Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các vấn đề lý luận về các tình tiết tăng nặng định khung của các tội xâm phạm quyền sử hữu nói chúng va tội Trộm cap tài sản nói riêng: - Phân tích các q
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
NGUYEN THỊ OANH HUONG
CAC TINH TIẾT TANG NANG ĐỊNH KHUNG CUA TOI TROM CAP TAI SAN THEO BO LUAT HINH SU
VIET NAM NAM 2015 (TREN CO SO THUC TIEN
XET XU TAI TINH DAK LAK)
HA NOI - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
NGUYEN THỊ OANH HUONG
CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG ĐỊNH KHUNG CỦA
TOI TRỘM CAP TÀI SAN THEO BỘ LUAT HÌNH SỰ
VIỆT NAM NAM 2015 (TREN CƠ SỞ THUC TIEN
XET XU TAI TINH DAK LAK)
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Mã số: 838 0101.03
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYÊN DUY HỮU
HÀ NOI - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bồ trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tat cả các môn học và đã thanh toántất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đạihọc Quốc gia Hà Nội
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Oanh Hương
Trang 4TANG NANG ĐỊNH KHUNG CUA TOI TROM CAP TÀI SẢN 8
1.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của các tinh tiết tăng nặng
định khung của tội Trộm cắp tài sản 2-5255 5scscscez 81.1.1 Khái niệm các tình tiết tăng nặng định khung của tội Trộm cắp
TAL SAD 0 .Ö 8
1.1.2 Các đặc điểm của các tinh tiết tăng nặng định khung đối với tội
trộm cắp tải sản c- St n1 T1 E12 1111 11111101111 1111 xe 9
1.1.3 Y nghĩa của các tình tiết tăng nặng định khung của tội Trộm cắp
1.2 Phan loại các tình tiết tăng nặng định khung của tội trộm
cắp tài sắn -cccnTtT T 1212112112112 111121111 1111111 re li1.2.1 Phân loại theo cấu thành của tội phạm - -S-cscccsscsssesersseres 11
1.2.2 Phan loại theo mức độ tăng nang trách nhiệm hình sự 15
1.3 Lich sử quy định của pháp luật Việt Nam về tình tiết tăng
nặng định khung của tội trộm cắp tài sản . 151.3.1 Quy định về các tình tiết tăng nặng định khung của tội trộm cắp
tài sản trong pháp luật hình sự từ năm 1945 đến trước khi ban
hành Bộ luật Hình sự năm 1985 - 7-5-2555 +++2ss+ccsseeeess 15
Trang 51.3.2 Quy định các tình tiết tăng nặng định khung của tội trộm cắp tài
sản trong Bộ luật hình sự năm 1985 - - 525 ++++s*++sss+sexsssss 16
1.3.4 Quy định các tình tiết tăng nặng định khung của tội trộm cắp tai
sản trong Bộ luật hình sự năm 19909, c6 ss + + ++evxeeerseersesss 17
Kết luận Chương I 2-2 %©E2E2E22EE2EEEEEEEEE7E21211211211 1111 TE xe 19
CHUONG 2: QUY ĐỊNH CUA BO LUAT HÌNH SỰ VIET NAM
cắp tài sản trong Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bo sung
10027 V008 21
Các tình tiết tăng nặng định khung của tội trộm cắp tài sản
quy định tai Bộ luật hình sự năm 2015 - 5 55 +s++<+ 23
Phạm tội có tỔ chức sccc22vvttrttEkrrrttirrrrriirrrrirriee 24
Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp . 2-2-5 5z s55: 24
Tái phạm nguy hiỂm - ¿22 2+S£+SE+EE+EE£EEEEEEE2EE2EEEEEEEkerkervee 26
Trộm cắp tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000đồng (khoản 2), từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
(khoản 3), từ 500.000.000 đồng trở lên (khoản 4) - 28 Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiỂm 2-2 5 s+cssrsecsez 29
Hành hung để tau thoát - 2-2 252 5E2E££E£EEt2E2EE2EEEEEerxrrkerkeee 29Thực tiễn xét xử tội Trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Dak Lak 30Thực tiễn xét xử trên địa ban tinh Đắk Lak về áp dụng các tình
tiết tăng nặng định khung của tội Trộm cắp tài sản 30
Những vi phạm sai lầm trong việc áp dụng các tình tiết tăng
nặng định khung đối với trộm cắp tai sản và nguyên nhân 34
Kết luận Chương 2 2-2-5 SE2E2EE2E12E1121717121121121111 11111 xe 43
Trang 6CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM DAM BẢO AP DUNG
DUNG QUY ĐỊNH CUA PHAP LUẬT HÌNH SỰ VE CAC
TINH TIẾT TANG NANG ĐỊNH KHUNG CUA TOI TROM
CAP TAI SAN TREN DIA BAN TINH DAK LÁK 3.1 Một số bất cập trong Bộ luật hình sự va các văn ban hướng
dẫn thi hành Bộ luật Hình sự - - 5-5 5525cs+xccszxccxez
3.1.1 Thứ nhất, chưa có hướng dẫn cụ thé va áp dung thống nhất các
quy định của pháp luật về các tình tiết tăng nặng định khung của
tội trộm cắp TAL SẲTT Q01 ng ng kg ky3.1.2 Việc ấn định gia tri tài sản chiếm đoạt băng một con số cô định
trong điều luật đã không còn phù hợp cùng với sự phát triển của
0/1058007.2072777 3.1.3 Có sự không thống nhất về cách hiểu và áp dụng tình tiết “Phạm
tội từ 02 lần trở lên” và tình tiết tăng nặng định khung “có tính
chất chuyên nghiỆp'” - ¿52 2+EE+EE+EE£EE£EE+EE2EE2EE2EESEEerxerkerree 3.1.4 Vẫn có những quy định chưa cụ thé về tình tiết tang nặng định
khung “hành hung để tau thoát” -5¿ 5c 5++cz+z+z+zxerxerxersees
3.2 Hoàn thiện các quy định của pháp luật về các tình tiết tăng
nặng định khung của tội trộm cắp tài sản
-3.2.1 Hoan thiện các quy định trong Bộ luật hình sự -
3.2.2 Các giải pháp khác - - - + sx kg ng nưy
{800091 ca n
KET LUẬN 5 - 5c sSE SE 3 E1 112112111111 1111 11.1111 1101111111 1x crrey DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2 ©22222222sez2EESecc+i
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT
Cơ quan tiến hành tô tụng
Toa án nhân dân
Tòa án nhân dân tối caoTrộm cắp tài sản
Trách nhiệm hình sự
Tổ tụng hình sựTình tiết tăng nặngViện kiểm sát
Viện kiểm sát nhân dânViện kiểm sát nhân dân tối cao
Xã hội chủ nghĩa
Trang 8DANH MỤC CÁC BANG
Số hiệu Tên bảng Trang
Bang 2.1 | Tổng hợp kết quả xét xử các vụ án trộm cắp tài sản của
tòa án hai cấp tinh Dak Lắk từ năm 2018 đến năm 2022 | 30
Bảng 2.2 | Bảng số liệu các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm
đoạt phân theo tội danh từ năm 2018 đến năm 2022 32
Bảng2.3 | Tổng hợp số liệu các bị cáo phạm tội trộm cắp tài sản
bị áp dụng các tình tiết tăng nặng định khung trong 5
năm từ năm 2018 đến năm 2022 33
Trang 9DANH MỤC BIEU DO
Số hiệu Tên biểu đồ Trang
Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ các bị cáo phạm tội trộm cắp tài sản sO VỚI tổng
bị cáo phạm các tội khác (giai đoạn 2018 đến 2022) 31
Biểu đồ 2.2 Ty lệ các vu án tội trộm cap tai san so với các vụ án trong
các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt tòa án nhân
dân tỉnh Đắk Lắk xét xử trong 5 năm (từ năm 2018 đến
năm 2022) 32
Trang 10MỞ DAU
1 Tính cấp thiết của đề tàiCách mạng công nghiệp 4.0 có những sự phát triển vượt bậc giúp hoạtđộng quản lý nhà nước được cải thiện, phát triển nhờ ứng dụng nền tảng công
nghệ Ở chiều ngược lại, việc bảo vệ quyền sở hữu tài sản của công dân trước nguy cơ bị tội phạm xâm phạm lại đặt ra nhiều thách thức mới Tội phạm xâm phạm quyền sở hữu được thực hiện với nhiều hình thức đa dạng hơn, thủ đoạn
ngày càng tỉnh vi, giá trị tài sản chiếm đoạt lớn hơn
Đối với Việt Nam, kinh tế - xã hội đã có bước tiến vượt bậc trong hơn
20 năm qua, song khoảng cách giàu nghèo giữa các địa phương và giữa các
tang lớp dân cư, người lao động; đặc biệt một bộ phần người lao động bị ban
cùng hóa cùng với quá trình phát triển của kinh tế, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ Bối cảnh trên là căn nguyên chủ đạo của các hiện tượng xã hội tiêu cực, trong đó có hiện tượng trộm cắp tài sản Cùng
lúc đó, công tác phòng, chống tội phạm còn nhiều kẽ hở nên tình hình tội
phạm cũng vì thế mà gia tăng và manh động liều lĩnh hơn Chính sách đãi ngộ đối với lực lượng trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm còn chưa
phù hợp, điều kiện hậu cần - kỹ thuật bảo đảm cho công tác phòng, chốngtội phạm còn nhiều khó khăn, hạn chế, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục
vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, kiên quyết tấn công tội phạm của một bộ
phận cán bộ cơ quan bảo vệ pháp luật, chiến sĩ lực lượng chuyên trách còn
hạn chế, yếu kém, sa sút
Trên cơ sở thực tiễn xét xử đối với tội “Trộm cắp tài sản” trên địa bàntỉnh Đắk Lắk trong những năm qua, bên cạnh những thành tựu đạt đượctrong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, qua đó cũng phát hiệnmột số tồn tại, bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật Việc nghiên cứu
một cách đầy đủ, hệ thống lý luận về tội trộm cắp tài sản, đánh giá một cách
Trang 11toàn diện, chính xác khách quan thực tiễn xét xử loại tội phạm này trên địa
bàn tỉnh Đắk Lắk Từ đó đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm hoànthiện, bảo đảm việc áp dụng pháp luật đối với tội phạm này được thực hiệnđúng theo quy định của pháp luật hình sự góp phần nâng cao chất lượng xét
xử trên địa bản tỉnh Đắk Lắk nói riêng và hệ thông Tòa án trên cả nước nói
chung là thực sự cần thiết.
Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Các tình tiết tăng nặng địnhkhung cua Toi trộm cap tai san theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015,(trên cơ sở thực tiên xét xử tại tỉnh Dak Lắk) làm luận văn thạc sĩ của mình
2 Tình hình nghiên cứu
Đến nay ở các mức độ khác nhau, trực tiếp và gián tiếp đã có nhiều
công trình nghiên cứu được công bố như: giáo trình, luận văn, luận án, các bài
viết trên các tạp chí Có thé ké ra một số công trình sau:
Về tài liệu nghiên cứu là sách giáo trình, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên tap chí: (1) GS.TS Nguyễn Ngọc Hoa (chủ biên), “Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017
(Phan các tội phạm)”, NXB Tư pháp, năm 2018; (2) Dinh Văn Qué, “Binh
luận Bộ luật hình sự phan các tội phạm”, NXB thành phố Hồ Chi Minh, năm 2020; (3) Lê Văn Định (2017), “Bàn về nguyên nhân và điều kiện của tội trộm cắp tài sản ở Tây Nguyên”, Kiểm sát, Số 10, tr 20 — 24; (4) Đỗ Lường
Thiện (2017), “Hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về tội trộm cắp tài
sản”, Nghé luật, Số 4, tr 71-73; (4) Lê Văn Định (2017), “Một số đặc điểm về nhân thân người phạm tội trộm cap tài sản trên địa ban Tây Nguyên”, Kiểm sát, Số 5, tr 45-50; (5) Nguyễn Thị Xuân (2015), “Hoàn thiện quy định cầu
thành tội trộm cắp tài sản tại Điều 138 Bộ luật Hình sự”, Nghiên cứu lậppháp, Sỗ 21 (301), tr 37 — 40;
Trang 12Tài liệu nghiên cứu là luận văn thạc sĩ, luận án tiễn sĩ luật học: TrầnAnh Quynh “tdi tr6m cap tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn
huyện Quang Ninh, tinh Quảng Bình”, Luận văn thạc sĩ luật học, 2018; Lê
Dinh Hải “ tinh hình tội Trộm cắp tài sản trên địa bàn thành pho Hà Nội”,Luận văn thạc sĩ luật học, 2016, Nguyễn Thanh Tùng “Tội tr6m cap tai san
theo Luật hình sự Việt Nam (rên cơ sở số liệu địa bàn thành pho Hồ Chi Minh)”, Luận van thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại hoc Quốc gia Hà Nội, 2013; Nguyễn Ngọc Chí “Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sở
hữu”, luận án tiễn sĩ luật học, Viện Nhà nước và pháp luật, Hà Nội, 2001;Trần Thị Phường “Định toi danh đối với nhóm tội xâm phạm sở hữu tại tỉnh
Bình Định giai đoạn 2006-2010”, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2011
- Các giáo trình luật hình sự của các cơ sở đảo tạo luật như: (1) Lê Cảm
(Chủ biên) (2007), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phân Các tội phạm, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội; (2) Võ
Khánh Vinh (Chủ biên) (2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam- Phân Các
tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; (3) Trường Đại học Luật TP.Hồ
Chí Minh (2018), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần Các tội phạm,Nxb Hồng Duc- Hội Luật gia Việt Nam, TP.HCM; (4) Trường Đại học Luật
Hà Nội (2017), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam- Phân Các tội phạm, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội.
Trong năm năm trở lại đây, từ khi BLHS năm 2015 được ban hành,
chưa có công trình nghiên cứu nao trên dia bàn nghiên cứu toàn diện va di sâu
phân tích các tình tiết tăng nặng định khung của tội trộm cắp tài sản, đặt biệt
sau khi được sửa đổi bổ sung nhiều nội dung mới Trên cơ sở nghiên cứu
những vấn đề lý luận, các quy định của Bộ luật hình sự về các tình tiết tăng
nặng định khung của tội trộm cap tài sản cũng như thực tiễn xét xử tội trộm
Trang 13cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, là đòi hỏi mang tính cấp thiết và phùhợp với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm của địa phương trong tình
và cả nước nói chung, đóng góp tích cực trong công tác đấu tranh phòng,chống tội phạm
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về các tình tiết tăng nặng định khung của các tội xâm phạm quyền sử hữu nói chúng va tội Trộm cap tài sản nói riêng:
- Phân tích các quy định của Bộ luật hình sự các tình tiết tăng nặng định
khung của tội Trộm cắp tài sản nói riêng, đánh giá thực tiễn xét xử đối với tộiTrộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong 5 năm (từ năm 2017 đếnnăm 2022) nhằm tìm ra những kinh nghiệm hay, những khó khăn vướng mắc,những điều bất hợp lý khi áp áp dụng quy định của pháp luật hình sự đối vớiviệc xét xử tội Trộm cắp tài sản, những nguyên nhân, điều kiện dẫn đếnnhững van đề còn tồn tại đó
- Đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong việc áp
dụng các tình tiết tăng nặng định khung của tội Trộm cắp tài sản và những
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xét xử tội danh này trên địa bàn tỉnh ĐắkLắk nói riêng cũng như xây dựng hành lang pháp lý vững chắc đối với tộiTrộm cắp tài sản trong Bộ luật hình sự trong thời gian tới
Trang 144 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của luận văn là lý luận, quy định của pháp luật
về các tình tiết tăng nặng định khung của tội trộm cắp tài sản theo quy định
của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 và thực tiễn áp dụng trong xét xử tại
tinh Dak Lak
4.2 Pham vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các tình tiết tăng nặng định khung của tội trộm
cắp tài sản dưới góc độ chuyên ngành luật hình sự và tố tụng hình sự Về khíacạnh thực tiễn, bản thân công tác tại Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk, do đóphạm vi nghiên cứu tập trung thực tiễn xét xử tội trộm cắp tài sản tại địaphương tỉnh Dak Lắk từ năm 2018 đến năm 2022 dé đưa ra những giải pháphoàn thiện pháp luật hình sự về tội danh này nhằm nâng cao chất lượng xét xử
trên dia ban.
5 Phương pháp luận va phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa
duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử; Chủ trương và chính sách
của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế gắn với bảo
đảm trật tự xã hội.
Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống lý luận về khoa học luật hình sự
nói chung về các tình tiết tăng nặng định khung của tội Trộm cắp tài sản, dựa
trên nền tảng là các quy định về tình tiết tăng nặng định khung của tội Trộm
cắp tài sản tại Phần chung Bộ luật Hình sự va Phần các tội phạm cụ thể, các
văn bản hướng dẫn của Tòa án nhân dân Tôi cao về các tình tiết tăng nặng
định khung của tội Trộm cắp tài sản Bên cạnh hệ thống kiến thức lý luận cơbản là Giáo trình giảng dạy về pháp luật hình sự tại các trường Đại học Luật
tại Việt Nam, tác giả còn nghiên cứu các trao đôi chuyên muôn nghiệp vụ
Trang 15được đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý như Tạp chí Tòa án, Tạp chí
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Đề tài
6.1 Ý nghĩa lý luận
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về tội trộm cắp tài sản, các tình tiết tăng nặng định khung của tội trộm cắp tài sản theo Bộ luật hình sự
Việt Nam năm 2015.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng góp phan cũng có lý luận và đề
ra các biện pháp, giải pháp phòng ngừa, nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòngchống tội phạm nói chung va phòng chống tội trộm cắp tài sản trên địa bantỉnh Đắk Lắk nói riêng
6.2 Ý nghĩa về thực tiễn
- Trên cơ sở tông kết thực tiễn, nghiên cứu những vướng mắc, bất cập từ đó đề xuất những giải pháp có giá trị nhằm hoàn thiện quy phạm
pháp luật hình sự, nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn, bảo vệ kịp
thời quyền và lợi ích hợp pháp những người tham gia tố tụng trong việc
giải quyết các vụ án hình sự.
- Luận văn có thé dùng làm tài liệu tham khảo cho những người học
tập, nghiên cứu, người làm công tác thực tiễn.
Trang 167 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tai liệu tham khảo, nộidung của luận văn gồm 03 Chương:
Chương 1: Một số vấn đề ly luận về tội trộm cắp tài sản và định khung
của tội trộm cắp tài sản;
Chương 2: Quy định của Bộ luật hình sự Việt nam năm 2015 về các
tình tiết tăng nặng định khung của tội trộm cắp tài sản và thực tiễn áp dụng tạitỉnh Đắk Lắk;
Chương 3: Những yêu cầu và các giải pháp hoàn thiện pháp luật và bảođảm áp dụng đúng quy định về các tình tiết tăng nặng định khung của tội trộm
sản theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015.
Trang 17CHƯƠNG 1
MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE CÁC TINH TIẾT TANG NANG
ĐỊNH KHUNG CUA TOI TROM CAP TAI SAN
1.1 Khái niệm, đặc điểm va ý nghĩa của các tinh tiết tăng nặngđịnh khung của tội Trộm cắp tài sản
1.1.1 Khái niệm các tình tiết tăng nặng định khung của tội Trộm cắp
tài sản
Qua nghiên cứu, thấy hầu hết các tác giả chỉ mới đưa ra khái niệm cơbản về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nói chung, chưa đưa ra mộtkhái niệm hoàn chỉnh về các tình tiết tăng nặng định khung một các cụ thể
Có thé thấy, tình tiết tăng nặng định khung là một dạng tình tiết tăng nặngTNHS nhưng có tính chất đặc biệt hơn, khi chủ thé của phạm tội thỏa mãn
tình tiết trên, nếu điều luật có quy định đây là tình tiết làm thay đổi khung hình phạt của tội danh đó theo hướng tăng lên thì nó được coi là tình tiết tăng
nặng định khung và nó chỉ được áp dụng để định khung hình phạt, không
được áp dụng như một tình tiết tăng nặng TNHS thông thường.
Các tình tiết tăng nặng định khung là các tình tiết thuộc mặt khách
quan, chủ quan cũng như nhân thân của người phạm tội, thé hiện tính nguyhiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được tăng lên đáng kể, mà khi có cáctình tiết đó người phạm tội phải chịu TNHS ở khung hình phạt cao hơn trongcùng một Điều luật tương ứng
Trong tội Trộm cắp tài sản theo BLHS năm 2015, các tình tiết tăngnặng định khung là những tình tiết được quy định tại từ khoản 2 đến khoản 4của Điều 173 BLHS năm 2015
Đối với tội trộm cắp tài sản, khi xác định hành vi của người phạm tộithỏa mãn tình tiết tăng nặng định khung nào đó, trước tiên hành vi của họ phải
thỏa mãn cấu thành cơ bản được quy định tại khoản 1 của tội Trộm cắp tài sản.
Trang 18Từ những phân tích trên, tác giả đưa ra khái niệm cơ bản của các tình
tiết tăng nặng định khung của tội trộm cắp tài sản như sau: “Các tinh tiết tăngnặng định khung của tội Trộm cap tai sản Id các tình tiết phạm tội mà làmtăng mức độ nguy hiểm cho xã hội nói chung, được xem xét trong cùng một
tội phạm, Trách nhiệm hình sự đối với loại tội phạm này cũng cao hơn, điều
đó được biểu thị qua chế tài và được quy định ở mức hình phạt cao nhất đối với khung hình phat Các tình tiết tăng nặng định khung của tội Trộm cap tài
sản thuộc mặt khách quan, chủ quan cũng nhu nhân thân của người phạm lội,
thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi do người phạm tội thực hiện,
mà khi có các tình tiết đó người phạm tội phải chịu TNHS ở khung hình phạtcao hơn được quy định trong cùng tội Trộm cắp tài sản ”
1.1.2 Các đặc điểm của các tình tiết tăng nặng định khung đối với tội trộm cắp tài sản
Xuất phát từ khái niệm đã nêu trên và phân tích các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đôi bổ sung năm 2017 có liên quan đến các tình tiết tăng nặng định khung đối với các tội xâm phạm sở hữu nói chung, tội
trộm cắp tài sản nói riêng và thực tiễn áp dụng, có thể chỉ ra một số đặcđiểm cơ bản của các tình tiết tăng nặng định khung đối với tội trộm cắp tài
sản như sau:
- Tình tiết tăng nặng định khung của tội trộm cắp tài sản được quy định
trong pháp luật hình sự thực định (Bộ luật hình sự).
- Tình tiết tăng nặng định khung của tội trộm cắp tài sản chỉ làm thay
đổi mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội trộm cắp tài theo
hướng nghiêm khắc hơn và chỉ trong phạm vi một cấu thành tội phạm cụ thể
tương ứng, chứ không làm thay đồi tinh chất của tội phạm ấy.
Quy định là vậy, nhưng thực tế khi áp dụng tình tiết tăng nặng này cònnhiều khó khăn, mang tính tùy nghi Vì chưa có hướng dẫn cụ thé nên van còn
Trang 19nhiều quan điểm đối lập, do đó việc áp dụng tình tiết tăng nặng nảy trongtừng vụ án chưa có sự thống nhất, đặc biệt là trong việc áp dụng tình tiết tăngnặng định khung của tội Trộm cắp tài sản.
1.1.3 Ý nghĩa của các tình tiết tăng nặng định khung cua tội Trộm cắp tài sản
Ý nghĩa về mặt pháp lý: Các tình tiết tăng nặng định khung của tội
Trộm cắp tài sản có vai trò quan trọng trong việc đánh giá mức độ nguy hiểmđối với xã hội của hành vi Trộm cắp tài sản đã thực hiện và cụ thể hóa hìnhphat Là một trong những yếu tô quan trọng dé xác định mức độ trách nhiệmhình sự đối với người phạm tội Tình tiết tăng nặng định khung của tội trộmcắp tài sản giúp cho Tòa án xác định loại tội phạm đúng với bản chất và sẽ áp
dụng những khung hình phạt tương ứng, đưa ra mức hình phạt đúng với bản
chất, thực tế khách quan của người phạm tội Như vậy có thể nói, việc xem
xét các tình tiết tăng nặng TNHS nói chung và các tình tiết tăng nặng định khung có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc quyết định hình phạt.
Ý nghĩa về mặt chính trị: Bộ luật Hình sự là đạo luật quan trọng nhất của nước ta quy định về tội phạm và hình phạt nhằm điều chỉnh các mối quan
hệ trên mọi mặt của xã hội, có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa,trật tự xã hội, bảo vệ các quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân, chốngmọi hành vi phạm tội, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp
luật, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.
Quy định các tình tiết tăng nặng định khung của tội trộm cắp tài sản nhằm cá thé hóa tội phạm, thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà
nước ta trong việc giáo dục, ngăn ngừa tội phạm Bộ luật hình sự nước ta quy
định các tình tiết định khung của một tội danh cụ thể nói chung, của tội Trộm
cắp tải sản nói riêng mục đích đê cá thê hóa tội phạm.
10
Trang 201.2 Phân loại các tình tiết tăng nặng định khung của tội trộm cắp
tài sản
1.2.1 Phan loại theo cầu thành của tội phạm 1.2.1.1 Các tình tiết tăng nặng định khung của tội trộm cắp tài sản
theo chủ thể của tội phạm
Về lý luận, rõ ràng tình tiết tại điểm c khoản 2 Điều 173 Bộ luật Hình
sự và tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên” tại điểm ø khoản 1 Điều 52 Bộ luậtHình sự đều là tình tiết hình SỰ Nếu dựa vào ý nghĩa, tầm quan trọng của tìnhtiết hình sự đối với câu thành tội phạm cụ thể và hậu quả pháp lý khi các tìnhtiết thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm thì tình tiết hình sự được phânthành: (1) tình tiết định tội; (2) tình tiết định khung hình phạt; (3) tình tiết tăng
nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; Trong đó, tình tiết định
khung hình phạt là những tình tiết của tội phạm phù hợp và thỏa mãn dấu hiệuđịnh khung hình phạt (cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc giảm nhẹ) của
những tội phạm cụ thé; con tinh tiét tăng nặng trách nhiệm hình sự là các tinh
tiết hình sự phản ánh mức độ nguy hiểm hơn của hành vi phạm tội so với
trường hợp phạm tội thông thường khác mà không có những tình tiết hình sự này Dựa vào quy định của Bộ luật Hình sự và thực tiễn áp dụng, tình tiết định
khung hình phạt và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có những điểm
sự khi có hành vi phạm vào tội phạm cụ thể
Thứ hai, nêu tình tiết định khung hình phạt chỉ áp dụng đối với từng tội
phạm cụ thé thì tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có thể áp dụng cho tất
cả các tội phạm hoặc nhiêu tội phạm khác nhau.
11
Trang 21Thứ ba, về căn cứ áp dụng, tình tiết định khung hình phạt được quyđịnh trong cầu thành tăng nặng hoặc giảm nhẹ do điều luật về tội phạm cụ thểtrong Bộ luật Hình sự quy định; còn tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
được quy định duy nhất tại khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự.
Ti tr, tùy thuộc vào từng tội phạm khác nhau mà vai trò của tình tiết
hình sự được biểu hiện khác nhau Có tình tiết hình sự là yếu tố định khung
hình phạt ở tội này nhưng ở tội khác chúng chỉ là tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự.
Qua thực tiễn và quy định tại một số tội phạm cụ thé khác của Bộ luậtHình sự, tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên” với tình tiết định lượng là dau hiệuđịnh khung vẫn được quy định trong cùng điều luật Có nghĩa răng, việc cộng
giá trị định lượng của các lần phạm tội để xem xét là tình tiết định khung hình
phạt không ảnh hưởng đến việc có áp dụng tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên”
là tình tiết định khung hay là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối vớingười phạm tội hay không Trong quá trình áp dụng tình tiết “phạm tội 02 lầntrở lên” chỉ được xem là tình tiết định khung khi chúng được quy định rõ
trong khung hình phạt tăng nặng của điều luật quy định về tội phạm cụ thé Chúng ta không được suy đoán từ nguyên nhân, kết quả của tình tiết khác để
cho rằng tình tiết “phạm tội nhiều lần” là tình tiết định khung khi điều luật đó
khắc hơn dé thé hiện tính nghiêm minh của pháp luật
1.2.1.2 Các tình tiết tăng nặng định khung của tội trộm cắp tài sản
theo mặt chu quan của tội phạm
Các tình tiết tăng nặng định khung của tội trộm cắp tài sản theo mặt chủ
12
Trang 22quan của tội phạm là những tình tiết phản ánh quá trình hoạt động, diễn biến
tâm lý bên trong của chủ thể thực hiện hành vi phạm tội trộm cắp tài sản (mặt chủ quan của tội phạm), đồng thời làm cho hành vi của người phạm tội trộm cắp tài sản cũng trở lên nguy hiểm hơn so với các trường hợp thông thường
khác mà không có những tình tiết này
Vi dụ: Tại khoản 1 Điều 173 BLHS là cấu thành cơ bản có khung hình
phat cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03năm và là tội phạm ít nghiêm trọng Nhưng nếu người phạm tội lại có hành vihành hung dé tau thoát thì thuộc trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều
173 BLHS là cấu thành tăng nặng, có khung hình phạt tù từ 02 năm đến 07
năm và là tội nghiêm trọng.
1.2.1.3 Các tình tiết tăng nặng định khung của tội trộm cắp tài sản
theo mặt khách quan cua tội phạm
Các tình tiết tăng nặng định khung của tội trộm cắp tài sản theo mặtkhách quan của tội phạm là những tình tiết thuộc về các dấu hiệu bên ngoàicủa tội phạm trộm cắp tài sản (mặt khách quan của tội phạm), mà trong vụ án
trộm cắp tài sản nếu có các tình tiết này, thì hành vi nguy hiểm cho xã hội
trong mặt khách quan của tội phạm trở nên nguy hiểm hơn so với các trườnghợp thông thường khác mà không có những tình tiết này
Ví dụ: Trong vụ án trộm cắp tài sản có tình tiết “phạm tội có tổ chức”
được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 173 BLHS hay tình tiết; “hành hung
dé tau thoát” được quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 173 BLHS thì hành vi
trộm cắp tài sản sẽ trở nên nguy hiểm hơn so với các trường hợp thông thường khác mà không có những tình tiết nay
1.2.1.4 Các tình tiết tăng nặng định khung cua tội trộm cắp tài sản theo khách thể của tội phạm
Trong bộ phận của khách thé tội phạm trộm cắp tài sản, đối tượng tác
động của tội phạm trộm cap tài sản là một trong các căn cứ tăng nặng trách
13
Trang 23nhiệm hình sự của người phạm tội, cũng có thể là tình tiết tăng nặng địnhkhung của tội trộm cắp tài sản.
Đối với tội TCTS, theo đa số ý kiến các nhà nghiên cứu, hoạt động thựctiễn thì khách thé của tội TCTS là quan hệ sở hữu Tuy nhiên, bên cạnh đó,
một vải ý kiến còn cho rằng, khách thể của tội TCTS còn có trật tự an toàn xã
hội [3] hoặc là quan hệ về trật tự trị an, an toàn xã hội, trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa trong trường hợp tai sản bị mất là tài sản do phạm tội mà có (như
tài sản có được do đánh bạc, do trộm cắp, cướp giật, tham ô ), hoặc do
chiếm hữu bat hợp pháp (như có ý mua lại tài sản của kẻ gian, tài sản có được
do dùng thủ đoạn gian dối )
Bên cạnh quan hệ sở hữu, tội TCTS còn có khách thể khác (trật tự an
toàn xã hội) là không chính xác Bởi vì, theo khoa học luật hình sự thì khách
thể của tội phạm được phân chia thành 03 mức độ khái quát khác nhau là
khách thể chung, khách thể loại và khách thê trực tiếp Trong đó, khách thê
chung là tổng thể các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ được thể
hiện tại Điều 1 và Điều 8 BLHS; khách thé loại là nhóm các quan hệ xã hội
cùng tính chất được pháp luật hình sự bảo vệ đó là nhóm tội được BLHS chia
thành từng chương, mục; còn khách thể trực tiếp là quan hệ xã hội cụ thể bịtội phạm cụ thể xâm phạm Từ đó, chúng ta thấy rằng, trong nhóm các tội cótính chất chiếm đoạt thuộc Chương XVI BLHS (từ Điều 168 đến Điều 175)thì có một số tội bên cạnh quan hệ sở hữu còn có quan hệ xã hội khác được
xác định được pháp luật hình sự bảo vệ như quan hệ nhân thân (tính mạng,
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con ngườ!), xâm phạm đến trật tự an toàn
xã hội, xâm phạm đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức Riêng đối với tộiTCTS thì khách thé chỉ có thé là quan hệ sở hữu mà không thé kèm theo cácquan hệ khác như một vải ý kiến nêu trên Bởi vì, khi thực hiện hành vi trộmcắp tài sản thì người phạm tội chỉ thực hiện lén lút chiếm đoạt tài sản mà họ
14
Trang 24không có bat ky hành vi nào xâm hai đến các quan hệ hệ xã hội khác Bên
cạnh đó, trật tự trị an ngoài việc là khách thé loại, khách thé trực tiếp của mộtvài nhóm tội, chúng còn được xem là một trong bộ phận tạo thành khách thểchung nên dù ở mức độ nảo thì hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trong tộiTCTS cũng xâm phạm đến khách thê chung này
1.2.2 Phân loại theo mức độ tăng nặng trách nhiệm hình sự
Bên cạnh việc phân loại theo cau thành tội phạm thì tình tiết tăng nặng
định khung trách nhiệm hình sự của tội trộm cắp tài sản còn được phân loạitheo mức độ tăng nặng trách nhiệm hình sự thể hiện ở các khung hình phạttăng nặng được quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 của Điều 173 BLHS
Sự phân loại tội phạm nói chung thành 4 loại như: tội phạm ít nghiêm
trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệtnghiêm trong cũng tương ứng với 4 tình tiết tăng nặng định khung trách
nhiệm hình sự Theo đó khoản 2 tương ứng với tội phạm nghiêm trọng, khoản
3 tương ứng với tội phạm rất nghiêm trọng, khoản 4 tương ứng với tội phạm
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, miền Bắc tiến
hành xây dựng Chủ nghĩa xã hội Dé góp phần vào việc bảo vệ sự nghiệpxây dựng kinh tế và văn hoá mới, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
đã ban hành một số văn bản điều chính về hành vi trộm cắp tài sản như:
Thông tư 442-TTg ngày 19/1/1955 của Thủ tướng Chính phủ, quy định
thống nhất một số tội phạm, trong đó có tội trộm cắp tài sản: “1 Trộm cắp:
15
Trang 25phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm Trường hợp trộm có tô chức, có bạo lực,
có dùng vũ khí dé doa nat thi phạt tu từ 03 đến 10 năm” Điểm đặc biệt củaThông tư này là tại mục 4 cho phép áp dụng tương tự, có nghĩa là nếungoài tội trộm cắp tài sản, đối với những tội tương tự với tội trộm cắp, cácToà án có thê phạt theo như tội đó
Tiếp đó, tội trộm cắp được quy định tại hai pháp lệnh, đó là: Pháp lệnh
số 149-BCT ngày 21/10/1970 về trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội
chủ nghĩa và Pháp lệnh số 150-LCT ngày 21/10/1970 về trừng trị các tội xâmphạm tài sản riêng của công dân, với tên tội danh là tội trộm cắp tài sản xã hộichủ nghĩa và tội trộm cắp tài sản riêng của công dân Cụ thể: Điều 7, Pháplệnh trừng tri các tội xâm phạm tài san xã hội chủ nghĩa quy định tội trộm cắptài sản xã hội chủ nghĩa và Điều 6, Pháp lệnh trừng tri các tội xâm phạm tai
sản riêng của công dân quy định tội trộm cắp tài sản riêng của công dân đều
có quy định về các hành vi xâm phạm quyền sở hữu cing các tình tiết tăng
1.3.2 Quy định các tình tiết tăng nặng định khung của tội trộm cắp
tài sản trong Bộ luật hình sự năm 1985
Năm 1985 Bộ luật hình sự đầu tiên của nước ta ra đời trên cơ sở của nền kinh tế bao cấp và thực tiễn của tình hình tội phạm thời kỳ đó BLHS năm
1985 với ý nghĩa là nguồn duy nhất trong đó quy định tội phạm và hình phạt.
Đề đáp ứng và phục vụ công cuộc đôi mới của đất nước, luật hình sự buộc
phải có những thay đổi mang tính phát triển Sự phát triển này được thê hiện
trước hết và chủ yếu trong những sửa đổi, bố sung của BLHS Chúng ta có thé
16
Trang 26chia quá trình phát triển này thành hai giai đoạn: Giai đoạn từ 1986 đến trướckhi có BLHS năm 1999 và giai đoạn từ khi có BLHS năm 1999 đến nay.Trong giai đoạn đầu, sự thay đôi của BLHS chỉ có tính cục bộ nhằm mục đíchkhắc phục tam thời những hạn chế, những bat hợp lí của BLHS năm 1985.
Theo quy định tại Điều 132 BLHS năm 1985 tình tiết tặng nặng định
khung của tội trộm cắp tài sản XHCN được quy định tại khoản 2 Điều 132 và
tại Điều 155 quy định: Tội trộm cắp tài sản của công dân Hai tội này có dấu
hiệu pháp lý tương tự nhau về mặt chủ thể, mặt khách quan, mặt chủ quan, chỉ
khác nhau về mặt khách thé Do vị tri của hai loại quan hệ sở hữu có tầm quan
trọng khác nhau và do tính chất quan hệ sở hữu được luật hình sự bảo vệ khác
nhau, nên hành vi phạm tội trộm cắp tài sản được quy định thành hai tội cụthé và ở hai chương riêng
Dấu hiệu pháp lý của các tình tiết tăng nặng định khung của tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 132 và Điều 155 trong BLHS năm 1985 về
cơ bản giống nhau.
1.3.4 Quy định các tình tiết tăng nặng định khung của tội trộm cắp
tài sản trong Bộ luật hình sự năm 1999
Giai đoạn từ 1986 đến trước khi có BLHS năm 1999: Trong khoảng 15năm tồn tại, BLHS năm 1985 đã được sửa đổi, bố sung 4 lần vào các năm
1969, 1991, 1992 và 1997 So với BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 có
những thay đổi cơ bản mang tính tương đối toàn diện thể hiện sự phát triển
mới của Luật hình sự Việt Nam.
Bộ luật Hình sự năm 1999 đã gộp hai chương xâm phạm sở hữu trong
Bộ luật Hình sự năm 1985 thành một chương và tội trộm cắp tài sản được quy
định tại Điều 138 Như vậy, so với Bộ luật Hình sự năm 1985 thì Bộ luật
Hình sự năm 1999 đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng về tội trộm cắptài sản Cụ thể:
17
Trang 27Bộ luật Hình sự năm 1999 đã hợp nhất hai điều luật về tội trộm cắp tàisản xã hội chủ nghĩa (Điều 132) và tội trộm cắp tài sản của công dân (Điều155) của Bộ luật Hình sự năm 1985 thành một điều luật quy định về tội trộmcắp tài sản (Điều 138).
Về các tình tiết tăng nặng định khung và về hình phạt, tại Điều 138
BLHS năm 1999 cũng quy định nặng hơn Điều 155 và nhẹ hơn Điều 132BLHS năm 1985 (Điều 132 quy định là tử hình, còn Điều 155 là hai mươi
năm tù) và ngay trong điều luật Hình phạt bổ sung cũng được quy định.
Mức hình phạt của Tội trộm cắp tài sản của công dân được quy định tạikhoản 3 Điều 155 Bộ luật hình sự 1985 cao nhất đến hai mươi năm Còn mứchình phạt của Tội trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa được quy định tại khoản 3Điều 132 Bộ luật hình sự 1985 cao nhất là tử hình
18
Trang 28Kết luận Chương 1
Hiện nay, trộm cắp tài san là hành vi vi phạm pháp luật xuất hiện ngàycàng phố biến trong xã hội với nhiều hình thức, biến tướng khác nhau Việc
xem xét, áp dụng các tình tiết tăng nặng định khung của tội Trộm cắp tài sản
có vai trò quan trọng trong việc cụ thé hóa hình phạt, đánh giá mức độ nguyhiểm đối với xã hội của hành vi Trộm cắp tài sản đã thực hiện Là một trongnhững yếu tố quan trọng để xác định mức độ trách nhiệm hình sự đối vớingười phạm tội, góp phần xác định những thiếu sót trong nhận thức và gópphần nâng cao kiến thức phục vụ cho công tác xét xử
Việc áp dụng đúng các tình tiết tăng nặng định khung của tội Trộm cắp tài sản giúp cho Tòa án xác định loại tội phạm đúng với bản chất và sẽ áp
dụng những khung hình phạt tương ứng, đưa ra mức hình phạt đúng với bản
chất, thực tế khách quan của người phạm tội, có ý nghĩa vô cùng quan trọngtrong việc quyết định hình phạt
Bên cạnh đó, việc xem xét và áp dụng đúng pháp luật các tình tiếttăng nặng định khung của tội trộm cắp tài sản giúp cho Tòa án xác địnhloại tội phạm đúng với bản chất và sẽ áp dụng những khung hình phạt
tương ứng, đưa ra mức hình phạt đúng với bản chất, thực tế khách quan của người phạm tội Như vậy, việc xem xét các tình tiết tăng nặng TNHS nói chung và các tình tiết tăng nặng định khung có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc quyết định hình phạt.
Quy định các tình tiết tăng nặng định khung của tội trộm cắp tài sảnnhăm cá thê hóa tội phạm, thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà
nước ta trong việc giáo dục, ngăn ngừa tội phạm Bộ luật hình sự nước ta quy
định các tình tiết định khung của một tội danh cụ thể nói chung, của tội Trộm
cắp tài sản nói riêng mục đích để cá thê hóa tội phạm.
Hơn nữa, việc áp dụng pháp luật như trên còn bảo đảm thực hiện đúng
19
Trang 29nguyên tắc xử lý trách nhiệm hình sự (quy định tại Điều 3 của BLHS), bảođảm sự phân hóa tội phạm, cá thể hóa trách nhiệm hình sự, đồng thời bảo đảm
sự công bằng trong việc xem xét cho hưởng án treo, tha tủ trước thời han có
điêu kiện cũng như các chê định nhân đạo khác đôi với người phạm tội.
20
Trang 30CHƯƠNG 2QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2015
VE CÁC TINH TIẾT TANG NANG ĐỊNH KHUNG
CUA TOI TRỘM CAP TÀI SAN
VA THUC TIEN XET XU TREN DIA BAN TINH DAK LAK
2.1 Quy định các tình tiết tăng nặng định khung của tội trộm cắp
tài sản trong Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đối, bố sung năm 2017)
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong một vụ án đối vớingười phạm tội cụ thé chỉ làm cho tội phạm thay đổi mức độ nguy hiểm trong
vụ án đó và cũng chỉ làm cho tội phạm thay đổi mức độ nguy hiểm trong
phạm vi cấu thành (cau thành tội phạm, cau thành định khung) chứ không làm thay đổi tính chất của tội phạm ấy Nghĩa là không thể vì có tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự mà người phạm tội sẽ bi xử phạt theo mức hình phat
cao hơn mức cao nhất của khung hình phạt mà người đó bị kết án Do vậy, nếu bị cáo bị kết án về tội phạm quy định tại khoản thấp (cấu thành cơ bản
của tội phạm) mà có nhiều tình tiết tăng nặng thì Toà án cũng không được
quyết định mức án theo quy định tại khoản cao hơn (cau thành tăng nặng định
khung) của điều luật Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quyđịnh tại Điều 52 Bộ luật hình sự
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có nội dung và ý nghĩa tăng nặng khác nhau Cho nên mức độ tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người bị áp dụng các tình tiết tăng nặng cũng khác nhau Ví dụ mức độ tăng
nặng trách nhiệm hình sự của người tái phạm nguy hiểm phải cao hơn người
tái phạm; của người phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cao hơn người phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng.
Trước tình hình xã hội có nhiều thay đổi, diễn biến tội phạm đang ngàycàng phức tap cả về quy mô và tính chat, dé đáp ứng hiệu quả trong yêu cầu
21
Trang 31đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt là tội trộm cắp tai sản trong tình
hình mới, Bộ luật hình sự năm 2015 được Quốc hội thông qua ngày
27/11/2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2016 Tuy nhiên, do có
nhiều sai sót, khi chưa có hiệu lực thì BLHS năm 2015 bị đừng lại dé sửa đối,
bổ sung theo Nghị quyết số 144/2016/QH13 của Quốc hội ngày 29/6/2016
Ngày 20/6/2017, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, b6 sung một số điều của
BLHS năm 2015 và Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 Như vậy, BLHS
năm 2015 (sửa đồi, bố sung năm 2017) có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.
Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa
đổi, bố sung năm 2017) có nhiều điểm mới so với Điều 138 Bộ luật hình sự
năm 1999 như:
Điểm thứ nhất: Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bỗổ sung năm 2017)
đã bổ sung thêm hai trường hợp đối với hành vi trộm cắp tài sản có khunghình phạt từ cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến
03 năm tù (quy định tại khoản 1 Điều 173)
Do tình trạng tội trộm cắp các loại tài sản dưới 2.000.000 đồng đang ngày càng gia tăng trên cả nước gây tâm lí hoang mang, bức xúc trong quần
chúng nhân dan do đó, doi hỏi đặt ra là phải có những hình thức ran đe tội
phạm, chấn chỉnh lại trật tự xã hội Việc pháp luật bổ sung thêm các trườnghợp này là việc làm cần thiết
Điểm mới thứ hai, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bồ Sung năm 2017) bỏ một số tình tiết định khung tăng nặng.
So với với Bộ luật hình sự 1999, Bộ luật hình sự 2015 đã bỏ các tình
tiết tăng nặng định khung được quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 138 BLHS năm 1999 như “g) Gây hậu quả nghiêm trong; Gây hậu quả rất nghiêm trọng; Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” Những tình tiết này mang tính rất
22
Trang 32chung, khó cho các cơ quan tiến hành tố tụng có thé xác định được trong qua
trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Điểm mới thứ ba, Bộ luật hình sự năm 2015 (stra đổi, bổ Sung năm
2017) sửa đổi tình tiết định khung
Tại điểm ø khoản 2 Điều 173, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đôi, bố
sung năm 2017) bổ sung thêm tình tiết định khung “Tái phạm nguy hiểm”.
Điểm mới thứ tw, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đôi, bố sung năm 2017) bổ sung các tình tiết định khung.
Tại khoản 3 Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đôi, bé sung năm
2017) bồ sung thêm 02 tình tiết định khung, và bổ sung thêm 02 tình tiết định
khung tại khoản 4 Điều 173
Tại khoản 4 của Điều 173 BLHS năm 2015 (sửa đổi, b6 sung năm
2017) bỏ hình phạt tù chung thân mà thay vào đó là là phạt tù từ 12 năm
đến 20 năm
Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung
năm 2017) thì: Người từ du 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về
mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
Căn cứ theo Điều 12 và Điều 173 BLHS hiện hành ta có thể xác định được rằng chủ thê của tội trộm cắp tài sản là: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải
chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản Còn người từ đủ 14 tuổi đến
dưới 16 tuổi mà thực hiện hành vi trộm cắp tài sản thì chỉ phải chịu TNHS về tội trộm cắp tài sản theo khoản 3 và khoản 4 Điều 173 BLHS.
2.2 Các tình tiết tăng nặng định khung của tội trộm cắp tài sản
quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015
Các tình tiết tăng nặng định khung đối với tội trộm cắp tài sản được quy định tại các khoản 2, khoản 3, khoản 4 của Điều 173 BLHS.
23
Trang 332.2.1 Phạm tội có tổ chứcKhác với hình thức đồng phạm thông thường, phạm tội có tô chức thựcchất là một hình thức đồng phạm có tính chất đặc biệt Nếu như trong một vụ
án đồng phạm thông thường sẽ đơn giản là nhiều người cùng thực hiện hành
vi phạm tội, thì đối với hành vi phạm tội mang tính t6 chức sẽ phức tạp hơn,
tinh vi, có sự cau kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện hành vi phạm
tội và sự cầu kết này xuyên suốt trong quá trình gây án
Sự cấu kết có những người cùng thực hiện hành vi phạm tội này vừa thé hiện đặc điểm của dấu hiệu chủ quan vừa thé hiện dấu hiệu khách quan; vừa biểu hiện mức độ liên kết về mặt chủ quan vừa biểu hiện mức độ của vai
trò, phân công nhiệm vụ cụ thé của những người đồng phạm
Trong một vụ án nói chung và vụ án trộm cắp tài sản nói riêng thì mức
độ tăng nặng trách nhiệm hình sự của tình tiết phạm tội có tô chức phụ thuộc
vai trò của từng người tham gia của vụ án Người chủ mưu, người cầm đầu,
người chỉ huy, thực hiện tội phạm (người tổ chức) có mức độ tăng nặng nhiềuhơn người giúp sức trong vụ án phạm tội có tô chức
Trong vụ án trộm cắp tài sản, khi đã xác định được vụ án đó được thực hiện có tô chức thì tat cả những người trong vụ án đó đều bị áp dụng
tình tiết tăng nặng định khung “phạm tội có tổ chức” Tuy nhiên, tùy vào
vai trò của từng người trong vụ án đó mà trách nhiệm hình sự của họ sẽ
được phân hóa khác nhau.
2.2.2 Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp
Bộ luật hình sự coi trường hợp phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và trong một số tội phạm như tội trộm cắp tài sản quy định là tình tiết định khung hình phạt.
“Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” được hiểu là người phạm tội có
ý 05 lần thực hiện tội phạm trở lên và người phạm tội đều lấy việc phạm tội
làm nghê sinh sông, lầy kêt quả của việc phạm tội làm nguôn sông chính.
24
Trang 34Theo hướng dan tại tiểu mục 5 Nghị quyết 01/2006 ngày 72 tháng 5năm 2006 Nghị quyết của Hội đồng thâm phán tòa án nhân dân tối cao vềhướng dẫn áp dụng một số quy định của bộ luật hình sự có hướng dẫn về điềukiện áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp (đã hết hiệu lực) cóthể hiểu phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là người phạm tội cố ý thực hiệntội phạm 05 lần trở lên không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự
hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu
trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích và người phạm tội lay các lầnphạm tội làm nghề sinh sống tức là lay các giá trị mà các lần phạm tội cóđược làm nguồn sống
Tính chất chuyên nghiệp được thể hiện ở việc cá nhân đã từng phạm tộitrộm cắp tài sản trước đó và chưa được xóa án tích Lần phạm tội hiện tội là
sự tái phạm Tái phạm được xem là sự không ăn năn, hối cải về việc mình đã
làm, “ngựa quen đường cũ”; khi tái phạm, cá nhân sử dụng kinh nghiệm trong
lần phạm tội trước đó dé thực hiện hành vi vi phạm của mình Người phạm tội
đã từng bị xử lý về tội phạm của mình, đã có cái nhìn nhận về cái sai trong hành vi của bản thân, song vẫn vi phạm Vậy nên, nó được xem là tình tiết
tăng nặng, và xét về tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp
Tính chất chuyên nghiệp của hành vi phạm tội còn thể hiện ở việc:người phạm tội xem hành vi phạm tội là phương tiện kiếm sống, xem nó lànguồn thu nhập cho bản thân Tức, hành vi phạm tội diễn ra rất nhiều lần Cá
nhân thực hiện tội phạm một cách thường xuyên, liên tục, thành thói quen.
Điều này ảnh hưởng lớn đến trật tự xã hội
Vi dụ: Nguyễn Văn H là một người không nghề nghiệp, chuyên sống băng nguồn thu thập từ việc phạm tội Trong một thời gian, H liên tiếp thực
hiện năm vụ trộm cắp tai sản (tai sản chiếm đoạt được trong mỗi vụ có giá trị
từ 2.000.000 đồng trở lên) Trong trường hợp này, H bị truy cứu trách nhiệm
25
Trang 35hình sự và phải bị áp dụng tình tiết định khung hình phạt “phạm tội có tínhchất chuyên nghiệp”.
Nhu vậy, pháp luật không có quy định riêng biệt về tội danh “Trộm cắptài sản có tổ chức và có tính chất chuyên nghiệp” Tuy nhiên, “có tổ chức vàtính chất chuyên nghiệp” được xem là tình tiết tăng nặng định khung của tội
trộm cắp tài sản Cùng với đó, dé quy về tội danh trộm cắp tài sản có tô chức
và có tính chất chuyên nghiệp thì người thực hành phải thực hiện hành vi trộm cắp tài sản nhiều lần, nhưng không phải cứ thực hiện hành vi trộm cắp
tài sản nhiều lần đều là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, mà phải xem xétviệc thực hiện tội phạm của họ có phải là phương tiện kiếm sống hay không.Nếu phạm tội nhiều lần nhưng không lấy việc phạm tội làm phương tiện kiếmsống thì không coi là tính chất chuyên nghiệp mà chỉ là trường hợp phạm tộinhiều lần (tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại điểm g, điểm h
khoản 1 Điều 52 BLHS) Có thể thấy, việc phạm tội 02 lần trở lên, tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm phải liên đới trực tiếp với việc coi hành vi phạm tội
là phương tiện kiếm sống Như đã phân tích ở trên, chỉ khi đảm bảo những điều kiện nêu trên, cá nhân mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm
cắp tài sản, với tình tiết tăng nặng định khung là có tổ chức và có tính chất
chuyên nghiệp.
2.2.3 Tái phạm nguy hiểm
Theo quy định tại điểm a khoản 2 điều 53 Bộ luật Hình sự 2015, sửa
đổi bé sung năm 2017 thì Tái phạm nguy hiểm là trường hợp:
a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội
phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cô Ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cô ý.
26
Trang 36Tái phạm nguy hiểm cũng là tình tiết định khung hình phạt đối với tộitrộm cắp tài sản, được quy định tại điểm ø khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự.
Ví dụ: Tại bản án số 26/2023/HS-PT ngày 28/02/2023 của Tòa án nhândân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk: Trong thời gian từ ngày
25/02/2020 đến ngày 27/4/2020 tại các địa bàn thành phố B và thị xã B của
tỉnh Đắk Lắk; thành phố P, huyện C của tỉnh Gia Lai và huyện D, tỉnh Lâm
Đồng, bị cáo Trần Văn H Trần Văn H, Phạm Văn HI, Nguyễn Văn T và đối
tượng tên T1 (chưa xác định lai lich) là bạn quen biết với nhau Dé có tiền
tiêu xài cá nhân, HI, H, Nguyễn Văn T và đối tượng T1 rủ nhau đi trộm cắptài sản là xe Mô tô tại các tỉnh Gia Lai, Lâm Đồng và Đắk Lắk đem đến tỉnhBinh Phước bán lay tiền chia nhau tiêu xài H1, H, Nguyễn Văn T và đối tượngT1 thỏa thuận thống nhất với nhau đề thực hiện việc trộm cắp tài sản, sử dụng
xe Mô tô hiệu Yamaha, loại Exciter gan bién số 47B1- 537.xx của Pham Văn
HI và xe Mô tô hiệu Yamaha, loại Exciter biển số 93G1- 225.xx của Nguyễn
Văn T chở nhau đi đọc các tuyến đường tìm tài sản là xe Mô tô của người dân
sơ hở thì trộm cắp, khi phát hiện xe Mô tô của người dân sơ hở, HI và H thay
phiên nhau dùng vam phá khóa (do HI và H tự làm) để phá khóa xe Mô tô vàlay trộm xe, còn đối tượng T1 cảnh giới Sau khi lay được xe, sẽ thay biển sốgiả do đối tượng T1 chuẩn bị sẵn, giao cho Nguyễn Văn T canh giữ xe trộm
cắp được và cùng chạy xe đi tiêu thụ Khi cần thêm người, H gọi thêm Nguyễn
Văn T2 đến thành phố B cùng chạy các xe trộm cắp đi tiêu thụ và trả tiền công
cho T2 từ 2.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng một xe Ngoài ra, H1 còn trộm cắp xe mô tô cùng với đối tượng tên Nguyễn Như H2 (sinh năm: 1990, hộ khẩu
thường trú: Xã K, huyện C, tỉnh Đắk Lắk) Trong năm 2020, tại địa bàn cáctỉnh Đắk Lắk, Gia Lai và Lâm Đồng, các đối tượng trên cùng đồng bọn đã thựchiện 10 vụ trộm cắp tài sản là xe mô tô các loại, tổng tài sản mà bi cáo và cácđối tượng đã chiếm đoạt có trị giá là 259.499.700 đồng
27
Trang 37Trong vụ án này, bi cáo Trần Văn H có nhân thân xấu, có 04 tiền án:
Ngày 18/5/2010, bị Tòa án nhân dân tinh Đắk Lak xử phạt 01 năm 03 tháng
tù, về tội “Trộm cắp tai sản” (Bản án số 128/2010/HSPT), ngày 31/8/2011 chaphành xong hình phạt; Ngày 26/4/2012, bị Tòa án nhân dân huyện C, tỉnh ĐắkLắk xử phạt 01 năm tù về tội “Trộm cắp tài sản” (Bản án số 16/2012/HSST),ngày 10/01/2013 chấp hành xong hình phạt; Ngày 10/02/2015, bị Tòa án nhândân huyện C, tỉnh Đắk Lắk xử phạt 02 năm 09 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản”
(Bản án số 05/2015/HSST); Ngày 10/02/2015, bị Tòa án nhân dân huyện L, tỉnh
Đắk Lắk xử phạt 04 năm về tội “Trộm cắp tài sản” (Bản án số 02/2015/HSST)
Bi cao H đã cùng với các đối tượng phạm tội có sự bàn bạc, phân công vai trò
và cau kết chặt chế; bị cáo không có việc làm, chỉ trong thời gian ngắn đã liên
tục thực hiện 10 vụ trộm cắp tài sản và lay do lam nguồn sống chính; bản thân
bị cáo H đã “Tái phạm” chưa được xóa án tích lại tiếp tục thực hiện hành vi
phạm tội do cô ý, nên bị cáo đã phạm tội với các tình tiết tăng nặng là “Phạmtội có tô chức”, “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”, “Phạm tội 02 lần trởlên” và “Tái phạm nguy hiểm”, theo quy định tại các điểm a, b, g và h khoản
1 Điều 52 của Bộ luật hình sự.
2.2.4 Trộm cắp tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới200.000.000 đồng (khoản 2), từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000
dong (khoản 3), từ 500.000.000 đồng trở lên (khoản 4)
Đây là tình tiết tăng nặng định khung được quy định ở tất cả các tộixâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong đó có tội trộm cắp tai sản.Tội trộm cắp tài sản, quy định về định lượng tài sản dé truy cứu trách
nhiệm hình sự, do đó cần xác định đúng số tiền hay giá tri tai san bi chiém đoạt dé áp dung đúng Điều luật, áp dụng đúng các tinh tiết tăng nặng định
khung tương ứng.
28
Trang 382.2.5 Dùng thi đoạn xảo quyệt, nguy hiểmThủ đoạn xảo quyệt là những thủ đoạn tinh vi hoặc gian đối giúp ngườiphạm tội dé dàng tiếp cận và dé dang chiếm đoạt được tai sản như dùng cácphương tiện kĩ thuật tinh vi dé thực hiện hành vi phạm tội Thủ đoạn nguyhiểm là những thủ đoạn có tính chất huỷ hoại như tháo trộm các chỉ tiết quantrong của thiết bi máy móc, đỡ mái kho vào lay hàng trong mùa mưa bão
Hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể tình tiết này nhưng qua thực tiễn có thê hiểu dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm là trường hợp người
phạm tội có những mánh khoé, cách thức gian dối, thâm hiểm làm cho người
bị hại khó lường thấy trước được dé dé phòng
2.2.6 Hành hung dé tau thoátTrong quá trình có hành vi phạm tội trộm cắp tài sản thì người phạm tội
có thê thực hiện bat kỳ những hành vi nào nhằm dé chống trả phản kháng lại người bắt giữ như: đánh, đấm, ban, đá, dùng vũ khí, uy hiếp, với mục đích
dé được tau thoát, thì đó được gọi là: hành hung để tau thoát.
Hành hung tau thoát là hành vi mà người phạm tội chưa chiếm đoạt
được tải sản hoặc trong trường hợp đã chiếm đoạt được tài sản nhưng lại bị
phát hiện, bị bắt giữ hoặc đã bị bao vây bắt giữ, theo phản xạ thông thường thìnhững người phạm tội này sẽ đáp trả lại băng cách có những hành vi chốngtrả lại ngươi bắt giữ bằng những hành vi như: đánh, đấm, băn, đây, xô ngã,vật lộn tất cả những hành vi này là để nhằm tâu thoát
Tuy nhiên, cần lưu ý: trong trường hợp khi đã có đầy đủ các dấu hiệu
cấu thành tội phạm cướp tài sản mà người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản, hoặc có thể người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản nhưng lại bị một hoặc một số người khác chiếm, giành lấy số tài sản đó Đối với trường hợp
này thì người phạm tội lại có những hành vi dé chống trả, phản kháng như
dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực ngay sau đó đề tấn công lại người bị hại
29