được các biện pháp bảo đảm; làm rõ những điểm chung và những đòi hỏi đặcthù trong bảo đảm quyền tố tụng của người của người dân tộc thiểu số tronggiai đoạn xét xử; - Phân tích có hệ thốn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
NÔNG THỊ LƯỜNG
BAO DAM QUYEN TO TUNG CUA NGƯỜI DAN
TỘC THIEU SO TRONG XÉT XU VỤ AN HINH SỰ
THEO BO LUAT TO TUNG HÌNH SỰ NĂM 2015
(TREN CO SO THUC TIEN XET XU TAI TINH DAK
LAK)
HA NOI - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
NÔNG THỊ LƯỜNG
BAO DAM QUYEN TO TUNG CUA NGƯỜI DAN
TOC THIEU SO TRONG XET XU VU AN HINH SU
THEO BO LUAT TO TUNG HÌNH SỰ NAM 2015
(TREN CO SO THUC TIEN XET XU TAI TINH DAK
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bồ trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tat cả các môn học và đã thanh toántat cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đạihọc Quốc gia Hà Nội
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
Nông Thị Lường
Trang 4Danh mục các chữ việt tat
CHƯƠNG 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE QUYEN TO TUNG
CUA BI CAO NGUOI DAN TOC THIEU SO TRONG XET
XU VU AN HÌNH SỰ THEO BO LUAT TO TUNG HÌNH
SỰ NĂM 2015 o.occcccccccccccsccssscssessessessessesssessessessessessessessusssssessesseesesseess 7
1.1 Khái niệm, đặc điểm của quyền và bao đảm quyền tố tụng của
bị cáo là người dân tộc thiểu số trong xét xử vụ án hình sự 7
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm quyền tố tụng của bị cáo là người dân tộc
thiểu số xét xử vụ án hình sự -¿:- ¿+s+E++k+E£EvEEEeErEerezkeresrerxee 7
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm bảo đảm quyền tố tụng của bị cáo là người
dân tộc thiểu số trong xét xử vụ án hình sự .-« - «+5 14 1.2 Co sở, vị trí, ý nghĩa bao đảm quyền tố tụng của bị cáo là
người dân tộc thiểu số trong xét xử vụ án hình sự 16 1.2.1 Cơ sở bao đảm quyền tố tụng của bị cáo người dân tộc thiểu số
trong xét xử vụ án hình SựỰ - c1 xxx re, 16
1.2.2 Vị trí, ý nghĩa bảo đảm quyền tố tung của bị cáo là người dân tộc
thiểu số trong xét xử vụ án hình Sự - «5+5 s+csseersseesees 21
1.3 Co chế bảo đảm quyền tố tụng của bị cáo là người dân tộc
thiểu số trong xét xử vụ án hình sự - 5c sccscse¿ 24 1.3.1 Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thâm các vụ án
hình sự của Tòa án nhân dân cấp tinh băng các quy định pháp luật 25
1.3.2 Thuc thi, áp dụng pháp luật 5 55 + *++v+sesseeseseersexee 26
1.3.3 Cơ chế kiểm soát bảo đảm quyềhn 2-52 25S2S£2E22E£EeExzrszrz 33
Trang 5CHUONG 2: PHÁP LUAT VIỆT NAM VE QUYEN TO TUNG
Quy định về quyên tổ tụng của bị cáo trong xét xử vụ án hình sw 36
Quy định về quyền tố tụng của bị cáo là người dân tộc thiểu
số trong xét xử vụ án hình Sự 2-2-5 secxcEE+EcEerxerxereee 40Những quy định về phiên dịch và người phiên dịch trong Bộ luật
tố ñ)9138010001 0050 0117 40
Những quy định về quyền được nhận các văn bản tố tụng trong
xét xử vụ án hình SU <1 1 1n n 1S 1 vn 1 1k rrree 42
Những quy định về quyền bào chữa, tự bào chữa xét xử vụ án
Những quy định chung về sử dụng tiếng nói, chữ viết người dân tộc
thiểu số trong xét xử vụ án hình sự trong Bộ luật tố tụng hình sự 45
Những quy định về giám định, định giá tài sản, thay đổi người
tiến hành tố tụng trong xét xử vụ án hình sự trong Bộ luật tố tụng
CHUONG 3: THUC TIEN VÀ GIẢI PHAP NANG CAO HIEU QUA
BAO DAM QUYEN TO TUNG CUA BỊ CAO LA NGƯỜI
DAN TOC THIEU SO TRONG THUC TIEN XET XU VU AN HÌNH SU TREN DIA BAN TINH DAK LẮK 41 Khái quát thực tiễn bảo đảm quyền tố tụng của bị cáo là
người dân tộc thiểu số trong xét xử vụ án hình sự trên địa
bàn tỉnh Đắk Lắtk c5¿- 55c tri 47Thực tiễn bảo đảm quyền tố tụng của bi cáo là người dân tộc
thiểu số trong xét xử vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Dak Lak 49 Quyền được nhận các văn bản tố "02177 49 Quyền bào chữa, quyền tự bào chữa ¿2-52 2+cz+cerxerxereee 50
Quyền được phiên dich, từ chối phiên dịch - 5-5: 53
Trang 63.2.4 Quyền sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình 53
3.2.5 Quyền yêu cau, khiếu nại đối với giám định, định giá 54
3.3 Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân cơ bản - 55
3.3.1 Mau thuẫn giữa Luật tục và Bộ luật hình sự - +: 55
3.3.2 Hạn chế về công tác phiên dich và người phiên dịch 63
3.3.3 Hạn chế về công tác trợ giúp pháp lý, bào chữa - 65
3.3.4 Hạn chế trong công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật 66 3.4 Các yêu cầu, kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả quyền tố
tụng của bị cáo là người dân tộc thiểu số trong xét xử tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk c:- 55c tccttrtrrtirrtrtrrrrrrrrrrrrrrirrree 67
3.4.1 Một số yêu cầu bảo đảm về quyền tố tụng của bị cáo là người dan
tộc thiểu số trong xét xử vụ án hình sự -« -«++<-x+<+ 67 3.4.2 Một số kiến nghị bảo đảm quyên tổ tụng của bị cáo là người dân
tộc thiểu số trong xét xử vụ án hình Sự -. -«++s<++esse+ 73
3.4.3 Những giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động tố tụng hình sự
nhằm bảo đảm quyền tổ tụng của người dân tộc thiểu số trong xét
xử vụ án hình Su - E2 211111111 11199933311 kE ng 1 ket 79
KET LUẬN - 2 5c CS E1 1 1E 1112111111111 11 1111 1111110111111 1xx erre 83 DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO 2 2 2 s+£szzxcse2 85
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLDS Bộ luật dân sự
BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
HĐND Hội đồng nhân dân
Trang 8MỞ DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứuLuật pháp Việt Nam bảo dam tat cả mọi người dân đều bình đăng trướcpháp luật, được thụ hưởng quyền như nhau; các quyền cơ bản của con người
được ghi nhận trong Hiến pháp, được bảo vệ và bảo đảm bởi các văn bản pháp luật cụ thể và được thực thi trong thực tiễn Đồng thời, mọi người có
nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật; mọi hành vi vi phạm pháp luật
của bat kỳ cá nhân, t6 chức nào cũng đều bị xét xử nhằm đảm bảo tínhnghiêm minh của pháp luật và bảo đảm các quyền và tự do của mỗi người dântrong xã hội; không ai bi bắt giữ, xét xử vì thực hiện các quyền con người,
quyền công dân của minh hợp pháp.
Hoạt động xét xử là là một hoạt động của Nhà nước liên quan chặt chẽ
với quyền tố tụng của người tham gia tố tụng Quá trình xét xử vụ án hình sự
là thời điểm các biện pháp cưỡng chế Nhà nước được áp dụng phô biến nhất;
do vậy, các quyền của các chủ thể tố tụng cũng dễ bị xâm hại nhất trong quá
trình này Thực tiễn xét xử trong những năm qua minh chứng rằng hiện vẫn còn nhiều trường hợp vi phạm quyền tổ tung trong quá trình xét xử vụ án hình
sự Với những bị cáo là người dân tộc thiểu số, thường có hiểu biết hạn chế về
pháp luật dẫn đến các quyền lợi hợp pháp rat dé bị xâm phạm.
Theo thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 49 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống, trong đó: Dân tộc kinh
chiếm 64,3%, các dân tộc thiêu số chiến 35,7% (Dân tộc E đê chiếm 18,79%;Dân tộc Nùng chiếm 4,1; Dân tộc Tay là 2,3%; Dân tộc Mông là 2,1% và cácdân tộc thiểu số khác) Việc giữ gìn sự ồn định và bình đăng giữa các dân tộccùng chung sống trên địa bàn Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêngluôn đặt ra thách thức cho chính quyền địa phương noi đây Vì vậy, bảo dammọi quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong xét xử là van dé quan trọng nhất
Trang 9vì xét xử là một giai đoạn TTHS trung tâm và quan trọng dé tăng cường phápchế, bảo vệ các quyên và tự do của công dân phần, có như vậy những ngườitham gia tố tụng là người dân tộc thiểu số sẽ có “cảm giác” mình không bị
thiệt thoi trong quá trình xét xử Tuy nhiên, quy định của bộ luật TTHS hiện
nay dành rất ít điều luật quy định về van dé này và cũng chưa có nhiều công
trình nghiên cứu chuyên biệt về các quy định dành cho người dân tộc thiêu số
Vi vậy, học viên lựa chọn dé tài “Bao đảm quyền to tung của người dân
tộc thiểu số trong xét xử vụ ăn hình sự theo Bộ luật TTHS năm 2015 (rên cơ
sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Đắk Lắk)” làm luận văn thạc sĩ nhằm góp phần giảiquyết những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong khoa học pháp lý của Việt Nam, vấn dé bảo đảm quyên tổ tụng
của người dân tộc thiểu số trong xét xử vụ án hình sự đã được nghiên cứu từ góc độ nghiên cứu về bảo đảm quyền con người nói chung trong xét xử vụ án
hình sự; nghiên cứu về mối quan hệ giữa quyền con người và quyền công dân;
nghiên cứu van dé bảo đảm quyền con người trong Nha nước pháp quyền
Từ góc độ pháp luật chuyên ngành, các chuyên gia, học giả cũng có
nhiều nghiên cứu từ các giác độ khác nhau Cụ thé, theo khảo sát của tác giả,
đã có một số công trình quan trọng sau đây:
Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyển con người của các tac giả:
Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao và Lã Khánh Tùng (chủ biên) [11], phân
tích về quyền con người dưới góc độ pháp lý tiếp tục khang định pháp luật là
phương tiện chính thức hóa, pháp lý hóa các quyên tự nhiên của con người
Cuốn sách Quyển con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự do tác giả Nguyễn Ngọc Chí (Chủ biên) (2015) là một ấn phẩm quan trọng về mặt
phương pháp tiếp cận Tại đây, các tác giả tiếp cận theo hướng phân tích, bình
luận các tiêu chí quôc tê vê quyên con người trong tư pháp hình sự và tham
Trang 10chiếu đến thực trạng pháp luật và thực tiễn của Việt Nam Trên cơ sở cáchtiếp cận này, nội dung trong cuốn sách tập trung làm rõ các nội dung về:quyền con người thể hiện trong quy định về tội phạm và hình phạt; quyền conngười trong pháp luật tố tụng hình sự; Quyền con người trong pháp luật thihành án hình sự; bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự.
Các luận án, luận văn trước đó như: Luận án tiến sĩ luật học: “Bao dam quyên cua bị can, bi cáo là người chưa thành niên trong tổ tụng hình sự Việt
Nam” của TS Phan Thị Thanh Tâm [25]; Luận án “Bao dam quyên cua bicáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dâncấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay” của TS Võ Quốc Tuấn [29]; Luận văn “Baođảm quyền bào chữa cua bị can, bị cáo trong xét xu sơ thẩm vụ án hình sự vàthực tiễn tại Toà án nhân dân tỉnh Phú Thọ” của ThS Hoàng Thị Doai [14];
Luận văn “Bảo vệ các quyên con người của người dân tộc thiểu số trong giải quyết vụ án hình sự trên cơ sở s6 liệu thực tiễn dia bàn tỉnh Dak Lak” của
ThS H’Nam Bkrông [19]; Luận văn “Bao dam quyên bào chữa của bị can, bị
cáo trên địa bàn tỉnh Dak Lắk - Thực trạng và giải pháp” của ThS Nguyễn
Thị Phuong Nga [22]; “Thuc hiện quyên bào chữa cua bị cao trong giai đoạnxét xử sơ thẩm vụ án hình sự và thực tiễn tại TP Hà Noi” của ThS Đinh ThịHồng Nhung [23]
Các công trình nghiên cứu trên đều đã đề cập đến các quy định về việc
đảm bảo quyền con người, quyền của các chủ thê trong xét xử vụ án hình sự một cách tổng thể từ tư cách tô tụng đến các biện pháp tố tụng áp dụng Mặt
khác, Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành cũng như các văn bản pháp luật có
liên quan vẫn chưa có chế định cụ thé rõ ràng quy định về phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn và trình tự tố tụng dành cho người tham gia tố tụng là người dân
tộc thiểu số một cách cụ thể Tuy nhiên, ở một phạm vi hep trong việc bảo vệ
các quyền tố tụng của bi can, bi cáo là người dân tộc thiểu số (Đắk Lắk là tỉnh
Trang 11có gần như day đủ tất cả các dân tộc thiểu số sinh sống trên lãnh thổ ViệtNam) hiện còn thiếu vắng các nghiên cứu liên quan Do đó, đề tài này sẽ tậptrung làm rõ một số khía cạnh như: các biện pháp bảo đảm; làm rõ nhữngđiểm chung và những đòi hỏi đặc thù trong bảo đảm quyền tổ tụng của cácchủ thé này trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Các quyên tổ tụng của bị cáo làngười dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk trong giai đoạn xét xử sơ thâm vụ án hình
sự theo Bộ luật TTHS năm 2015.
Về phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Thực tiễn xét xử tại tỉnh Dak Lak từ năm 2017 đến năm 2022;
- Về không gian: đề tài tập trung nghiên cứu địa bàn tỉnh Đắk Lắk;
- Về nội dung: tập trung chủ yếu vào nội dung bao đảm quyên tổ tụng của bị cáo là người dân tộc thiêu số trong xét xử vụ án hình sự trong mối liên
hệ với các chế định khác của tô tụng hình sự.
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này trên cơ sở kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước,
hướng đến mục đích cung cấp tiếp các giải pháp góp phan bảo đảm quyền tố
tụng của người dân tộc thiểu số trong xét xử vụ án hình sự
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích, khái quát những vấn đề lý luận về quyền tố tụng và bảo
đảm quyền tổ tụng của người dân tộc thiểu số trong xét xử vụ án hình sự;
- Phân tích nhằm làm rõ những điểm chung và những đòi hỏi đặc thùtrong bảo đảm quyền tố tụng của người dân tộc thiểu số trong giai đoạn xét xử
vụ án hình sự;
Trang 12- Phân tích các quy định của Bộ luật TTHS liên quan đến bảo đảmquyền tố tung của người dân tộc thiểu số trong xét xử vụ án hình sự; từ thựctiễn xét xử, khái quát những hạn chế và bất cập trong thực tiễn xét xử vụ án
hình sự;
- Kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của phápluật TTHS Việt Nam và tang cường bao dam quyên tổ tụng của người dân tộcthiểu số trong xét xử vụ án hình sự
5 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Lênin (duy vật biện chứng và duy vật lịch sử); tư tưởng Hồ Chí Minh và chủtrương, chính sách của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam về Nhà nước
Mác-và Pháp luật, về Nhà nước pháp quyền XHCN, về bảo vệ quyền con người trong xét xử vụ án hình sự, về dam bảo quyền tô tụng trong tư pháp hình sự Việc nghiên cứu được thực hiện từ góc độ lý luận về bảo đảm quyền TTHS nói chung và từ góc độ quyền TTHS của người dân tộc thiểu số nói riêng.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: phương pháp
phân tích luật và văn bản, tài liệu; phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh,
thống kê
Trong quá trình thực hiện đề tài, cần khảo sát thực tiễn xét xử của Tòa
án nhân dân hai cấp của tỉnh Đắk Lắk, nghiên cứu hồ sơ các vụ án hình sự
liên quan đến người dân tộc thiểu số làm cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu.
6 Những đóng góp mới của luận văn
- Góp phan làm rõ thêm nhiều van dé lý luận về đảm bảo quyên té tụngcủa chủ thé trong xét xử vụ án hình sự va đảm bảo quyên tố tụng của chủ thé
là người dân tộc thiêu sô trong quá trình xét xử vụ án hình sự; hệ thông hóa
Trang 13được các biện pháp bảo đảm; làm rõ những điểm chung và những đòi hỏi đặcthù trong bảo đảm quyền tố tụng của người của người dân tộc thiểu số trong
giai đoạn xét xử;
- Phân tích có hệ thống các quy định của Bộ luật TTHS hiện hành va
đánh giá đầy đủ, toàn diện thực tiễn bảo đảm quyền tô tụng của người dân tộc
thiểu số trong xét xử vụ án hình sự Việt Nam, từ đó tìm ra được những hạn
chế, bất cập về đảm bảo quyền tố tụng của họ trong xét xử vụ án hình sự và
nguyên nhân của những bất cập, hạn chế.
- Đưa ra được một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện các quyđịnh của pháp luật TTHS Việt Nam va tăng cường bảo đảm quyên tố tụng củachủ thé là người dân tộc thiêu số trong họat động xét xử vụ án hình sự
- Có thé sử dụng làm tài liệu tham khảo trong hoạt động lập phápTTHS, trong thực tiễn xét xử, trong học tập, nghiên cứu về TTHS
7 Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 03 Chương:
Chương 1 Một số van đề lý luận về quyền tô tung của bị cáo là người dân
tộc thiêu số trong xét xử vụ án hình sự theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015;
Chương 2 Pháp luật Việt Nam về quyền tố tụng của bị cáo là ngườidân tộc thiểu số trong xét xử vụ án hình sự;
Chương 3 Thực tiễn và giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền tổ
tụng của bị cáo là người dân tộc thiêu số trong thực tiễn xét xử vụ án hình sự trên địa bàn tinh Dak Lak.
Trang 14CHUONG 1
MOT SO VAN DE LY LUAN VE QUYEN TO TUNG
CUA BI CÁO NGƯỜI DAN TỘC THIẾU SO
TRONG XÉT XU VU AN HÌNH SU
THEO BO LUAT TO TUNG HINH SU NAM 2015
1.1 Khai niệm, đặc điểm của quyền va bảo đảm quyền tố tung của
bị cáo là người dân tộc thiểu số trong xét xử vụ án hình sự
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm quyền tổ tụng của bị cáo là người dân tộc
chung còn có những điều luật quy định đặc thù và các chính sách cụ thé như
chính sách về đất đai, giáo dục, y tế, vay vốn tạo việc làm, chính sách bảo tồn
và phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc rất ít người nhằm bảo đảm quyền
và thúc đây thực thi quyền cho các đối tượng đồng bao dân tộc thiểu số, phan
đấu cho mục tiêu chung là thực hiện quyền bình đăng giữa các dân tộc.
Tiếp cận dựa trên quyền con người (HRBA) là phương pháp tiếp cận lay các tiêu chuẩn về quyền con người làm cơ sở dé xác định kết quả mong đợi
và lẫy các nguyên tắc về quyền con người làm điều kiện, khuôn khổ cho quátrình đạt được kết quả đó Sử dụng các tiêu chuẩn và nguyên tắc về quyền conngười làm cơ sở và mục tiêu cho hoạt động là đích mà cách tiếp cận dựa trênquyền con người hướng tới Khác với cách tiếp cận khác, tiếp cận dựa trên
quyền con người không chỉ quan tâm tới việc đạt được mục tiêu mà còn quan tâm thích đáng tới quy trình, cách thức được lựa chọn dé đạt được những mục
Trang 15tiêu đó với mục đích hỗ trợ người dân tham gia tích cực vào phát triển, không
phải chỉ là người hưởng lợi thụ động từ các chính sách của nhà nước.
Là một phạm trù đa diện, song quyền con người có mối liên hệ gần gũihơn cả với pháp luật Điều này trước hết là bởi cho dù quyền con người có là
bam sinh, vốn có (nguồn gốc tự nhiên) hay phải do các nhà nước quy định
(nguồn gốc pháp lý), thì việc thực hiện các quyền vẫn cần có pháp luật Hầu hết
những nhu cầu vốn có, tự nhiên của con người (các quyền tự nhiên) không thể được bảo đảm đầy đủ nếu không được ghi nhận bằng pháp luật, mà thông qua
đó, nghĩa vụ tôn trọng và thực thi các quyền không phải chỉ tồn tại dưới dạngnhững quy tắc đạo đức mà trở thành những quy tắc cư xử chung, có hiệu lựcbắt buộc và thống nhất với cho tất cả mọi chủ thể trong xã hội Chính vì vậy,quyền con người gắn liền với các quan hệ pháp luật và là một phạm trù pháp lý
Thực tế cho thấy, với tư cách là chủ thé của pháp luật, con người - cùng VỚI quyên, tự do và nghĩa vụ, những thuộc tính xã hội gan liền với nó - luôn là
đối tượng phản ánh của các hệ thống pháp luật Pháp luật xác lập và bảo vệ sự bình đẳng giữa các cá nhân con người trong xã hội và sự độc lập tương đối
của các cá nhân với tập thể, cộng đồng, nha nước, thông qua việc pháp điểnhóa các quyền va tự do tự nhiên, vốn có của cá nhân Theo nghĩa này, phápluật có vai trò đặc biệt, không thể thay thế trong việc phi nhận, bảo vệ và thúc
đây các quyền con người Vai trò của pháp luật với quyền con người thể hiện
ở những khía cạnh cụ thể như sau:
- Pháp luật là phương tiện chính thức hoá, pháp lý hoá giá trị xã hội của
các quyền tự nhiên: Mặc dù được thừa nhận song thông thường các quyên tự
nhiên không mặc định được áp dụng trực tiếp trong xã hội Về nguyên tắc,
các nhà nước trên thế giới chỉ bảo đảm thực hiện những quyền pháp lý - tức
những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con người đã được pháp luậtthừa nhận và bảo vệ Như vậy, chỉ khi mang tính pháp lý, các quyền tự nhiên
Trang 16mới chuyển thành những quyền con người có day đủ giá trị hiện thực Phápluật chính là phương tiện để thực hiện quá trình chuyển hoá đó Nó có sứmệnh cao cả là biến những nghĩa vụ đạo đức về tôn trọng va thực hiện cácquyền tự nhiên thành các nghĩa vụ pháp lý (hay các quy tắc cư xử chung do
Nhà nước cưỡng chế thực hiện), từ đó xã hội hoa gia tri của các quyền tự
nhiên của con người.
- Pháp luật là phương tiện bao đảm giá trị thực tế của các quyền con
người: Như đã đề cập, chỉ khi được quy định trong pháp luật, việc tuân thủ và
thực hiện các quyền con người mới mang tính bắt buộc với mọi chủ thê trong
xã hội Ở đây, pháp luật đóng vai trò là công cụ giúp Nhà nước bảo đảm sựtuân thủ, thực thi các quyền con người của các chủ thể khác nhau trong xãhội, đồng thời cũng là công cụ của các cá nhân trong việc bảo vệ các quyền
con người của chính họ thông qua việc vận dụng các quy phạm và cơ chế pháp lý quốc gia và quốc tế có liên quan.
(ii) Khái niệm quyền to tụng của bị cáo là người dân tộc thiểu số xét
Trang 17đồng xã hội và được được ghi nhận và bảo vệ bởi luật quốc gia và luật quốc
tế, phù hợp với tiễn bộ xã hội
Khi một người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật được quy định
trong Bộ luật hình sự đến mức phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, do yêu
cầu của công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm các cơ quan tố tụng áp dụng các biện pháp ngăn chặn và ban hành các quyết định áp dụng pháp luật
dé tạm giữ, tạm giam, điều tra, truy tố và xét xử Trong mỗi giai đoạn tố tụng,
người thực hiện hành vi phạm tội đó có những tư cách nhất định Từ khi bịcan bị Tòa án ra quyết định xét xử vụ an thì tư cach bi cáo của người đó xuấthiện Như vậy có thé hiểu bị cáo là người bị cáo buộc thực hiện hành vi phạmtội Hành vi đó được quy định trong Bộ luật hình sự, bị VKS truy tố bằng cáotrạng thông qua quyết định truy tố và bị Tòa án đưa ra xét xử Với tư cách là
cá nhân, công dân, trên cơ sở nguyên tắc suy đoán vô tội, bi cáo mới chi bi coi
là người bị tình nghỉ và bi cáo buộc (từ phía Viện kiểm sát) đã thực hiện tội phạm Như vậy, trước hết bị cáo có đầy đủ các quyền con người theo quy định của pháp luật Nhà nước và các chủ thé khác phải tôn trọng va Nhà nước phải đảm bảo thực hiện các quyền đó trên thực tế.
Hiện có nhiều quan niệm khác nhau về quyền của bị cáo được tiếp cận
từ nhiều giác độ khác nhau Chăng hạn có ý kiến cho rằng quyền của bị cáo là
những bảo đảm pháp lý được ghi nhận trong pháp luật, cho phép bị cáo sử
dụng các quyền đó để thực hiện các quyền khác hay chống lại sự vi phạm các
quyền Tuy nhiên, quan niệm được nhiều học giả thừa nhận cho rằng quyền của bị cáo là sự cụ thể hóa các quyền cơ bản của con người, quyền công dân
khi một người thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong BLHS, đã bị
VKS ra quyết định truy tố và Tòa án ra quyết định đưa vụ án hình sự ra xét
xử Vì thế, Nhà nước, các cơ quan nha nước, người tiến hành tô tụng và các
chủ thê khác có trách nhiệm phải bảo đảm các quyên của bị cáo.
10
Trang 18Từ những phân tích trên đây, có thé hiểu: Quyên của bị cáo là những giátrị, nhu câu và lợi ích hợp pháp vốn có của bị cáo, phù hop với chuẩn mựcquốc tế và quốc gia được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luậtkhi tham gia vào quan hệ pháp luật to tụng hình sự trong giai đoạn xét xử.
(iii) Đặc điểm về quyền của bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ
an hình sự
Từ khái niệm trên đây, có thể rút ra một số đặc điểm về quyền của bị
cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự như sau:
Vi tri và vai tro cua bị cáo khi tham gia tổ tụng, theo BLTTHS 2015
tương đối mờ nhạt và chủ yếu được thực hiện trong giai đoạn xét xử của toa
án Tuy nhiên đến BLTTHS 2015 Với quyền được tham gia các hoạt động
TTHS theo quy định của BLTHHS 2015 thì vai trò của bị cáo đã được chú
trọng và nâng cao.
Bị cáo được hưởng một số quyền như quyền loại trừ chứng cứ phạm tội nếu quá trình thu thập chứng cứ bị vi phạm Việc thâm vấn bị cáo phải tuân theo nguyên tắc, khi thâm vấn về tình trạng cá nhân chỉ hạn chế trong những
thông tin cần thiết để nhận dạng, danh tính Trước khi thâm vấn, bị can, bị cáophải được thông báo về tội trạng mình bị cáo buộc và điều khoản có liên quanđến tội trạng đó trong Bộ luật hình sự; được thông báo về quyền giữ im lặng;
quyền chọn Luật sư bao chữa, quyền đề nghị và tham gia tích cực vào việc
thu thập chứng cứ gỡ tội Các chứng cứ liên quan đến bị can, bị cáo không
được chấp nhận nếu họ không được thông tin về quyền được 1m lặng khi bị
lay lời khai Họ cũng có thé chính thức yêu cầu đưa ra bang chứng hoặc dé
nghị Toa án xem xét chứng cứ đưa ra.
Việc bắt, thu giữ, khám người phải được thực hiện theo nguyên tắc tôn
trọng phẩm giá con người và nguyên tắc về tính tương xứng Bị cáo không cónghĩa vụ phải hợp tác tích cực mà đơn thuần chỉ phải kiềm chế kháng cự,
11
Trang 19chống đối Tuy nhiên lời khai của bị cáo cũng được coi là nguồn chứng cứ,
đặc biệt trong trường hợp tự thú thì lời khai của họ là cơ sở cho việc đánh giá chứng cứ của Toà án.
Trong giai đoạn tiền xét xử, bi can có thé được tư vấn pháp lý vào bat
cứ thời điểm nào Luật sư biện hộ có quyền có mặt khi Tham phán, Công tố viên thấm van bị can, bị cáo Khi cảnh sát thâm van thì luật sư biện hộ không được phép có mặt, trừ trường hợp được cảnh sát cho phép Mọi cuộc thâm tra, hỏi cung bị cáo hay nhân chứng phải được lập biên bản để làm chứng cứ
trước tòa.
Khia cạnh quan trọng nhất trong TTHS là bảo vệ quyền bi cá nhân của
bị cáo, đảm bảo cân bằng giữa quyền giữ bí mật cá nhân với quyền được
thông tin của cơ quan thông tin đại chúng Lời cung của người làm chứng, lời
thú tội của bị cáo bằng băng ghi âm điện thoại bất hợp pháp sẽ không được
Toà án chấp nhận Nhằm mục đích bảo vệ bị cáo, nhân chứng hoặc dé bảo vệ
an ninh công cộng, phiên tòa có thể không có sự tham dự của công chúng nói
chung hay một số đối tượng nói riêng.
Bị cáo có quyền được xét xử một cách công bằng Bị cáo có quyền
nhận được tất cả những hỗ trợ cần thiết để tự bảo vệ, bao gồm quyền có mộtLuật sư do mình lựa chọn và quyền được trợ giúp pháp lý trong các vụ ánnghiêm trọng, quyền được thể hiện, chứng minh sự vô tội của mình tại phiêntoà xét xử Trình tự, thủ tục xét xử tại phiên toà đều tạo cơ hội cho bị cáo
được trình bày ý kiến Quyết định của Toà án trong phiên toà chính thức được tuyên sau khi nghe ý kiến của các bên tham gia phiên toà.
Về nội dung, trong các giai đoạn tô tụng, bị can, bị cáo có quyền được
trình bày ý kiến, khai báo, chỉ ra các tình huống có lợi cho sự biện hộ liênquan đến tội trạng của mình và bác bỏ mọi nghi ngờ chống lại mình BỊ can,
bị cáo có quyền tự chọn người bảo chữa, có quyền có mặt trong quá trình thu
12
Trang 20thập chứng cứ khác (bị hạn chế trong giai đoạn tiền xét xử), làm đơn yêu cầuthu thập chứng cứ, tự mời nhân chứng và các chuyên gia giám định, phản đối,
từ chối thâm phán, quyền kháng cáo phúc thẩm, yêu cầu phiên dịch nếu khônghiểu được ngôn ngữ chính thức hoặc không tự mình trình bày bằng ngôn ngữ đó
được Về trình tự, thủ tục, bị can, bị cáo có quyền tham gia một cách tích cực
vào tiến trình tìm ra sự thật về vụ án bằng cách đặt câu hỏi, ké cả cho các nhân
chứng và chuyên gia giám định, đưa ra đề nghị hay lời khai, yêu cầu thu thập thêm bằng chứng Một số quyết định nhất định chỉ có bị can, bị cáo mới được
thực hiện như quyền giữ im lặng, không khai báo dẫn đến tự buộc tội chính mình
và quyền quyết định có khang cáo hay không Bị can, bị cáo có quyền từ chối tralời câu hỏi Trường hợp bị can, bị cáo quyết định khai báo thì lời khai của họ chỉ
có thé sử dụng làm chứng cứ khi họ không bị cưỡng bức hay lừa gạt Pháp luật
nghiêm cam việc cảnh sát, công tố viên hay thâm phán ở giai đoạn tiền xét xử tim mọi cách buộc bị cáo phải khai báo trái với ý nguyện trong quá trình thâm van Những lời khai có được do vi phạm điều cam sẽ không được sử dụng, ngay cả khi bị can, bị cáo đồng ý việc sử dụng chúng.
Về hình thức, các quyền của bị cáo không chỉ được coi là các quyền tô
tụng được ghi nhận trong Bộ luật TTHS ma con được thể hiện xuyên suốt,nhất quán trong các quy định của Hiến pháp đến các đạo luật và văn bản đướiluật Đó là các quy định về nhiệm vụ của Bộ luật Hình sự và Bộ luật TTHS;các nguyên tắc của TTHS; quy định về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn;trình tự, thủ tục tô tụng; khiếu nại, tố cáo và xử lý trách nhiệm đối với các viphạm pháp luật trong TTHS Ngoài ra, quyền của bị cáo còn được thê hiện
trong các quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong các văn bản pháp luật khác Luật Tổ chức
TAND, Luật Tổ chức VKS, Pháp lệnh về Tham phán, Luật Luật sư, Luật trợ
giúp pháp lý
13
Trang 21Từ cách hiểu quyền của bị cáo nói trên, ta có thé hiểu: guyén tổ tungcủa bị cáo là người dân tộc thiểu số là những giá trị, nhu cau và lợi ích hợppháp vốn có của bị cáo là người dân tộc thiểu số, phù hợp với chuẩn mựcquốc té và quốc gia được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản quy
phạm pháp luật khi tham gia vào quan hệ pháp luật to tụng hình sự trong
tụng (Viện Kiểm sát, Tòa án); Người tiễn hành to tụng (Chánh án, thẩm phan chủ tọa phiên tòa, thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, người bào chữa, người phiên
dịch, trợ giúp viên pháp ly ) thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm cua mình,
dé bị cáo là người dân tộc thiểu số tiếp cận, hưởng thụ được các quyển của
họ theo quy định của pháp luật.
Đặc điểm bảo đảm quyền tổ tụng của bị cáo là người dân tộc thiểu số
trong xét xw vụ an hình sự
Trong tố tụng hình sự có một đặc trưng là Nhà nước, một mặt vừa phải
áp dụng mọi biện pháp hợp pháp đề tìm ra sự thật khách quan của vụ án, xửnghiêm minh người phạm tội; mặt khác, Nhà nước trong quá trình điều tra,
trúy tố, xét xử và thi hành án lại phải bảo đảm quyền và lợi ich hợp pháp của
cá nhân, t6 chức có liên quan đến vụ án Trong số những người tham gia tố
tụng hình sự, có nhóm người “yếu thế” như: người bị buộc tội, người bị bắt,người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người phải chấp hành hình phạt và nhómnhững người có quyên và lợi ích liên quan như nguyên don dân sự, bị đơn dan
14
Trang 22sự hoặc những người tham gia tố tụng khác như người làm chứng, người
phiên dịch, người bào chữa Đặc biệt, tham gia với các tư cách ở trên lại là
người dân tộc thiểu số Ở đây, chúng tôi chỉ dé cập chủ yếu đến quyền củanhóm yếu thế và chừng nào là quyền của những người có quyền và lợi íchliên quan đến vụ án
Quyền con người trong tô tụng hình sự được quy định trong Hiến pháp, các luật về tổ chức và hoạt động tư pháp, chủ yếu là trong pháp luật tố tung
hình sự bởi pháp luật tố tụng hình sự chi phối hoạt động của các cơ quan tiếnhành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm các quyền conngười, quyền công dân Trong tố tụng hình sự, hoạt động tố tụng dễ xâmphạm đến quyền con người Vì vậy hoạt động tổ tụng hình sự trong mọi quốcgia phải rất thận trọng va chú trọng việc bảo vệ quyền con người, cụ thé là
hạn chế và ngăn chặn sự tùy tiện, lạm quyền từ phía những cơ quan tiễn hành
tố tụng và người tiến hành tố tụng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của những người yếu thế, giảm thiểu các nguy cơ xâm phạm một cách bất hợp pháp quyền của họ.
Các biện pháp bảo đảm về mặt pháp lý quyền chủ thé tham gia tố tụng
bao gồm việc quy định các nguyên tắc cơ ban của t6 tụng hình sự, các quyđịnh về thủ tục, trình tự tố tụng, trách nhiệm của cơ quan tiễn hành tố tụng vànhững người tiễn hành tố tụng hình sự Pháp luật tố tụng hình sự cũng quyđịnh cho công dân với các tư cách tố tụng khác nhau có thé tự bảo vệ quyên
và lợi ích của mình Pháp luật tố tụng hình sự là một trong những phương tiện nội luật hóa các công ước quốc tế về quyền con người, quyền công dân và cũng thé hiện cam kết của quốc gia về quyền con người.
Quyên con người trong tô tụng hình sự được pháp luật quốc tế đề cậptương đối cụ thể trong các văn kiện pháp lý quốc tế như Tuyên ngôn thế giới
về quyền con người năm 1948 (UHDR); Công ước quốc tế về các quyền dân
15
Trang 23sự và chính trị năm 1966 (ICCPR); Những nguyên tắc cơ bản trong việc đối
xử với tù nhân năm 1990; Công ước chống tra tan và các hình thức trừng phạthay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm năm 1984 đượcnhiều quốc gia thừa nhận và nội luật hóa
1.2 Cơ sở, vị trí, ý nghĩa bảo đảm quyền tố tụng của bị cáo là
người dân tộc thiểu số trong xét xử vụ án hình sự
1.2.1 Cơ sở bảo đảm quyền tổ tụng của bị cáo người dân tộc thiểu số
trong xét xứ vụ án hình sự
(i) Cơ sở pháp lý
Vấn đề này được nêu rõ trong Điều 7 Tuyên ngôn thế giới về nhânquyên, theo đó: “Moi người déu bình dang trước pháp luật và được pháp luậtbảo vệ một cách bình đăng, không kỳ thị Mọi người déu được bảo vệ chống
lại mọi ky thi hay xui giục ky thị trái với Tuyên ngôn này)`.
Điều 9 BLTTHS năm 2015 bảo đảm nguyên tắc mọi người đều bình
đăng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng Từ quy định trên có thé rút ra được một số điểm như sau:
Thứ nhất, mọi người dù là cá nhân hay pháp nhân đêu được bình đẳng
trong việc áp dụng chính sách hình sự, đường lối và xử lý hành vi phạm tội
Bất kỳ người nào phạm tội cho dù họ là ai, không phân biệt dân tộc, tôngiáo, tín ngưỡng, thành phần xã hội, địa vị xã hội, bất kỳ pháp nhân nào cũngkhông phân biệt hình thức sở hữu, thành phần kinh tế thì đều xử lý theo quy
định của pháp luật tố tụng hình sự quy định Pháp luật không có quy định
riêng về chính sách, đường lối xử lý trách nhiệm hình sự cho từng cá nhân
hay một pháp nhân cụ thể nào khác, tài sản, địa vị xã hội không mang lại đặc quyền cho bắt cứ ai, bất cứ pháp nhân thương mại nào trước tòa án công lý và
pháp luật Đây là một trong những yếu tố quan trọng và cốt lõi của pháp luật
nước ta khi quy định về quyền bình đăng của mỗi cá nhân hay pháp nhân
16
Trang 24trong quá trình áp dụng chính sách hình sự Bởi lẽ, ngày nay quyền con người
là một yếu tố vô cùng quan trọng, nước ta cũng luôn luôn đi theo định hướngxây dựng một nhà nước pháp quyền, Nhà nước: “Của dân, do dân, vì dân”.Chính vì vậy, mọi công dân chính là gốc cho sự phén thịnh và phát triển của
đất nước Quyền con người song song với quyền họ được sống trong một xã
hội bình đăng, đặc biệt trong bộ luật tố tụng hình sự cũng không ngoại lệ Khimột cá nhân phạm tội, họ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước
pháp luật cho dù người đó là dân tộc nao, giới tính, tín ngưỡng và tôn giáo
của họ ra sao và địa trong xã hội của họ như thế nào đi nữa, thì họ đều phảichịu trách nhiệm giống nhau, theo phương thức ngang bằng, không có sựthiên vị, trên dưới hay về các pháp nhân thương mại cũng không ngoại lệ, họcũng đều có quyền bình đăng như nhau, được pháp luật tôn trọng và bảo vệ
cho các hoạt động tự do kinh doanh, tự do phát triển kinh doanh hoạt động
thương mại, tuy nhiên họ cũng phải chịu sự quản lý của luật hình sự, tất cả
các pháp nhân dù lớn hay nhỏ không phân biệt hình thức sở hữu và thành
phần kinh tế cũng đều phải chịu trách nhiệm hình sự giống nhau, nếu họ cónhững hành vi gian dối, vi phạm các hoạt động trong kinh doanh thương mại
mà được Bộ luật hình sự quy định thì họ đều phải chịu trách nhiệm trước Nha
nước và pháp luật.
Thứ hai, mọi người đêu có quyên bình dang về quyên và nghĩa vụ khitham gia quan hệ pháp luật to tụng hình sự với tư cách to tụng đã được xác
định mà không có bat cứ sự phân biệt nào
Khi tham gia trong quá trình tố tụng với tư cách là bị cáo thì sẽ đượcquy định cụ thé tại Điều 61 BLTTHS năm 2015 quy định về quyền và trách
nhiệm của bị cáo Như vậy, tùy vào tu cách khi tham gia vào quá trình TTHS
dẫn đến họ có những quyền và nghĩa vụ riêng, nhưng những quyền và nghĩa
vụ này không chỉ áp dụng riêng cho một cá nhân mà nó được áp dụng cho tất
17
Trang 25cả moi người, nếu trong trường hợp họ có dấu hiệu hành vi phạm tội thì sẽđều bị cơ quan có thâm quyên tiến hành tô tụng áp dụng những quy định trêntheo quy định của BLTTHS năm 2015, qua đó ta thấy pháp luật tố tụng hình
sự nước ta không có quy định ngoại lệ về quyền và nghĩa vụ tổ tung cho bất
kỳ người, pháp nhân thương mại nào khi tham gia tố tụng nếu họ có cùng tưcách tố tụng với người, pháp nhân thương mại tham gia tố tụng khác
Thứ ba, trong quá trình tham gia vào to tụng hình sự, mọi người déu được bình dang về trình tự, thủ tục t6 tung trong quá trình giải quyết vụ án
Việc giải quyết các vụ án hình sự được tiến hành theo một trình tự, thủtục nhất định mang tính bắt buộc do Bộ luật tố tụng hình sự quy định, không
có sự đảo trộn giữa các quy trình thủ tục trong giải quyết vụ án Và không cónhững ngoại lệ về thủ tục tố tụng đối với bat kỳ cá nhân nào nếu họ tham gia
tố tụng với cùng một tư cách.
Việc quy định thủ tục khác nhau trong việc bắt tạm giam, truy tô và xét
xử đối với một số đối tượng nhất định như đại biểu dân cử, người dưới 18 tuôi, thì hoàn toàn không mâu thuẫn với nguyên tắc mọi công dân đều bình đăng trước pháp luật Chính vì vậy, không có một nhóm người nào, nhóm
pháp nhân nào được hưỡng những đặc quyền nào đó trước pháp luật và cũngkhông phải chịu hạn chế của pháp luật nào đó
Quyền bình đăng trước pháp luật trên các phương diện nói trên không
chỉ áp dụng cho mỗi cá nhân mà còn áp dụng đối với cả pháp nhân Việc truy
cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân được thực hiện theo đúng thủ tục tại
Chương XXIX BLTTHS năm 2015 về thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự
của pháp nhân và được áp dụng chung cho tất cả pháp nhân nếu họ có những
vi phạm mà BLHS coi đó là tội phạm.
So sánh với Điều 5 BLTTHS năm 2003 so với BLTTHS năm 2015 đã
được sửa đổi, bố sung, ta thay Điều luật này cơ bản đã kế thừa và chỉnh lý
18
Trang 26theo hướng mở rộng hơn, thay “Mọi công dân” thành “Moi người” mở rộng
hơn về đối tượng chủ thé, không chi áp dụng riêng cho công dân Việt Nam
mà còn áp dụng cả cho những công dân nước ngoài Ngoài ra, BLTTHS 2015
đã mở rộng và bồ sung thêm nguyên tắc: Không chỉ có cá nhân mà ngay cả
pháp nhân cũng đều bình dang trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở
hữu và thành phần kinh tế
Như vậy, quyền bình đăng được ghi nhận và bảo đảm thực hiện trong đời sống xã hội và đời sống pháp lý Xây dựng và bảo vệ quyền bình đăng
trước pháp luật là một giá trị pháp luật quan trọng, là công cụ pháp lý quan
trọng trong đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo lợi ích Nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của tô chức và công dân
(ii) Cơ sở thực tiễn Theo điều tra dan số và nhà ở năm 2019 của Tổng cục Thống kê, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc cùng sinh sống; trong đó người
Kinh chiếm 85,3% dân số Việt Nam, khoảng 82,08 triệu người, 53 dân tộc
thiểu số còn lại chỉ chiếm 14,6% dân số cả nước [26] Tuy chiếm tỷ lệ nhỏ
nhưng các dân tộc thiểu số lại là những người lưu giữ bản sắc dân tộc truyềnthống độc đáo nhất Mỗi dân tộc đều mang trong mình những nét đặc trưngriêng về truyền thống, văn hóa được tạo dựng bởi bề dày lịch sử dân tộc
Hiện nay, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua các chính
sách phát triển, ưu đãi mà các dân tộc đang ngày càng có đời sống tốt hơn
Dia ban cư trú của các dân tộc đã có sự xen kẽ với nhau chính vi vậy mà đã
tạo ra sự giao thoa của các nền văn hóa So với việc phát triển kinh kế riêng
biệt thì hiện nay các dân tộc đã mở rộng phạm vi, tham gia vào công cuộc
phát triển kinh tế của cả nước
Quyền con người muốn được thực hiện đầy đủ và chất lượng cần thiết
phải có điêu kiện về vật chât, kinh tê ngày càng phát triên sẽ tạo ra cơ sở vật
19
Trang 27chất cần thiết nhằm đảm bảo thực hiện tốt hơn các quyền con người trên thực
tế Tuy nhiên, không có nghĩa khi điều kiện về kinh tế chưa phát triển thì cácquyền con người không được đảm bảo thực hiện Đảng và Nhà nước ta luôntôn trọng quyền con người, đang nỗ lực phát triển kinh tế tạo điều kiện thựchiện quyền con người ngày càng tốt hơn Đại hội XIII của Dang Cộng sản
Việt Nam đưa ra định hướng lớn về chính sách, đó là hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường sẽ có nhiều tác động mang tính
tích cực đến bảo đảm quyền con người, trước hết là cải thiện điều kiện vềkinh tế, xã hội dé thúc day, bao đảm và giải quyết van đề về quyền con người;thúc đây công tác bảo đảm quyền con người ở nước ta tiếp cận ngay càng toàndiện, sâu sắc hơn luật pháp, chuẩn mực quốc tế
Về bối cảnh văn hóa-xã hội: mỗi thành viên trong xã hội chính là chủ
thể thực hiện quyền Con người, vì thế họ phải có trình độ nhận thức về các
quyền của ban thân và các van đề xã hội khác dé tự bảo vệ các quyền của
mình Chính vì vậy, thực hiện quyền con người chịu sự tác động rất lớn vào
sự phát triển của nền văn hóa, giáo dục, trình độ dân trí của con người trong
một quốc gia Quyền con người là quyền tự nhiên, vốn có của mỗi con người
với tư cách là một thành viên trong gia đình nhân loại, được nhà nước tôn
trọng, bảo vệ nhưng con người phải có ý thức, năng lực để thực hiện cácquyền vốn có của bản thân, chống lại mọi hành vi xâm phạm từ các chủ thékhác trong xã hội Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người; xây dựng và phát huy giá trị văn hóa sức mạnh con người Việt Nam là các định hướng đúng dan ma Đại
hội XIII của Đảng đã xác định, để xây dựng con người Việt Nam phát triểntoàn diện, tạo tiền đề để mỗi cá nhân thực hiện quyền con người
Thực hiện bảo đảm quyền con người là một nội dung phong phú và có
20
Trang 28ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi quốc gia và đây cũng là mục tiêu cơ bảncủa Liên Hợp Quốc Do đó, Việt Nam đã tạo mọi điều kiện về chính trị, kinh
tế, văn hóa xã hội, pháp luật dé bảo vệ và thực hiện tốt các quyền con người
ở nước ta Với những nỗ lực to lớn của Đảng, Nhà nước quyền con người sẽtiếp tục đảm bảo thực hiện ở mức tốt nhất nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện
vọng chính đáng của Nhân dân trong công cuộc đôi mới, xây dựng phát triển đất nước.
1.2.2 VỊ trí, ý nghĩa bảo đảm quyền t6 tung của bị cáo là người dan tộc thiểu số trong xét xử vụ án hình sự
- Bao đảm quyên tố tụng của người dân tộc thiểu số trong hoạt độngxét xử sơ thâm vụ án hình sự là sự thể hiện trách nhiệm của cơ quan, ngườitiễn hành tố tụng và các chủ thể khác đối với quyền của bị cáo là người dân
tộc thiểu số trong hoạt động xét xử sơ thẩm vu án hình sự, thé hiện trách
nhiệm của Nhà nước, xã hội trong việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền
con người, quyền công dân nói chung, quyền của bị cáo là người dân tộc thiểu số nói riêng; Bảo đảm quyền của bị cáo (một cách toàn diện, đầy đủ) cũng là cách thức nhằm đạt tới mục đích của tố tụng hình sự nói chung, việc
xét xử sơ thâm vụ án hình sự nói riêng: xét xử đúng người, đúng tội, đúng
pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; thực hiện
đúng chức năng, nhiệm vụ của TAND: bảo vệ quyền con người, quyền công
dân, bảo vệ công lí.
- Tính chất bất bình đăng trong quan hệ pháp luật TTHS luôn đặt ra nhu
cầu cần phải bảo vệ những người bị “yếu thế” Thật vậy, trong hoạt động xét
xử vụ án hình sự, quan hệ pháp luật tố tụng hình sự giữa bị cáo và các chủ thể
khác đại diện cho quyền lực nhà nước như Thâm phán, kiểm sát viên - những
người nhân danh quyền lực nhà nước làm nhiệm vụ trực tiếp tiến hành truy
tố, xét xử bị cáo theo quy định của pháp luật là quan hệ không ngang bằng.
21
Trang 29Vị trí bất lợi, yếu thế luôn thuộc về bị cáo Tức là các quyền của họ thường
dễ bị xâm phạm nếu không có các biện pháp bảo đảm từ phía Nhà nước.Trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn, ở các giai đoạn tô tụng hình sựtrong đó có giai đoạn xét xử sơ thấm vu án hình sự đều có thé dẫn đến
những nguy cơ xâm hại các quyền của bị cáo nhưng trong Nhà nước pháp quyên, tiêu chí về bảo vệ các quyền luôn được dé cao Hoạt động tô tụng hình sự bảo đảm quyền “được coi là trục xoay của toàn bộ các hoạt động tố
tụng hình sự, là tâm điểm chú ý của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia,
của cải cách tư pháp”.
- Xét về bản chất, phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng hình sự làphương pháp quyền uy — phục tùng, khi tham gia vào quan hệ tố tụng hình sự
bị cáo luôn thuộc về thế yếu, họ phải đối mặt với quyền lực nhà nước với đội
ngũ công chức giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu về pháp luật Do vậy, trong hoạt động xét xử vụ án hình sự, bảo đảm quyền của bị cáo Tòa án phải tạo ra môi trường thuận lợi cho bị cáo, làm cho họ yên tâm về tâm lý và biết
sử dụng pháp luật dé bảo vệ quyền của mình Khi ra quyết định đưa vụ án
hình sự ra xét xử Tòa án phải gửi quyết định đó cho bị cáo hoặc người ngườiđại diện của ho dé bị cáo thực hiện quyền bào chữa, chuẩn bị tham gia tranh
tụng Một người với tư cách bi cáo, họ mới chỉ bi tình nghi thực hiện hành vi
phạm tội, họ vẫn có các quyền con người Tuy nhiên, các quyền của bị cáo lại
bị đặt trong quan hệ đặc biệt, quan hệ TTHS mà chủ thé là bị cáo với các cơ
quan, người tiến hành tô tụng và người tham gia tố tụng Trong quan hệ TTHS,
ở giai đoạn xét xử sơ thâm các vụ án hình sự, bị cáo mang trong mình những quyền con người cụ thể Tuy không đồng nhất với quyền con người nhưng quyền của bị cáo là biểu hiện cụ thé cho quyền con người (trong điều kiện
người đó có tư cách bị 51 cáo) hay nói cách khác, quyền con người là cái cốt
lõi, căn bản, cái tiêu chuân xác định quyên của bị cáo Chính vì vậy, việc bảo
22
Trang 30đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử nhăm góp phần đáp đứng yêu cầucăn bản của hoạt động tố tụng hình sự nói chung và hoạt động xét xử sơ thấm
vụ án hình sự nói riêng ở tất cả các cấp toà án trong đó có TAND cấp tỉnh
- Bảo đảm quyên tổ tụng của người dân tộc thiểu số trong hoạt động xét
xử sơ thâm vụ án hình sự thé hiện trong hoạt động xét xử sơ thâm các vụ ánhình sự của TAND cấp tỉnh góp phần giải quyết đúng đắn quá trình chứngminh vụ án hình sự Trong hoạt động xét xử sơ thâm các vụ án hình sự của
TAND cấp tỉnh cơ quan tiến hành tố tụng, các bên tham gia tranh tụng phải
thực hiện đúng đắn nghĩa vụ tố tụng của mình dé vụ án hình sự được điều tra,xem xét giải quyết công khai tại phiên tòa, bảo đảm tính khách quan, toàndiện Kết quả việc giải quyết vụ án được thé hiện bang bản án văn bản tô tụngquan trọng nhất trong toàn bộ quá trình hoạt động tố tung của các cơ quan tiến
hành tố tụng, quyết định trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo,
người bị hại và người tham gia tô tụng khác nhau
- Trong bản án hình sự, HĐXX quyết định khung hình phạt phải tươngxứng với tính chất và hành vi của người phạm tội Phán quyết của Tòa án bảo
đảm tính răn đe, giáo dục, thuyết phục đối với người phạm tội và có tính chất
phòng ngừa chung đối với các 52 đối tượng khác Như vậy, bảo đảm quyềncủa bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thâm các vụ án hình sự của TAND cấptỉnh góp phần bảo đảm tính minh bạch, dân chủ, công khai trong hoạt động tốtụng, đảm bảo nguyên tắc công bằng trong luật hình sự, góp phần duy trì và
dam bảo trật tự pháp luật, trật tự an toàn xã hội Toa án xét xử công khai góp
phần đảm bảo rằng hoạt động xét xử của TAND là thể hiện sự dân chủ và phản ánh giá trị của cộng đồng để tạo niềm tin cho người dân răng trình tự cũng như kết quả của việc tô tụng là công bằng.
- Trong hoạt động xét xử vụ án hình sự nói chung, vụ án sơ thâm hìnhcủa TAND cấp tỉnh nói riêng yêu cầu đặt ra là phải tuân thủ các nguyên tắc
23
Trang 31trong TTHS Đó là nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của côngdân; nguyên tắc bảo đảm quyên bình dang của mọi công dân trước pháp luật;nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;nguyên tắc suy đoán vô tội; nguyên tắc Tham phan và Hội thâm nhân dân xét
xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những
người tiến hành hoặc người tham gia tố tụng; nguyên tắc tranh tụng; nguyên
tắc bảo đảm sự kiểm tra, giám sát trong hệ thống từng cơ quan tố tụng và kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng Những nguyên tắc
trong TTHS là những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, làm nền tảng cho hoạt
giá sự việc, không định kiến, thiên lệch
1.3 Cơ chế bảo đảm quyền tố tụng của bị cáo là người dân tộc thiểu số trong xét xử vụ án hình sự
Dưới góc độ lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật, bảo đảm quyền
của bị cáo bằng pháp lý không chỉ bảo đảm bằng việc ghi nhận các quyền trong văn bản quy phạm pháp luật mà còn bảo đảm thực hiện trên thực tế (sao cho bị cáo được hưởng day đủ, trọn vẹn các quyền theo pháp luật ghi nhận)
nên bảo đảm pháp lý rộng hơn áp dụng pháp luật và rộng hơn cả thực hiện
pháp luật Trong phạm vi đề tài luận văn nảy, xét từ góc độ lý luận nhà nước
và pháp luật, có thể khăng định bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét
24
Trang 32xử sơ thâm các vụ án hình sự của TAND cấp tinh bằng pháp luật là thông quapháp luật dé ghi nhận các quyền của bị cáo; đồng thời, quy định trách nhiệmthực hiện các quyền trên thực tế gan với hoạt động xét xử so thâm các vụ án
hình sự diễn ra tại phiên tòa
1.3.1 Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các
vụ an hình sự của Tòa an nhân dân cấp tỉnh bằng các quy định pháp luật
Tiêu chuẩn để đánh giá, về nguyên tắc chung, hệ thong pháp luật phải chi nhận ngày càng nhiều các quyền của bị cáo Việc ghi nhận các quyền trong
hoạt động xét xử sơ thâm các vụ án hình sự phải phù hợp với đặc điểm kinh tế
-xã hội, điều kiện của mỗi quốc gia nhưng phải phù hợp với tiễn bộ -xã hội và
pháp luật quốc tế Pháp luật bảo đảm quyền trong hoạt động xét xử sơ thâm các
vụ án hình sự phải phản ánh đúng và kịp thời đường lối cải cách tư pháp củaĐảng và Nhà nước Pháp luật trong lĩnh vực này phải hướng đến mục tiêu
chung là phòng, chống oan sai, ngặn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, xâm
phạm các quyền của bị cáo tại phiên tòa xét xử so thâm các vụ án hình sự
Về cách thức ghỉ nhận, ngoài việc ghi nhận các quyền của bị cáo tạiphiên tòa như đã phân tích trên đây, các việc bảo đảm các quyền của bị cáocòn thê hiện qua các phương thức như sau:
- Ghi nhận thông qua các nguyên tắc chung trong Bộ luật hình sự và Bộluật TTHS và một số văn bản luật khác như Luật Tổ chức TANDvà Luật Tổchức VKSND Các nguyên tắc trong TTHS như nguyên tắc công khai, xét xử
trực tiếp, bằng lời nói; nguyên tắc Thâm phán và Hội thâm độc lập trong hoạt động xét xử Đặc biệt, một nguyên tắc không thể thiếu là nguyên tắc tranh
tụng Các quyền và nguyên tắc trên đây trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đếnviệc thực hiện quyền bào chữa của bị cáo
- Pháp luật xác định trách nhiệm (nhiệm vụ, quyền han) cụ thé của cácchủ thé tiến hành tổ tụng, người tham gia tố tụng thực hiện pháp luật bảo đảm
bị cáo được hưởng các quyên đó.
25
Trang 33VỀ mục tiêu, xét về bản chất, phương pháp điều chỉnh của luật tố tụnghình sự là phương pháp quyền uy — phục tùng, khi tham gia vào quan hệ tốtụng hình sự bị cáo luôn thuộc về thế yếu, họ phải đối mặt với quyền lực nhànước với đội ngũ công chức giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu về pháp
luật Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thấm các vụ án
hình sự của TAND cấp tỉnh băng các quy định của pháp luật không chỉ dừnglại ở việc ghi nhận các quyên, trách nhiệm nghĩa vụ của người tiến hành tố
tụng và các chủ thé liên quan ma còn phải có những quy định tiện lợi, có tính
khả thi để bị cáo sử dụng quyền của mình tại phiên tòa Do vậy, về phươngthức thực hiện quyên, bị cáo có thé tự mình thực hiện hoặc nhờ người khácgiúp bị cáo thực hiện quyền của mình Ví dụ bị cáo có quyền bào chữa nhưng
để thực hiện quyền này hoặc thuê luật sư, hoặc nhờ người khác
Về yêu cầu đối với các quy định pháp luật trong lĩnh vực này Khi nói đến các quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh phải gắn với các giai đoạn tô tụng từ khi xuất hiện tư cách bi cáo (khi Tòa án ra Quyết định xét xử) cho đến khi chấm dứt tư cách bị cáo Do vậy,
khi đánh giá các quy định pháp luật cũng như việc thực hiện quyền của bị cáotrên thực tế cần đó quan điểm khách quan và toàn diện, cần xem xét các quyđịnh pháp luật và việc thực hiện quyền trong mối quan hệ với các quyền khác
Có những quyền của bị cáo xuyên suốt quá trình tố tụng mà không thé phân
chia như quyền tham gia phiên tòa, quyền bào chữa,
1.3.2 Thực thi, ap dụng pháp luật
Nội dung và phương thức của bảo đảm quyền của bị cáo thông qua việc
thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể ở các giai đoạn xét xửsơ thâm
vụ án hình sự được xem xét đồng thời trên hai khía cạnh: một là, những việc
mà các chủ thé bảo đảm quyền phải làm và hai là, nhóm các công việc đượcphân chia theo trình tự các bước trong giai đoạn xét xử sơ thâm vụ án hình sự
26
Trang 34để bảo đảm các quyền tương ứng của bị cáo từng giai đoạn đó.Thông qua việc
thực hiện các quy định của pháp luật, được nghiên cứu từ các nội dung bảo
đảm quyền của bi cáo theo các giai đoạn xét xu sơ thâm vu án hình sự, dé bảođảm các quyền tương ứng của bị cáo đã được hiến pháp và pháp luật ghinhận, các chủ thể phải thực hiện các nhiệm vụ, trách nhiệm như sau:
Bảo đảm quyền của bị cáo từ khi Tòa án ban hành quyết định đưa vụ
án sơ thẩm hình sự ra xét xử đến khi bat đầu phiên tòa: Bảo đảm sự thông
nhất trong quy định của Bộ luật TTHS là một trong những đòi hỏi về kỹ thuậtlập pháp giúp cho việc áp dụng pháp luật có hiệu quả Trong giai đoạn chuẩn
bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự, Tòa án thực hiện hai nhiệm vụ quan trọng lànghiên cứu hồ sơ và chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc mở phiên tòa déxét xử vu án Giai đoạn chuẩn bi xét xử bat dau từ khi Tòa án thụ lý vụ án saukhi nhận hồ sơ vụ án cùng bản cáo trạng (hoặc quyết định truy tố theo thủ tục
rút gon) do Viện kiểm sát cùng cấp chuyền sang Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án
là nhiệm vụ của tất cả thành viên Hội đồng xét xử đã được Chánh án Tòa án phân công xét xử vụ án, trong đó, người có vai trò quan trọng nhất trong giai đoạn chuẩn bị xét xử là Thâm phán được phân công chủ tọa phiên tòa Việc
nghiên cứu hồ sơ vụ án của Thâm phán chủ tọa phiên tòa giúp Tham phánnăm bắt đầy đủ, cụ thé các tình tiết của vụ án dé điều hành và tiến hành xét xử
vụ án tại phiên tòa, xác định các căn cứ dé ra các quyết định tố tụng quantrọng thuộc thẩm quyền của mình được quy định tại khoản 1 Điều 277BLTTHS năm 2015 như: Quyết định trả hồ so dé điều tra bổ sung; quyết địnhtạm đình chỉ, đình chỉ vụ án; quyết định đưa vụ án ra xét xử Sau khi phiên
tòa được mở theo quyết định của Tham phán chủ tọa phiên tòa, thực hiện nguyên tắc “xét xử tập thể”, mọi quyết định tại phiên tòa có liên quan đến
việc giải quyết vụ án đều là quyết định của HDXX thực hiện theo nguyên tắcthảo luận tập thể, quyết định theo đa số Theo quy định tại Điều 299 BLTTHS
27
Trang 35năm 2015, tại phiên tòa xét xử, ngoài việc ra bản án, HDXX còn có quyền racác quyết định tố tụng khác Trong đó có những quyết định có tên gọi giốngvới các quyết định mà Thâm phán được phân công chủ tọa phiên tòa được ratrong giai đoạn chuẩn bị xét xử như: Quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổsung; quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án.
Khi bắt đầu phiên tòa: Chủ tọa phải hướng dẫn cho bị cáo thực hiện quyền của mình;kiểm tra xem bị cáo đã nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử và cáo trạng hay chưa, nếu nhận được thì đề nghị bị cáo kiểm tra có
đúng trong thời hạn quy định hay không Ngay sau khi công bố các thành viêncủa HĐXX, KSV, người phiên dịch, người giám định (nếu có) Chủ tọa phiêntòa hỏi người bào chữa cho bi cáo và hỏi bị cáo có đề nghị thay đổi Tham
phán, HTND, KSV, người giám định, người phiên dich Trường hợp bi cáo
có đề nghị thay đôi người tiến hành tố tụng, người phiên dịch thì Chủ tọa xem xét lý do đề nghị có đúng quy định pháp luật hay không Chủ tọa không được
có những lời nói răn đe, gay gắt với bị cáo, sau khi Chủ tọa “hỏi kỹ mà họ vẫn không đưa ra được băng chứng xác đáng thì giải thích cho họ biết là HDXX
sẽ xem xét quyết định, đồng thời phải xác định trường hợp nao thi HDXX hội
ý tại phiên toà, trường hợp nào thì HĐXX phải vào phòng nghị án để thảoluận và quyết định” Trong trường hợp bị cáo vắng mặt vì lý do chính đángthì phải hoãn phiên tòa Nếu bị cáo là người chưa thành viên, hoặc có nhữngđiểm về thé chat, tâm than mà vắng mặt người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
họ thì phải hoãn phiên tòa.
Bảo đảm quyền của bị cáo ở giai đoạn xét hỏi: HĐXX phải trực tiếp
tiến hành xác minh, kiểm tra tat cả các tài liệu chứng cứ có trong vụ án, không
bỏ lọt bất kỳ chứng cứ, tài liệu tình tiết nào của vụ án HDXX không được coi
nhẹ việc hỏi bị cáo cũng như không được quá tin vào những lời khai của bị
cáo ở trong hồ sơ vụ án để định tội HDXX phải khách quan, công minh và
28
Trang 36coi trọng quyền bao chữa của bị cáo, không được bức cung, mớm cung, hay
có những cử chỉ, lời nói xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của bị cáo.Chủ
tọa và thành viên HDXX không nên có những câu nói ran đe hay khuyên bị
cáo thành khan khai báo thì được hưởng sự khoan hồng của pháp luật Chủtoạ phiên toà phải hỏi trước, nhưng chỉ nên đặt câu hỏi có tính chất nêu vẫn
đề, còn lại những câu hỏi có tính chất buộc tội hoặc gỡ tội, nên dành cho KSV
và người bào chữa” Chủ tọa phải đóng vai trò trọng tài, điều hành việc xét hỏi giữa bị cáo và người bào chữa để “họ đưa ra những bằng chứng mới để
chứng minh có tội cũng như chứng minh vô toi Trong quá trình xét hỏi cũng
là quá trình tranh luận Những người tham gia to tụng có thể trình bay quanđiểm của mình về vụ án, tranh luận với kiểm sát viên về những van dé gõ lộihoặc buộc tội” Khi xét hỏi bị cáo, Thành viên HDXX không nên nhắc lại hay
công bố lời khai của bị cáo trước đó dé tránh áp lực về tâm lý cho người bi
xét hỏi trong đó có cả bị cáo Trong trường hợp này người xét hỏi không được
ép buộc, hay ép cung bị cáo Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát tư pháp tại phiên tòa xét xử sơ thâm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh
khi xét hỏi phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, xem xét toàn bộ vật chứng, thâmtra công khai nắm bắt được những đặc điểm tâm lý của các đối tượng tham
gia xét hỏi tại phiên Những mâu thuẫn giữa các lời khai, giữa lời khai với vật
chứng phải được xem xét khách quan, toàn diện dé khang định giá trị chứngminh của từng chứng cứ Kiểm sát viên không được đưa ra những câu hỏi khó
hiểu, hoặc có thể dẫn đến nhiều cách hiểu, hoặc vừa hỏi vừa giải thích làm cho các đối tượng tham gia xét hỏi khó trả lời hoặc không được đưa ra câu hỏi
có tính chất mớm cung, ép cung, ảnh hưởng đến các quyên của bị cáo Kiểm
sát viên làm nhiệm vụ truy tố không được hỏi đôi co hay thâm vấn bị cáo theohướng bat lợi cho họ Khi xét hỏi, Kiểm sát viên phải căn cứ chứng cứ có
được tại phiên tòa Về phía người bào chữa cho bị cáo, người bào chữa phải
29
Trang 37tập trung theo dõi và nắm bắt các câu hỏi của Chủ tọa, Kiểm sát viên và lắngnghe những câu trả lời của những người được hỏi đặc biệt là phần trả lời của
bị cáo dé có những tình tiết có lợi cho bị cáo, những tình tiết có mâu thuẫn vớithực tế khách quan hoặc với các chứng cứ khác của vụ án Đến lượt được hỏi,
người bào chữa phải đặt những câu hỏi trọng tâm, đi thắng vào van đề can
được làm sáng tỏ sao cho những người được hỏi trả lời có lời cho bị cáo; đặt
câu hỏi để người này khai bổ sung những điểm chưa rõ hoặc còn sót khi
những lời khai của họ có lợi cho bi cáo Người bao chữa cho bi cáo có thể đặt
những câu hỏi gợi mở cho những người được hỏi nhớ lại sự kiện, những tình
tiết của vụ án hay đặt những câu hỏi để vạch rõ sự gian dối trong lời khaikhông đúng sự thật khách quan, gây bat lợi cho bị cáo
Bảo đảm quyền của bị cáo ở giai đoạn tranh luận: Tranh luận tại
phiên tòa xét xử sơ thấm vụ án hình sự được coi là một giai đoạn rất quan
trọng thể hiện vai trò độc lập, khách quan của Tòa án trên con đường xácminh chân lý; đồng thời, qua đây bị cáo được sử dụng pháp luật để bảo vệ
quyền của mình một cách công khai, dân chủ trước sự chứng kiến của các bên buộc tội, bên gỡ tội, những người tham gia tô tụng khác trên cơ sở day đủ các
chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án
Về nội dung, bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động tranh luận tạiphiên tòa xét xử sơ thâm vụ án hình sự là việc các chủ thể gồm Tham phán-Chủ tọa phiên 61 tòa, các thành viên của HDXX và các chủ thé khác như
Kiểm sát viên, người bào chữa, người làm chứng, người phiên dịch (trong đó
Tham phán - Chủ tọa phiên tòa, các thành viên của HDXX có vai trò quyết
định) phải tôn trọng, thừa nhận các quyền của bị cáo được ghi nhận trong
pháp luật HDXX phải giữ vai trò trọng tai, bảo đảm tranh luận giữa các bên
buộc bội và bên gỡ tội thật khách quan, công khai, dân chủ HDXX phải giữ
vị trí trung lập, tuyệt đối không thiên vị cho bất kỳ bên nào Để bảo đảm
30
Trang 38quyền của bị cáo, một mặt, Chủ tọa phiên tòa tạo điều kiện cho bị cáo vànhững người có tụng có liên quan trình bày ý kiến, quan điểm về luận tội củađại diện Viện Kiểm sát và đưa ra dé nghị của mình.
Sau phần luận tội của Kiểm sát viên đối với bị cáo, Chủ tọa phiên tòa
hướng dẫn bị cáo trình bày lời bào chữa, hoặc người bảo chưa cho bị cáo trình
bay quan điểm và bị cáo có thể bé sung ý kiến Người bào chữa cho bị cáo lập luận, đưa ra được những lý lẽ có lợi cho bị cáo Tất nhiên, những lời nói của
người bào chữa phải đúng sự thật khách quan, không ngụy biện Người bào
chữa nên tập trung tranh luận những vấn đề có thể gỡ tội cho bị cáo
Chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian trình bày của bị cáotuy nhiên cũng có thé cắt ngang ý kiến đó nếu như thấy không có liên quanđến vụ án Khi bị cáo trình bày lời bào chữa về hành vi phạm tội của mìnhHDXX phải lắng nghe những kiến nghị, yêu cầu của họ cũng như động cơ,mục đích thực hiện hành vi phạm tội HDXX không định kiến với bị cáo khi
họ thể hiện quan điểm bào chữa cho hành vi phạm tội của mình hay quanh co,
chối tội, ngoan cố không khai báo Kết thúc tranh luận, Chủ tọa phiên tòa dé
bị cáo nói lời sau cùng HDXX không han chế thời gian trình bày của bi cáo.Nếu bị cáo nói lời sau cùng có thêm những tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng
mà trước đó bị bỏ qua, chưa được chứng minh làm sáng tỏ thì Chủ tọa phiên
tòa quyết định quay trở lại việc xét hỏi dé làm rõ van đề đó làm căn cứ giảiquyết vụ án Khi bị cáo nói lời sau cùng, HDXX phải lang nghe ý kiến trình
bày của bị cáo, HĐXX không cắt lời bị cáo khi họ trình bày Chủ tọa phiên tòa bao đảm Kiểm sát viên hay những chủ thé khác không được cắt lời bị cáo
hay không dé cho họ đặt những câu hỏi yêu cầu bị cáo trả lời
Bảo đảm quyền của bị cáo ở giai đoạn nghị an và tuyên án: Sau khi
bị cáo nói lời sau cùng, HĐXX tiến hành nghị án Nghị án phải được tiễnhành tại phòng nghị án, được bồ trí tiện lợi, cạnh phòng xét xử Về thành phân
31
Trang 39tham gia nghị án, chỉ Thâm phán và Hội thâm mới được quyền nghị án Nhưvậy, Kiểm sát viên giữ quyền thực hành quyền công tổ và kiểm sát tư pháp,
Thư ký tòa án không được tham gia nghị án HĐXX chỉ được xét xử bị cáo và
những hành vi theo tội danh đã truy tố và đã quyết định đưa ra xét xử, hoặc vềmột tội khác mà có khung hình phạt bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát
đã truy tố HDXX có thé xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tô trong cùng một điều luật có thé có khung hình phạt nặng hơn theo cùng tội danh mà Viện kiểm sát truy tố Van dé này cũng dang gây
ra những tranh cải vì như thế sẽ không bảo đảm quyền của bị cáo Tuy nhiên,bảo đảm quyền của bị cáo, HĐXX phải giải thích việc này cho bị cáo chuẩn
bị tâm lý hoặc thực hiện tốt quyền bào chữa của mình Bảo đảm quyền của bịcáo, khi nghị án HDXX thực hiện đúng các nguyên tắc trong TTHS như
nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số; nguyên tắc Thâm phán,
Hội thấm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nguyên tắc khách quan;
nguyên tắc pháp chế; nguyên tắc bình đăng: nguyên tắc khách quan HĐXX
phải thực hiện nhiệm vụ theo luật định, bảo đảm vụ án được xem xét khách
quan, công bằng, kịp thời HĐXX thảo luận và đánh giá lại chứng cứ thu thập
được trong quá trình điều tra và đã được xem xét tại phiên tòa Những ý kiếntranh luận giữa Kiểm sát viên và người bào chữa cho bị cáo ở phiên tòa đượcHĐXX cân nhắc để bảo vệ quyền lợi cho bị cáo Cần tránh sự can thiệp từphía lãnh đạo tòa án đối với HTND, nhất là khi HDXX đang tiễn hành nghị
án Nếu vụ án có nhiều bị cáo, nhiều tội phạm thì Chủ tọa phiên tòa chuẩn bị nội dung, kế hoạch nghị án đối với từng bị cáo, phổ biến với hội thâm nhân dân dé tiến hành nghị án Đối với bị cáo bị truy tố khung hình phạt cao nhất là
chung thân tử hình thì chỉ được xét xử khi HĐXX có đủ 2 Tham phán và 3Hội thắm nhân dân và bị cáo phải có luật sư bào chữa Bên cạnh những vấn
đê cân cân nhac, xem xét khi nghị án như tội danh, điêu luật cân áp dụng, các
32
Trang 40yếu tô cau thành tội phạm, các tình tiết định khung tăng nặng, giảm nhẹ tráchnhiệm hình sự thì cần phải tính đến những yếu tố nhân thân.
1.3.3 Cơ chế kiểm soát bảo đảm quyền (i) Sự giám sát giữa các cơ quan tiễn hành to tụng trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
Chất lượng hoạt động của các cơ quan tô tụng quyết định trực tiếp đến hoạt động bảo đảm quyền của bị cáo trong TTHS nói chung và trong xét xử
sơ thâm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh nói riêng Do vậy, việc kiện
toàn tô chức và hoạt động của các cơ quan tố tụng là yêu cầu luôn được đặt ra
để các cơ quan này hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ, thâm quyền, đảmbảo được quyên con người, quyền công dân
Đối với hệ thống TAND cấp tinh, trong hệ thông các cơ quan tư pháp,
TAND có vi trí trung tam và xét xử được coi là hoạt động trong tam Vi vay,
cải cách, nâng cao chất lượng hoạt động của TAND cấp tỉnh là yêu cầu khách
quan, là nhiệm vụ cấp thiết, trong đó nâng cao chất lượng hoạt động xét xử là
khâu đột phá nhằm bảo đảm quyền của bị cáo trong phiên tòa xét xử sơ thâm
các vụ án hình sự.
Đối với Viện kiểm sát cấp tỉnh, Viện kiểm sát thực hành quyền công
tố, kiểm sát hoạt động tư pháp Vì vậy, bảo đảm về tổ chức và hoạt động củaViện kiểm sát nham bảo đảm chức năng, thâm quyền kiểm sát việc tuân theopháp luật trong hoạt động tư pháp và thực hiện quyền công tố chính là cơ sở
dé đảm bao quyén cua bi cáo; đồng thời hạn chế được những hành vi vi phạm
pháp luật trong quá trình tố tụng xâm phạm đến các quyền của bị cáo
Đối với hệ thống cơ quan điều tra cấp tỉnh, Trong việc thực hiện nhiệm vụ, cơ quan điều tra có thâm quyền tiến hành các biện pháp nghiệp vụ
là áp dụng các biện pháp cưỡng chế hình sự như bắt, tạm giữ người có hành vi
vi phạm pháp luật hình sự, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, khám nguol,
33