1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Hà Giang)

99 39 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Hà Giang)
Tác giả Phạm Thị Hồng Nhung
Người hướng dẫn TS. Thân Quốc Hùng
Trường học Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 23,02 MB

Nội dung

Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng ké từ khi Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đôi, bố sung năm 2017 có hiệu lực, các quy định của Bộluật Hình sự về tội tổ chức, môi giới cho người khác trén đ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

PHẠM THỊ HỎNG NHUNG

TOI TO CHỨC, MOI GIỚI CHO NGƯỜI KHÁC

TRÓN ĐI NƯỚC NGOÀI HOẶC Ở LẠI NƯỚC NGOÀI

TRÁI PHÉP THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

(TRÊN CƠ SỞ THỰC TIÊN XÉT XỬ TẠI TỈNH HÀ

GIANG).

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

PHAM THỊ HONG NHUNG

TOI TO CHUC, MOI GIOI CHO NGUOI KHAC

TRON ĐI NƯỚC NGOÀI HOẶC O LAI NƯỚC NGOÀI

TRÁI PHÉP THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

(TRÊN CƠ SỞ THỰC TIÊN XÉT XỬ TẠI TỈNH HÀ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Cáckết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bắt kỳ công trình nào

khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tắt cả các môn học và đã thanh toán tắt cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật, Đại học

Quốc gia Hà Nội

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Phạm Thị Hồng Nhung

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến toàn bộ quý

Thay, Cô Trường Đại học Luật, Dai học Quốc gia Hà Nội, Thầy Cô giảng

viên những người đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho học viên trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường.

Đặc biệt, học viên xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, lời cảm

ơn đến TS Thân Quốc Hùng đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn học viêntrong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thiện luận văn nay

Cuối cùng, học viên xin chân thành cam ơn các tác gia, các cơ quan, tổ

chức liên quan đã tạo điều kiện thuận nhất, hỗ trợ học viên suốt quá trình

nghiên cứu tài liệu, tong hop số liệu Cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luônđồng hành, ủng hộ, động viên tôi trong suốt thời gian hoàn thành luận văn.Đây chính là nguồn động lực to lớn mà bản thân tôi may mắn có được, đãkhích lệ tôi trong suốt thời gian vừa qua

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

Danh mục các bảng, biêu đô

Chương 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH

CUA PHÁP LUẬT VE TOI TO CHỨC, MOI GIỚI CHO

NGƯỜI KHAC TRON ĐI NƯỚC NGOÀI HOẶC O LAI NƯỚC NGOÀI TRÁI PHÉP 2-2 s+vzxevzxerxeerxees

Một số van đề lý luận về tội tổ chức, môi giới cho người kháctron đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép

Khái 116m - - - - G2 11212231111 2230 11 123 1 1g 1 ng vn re

Quy định của pháp luật về Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép

trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa déi, bo sung năm 2017)

Các yêu tô cầu thành tội phạm 2- 5552 ©522522££+£++£xcrxcrsezHirh phat 0 +

Phân biệt Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước

ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép với một số Tội xâm phạm

trật tự quan lý hành chính khác trong Bộ luật Hình sự năm 2015

Lịch sử lập pháp về tội tổ chức, môi giới cho người kháctron đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép

Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước

pháp điển hoá lần thứ nhất - Bộ luật Hình sự năm 1985

Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985 đến nay

Kết luận Chương I - 2-2-5 SE2EE2EE2EE2EEEE1271E71711211211211 2111 EEtxe.

Trang 6

Chương 2: THỰC TIẾN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

HÌNH SỰ, ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN VÀ NHỮNG GIẢI

PHAP NANG CAO HIỆU QUA ÁP DỤNG PHAP LUAT VE

TOI TO CHỨC, MOI GIỚI CHO NGƯỜI KHAC TRON DI

NƯỚC NGOÀI HOẶC O LAI NƯỚC NGOÀI TRÁI PHÉP

TẠI TINH HÀ GIANG 5-5-5 SE+EScEeEEEEEEEEEEEerkerkereee

Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và cơ cấu, tổ

chức bộ máy xét xử tại tỉnh Ha Giang . -cc<c <<Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội -

Cơ cấu, tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của bộ máy xét xử tại

tỉnh Hà Giang - - c1 TH HH ngưThực tiễn áp dụng pháp luật và xét xử các vụ án tội tổ chức,

môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước

ngoài trái phép tại tỉnh Hà Giang - - 5S csssssereeees

Khái quát về tình hình tội phạm Tổ chức, môi giới cho người

khác trôn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép tại tỉnh

Những kết quả đã đạt được trong xét xử và thực tiễn áp dụngpháp luật đối với các vụ án về tội tổ chức, môi giới cho người

khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép tại

timh Ha Giang oo Những tôn tai, hạn chế và nguyên nhân trong thực tiễn áp dung

pháp luật hình sự về tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi

nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép tại tinh Hà Giang Định hướng tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự và những

giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về tội tổ

chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại

nước ngoài trái phép - - c Sc 2S 2132 svsersrrrrssrrsree

Trang 7

2.3.1 Sự cần thiết của việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình

sự năm 2015 về tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi

nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép - «+ «+ 75

2.3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật 55-55 +5<<++s+ 76

2.3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về

tội tô chức, môi giới cho người khác tron đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép - - s11 vn ng ngư 78

Kết luận Chương 2 -¿- 2 2S 2E22EE2E12E11211717171121121111 1111 cxe 84

KẾT LUAN - 2 S1 S1 E1 E2EEE1EE1211211 211121111211 21111111 1.11 11x re 85DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAO w ccccccsscsssessssssesssessesssecsseesecsseens 87

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT

Trang 9

DANH MỤC CÁC BANG, BIEU DO

Bang 2.1 Tổng số vụ án, tổng số bị cáo được đưa ra xét xử theo

Điều 349 BLHS trên tổng số vụ án, tổng số bị cáo vàtrong mối tương quan với các tội xâm phạm trật tựquản lý hành chính từ năm 2017 đến năm 2022 tại tỉnh

Bảng 2.2 Thống kê số vụ án và số bị cáo đã thụ lý, giải quyết

phạm tội theo Điều 349 BLHS từ năm 2017 đến năm

Bảng 2.3 Thống kê số bị cáo và số vụ án phạm tội theo Điều 349

BLHS so với nhóm tội xâm phạm trật tự quan ly hành

chính từ năm 2017 đến năm 2022 tại tỉnh Hà Giang 49

Bảng 2.4 Đặc điểm nhân thân đối với các bị cáo phạm tội tổ

chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc

ở lại nước ngoài trái phép từ năm 2017 đến năm 2022

Bang 2.5 Thống kê những hình phat được áp dụng đối với các bi

cáo phạm tội t6 chức, môi giới cho người khác trốn đi

nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép từ năm

2017 đến năm 2022 tại tỉnh Hà Giang 55

Biểu đồ 2.1 Biểu đồ phân tích biến động theo năm về những hình

phạt được áp dụng đối với các bị cáo phạm tội tô chức,

môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lạinước ngoai trái phép từ năm 2017 đến năm 2022 tại

Trang 10

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tàiĐất nước Việt Nam đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá -

hiện đại hoá, cùng đã chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng

và đưa lại những thành tựu về kinh tế, xã hội to lớn Đời sống của đại bộ phận nhân dân đã thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, từ nông thôn đến thành thị đã

mang lại một diện mạo mới, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội được cải thiện

đáng ké Song, về tổng thé vẫn còn tồn tại rất nhiều khó khăn về mọi mặt

trong đời sống nhân dân, nhất là ở khu vực nông thôn và miền núi Nguyênnhân của những tồn tại này là mặt trái của nền kinh tế thị trường đã gây ra

những hệ quả tiêu cực đến đời sống xã hội, nhất là tình hình tội phạm diễn ra ngày càng phức tạp, có xu hướng gia tăng, gây tác động tiêu cực nhiều mặt

đối với xã hội Thực trạng đó cũng là mặt trái của cải cách mở cửa, khi màphát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã đem lại

nhiều thành quả cho đất nước nhưng cũng là một trong những nguyên nhân và

điều kiện làm gia tăng nhiều loại tội phạm va vi phạm pháp luật Một vấn đềnữa đặt ra là mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản luật hướng tới hoànthiện hệ thong pháp luật nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý hành chính xã hội,phòng ngừa, răn đe tội phạm, nhưng thực tế tội phạm vẫn gia tăng

Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới bắc của Tổ quốc, phía Đônggiáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáptỉnh Tuyên Quang, phía Bắc giáp với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây củanước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, với đường biên giới quốc gia dài277,556km Tỉnh Hà Giang có 11 huyện, 01 thành phố với 195 xã, phường,thị tran; trong đó có đến 34 xã, thị tran của 07 huyện giáp biên giới; dân cư

chủ yếu là người dân tộc thiểu số, điều kiện về địa lý phức tạp và khí hậu

Trang 11

khắc nghiệt, thiếu đất canh tác và nước sinh hoạt, giao thông đi lại khó khăn.Với vị trí địa lý như trên, các đối tượng hai bên biên giới đã cấu kết hìnhthành các ô nhóm, đường dây hoạt động phạm tội, là điều kiện thuận lợi chonhiều loại tội phạm hoạt động, nhất là tội phạm tô chức, môi giới cho người

khác trốn đi nước ngoai hoặc ở lại nước ngoài trái phép Tội phạm này không

chỉ xâm phạm đến trật tự quản lí hành chính của Nhà nước mà còn xâm phạm

trực tiếp đến tài sản của nhân dân, gây ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội trong và ngoài nước, đến chủ trương, chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế của

Đảng và Nhà nước ta.

Các quy định của pháp luật cũng chưa bao quát được hết những hành viphạm tội của loại tội phạm nay dẫn đến công tác phát hiện, điều tra, truy tố,xét xử tội phạm này trên thực tế còn phát sinh nhiều vướng mắc, bat cập Bộluật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 được ban hành đã hoànthiện hơn khung pháp lý quan trọng cho việc xử lý người phạm tội tô chức,môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép,

giúp cho việc áp dụng pháp luật trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử đối

với loại tội phạm này được thống nhất trên phạm vi cả nước nói chung và tỉnh

Hà Giang nói riêng Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng ké từ khi Bộ luật Hình

sự năm 2015, sửa đôi, bố sung năm 2017 có hiệu lực, các quy định của Bộluật Hình sự về tội tổ chức, môi giới cho người khác trén đi nước ngoài hoặc

ở lại nước ngoài trái phép cũng còn có những vấn đề vướng mắc, bất cập dẫn

đến việc định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội phạm này còn gặp

những khó khăn.

Bởi những đặc thù riêng về vị trí địa lý của địa phương, loại hình tội

phạm tô chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nướcngoài trái phép trên địa ban tỉnh Hà Giang có nhiều điểm khác biệt so với cácđịa phương trong cả nước Hà Giang là tỉnh có đường biên giới dài với Trung

Trang 12

Quốc, nên đây là địa bàn thuận lợi đối với các loại tội phạm xâm phạm trậtquản lý hành chính về xuất nhập cảnh, trong đó có tội "Tổ chức, môi giới chongười khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép", do đó mà số

vụ án liên quan đến xuất nhập cảnh trái phép nói chung và tội "Tổ chức, môigiới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép" xảy

ra trên địa bàn tỉnh Hà Giang sẽ nhiều hơn so với các địa phương khác, đa

dạng về hành vi, về phương pháp, thủ đoạn, về cách thức thực hiện và có

những đặc thù riêng so với các địa phương khác.

Mặc dù Bộ luật Hình sự đã có nhiều sửa đối, bố sung đối với quy định

về tội này nhưng qua thực tiễn công tác xét xử của tỉnh Hà Giang, học viênthấy rằng các quy định của pháp luật vẫn còn một số bất cập, dẫn đến khókhăn cho công tác áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án đối

với loại tội phạm này Là một cán bộ công tác và sinh sống trên địa bàn tỉnh

Hà Giang, học viên cho răng cần phải có nghiên cứu chuyên sâu các quy định

của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội tổ chức, môi giới cho người

khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép Đây là vấn đề cấp

thiết, có hiệu quả trong công tác xét xử tại tỉnh Hà Giang.

Chính vì vậy, nhiệm vụ nghiên cứu dé tài "Tội tổ chức, môi giới chongười khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép theo luật hình

sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Hà Giang)", để từ đó đề rađược những giải pháp nhằm hoan thiện pháp luật hình sự đối với tội "Tội tô

chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép", góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác áp dụng pháp luật

trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang nói riêng và của

hệ thống Tòa án nói chung được đặt ra vô cùng cấp thiết và có ý nghĩa thực

tiễn vô cùng to lớn.

Với những lý do nêu trên, học viên quyết định chọn đề tài "Tội tổ chức,

Trang 13

môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép

theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Hà Giang)"

làm luận văn thạc sĩ luật học chuyên ngành Luật Hình sự và Tó tụng Hình sự.

2 Tình hình và nhiệm vụ nghiên cứu

Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lạinước ngoài trái phép đã có một số công trình nghiên cứu liên quan sau đây:

* Sách chuyên khảo, sách tham khảo

- GS.TS Nguyễn Ngọc Hoà (chủ biên - 2018), Binh luận khoa học Bộ

luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bồ sung năm 2017), phần các tội phạm Quyền 2, NXB Tư pháp;

PGS.TS Cao Thị Oanh (2013), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam

-Phan các tội phạm (dùng trong các Trường Đại học chuyên ngành Luật, An

ninh, Công an), NXB Giáo dục Việt Nam;

- Ths Đỗ Văn Nghiêm (chủ biên - 2021), Binh luận khoa hoc Bộ luật

Hình sự (sửa đối, bồ sung năm 2017), Trích dẫn các văn bản hướng dẫn áp

dụng, NXB Khoa học xã hội;

- TS Lê Đăng Doanh - PGS.TS Cao Thị Oanh (chủ biên - 2017), Hệthống pháp luật hình sự Việt Nam - Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm

2015 (sửa đổi, bồ sung năm 2017) - Tập 1, Nhà xuất bản Hồng Đức;

- TS Trần Văn Biên-TS Đinh Thế Hưng (đồng chủ biên - 2017), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bồ sung năm 2017), NXB Thé g101;

- TS Nguyễn Kim Chi - TS Đỗ Đức Hồng Hà (2018), Trách nhiệm hình sự đối với các Tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính (theo Bộ luật

Hình sự năm 2015, sửa đổi bồ sung năm 2017) - Sách chuyên khảo, NXB

Công an nhân dân;

- TSKH.GS Lê Văn Cảm (2019), Những van dé cơ bản trong khoa học

luật hình sự - Phan chung (Giáo trình sau Đại hoc), NXB Đại học Quốc gia

Hà Nội.

Trang 14

* Cấp độ các bài viết, luận văn, luận án nghiên cứu

- "Bàn về xử lý hành vi tổ chức cho người khác tron di nước ngoài và

xuất cảnh trái phép", Tạp chí Kiểm sát nhân dân, số 18, tr 34-37 (tháng

9/2019) của tác giả Lê Văn Đại.

- Hoang Long (2019), Tội t6 chức, môi giới cho người khác tron dinước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép trong Bộ luật Hình sự 2015, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội;

- Huỳnh Văn Tan Đông (2014), Phòng ngừa tội phạm tổ chức cho

người khác tron di nước ngoài trên dia ban tinh Đồng Nai, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.

- Nguyễn Kim Chi (2016), Trach nhiệm hình sự đối với các tội xâm

phạm trật tự quản ly hành chính, Luận an tiễn sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại

học Quốc gia Hà Nội

Qua thực tiễn nghiên cứu tại một sỐ công trình nghiên cứu đã kế trên có

thé thay rang tội Tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở

lại nước ngoài trái phép được sự quan tâm nghiên cứu với hình thức nghiên

cứu, phương pháp nghiên cứu khác nhau với nhiều góc độ Những công trình

nghiên cứu ké trên là nguồn tài liệu thiết thực cho tác giả thực hiện luận vănnày Tuy nhiên, những nghiên cứu ở cấp độ sách chuyên khảo, sách tham khảotrên mới chỉ mang tính khái quát, nghiên cứu chung, chưa nghiên cứu chuyên

sâu, chỉ nghiên cứu về mặt lý luận, nghiên cứu các quy định của luật thực định đối với tội phạm này mà không gan với nghiên cứu thực tiễn công tác xét xử

nói chung cũng như thực tiễn công tác xét xử tại một địa phương cụ thé

Đối với những nghiên cứu ở cấp độ bai viết, luận văn, luận án: Cáccông trình này nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau cả về lý luận và thực

tiễn, tuy nhiên đa số không gắn với một địa phương nào cụ thé nên không có tính đặc thù; hoặc chỉ nghiên cứu một khía cạnh liên quan đến tội phạm này

zy 1

như: "việc xử lý", "việc phòng ngừa",

Trang 15

Thực tiễn nghiên cứu, chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên

sâu về loại tội phạm này gắn với thực tiễn xét xử tại tỉnh Hà Giang là một địabàn có điều kiện tự nhiên - xã hội thuận lợi cho loại tội phạm này phát sinhhơn so với các địa phương khác Do đó, việc nghiên cứu đề tài về loại tộiphạm này là một đề tài mới, hiện nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên

sâu nào nghiên cứu về van đề này Việc nghiên cứu đề tài sẽ nhận diện, đánh giá tương đối toàn điện về tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước

ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép với những đặc thù ở tỉnh Hà Giang dé từ

đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật, góp phần phòng,chống tội phạm này trong thời gian tới

Quá trình thực hiện đề tài, tác giả tiếp thu, kế thừa, khai thác kết quảcủa các công trình nói trên để xem xét, phân tích, tìm kiếm các giải phápnhằm nghiên cứu và làm rõ hơn về những van dé lý luận và thực tiễn áp dụng

các quy định về tội tô chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc

ở lại nước ngoài trái phép qua thực tiễn xét xử tại tỉnh Hà Giang Như vậy, có

thê thấy rằng luận văn này có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1 Mục đích nghiên cứuMục đích của đề tài là nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệuquả áp dụng pháp luật đối với tội Tổ chức, môi giới cho người khác trốn đinước ngoài và thực tiễn xét xử tại tỉnh Hà Giang về loại tội phạm này, dé từ

đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị góp phần bổ sung, hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong thực tiễn xét xử đối với loại tội phạm

này trong công tác xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang nói riêng cũng

như công tác xét xử của toàn hệ thống Tòa án nhân dân nói chung.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn được khái quát cụ thê như sau:

Trang 16

- Phân tích các vấn đề lý luận, các quan điểm khoa học có liên quan đếntội t6 chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoàitrái phép như khái niệm, dấu hiệu pháp lý của tội tổ chức, môi giới cho ngườikhác trốn di nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, khái quát sự pháttriển của tội phạm nảy trong lịch sử pháp luật hình sự của nước ta giai đoạn từsau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay dé rút ra nhận xét, đánh giá.

- Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định về tội tổ chức, môigiới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép trên cơ

sở xét xử tại tỉnh Hà Giang, phát hiện những khó khăn, vướng mắc và thiếusót trong quá trình áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng

- Đề xuất những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện các quy định về tội tôchức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái

phép theo luật hình sự Việt Nam hiện hành và nâng cao chất lượng hoạt động

xét xử đối với tội phạm này trong công tác xét xử của Toà án nhân dân tỉnh

Hà Giang nói riêng cũng như công tác xét xử của toàn hệ thống Tòa án nhân

dân nói chung.

4 Đối tượng và phạm vi và thời gian nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu của luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lýluận và quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội tổ chức, môi giới cho

người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước trái phép trên cơ sở thực tiễn xét

xử tại tỉnh Hà Giang.

4.2 Phạm vi nghiên cứu của luận van

Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng quy

định của pháp luật xét xử tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước

ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép theo luật hình sự Việt Nam, đánh giáthực tiễn xét xử tại tỉnh Hà Giang (giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2022), chỉ

Trang 17

ra những tôn tai, hạn chế và một số nguyên nhân cơ bản, từ đó đề xuất nhữngkiến giải lập pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xét xử loại tội phạm nàytrên địa ban tỉnh Ha Giang.

5 Cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận

Việc nghiên cứu được tiễn hành dựa trên cơ sở lý luận là những vấn đề

khoa học nền tảng về Phần các tội phạm nói chung của Bộ luật Hình sự, cũng như các luận điểm cơ bản về cấu thành tội phạm được nghiên cứu trong luận

văn này dựa vào những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu,sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp chí có liên quan

5.3 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp:Tổng hợp, phân tích, so sánh, logic, thống kê nhằm làm sáng tỏ về mặt lý luận

và thực tiễn về việc áp dụng các quy định của pháp luật về Tội tô chức, môigiới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép theo

luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Hà Giang

6 Những đóng gop mới của dé tài 6.1 Ý nghĩa lý luận

Luận văn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo về mặt lý luận cho việcnghiên cứu về tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ởlại nước ngoài trái phép trong theo pháp luật hình sự Việt Nam Ngoài ra, luận

Trang 18

văn còn là cơ sở dé đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự ViệtNam đối với loại tội phạm này, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tácxét xử tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoàitrái phép trên địa ban tỉnh Ha Giang.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn Luận văn góp phần đóng góp phương án xây dựng pháp luật, là tài liệu

tham khảo trong hoạt động tố tụng, giảng dạy và nghiên cứu khoa học nhằm

áp dụng có hiệu quả trong quá trình giải quyết vụ án về tội tổ chức, môi giới

cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép nói riêng

và nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật hình sự nói chung

7 Bố cục của luận văn

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội

dung của luận văn gồm 02 chương:

Chương 1: Một sô van đề lý luận và những quy định của pháp luật về tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài

trái phép.

Chương 2: Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự, định

hướng hoàn thiện và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật vềtội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoaitrái phép tai tỉnh Hà Giang.

Trang 19

Chương 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH

CUA PHÁP LUẬT VE TOI TO CHỨC, MOI GIỚI CHO NGƯỜI KHAC TRON ĐI NƯỚC NGOÀI HOẶC

Ở LẠI NƯỚC NGOÀI TRÁI PHÉP

1.1 Một số van đề lý luận về tội tổ chức, môi giới cho người kháctrén đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép

1.1.1 Khái niệm

Nghiên cứu để định nghĩa được khái niệm của tội "Tổ chức cho ngườikhác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép", trước hết chúng tacần hiểu "Tội phạm là gì?"

Theo TSKH.GS Lê Cảm: "Tội phạm là một hiện tượng xã hội - pháp lý

gắn liền với sự ra đời của nhà nước và pháp luật, cũng như với sự xuất hiện của

sở hữu tư nhân và sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng" [2, tr 290].

Đề bảo vệ đặc quyền của mình, Nhà nước sẽ quy định những hành vi nguy hiểm nào bi coi là tội phạm va áp dụng TNHS đối với chủ thé thực hiện hành

vi đó Điều 8 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bố sung năm 2017) quy định tộiphạm như sau:

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luậthình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thươngmại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyên, thống

nhất, toàn vẹn lãnh thô Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế,

nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp

pháp của tô chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của

công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự [15].

10

Trang 20

Với khái niệm này, tội phạm được các nhà làm luật đưa ra có bốn đặc

điểm (dấu hiệu) cơ bản: Là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng

lực TNHS thực hiện, có lỗi và trái với pháp luật hình sự.

Khi nghiên cứu về khái niệm tội phạm, theo TSKH.GS Lê Cảm:

Khái niệm tội phạm phải bao hàm đầy đủ năm đặc điểm (dấu hiệu)trên cả ba bình diện khách quan, pháp lý và chủ quan Bình diệnkhách quan (nội dung) - tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội

(1); Bình diện pháp lý (hình thức) - tội phạm là hành vi trái pháp

luật (2); Bình diện chủ quan - tội phạm là hành vi do người có

năng lực TNHS (3) va đủ tuổi chịu TNHS (4) thực hiện một cách

có lỗi (5) [2, tr.298-308]

Ở Việt Nam hiện nay, khái niệm "Tổ chức, môi giới cho người kháctrốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép" vẫn là một thuật ngữ phứctạp và trong hệ thống pháp luật vẫn chưa có một khái niệm hay văn bản nào

hướng dẫn về thuật ngữ nay Trong các văn bản quy phạm pháp luật về luật

hình sự của nước ta từ trước đến nay và BLHS đều không có điều khoản quy

định khái niệm về hành vi tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở

lại nước ngoài trái phép.

Cũng trên co sở khái niệm về tội phạm nói chung, trong cuốn "Héthống pháp luật hình sự Việt Nam - Bình luận khoa học Bộ luật Hinh sự năm

2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) - Tập 1" của TS Lê Đăng Doanh - PGS.TS.

Cao Thị Oanh đã đưa ra khái niệm:

Điều luật quy định hai tội: Tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép và Tội môi giới cho người khác trốn đi

nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép [4, tr 745].

- Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép là chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại

nước ngoài mà không được phép cua cơ quan có thâm quyên.

11

Trang 21

- Môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép là hành vi dẫndat, làm trung gian nhằm giúp người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nướcngoài mà không được phép của cơ quan có thâm quyền [4, tr 745].

Mặc dù không có định nghĩa pháp lý chính thức về hành vi "Tổ chức

cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép" nhưng

trong thực tiễn công tác điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này, đánh giátính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, căn cứ vào các quy định

pháp luật hiện hành, tác giả đưa ra khái niệm như sau:

"Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lạinước ngoài trái phép là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trongBLHS, do người có năng lực TNHS thực hiện một cách cô ý nhằm mục đíchđưa người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép mà không

được phép của cơ quan có thâm quyền, trực tiếp xâm phạm trật tự quản lý

hành chính trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quyền tự do cư trú của côngdân và phải chịu hình phat theo quy định của BLHS; trong đó tô chức cho

người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài là chủ mưu, cầm đầu, chỉ

huy người khác trốn di nước ngoài hoặc ở lai nước ngoài mà không đượcphép của cơ quan có thâm quyền; môi giới cho người khác trốn đi nước ngoàihoặc ở lại nước ngoai trái phép là hành vi dẫn dắt, làm trung gian nhằm giúpngười khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép mà không được

phép của cơ quan có thầm quyền".

1.1.2 Đặc điểm

Từ khái niệm nêu trên, ta có thể chỉ ra một số đặc điểm cơ bản của tội

Tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài

trái phép, đó là:

Một là, tội Tô chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ởlại nước ngoài trái phép là tội ghép, quy định bốn hành vi độc lập với nhau

12

Trang 22

(hành vi tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài, hành vi môi giới chongười khác trốn di nước ngoài, hành vi t6 chức cho người khác ở lại nướcngoài, hành vi môi giới cho người khác ở lại nước ngoài) Đối với tội danhđược quy định tại Điều 349 BLHS được hiểu là nhiều tội được quy định trong

một điều luật, đây là các tội phạm độc lập khác nhau, có cau thành tội phạm khác nhau nhưng được quy định trong một điều luật.

Hai là, về đặc điểm tội này là tội có cau thành hình thức (cấu thành tội phạm có một dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội,

dấu hiệu hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm).Đối với tội này, chỉ riêng hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thể hiện được đầy

đủ tính nguy hiểm của tội phạm hoặc hậu quả nguy hiểm cho xã hội là hậuquả khó xác định Việc quy định tội phạm có cầu thành hình thức thể hiện

quan điểm của Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng chống đối với loại

tội phạm này, thê hiện sự nghiêm khắc của Nhà nước trong việc xử lý loại tộiphạm này (chỉ cần có hành vi xâm phạm, không cần phải có hậu quả xảy ra là

đã có thê bị xử lý hình sự).

Ba là, khách thé mà tội Tô chức, môi giới cho người khác trốn đi nước

ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép xâm phạm đến các quy định Nhà nước

về quản lý dân cư, quản lý hoạt động xuất cảnh cư trú của công dân Tội phạmnày được quy định nhằm đấu tranh phòng và chống các hành vi tổ chức, môigiới người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép

Khách thé loại của tội Tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép là những quy định của Nhà nước nhằm

bảo đảm trật tự quản lý hành chính, tội phạm này thuộc Chương XXII là chương các tội xâm phạm quản lý hành chính.

Khách thé trực tiếp của tội Tổ chức, môi giới cho người khác trén đi

nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép trực tiêp xâm hại đên các quy định

13

Trang 23

Nhà nước về quản lý dân cư, quản lý hoạt động xuất nhập cảnh, đây là những quy định nhằm bảo đảm trật tự quản lý hành chính trong lĩnh vực quản lý dân

cư, quản lý hoạt động xuất nhập cảnh.

Bốn là, về chủ thé của tội Tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi

nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép do người có đủ năng lực TNHS,

đủ tuổi chịu TNHS và được thực hiện một cách có lỗi cố ý, nhăm mục đích đưa người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép mà không được phép của co quan có thâm quyền Như vậy, về chủ thé của tội nay chi có

thé là cá nhân, không có chủ thé là pháp nhân thương mại Đây là chủ thébình thường.

Năm là, đối với tội Tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nướcngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép người phạm tội nhận thức rõ hành vicủa mình là nguy hiểm cho xã hội và mong muốn thực hiện hành vi đó Vì

vay, CÓ thể khẳng định người thực hiện hành vi phạm tội tổ chức cho người

khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép có lỗi cố ý trực tiếp

Sáu là, xác định mục đích của người thực hiện hành vi phạm tội Tổ

chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định tội danh Đối với loại tội này

thì mục đích của người phạm tội là vì tính chất cá nhân, nhưng nếu có mụcđích chống chính quyền nhân dân thì người thực hiện hành vi phạm tội sẽ

phạm tội trén đi nước ngoài hoặc trén ở lại nước ngoải nhằm chống chính

quyền nhân dân (Điều 121 BLHS) Mục đích là yếu tố quan trọng để xácđịnh người thực hiện hành vi phạm Tội tô chức, môi giới cho người khác

trồn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép (Điều 349 BLHS) hay Tội trồn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 121 BLHS).

14

Trang 24

1.2 Quy định của pháp luật về Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép trong Bộ luật

Hình sự năm 2015 (sửa đỗi, bỗ sung năm 2017)

1.2.1 Các yếu tổ cấu thành tội phạmCấu thành tội phạm là tông thê các dau hiệu pháp lý đặc trưng của tội

phạm cụ thể được quy định trong BLHS, là cơ sở, những điều kiện cần thiết

để xem xét một hành vi nào đó của chủ thể đã thực hiện có phải là tội phạm

hay không phải tội phạm Cấu thành tội phạm phải có đầy đủ 04 yếu tố: kháchthể của tội phạm, chủ thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, mặtchủ quan của tội phạm [3].

1.2.1.1 Khách thể của tội phạmKhoa học luật hình sự Việt Nam phân biệt ba loại khách thể của tộiphạm, đó là: Khách thể chung của tội phạm, khách thể loại của tội phạm vàkhách thể trực tiếp của tội phạm Các khái niệm này đều chỉ các quan hệ xã

hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại nhưng ở mức độ bao

quát khác nhau [28, tr 102-107].

Đối với tội tổ chức, môi giới cho người khác trén đi nước ngoài hoặc ởlại nước ngoài trái phép, khách thể là trực tiếp xâm phạm đến các quy định Nhànước về quản lý dân cư, quản lý hoạt động xuất cảnh, cư trú của công dân Tộiphạm nay được quy định nhằm đấu tranh phòng và chống các hành vi tổ chức,môi giới người khác trỗn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép

Khách thé loại của tội Tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép là những quy định của Nhà nước nhằm

bao đảm trật tự quản lý hành chính, tội phạm này thuộc Chương XXII là chương các tội xâm phạm quản lý hành chính.

Khách thé trực tiếp của tội Tổ chức, môi giới cho người khác trốn đinước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép trực tiép xâm hại đên các quy định

15

Trang 25

Nhà nước về quản lý dân cư, quản lý hoạt động xuất nhập cảnh, đây là nhữngquy định nhằm bảo đảm trật tự quản lý hành chính trong lĩnh vực quản lý dân

cư, quản lý hoạt động xuất nhập cảnh

1.2.1.2 Mặt khách quan của tội phạmMặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của tội

phạm Biểu hiện cơ bản của mặt khách quan là hành vi khách quan có tính gây thiệt hại cho xã hội mà thường được gọi là hành vi khách quan Biểu hiện

thứ hai của mặt khách quan là hau quả thiệt hai (do hành vi khách quan gâyra) mà thường được gọi là hậu quả của tội phạm Ngoài hai biểu hiện này, còn

có các biểu hiện khác của mặt khách quan là công cụ, phương tiện được sửdụng, thời gian, địa điểm mà hành vi khách quan xảy ra, Tội phạm cụ thểnao cũng đều có những biểu hiện khách quan được thé hiện ra bên ngoài.Không có những biểu hiện ra bên ngoài đó thì không có những yếu tố kháccua tội phạm và do vậy cùng không có tội phạm [28, tr 82-83, 116].

Hành vi khách quan của tội tổ chức, môi giới cho người khác trỗn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép bao gồm: hành vi tô chức, hành vi

môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài

* Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài: Là hành vi chủ mưu, camđầu, chỉ huy mọi hoạt động nhăm đưa người khác trén ra khỏi lãnh thé ViệtNam Hành vi tô chức có thé được biểu hiện cụ thé bằng nhiều hình thức như:khởi xướng, đưa ra kế hoạch thực hiện việc trốn đi nước ngoài hoặc ở lại

nước ngoai, cũng như kế hoạch che giấu việc trốn đi nước ngoài; rủ rê, lôi kéo

người khác cùng thực hiện hành vi trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài;phân công nhiệm vụ cho đồng phạm dé thống nhất cùng thực hiện việc trén đinước ngoài; điều khiển hành động của những người đồng phạm; đôn đốc, thúcđây người đồng phạm khác thực hiện việc tron đi ngoài hoặc ở lại nước ngoài;thu gom tiền vàng để mua sắm phương tiện, vật tư, lương thực, thực phẩm

16

Trang 26

hoặc các giấy tờ cần thiết cho việc trốn ra nước ngoài hoặc cho việc ở lạinước ngoài; t6 chức cho người khác ở lại nước ngoài là việc chủ mưu, camdau, chỉ huy mọi hoạt động nhằm giữ người đã hết hạn ở nước ngoài khôngtrở lại Việt Nam.

Trong đó, người được tổ chức trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài

trái phép có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không

quốc tịch Các đối tượng phải trốn di nước ngoài là các đối tượng bị cắm xuất

cảnh (đang bị truy nã, ), đang bị tạm hoãn xuất cảnh (đang nợ thuế), không

thuộc diện được xuất cảnh (theo diện du lịch, thăm thân, du học ), không có

đủ điều kiện dé xuất cảnh (không có đủ giấy tờ có giá trị pháp lý cần thiết, ).Thủ đoạn tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoàitrái phép rất đa dạng, thông thường dưới dạng du lịch, xuất khâu lao động,

thăm thân, hôn thé, hoặc tổ chức vượt biên Thông thường, chủ thể tô chức cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép phải lên kế hoạch, sắp xếp, chuẩn bị các giấy tờ băng cách làm giả, sửa chữa hộ chiếu, làm giả hợp déng, cần thiết cho việc trốn đi hoặc ở lại trái phép.

Hành vi tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài, được biểu hiện cụ

thé bằng nhiều hình thức như: Khởi xướng việc trốn đi nước ngoài; vạch kếhoạch thực hiện việc trỗn đi nước ngoài, cũng như kế hoạch che giấu việc tron

đi nước ngoài; rủ rê, lôi kéo người khác cùng thực hiện việc trén đi nước

ngoài; phân công trách nhiệm cho những người đồng phạm khác dé thống

nhất thực hiện việc trốn đi nước ngoài; điều khiển hành động của những người đồng phạm; đôn đốc, thúc đây người đồng phạm khác thực hiện việc

trốn đi nước ngoài

- Khi xác định hành vi tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài, cầnphải chú ý:

+ Nêu tô chức cho người trong gia đình như cha, mẹ, vợ, chông, con,

17

Trang 27

anh, chị, em ruột cùng đi với mình thì không coi là hành vi tổ chức ngườikhác trốn đi nước ngoài mà chỉ coi hành vi đó là hành vi xuất cảnh trái phép.Những người không cùng trong một gia đình, mà rủ nhau cùng nhau trốn đinước ngoài thì chỉ coi hành vi đó là hành vi xuất cảnh trái phép.

+ Nếu tổ chức người khác trốn đi nước ngoài để trục lợi (lay tién, vàng ) và cùng với ho trốn đi nước ngoài, thì người có hành vi tô chức bị truy cứu trách nhiệm hình sự về cả hai tội: "tổ chức người khác trén đi nước ngoài" và tội "xuất cảnh trái phép".

+ Nếu người tô chức không cùng đi thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình

sự về tội: "Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài"

+ Những người có chức vụ, quyền hạn như: cán bộ, chiến sĩ Công an,

Bộ đội biên phòng, mà nhận hối lộ dé làm ngơ cho người khác trốn đi nước

ngoài thì chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ Nhưng nếu nhận hối lộ và còn cung cấp phương tiện, canh gác, bao đảm cho người khác trốn đi

nước ngoài trót lọt thì ngoài tội nhận hối lộ, họ còn bị truy cứu về tội "tổ chứcngười khác trốn đi nước ngoải"

* Tổ chức cho người khác ở lại nước ngoài: Tổ chức cho người khác ở

lại nước ngoài là chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy mọi hoạt động nhằm giữ người

đã hết hạn ở nước ngoài không trở lại Việt Nam Cũng như đối với hành vi "tô

1

chức cho người khác trốn đi nước ngoài", "tổ chức cho người khác ở lại nước

ngoài" có thé cho một vai người, nhưng cũng có thé cho nhiều người ở lạinước ngoai trái phép.

Hành vi tô chức cho người khác ở lại nước ngoài được biểu hiện cụ thé

băng nhiều hình thức như: khởi xướng việc ở lại nước ngoài; vạch kế hoạchthực hiện việc ở lại nước ngoài, cũng như kế hoạch che giấu việc ở lại nướcngoài; rủ rê, lôi kéo người khác cùng thực hiện việc ở lại nước ngoài; phâncông trách nhiệm cho những người đồng phạm khác để thống nhất thực hiện

18

Trang 28

việc ở lại nước ngoài; điều khiển hành động của những người đồng phạm; đônđốc, thúc day người đồng phạm khác thực hiện việc trốn đi nước ngoài hoặc ởlại nước ngoài.

- Khi xác định hành vi tổ chức cho người khác ở lại nước ngoài, cầnchú ý:

+ Nếu người Việt Nam ở nước ngoài hết hạn mà không về nước lại tổ

chức cho người khác ở lại nước ngoài trái phép thì bị truy cứu trách nhiệmhình sự về hai tội: "Tội tổ chức cho người khác ở lại nước ngoài trái phép" và

"Tội ở lại nước ngoài trái phép”.

+ Nếu người Việt Nam ở Việt Nam tô chức cho người khác ở lại nước

ngoài trái phép thì cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "Tội tổ chức chongười khác ở lại nước ngoài trái phép".

+ Người nước ngoài tổ chức cho người Việt Nam ở lại nước ngoài trái

phép mà hành vi này không được quy định trong các điều ước quốc tế hoặc cóghi nhưng Việt Nam không ký kết hoặc không tham gia thì người nước ngoài

không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "Tội tổ chức cho người khác ở lại

nước ngoài trái phép”, (người khác ở đây là chỉ người Việt Nam).

* Môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài tráiphép: Là hành vi trung gian, là cầu nối giữa người muốn trốn đi nước ngoài,muốn trốn ở lại nước ngoài VỚI người tô chức thực hiện việc trốn đi nướcngoài, trốn ở lại nước ngoài trái phép

Hành vi môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nướcngoài được thé hiện ở việc tìm kiếm khách hang và tiễn hành một số hoạt

động hỗ trợ giúp cho người có nhu cầu trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài tiếp xúc với người tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại

nước ngoài nhằm giúp họ trốn ra khỏi lãnh thé Việt Nam hoặc ở lại lãnh thénước ngoài mà không được phép của cơ quan có thâm quyên.

19

Trang 29

Mặt khách quan của tội môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc

ở lại nước ngoài trái phép: Là hành vi dẫn dắt, làm trung gian giữa người muốntrốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép với người có kha năng tổchức người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép nhằm giúp

họ trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép [4, tr 745-746]

Đối với hành vi tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài

nhưng chưa đưa được qua biên giới, thì tùy từng vụ việc cụ thể để đánh giá,

phân loại, xử lý theo đúng quy định của pháp luật Trường hợp chưa đưa được

qua biên giới mà bị phát hiện, bắt giữ, nhưng người phạm tội đã thực hiệnhành vi khách quan trong cau thành tội phạm, thì vẫn phải chịu trách nhiệmhình sự trong trường hợp phạm tội chưa dat.

Theo quy định của công văn 1557/VKSTC-VI của Viện Kiểm sát Tối

cao về việc hướng dẫn nghiệp vụ áp dụng các điều 347, 348 và 349 Bộ luật

Hình sự [33], hành vi tổ chức, môi giới cho người khác trén đi nước ngoài

quy định tại Điều 349 Bộ luật Hình sự là tổ chức, môi giới cho người khác ra

khỏi lãnh thé Việt Nam với mục đích dé người đó trốn ra nước ngoài hoặc ởlại nước ngoài trái phép Tổng kết thực tiễn cho thấy, người trốn đi nướcngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép chủ yếu nhằm trốn tránh pháp luật ViệtNam (trốn truy nã, trốn nợ, ) hoặc dé lao động, cư trú trái phép ở nước

ngoài ; người phạm tội thường thực hiện một chuỗi hành vi, như: thỏa thuận

với khách (chi phí, thời gian, địa điểm đi, đến, phương tiện, thủ đoạn trén, )

Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép có cấu thành hình thức nên tội phạm được coi là hoàn

thành kể từ thời điểm người phạm tội thực hiện một trong các hành vi nêu

trên Hậu quả của tội phạm không phải dấu hiệu bắt buộc cấu thanh tội phạm

mà chỉ có ý nghĩa trong việc định khung hình phạt trong cau thành tội phạmtăng nặng hoặc được xem là tình tiết tăng nặng TNHS khi quyết định hình

20

Trang 30

phạt Do đó, trong quá trình xét xử, Thâm phán cần phải xác định được ý chícủa người phạm tội đối với hậu quả đó để làm căn cứ quyết định hình phạt.

1.2.1.3 Mặt chủ quan của tội phạmĐối với tội tô chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ởlại nước ngoài trái phép thì người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi có ý

nhưng không có mục đích chống chính quyền nhân dân, người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật, bị pháp luật cam và mong muốn

thực hiện hành vi đó [28, tr 83].

Động cơ của người phạm tội thông thường có động cơ vì vụ lợi, nhămlay tiền, vàng của người trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép.Động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm này nhưng

có ý nghĩa trong việc xác định mức độ hình phạt đối với người thực hiện hành

vi phạm tội.

Xác định mục đích phạm tội của người phạm tội tô chức, môi giới cho

người khác trốn di nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội danh Đối với loại tội phạm nay thì mục đích của người phạm tội là vì tính chất cá nhân, nhưng không có mục đích chống

chính quyền nhân dân, nếu người phạm tội có mục đích chống chính quyềnnhân dân thì cần phải xem xét các yếu tố cau thành tội phạm đ xác định là tộitrốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài nhăm chống chính quyền nhân dân(Điều 121 BLHS 2015) Đây cũng là dấu hiệu đề phân biệt giữa tội phạm quy

định ở Điều 349 và Điều 121 BLHS Do đó, trong quá trình xét xử, Thâm

phán cần phải xác định chính xác mục đích phạm tội của người thực hiệnhành vi dé việc định tội danh được chính xác

1.2.1.4 Chủ thể của tội phạm

Có nhiều định nghĩa khác nhau về chủ thê của tội phạm

Theo TSKH.GS Lê Văn Cảm cho rằng:

21

Trang 31

Chủ thé của tội phạm là người đã có lỗi (cố ý hoặc vô ý) trong việc thựchiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bi LHS cam (tức bi LHS coi là tội phạm),

có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS theo luật định (ngoài ra, trong một sétrường hop cụ thể chủ thê của tội phạm còn có một số dau hiệu bổ sung đặc

biệt do quy phạm pháp luật hình sự tương ứng quy định [2, tr 348-349].

Theo Th.s Đinh Văn Quế: "Chủ thể của tội phạm là người thực hiện

hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng không phải ai thực hiện hành vi nguy

hiểm cho xã hội cũng đều là chủ thể của tội phạm, mà chỉ những người có

năng lực TNHS mới là chủ thể của tội phạm” [10, tr 46]

Chủ thé của tội phạm này không phải chủ thé đặc biệt Chủ thể của tội

tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoàitrái phép là bat kì người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực TNHS Họ có

thê là người Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không quốc tịch.

Yếu tổ lỗi được thé hiện là lỗi có ý, có thé là lỗi cô ý trực tiếp hoặc lỗi

cô ý gián tiếp Tức người phạm tội nhận thức được hậu quả xảy ra, dù mong

muốn hay không thì cũng thực hiện tội phạm

1.2.2 Hình phạtHình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước, doToà án quyết định áp dụng trong bản án có hiệu lực pháp luật đối với ngườihoặc pháp nhân thương mai bị kết án có nội dung tước bỏ hay hạn chế quyên,lợi ích của các chủ thể tương ứng đó, qua đó nhằm giáo dục, cải tạo và phòng

ngừa tội phạm [4, tr.207]

Điều 349 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định hai

loại khung hình phạt gồm: Khung hình phạt cơ bản (khoản 1) và khung hình

phạt tăng nặng trách nhiệm hình sự (khoản 2 và khoản 3)

1.2.2.1 Khung hình phạt cơ bảnĐiều 349 BLHS năm 2015 quy định: “1 Người nào tô chức, môi giới

22

Trang 32

cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu khôngthuộc trường hợp quy định tại Điều 120 Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 nămđến 05 năm” [15].

Như vậy, thấy rằng theo Điều 349 BLHS năm 2015 là khoản 1 có quyđịnh khung hình phạt tù từ 01 năm đến 05 năm Do đó, mức tối thiểu củakhung hình phạt là 01 năm, mức tối đa là 05 năm

Trong khi đó, so với khoản 1 Điều 88 BLHS năm 1985 quy định khunghình phạt tù từ 03 năm đến 12 năm; khoản 1 Điều 275 BLHS năm 1999 quyđịnh khung hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

1.2.2.2 Khung hình phạt tăng nặnga) Lợi dung chức vụ, quyền han

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn dé tổ chức, môi giới cho người khác trốn

đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép là trường hợp người có chức vụ,quyền hạn thực hiện hành vi phạm tội đó có liên quan trực tiếp đến chức vụ,

quyền hạn của họ Nếu người này không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ không hoặc khó có thê thực hiện việc tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi

nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép Trường hợp tội phạm do ngườiphạm tội thực hiện không liên quan gì đến chức vụ, quyền hạn của họ thì dù

họ có chức vụ, quyền hạn thì cũng không thuộc trường hợp phạm tội này

b) Phạm tội 02 lần trở lênTrong BLHS năm 2015, trường hợp "phạm tội 02 lần trở lên" được quyđịnh tại điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS là tình tiết tăng nặng TNHS cùngnhóm với tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm Bên cạnh đó, tình tiết "phạm

tội 02 lần trở lên" cũng được quy định là tình tiết định khung hình phạt tăng nặng của nhiều tội danh khác nhau; trong đó có "Tổ chức, môi giới cho người

khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép"

Mặc dù chưa có văn bản hướng dẫn chính thức khái niệm "Phạm tội 02

23

Trang 33

lần trở lên" nhưng vận dụng tinh thần của Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTPngày 12/5/2006 của Hội đồng Tham phán Toa án nhân dân tối cao thì: "Phạmtội 02 lần trở lên là thực hiện một tội phạm mà trước đó chủ thể đã phạm tội

đó ít nhất là một lần và chưa bị xét xử" [26]

Day là trường hop một người đã phạm it nhất hai lần về cùng một tộiphạm (cùng một tội danh) và cả hai lần đó đều chưa bị xét xử Các lần phạm

tội đó có thể có cùng đối tượng hoặc khác đối tượng, có thể thuộc cùng khung

hình phạt hoặc thuộc các khung hình phạt khác nhau.

c) Đối với từ 05 người đến 10 ngườiĐây là quy định dựa vào số lượng người mà người phạm tội thực hiệnhành vi t6 chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước

ngoài trái phép.

d) Có tính chất chuyên nghiệp

Về tình tiết "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp" quy định tại điểm b khoản 1 Điều 48 và một số điều luật trong Phần các tội phạm của BLHS năm

1999 đã được hướng dẫn cụ thé tại tiêu mục 5 Nghị quyết số

01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Tham phán Toa án nhân dân tối cao:

5 Về tình tiết "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp" quy định tại điểm bkhoản 1 Điều 48 và một số điều luật trong Phần các tội phạm của BLHS [12]

5.1 Chỉ áp dụng tình tiết "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp" khi cóđầy đủ các điều kiện sau đây:

a Cô ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân

biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình

sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa

án tích; [26].

b Người phạm tội đều lay các lần phạm tội làm nghề sinh sống và laykết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính [26]

24

Trang 34

Ví dụ: A là một người không nghề nghiệp, chuyên sống bằng nguồnthu thập từ việc phạm tội Trong một thời gian, A liên tiếp thực hiện năm vụtrộm cắp tài san (tai san chiếm đoạt được trong mỗi vụ có giá trị từ năm trămngàn đồng trở lên) Trong trường hợp này, A bị truy cứu trách nhiệm hình sự

và phải bị áp dụng tình tiết định khung hình phạt "phạm tội có tính chấtchuyên nghiệp".

5.2 Khi áp dụng tình tiết "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp", cần

phân biệt:

a Đối với trường hợp phạm tội từ năm lần trở lên mà trong đó có lầnphạm tội đã bị kết án, chưa được xóa án tích thì tùy từng trường hợp cụ thé

mà người phạm tội có thé bi áp dụng cả ba tình tiết là "phạm tội nhiều lần",

"tái phạm" (hoặc "tái phạm nguy hiểm") và "phạm tội có tính chất chuyên

nghiệp" [26].

Ví dụ: B đã bị kết án về tội "trộm cắp tài san", nhưng chưa chấp hànhhình phạt hoặc sau khi chấp hành xong hình phạt, trong một thời gian, B lại

liên tiếp thực hiện bốn vụ trộm cắp tài sản (tài sản chiếm đoạt được trong mỗi

vụ có giá trị từ năm trăm ngàn đồng trở lên) Trong trường hợp này, B phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bị áp dụng ba tình tiết tăng nặng là

"phạm tội nhiều lần", "tái phạm" (hoặc "tái phạm nguy hiểm") và "phạm tội

có tính chất chuyên nghiệp".

b Đối với tội phạm mà trong điều luật có quy định tình tiết "phạm tội

có tính chất chuyên nghiệp" là tình tiết định khung hình phạt thì không được

áp dụng tình tiết đó là tình tiết tăng nặng tương ứng quy định tại Điều 48 của

BLHS Trường hợp điều luật không có quy định tình tiết này là tình tiết định khung hình phạt thì phải áp dụng là tình tiết tăng nặng tương ứng quy định tại Điều 48 của BLHS [26].

25

Trang 35

Theo hướng dẫn của Nghị quyết trên thì "phạm tội có tính chất chuyênnghiệp" được hiểu là người phạm tội cô ý 05 lần thực hiện tội phạm trở lên(không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứutrách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc

chưa được xóa án tích) và người phạm tội đều lây các lần phạm tội làm nghề

sinh sống, lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính Việc hướngdẫn như trên dé xử lý người phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là rất khókhăn vì chứng minh được bị cáo 05 lần phạm tội là không khó nhưng chứngminh bị cáo lấy các lần phạm tội đó làm nghề sinh sống va lay kết qua củaviệc phạm tội làm nguồn sống chính là rất khó

Theo BLHS năm 2015 thì tình tiết "phạm tội có tính chất chuyênnghiệp" được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015 và một số

điều luật trong Phần các tội phạm Sau khi BLHS năm 2015 có hiệu lực cho đến nay, chưa có văn bản nào hướng dẫn thay thế Nghị quyết số 01/2006/NQ-

HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Tham phán Toà án nhân dân tối cao,

trong đó có quy định thế nao là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp.

Tuy nhiên tại điểm 3 Điều 5 Nghị quyết số 03/2019/NQ-HĐTP ngày24/5/2019 của Hội đồng Thâm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn ápdụng Điều 324 BLHS năm 2015 về tội rửa tiền thì tình tiết "Có tính chấtchuyên nghiệp" quy định tại điểm d khoản 2 Điều 324 BLHS 2015 được

hướng dẫn như sau:

Có tính chất chuyên nghiệp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 324 của

Bộ luật Hình sự là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi rửa tiền từ 05lần trở lên (không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị

truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm

hình sự hoặc chưa được xóa án tích) và người phạm tội lay khoan loi bat

chính thu được từ việc rửa tiền làm nguồn thu nhập [27]

26

Trang 36

Tuy nhiên, việc hướng dẫn của Nghị quyết số 03/2019/NQ-HĐTP ngày

24/5/2019 của Hội đồng Thâm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn ápdụng Điều 324 BLHS năm 2015 về tội rửa tiền thì chỉ hướng dẫn về tội "Rửatiền" quy định tại Điều 324 BLHS năm 2015; cũng chưa có văn ban naohướng dẫn về tình tiết "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp" được quy địnhtại điểm b khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015 và một số điều luật trong Phần

các tội phạm, trong đó có Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước

ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép.

Vận dụng hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao thì:

Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lạinước ngoài trái phép có tính chất chuyên nghiệp là phạm tội nhiều lần, đã bịkết án về tội tô chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lạinước ngoài trái phép, chưa được xoá án tích mà còn phạm tội; hoặc cả phạmtội nhiều lần và đã bị kết án về tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đinước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, chưa được xoá án tích mà còn

phạm tội, trong đó có lần đã bị xét xử nhưng chưa được xoá án tích, hoặc chưa lần nào bị xét xử và chưa lần phạm tội nào hết thời hiệu truy cứu TNHS,

và người phạm tội đều lay các lần phạm tội nay làm nghề sinh sống và lay kết quả của việc phạm tội làm nguồn sông chính [9, tr 22-23].

đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

Hiện chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể khái niệm "Thu lợi bất

chính" nhưng có thé hiểu tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nướcngoài hoặc ở lại nước ngoai trái phép trong trường hợp thu lợi bất chính từ

100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng là số tiền được hưởng lợi khi người phạm tội thực hiện hành vi tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi

nước ngoài hoặc ở lại nước ngoai trái phép.

27

Trang 37

e) Tái phạm nguy hiểm.

BLHS năm 2015 quy định:

1 Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích màlại thực hiện hành vi phạm tội do cô ý hoặc thực hiện hành viphạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm

trọng do vô ý.

2 Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:

a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt

nghiêm trọng do cô ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành

vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêmtrong do có ý:

b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành viphạm tội do cô ý [15, Điều 53]

Như vậy, có thể hiểu như sau:

- Trường hợp tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoàihoặc ở lại nước ngoài trái phép trong trường hợp tái phạm là người phạm tội

này đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do

cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạmđặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

- Trường hợp tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài

hoặc ở lại nước ngoài trái phép trong trường hợp tái phạm nguy hiểm là người

phạm tội này đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích ma lại thực hiện hành vi phạm tội về tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước

ngoài trái phép (ở nhóm tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêmtrọng) do cô ý; hoặc người phạm tội đã tái phạm, chưa được xóa an tích malại thực hiện hành vi phạm tội do có ý

28

Trang 38

Tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được quyđịnh trong BLHS năm 2015 cụ thé tại khoản 3 và khoản 4 Điều 9 BLHSnăm 2015 thì:

3 Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguyhiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này

quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;

4 Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độnguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do

Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chungthân hoặc tử hình [15].

Theo đó, khoản 2 Điều 349 BLHS năm 2015 quy định mức hình phạt

có khung hình phạt td từ 05 đến 10 năm, đối chiếu với khoản 2 Điều 9 BLHSnăm 2015 thì thuộc nhóm tội phạm rất nghiêm trọng

Như vậy, theo quy định tại Điều 349 BLHS năm 2015 có 02 khung hình phạt tăng nặng (khoản 2 và khoản 3 Điều 349 BLHS năm 2015), trong đó khoản 2 căn cứ vào tính chất tội phạm trong những trường hợp sau: Lợi dụng chức vụ,

quyền hạn; Phạm tội 02 lần trở lên; Đối với từ 05 người đến 10 người; Có tínhchất chuyên nghiệp; Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000đồng: Tái phạm nguy hiểm thì phạt tù từ 05 năm đến 10 năm Còn khoản 3 thì căn

cứ vào các trường hợp: Đối với 11 người trở lên; Thu lợi bất chính 500.000.000

đồng trở lên; Làm chết người thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm

So sánh với quy định tại Điều 88 BLHS năm 1985 chỉ có 01 khung

hình phat tăng nặng là khoản 2, việc xác định khung hình phat tang nặng căn

cứ vào tính chất tội phạm hoặc hậu quả của tội phạm (phạm tội nhiều lần hoặc

gây hậu quả nghiêm trọng) với khung hình phat tù từ 10 năm đến 20 năm.Còn tại Điều 275 BLHS năm 1999 có 02 khung hình phạt tăng nặng là khoản

2 và khoản 3; trong đó khoản 2 Điều 275 BLHS năm 1999 vẫn là căn cứ vào

29

Trang 39

tính chất tội phạm hoặc hậu quả của tội phạm nhưng đã quy định bổ sungthêm trường hop gây hậu quả rất nghiêm trọng so với Điều 88 BLHS năm1985; khoản 2 Điều 275 BLHS năm 1999 quy định khung hình phạt nhẹ hơn

so với quy định tại khoản 2 Điều 88 BLHS năm 1985

Đối với khung hình phạt tăng nặng quy định tại khoản 3 Điều 275BLHS năm 1999 chỉ áp dụng đối với trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêmtrọng có khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm tù, mức hình phạt tối thiểu là

12 năm, tối đa là 20 năm So sánh với khoản 3 Điều 349 BLHS năm 2015 có

khung hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm là nặng hơn rất nhiều

Việc thay đổi quy định khung hình phạt nhẹ hơn đối với tội t6 chức, môigiới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép xuất phát

từ chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn đổi mới đất

nước; đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ trong công tác đấu tranh phòng

chống loại tội phạm này trong giai đoạn nước ta hội nhập nền kinh tế quốc tế

1.2.2.3 Hình phạt bổ sung

Tại khoản 4 Điều 349 BLHS năm 2015: "Người phạm tội còn có thê bị

phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cắm đảm nhiệm chức

vụ, cam hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm" [15]

Như vậy, hình phạt bổ sung được quy định tại khoản 4 Điều 349 BLHS

và nhà làm luật quy định người phạm tội có thể bị Toà án buộc chấp hànhthêm hai hình phạt bé sung là "phat tién từ 10.000.000 dong đến 50.000.000

đồng hoặc cắm đảm nhiệm chức vụ, cắm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm" [15].

Hai hình phạt này hoặc có thê được Toà án tuyên đồng thời với một bị

cáo về một hành vi phạm tội hoặc một trong hai, hoặc không tuyên, do đặc

điểm của hình phạt bổ sung, có thể hoặc không được tuyên, và khi tuyên chỉ

có thể tuyên kèm hình phạt chính đối với mỗi tội phạm.

30

Trang 40

1.2.3 Phân biệt Tội tổ chức, môi giới cho người khác tron di nướcngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép với một sô Tội xâm phạm trật tự

quản lý hành chính khác trong Bộ luật Hình sự năm 2015

1.2.3.1 Phân biệt Tội tổ chức, môi giới cho người khác tron đi nước ngoài

hoặc ở lại nước ngoài trái phép (Điều 349 BLHS) với Tội tổ chức, môi giới cho

người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép (Điêu 348 BLHS)Khác nhau

Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép (Điều

Hành vi đưa người khác trốn đi

hoặc ở lại nước ngoài trái phép

Hành vi đưa người khác xuất

cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt

Nam trái phép chỉ có mục đích

Mục đích "¬ , 2 Và a, k vã , oA sự +

° với mục đích đê người đó tron đi|đưa người khác qua biên giới,

hoặc ở lại nước ngoài trái phép |không có mục đích trốn đi hoặc ở

lại nước ngoài.

Đà Động cơ vụ lợi không phải là yếu Động cơ vụ loi là yếu tố định tội,

ong cơ

tố bắt buộc của CTTP yếu tố bắt buộc của CTTP.

1.2.3.2 Phân biệt Tội tội tổ chức, môi giới cho người khác tron di nước

ngoài hoặc ở lai nước ngoài trái phép (Điều 349 BLHS) với Tội cưỡng ép người

khác tron đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép (Điêu 350 BLHS)

Khác nhau

Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép (Điều

349 BLHS)

Tội cưỡng ép người khác trốn đi

nước ngoài hoặc ở lại nước

ngoài trái phép (Điều 350

hoặc ở lại nước ngoài trái phép.

Đối tượng bị tác động không mong muốn trốn đi hoặc ở lại

nước ngoài trai phép.

31

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2 Thống kê số vụ án và số bị cáo đã thụ lý, giải quyết phạm tội theo Điều 349 BLHS từ năm 2017 đến năm - Luận văn thạc sĩ luật học: Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Hà Giang)
Bảng 2.2 Thống kê số vụ án và số bị cáo đã thụ lý, giải quyết phạm tội theo Điều 349 BLHS từ năm 2017 đến năm (Trang 9)
Bảng 2.1. Tổng số vụ án, tong số bị cáo được đưa ra xét xử theo Điều 349 - Luận văn thạc sĩ luật học: Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Hà Giang)
Bảng 2.1. Tổng số vụ án, tong số bị cáo được đưa ra xét xử theo Điều 349 (Trang 55)
Bảng 2.3. Thong kê số bị cáo và số vụ án phạm tội theo Điều 349 BLHS so với nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính từ năm 2017 đến năm - Luận văn thạc sĩ luật học: Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Hà Giang)
Bảng 2.3. Thong kê số bị cáo và số vụ án phạm tội theo Điều 349 BLHS so với nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính từ năm 2017 đến năm (Trang 58)
Bảng 2.4. Đặc điểm nhân thân đối với các bị cáo phạm tội tổ chức, môi giới cho người khác tron di nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép từ năm - Luận văn thạc sĩ luật học: Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Hà Giang)
Bảng 2.4. Đặc điểm nhân thân đối với các bị cáo phạm tội tổ chức, môi giới cho người khác tron di nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép từ năm (Trang 61)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w