Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong việc định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội phạm xâm hại tình dục Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về định t
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
HOÀNG VĂN ĐẠNG
ĐỊNH TOI DANH VÀ QUYÉT ĐỊNH HÌNH PHẠT DOI
VỚI CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC NGƯỜI DƯỚI 16
TUOI (TREN CƠ SỞ THUC TIEN XÉT XU TẠI TINH
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự
hỗ trợ từ Giảng viên hướng dẫn là PGS.TS Trịnh Quốc Toản Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây Những số liệutrong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đượcchính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong mục tài liệu tham
khảo và đều được trích dẫn nguôn một cách day đủ, chính xác!
Hà Nội, ngày thang năm 2024
NGƯỜI CAM ĐOAN
HOANG VĂN DANG
Trang 4LOI CAM ON
Trong quá trình nghiên cứu, học tập và hoàn thành đề tài, tác giả đã
nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy/cô giảng viên của Trường Đại học Quốc gia Hà Nội Tác giả trân trọng cảm ơn Đại học Luật,
Phòng Đào tạo sau đại học, Ban Giám hiệu Trường Đại học Quốc gia Hà Nội
trong thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập, nghiên
cứu nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu của công việc
Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trịnh Quốc Toản,người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn này.
Tác giả gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong khoảng thời gian vừa qua.
Học viên luôn cố hoàn thiện đề tài, SOng chắc chắn không tránh khỏi những
thiếu sót và hạn chế Kính mong các thầy, cô giáo, các nhà khoa học hướng
dẫn đề học viên tiếp tục hoàn thiện hơn nữa trong nghiên cứu khoa học
Xin tran trọng cảm ơn!
Trang 5Danh mục các bảng, biêu đô
Chương 1: MOT SO VAN ĐÈ CHUNG VÀ QUY ĐỊNH CUA PHAP
LUẬT VE ĐỊNH TOI DANH VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT DOI VỚI CÁC TOI PHAM XÂM HAI TINH DỤC NGƯỜI DUOT 16 TUỒI - 2-2: 255 2S£2S£2E£2££2£££++£xerxecsez 9
1.1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và cơ sở pháp lý của định tội danh
đối với các tội phạm xâm hai tinh dục người dưới 16 tudi 9
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của việc định tội danh đối với
các tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuÔI -ccccccccesccree 91.1.2 Cơ sở pháp lý trực tiếp của việc định tội danh đối với các tội
phạm xâm hại tình dục người dưới l6 tUỔI 0 222 tt 2E EtcEvErxrrerser 17
1.2 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và căn cứ quyết định hình phạt
đối với các tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi 25
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của quyết định hình phạt đối với
các tội phạm xâm hại tình dục người dưới l6 tUỔI 5c ccccsccccex 25
1.2.2 Căn cứ chung về quyết định hình phạt đối với các tội phạm xâm
hại tình dục người dưới 16 tuổi - 2-52 52+ 22£++£++£xzrxsrxersez 33 1.3 Cac yếu tố cần thiết đảm bảo cho việc định tội danh và quyết
định đúng hình phạt đúng đối với các tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuỗi 2-2 2 essessessecseessessessesseeseeaes 52 Tiểu kết Chương 2-2 25s ©E£+E£+E££EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkerkee 56
Trang 6Chương 2: THỰC TRẠNG VA MOT SO GIẢI PHAP NÂNG CAO
NGƯỜI DƯỚI 16 TUOI TREN DIA BAN TINH HA GIANG
Thực trạng định tội danh va quyết định hình phạt đối với cáctội phạm xâm hai tình dục người dưới 16 tuổi trên địa bàn
tỉnh Hà Giang - - LG c1 2111211121112 112 112 1110118118 1g ru
Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tổ chức bộ máy
của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Hà Giang ảnh hưởng đến việc định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội phạm xâm
hại tình dục người đưới 16 tuổi 2 2©++s+c++£z+EezEerxersereee
Những kết quả đã đạt được trong việc định tội danh và quyết định
hình phạt đối với tội phạm xâm hai tình dục người dưới 16 tuôi
Những hạn chế, Vướng mắc trong việc định tội danh và quyết định
hình phạt đối với tội phạm xâm hai tình dục người dưới 16 tuổi
Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong việc định tội
danh và quyết định hình phạt đối với tội phạm xâm hại tình dục
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về
định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội phạm
xâm hai tình dục người dưới 16 tuổi 2-2-5 s55:
Giải pháp hoàn thiện pháp luật về định tội danh và quyết địnhhình phạt đối với tội phạm xâm hai tình dục người dưới 16 tuổi
Giải pháp nâng cao hiệu quả định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội phạm xâm hai tình dục người dưới 16 tuổi
Tiểu kết Chương 2 2 2 ®+SE+SE£SE2EEEEE2E1EE1E7171171121121111 1111 T1 xe.
$z800.950 7 :::‹:
TÀI LIEU THAM KHẢO 2 2 2+EE‡EE£EE£EEEEEEZEEEEEEEEerkerkerreee 101
.57
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT
Từ viết tắt Từ viết đầy du
BLHS Bộ luật Hình sự
BLHS năm 2015 | Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bé sung năm 2017
BLTTHS Bộ luật Tổ tụng Hình sự năm 2015, sửa đổi b6 sung năm 2021CQDT Co quan diéu tra
HDXX Hội đồng xét xử
TAND Toà án nhân dân
TNHS Trach nhiém hinh sw
VAHS Vụ án hình sự
VKS Viện kiểm sát nhân dân
XHCN Xã hội chủ nghĩa
QHTD Quan hệ tình dục
Trang 8DANH MỤC CÁC BANG, BIEU DO
Số hiệu Tên bảng Trang
Bảng 2.1 Thống kê tình hình các tội phạm xâm hại tình dục
người dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Hà Giang (giai
đoạn 2018 -2022) 60
Bảng 2.2 Thống kê các tội phạm xâm hai tình dục người dưới 16
tuôi trên địa bàn tỉnh Hà Giang (giai đoạn 2018 -2022) 61
Bang 2.3 | Tình hình giải quyết sơ thâm các vụ án hình sự xâm hại
tình dục người dưới 16 tuổi của Tòa án nhân dân hai cấp
trên dia ban tỉnh Ha Giang giai đoạn 2018 - 2022 64
Bang 2.4 | Hình phat đối với các tội phạm xâm hại tình dục người
dưới 16 tuổi của Tòa án nhân dân hai cấp trên địa bàn
tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018 - 2022 65
Số hiệu Tên biểu do Trang Biểu đồ 2.1 | Cơ cấu các tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16
tuổi trên địa bàn tỉnh Hà Giang (giai đoạn 2018 -2022) 61
Trang 9MỞ DAU
1 Lý do chọn đề tài
Pháp luật hình sự là một trong những vũ khí quan trọng, sắc bén nhằm
đấu tranh trấn áp tội phạm, giữ vững an ninh chính tri, trật tự an toàn xã hội,bảo vệ tài sản của Nhân dân, của cơ quan tô chức và của nhân dân, đóng góptích cực vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc Trong
các nội dung của luật hình sự thì định tội danh và quyết định hình phạt có
vai tro quan trong trong hoạt động xét xử của Toa án Thông qua hoạt động xét xử, Toà án xác định một người có tội hay không có tội Theo đó, Tòa án
nhân danh Nhà nước, căn cứ vào các quy định của BLHS tuyên bố tội danh
và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội Đây là nguyên tắc căn bản của
việc vận dụng pháp luật hình sự trong quá trình tố tụng và là một trongnhững biện pháp dua văn bản quy phạm pháp luật vào đời sống Dựa vàohành vi mà người phạm tội đã thực hiện, quy định tại Điều, khoản, điểm nào
của Bộ luật Hình sự mà tòa án sẽ xác định tội danh và ấn định hình phạtthích hợp cho tội danh đó Vì vậy, việc xác định tội phạm hay định tội danhđược coi là tiền đề, điều kiện để xác định hình phạt chính xác, giúp đấu
tranh chống tội phạm có hiệu quả
Hiện nay, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục
người dưới 16 tuổi được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm bởi người dưới 16 tuổi là những người chưa phát triển đầy đủ về thé chat, tâm sinh lý nên đối tượng này rất dé bị tổn thương về mọi mặt khi bị những hành vi trái pháp luật, trái đạo đức tác động đến Hà Giang là một tỉnh miền núi phía Bắc,
dân cư chủ yếu là người dân tộc thiêu số, do đó tình hình tội phạm xâm hạitình dục người đưới 16 tuổi trong những năm gần đây có diễn biến phức tap.Hành vi này không chi gây tổn hại đến sức khỏe mà còn gây tổn hại đến danh
dự, nhân pham, tâm lý của người dưới 16 tuôi Không chỉ vậy, nó còn anh
Trang 10hưởng đến sự 6n định trật tự xã hội ở địa phương và mang đến sự bất an cho
cuộc sông, công việc của người dân trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Một trong những nguyên tắc quan trọng trong xây dựng Nhà nước pháp
quyên hiện nay là đảm bảo việc giải quyết các vụ án hình sự tuân thủ đúng
các quy định của pháp luật, khách quan, công bang, nâng cao việc bảo đảmquyền con người Thực hiện nguyên tắc pháp quyền trong xét xử, thời gianqua Tòa án nhân dân (TAND) hai cấp trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã không
ngừng nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các vụ án hình sự nói chung, các vụ án xâm hai tình dục người dưới 16 tuổi nói riêng thông qua hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt Qua đó, hạn chế tới mức thấp nhất các bản án, quyết định bị huỷ, sửa do lỗi chủ quan của Tham phán, Hội đồng xét
xử, đồng thời bao đảm các quyết định của Tòa án đúng pháp luật, không dé
xảy ra việc oan sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội Tuy nhiên từ thực tiễn
công tác xét xử các vụ án xâm hai tình dục người dưới 16 tuôi trên địa bàn tỉnh
Hà Giang những năm qua cho thấy mặc dù BLHS năm 2015 đã quy định tương
đối rõ ràng và đầy đủ, tạo cơ sở pháp lý để Tòa án tuyên bố tội danh và quyết
định hình phạt đối với người phạm tội nhưng việc định tội danh và quyết địnhhình phạt đối với người phạm tội xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi trên địa
bàn tỉnh Hà Giang vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc Vì vậy, tác giả đã chọn
đề tài: “Định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục người dưới 16 tuổi (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Hà Giang)” làm
luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự
2 Tình hình nghiên cứu đề tàiThời gian qua, nghiên cứu những van đề liên quan đến định tội danh vaquyết định hình phạt nói chung, định tội danh và quyết định hình phạt đối vớitội phạm xâm hai tình dục người dưới 16 tuổi đã được một số nhà khoa học
và cán bộ làm công tác thực tiễn công bố dưới nhiều hình thức Mỗi công
Trang 11trình nghiên cứu có những kết quả và giá trị khác nhau, đáng chú ý là các
công trình khoa học sau:
* Sách chuyên khảo và đề tài nghiên cứu khoa học
— Đại học Quốc gia Hà Nội (2020), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam
(phan chung), Nxb Dai học Quốc gia Hà Nội.
— Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật hình sự Việt
Nam (phan chung), Nxb Công an nhân dân.
— Dương Tuyết Miên (2022), Dinh tội danh và quyết định hình phạt,
Nxb Tư pháp.
— Lê Văn Đệ (2010), Định tội danh và quyết định hình phạt trong Luật
hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhan dân.
* Luận văn, đề tài
— Tran Anh Đào (2021), Quyết định hình phạt theo quy định của Bộ luật
Hình sự năm 2015, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
— Vũ Hải Anh, Lê Thị Diễm Hang (2018), Thực tiễn quyết định hìnhphạt trong xét xử các vụ án hình sự ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội.
— Nguyễn Vi Dũng (2017), Các tội xâm phạm tình dục trẻ em theo
pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hà Chí Minh, Luận văn
Thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học Xã hội;
— Nguyễn Minh Hương (2014), Các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em
trong Luật hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Hình sự và Tố tụng Hình sự,
Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
— Nguyễn Hồng Quân (2018), Trình tự thủ tục tiễn hành tô tụng đổi với
người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục theo Luật to tụng hình sự Việt Nam,
Luận văn Thạc sĩ Hình sự và Tố tụng Hình sự, Đại học Luật, Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Trang 12* Các bài đăng tạp chí
— Nguyễn Thi Hương (2014), “Quy định về tong hợp hình phạt và thựctiễn áp dụng Bộ luật Hình sự”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, Số 13 (269)
— Lê Xuân Lục (2014), “Bàn về căn cứ và giới hạn của việc quyết định
hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự”, Tap chi Kiểm sát, số 6.
— Lữ Thi Hằng (2016), “Tội phạm xâm hai tình dục trẻ em va van dé
bảo vệ quyền trẻ em: nhìn từ thực tiễn huyện Dak Mil”, Tạp chí Nghiên cứu
lập pháp, số 13 (317)
Nghiên cứu cho thấy các công trình khoa học trên đã nghiên cứu, phântích, đánh giá các vấn đề liên quan đến định tội danh và quyết định hình phạttrong luật Hình sự Việt Nam, đồng thời có những công trình nghiên cứu trựctiếp về các tội xâm phạm tình dục người dưới 16 tuổi Hau hết các công trình
đều đã xây dựng được các khái niệm về định tội danh, quyết định hình phạt,
các tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi; phân tích thực trạng quy
định của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật Tuy nhiên, chưa có công
trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về lý luận và thực tiễn định tội
danh và quyết định hình phạt đối với tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16tuổi trên địa bàn tỉnh Hà Giang Vì vậy, việc luận văn nghiên cứu những vấn đề
lý luận và thực tiễn về định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội phạmxâm hại tình dục người dưới 16 tuổi ở TAND hai cấp trên địa bàn tỉnh Hà
Giang là có tính mới và cần thiết trong giai đoạn cải cách tư pháp hiện nay.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở những van đề lý luận và thực tiễn về định tội danh và quyết
định hình phạt đối với tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tudi trong quatrình xét xử VAHS ở Tòa án nhân dân hai cấp tinh Ha Giang, luận văn đề xuấtmột số giải pháp chủ yếu tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật, nâng
Trang 13cao hiệu quả áp dụng pháp luật về định tội danh và quyết định hình phạt trong
các vụ án xâm hại tình dục người dudi 16 tuổi, qua đó nâng cao chất lượng công
tác xét xử tại Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Hà Giang trong thời gian tới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
— Lam rõ một số van dé lý luận về định tội danh và quyết định hình
phạt đối với tội phạm xâm hai tình dục người đưới 16 tuổi
— Phân tích các quy định của pháp luật hình sự hiện hành về định tội
danh và quyết định hình phạt đối với các tội phạm xâm hại tình dục người
dưới 16 tuổi.
— Đánh giá thực trạng định tội danh và quyết định hình phạt đối với các
tội phạm xâm hai tình dục người dưới 16 tuổi trên cơ sở số liệu xét xử thực tế
ở TAND hai cấp tinh Hà Giang Qua đó chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại,
hạn chế trong định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi ở TAND hai cấp tỉnh Hà Giang.
— Đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp
dụng pháp luật về định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội phạm xâm
hại tình dục người đưới 16 tuổi ở TAND hai cấp tỉnh Hà Giang thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
— Một số van đề lý luận về định tội danh và quyết định hình phạt đốivới các tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuôi;
— Những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về định
tội danh và quyết định hình phạt đối với tội phạm xâm hại tình dục người
dưới 16 tuổi;
— Thực tiễn hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội
phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi thông qua hoạt động xét xử củaTAND hai cấp tỉnh Hà Giang:
Trang 144.2 Phạm vi nghiên cứu
— Do đề tài nghiên cứu quá rộng nên luận văn chỉ tập trung nghiên cứu
một số vấn đề về định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi trong giai đoạn xét xu sơ thâm VAHS; luận
văn không nghiên cứu định tội danh trong giai đoạn điều tra, truy tố mà chỉnghiên cứu trong giai đoạn xét xử sở thâm vụ án hình sự
— Luận văn chỉ đề cập đến cơ sở pháp lý trực tiếp (BLHS) trong định tội danh, đồng thời cũng chỉ nghiên cứu các căn cứ chung về quyết định hình
phạt đối với tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi, không nghiên cứu
việc quyết định hình phạt trong các trường hợp đặc biệt.
— Về không gian và thời gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn định tộidanh và quyết định hình phạt đối với tội phạm xâm hại tình dục người dưới
16 tuổi ở TAND hai cấp (cấp tỉnh và cấp huyện) trên địa bàn tinh Hà Giang trong thời gian 5 năm từ 2018 đến 2022.
5 Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quanđiểm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về định tội danh, quyết định hình phạt vàbảo đảm quyền con người, quyền trẻ em trong hoạt động xét xử của Tòa án
* Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp phân tích, tổng hợp lịch sử được sử dụng ở các chương
của luận văn nhăm hệ thống hóa cơ sở lý luận, khái quát hóa, đánh giá thực tiễn và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội phạm xâm hại
tình dục người dưới 16 tuổi ở TAND nói chung, TAND hai cấp trên địa bàn
tỉnh Ha Giang nói riêng.
Trang 15- Phương pháp lich sử, thống kê số liệu, so sánh được sử dung dé đánh
giá việc định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội phạm xâm hại tình
dục người dưới 16 tuổi của TAND hai cấp trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong
thời gian qua.
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh pháp luật cũng được sửdụng trong việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
quả áp dụng pháp luật về định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội
phạm xâm hại tình dục người dưới l6 tuổi ở TAND hai cấp trên địa bàn tỉnh
Hà Giang và chung của cả nước.
6 Những đóng góp mới của luận vănLuận văn là công trình nghiên cứu một cách tương đối toàn diện vấn đề
hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật; xây dựng khái
niệm định tội danh, quyết định hình phạt, tội phạm xâm hại tình dục người
dưới 16 tuổi, định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội phạm xâm hai
tình dục người dưới 16 tuổi, phân tích nội hàm các khái niệm này.
Luận văn đưa ra và phân tích những đặc điểm, ý nghĩa, mối liên hệ và
căn cứ định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội phạm xâm hại tình
dục người dưới 16 tuôi.
Luận văn phân tích các quy định của pháp luật và đánh giá thực tiễn
định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi ở TAND hai cấp trên địa bàn tỉnh Hà Giang, qua đó thấy được
những kết quả đạt được, đồng thời phát hiện những hạn chế trong hoạt động
này ở TAND địa phương.
Luận văn đã đề xuất các giải pháp theo hướng dân chủ, nhân đạo vàtiễn bộ hơn nhằm định đúng tội danh và quyết định đúng hình phạt đối vớitội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi, đồng thời tăng cường bảo
đảm quyên con người, quyên trẻ em của nhóm đôi tượng người dưới l6
Trang 16tuổi trong xét xử VAHS của TAND nói chung của TAND hai cấp trên địa
bàn tỉnh Hà Giang nói riêng Những giải pháp mà luận văn đưa ra vừa có
tính mới vừa có cơ sở khoa học nhăm giải quyết những khó khăn, vướng
mắc trong hoạt động xét xử VAHS vụ án xâm hại tình dục người dưới 16
tuổi, qua đó bao đảm quyền con người của nhóm đối tượng này trong hoạt
động tư pháp ở Việt Nam hiện nay.
7 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 2 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung và quy định của pháp luật về định tội
danh và quyết định hình phạt đối với các tội phạm xâm hại tình dục người
dưới 16 tuổi.
Chương 2: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả định tội
danh và quyết định hình phạt đối với các tội phạm xâm hại tình dục người
dưới 16 tuôi trên địa bàn tỉnh Ha Giang.
Trang 17Chương 1
MOT SO VAN DE CHUNG VÀ QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT VE
ĐỊNH TOI DANH VA QUYÉT ĐỊNH HÌNH PHAT DOI VỚI CÁC
TOI PHAM XÂM HAI TINH DỤC NGƯỜI DƯỚI 16 TUOI
1.1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và cơ sở pháp lý của định tội
danh đối với các tội phạm xâm hai tình dục người dưới 16 tuổi
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa cua việc định tột danh đối với các tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi
1.1.1.1 Khái niệm định tội danh đối với các tội phạm xâm hại tình dục
người dưới 16 tuổi
Theo quy định tại Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016 thì: “7zé em là người
dưới 16 tuổi” Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác trẻ em dé bảo đảm thực hiện tốt nhất các quyền của trẻ em, tạo cơ hội cho trẻ em được phát triển toàn diện, bình đăng về thé chất, trí tuệ và tinh than, dé trẻ em trở
thành những chủ nhân tương lai của đất nước; đồng thời bảo vệ trẻ em khỏinhững hành vi xâm hai về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm đặcbiệt là các hành vi xâm hại về tình dục đang được xã hội quan tâm trong giaiđoạn hiện nay Dé phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi xâm phạm nêu trên,BLHS năm 2015 đã quy định về các tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16
tuổi Dựa trên các quy định đó mà Toà án xác định tội phạm tương ứng với hành vi mà người phạm tội thực hiện đối với người dưới 16 tuổi, từ đó quyết
định hình phạt tương xứng với hành vi phạm tội Do đó, có thé thay việc định
tội danh đối với các tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi là hoạt
động có ý nghĩa quan trọng, là tiền đề cho việc thực hiện các hoạt động khác
của áp dụng pháp luật hình sự.
Dé làm rõ khái niệm định tội danh đối với các tội phạm xâm hai tình
dục người dưới 16 tuôi, trước hêt cân nghiên cứu khái niệm định tội danh.
Trang 18Dinh tội danh là hoạt động thực tiễn mà chủ thé tiến hành là các cơ quan có
thâm quyền tiến hành tổ tụng, trong đó có Tòa án thực hiện trong hoạt động
áp dụng pháp luật hình sự Hiện nay, khái niệm định tội danh trong khoa học
luật hình sự có nhiều quan điểm và cách hiểu khác nhau.
Theo TSKH Lê Cảm:
Định tội danh là quá trình nhận thức lý luận có tính logic, là dạng
của hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự cũng như pháp
luật tố tụng hình sự và được tiễn hành trên cơ sở các chứng cứ, tài
liệu thu thập được và các tình tiết thực tế của vụ án hình sự dé xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm tương ứng do luật hình sự quy định, nhằm đạt được sự thật khách quan,
tức là đưa ra sự đánh giá chính xác tội phạm về mặt pháp lý hình
sự, làm tiền đề cho việc cá thê hóa và phân hóa trách nhiệm hình sự
một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật [7, tr 496-497].
Theo GS.TS Võ Khánh Vinh thì:
Dinh tội danh là một hoạt động nhận thức, hoạt động áp dụng pháp
luật hình sự nhằm đi tới chân lý khách quan trên cơ sở xác định
đúng đắn, đầy đủ các tình tiết cụ thể của hành vi phạm tội được
thực hiện, nhận thức đúng nội dung quy phạm pháp luật hình sự
quy định cấu thành tội phạm tương ứng và mối liên hệ tương đồng
giữa các dấu hiệu của câu thành tội phạm với các tình tiết cụ thể củahành vi phạm tội bằng các phương pháp và thông qua các giai đoạnnhất định [66, tr 14]
PGS TS Dương Tuyết Miên định nghĩa:
Dinh tội danh là hoạt động thực tiễn của các cơ quan tiễn hành tố
tụng (Cơ quan điêu tra, Viện kiêm sát, Tòa án) và một sô cơ quan
10
Trang 19khác có thẩm quyền theo quy định của pháp luật để xác định một
người có phạm tội hay không, nếu phạm tội thì đó là tội gì, theo
điều luật nào của Bộ luật Hình sự hay nói cách khác đây là quátrình xác định tên tội cho hành vi nguy hiểm đã thực hiện [30, tr 9].Mỗi tác giả đều có những cách định nghĩa khác nhau về định tội danh,tuy nhiên trong các định nghĩa nêu trên đều có điểm chung thống nhất về định
tội danh là hoạt động nhận thức có tính tư duy, logic chặt chẽ của những
người tiễn hành tố tụng, được tiến hành trên cơ sở các chứng cứ, các tài liệu
thu thập được và các tình tiết thực tế của vụ án hình sự Trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ đó, chủ thé định tội danh xác định sự phù hợp giữa các tình tiết thuộc về hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện trên thực tế với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm của một tội phạm cụ thể được quy định trong
BLHS nhằm tìm ra tội danh cho hành vi đó Dé định tội danh, chủ thé thựchiện phải căn cứ vào cau thành tội phạm cơ bản được quy định cụ thể trongĐiều luật của BLHS
Tuy có quan điểm thống nhất, nhưng các khái niệm trên đều chưa kháiquát về các nội dung tiễn hành của hoạt động định tội danh cũng như cụ thé
hoá ban chat của hoạt động này.
Do đó, có thé đưa ra khái niệm định tội danh như sau: Dinh tội danh là hoạt động của thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự do các cơ quan có thẩm quyên tiền hành to tụng tiễn hành trên cơ sở các chứng cứ, tài liệu thu thập
được, xác định sự phù hop giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thựchiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm tương ứng do Bộ luật Hình sựquy định từ đó xác định chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đãphạm tội gì, theo điều luật nào cua Bộ luật Hình sự
Như vậy, trên cơ sở các quy định của BLHS cũng như văn bản giải
thích luật tương ứng về tội phạm cụ thể cũng như nhóm tội cụ thể, chủ thé
11
Trang 20định tội danh sẽ xem xét, đánh giá một hành vi đã thực hiện trên thực tẾ có
thoả mãn các dấu hiệu của tội phạm nào được quy định trong BLHS rồi trên
cơ sở đó mới xác định vấn đề trách nhiệm hình sự tương ứng của người phạm
tội Do đó, về bản chất, định tội danh chính là quá trình xác định hành vi đã
thực hiện trên thực tế có tội không và nếu có tội thì là tội gì, theo điều luật
nào của BLHS.
Về các tội xâm hại tình dục người dưới l6 tuổi, đây là một nhóm tội
phạm được quy định cụ thể, bao gồm: Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi tại
Điều 142 BLHS, Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi tại
Điều 144 BLHS, Tội giao cầu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuôi đến dưới 16 tuôi tại Điều 145 BLHS, Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi tại Điều 146 BLHS, Tội sử dụng người dưới 16 tuôi
vào mục đích khiêu dâm tại Điều 147 BLHS Như vậy, có thể hiểu các tộiphạm xâm hai tình dục người dưới 16 tuổi là các hành vi nguy hiểm cho xã
hội, được quy định trong BLHS; xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về
tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự và sự phát triển bình thường về thêchat và tinh than của người dưới 16 tudi; bao gồm các tội Tội hiếp dâm ngườidưới 16 tuổi (Điều 142 BLHS), Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới
16 tudi (Điều 144 BLHS), Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS), Tội dâm
ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146 BLHS), Tội sử dụng người dưới 16
tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147 BLHS)
Từ phân tích trên, có thé đưa ra khái niệm định tội danh đối với các tộiphạm xâm hại tình dục người dưới l6 tuổi như sau: Định tội danh đối với cáctội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi là hoạt động thực tiễn của các
CƠ quan CÓ thẩm quyền tiễn hành to tụng; được tiễn hành trên cơ sở các chứng cứ, tài liệu thu thập được dé xác định sự phù hợp giữa hành vì xâm hại
12
Trang 21tình dục người dưới 16 tuổi đã xảy ra với các dấu hiệu của cấu thành tội
phạm của các tội xâm hại đến danh du, nhân phẩm và sự phát triển bình
thường về thé chất và tâm sinh lý của người dưới 16 tuổi được quy định trong
BLHS; làm tiền dé cho việc giải quyết các vấn dé liên quan đến trách nhiệm hình sự của chủ thể thực hiện hành vi phạm tdi.
1.1.1.2 Đặc điểm của định tội danh đối với các tội phạm xâm hại tình
duc người dưới 16 tuổi
Từ khái niệm định tội danh đối với các tội phạm xâm hại tình dục
người đưới 16 tuổi, có thé nhận thấy hoạt động này có các đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, chủ thé định tội danh đối với các tội phạm xâm hai tình dục người dưới 16 tuổi có thể là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án cũng như một số cơ quan có thâm quyền khác theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự
(BLTTHS) Trong giai đoạn điều tra, truy tố, việc thực hiện định tội danh đốivới các tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi được thực hiện bởi Viện
kiêm sát nhân dân, Cơ quan điều tra và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra Đến giai đoạn xét xử, hoạt động này lại đượcchuyên giao cho chủ thé khác đó là TAND Đặc biệt, đối với các tội phạmxâm hại tình dục người dưới 16 tudi thi người tiễn hành định tội danh phải là
người có kiến thức chuyên môn, được đào tạo và am hiểu tâm sinh lý của người dưới 16 tuổi, cũng như người nhà của nạn nhân để có cái nhìn khách quan, toàn diện về vụ án, từ đó nâng cao hiệu quả của hoạt động định tội danh đối với hành vi phạm tội.
Thứ hai, định tội danh đối với các tội phạm xâm hại tình dục ngườidưới 16 tuổi là việc định tội danh đối với một nhóm tội phạm được quy địnhtrong BLHS năm 2015 Khác với định tội danh đối với một tội phạm cụ thẻ,
việc định tội danh đối với các tội phạm xâm hai tình dục người dưới 16 tuổi
không chỉ là hoạt động so sánh, đôi chiêu và đưa ra kêt luận vê việc có hay
13
Trang 22không có sự phù hợp giữa hành vi xâm hai tình dục người đưới 16 tuổi đã xảy
ra với cau thành tội phạm của một tội phạm trong BLHS mà phải so sánh, đối
chiếu với các cấu thành tội phạm của các tội phạm được quy định lần lượt
trong các Điều 142, 144, 145, 146, 147 BLHS để xác định chính xác tội danh
tương ứng với hành vi phạm tội đã được thực hiện.
Thứ ba, định tội danh đối với các tội phạm xâm hại tình dục người dưới
16 tuổi gắn với van dé cụ thé là xâm hai tình dục người đưới 16 tuổi Khoản 8
Điều 4 Luật Trẻ em năm 2016 quy định: “Xdm hai tình dục trẻ em là việcdùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dễ trẻ em tham gia vào
các hành vi liên quan đến tình dục, bao gom hiép dâm, cưỡng dâm, giao cấu,
dam 6 với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dam, khiêu dâm dưới
mọi hình thức `.
Như vậy, hành vi xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi được thé hiệnbăng việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ người dưới
16 tuôi tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm,
cưỡng dâm, giao cau, dâm 6 với người dưới 16 tuổi và sử dụng người dưới 16tuổi vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức Đồng thời, đối
tượng tác động của các hành vi này phải là người đưới 16 tuổi chứ không phải
là các đối tượng tác động khác Đây là nhóm đối tượng đặc biệt do người dưới
16 tuổi là người chưa hoàn thiện hết về thé chất va tinh than, do đó, là nhóm đối tượng dễ bị tội phạm xâm phạm đến.
Thứ tư, hoạt động định tội danh nói chung và định tội danh đối với các tội
phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi nói riêng có mối liên hệ mật thiết với hoạt động thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ Trong quá trình giải quyết vụ
án hình sự, để buộc tội một chủ thé thì phải chứng minh được chính chủ thé đó
đã thực hiện hành vi bị luật hình sự coi là tội phạm Các cơ quan tiền hành tốtụng là chủ thé có trách nhiệm chứng minh tội phạm do đó việc định tội danh đối
14
Trang 23với các tội phạm xâm hại tình dục người đưới 16 tuổi là hoạt động được tiến
hành song song và tiếp liền với hoạt động thu thập, củng có, kiểm tra, đánh giá
và sử dụng chứng cứ của các cơ quan có thâm quyền tiễn hành tố tụng Đối vớicác tội xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi, van dé thu thâp chứng cứ liên quan
đến độ tuổi, sự phát triển của người đưới 16 tuổi có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội danh Đặc điểm tâm lý của người dưới 16 tuổi và những tác động của tội phạm đó đối với nạn nhân là người đưới 16 tuổi; các loại bằng chứng và
việc đánh giá chứng cứ trong giải quyết các vụ án xâm hại tình dục người dưới
16 tuổi cũng là van đề quan trọng dé chứng minh hành vi phạm tội Vì vậy, địnhtội danh đối với các tội phạm xâm hai tình dục người dưới 16 tuổi gan liền với
hoạt động chứng minh tội phạm và người phạm tội.
1.1.1.3 Y nghia cua dinh toi danh đối với các tội phạm xâm hại tình
dục người dưới 16 tuổi
Định tội danh với tính chất và mục đích rất quan trọng trong quá trình
áp dụng pháp luật, có ý nghĩa to lớn khi giải quyết vụ án hình sự trên nhiềuphương diện cụ thể sau:
Thứ nhất, định đúng tội danh đối với các tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tudi là tiền đề cho việc phân hoá trách nhiệm hình sự và cá thé
hoá hình phạt một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật, đồng thời để
áp dụng chính xác các quy định khác trong BLHS, như: Các trường hợp loại
trừ trách nhiệm hình sự, khung (khoản) với mức và loại hình phạt tương xứng
với tính chất và mức độ của hành vi xâm hại tình dục người dưới l6 tuổi, xác
định chính xác tái phạm, tái phạm nguy hiểm, quyết định hình phạt trong
những trường hợp khác nhau Định tội danh đúng sẽ đảm bao cho việc ap
dụng pháp luật hình sự, TTHS trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử được
thuận lợi và hiệu quả, đảm bảo mọi quyền COn người, quyền công dân, quyền bào chữa của bi can, bi cáo, người bị tam giữ, tạm giam theo đúng tinh thần
Hiên pháp về quyên con người.
15
Trang 24Thứ hai, định tội danh đúng sẽ thể hiện được tính nghiêm minh, công
băng và tiến bộ của Nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa Định tội danh
đúng là một trong những nhân tố quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ
Nhà nước pháp quyền thành công Bởi lẽ, định tội danh đúng đảm bảo thực
hiện đúng một số nguyên tắc tiến bộ của nhà nước như: Nguyên tắc pháp chế;Nguyên tắc bình đăng trước pháp luật; Nguyên tắc công minh; Nguyên tắc
nhân đạo; Nguyên tắc dân chủ; Nguyên tắc trách nhiệm cá nhân và cá thé hóa
hình phạt; Thực hiện các nguyên tắc nêu trên sẽ góp phần thực hiện tốt
nhiệm vụ và các chức năng của BLHS - bảo vệ chế độ XHCN, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình dang giữa các dân tộc, bảo vệ lợi ích của
Nhà nước, quyên, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp
luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi
người ý thức tuân thủ theo pháp luật, đấu tranh phòng và chống tội phạm; gópphần xây dựng lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, pháp luật của
Nhà nước cũng như nâng cao uy tín, chất lượng, hiệu quả của các cơ quan tiễn
hành tố tụng và cả hệ thống chính trỊ của nước ta
Thứ ba, định đúng tội danh đối với các tội phạm xâm hại tình dục
người dudi 16 tuổi là cơ sở dé áp dụng chính xác va đúng đắn các quy định của Bộ luật Tổ tụng hình sự về khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, thâm quyền điều tra, truy tố và xét xử, thời hạn điều tra, truy tố, xét xử, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, trả hồ sơ để điều tra bổ sung, quyền bào chữa của bị
can, bị cáo, ; qua đó, góp phần bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp củacông dân, quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự
Thứ tu, định đúng tội danh đối với các tội phạm xâm hại tình dục ngườidưới 16 tuổi góp phần đảm bảo công lý và công băng trong xã hội, người
phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự và hình phạt trước pháp luật; đảm bảo
pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh Bên cạnh đó, nếu định tội danh sai đối
16
Trang 25với các tội phạm xâm hại tình dục người đưới 16 tuổi sẽ dẫn đến nhiều hậu
quả tiêu cực như:
Một là, quyết định hình phạt không đúng, không tương xứng với tính
chất, mức độ và hậu quả của hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra; truy cứu
TNHS không đúng người, đúng tội, bỏ lọt tội phạm, không đúng về thâmquyền điều tra, truy tố, xét xử, áp dụng không đúng các biện pháp ngăn chặn,xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, quyền của con người
Hai là, làm giảm uy tín của cơ quan tư pháp, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với pháp luật, đối với các quyết định, bản án của Toà án, từ đó giảm hiệu quả của công cuộc dau tranh phòng, chống tội phạm và công tác
tuyên truyền pháp luật cho công dân.
1.12 Cơ sở pháp lý trực tiếp của việc định tội danh đối với các tội
phạm xâm hai tình dục người dưới 16 tuổi
Cơ sở pháp lý của việc định tội danh là hệ thống các quy phạm pháp luậthình sự và pháp luật tố tụng hình sự được dùng để xác định các dấu hiệu củahành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện bị coi là tội phạm Cơ sở pháp lýcủa việc định tội danh bao gom: Bộ luật hình sự - cơ sở pháp ly trực tiếp củađịnh tội danh, Bộ luật tố tụng hình sự - cơ sở pháp lý gián tiếp của việc định tội
danh và Cấu thành tội phạm — mô hình pháp lý của việc định tội danh Nhà làm luật khi xây dựng hệ thong các quy phạm của Phần các tội phạm BLHS, đã tìm xem các dấu hiệu nào là đặc trưng cơ bản nhất, phố biến nhất và hay được lặp
đi lặp lại nhiều nhất trong những hành vi ấy, sau đó điển hình hoá và quy địnhchúng trong BLHS với tính chất là các dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tộiphạm cụ thé tương ứng BLHS với vai trò là cơ sở pháp lý trực tiếp của việcđịnh tội danh chứa đựng đặc điểm, cau thành của các tội phạm, mà căn cứ vào
đó chủ thể định tội danh xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của những
hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thé tương ứng được thực hiện với các dấu
17
Trang 26hiệu định tội danh được quy định trong Bộ luật hình sự Trong phạm vi của
luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu căn cứ trực tiếp của việc định tội
danh đối với các tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi
Hoạt động định tội danh đối với các tội phạm xâm hại tình dục người
dưới 16 tuổi thực chất là việc so sánh, đối chiếu các tình tiết của hành vi nguyhiểm cho xã hội được thực hiện trong thực tẾ có phù hợp (thoả mãn) với cácdau hiệu được quy định trong Phần chung và tương ứng của cấu thành tội
phạm của một tội phạm cụ thể được quy định trong Phần các tội phạm của
BLHS Bên cạnh các hành vi cụ thể được miêu tả tại phần các tội phạm, căn
cứ của việc định tội danh còn bao gồm các dấu hiệu về chủ thẻ, lỗi, được quy định tại Phần chung của BLHS.
Trong BLHS năm 2015, các tội phạm xâm hại tình dục người dưới l6
tudi được xếp vào chương XIV: “Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ,
nhân phẩm, danh sự của con người”, cụ thé bao gom các tội: Tội hiếp dâm
người đưới 16 tuổi (Điều 142 BLHS), Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đếndưới 16 tuổi (Điều 144 BLHS), Tội giao câu hoặc thực hiện hành vi quan hệtình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS), Tội
dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146 BLHS), Tội sử dụng người dưới
16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147 BLHS) Hành vi phạm tội đều dưới dạng hành động phạm tội và đều là lỗi cố ý Người phạm tội biết rõ hành
vi của mình xâm phạm tính mang, sức khoẻ, nhân phẩm, danh sự của ngườidưới 16 tuổi nhưng vẫn thực hiện nhăm đạt được mục đích của mình
Trước khi BLHS năm 2015 có hiệu lực, chủ thể của nhóm các tội xâmphạm tình dục nói chung, các tội xâm hại tinh dục người dưới 16 tudi nói riêngđược xác định là chủ thé đặc biệt, cụ thé là nam giới còn chủ thé là nữ giới chỉ có
thé là đồng phạm với vai trò là người giúp sức, người xúi giục hoặc người tổ
chức Đến BLHS năm 2015, các nhà làm luật đã có một cái nhìn khái quát, thực
18
Trang 27tế hơn khi mở rộng phạm vi hành khách quan của các tội xâm phạm tình dục.Theo đó, chủ thể của các tội xâm phạm tình dục nói chung, các tội xâm hại tìnhdục người đưới 16 tuổi cũng có sự thay đổi chuyền thành chủ thé thường Theo
quy định tại Điều 12 BLHS năm 2015, chủ thé có thé là người từ đủ 14 tuổi trở
lên khi hành vi phạm tội quy định tại Điều 142; Điều 144; khoản 2, 3 Điều 145;khoản 2, 3 Điều 146; khoản 2, 3 Điều 147 BLHS
Trong hoạt động định tội danh thì việc xác định đúng quan hệ xã hội cụ
thê bị tội phạm trực tiếp xâm hại có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi khi xác định đúng khách thể chung (toàn bộ các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự
bảo vệ), người định tội danh mới có cơ sở dé khang định là hành vi nguy hiểm
cho xã hội được thực hiện có bị luật hình sự cắm hay không; khi xác định đúng khách thé loại (nhóm quan hệ xã hội cùng tính chất được một nhóm quy phạm
pháp luật hình sự bảo vệ), người định tội danh tiếp tục có cơ sở để khăng địnhhành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện do chương nào trong phần các tộiphạm của BLHS quy định Tuy nhiên, dé định đúng tội danh đối với các tộixâm hại tình dục người dưới 16 tudi ngoài việc căn cứ vào khách thé loại thìcòn phải căn cứ vào đối tượng tác động của các tội phạm này Theo đó, khách
thể của các tội phạm xâm hai tình dục người dưới 16 tudi là quyền bất khả xâm phạm về tình dục, về thân thé, danh dự và nhân pham của người dưới 16 tuôi Đối tượng tác động của các tội phạm này là người dưới 16 tuổi, do đó hành vi xâm hại tình dục không những xâm phạm đến thân thể, danh dự nhân pham của
người bị hại, mà còn trực tiếp cũng như gián tiếp tác động đến sự phát triển,hoàn thiện cả về mặt thê chất lẫn tinh thần của nạn nhân
Ngoài những cơ sở chung về hành vi, lỗi, chủ thể, khách thé, cơ sởpháp lý riêng của việc định tội danh đối với từng tội phạm xâm hại tình dục
người dudi 16 tuổi được quy định trong BLHS năm 2015 thông qua các điều luật về từng tội cụ thể như sau:
19
Trang 28Thứ nhất, đối với tội hiếp dâm người đưới 16 tuổi quy định tại Điều
142 BLHS năm 2015 Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là hành vi nguy hiểm
cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm
hình sự thực hiện một cách cố ý bằng cách dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực
hoặc lợi dụng tình trạng không thé tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạnkhác để giao cau hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới
16 tuổi trái với ý muốn của họ Như vậy, hành vi khách quan của tội hiếp dâm người dưới l6 tuổi được thực hiện thông qua một trong các hành vi sau: (1) Hành vi dùng vũ lực gồm các hành vi như: đánh, trói, giữ, bóp cô, nhằm vô hiệu hoá sự chống cự của nạn nhân; (2) Hành vi đe doa dùng vũ lực như doa giết, doa gây thương tích, làm tê liệt ý chí của nạn nhân, không chống lại
hành vi của người phạm tội; (3) Hanh vi lợi dụng tinh trạng không thể tự vệđược của nạn nhân là việc người phạm tội lợi dụng người bị hại không thể tự
vệ được như nạn nhân đang bị mê man, bị say rượu, bị bệnh lý, dé thực hiệnhành vi quan hệ tình dục trái với ý muốn của nạn nhân; (4) Thủ đoạn khác là
những thủ đoạn ngoài các hành vi đã nêu trên giúp cho người phạm tội thực
hiện được hành vi của mình như đầu độc nạn nhân, cho nạn nhân dùng thuốc
ngủ, thuốc kích thích, làm cho nạn nhân bị hạn chế hoặc mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi Dấu hiệu hành vi khách quan của tội hiếp dâm đòi hỏi hành vi giao cau hoặc hành vi quan hệ tình dục khác được thực hiện mà không đòi hòi hành vi này phải kết thúc về mặt sinh lý Trường hợp người phạm tội
thực hiện hành vi giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến đưới 16 tuổi thì phải xácđịnh ý chí của nạn nhân Nếu việc giao cau là thuận tình thì phải xác định là tộigiao cau hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi
đến dưới 16 tuổi theo Điều 145 BLHS Trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi giao cấu với nạn nhân dưới 13 tudi thì không cần xét đến ý chí của nạn
nhân mà trong hoàn cảnh nào dù nạn nhân có thuận tình hay không thuận tình
20
Trang 29đối với hành vi giao cấu thì người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự
về tội hiếp dâm người đưới 16 tuổi Như vậy, yếu tố về ý chí của nạn nhân
trong trường hợp này có ý nghĩa quan trọng trong việc định đúng tội danh giữa
các tội xâm hai tình dục người dưới 16 tuổi Về khách thé, tội phạm xâm phạm
quyền được tôn trọng và bảo vệ về danh dự, nhân phẩm và sự phát triển bìnhthường về thể chất và tinh thần của người dưới 16 tuổi Về mặt chủ quan, tội
phạm được thực hiện với lỗi có ý và chủ thé của tội phạm này là người đủ 14 tuổi trở lên và có năng lực TNHS.
Thứ hai, đôi với tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi quy định tại Điều 144 BLHS Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuôi là hành vi dùng những thủ đoạn khác nhau khiến người từ đủ 13 tuổi đến
dưới 16 tuổi đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình hoặc trong tình trạng quẫnbách phải miễn cưỡng giao câu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác.Cũng giống như tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ
13 tuổi đến dưới 16 tuổi có khách thé bị xâm phạm là quyền được tôn trọng và
bảo vệ về danh dự, nhân phẩm và sự phát triển bình thường về thể chất và tinhthần của người đưới 16 tuổi Về mặt khách quan, so với BLHS năm 1999 chỉ
quy định việc nạn nhân bị ép buộc phải thực hiện hành vi quan hệ tinh dục thi
Điều 144 BLHS năm 2015 đã bố sung thêm về hành vi quan hệ tình dục khác
nhằm phù hợp với diễn biến tình hình tội phạm thực tế diễn ra hiện nay Thủ
đoạn mà người phạm tội thực hiện là các hành vi như de doa, du dé bang lời
nói tình cảm, băng lời hứa, mua chuộc bằng tiền bạc, nói xấu bí mật đời tưhoặc dùng mọi thủ đoạn khác khiến nạn nhân đang lệ thuộc mình hoặc trongtình trang quan bách mà phải đồng ý cho giao cau hoặc phải thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác với người phạm tội một cách miễn cưỡng Khác với tội
hiếp dâm người dưới l6 tuổi, hành vi đe doa ở tội cưỡng dâm chưa làm tê liệt
ý chí nạn nhân mà chỉ khiến nạn nhân bị khống chế tư tưởng nhưng họ vẫn có
21
Trang 30khả năng phản kháng Nạn nhân là người bị lệ thuộc hoặc người trong tình
trạng khó khăn đặc biệt mà tự mình khó có thé khắc phục được, đòi hỏi phải
có sự hỗ trợ, giúp đỡ thì mới có thể vượt được qua khó khăn như đang thiếu
tiền để chữa bệnh, đóng hoc, nghĩa là họ đang trong tình trang quan bách,
thiếu sáng suốt để lựa chọn cách giải quyết cho phù hợp Khác với tội hiếpdâm người dưới 16 tuổi, đối với tội dam 6 người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16tuổi thì chủ thể còn phải có quan hệ lệ thuộc hoặc có quan hệ giúp đỡ người bịhại thoát khỏi tình trạng quẫn bách Quan hệ lệ thuộc ở đây có thể hiểu là
quan hệ về vật chất như các điều kiện về nuôi dưỡng, giúp đỡ, chăm sóc trong
cuộc sông Trong quan hệ xã hội như giữa giáo viên và học sinh, giữa bac
sĩ với bệnh nhân, ; trong quan hệ tín ngưỡng, quan hệ gia đình và các quan
hệ khác có lệ thuộc về mặt chủ quan và chủ thể của tội phạm, tội phạm cũng
được thực hiện với lỗi có ý và do người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực
TNHS thực hiện.
Thứ ba, đối với tội giao câu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục
khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi quy định tại Điều 145 BLHS.Khác với các tội phạm xâm hai tình dục người dưới 16 tuổi khác, chủ thé của
tội phạm này là chủ thé đặc biệt, phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên Nhà làm luật không dé cập đến thủ đoạn người phạm tội sử dụng dé thực hiện hành vi giao cầu hoặc quan hệ tình dục khác với nạn nhân hay xác định thái độ của nạn nhân nên có thé mặc nhiên hiểu rằng ở trường hợp này có sự đồng thuận
của nạn nhân đối với hành vi phạm tội Việc giao cau là tự nguyện và thoảthuận của cả hai bên không vì bat kỳ mục đích gì liên quan đến vật chat, tinhthần Sự thoả thuận đó được hiểu là cả hai bên đều có ý chí mong muốn đượcgiao cấu với nhau nhưng không vì bất kỳ mục đích gì liên quan đến vật chất,tỉnh thần như: cho giao cấu rồi nhận tiền bạc Sự thoả thuận này có trường
hợp do yêu đương nhất là ở những vùng có trình độ dân trí thấp vẫn còn duy
22
Trang 31trì tục lệ tao hôn Dấu hiệu tự nguyện, thuận tình trong trường hợp này là dau
hiệu để phân biệt tội phạm và xác định đúng tội danh ở Điều 145 với các tội
phạm ở Điều 142 và Điều 144 BLHS Mặc dù có chủ thé đặc biệt, nhưng
cũng giống như tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi va tội giao cấu với người từ
đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội phạm này được thực hiện với lỗi cố ý và xâm
phạm quyền được tôn trong va bảo vệ về danh dự, nhân phẩm và sự phát triểnbình thường về thé chat và tinh than của người đưới 16 tudi
Thứ tư, đối với tội đâm 6 với người dưới 16 tuổi quy định tại Điều 146 BLHS Chủ thé của tội dâm 6 với người dưới 16 tuổi phải là người từ đủ 18
tudi trở lên Dâm 6 là hành vi của những người cùng giới tính hoặc khác giới
tính tiếp xúc về thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận
sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi
có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục Hành vi dâmô rất
đa dạng với nhiều biểu hiện khác nhau, đó là việc người phạm tội sờ mó bộ
phận sinh dục của nạn nhân (âm hộ, dương vật hoặc những bộ phận nhạy cảm
khác của nạn nhân mông, hậu môn) hoặc người phạm tội bắt nạn nhân sờ mó,hôn hít bộ phận sinh dục của mình nhằm thỏa mãn ham muốn dục vọngnhưng không có ý định giao cau hay thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác
với nạn nhân Các hành vi dâm ô cụ thê được hướng dẫn tại khoản 3 Điều 3 Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP ngày 01/10/2019 của Hội đồng Tham phán Toà án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các Điều
141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án
xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi Bộ phận sinh dục ở đây bao gồm bộ
phận sinh dục nam là dương vật và bộ phận sinh dục nữ là âm hộ, âm đạo Bộ
phận nhạy cảm bao gồm háng, đùi, bìu, mu, hậu môn, mông, vú Bộ phận
khác trên cơ thé ngoài bộ phận sinh dục và bộ phận nhạy cảm ra ví dụ như
tay, chân, lưỡi, mũi, gáy, cô, bụng, Nạn nhân của tội phạm này phải là
23
Trang 32người dưới l6 tuổi, có thể là nữ hoặc nam Việc tự nguyện của nạn nhân
không phải là căn cứ loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội bởi
vì độ tuổi và nhận thức của nạn nhân rất non not, chưa được xem là trưởng
thành để đủ chín chắn nhìn nhận được bản thân đang bị xâm hại Bởi vậy,
việc xử lý hành vi dâm 6 không xem xét về yếu tố tự nguyện của nạn nhân màđiều quan trọng nhất là độ tuổi của nạn nhân Về mặt chủ quan và khách thê
của tội phạm, tội phạm được thực hiện với lỗi cỗ ý và khách thé bị xâm phạm
là quyền được tôn trọng và bảo vệ về danh dự, nhân pham và sự phát triển bình thường về thé chat và tinh than của người dưới 16 tuổi.
Thứ năm, tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm quy
định tại Điều 147 BLHS Tội phạm này có dấu hiệu chủ thé đặc biệt - phải là
người đủ 18 tuổi trở lên Tội phạm có hai nhóm hành vi khách quan bao gồm:
Nhóm hành vi thứ nhất là lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tudi
trình diễn khiêu dâm và nhóm hành vi thứ hai là lôi kéo, du dỗ, ép buộc người
dưới 16 tuôi trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm Việc khiêu dâm
được thực hiện dưới các dạng: (1) Khiêu dâm bằng động tác: Là hành vi ănmặc hở hang, gợi cảm hoặc làm nhiều động tác kích thích như cởi bỏ hay hé
mở quần áo ở những vùng kín, thậm chí người khiêu dâm có thé kích thích đối phương băng cách va chạm nhẹ hay mạnh phần nhạy cảm vào thân thé của đối phương: (2) Khiéu dâm bang hình anh: là việc sử dung những bức anh chụp trong tư thế hở toàn bộ hoặc hở một phần bộ phận nhạy cảm của phụ nữ
hoặc nam giới; (3) Khiêu dâm bằng lời nói: là việc quyến rũ đối phương bằngnhững ngôn từ liên quan đến tình dục ở nhiều mức độ nặng hoặc nhẹ nhằmmục đích kích thích tình dục của đối phương Các hình thức trình diễn khiêudâm, trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm được hướng dẫn cụ thê
tại khoản 4, 5, 6 Điều 3 Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP ngày 01/10/2019 của Hội đồng Thâm phán Tòa án nhân dân tối cao Hành vi tội phạm sử dụng
24
Trang 33người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm có thé thực hiện một trong những
hành vi khách quan như: Hành vi lôi kéo là sử dụng hành động, cử chỉ và lời
nói khiến cho bị hại tự nguyện làm theo; hành vi dụ dỗ là việc người phạm tội
dùng những lời hứa hẹn dé bị hại thấy được những lợi ích mà mình nhận được
dé thực hiện các hành vi khiêu dâm nêu trên; hành vi ép buộc là việc ngườiphạm tội dùng hành động, lời nói dé bị hại phải thực hiện hành vi khiêu dâmmặc dù họ không mong muốn thực hiện Cũng như các tội phạm trên, tội sử
dụng người dưới 16 tudi vào mục đích khiêu dâm được thực hiện với lỗi cô ý
và có khách thể bị xâm phạm là quyền được tôn trọng và bảo vệ về danh dự,
nhân phẩm của người dưới 16 tuổi
Như vậy, căn cứ pháp lý của việc định tội danh đối với các tội xâm hại tình
dục người dưới 16 tuổi chính là các quy định về các tội phạm này trong BLHS và
các văn bản hướng dẫn thi hành Khi định tội danh đối với các tội phạm này cần
căn cứ vào các yếu tố về khách thé, chủ thé, hành vi khách quan, mặt chủ quan vàđặc biệt là đối tượng tác động (người dưới 16 tuổi) của tội phạm
1.2 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và căn cứ quyết định hình phạt
đối với các tội phạm xâm hai tinh dục người dưới 16 tuổi
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của quyết định hình phat đối với các tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi
1.2.1.1 Khái niệm quyết định hình phạt đối với các tội phạm xâm hạitình dục người dưới 16 tuổi
Quyết định hình phạt đúng, chính xác là hoạt động có ý nghĩa rất quan
trọng đối với việc bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người phạm tội, nâng cao uy tín của Tòa án, được dư luận xã hội đồng tình và qua đó, thực hiện tốt
các mục đích hình phạt, cũng như nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng ngừa vàchống tội phạm, giáo duc, cai tạo người phạm tdi
Thuật ngữ quyết định hình phạt xuất hiện lần đầu tiên trong BLHS năm
1985 Từ BLHS năm 1985 cho đến BLHS năm 2015 hiện nay, thuật ngữ này
25
Trang 34vẫn được giữ nguyên nhưng cho tới nay vẫn chưa có một văn bản quy phạm
pháp luật hình sự nào xác định khái niệm quyết định hình phạt Mặc dù chưa
có khái niệm chung về quyết định hình phạt, nhưng đây cũng là nội dung
được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm định nghĩa:
Trong Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam của Khoa Luật, Đại học Quốc
gia Hà Nội, các tác giả cũng đưa ra khái niệm:
Quyết định hình phạt là việc Toà án lựa chọn loại hình phạt cụ thể
(bao gồm hình phạt chính và có thé cả hình phạt bổ sung) với mức
độ cụ thể trong phạm vi luật định dé ap dung đối với người phạm
tội [24, tr 416].
Theo tác giả Lê Văn Đệ:
Quyết định hình phạt là sự lựa chọn loại hình phạt và xác định mứchình phạt cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng đối với ngườiphạm tội cụ thể [13, tr 161]
Tác giả Trịnh Tiến Việt đưa ra khái niệm:
Quyết định hình phạt là việc Toà án (Hội đồng xét xử) lựa chọn loại
và mức hình phạt để áp dụng đối với người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội dựa trên các nguyên tắc quyết định hình phạt và các căn cứ quyết định hình phạt mà Bộ luật Hình sự hiện
hành quy định [65, tr 324].
Mặc dù mỗi tác giả đều đưa ra các khái niệm khác nhau nhưng các kháiniệm đều có điểm chung cho rằng quyết định hình phạt là việc Toà án lựachọn loại hình phạt cụ thé (bao gom hinh phat chinh va hinh phat bô sung) vớimức độ cụ thể trong phạm vi luật định dé áp dụng cho người phạm tội
Khái niệm quyết định hình phạt có thể được hiểu theo nhiều nghĩa
nhưng với cách hiểu nào thì nội dung cơ bản vẫn là quyết định hình phạt
chính Do đó, trong phạm vi của luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu
26
Trang 35quyết định hình phạt theo nghĩa hẹp, cụ thê là việc lựa chọn hình phạt tương
ứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm về quyết định hình
phạt như sau: Quyết định hình phạt là hoạt động áp dụng pháp luật hình sự,
do Toà án có thẩm quyền thực hiện sau khi đã định tội danh (xác định toi
sau: Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142 BLHS), Tội cưỡng dâm
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144 BLHS), Tội giao cấu hoặc
thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến đưới 16tuổi (Điều 145 BLHS), Tội dâm 6 đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146BLHS), Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147BLHS) Quyết định hình phạt có mối liên hệ mật thiết với hoạt động định tội
danh Việc xác định đúng tội danh đối với các tội xâm hại tình dục người dưới
16 tuổi tạo tiền đề cho việc quyết định hình phạt đúng.
Như vậy, có thé đưa ra khái niệm quyết định hình phạt đối với các tội
xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi như sau: Quyết định hình phạt đổi vớicác tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi là hoạt động áp dụng phápluật hình sự do Tòa án có thẳm quyên thực hiện sau khi đã xác định được toidanh để xác định hình phạt, mức hình phạt cụ thể áp dụng đối với người
phạm các tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi tại Điều 142 BLHS, tội cưỡng dâm người từ du 13 tuổi đến dưới 16 tuổi tại Điều 144 BLHS, tội giao cầu hoặc
27
Trang 36thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
tuổi tại Điều 145 BLHS, tội dâm 6 doi với người dưới 16 tuổi tại Điều 146
BLHS và tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm tại Điều 147
BLHS sao cho phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành
vi phạm tội theo quy định của BLHS.
1.2.1.2 Đặc điểm cua quyết định hình phạt đối với các tội phạm xâm
hại tình dục người đưới 16 tuổi
Từ khái niệm quyết định hình phạt đối với các tội phạm xâm hại tình dục
người đưới 16 tuổi, có thé nhận thấy hoạt động này có các đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, quyết định hình phạt đối với các tội phạm xâm hại tình dục
người dưới 16 tuổi là hoạt động được Tòa án thực hiện trong giai đoạn xét xử
sau khi đã xác định được tội danh Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự,
TNHS và chế tài áp dụng đối với người phạm tội chỉ phát sinh khi hành vi phạmtội đó được Toà án xét xử trên cơ sở các quy định của pháp luật hình sự và tốtụng hình sự Thông qua hoạt động xét xử, Toà án kết luận về tội phạm người đó
đã thực hiện từ đó quyết định chế tài đối với người phạm tội Vì vậy, quyết địnhhình phạt luôn là hoạt động mà Tòa án thực hiện đối với từng tội phạm cụ thể
dựa trên những quy định của pháp luật hình sự trong quá trình xét xử Chỉ khi
lựa chọn chính xác các quy phạm của BLHS mới có thê có được quyết định hình phat đúng dan, đảm bảo hình phạt được tuyên không chỉ có tính pháp lý mà còn
là phương án tối ưu dé đạt được các mục đích của hình phat.
Thứ hai, quyết định hình phạt đối với các tội phạm xâm hại tình dụcngười dưới 16 tuổi do Toà án thực hiện trên cơ sở quy định của BLHS Ngườiphạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự và bị áp dụng hình phạt thì vấn đềquyết định hình phạt mới được Toà án thực hiện sau khi đã định xong tộidanh Đối với hình phạt chính, Toà án phải lựa chọn một hình phạt cụ thétrong các hình phạt chính nếu trong khung hình phạt có nhiều loại hình phạt
28
Trang 37khác nhau Sau đó, dé đưa ra phán quyết cuối cùng, Toà án phải xác định mức
hình phat cụ thé trong phạm vi điều luật của BLHS quy định dé tuyên án đối
với người phạm tội Với bản chất là hoạt động áp dụng pháp luật hình sự nên
hoạt động quyết định hình phạt đối với các tội xâm hại tình dục người dưới 16
tudi của Tòa án bắt buộc phải dựa trên các quy định của BLHS
Thứ ba, quyết định hình phạt đối với các tội phạm xâm hại tình dục
người dưới 16 tuổi áp dụng đối với cá nhân có hành vi phạm tội Trước khi
BLHS năm 2015 có hiệu lực thi hành, chỉ có cá nhân là chủ thé của tội phạm.Đến BLHS năm 2015, bên cạnh cá nhân phạm tội, pháp luật hình sự đã quy
định pháp nhân thương mại cũng phải chịu TNHS như đối với cá nhân Tuy nhiên, đối với các tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi thì chủ thể
thực hiện hành vi phạm tội chỉ có thể là cá nhân, pháp nhân thương mạikhông thé là chủ thé của các tội phạm này Vì vậy, khi nghiên cứu về quyếtđịnh hình phạt đối với các tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tudi chỉnghiên cứu đối với chủ thé là cá nhân
Thứ tư, quyết định hình phạt là việc Tòa án chựa chọn loại hình phạt cụthé, quyết định một mức nhất định trong phạm vi mà BLHS đã quy định dé áp
dụng đối với người phạm tội Đối với hình phạt chính, Toà án phải lựa chọn một hình phạt cụ thé trong các hình phạt chính nếu trong khung hình phạt có
nhiều loại hình phạt khác nhau Sau đó áp dụng một mức cụ thể cho người
phạm tội trong giới hạn được điều luật quy định đối với các tội phạm xâm hại
tình dục người dưới 16 tuổi Đối với các hình phạt chính là cảnh cáo, trụcxuất, tù chung thân hoặc tử hình thì Toà án không cần xác định mức hình phạt
mà chỉ cần lựa chọn loại hình phạt nào được áp dụng bởi BLHS không quyđịnh mức hình phạt đối với các hình phạt này Trường hợp hình phạt được ápdụng là hình phạt tù, Toà án cần tuyên một mức cụ thể là bao nhiêu
tháng/năm tù được giới hạn trong phạm vi mà BLHS quy định đối với tội
29
Trang 38phạm đó Đối với các hình phạt bổ sung áp dụng cho người thực hiện các tộiphạm xâm hại tình dục người đưới 16 tuổi, BLHS quy định Toà án được lựa
chọn loại hình phạt tương tự như hình phạt chính Tuy nhiên, việc Toà án lựa
chọn loại hình phạt bổ sung (có thé là một hoặc nhiều loại nếu luật quy định
có thé áp dụng nhiều loại hình phạt bổ sung) và xác định mức hình phạt trongphạm vi cho phép phải căn cứ vào từng tội cụ thể Bởi không phải tất cả cácloại hình phạt bổ sung đều được áp dụng cho nhóm tội này Việc áp dụng hìnhphạt bé sung là nhăm hỗ trợ và giúp cho hình phạt chính đạt được hiệu quả,
mục đích khi áp dụng.
1.2.1.3 Ý nghĩa của quyét dinh hinh phat đối với các tội phạm xâm hại
tình dục người dưới 16 tuổi
Quyết định đúng hình phạt đối với các tội phạm xâm hại tình dục người
dưới 16 tuổi có ý nghĩa quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống cáctội phạm này trên thực tế, được thé hiện ở các điểm sau:
Thứ nhất, quyết định hình phạt đúng pháp luật, công bằng đối với cáctội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi là tiền đề cho việc đạt được
mục đích của hình phạt Hình phạt có mục đích chính là trừng tri người phạm
tội, phòng ngừa tội phạm (phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng), cải tạo
người phạm tội và thể hiện sự lên án của Nhà nước đối với người phạm tdi Hai mục đích này của hình phạt có sự tác động qua lại và liên hệ mật thiết với nhau Nếu hình phạt chỉ nhằm trừng trị người phạm tội thì có nghĩa luật hình
sự chỉ đừng ở mức độ nêu ra phương tiện dau tranh với tội phạm mà chưa giảiquyết được vấn đề cơ bản là phương tiện đó suy cho cùng thì hướng vào cái
gì Do đó, cái chủ yếu trong mục đích của hình phạt là thông qua việc trừngtrị người phạm tội mà tác động vào tư tưởng, ý thức của họ dé họ nhận ra sai
lầm của mình, sửa chữa, cải tạo mình trở thành công dân có ích cho xã hội, có
ý thức tôn trọng pháp luật và các quy tắc của cuộc sông, hạn chế hoặc loại trừ
30
Trang 39điều kiện phạm tội lại của người bị kết án Vì vậy, khi quyết định hình phạt,
Toa án không được coi nhẹ bất cứ mục đích nào Nếu coi mục đích nào, sẽ tạo
ra tâm lý cho người phạm tội là họ nhận được một hình phạt không hợp lý,
không công bằng, do đó họ luôn luôn mang tư tưởng ức chế, phải chịu một
hình phạt không tương xứng với hành vi phạm tội của mình, từ đó họ không
tin tưởng vào các cơ quan bảo vệ pháp luật Và họ không tin rằng khi cố gắng
cải tạo thật tốt họ sẽ sớm được trở về với gia đình và cộng đồng Ngược lại,
nếu quan trọng hoá việc giáo dục, cải tạo mà coi nhẹ mặt trừng trị Không thấy hết được hình phạt là công cụ dé đấu tranh phòng, chống tội phạm va việc trừng trị bằng hình phạt, là sự phản ứng của Nhà nước đối với tội phạm, thì có thể dẫn đến việc quyết định hình phạt quá nhẹ, không tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.
Thứ hai, quyết định hình phạt đúng đối với người phạm các tội xâm hạitình dục người dưới 16 tudi là cơ sở quan trọng dé có thé nâng cao hiệu quảcủa hình phạt Dé hình phạt có tác dụng trực tiếp, phát huy được hiệu qua củamình thì việc quy định hình phạt, áp dụng hình phạt cũng phải tính đến diễnbiến tình hình tội phạm nói chung và các tội phạm xâm hại tình dục người
dưới 16 tuổi nói riêng, từ đó xác định được yêu cầu đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm một cách thiết thực Như vậy, có thé thấy hiệu quả của hình phạt đạt được ở mức độ nào phụ thuộc nhiều nhất vào hoạt động quyết định hình phạt Việc xây dựng hệ thống pháp luật hình sự hoàn thiện chỉ có ý nghĩa
khi quyết định hình phạt trong thực tế được đúng Các yếu t6 xã hội khác bảođảm hiệu quả của hình phạt như phổ biến, giáo dục ý thức pháp luật cho côngdân, tổ chức công dân, tô chức tự nguyện tuân theo đều không có hiệu quảnếu quyết định hình phạt thực tế của tòa án không đúng Ngoài ra, nếu hình
phạt không tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm thì
người bị kết án không nhìn thay su cong bang của hình phạt, không tích cực
31
Trang 40cải tạo để trở thành thành viên có ích cho xã hội và gây dư luận xấu trong
nhân dân Vì vậy, quyết định hình phạt đúng đối với các tội xâm hại tình dục
người dưới 16 tudi là điều kiện tiên quyết cho việc loại bỏ những hậu quả tiêu
cực gây ra cho xã hội, qua đó góp phần đảm bảo và nâng cao hiệu quả của
hình phạt trong thực tiễn.
Thứ ba, quyết định hình phạt đúng đối với các tội phạm xâm hại tình dục
người đưới I6 tuổi là điều kiện để đảm bảo tính khả thi của hệ thống hình phạt.
Tính khả thi của hệ thống hình phạt biểu hiện băng khả năng thực hiện
được và có hiệu quả trên thực tế, cu thé là trong công tác thi hành án Các hình phạt chính và hình phạt bổ sung được áp dụng đối với các tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi tương đối đa dạng, do đó việc lựa chọn đúng loại hình phạt và mức độ áp dụng phù hợp với tính chất, mức độ của từng tội
phạm cụ thể trong từng hoàn cảnh xác định của từng vụ án có ý nghĩa trongviệc đảm bảo khả năng thực thi trên thực tế Qua đó, giúp các cơ quan thihành án hình sự tô chức thực hiện tốt nhiệm vụ Vì vậy, tinh khả thi, hiệu quacủa hệ thống hình phạt chỉ có thé được đảm bảo nếu tòa án quyết định đúnghình phạt, kết hợp hình phạt với việc đào tạo người phạm tội và phát huy tính
hiệu quả của hình phạt trong dau tranh chống tội phạm.
Thứ tw, quyết định hình phạt đúng đối với các tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi góp phần đảm bảo pháp chế và trật tự xã hội Tôn trọng pháp luật và yếu tố quyết định dé pháp luật được chấp hành một cách
nghiêm chỉnh Nếu pháp luật bị vi phạm ở một mức độ nào đó, điều đó cónghĩa là nhà nước pháp quyền không thé được đảm bảo Dé pháp luật đượcthực hiện nghiêm chỉnh thì quyết định hình phạt đúng đối với các tội phạmxâm hai tình dục người đưới 16 tuổi có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nếuquyết định hình phạt không khách quan, không thê hiện được tính nghiêm
minh của pháp luật sẽ làm cho pháp luật, các quy tắc, các quyền và lợi ích
32