Khải niệm định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Về mặt lý thuyết, việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự vào thựctiễn giải quyết vụ án hình sự được hiểu là
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
NGUYEN THỊ HÀ HƯƠNG
ĐỊNH TỘI DANH ĐÓI VỚI TỘI LẠM DỤNG TÍN
NHIỆM CHIEM ĐOẠT TÀI SAN THEO BỘ LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM NAM 2015 TREN CƠ SỞ THUC
TE XÉT XU TẠI TINH DAK LAK.
HA NOI - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
NGUYEN THỊ HÀ HƯƠNG
ĐỊNH TỘI DANH ĐÓI VỚI TỘI LẠM DỤNG TÍN
NHIEM CHIEM ĐOẠT TÀI SAN THEO BỘ LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM NAM 2015 TREN CƠ SỞ THUC
TE XÉT XU TẠI TINH DAK LAK.
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tung Hình sự
Mã số: 8380101.03
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRINH QUOC TOÁN
HÀ NỘI - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học cua riêng tôi đưới
su hướng dẫn của PGS.TS Trịnh Quốc Toản Quyên chủ nhiệm Khoa Luật, Trường
Đại học Luật, Đại học quốc gia Hà Nội Những tài liệu tham khảo sử dụng trongbài viết đều được trích dẫn rõ ràng, bảo đảm độ tin cậy, chính xác và trung thực.Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bat kỳ công
trình nào khác.
Túc giả luận văn
Nguyễn Thị Hà Hương
Trang 4Chương 1: MỘT SO VAN DE CHUNG VE ĐỊNH TOI DANH DOI VỚI
TOI LAM DUNG TÍN NHIEM CHIEM DOAT TAI SẢN 71.1 Khai niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc định tội danh đối với tội
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản À 2-2-5 55c2cc+cxccez71.1.1 Khái niệm, đặc điểm định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản - 5c St St SE E1 E12151111515111121111111151111151111111e 1E exxE 7
1.1.2 Ý nghĩa của việc định tội danh đúng đối với tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản - St 3E SE EEE12151111111EE1111121111121111 111111 teE 12
1⁄2 Co sở pháp lý trực tiếp của hoạt động định tội danh đối với tội
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 2- 5252555: 151.2.1 Quy định tại Phần chung của Bộ luật hình sự - -<<<<+c<+ 161.2.2 Quy định tại Phan các tội phạm của Bộ luật hình sự (Điều 175) 21
1.3 Cac trường hợp cụ thể định tội danh đối với tội lam dụng tin
nhiệm chiếm đoạt tài sản 2-2-2 2S £+E‡EeEEeEEEEEEEErrxrrerrrrex 291.3.1 Định tội danh theo cấu thành tội phạm cơ bản - 555 +++ss+<s+ss+ 291.3.2 Định tội danh theo cấu thành tội phạm tăng nặng - 2-2552 321.3.3 Định tội danh trong trường hợp đồng phạm - ¿5 s52 + z+£s2 +2 371.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến định tội danh đúng đối với tội lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sắn - 2-2-5252 z‡EcEeEEeEEeExerkerkrrrrrex 39
1.4.1 Sự hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự -cc-<c<cssss2 39
1.4.2 Về giải thích, hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự đối với
tội làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản - 5c 5c StcxcEEztsrererterrrs 43
Trang 51.4.3 Năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của chủ thê định tội danh 461.4.4 Tăng cường quan hệ phối hợp trong định tội danh đối với tội lam dung
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ¿- - - cxk‡EvEt+E‡EvEEEEEEEEEEESEeEerkrkerererreree 47
Tiểu kết Chương - 2 2 s+Sx£SEEEE2EE£EEEEE2E127127171121121111 7171.1110 49Chương 2: THUC TIEN ĐỊNH TOI DANH VA MOT SO YÊU CAU,
GIAI PHAP NANG CAO CHAT LUONG DINH TOI DANH DOIVOI TOI LAM DUNG TÍN NHIEM CHIEM DOAT TAI SANTREN DIA BAN TINH DAK LAK o0 o ecceccccscescescsscssessessessesssessessesseeaes 50
2.1 Thực tiễn định tội danh đối với tội lam dụng tin nhiệm chiếm đoạt
tài sản trên địa bàn tỉnh Dak Lắk - 2 2 2+ £+xe£xerxerxerxrrssrx 502.2 Đánh giá kết quả định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản trên địa ban tỉnh Dak Lắk - 2-5 55+ 542.2.1 Hoạt động phối hợp trong việc định tội danh giữa các cơ quan tiến
hành tổ tụng đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 542.2.2 Định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong
các trường hợp đặc ĐIỆC - cL.S*SvS* HH HH TH ng ng rệt 62
2.3 Những tồn tại, hạn chế trong việc định tội danh đối với tội lạm
dung tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và một số nguyên nhân 642.3.1 Tén tại, hạn chế trong việc định tội danh lạm dụng tín nhiệm chiếm
Goat tal 07 sa 64
2.3.2 Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế ¿-¿ + +z+x++z++zx+erxesrxrrrsees 70Két Lu din CHUON NNNng : Ả Ô 75
Chương 3: YEU CAU VÀ GIẢI PHAP NANG CAO CHAT LƯỢNG
CUA VIỆC ĐỊNH TOI DANH DOI VOI TOI LAM DUNG TÍN
NHIEM CHIEM ĐOẠT TAI SAN0.0 coccccsccsscsscsssessecscsssssessessecsseesesseeses 763.1 Yêu cầu nâng cao chất lượng của việc định tội danh đối với tội
định tội danh đối với tội lạm dung tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 763.1.1 Yêu cầu về yếu tố chính trị - xã hộii - - - ¿+ + + +x+E+EeE+E+EeErxsrerrxzxee 763.1.2 Yêu cầu về lý luận và thực tiỄn - 2 + 2+SSE+E££E+E£EeErEerrrrrxrrerree T7
3.1.3 Yêu cầu về lập pháp hình sự :¿ 2+22k+E+£E2EESEEeEEerEerrkerkerkrres 78
3.1.4 Yêu cầu từ chính sách pháp luật hình sự - 2-2 2 sz+x+zx+z+zsse2 80
Trang 63.2 — Giải pháp nâng cao chất lượng của việc định tội danh đối với tội
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản -2- 5275555: 82
3.2.1 Hoan thiện Bộ luật hình sự Việt Nam 5-55 225 <S++S2<scc+zeeezxe 82
3.2.2 Các cơ quan có thâm quyền theo luật định cần tăng cường ban hành
các văn bản hướng dẫn thi hành luật . 2- + 5 2+s+5s+x+£++x££xzxezxcrs 84
3.2.3 Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vu và làm tốt công tác tổ chức,
cán bộ, đặc biệt là đội ngũ Tham phán ceceeeceeteeeseeeeeeeesseeeeeeteeeseenes 873.2.4 Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong hoạt động xét xử 89Tiểu kết Chương 3 cccceccececccscsccsscssesscsscsccsessessesscsscsucsvssessesucsscssessssssessesseseesecase 92KẾT LUẬN ¿5 - SE 12 12112112121 1111211 2112121111111 11011111 111 1x 93DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2 2-©5¿©5£25E+2xc2E2z++zxerxcrez 94
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT
Từ viết tắt Diễn giải
Trang 8DANH MỤC BẢNG
SỐ hiệu Tên bảng Trang
Bang 2.1 | Tình hình xét xử sơ thâm vụ án hình sự về tội Lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản của Tòa án hai cấp trên địa bàn tỉnhĐắk Lắk 50
Bảng 2.2 Thống kê tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản so với
nhóm tội xâm phạm sở hữu được đưa ra xét xử sơ thâm từ
năm 2018-2022 52
Trang 9có hiệu lực pháp luật ” Do đó, một người chỉ được coi là có tội khi có một ban
án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án Vì vậy, bản án của Tòa án mang
tính quyết định đến vận mệnh của một con người đồng thời để ra một bản áncông bang, đúng người, đúng tội và đúng pháp luật đòi hỏi các cơ quan tổ tụngphải đưa việc định tội danh là hoạt động cơ bản và quan trọng nhất
Định tội danh có thể hiểu là việc xác định hành vi của một người nào đó đãphạm tội gì, quy định tại điều, khoản nào của BLHS và cơ quan tiến hành tố tụng
(Tòa án) sẽ quyết định một hình phạt tương ứng và phù hợp đối với hành vi mà
người thực hiện hành vi phạm tội đó gây ra Từ thực tiễn xét xử cho thấy, thời giangần đây các tội xâm phạm sở hữu nói chung và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạttài sản nói riêng ngày càng diễn biến phức tạp, không có biểu hiện rõ ràng, dé gây
nhằm lẫn đặc biệt trong các mối quan hệ dân sự, một phần do thiếu hiểu biết của
người dân, một phần do nhẹ đạ cả tin dẫn đến bị lợi dụng rồi mắt tài sản gây khókhăn dẫn đến các cơ quan tố tụng khó khăn cho việc xác định đúng tội danh dé điđến việc quyết định hình phạt phù hợp với bản chất của hành vi phạm tội Từ góc độchuyên môn các cơ quan tiễn hành tố tụng vẫn chưa thật sự xác định rõ ràng, còn cónhằm lẫn giữa tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản cũng là một nguyên nhân dẫn đến định tội danh sai, áp dụng mức và loại
hình phạt không đúng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người dân, làm ảnhhưởng đến chất lượng xét xử cũng như công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm,
làm giảm uy tín của các cơ quan tiên hành tô tụng.
Trang 10Vì vậy, để ra một bản án công băng, đúng người, đúng tội và đúng pháp luậttrong hoạt động xét xử, điều kiện tiên quyết nhất và đặc biệt quan trọng là hoạtđộng Định tội danh của các cơ quan tiến hành tố tụng phải chính xác: Bởi, định tội
danh đúng sẽ là tiền để cho việc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thé hóa hình
phạt một cách công bằng, đúng pháp luật nhất
Với những lý luận nhận thức như trên, học viên cho rằng để ra một bản án
công bằng, đúng người, đúng tội và đúng pháp luật trong hoạt động xét xử, cần phảilàm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của tội lạm dụng tín nhiệm chiếmđoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật hình sự hiện hành là sự cần thiết Do đó học viên
đã chọn đề tài nghiên cứu “Dinh tội danh đối với tội Lạm dụng tín nhiệm chiếmđoạt tài sản theo luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thực tế xét xử tại tỉnh Đắk Lắk”
làm luận văn thạc sĩ luật học dé nâng cao tính chính xác của việc định tội danh, gópphan tăng cường hiệu quả trong công cuộc phòng chống tội phạm trong thời kỳ mới
2 Tình hình nghiên cứu
Định tội danh có thể được coi là một trong những nội dung trọng tâm, có vai
trò trung tâm của pháp luật hình sự, vì vậy cho đến nay đã có nhiều tác giả quan tâm
tham gia nghiên cứu và đã có nhiều công trình được công bố có liên quan trực tiếp
hoặc gián tiếp đến định tội danh nói chung, định tội danh đối với tội lạm dụng tínnhiệm chiếm đoạt tài sản Có thé ké đến các công trình như sau:
- Giáo trình “Luật Hình sự Việt Nam - Phan chung”, Khoa Luat, Dai hoc
Quốc gia Hà Nội, NXB Đại hoc Quốc gia Ha Nội (2017) Giáo trình đã trình bay
những nội dung cơ bản của môn học Luật hình sự Việt Nam như: khái niệm, các
nguyên tắc cơ bản, nguồn của Luật hình sự; các yêu tố cấu thành tội phạm; trách
nhiệm hình sự, hình phạt, quyết định hình phạt những dấu hiệu pháp lý đối vớitừng nhóm tội phạm cụ thể như: các tội xâm phạm an ninh quốc gia; tội xâm phạmtính mang, sức khỏe, nhân pham, danh dự của con người; tội xâm phạm quyền tự docủa con người, quyền tự do dân chủ của công dân; nhóm tội xâm phạm sở hữu,trong đó có dé cập đến những dấu hiệu pháp lý cụ thé của tội “lạm dụng tín nhiệm
chiêm đoạt tài sản”
Trang 11- Sách chuyên khảo “Các tội phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt” (2015),của PGS.TS Cao Thị Oanh (chủ biên), NXB Tư pháp, Hà Nội Tác giả trình bày vềnhững vấn đề chung của các tội phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt như; khái
niệm, đặc điểm, các yếu tô cầu thành; van đề nhận diện và xử lý đối với các hành vi
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
- Sách “Bình luận khoa học Bộ luật Tổ tụng hình sự năm 2015” (2017) của
TS Trần Văn Biên - TS Đinh Thế Hưng (đồng chủ biên), NXB Thế giới Các tácgiả đã phân tích những vấn đề liên quan đến việc nhận diện các tội phạm cụ thể,trong đó bao gồm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như: các yếu tố cauthành tội phạm; vấn đề áp dụng pháp luật và một số lưu ý trong việc nhận diện các
tội phạm cụ thê theo quy định của pháp luật hình sự
- Luận văn Thạc sĩ Luật học “Định tội danh tội lam dụng tin nhiệm chiếmđoạt tài sản theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bình
Phước” (2019) của Lê Quang Minh, Học viện Khoa học xã hội;
- Luận văn Thạc sĩ Luật học: “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sảntheo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk” (2015) của Võ Thanh
Hà, Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội tại các công trình này, các tác giả đãnghiên cứu các vấn đề liên quan đến tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản,trong đó bao gồm định tội danh; đồng thời, đánh giá thực tiễn của việc định tội danhtrong hoạt động giải quyết vụ án hình sự về lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
trong phạm vi một địa phương cụ thể.
- Ngoài ra, còn có các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành liên quanđến nội dung nghiên cứu như: Trần Công Phàn (2016), “Sự khác nhau giữa tội Lừađảo chiếm đoạt tai sản và tội Lam dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong cáctrường hợp có liên quan đến vi phạm hợp đồng”, Tạp chí Kiểm sát số 20/2016
Các công trình khoa học nêu trên đã tiếp cận các khía cạnh khác nhau của
vấn đề nghiên cứu, trong đó đã làm rõ được một số vấn đề lý luận cũng như thực
tiễn áp dụng pháp luật trong việc định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm
chiêm đoạt tài sản Tuy nhiên, cho đên nay chưa có công trình nào nghiên cứu trực
Trang 12tiếp và toàn diện về định tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn xét
xử tại tỉnh Đắk Lắk Các công trình đã công bố nêu trên có ý nghĩa quan trọng đối
với quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn của tác giả Do đó, việc nghiên cứu
đề tài “Định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo luật
hình sự Việt Nam trên cơ sở thục tế xét xử tại tinh Dak Lắk” là van đề có tính mới
và không trùng lặp với các công trình đã nghiên cứu trước đây.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích làm rõ những vấn đề chung nhằm làm sâu sắc hơn van đề định tộidanh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như: khái niệm, đặc điểm,vai trò của định tội danh đối với hoạt động giải quyết vụ án hình sự về tội lạm dụngtín nhiệm chiếm đoạt tài sản; nội dung của việc định tội danh đối với tội lạm dụngtín nhiệm chiếm đoạt tài sản
- Phân tích làm rõ các cơ sở pháp lý của việc định tội danh đối với tội lạmdụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
- Phân tích, đánh giá về thực trạng định tội danh đối với tội lạm dụng tínnhiệm chiếm đoạt tai sản trên địa ban tỉnh Đắk Lắk, trên cơ sở đó chi ra những khókhăn, vướng mắc và nguyên nhân cơ bản
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quy định của pháp luật
hình sự liên quan đến tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và nâng cao hiệuquả hoạt động định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tronghoạt động xét xử tại tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới
Trang 134 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các van dé lý thuyết về định tội danh đối với tội Lamdụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và thực tiễn định tội danh trong hoạt động xét xử
vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại tỉnh Đắk Lắk
4.2 Pham vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý thuyết về định tội danh đốivới tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 BLHS
năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017
- Về mặt không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá thực tiễn địnhtội danh lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong xét xử vụ án hình sự của Tòa
án nhân dân hai cấp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- Về mặt thời gian: Luận văn nghiên cứu vấn đề lý thuyết và thực tiễn định tộidanh đối với tội lạm dung tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ năm 2018 - 2022
5 Cơ sở lý luận, cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn là những vấn đề khoa học nền tảng về Phần chung
Luật hình sự Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, định hướng của Đảng về chính sách hình sự;
trong đó có đường lối xử lý tội phạm nói chung bao gồm tội lạm dụng tín nhiệmchiếm đoạt tài sản
5.2 Cơ sở phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các quan điểm của Đảng và Nhànước về đấu tranh phòng và chống tội phạm, cũng như các thành tựu khoa học
khác như Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Luật thi hành án hình sự và triếthọc, những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyênkhảo và các bài viết đăng trên tạp chí của một số nhà khoa học trong lĩnh vực tưpháp hình sự Tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể để phân
tích các vân đê liên quan đên định tội danh đôi với tội lạm dụng tín nhiệm chiêm
Trang 14đoạt tài sản như: phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp lịch sử dé làm
rõ các nội dung về lý thuyết của vấn đề nghiên cứu; phương pháp thống kê, sosánh dé đánh giá thực trạng của nội dung nghiên cứu
6 Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần vào việc hoàn thiện các vẫn đề lýthuyết về định tội danh nói chung, định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạttài sản nói riêng Đồng thời, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động định tội danhđối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong thực tiễn xét xử trên địa bảntinh Dak Lak
7 Kết cầu của luận van:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tai liệu tham khảo, luận văn được
chia thành 3 chương, cụ thé:
Chương 1: Một số van dé chung về định tội danh đối tội lam dung tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản
Chương 2: Thực tiễn định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạttài sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (giai đoạn từ năm 2018 - 2022)
Chương 3: Yêu cầu và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc định
tội danh đôi với tội lạm dụng tín nhiệm chiêm đoạt tài sản.
Trang 15Chương 1
MOT SO VAN DE CHUNG VE ĐỊNH TOI DANH DOI VỚI TOI
LAM DỤNG TÍN NHIỆM CHIEM ĐOẠT TAI SAN
1.1 Khai niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc định tội danh đối với tội lạmdụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm định tội danh doi với tội lạm dụng tín nhiệmchiếm đoạt tài sản
1.1.1.1 Khải niệm định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản
Về mặt lý thuyết, việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự vào thựctiễn giải quyết vụ án hình sự được hiểu là một quá trình tiến hành tố tụng hình sự
và được thực hiện bởi các giai đoạn cụ thể như: xác định quy phạm pháp luật hình
sự được áp dụng, xác định hiệu lực của quy phạm pháp luật về thời gian và khônggian; định tội danh cụ thể và làm rõ các yếu tố liên quan đến tội danh đó cho đếnquyết định hình phạt Trong đó, định tội danh là một giai đoạn, một bước cơ ban
của cơ quan nhà nước có thâm quyền dé đưa các quy phạm pháp luật hình sự khác
vào cuộc sống Định tội danh còn là cơ sở để cơ quan THTT áp dụng các quyphạm pháp luật khác của BLHS và BLTTHS trong quá trình giải quyết vụ án như:việc xác định thâm quyền điều tra, truy tố, xét xử đối với hành vi phạm tội; việc
áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong hoạt động TTHS Đối với việc xét xử thìchỉ sau khi thực hiện xong việc định tội danh, Tòa án mới có cơ sở để thực hiện
vấn đề áp dụng hình phạt
Định tội danh không phải là một vấn đề mới, nhưng đối với những ngườiTHTT thì định tội danh luôn được xác định là một van dé trọng tâm và ton tainhiều quan điểm trong hoạt động tố tụng, đặc biệt là đối với những vụ an có tính
chất phức tạp Có thể nói trong giai đoạn áp dụng pháp luật hình sự thì định tội
danh là một nội dung cơ bản nhất, quan trọng trong việc áp dụng hình phạt và ápdụng các quy định pháp luật khác của các giai đoạn tô tụng hình sự
Trang 16Hiện nay, khái niệm định tội danh chưa được cụ thể hóa trong bất kỳ văn bản
pháp luật Chính vì thế, khi cập nhật đến khái niệm nay, có nhiều quan điểm khác
nhau được đưa ra, trong đó có quan điểm cho rằng:
Việc định tội danh là một dạng hoạt động nhận thức Định tội danh là
hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của cơ quan nhà nước có thâmquyền, người có thẩm quyền nhằm xác định sự thật khách quan trên cơ
sở đánh giá đầy đủ các tình tiết liên quan đến hành vi phạm tội được thực
hiện Là việc nhận thức đúng nội dung của quy phạm pháp luật hình sự
về cau thành tội phạm tương ứng và mối liên hệ tương đồng giữa các dauhiệu của cấu thành tội phạm với các tình tiết cụ thể của hành vi phạmtội hay nói cách khác, định tội danh là quá trình chủ thé có thẩm quyềnthực hiện việc đối chiếu các tình tiết khách quan của vụ án với các quy
định về dấu hiệu của yếu tố cau thành tội phạm, từ đó xác định hành vi
của một chủ thê có phải là tội phạm không và nếu là tội phạm thì đó là
phạm tội gì.
Đề chủ thé định tội nhận thức đúng các dấu hiệu của cấu thành tội phạm, cácdấu hiệu của chúng phải được mô tả chính xác, rõ ràng trong BLHS giúp cho chủ
thé định tội nhận thức đúng đắn sự khác nhau giữa tội phạm nay với tội phạm khác
Đây là một trong những căn cứ quan trọng nhất để hoạt động định tội danh diễn ra
đúng đắn
Ngoài quan điểm về định tội danh được nêu ở trên, hiện nay còn có nhiều
quan điểm khác nhau về vấn đề này, cho thấy nhiều khía cạnh, góc nhìn khác nhau
về định tội danh, cụ thê như:
Định tội danh là việc xác nhận về mặt pháp lý sự phù hợp gữa các dấuhiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể đã được thực hiện với cácyếu tố cau thành tội phạm cụ thể tương ứng trong BLHS Hoặc “định tộidanh là việc xác định và ghi nhận về mặt pháp lý sự phù hợp chính xácgiữa các dấu hiệu của hàn vi phạm tội cụ thé đã được thực hiện với cácdấu hiệu của cấu thành tội phạm đã được quy định trong quy phạm pháp
luật hình sự; hay Dinh tội danh là quá trình nhận thức lý luận có logic, là
Trang 17dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự cũng như pháp
luật tố tụng hình sự và được tiến hành trên cơ sở các chứng cứ, các tàiliệu thu thập được và các tình tiết thực tế của vụ án hình sự để xác định
sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội đượcthực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm tương ứng do luậthình sự quy định nhằm đạt được sự thật khách quan, tức là đưa ra sựđánh giá chính xác tội phạm về mặt pháp lý hình sự, làm tiền đề cho việc
cá thể hóa và phân hóa trách nhiệm hình sự một cách công minh, có căn
cứ và đúng pháp luật.
Ngoài ra, khi tiếp cận từ góc độ chủ thé tiến hành định tội danh, cũng có
quan điểm khác cho rang:
Định tội danh là hoạt động thực tiến của các cơ quan tiễn hành tố tụng
(Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) và một SỐ CƠ quan khác có
thâm quyên theo quy định của pháp luật để xác định một người có phạmtội không, nếu phạm tội thì đó là tội gì, theo điều luật nào của BLHS haynói cách khác đây là quá trình xác định tên tội cho hành vi nguy hiểm đã
thực hiện.
Như vậy, hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm định tộidanh do cách tiếp cận và mục đích nghiên cứu khác nhau của các tác giả Tuy nhiên,các quan điểm trên đều có đặc điểm chung đó là xác định bản chất của định tội danh
là đối chiếu, so sánh và xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguyhiểm cho xác hội được thực hiện trên thực tế với các dấu hiệu về cấu thành tội phạmtương ứng được quy định trong BLHS để xác định hành vi đó thuộc loại tội nào
Xuất phat từ kết quả nhìn nhận, phân tích và tổng hợp, đánh giá các quan
điểm, các kết quả nghiên cứu đã được công bố, có thể hiểu: định tội danh là quá
trình nhận thức và tư duy logic, là việc áp dụng pháp luật hình sự cũng như pháp
luật tố tụng hình sự của các cơ quan tiễn hành tố tụng, người tiến hành tổ tụng tronghoạt động thực tiễn xử lý hành vi phạm tội theo quy định của pháp luật, được tiếnhành trên cơ sở các tai liệu, chứng cứ thu thập được và các tình tiết thực tế của hành
Trang 18vi phạm tội trong quá trình giải quyết vụ án hình sự; là quá trình cơ quan tiễn hành
tố tụng, người tiễn hành tố tụng xác định sự phù hợp giữa các dau hiệu của hành vinguy hiểm cho xã hội với các quy định của pháp luật hình sự về các yếu tố cấuthành tội phạm trong quá trình giải quyết vụ án hình sự Đây là nhận thức về van đềđịnh tội danh nói chung, được áp dụng đối với mọi loại tội phạm trong hoạt độngtiễn hành t6 tụng hình sự Còn đối với việc định tội danh lạm dụng tín nhiệm chiếmđoạt tài sản, được hiểu là một hoạt động tố tụng cụ thể do cơ quan tiến hành tố tụng,người tiến hành tố tụng thực hiện, trên co sở đánh giá các tài liệu, chứng cứ và đối
chiếu với các dấu hiệu cấu thành tội phạm được pháp luật hình sự quy định mang ýnghĩa thực tiễn Như vậy, dưới góc độ khoa học luật hình sự Việt Nam, theo tác giả
khái niệm định tội danh đối với tội danh định tội danh đối với tội lạm dụng tínnhiệm chiếm đoạt tài sản được định nghĩa như sau: Dinh tội danh đối với tội lạmdụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hoạt động nhận thức do các cơ quan, cá nhân
có thẩm quyên thực hiện trên cơ sở xem xét, đánh giá, phân tích một hành vi xem
hành vì đó có thỏa mãn những dấu hiệu cấu thành tội định tội danh đối với tội lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay không, nếu có thì thuộc điểm nào, khoản nào
của Điều 175 BLHS năm 2015
1.1.1.2 Đặc điểm của việc định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệmchiếm đoạt tài sản
- Trước hết, việc định tội danh lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hoạt
động thể hiện tính liên quan.
Tính liên quan của hoạt động định tội danh được thể hiện qua mối quan hệ,
sự liên kết giữa các vấn đề liên quan đến việc định tội danh, các giai đoạn thực hiệnviệc định tội danh, các hoạt động cụ thê được thực hiện trong quá trình cơ quan tiếnhành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện hoạt động cụ thể theo quy định của
pháp luật dé đưa ra kết luận về một tội danh cụ thể của người đã thực hiện hành vi
phạm tội; đó là quá trình chủ thể tiền hành tố tụng thực hiện việc so sánh, đối chiếugiữa hành vi phạm tội trên thực tế với các yếu tố cầu thành tội phạm được quy địnhtại Điều 175 BLHS năm 2015 để tìm ra sự phù hợp, mối liên hệ giữa hành vi phạm
10
Trang 19tội với quy phạm điều chỉnh hành vi đó, từ đó kết luận hành vi đó có phải tội phạmhay không? Nếu là phạm tội thì đó là tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay
là tội khác được quy định BLHS năm 2015.
- Hai là việc định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tải sản làhoạt động được tiễn hành bởi các chủ thé có thâm quyền tiến hành tổ tụng hoặc một sốchủ thê khác có thầm quyên tiến hành trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự
Theo quy định tại khoản 1 Điều 34 BLTTHS năm 2015, thì chủ thé có thẩm
quyền thực hiện việc định tội danh gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và
một số cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động điều tra như: Bộ
đội biên phòng; cơ quan Hải quan; cơ quan Kiểm lâm; các cơ quan của lực lượng
Cảnh sát biển; các cơ quan của Kiểm ngư; các cơ quan của Công an nhân dân được
giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động điều tra; các cơ quan khác trong Quân độinhân dân được giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động điều tra và các cơ quan cụthê được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được quy định tại khoản
1 Điều 35 BLTTHS năm 2015
Các chủ thể thực hiện việc định tội danh trong vụ án hình sự ngoai việc được
đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật cũng như kỹ năng áp dụng pháp luật trong
quá trình giải quyết vụ án hình sự; những chủ thể này còn được phép sử dụng cáccông cụ cần thiết theo luật định cũng như các biện pháp, kỹ năng nghiệp vụ mà phápluật cho phép tiến hành theo trình tự, thủ tục được pháp luật TTHS quy định dé xác
định mối liên quan giữa hành vi phạm tội với quy định về dấu hiệu cấu thành tội
phạm của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, trên cơ sở đó đảm bảo có quyếtđịnh đúng đắn về tội danh đối với người thực hiện hành vi phạm tội để đưa ra hình
thức xử lý phù hợp.
- Thứ ba, mục đích của việc định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệmchiếm đoạt tài sản là nhằm xác định chính xác một người thực hiện hành vi cụ thể
có phạm tội không, nếu có phạm tội thì chủ thê đó phạm tội gì? Đồng thời, xác định
cụ thé hành vi phạm tội đó được quy định cụ thé tại Điều, khoản nào của BLHS; từ
đó, làm cơ sở buộc chủ thé đó phải chịu trách nhiệm hình sự tương ứng với tính
11
Trang 20chất, mức độ nguy hiểm, và hậu quả của hành vi phạm tội đã gây ra Góp phần giảiquyết vụ án hình sự về lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được thực hiện hiệuquả trên thực tế.
1.1.2 Ý nghĩa của việc định tội danh đúng doi với tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản
- Thứ nhất, định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
dung là cơ sở cho việc định khung hình phạt dung
Khung hình phạt là giới hạn phạm vi các loại hình phạt và như mức hình
phat được luật quy định cho phép Tòa án lựa chọn trong đó hình phạt cụ thé áp
dụng cho người phạm tội Đối với mỗi tội phạm thông thường, trong đó có tội phạmlạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, luật quy định nhiều khung hình phạt dé áp
dụng trong những trường hợp phạm tội khác nhau của loại tội đó Khung hình phạt
cơ bản được quy định đối với trường hợp chủ thê thực hiện hành vi phạm tội thôngthường của một loại tội cụ thể Mỗi một loại tội đều phải có một khung hình phạt cơ
bản Thông thường khung hình phạt cơ bản của một loại tội được quy định tại
khoản 1 của điều luật quy định về tội phạm cụ thể Ngoài khung hình phạt cơ bản,
BLHS còn quy định khung hình phạt giảm nhẹ, khung hình phạt tăng nặng áp dụng
đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Việc xác định khung hình phạt cóquan hệ chặt chẽ với việc định tội danh, theo đó, hành vi lam dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản thuộc loại tội phạm nào sẽ tương ứng với khung hình phạt đó.
Sau khi đã xác định được hành vi phạm tội, cơ quan tiến hành tố tụng căn cứvào các yếu tố như tính chất, hậu quả, chủ thể, công cụ, phương tiện, động cơ, mụcđích được quy định trong nội dung các tình tiết tại các khoản của điều luật áp
dụng để đối chiếu với các yếu tố tương ứng của hành vi phạm tội lam dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản, trên cơ cở đó xác định tình tiết áp dụng cụ thể - tình tiếtđịnh khung hình phạt Khung hình phạt áp dụng đối với chủ thể phạm tội lạm dụngtín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại các khoản của Điều 175 BLHS năm
2015 Do đó, dé xác định đúng khung hình phạt đối với tội lạm dụng tín nhiệmchiếm đoạt tài sản, thì cơ quan tiến hành tố tụng cần định tội danh đúng, hay nói
12
Trang 21cách khác, cần xác định hành vi phạm tội của cá nhân đó thuộc khoản nào của điều
luật áp dụng.
- Thứ hai, việc định tội danh đúng là cơ sở dé chủ thé tiến hành tô tụng xácđịnh trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với một con "người cụ thể
Định tội danh nói chung và định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản nói riêng là một trong những hoạt động quan trọng của các cơ
quan tiến hành tố tụng và những người tiễn hành tố tụng nhằm áp dụng pháp luậthình sự một cách chính xác dé xử ly vụ án hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp
luật, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.
Đây là hoạt động tư duy pháp lý phức tạp, vì nó liên quan đến nhiều yếu tố,nhiều tác động tâm lý khác nhau của nhiều chủ thé Định tội danh đúng là cơ sở đểchủ thê tiến hành tố tụng xác định trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với một conngười cụ thể; đảm bảo việc giải quyết vụ án hình sự một cách công minh có căn cứpháp luật; bởi lẽ, việc định tội danh đúng đối với một hành vi phạm tội sẽ hỗ trợ cho
chủ thé tiến hành tố tụng trong việc thực hiện hiệu quả các nguyên tắc TTHS tiến bộ
trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Ngược lại, nếu hoạt động định tội danh của chủ thé tiễn hành tố tụng là sai sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xử lý hình sự đối với một hành vi được coi là tộiphạm như: ảnh hưởng đến tính công minh, tính có căn cứ pháp luật trong toàn bộquá trình giải quyết vụ án hình sự; dẫn đến hoạt động truy cứu trách nhiệm hình
sự đối với người vô tội, cũng có nghĩa là chủ thể tiến hành tố tụng đã bỏ lọt ngườiphạm tội, xâm phạm trực tiếp đến danh dự nhân phẩm và các quyền tự do dânchủ của công dan - giá trị xã hội cao quý nhất được thừa nhận trong Nhà nước pháp
quyền XHCN
- Thw ba, việc định tội danh đúng là cơ sở quan trọng dé chủ thể tiến hành tổ
tụng áp dụng các quy phạm pháp luật to tụng hình sự có liên quan trong quá trình
giải quyết vụ án hình sự
Kết quả định tội danh đối với một hành vi phạm tội cụ thể của người phạmtội là một trong những cơ sở để cơ quan tiến hanh t6 tụng, người tiến hành tô tụng
13
Trang 22áp dụng đúng đắn các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự có liên quan dé xử lý
trách nhiệm hình sự như: quy định về thâm quyền khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử;
quy định về áp dụng các biện pháp ngăn chặn và thời hạn áp dụng biện pháp ngăn
chặn; quy định về đảm bảo các quyền của bị can, bị cáo; quy định về giải quyết vấn
đề dân sự trong vụ án hình sự (nếu có ; từ đó, góp phần quan trọng trong việc bảo
vệ, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi tham gia hoạt động
tư pháp hình sự Mặt khác, nếu việc định tội danh của chủ thé tiến hành tố tụngkhông chính xác sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực của hoạt động tố tụng hình sự,
vi phạm các nguyên tắc trong TTHS, xâm phạm các quyền của chủ thể tham giaTTHS; kết quả giải quyết vụ án không chính xác dẫn đến việc thực hiện các chínhsách hình sự của Đảng, Nhà nước không hiệu quả trên thực tế
Ngoài ra, định tội danh đúng đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tàisản còn là cơ sở để các cơ quan có thâm quyền đưa ra những phán quyết đúng đắn,đồng thời nó cũng có ý nghĩa về mặt chính trị - xã hội, đạo đức và pháp luật Bởi lẽ,định tội danh đúng, bản án có tính khả thi, sẽ tạo niềm tin của nhân dân đối với các
cơ quan bảo vệ pháp luật nói riêng và Nhà nước nói chung Qua đó cũng bảo đảm
cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện hoạt độngTTHS đúng các nguyên tắc công bằng, nguyên tắc pháp chế XHCN, nguyên tắc mọi
người đều bình đăng trước pháp luật hình sự ; có thê nói, định tội danh nói chung
và định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nói riêng đượcthực hiện đúng đắn không chỉ xuất phát từ việc tuân thủ pháp luật mà còn xuất phát
từ yêu cầu của xã hội - xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN; đồngthời cũng là nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan tiễn hành tố tụng, người tiếnhành tố tụng - chủ thé nhân danh quyền lực Nhà nước để xử lý người có hành viphạm tội Nếu việc định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sảnkhông chính xác, sẽ ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chính sách hình sự nói riêng,ảnh hưởng đến yêu cầu chung của đất nước về xây dựng và hoàn thiện nhà nướcpháp quyền XHCN do Đảng và Nhà nước ta đặt ra
14
Trang 231.2 Cơ sở pháp lý trực tiếp của hoạt động định tội danh đối với tội lạmdụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Bộ luật hình sự là văn bản pháp luật trực tiếp quy định tất cả các hành vinguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm, điều này thé hiện bang quy định: “chi
người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu trách nhiệm hình
sự” Do đó, trong quá trình định tội danh thì quy định của BLHS có ý nghĩa quyếtđịnh và quan trọng nhất, nó đóng vai trò là cơ sở pháp lý hình sự trực tiếp nhất củaviệc định tội danh Chỉ có BLHS mới quy định tội phạm và hình phạt, điều này có
nghĩa là một người chỉ bi coi là phạm tội và bi xử lý hình sự khi hành vi mà họ thực
hiện được quy định trong BLHS, không một cá nhân, cơ quan, tổ chức nào có quyền
được xác định hành vi của một người thực hiện có phải là tội phạm hay không và
mức xử phạt như thế nào
Bộ luật hình sự bao gồm các nhóm quy phạm pháp luật được sắp xếp làm haiphần: Phần chung và phần các tội phạm, trong đó phần chung của BLHS ghi nhận
nhiệm vụ, nguyên tắc xử lý, các chế định cơ bản và quan trọng nhất của luật hình sự
là tội phạm và hình phạt, cũng như các vấn đề khác như hình phạt, hệ thống hình
phat, các biện pháp tư pháp, quyết định hình phạt, xóa án tích phần các tội phạm
quy định tên gọi các tội phạm cụ thể, các dấu hiệu pháp lý hình sự cơ bản, loại vàmức hình phạt cụ thể đối với từng hành vi phạm tội tương ứng Việc áp dụng cácquy định tại phần các tội phạm cụ thể không thể tách rời các quy định tại phầnchung của BLHS Ngược lại, các quy định tại Phần chung của BLHS là cơ sở, nềntảng của phần các tội phạm Như vậy, khi tiến hành định tội danh, chủ thể THTTcần phải căn cứ vào cả quy phạm tại Phần chung và quy phạm tại phần các tội phạm
cụ thé của BLHS năm 2015 nhằm đảm bảo việc định tội danh đối với một tội phạm
cụ thể mới đảm bảo đủ cơ sở pháp lý đề truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người
thực hiện hành vi đó.
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175,
chương XVI — Các tội phạm xâm phạm sở hữu của BLHS năm 2015, quy định
những dấu hiệu đặc trưng, điển hình, bắt buộc không thể thiếu trong cấu thành tội
15
Trang 24phạm Những dấu hiệu đó là khuôn mẫu pháp lý làm cơ sở cho người tiến hành tốtụng so sánh, đối chiếu với hành vi nguy hiểm cho xã hội xảy ra trên thực tế, từ đóxác định người thực hiện hành vi nguy hiểm đó có đủ yếu tố cấu thành tội lạm dungtín nhiệm chiếm đoạt tai sản hay không, được quy định tại khoản nào của Điều 175
BLHS năm 2015.
1.2.1 Quy định tại Phần chung của Bộ luật hình sự1.2.1.1 Quy định về hiệu lực áp dụng của Bộ luật hình sựHiệu lực của một văn bản quy phạm pháp luật nói chung là yếu tô quan trọng
dé chủ thé THTT quyết định việc có áp dụng văn bản pháp luật đó dé định tội danh
hay không Bởi khi áp dụng một văn bản quy phạm pháp luật cần phải biết chính
xác văn bản đó có hiệu lực hay không thì việc áp dụng pháp luật mới đảm bảo đúng
và hiệu quả.
Hiệu lực của BLHS là tính thi hành bắt buộc của luật này trong một thờiđiểm nhất định, trên một không gian nhất định và áp dụng với những đối tượng nhất
định được quy định trong BLHS Văn bản có hiệu lực hiện hành là BLHS năm 2015
(sửa đôi, bổ sung năm 2017), trong đó tính hiệu lực được thé cả về mặt không gian
và hiệu lực về mặt thời gian
- Hiệu lực về thời gian của BLHS được quy định tại Điều 7 như sau:
1 Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang
có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện
2 Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, mộttình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dung án treo, miễn trách
nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình
phạt, xóa án tích và quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì
không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều
luật đó có hiệu lực thi hành.
3 Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng,quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở
rộng phạm vi áp dụng án treo, miên trách nhiệm hình sự, loại trừ trách
16
Trang 25nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có
điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thìđược áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật
đó có hiệu lực thi hành.
Như vậy, với quy định này, các điều luật về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản cũng như BLHS năm 2015 nói chung chỉ có hiệu lực đối với tội lạmdụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra sau khi điều luật, BLHS năm 2015 có hiệulực thi hành Nội dung này là quy định mang tính nguyên tắc Đồng thời, tại Điều 7
của BLHS năm 2015 cũng quy định cụ thể các trường hợp cụ thé áp dụng quy định
về hiệu lực của BLHS nhằm có lợi cho người phạm tội như: những điều luật có nộidung quy định không có lợi cho người phạm tội đều không có hiệu lực trở về trướchoặc quy định những điều luật có nội dung có lợi cho người phạm tội được phép cóhiệu lực trở về trước
- Hiệu lực áp dụng các quy định về mặt không gian được quy định tại Điều 5,Điều 6 BLHS năm 2015, theo đó:
+ BLHS được áp dung dé giải quyết các vụ án hình sự đối với những hành vi
phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam.
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 BLHSnăm 2015 được ap dụng khi hành vi phạm tội đó được thực hiện trên lãnh thé nước
CHXHCN Việt Nam.
Quy định của BLHS Việt Nam cũng được áp dung dé xử lý đối với hành vilạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịchViệt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam
Đối với trường hợp chủ thể thực hiện hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam là người nước ngoài
thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật
Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên hoặctheo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theoquy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước
17
Trang 26quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sựcủa họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
+ Quy định của BLHS Việt Nam được áp dụng để xử lý hình sự đối với
những hành vi phạm tội được thực hiện ở ngoài phạm vi lãnh thổ nước CHXHCN
Việt Nam.
Theo đó, công dân Việt Nam có hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếmđoạt tài sản ở ngoài lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam mà BLHS năm 2015 quyđịnh là tội phạm, thì có thé bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy
định của BLHS năm 2015.
Người nước ngoài thực hiện hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản ở ngoài phạm vi lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam có thê sẽ bị truy cứu trách
nhiệm hình sự theo quy định của BLHS Việt Nam trong các trường hợp: 1) hành vi
phạm tội đó xâm hại đến quyên, lợi ich hợp pháp của công dân Việt Nam; ii) hành vi
phạm tội xâm hai lợi ích của nước CHXHCN Việt Nam; iii) hành vi phạm tội theo
quy định của điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên
Đối với trường hợp hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
xảy ra trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả
hoặc xảy ra tại địa điểm là giới han vùng trời nằm ngoài phạm vi lãnh thé nướcCHXHCN Việt Nam, thì người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theoquy định của BLHS năm 2015 trong trường hợp điều ước quốc tế mà CHXHCN
Việt Nam là thành viên có quy định.
1.2.1.2 Quy định về phân loại tội phạmTheo quy định tại khoản 1 Điều 9 BLHS năm 2015 (sửa đổi, b6 sung năm2017), căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội,
tội phạm được phân thành 04 loại: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm
trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Quy định về tội phạm ít nghiêm trọng trong BLHS năm 2015 đã mở rộng
hơn so với BLHS năm 1999 Theo đó, BLHS năm 1999 chỉ căn cứ vào mức hình
phạt tù có thời hạn không quá 3 năm nên không bao quát hết các khung (khung cơ
18
Trang 27bản) không có hình phạt tù Do đó quy định theo hướng ngoài mức phạt tù có thời
hạn là 3 năm còn có phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ là phù hợp
Có thể thấy một trong các điểm khác biệt lớn nhất ở BLHS năm 2015 so vớiBLHS năm 1999 là đã tách quy định về phân loại tội phạm ra thành một điều luật
riêng, không còn chung với điều luật quy định về khái niệm tội phạm Việc này đã
góp phần đảm bảo tính minh bạch khi các chủ thể áp dụng BLHS nói chung, ápdụng quy định của phân loại tội phạm để thực hiện việc định tội danh cụ thể trênthực tế nói riêng
1.2.1.3 Quy định về lỗiLỗi là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm phản ánh chủ thể đã lựa
chọn thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi có đủ điều kiện lựa chọn thực hiện
hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.
Lỗi cũng được hiểu để chỉ về thái độ, diễn biến tâm lý của người phạm tộikhi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội cũng như hậu quả nguy hiểm cho xã hộicủa hành vi phạm tội đó, lỗi được thể hiện dưới hình thức lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý
Theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, hành vi gây thiệt hại cho xã hội chỉ
có thê bị coi là tội phạm nếu chủ thê có lỗi khi thực hiện hành vi đó vì mục đích của
hình phạt chỉ có thé đạt được khi hình phạt được áp dụng cho người có lỗi Nguyêntắc có lỗi là một trong những nguyên tắc có ý nghĩa quan trọng và cũng là một trongnhững cơ bản của luật hình sự Nguyên tắc này bắt nguồn từ nguyên tắc con người
phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình vì họ có tự do (có năng lực nhận thức
được quy luật, nhận thức được đòi hỏi của xã hội và năng lực lựa chọn, quyết địnhhành động theo quy luật, theo đòi hỏi của xã hội), chỉ khi có tự do họ mới có thểphải chịu trách nhiệm Vì vậy, quy định về lỗi là yếu tố quan trọng làm cơ sở, nềntang cho các chủ thé THTT định tội danh nói chung, trong đó có định tội danh đốivới tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Xét về hình thức thé hiện, lỗi của chủ thé thực hiện hành vi phạm tội baogồm lỗi cô ý và lỗi vô ý Trong đó, đối với lỗi cô ý gồm có lỗi có ý trực tiếp và lỗi
cô ý gián tiép; đôi với lỗi vô ý, gôm có lỗi vô ý vì người thực hiện hành vi phạm tội
19
Trang 28quá tự tin và lỗi vô ý vì người thực hiện hành vi phạm tội do câu thả Đối với tội
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, lỗi của người thực hiện hành vi phạm tội
được xác định là lỗi cố ý Với lỗi này, người phạm tội hoàn toàn nhận thức rõ hành
vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, đồng thời thấy trước hậu quả nguy hiểm cho
xã hội của hành vi phạm tội đó nhưng họ vẫn mong muốn để hậu quả đó xảy ra
1.2.1.4 Quy định về đồng phạmĐồng phạm là những người cùng tham gia vào việc thực hiện một tội phạmnhư: cùng thực hiện tội phạm có thể là trực tiếp thực hiện hành vi được mô tả trongcau thành tội phạm (là người thực hành), thực hiện hành vi chủ mưu, chỉ huy, camđầu việc thực hiện tội phạm (là người tổ chức), người thực hiện hành vi kích động,
dụ dỗ, thúc day người khác thực hiện tội phạm (là người xúi giục); tạo điều kiện vềtinh thần hay vật chất cho người khác thực hiện tội phạm (là người giúp sức) Khithực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, mỗi người phạm tội trong trường hợp đồngphạm đều có lỗi có ý với hành vi phạm tội của mon; đồng thời, các đồng phạm đềubiết và mong muốn việc thực hiện hành vi phạm tội có sự tham gia của những người
đồng phạm khác BLHS năm 2015 quy định về đồng phạm như sau:
1 Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một
tội phạm.
2 Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ
giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3 Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi
giuc, người giup sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm
Người tô chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đây người khác thực hiện
tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc
thực hiện tội phạm.
4 Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi
vượt quá của người thực hành [13].
20
Trang 29Như vậy, dé xác định là đồng phạm trong thực hiện hành vi phạm tội, chuthê THTT cần làm rõ đầy đủ những điều kiện sau đây: Thứ nhất, hành vi phạm tội
đó phải được thực hiện bởi hai người trở lên, đồng thời những chủ thể cùng thựchiện hành vi phạm tội phải có đầy đủ dấu hiệu về chủ thể của tội phạm như dấu
hiệu về độ tuổi, về nhận thức ; thứ hai, về ý thức của những người đồng phạm
được thể hiện là cố ý cùng thực hiện một tội phạm cụ thé, dấu hiệu này thé hiệnbằng việc từng người đồng phạm được thể hiện bằng hành vi phạm tội cụ thể, có
sự liên kết chặt ché với nhau nhằm tạo điều kiện dé hành vi phạm tội của các đồng
phạm được thực hiện thuận lợi và đạt được mục đích của việc thực hiện hành vi
phạm tội Do đó, có thé nói việc thiếu một trong hai điều kiện nêu trên sẽ không
được coi là đồng phạm, hay nói cách khác, hành vi phạm tội sẽ không được coi là
đồng phạm trong trường hợp hành vi đó có sự tham gia của một số người trongmột khoảng thời gian cụ thé nhưng hành vi của những người này không có sự liên
kết, bé sung, hỗ trợ cho nhau, tức là các hành vi đó được các chủ thể phạm tội
thực hiện một cách hoàn toan độc lập.
1.2.2 Quy định tại Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự (Điều 175)
Bản chất của việc định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
suy cho cùng là so sánh, đối chiếu và kiểm tra để xác định xem các dấu hiệu củahành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện trong thực tế khách quan có phù hợp
với các dấu hiệu tương ứng của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy
định trong BLHS hay không Ngoài các quy định tại phần chung của BLHS làm căn
cứ cho việc định tội danh như quy định về tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ, cácgiai đoạn phạm tdi nha làm luật khi xây dựng hệ thống các quy phạm của Phần các
tội phạm BLHS, đã tìm xem các dấu hiệu nào là đặc trưng cơ bản nhất, phô biến
nhất và hay được lặp đi lặp lại nhiều nhất trong những hành vi ấy, sau đó được điểnhình hoá và quy định cụ thể trong BLHS với tính chất là các dấu hiệu bắt buộc củacấu thành tội phạm cụ thể tương ứng
Cấu thành tội phạm là nội dung có ý nghĩa về mặt khoa học, là những yếu tốpháp lý chung nhất được áp dụng cho mọi trường hợp để xử lý các hành vi nguy
21
Trang 30hiểm cho xã hội Những dấu hiệu của cấu thành tội phạm vừa làm rõ được đầy đủtính chất của từng vụ án tương ứng với tính nguy hiểm của từng loại tội phạm cụthể; đồng thời, là căn cứ, cơ sở dé giúp chủ thé tiền hành tố tụng phân biệt được loạitội phạm này với các loại tội phạm khác, góp phần định tội danh được chính xác.Như vậy, các yếu tố cấu thành tội phạm là căn cứ pháp lý không thé thiếu dé cơquan điều tra, co quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra tiến hành khởi
tố, điều tra vụ án; là căn cứ pháp lý dé VKS truy tố người phạm tội, va là căn cứ để
cơ quan TAND xét xử và áp dụng hình phạt một cách chính xác đối với người bị kết
án Đối với cấu thành tội phạm, theo quy định của BLHS năm 2015 có cau thành tội
phạm giảm nhẹ, cầu thành tội phạm tăng nặng do đó, trong quá trình định tội
danh, các co quan tiễn hành tố tụng, người tiến hành tố tụng cần phân tích, làm rõ
bản chất của vụ án, đánh giá đầy đủ và toàn điện các dấu hiệu của hành vi phạm tội
cụ thể, đối chiếu với quy định về cấu thành tội phạm tăng nặng, cấu thành tội phạmgiảm nhẹ (nếu có) nhằm đảm bảo việc định tội danh chính xác và đúng với khung
hình phạt cụ thé được BLHS quy định.
Theo quy định tại Điều 175, BLHS năm 2015, cau thành tội phạm đối với tộilạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bao gồm:
1.2.2.1 Khách thé của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Là một trong những tội xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác, nênkhách thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đối tượng như đối vớicác tội có tính chất chiếm đoạt khác Nhưng đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếmđoạt tai sản, hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không xâm phạm đếnquan hệ nhân thân mà đối tượng bị xâm phạm của hành vi phạm tội này xâm phạm
đến quan hệ sở hữu; đây cũng là một điểm khác biệt giữa tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản với một số tội khác trong nhóm tội xâm phạm quyền sở hữu như:
tội cướp tai san, tội cướp giật tài sản được BLHS quy định.
Quan hệ sở hữu là một loại quan hệ pháp luật, là khách thể được luật hình sựbảo vệ Đó là quyền của chủ sở hữu đối với tài sản được pháp luật hình sự bảo vệ
nhăm đảm bảo các quyên sở hữu tải sản của một chủ thê bao gôm các quyên chiêm
22
Trang 31hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản Đối tượng tác động của hành vi lạm dụngtín nhiệm chiếm đoạt tài sản là tài sản, theo quy định của pháp luật dân sự, tài sảnbao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyên tài san.
Về nguyên tắc, tài sản được pháp luật nói chung trong đó bao gồm pháp luật
hình sự bảo vệ phải là tài sản hợp pháp Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa lànhững hành vi xâm phạm đến tài sản bất hợp pháp của công dân không phải hành viphạm tội Hành vi xâm phạm tài sản khác, dù là tài sản công dân chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt bat hợp pháp vẫn có thé bị coi là hành vi trái pháp luật và có thé cau
thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và có thê bị xử lý hình sự theo quy
định của pháp luật hình sự.
Tài sản nói chung là đối tượng xâm phạm của tội lạm dụng tín nhiệm chiếmđoạt tài sản phải là những tài sản hữu hình, tài sản vô hình không là đối tượng xâm
phạm của tội phạm này.
Hậu quả của hành vi phạm tội hay mức độ gây thiệt hại cho tài sản là một
trong những căn cứ để xác định cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tàisản Theo quy định tại khoản 1 Điều 175 của BLHS thì tài sản bị chiếm đoạt phải cógiá trị từ 4.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 4.000.000 đồng thì phải thuộc trườnghợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án vềmột trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 củaBLHS, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới cấu thành tội lạm dụng tínnhiệm chiếm đoạt tài sản
1.2.2.2 Mặt khách quan của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Là những dấu hiệu cụ thé của tội phạm thể hiện ra bên ngoài của hành vi
phạm tội và những dấu hiệu đó tồn tại một cách khách quan và có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội của người phạm tội, hậu quả nguyhiểm cho xã hội do hành vi nguy hiểm đó gây ra; mối quan hệ nhân quả giữa hành
vi phạm tội với hậu quả xảy ra trên thực tế từ hành vi phạm tội đó và các điều kiện
bên ngoài khác liên quan đến việc thực hiện hành vi phạm tội như: thời gian thựchiện hành vi phạm tội, dia điểm xảy ra hành vi phạm tội, phương tiện, công cụ dé
thực hiện hành vi phạm tội hay hoàn cảnh xảy ra hành vi phạm tội
23
Trang 32+ Hành vi khách quan của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đượcthé hiện ở hành vi chiếm đoạt, được hiểu là hành vi chuyền dich một cách trái pháp
luật tài sản của người khác thành của mình sau khi vay, mượn, thuê tài sản của
người khác băng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn Hậu quả của hành vi phạm tội này
là làm cho chủ sở hữu đối với tài sản hoặc người được giao quản lý đối với tài sản
không thé thực hiện được các quyền năng pháp lý của minh được pháp luật bảo vệ
(gồm các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt) đối với tài sản của họ hoặc đối vớitài sản họ được giao quản lý; bởi lẽ, những quyền năng pháp lý này lại đang thuộc
về người thực hiện hành vi phạm tội hoặc một người đang thực hiện các quyền này
một cách trái pháp luật.
Thủ đoạn gian đối được hiểu là dùng mọi phương thức như dùng lời nói,
hành động, giấy tờ dé nay, mượn, thuê tài sản của người khác nhằm chiếm đoạt tàisản Thủ đoạn gian dối cũng được thé hiện bằng những hành vi cụ thé của ngườithực hiện hành vi phạm tội nhằm đánh lừa chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý
đối với tài sản sau khi đã nhận được tài sản nhằm mục đích chiếm đoạt; hay nói
cách khác, người phạm tội đã sử dụng các thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt bất
hợp pháp đối với tài sản của người khác
Bỏ trốn có thể được hiểu là cố việc một người cố tình trốn tránh để khôngphải thực hiện nghĩa vụ trả tiền sau khi đã giao dịch với người khác bằng các hình
thức nay, mượn, thuê tài sản hoặc là bỏ trén dé chiếm đoạt tài sản sau khi vay, mượn
hoặc nhận được của người khác bằng các hình thức hợp đồng Dé xác định một người
có bỏ trốn hay không cần xác định các dấu hiệu sau; Việc họ bỏ đi khỏi nơi cư trú là
lén lút hay công khai; ly do của việc rời bỏ nơi cư trú; mục đích của việc rời bỏ nơi
cư trú; việc rời bỏ nơi cư trú là tạm thời hay không xác định thời hạn
Cũng được coi là chiếm đoạt tài sản trong trường hợp đã sử dụng tài sản mà
mình đã mượn, thuê, hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợpđồng vào các hình thức bat hợp pháp (như dùng tiền vay dé đánh số đề, đánh bạc,buôn lậu ) dan đến không có khả năng trả lại tài sản cho bên vay, mượn hoặc giao
tài sản Đặc điêm của hành vi chiêm đoạt nêu trên là xảy ra sau khi nhận tài san
24
Trang 33thông qua các gaio dich dân sự như vay, mượn, thuê, hoặc nhận được tai sản của
người khác (như do người khác gửi giữ ) bằng các hình thức hợp đồng dân sựhoặc hợp đồng kinh tế
Trong thực tiễn có ý kiến cho rằng trường hợp sử dụng điện thoại không trả
tiền cước hoặc thuê tài sản không trả tiền thuê theo hợp đồng là phạm tội lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Tác giả cho rằng như vậy là chưa chính xác, vì tiền
cước điện thoại va tiền thuê phải trả khi thuê tài sản thực chất là khoản lợi tức mà
bên cho vay, cho mượn, cho thuê được hưởng theo hợp đồng Trong khi đó, dấu
hiệu được điều luật mô tả phải là vay, mượn, thuê tải san dé chiếm đoạt chính tàisản đó chưa không phải là chiếm đoạt lợi tức của tài sản đó Vì vậy, việc không trảtiền cước điện thoại, tiền thuê tài sản theo quan điểm cá nhân của tôi chỉ sự vi phạm
nghĩa vụ dân sự.
Khái niệm “ding tài sản vào mục đích bat hợp pháp” được hiéu là dùng tài
sản vào những việc trái pháp luật Thực tiễn, các cơ quan THTT thường xác địnhhành vi sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp theo phạm vi hẹp, tức là trái
pháp luật hình sự, với ý nghĩa là dấu hiệu của cấu thành tội phạm, như dùng tiền
vay được dé hối lội, đánh bạc dé mua bán chat ma túy, dé buôn bán hang cam
Tài sản chiếm đoạt là tài sản do người phạm tội quản lý, nên thường không
có giai đoạn phạm tội chưa dat, vì hành vi phạm tội luôn đồng nghĩa việc chiếmđoạt đã hoàn thành Nếu người phạm tội dùng thủ đoạn gian đối để chiếm đoạt tài
sản do mình quản lý, nhưng vì lý do khách quan nên chưa chiếm đoạt được tài sản,
thì trường hợp nay có giai đoạn tội chưa đạt Tội phạm hoàn thành ké từ khi hậu quả
đã xảy ra do người phạm tội thực hiện hành vi gian dối, bỏ trốn, hoặc sử dụng tài
25
Trang 34thiệt hại vật chất cho chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý đối với tài sản TheoĐiều 175 BLHS năm 2015 quy định về mức định lượng thiệt hại tối thiểu đối với tàisản bị chiếm đoạt có giá trị từ 4.000.000 (bốn triệu) đồng trở lên hoặc trường hợpmức thiệt hại đối với tài sản có giá trị dưới 4.000.000 (bốn triệu) đồng nhưng hành
vi đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc người thực hiện hành vi phạm tội đã bị xử đối
phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về
một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 173, 173, 174 và 290 của
BLHS năm 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tai sản bị thiệt hai là
phương tiện kiếm sống chính của người bị hại; tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinhthần đối với người bị hại
+ Mối liên quan giữa hành vi phạm tội và hậu quả của hành vi phạm tội
Người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chỉ có thể bị xử lýnếu như hành vi của họ là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả và hậu quả là thiệt
hại về tài sản chỉ xuất phát từ hành vi mà người phạm tội thực hiện Trong mối quan
hệ nhân quả, hành vi chiếm đoạt tài sản xảy ra trước hậu quả, hay nói cách khác làhành vi phạm tội được thực hiện trước những thiệt hại vật chất về mặt thời gian và
thiệt hại về tài sản đó là kết quả, nguyên nhân trực tiếp của hành vi lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản
Các yếu tố khác trong mặt khách quan của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạttài sản như: công cụ, phương tiện, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội không phải là dauhiệu bat buộc của tội phạm này
1.2.2.3 Mặt chủ quan của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Mặt chủ quan của một tội phạm nói chung theo quy định của BLHS là những
biểu hiện, diễn biến tâm lý bên trong của người thực hiện hành vi phạm tội Theoquy định của pháp luật hình sự, những biểu hiện đó bao gồm các yếu tố: lỗi, động
cơ và mục đích phạm tội; trong số các biểu hiện tâm lý của người phạm tội thì lỗi là
yếu tố được phan ánh trong tat cả các cau thành tội phạm, là dấu hiệu không théthiếu được của bất cứ cấu thành tội phạm nào Người thực hiện hành vi nguy hiểmcho xã hội, xâm phạm đến các khách thê được pháp luật hình sự bảo vệ bị coi là có
26
Trang 35lỗi nếu hành vi phạm tội đó là kết quả cân nhắc và lựa chọn của chủ thê thực hiệnhành vi đó trong trường hợp chủ thê đó có đầy đủ điều kiện theo quy định của phápluật đề thực hiện cách xử sự khác, phù hợp với đòi hỏi của thực tế khách quan.
Cũng như các tội phạm khác trong nhóm các tội phạm xâm phạm quyền sởhữu tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được chủ thể phạm tội thực
hiện do cố ý Người phạm tội nhận thức rõ hành vi lợi dụng lòng tin của người khác
dé chiếm đoạt tài sản là trái pháp luật và nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện
và mong muốn hậu quả xảy ra Mục đích thực hiện hành vi của người phạm tội làmong muốn chiếm đoạt được tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của người
khác Mục đích chiếm đoạt tài sản của chủ thể phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếmđoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của loại tội này Cần lưu
ý rằng mục đích chiếm đoạt tài sản chỉ phát sinh khi chủ thể phạm tội đã nhận đượctài sản thông qua các giao dịch hợp pháp Đây là điểm đặc trưng của tội lạm dụng
chiếm đoạt tài sản
Tuy nhiên, chiếm đoạt tài sản không phải là mục đích duy nhất mà ngườithực hiện hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hướng tới; bởi lẽ, ngoài
mục đích chiếm đoạt tài sản, người phạm tội còn có thê hướng đến những mục đích
khác tổn tại song song cùng với mục đích chiếm đoạt tài sản Hoặc một người đồng
ý với mục đích chiếm đoạt tài sản của người đồng phạm khác thì người đó cũng bịtruy cứu TNHS và xử lý hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theoquy định của BLHS Trong một số trường hợp, quá trình thực hiện hành vi phạm tộicủa người phạm tội, cùng với mục đích chiếm đoạt tài sản từ ban đầu, tùy vào điềukiện cụ thé như tình hình, hoàn cảnh phạm tội mà có thé phát sinh những mục đíchkhác; trường hợp này, người phạm tội vẫn bị truy cứu TNHS và xử lý hình sự về tộilạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc có thê cấu thành tội danh độc lập khác,
trong trường hợp đó, người phạm tội bị truy cứu TNHS và xử lý hình sự phù hợp
với tội danh tương ứng ấy
1.2.2.4 Chủ thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Là một trong những yếu tố quan trong trong việc xác định những hành vi
27
Trang 36phạm tội, vì chỉ khi nào xác định được chủ thể của tội phạm mới tiễn hành định tội
danh và truy cứu TNHS.
Chủ thê của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là bất kỳ người nào có
đủ năng lực TNHS và đạt độ tuôi từ 16 trở lên Đây là một trong các quy định mới
quan trọng của BLHS năm 2015 so với BLHS năm 1999 BLHS năm 2015 đã có sự
tách bạch rõ ràng hơn về độ tuổi chịu TNHS đối với người phạm tội Ngoài ra, chủthể thực hiện hành vi phạm tội này được quy định là người được chủ tài sản tín
nhiệm giao cho tai sản Cơ sở của việc giao tài sản giữa người thực hiện hành vi
phạm tội với bị hại là hợp đồng được ký kết giữa các bên, việc giao và nhận tài sảngiữa các chủ thé này là hoàn toàn hợp pháp theo quy định pháp luật Chủ sở hữu tai
sản hoặc người quản lý tài sản do tin tưởng vào uy tín, nhân pham con người của
chủ thé phạm tội nên đã tự nguyện giao tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc tải sảnmình quản lý để người phạm tội đó thực hiện các quyền năng pháp lý như: quyền sửdụng đối với tài sản (theo hợp đồng vay, mượn, thuê); quyền bảo quản tài sản (theo
hợp đồng trông giữ, bảo quản); vận chuyền (theo hợp đồng vận chuyền); gia công
(theo hợp đồng gia công chế biến); sửa chữa (theo hợp đồng sửa chữa, )
Ngoài ra, trong qua trình định tội danh, các quy phạm pháp luật TTHS quy
định về trình tự, thủ tục định tội danh với các hoạt động cụ thể của cơ quan tiếnhành tổ tụng, người tiến hành tô tụng có thâm quyền thực hiện các bước với những
yêu cầu cụ thé theo luật định nhằm đưa ra kết quả cuối cùng là xác định được tộidanh cụ thé đối với hành vi phạm tội của người phạm tội cũng được coi là cơ sở
pháp lý của việc định tội danh Bởi lẽ, nếu như các quy định của pháp luật hình sựquy định về các tội danh cụ thể thì các quy phạm pháp luật TTHS quy định về cách
thức thực hiện, các bước cụ thé dé định đúng tội danh được quy định trong BLHS
Vi dụ, trường hợp vụ án được xét xử lại theo thủ tục phúc thâm hoặc xét lại theo thủ
tục giám đốc thâm khi có căn cứ pháp luật, thì cơ quan Toà án nhân dân cấp phúc
thâm hoặc cấp Giám đốc thẩm trong quá trình giải quyết vụ án trên cơ sở tai liệu,chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản do
Tòa án nhân dân câp dưới xét xử chưa chính xác, việc định tội danh chưa đúng có
28
Trang 37căn cứ dẫn đến việc hành vi phạm tội đó không được xét xử đúng người, đúng tội;các dấu hiệu của hành vi phạm tội tương ứng với các dấu hiệu của cấu thành tộiphạm cơ bản nhưng Tòa án nhân dân cấp dưới lại định tội danh theo các dấu hiệucủa cau thành tội phạm tăng nặng ; trong trường hợp này Toa án cấp phúc thâmhoặc giám đốc thẩm có quyền sửa lại bản án đã tuyên của Toà án cấp dưới theo quy
định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều 221, Điều 257 của BLTTHS năm 2015 dé áp
dụng điều khoản theo quy định của BLHS, hoạt động đó cũng chính là việc định lạitội danh của cơ quan tiến hành tổ tụng
Trong BLTTHS năm 2015 đã quy định day đủ cơ sở pháp lý dé hoạt độngđịnh tội danh của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng được chính xác
như: các quy định về chứng cứ va thu thập tài liệu, chứng cứ (các Điều 47, 48, 49,
50, 56, 60); quy dinh vé tam giam (Diéu 70), quy dinh vé thoi han tam giam (Diéu71), quy định về căn cứ khởi tố vu án hình sự (Điều 83), căn cứ không được khởi tổ
vụ án hình sự (Điều 89) các quy định trên có vai trò quan trọng trong việc đảm
bảo các quy định của pháp luật hình sự nói chung, quy định về định tội danh nói
riêng được đảm bảo thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất
1.3 Các trường hợp cụ thể định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệmchiếm đoạt tài sản
1.3.1 Dinh tội danh theo cấu thành tội phạm cơ bản
Cau thành phạm tội cơ bản đối tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được
quy định tại khoản 1 Điều 175 BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) Cu thê:
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sảncủa người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc
dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi
chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội
quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ
luật này, chưa được xóa án tích ma còn vi phạm hoặc tài sản là phương
tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạokhông giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
29
Trang 38a) Vay, mượn, thuê tải sản của người khác hoặc nhận được tài sản của
người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏtron dé chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù cóđiều kiện, khả năng nhưng cé tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tải sản của
người khác băng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục
đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản
Như vậy với quy định trên, các tình tiết định tội cơ bản đối với hành vi lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được thể hiện những quy định sau:
- Về giá trị tài sản bị chiếm đoạt bởi hành vi phạm tội: Tài sản bị chiếm đoạt
có trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng Như vậy, mức tối thiểu giá
trị tài sản bị chiếm đoạt trong cau thành cơ ban dé truy cứu trách nhiệm hình sự đốivới tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được xác định từ 4 triệu đồng trở lên
Tuy nhiên, BLHS quy định trong một số trường hợp, giá trị tài sản bị chiếm
đoạt dưới 4 triệu đồng chủ thé thực hiện hành vi cũng có thể phải chịu trách nhiệm
hình sự đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khi hành vi lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau: người thực hiện hành
vi phạm tội đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tai sản hoặc đã
bị kết án về tội này hoặc bị kết án về một trong các tội: cướp tai sản; tội bắt cócnhằm chiếm đoạt tai sản; tội cưỡng đoạt tài sản; tội cướp giật tài sản; tội công nhiênchiếm đoạt tài sản; tội trộm cắp tài sản; tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tội sử dụngmạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạttài sản, chưa được xóa án tích mà chủ thé đó còn vi phạm hoặc rong trường hợp taisản bị chủ thể phạm tội chiếm đoạt được xác định là phương tiện kiếm song chinh
của người bi hại va cua gia đình họ.
- Những hành vi khách quan của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sảnbao gồm: Thứ nhất, người phạm tội có được tài sản một cách hợp pháp thông quacác hợp đồng vay, mượn thuê tài sản của người khác hoặc bằng hình thức khác.Sau khi có được tài sản người phạm tội mới dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn
30
Trang 39dé chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khảnăng nhưng cố tình không trả; thứ hai, nếu người phạm tội không dùng thủ đoạngian dối hoặc bỏ trỗn nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫnđến không có khả năng trả lại tài sản thì cũng bi coi là hành vi lạm dung tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản
Hành vi khách quan của người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản được thé hiện là hành vi chiếm đoạt và thuộc trường hợp phải là chiếm đoạtđược Khác với hành vi chiếm đoạt được BLHS quy định ở các tội phạm khác, hành
vi chiếm đoạt của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chính là sự “vi phạm
nghĩa vụ trả lại tài sản bằng hành vi chiếm đoạt” Có thể hiểu, “chiếm đoạt là hành
vi cỗ ý (trực tiếp) làm cho chủ tài sản mat han khả năng thực tế thực hiện quyền
chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt đối với tài sản của mình và tạo ra chongười phạm tội khả năng thực hiện việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt trái pháp
luật tài sản đó Sau khi đã nhận được tải sản của người khác thông qua giao dịch
được thê hiện băng hợp đồng hợp pháp, người phạm tội mới dùng thủ đoạn gian dối
để nhằm mục đích chiếm đoạt được tài sản đang do mình được giao quản lý; thủ
đoạn gian dối của người thực hiện hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
được thể hiện bằng những hành vi cụ thể khác nhau nhằm mục đích đánh lừa chủ sởhữu đối với tài sản hoặc người quản lý tài sản với ý thức không trả lại tài sản cho
chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản (ý thức chiếm đoạt tài sản)”
Dé xác định đúng tội danh nhằm xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật
thì căn cứ vào cấu thành cơ bản của điều luật dé xác định tội danh, vì mỗi cấu thành
cơ bản của tội phạm thể hiện một đặc điểm riêng Căn cứ vào đặc điểm riêng đó đểxác định được tội danh của từng hành vi phạm tội Việc làm rõ cấu thành tội phạm có
ý nghĩa quan trọng trong việc định tội danh cũng như trong có ý nghĩa đối với toàn bộ
quá trình giải quyết vụ án: “xác định cầu thành tội phạm là cơ sở duy nhất của việc
định tội danh, là mô hình pháp lý có các dau hiệu can và đủ để truy cứu TNHS”
Cấu thành tội phạm cơ bản thé hiện đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội củaloại tội phạm đó và cho phép cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tổ tụng
31
Trang 40phân biệt với các loại tội phạm khác trong quá trình định tội danh Thông thường,
cau thành phạm tội cơ bản thường được quy định ngay tại khoản 1 của đa số các tộiphạm được quy định tại BLHS năm 2015 Cấu thành tội phạm cơ bản có ý nghĩa rấtquan trọng và là cơ sở pháp ly hay còn là tiêu chí là căn cứ dé cơ quan tiến hành tốtụng, người tiến hành tố tụng thực hiện việc định tội danh tăng nặng hoặc định tội
danh giảm nhẹ.
1.3.2 Dinh tội danh theo cau thành tội phạm tăng nặngCấu thành tội phạm tăng nặng là cấu thành tội phạm ngoài những dấu hiệu
định tội cơ bản thông thường, còn có thêm những yếu tố khác làm cho hành vi
phạm tội tăng tính nguy hiểm cho xã hội một cách đáng kê
Định tội danh theo cấu thành tội phạm tăng nặng là việc định tội danh theocác dấu hiệu định khung tăng nặng hay nói cách khác đó là các tình tiết định khungtăng nặng TNHS được quy định tại các khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 175 BLHSnăm 2015 của tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1.3.2.1 Định tội danh theo khoản 2 Điều 175
Bộ luật hình sự năm 2015 quy định một người phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tô chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiém đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng:
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tô chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
ø) Tái phạm nguy hiểm
Một hành vi phạm tội được định tội danh theo quy định tại khoản 2 Điều 175BLHS khi thỏa mãn các hành vi khách quan của cấu thành phạm tội cơ bản và thuộcmột trong các trường hợp: phạm tội có tổ chức; phạm tội có tính chất chuyênnghiệp; trị giá tài sản bị hành vi phạm tội chiếm đoạt từ 50.000.000 đồng đến dưới
200.000.000 đồng: chủ thể thực hiện hành vi phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn
32