1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang)

100 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYÊN MINH HUY

ĐỊNH TỘI DANH ĐÓI VỚI CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ

HỮU CÓ TÍNH CHÁT CHIẾM ĐOẠT THEO LUẬT

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NOI - 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYÊN MINH HUY

ĐỊNH TỘI DANH ĐÓI VỚI CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU CÓ TÍNH CHÁT CHIẾM ĐOẠT THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (TREN CƠ SỞ THUC TIEN

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự Mã số: 8380101.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRINH QUOC TOAN

HÀ NOI - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nội dung trong Luận văn là công trình nghiên cứu

của riêng tôi Các kết quả mà Luận văn đưa ra chưa được công bố trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu, vi dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm

bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

NGUYEN MINH HUY

Trang 4

LOI CAM ON

Tôi xin được bay tỏ sự cảm on sâu sắc và chân thành tới:

PGS.TS Trịnh Quốc Toản, giảng viên Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi tìm hiểu và nghiên cứu đề tài này trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành Luận văn thạc sĩ.

Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường,

Phòng Dao tạo và công tác học sinh sinh viên, các thầy cô trong Khoa Tư

pháp hình sự đã luôn nhiệt tình giảng dạy, hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và

bồi dưỡng kiến thức quý giá trong suốt quãng thời gian học tập sau đại học tại trường, giúp tôi xây dựng một nền tảng kiến thức vững chắc dé có thé chuan bị đầy đủ cho quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn thạc sĩ này.

Luận văn có thê không tránh khỏi những thiếu sót do kiến thức của bản thân và kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý giá của các thay, cô dé luận văn thêm hoàn thiện hơn.

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm on./.

Trang 5

CHƯƠNG 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT VE ĐỊNH TOI DANH DOI VỚI CAC TOI

XÂM PHAM SỞ HỮU CÓ TÍNH CHAT CHIẾM DOAT 8 1.1 Khai niệm, dấu hiệu pháp ly của tội xâm phạm sở hữu có

tính chất chiếm đoạt 2-2 Sex EEcEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrree 8 1.1.1 Khai niệm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt 8 1.1.2 Dấu hiệu pháp lý của tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt lãi 1⁄2 Khai niệm, đặc điểm, ý nghĩa định tội danh đối với các tội

xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt 5: 14 1.2.1 Khái niệm định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính

chất chiếm đOạt - ¿2 St St E+ESEEEESESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkrrrrrree 14 1.2.2 Đặc điểm của định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu có

tính chất chiếm đoạt - - - 6 St EESkEEEE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEkeEkrkererkrrk 17 1.2.3 Ý nghĩa của định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu có

tính chất chiếm doat - - - 6 St SềSkEềEE‡EEEEEEEEEEEEEEEEErkEEkrkererkrrk 19 1.43 Những quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa déi bo sung

năm 2017 về các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt 21 1.3.1 Tội phạm về xâm phạm sở hữu chỉ cần có mục đích chiếm đoạt 23 1.3.2 Cac tội phạm xâm phạm sở hữu có hành vi chiếm đoạt và chiếm

đoạt được tal Sảñ - - Q ng ng ng nen 25

Trang 6

1.4 Nội dung định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu có

tính chất chiếm đoạt 2 2 5 5S+SE£EE£EEE2EEEEEeExerkerkerree 1.4.1 Cơ sở định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính

chất chiếm đOạt - c6 St Sx+EEEEEESESEEEEEEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEkrkrrrrrree 1.4.2 Các trường hợp định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu

có tính chất chiếm đoạt - - 6 SE SEk‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkerkerrrkee KET LUẬN CHUONG l ¿5c St+ESk+EEEEEEEEESEEEEEEEEEEEESEEEEEEEEkrkrrkerrrvee CHƯƠNG 2: THỰC TIEN VA MOT SO GIẢI PHÁP NÂNG CAO

CHÁT LƯỢNG, HIỆU QUÁ ĐỊNH TỘI DANH CỦA TÒA ÁN NHÂN DAN TINH HA GIANG DOI VỚI CAC TOI

XÂM PHAM SO HỮU CÓ TÍNH CHAT CHIEM ĐOẠT

Khái quát tình hình xét xử các tội xâm phạm sở hữu có tính

chất chiếm đoạt giai đoạn 2018 - 20)22 2-5 cccccccsec Khái quát điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của

tinh Ha Giang 1

Khái quát tô chức bộ máy của Tòa án nhân dân tỉnh Ha Giang Tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt

trên địa ban tỉnh Hà Giang - <6 55 + *vEseeeekseerersexee

Những kết quả đạt được và những hạn chế, thiếu sót còn tồn tại trong việc định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tại Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang

và nguyên nhân - + 1+1 3211835111 1511 11511511181 1 kg

Những kết quả dat được và nguyên nhân - 2 2s s2 z2

Những hạn chế, vướng mặc trong việc định tội danh đối với các

tội xâm phạm sở hữu có tính chiêm đoạt tại Tòa án nhân dân tỉnh

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về việc định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính

chiếm ¡071000 Ầ

Trang 7

2.3.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về việc định tội danh đối với các

tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt -¿-c- + ss+x+esrrszeez 71 2.3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc định tội danh

đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt 73 KET LUẬN CHƯNG 2 St EEESEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEErkrkrrerkskee 81 KẾT LUAN - 2 5s SE E2 E21EE1E21211211 211121111215 111111 1111111111 re 83 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO ©2c¿222+se2EESeczei 85

Trang 8

DANH MỤC TU VIET TAT

BLHS 2015: Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

BLHS: Bộ luật hình sự

Trang 9

DANH MỤC CÁC BÁNG

Bang 2.1 Thống kê tỉ lệ các tội xâm phạm sở hữu có tính chất

chiếm đoạt với tổng số vụ án và tổng số bị cáo được Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang đưa ra xét xử về các tội phạm

Bảng 2.2 Tổng số bị cáo được Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang đưa ra xét xử về các tội danh xâm phạm sở hữu có tính chất

chiếm đoạt cụ thé trong giai đoạn 2018 - 2022 4IBảng 2.3 Kết quả xét xử phúc thâm các vụ án xâm phạm quyền sở

hữu có tính chất chiếm đoạt của TAND tỉnh Hà Giang (từ

Trang 10

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Định tội danh là một vấn đề phức tạp trong khoa học pháp lý hình sự. Quá trình giải quyết vụ án hình sự cần đảm bảo sự khách quan, khoa học và chính xác Dinh tội danh đúng là yếu tố đảm bao cho việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội đúng theo các điều khoản tương ứng của BLHS, không dé

lọt tội phạm không làm oan người vô tội Trong giai đoạn hiện nay, khi ma

công cuộc cải cách tư pháp đang được triển khai thực hiện trong hệ thống các cơ quan tư pháp theo tinh thần của Nghị quyết 49-NQ TW ngày 02/2005 của Bộ Chính trị “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, thì việc định tội danh đúng càng trở nên bức thiết nhằm phục vụ hiệu quả cho tiễn trình cải cách tư pháp va bao đảm quyên con người trong tố tụng hình sự.

Dinh tội danh là hoạt động mang tinh chất quyết định, xác định một

người có tội hay không có tội Đây là nội dung cơ bản của việc áp dụng pháp

luật hình sự trong quá trình xét xử và là một trong những biện pháp đưa các

quy phạm pháp luật vào cuộc sống Trên cơ sở xác định người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội gì, quy định tại điều khoản nào của Bộ luật hình

sự, cơ quan có thâm quyền sẽ quyết định một hình phạt phù hợp đối với hành vi phạm tội đó Vì thế, định tội danh được xem là tiền đề, điều kiện cho việc quyết định hình phạt đúng dan, góp phan mang lại hiệu quả trong phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm Việc định tội danh không đúng, không truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật sẽ làm hạn chế mục đích mà BLHS khi ban hành hưởng đến Trong trường hợp định tội danh không chính xác, mặc

dù mức hình phạt có thể đã tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội do bị cáo thực hiện nhưng việc kết án sai tội danh sẽ liên quan đến nhiều hậu quả pháp lý khác mà bị cáo phải gánh chịu như: xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm, tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thời hạn xác

định án tích.

Trang 11

Từ thực tiễn công tác khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự ở tỉnh Hà Giang cho thấy các cơ quan tiến hành tố tụng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mac trong việc định tội danh, nhất là đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt Trong thời gian gần đây tình hình tội phạm xâm phạm quyền sở hữu trong cả nước, trong đó có tỉnh Hà Giang do nhiều nguyên nhân nên có xu hướng gia tăng diễn biến phức tạp, với nhiều thủ đoạn tinh vi xảo quyét, có sự chuẩn bị trước, có tô chức, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng Do vậy, cần xác định đúng tội danh đối với các loại tội phạm

này để trừng tri nghiêm khắc, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người

vô tội Trên cơ sở nhận thức được tam quan trọng của hoạt động định danh tội xâm phạm sở hữu mang tính chất chiếm đoạt và thực tiễn xét xử các tội xâm phạm sở hữu mang tính chất chiếm đoạt tại Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang, tác giả lựa chọn đề tài luận văn “Định tội danh đối với các tội xâm phạm sở

hữu có tính chất chiếm đoạt theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang)”.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Tội phạm xâm phạm sở hữu chiếm tỉ lệ cao trong cơ cau tội phạm Do đó, các nghiên cứu về tội xâm phạm sở hữu nhìn chung nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu khác nhau và dưới các góc độ khác nhau:

Số lượng giáo trình, sách chuyên khảo nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt ở Việt Nam có những công trình tiêu biểu như: Lê Cảm - Trịnh Quốc Toản (2012), Định tội danh (Lý luận, lời giải mẫu và 500 bài tập), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội; Cao Thị Oanh (2015), Các tội xâm phạm sở hữu có tính

chất chiếm đoạt tài sản, NXB Tư pháp, Hà Nội; Đại học Quốc gia Hà Nội

(2020), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phan các tội phạm), Nxb Dai học

Quốc gia Hà Nội, Hà Nội; Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Dương Tuyết

Trang 12

Miên (2022), Định tội danh và quyết định hình phạt, Nxb Tư pháp, Hà Nội Nội dung các Giáo trình và sách chuyên khảo đã đề cập đề các vấn đề lý luận về cấu thành tội phạm của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, phân tích về các dấu hiệu pháp lý của các tội phạm trong nhóm này hoặc cung

cấp lý thuyết về định tội danh nói chung mà chưa tập trung sâu vào định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu.

Bên cạnh giáo trình, sách chuyên khảo là một số bài nghiên cứu chuyên sâu được công bố trên các tạp chí chuyên ngành luật như: Đinh Văn Quế (2021), Phân biệt một số tội phạm có hành vi chiếm đoạt tài sản, Tạp chí Kiểm sát, số 3/2021; Lương Hải Yến, Tran Văn Tuân (2018), Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ của Viện

kiểm sát nhân dân trong giai đoạn điều tra, truy tố các vụ án xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, Tạo chí Khoa học kiểm sát, số 26/2018; Nguyễn Mai Bộ, Các tội xâm phạm sở hữu, Tạp chí Tòa án nhần dân,Số 7/2018, tr 1 -9; Số 8/2018, tr 10 - 1-9; Số 9/2018, tr 18 — 25; Phạm Tuân, Bat cập trong việc định tội danh của một số tội thuộc Chương Các tội xâm phạm sở hữu khi đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Số 6/2019, tr 59-61; Lê Hoàng Tan, Nang cao chất lượng định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu, Tap chí Luật su Việt Nam, Số

3/2016, tr 21 - 24 Các bài viết này dừng lại ở việc nghiên cứu các đặc điểm của tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, hoặc nghiên cứu về định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu nói chung, hoặc nghiên cứu sâu ở góc độ nghiệp vụ nên cũng chưa đề cập trực tiếp tới định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt.

Ngoài ra, ở cấp độ luận văn thạc sỹ luật học đã có: Nguyễn Khánh Phương (2015), Các tội phạm về xâm phạm sở hữu theo quy định của Bộ luật

Hình sự năm 2015, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học luật Hà Nội; Lê

Trung Nhân (2016), Định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính

Trang 13

chất chiếm đoạt trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở s6 liệu thực tiễn địa ban tỉnh Hà Giang), Luan văn thạc sĩ luật học, Khoa luật — Đại hoc Quốc gia Hà Nội; Phạm Thị Thu Thủy (2022), Ap dụng pháp luật trong giai đoạn xét xử các tội xâm phạm sở hữu từ thực tiên Toà án nhân dân thành phố Hà Nội,

Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học luật Hà Nội Tuy nhiên những luận

văn này hoặc là số liệu đã cũ và không nghiên cứu trên cơ sở Bộ luật hình sự năm 2015, hoặc là chưa nghiên cứu trực tiếp về định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt.

Các công trình nghiên cứu, các bài viết, đề tài khoa học nói trên đều là những công trình có giá trị về mặt lý luận khoa học và thực tiễn Trong đó, có

công trình đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về định tội danh và thực tiễn định tội danh đối với cá tội xâm phạm sở hữu Tuy nhiên, trong

những công trình đó, có công trình nghiên cứu cách đây khá lâu nên giá trị lý

luận và thực tiễn không còn phù hợp với tình hình tội phạm nước ta hiện nay.

Ngoài ra, BLHS năm 2015 đã được ban hành và có hiệu lực từ ngày

01/01/2018, trong đó những quy định về phần chung cũng như phần các tội phạm có nhiều sửa đổi, bố sung so với quy định trong BLHS 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 (sau đây xin được gọi tắt là BLHS năm 1999) Đặc biệt, đến nay vẫn chưa có công trình, đề tài nghiên cứu nào xem xét vấn đề định tội

danh đối với tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt ở góc độ hoàn chỉnh, toàn diện trên địa bàn tỉnh Hà Giang Mặc dù vậy, kết quả của những công trình nghiên cứu đã công bồ là một trong những nguồn tài liệu quan trọng mà tác giả có thể vận dụng, kế thừa và bố sung dé hoàn thiện cho luận văn cuối

khóa của mình Luận văn này sẽ tập trung vào phân tích các quy định hiện

hành về định danh đối với tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt tại Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 và thực tiễn hoạt động định danh tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt trong thực tiễn xét xử tại

Tòa án nhân dan tỉnh Hà Giang.

Trang 14

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu* Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu những van đề lý luận về các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt và vấn đề lý luận về định tội danh cũng như phân tích thực tiễn định tội danh các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt

thông qua nội dung thực tiễn các vụ án xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Hà

Giang, luận văn đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu

quả áp dụng pháp luật trong hoạt động định tội danh tội phạm xâm phạm sở

hữu có tính chiếm đoạt.

* Nhiệm vụ nghiên cứu

— Nghiên cứu các van đề lý luận chung về hoạt động định tội danh nói chung và định tội danh đối với tội xâm phạm sở hữu mang tính chất chiếm đoạt;

— Nghiên cứu, phân tích các quy định pháp luật hiện hành, bao gồm

mặt khách quan của tội phạm, hình phạt dành cho tội phạm, và những ưu

điểm, bất cập của quy định pháp luật hiện hành về các tội xâm phạm sở hữu mang tính chất chiếm đoạt;

— Tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực tiễn định tội danh đối với tội xâm phạm sở hữu mang tính chiếm đoạt qua hoạt động xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang, chỉ ra được những ưu điểm và bất cập trong

thực tiễn áp dụng pháp luật;

— Dựa trên các vấn đề đã nghiên cứu và đánh giá, rút ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật và đề xuất nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong hoạt động định tội danh tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu

— Những van đề lý luận về định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt;

Trang 15

— Những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt;

— Thực tiễn định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tại Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang.

* Pham vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu các van dé liên quan đến định tội danh đối với các tội phạm xâm phạm sở hữu mang tính chất chiếm đoạt dựa trên cơ

sở thực tiễn hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang, qua các bản

án, hồ sơ vụ án và các báo cáo, số liệu thực tế thu thập được trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2022.

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng

và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về đường lối xử lý đối với các tội xâm phạm sở hữu mang tính chất chiếm đoạt.

Ngoài việc sử dụng các phương pháp luận nêu trên, tác giả đã sử dụng

các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thé sau đây:

—Phương pháp phân tích, tổng hợp lịch sử được sử dụng ở các chương của luận văn nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận, khái quát hóa, đánh giá thực tiễn và đề xuất các giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả hoạt động định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu mang tính chất chiếm đoạt trên thực tiễn xét

xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang;

—Phương pháp lich sử, thống kê số liệu, so sánh được sử dung dé đánh giá hoạt động định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu mang tính chất chiếm đoạt trên thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang;

—Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh pháp luật cũng được sử dụng trong việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu

Trang 16

quả hoạt động định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu mang tính chất

chiếm đoạt trên thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang.

6 Những đóng góp mới của luận van

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận có liên quan đến hoạt động định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh Hà Giang

nói riêng.

Bên cạnh giá tri về mặt lý luận, luận văn còn có thể được vận dụng như

một tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại

các cơ sở giáo dục trên cả nước Thêm vào đó, đối với cán bộ công tác thực

tiễn, đặc biệt là cán bộ công tác trong lĩnh vực hình sự, luận văn sẽ giúp ích

một phần vào việc vận dụng trong quá trình giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tế.

7 Kết cầu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cau gồm 2 chương:

Chương 1: Lý luận chung về định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt.

Chương 2: Thực tiễn và một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệuquả định tội danh của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang đối với các tội xâmphạm sở hữu có tính chiếm đoạt.

Trang 17

CHƯƠNG 1

MỘT SÓ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VE ĐỊNH TOI DANH DOI VỚI CÁC TOI XÂM PHAM

SỞ HỮU CÓ TÍNH CHAT CHIEM ĐOẠT

1.1 Khái niệm, dấu hiệu pháp lý của tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt

1.1.1 Khái niệm tội xâm phạm sở hữu có tinh chất chiếm đoạt

Dé có cơ sở phân tích làm rõ được những vấn đề lý luận về định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt, trước hết cần nhận thức được khái niệm, đặc điểm của các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt.

Tội xâm phạm quyền sở hữu được hiểu là những hành vi có lỗi, hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm hại quan hệ sở hữu, xâm phạm các quyền thuộc nội dung sở hữu, hậu quả là gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến quyền sở hữu tài sản của cá nhân, tô chức được nhà nước thừa nhận Tội xâm phạm quyền sở hữu chủ yếu hướng đến là xâm phạm quyền sở hữu tài sản

được pháp luật ghi nhận và bảo vệ.

Các tội xâm phạm quyền sở hữu là những tội có hành vi nguy hiểm cho

xã hội, có lỗi, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu Các

tội xâm phạm quyền sở hữu có tính chiếm đoạt bao gồm: tội cướp tài sản, bắt cóc chiếm đoạt tải sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tai sản, đây đều là các tội gây nguy hiểm cho xã hội, không chỉ xâm phạm đến quyền sở hữu về tài sản của cá nhân, gia đình, tổ chức, cơ quan,

mà còn xâm hại đến sức khỏe, tính mạng, tinh thần của người dân.

Bên cạnh đó, các tội xâm phạm quyên sở hữu có tính chiếm đoạt còn gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, gây mất an

Trang 18

ninh, trật tự an toàn xã hội, cản trở đến sự phát triển kinh tế, giáo dục, văn hóa,

xã hội Các tội xâm phạm sở hữu được quy định tại Chương XVI Bộ luật Hình

sự năm 2015 (BLHS), gồm 13 tội được quy định từ Điều 168 đến Điều 180 BLHS Căn cứ vào tính chất, mục đích phạm tội, khoa học luật hình sự chia các tội xâm phạm sở hữu thành nhóm các tội có tính chiếm đoạt (8 tội từ Điều 168 đến Điều 175 BLHS); các tội có mục đích tư lợi không chiếm đoạt (Điều 176, Điều 177 BLHS) và nhóm các tội không có mục đích tư lợi hoặc gây thiệt hại về tai sản (Điều 178 đến Điều 180 BLHS) Nghiên cứu cho thấy các tội xâm phạm

sở hữu có tính chất chiếm đoạt có những đặc điểm chủ yếu sau:

Thứ nhất, các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt cũng giống như các tội xâm phạm sở hữu nói chung, đều hướng tới xâm phạm quan hệ sở hữu được luật hình sự bảo vệ- một quan hệ xã hội có nội dung là quyền SỞ hữu của chủ tai sản đối với tài sản (bao gồm quyền chiếm hữu, quyên sử dụng và quyền định đoạt) Ngoài khách thé bắt buộc trên đây, một số tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt còn xâm hại đến quan hệ nhân thân, như: tội cướp tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, Trong trường hợp này, khách thê trực tiếp của tội phạm là nhiều quan hệ xã hội khác nhau và cùng thé hiện mức độ nghiêm trọng cũng như tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.

Đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm

đoạt là tài san, tức là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản, song một điểmđặc biệt cần lưu ý là tài sản này phải có chủ, bất kể một cách hợp pháp hay bat hợp pháp (ví du: tài sản do một người tham 6 van có thé bị cướp) Những tài sản không chủ, chăng hạn như tài sản đã bị vứt bỏ thì không phải là đối tượng của các tội phạm này Tuy nhiên, có một số đối tượng tuy thỏa mãn khái niệm tài sản nói trên nhưng với tính chất đặc biệt của chúng lại có thể không phải là đối tượng của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạttài sản, mà là đối tượng của loại tội phạm khác (ví dụ: ma túy, vũ khí, ).

Trang 19

Thứ hai, hành vi phạm tội khách quan của các tội phạm nay là hình vi

chiếm đoạt tài sản Các tội thuộc nhóm này đều bắt buộc phải xuất phát từ hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác Một số tội thuộc nhóm này được xây dựng dưới dạng cấu thành tội phạm hình thức, với dau hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm chỉ gồm hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản tương ứng Trong khi đó, một số tội khác thuộc nhóm này được xây dựng dưới dạng cau thành tội phạm vật chất,

với các dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của cau thành tội phạm gồm: hành vi chiếm đoạt tài sản, hậu quả của tội phạm và mối quan hệ nhân quả

giữa hành vi và tội phạm.

Cũng như mọi tội phạm khác, hành vi khách quan là dấu hiệu bắt buộc của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, mặc dù hình thức thể hiện rất đa dạng, tùy theo tính chất của từng tội, nhưng đều gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu bang cách xâm phạm quyền chiếm hữu, quyên sử dụng, quyền

định đoạt tài sản của chủ sở hữu.

Các hành vi phạm tội thuộc nhóm này chỉ có thé được thực hiện bằng hình thức hành động phạm tội, ví dụ như: hành vi dùng vũ lực tan công người

khác nhằm chiếm đoạt tài sản, hành vi bắt người khác làm con tin để đòi tiền chuộc, hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản,

Các hành vi như vậy không chỉ xâm phạm và gây thiệt hại cho quan hệ

sở hữu mà còn có thé dẫn đến các hậu quả nghiêm trong hơn như: thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể của người khác (ví dụ như: tội cướp tài

sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, "`

Thứ ba, chủ thể của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tài sản phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt đủ độ tuổi theo quy định của luật hình sự Về nguyên tắc, người có hành vi gây thiệt hại hay đe dọa

gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội bị coi là tội phạm phải là người có khả

10

Trang 20

năng nhận thức được hành vi của mình có tính nguy hiểm cho xã hội, đồng thời người này có khả năng điều khiển hành vi theo ý chí và mong muốn của mình. Nói cách khác, người thực hiện tội phạm phải có năng lực nhận thức và điều khiển hành vi Dé có kha năng này, con người phải đạt đến độ tuôi nhất định, do đó, độ tuôi cũng là cơ sở để xác định năng lực trách nhiệm hình sự của một người cũng như dấu hiệu lỗi của người thực hiện hành vi Theo đó, một cá nhân chỉ được coi là có năng lực trách nhiệm hình sự, hay đủ điều kiện dé trở thành chủ thê của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam, khi đạt đủ độ tuôi luật định và không ở trong tình trạng mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mat khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Thứ tư, các tội phạm này đều được thực hiện bằng lỗi cố ý trực tiếp, tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi cua mình thực hiện là nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật cam, nhận thức rõ hậu quả của hành vi ay nhưng van thực hiện vì mong muốn chiếm đoạt được tài sản Mục đích thé hiện trong mặt chủ

quan của nhóm tội phạm này là mục đích chiếm đoạt tài sản.

Từ sự phân tích các đặc điểm chủ yếu của nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt nêu trên, có thé đưa ra định nghĩa như sau: Các fội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt là những hành vi dịch chuyển trái phép tài

sản từ chủ sở hữu hợp pháp sang tay người khác, được quy định tại Chươngcác tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách

nhiệm hình sự thực hiện một cách co ÿ trực tiếp xâm hại hoặc đe dọa trực tiếp

xâm hại các quan hệ sở hữu tài sản.

1.12 Dấu hiệu pháp lý của tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiém đoạt a) Khách thể của tội phạm

Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt cũng giống như các tội xâm phạm sở hữu nói chung, đều hướng tới cùng một khách thé là quan hệ

sở hữu — một quan hệ xã hội có nội dung là quyên sở hữu của chủ tai sản đôi

11

Trang 21

với tài sản (bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt) Ngoài khách thé bắt buộc trên đây, một số tội xâm phạm sở hữu có tính chat

chiếm đoạt còn xâm hại đến quan hệ nhân thân, như: tội cướp tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, Trong trường hợp này, khách thể trực tiếp của tội phạm là nhiều quan hệ xã hội khác nhau và cùng thể hiện mức độ nghiêm trọng cũng như tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.

Đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm

đoạt là tài sản, tức là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản, như được quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015, song một điểm đặc biệt cần lưu ý

là tài sản này phải có chủ, bất ké một cách hợp pháp hay bat hợp pháp (ví du: tài sản do một người tham ô vẫn có thể bị cướp) Những tài sản không chủ, chăng hạn như tài sản đã bị vứt bỏ thì không phải là đối tượng của các tội phạm này Tuy nhiên, có một số đối tượng tuy thỏa mãn khái niệm tài sản nói trên nhưng với tinh chat đặc biệt của chúng lại có thé không phải là đối tượng của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tài sản, mà là đối tượng

của loại tội phạm khác (ví dụ: ma túy, vũ khí, ).b) Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tài sản nói chung bao gồm các dấu hiệu: hành vi khách quan của tội phạm, hậu quả của tội phạm và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả đó.

Các tội thuộc nhóm này đều bắt buộc phải xuất phát từ hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác Một số tội thuộc nhóm này được xây dựng dưới dạng cau thành tội phạm hình thức, với dau hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm chỉ gồm hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản tương ứng Trong khi đó, một số tội khác thuộc nhóm này được xây dựng dưới dạng cấu thành tội phạm vật chất, với các dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm gồm: hành vi chiếm đoạt tài sản, hậu

quả cua tội phạm va môi quan hệ nhân quả giữa hành vi và tội phạm.

12

Trang 22

Cũng như mọi tội phạm khác, hành vi khách quan là dấu hiệu bắt buộc của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, mặc dù hình thức thể hiện rất đa dạng, tùy theo tính chất của từng tội, nhưng đều gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu bang cách xâm phạm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền

định đoạt tài sản của chủ sở hữu.

Các hành vi phạm tội thuộc nhóm này chỉ có thé được thực hiện bằng hình thức hành động phạm tội, ví dụ như: hành vi dùng vũ lực tấn công người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, hành vi bắt người khác làm con tin để đòi tiền

chuộc, hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản,

Các hành vi như vậy không chỉ xâm phạm và gây thiệt hại cho quan hệ

sở hữu ma còn có thé dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng hơn như: thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tự do thân thé của người khác (don cử như: tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, "`

c) Chủ thé của tội phạm

Chủ thé của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tài sản đều là chủ thể thường, tức là cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt đủ độ tuổi theo quy định Về nguyên tắc, người có hành vi gây thiệt hại hay

đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội bị coi là tội phạm phải là người

có khả năng nhận thức được hành vi của mình có tính nguy hiểm cho xã hội, đồng thời người này có khả năng điều khiển hành vi theo ý chí và mong muốn của mình Nói cách khác, người thực hiện tội phạm phải có năng lực nhận thức và điều khiến hành vi Dé có khả năng nay, con người phải đạt đến độ tuổi nhất định, do đó, độ tuôi cũng là cơ sở để xác định năng lực trách nhiệm hình sự của một người cũng như dấu hiệu lỗi của người thực

hiện hành vi Theo đó, một cá nhân chỉ được coi là có năng lực trách nhiệm

hình sự, hay đủ điều kiện dé trở thành chủ thé của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam, khi đạt đủ độ tuổi luật định va không ở trong tình trạng

13

Trang 23

mặc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiến hành vi của mình.

d) Mặt chủ quan của tội phạm

Khi thực hiện hành vi phạm tội, con người sẽ có những biểu hiện tâm lý nhất định, và toàn bộ diễn biến tâm lý đó được gọi là mặt chủ quan của tội phạm Trong nội dung diễn biến tâm lý mà luật hình sự quan tâm đến nghiên

cứu dé giải quyết van đề trách nhiệm hình sự, đó là lỗi, động cơ, mục dich của

người phạm tdi.

Trái ngược với nhóm tội xâm phạm sở hữu không có tính chất chiếm đoạt, mọi tội phạm thuộc nhóm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt đều được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, với mục đích là nhằm chiếm đoạt tài sản

của cá nhân, tô chức khác.

1.2 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt

1.2.1 Khái niệm định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiễm đoạt

Trong lý luận khoa học hình sự, việc áp dụng các quy phạm pháp luật

hình sự được hiểu là một quá trình đa dạng và phức tạp được tiến hành qua các giai đoạn nhất định như: giải thích pháp luật hình sự, xác định hiệu lực pháp luật về thời gian và không gian, định tội danh, quyết định hình phạt

Trong đó, định tội danh là một trong những giai đoạn co ban dé đưa các quy phạm pháp luật hình sự vào cuộc sống Định tội danh còn là tiền đề, cơ sở cho

việc áp dụng các quy phạm pháp luật khác của pháp luật hình sự và pháp luật

tố tụng hình sự, như xác định thâm quyền điều tra, truy tố, xét Xử, áp dụng các biện pháp ngăn chặn Đối với việc xét xử thì chỉ sau khi thực hiện xong việc định tội danh, Tòa án mới có cơ sở đề thực hiện vấn đề áp dụng hình phạt.

Định tội danh không phải là một vấn đề mới nhưng thật sự đối với

14

Trang 24

những người tiến hành tố tụng luôn luôn là một vấn đề nóng, gây nhiều tranh cãi trong việc định tội danh đối với những vụ án có tính chất phức tạp Có thé

nói trong giai đoạn áp dụng pháp luật hình sự thì định tội danh là một nội

dung cơ bản nhất, quan trọng quyết định việc áp dụng hình phạt và áp dụng các quy định pháp luật khác của giai đoạn tố tụng hình sự Định tội danh đúng sẽ là cơ sở đảm bảo cho việc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thé hóa hình

phạt được chính xác.

Tuy nhiên, cho đến nay, khái niệm định tội danh là một thuật ngữ chỉ

được nghiên cứu dưới góc độ khoa học pháp ly chứ không được ghi nhận

trong bất kì văn bản pháp luật nào Chính vì thế, khi đề cập đến khái niệm này, có nhiều quan diễm khác nhau được đưa ra.

Quan điểm cho rằng "Định tội danh là một dạng hoạt động nhận thức, hoạt động áp dụng pháp luật hình sự nhằm đi tới chân lý khách quan trên cơ

sở xác định đúng đến đầy đủ các tình tiết cụ thể của hành vi phạm tội được

thực hiện, nhận thức đúng nội dung quy phạm pháp luật hình sự quy định

cấu thành tội phạm tương ứng và mối liên hệ tương đồng giữa các đấu hiệu của cau thành tội phạm với các tình tiết cụ thé của hành vi phạm tội bằng các phương pháp và thông qua các giai đoạn nhất định" [59, tr.9] Định tội danh là một quá trình đối chiếu các tình tiết thực tế của vụ án với các dấu hiệu của yếu tố cấu thành tội phạm, từ đó xác định hành vi phạm tội đó thuộc tội phạm cụ thể nào.

Quan điểm khác cho rằng: “Định tội danh là một quá trình nhận thức lý

luận có tính lôgIc, đồng thời là một trong những dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, cũng như pháp luật tố tụng hình sự và, được tiến hành bằng cách — trên cơ sở các chủng cử, các tài liệu thu thập được và các tình tiết thực tế của vụ án hình sự đề đối chiếu, so sánh và kiểm tra nhằm xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được

15

Trang 25

thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể tương ứng do luật hình sự quy định” [13, tr.19] Như vậy, từ khái niệm này có thé khang định

một cách xác đáng và có căn cứ rằng: mục đích định tội danh là nhằm đạt

được sự thật khách quan đưa ra sự đánh giá chính xác tội phạm về mặt pháp lý hình sự, làm tiền đề cho việc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thé hóa

hình phạt một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật.

Xuất phát từ cách nhìn nhận, ở góc độ cá nhân tác giả đồng tình với quan điểm:

Định tội danh là quá trình nhận thức lý luận có tính logic, là dạng

của hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự cũng như pháp

luật tố tụng hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiễn hành tố tụng được tiễn hành trên cơ sở các chứng cứ, các tải liệu thu thập được và các tình tiết thực tế của vụ án hình sự để xác định sự phủ hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với các đấu hiệu của cấu thành tội phạm tương ứng do luật hình sự quy định, để giải quyết vụ án hình sự bằng việc ra văn bản

áp dụng pháp luật [7, tr.21].

Nhận thức về khái niệm định tội danh nêu trên là chỉ việc định tội danh trong hoạt động tố tụng nói chung, mang ý nghĩa khoa học áp dụng cho toàn bộ các loại tội phạm Còn đối với việc định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt là một hoạt động tố tụng cụ thể của cơ quan tiễn hành tố tụng và người tiễn hành tố tụng thực hiện, mang ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng Như vậy, dưới góc độ khoa học luật hình sự Việt Nam, trên cơ

sở kế thừa các quan điểm, nhận định của các nhà nghiên cứu, theo tác giả khái niệm định tội danh đối với tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính

chất chiếm đoạt được định nghĩa như sau: Định tội danh là quá trình nhận thức lý luận có tỉnh logic, là dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật

16

Trang 26

hình sự cũng như pháp luật tố tụng hình sự của cơ quan tiễn hành tô tụng, người tiến hành to tụng được tiến hành trên cơ sở các chứng cứ, các tài liệu thu thập được và các tình tiết thực tế của các vụ án hình sự để xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện

với các dấu hiệu cấu thành tội phạm của một trong các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt theo quy định của BLHS hay không, nếu có thì nó thuộc điểm khoản nào của điều luật theo quy định BLHS hiện hành, để giải quyết vụ án hình sự bằng việc ra văn bản áp dụng pháp luật.

1.2.2 Đặc điểm của định tội danh doi với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt

Bản chất của hoạt động định tội danh là việc tìm kiếm sự đồng nhất, phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện với các dấu hiệu tương ứng của tội phạm được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự, trong đó, cau thành tội phạm là cơ sở pháp lý tối quan trọng Kết quả cuối cùng của hoạt động định tội danh là đưa ra được quy định cụ thê của Bộ luật Hình sự được sử dụng, viện dẫn làm căn cứ dé kết luận tội

danh va xử ly người phạm tội.

Về cơ bản, việc định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt nói riêng, diễn ra theo quy trình sau đây: (i) Xác định hành vi phạm tội có xâm phạm quan hệ sở hữu và tác động đến tài sản hay không; (ii) Nghiên cứu các quy định liên quan của pháp luật hình sự, các dấu hiệu pháp lý đặc trưng cau thành tội phạm cụ thể và phân biệt giữa tội phạm này với tội phạm khác trong cùng nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt; (iii) Xem xét đánh giá các tình tiết cụ thé của vụ án và đối chiếu với các dấu hiệu được

quy định trong cấu thành tội phạm dé tìm ra tội danh phù hợp [7, tr,21-22].

Cũng giống như định tội danh đối với tội phạm nói chung, khi tiến hành định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt,

17

Trang 27

người áp dụng pháp luật phải xác định được sự phù hợp chính xác giữa các

tình tiết của vụ việc với các dấu hiệu thuộc cấu thành tội phạm tương ứng (chúng thuộc về bốn yếu tố cầu thành tội phạm, là: khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm) Khi không có sự phù hợp chính xác này thì không thể xác định một

người phạm tội danh nao.

Đặc điểm đặc thù của định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt là khi định tội danh, người áp dụng pháp luật phải xác định chính xác tính chất của hành vi khách quan của tội phạm Hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác trên thực tế có thé được thực hiện băng những thủ đoạn khác nhau, có trường hợp vừa có biểu hiện của tội này, vừa có biểu hiện

của tội khác Trong những trường hợp này, người áp dụng pháp luật phải xác

định được tính chất của hành vi đó có phải là hành vi chiếm đoạt tài sản hay không, nếu là hành vi chiếm đoạt tài sản thì thỏa mãn chính xác các dấu hiệu đặc trưng của tội chiếm đoạt tài sản nao, chủ thé sử dụng thủ đoạn dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc, thủ đoạn bắt cóc nạn nhân, thủ đoạn gian đối, uy hiếp hay thủ đoạn lén lút, lạm dụng lòng tin của chủ sở hữu

Điểm đặc trưng nữa của định tội danh đối với nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt đó là khi định tội danh, chủ thé định tội danh cần hết sức quan tâm đến giá tri cua tai san bi chiém doat Trong các tội xâm phạm sở hữu, có một số tội (như tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội trộm cắp tài sản, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản) được Bộ luật hình sự quy định cụ thé về giá trị tài sản bị chiếm đoạt, theo đó, giá trị của tài sản bị chiếm đoạt chính là dấu hiệu định tội Bên cạnh đó, giá tri tai sản cũng được quy định là dau hiệu định khung hình phạt trong tất cả các tội thuộc nhóm các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt Khi áp dụng dấu hiệu này, cần chú ý trong trường hợp lượng tài sản bị

18

Trang 28

chiếm đoạt trùng với lượng tài sản mà người phạm tội có ý định chiếm đoạt,

thì tội phạm được xác định là ở giai đoạn tội phạm hoan thành Trong trường

hợp chứng minh được rang tài sản người phạm tội có ý định chiếm đoạt, nhưng thực tế không chiếm đoạt được hoặc chỉ chiếm đoạt được một phần tài

sản đó, thì việc định tội danh phải dựa trên tài sản mà người phạm tội dự định

chiếm đoạt ở giai đoạn phạm tội chưa đạt, mà không phải dựa trên tài sản mà thực tế đã chiếm đoạt được.

Bên cạnh đó, định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt đòi hỏi chủ thể có khả năng tư duy pháp lý sâu sắc đối với những trường hợp chuyên hoá tội phạm Theo đó, thực tiễn có những trường hợp tội phạm X tưởng chừng đã hoàn thành trên thực tế nhưng chủ thể sau khi thực hiện những hành vi đã thoả man cấu thành của tội X thì lại thực hiện thêm một số hành vi khác nữa vẫn nhăm mục đích chiếm đoạt bằng

được tài sản Trong những trường hợp như vậy, các hành vi khác được thực

hiện thêm này kèm theo mục đích chiếm đoạt bằng được tài sản khiến tội phạm có thêm những dau hiệu thoả mãn cấu thành của tội phạm Y có tính

chất nguy hiểm cao hơn Trong khoa học luật hình sự thường gọi là hiện

tượng chuyên hoá tội phạm, khi có sự chuyên hoá này thì chủ thể định tội danh không truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội X và Y mà chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm Y.

1.2.3 Ý nghĩa của định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiễm đoạt

Như đã đề cập, định tội danh là một phần quan trọng trong hoạt động áp dụng pháp luật của các chủ thể có thâm quyền, tạo tiền đề trực tiếp cho việc xác định khung hình phạt và quyết định hình phạt đối với các tội phạm

nói riêng vả toàn bộ quá trình xét xử nói chung Việc định tội danh chính xác

không chỉ góp phần trừng trị thích đáng các hành vi phạm tội tương ứng, răn

19

Trang 29

đe các trường hợp có ý định thực hiện tội phạm tương tự, đóng góp vào công

cuộc dau tranh phòng, chống tội phạm, mà còn giúp bảo vệ quyên, lợi ích hợp

pháp cho không chỉ nạn nhân của tội phạm mà còn cho chính người phạm tội.

Việc định tội danh và quyết định hình phạt thỏa đáng sẽ giúp nâng cao uy tín của chủ thé quản lý Nha nước và cơ quan tư pháp liên quan, củng có niềm tin của quần chúng nhân dân vào công lý và trật tự xã hội được bảo vệ bởi pháp luật, góp phần xây dựng, duy trì xã hội pháp quyền và thượng tôn pháp luật.

Đề cụ thé hơn, việc định đúng tội danh cho những hành vi xâm phạm quyền sở hữu có tính chất chiếm đoạt là điều kiện tiên quyết dé phân hoá

trách nhiệm hình sự và cá nhân hoá hình phạt một cách công bang, CÓ CƠ SỞ

xác đáng và áp dụng đúng các điều khoản trong BLHS, như xác định và/hoặc

áp dụng việc loại trừ trách nhiệm hình sự, khung, mức và loại hình phạt tương

ứng với tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi, tái phạm, tái phạm nguy hiểm Định tội danh đúng sẽ đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật hình sự, t6 tụng hình sự trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử được thuận lợi và hiệu quả, đảm bảo mọi quyền con người, quyền công dân, quyền bao chữa của bị can, bi cáo, người bi tạm giữ, tạm giam theo đúng tinh thần Hiến định và tiễn bộ chung của thế giới về quyền con người.

Thứ hai, định tội danh đúng sẽ thể hiện được tính nghiêm minh, công băng và tiến bộ của Nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa, thé hiện sự tôn trọng quyền công dân, nguyên tắc cơ bản của chế độ xã hội chủ nghĩa như: Nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa; Nguyên tắc tất cả người dân đều bình đăng trước pháp luật; Nguyên tắc trách nhiệm cá nhân và cá thê hóa hình phat; nhăm hoàn thành xuất sắc vai trò và nhiệm vu co ban của BLHS -bảo vệ Nhà nước xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của công dân, -bảo vệ quyền bình đăng trong cộng đồng các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Tổ quốc,

quyền, lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức, bảo vệ kỷ cương luật pháp xã

20

Trang 30

hội chủ nghĩa, nghiêm trị mọi hành động vi phạm pháp luật hình sự; đồng thời nhắc nhở mọi người dân tự giác chấp hành theo pháp luật, tự giác phòng ngừa dau tranh với tội phạm; đồng thời củng cố niềm tin tưởng của người dân đối

với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nước

cũng đồng thời nêu cao uy tín, năng lực, trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự và toàn ngành tư pháp của Nhà nước Cộng hoà xã hội

chủ nghĩa Việt Nam.

Thứ ba, xác định tội danh thích đáng đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt là tiền đề để áp dụng chính xác và đúng đắn Bộ luật Tố tụng Hình sự, như các quy định về tạm giam, thời hạn tạm giam, khởi tố vụ án hình sự, thâm quyền điều tra, truy tố và xét xử; từ đó, đóng góp cho công cuộc bảo vệ các quyền và tự do của công dân, trong đó không loại trừ có quyền và tự do của người phạm tội.

Thứ tw, định ding tội danh giúp đảm bảo công lý và công bằng trong xã

hội được thực thi, người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự và bị trừngtrị thích đáng trước pháp luật; đảm bảo pháp luật được thực thi nghiêm ngặt.

Mặt khác, trường hợp định sai tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt sẽ tạo ra nhiều hậu quả cũng như hệ lụy không đáng có, ví dụ như: không bảo đảm sự công băng, làm giảm chất lượng và hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật, truy tố trách nhiệm hình sự của người vô tội, bỏ

lọt tội phạm, xâm phạm danh dự, nhân phẩm các quyền tự do, dân chủ của công dân là những giá trị xã hội, cao quý nhất được ghi nhận trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; làm giảm uy tín của cơ quan tư pháp, vi phạm pháp luật xã hội chủ nghĩa, ảnh hưởng đến hiệu quả phòng ngừa tội phạm.

1.3 Những quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đối bố sung năm 2017 về các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt

Các tội phạm xâm phạm sở hữu trong BLHS 2015 phần lớn đều có tính

21

Trang 31

chất chiếm đoạt, quy định từ Điều 168 đến Điều 175 BLHS 2015 Dựa trên cấu thành tội phạm, các tội phạm về xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt có thé chia làm 2 nhóm, gồm các tội phạm chỉ cần có mục đích chiếm đoạt và các tội phạm có hành vi chiếm đoạt và chiếm đoạt được tải sản.

Khách thể của các tội xâm phạm sở hữu có mục đích chiếm đoạt là quan hệ sở hữu Ngoài ra, các tội phạm này còn xâm phạm đến các quan hệ nhân thân nhằm xâm phạm đến quan hệ sở hữu, thực hiện được mục đích chiếm đoạt tài sản của mình Một điều đáng lưu ý là nếu như các tội xâm

phạm sở hữu khác có thể chỉ xâm hại một bộ phận của quan hệ sở hữu (ví dụ

tội sử dụng trái phép tài sản chỉ xâm phạm quyền sử dụng tài sản, tội chiếm giữ trái phép chỉ xâm phạm quyền chiếm giữ, quyền sử dụng, ) thì các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt sẽ xâm phạm toàn bộ các quyền chiếm giữ, sử dụng, định đoạt tài sản bị chiếm đoạt [34, tr.60] Bên cạnh quan hệ sở hữu, các tội chiếm đoạt tài sản còn có thể xâm phạm các quyền khác về tài sản như quyền chiếm giữ, sử dụng, định đoạt tài sản bị chiếm đoạt.

Đối tượng tội phạm là một bộ phận khách thể của tội phạm mà bằng

cách tác động vào chúng, người phạm tội gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội

được bảo vệ bởi luật hình sự [54, tr 86] Trong khoa học pháp lý, các ý kiến đều thống nhất rang đối tượng của các tội xâm phạm sở hữu mang tính chiếm đoạt là tài sản Cần lưu ý có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm tài sản; đa số các quan điểm đều lay khái niệm tai sản trong Bộ luật dân sự, tức tài sản bao gồm tiền, giấy tờ có giá trị như tiền, vật có gia trị bằng tiền và quyền về tài sản (Điều 163 Bộ luật dân sự), tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng không phải mọi loại tài sản đều là đối tượng của tội chiếm đoạt, bởi tài sản là đối tượng của tội chiếm đoạt hẹp hơn khái niệm tải sản theo Bộ luật dân sự và chỉ bao gồm tiền, giấy tờ có giá trị như tiền và vật có giá trị đã được đầu tư sức

lao động của con người Tác giả đông ý với quan điêm sau bởi theo luật hình

22

Trang 32

sự, tài sản phải là vật tồn tại trong thế giới khách quan và đối tượng của tội chiếm đoạt tài sản là vật có giá trị, là kết quả đầu tư sức lao động của con người; điều này chính là ý nghĩa xã hội và thé hiện tính nguy hiểm của loại tội phạm xâm phạm sở hữu mang tính chiếm đoạt so với các loại tội phạm khác.

Chỉ tiết tính chất chiếm đoạt của từng tội phạm về xâm phạm sở hữu sẽ

được phân tích sau đây:

1.3.1 Tội phạm vỀ xâm phạm sở hữu chỉ can có mục đích chiễm đoạt Có 03 tội phạm về xâm phạm sở hữu chỉ cần có mục đích chiếm đoạt là cau thành tội phạm gồm: Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS 2015), Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169 BLHS 2015), Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều

170 BLHS 2015).

* Tôi cướp tài sản

Điều 168 BLHS 2015 quy định về Tội cướp tài sản như sau: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vì khác làm cho người bị tan công lâm vào tình trạng không thé chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản ” Có thể thây, hành vi khách quan của tội cướp tài sản là hành vi nhằm làm mat khả năng kháng cự của chủ sở hữu hoặc người quan lý tài sản Người thực hiện hành vi phạm tội có thể dùng vũ lực, hoặc đe dọa dùng vũ lực

ngay tức khắc bằng lời nói, cử chỉ, hành động dé tao áp lực lên chủ sở hữu hoặc

người quản lý tài sản buộc người đó không còn cach nao khác mà phải giao tài

sản, hoặc làm cho người đó không thé kháng cự được (dùng thuốc mê, nhốt, ) dé chiếm đoạt tài sản Tội cướp tài sản được coi là cầu thành kê từ khi đã thực hiện một trong số các hành vi nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, không phụ thuộc vào việc tai sản đã bi chiếm đoạt hay không.

* Tôi bắt cóc chiếm đoạt tài sản

Hành vi khách quan cấu thành tội bắt cóc chiếm đoạt tài sản là hành vi bắt cóc, giam giữ người khác một cách trái pháp luật nhằm de doa người bị

23

Trang 33

bắt cóc hoặc người thân thích của người bị bắt cóc đó giao tài sản Cần lưu ý rằng việc bắt, tạm giữ, tạm giam cá nhân phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục tố tụng hành chính và/hoặc tố tụng hình sự và bởi người có thâm quyền theo luật định; ngoài các trường hợp luật định, bat cứ trường hợp bắt, tạm giữ, tạm giam khác đều là trái pháp luật Người thực hiện hành vi bắt cóc chiếm đoạt tài sản có thể là người thân thích của nạn nhân hoặc là người lạ Hành vi bắt cóc gồm giam giữ người trái pháp luật, dùng các thủ đoạn dé lừa

dối, dụ dỗ nạn nhân, có thể dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực nhằm tạo áp lực lên người bị bắt cóc hoặc người thân thích của người bị bắt cóc, buộc họ phải thỏa mãn yêu cầu giao nộp cho người phạm tội Tội bắt cóc chiếm đoạt tài sản không cần có hành vi chiếm đoạt tai sản hoàn thành trên thực tế, và được coi là hoàn thành tội phạm khi hành vi bắt cóc con tin, đe dọa con tin

hoặc người khác buộc giao tài sản đã hoàn thành, không phụ thuộc vào việc

tài sản đã bị chiếm đoạt hay chưa.

* "Tội cưỡng đoạt tài san

Hành vi khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản có thể là đe dọa dùng vũ lực, gây thiệt hại về tài sản, danh dự, uy tín, hoặc các thủ đoạn khác nhằm uy hiếp, gây áp lực lên tinh thần nạn nhân Điều 170 BLHS 2015 miêu tả một

cách khái quát hành vi được coi là cưỡng đoạt tai sản như sau: “Người nào de

dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tỉnh thân người khác nhằm chiếm đoạt tài sản ” Tội cưỡng đoạt tài sản và tội cướp tài sản khác nhau ở việc đối với tội cưỡng đoạt tài sản, nạn nhân bị người phạm tội tạo áp lực tâm ly và sẽ có thời gian, điều kiện tâm lý dé suy nghĩ, cân nhắc và lựa chọn xử sự của mình; trong khi đó, việc cướp tài sản xảy ra ngay tức khắc, có thé là các hành vi vũ lực thực tế hoặc các thủ đoạn khác khiến tâm lý nạn nhân bị tê liệt và buộc phải đưa ra quyết định giao tài sản ngay lập tức Tội cưỡng đoạt tài

sản được coi là cau thành khi người phạm tội thực hiện một hoặc các hành vi

24

Trang 34

được coi là uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, không phụ thuộc vào việc tài sản đã bị chiếm đoạt hay không.

1.3.2 Các tội phạm xâm phạm sở hữu có hành vì chiếm đoạt và chiếm đoạt được tài sản

* Tội cướp giật tài sản

Điều 171 BLHS 2015 quy định về tội cướp giật tài sản như sau: “Người

nào cướp giật tai sản cua người khac ” Tuy hành vi khách quan của tội

phạm không được mô tả cụ thể, thực tiễn xét xử cho thấy hành vi phạm tội

cướp giật tài sản có tính công khai, nhanh chóng [20, tr.29] Khi thực hiệnhành vi cướp giật tài sản, người phạm tội thường lợi dụng sơ hở của nạn nhân

dé nhanh chóng chiếm đoạt tài sản, thay vì tạo áp lực tâm lý lên nạn nhân hoặc đối đầu với nạn nhân như tội cướp tải sản hay tội cưỡng đoạt tài sản.

Một số quan điểm cho răng tội cướp giật tài sản được coi là hoàn thành khi người phạm tội đã thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, bất ké tài sản đã bị cướp giật thành công hay chưa Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng tội cướp giật tài sản có cau thành tội phạm vật chất, tức tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội đã thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và hậu quả là chiếm đoạt thành công tài sản đó Tác giả của luận văn đồng quan điểm cho rằng tội cướp giật tài sản hoàn thành khi người phạm tội chiếm đoạt được tải sản, trường hợp không chiếm đoạt được tải

sản thi sẽ được coi là phạm tội chưa dat.

* Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

Điều 172 BLHS 2015 quy định về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

một cách khái quát và không mô tả hành vi phạm tội nào sẽ được coi là công

nhiên chiếm đoạt tài sản Thực tiễn xét xử cho thấy hành vi khách quan của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là lợi dụng người sở hữu hoặc cầm g1ữ tải

sản không có điêu kiện ngăn cản hành vi chiêm đoạt tài sản đê chiêm đoạt

25

Trang 35

một cách công khai tài sản của họ Người phạm tội không cần và không có ý định sử dụng thủ đoạn nào khác đề đối phó với chủ tài sản.

Hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tải sản khi thỏa mãn một trong các điều kiện sau:

(i) Tài sản chiếm đoạt tri giá từ 2.000.000 đồng trở lên;

(ii) Tài sản chiếm đoạt trị giá dưới 2.000.000 đồng và thuộc một trong các trường hợp sau (i) đã bị xử phat vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm hoặc đã bi kết án về các tội được quy định tại các Điều

168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 BLHS 2015, chưa được xóa án tích

mà còn vi phạm hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

* Tôi trom cắp tài sản

Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 BLHS 2015, điều luật không mô tả hành vi trộm cắp tài sản Dựa trên thực tiễn xét xử các tội phạm xâm phạm sở hữu, có thê hiểu tội trộm cắp tài sản được cấu thành khi có hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người quản lý Hanh vi lén lút là hành vi được thực hiện dưới hình thức mà không cho phép người quản lý tài sản biết có hành vi đó xảy ra Ý thức chủ quan của người phạm tội là lén lút nếu khi thực hiện hành vi chiếm đoạt, người phạm tội có ý thức che giấu hành vi của mình.

Các dấu hiệu cấu thành tội trộm cắp tài sản, ngoài hành vi trộm cắp tài sản, tương tự như tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

* Tôi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đặc trưng bởi hành vi dùng thủ đoạn gian đối chiếm đoạt tài sản của người khác Thủ đoạn gian đối có thé được thực hiện dưới nhiều hành vi khác nhau như đưa ra thông tin giả, giả vờ vay, mượn tài sản, nhằm chuyên dịch tài sản một cách trái phép để tài sản đó

thuộc vê mình Nêu hành vi lừa đảo chiêm đoạt tài sản có tri giá dưới hai triệu

26

Trang 36

đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt

tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu

trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. * Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi có được tài sản một cách hợp pháp và lợi dụng sự tín nhiệm đó dé bỏ trốn hoặc dùng thủ đoạn gian đối dé không trả lại tan sản, chiếm đoạt tài sản trái phép, sử dụng tai san vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không còn khả năng trả lại tài sản So với

các BLHS đời trước, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại BLHS 2015 đã được hoàn thiện cụ thể hơn về các dấu hiệu cấu thành,

tránh được tình trạng hình sự hóa các quan hệ dân sự.

Các dấu hiệu đặc trưng của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt nêu trêu được rút ra về mặt lý luận từ việc phân tích các quy định của BLHS về dấu hiệu của tội phạm hay từ bản chất được chấp nhận nhiều năm qua trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự nước ta Nam vững các dấu hiệu đặc trưng về thủ đoạn phạm tội có ý nghĩa rat quan trọng dé định danh các tội phạm xâm phạm sở hữu, phân biệt các tội phạm chiếm đoạt tài sản cụ thé với

nhau hoặc với các tội phạm khác cũng như phân biệt tội phạm với hành vi

không phải là tội phạm trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử.

1.4 Nội dung định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt

1.4.1 Cơ sở định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt

Là một tội phạm tương đối khó chứng minh trong thực tiễn, cho nên dé định tội danh chính xác với người thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu có tính chất chiếm đoạt đối với từng tội danh cụ thể theo quy định của BLHS

27

Trang 37

thi phải tiến hành tuần tự từng bước, thận trọng, việc đánh giá phải khách quan, khoa học với những nội dung cụ thé sau:

Thứ nhất, xác định hành vi phạm tội Là một trong những bước rất quan trọng của định tội danh, bởi kết quả của định tội danh được thể hiện thông qua hành vi cho nên dé xem xét hành vi được thực hiện có “dấu hiệu tội phạm” hay không? Thì chủ thể có thâm quyền khi xác định sự thật khách quan của vụ án, khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử phải mang tính khách quan, đánh giá

chứng cứ, các hành vi, các tinh tiết phải có sự liên quan và phù hợp với nhau va đưa đến một hậu quả nhất định là gây thiệt hại về tài sản cho người có tài sản Nghĩa là xác định đối tượng chứng minh của tội phạm dựa trên các quy định

của pháp luật TTHS: có hành vi phạm tội xảy ra hay không? Ai là người thực

hiện hành vi phạm tội? Có lỗi hay không có lỗi? Người thực hiện hành vi phạm

tội là người có năng lực trách nhiệm hình sự? Chỉ khi nào xác định chính xác

có hành vi phạm tội xảy ra mới thực hiện các hoạt động tố tụng tiếp theo nhằm

truy cứu trách nhiệm hình sự với người thực hiện hành vi phạm tội.

Thứ hai, nhận thức các nội dung của các quy định trong BLHS từ đó

xác định mối quan hệ giữa các dấu hiệu thực tế và các dấu hiệu được quy định trong luật để đưa ra kết luận Định tội danh là quá trình đi tìm sự tương thích giữa hành vi mà người phạm tội thực hiện với các yếu tố cầu thành tội phạm được ghi nhận trong một điều luật cụ thể, do đó cần tiến hành đối chiếu, so sánh các dấu hiệu pháp lý đặc trưng, nhận định đúng mức độ liên quan giữa các hành vi xảy ra trên thực tế với các yêu tố cấu thành tội phạm xem có thỏa mãn cấu thành một trong các tội xâm phạm quyền sở hữu có tính chất chiếm đoạt hay không? Nếu có thì thuộc điểm nào, khoản nào Điều luật thuộc BLHS năm 2015, trên cơ sở đó kết hợp với các tỉnh tiết tăng nặng, tỉnh tiết giảm nhẹ cũng như các yếu tố thuộc nhân thân người phạm tội, tội phạm được thực hiện có đồng phạm hay không, tội phạm kết thúc ở giai đoạn nào dé quyết định

hình phạt cho hợp lý.

28

Trang 38

Thứ ba, ra văn bản áp dụng pháp luật Đây chính là bản án và các quyết định có căn cứ và dam bảo sức thuyết phục dé xác định tội danh cần áp dung đối với trường hợp phạm tội của người đó Những người tiến hành tô tụng đều phải lưu ý về thời gian xảy ra vụ án, điều luật hiện có trong BLHS được áp

dụng, những quy định đã được bãi bỏ, thay thế, hết hiệu lực.

1.4.2 Các trường hợp định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt

1.4.2.1 Định tội danh theo cấu thành tội phạm cơ bản

Dé xác định đúng tội danh nhằm xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật thì căn cứ vào cấu thành cơ bản của điều luật dé xác định tội danh, vì mỗi cấu thành cơ bản của tội phạm thể hiện một đặc điểm riêng Căn cứ vào đặc điểm riêng đó để xác định được tội danh của từng hành vi phạm tội.

Theo Giáo sư.Tiến sĩ Võ Khánh Vinh xác định Cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý duy nhất của việc định tội danh là mô hình pháp lý có các dấu hiệu

cần và đủ dé truy cứu trách nhiệm hình sự" [59, tr.68].

Cấu thành tội phạm cơ bản là cau thành tội phạm chứa đựng các dau hiệu đặc trưng, có ở mọi trường hợp phạm tội cua một loại tội Cấu thành tội phạm cơ bản thể hiện đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của loại tội phạm đó và

cho phép phân biệt với loại tội phạm khác Đây là cấu thành tội phạm được thể hiện ở Khoản 1 của đa số các tội phạm của BLHS năm Cấu thành tội phạm có ý nghĩa rất quan trọng và là cơ sở pháp lý của định tội danh [59, tr 68,69].

1.4.2.2 Định tội danh theo cấu thành tội phạm tăng nặng

Cau thành tội phạm tăng nặng là cau thành tội phạm mà ngoài dấu hiệu định tội cơ bản thông thường, còn có thêm những yếu tố khác khiến cho tội phạm tăng tính nguy hiểm cho xã hội một cách đáng kể.

Định tội danh theo cầu thành tội phạm tăng nặng là việc định tội danh theo các dấu hiệu định khung tăng nặng hay nói cách khác đó là các tình tiết

29

Trang 39

định khung tăng tặng TNHS được quy định tại BLHS năm 2015 của các tội

xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt [49, tr I5].

Có thê nói, ngoài tính đa dạng thể hiện ở các loại tội phạm khác nhau thì tội phạm còn được thực hiện bởi những con người cụ thể khác nhau với những tình tiết, diễn biến không giống nhau Điều này dẫn đến tính chất, mức độ nguy hiểm của mỗi loại tội phạm và mỗi người phạm tội có sự cao thấp khác nhau Do vậy, để có căn cứ xác định mức độ nguy hiểm của một tội phạm một cách

chính xác và triệt để đáp ứng yêu cầu của nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự và cá thể hoa hình phạt Điều 50 BLHS năm 2015 đã quy định rõ một trong những căn cứ Toà án phải cân nhắc khi quyết định hình phạt là các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS nhưng khái niệm tỉnh tiết tăng nặng TNHS

lại chưa được nhà làm luật ghi nhận trong BLHS năm 2015 "Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết trong một vụ án cụ thé làm tăng

mức độ nghiệm trọng của hành vi phạm tội và người phạm tội phải chịu một

hình phạt nghiêm khắc hơn trong một khung hình phạt” [24, tr.236-237].

Các dấu hiệu của cấu thành tội phạm được áp dụng ngang nhau đối với mọi cá nhân khác nhau, nhưng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự lại ảnh hưởng khác nhau đối với những người phạm tội khác nhau trong cùng một vụ án hình sự đối với một tội phạm cụ thể Cụ thể, trong một vụ án xâm phạm quyền sở hữu có tính chất chiếm đoạt như tội trộm cắp tài sản, có thể có một tội phạm hoặc nhiều tội phạm, một người phạm tội hoặc nhiều người phạm tội, nên việc xác định tình tiết định tội và tỉnh tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chỉ trong phạm vi một tội phạm cụ thể mà không được sử dụng tỉnh tiết định tội của tội phạm này làm tỉnh tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của tội phạm khác cũng như tình tiết tăng nặng của người phạm tội này làm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cho người phạm tội khác [8, tr.43,44] Cấu

thành tội phạm nói chung và câu thành tội đôi với các tội xâm phạm sở hữu

30

Trang 40

có tính chất chiếm đoạt BLHS năm 2015 với tỉnh tiết tăng nặng TNHS thê hiện mối quan hệ giữa tính khái quát của pháp luật hình sự và tính cụ thể của

hoạt động áp dụng pháp luật.

1.4.2.3 Định tội danh trong trường hợp đặc biệt

* Định toi danh trong trường hop chuẩn bị phạm tội

Chuẩn bị phạm tội là giai đoạn đầu tiên của việc thực hiện tội phạm, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện hành vi tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác đề thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm dé thực hiện tội phạm.

Chuan bi phạm tội là người phạm tội có những hành vi tao ra điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu thực hiện tội phạm đó Tuy nhiên, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi chuẩn bị phạm tội được đánh giá và phân biệt thành hai loại: Loại hành vi chuẩn bị

phạm tội phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự và loại không bị truy cứu trách

nhiệm hình sự.

Theo quy định của BLHS năm 2015, thì những người chuẩn bị phạm một trong các tội đã được liệt kê tại Điều 14 và được quy định cụ thể tại các điều khoản về tội phạm trong Phần các tội phạm của BLHS thì phải chịu TNHS Điều 14 BLHS năm 2015 quy định "chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác dé thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm trừ trường hợp quy định tại Điều 104, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299” [49] Đồng thời, theo Khoản 2 Điều 14 BLHS năm 2015 đã liệt kê các tội phạm mà người phạm tội phải chịu TNHS trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội, gồm 25 tội Ngoài 25 trường hợp đã được liệt kê thì đối với các tội phạm khác mà người phạm tội mới chuẩn bị phạm tội thì không bị truy cứu TNHS Như vậy, BLHS năm 2015 quy định giai đoạn chuẩn bị phạm tội đối với Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS 2015) và Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169 BLHS 2015).

31

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:26

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN