1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Định tội danh đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế)

84 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN HUỲNH ANH QUOC

ĐỊNH TOI DANH DOI VOI TOI TANG TRU TRAI PHÉP CHAT MA

TUY THEO LUAT HÌNH SỰ VIỆT NAM (TREN CO SỞ THỰC

TIEN TAI DIA BAN TINH THUA THIEN HUE).

Mã số : 8380101.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Chu Thị Trang Vân

Hà Nội - 2023

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của

riêng tdi.

Các kết quả nêu trong Luận văn vẫn chưa được công bồ trong bat kỳ

công trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học

Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Phòng đào tạo và quản lý học viên và toàn thé quý giảng viên — những người đã dạy dỗ, giúp đỡ và chỉ bảo cho em trong suốt quá trình học chương trình Thạc sĩ tại trường.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Chu Thị Trang Vân là cô giáo

đã hướng dẫn, định hướng và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình

nghiên cứu, thực hiện đê tài luận văn Thạc sĩ của mình.

Em xin gửi lời cảm ơn đên gia đình, bạn bè, những người luôn động viên

giúp em hoàn thành luận văn này.

Cuôi cùng, em xin kính chúc các thây giáo, cô giáo trong Hội đông

trường Đại học Quôc gia Hà Nội luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, công tác tôt,

tiép tục sự nghiệp giáo dục vẻ vang công hiên cho dat nước.

Trang 4

DANH MỤC TU VIET TAT

Trang 5

MỤC LỤC

Chương 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VE QUY ĐỊNH TOI DANH DOI VỚI TOI TANG TRU TRÁI PHÉP CHAT MA

1.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của việc định tội danh đối với Tội

tàng trữ trái phép chất ma fúy - 5c ke EEEEErEerkerkerkrree 8 1.1.1 Khái niệm về định tội danh doi với Tội tàng trữ trái pháp chất

1.1.2 Đặc điểm của việc định tội danh doi với Tội tàng trữ trái phép

CHẤT MA ẨÍ(, 2 55-525 EEEEEEEEEEEEEE11221211211211111121.1.11 1e 12

1.1.3 Ý nghĩa của việc định tội danh dỗi với Tội tàng trữ trái phép

CHẤT MA ẨÍ(, 5-5 56 SStÉEEEEEEEEEEEEEE1121111211 211.1121111 rye 15 1.2 Cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học của định tội danh đối với Tội tàng trữ trái phép chất ma túy - 2 2+SE+EESEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkerrrrei 18

1.2.1 Cơ sở pháp lý của việc định tội danh doi với Tội tàng trữ trái

pháp chất MA fÍỊy + 5c SccctcTtEEE E1 E122 18 1.2.2 Cơ sở khoa học của việc định tội danh đối với Tội tàng trữ trái

pháp chất ma fÍjy 55c SscctEE E1 E121 20

1.3 Các giai đoạn định tội danh đối với Tội tàng trữ trái phép chất ma

1.4 Những yếu tô ảnh hưởng đến việc định tội danh đối với Tội tàng

trữ trái phép chat ma túy -2- 2 SE 2ES2ESEEEEEEEEErkerkerkrrree 27

Kết luận Chương 1 - 2-2-5 +E£2E2EE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEcrkrrree 31Chương 2: THỰC TIEN ĐỊNH TOI DANH DOI VỚI TOI TANG TRUTRÁI PHÉP CHAT MA TÚY TREN DIA BAN TINH THỪA THIENHUE TRONG GIAI DOAN KHOI TO, DIEU TRA, TRUY TO, XET XU

Trang 6

2.1 Khái quát đặc điểm, tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh

Thừa Thiên Huế - 2-22 2 S£+2E+2E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrrkerkrrrrees 32

2.2 Khái quát đặc điểm, tình hình Tội tàng trữ trái phép chất ma túy

và hoạt động định tội danh trên địa ban tỉnh Thừa Thiên Huế 34

2.2.1 Khái quát đặc điểm, tình hình Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý

¬— _& 34

2.2.2 Định tội danh đối với tội tàng trữ trái phép chất ma tuý trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên HuỄ 2252 +S<+EEeEEeEEEEEEEEEEEEerkerkerkrree 36

2.3 Kết quả đạt được trong việc định tội danh đối với Tội tàng trữ trái

phép chat ma túy trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 37

2.4 Một số hạn chế, vướng mắc trong hoạt động định tội danh đối với

Tội tàng trữ trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

và nguyên nhân - - ¿c1 1321113211391 1 11159115 111 1 8111 11g Hy rệt 39 2.4.1 Bat cập trong các quy định của pháp luật 40 2.4.2 Còn tình trạng nhằm lẫn giữa tình tiết định tội, định khung và

tình tiết tang nặng trách nhiệm Hình sự àằẶàcccc«eeeeeeees 42 2.4.3 Còn tinh trạng chưa xác định hết hành vi phạm tội 43

2.4.4 Còn trường hợp định tội chưa chính xác - 44

2.5 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế - 46 Kết luận Chương 2 - 2-52 9S SESEE2 2E XE EE1121121521111111 21211111 c0 50 Chương 3: YÊU CẢU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG

ĐỊNH TOI DANH DOI VỚI TOI TANG TRU TRÁI PHÉP CHAT MA

TUY 51

3.1 Yêu cầu nâng cao chat lượng định tội danh đối với Tội tang trữ

trái phép chất ma túy ess SE E2 1221271271211 cre, 51 3.1.1 Yéu cầu định tội danh đúng các quy định của pháp luật 51 3.1.2 Yêu cầu của việc định tội danh phải đảm bảo day đủ hơn quyền

con HgHỜI, quyền và lợi ích chính dang của công dân 52

Trang 7

3.1.3 Yêu cầu của pháp chế xã hội chủ nghĩa và cải cách tư pháp, xây

dựng nhà nước pháp qHVÊN -+©22©c<+c<+EteEteEtcEEcEEErrrkerkerrees 55

3.2 Giải pháp nâng cao chat lượng định tội danh đối với Tội tàng trữ

trái phép chất ma túy 2-52 SE+S£+E£EEEEEEEE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEerkrrree 58

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện trong công tác định tội danh 58

Kết luận chương 3 - 2-2-5221 12E1E217171211211211 111111 cE1 xe 69

KẾT LUẬN - 2-5252 SE E12 1E EEEEE2112112112112112111111.11121111 211111 70DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2. ©2¿222+se22EESeczei 72

Trang 8

MỞ DAU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm vừa qua, các tội phạm về ma túy đang có sự biến đổi

tăng dần về số lượng, tính chất, mức độ, thậm chí là có xu hướng trẻ hóa, gây

ảnh hưởng tiêu cực, nghiêm trọng đến van đề an ninh, trật tự xã hội cũng như

sức khỏe cộng đồng Đồng thời, Việt Nam gần khu vực vùng tam giác Vàng,

là nơi mà đối tượng có thé lợi dụng dé vận chuyên ma tuý, tiêu thụ ma tuý, do đó tình hình tội phạm về ma tuý luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm.

Sự chú trọng, quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác đấu tranh,

phòng, chống tội phạm ma túy thé hiện ở khía cạnh hệ thống pháp luật hình

sự và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành cũng ngày càng được hoàn

thiện Tuy nhiên, thực tiễn xét xử các VAHS ở địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

cho thấy, hiện nay, các cơ quan THTT vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc định tội danh đối với các tội phạm về ma túy, đặc biệt là các

tội có những dấu hiệu pháp lý tương đồng hoặc dé nhằm lẫn với nhau, cũng như các chuyên biến trong hành vi như Tội vận chuyền trái phép chất ma túy

và Tội tàng trữ trái phép chất ma túy Dé giải quyết vụ án một cách chính xác, đúng người, đúng tội, có căn cứ và đúng pháp luật, góp phần bảo vệ các quyền công dân cũng như lợi ich của Nhà nước bằng pháp luật hình sự, tránh

các trường hợp áp dụng không đúng, chưa xem xét kỹ tính chất, mức độ dẫn đến việc thiếu xót trong hoạt động định tội danh, việc hủy án, sửa an, tôi xin

lựa chọn đề tài: “Định tội danh đối với Tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh Thừa

Thiên Hué)”.

Trang 9

Tình hình nghiên cứu đề tài

Hoạt động xác định tội phạm hay nói cách khác là hoạt động định tội

danh là tiền đề dé phân định chính xác, hợp lý, đúng pháp luật trách nhiệm

hình sự và hình phạt đối với người phạm tội, có ý nghĩa hết sức quan trọng

trong việc giải quyết vụ án, phòng ngừa tội phạm Dinh tội danh đối với Tội

tàng trữ trái phép chất ma túy trong pháp luật hình sự Việt Nam nhận được rất nhiều sự quan tâm, nghiên cứu, đánh giá của các tác giả và đã có nhiều công

trình nghiên cứu, bài viet vê van dé này, có thê kê đên như:

Nhóm sách, giáo trình đề cập đến các quy định của pháp luật tố tụng sự hình về định tội danh đối với Tội tàng trữ trái phép chất ma túy như: Lê Cảm, Trịnh Quốc Toản (2011), Định tội danh (Ly luận, Lời giải mẫu và 500 bài

tập), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội; Võ Khánh Vinh (2015), Giáo trình Lý luận chung về định tội danh, Nxb Dai học Hué, Thừa Thiên Huế; Võ Khánh Vinh (2014), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam — Phân chung, Nxb Khoa học

xã hội, Hà Nội; Trường Đại học Luật- Đại học Quốc Gia Hà Nội (2023), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội các nhóm sách,

giáo trình nói trên chủ yếu tập chung việc đưa ra khái định tội danh, căn cứ

pháp lý và căn cứ khoa học của định tội danh đối với Tội tàng trữ trái phép

chất ma túy theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành.

Nhóm các bài nghiên cứu, bài viết liên quan đến định tội danh đối với Tội tảng trữ trái phép chất ma túy được đăng trên các sách tham khảo, báo, tạp chí như: Trịnh Quốc Toản (1999), Mét số vấn đề lý luận về định tội danh

và hướng dẫn giải bài tập về định tội danh, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội; Lê Cảm (2000), Một số van dé lý luận chung về định tội danh, Nxb Công an

nhân dân, Hà Nội; Lê Đăng Doanh (2020), Một số vẫn đề liên quan đến việc

Trang 10

định tội danh trong nhóm các tội phạm về ma tuý, tap chí Toà án nhân dân số

4, tr.21-25

Ngoài ra, dé tài định tội danh đối với Tội tàng trữ trái phép chất ma túy

còn được nhiều học giải nghiên cứu, làm đề tài luận văn thạc sĩ như: Nguyễn

Thanh Dung (2012), Định tội danh đối với các tội phạm vỀ ma tủy, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; Phạm Hồng Thủy

(2016), Tội tàng trữ, vận chuyển, mua ban trải phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở s6 liệu thực tiễn xét xử tại dia bàn thành pho Da

Nang), Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Dai hoc quốc gia Hà Nội, Hà

Như vậy, các đề tài nghiên cứu nêu trên đã nghiên cứu về hoạt động

định tội danh Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý ở nhiều khía cạnh khác nhau

hoặc gắn vào những thực tiễn nhất định Đây là những nguồn tài liệu tham khảo quan trọng dé tác giả tiếp cận được nhiều khía cạnh cũng nhưng quan

điểm của những học giả nghiên cứu khác để đưa ra được những cơ sở khoa

học có tính chính xác cao Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực

từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 với những thay đôi về đáng ké về việc định tội

danh đối với Tội tàng trữ trái phép chất ma túy nhưng chưa có nhiều công trình nghiên cứu về định tội danh đối với Tội tàng trữ trái phép chất ma túy nói chung và gan chặt với thực tiễn tai dia bàn Tinh Thừa Thiên Huế Đặc biệt

chưa có công trình nghiên cứu cập nhật nghiên cứu thực tiễn áp dụng trong

giai đoạn từ năm 2019 đến 06 tháng đầu năm 2023 Vì vậy, việc nghiên cứu ở phương diện lý luận và thực tiễn “Định tội danh đối với Tội tàng trữ trái

phép chất ma túy theo luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn

tỉnh Thừa Thiên Huế)” trong giai đoạn từ năm 2019 đến 06 tháng đầu năm

2023 là cần thiết, góp phần làm mới các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn ở

nước ta hiện nay.

Trang 11

2 Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Phân tích, làm rõ một cách khoa học những van dé lý luận và ứng dụng thực tiễn về định tội danh Tội tàng trữ trái phép chất ma túy trong pháp luật hình sự Việt Nam, tại một địa bàn cụ thê là tỉnh Thừa Thiên Huế Từ đó đưa

ra các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động định tội danh

đối với Tội tàng trữ trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

nói riêng, toàn quôc nói chung.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, phân tích làm rõ các vẫn đề lý luận về định tội danh đối với Tội tàng trữ trái phép chất ma túy, phân tích, xây dựng được các khái niệm định tội danh đối với Tội tàng trữ trái phép chất ma túy, cơ sở khoa học và cơ

sở pháp lý của việc định tội danh đối với Tội tàng trữ trái phép chất ma túy, nêu ý nghĩa của việc định tội danh đối với Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý trong thực tiễn giải quyết vụ án hình sự.

Thứ hai, phân tích các quy phạm pháp luật hình sự, tố tụng hình sự đang có hiệu lực pháp luật liên quan đến việc định tội danh Tội tàng trữ trái

phép chất ma tuý bao gồm: những căn cứ pháp lý và cơ sở khoa học của định tội danh đối với Tội tàng trữ trái phép chất ma túy.

Thứ ba, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động định tội danh đối với Tội tàng trữ trái phép chất ma túy trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế, từ

đó đưa ra các vướng mắc, khó khăn trong hoạt động định tội danh trên của

Tỉnh.

Trang 12

Thứ tư, đưa ra các yêu cầu, phương hướng cũng như đề xuất các giải

pháp, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động định tội danh đối với Tội tàng trữ trái phép chất ma túy của Cơ quan tiến hành tố tụng.

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là những vấn đề lý luận về định

tội danh và quy định liên quan đến việc định tội danh đối với Tội phạm tàng trữ trái phép chất ma túy trong Bộ luật hình sự Việt Nam, Luật tố tụng hình

sự Việt Nam Thực trạng định tội Tội tàng trữ trái phép chất ma túy ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

4.2 Phạm vỉ nghiên cứu:

Dựa trên thực tiễn 4 năm của tỉnh Thừa Thiên-Huế (2019-2023), đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận về xác định tội tàng trữ trái phép chất ma túy

trong Bộ luật Hình sự Việt Nam tại địa phương này.

5 Phương pháp nghiên cứu và phương pháp luận nghiên cứu khoa

5.1 Phương pháp luận

Luan văn vận dung chủ nghĩa Mác - Lénin đặc biệt là chủ nghĩa duy vat

biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài Đồng thời lấy

quan điểm, nguyên tắc, đường lối của Đảng chỉ đạo trong tình hình mới cũng như đường lối xây dựng đất nước pháp quyền hiện nay của nước ta Tôn trọng triệt dé quyền con người, chính sách hình sự, tinh than cải cách tư pháp, coi hoạt động của bộ máy nhà nước là phương pháp nghiên cứu cốt lõi để nghiên

cứu các nội dung trong xuyên suôt quá trình thực hiện đê tài Luận văn.

Trang 13

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận, luận văn sử dụng các phương pháp cụ

thể của luật hình sự và luật tố tụng hình sự như: sử dụng phương pháp phân

tích để phân tích, lý giải những vấn đề cơ bản; các khái niệm, đặc điểm của

tội phạm hình sự trong các thời kỳ có sự thay đổi và phát triển luật hình sự và luật tố tụng hình sự liên quan đến Tội tàng trữ trái phép chất ma túy Làm rõ bản chất, chức năng và ý nghĩa của việc định tội Tội tàng trữ trái phép chất ma túy trong quá trình giải quyết của VAHS Phương pháp này sử dụng

nhiêu nhat tại chương | của luận văn.

- Phương pháp thống kê - tổng hợp được sử dụng cho việc thu thập và

xử lý một cách khoa học, hiệu quả các số liệu liên quan đến thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự trong việc định tội danh đối với Tội tàng trữ trái phép chất ma túy trên thực tiễn địa bàn thành phố Thừa thiên Huế trong giai đoạn từ năm 2019 đến 6 tháng đầu năm 2023; làm

cơ sở để đánh giá tính khoa học của pháp luật về Tội tàng trữ trái phép chất

ma túy, đánh giá vai trò, giá trị của việc quy định cũng như áp dụng quy định

BLHS, LTTHS trong việc định tội danh nói chung và đối với Tội tàng trữ trái

phép chất ma túy nói riêng.

- Nghiên cứu điển hình (trường hợp) được sử dụng trong việc nghiên

cứu một số trường hợp, vụ án cụ thê được cơ quan có thâm quyền tiến hành tố

tụng áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án tàng trữ trái phép chất ma túy Phương pháp này sử dụng nhiều nhất tại chương 2 của luận văn.

6 Những đóng góp mới của đề tài

Luận văn là một công trình khoa học góp phần làm sáng tỏ khoa học lý luận, pháp luật về định tội danh đối với Tội tàng trữ trái phép chất ma túy, bố

sung những khiếm khuyết, bất cập trong lý luận, trong các quy định pháp luật

Trang 14

về định tội danh đối với Tội tàng trữ trái phép chất ma túy; góp phan nâng cao

hiệu hoàn thiện pháp luật và bảo đảm áp dụng đúng pháp luật HS và TTHS

trong quá trình giải quyết VAHS.

Dựa trên kết quả số liệu về công tác giải quyết vụ án hình sự của cơ

quan tiến hành tố tụng trong 05 năm gan đây của tỉnh Thừa Thiên Huế dé đánh giá những kết quả đạt được, cũng như các hạn chế, vướng mắc từ đó tìm

ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục, nâng cao chất lượng hoạt động định

tội danh đối với Tội tàng trữ trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Thừa

Thiên Huê, cũng như cả nước.

7 Bo cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn

được chia làm 03 chương:

Chương 1 Một số van dé lý luận và pháp luật về quy định tội danh đối với

tội tàng trữ trái phép chất ma túy

Chương 2 Thực tiễn định tội danh đổi với tội tàng trữ trái phép chất ma túy

trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy to, xét xử

Chương 3 Yêu cau và giải pháp nâng cao chất lượng định tội danh đối với

tội tàng trữ trái phép chất ma túy

Trang 15

Chương 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VE

QUY ĐỊNH TOI DANH DOI VỚI TOI TANG TRU TRAI PHÉP CHAT

MA TUY

1.1 Khái niệm, đặc diém va ý nghĩa của việc định tội danh đôi với

Tội tàng trữ trái phép chất ma túy

1.1.1 Khái niệm về định tội danh doi với Tội tàng trữ trái pháp chất

ma túy

Định tội danh là một trong những hoạt động tố tụng quan trọng diễn ra

xuyên suốt tất cả các giai đoạn tố tụng để giải quyết vụ án hình sự Từ khi tiếp nhận nguồn tin về tội phạm đến khi khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, mỗi giai đoạn do chủ thé tham gia định tội khác nhau nhằm nhận diện chính xác tội phạm, người phạm tội Việc định tội danh không chỉ ảnh hưởng đến nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa mà còn ảnh hưởng đến quyền con

người và quyền công dân Do đó, thực hiện tốt hoạt động định tội danh cũng chính là đảm bảo quá trình giải quyết vụ án hình sự một cách chính xác, xử

ly đúng người, đúng tội, đúng pháp luật Trong quá trình truy cứu trách

nhiệm hình sự, các CQĐT, VKS và TA đều phải tiến hành định tội danh Mỗi tội phạm (hoặc mỗi loại tội phạm) cụ thể là một hoặc một loại hành vi khác nhau và có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau cho nên nhà

làm luật (hay Bộ luật Hình sự) quy định loại hoặc mức hình phạt khác nhau

đối với người phạm tội Bên cạnh đó, về mặt thủ tục tố tụng, tương ứng với theo phân loại tội phạm mà một số thời hạn tố tụng cũng khác nhau Do đó,

hoạt động định tội danh ở bat ky giai doan nao cting quan trong quyét dinh, chi phối hầu hết các hoạt động khác trong quá trình giải quyết vụ án hình sự Việc định tội danh có căn cứ, đúng quy định của pháp luật thê hiện việc áp

dụng pháp luật của chủ thể tiến hành tố tụng một cách hiệu quả và kết quả là

Trang 16

Bản án được tuyên đúng người, đúng tội, đúng quy định pháp luật, khi đó,

người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị kết án bằng một bản án hình su mới chấp nhận bản án, nhận tội và mới đạt được yêu cầu của việc xét xử là

đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Định tội danh là vân đê được nhiêu học giả trong nước và nước ngoàicũng như là vân đê được khoa học pháp lý hình sự đặc biệt quan tâm, nhacđên khái niệm “định tội danh” có nhiêu cách hiệu, cũng như những quan diém

khác nhau, cụ thé như:

Theo Từ điển Luật học thì: “Định tội danh được hiểu là để truy Cứu

trách nhiệm hình sự đối với một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã

hội thì phải định tội được theo tội danh mà luật hình sự quy định Cơ sở của

việc định tội phải dựa vào các dấu hiệu cấu thành tội phạm”|47].

Theo đó, Cơ quan điều tra khởi tố vụ án, khởi tố bị can phải xác định tội danh dé áp dụng đúng các biện pháp điều tra, kết luận về tội danh của bị can trong bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố Ở giai đoạn truy tố, VKS

thực hiện quyền năng định tội thé hiện rõ nhất thông qua Quyết định truy tố

băng bản Cáo trạng hoặc Quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn Trong đó,

định tội chính xác theo điểm khoản, điều luật cụ thé, rõ ràng Việc định tội danh của VKS thông qua quyết định truy tố còn thé hiện tầm quan trong hon cả khi quyết định giới hạn xét xử của Toà án Tương tự như vậy, trong giai đoạn xét xử, dù là trước, trong và sau khi mở phiên tòa xét xử vụ án, tất cả

các chủ thé vẫn đều thực hiện nhiệm vu, quyền hạn của mình nhằm mục đích xác định được chính xác tội danh mà bị can, bị cáo phạm phải, cuối cùng xác định băng một bản án được tuyên bởi Tòa án là bi cáo có tội hay không? Và là

tội gi, quy định tại điểm, khoản nào của BLHS.

Trang 17

Khi định nghĩa vê “định tội danh”, các học giả nước ngoài, trong nướccũng có nhiêu luông quan điêm khác nhau, tiêu biêu như:

Giáo sư Sliapôchnhikôv A.C cho rằng “Định tội danh là một giai đoạn

của hoạt động bảo vệ pháp luật do các cơ quan điều tra, truy 16 và xét xử

thực hiện trên cơ sở các quy phạm pháp luật to tụng hình sự và dựa vào các tình tiết thể hiện sự nguy hiểm cho xã hội của hành vi cụ thé để xác định dẫu

hiệu của cấu thành tội phạm tương ứng với hành vi đỏ ””[ 21, tr.31-32].

Theo GS.TSKH Lê Cảm, ông cho rằng: “Dinh tội danh là một quá

trình nhận thức lý luận có tính lô-gic, đông thời là một trong những dạng của hoạt động thực tiền áp dụng pháp luật hình su, cũng như pháp luật to tung hình sự vả, được tiến hành bang cách - trên co sở các chứng cứ, các tài liệu thu thập được và các tình tiết thực tế của vụ án hình sự dé đối chiếu, so sánh và kiểm tra nhằm xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi "nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với các dấu hiệu của cầu thành tội phạm cụ

thể tương ứng do luật hình sự quy định ”[21 tr.33].

Hay theo quan điểm của TS Dương Tuyết Miên thì khái niệm định tội danh là: “Dinh tội danh là hoạt động cua cơ quan tiễn hành tổ tụng (Cơ quan

Điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án) và một số cơ quan khác có thẩm quyền theo quy định của pháp luật để xác định một người có phạm tội hay không, nếu phạm tội thi đó là tội gì, theo điều luật nào của BLHS hay nói cách khác đây là xác định tên tội cho hành vi nguy hiểm đã thực hiện ”[20 tr.9].

Như vậy, mỗi học giả đều đưa ra quan điểm của mình dựa trên những góc độ nghiên cứu khác nhau Mỗi khái niệm mà các tác giả đưa ra đều xác định những nội hàm cốt lõi nhất của định tội danh, khi đó, có thé khái quát

được đặc trưng của định tội danh như sau:

10

Trang 18

(i) Vé ban chất, hoạt động định tội danh chính là hoạt động áp dụng pháp luật, mà cụ thể hơn là hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật hình sự

vào việc nhận định có hay không quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo

vệ có bị xâm hại hay không Nếu xâm hại tới khách thể do BLHS bảo vệ thì

khi đó tương ứng áp dụng quy định về một tội phạm cụ thé dé xử lý theo quy định Ngược lại, nếu không có hành vi xâm phạm thì được xác định là không có tội, kết qua của hoạt động định tội thé hiện ở việc đưa ra quyết định thé hiện “không có hành vi phạm tội”; (ii) Về chủ thể áp dụng, cơ quan có thâm

quyền THTT là chủ thể trực tiếp tham gia vào quá trình định tội danh Tương ứng với từng giai đoạn tô tụng, dễ hiểu hơn là hồ sơ dang do cơ quan nao

quản lý thì thâm quyền thuộc về cơ quan đó.

Tựu chung lại, từ những khái niệm công cụ trên, tác giả đưa ra khái

niệm về định tội danh như sau: “Dinh tội danh là một hoạt động to tung hinh sự do cơ quan có thấm quyền tiễn hành tổ tụng thực hiện nhằm xác định có hay không hành vì phạm tội thoả mãn quy định của Bộ luật Hình sự về cấu thành tội phạm cụ thể”.

Về khái niệm Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý, BLHS hiện hành

không đưa ra khái niệm cụ thé cho riêng loại tội phạm nào mà chỉ quy định khái niệm tội phạm tại Điều 8 BLHS và trong mỗi tội phạm cụ thé quy định về cau thành tội phạm cơ bản đó Đối với Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý

được quy định tại Điều 249 BLHS Như vậy, từ Điều 8 và Điều 249 BLHS có thé đưa ra khái niệm Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý như sau: “Tang trữ trái

phép chất ma túy là hành vi cô ý cất giữ, cất giấu bat hợp pháp chất ma túy ở bat

cứ nơi nào mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép

chất ma túy do người đủ trách nhiệm hình sự thực hiện”.

11

Trang 19

Tóm lại từ những phân tích, diễn giải trên, tác giả đưa ra khái niệm

định tội đối với Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý như sau: “Định tội danh đối

với hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy là việc xác định và ghi nhận về mặt pháp

lý sự phù hợp chính xác giữa các dấu hiệu của hành vi vi phạm tội tàng trữ tráiphép chất ma tủy đã được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm đã

được quy định tại Điều 249 Bộ luật Hình sự ”.

1.1.2 Đặc điểm của việc định tội danh doi với Tội tàng trữ trái phép chất ma túy

Thứ nhất, định tội danh Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý là hoạt động

áp dụng pháp luật hình sự của Cơ quan có thâm quyền THTT đối với người

phạm tội, hành vi phạm tội cụ thể Trong đó, cơ quan THTT bao gồm CQDT, VKS và TA; Co quan được giao nhiệm vu tiễn hành một số hoạt động điều tra

bao gồm các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, kiểm lâm, kiểm ngư [26] Hoạt động định tội danh được các chủ thể thực hiện xuyên suốt quá trình THTT, là một quá trình nhận thức có tính logic, là hoạt động đối chiếu sự phù hợp giữa các dấu hiệu thực tế của cấu thành tội phạm với dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội phạm được mô tả trong BLHS.

Thứ hai, hoạt động định tội danh Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý thực chất là việc xác định, đối chiếu hành vi vi phạm pháp luật đã xảy ra trên

thực tế với quy định của pháp luật hình sự, để xác định có thoả mãn hay không thoả mãn cấu thành tội phạm tương ứng của Tội tàng trữ trái phép chất

ma tuý được quy định trong BLHS Quá trình áp dụng pháp luật hình sự nói

trên hay nói cách khác hoạt động định tội danh đối với Tội tràng trữ trái phép

chất ma túy được tiến hành trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các trình tự, thủ

tục được quy định trong trong Bộ luật TTHS Việc chứng minh hành vi nguy

hiểm cho xã hội là tội phạm, lựa chọn đúng, trúng và áp dụng các QPPL hình

sự được thực hiện theo quy định và giới han mà pháp luật TTHS quy định.

12

Trang 20

Trình tự, thủ tục TTHS được quy định chặt chẽ không chỉ bảo đảm cho hoạt

động tố tụng được tiễn hành một cách toàn diện, vô tư; mà còn bao đảm cho hoạt động đó được tiễn hành khách quan, cơ sở tôn trọng và bảo vệ quyền con người, bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; bảo đảm không

đơn thuần là không bỏ lọt tội phạm, mà quan trọng hơn là không làm oan người vô tỘI; tức kết tội đối với người mà hành vi của họ thực hiện không cầu

thành Tội tàng trữ trái phép chất ma túy.

Thứ ba, kết quả của hoạt động định tội danh Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý thé hiện ở các văn bản tố tụng nhất định Phụ thuộc vào thời điểm giải quyết vụ án, chủ thé trực tiếp giải quyết vụ án mà kết quả định tội thé hiện thông qua một quyết định tố tụng khác nhau, cũng như giá trị pháp lý của quyết định tố tụng này cũng khác nhau Trước tiên, ở giai đoạn khởi tố, ngay

từ giai đoạn đầu tiên này của quá trình TTHS, CQDT, co quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cần thực hiện hoạt động định tội dé xác định hành vi nguy hiểm của người đó có phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy không?

Nếu có dấu hiệu đề khởi tố vụ án thì cơ quan có thâm quyền điều tra ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can về Tội tàng trữ trái phép chất ma túy và khi đó sẽ mở ra quá trình tố tụng tiếp theo là điều tra, truy tố, xét xử tương

ứng Tại giai đoạn điều tra, kết quả của hoạt động định tội danh được xác định

băng bản Kết luận điều tra, đề nghị truy tố của CQDT Hoạt động định tội tại giai đoạn truy tố được thực hiện bởi VKS, xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý quy định về Tội tàng trữ trái phép chất ma

túy quy định trong BLHS thi VKS ra Cáo trạng hoặc quyết định truy t6 bị can ra trước tòa Tại giai đoạn xét xử, hoạt động định tội ngày càng được thể hiện

rõ ràng thông qua phiên tòa xét xử bị cáo, tại đấy, hoạt động định tội được các

chủ thé như Tòa án (Thâm phán chủ tọa phiên tòa), đại điện Viện kiểm sát —

13

Trang 21

Kiểm sát viên, Bị cáo, Luật su bao chữa của bị cáo, Bị hại tat cả các chủ thé đều trong phạm vi nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ của mình thực hiện hoạt động định tội, chứng minh bị cáo có tội hay không có tội, làm cơ sở để Tòa án tuyên một người là có tội hay vô tội Trong trường hợp này, quyết định tố

tung ở giai đoạn xét xử có thé xem là quyết định thé hiện việc định tội cuối cùng va mang giá trị pháp lý đường như là tuyệt đối, khang định người phạm tội đã phạm vào Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (về mặt lý luận mà không xét đến kháng cáo, kháng nghị ).

Còn ở trường hợp không có dấu hiệu tội phạm thì bất kỳ ở giai đoạn nào cũng có thể kết luận hoạt động định tội dưới dạng “không có tội” Ở giai đoạn khởi tố, điều tra ban hành dưới dạng quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định không phê chuẩn quyết định khởi tổ bị can, đình chỉ vụ

án, đình chỉ điều tra đối với bị can hoặc đình chỉ vụ án ở giai đoạn truy tố, rút quyết định truy tố và cuối cùng là Bản án tuyên không có tội.

Như vậy, tuỳ thuộc vào chủ thé, giai đoạn tố tụng va đặc biệt là “dau hiệu định tội” để đưa ra kết quả định Tội Tàng trữ trái phép chất ma tuý một

cách chính xác nhất, đảm bảo đúng người, đúng tội nếu có tội, tránh oan sai

và bọ lọt tội phạm.

Thứ tư, về định tội danh và định khung hình phạt đối với tội Tàng trữ trái phép chất ma túy

Đối với hoạt động giải quyết vụ án hình sự bat kỳ, không riêng đối với

tội phạm tàng trữ trái chất ma tuý, thì định tội danh và định khung hình phạt là hai nội dung trung tâm, xuyên suốt quá trình giải quyết vụ án Trong đó, có thê xác định định tội danh là cơ sở cho việc quyết định hình phạt và giải quyết

các van đề khác liên quan đến trách nhiệm hình sự của người phạm tội Định

tội danh đúng là tiền đề cho việc phân hoá trách nhiệm hình sự và cá thé hoá

14

Trang 22

hình phạt một cách công minh có căn cứ pháp luật Định tội danh đúng sẽ hỗ

trợ cho việc thực hiện một loạt các nguyên tắc tiến bộ được thừa nhận trong Nhà nước pháp quyền như: nguyên tắc pháp chế, trách nhiệm do lỗi, trách nhiệm cá nhân, bình đăng trước pháp luật hình sự, nguyên tắc công minh

nhân đạo và nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm Định tội danh đúng là một trong những cơ sở dé áp dụng chính xác các quy phạm pháp luật tô tụng

hình sự về tạm giam, về thâm quyền điều tra, xét xử qua đó góp phần hữu

hiệu cho việc bảo vệ các quyền và tự do dân chủ của công dân trong lĩnh vực

tư pháp hình sự.

1.1.3 Ý nghĩa của việc định tội danh đối với Tội tàng trữ trái pháp

chất ma túy

Trong quá trình giải quyết VAHS Tội tàng trữ trái phép chất ma túy,

hoạt động định tội danh được các chủ thể thực hiệc một cách xuyên suốt Việc thực hiện hoạt động này bắt đầu ngay từ khi có dấu hiệu tội phạm xảy ra cho

đến khi xét xử xong vụ án và bản án có hiệu lực pháp luật Thậm chí, hoạt động “định tội danh” còn có thể tiếp tuc xảy ra đối với những vụ án đã có

hiệu lực mà người bị kết án đang thi hành hình phạt hoặc đã thi hành xong

hình phạt Đó là trường hợp vụ án có dấu hiệu oan sai, hoặc vụ án được thay đổi bởi những chính sách pháp luật hình sự Cụ thé như đối với các vụ án oan

sai, mặc dù người bị kết án đã hoặc đang thi hành hình phạt, nhưng khi có đơn kêu oan và có căn cứ chứng minh việc kết tội người đó là sai, thì các cơ quan tô tung sẽ tiễn hành nghiên cứu lại hồ sơ, đánh giá chứng cứ và xác định có tội phạm hay không và đó là tội gì, từ đó sẽ ra quyết định minh oan cho

người vô tdi.

Thứ nhất, ÿ nghĩa chính trị - xã hội.

15

Trang 23

Pháp luật hình sự thé hiện ý chí về mặt Nhà nước của nhân dân ta đối với vấn đề đấu tranh, phòng, chống tội phạm Việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật hình sự trong quá trình giải quyết vụ án hình sự nói chung và trong hoạt động định tội danh nói riêng và đối với các vụ ân

tàng trữ trái phép chất ma túy là một trong những điều kiện tiên quyết trong việc thực hiện chính sách của Nhà nước nhằm khắc phục tình hình tội phạm nói chung và đối với tội phạm ma túy là một trong nhóm tội phạm nguy hiểm, đặc biệt nguy hiểm nói riêng [45].

Thực hiện việc định tội danh đúng là biểu hiện của việc thực thi các

chính sách, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước một cách nghiêm chỉnh, đồng thời là thực hiện đúng với tâm tư, ý chí, nguyện vọng của quần chúng nhân dân, đúng niềm tin mà nhân dân trao cho nhà nước Định tội danh

đúng góp phần bảo vệ chế độ chính trị, bảo vệ Nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tô chức trong xã hội Bên cạnh đó, thực hiện định tội danh đúng là một mặt loại trừ những trường hợp kết án một cách vô căn

cứ, không đúng quy định pháp luật, làm oan nhũng người không có hành vi

nguy hiểm cho xã hội, không làm trái quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

Tạo tiền đề pháp lý cho việc quyết định hình phạt công bằng, tương xứng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội Nói tóm lại, định tội danh là hoạt động trọng tâm, trung tâm, là cơ sở đề thực hiện một loạt các hoạt động tố tụng khác như: Thời han tạm giam, thời hạn giải quyết vụ 4n, bang cách

đó, định tội danh đúng sẽ góp phần hiệu quả vào việc giải quyết VAHS hợp tình, hợp lý, có căn cứ, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp của công dân.

Thứ hai, ý nghĩa về mặt pháp lý

Việc định tội danh đối với các Tội tàng trữ trái phép chất ma túy được thực hiện đúng sẽ là cơ sở, tiền đề để xác định chính xác tình tiết định khung,

16

Trang 24

tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, bảo đảm xét xử đúng

người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt, không làm oan người khôngCÓ tél.

Việc định tội danh đối với những tội phạm về ma túy là phản ánh sự hoạt động có hiệu quả của cơ quan có thâm quyền, nhận thức sâu sắc về tuân

thủ pháp luật và hoạt động nghiệp vụ, góp phần đấu tranh ngăn chặn tội phạm ma túy, nâng cao uy tín và chất lượng giải quyết vụ án hình sự của cơ

quan THTT cũng như sự hỗ trợ cho các hoạt động khác như hoạt động xử lý

vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Thứ ba, ý nghĩa thực tiễn

Tội tàng trữ trái phép chất ma túy là một trong những tội phạm có tính chất nguy hiểm, hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy cần được phát hiện, xử lý nghiêm minh nhăm đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, giúp ồn định

xã hội thực hiện đúng sẽ là tiền đề cho việc xác định khung hình phạt và quyết định hình phạt được chính xác, bảo đảm xét xử đúng người, đúng tội,

đúng pháp luật, không xử oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm tàng trữ trái

phép chất ma túy.

Việc định tội danh một cách hiệu quả, chính xác cũng góp phần tạo ra tính răn đe chung trong toàn xã hội, ngăn chặn những “cái chết trắng” Bên

cạnh đó, với tính răn đe, trừng trị thích đáng cũng góp phần giảm thiểu đáng kể các tội phạm khac phát sinh từ loại tội phạm này Không ít những vụ án mà

đối tượng khai nhận do không có tiền mua ma tuý đã thực hiện các hành vi trộm cắp, cướp giật tài sản, nguy hiểm hơn là thực hiện hành vi xâm phạm đến tính mang, sức khoẻ con người Ngoai ra, cũng góp phan dam bảo trật tự xã hội ở khía cạnh theo dõi, quản lý chặt chẽ các đối tượng nghiện ma tuý dưới hình thức phạt tù cách ly ra khỏi đời sống xã hội, cách ly với ma tuý.

17

Trang 25

Đấu tranh chống tội phạm ma túy có tác dụng duy trì ôn định trật tự xã hội, bảo vệ pháp luật, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền và

lợi ích hợp pháp của nhân dân, tôn trọng công dân Xác định chính xác tội

phạm ma túy, nhắm vào đối tượng và tội phạm, đảm bảo mọi công dân được sống trong một xã hội nơi các quyền và lợi ich hợp pháp được tôn trọng, bao

vệ và tránh được sự tấn công xâm hại từ phía các đối tượng nhất định, thể hiện tính ưu việt của Nhà nước XHCN Các quy định của pháp luật hình sự về định tội danh đối với Tội tàng trữ trái phép chất ma túy còn bảo đảm cho hoạt

động của cơ quan THTT được thuận lợi, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm [43, tr 27].

1.2 Cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học của định tội danh đối với Tội tàng trữ trái phép chất ma túy

1.2.1 Cơ sở pháp lý của việc định tội danh doi với Tội tàng trữ trái

pháp chất ma túy

Căn cứ pháp lý của việc định tội danh đối với tàng trữ trái phép chất ma

túy là các căn cứ mà dựa vào đó người định tội danh đưa ra đánh giá pháp lý

đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện trong thực tế khách

quan Cở sở pháp lý của việc định tội danh đối với Tội tàng trữ trái phép chất ma túy trong pháp học pháp lý hình sự Việt Nam có thể được hiểu theo cả

nghĩa rộng và nghĩa hẹp như sau:

- Theo nghĩa rộng, căn cứ pháp lý việc định tội danh đối với Tội tàng

trữ trái phép chất ma túy là một hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự có

tính chất đặc thù (trực tiếp) cũng như hệ thong cac quy pham phap luat tố tụng hình sự với tính chất là cơ sở pháp lý hình thức cho toàn bộ quá trình xác

định các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện là Tội

tàng trữ trái phép chất ma túy [22, tr.21].

18

Trang 26

- Theo nghĩa hẹp, căn cứ pháp lý của việc định tội danh đối với Tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm các QPPL hình sự với tính chất là cơ sở pháp lý duy nhất (trực tiếp) cho toàn bộ quá trình xác

định các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện là TP.

[22 tr.23].

Như vậy, dù được hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì có thể xác

định Bộ luật hình sự có ý nghĩa quyết định và quan trọng nhất, là cơ sở pháp

lý trực tiếp của việc định tội danh Trong hệ thong pháp luật hình su Việt Nam, BLHS được coi là nguồn duy nhất của Luật hình sự, Bộ luật hình sự được Quốc hội ban hành, quy định Tội phạm và hình phạt Hiện nay, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đôi, bé sung năm 2017) là Bộ luật đang có hiệu lực thi hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội xâm phạm đến quan hệ pháp luật hình sự được Luật hình sự bảo vệ.

Khi tiến hành định tội danh một hành vi nguy hiểm cho xã hội có dấu

hiệu của Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý hay không thì cần căn cứ vào nội hàm của cả phần chung và phần các tội phạm trong BLHS Bởi ở phần chung

BLHS quy định về cả các nội dung cần phải áp dụng trong quá trình địn h tội như các điều khoản về hiệu lực không gian, hiệu lực về thời gian, tình tiết

tăng nặng trách nhiệm hình sự, tái phạm, tái phạm nguy hiểm, án tích Đơn cử, nếu người phạm Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý trước đây đã từng bị kết án về tội Mua bán trái phép chất ma tuý, chưa được xoá án tích, nay có hành vi tàng trữ ma tuý, loại Heroine chưa đủ định lượng ở điểm c khoản 1

Điều 249 thì sẽ định tội Tang trữ trái phép chat ma tuý theo điểm a khoản 1

Điều 249, khi đó đương nhiên cần phải xem xét điều luật về xoá án tích dé có thê định tội danh đúng trong trường hợp này.

19

Trang 27

1.2.2 Cơ sở khoa học của việc định tội danh đối với Tội tàng trữ trái

phép chất ma túy

Căn cứ khoa học của việc định tội danh đối với Tội tàng trữ trái phép

chất ma túy là cấu thành tội phạm của tội phạm này Dưới góc độ khoa học

luật hình sự Việt Nam, có thé hiểu: Cấu thành tội phạm của tội phạm có thé được hiểu là tổng hợp (hệ thống) những dấu hiệu (yếu tố) khách quan và chủ

quan đặc trưng cho loại phạm cụ thé được quy định trong pháp luật hình sự

[19] Để xem xét một hành vi hiểm cho xã hội (ở đây là hành vi tàng trữ trái

phép chất ma túy) có phải là tội phạm nguy hay không thì cần thiết phải năm được bản chat của chính hành vi đó Dé hiểu và đánh giá đúng, chính xác bản

chat của hành vi phạm tội đã thực hiện, cân phải làm rõ được các van dé sau:

Một là, quan hệ xã hội bị xâm hại có phải là khách thể được luật hình

sự bảo vệ không? việc BLHS quy định theo hướng liệt kê các khách thé cần được bảo vệ, nhằm xác định tính chính xác hành vi nào xâm phạm khách thể

này thi bi coi là tội phạm Bởi vi xử lý hình sự được coi là hình thức xử lý

nặng nhất, nó mang tinh chất hạn chế đến quyền con người rất lớn, nghiêm trọng hơn có những khách thé khi xâm phạm vào chúng, người phạm tội có

thê bị xử tước đi mạng sống Do tính chất nghiêm trọng như vậy, nên BLHS cần phải quy định rõ khách thể cần được bảo vệ, để làm căn cứ xác định tội

Thứ hai, hành vi phạm tội được thực hiện dưới dạng nào, thể hiện ra

sao trong hiện thực khách quan Hay nói cách khác, định tội phải căn cứ trên

cơ sở khoa học là một hành vi thực tế xảy ra, không xem xét đến “hành vi chỉ thé hiện thông qua ý thức” Don cử, không thé xử ly một người mà họ có suy

nghĩ thậm chí là nhiều lần “tước đoạt tính mạng của người khác” Khi nhắc

đên hành vi kém theo hậu qua mà hành vi đó gây ra, môi quan hệ nhân qua

20

Trang 28

giữa hành vi và hậu quả đó Nhiều loại tội phạm cần phải xác định chính xác hậu quả xảy ra mới có thé xử lý.

Thứ ba, cơ sở khoa học của việc định tội dựa trên yếu tố lỗi và yếu tố

về chủ thể Xuất phát từ thực tiễn để thấy và hiểu được rằng, tồn tại những

yếu tố khách quan mà người phạm tội không có lỗi, họ không thé lường trước

được các khả năng vận động của thế giới vật chất Bên cạnh đó, không phải ai cũng có đầy đủ năng lực khi thực hiện hành vi phạm tội, phụ thuộc rất nhiều vào độ tuổi, vào tinh trạng sức khoẻ, Rõ ràng một em bé 10 tuổi thì năng lực

nhận thức không thé bằng một người từ đủ 16 tuổi trở lên, Từ những cơ sơ

khoa học đó, mà việc định tội cũng được xem xét và thực hiện một cách có

cân nhắc và vận dụng đúng quy định của pháp luật.

Các dấu hiệu trên thuộc về bốn yếu tố cau thành tội phạm đó là khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm, mặt

chủ quan của tội phạm Theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành, Tội

tàng trữ trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 249 BLHS năm 2015, theo đó, Tội tàng trữ trái phép chất ma túy được hiểu là hành vi cất giữ, cất

giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào mà không nhằm mục đích

mua bán, vận chuyên, sản xuất trái phép chất ma túy.

* Khách thể của Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý

Vê khách thê, các tội phạm vê ma túy xâm phạm chê độ độc quyênquản lý cua Nhà nước về các chat ma túy.

Theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về chat ma túy thi: Matúy bao gôm nhựa thuôc phiện, nhựa cân sa, cao cooca; lá, hoa, quả cây cânsa, lá cây côca; quả thuôc phiện tươi; quả thuôc phiện khô; heroin; cocaIn; các

chất ma túy khác ở thê lỏng và các chất ma túy ở thể rắn.

Chất ma túy được Luật phòng chống ma túy năm 2021 quy định:

21

Trang 29

“1, Chất ma túy là chất gây nghiện, chất hướng than được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành.

2 Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dé gây tình

trạng nghiện đôi với người sử dụng.

3 Chất hướng thần là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh hoặc gây

ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thé dẫn tới tinh trạng nghiện đối với người

sử dụng.”[27].

Như vậy, “Ma túy là các chất có nguôn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi

được đưa vào cơ thể con người dưới bất kỳ hình thức nào sẽ gây kích thích mạnh hoặc ức chế than kinh và làm thay đổi trạng thải ÿý thức cũng như sinh lý của người sử dụng Nếu lạm dụng, con người sẽ bị lệ thuộc vào ma túy và dân đến tinh trạng nghiện đối với người sử dụng ma tuy”[43].

Việc kiểm soát các hoạt các hoạt động hợp pháp ma túy được quy định trong Luật phòng chống ma túy năm 2021 và hướng dan tại Nghị định số 105/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2021 của Chính Phủ quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật phòng, chống ma túy Theo đó:

“Hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy là hoạt động được cơ quan

quản lý nhà nước có thẩm quyên cho phép, bao gồm:

a) Nghiên cứu, giám định, kiêm nghiệm, kiểm định, sản xuất chất ma túy (không bao gồm trồng cây có chứa chất ma túy), tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng than, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là được chat gây nghiện, được chất hướng than, tiền chất dùng làm thuốc và

thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất;

b) Vận chuyền, bảo quản, tồn trữ, mua bán, phân phối, sử dụng, xử lý,

trao đổi chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng than,

22

Trang 30

thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất

ma túy, tiên chât;

c) Nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh

chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền

* Mặt khách quan của tội phạm

Tàng trữ trái phép chất ma tuý có thể bao gồm một hoặc một số hành vi sau: cất giữ, giấu ma tuý một cách bất hợp pháp ở bất kỳ vị trí nào, địa điểm có thê là trong người, trong quần áo, trong tủ ở trong nhà, trong phòng

làm việc, trên phương tién,

Đây là loại tội phạm có cầu thành cơ bản không có tính chất đặc biệt nên thời gian cất giữ không có ý nghĩa xác định loại tội phạm này.

Nếu một người tàng trữ trái phép chất ma túy khi biết răng người khác đang mua bán trái phép chất ma túy mà mình sở hữu thì hành vi tang trữ ma túy của người đó không cấu thành hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy mà cần được coi là tàng trữ trái phép chất ma túy Đây được coi là hành vi đồng

phạm, vì vậy, những người thực hiện hành vi tàng trữ trái phép ma túy phải

chịu trách nhiệm hình sự với tư cách là đồng phạm trong tội mua bán trái

phép ma túy.

Biểu hiện ở mặt khách quan của tội tàng trữ trái phép chất ma túy là một trong những tình tiết được quy định, đó là hành vi tàng trữ trái phép

chât ma túy không nhăm mục đích mua, bán, vận chuyên, sản xuât trái phép

23

Trang 31

chất ma túy thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 249 BLHS.

Trong trường hợp tàng trữ trái phép từ 02 lần chất ma túy trở lên thì

việc xác định khối lượng, thé tích của các chất đó được coi là “tương đương”

với khối lượng, thê tích quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm b khoản 1 Điều 249 BLHS được thực hiện như sau: xác định tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thé tích của từng chat ma túy so với mức tối thiểu đối với

từng chất ma túy đó được quy định tại điểm tương ứng thuộc khoản 1 Điều

249 BLHS; cộng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thê tích của từng chất ma

túy lại với nhau Nếu tông các tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thé tích của các chất ma túy từ 100% trở lên, thì được coi là “tương đương” với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b

đến điểm h khoản 1 Điều 249 BLHS và người phạm tội bị truy cứu TNHS theo điểm i khoản 1 Điều 249 BLHS.

* Mặt chủ quan của tội phạm:

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý Người phạm tội nhận thức rõ

hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý là vi phạm pháp luật hình sự, nguy

hiểm cho xã hội, biết trước hậu quả, mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả xảy ra nhưng vẫn có tình thực hiện.

Về mục đích phạm tội, người phạm tội cất giau ma tuý nhằm mục dich sử dụng hoặc mục đích khác nhưng không nhăm các mục đích như mua bán,

vận chuyền, sản xuat, thi sẽ bị định Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý.

* Chủ thể của tội phạm:

Chủ thê của tội phạm là người đủ 16 tuổi trở lên đối với tội phạm được quy định tại khoản | của Điều 249 BLHS; đủ 14 tuổi trở lên đối với tội phạm

24

Trang 32

được quy định tại các khoản 2, 3, 4 của Điều 249 BLHS và có năng lực

1.3 Các giai đoạn định tội danh đối với Tội tàng trữ trái phép chất

ma túy

Các giai đoạn định tội danh đối với Tội tàng trữ trái phép chất ma túy là

các khâu cụ thể trong quá trình định tội danh, đi từ cái cụ thé đến cái trừu

tượng, từ hành vi tàng trữ chất ma túy xảy ra ngoài xã hội đến các quy định của Bộ luật hình sự về tội phạm này dé đi đến kết luận về sự tồn tại của Tội tàng trữ trái phép chất ma túy một cách có căn cứ và phù hợp quy định pháp

luật Xuất phát khái niệm, cũng như đặc điểm của hoạt động định tội danh đối

với Tội tàng trữ trái phép chất ma túy là hoạt động thực tiễn áp dụng luật hính

sự và tố tụng hình sự nhằm so sánh đối chiếu yếu tố cầu thành tội phạm trên thực tế với cấu thành tội phạm được quy định trong bộ luật hình sự, nhằm kết luận đó có phải tội phạm không? Là tội phạm được quy định tại Điều nào

trong BLHS Như vậy, có thé thay nhoạt động định tội danh đối với Tội tàng trữ trái phép chất ma túy cần thực hiện các giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Thu thập, kiểm tra, đánh giá toàn diện chứng cứ chứng

mình sự thật của vụ án tàng trữ trái phép chất ma túy

Đây là giai đoạn đầu tiên trong quá trình thực hiện hoạt động định tội danh gắn liền với giai đoạn tố tụng giải quyết vụ án hình sự Tại giai đoạn này

nhiệm vụ của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụ, cụ thé là Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện, chứng minh làm rõ đầy đủ, chính xác, khách quan các tình tiết của vụ án thuộc đối tượng chứng minh liên quan đến các yếu tố cấu thành tội phạm là nội dung đầu tiên của quá trình định tội danh |4].

25

Trang 33

Ngay từ khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, Điều tra viên phải khan trương kiểm tra, xác minh, thu thập, củng cố chứng

cứ dé xác định xem có dấu hiệu của tội phạm hay không dé quyết định ngay

việc tiến hành những biện pháp cấp bách khác như truy bắt những đối tượng

của vu án, thu giữ những vật chứng và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động điều tra tiếp theo của hoạt động định tội.

Dé thu thập tài liệu, chứng cứ có trong vụ án tàng trữ trái phép chất ma túy, chủ thể tiễn hành tố tụng có thể tiễn hành một sé hoạt động điều tra như:

Thu giữ đồ vật tài liệu, tiến hành hỏi người làm chứng và hỏi chính người bị

nghi thực hiện hành vi phạm tội; Giám định

Giai đoạn 2: So sánh, đối chiếu các tình tiết của vụ án đã được làm rõ với quy định của Diéu 249 Bộ luật hình sự

Giai đoạn so sánh, đối chiếu các tình tiết của vụ án tàng trữ trái phép chat ma túy đã được làm rõ với quy định của Bộ luật hình sự dé xác định sự tương đồng về mặt pháp lý giữa hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy được thực hiện trong thực tế với cau thành tội phạm của Tội tàng trữ trái phép chat

ma túy được quy định trong Bộ luật hình sự Đây là giai đoạn trung tâm trong

quá trình định tội danh đối với Tội tàng trữ trái phép chất ma túy Giai đoạn này, chủ thể định tội danh thực hiện những việc sau đây:

Một là, thu thập, kiểm tra, xác định nhận diện từng tình tiết, chỉ tiết của các dấu hiệu trong hành vi nguy hiểm xảy ra trên thực tế với các dấu hiệu

được mô tả trong Bộ luật hình sự quy định về cau thành tội phạm của tội phạm đó Cụ thê Tội tàng trữ trái phép chất ma túy quy định tại Điều 249

Hai là, so sánh, đôi chiêu, tìm ra điêm tương đông giữa dâu hiệu trong

vụ án thực tế và các dấu hiệu pháp lý theo quy định của BLHS Trường hợp

26

Trang 34

phát hiện không có dấu hiệu tương đồng, không thuộc trường hợp tàng trữ trái phép chất ma túy, thì rà soát kiểm tra một lần nữa dấu hiệu của hành vi nguy hiểm có trùng khớp so với mô tả của tội phạm khác được quy định trong BLHS không? Nếu có thì thuộc tội phạm nào? Nếu không tiếp tục kết hợp

nghiên cứu các văn bản luật, văn bản dưới luật dé xác định hành vi xảy ra trên thực tế thuộc trường hợp xử lý theo phạm vi quy phạm pháp luật nào.

Giai đoạn 3: Dua ra kết luận về tội danh người đã thực hiện hành vi nguy hiểm tại Diéu 249 Bộ luật hình sự

Đây là bước cuối trong quá trình hoạt động định tội danh, xác định

người phạm tội có phải tội phạm tang trữ trái phép chất ma túy không Trong trường hợp định tội danh chính thức, các cơ quan tiễn hành tố tụng, người tiễn

hành tố tụng ra các quyết định tố tụng cần thiết theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự dé truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội về tội phạm nêu trên Giai đoạn này là giai đoạn cuối cùng trong quá trình định tội

danh Chủ thé định tội danh phải khang định một cách dứt khoát rang đối tượng vụ án đã phạm Tội tàng trữ trái phép chất ma túy và nêu ra các điều luật

được áp dụng.

1.4 Những yếu tổ ảnh hưởng đến việc định tội danh đối với Tội tàng trữ trái phép chất ma túy

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc định tội danh nói chung và định tội danh đối với Tội tàng trữ trái phép chất ma túy nói riêng cần đảm bảo các

điều kiện, cụ thê như sau:

Thứ nhất, hệ thông pháp luật hình sự

Có thé thay rang chỉ trên có sở các quy phạm pháp luật hình sự day đủ, cụ thê, rõ ràng và phù hợp thì người định tội danh và quyết định hình phạt

mới có căn cứ, cơ sở pháp lý vững chăc đê xác định tội danh đúng, lựa chọn

27

Trang 35

hình phạt phù hợp với Tội tang trữ trái phép chất ma túy Quy định cau thành Tội tàng trữ trái phép chất ma túy rõ ràng, cụ thé từng dấu hiệu; phân biệt các tội phạm này với các tội gần giống khác như tội mua bán, vận chuyền trái phép chất ma túy hay các tội phạm ma túy khác ; quy định chế tài hợp lý,

không quá hà khắc, phù hợp với lỗi, đồng cơ, mục đích phạm tội, đồng thời

cũng không quá nhẹ hạn chế tính phòng ngừa cũng sẽ góp phần nâng cao chất

lượng, hiệu quả đối với hoạt động định tội danh, quyết định hình phạt đối với

các tội này.

Thứ hai, năng lực, trình độ của chủ thể định tội danh

Định tội danh là hoạt động của người tiễn hành tố tụng và những người

được phân công tiễn hành một số hoạt động điều tra Đề được bồ nhiệm làm

Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thâm phán, các chủ thé này phải đáp ứng được

yêu cầu về năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ Đối với Điều tra viên, năng lực chuyên môn là khả năng điều tra các vụ án hình sự thuộc thâm

quyền Đối với Kiểm sát viên, năng trình chuyên môn là năng lực thực hành quyền công tổ và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo thâm quyền của Viện

kiểm sát các cấp Đối với Thâm phán, năng lực chuyên môn nghiệp vụ là

năng lực làm công tác xét xử các vụ án hình sự thuộc thâm quyền của minh Có thê thay không phải tat cả những người tiến hành tố tụng và những người được phân công tiến hành một số hoạt động điều tra đều có thẩm quyền định tội danh cũng như quyết định hình phạt nhưng khi họ thực hiện các hành vi tố

tụng thì vai trò của họ là hỗ trợ, giúp việc cho người tiến hành tố tụng có thâm quyền trong việc định tội danh như Thư ký Tòa án, Thâm tra viên, cán bộ

công chức tại Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát Năng lực, trình độ chuyên

môn nghiệp vụ của người định tội danh là điều kiện cần thiết không thể thiếu

trong hoạt động định tội danh đối với Tội tàng trữ trái phép chất ma túy Dé

có năng lực chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, người định tội danh phải được

28

Trang 36

đào tạo căn bản về pháp luật (cơ bản là cử nhân Luật) Người định tội danh phải năm chắc các kiến thức được giảng dạy ở các trường đại học về các tội phạm nói chung và Tội tàng trữ trái phép chất ma túy nói riêng: về các dấu hiệu pháp lý hình sự, về hình phạt, quyết định hình phạt Riêng đối với Hội

thâm thì nên ưu tiên chọn lựa những người làm công tác liên quan đến pháp luật, những người am hiểu về pháp luật như giảng viên đại học, cán bộ hưu trí

trước kia từng làm Tham phan, Kiểm sát viên, Điều tra viên, luật sư, trợ giúp viên pháp lý, để góp phần vào việc định tội danh được chính xác hơn Định

tội danh là một hoạt động tư duy có tính logic, tính lý luận chặt chẽ cao, yêu

cầu sự vận dụng linh hoạt nhưng chính xác các quy định pháp luật trong thực tiễn áp dụng Do đó, nếu người định tội danh không nắm được các kiến thức cơ bản và phát huy được tính sáng tạo của mình trên cơ sở đường lối, chính

sách hình sự của Đảng và pháp luật hình sự của Nhà nước thì có thê dẫn đến việc định tội danh một cách cứng nhắc hoặc có thé dẫn đến định tội danh sai

đối với tội phạm nói chung và Tội tàng trữ trái phép chất ma túy nói riêng Người định tội danh trên một nền kiến thức cơ bản đã có cũng cần không ngừng trau đồi, rèn luyện trong quá trình công tác dé có thé trở nên ngày một

độc lập, vững vàng, không dé bị chi phối bởi bat cứ thế lực nào Khi có năng lực chuyên môn vững vàng, những người có thẩm quyền kể trên mới có thé đưa ra được những nhận định đúng đắn, đánh giá được các tình tiết trong từng vụ án cụ thể và tự tin trong hoạt động nghề nghiệp của mình.

Thứ ba, đạo đức, lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp của người

định tội danh

Đây chính là điều kiện quan trọng đảm bảo cho việc định tội danh nói

chung và định tội danh, quyết định hình phạt đối với Tội tàng trữ trái phép

chất ma túy nói riêng Người định tội danh không chỉ cần có điều kiện thứ

nhât là năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng mà còn cân đên

29

Trang 37

điều kiện thứ hai đó chính là đạo đức, lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp Phẩm chat đạo đức ở đây bao gồm cả phẩm chất đạo đức nghé nghiệp và phẩm chat đạo đức xã hội Phẩm chất dao đức nghé nghiệp là một trong điều kiện quan trọng hàng đầu đảm bảo cho việc định tội danh và quyết định hình

phạt đối với Tội tàng trữ trái phép chất ma túy Trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp là yếu tố không thé thiếu trong phẩm chất đạo đức của người định tội danh đối với Tội tàng trữ trái phép chất ma túy Điều tra viên, Kiểm sát viên và Tham phán luôn phải nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định pháp luật, chấp

hành chính sách, đường lối của Đảng, tôn trọng quyên, lợi ích hợp pháp của

công dân Là những người nhân danh công lý, nhân danh nhà nước, bảo đảm

sự nghiêm minh của pháp luật nên hơn ai hết họ luôn phải là người di đầu, là tắm gương trong việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tu dưỡng phẩm chất

đạo đức cá nhân trong công việc cũng như cuộc sống thường ngày Công

băng, liêm chính, chí công vô tư là những đức tính cần phải có ở người định

tội danh và quyết định hình phạt Nếu người định tội danh và quyết định hình phạt có thái độ thờ ơ, thiếu khách quan, thiếu công băng, gây nhũng nhiễu,

phiền hà cho nhân dân sẽ dẫn đến hậu quả định tội danh sai, hình phạt được quyết định không phù hợp với tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, dẫn đến tình trạng oan sai, bỏ lọt tội phạm gây bức xúc trong quần chúng nhân dân Do đó, quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, dau tranh phòng chống tôi tàng trữ trái phép chất ma túy nói riêng đòi hỏi những người định tội danh và quyết định hình phạt phải có phâm chất đạo đức

tốt, vững vàng trong tư tưởng, luôn giữ thái độ khách quan, công băng, sẵn sang đấu tranh với tiêu cực, bảo vệ công lý, công băng trong xã hội, làm việc

chỉ tuân theo pháp luật.

30

Trang 38

Kết luận Chương 1

Định tội danh đối với tội phạm tàng trữ trái phép chất ma túy là một

trong những dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự cũng như

pháp luật t6 tụng hình sự do cơ quan có thâm quyên tiến hành tổ tụng thực

hiện bang cách đối chiếu, so sánh và kiểm tra nhằm xác định sự phù hợp giữa dau hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành Tội tàng trữ trái phép chất ma túy được Bộ luật hình sự quy

định Hoạt động định tội danh có vai trò, vi trí quan trọng trong quá trình giải

quyết vụ án hình sự Là hoạt động xuyên suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự nói chung và trong việc giải quyết các vụ án tàng trữ trái phép chất ma túy

nói riêng.

Hoạt động định tội danh nói chung và định tội danh đối với Tội tàng trữ trái phép chất ma túy nói riêng là hoạt động mang tính logic, được các chủ thể

tiễn hành trên các bước, các giai đoạn cụ thé dựa trên cơ sở pháp lý và căn cứ khoa học, đặc biệt là quy định của Bộ luật hình sự về tội phạm tàng trữ trái phép chất ma túy là căn cứ, cơ sở dé chủ thé tiến hành tố tụng, thực hiện so sánh giữa yếu tố cấu thành tội phạm của hành vi nguy hiểm cho xã hội xảy ra

trên thực tế với cầu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Từ đó kết luận một người là có tội hay không có tội, nếu có, có phải là tội phạm tàng trữ trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 249 BLHS không?

Đề hoạt động định tội hiệu quả, đúng căn cứ, đúng quy định pháp luật, cần đảm bảo các yếu tô sau: Hệ thong quy định của pháp luật hình sự, Chủ thé

- những người có thâm quyền tiến hành tố tụng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; đạo đức, phẩm chất chính trị Trong chương 2 và Chương 3 sẽ phân tích làm rõ thực tiến định tội danh đối với Tội tàng trữ trái phép chất ma

túy trên dia bàn tỉnh Thừa thiên Huế và các giải pháp.

31

Trang 39

Chương 2: THUC TIEN ĐỊNH TOI DANH DOI VỚI TOI TANG TRU TRAI PHEP CHAT MA TUY TREN DIA BAN TINH THUA THIEN

HUE TRONG GIAI DOAN KHOI TO, DIEU TRA, TRUY TO, XÉT XỬ 2.1 Khái quát đặc điểm, tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh

Thừa Thiên Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển nằm ở miền Trung Việt Nam, có diện tích khoảng 503.320,52 ha và dân số tính đến năm 2020 là

1.163.610 người Về vị trí địa lý, Thừa Thiên Huế giáp với các tỉnh Quảng

Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam lần lượt về phía Bắc, Nam, Tây Nam; phía Tây

giáp Lào, phía Đông có đường bờ biển dài khoảng 120km Tinh được phan chia thành 09 don vị hành chính cấp huyện, trong đó có thành phố Huế, 02 thị tran và 06 huyện.

Thừa Thiên Huế có vị trí khá đặc biệt, gần như các tuyến giao thông

trọng điểm Bắc Nam đều phải đi qua Thừa Thiên Huế, trong đó có Quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất Thừa Thiên Huế cách Hà Nội khoảng 660 km

về phía bắc và cách xa khu vực đô thị Có đường biên tiếp giáp với các huyện

Sá Muội, tỉnh Salavan và huyện Kà Lừm, tỉnh Sêkong, nước Cộng hoà dân

chủ nhân dân Lào dài 80,683 km, trên tuyến biên giới có 38 cột mốc, 02 cửa

khẩu quốc gia là A Đớt (tiếp giáp Tà Vàng), Hồng Vân (tiếp giáp Cô Tài) Về tình hình kinh tế, đến năm 2022, Thừa Thiên Huế sẽ trở thành đơn vị hành

chính lớn thứ 36 của Việt Nam về dân số, thứ 39 về GDP khu vực, thứ 42 về

bình quân đầu người và thứ 42 về bình quân đầu người, đứng thứ 52 về tốc độ tăng trưởng GRDP Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 8,56%; tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) ước đạt 66.348 tỷ đồng, GRDP bình quân đầu

người đến năm 2022 đạt 57 triệu đồng, tương đương 2.429 USD Tổng vốn

đầu tư toàn xã hội ước đạt 28.000 tỷ đồng Kim ngạch xuất khâu đạt 1.230

triệu USD, tổng thu từ du lịch ước khoảng 4.500 tỷ đồng; tổng mức bán lẻ

hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 52.442 tỷ đồng, tăng 20,4% so với

32

Trang 40

cùng kỳ, vượt 16,3% so với kế hoạch năm Đặc biệt, thu ngân sách nhà nước

đạt 12.701 tỷ đồng.

Về tình hình văn hóa, xã hội, Thừa Thiên Huế là nơi có Cố đô Huế

-Di sản văn hóa thế giới - thủ đô của Việt Nam hàng trăm năm và là thủ đô của triều đại phong kiến cuối cùng của nước ta, nơi đã bảo tồn nhiều di sản

văn hóa, xã hội và những giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu của con người

Việt Nam đã được UNESCO xếp hạng vào danh sách di sản văn hoá thế

Nhìn chung, với đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội của Thừa Thiên

Huế cho thấy Huế là một tỉnh có tiềm năng và tốc độ phát triển kinh tế ngày

càng mạnh mẽ Hệ thống giao thông ngày càng được nâng cấp, mạng lưới giao thông hoàn thiện, đường xá được quy hoạch Đời sống con người ngày

càng được nâng cao Tuy nhiên, song song với sự phát triển đó, tiềm ấn những mặt trái nhất định Đó là tình hình tội phạm có xu hướng ngày càng

phức tap, với các phương thức mới, thủ đoạn mới tinh vi, nguy hiểm và liều lĩnh hơn Đồng thời, tội phạm cũng có xu hướng trẻ hoá, có nhiều vụ án, tội

phạm dường như chỉ ở lứa tuổi học sinh cấp 3 Đối với loại tội phạm về ma

tuý nói chung, xuất hiện ngày cảng nhiều các hình thức núp bóng “ma tuý”, nghiêm trọng hơn là để đến khi bị nghiện thì đối tượng mới nhận ra và đã phụ thuộc vào nó dẫn đến thực hiện hành vi phạm tội, đặc biệt với những yếu tô thuận lợi về địa lý, tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế

cũng là điều kiện mà bọn tội phạm và tệ nạn ma túy lợi dụng hoạt động.

Hàng năm, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp nhận khoảng 1200 tin báo, tố giác

về tội phạm và kiến nghị khởi tố: trong đó, khởi tố điều tra, xử lý khoảng gần 700 tin Trong số đó tội phạm về ma tuý chiếm tỷ lệ cao, gây tâm lý hoang

mang trong nhân dân, làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh [3].

33

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:20

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w