1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Các tình tiết tăng nặng định khung trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Bộ luật hình sư Việt Nam năm 2015 (Trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Đắk Lắk)

121 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

ĐINH THỊ THẢO

TON HAI CHO SỨC KHỎE CUA NGƯỜI KHÁC

THEO BỘ LUẬT HÌNH SƯ VIỆT NAM NĂM 2015

(TREN CƠ SỞ THUC TIEN XÉT XỬ TAI TINH DAK

LUẬN VAN THẠC SĨ LUẬT HOC

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

ĐINH THỊ THẢO

THEO BO LUAT HINH SU VIET NAM NAM 2015

(TREN CO SO THUC TIEN XET XU TAI TINH DAK

Chuyén nganh: Luat Hinh sy va Tố tung Hình sự

Mã so: 8380101.03

LUẬN VAN THAC SĨ LUẬT HOC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRAN VAN ĐỘ

HÀ NOI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của

riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong

bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong

Luận văn dam bao tính chính xác, tin cậy và trung thực lôi đã

hoàn thành tat cả các môn học và đã thanh toán tat cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường đại học Luật - Đại học Quốc

gia Hà Nội.

Tôi xin chân thành cam on!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Dinh Thị Thao

Trang 4

Chương 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE TINH TIẾT TANG NANG

HOẶC GAY TON HAI CHO SỨC KHỎE CUA NGƯỜI KHAC 1.1 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây ton hại cho sức khỏe của

người khác - + 1212112 11 19 11811111 11 11g 11H gi ng ry

1.1.1 Khái niệm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe

của người KhC - - - - «+ E911 vn ngư

1.1.2 Đặc điểm tội cô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe

của người KháC - -. - «+ + E91 ng nh ngư

1.2 Tình tiết tăng nặng trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tốn

hai cho sức khỏe của người khác - - 55+ s-ss+s sex

1.2.1 Khai niệm, đặc điểm tình tiết tang nặng trách nhiệm hình sự 1.2.2 Tình tiết tăng nặng trong tội cô ý gây thương tích hoặc gây tôn hai

cho sức khỏe của người khác - ‹- «+ k*++kE+svEveseEeeeeeseerse

1.2.3 Khái quát quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tình tiết

tăng nặng định khung của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho

sức khỏe của người khác trước khi ban hành Bộ Luật hình sự 2015

Kết luận Chương I - 2-2-5 SE2E2EE2EE2EEEE1E7EE71711211211211 11 1E cxe ĐỊNH KHUNG TRONG TOI CÓ Ý GAY THƯƠNG TÍCH

Chương 2: QUY ĐỊNH VE TÌNH TIẾT TANG NANG ĐỊNH KHUNGTRONG TOI CÓ Ý GAY THƯƠNG TÍCH HOẶC GAY TONHẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC VÀ THỰC TIẾNÁP DỤNG TAI TOA ÁN NHÂN DAN TINH DAK LẮK

Trang 5

2.1 Quy định của Bộ luật hình sự 2015 về các tình tiết tang nặng định khung của tội cỗ ý gây thương tích hoặc gây tốn hai cho

sức khỏe của người khác - - + 2c + + *k*Esessersreseerrrrsee 40

2.2 _ Thực tiễn áp dung tình tiết tăng nặng định khung trong tội có

ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏe của người

khác tại Tòa án nhân dân tỉnh Dak Lak - s2 44 2.2.1 Kết quả áp dụng -:- 2-5-2222 E21 2171212112112 11 111cc 44

2.2.2 Những han chế, vướng mắc trong áp dụng -«+ 47

2.2.3 Nguyên nhân của các hạn chế, vướng MAC -szs¿ 73 Kết luận Chương 2 - 2 25s 2E2SEE2E1E21E71 7171121121111 11111 cxe 89

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP BAO DAM ÁP DỤNG CÁC TINH TIẾT TANG NANG ĐỊNH KHUNG TRONG TOI CÓ Ý GAY THUONG TICH HOAC GAY TON HAI CHO SUC KHOE

CUA NGƯỜI KHAC 0 cccsssessssssesesssnesesssseeeennnecesnnsecennneeeesnneceesens 90

3.1 Giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của Bộ

Wu at bimnh sur 2015 aaầầđidđẳđđi 90

3.2 Tang cường giải thích, hướng dẫn áp dụng Bộ luật hình sự 93

3.3 Các giải pháp khác - - - c 111 vn nrynry 96

3.3.1 Nâng cao năng lực của người áp dụng pháp luật 96

3.3.2 Nâng cao chất lượng, đạo đức nghé nghiệp của luật sư và giám

6010:0177 101

3.3.3 Nâng cao hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát việc áp dụng pháp luật 102

3.3.4 Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác chuyên môn và cải thiện

chính sách đối với Thâm phan, Thư ký và Hội thâm nhân dân 103

3.3.5 Công tác xây dung và áp dụng án lỆ - -«++s<<+excsx 105

Kết luận Chương 3 2-2 SE 21121127171 7121121111211 1x11 xe 108KET LUẬN - 2©52+S<2EE2EEEEEEEEEE11211211211211117111.1111111EExcyee 109DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2-2 2 s+ce£erxerez 111

Trang 6

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

Trang 7

DANH MỤC CÁC BANG

Số hiệu Tên bảng Trang Bang 2.1 |Bang thống kê tình hình thụ lý và giải quyết sơ thẩm

các vụ án hình sự của TAND cấp huyện và cấp tỉnh trên

địa bàn tỉnh Đắk Lắk (từ năm 2018 đến năm 2022) 45

Bảng 2.2 |Số liệu thu lý, giải quyết án hình sự phúc thẩm của TAND

tỉnh Đắk Lắk (giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2022) 46

Trang 8

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm và cũng là điểm mới quan trọng được bé sung trong nội dung văn kiện Dai hội XIII là “bảo đảm an ninh con

người” Với xu thế và đặc điểm của đất nước ta hiện nay, việc xác định rõ

mục tiêu, nhiệm vụ, định hướng trên là hết sức quan trọng, nhăm xây dựng và

bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Bởi lẽ, con người là vấn đề có tính chiến lược, là trụ cột của xã hội, là trung tâm của mọi hoạt

động, là nguồn động lực quan trọng cho sự tiễn bộ và phát triển của dat nước Chỉ khi môi trường và cuộc sống của con người được đảm bảo, chúng ta mới thực sự đạt được mục tiêu xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam

xã hội chủ nghĩa.

Hệ thống pháp luật là một phần quan trọng của xã hội văn minh, được

thiết lập nhằm bảo vệ quyền và tự do của con người, đảm bảo công bằng,

đồng thời giữ gìn trật tự xã hội và bảo vệ an ninh chính trị của đất nước.

Chính sách pháp luật của Nhà nước ta luôn đặt con người ở vi trí trung tâm, là

chủ thé được ưu tiên bảo vệ Vì vậy, Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp

luật nhằm bảo vệ tính mang, sức khỏe và nhân phẩm, danh dự dé bảo vệ con người, đặc biệt là quy định về quyền con người tại Hiến pháp năm 2013 Một trong những quy định trong BLHS năm 2015 thé hiện rõ nét tinh thần của Hiến pháp về quyền con người là quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc

gây tôn hại cho sức khỏe của người khác.

Các loại tội phạm thường đa dạng, vì vậy trong quá trình lập pháp, nhà

làm luật không chỉ quy định cấu thành cơ bản mà còn xây dựng cấu trúc điều

luật quy định về cấu thành tăng nặng và giảm nhẹ Trong một điều luật được

quy định tại phần tội phạm của BLHS có thể còn có quy định các khung hình phạt khác nhau, việc áp dụng khung hình phạt nào dựa vào các dau hiệu định

Trang 9

khung hình phạt mà tội phạm gây ra Quá trình điều tra, truy tố, xét xử, nếu cơ quan tiến hành tố tụng xác định cau thành tăng nặng nghĩa là mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi nay là cao hơn so với cau thành cơ bản Điều này thé hiện tội phạm có tính chất nguy hiểm hơn sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc

hơn, đảm bảo sự công bằng và phù hợp với tính chất và mức độ nghiêm trọng

của tội phạm.

Thực tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng định khung trong tội có ý gây

thương tích hoặc gây ton hại cho sức khỏe của người khác còn có nhiều khó

khăn vướng mắc dẫn đến việc áp dụng tình tiết tăng nặng định khung sai và quyết định hình phạt không phù hợp với tính chất mức độ phạm tội Vì vậy, việc xác định đúng các tình tiết tăng nặng định khung của tội cô ý gây thương tích hoặc gây ton hại cho sức khỏe của người khác là rất quan trọng Thứ nhất, thể hiện đúng đường lối, chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước,

phát huy vai trò, tác dụng tích cực là công cụ sắc bén trong đấu tranh phòng chống tội phạm Thứ hai, bao đảm nguyên tắc công bằng và cá thé hóa hình phạt trong PLHS của nước ta Để góp phần làm sáng tỏ những nội dung chưa

hoàn thiện, cũng như những tồn tại trong công tác áp dụng pháp luật và phương hướng hoàn thiện quy định các tình tiết tăng nặng định khung trong tội c6 ý gây thương tích hoặc gây ton hại cho sức khỏe của người khác theo quy định của BLHS năm 2015, học viên đã chọn đề tài “Các tình tiết tăng nặng định khung trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây ton hại cho sức khỏe

của người khác theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 (Trên cơ sở thực

tiễn xét xử tại tinh Đắk Lắk)” dé làm luận văn thạc sĩ của mình 2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Đến nay, tội cỗ ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác nói chung và dấu hiệu định tội, định khung, áp dụng hình

phạt, của tội này nói riêng đã được nghiên cứu dưới các góc độ khoa học

Trang 10

luật hình sự và tội phạm học ở những mức độ khác nhau thông qua cáccông trình sau đây:

Qúa trình giảng dạy, nghiên cứu về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏe của người khác các tác giả đã phân tích cấu thành tội phạm, đặc điểm tội phạm, so sánh, đánh giá với tội phạm khác, trong các

giáo trình và sách chuyên khảo: Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Trường Dai

học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân do GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa chủ

biên; tác giả Dinh Văn Qué đã hệ thống day đủ các quy định phan tội phạm

của BLHS trong quyền Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Ngoài ra, còn có giáo trình, bình luận khác như: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà

Nội do GS.TSKH Lê Cảm chủ biên; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm

2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (phần các tội phạm) Quyền 1, Nxb Tu

pháp do GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên; Bình luận khoa học bộ luật hình

sự năm 2015 (sửa đổi bỗ sung 2017) — Phan tội phạm, nxb Công an nhân dân 2017 do tác giả Trần Văn Luyện chủ biên.

Ngoài sách và giáo trình, một số tác giả nghiên cứu qua các đề tài

nghiên cứu trong luận án, luận văn, tạp chí chuyên ngành luật, bài viết và đề

tài khoa học, như:

Luận án tiễn sĩ Nguyễn Duy Hữu với đề tài “Các tội xâm phạm sức

khỏe của người khác theo luật hình sự Việt Nam”, bảo vệ tại Khoa Luật Đại

học Quốc gia Hà Nội năm 2017

Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Dinh Tĩnh với dé tài “T6i có ý gây thương

tích hoặc gây ton hại đến sức khỏe của người khác trong luật hình sự Việt Nam”, bảo vệ tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2014

Bài viết trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 12/2018 của tác giả Phạm Minh Tuyên với đề tài “Một số ý kiến về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây

Trang 11

ton hại cho sức khỏe của người khác theo quy định tại Diéu 134 Bộ luật hình

sự năm 2015”.

Bài viết của tác giả Phạm Phương Thảo với đề tài “Bàn về việc định tội danh và quyết định hình phạt toi với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

cho sức khỏe của người khác ”, năm 2022

Bài viết trên tạp chí của VKSND Tối cao số 22/2019 của tác giả Nguyễn

Văn Khánh, nội dung “Bắt cập từ thực tiễn giải quyết vụ án hình sự về tội cố y

gây thương tích hoặc gây ton hai cho sức khỏe của người khác ”, bài viet “Trao

đổi vẻ việc áp dụng tình tiết định khung, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự” của tác giả Nguyễn Tiến Đường, Viện kiêm sát nhân dân tối cao, số 04 năm 2023.

Ngoài các công trình nghiên cứu, giáo trình, bài viết đăng trên tạp trí cũng như sách chuyên khảo nêu trên còn nhiều tài liệu nghiên cứu của các tác

giả khác về tội có ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác Nhìn chung, các tác giả thường tập trung nghiên cứu về nội dung, phân tích, so sánh các vấn đề ly luận, dấu hiệu định tội, một số tác giả nhìn nhận van đề dưới góc độ tội phạm hoặc nghiên cứu thực tiễn điều tra, thực hành

quyên công tố trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử của tội cố ý gây thương tích hoặc gây ton hai cho sức khỏe của người khác, hoặc một số công trình nghiên cứu về giải pháp dau tranh phòng chống tội phạm tai địa phương hay cả

nước Đến nay, chưa có công trình nghiên cứu hay đề tai nao tập trung nghiên cứu đối với các tình tiết tăng nặng định khung của cố ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác Vì vậy, việc nghiên cứu để hoàn thiện các quy định của BLHS về các tình tiết tăng nặng định khung của cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác cũng như dé

xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về tội phạm này là

một vân đê mới, không trùng với các công trình khoa học đã được công bô.

Trang 12

Học viên kế thừa quan điểm dưới góc độ lý luận và cách tiếp cận của những

công trình trước đây trong nghiên cứu hoàn thiện luận văn của mình.

3 Mục đích, nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá làm rõ những vấn đề lý luận

và quy định pháp luật về các tình tiết tăng nặng định khung trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015, đánh giá các hạn chế, bất cập, vướng mắc trong áp dụng các quy định của pháp luật về các tình tiết tăng nặng định khung trong

tội phạm này để đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật, khắc phục các hạn chế, thiếu sót dé góp phan nâng cao hiệu quả áp dụng trong xét xử của

Tòa án nhân dân.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Trong phạm vi của luận văn, đối tượng mà tác giả nghiên cứu bao gồm:

+ Các van dé lý luận về các tình tiết tăng nặng định khung trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác;

+ Những quy định của pháp luật hình sự về các tình tiết tăng nặng định

khung trong tội cô ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015;

Thực tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng định khung trong tội cô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác của Tòa án nhân

dân tỉnh Đắk Lắk

- Pham vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Nghiên cứu thực tiễn áp dung tiết tăng nặng định

khung trong tội cô ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;

+ Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn xét xử các tình tiết tăng

Trang 13

nặng định khung trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk với số liệu, bản án, quyết định trong khoảng thời gian 05 năm (từ năm 2018 đến năm 2022).

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện

chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp

luật; các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về xây dựng nhà nước pháp quyền, về dau tranh phòng, chống tội phạm và cải cách tư pháp.

Về các phương pháp nghiên cứu học viên sử dụng trong quá trình nghiên cứu dé tài cụ thé như: phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp nghiên cứu tài liệu dé tổng hợp các tri thức khoa học và luận chứng các van đề tương ứng; phương pháp thống kê, so sánh; phương pháp diễn dich,

phương pháp quy nạp và phương pháp nghiên cứu dién hình 6 Những đóng góp mới của đề tài

Cho đến nay, có tương đối nhiều công trình khoa học nghiên cứu về

định tội danh, phân biệt tội danh, quyết định hình phạt, nghiên cứu dưới góc

độ tội phạm hay thực tiễn giải quyết của các cơ quan tiến hành tổ tụng trong

các giai đoạn tố tụng đối với tội có ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác nhưng chưa công bố bất kỳ công trình nghiên cứu

nào đề cập chuyên sâu về các tình tiết tăng nặng định khung của tội phạm

này Đây là công trình khoa học đầu tiên phân tích, đánh giá tình tiết tăng nặng định khung dưới góc độ lý luận của tội cố ý gây thương tích hoặc gây

tôn hại cho sức khỏe của người khác và nêu thực trạng việc áp dụng tình tiết

này trên thực tế tại tỉnh Đắk Lắk Vì vậy, về lý luận trong quá trình học tập và

nghiên cứu, có thể sử dụng luận văn làm nguồn tài liệu để tham khảo Về thực

tiễn, kết quả của công trình nghiên cứu có thé dùng dé tham khảo, rút kinh nghiệm, nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án về tội cố ý gây thương tích

Trang 14

hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác trên dia bàn tỉnh Dak Lắk nói

riêng, các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe nói chung.

7 Bố cục của luận văn

Bồ cục của luận văn được tác giả trình bày trong 03 chương:

Chương 1: Một số van đề lý luận về tình tiết tăng nặng định khung

trong tội cô ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏe của người khác.

Chương 2: Quy định về tình tiết tăng nặng định khung trong tội cỗ ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác và thực tiễn

xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk.

Chương 3: Các giải pháp bảo đảm áp dụng các tình tiết tăng nặng định khung trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tốn hai cho sức khỏe

của người khác.

Trang 15

Chương 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE TINH TIẾT TANG NANG

ĐỊNH KHUNG TRONG TOI CÓ Y GAY THUONG TÍCH HOẶC GAY TON HAI CHO SUC KHOE CUA NGUOI KHAC

1.1 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tốn hai cho sức khỏe của

người khác

1.1.1 Khái niệm tội cỗ ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

khóe của người khác

Tính mạng, sức khỏe của con người là khách thể quan trọng, được nhà nước quan tâm và đề ra các chính sách pháp luật bảo vệ Vì vậy, tội cố ý gây

thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏe của người khác có vị trí rất quan

trọng, được quy định tại phần thứ hai của BLHS năm 2015 — Phần các tội

phạm và chỉ nằm sau Chương quy định nhóm tội phạm về an ninh quốc gia Qua các thời kỳ của Bộ luật hình sự, đến nay chưa có định nghĩa chính thức

cho tội nay.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, định nghĩa sức khỏe được công bố trong Hiến chương Đại hội Đồng Y tế lần thứ 22 vào năm 1946 và được sửa đổi trong

Hiến chương Đại hội Đồng Y tế lần thứ 29 vào năm 1978 Hiện nay, định nghĩa

sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới được nhiều người thống nhất sử dụng [19] Ngoài ra từ điển Bách khoa Việt Nam cũng có định nghĩa về sức khỏe [9].

Dưới góc độ khoa học pháp lý, khái niệm sức khỏe có mối quan hệ mật

thiết với quyền con người, dựa trên các nghiên cứu y tế, quy định pháp luật.

Nhìn nhận dưới góc độ khoa học hình sự, có quan điểm cho rằng:

Sức khỏe của con người là tình trạng sức lực của con người đang

sống trong điều kiện bình thường, cho nên sức khỏe thực ra là trạng thái tâm lý, sự hoạt động hài hòa trong cơ thể tạo nên khả năng chống lại bệnh tật [12, tr.206-207].

Trang 16

Tác giả Phạm Văn Beo đã đưa ra khái niệm:

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi cố ý gây ton hại cho sức khỏe người khác dưới dang thương tích hoặc tổn thương khác [1].

Theo quan điểm của tác giả Dinh Văn Qué thì:

Có ý gây thương tích hoặc gây ton hại cho sức khỏe của người khác

là hành vi của một người cô ý làm cho người khác bị thương hoặc

tôn hại đến sức khỏe [17, tr.126].

Tuy nhiên, hai định nghĩa trên đều thiếu các yếu tô quan trọng như tuôi chịu trách nhiệm hình sự, năng lực trách nhiệm hình sự của chủ thể và tính trai pháp luật của hành vi Đề xác định trách nhiệm hình sự cần phải xác định

đầy đủ hai yếu tố sau: Thứ nhất, người thực hiện hành vi phạm tội phải có

năng lực trách nhiệm hình sự (nghĩa là không ở trong tình trạng không có

năng lực TNHS) thực hiện, đồng thời bắt buộc người đó phải đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12 của BLHS năm 2015 Thứ hai, người đó

phải có lỗi (cỗ ý, vô ý) trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và hành vi này bắt buộc phải được quy định trong phan thứ hai — các tội phạm

trong bộ luật hình sự, nếu hành vi gây nguy hiểm cho xã hội nhưng hành vi này không quy định trong BLHS cũng không được coi là tội phạm (Điều 8 BLHS năm 2015) Vì vậy, dé thé hiện rõ ràng, đầy đủ các yếu tố về nội hàm của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác

theo quan điểm của học viên cần được xác định thống nhất “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi cố ý gây ra thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác một cách trái pháp luật, gây nguy hiểm cho sức khỏe của người khác một cách đáng kế

được quy định trong BLHS, do người không ở trong tình trạng không có năng

lực TNHS thực hiện va đủ tuổi chịu TNHS theo quy định của BLHS”.

Trang 17

1.1.2 Đặc điểm tội cỗ ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức

khoe của người khác

1.1.2.1 Khách thể của tội Co ý gây thương tích hoặc gây ton hại cho

sức khỏe của người khác

Khách thê của tội phạm đóng vai trò quan trọng trong cấu thành tội phạm hình sự, bởi lẽ dấu hiệu của khách thể xác định quan hệ xã hội được

pháp luật hình sự bảo vệ và vai trò của các dấu hiệu đó trong việc xác định

TNHS đối với cá nhân, pháp nhân thực hiện hành vi phạm tội trong thực tế Khách thé của tội phạm thé hiện rõ tính chất nguy hiểm của tội phạm trong đời sống xã hội, là một trong những yếu tô dé cơ quan tố tụng xác định hành vi xâm hại thực tế có cấu thành tội phạm hay không.

Sức khỏe con người là đối tượng quan trọng được pháp luật bảo vệ Vì

vậy, người nào xâm hại đến sức khỏe của người khác chính là xâm hại đến khách thê mà luật hình sự bảo vệ, đối tượng tác động của tội phạm này là một

con người cụ thể, đó là người đang sống và tồn tại, có quyền được pháp luật

tôn trọng và bảo vệ về sức khỏe khỏi sự xâm hại của tội phạm Mặt khác, hành vi xâm phạm quyền được bảo vệ sức khỏe đối với một số đối tượng đặc

biệt thì mức hình phạt sẽ nặng hơn, đó là: trẻ em, phụ nữ trong thời gian mang

thai (người có hành vi xâm phạm biết mà vẫn xâm phạm sức khỏe của họ),

hoặc những đối tượng mà khả năng chống trả, tự vệ của họ kém hơn so với

người bình thường, thậm chí không có khả năng tự vệ như: người già yếu, 6m

đau, hoặc đối tượng mà với truyền thống, đạo đức của người Việt Nam cần

phải kính trọng, biết ơn như người thân của người có hành vi xâm hại (ông bà,

cha mẹ), đối tượng là người đã rèn luyện, giáo dục người có hành vi xâm hại

(thầy giáo, cô giáo), hoặc người có ơn nuôi dưỡng, người đã chữa bệnh cho

người có hành vi xâm hại.

10

Trang 18

1.1.2.2 Mặt khách quan của tội Cố ý gây thương tích hoặc gây ton hại

cho sức khỏe của người khác

Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác khi xem xét, đánh giá hành vi khách quan có thé thấy hành vi này

được thé hiện dưới hai dạng Dạng thứ nhất, hành vi “gây thương tích”, dạng

hành vi này thường gặp trong đời song hang ngay Dang thw hai, hanh vi “gay

tốn hai cho sức khỏe” — dang hành vi này thường ít gặp trên thực tế Những

hành vi này xảy ra thi chúng ta có thé nhận biết được, bởi lẽ nó được diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan Hành vi khách quan của tội phạm này có thể được thực hiện trực tiếp bằng việc sử dụng công cụ, phương tiện như dao, mã tau, gạch, đá, gậy, ghế, tuýp sắt, cung tén, dé thực hiện các

hành vi chém, ném, đập, đá, phóng, nạn nhân, người thực hiện hành vi phạm

tội có thé không sử dụng bat cứ công cụ hoặc phương tiện nào dé thực hiện các hành vi vặn, bẻ (tay, chân), đấm, nhồ, giật (tóc, tay), can, đá, thậm chí người phạm tội có thé thả súc vật, thú dữ theo sự điều khiến, chỉ huy của

mình hoặc sử dụng bộ phận, thân thé của người khác dé gây tôn thương cơ thé

nạn nhân, những hành vi này được thực hiện thông qua hành động như ném,

đấm, đá, đâm, chém, đạp, xô ngã, đốt cháy, đầu độc

Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của loại tội phạm này được thể hiện ra ngoài thế giới khách quan, có thể nhận thấy và đánh giá được Hậu quả của hành vi là người bị hại phải bị thương tích hoặc bị tổn thương đến sức khỏe,

hậu qua này dựa trên kết luận của cơ quan giám định và tỷ lệ tôn thương phải ở mức đáng kể Nếu người bi gây thương tích chỉ thiệt hại nhỏ, nghĩa là tỷ lệ tôn thương của họ chưa đến mức đáng kể, dưới mức ty lệ mà BLHS quy định

thì hành vi đó không thể bị coi là tội phạm, khi đó quan hệ giữa người gây

thương tích và người bị thương tích và nhà nước sẽ được áp dụng pháp luật

dân sự (bồi thường thiệt hại về sức khỏe), hành chính để giải quyết (quyết

11

Trang 19

định xử phạt vi phạm hành chính), thậm chí trường hợp tỷ lệ thương tích là

0% thì người gây ra thương tích không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình Thiét hại về thé chất là thiệt hại liên quan đến cơ thé con người, biểu hiện qua việc hành vi phạm tội gây ra sự thay đổi tình trạng ton tại bình

thường, vốn có của cơ thé con người (nạn nhân) Dạng thiệt hại này gồm thiệt

hại về tính mạng (chết người) hoặc thiệt hại về sức khỏe (gây thương tích

hoặc gây tôn hại sức khỏe của con người) [42, tr.140] Dé xác định mức độ thiệt hại của nạn nhân từ đó đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành

vi thì cơ quan tiễn hành tố tụng dựa trên kết luận giám định của Hội đồng giám định pháp y, nội dung kết luận sẽ đưa ra tỷ lệ tốn thương, cơ chế hình thành vét thương, vật tác động

Mỗi quan hệ nhân — quả giữa hành vi có ý gây thương tích hoặc gây tổn

hại cho sức khỏe của người khác và hậu quả là mức độ thương tích là dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm thé hiện quan hệ nguyên nhân — kết

quả giữa hành vi phạm tội với hậu quả của tội phạm, trong đó hành vi có

trước và gây ra hậu quả, hậu quả sinh ra bởi hành vi Như vậy, trong cấu

thành tội phạm vật chất, mối quan hệ về nhân, quả là dấu hiệu cấu thành bắt buộc Tuy nhiên, đối với tội phạm có cấu thành hình thức thì hậu quả không phải là một dấu hiệu của cấu thành tội phạm nên không cần xác định mối hệ nhân — quả, điển hình như tại khoản 6 Điều 134 BLHS 2015 quy định chỉ cần chuẩn bị vũ khí, hung khí, mục đích dé gây thương tích cho người khác đã

đủ yếu tố cau thành tội phạm chứ không cần hậu quả xảy ra.

Ngoài ra, khi xem xét mặt khách quan của loại tội phạm này, việc xem

xét, đánh giá toàn diện các yếu tố liên quan đến hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là cần thiết như: thời gian và địa điểm đã thực hiện hành vi,

công cụ (dao, gạch, gậy, mũi tên, ), phương tiện (xe máy, ô tô, xe đạp dùng

dé di chuyên, điện thoại dùng dé liên lạc, ) mà người sử dụng dé thực hiện

12

Trang 20

hành vi, thậm chí xem xét cả phương pháp, thủ đoạn phạm tội, điều kiện hoàn

cảnh phạm tdi

Theo BLHS hiện hành nếu tỷ lệ thương tích của nạn nhân trên 11% thì người gây ra thương tích mới bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử trong vụ án hình sự Tuy nhiên, trường hợp nạn nhân bị thương tích hoặc ton hại sức khỏe

có ty lệ thương tật dưới 11% nhưng lại thuộc một trong các trường hợp quy

định từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 BLHS thì vẫn bị điều tra, truy tố, xét xử trong vụ án hình sự Tỷ lệ thương tích của người bị hại do tổ chức giám định kết luận Sau khi nhận hồ sơ từ cơ quan trưng cau giám định thì cơ quan này thực hiện các bước giám định trong đó có việc xác định mức ton hại sức khỏe, xếp tỷ lệ tổn hại sức khỏe Mức độ tổn hại sức khỏe là sự tổn thương cả về thé chat lẫn tinh than, thé hiện chất lượng, số lượng của sự hủy

hoại cấu trúc và chức năng của cơ thể [2, tr 23] Tén hại sức khỏe vĩnh viễn là mat cơ quan hay cơ quan còn nhưng mất chức năng và chức năng đó không

hồi phục cho đến hết đời của nạn nhân, mặc dù có sự can thiệp của y tế, chức

năng vẫn không phục hồi Sau khi hoàn tat các quy trình giám định, giám định viên đưa ra kết luận giám định, theo đó các yêu cầu của cơ quan ra quyết định

trưng cầu giám định được trả lời như tỷ lệ tổn thương cơ thé, cơ chế hình thành vết thương, vật tác động

1.1.2.3 Mặt chủ quan của tội Cố ÿ gây thương tích hoặc gây ton hại

cho sức khỏe của người khác

Mặt chủ quan của tội phạm là đặc điểm tâm lý bên trong của cách xử

sự có tính chất tội phạm xâm hại đến khách thé được bảo vệ bang pháp luật hình sự, nói một cách khác là thái độ tâm lý của chủ thể được thể hiện dưới

hình thức cố ý hoặc vô ý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội do mình

thực hiện và đối với hậu quả của hành vi đó (lỗi) [3, tr 359] Khái niệm lỗi được định nghĩa như sau: Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành

13

Trang 21

vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả của hành vi đó dưới hình thức cô ý

hoặc vô ý [36, tr 136].

Dé có thé có cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội, cơ quan tiễn hành tổ tụng phải xác định được lỗi của người đã thực hiện hành vi phạm tội, đó là thái độ tâm lý của chủ thể, xác định được lý trí và ý chí của người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm tương ứng Khi xem xét mặt chủ

quan của tội phạm thì cần xem xét toàn diện các vấn đề xung quanh ý chí chủ quan bên trong đó là yếu tố lỗi, động cơ và mục đích phạm tội của người đó.

Bộ luật hình sự quy định một số cau thành tội phạm mà trong đó: hình thức lỗi hoặc mục đích phạm tội được nhà làm luật ghi nhận là dấu hiệu định tội — bắt buộc của CTTP cơ bản; mục đích phạm tội là dấu hiệu định tội — bắt buộc

của CTTP cơ bản, ví dụ mục đích “nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ

nước CHXHCN Việt Nam” theo Điều 111 BLHS 2015 — Tội xâm phạm an

ninh lãnh thé; động cơ phạm tội là dấu hiệu định khung — bắt buộc của CTTP

tăng nặng (ví dụ: “động cơ đê hèn” hay “vì lý do công vụ của nạn nhân” theo

điểm k khoản 1 Điều 134 BLHS 2015) Tuy nhiên, động cơ và mục đích

không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tội phạm, chỉ một

yếu tố lỗi cũng đã là mặt chủ quan của tội phạm, cần xem xét động cơ và mục đích phạm tội là những dấu hiệu tùy nghi để đánh giá, xem xét tổng thể mặt

chủ quan của tội phạm.

Hành vi của người phạm tội được thực hiện do lỗi cố ý gây thương tích

hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác, có hai dạng là có ý trực tiếp và cố

ý gián tiếp:

Lỗi cố ý trực tiếp của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức

khỏe của người khác là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của

mình là gây ra thương tích hoặc tốn hại cho sức khỏe của người khác, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả (thương tích) xảy ra.

14

Trang 22

Lỗi có ý gián tiếp của tội cô ý gây thương tích hoặc gây tôn hai cho sức

khỏe của người khác là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của

mình là nguy hiểm cho nạn nhân, thấy trước hậu quả của hành vi gây thương tích hoặc tổn thương cơ thé cho nạn nhân, tuy không mong muốn nhưng van

có ý thức dé mặc cho hậu quả (thương tích) xảy ra.

Một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, chỉ xác định là tội

phạm khi bắt buộc có lỗi trong mặt chủ quan Vì vậy, khi xác định cầu thành

tội phạm nói chung, tội cố tội có ý gây thương tích hoặc gây tốn hai cho sức khỏe của người khác BLHS quy định một số trường hợp không phải là tội phạm do người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có lỗi như: sự kiện bất ngờ, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội, rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ

khoa học, kỹ thuật và công nghệ, thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc

của cấp trên, Như vậy, không có lỗi cũng có nghĩa là hành vi của họ không thỏa mãn một trong các dấu hiệu cơ bản của tội phạm, đồng thời mục đích và

vai trò của luật hình sự đặt ra sẽ không đạt được và không có hiệu quả trong

việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế về hình sự đối với một người khi họ

không có lỗi trong việc gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội [43, tr 133].

1.1.2.4 Chủ thé của tội cố ý gây thương tích hoặc gây ton hại cho sức

khỏe của người khác

Chủ thé của tội cố ý gây thương tích hoặc gây ton hai cho sức khỏe

của người khác là người đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể, không ở

trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tudi chịu

trách nhiệm hình sự.

Tình trạng không có năng lực TNHS là một người ở thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội ở trong trạng thái hoàn toàn không nhận

thức hoặc không điều khiển được hành vi của mình được quy định tại Điều 21

15

Trang 23

BLHS 2015 “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mặc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mat khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.” Hai dấu hiệu y học và dấu hiệu tâm lý là những điều kiện rất quan trọng cần

va đủ dé xác định chính xác một người ở trong tình trạng không có năng lực

trách nhiệm hình sự Dấu hiệu y học (mắc bệnh) có vai trò như là nguyên

nhân và dấu hiệu tâm lý (mat năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển

hành vi) là hậu quả [4, tr 180].

Khi thực hiện hành vi phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác chủ thể của tội này nhận thức được hành vi của minh là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến khách thé là sức khỏe của người khác được pháp luật bảo vệ và họ có khả năng điều khiển, kiểm soát hành vi của mình tuy nhiên họ vẫn thực hiện hành vi gây thương tích hoặc

gây tôn hại cho sức khỏe của nạn nhân với lỗi cố ý.

Chủ thé của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác phải là người đạt độ tuổi nhất định theo quy định tại Điều 12 BLHS năm 2015, theo đó: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự

về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật hình sự có quy định khác Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng một trong 28 Điều quy định BLHS, trong đó có Điều 134 BLHS tội cố ý gây thương tích hoặc gây tốn hại

cho sức khỏe của người khác.

Như vậy, chủ thể của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12

BLHS là người từ đủ 14 tudi trở lên trong trường hợp hành vi phạm tội thuộc

các khoản 3, 4, 5 còn trong trường hợp hành vi phạm tội thuộc các khoản | va

2 thì là người từ đủ 16 tuổi trở lên [8, tr 103-104].

16

Trang 24

1.2 Tình tiết tăng nặng trong tội có ý gây thương tích hoặc gây tốn

hai cho sức khỏe của người khác

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

1.2.1.1 Khái niệm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

Giải quyết bất kỳ vụ án nào cũng chính là làm sáng tỏ vấn đề trách

nhiệm hình sự Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý

nghiêm khắc nhất và là hậu quả pháp lý bất lợi của việc thực hiện tội phạm, đồng thời được thê hiện bằng việc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế hình sự do Luật hình sự quy định đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội [42, tr 282] Ngoài tội phạm, trách nhiệm hình sự ra, nếu “thiếu

hình phạt (hay chế tài hình sự) thì các quy định chỉ còn là hướng dẫn chứ không phải là quy định về tội phạm” [39, tr 68] Vì vậy, tội phạm, trách nhiệm hình sự và hình phạt có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Khi quyết định hình phạt, Tòa án phải cân nhắc tính chất và mức độ

nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện Khi quyết định hình phạt,

Tòa án phải chỉ ra trong bản án những tình tiết cụ thể chứng minh tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm cụ thể mà Tòa án dựa vào đó và cùng với các tình tiết khác để chọn loại và mức hình phạt cụ thể đối với bị cáo Khi xác định tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm cụ

thé đã được thực hiện phải xuất phát từ tông thé các tình tiết mà ở đó tội phạm cụ thê đã được thực hiện Chỉ khi bảo đảm được sự cân nhắc tổng thể các tình tiết đó và với việc dựa vào các căn cứ khác (nhân thân người phạm tội, các

tình tiết giảm nhẹ và các tình tiết tăng nặng), Tòa án mới có đầy đủ căn cứ để

quyết định được một loại và mức hình phạt đúng pháp luật, công băng và hợp

lý [14, tr 148] Như vậy, “tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự” là một trong những căn cứ dé quyết định hình phạt.

Có nhiều quan điểm khác nhau về “tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình

17

Trang 25

sự” như quan điểm của tác giả Nguyễn Ngọc Hòa và tác giả Lê Thị Sơn tại sách Từ điển giải thích thuật ngữ luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội [7 tr 116], quan điểm của tác giả Kiều Đình Thụ tại sách chuyên ngành Tìm hiểu Luật hình sự Việt Nam [35, tr 233], quan điểm của tác giả Đinh Văn Qué khi bình luận về các tình tiết tang nặng trách nhiệm hình sự [16, tr 236] Qúa trình nghiên cứu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự còn có nhiều

quan điểm tranh luận khác nhau của một số tác giả khác, như quan điểm của tác giả Đỗ Ngọc Quang [17, tr 305], quan điểm của tác giả Trần Văn Sơn

[24 tr 36], quan điểm của tác giả Dương Tuyết Miên [15, tr 19], quan điểm của tác giả Trịnh Tiến Việt [40, tr 1].

Theo quan điểm của học viên, khái niệm “tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự” không chỉ giới hạn là những tình tiết theo phạm vi quy định tại Điều 52 Bộ luật hình sự 2015 mà phải hiểu theo nghĩa rộng Bởi lẽ, khái niệm “tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự” không được BLHS qua các thời kỳ giải thích cụ thể, cũng không được quy định trong các văn bản pháp

luật khác Mặt khác, khi tội phạm có yếu tố đặc biệt làm tăng tính nguy hiểm cho xã hội hoặc cần áp dung dé gia tăng mức độ cưỡng chế của hình phạt dé

giáo dục và cải tạo người phạm tội Khi áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có thé xảy ra 03 trường hợp sau: (1) Chuyên sang một tội danh mới cùng loại có mức hình phạt nặng hơn, (2) Ở trong một khung hình phạt nặng hơn so với khung cơ bản, hoặc (3) Ở trong cùng một khung hình phạt,

nhưng mức hình phạt áp dụng sẽ nặng hơn mức trung bình của khung đó.

Những tình tiết này bao gồm các yếu tô làm tăng tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm hoặc yếu tố làm tăng mức cưỡng chế cần thiết dé giáo dục và cải tạo người phạm tội Có như vậy mới đảm bảo tính công băng và nghiêm minh

của pháp luật Do đó, nếu xét theo nghĩa rộng, các tình tiết định tội, tình tiết tăng nặng định khung và các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định

18

Trang 26

tại Điều 52 BLHS 2015 cũng tương đối giống nhau về bản chất, khác biệt chủ yếu là mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, mức độ chịu trách

nhiệm hình sự và khung hình phạt.

Từ những khái niệm mà các tác giả đã nêu trên, qua phân tích nội hàm

của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, có thể định nghĩa tình tiết tăng

nặng trách nhiệm hình sự như sau: Tinh tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là

yếu tố, dấu hiệu mà pháp luật quy định làm tăng tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm hoặc tăng nâng mức độ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội

dé cải tạo, giáo dục họ, thể hiện ở việc tội phạm bị xử lý theo toi danh nặng

hơn, khung hình phạt nặng hơn hoặc mức hình phạt cao hơn trong một khung

hình phạt Hay nói một cách ngắn gọn, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là dấu hiệu, yếu tô được pháp luật quy định làm cho trách nhiệm hình sự của

người phạm tội tăng lên so với trường hop thông thường tương ung |6, tr 10].

1.2.1.2 Đặc điểm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự bắt buộc phải căn cứ vào quy định phần chung và phần các tội phạm của Bộ luật hình sự, không được căn

cứ vào bat cứ văn bản quy phạm pháp luật nào khác Khi chưa được bổ

sung vào BLHS thì không được tùy tiện áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.

Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thể hiện nội dung nghiêm trị trong chính sách hình sự của Nhà nước ta, làm thay đổi mức độ nguy hiểm

cho xã hội của hành vi phạm tội trong vụ án đó theo hướng nghiêm khắc hơn,

đảm bảo nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt Cụ thể:

- Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết khác nhau mà tội phạm đã thực hiện, làm thay đổi mức độ nguy hiểm trong phạm vi một

cầu thành chứ không làm thay đổi tính chất của tội phạm Đó là cơ sở pháp lý

để tăng nặng hình phạt trong phạm vi khung của điều luật tương ứng trong

19

Trang 27

Phần tội phạm của Bộ luật hình sự, vì vậy đây thường là “Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự” mà Tòa án cần cân nhắc, xem xét trong Phần chung của BLHS dé quyết định hình phạt.

- Trường hợp tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự làm thay đổi tính chất của tội phạm, có trường hợp là dau hiệu định khung hình phạt tăng nặng

và có trường hợp là dấu hiệu định tội Khi đó, tình tiết tăng nặng trách nhiệm

hình sự không được xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy

định ở Phan chung tại Điều 52 BLHS nữa mà đã làm thay đổi khung hình

phạt hoặc thay đôi tội danh Bởi lẽ, tính chất nguy hiểm cho xã hội, trước hết, được quyết định bởi ý nghĩa, tính chất, tầm quan trọng và giá trị của các quan hệ xã hội do tội phạm đó xâm hại — khách thé bị xâm hại Bên cạnh

khách thể bị xâm hại, tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm còn phụ thuộc vào các dấu hiệu khác về mặt khách quan, về mặt chủ quan, các dấu hiệu đặc trưng cho chủ thể [14, tr 147] Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự làm thay đồi tính chất của tội phạm, dẫn đến mức độ nguy hiểm cho xã

hội của tội phạm cũng bị thay đôi, tội danh và khung hình phạt tội phạm cụ

thể đã được thực hiện cũng bị thay đổi Khi xác định tính chất và mức độ

nguy hiểm cho xã hội của tội phạm cụ thể đã được thực hiện phải xuất phát

từ tổng thể các tình tiết mà tội phạm đã thực hiện, vì vậy không thể xem xét tình tiết này với tính chất là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo Phần chung của BLHS nữa mà phải xem xét nó thuộc trường hợp định tội hoặc định khung tăng nặng, tùy thuộc vào điều luật quy định trong Phần các

tội phạm của BLHS.

Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự mang tính chất ôn định về số

lượng và nội dung Tuy nhiên, tình hình xã hội trong từng thời kỳ sẽ có

những thay đổi khác nhau Việc thực hiện đường lối, chính sách về kinh tế,

chính trị - xã hội, quan điểm về bảo đảm thực hiện các quyền con người,

quyền cơ bản của công dân, hệ thống pháp luật, cải cách tư pháp, hội nhập

20

Trang 28

quốc tế làm cho một số quy định pháp luật bị thay đổi nếu không đáp ứng

được yêu cầu của thực tiễn Bộ luật hình sự có vai trò rất quan trọng, là một trong những công cụ hữu hiệu và sắc bén của Nhà nước trong đấu tranh

phòng ngừa và chống tội phạm Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong từng thời kỳ, những tình tiết mới phát sinh làm thay đổi mức độ nguy hiểm cho xã hội chưa được kip thời bổ sung hoặc tuy đã được bổ sung nhưng chưa đầy đủ, toàn diện sẽ tiếp tục bổ sung hoàn thiện, ngược lại những tình tiết không còn phù hợp hoặc không còn nguy hiển cho

xã hội sẽ bị bãi bỏ khởi BLHS.

Đề áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, người phạm tội phải thấy trước hoặc có thê thấy trước những tình tiết đó tác động đến hành vi phạm

tội Nghĩa là, người phạm tội phải có khả năng nhận thức được hành vi phạm

tội của mình sẽ bị xem xét và đánh giá ở mức độ nguy hiểm hơn đo tình tiết

tăng nặng trách nhiệm hình sự mang lại Vì vậy, dé đánh giá tính chất và mức

độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm

hình sự, Tòa án “phải làm sáng tỏ ý thức chủ quan của người phạm tội dé xét

trường hợp này họ có phải thấy trước hoặc có thể thấy trước được tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hay không, thì mới được áp dụng tình tiết tăng nặng đó đối với họ” [31, tr 13] Ngược lại, nếu có căn cứ chứng minh rằng người

phạm tội không thấy được trước hoặc không thể thấy được trước, nói cách khác, người phạm tội không có khả năng nhận thức và ý thức được tình tiết tăng nặng tác động đến hành vi phạm tội thì dù tình tiết tăng nặng trách nhiệm

hình sự đó có xảy ra người phạm tội cũng không phải chịu trách nhiệm.

1.2.2 Tình tiết tăng nặng trong tội cỗ ý gây thương tích hoặc gây tốn

hại cho sức khỏe của người khác

1.2.2.1 Khái niệm các tình tiết tăng nặng định khung của tội cố ý gây thương tích hoặc gây ton hại cho sức khỏe của người khác

Trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hai cho sức khỏe của

21

Trang 29

người khác các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt của tội phạm này được quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 của Điều 134 BLHS năm 2015 Khi xác định hành vi người phạm tội thỏa mãn tình tiết tăng nặng định khung theo khoản 1, chỉ khi có thêm tình tiết tang nặng quy định trong điều luật thì mới bị áp dung tình tiết tăng nặng định khung này, những yếu tố

đánh giá đó dựa trên tỷ lệ tôn thương của bị hại, hậu quả, nhân thân người phạm tội, số lượng người bị hại, vị trí bị tôn thương Đây là những tinh tiết

của tội phạm làm tăng đáng kế mức độ nguy hiểm cho xã hội, thõa mãn dấu

hiệu định khung hình phạt nhưng vẫn trong cùng tội cụ thé được quy định trong cùng một điều luật của BLHS Như vậy, tình tiết tăng nặng định khung của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cao hơn được

quy định ngay tại điều luật Vì vậy, cần đưa ra khái niệm các tình tiết tăng

nặng định khung của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe

của người khác như sau:

“Các tình tiết tăng nặng định khung của tội có ý gây thương tích hoặc gây ton hại cho sức khỏe của người khác là những tình tiết thuộc mặt khách

quan, chủ quan cũng như nhân thân của người phạm tội, được quy định trong

Bộ luật hình sự, thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi do nguoi phạm tội thực hiện, mà khi có các tình tiết đó người phạm toi phải chịu TNHS ở khung hình phạt cao hon được quy định trong cùng tội có ý gây thương tích

hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác `.

1.2.2.2 Đặc điểm của các tình tiết tăng nặng trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây ton hại cho sức khỏe của người khác

Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏe của

người khác tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung được quy định ở phần chung (Điều khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015) và tình tiết tăng nặng

22

Trang 30

định khung được quy định các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 134 BLHS năm 2015 Đối với tội danh này trường hợp nạn nhân bị thương tích hoặc ton hại cho sức

khỏe có tỷ lệ thương tật dưới 11% nhưng lại thuộc một trong các trường hop

quy định từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 BLHS thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự Các tình tiết quy định từ điểm a đến điểm k BLHS năm 2015 là tình tiết tăng nặng định tội nếu tỷ lệ thương tích của nạn nhân dưới

11%, là tình tiết tăng nặng định khung nếu tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên.

Các tình tiết tăng nặng trong tội cô ý gây thương tích hoặc gây ton hại

cho sức khỏe của người khác dựa trên ty lệ tổn thương co thé, công cụ phạm tội (vũ khí, vật liệu nỗ, hung khí nguy hiểm ), đối tượng bị xâm hại (người

dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, ông, bà, cha, mẹ ), nhân thân người phạm tội (tái phạm, tái phạm nguy hiểm), Khi đánh giá các tình tiết này cần

xác định nó có làm thay đổi tính chất và mức độ nguy hiểm hay không.

Những tình tiết nếu làm thay đổi tính chất nguy hiểm của tội phạm thì sẽ làm

thay đổi khung hình phạt của tội cố ý gây thương tích hoặc gây ton hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 BLHS năm 2015, ngược lại tình tiết

chỉ làm thay đổi mức độ nguy hiểm chứ không làm thay đổi tính chất nguy hiểm thì thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015.

Các tình tiết tăng nặng như: phạm tội có tô chức, phạm tội có tính chất côn đồ, tái phạm nguy hiểm, phạm tội 2 lần trở lên, phạm tội đối với người

dưới 16 tuổi, người không có khả năng tự vệ là những tình tiết tăng nặng định

khung trong tội cô ý gây thương tích hoặc gây tôn hai cho sức khỏe của người

khác đồng thời cũng là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung trong

Phần chung của BLHS Tuy nhiên, khi áp dụng tình tiết tăng nặng cần tuân

theo nguyên tắc các tình tiết đã được BLHS quy định là dấu hiệu định tội

hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung Vì vậy, các tình tiết đã nêu trên trong tội cố ý gây

23

Trang 31

thương tích hoặc gây tổn hai cho sức khỏe của người khác được xác định là tình tiết tăng nặng định khung và không được xem xét là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Phần chung của BLHS.

Cũng như các loại tội phạm khác các tình tiết tăng nặng liên quan đến

yếu tố thuộc hành vi, hậu quả, lỗi, động cơ, mục đích, công cụ, phương

tiện, Tuy nhiên, tình tiết tăng nặng trong tội cô ý gây thương tích hoặc gây

ton hại cho sức khỏe của người khác liên quan chặt chẽ đến tỷ lệ ton thương cơ thê được quy định từ khoản 1 đến khoản 5 của BLHS năm 2015.

1.2.2.3 Cơ sở quy định về các tình tiết tăng nặng định khung trong tội

cô ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác

Thứ nhất, dựa trên các nguyên tắc cơ bản của BLHS

Ngành luật hình sự được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản, trong đó có các nguyên tắc chung cho cả hệ thống pháp luật và các nguyên tắc có tính đặc thù Trên cơ sở các nguyên tắc này, luật hình sự xây dựng hệ thống các quy phạm pháp luật quy định chung về tội phạm về hình phạt, cũng

như các quy phạm xác định tội phạm cụ thé và khung hình phạt tương ứng Do đó, quy định các tình tiết tăng nặng định khung của tội cô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhằm đảm bảo đúng các

nguyên tắc trong bộ luật hình sự như “nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cô chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội”, “nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” các nguyên tắc này đều được cụ thể hóa trong quy định về các tình tiết tăng nặng định khung của tội cỗ ý gây thương tích hoặc gây tôn hại

cho sức khỏe của người khác như tình tiết tăng nặng “tái phạm nguy hiểm” tại điểm d khoản 2, “có tính chất côn đề” tại điểm i khoản 1 Điều 134 BLHS.

Các tình tiết tăng nặng định khung của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn

24

Trang 32

hại cho sức khỏe của người khác làm tăng đáng ké mức độ nguy hiểm cho xã hội, théa mãn dấu hiệu định khung hình phạt nhưng van trong điều luật quy định về tội này Như vậy, tình tiết tăng nặng định khung phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cao hơn được quy định ngay tại

điều luật, do đó người phạm tội chịu hình phạt cao hơn so với không bị áp

dụng tình tiết tăng nặng này, đảm nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự.

Thứ hai, thực tiễn xét xử và yêu cau đấu tranh phòng chong tội phạm

Bộ luật hình sự được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy những

nguyên tắc, chế định pháp luật hình sự của Việt Nam, những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm cũng như học hỏi kinh nghiệm lập pháp từ nhiều quốc gia trên thế giới Do đó, khi xây dựng các tình tiết tăng nặng định khung nói chung, tình tiết tăng nặng định khung

của tội cô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng để đảm bảo công băng và cá thể hóa hình phạt, nhà làm luật khi xây dựng cau trúc của điều luật đã chia ra thành các khung hình phạt khác nhau dé

phân hóa tội phạm với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội tương ứng

với mức tối đa và mức tối thiểu của khung hình phạt Việc chia ra thành nhiều

khung hình phạt nhằm đảm bảo hình phạt áp dụng cho các hành vi phạm tội nghiêm trọng và nguy hiểm hơn sẽ được xác định ở mức độ cao hơn Đồng thời, dựa vào khung hình phạt, có thể phân hóa tội phạm, đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, tội cố ý gây thương

tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác cũng được phân loại thành

04 loại: ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và

tội phạm đặc biệt nghiêm trọng dé dé cân nhắc khi quyết định hình phạt Việc xác định va áp dụng các tình tiết tình tiết tăng nặng định khung trong tội cô ý gây

thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là cần thiết dé đảm bảo tính công bằng, chặt chẽ và phù hợp đối với tính chất mức độ phạm tội của

25

Trang 33

tội phạm và có ý nghĩa rất lớn khi quyết định hình phạt Từ đó, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm mới đạt được hiệu quả, góp phần bảo đảm an ninh,

chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Thứ ba, yêu cau về tính thong nhất của luật hình sự và kỹ thuật lập pháp

Hệ thống pháp luật trong đó có pháp luật hình sự luôn phải bảo đảm tính thống nhất, tránh sự chồng chéo, khó áp dụng Qúa trình lập pháp, nhà làm luật phải luôn tuân thủ nguyên tắc này, bởi lẽ hệ thống pháp luật hình sự

thống nhất, chặt chẽ thì cơ quan t6 tụng mới áp dụng đúng điều luật, từ đó

việc xác định tội danh, quyết định hình phạt đảm bảo chính xác Sự thống

nhất ở đây bao gồm: thống nhất trong một điều luật, thống nhất giữa các điều luật quy định trong toàn bộ phần chung và phần các tội phạm của BLHS,

thống nhất với toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật, thậm chí việc xây dựng BLHS tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc hợp tác quốc tế trong phòng,

chống tội phạm; nội luật hóa các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên

hoặc tham gia.

và kỹ thuật lập pháp, dấu hiệu định khung tăng nặng phản ánh tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội tương ứng với một khung hình

phạt nhất định Do đó, cấu trúc điều luật của tội cố ý gây thương tích hoặc gây

tôn hại cho sức khỏe của người khác được xây dựng chặt chẽ, khoa học, được

sắp xếp theo mức độ tăng dần tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội từ khoản 1 đến khoản 5 Điều 134 BLHS năm 2015 Nếu người

phạm tội bị áp dụng các tình tiết tăng nặng định khung quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 BLHS năm 2015 thì trách nhiệm hình sự đối với những khoản này

cũng tăng dần và cao hơn chế tài được quy định ở khung hình phạt cơ bản tại khoản | Điều 134 BLHS.

1.2.2.4 Vai trò của các tình tiết tăng nặng trong tội cố ý gây thương

tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Các tình tiết tăng nặng trong tội cỗ ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

26

Trang 34

cho sức khỏe của người khác thé hiện nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội theo quy định tại Điều 3 BLHS năm 2015, từ đó thé hiện cụ thé đường lối,

chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước, phát huy vai trò, tác dụng tích cực

là công cụ sắc bén, hữu hiệu trong dau tranh phòng, chống tội phạm góp phan

nâng cao hiệu quả điều tra, truy tố, xét xử tội phạm xâm phạm sức khỏe của con người góp phần kiêm soát và kìm chế tình hình tội phạm, bảo đảm 6n định

an ninh chính tri, trật tự an toàn xã hội.

Đối với người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác việc bị áp dụng các tình tiết tăng nặng dẫn đến người bị áp

dụng phải gánh chịu hậu quả ở mức cao hơn so với không áp dụng, từ đó có thể phân hoá trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với tội phạm Từ đó, bảo đảm xử

lý công bằng và phân hóa đối với các hành vi phạm tội cỗ ý gây thương tích

hoặc gây ton hại cho sức khỏe của người khác tương ứng theo mức độ tăng dan, tương xứng với tính chất và mức độ xâm phạm sức khỏe của con người — khách thé được pháp luật hình sự bảo vệ.

Do tính đa dạng và phức tạp của tội phạm mà để cá thể trách nhiệm

hình sự và hình phat, các tình tiết tăng nặng trong tội có ý gây thương tích có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau nên các khung hình phạt khác nhau Đối với các tình tiết tăng nặng chỉ làm thay đổi mức độ nguy hiểm cho xã hội mà không làm thay đổi tính chất nguy hiểm thì được áp dụng trong Phan chung của BLHS Vì vậy, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong

tội cố ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏe của người khác giúp xác định tội phạm đúng với bản chất, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội này Đồng thời, nếu trong cùng một khung hình phạt thì vẫn có

những yếu tố khác nhau như: nhân thân, không gian, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh lúc phạm tội trong số các yếu tố đó có quy định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Vi vậy, Tòa án phải cân nhắc những yếu tố này dé quyết

27

Trang 35

định hình phạt Qua đó, có thể thấy nguyên tắc nhân đạo, công bằng và cá thể

hóa hình phạt được nêu rõ trong pháp luật hình sự của nhà nước ta.

Về kỹ thuật lập pháp, trong tội cô ý gây thương tích hoặc gây tồn hại cho sức khỏe của người khác đã thé hiện tình tiết định tội cô ý gây thương tích hoặc gây tốn hai cho sức khỏe của người khác, khung hình phat của tội danh này và mức độ biến thiên trong mỗi khung hình phạt Từ đó, giúp cơ

quan tiến hành tổ tụng xác định đúng tội danh, khung hình phạt và áp dụng

chính xác hình phạt đối với người phạm tội gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác Đồng thời, điều luật quy định khung hình phạt

có mức độ tối thiểu và mức tối đa tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của

tội phạm Khi tòa án đã xác định bị cáo phạm tội ở khung hình phạt nào, dù

có nhiều tinh tiết tăng nặng thì họ cũng không bị xử phat quá mức cao nhất của khung hình phạt đó Khi định tội danh, quyết định hình phạt chủ thể áp

dụng pháp luật cần phải đánh giá toàn diện, đầy đủ và khách quan trong một

tổng thê thống nhất các các tình tiết trong vụ án và được xem xét trong điều

kiện, hoàn cảnh, thời gian, không gian, công cụ, phương tiện, nhân thân người

phạm tỘI, cụ thể trong vụ an.

Việc xác định các tình tiết tăng nặng trong tội cố ý gây thương tích

hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác được áp dụng theo quy trình

chung là phải xác định tội danh, xác định khung hình phạt, cuối cùng mới xác

định hình phạt cụ thể Việc đánh giá các tình tiết tăng nặng trong một thé thong nhất, khách quan và toàn diện Từ đó mới quyết định hình phat đúng, công bằng và hợp lý, có như vậy hình phạt mới đạt được mục đích mà nhà

nước mong muốn vừa mang tính răn đe, vừa mang tính giáo dục.

1.2.2.5 Phân loại tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong tội cô ý

gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏe của người khác với các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự khác

Để phân biệt tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong tội cô ý gây

28

Trang 36

thương tích hoặc gây tổn hai cho sức khỏe của người khác với các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự khác cần căn cứ vào ý nghĩa pháp lý của các

tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:

- Tình tiết tăng nặng định tội: Tình tiết tăng nặng định tội làm cho tính

chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện tăng lên một

cách đáng kể Khái niệm “tính chất” và “mức độ” nguy hiểm cho xã hội của tội phạm không tách rời nhau, chúng t6n tại cùng nhau, bồ sung cho nhau và xâm nhập vào nhau [14, tr 148] Đối với tình tiết tăng nặng định tội, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm cụ thể cao hơn tội danh cùng

loại, nên khi quyết định hình phạt, loại và mức hình phạt cao hơn so với tội

danh cùng loại Xuất phát từ kỹ thuật lập pháp và từ tính chất mà mức độ nguy hiểm cho xã hội (khách thé bị xâm hại, mặt chủ quan, mặt khách quan,

dau hiệu đặc trưng của chủ thể) mà BLHS quy định tình tiết tăng nặng được tách thành những tội danh, điều luật khác nhau Ví dụ những tình tiết tăng

nặng trách nhiệm hình sự giữ vai trò định tội trong cầu thành tội phạm như Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142 BLHS 2015, Tội cưỡng dâm

người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144 BLHS 2015), Tội mua bán

người dưới 16 tuổi (Điều 151 BLHS năm 2015)

- Tình tiết tăng nặng định khung của tội cố ý gây thương tích hoặc gây ton hại cho sức khỏe của người khác

Là những tình tiết của tội cô ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức

khỏe của người khác làm tăng đáng ké mức độ nguy hiểm cho xã hội, thõa

mãn dấu hiệu định khung hình phạt nhưng vẫn trong quy định của Điều luật

quy định về tội này trong BLHS Như vậy, tình tiết tăng nặng định khung

phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cao hơn được quy định ngay tại điều luật về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho

sức khỏe của người khác.

29

Trang 37

Những tình tiết định tăng nặng định khung của tội cỗ ý gây thương tích hoặc gây tồn hại cho sức khỏe của người khác có thé là dau hiệu thuộc về mặt khách quan như dấu hiệu mức độ hậu quả hoặc thuộc về mặt chủ quan như tính chất của động cơ hoặc nhân thân như tái phạm, tái phạm nguy hiểm Tuy nhiên hình phạt của các khung hình phạt do áp dụng tình tiết tăng nặng định khung có độ chênh lệch không nhiều như áp dụng tình tiết

tăng nặng định tội.

Trong quá trình lập pháp, khi xây dựng các tình tiết tăng nặng định khung trong tội cô ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác dé đảm bảo công bằng và cá thé hóa hình phạt, nhà làm luật khi xây dựng cấu trúc của điều luật đã chia ra thành các khung hình phạt khác nhau để phân hóa tội phạm với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội tương ứng

với mức tối đa và mức tối thiểu của khung hình phạt Việc chia ra thành nhiều

khung hình phạt nhằm đảm bảo hình phạt áp dụng cho các hành vi phạm tội nghiêm trọng và nguy hiểm hơn sẽ được xác định ở mức độ cao hơn Đồng

thời, dựa vào khung hình phạt, có thể phân hóa tội phạm, đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, phân loại tội phạm dé

dé cân nhắc khi quyết định hình phat.

Một số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định cho một nhóm

tội xâm phạm sức khỏe va không được quy định cho các loại tội phạm khác Bởi

lẽ, tính đặc thù của tình tiết đó chỉ phù hợp và có liên quan đến các yếu tố đặc

trưng của nhóm tội đó Việc xác định và áp dụng các tình tiết tình tiết tăng nặng

định khung phù hợp là cần thiết để đảm bảo tính công bằng, chặt chẽ và phù hợp

đối với tính chất mức độ phạm tội của tội phạm và có ý nghĩa rất lớn khi quyết

định hình phạt.

- Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung:

30

Trang 38

Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung không làm thay đổi tính chất của tội phạm, vì vậy so với hai tình tiết tăng nặng nêu trên thì tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm tăng lên ít hơn và người phạm tội sé bi xử phạt không quá mức cao nhất của khung hình phạt mà người đó bị kết án Theo quy định thì chỉ 15 tình tiết tại khoản 1 Điều 52 BLHS mới là tình tiết tăng

nặng trách nhiệm hình sự.

Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung là cơ sở pháp lý dé tăng nặng hình phạt trong phạm vi của khung điều luật tương ứng Việc quy định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thể hiện nội dung nghiêm tri trong chính sách hình sự, bảo đảm thực hiện tốt hơn nguyên tắc cá thê hóa trách

nhiệm hình sự và hình phạt.

Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, người áp dụng pháp

luật trước hết phải xác định được hành vi của người nào đó có phạm tội

không, nếu có thì phạm tội gì, nghĩa là phải định tội (xác định tội danh) đôi

với hành vi mà một người đã thực hiện Sau đó, phải xác định xem hành vi

phạm tội mà người đó thực hiện thuộc trường hợp được quy định ở khung

hình phạt nào (khoản nào của điều luật), nghĩa là phải xác định khung hình

phạt áp dụng đối với người phạm tội Sau khi đã xác định được tội danh, điều khoản áp dụng đối với người phạm tội, người áp dụng pháp luật mới cân nhắc

xem mức hình phạt cụ thê cần áp dụng đối với người phạm tội ở mức nào trong khung hình phạt là phù hợp Việc cân nhắc đến các tình tiết tăng nặng

trách nhiệm hình sự chung để xác định mức hình phạt cụ thể đối với người phạm tội trong phạm vi một khung hình phạt (quyết định hình phạt) chỉ được thực hiện sau khi đã định tội (xác định tội danh, điều luật áp dụng), định khung hình phạt (xác định khoản của điều luật áp dụng).

Việc xác định tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự bao gồm: tình tiết tăng nặng định tội, tình tiết tăng nặng định khung hay tình tiết tăng nặng trách

31

Trang 39

nhiệm hình sự chung có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong nghiên cứu lập

pháp cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật, cụ thé trong việc định tội danh và quyết định hình phạt theo quy định của Phần chung và Phần các tội phạm theo

quy định của BLHS.

1.2.3 Khái quát quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tình tiết tăng nặng định khung của tội cỗ ý gây thương tích hoặc gây ton hại cho

sức khỏe của người khác trước khi ban hành Bộ Luật hình sự 20151.2.3.1 Quy định cua pháp luật hình sự giai đoạn 1945 - 1985

Sau khi cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, đất nước ta gặp rất nhiều khó khăn, trong hoàn cảnh đất nước vừa bảo vệ, xây dựng chính

quyền non trẻ vừa tiễn hành kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành Sắc lệnh số 47 ngày 10 tháng 10 năm 1945 với nhiều nội dung cơ bản Theo quy

định tại Điều 1 của Sắc lệnh số 47 giữ nguyên các văn bản pháp luật đang có hiệu lực và được áp dụng ở Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ đến khi nào thống

nhất ban hành luật lệ trên toàn lãnh thổ nước ta với điều kiện các quy định

pháp luật được áp dụng ấy không được trái những thay đổi quy định tại Sắc

lệnh số 47 nêu trên Như vậy, Điều 1 của Sắc lệnh đối chiếu với luật lệ ở Việt Nam thời điểm đó thì pháp luật áp dụng bao gồm:

Thứ nhất, pháp luật áp dụng ở Bắc bộ là Bộ “Luật Hình An Nam” do Dụ ngày 25/8/1921, ngoài ra còn áp dụng Nghị định của nguyên Toàn quyền

Đông Dương ngày 2/12/1921 và các văn bản sửa đôi của bộ luật.

Thứ hai, pháp luật áp dụng ở Trung bộ là Bộ “Hoàng Việt Hình Luật”

do Dụ ngày 3/7/1933, ngoải ra còn áp dụng Nghị định của nguyên Toàn

quyền Đông Dương ngày 4/7/1993 và các văn bản sửa đổi của bộ luật.

Thứ ba, pháp luật áp dụng ở Nam bộ là Bộ hình luật pháp tu chỉnh do

sắc lệnh ngày 31/12/1912 và những văn bản sửa đổi [5].

32

Trang 40

Ngày 19 thang 1 năm 1955 Thông tư số 442-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc trừng trị một số tội phạm ra đời, nội dung thông tư quy định thống nhất những án lệ trong quy định chung để hướng dẫn các Tòa án trừng trị một số tội phạm thông thường, tại khoản 3 của Thông tư quy định: nếu

đánh người bị thương thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm Ngoài ra, cũng tại khoản 3 này còn có quy định mức hình phạt nặng nhất là lên đến 20 năm trong 03 trường hợp cụ thé, đó là “có tổ chức” hay “gây thành cé tật” hay

trường hợp xảy ra hậu quả “chết người” [34].

Nội dung thông tư vẫn chưa xuất hiện thuật ngữ “cố ý gây thương tích”

mà sử dụng từ “đánh người bị thương” Tuy nhiên, nội dung Thông tư đã quy

định tình tiết tăng nặng định khung của tội “đánh người bị thương” bao gồm “có tổ chức”, “gây thành có tật” và “chết người” Qua nội dung thông tư, có

thê thấy giai đoạn này, kỹ thuật lập pháp đã sơ khai quy định về tình tiết tăng nặng và có sự tiễn bộ so với giai đoạn trước đây Tuy nhiên, cấu trúc điều luật còn sơ sài, chỉ áp dụng ba tình tiết tăng nặng, khung hình phạt khi áp dụng tình tiết tăng nặng có độ biến thiên cao nên chưa phân hóa được tính chất, mức độ hành vi nguy hiểm cho xã hội của từng tình tiết tăng nặng định khung,

chưa mang tính phân hóa tội phạm Mặt khác tính tiết tăng nặng định khung “đánh chết người” quy định không rõ dẫn đến không phân biệt được hành vi “giết người” và hành vi “đánh bị thương dẫn đến chết người” Đến năm 1970, thuật ngữ “cố ý gây thương tích” đã xuất hiện tại Công văn số 452 ngày

10/8/1970 của Tòa án nhân dân Tối cao, công văn đã hướng dẫn phân biệt

giữa hành vi giết người chưa đạt với hành vi cố ý gây thương tích.

Sau chiến thắng mùa Xuân năm 1975 đất nước ta hoàn toàn được giải

phóng Việc xây dựng chính sách pháp luật hình sự cần phải phù hợp với điều kiện an ninh, chính trị, kinh tế của đất nước thời kì vừa giành được độc lập Do đó, Hội đồng chính phủ lâm thời nước ta đã ban hành pháp luật hình sự

33

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:21

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w