Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật tốtụng hình sự về trả hồ sơ dé điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố; Phân tích, đánhgiá thực
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI
Trang 3LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng toi.
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bat ky công trìnhnào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được tríchdẫn đúng theo quy định
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này.
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
LÊ MINH ĐỨC
Trang 4BLTTHS: Bộ luật tổ tụng hình sự.
BLHS: Bộ luật hình sự.
VKS: Viện kiểm sát.
Trang 5DANH MỤC BANG BIEU
BANG 3.1: Tỷ lệ số vụ án Viện kiêm sát trả hồ sơ dé điều tra bô
sung chia theo nhóm tội phạm
BANG 3.2: Số vụ án Viện kiểm sát trả hồ sơ dé điều tra b6 sung
chia theo căn cứ tại Điều 245 BLTTHS năm 2015
BIEU 3.3: Cơ cau số vụ án án Viện kiểm sát trả hồ sơ dé điều tra
bổ sung theo căn cứ quy định tại Điều 245 BLTTHS năm 2015
55
55
56
Trang 6Chương 1: NHỮNG VAN ĐÈ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT LỊCH SỬ QUY
ĐỊNH PHAP LUẬT VE TRA HO SƠ DE DIEU TRA BO SUNG TRONG GIAI
DOAN TRUY đ1000175757 61.1 Khái niệm, đặc điểm của hoạt động trả hồ sơ dé điều tra bổ sung trong giai đoạn0ñ 61.1.1 Khái niệm trả hồ sơ để điều tra bố sung trong giai đoạn truy tỐ -s‹- 61.1.2 Đặc điểm của hoạt động trả hồ sơ đề điều tra bô sung trong giai đoạn truy tố 121.2 Y nghĩa của việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tỐ - 161.3 Khái quát lich sử quy định về trả hồ so dé điều tra bé sung trong giai đoạn truy t6 21{1871.001.1510 24Chương 2: QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUAT TO TUNG HÌNH SỰ HIỆN HANH
VE TRA HO SƠ DIEU TRA BO SUNG TRONG GIAI DOAN TRUY TÓ 262.1 Quy định về trả hồ sơ dé điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố theo quy địnhcủa Bộ luật tô tụng hình sự năm 20 1 5 -< 5-2 5£ s2 se s£s££s£S££seEs£sz£sessesezsesse 26
2.1.1 Các trường hợp trả hồ sơ điều tra bổ sung trong giai đoạn truy t6 .- 26
2.1.2 Tham quyên và trình tự, thủ tục trả hồ sơ dé điều tra bé sung trong giai đoạn
"án 2 362.1.3 Những quy định khác của pháp luật về hoạt động trả hồ sơ dé điều tra b6 sungtrong Giai Moan truy 7777 402.2 Đánh giá quy định pháp luật về trả hồ sơ dé điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố 422.2.1 Một số điểm mới của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và văn bản hướng dẫnthi hành so với Bộ luật tố tụng hình sự ẩm 2003 onscreen 422.2.2 Một số bat cập của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về trả hồ sơ để điều tra
bồ sung trong giai đoạn truy 16 s-< s- <©s< s£s£s£SsEsEsESSEsEESESEsESSEsEEsEsrsesersrrsree 49{871.001.1210 53Chuong 3: THUC TIEN THUC HIEN VA GIAI PHAP NANG CAO CHAT
LƯỢNG TRA HO SO DIEU TRA BO SUNG TRONG GIAI DOAN TRUY TÓ54
3.1 Thực tiễn tra hồ sơ dé điều tra bổ sung trong giai đoạn truy t6 .s‹se-s‹s« 54
3.1.1 Tổng quan tình hình trả hồ sơ dé điều tra bồ sung trong giai đoạn truy, tỐ 54
3.1.2 Đánh giá tình hình trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tô 59 3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tra hồ so dé điều tra bố sung trong giaiGoan trury Š A “^ 643.2.1 Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về trả hồ sơ dé điều tra bổ sung trong giai đoạn
""Đl\ d A.AHH|H.L/.-.L 64Reid iC 68Kết luận chương 3 ccccccscesssssssessscesssssscessssesssssssesssssssessssessssesssssssessssessesssseessssseesseees 72KET LUAN 07777 .Ô 74DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đề xác định sự thật khách quan của một vụ án hình sự, cơ quan tiễn hành tốtụng phải trải qua các giai đoạn tố tụng khác nhau theo quy định của pháp luật Mộttrong số những giai đoạn đó là Truy tố, trong đó Viện kiểm sát phải tiến hành cáchoạt động cần thiết, nghiên cứu, xem xét các van đề về thủ tục tố tụng và nội dung
vụ án thê hiện qua hồ sơ nhăm đảm bảo quá trình điều tra đúng pháp luật, kháchquan, toàn điện, đầy đủ, bên cạnh đó cũng đảm bảo việc ban hành quyết định truy tố
bị can ra xét xử trước Tòa án có thâm quyên hoặc những quyết định khác cần thiếtcho việc giải quyết vụ án là có căn cứ và đúng pháp luật
Theo quy định của pháp luật, trong giai đoạn truy tố, khi Viện kiểm sát pháthiện thấy còn thiếu những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể tự mình
bồ sung được hay khi có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến
vụ án nhưng chưa được khởi tố; hoặc khi có phát hiện vi phạm nghiêm trọng thủtục tô tụng thì Viện kiểm sát sẽ ra quyết định trả hồ sơ dé điều tra bổ sung nhằmkhắc phục những thiếu sót, tồn tại trong giai đoạn tố tụng trước và giải quyết vụ ántheo hướng đúng đắn
Chế định trả hồ sơ dé điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố đã được phápluật Việt Nam quy định từ khi ban hành BLTTHS năm 1988, được hoàn thiện hơn ởBLTTHS năm 2003 và cho đến BLTTHS năm 2015 hoàn thiện hơn cả Tuy được rađời từ lâu, nhưng cho đến nay, qua thực tiễn áp dụng, quy định về vấn đề này bộc lộmột số hạn chế, bất cập dẫn đến hệ quả như hiện tượng trả hồ sơ tràn lan, không căn
cứ, ảnh hưởng đến quá trình tố tụng Bên cạnh đó, việc lạm dụng thâm quyền, xemnhẹ quy định về thời hạn điều tra hoặc kéo dai thời hạn điều tra của nhiều vụ án, đều là những hệ quả của việc trả hồ sơ dé điều tra bổ sung tràn lan
Thực tiễn áp dụng cho thấy quy định của BLTTHS năm 2003 về vấn đề nàycòn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến hiệu quả giải quyết vụ án hình sự Bộ luật tố tụnghình sự năm 2015 khi quy định về vấn đề này đã có những sửa đổi, về cơ bản đãkhắc phục được một số tồn tại, hạn chế trong quy định của BLTTHS năm 2003 Tuynhiên, song song với việc loại bỏ một số vướng mắc trong các quy định pháp luậttrước đó, BLTTHS năm 2015 cũng đặt ra yêu cầu phải có những nghiên cứu, hướngdẫn nhằm tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật, đảm bảo việc giải thích cũng như
áp dụng pháp luật thống nhất và tháo gỡ những bat cập, hạn chế trong quy định của
Trang 8Trong bối cảnh hiện nay, khi BLTTHS năm 2015 đã chính thức có hiệu lực
va cả nước dang trong quá trình thực hiện công cuộc cải cách tư pháp theo tinh thầnNghị quyết 48-NQ-TW ngày 25/4/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược xây dựng vàhoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020,Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách
tư pháp đến năm 2020 cũng như các văn kiện khác của Đảng về cải cách tư pháp,việc tiếp tục nghiên cứu VỀ cơ SỞ lý luận, cơ sở thực tiễn cũng như kiến nghị hoànthiện các quy định của pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam, bao gồm cả quy định vềtrả hồ sơ điều tra b6 sung trong giai đoạn truy tố theo BLTTHS năm 2015 có ýnghĩa quan trọng và hết sức cần thiết Từ những phân tích trên, chúng tôi quyết địnhchon dé tài “Trả hồ sơ để điều tra bố sung trong giai đoạn truy tô theo quy địnhcủa Bộ luật tô tụng hình sự năm 2015” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trước đến nay, dé tài trả hồ sơ điều tra bố sung nói chung và trả hồ sơ điềutra bố sung trong giai đoạn truy tô nói riêng đã được dé cập đến trong nhiều côngtrình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nghiên cứu dưới dạng sách chuyên khảo,tham khảo, các bài viết, bài báo, chuyên đề, luận văn như:
- Nguyễn Đức Hanh (2009), Tra hồ sơ dé điều tra bồ sung, Luận văn thạc sỹluật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Luận văn đã nêu lên một số tồn tại và vướng mắc giữa quy định của chế địnhtrả hồ sơ dé điều tra bổ sung và thực tiễn áp dụng, phân tích thực trang trả hồ sơ đểđiều tra bố sung từ năm 2002 đến 2008 giữa các cơ quan tiến hành tố tụng,chỉ rađược một số nguyên nhân và đưa ra các giải pháp, kiến nghị để hạn chế tình trạngtrả hồ sơ dé điều tra bổ sung, đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với hoạt động tố tụng hình
SỰ;
- Vũ Gia Lâm (2013), Hoàn thiện quy định cua Bộ luật Tố tụng hình sự vềviệc Tòa án cấp sơ thẩm trả hô sơ dé điều tra bồ sung, Tạp chí Tòa án nhân dân số
8, Hà Nôi.
Bài viết trao đối một số bat cập, vướng mắc của các quy định BLTTHS năm
2003 về việc Tòa án ra quyết định trả hồ sơ dé điều tra bố sung trong giai đoạn xét
xử sơ thâm, trên cơ sở đó, đề xuất việc tiếp tục hoàn thiện quy định của BLTTHS vềvân dé nay;
Trang 9- Hoang Thị Thùy Linh (2016), Tra hồ sơ để điều tra bồ sung trong to tụnghình sự Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Luận văn nghiên cứu về những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật tốtụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung, đánh giá thực trạng áp dụng quy địnhpháp luật và đưa ra một số giải pháp hạn chế việc trả hồ sơ giữa các cơ quan tô tụng
- Võ Thị Xuân Hương (2017), Trả hồ sơ dé diéu tra bồ sung trong giai đoạntruy to (2017); Luận van thạc sỹ Luật học,
Ngoài việc nghiên cứu những vấn đề lý luận, luận văn đã làm rõ quy định củaBLTTHS năm 2003 về trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo quy định của BLTTHSnăm 2003 và thực tiễn thực hiện đến năm 2017 và đưa ra một số giải pháp nâng caochất lượng của hoạt động này
Ngoài ra, còn rất nhiều các công trình nghiên cứu về van đề trả điều tra bốsung ở Việt Nam như bài viết của tác giả Nguyễn Hải Ninh “Sửa đổi, bồ sung quyđịnh của pháp luật về điều tra bồ „ng ” đăng trên Tạp chí Luật học số 7/2008; bàiviết của tác giả Lê Ngọc Huấn “Một số giải pháp nhằm hạn chế việc trả hô sơ đểdiéu tra bố sung giữa các cơ quan tiễn hành tô tung” đăng trên Tạp chí kiểm sát số10/2009: luận văn thạc sĩ luật học Ché định trả hồ sơ dé diéu tra bồ sung trong luật
to tụng hình sự Việt Nam cua tác giả Nguyễn Thị Hải Châu vào năm 2010; bài viếtcủa tác giả Nguyễn Quang Lộc “Bàn về chế định trả hồ sơ dé diéu tra bồ sung”đăng trên Tạp chí Tòa án số 8/2013; bài viết của tác giả Thái Chí Bình “Hoàn thiệncác quy định của BLTTHS năm 2013 về yêu câu diéu tra bồ sung” đăng trên Tạp chíNhà nước và pháp luật số 11/2013; Bài viết của tác giả Lê Tan Cường Giải pháp đểhạn chế việc trả hồ sơ diéu tra bồ sung trong giai đoạn truy tố đăng trên Tạp chiKiểm sát số 10/2014; Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam của Trường Đại họcLuật Hà Nội (2018); Giáo trình Luật t6 tụng hình sự Việt Nam của Truong Dai họcKiểm sát (2017);
Các công trình nghiên cứu trên đều đã đề cập đến vấn dé trả hồ sơ điều tra bốsung ở các mức độ khác nhau và là tài liệu tham khảo quan trọng mà tác giả kế thừa,tiếp tục nghiên cứu làm rõ trong luận văn của mình
Tuy nhiên, kê từ khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực thi hành, chưa có nhiềucác công trình nghiên cứu tập trung phân tích cụ thé và chuyên sâu quy định về tra
hồ sơ dé điều tra bô sung trong giai đoạn truy tô trên các góc độ khác nhau như kháiniệm, ý nghĩa, quy định của pháp luật t6 tụng hình sự hiện hành cũng như đưa ra
Trang 103 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
- Về doi tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những van đề lý luận vàquy định pháp luật cũng như thực trang trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạntruy tố
- Về phạm vi nghiên cứu: Cùng với những van đề lý luận, luận văn nghiêncứu quy định về trả hồ sơ dé điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tô theo pháp luật
tố tụng hình sự Việt Nam, đặc biệt tập trung làm rõ quy định của BLTTHS năm
2015 và thực tiễn thực hiện giữa Viện kiểm sát nhân dân với Cơ qua điều tra trongCông an nhân dân.
Do tính đặc thù về thời điểm nghiên cứu: khi mà BLTTHS năm 2015 mới cóhiệu lực thi hành và trước đó vào năm 2017 đã có Luận văn thạc sĩ của tác giả VõThị Xuân Hương về “Trả hồ sơ dé diéu tra bồ sung trong giai đoạn truy tố” phảnánh khá đầy đủ về thực tiễn trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo quy định củaBLTTHS năm 2003; Hau hết những bat cập trong quy định của BLTTHS năm 2003
về vấn đề này đã được khắc phục trong quy định của BLTTHS năm 2015 Do vậy,
dé tránh trùng lặp, luận văn chỉ nghiên cứu thực tiễn thực hiện việc trả hồ sơ dé điềutra b6 sung theo quy định của BLTTHS năm 2015
4 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật tốtụng hình sự về trả hồ sơ dé điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố; Phân tích, đánhgiá thực trạng trả hồ sơ để điều tra bé sung trong giai đoạn truy tố, luận văn đưa ragiải pháp hoàn thiện pháp luật và hạn chế tình trạng trả hồ sơ vụ án giữa các cơ quantiễn hành tố tụng
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn hướng tới giải quyết những câu hỏi nghiên cứu sau:
- Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của hoạt động trả hồ sơ dé điều tra bổ sungtrong giai đoạn truy tố được thê hiện như thế nào ?
- Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bố sungtrong giai đoạn truy tố trước và sau khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực thi hành Cónhững điểm khác biệt nào trong quy định pháp luật hiện hành so với BLTTHS năm
2003 Còn có những bất cập nao cần tiếp tục được sửa đổi, bỗ sung, hoan thiện.
Trang 11- Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật tố tụng hình sự về trả hồ so dé điềutra bỗ sung trong giai đoạn truy tô Da đạt được những kết quả gì ? Còn những tồntại, hạn chế nào, do những nguyên nhân nào? Có những giải pháp gì nâng cao hiệuqua áp dụng pháp luật trả hồ sơ dé điều tra bé sung trong giai đoạn truy tố ?
6 Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn
Luận văn được hoàn thành trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp luật Các giải pháp luận văn đưa
-ra nghiên cứu dựa trên những quan điểm định hướng chỉ đạo, những nguyên tắcpháp lý đã được Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư pháp và hoàn thiện hệ thốngpháp luật trong giai đoạn hiện nay.
Ngoài ra, tác giả còn sử dung các phương pháp nghiên cứu như: Phươngpháp phân tích tổng hợp vừa đảm bảo tính khái quát của van đề được nghiên cứuvừa đảm bảo tính chuyên sâu ở mỗi nội dung liên quan đến trả hồ sơ dé điều tra bốsung giữa các cơ quan tiến hành tố tung; Phương pháp thống kê được sử dụng dénêu rõ số liệu thực tiễn về thực hiện quy định pháp luật về trả hồ sơ dé điều tra bổ
sung.
7.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa khoa học: Luận văn góp phần bổ sung, làm rõ một số van đề lýluận cũng như quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật trả hồ sơ để điềutra bổ sung trong giai đoạn truy tố
-Ÿ nghĩa thực tiễn: Luận văn có giá trị như một tài liệu tham khảo trongcông tác nghiên cứu cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật, góp phần nêu lên một sốgiải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trả hồ sơ dé điều tra bổ sung tronggiai đoạn truy tố
8 Bố cục (các chương) của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung củaluận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và khái quát lịch sử quy định pháp luật vềtrả hồ sơ dé điều tra bố sung trong giai đoạn truy tố
Chương 2: Quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về trả hồ sơ đểđiều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố
Chương 3: Thực tiễn thực hiện và giải pháp nâng cao chất lượng trả hồ sơ đểđiều tra bố sung trong giai đoạn truy tố
Trang 12TRONG GIAI DOAN TRUY TO1.1 Khái niệm, đặc điểm của hoạt động trả hồ sơ để điều tra bo sungtrong giai đoạn truy tố
1.1.1 Khái niệm trả hỗ sơ để điều tra bỗ sung trong giai đoạn truy tỗ
- Khái niệm giai đoạn truy to
Truy tố là một thuật ngữ pháp lý có thé được xem xét đưới nhiều góc độ khácnhau, có thé là một hoạt động tố tụng hình sự hoặc một giai đoạn tố tụng trong quátrình giải quyết vụ án hình sự
Dưới khía cạnh hoạt động tố tụng, Truy tố là việc đưa người phạm tdi ratrước Tòa án để xét xử Theo quy định của pháp luật, truy tổ người phạm tội ratrước Tòa án thuộc thâm quyền của Viện kiểm sát nhân dân Sau khi kết thúc điềutra, Cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố rồi gửi cùng hồ sơ
vụ án đến Viện kiểm sát cùng cấp thực hiện truy tố],
Truy tổ cũng có thể được hiểu là một giai đoạn của tố tụng hình sự Luật tốtụng hình sự Việt Nam chia quá trình tố tụng thành các giai đoạn: Khởi tố vụ ánhình sự, Điều tra vụ án hình sự, Truy tố, xét xử sơ thâm vụ án hình sự, xét xử phúcthâm vụ án hình sự, thi hành án hình sự và giai đoạn đặc biệt Trong đó, Truy tổ làgiai đoạn Viện kiểm sát tiến hành hoạt động xem xét quyết định việc truy tố sau khinhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra đề nghị truy tố của Co quan điều trahoặc Co quan được giao tiễn hành một số hoạt động điều tra chuyên đến và kết thúckhi Viện kiểm sát ra bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố ra trước Tòa án hoặc raquyết định đình chỉ vụ án Truy tố chính là giai đoạn tiếp theo sau giai đoạn điều tra,được bắt đầu từ khi Viện kiểm sát nhận hồ sơ vụ án kèm theo bản Kết luận điều tra
dé nghị truy tố của Cơ quan điều tra hoặc Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hànhmột số hoạt động điều tra.” Truy tố là giai đoạn của tố tụng hình sự do VKS có thâm
' Bộ Tư pháp Viện nghiên cứu Khoa học Pháp lý (2006), Tir điển Luật học, NXB Tư pháp, Hà Nội, tr 820
a Trường Dai hoc Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Công An Nhân Dân,
Hà Nội, tr 11 — 12.
' Trường Dai hoc kiểm sát Hà Nội, Phạm Mạnh Hùng biên soạn (2016), Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Chính trị Quốc Gia - Sự thật, Hà Nội, tr 372.
Trang 13quyền tiễn hành các hoạt động cần thiết nhăm buộc tội bị can trước tòa án có thẩmquyền bang bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố *
Từ sự phân tích trên, có thé thấy, chủ thé đóng vai trò quan trọng nhất tronggiai đoạn này là Viện kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân nhân danh nhà nước thựchành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp” Quyền năng công tố nha nước doViện kiểm sát thực hiện gồm nhiều quyền năng tố tụng, trong đó, quyền truy cứutrách nhiệm hình sự bị can ra trước Tòa án là quyền đặc trưng của Viện kiểm sát.”Đây là một trong những hoạt động quan trọng được VKS thực hiện trong giai đoạnnày Có thé thấy, khái niệm “#zy t6” dưới góc độ một giai đoạn tố tụng hình sự baohàm cả khái niệm truy tổ dưới danh nghĩa một hoạt động tố tụng
Giai đoạn tố tụng là những bước trong trình tự tố tụng có nhiệm vụ riêng,mang đặc thù về phạm vi chủ thể, hành vi tố tụng và văn bản tố tung.’
Nhiệm vu co bản và quan trọng nhất trong giai đoạn truy tố là đảm bảo việc
ra quyết định truy tố cũng như những quyết định cần thiết khác nhăm giải quyết vụ
án là có căn cứ và hợp pháp Trong giai đoạn này, Viện kiểm sát cần nghiên cứu,xem xét tất cả những vấn đề mang tính thủ tục tố tụng và những vấn đề thuộc nộidung vụ án thê hiện qua hồ sơ điều ra nhằm xác định quá trình điều tra vụ án có tuânthủ đúng quy định của pháp luật t6 tụng hình sự không, có còn những hạn chế vàthiếu sót nào cần khắc phục không để kịp thời ra các quyết định tố tụng cần thiếtnhằm bồ sung và hoàn thiện hồ sơ, khắc phục những vi phạm pháp luật của Cơ quanđiều tra, đảm bảo việc điều tra tuân thủ đúng quy định của pháp luật, khách quan,toàn diện và đầy đủ Trên cơ sở đó, đảm bảo việc ra quyết định truy tố bị can đúngđăn, chính xác, góp phần thực hiện tốt chức năng buộc tội nhân danh nhà nước, tạo
cơ sở pháp lý để Tòa án xét xử, đảm bảo lợi ích nhà nước, lợi ích xã hội, tôn trọng
và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân."
Dưới góc độ là một giai đoạn tổ tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự,truy tố là giai đoạn tố tụng tiếp theo sau giai đoạn điều tra vụ án hình sự, bắt đầu khi
* Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Hồng Đức, Hồ Chí Minh, tr 435.
Trang 14án dé xét xử hoặc ra quyết định đình chỉ vụ án Trong đó, chủ thé tiến hành tô tụng(Viện kiểm sát có thâm quyên) tiến hành mọi hoạt động cần thiết, nghiên cứu tat cảnhững van dé về thủ tục tố tụng cũng như nội dung vụ án để quyết định việc truycứu trách nhiệm hình sự đối với bị can ra trước Tòa án có thẩm quyền hoặc banhành những quyết định tố tụng khác trong phạm vi thẩm quyền để giải quyết đúngdan vụ án hình sự.
Như vậy, có thé thấy: Truy t6 là một giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đóViện kiểm sát tiễn hành các hoạt động cần thiết nhăm truy tố bị can trước Tòa ánbăng bản cáo trạng hay quyết định truy tố, hoặc ra những quyết định tố tụng khác dégiải quyết đúng dan vụ án hình sự trong thời hạn từ khi nhận hồ sơ vụ án cùng bankết luận điều tra đề nghị truy tố do co quan điều tra chuyên tới đến khi Viện kiểmsát chuyên hồ sơ vụ án cùng bản cáo trạng hoặc quyết định truy tổ cho Tòa án cóthâm quyên Thời han này được gọi là thời hạn quyết định việc truy tố
Từ sự phân tích trên có thê đưa ra khái niệm giai đoạn truy tố như sau:
Giai đoạn truy tô là một phan (một bước) của quá trình giải quyết vụ án hình
sự, trong đó Viện kiểm sát tiến hành các hoạt động can thiết nhằm truy to bị cantrước Toa án bằng bản cáo trạng hay quyết định truy tố, hoặc ra những quyết định
tô tụng khác dé giải quyết đúng đắn vụ án hình sự
- Khái niệm trả hồ sơ để điều tra bồ sung
Trong tố tụng hình sự Việt Nam luôn ton tại “hồ sơ vụ án hình sự” Nếu nhưtrong mô hình tố tụng hình sự tranh tụng không tồn tại một hồ sơ vụ án chínhthức (bên buộc tội tự lập hồ sơ vụ án của mình để thực hiện chức năng buộc tội, bênbào chữa tự lập hồ sơ của mình dé thực hiện chức năng gỡ tội), thì trong suốt cácgiai đoạn của tố tụng hình sự nước ta luôn tồn tại một hồ sơ vụ án hình sự, được các
cơ quan tiễn hành tố tụng lập thống nhất từ giai đoạn điều tra Hồ sơ vụ án hình sựchứa đựng toàn bộ các thông tin, chứng cứ về tội phạm và người phạm tội, được các
co quan tiến hành tố tụng dựa vào đó dé thực hiện các chức năng tố tụng của mình,đồng thời được bổ sung, hoàn thiện qua từng giai đoạn té tung.’ Việc nghiên cứu,xem xét những tài liệu, bằng chứng được thu thập và phản ánh trong hồ sơ vụ án đểban hành quyết định tố tụng nhằm giải quyết vụ án hình sự đúng đắn là hoạt động
? Lê Hữu Thẻ, Nguyễn Thị Thủy - Hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự Việt Nam theo yêu cầu cải cách tư
pháp; http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/79/28, ngày truy cập 27/6/2018)
Trang 15không thể thiếu của chủ thể tiến hành tố tụng mà một trong số những quyết định đó
là Trả hồ sơ đề điều tra bé sung
Trả hồ sơ điều tra bố sung là một chế định của pháp luật tố tụng hình sự,được đề cập đến lần đầu tại BLTTHS năm 1988, sau đó được quy định tương đốichi tiết, cu thé tại BLTTHS năm 2003 va tiép tục được ghi nhận tại BLTTHS năm
2015 Mặc dù đã nhiều lần được quy định trong các Bộ luật tố tụng hình sự nhưngpháp luật tố tụng hình sự Việt Nam chưa đưa ra một định nghĩa chính thức giải thíchkhái niệm trả hồ sơ dé điều tra bổ sung Điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tô làhoạt động điều tra thêm về vụ án hình sự của Cơ quan điều tra theo yêu cầu củaViện kiểm sát nhằm phát hiện, thu thập, bổ sung tài liệu, chứng cứ giải quyết vụ ánđược đúng đắn, khách quan Van dé này được thường được dé cập tới trong cáccông trình nghiên cứu như các giáo trình chuyên ngành của các cơ sở đào tạo phápluật hoặc trong các luận văn, bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành như:
Trả hồ so để điều tra bố sung là một hoạt động tổ tụng được quy định tạiĐiều 168 và Điều 179 của BLTTHS năm 2003 nhằm khắc phục những ton tại, thiếusót của các cơ quan tiên hành tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử các vụ
án hình sự, đảm bảo cho quá trình giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện, triệt
dé, chính xác và đúng pháp luật '°
Trả hồ sơ dé điều tra bố sung là chế định của luật tố tụng hình sự quy địnhViện kiểm sát hoặc Tòa án chuyên trả hồ sơ cho Viện kiểm sát hoặc Cơ quan điềutra dé điều tra thêm về vụ án hình sự theo các căn cứ được quy định trong BLTTHSnhằm mục đích làm sáng tỏ vụ án hình sự, để Tòa án xét xử vụ án một cách côngminh, chính xác, khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tộiphạm, không làm oan người vô tội ''
Trả hồ sơ dé điều tra bố sung là hoạt động tố tụng do Viện kiểm sát, Tòa ánthực hiện trong giai đoạn truy tố hoặc xét xử khi có các căn cứ và tiễn hành theotrình tự, thủ tục BLTTHS quy định nhằm bảo đảm việc điều tra, truy t6, xét xử vụ
án hình sự đầy đủ, khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật
'° Lê Tan Cường (2012), Những vướng mắc và kiến nghị sửa đôi chế định Viện kiểm sát nhân dân trả hồ sơ
dé điều tra bé sung, Tạp chí Kiểm sát, (20), tr 15
' Nguyễn Thị Hải Châu (2010), Chế định trả hồ sơ dé điều tra bổ sung trong tổ tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 19
!* Hoàng Thị Thùy Linh (2016), Trả hồ sơ dé điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận van
thạc sỹ Luật học, Đại Học Luật Hà Nội, tr10.
Trang 16Trả hồ sơ dé điều tra bố sung là hoạt động của Viện kiểm sát và Tòa án thựchiện trong giai đoạn truy tố hoặc giai đoạn xét xử sơ thâm khi có căn cứ quy định tạiBLTTHS nhằm bổ sung chứng cứ, khắc phục những thiếu sót, vi phạm trong quátrình điều tra, bảo đảm việc giải quyết vụ án khách quan, đúng người, đúng tội, đúngpháp luật, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm ”
Trên cơ sở xem xét các khái niệm trên, có thé rút ra một số nhận xét về Trả
hồ sơ dé điều tra bổ sung như sau:
Thứ nhất, thâm quyền trả hồ sơ dé điều tra bổ sung thuộc về Viện kiểm sát ởgiai đoạn truy t6 và thuộc về Tòa án trong giai đoạn xét xử, cụ thé là trong giai đoạnxét xử sơ thâm vụ án hình sự
Như đã phân tích, tố tụng hình sự Việt Nam có sự phân chia quá trình giảiquyết vụ án thành các giai đoạn Sự phân chia này gắn liền với trách nhiệm của từng
cơ quan có thâm quyên tiến hành tố tụng Giai đoạn trước là tiền đề của giai đoạnsau, giai đoạn sau kiểm tra giai đoạn trước '' Bởi vậy, chủ thé tiễn hành tố tụng ởgiai đoạn tô tụng sau được trao quyền xem xét lại các hoạt động tố tụng đã đượcthực hiện ở giai đoạn trước đó và có quyền quyết định trả hồ sơ dé điều tra bổ sungnếu xét thay việc điều tra là thiếu sót hoặc có vi phạm Hơn nữa, bản chất của hoạtđộng “tra hô sơ” là đề “điều tra bồ „ng ”, tức thực hiện những hoạt động tô tụngthuộc chức năng của Cơ quan điều tra nên thâm quyền quyết định việc này thuộc vềhai chủ thé trên
Thứ hai, khi trả hồ sơ dé điều tra bố sung, các cơ quan tiến hành tố tụng bắtbuộc phải tuân thủ các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về các trường hợp ápdụng, trình tự, thủ tục thực hiện, hình thức quyết định trả hồ sơ, thâm quyền banhanh, khi tiễn hành hoạt động này
Thứ ba, trả hồ sơ dé điều tra b6 sung được tiến hành trong trường hợp pháthiện những thiếu sót nghiêm trọng hoặc sai lầm nghiêm trọng trong giai đoạn điềutra, ảnh hưởng tới việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự Từ hai căn cứ nêu trên,những trường hợp phải trả hồ sơ vụ án dé điều tra bổ sung được cụ thé hóa trong cácquy định của BLTTHS và chỉ khi thuộc những trường hợp đó mới được tiễn hànhtrả hồ sơ
'S V6 Thị Xuân Hương (2017), Trả hồ sơ dé điều tra bé sung trong giai đoạn truy tố; Luận văn thạc sỹ Luật
học, Đại Học Luật Hà Nội, tr 12.
'* Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật tô tụng hình sự Việt Nam, NXB Công An Nhân Dân,
Hà Nội, tr 13
Trang 17Thứ tu, hoạt động trả hồ sơ dé điều tra bố sung thực chất là việc cơ quan tiễnhành t6 tụng có thắm quyền ban hành quyết định tô tụng chuyền giao hé so vụ ánđang được các cơ quan này thụ lý cho cơ quan tố tụng đã giải quyết ở các giai đoạntrước đó theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự để điều tra thêm những van đềcòn thiếu sót hoặc khắc phục những vi phạm trong quá trình tổ tụng nhăm hoànthiện hồ sơ, đảm bảo việc giải quyết vụ án hình sự có căn cứ, đúng pháp luật Ở giaiđoạn tố tụng nào, điều tra, truy tố hay xét xử thì các cơ quan có thấm quyên tiếnhành tổ tụng, người có thâm quyền tiễn hành tố tụng khi thực hiện các hành vi tốtụng nhằm giải quyết vụ án đều hướng tới việc chứng minh tội phạm và xác định sựthật khách quan của vụ án Nếu quá trình giải quyết vụ án hợp pháp, khách quan thìviệc chứng minh tội phạm và truy cứu trách nhiệm hình sự một người sẽ đúng đắn,đúng người, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội `Hoạt động trả hồ sơ để diéu tra b6 sung cũng nhằm hướng tới mục đích đó Chếđịnh trả hồ sơ dé điều tra bố sung trong t6 tụng hình sự là nhằm bảo đảm cho việcđiều tra, truy tố, xét xử đầy đủ, khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật,không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm Trả hồ sơ điều tra bố sung chính
là dé các cơ quan tiến hành tố tụng trước đó bố sung những thiếu sót trong quá trìnhthu thập, đánh giá chứng cứ và bảo đảm các hoạt động điều tra tuân thủ pháp luật,thực hiện đúng trình tự, thủ tục tố tụng mà Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định '6
Nhu vậy, khái niệm trả hồ sơ dé điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố cóthé hiểu là: Trả hồ sơ để điều tra bồ sung trong giai đoạn truy tô là hoạt động củaViện kiểm sát có thẩm quyên trong thời hạn truy tô được thực hiện bằng việc chuyểnlại hô sơ cho Cơ quan đã tiến hành diéu tra và dé nghị truy tổ, yêu cầu bồ sungchứng cứ và khắc phục những thiếu sót nghiêm trọng hay sai lầm nghiêm trọngtrong quá trình điều tra nhằm đảm bảo cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự
Tuy nhiên, việc trả hồ sơ dé điều tra bé sung trong giai đoạn truy tố chỉ đượcthực hiện giữa VKS và Cơ quan điều tra chuyên trách Đối với vụ án do Cơ quanđược giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động điều tra giải quyết, VKS không trả
hô sơ đê yêu câu điêu tra bô sung cho các cơ quan nảy.
'S Võ Thị Xuân Hương (2017), Trả hồ sơ dé điều tra bé sung trong giai đoạn truy tố; Luận văn thạc sỹ Luật
học, Dai Học Luật Hà Nội, tr.11.
= Hoàng Thị Thùy Linh (2016), Trả hồ sơ dé điều tra bố sung trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc
sỹ Luật học, Đại Học Luật Hà Nội, tr.17
Trang 181.12 Đặc điểm của hoạt động trả hồ sơ để điều tra bố sung trong giaiđoạn truy to
Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm trả hồ sơ để điều tra b6 sung, có thé rút ramột số đặc điểm nôi bật của hoạt động này trong giai đoạn truy tố như sau:
Thứ nhất, về thâm quyền trả hồ sơ vụ án: Đối với hoạt động trả hồ sơ để điềutra bô sung được tiến hành trong giai đoạn truy tố, cơ quan tiến hành tố tụng cóthâm quyền xem xét, quyết định vấn đề này là Viện kiểm sát Kê từ khi tiếp nhậnbản kết luận điều tra đề nghị truy tố kèm hồ sơ vụ án, trong thời hạn quyết định việctruy tố, Viện kiểm sát có quyền ban hành các quyết định tố tụng cần thiết theo quyđịnh của BLTTHS nhăm xác định sự thật khách quan của vụ án, một trong số đó làtrả hồ sơ dé điều tra bố sung Cơ quan tố tụng có trách nhiệm thực hiện yêu cầu điềutra bổ sung của Viện kiểm sát là Cơ quan điều tra có thẩm quyền Đây là “cơ quan
có chức năng chính tiếp nhận, giải quyết thông tin về tội phạm, tiễn hành diéu tracác tội phạm dé phat hiện, xác định tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội va
dé nghị truy tô ”"”
Quyền hạn trả hồ sơ vụ án của Viện kiểm sát xuất phát từ vi trí, vai trò của cơquan tiến hành t6 tụng này trong tố tụng hình sự cũng như nhiệm vụ cơ bản đặt ratrong giai đoạn truy tố Viện kiểm sát là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sáthoạt động tư pháp Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và phápluật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo
vệ lợi ích của Nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp của tô chức, cá nhân, góp phanbảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất Trong giai đoạntruy tố, chủ thê duy nhất thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cánhân, pháp nhân là Viện kiểm sát Nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất trong giaiđoạn truy tố là đảm bảo việc ra quyết định truy t6 cũng như các quyết định cần thiếtkhác là có căn cứ và hợp pháp Trong giai đoạn này, Viện kiểm sát cần nghiên cứu,xem xét tất cả những vấn đề mang tính thủ tục tố tụng cũng như những vấn đề thuộc
về nội dung vụ án thể hiện qua hồ sơ điều tra nhằm xác định quá trình điều tra vụ án
có tuân thủ theo đúng các quy định của BLTTHS không, có còn những hạn chế vàthiếu sót nào khác cần khắc phục hay không dé kịp thời ra các quyết định tố tungcần thiết nhằm bồ sung và hoàn thiện hồ sơ, khắc phục những vi phạm pháp luật của
Cơ quan điều tra, đảm bảo quyết định truy tô bị can đúng đắn, chính xác, tạo cơ sở
!” Phạm Mạnh Hùng (chủ biên) (2016), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự, NXB Lao Động, Hà Nội,
tr 67.
Trang 19pháp lý vững chắc để tòa án xét xử, đảm bảo lợi ích nhà nước, lợi ích xã hội, tôntrọng và bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của công dân Š Mặt khác, quyềnquyết định trả hồ sơ của Viện kiểm sát và trách nhiệm điều tra bổ sung của Cơ quanđiều tra cũng thé hiện một đặc điểm của tố tụng hình sự Việt Nam là sự phân chiagiai đoạn tố tụng hình sự và mối quan hệ giữa các giai đoạn tố tụng; mỗi giai đoạntuy độc lập những vẫn nằm trong mối quan hệ khăng khít với nhau và tạo thành hoạtđộng thống nhất, giai đoạn trước là tiền đề của giai đoạn sau, giai đoạn sau kiểm tra
giai đoạn trước.
Ngoài cơ quan điều tra, còn có một số cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiễnhành một số hoạt động điều tra Tuy nhiên, VKS không trả hồ sơ cho các co quannày mà chỉ trả hồ sơ vụ án yêu cau điều tra bố sung cho Cơ quan điều tra chuyêntrách Đặc điểm này xuất phát từ vị trí, chức năng của các cơ quan nêu trên: Cơ quanđiều tra là Cơ quan tiến hành tố tụng, “được thực hiện các hành vi to tung, giảiquyết trọn vẹn nhiệm vụ của một hoặc một số chức năng trong tô tụng hình sự còn
Cơ quan được giao nhiệm vu tiễn hành một số hoạt động diéu tra chỉ được tiễnhành một số hoạt động điều tra khi tội phạm xảy ra trong lĩnh vực minh quản lý vàhành vi phạm tội đó cân thiết phải áp dụng ngay các biện pháp ngăn chặn, biệnpháp điều tra ban đâu ”!?” Các cơ quan được giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạtđộng điều tra được tiến hành điều tra đối với tội phạm ít nghiêm trọng, phạm tội quảtang, chứng cứ và lí lịch người phạm tội rõ ràng ”” Nếu vụ án phải được điều tra bốsung thì không còn được xem là vụ án thuộc trường hợp “rõ ràng” để các cơ quannày tiễn hành điều tra Do đó, VKS không trả hồ sơ yêu cầu các chủ thê này điều tra
bồ sung
Từ những phân tích trên, có thé thấy việc pháp luật t6 tụng hình sự xác địnhthâm quyền “tra hồ sơ để điều tra bồ sung trong giai đoạn truy t6” thuộc về Việnkiểm sát là hoàn toàn phù hợp, tạo cơ sở pháp lý quan trọng dé Viện kiểm sát thựchiện chức năng, nhiệm vụ được giao Cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiệnđúng và đầy đủ những yêu cầu điều tra bổ sung của Viện kiểm sát; đảm bảo mọihoạt động điều tra phải tôn trọng sự thật, tiễn hành khách quan, toàn diện và đây đủ
'3 Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Công An Nhân Dân,
Trang 20Thứ hai, những thiêu sót, sai lầm của Cơ quan tiễn hành tố tụng thuộc trườnghợp phải trả hồ sơ vụ án dé điều tra bổ sung là những thiếu sót nghiêm trọng hoặcsai lầm nghiêm trọng trong giai đoạn điều tra, ảnh hưởng đến việc giải quyết đúngdan vụ án hình sự Những thiếu sót, sai lầm nghiêm trọng là căn cứ để trả hồ sơ vụ
án được cụ thê hóa thành các quy định của BLTTHS về các trường hop trả hồ sơ déđiều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố Nếu những thiếu sót hay sai lầm trong quatrình điều tra không đến mức “nghiêm trọng”, tức có thé được khắc phục bang cáchthực hiện các hoạt động tố tụng khác nham đảm bảo quá trình điều tra vụ án đượckhách quan, toàn diện, đầy đủ thì việc Viện kiểm sát trả hồ sơ dé điều tra bổ sung làkhông thực sự can thiết Do đó, chỉ khi có căn cứ là phát hiện những thiếu sótnghiêm trọng hoặc sai lầm nghiêm trọng của Cơ quan điều tra, ảnh hưởng tới việcgiải quyết đúng đắn vụ án hình sự, Viện kiểm sát mới quyết định trả hồ so dé điềutra bố sung trong giai đoạn truy tố Đặc điểm này đặt ra yêu cầu cần quy định chặtchẽ các trường hợp trả hồ sơ dé điều tra bổ sung trong Bộ luật tố tụng hình sự, hạnchế việc trả hồ sơ không có căn cứ, không cần thiết với việc giải quyết vụ án, kéodài thời gian tố tung
Thứ ba, trả hồ sơ dé điều tra bố sung trong giai đoạn truy tô phải tuân thủ cácquy định của pháp luật t6 tụng hình sự Chế định trả hồ sơ vụ án được quy địnhtrong BLTTHS, bao gồm những van đề về thâm quyên, trường hợp áp dụng, trình
tự, thủ tục tiến hành Do đó, việc Viện kiểm sát quyết định trả hồ sơ vụ án dé điềutra b6 sung bắt buộc phải tuân thủ những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Đây
là đặc điểm cơ bản và mang tính tất yếu của chế định này Đặc điểm này phản ánhmột nguyên tac hết sức quan trọng trong tố tụng hình sự là bảo đảm pháp chế xã hộichủ nghĩa trong tố tụng hình sự Theo đó, Cơ quan có tham quyền tiến hành tố tụng
và những người tham gia tố tụng hình sự phải nghiêm chỉnh tuân thủ những quyđịnh của BLTTHS, không được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra,truy tố, xét xử ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định Việc
áp dụng biện pháp cưỡng chế cũng như biện pháp nghiệp vụ trong đấu tranh phòngngừa và chống tội phạm nhất thiết phải theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảmcưỡng chế chỉ áp dụng với người phạm tội, nghiêm cắm làm oan người vô tội Tất
cả các quyét định của cơ quan, người có thâm quyên tiên hành tô tụng đêu dựa trên
Trang 21Thứ tur, về nội dung, mục đích của hoạt động trả hồ sơ để điều tra bô sungtrong giai đoạn truy tố: Như đã phân tích, Viện kiểm sát là cơ quan thực hành quyềncông tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp Hoạt động trả hồ so dé điều tra bố sungtrong giai đoạn truy tổ được xem là một trong những công cu quan trọng dé Việnkiểm sát thực hiện quyền năng được trao Chế định này trao cho Viện kiểm sát cũngnhư Co quan điều tra cơ hội dé bồ sung, khắc phục, sửa chữa những vi phạm, thiếusót nghiêm trọng trong quá trình điều tra vụ án hình sự; đảm bảo việc ban hànhquyết định truy tố cũng như những quyết định khác cần thiết cho việc giải quyết vụ
án có căn cứ và đúng pháp luật Đây chính là nhiệm vụ cơ bản được đặt ra trong giaiđoạn truy tô - giai đoạn tô tụng mà Viện kiểm sát đóng vai trò hết sức quan trọng.Như vậy, trả hồ sơ dé điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố chính là một hoạtđộng tố tụng nhằm loại bỏ vi phạm pháp luật trong quá trình tiễn hành tô tụng, củng
có chứng cứ dé quyết định xử lý đối với tội phạm, bảo đảm việc điều tra vụ án cũngnhư truy tố được khách quan, toàn diện, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật,không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm.
?' Trường Dai học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Công An Nhân Dân,
Hà Nội, tr 63
Trang 221.2 Ý nghĩa của việc trả hồ sơ để điều tra bố sung trong giai đoạn truy tố
Có thé nói, chế định “trad hồ sơ dé diéu tra bồ sung trong giai đoạn truy tố”
có ý nghĩa rất quan trọng, không những góp phần bảo đảm thực hiện nhất quán, triệt
dé các nguyên tắc của BLTTHS mà còn góp phan nâng cao tinh thần trách nhiệmcủa các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; hạn chế oan sai, bỏ lọttội phạm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân Ý nghĩa của chế định này đượcthê hiện ở các phương diện cụ thể sau:
- Quy định và thực hiện quy định của pháp luật to tụng hình sự về trả hô sơ
dé điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tô góp phần thực hiện nguyên tắc bảo dampháp chế xã hội chủ nghĩa trong to tụng hình sự;
Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc bao trùm nhấtđược thể hiện trong tất cả các giai đoạn của tố tụng hình sự, từ những quy địnhchung cho đến những quy định cụ thể Đây là nguyên tắc pháp lý cơ bản nhất tronghoạt động của cơ quan, tổ chức và công dân được quy định tại Điều § Hiến phápnăm 2013 “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quan
lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ ”.”
Nguyên tắc này một lần nữa được ghi nhận tại Điều 7 BLTTHS năm 2015:
“Mọi hoạt động to tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định cua Bộ luật nay.Không được giải quyết nguôn tin về tội phạm, khởi to, điều tra, truy tô, xét xử ngoàinhững căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định ” Theo đó, các cơ quan,người có thầm quyền tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng phải nghiêm chỉnhchấp hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Tat cả quyết định của co quan,người có thâm quyền tiến hành tố tụng đều phải dựa trên co sở của pháp luật hình sự
và pháp luật tố tụng hình sự” Hoạt động của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tronggiai đoạn điều tra, truy tố cũng không nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của nguyên tắcnày Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi các cơ quan tiễn hành tố tụng, những người tiếnhành tố tụng khi tiễn hành các hoạt động tố tụng đối với các vụ án hình sự cụ thểphải đảm bảo cho các giai đoạn tố tụng hình sự diễn ra trong thực tế theo đúng trình
tự đã được quy định, mọi vi phạm đều phải bị phát hiện, xử lý và khắc phục hậu
? Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Công An Nhân Dân,
Hà Nội, tr 62
3 Trường Dai học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Công An Nhân Dân,
Hà Nội, tr 63
Trang 23quả” Việc cơ quan tiễn hành tố tụng thực hiện không đúng hoặc không day đủnhững quy định của BLTTHS trong quá trình giải quyết vụ án chính là biéu hiện củaviệc vi phạm nguyên tắc bảo đảm pháp chế; không chỉ ảnh hưởng tới việc xác định
sự thật khách quan của vụ án mà còn ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp củangười tham gia tô tụng, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức va côngdân Do đó, BLTTHS đặt ra chế định trả hồ sơ dé điều tra bổ sung nói chung và quyđịnh về quyền trả hồ sơ vụ án trong giai đoạn truy tô nói riêng nhằm bé sung, khắcphục những thiếu sót, vi phạm trong quá trình tố tụng là hoàn toàn phù hợp và cầnthiết, tạo cơ sở thực hiện có hiệu quả nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩatrong tố tụng hình sự
- Quy định và thực hiện quy định của pháp luật tô tụng hình sự về tra hồ sơ
để điều tra bồ sung trong giai đoạn truy tô góp phần bảo dam việc thực hiện nguyêntắc xác định sự thật vụ án;
Đây là một trong những nguyên tắc đặc thù của Tố tụng hình sự Việt Nam,được ghi nhận tại điều 15 BLTTHS năm 2015: “Trdch nhiệm chứng minh tội phạmthuộc về cơ quan có thẩm quyên tiến hành tô tụng Người bị buộc tội có quyênnhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội Trong phạm vi nhiệm vụ, quyênhan của mình, cơ quan có thẩm quyên tiễn hành tô tụng phải áp dụng các biện pháphợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và day du,làm rõ chứng cứ xác định có tội va chứng cứ xác định vô tội, tinh tiét tăng nặng vàtình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc toi”
Đây được coi là nguyên tắc cơ bản của hoạt động tố tụng hình sự, là tư tưởngchủ đạo, xuyên suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự.” Dé hoạt động đấu tranhchống tội phạm có hiệu quả, mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện va xử lý,BLTTHS đã ghi nhận nguyên tắc này với nội dung sau: Trong phạm vi nhiệm vụ,quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng moibiện pháp hợp pháp dé xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện vàđầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội, xác định vô tội, những tình tiết tăngnặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội Trongquá trình tiên hành tô tụng, điêu tra viên, kiêm sát viên, thâm phán và hội thâm
? Võ Thị Xuân Hương (2017), Trả hồ sơ dé điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố; Luận văn thạc sỹ Luật
học, Đại Học Luật Hà Nội, tr 15.
3 Võ Thị Xuân Hương (2017), Trả hồ sơ dé điều tra bồ sung trong giai đoạn truy tố; Luận văn thạc sỹ Luật
học, Đại Học Luật Hà Nội, tr 16.
Trang 24không được thiên vị, định kiến, phải thu thập và đánh giá chứng cứ trên tất cả cácphương diện, cân nhắc kỹ mọi tình tiết có thể làm ảnh hưởng đến việc giải quyếtđúng đắn vụ án Moi tình tiết thu được trong quá trình điều tra, xét xử đều đượcđánh giá trên cơ sở pháp lí dé rút ra kết luận về vụ án Trách nhiệm chứng minh tộiphạm thuộc về các cơ quan có thấm quyền tiến hành tô tụng Người bị buộc tộikhông buộc phải chứng minh là mình vô tội Muốn xác định được người bị buộctội có tội hay không thì phải dựa trên cơ sở những chứng cứ đã thu được trong vụ án
cứ - nền tảng vững chắc bảo đảm cho hoạt động chứng minh tội phạm được kháchquan, chính xác, mang tính thuyết phục””; từ đó góp phan quan trọng vào việc xácđịnh sự thật khách quan của vụ án hình sự.
- Quy định về trả hồ sơ đề điều tra bồ sung trong giai đoạn truy tô góp phanđảm bảo thực hiện nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp củangười tham gia to tụng;
Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân
là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự Trên cơ sở quy định củaHiến pháp năm 2013, nguyên tắc nay được ghi nhận tại Điều 8 BLTTHS năm 2015như sau: “Khi tiến hành tô tụng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyên han của minh, cơquan, người có thâm quyên tiên hành tô tụng phải tôn trong và bảo vệ quyên con
? Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Công An Nhân Dân,
Hà Nội, tr 52 — 53.
“ Nguyễn Phúc Lưu (2006), Tra hồ sơ dé điều tra bố sung, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chi dan
chủ và pháp luật, (11), tr 35
Trang 25người, quyên và lợi ích hợp pháp của cá nhân; thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp
và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kip thời hủy bỏ hoặc thay đổinhững biện pháp đó nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn can thiết ”
Nội dung của nguyên tắc này là xác định trách nhiệm của những người cóthâm quyên tiến hành tố tụng trong việc tôn trọng và bảo vệ các quyền con ngươi,quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân: phải tôn trọng va bảo vệ các quyền conngười, quyên và lợi ích hợp pháp của cá nhân tham gia tố tụng; chỉ áp dụng các biệnpháp cưỡng chế tố tung trong những trường hợp cần thiết và theo đúng quy định củapháp luật; phải thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cân thiết của những biệnpháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp, nếu xét thấy có viphạm pháp luật hoặc không còn cần thiết nữa, cần kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổinhững biện pháp đó.”
Hoạt động trả hồ sơ dé điều tra bố sung trong giai đoạn truy tố chính là mộttrong những biểu hiện cũng như cơ sở đảm bảo thực hiện nguyên tắc này Trong quátrình điều tra vụ án hình sự, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà còn có những saisót, vi phạm cần được bô sung, khắc phục Hoạt động trả hồ sơ dé điều tra bổ sungtrong giai đoạn truy tố là cơ hội để khắc phục những vi phạm, thiếu sót, tiến hànhthu thập, b6 sung chứng cứ, hoàn thiện hồ so làm co sở dé Tòa án xét xử đúngngười, đúng tội, đúng quy định pháp luật Từ đó, góp phần đảm bảo nguyên tắc tôntrọng, bảo vệ quyên va lợi ích hợp pháp của người tham gia tô tụng.”
- Trả hô sơ dé điều tra bồ sung trong giai đoạn truy tô góp phan nâng caotinh thân trách nhiệm của cơ quan tiễn hành tô tụng, người tiễn hành tô tụng tronghoạt động điều tra, fruy to;
Pháp luật tổ tụng hình sự luôn đòi hỏi những cơ quan, người tiến hành tốtụng phải nêu cao tinh trách nhiệm trong việc thực thi nhiệm vụ được giao, dam baogiải quyết vụ án hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật Vẫn đề này được quyđịnh tại Điều 17 BLTTHS năm 2015 “7rong quá trình tiễn hành tô tụng, cơ quan,người có thẩm quyên tiễn hành tô tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện quy định củapháp luật và phải chịu trách nhiệm vê hành vi, quyết định của mình Người vi phạmpháp luật trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bat, giam, giữ, khởi tố,
* Trường Dai học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Công An Nhân Dân,
Hà Nội, tr 65.
? Võ Thị Xuân Hương (2017), Trả hồ sơ dé điều tra bé sung trong giai đoạn truy tố; Luận văn thạc sỹ Luật
học, Đại Học Luật Hà Nội, tr 20.
Trang 26diéu tra, truy to, xét xử, thi hành án thì tuỳ tinh chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷluật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật ”.
Trên cơ sở chú trọng van đề trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng,đặc biệt là Cơ quan điều tra, BLTTHS năm 2015 quy định Viện kiểm sát có quyềntrả hồ sơ dé điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố Nếu hoạt động điều tra khôngđảm bảo toàn diện, khách quan, day đủ, Cơ quan điều tra sẽ phải tiễn hành bồ sung,khắc phục những thiếu sót, vi phạm trong quá trình điều tra theo yêu cầu của Việnkiểm sát Quy định này đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng phải thận trong trongviệc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ làm cơ sở giải quyết vụ án hình sự; buộc
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải thực sự nghiêm túc, khách quan khi tiến hành
tố tụng, đảm bảo giải quyết vụ án hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật
- Trả hồ sơ dé điều tra bồ sung trong giai đoạn truy t6 còn góp phan hạn chếoan sai, bỏ lọt tội phạm; bảo vệ quyén con người, quyên công dân, bảo vệ lợi íchcủa Nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, bảo đảm pháp luậtđược chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất
Chế định “Tra hồ so dé diéu tra bổ sung ” được xem là một công cụ hiệu quả
dé VKS thực hiện nhiệm vụ được giao trong tố tụng hình sự Đây là cơ hội dé Việnkiểm sát loại bỏ vi phạm trong quá trình điều tra cũng như củng cố xác định chứng
cứ dé quyết định xử lý đối với tội phạm, đảm bảo cho việc điều tra vụ án cũng nhưtruy tổ được khách quan, toàn diện, đúng người, đúng tội, đúng quy định phápluật”; từ đó, góp phần quan trọng vào việc hạn chế oan sai, bỏ lọt tội phạm trong tốtụng hình sự Trong thực tế, van còn tôn tại các trường hợp bị can bị bức cung,dùng nhục hình hoặc hình sự hóa các quan hệ dân sự dẫn đến truy cứu trách nhiệmhình sự không chính xác Do đó, cần thiết phải có những biện pháp kiểm tra, pháthiện và sửa chữa mà một trong số đó là hoạt động trả hồ sơ vụ án của Viện kiểm sát.Trên cơ sở đó, hoạt động này của Viện kiểm sát cũng góp phần bảo vệ quyền conngười, quyền công dân, bảo vệ lợi ich của Nhà nước, quyền và lợi ich hợp pháp của
tổ chức, cá nhân Trả hồ sơ vụ án góp phần đảm bảo việc điều tra, truy tố, xét xửđược đầy đủ, khách quan, toàn diện, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; khôngchỉ hướng tới bảo vệ lợi ích công mà còn đảm bảo quyền con người, quyền côngdân, quyên và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được tôn trọng và thực thi Day
°° Võ Thị Xuân Hương (2017), Trả hồ sơ dé điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố; Luận văn thạc sỹ Luật
học, Đại Học Luật Hà Nội, tr 13.
Trang 27la những vấn dé dang được quan tâm không chi ở Việt Nam mà còn trên thé giới.Ngoài ra, hoạt động này còn góp phần đảm bảo uy tín của cơ quan tiễn hành tố tụng,hạn chế việc phải bồi thường do oan, sai và góp phần bảo đảm pháp luật được chấphành nghiêm chỉnh, thống nhất
1.3 Khái quát lich sử quy định về trả hồ sơ để điều tra bố sung tronggiai đoạn truy tố
Việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố được quy định lần đầutại BLTTHS năm 1988 Cụ thể, khi xác định nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sátđối với hoạt động điều tra, khoản 3 Điều 141 BLTTHS năm 1988 ghi nhận Việnkiểm sát có quyền “dé ra yêu cẩu điều tra, trả lại hô sơ vụ án yêu câu điêu tra bốsung, yêu cầu cơ quan diéu tra cung cấp tài liệu cân thiết về tội phạm và việc làm viphạm pháp luật của diéu tra viên, nếu có ”
Tiếp đó, Điều 142 BLTTHS năm 1988 khi quy định về những quyết địnhViện kiểm sát có thẩm quyền ban hành trong giai đoạn truy tố gồm có “bản cáotrạng, quyết định trả hô sơ dé điều tra bồ sung, quyết định đình chỉ hoặc tạm đìnhchỉ vụ án” Ngoài ra, Bộ luật cũng quy định thời hạn điều tra bố sung tại Điều 98,
cụ thé: “Trong trường hợp vụ án do Viện kiểm sát trả lai dé điều tra bồ sung thì thờihạn điều tra bồ sung không được quá hai tháng; nếu do Toà án trả lại để điều tra
bồ sung thì thời hạn diéu tra bồ sung không được quá một tháng Thời hạn diéu tra
bồ sung tinh từ ngày Cơ quan điều tra nhận lại hô sơ vụ án và yêu cau điều tra”
BLTTHS năm 1988 đã ghi nhận quyền “trả hồ sơ để điều tra b6 sung” củaViện kiểm sát trong giai đoạn truy tố nhưng chỉ dừng lại ở việc đưa ra những quyđịnh chung Trải qua hai lần sửa đổi, bố sung vào các năm 1990 và 1992, Bộ luậtmới có bố sung một số quy định về căn cứ thực hiện việc trả hồ sơ điều tra bé sung,duoc quy dinh tai Điều 143a, cụ thé:
“Diéu 143a Tra hồ sơ dé điều tra bồ sung
Viện kiểm sát ra quyết định trả hô sơ cho Cơ quan diéu tra dé diéu tra bồsung khi qua nghiên cứu hô sơ vụ án phát hiện thấy:
1 Còn thiếu những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà Viện kiểm sátkhông thể tự mình bồ sung được;
2 Có căn cứ dé khởi tổ bị can về một tội khác hoặc có người đồng phạmkhác;
3 Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục to tụng
Trang 28Những vấn dé cần được điều tra bỏ sung phải được nói rõ trong quyết địnhyêu câu diéu tra bồ sung.”
Tiếp đó, vào lần sửa đổi bố sung năm 2000, Bộ luật tiếp tục quy định cụ théthời hạn điều tra b6 sung và số lần Viện kiểm sát trả hồ sơ điều tra bố sung cho Cơquan điều tra tại Điều 98, cụ thể: “7rong rường hợp vụ án do Viện kiểm sát trả lại
để diéu tra bồ sung thì thời hạn diéu tra bồ sung không quá hai tháng; nếu do Toà
án trả lại dé điều tra b6 sung thì thời hạn điều tra bồ sung không quá một tháng.Viện kiểm sát hoặc Toà án chỉ được trả lại hô sơ đề diéu tra bồ sung không quá hailan Thời hạn điều tra bồ sung tính từ ngày Cơ quan điều tra nhận lại hỗ sơ vụ án
và yêu cau điều tra”
Có thê thay, trải qua nhiều lần sửa đôi, b6 sung, BLTTHS năm 1988 đã bướcđầu quy định một số van dé chung về hoạt động trả hồ sơ dé điều tra bổ sung tronggiai đoạn truy tổ của Viện kiểm sát như thâm quyền tiến hành, căn cứ xem xét quyếtđịnh việc trả hồ sơ, số lần trả hồ sơ giữa Viện kiểm sát - Cơ quan điều tra và thờihạn điều tra b6 sung Tuy nhiên, những vấn dé này vẫn dừng ở mức hướng dẫnchung, chưa có giải thích chi tiết những vấn đề còn vướng mắc trong thực tiễn tốtụng dé đảm bảo việc thực hiện, chưa có quy định cụ thé về hình thức quyết định trả
hồ sơ để điều tra bổ sung cũng như nghĩa vụ của Cơ quan điều tra trong việc thựchiện yêu cầu điều tra bố sung của Viện kiểm sát
Trên cơ sở kế thừa những ưu điểm và khắc phục một số hạn chế củaBLTTHS năm 1988, BLTTHS năm 2003 quy định về van đề này tương đối chỉ tiết
và day đủ, thé hiện ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất, về thầm quyền xem xét, quyết định trả hồ sơ dé điều tra bé sung:BLTTHS năm 2003 tiếp tục ghi nhận thâm quyền tiến hành hoạt động này trong giaiđoạn truy tố thuộc về Viện kiểm sát Cụ thể hơn, theo quy định tại khoản 2 Điều 36BLTTHS năm 2003, quyền quyết định trả hồ sơ dé điều tra bố sung thuộc về Việntrưởng Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo phápluật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự
Thứ hai, về căn cứ quyết định trả hồ sơ điều tra b6 sung: BLTTHS năm 2003quy định về các căn cứ Viện kiểm sát trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra dé điều tra bốsung trong giai đoạn truy tô tại Điều 168 Cụ thê:
Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra dé điều tra bổsung khi nghiên cứu hồ sơ vụ án phát hiện thấy: Còn thiếu những chứng cứ quantrọng đôi với vụ án mà Viện kiêm sát không thê tự mình bô sung được; Có căn cứ
Trang 29Thứ ba, về thời hạn quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung, thời hạn điều tra bốsung và số lần trả hé sơ:
Thời hạn điều tra bố sung được quy định tại khoản 2 điều 121 BLTTHS năm
2003 Theo đó, trong trường hợp vu án do Viện kiểm sát trả lại dé điều tra bố sungthì thời hạn điều tra bố sung không quá hai thang; nếu do Toà án trả lại dé điều tra
bồ sung thi thời hạn điều tra bố sung không quá một tháng Viện kiểm sát hoặc Toà
án chỉ được trả lại hồ sơ dé điều tra b6 sung không quá hai lần Thời hạn điều tra bôsung tính từ ngày Cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra
Việc BLTTHS năm 2003 quy định cụ thể số lần trả hỗ sơ và thời hạn điều tra
bồ sung góp phan hạn chế tinh trạng trả hồ sơ nhiều lần, tràn lan và khắc phục tìnhtrạng kéo dài việc điều tra bổ sung, ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án
Thứ tw, về hình thức quyết định trả hồ sơ điều tra bố sung:
Hình thức quyết định trả hồ sơ dé điều tra bố sung được quy định tại Điều 6Thông tư liên tịch số 01/2010: Việc trả hồ sơ dé điều tra b6 sung phải ra quyết địnhbăng văn bản và do người có thâm quyền theo quy định của pháp luật ký Trongquyết định trả hồ sơ dé điều tra bổ sung phải ghi số, ngày, tháng, năm và lần trả hồ
sơ (thứ nhất hoặc thứ hai) Trong phan nội dung phải ghi cụ thể “nhitng chứng cứquan trong đối với vụ án” cần phải điều tra bố sung, “toi phạm khác hoặc ngườidong phạm khác ” phải khởi tô, truy tỗ hoặc “những vi phạm nghiêm trọng thủ tục
to tung” cần được khắc phục và nêu rõ căn cứ pháp luật quy định tại một trongcác khoản 1, 2 và 3 Điều 168 hoặc một trong các điểm a, b và c khoản 1 Điều 179của BLTTHS năm 2003 Đối với những Quyết định điều tra bé sung lại, hay còn gọi
là quyết định điều tra bố sung lần hai thì trong Quyết định phải nêu rõ: Những van
đê yêu câu điêu tra bô sung lân trước chưa được Cơ quan điêu tra điêu tra bô sung;
Trang 30Những van đề đã được điều tra bổ sung nhưng chưa đạt yêu cầu của Viện kiểm sát;Những vấn đề mới cần điều tra do phát sinh từ kết quả điều tra bố sung, trong quatrình giải quyết vụ án hình sự.
Thr năm, về việc thực hiện quyết định điều tra bố sung của Viện kiểm sát.Theo quy định tại Điều 114 BLTTHS năm 2003, Cơ quan điều tra có tráchnhiệm thực hiện các yêu cầu và quyết định của Viện kiểm sát Theo đó, Cơ quanđiều tra có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các yêu cầu nêu trong quyết định trả hồ sơ
dé điều tra bố sung của Viện kiểm sát theo quy định tại Điều 114 của BLTTHS; nếuthay quyết định trả hồ sơ dé điều tra bổ sung của Viện kiểm sát không có căn cứtheo hướng dẫn tại các điều 1, 2 và 4 của Thông tư này thì sau khi nhận hồ sơ vụ án
Cơ quan điều tra phải có văn bản nêu rõ lý do, quan điểm đối với việc giải quyết vụ
án và chuyên lại hồ sơ cho Viện kiểm sát Sau khi kết thúc điều tra bố sung, Cơquan điều tra phải có bản kết luận điều tra bổ sung, trong đó kết luận rõ đối với từngvan đề điều tra b6 sung và quan điểm giải quyết vụ án Nếu kết quả điều tra bổ sungdẫn đến đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyếtđịnh đình chỉ theo thắm quyền quy định tại Điều 164 và Điều 169 của Bộ luật tốtụng hình sự”,
Tóm lại, từ những phân tích trên, có thể khẳng định: Từ BLTTHS năm 1988đến BLTTHS năm 2003, hoạt động “Tra hồ sơ dé diéu tra bồ sung trong giai đoạntruy tô” đã được quy định theo hướng ngày càng hoàn thiện, đầy đủ Không chỉ kếthừa những ưu điểm, BLTTHS năm 2003 còn khắc phục được hạn chế trong cáchquy định của những văn bản pháp luật trước đó và có hướng dan chi tiết về van dénày nhằm đảm bảo việc áp dung thống nhất, đúng đắn trên thực tiễn
Kết luận chương I
1 Qua nghiên cứu, phân tích một số van dé lý luận về giai đoạn truy tố cũngnhư khái niệm, đặc điểm của hoạt động trả hồ sơ dé điều tra bô sung, luận văn đãđưa ra được khái niệm trả hồ sơ dé điều tra bố sung trong giai đoạn truy tố Từ đó,luận văn đã làm rõ một số đặc điểm của hoạt động trả hồ sơ để điều tra bổ sungtrong giai đoạn truy tố liên quan đến các van đề về thâm quyền, trình tự, thủ tục vàmục đích của hoạt động này.
2 Trả hồ sơ dé điều tra b6 sung trong giai đoạn truy tố có ý nghĩa quan trọng
cả về mặt pháp lý cũng như thực tiễn, chế định này đã góp phần đảm bảo thực hiện3' Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2010
Trang 31một số nguyên tắc quan trong của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam như nguyêntac bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tô tụng hình sự, nguyên tắc xác định sựthật vụ án và nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngườitham gia tô tụng Bên cạnh đó, Trả hồ sơ dé điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tốgóp phần nâng cao tỉnh thần trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiễnhành tố tụng trong hoạt động điều tra, truy tố; góp phần hạn chế oan sai, bỏ lọt tộiphạm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêmchỉnh và thông nhất
3 Chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tổ được ghinhận lần đầu tại BLTTHS năm 1988, từng bước được sửa đổi, bổ sung trước khiđược quy định tương đối chỉ tiết, cụ thể tại BLTTHS năm 2003 và hướng dẫn tạiThông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC- TANDTC-BCA ngày 27/8/2010.Đây là cơ sở pháp lý quan trọng đảm bảo hoạt động trả hồ sơ dé điều tra bố sungtrên thực tiễn được thực hiện đúng đắn
Trang 32Chương 2QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỎ TỤNG HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VÉTRA HO SƠ DIEU TRA BO SUNG TRONG GIAI DOAN TRUY TO2.1 Quy định về trả hồ sơ dé điều tra bd sung trong giai đoạn truy tốtheo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
2.1.1 Các trường hop trả hồ sơ điều tra bố sung trong giai đoạn truy toViệc xác lập các trường hợp ban hành quyết định trả hồ sơ dé điều tra bổsung trong giai đoạn truy tố là hết sức cần thiết Nếu BLTTHS không có quy định
về vấn đề này hoặc quy định không chặt chẽ sẽ dẫn tới tình trạng trả hồ sơ vụ ántràn lan, tùy tiện; không chỉ kéo dài thời gian giải quyết vụ án, làm ảnh hưởng tới lợiich nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mà còn ảnh hưởng tiêu cựctới quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát - Cơ quan điều tra, gây mat uy tín của Cơquan tiến hành tố tụng Các trường hop trả hồ sơ dé điều tra bố sung trong giai đoạntruy t6 được quy định tại khoản 1 Điều 245 BLTTHS năm 2015 Cụ thé:
Thứ nhất, còn thiếu chứng cứ dé chứng minh một trong những vấn dé quyđịnh tại Điều 85 của Bộ luật tổ tụng hình sự mà Viện kiểm sát không thể tự mình bồsung được;
Theo quy định của pháp luật, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơquan có thầm quyền tiến hành tố tung Người bị buộc tội có quyền nhưng khôngbuộc phải chứng minh là mình vô tội Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn củamình, cơ quan tiễn hành tô tụng phải áp dung các biện pháp hợp pháp dé xác định sựthật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định
có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sựcủa người bị buộc tội Muốn xác định được người bị buộc tội có tội hay không, cơquan tô tụng phải dựa trên những chứng cứ đã thu được dé xem xét”
Do không trực tiếp chứng kiến sự việc phạm tội nên cơ quan có thâm quyềntiến hành tố tung chi dựa vào các thông tin liên quan đến đối tượng chứng minhđược thu thập theo trình tự, thủ tục luật định để kết luận về các tình tiết nhằm giảiquyết đúng đắn vụ án Nội dung của quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự làthu thập, kiểm tra và đánh giá các thông tin, tư liệu liên quan và có ý nghĩa đối với
3 Trường Dai học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Công An Nhân Dân,
Hà Nội, tr 53.
Trang 33do cô ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơphạm tội; Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bịcáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo; Tính chất và mức độ thiệt hại dohành vi phạm tội gây ra; Nguyên nhân và điều kiện phạm tội; Những tình tiết khácliên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễnhình phạt.
Để làm sáng tỏ tất cả những van dé cần phải chứng minh, co quan tố tungphải trải quá một quá trình thu thập, kiểm tra và đánh giá tất cả các thông tin, tài liệuphản ánh sự kiện phạm tội, phản ánh các yếu tố khách quan, chủ quan của tội phạm
và các yếu tố liên quan đến người phạm tội Những thông tin đó được gọi chung là
“chứng cứ” Đây được coi là phương tiện duy nhất được cơ quan tiến hành tố tụng
sử dụng dé chứng minh trong tố tụng hình sự Thông qua việc phát hiện chứng cứ,xem xét và ghi nhận chứng cứ về mặt tố tụng, kiểm tra tính xác thực của chứng cứ,đánh giá chứng cứ, cơ quan tiễn hành tố tụng có thể nghiên cứu day đủ và toàn diệncác tình tiết của vụ án, xác định sự phù hợp của chúng với hiện thực từ đó tìm rachân lý khách quan.” Khái niệm chứng cứ được ghi nhận tại Điều 86 BLTTHS năm2015: Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luậtnày quy định, được dùng làm căn cứ dé xác định có hay không có hành vi phạm tội,người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải
3 Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Công An Nhân Dân,
Hà Nội, tr 216.
* Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Công An Nhân Dân,
Hà Nội, tr 217.
* Võ Thị Xuân Hương (2017), Trả hồ sơ dé điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố; Luận văn thạc sỹ Luật
học, Đại Học Luật Hà Nội, tr 25.
Trang 34quyết vụ án Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn: “Vat chứng; Lời khai,lời trình bày; Dữ liệu điện tử; Kết luận giảm định, định gia tài san; Biên bản tronghoạt động khởi 16, điều tra, fruy tô, xét xử, thi hành án; Kết quả thực hiện uy thác tupháp và hợp tác quốc tế khác; Các tài liệu, đồ vật khác ””°
Trong quá trình điều tra, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể xảy ra một
số trường hợp thiếu sót chứng cứ cần thiết làm sáng tỏ những vấn đề phải chứngminh trong vụ án hình sự Những trường hợp sau đây được coi là thiếu chứng cứ đểchứng minh một trong những van đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật tô tụng hình
sự”
- Chứng cứ dé chứng minh “có hành vi phạm tội xảy ra hay không” là chứng
cứ dé xác định hành vi đã xảy ra có đủ yếu tố cau thành tội phạm cụ thể được quyđịnh trong Bộ luật Hình sự hay thuộc các trường hợp không phải là hành vi phạm tội(quan hệ dân sự, kinh tế, vi phạm hành chính và các trường hợp khác theo quy địnhcủa luật);
- Chứng cứ dé chứng minh “thời gian, địa điểm và những tình tiết khác củahành vi phạm tội” là chứng cứ xác định nếu có hành vi phạm tội xảy ra thì xảy ravào thời gian nào, ở đâu; phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện thực hiện tộiphạm như thế nào;
- Chứng cứ đề chứng minh “ai là người thực hiện hành vi phạm tội” là chứng
cứ xác định một chủ thé cụ thé đã thực hiện hành vi phạm tội đó;
- Chứng cứ để chứng minh “có lỗi hay không có lỗi” là chứng cứ xác địnhchủ thé có lỗi hoặc không có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội; nếu cólỗi thì là lỗi cố ý trực tiếp hay lỗi cé ý gián tiếp hoặc lỗi vô y do quá tự tin hay lỗi vô
ý do cầu thả theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Bộ luật Hình sự;
- Chứng cứ để chứng minh “có năng lực trách nhiệm hình sự không” làchứng cứ xác định khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, người thực hiệnhành vi nguy hiểm cho xã hội đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự chưa; có mắcbệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mat khả năng nhận thức hoặc khả năng điềukhiển hành vi của mình hay không; nếu có thi mắc bệnh đó vào thời gian nao, tronggiai đoạn tố tụng nào;
- Chứng cứ dé chứng minh “mục đích, động cơ phạm tội” là chứng cứ xácđịnh chủ thé thực hiện hành vi phạm tội với mục đích, động cơ gì; mục đích, động
* Điều 87 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
3” khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP
Trang 3552, Điều 85 của Bộ luật Hình sự;
- Chứng cứ dé chứng minh “đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo” làchứng cứ xác định lý lịch của bi can, bi cáo; nếu bị can, bị cáo là pháp nhân thươngmại thì phải chứng minh tên, địa chỉ và những vấn đề khác có liên quan đến địa vịpháp lý và hoạt động của pháp nhân thương mại;
- Chứng cứ đề chứng minh “tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tộigây ra” là chứng cứ dé đánh giá tính chất, mức độ thiệt hại, hậu quả về vật chat, phivật chất do hành vi phạm tội gây ra;
- Chứng cứ dé chứng minh “nguyên nhân và điều kiện phạm tội” là chứng cứxác định nguyên nhân chủ quan, khách quan, điều kiện cụ thể dẫn đến việc chủ théthực hiện hành vi phạm tội;
- Chứng cứ để chứng minh “những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừtrách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt” là chứng cứ chứngminh những vấn đề được quy định tại các điều 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29,
59, 88 và các điều luật khác của Bộ luật Hình sự;
- Chứng cứ khác dé chứng minh một hoặc nhiều van đề quy định tại Điều 85của BLTTHS mà thiếu chứng cứ đó thì không có đủ căn cứ để giải quyết vụ án, như:chứng cứ dé xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi;chứng cứ dé chứng minh vi trí, vai trò của từng bị can, bị cáo trong trường hợp đồngphạm hoặc phạm tội có tô chức; chứng cứ để xác định trách nhiệm dân sự của bịcan, bị cáo và những vấn đề khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án theo quy
định của pháp luật;
- Trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội thì ngoài việc xác định chứng
cứ trong các trường hợp nêu trên còn phải xác định chứng cứ dé chứng minh điềukiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mai theo quy định tại Điều 75của Bộ luật Hình sự.
Đây là trường hợp VKS quyết định trả hồ sơ vụ án dé điều tra bố sung Tuynhiên, không phải trong mọi trường hợp, VKS đều được trả hồ sơ mà chỉ ban hành
Trang 36quyết định này khi thiếu chứng cứ VKS không thé tự bố sung được Theo quy địnhtại khoản 3 Điều 236 và Điều 88 BLTTHS năm 2015, Viện kiểm sát có quyền trựctiếp tiến hành một số hoạt động điều tra nhằm kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứtheo quy định của BLTTHS để quyết định việc truy tố hoặc khi Tòa án yêu cầu điềutra bô sung mà xét thấy không cần thiết phải trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra Trườnghợp xét thay còn thiếu những chứng cứ làm sáng tỏ những van đề phải chứng minhtrong vụ án, Viện kiểm sát có thé trực tiếp tiễn hành một số hoạt động điều tra đểthu thập chứng cứ theo quy định của BLTTHS, bao gồm hỏi cung bị can, lấy lờikhai người làm chứng, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan; đối chất; trưng cầu giám định; yêu cầu định giá tài sản; thựcnghiệm điều tra; yêu cầu cơ quan, tô chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồvật, đữ liệu điện tử, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án Viện kiểm sát chỉ trả
hồ sơ trong trường hợp không thé bổ sung được những chứng cứ đó, ngay cả khitiến hành các hoạt động thu thập chứng cứ nêu trên
Ngoài ra, Viện kiểm sát không trả hồ sơ dé điều tra bổ sung khi thiếu chứng
cứ làm sáng tỏ những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự nếu thiếu chứng
cứ đó nhưng vẫn truy tố, xét xử được hoặc không thê thu thập được chứng cứ đó.Những quy định này không chỉ nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của Viện kiểmsát mà còn hạn chế việc trả hồ sơ điều tra bố sung giữa các cơ quan tiến hành tốtụng, tránh kéo dài thời gian giải quyết vụ án, ảnh hưởng đến quan hệ phối hợp giữacác Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra
Thứ hai, có căn cử khởi tố bị can về một hay nhiễu tội phạm khác; có ngườiđồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vu án nhưng chưa được khởi tổ
bị can;
Tội phạm là một hiện tượng xã hội tiêu cực có thể do cá nhân thực hiệnnhưng cũng có thể do nhiều người cùng thực hiện Khi có hai người trở lên cố ýcùng thực hiện tội phạm (một hoặc nhiều tội) thì gọi là đồng phạm Ÿ Vấn đề nàyđược ghi nhận tại Điều 17 BLHS năm 2015 “Đồng phạm là trường hợp có haingười trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.” Theo quy định của BLHS năm
2015, chủ thể của tội phạm được mở rộng hơn so với trước đây, bao gồm cá nhân vàpháp nhân thương mại nhưng BLHS năm 2015 hiện tại chỉ đặt ra van đề “dongphạm ” trong trường hợp chủ thé của tội phạm là cá nhân, chưa có quy định cụ thé
* Cao Thị Oanh, Lê Đăng Doanh chủ biên (2016), Bình luận khoa học BLHS năm 2015, NXB Lao Động, Hà
Nội, tr 37.
Trang 37về vấn đề này trong trường hợp chủ thể tội phạm là “pháp nhân thương mại”.Ngoài ra, trong vụ án, có thể còn có những đối tượng khác liên quan mà hành vi của
họ cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự Một trong những nhiệm
vụ đặt ra cho Co quan tiễn hành tố tụng khi giải quyết vụ án hình sự chính là xácđịnh và xử lý van đề trách nhiệm hình sự đối với người bị buộc tội trong nhữngtrường hợp nêu trên Theo quy định tại Điều 18 BLTTHS năm 2015: “Khi phát hiệnhành vi có dấu hiệu tội phạm, trong phạm vi nhiệm vu, quyên hạn của mình, cơquan có thẩm quyên tiến hành tô tụng có trách nhiệm khởi tổ vụ án, áp dụng cácbiện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội,pháp nhân phạm tội ” Việc khởi tố vụ án hình sự được tiễn hành khi xác định hành
vi có dấu hiệu của tội phạm và theo trình tự mà BLTTHS quy định Quyết định khởi
tố vụ án hình sự là cơ sở pháp lý dé tiến hành các hoạt động tố tụng tiếp theo.” Khi
co quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền xác định có căn cứ cho răng một ngườihoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà BLHS quy định là tội phạm sẽ tiến hànhkhởi tố bị can Dé ra quyết định khởi tố bị can, co quan có thâm quyền tiễn hành tôtụng phải có đủ chứng cứ xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội, làm rõ
đó là tội phạm gi, quy định ở điều khoản nào của BLHS, xác định rõ lý lịch củangười thực hiện hành vi phạm tội Khi tiến hành điều tra, Cơ quan điều tra, Việnkiểm sát có thé ra quyết định thay đổi quyết định khởi tổ bị can, nếu có căn cứ xácđịnh hành vi phạm tội của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố hoặc quyết địnhkhởi tố ghi không đúng họ tên, tuổi, nhân thân bị can; ra quyết định bổ sung quyếtđịnh khởi tố bị can khi có căn cứ xác định bị can còn thực hiện hành vi khác mà Bộluật hình sự quy định là tội phạm nhưng chưa bị khởi tố”
Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp, các cơ quan tiến hành tố tụngđều áp dụng chính xác những quy định này Trong quá trình điều tra vụ án hình sự,
cơ quan điều tra có thể bỏ sót tội phạm, cũng có thể do cơ quan điều tra định hướngsai, đánh giá sai các chứng cứ, áp dụng sai các điều luật dẫn đến trường hop này””
Bộ luật tố tụng hình sự quy định trường hợp có căn cứ khởi tố bị can về một haynhiều tội phạm khác hoặc có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan
* Trường Dai học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Công An Nhân Dân,
Hà Nội, tr 55.
*° Trường Dai học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Công An Nhân Dân,
Hà Nội, tr 331 - 332.
*' Võ Thị Xuân Hương (2017), Trả hồ sơ dé điều tra bồ sung trong giai đoạn truy tố; Luận văn thạc sỹ Luật
học, Đại Học Luật Hà Nội, tr 28.
Trang 38đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can là trường hợp trả hồ sơ vụ án trong giaiđoạn truy tố tại điểm b và điểm c khoản | Điều 245 BLTTHS năm 2015 Quy địnhnày được hướng dẫn cụ thể tại khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP về Phối hợp thực hiện trả hồ sơ để điều tra bốsung trong các trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 245 củaBLTTHS như sau:
- Khi có căn cứ dé khởi tố bị can về một hay nhiều tội phạm khác; có ngườiđồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố
bị can thuộc một trong các trường hop sau đây thì Viện kiểm sát trả hồ sơ dé điềutra bố sung:
+ Khởi tố và điều tra về một hay nhiều tội nhưng chứng cứ trong hé sơ vụ áncho thấy hành vi của bị can đã thực hiện câu thành một hay nhiều tội khác;
+ Ngoài tội phạm đã khởi tố và điều tra, chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấycòn có căn cứ dé khởi tố bị can về một hoặc nhiều tội khác;
+ Ngoài bị can đã bị khởi tố và điều tra, chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấycòn có người đồng phạm khác hoặc có người phạm tội khác có liên quan đến vụ ánnhưng chưa được khởi t6 bị can
Có thể hiểu khái niệm “tdi phạm khác ” là trường hợp: một là tội khác với tội
mà cơ quan điều tra khởi tố, điều tra; hai là tội khác ngoài tội mà cơ quan điều tra đãkhởi tố, điều tra” Như vậy, nếu xác định có đủ căn cứ cho rằng hành vi của bi cancầu thành một hay nhiều tội phạm khác với tội phạm đã bị khởi tố, điều tra hoặcngoài tội phạm đã bị khởi tố, điều tra, bị can còn thực hiện một hay nhiều hành vikhác mà BLHS quy định là tội phạm nhưng chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát có théquyết định trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra tiến hành điều tra bổ sung Đối với trườnghợp “người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưađược khởi tố bị can”, trong giai đoạn truy tố, nếu phát hiện có đủ căn cứ xác địnhtrong vu án còn có người đồng phạm khác (như người tổ chức, người thực hành,người xúi giục, người giúp sức) hoặc còn có người liên quan khác tuy không là đồngphạm nhưng đã thực hiện hành vi mà BLHS quy định là tội phạm trong vụ án vàchưa được khởi tố bị can thì Viện kiểm sát có thé trả hồ sơ vụ án dé điều tra bốSung Đề có căn cứ xác định những van đề trên, Viện kiểm sát, Co quan điều traphải thông qua các hoạt động điều tra, thu thập, đánh giá chứng cứ nhằm làm rõ có
* Võ Thị Xuân Hương (2017), Trả hồ sơ dé điều tra bồ sung trong giai đoạn truy tố; Luận văn thạc sỹ Luật
học, Đại Học Luật Hà Nội, tr 28.
Trang 39hay không một tội phạm khác hoặc có hay không người đồng phạm hay người phạmtội khác trong vụ án chưa được khởi tố bị can
- Không trả hồ sơ dé điều tra bồ sung trong các trường hợp sau đây:
+ Nếu có căn cứ dé tách vụ án theo quy định tại khoản 2 Điều 242 của Bộluật tố tụng hình sự;
+ Nếu quyết định trả hồ sơ dé điều tra bổ sung của Tòa án có căn cứ mà xétthấy không cần phải trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra thì Viện kiểm sát trực tiếp tiễnhành một số hoạt động điều tra dé bố sung tải liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản
1 Điều 246 của Bộ luật tố tụng hình sự
Trong giai đoạn truy tố, nếu phát hiện có dấu hiệu “Jot nguoi, lot ôi” nhưng
có căn cứ dé tách vụ án, Viện kiểm sát không trả hồ sơ mà quyết định tách vụ ánhình sự Hoạt động tách vụ án hình sự dé tiến hành điều tra là việc tách các tội phạmhoặc các bị can trong cùng một vụ án thành những vụ án riêng lẻ, nếu không thêhoàn thành sớm việc điều tra đối với tất cả các tội phạm Tuy nhiên, chỉ được tách
vụ án nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan vụán.” Theo quy định tại khoản 2 Điều 242 BLTTHS năm 2015, Viện kiểm sát quyếtđịnh tach vu án hình sự khi thuộc một trong các trường hợp Bi can bỏ trén hoặc Bican mac bénh hiém nghèo hoặc Bi can bi áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh vàxét thấy việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàndiện cũng như đã có quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can
Có thể thấy, những quy định của BLTTHS năm 2015 về trường hợp trả hồ sơ
vụ án để điều tra bổ sung theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 245BLTTHS năm 2015 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để áp dụng thống nhất trên thực
tế, hạn chế trả hồ sơ vụ án tràn lan, không cần thiết
Thứ ba, có vi phạm nghiêm trọng thu tục tổ tụng
Trên cơ sở kế thừa những quy định của BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm
2015 tiếp tục xác định một trong những trường hợp VKS trả hồ sơ vụ án trong giaiđoạn truy tố là “có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tung.” Vì nhiều nguyên nhânkhác nhau, trong thực tiễn giải quyết vụ án hình sự, cac cơ quan tiễn hành tố tụngvẫn mắc phải một SỐ sai sót, vi phạm khi thực hiện các hoạt động tố tụng
Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là việc cơ quan, người có thâm quyềntiễn hành tố tụng trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử không thực hiện
*® Trường Dai học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Công An Nhân Dân,
Hà Nội, tr 322.
Trang 40hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủ tục do Bộ luật này quyđịnh và đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tốtụng hoặc làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án.
Xâm hại nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tổ tung
là làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia tốtụng, có thể gây ra cho họ thiệt hại về vật chat, tinh than
Những trường hợp sau đây được coi là vi phạm nghiêm trọng về thu tục tốtung là căn cứ dé Viện kiểm sát quyết định trả hồ sơ dé điều tra bố sung:”*
- Lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiễnhành một số hoạt động điều tra mà theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự phải có
sự phê chuẩn của Viện kiểm sát, nhưng không có phê chuẩn của Viện kiểm sát hoặcviệc ký lệnh, quyết định tố tụng không đúng thẩm quyền;
- Không chỉ định, thay đổi hoặc chấm dứt việc chỉ định người bào chữa chongười bị buộc tội theo quy định tại Điều 76 và Điều 77 của Bộ luật tốt tụng hình sự;
- Xác định không đúng tư cách tham gia tố tụng của người tham gia tố tụngtrong quá trình điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến xâm hại nghiêm trọng quyền và lợiích hợp pháp của họ;
- Khởi tố vụ án hình sự nhưng không có yêu cầu của bị hại hoặc của ngườiđại diện của bị hai theo quy định tại khoản 1 Điều 155 của Bộ luật tố tụng hình sự;
- Nhập vụ án hoặc tách vụ án không đúng quy định tại Điều 170 hoặc Điều
242 của Bộ luật tố tụng hình sự;
- Không cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết hoặc thông báo văn bản tố tụnggồm lệnh, quyết định, yêu cầu, kết luận điều tra, ban cáo trang, bản án cho người bibuộc tội và những người tham gia tô tụng khác theo đúng quy định của pháp luậtxâm hại nghiêm trọng đến quyền bào chữa, quyền, lợi ích hợp pháp của người bịbuộc tội và những người tham gia tố tụng khác;
- Chưa điều tra, lập lý lịch của bị can; chưa xác định được những đặc điểmquan trọng về nhân thân của bị can, bị cáo (tuổi, tiền án, tiền sự), lý lịch hoạt độngcủa pháp nhân thương mại phạm tội (tên, địa chỉ, những vấn đề khác liên quan đến
hồ sơ pháp lý của pháp nhân thương mại);
- Không có người phiên dịch, người dịch thuật cho người tham gia tố tungtrong trường hợp họ không sử dụng được tiếng Việt hoặc tài liệu tố tụng không thể
* Thông tư liên tịch 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP