏi làm rõ van
đề không hề được nếu lên Những vấn đề trên không phải xuất phát từ những điều luật hay những điều cấm theo Hiến pháp mà chủ yếu là do tập quán truyền thống của các Toà án ở Hoa Kỳ Như vậy, chính tập quán truyền thống tại nhà nước Việt Nam trong quá trình xét xử và cơ chế xây dựng nhà nước pháp quyền
đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam có nét “dân chủ” phát huy vai trò nhân
dân trong xét xử hơn so với Hoa Kỳ.
Nếu ở nước ngoài (đa phần các nước theo hệ thống thông luật như Hoa
Kỳ, Canada) có chế định bồi thẩm thì pháp luật Việt Nam cũng có quy định về chế định HTND Dù chung mục đích là đảm bảo sự tham gia của nhân dân
trong hệ thống pháp luật và tăng tính khách quan của phiên tòa song giữa haichế định có một số khác biệt: Đó là số lượng hội thâm của một phiên tòa ở ViệtNam chi là hai (nếu có một thâm phán) hoặc ba (nếu có hai thâm phan) [47]
Mặt khác, Hội thâm và thẩm phán Việt Nam ngang quyền quyết định tội và mức án của bị cáo bằng biểu quyết theo đa số (trong khi bồi thẩm đoàn chỉ quyết định bị cáo có tội hay không, còn mức án sẽ do thâm phán quyết định), hội thâm có quyền hỏi bị cáo (còn bồi thâm chỉ được nghe tranh luận)
1.4 Những yếu tố bảo đảm chất lượng sự tham gia của Hội thấm
Trang 36hội, do đó HDXX phải đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, nhằm hạn chế mứcthấp nhất các bản án, quyết định của Tòa án bị Tòa án cấp trên hủy, sửa Nếu
một bản án, quyết định của HDXX tuyên không rõ ràng, thiếu khách quan thi chắc chăn sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thê là bị cáo, đương sự, theo đó sẽ dẫn đến kháng cáo, khiếu nại kéo dài, phải qua
nhiều vòng tố tụng, tốn kém cả về thời gian, công sức và tiền của từ phía bicáo, đương sự và Tòa án ; nhưng điều quan trọng hơn đó là niềm tin củanhân dân vào Tòa án, vào công lý sẽ bị giảm sút đáng ké Vì vậy, yếu tố năng
lực của HTND - chủ thể xét xử có vai trò quan trọng trong việc góp phần đảm bảo các phán quyết của Tòa án được chính xác, đúng căn cứ pháp luật.
Trong hoạt động xét xử, dé việc áp dụng pháp luật được đúng dan, phù
hợp với nguyện vọng của động đảo quần chúng nhân dân thì các thành viên
trong HĐXX không chi là những người có trình độ chuyên môn về pháp luật
mà còn phải có kiến thức và kinh nghiệm sống, kinh nghiệm xã hội sâu sắc,
có đạo đức trong sáng, bản lĩnh vững vàng Nếu Tham phán là những người
có kiến thức chuyên môn cao về pháp luật, được đào tạo ký năng xét xử, có
kinh nghiệm xét xử thì quy định của pháp luật về sự tham gia của HTNDtrong HĐXX là sự bổ sung cần thiết về kinh nghiệm sống, kinh nghiệm xã
hội, sự hiểu biết về một số lĩnh vực chuyên môn liên quan đến quá trình giải quyết vụ án cho Tham phán.
Việc tham gia xét xử vụ án hình sự của HTND von là một yêu cầu tất
yếu, khách quan của nền tư pháp dân chủ trong nhà nước pháp quyền, và sự tham gia trực tiếp trong hoạt động xét xử của HTND là một trong những yếu
tố bảo đảm hiệu lực, hiệu quả và tính thực thi đối với các phán quyết cả Tòa
án nhằm đảm bảo công lý Vì vậy, nếu HTND được lựa chọn là những người
có năng lực, có kinh nghiệm sống, kiến thức xã hội thì khi tham gia hoạt động
xét xử, HTND sẽ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của chủ thể xét xử, do có
cái nhìn khách quan, vô tư, chính xác về sự thật khách quan của vụ án, về lẽ
28
Trang 37phải và sự công bằng, cùng với Thâm phán điều hành phiên tòa, nâng cao chất
lượng tranh tụng, đảm bảo tính công khai, dân chủ và nghiêm minh của phiên
tòa Bằng năng lực của mình, HTND góp phần đảm bảo bản án, quyết định giải quyết vụ án hình sự của Tòa án được đúng pháp luật đồng thời phù hợp
với tâm tư, nguyện vọng của đại đa số quần chúng nhân dân Từ đó, góp phầnnâng cao vị thế của HTND trong hoạt động xét xử vụ án nói chung Ngượclại, nêu HTND năng lực kém, thiếu kinh nghiệm cuộc sống, kinh nghiệm xã
hội thì việc tham gia xét xử vụ án chỉ mang tính hình thức, tham gia cho có lệ,
dẫn tới sự nhìn nhận không tốt từ phía quần chúng nhân dân và làm giảm uy
tín của HTND trong thực tiễn xét xử.
Đề thực hiện tốt nhiệm vụ và quyền hạn của HTND được ghi nhận tạiHiến pháp và BLTTHS, đòi hỏi khâu lực chọn những người có kinh nghiệm
sông, kinh nghiệm xã hội, có uy tín được cộng đồng tín nhiệm bau ra Người được lựa chọn làm HTND cần phải đại diện cho các giới, các Ngành, các lĩnh
vực công tác, các tô chức xã hội, nghề nghiệp đề khi tham gia xét xử các vụ
án trong từng trường hợp cụ thé, họ có thé phản ánh đúng một cách khách
quan suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân, chứ không
phải từ một góc độ của một luật gia thuần túy, của Thâm phán chuyên nghiệp.Đối với những vụ án liên quan đến các lĩnh vực chuyên môn hẹp như lĩnh vực
sở hữu trí tuệ, chứng khoán, công nghệ cao , HTND cần có kiến thức, kinhnghiệm về những lĩnh vực này sẽ bổ sung, chia sẻ với Thâm phán về nhữnglĩnh vực mà Thâm phán không chuyên sâu để có một phán quyết có lý, có
tình Có như vậy, HTND mới phát huy được vai trò của mình, không làm
giảm lòng tin của nhân dân đối cới cơ quan Tòa án Bằng uy tín và năng lựckhi tham gia xét xử và ra phán quyết, HTND khăng định địa vị pháp lý củamình, là người tiến hành t6 tụng, góp phần bảo vệ công lý, quyền được xét xử
công băng, nâng cao chât lượng, hiệu quả xét xử của Tòa án.
29
Trang 381.4.2 Thể chế pháp lý hoàn thiện
Hệ thống pháp luật ngày càng đầy đủ, hoàn thiện, thống nhất và có tính
khả thi là cơ sở pháp lý để Nhà nước và công dân thực hiện đúng đắn, đầy đủ
quyền và nghĩa vụ của mình.
Trong hoạt động xét xử, dé đảm bảo cho HTND thực hiện tốt vai trò
của mình, cần thiết phải có hệ thống văn bản pháp luật quy định về HTND
hoàn chỉnh, toàn diện, có tính khả thi là cơ sở vững chắc dé xây dựng và phát
triển đội ngũ HTND Các quy định dé đảm bảo cho HTND thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn và trách nhiệm khi tham gia hoạt động xét xử bao gồm: quy
trình thành lập HTND, hoạt động của HTND; phạm vi tham gia xét xử của
HTND; nhiệm vụ, quyền hạn của HTND; các cơ chế phù hợp để HTND thực
hiện tốt các nhiệm vụ, quyền hạn của mình việc xây dựng cơ chế pháp lý phù hợp dé HTND thực sự được xét xử độc lập, ý kiến xét xử của Hội thâm
được tôn trọng thì sự tham gia của HTND trong hoạt động xét xử còn mang
tính đối trọng, phản biện và có tính xây dựng đối với ý kiến và quyết định của
Thâm phán trong cùng một vấn đề mà hai bên còn chưa thống nhất, việc chưa thống nhất có thé xuất phát từ sự nhìn nhận khác nhau về đánh giá chứng cứ,
về áp dụng pháp luật, về bảo vệ quyền con người, hay sự nhìn nhận, cảm
nhận khác nhau giữa đạo đức xã hội và lợi ích giai cấp, lợi ích nhóm Đây sẽ
là động lực cho các tranh luận giữa các chủ thể xét xử, HTND và Thâm phán,
từ đó giúp cho các phán quyết của Tòa án phải dựa trên lập luận, thuyết phục
được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ
Bên cạnh đó cần tăng cường thực thi cơ chế kiểm tra, giám sát, đảm
bảo hiệu lực, hiệu quả hoạt động xét xử cua HTND cũng như kip thời phat
hiện, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức nghè nghiệpcủa hội thầm trong quá trình thực thi nhiệm vụ
Hệ thống pháp luật về sự tham gia của HTND trong xét xử vụ án hình
sự cân phản ánh đúng trình độ phát triên của nên kinh tê, chính trị, văn hóa,
30
Trang 39xã hội của đất nước Hệ thống pháp luật thống nhất, hoàn chỉnh, quy định đầy
đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý của HTND cũng như có cơ chế hữu hiệu, có
tính khả thi nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của HTND khitham gia hoạt động xét xử sẽ là căn cứ pháp lý để Hội thâm nhân dân hoàntoàn độc lập với Thâm phán và chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử Từ đó,
khẳng định rõ hơn về vai trò và vị trí pháp lý quan trọng của HTND trong
hoạt động TTHS.
1.4.3 Những bảo đảm về tính độc lập của Hội thẩm nhân dân từ
phía Tham phán chuyên nghiệp
Trong hoạt động xét xử của Tòa án, yêu cầu về tính độc lập đang ngày
càng có vai trò quan trọng và được ghi nhận như là trong những yếu tố không thé thiếu được của một nhà nước pháp quyền Thâm phán và Hội thẩm nhân
dân phải độc lập khi xét xử để đảm bảo tính khách quan, công băng trong việc
ra các phán quyết của Tòa án, đề cao trách nhiệm và tính tự chủ của Thâm
phán, HTND, qua đó, là tiền đề, cơ sở góp phần đảm bảo chất lượng, hiệu quảcông tác xét xử vụ án hình sự của Tòa án Khi thực thi nhiệm vụ, Thâm phán
và HTND độc lập, tự mình đánh giá và đưa ra quan điểm giải quyết vụ án mà
không phụ thuộc vào bất kỳ chủ thể nào, Thâm phán và Hội thâm nhân dânkhông bị chỉ phối bởi ý kiến khác nhau và chịu trách nhiệm về quyết định củamình Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật giúp HDXX, Thâm phán và hộithâm giải quyết vụ án đúng người, đúng tội, xét xử công bằng, khách quan,
bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của công dân trước pháp luật.
Đề Hội thâm nhân dân khăng định được vai trò của mình, pháp luật đã quy định về việc nâng cao tính độc lập tự chịu trách nhiệm của HTND trong
hoạt động xét xử Tham phan phai tao diéu kién thuan loi nhat dé HTND độclập xét xử, tạo trạng thái tâm lý dé hội thâm tự khang định mình là thành viêncủa HDXX, là chủ thé xét xử, bằng suy nghĩ, lập luận của mình về các tinh
tiết chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và kết quả tranh tụng tại phiên tòa, Hội
31
Trang 40thâm đưa ra các phán quyết về việc giải quyết vụ án và tự chịu trách nhiệmtrước pháp luật, trước quần chúng nhân dân về các phán quyết đó Thâm phántạo mọi điều kiện để HTND độc lập trong việc nghiên cứu hồ sơ, xem xét
đánh giá chứng cứ trong vụ án, diễn giải pháp luật, quyết định áp dụng pháp
luật và ra bản án Quyết định của hội thâm đưa ra chỉ dựa trên pháp luật và
độc lập với quyết định của Thâm phán Mỗi thành viên trong HĐXX đều có
quyền ngang nhau trong việc đánh giá các hoạt động trong phạm vi TTHS,trong đánh giá các thuộc tính của chứng cứ, trong xác định bản chất của vụ án
cũng như trong việc đưa ra kết luận về vụ án Tham phán không được đưa ra
ý kiến, nhận định chủ quan của mình để áp đặt đối với hội thẩm, không có
quyền chỉ đạo hội thâm trong việc định tội danh, quyết định hình phạt; ngược
lại, hội thẩm cũng không dựa vào ưu thé số động dé đánh giá, gây áp lực giải
quyết các vấn đề theo quan điểm của mình Vì vậy, có thể nói những đảm bảo
về tính độc lập của HTND từ phía Thâm phán đã ảnh hưởng không nhỏ đến tính độc lập, chủ động, khách quan của HTND, ảnh hưởng đến hiệu quả, chất
lượng hoạt động của HTND khi tham gia xét xử vụ án hình sự.
1.4.4 Các điều kiện bảo đảm liên quan đến cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của Hội thẩm nhân dân trong xét xử vụ án hình sự
Nhìn một cách tổng thé, để mỗi cơ quan, tô chức trong bộ máy nhà
nước hoạt động hiệu quả, nhà nước cần quan tâm, tạo điều kiện đảm bảo về nơi làm việc, phương tiện làm việc và các chế độ đãi ngộ tương xứng đối với
những con người làm việc trong cơ quan, tô chức đó Về tổ chức và hoạt động
của hệ thong Toa an cting vay, thanh t6 quan trong dam bao su van hanh cua
Tòa an nói chung, hoạt động của HTND nói riêng cần được quan tâm, dambảo như: trụ sở làm việc, trang thiết bị, phương tiện làm việc; đào tạo, bồi
dưỡng, kinh phí đảm bảo cho hoạt động của HTND nhằm đảm bảo hiệu quả
hoạt động xét xử của Tòa án nói chung, hiệu quả tham gia việc xét xử vụ án
hình sự của HTND nói riêng.
32