LY LUẬN VE ĐỊNH TOI DANH TOI CUONG BOAT TÀI
Cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học của định tội danh đối với tội cưỡng đoạt 1 Cơ sở pháp lý của việc định tội danh đối với tội cưỡng đoạt tài sản
1.2.1 Cơ sở pháp lý của việc định tội danh doi với tội cưỡng đoạt tài sản
Căn cứ pháp lý của định tội danh có ý nghĩa về mặt lý luận, mặt thực tiễn và mặt pháp lý Dưới góc độ khoa học luật hình sự, định tội danh có thé hiểu trên hai khía cạnh rộng và hẹp, cụ thể:
Hiểu theo nghĩa rộng Nếu xét ở khía cạnh rộng thì những căn cứ pháp lý của định tội danh là tổng thể các quy phạm pháp luật hình sự với tính chất là cơ sở pháp lý trực tiếp cũng như tổng thé các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác của cơ quan Nhà nước có thâm quyền với tính chất là cơ sở pháp lý gián tiếp cho toàn bộ quá trình xác định các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội thỏa mãn cấu thành tội phạm cơ bản nào của Bộ luật hình sự [10, tr 8].
Hiểu theo nghĩa hẹp Nếu xét ở khía cạnh hẹp thì căn cứ pháp lý của định tội danh là điều luật quy định về tội phạm cụ thể hay quy phạm pháp luật hình sự với tính chất là cơ sở pháp lý trực tiếp cho quá trình xác định các dấu hiệu của hành vi gây nguy hiểm cho xã hội Các văn bản pháp luật hình sự khác chỉ là văn bản dưới
19 luật làm nghiệm vụ hướng dẫn, giải thích Bộ luật Hình sự dé đảm bảo cho việc áp dụng Bộ luật Hình sự trong thực tiễn được đúng đắn, chính xác và có hiệu quả [37, tr 21]
Từ 2 khía cạnh hiểu theo nghĩa rộng và hiểu theo nghĩa hẹp thì tác giả nghiên về cách hiểu theo nghĩa rộng vì ngoài việc áp dụng điều luật quy định tội phạm cụ thể, thực tiễn, vụ án có sự đa dạng về nhiều van đề khác ma đòi hỏi khi định tội danh cần căn cứ vào thuộc các điều luật trong Phần chung Bộ luật hình sự như: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, đồng phạm, tái phạm, tái phạm nguy hiém; mới xác định tội danh chính xác.
Do đó, trong quá trình định tội danh thì Bộ luật hình sự có ý nghĩa quan trọng và quyết định, vì nó đóng vai trò là cơ sở pháp lý duy nhất (trực tiếp) của việc định tội danh.
Thứ nhất, Bộ luật hình sự - cơ sở pháp lý trực tiếp của định tội danh
Trong quá trình định tội danh tội cưỡng đoạt tài sản, Bộ luật hình sự có ý nghĩa quyết định và quan trọng nhất, nó đóng vai trò là cơ sở pháp lý trực tiếp của việc định tội danh đối với tội cưỡng đoạt tài sản, sở dĩ có thé khang định như vậy vì có những lý do như sau:
Hiện nay, Bộ luật hình sự năm 2015 đóng vai trò là nguồn thông tin duy nhất và cơ bản ghi chép toàn bộ quy phạm pháp luật hình sự hiện hành, được áp dụng rộng rãi trong việc định tội danh nói chung và đặc biệt trong việc định tội danh tội cưỡng đoạt tải sản.
Tính chất cốt lõi của việc xác định tội danh tội cưỡng đoạt tài sản là việc so sánh, đối chiều và kiểm tra dé xác định xem các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình huống khách quan có phù hợp với các đặc điểm của một tội phạm cưỡng đoạt tài sản được quy định trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự hay không.
Trong quá trình xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật về tội cưỡng đoạt tài sản, nhà lập pháp đã xem xét kỹ lưỡng để xác định các đặc điểm đặc trưng co bản, phổ biến và thường xuyên xuất hiện trong tội cưỡng đoạt tài sản Sau đó, những đặc điểm này được đặc thù hóa và quy định trong Bộ luật hình sự với tính chất là các yếu tố cần thiết của cấu thành tội phạm cưỡng đoạt tài sản.
Bộ luật Hình sự, với tư cách là nền tảng pháp lý chính, đồng thời bao gom mô hình pháp lý của tội phạm cưỡng đoạt tài sản, là nguồn duy nhất hình thành cơ sở cho việc xác định tội danh tội cưỡng đoạt tài sản Đây là nguồn thông tin quyết định mà các nhà quyền lợi sẽ dựa vào dé xác định sự phù hợp giữa các đặc điểm của hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể được thực hiện và các đặc điểm đã quy định trong Bộ luật hình sự.
Thứ hai, Bộ luật tổ tụng hình sự - cơ sở pháp lý gián tiếp của việc định tội danh
Cơ sở pháp lý gián tiếp của việc định tội danh tội cưỡng đoạt tài sản: trong quá trình định tội danh, nếu các quy phạm pháp luật của Bộ luật hình sự đóng vai trò là cơ sở pháp lý trực tiếp về mặt nội dung, thì các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự là cơ sở pháp lý gián tiếp về mặt hình thức quy định cách thức, trình tự, thâm quyền định tội danh tội cưỡng đoạt tài sản Bởi vì:
Các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự có ý nghĩa pháp lý quan trọng đối với việc bảo vệ các quyền và tự do của công dân trong lĩnh vực tư pháp hình sự Chang hạn, Toa án cấp phúc thâm hoặc cấp giám déc thâm sau khi đã nghiên cứu một cách tông hợp, khách quan, toàn diện và đầy đủ mọi chứng cứ thu thập được trong vụ án hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản mà nhận thấy rằng: tội danh tội cưỡng đoạt tài sản mà bị cáo bị Toà án cấp dưới xét xử là không có căn cứ, các dấu hiệu của hành vi phạm tội không tương ứng với các dâu hiệu của câu thành tội phạm cưỡng đoạt tài sản mà trong bản án của Toả
21 án cấp dưới lại định tội danh theo các dấu hiệu của cấu thành tội cưỡng đoạt tài san, thì theo các khoản 1 và 2 Điều 357, Điều 393 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2021, Toà án cấp phúc thâm và giám đốc thâm có quyền sửa lại bản án đã tuyên của Toà án cấp dưới dé áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự cho đúng đó chính là định lại tội danh.
Trong Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 sửa đổi, bố sung 2021 của nước ta đã đưa ra những cơ sở pháp lý quan trọng của việc định tội danh tội cưỡng đoạt tài sản như: các quy định về chứng cứ (các Điều 85, 86, 88, 108,
89, 104), tạm giam (Điều 119), thời hạn tạm giam (Điều 173), căn cứ khởi tố vụ án hình sự (Điều 143), những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự (Điều 157).
1.2.2 Cơ sở khoa học của định tội danh đối với tội cưỡng đoạt tài sản
Các giai đoạn định tội danh đối với tội cưỡng đoạt tài sản
1.3.1 Thu thập, kiểm tra, đánh gia toàn diện chứng cứ chứng mình sự thật của vụ án cưỡng đoạt tài sản
Mỗi vụ án hình sự luôn dé lại dấu vết, thé hiện qua nhiều hình thức khác nhau, và những dấu vết này đóng vai trò quan trọng trong việc xác định việc có hay không có hành vi vi phạm tội phạm Các cơ quan thực hiện tố tụng dựa vào những dấu vét thu thập được đề quyết định việc khởi tố, truy tố, hay xét xử một người có liên quan đến hành vi vi phạm tội Đây chính là các chứng cứ trong vụ án hình sự Đề giải quyết vụ án hình sự một cách chính xác, và đưa ra kết luận chính xác về hành vi vi phạm tội, cơ quan tiễn hành tố tụng vả những người tham gia tố tụng phải dựa vào chứng cứ dé làm sáng tỏ bản chất của người phạm tội Chứng cứ là công cụ giúp xác định sự thật, nhưng nó không tạo ra sự thật hoặc thay đổi sự thật; thay vào đó, sự thật được xác định bởi sự phù hợp của các chứng cứ với thực tế khách quan.
Chứng cứ đóng vai trò quan trọng và là phương tiện tối quan trọng trong việc chứng minh và giải quyết các vụ án hình sự Chúng cung cấp cơ sở và phương tiện duy nhất dé xác định sự thật trong các vụ án này Trong quá trình thực hiện hoạt động tố tụng, các cơ quan như cơ quan điều tra, viện kiểm sát và toa án phải tiễn hành xác minh các sự kiện và tình tiết liên quan đến tội phạm để xác định việc tội phạm đã xảy ra, xác định người có trách nhiệm thực hiện tội phạm, và đặt họ trước trách nhiệm pháp lý Đề thực hiện điều này, cơ quan tô tụng phải dựa vào chứng cứ Quá trình nghiên cứu và xác
24 minh các sự kiện và tình tiết của vụ án dựa trên chứng cứ, và chỉ thông qua chứng cứ mới có thé làm rõ những điểm cần chứng minh trong vụ án hình sự. Tóm lại, chứng cứ là trung tâm của mọi giai đoạn trong quá trình tố tụng hình sự và là điểm khởi đầu và kết thúc của việc xác định sự thật trong vụ án.
1.3.2 So sánh, phân tích các tình tiết, kết quả vụ án đã làm rõ với quy định của Điều 170 Bộ luật Hình sự để doi chiéu sự tương dong
Day là giai đoạn thứ hai - giai đoạn so sánh, đối chiếu các tình tiết của vụ án cưỡng đoạt tài sản đã được làm rõ với quy định của Điều 170 Bộ luật hình sự để xác định sự tương đồng về mặt pháp lý giữa hành vi cưỡng đoạt tài sản được thực hiện trong thực tế với cấu thành tội phạm của tội cưỡng đoạt tài sản được quy định trong Bộ luật hình sự Đây là giai đoạn trung tâm trong quá trình định tội danh đối với tội cưỡng đoạt tài sản Ở giai đoạn thứ hai, chủ thể định tội danh thực hiện những việc sau đây:
Một là, đối chiếu từng tình tiết của vụ án xảy ra với các dấu hiệu cấu thành tội phạm tương ứng của tội cưỡng đoạt tài sản Sau đó, phải đối chiếu, so sánh tổng thé tất cả các tình tiết của vụ án với tổng thé các dấu hiệu cau thành tội phạm của tội phạm này.
Hai là, phát hiện, tìm ra sự đồng nhất giữa các tình tiết điển hình của vụ án với các dấu hiệu pháp lý mà Bộ luật hình sự mô tả trong Điều 170 Bộ luật hình sự, được bé trợ bởi các văn bản pháp luật hình sự liên quan hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự.
Trường hợp có căn cứ khăng định không có sự đồng nhất thì phải kiểm tra lại Nếu kiểm tra lại vẫn xác định chắc chăn không có sự đồng nhất với cau thành tội phạm tội cưỡng đoạt tai sản thì có thé chuyên sang kiểm tra các quy phạm pháp luật hình sự khác dé kết luận có hay không có tội phạm xảy ra, nếu có tội phạm xảy ra không thuộc trường hợp tội cưỡng đoạt tài sản thì cầu thành tội phạm nao khác theo quy định của Bộ luật hình sự.
Trường hợp có căn cứ xác định có dấu hiệu của tội cưỡng đoạt tài sản thì chủ thé định tội danh vẫn cần phải kiểm tra lại trước khi đi đến kết luận đối tượng vụ án phạm tội cưỡng đoạt tải sản Sau khi xác định được đối tượng vụ án là người có hành vi phạm tội cưỡng đoạt tai sản thì phải xác định các khoản cụ thé của Điều 170 Bộ luật hình sự Tiếp theo đó, phải xác định xem có tồn tại yêu tố đồng phạm không, ai là người đồng phạm, thực hiện hành vi phạm tội với vai trò gì.
Sau đó phải xác định tội cưỡng đoạt tài sản được thực hiện ở giai đoạn hoàn thành hay chưa; kiểm tra các vấn đề khác có liên quan như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định Kết thúc giai đoạn này, chủ thể định tội danh đã có căn cứ để xác định đối tượng vụ án đã thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản và hành vi này đã cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại Điều 170 Bộ luật hình sự, xác định được các điều luật khác trong phan chung của Bộ luật hình sự được áp dung dé giải quyết vụ án.
1.3.3 Đưa ra kết luận về tội danh người đã thực hiện hành vi quy định của Điều 170 Bộ luật hình sự Đây là giai đoạn quyết định liệu đối tượng trong vụ án có thực hiện tội phạm cưỡng đoạt tài sản hay không Trong trường hợp định tội chính thức, các cơ quan tiễn hành tố tụng và những người tham gia tổ tụng phải đưa ra quyết định tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự để xác định trách nhiệm hình sự của người bị tố cáo về tội phạm cưỡng đoạt tai sản Day là bước cuối cùng trong việc xác định tội danh Người đưa ra tố cáo phải mạnh mẽ khang định rằng đối tượng đã vi phạm tội cưỡng đoạt tài sản và chỉ ra các điều luật liên quan.
Trong trường hợp định tội không chính thức, quyết định tố tụng có thé được xem như đã hoàn tât Người đưa ra tô cáo (có thê là các nhà nghiên cứu,
26 luật gia, nhà báo) thé hiện quan điểm của họ thông qua bai viết, bài báo, công trình nghiên cứu hoặc các phương tiện khác.
Trong trường hợp định tội chính thức, các cơ quan tiễn hành tô tụng va những người tham gia tố tụng phải thể hiện sự đánh giá pháp lý của họ trong các quyết định và tài liệu tố tụng, và tiếp tục đảm nhiệm nhiệm vụ chứng minh theo quy định của luật tố tụng.
1.4 Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội cưỡng đoạt tài sản
Các dấu hiệu pháp lý hoặc yếu tố cấu thành tội phạm đặc trưng và tiêu biểu cho một loại tội phạm chính là cách dé thé hiện day đủ và phân biệt tội phạm đó với các loại tội phạm khác Vì vậy, việc hiểu rõ và phân tích khái niệm cũng như các yếu tố pháp lý của tội cưỡng đoạt tài sản thông qua bốn yếu tố cấu thành tội phạm - khía cạnh khách thé, mặt khách quan, chủ thể, và khía cạnh chủ quan - có ý nghĩa quan trọng từ góc độ lý luận và thực tiễn. Điều này giúp các cơ quan thực hiện tố tụng xác định và xử lý tội danh một cách cụ thể và chính xác.
Các dấu hiệu pháp lý của tội cưỡng đoạt tải sản đại diện cho các thuộc tính điển hình và quan trọng trong việc xác định tội cưỡng đoạt tai sản, giống như tất cả các loại tội phạm khác Tội cưỡng đoạt tài sản cũng bao gồm bốn yêu tố CTTP cơ bản: khía cạnh khách thé, mặt khách quan, chủ thé, và khía cạnh chủ quan của tội phạm.
1.4.1 Khách thể của tội cưỡng đoạt tài sản
Tội cưỡng đoạt tài sản xâm phạm đến hai khía cạnh khách thé chính, đó là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân Tuy nhiên, mặt chủ yếu của tội cưỡng đoạt tài sản tập trung vào quan hệ sở hữu Trong trường hợp có quan hệ nhân thân, sự vi phạm không gây ra thương tích về thể chất (như tính mạng, thương tật), mà tác động chủ yếu đến mặt tinh thần (như sợ hãi, lo âu), mặc dù có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng không làm thương tích cho
Những điều kiện đảm bảo cho việc định tội danh đối với tội cưỡng
Trước khi phân tích, đánh giá về thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự về định tội danh đối với tội cưỡng đoạt tài sản, cần thiết phải phân tích, làm rõ những điều kiện đảm bảo cho việc định tội danh đối với tội cưỡng đoạt tài sản được thực hiện một cách khách quan, đúng đắn.
2.1.1 Năng lực chuyên môn của người định tội danh
Có thé thấy, mặc dù Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 và Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 không quy định cụ thé, trực tiếp thâm quyền trong hoạt động định tội danh, nhưng căn cứ vào quy định nhiệm vụ, quyền han của những người tiến hành tổ tụng hình sự trong hai văn bản luật nói trên, có thể xác định đó là những người tiến hành tổ tụng và những người được phân công tiến hành một số hoạt động điều tra (của một số cơ quan điều tra được quy định trong Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015), đây là những người được quyền hạn, trách nhiệm giải quyết vụ án và có thâm quyền ký các văn bản của cơ quan có thâm quyên chung trong việc định tội danh Cụ thê:
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra: Khi tiến hành tố tung hình sự, Thủ trưởng cơ quan điều tra có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; quyết định khởi tố, không khởi tố, bổ sung hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án; quyết định khởi tố, bổ sung hoặc thay đổi quyết định khởi tố bị can, quyết định nhập hoặc tách vụ an; quyết định ủy thác điều tra;
+ Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, biện pháp điều tra t6 tụng đặc biệt theo quy định của Bộ luật này;
+ Quyết định truy nã, đình nã bị can, khám xét, thu giữ, tạm giữ, xử lý vật chứng;
+ Quyết định trong cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, khai quật tử thì, thực nghiệm điều tra, thay đổi hoặc yêu cầu thay đôi người giám định Yêu cầu định giá, định giá lại tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tải sản.
+ Trực tiếp kiểm tra, xác minh nguôn tin về tội phạm và tiến hành các biện pháp điều tra;
+ Kết luận điều tra vụ án;
+ Quyết định tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, phục hồi điều tra vụ án, bi can;
+ Ra các lệnh, quyết định và tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thâm quyền của Cơ quan điều tra.
Khi được phân công tiến hành việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra cũng có những nhiệm vụ, quyền hạn giống như Thủ trưởng Cơ quan Điều tra được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 36
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, trừ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này (Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra không được giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành vi, quyết định của mình).
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát: Quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát được quy định cụ thé tại Điều 41 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 như sau:
+ Trực tiếp tổ chức và chỉ đạo hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tó tụng hình sự;
+ Quyết định phân công hoặc thay đổi Phó Viện trưởng Viện kiểm sát; kiểm tra hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát; quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát;
+ Quyết định phân công hoặc thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; kiểm tra hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Kiểm sát viên;
+ Quyết định rút, đình chỉ hoặc hủy bỏ quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thâm quyền của Viện kiểm sát, Khi văng mặt, Viện trưởng Viện kiểm sát ủy quyền cho một Phó Viện trưởng Viện kiểm sát thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát về nhiệm vụ được ủy quyền.
Khi thực hành quyền công tô và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tổ tụng hình sự, Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn:
+ Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động điều tra tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố hoặc thay đôi, bổ sung quyết định khởi tổ vụ án hình sự, khởi tố bị can; quyết định khởi tố, không khởi tổ, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bi can theo quy định của Bộ luật này;
+ Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; quyết định khởi tố, không khởi tố, bổ sung hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án; quyết định khởi tố, bố sung hoặc thay đổi quyết định khởi tố bị can; quyết định nhập, tách vụ an;
Sự cần thiết bảo đảm hiệu quả của việc định tội danh đối với tội cưỡng
2.3.1 Về phương diện chính trị - xã hội
Việc định tội danh đối với tội cưỡng đoạt tài sản từ phía chính tri - xã hội là quan trọng dé bảo đảm hiệu quả của hệ thống pháp luật và xã hội từ nhiều góc độ:
Thứ nhất, bảo vệ quyền và sự công bang: Một trong những nhiệm vụ chính của chính phủ và hệ thống pháp luật là bảo vệ quyền và sự công bằng của mọi công dân Khi ai đó bị cưỡng đoạt tai sản của người khác, đây là vi phạm trực tiếp đối với quyên tai sản và quyền công bằng Điều nay có thé làm suy yếu lòng tin của người dân vào hệ thống pháp luật và chính trị.
Thứ hai, tội cưỡng đoạt tài sản có thể liên quan đến tham nhũng và lạm quyền trong chính trị và xã hội Việc định tội và trừng phạt người vi phạm là một phần quan trọng trong việc ngăn chặn tham nhũng và bảo vệ tài sản công cộng.
Thứ ba, duy trì trật tự xã hội: Tội cưỡng đoạt tài sản có thể gây rỗi loạn và không ồn định trong xã hội Nếu không có hệ thống pháp luật hiệu qua dé đối phó với những hành vi này, có thể xảy ra bất ôn xã hội và xung đột.
Thứ tu, thúc đây trách nhiệm xã hội: Việc đánh giá tội cưỡng đoạt tài sản không chỉ là về việc trừng phạt người vi phạm mà còn là về việc thúc đây trách nhiệm xã hội Khi mọi người biết rằng họ phải chịu trách nhiệm về việc quản lý tài sản và đối xử với người khác một cách công băng, điều này có thê thúc đây hành vi xã hội tích cực và đoàn kết.
Thứ năm, bảo vệ kinh tế và phát triển: Tội cưỡng đoạt tài sản có thé gây hậu quả kinh tê nghiêm trọng cho các cá nhân và tô chức Nêu không có sự
62 đánh giá tội phạm và xử lý hiệu quả, đây có thê làm suy yếu nền kinh tế và phát triển của một quốc gia.
Việc định tội danh đối với tội cưỡng đoạt tài san từ phía chính tri - xã hội là cần thiết để đảm bảo bảo vệ quyên, su công bằng, và trật tự xã hội, ngăn chặn tham nhũng, thúc day trách nhiệm xã hội, và bảo vệ kinh tế và phát triển. Điều này đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng một xã hội công băng và ôn định.
2.3.2 Về phương diện lý luận và thực tiễn Ở phương diện lý luận:
Bảo vệ quyền tai sản: Lý luận cơ bản nhất là quyền của mọi người đối với tai sản của họ Đánh giá hành vi cưỡng đoạt tài sản như một tội phạm là cách bảo vệ quyền này, giúp đảm bảo răng người dân có quyền sở hữu tai sản và không bị lợi dụng hoặc cưỡng đoạt trái phép. Đảm bảo công bằng và trật tự xã hội: Pháp luật tồn tại dé đảm bảo công băng và trật tự xã hội Đối với tội cưỡng đoạt tài sản, việc xác định trách nhiệm và áp đặt hình phạt là cách dé duy trì trật tự xã hội va ngăn chặn hành vi tự ý va trái phép.
Thức day sự tuân thủ pháp luật: Đánh giá tội cưỡng đoạt tài sản đối với người vi phạm đưa ra một thông điệp rõ ràng về tầm quan trọng của tuân thủ pháp luật trong xã hội Điều này thúc day mọi người tuân theo quy tắc và quy định, làm giảm nguy cơ vi phạm.
Ngăn chặn hành vi tội phạm: Việc đánh giá tội cưỡng đoạt tai sản và áp đặt hình phạt có thể ngăn chặn hành vi tội phạm này Điều này bảo vệ tải sản cá nhân và tài sản công cộng khỏi những người có ý định cưỡng đoạt.
Bảo vệ nền kinh tế và đầu tư: Tội cưỡng đoạt tài sản có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế và đầu tư Việc định tội và trừng phạt người vi phạm giúp bảo vệ môi trường kinh doanh và đảm bảo rằng các nhà đầu tư có đủ tin tưởng dé tham gia vào nền kinh tế.
Bảo vệ quyền lợi của nạn nhân: Các nạn nhân của tội cưỡng đoạt tài sản cần được bảo vệ và đền bù Hệ thống pháp luật qua việc xử lý hiệu quả trường hợp này đảm bảo rằng nạn nhân có cơ hội đòi lại tài sản của họ và có sự công bằng.
Thúc đây trách nhiệm xã hội: Việc xử lý tội cưỡng đoạt tài sản thúc day trách nhiệm xã hội và giáo dục về quyền và trách nhiệm của mỗi người đối với tài sản của người khác Điều này có thể góp phần vào xây dựng một xã hội tôn trọng và đoàn kết.
Bởi vậy việc định tội danh đối với tội cưỡng đoạt tải sản không chỉ có lý luận mà còn cần thiết và hiệu quả trong thực tế để bảo vệ quyền, tài sản và sự công bằng, ngăn chặn hành vi tội phạm, và thúc đây trách nhiệm xã hội.
2.3.3 Về phương diện lập pháp hình sự
Hoàn thiện pháp luật Hình sự Việt Nam về các dấu hiệu pháp lý, hình phạt cũng như các văn bản hướng dẫn áp dụng tội cưỡng đoạt tài sản chính là từng bước khắc phục những hạn chế trong việc định tội danh đối với tội phạm này trong công tác điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tư pháp, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác định tội danh có ý nghĩa về phương diện lập pháp hình sự, cũng như xác định rõ ranh giới phạm tội và không phải là tội phạm, phạm tội thuộc điều khoản nào, tránh vi phạm trong thực tiễn hoạt động tố tụng.