Bài tập số 3: Chấp hành xong hình phạt 2 năm tù về tội cướp giật tài sản (khoản 1 Điều 171 BLHS) chưa được xóa án tích, vào buổi tối, A dùng dây cáp buộc 2 đầu dây vào 02 gốc cây ngang qua mặt đường (cách mặt đường khoảng 25cm). sau đó A nấp sau bụi cây chờ đợi. Khoảng 10h đêm, B phóng xe với tốc độ cao trên đường, vướng phải sợi dây nên xe đổ, người ngã xuống đường bất tỉnh. A chạy ra lấy xe máy, ví tiền, điện thoại di động của nạn nhân rời khỏi hiện trường. B bị choáng nhưng thiệt hại sức khoẻ không đáng kể, số tài sản của người này bị chiếm đoạt trị giá khoảng 30 triệu đồng. Hỏi: 1. Xác định tội danh đối với hành vi phạm tội của A? (2 điểm) 2. Xác định khung hình phạt áp dụng đối với hành vi phạm tội của A? (1,5 điểm) 3. Trường hợp phạm tội của A là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? (1,5 điểm) 4. Do bị ngã xe, nạn nhân B không may bị đập đầu xuống đường nên đã tử vong thì tội danh và khung hình phạt đối hành vi phạm tội của A có thay đổi không? Tại sao? (2 điểm)
Trang 1Bài tập số 3: Chấp hành xong hình phạt 2 năm tù về tội cướp giật tài sản (khoản 1
Điều 171 BLHS) chưa được xóa án tích, vào buổi tối, A dùng dây cáp buộc 2 đầu dây vào 02 gốc cây ngang qua mặt đường (cách mặt đường khoảng 25cm) sau đó A nấp sau bụi cây chờ đợi Khoảng 10h đêm, B phóng xe với tốc độ cao trên đường, vướng phải sợi dây nên xe đổ, người ngã xuống đường bất tỉnh A chạy ra lấy xe máy, ví tiền, điện thoại di động của nạn nhân rời khỏi hiện trường B bị choáng nhưng thiệt hại sức khoẻ không đáng kể, số tài sản của người này bị chiếm đoạt trị giá khoảng 30 triệu đồng.
1 Xác định tội danh đối với hành vi phạm tội của A? (2 điểm)
2 Xác định khung hình phạt áp dụng đối với hành vi phạm tội của A? (1,5 điểm) 3 Trường hợp phạm tội của A là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? (1,5 điểm)
4 Do bị ngã xe, nạn nhân B không may bị đập đầu xuống đường nên đã tử vong thì tội danh và khung hình phạt đối hành vi phạm tội của A có thay đổi không? Tại sao? (2 điểm)
Trang 2A, MỞ ĐẦU
Cuộc sống hiện nay đang phát triển theo hướng ngày một tích cực, văn minh, hiện đại hơn; đời sống con người ngày càng được cải thiện và nâng cao hơn đồng thời nó cũng kéo theo nhiều hệ lụy khác gây nguy hiểm và mất an toàn xã hội Mà một trong số đó chính là việc phạm tội của một số cá nhân, tổ chức Vì vậy, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật chặt chẽ để bảo vệ lợi ích của nhân dân, bảo vệ chế độ chính trị Sau đây, em xin phép giải quyết đề bài tập số 03 để làm bài tập học kỳ của mình.
B, NỘI DUNG
Câu 1: Xác định tội danh đối với hành vi phạm tội của A? (2 điểm)
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, được quy định trong luậthình sự, do người có năng lực TNHS thực hiện và phải chịu hình phạt
Tội phạm được hợp thành bởi những yếu tố nhất định, những yếu tố đó chính là những dấu hiệu để cấu thành tội phạm bao gồm: chủ thể của tội phạm, khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm Cụ thể:
Về chủ thể của tội phạm là con người cụ thể có năng lực TNHS (trách nhiệm
hình sự) (năng lực nhận thức, năng lực điều khiển hành vi và độ tuổi luật định) đã thực hiện hành vi phạm tội.
Về khách thể của tội phạm chính là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm phạm.
Về mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm.
Thường được biểu hiện qua hành vi khách quan mà tội phạm thực hiện và hậu quả.
Về mặt chủ quan của tội phạm là những biểu hiện tâm lí bên trong của tội phạm
mà biểu hiện chính là lỗi; bên cạnh còn có dấu hiệu động cơ, mục đích phạm tội.
Xác định tội danh của A: Tội danh của A trong tình huống nêu trên chính làTội cướp tài sản (Điều 168 BLHS)
Giải thích: Hành vi của A có đầy đủ những dấu hiệu cấu thành Tội Cướp tài sản.
“Tội cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có
Trang 3hành vi khác làm cho người bị tấn công rơi vào tình trạng không thể chống cự đượcnhằm chiếm đoạt tài sản.”
Xét về các dấu hiệu cấu thành tội phạm trong hành vi của A, cụ thể:
Dấu hiệu 1: Chủ thể thực hiện tội phạm A đã đạt độ tuổi luật định chịu TNHS,
là người có năng lực nhận thức và khả năng điều chỉnh hành vi của mình Vì A vừa chấp hành xong hình phạt 2 năm tù về tội cướp giật tài sản (khoản 1 Điều 171 BLHS) chưa được xóa án tích nên chắc chắn A đã đủ tuổi chịu TNHS về hành vi của mình Và việc A đã bị kết án trước đó, chứng minh rằng A là người có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình Vì vậy, A thỏa mãn dấu hiệu chủ thể của tội cướp tài sản và ở đây A là chủ thể thường.
Dấu hiệu 2: Khách thể của tội phạm Ở đây, hành vi phạm tội của A đã xâm
phạm đồng thời đến hai quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, đó là quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu Bằng hành vi dùng dây cáp buộc 2 đầu dây vào 02 gốc cây ngang qua mặt đường (cách mặt đường khoảng 25cm) sau đó nấp sau bụi cây chờ đợi khiến B đi qua vướng phải sợi dây ngã xuống đường bất tỉnh, đầu tiên A đã xâm phạm đến thân thể của B Việc xâm phạm thân thể của A xét về mặt nào đó chỉ là phương tiện để đạt được mục đích xâm phạm quan hệ sở hữu (lấy đi xe máy, ví tiền, điện thoại của B).
Dấu hiệu 3: Mặt khách quan của tội phạm Tội cướp tài sản theo điều 168
BLHS có ba dạng hành vi đó là: Hành vi dùng vũ lực; hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc; hành vi (khác) làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được
Hành vi khách quan của A trong tình huống trên thuộc dạng hành vi (khác) làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được Hành vi của A là vào buổi tối, A dùng dây cáp buộc 2 đầu dây vào 02 gốc cây ngang qua mặt đường (cách mặt đường khoảng 25cm) Sau đó A nấp sau bụi cây chờ đợi Khoảng 10h đêm, B phóng xe với tốc độ cao trên đường, vướng phải sợi dây nên xe đổ, người ngã xuống đường bất tỉnh A chạy ra lấy xe máy, ví tiền, điện thoại di động của nạn nhân rời khỏi hiện trường A đã thủ đoạn và phương tiện là chiếc dây cáp để đặt bẫy
Trang 4chờ B đi qua và ngã Hành vi của A tuy không phải là dùng vũ lực cũng như không phải là lời đe dọa nhưng có khả năng như những hành vi đó - khả năng làm cho B không thể ngăn cản được việc chiếm đoạt (vì A đã dự liệu rằng nếu căng sợi dây cáp ngang mặt đường thì tỉ lệ A ngã và mất khả năng ngăn cản việc chiếm đoạt tài sản của mình là rất cao) Và như vậy, hành vi của A đã đè bẹp và làm tê liệt sự kháng cự của B.
Hậu quả xảy ra ở đây chính là B vướng phải sợi dây nên xe đổ, người ngã xuống đường bất tỉnh bị A lấy đi xe máy, ví tiền, điện thoại tổng trị giá là 30 triệu đồng.
Mối quan hệ nhân quả: Hành vi dùng dây cáp buộc 2 đầu dây vào 02 gốc cây ngang qua mặt đường của A đã gây ra hậu quả B đi qua vướng vào dây, đổ xe và bất tỉnh, A lấy đi xe máy, ví tiền, điện thoại với tổng trị giá 30 triệu đồng Nếu như không có hành vi căng dây qua mặt đường của A thì B sẽ không bị vướng vào dây cáp, đổ xe và bất tỉnh để A có cơ hội lấy đi tài sản Như vậy, chính hành vi phạm tội của A là nguyên nhân gây ra hậu quả B ngã bất tỉnh và A lấy đi tài sản của B.
Dấu hiệu 4: Mặt chủ quan của tội phạm Lỗi của A là lỗi cố ý trực tiếp cho tội
cướp tài sản Khi thực hiện hành vi phạm tội, A biết hành vi của mình là sai, việc dùng dây cáp căng ngang mặt đường khiến B bị ngã xe bất ngờ và rơi vào tình trạng không thể kháng cự được; nhưng A vẫn mong muốn hành vi đó của mình xảy ra để đè bẹp hoặc làm tê liệt sự chống cự của B từ đó dễ dàng chiếm đoạt tài sản là xe máy, ví tiền, điện thoại của B Mục đích chiếm đoạt là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội cướp tài sản.
Như vậy, hành vi của A đã phạm Tội Cướp tài sản (Điều 168 BLHS).
Câu 2: Xác định khung hình phạt áp dụng đối với hành vi phạm tội của A? (1,5điểm)
Tội danh của A chính là tội cướp tài sản theo quy định của Điều 168 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 Với hành vi và hậu quả xảy ra là A lấy đi xe máy, ví tiền, điện thoại (tổng trị giá 30 triệu đồng) của B và B bị bất tỉnh, thiệt hại sức khỏe không
Trang 5đáng kể thì A đã phạm tội theo điểm d khoản 2 Điều 168 BLHS: “2 Phạm tội thuộcmột trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: d) Sử dụngvũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;”.
Căn cứ theo khoản 5.2 Mục I: Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc địnhkhung hình phạt Thông tư liên tịch số
02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ luật Hình sự năm 1999 (Thông tư liên tịch này vẫn còn hiệu
lực) thì "Thủ đoạn nguy hiểm khác" quy định tại điểm d khoản 2 Điều 133 BLHS làngoài các trường hợp sử dụng vũ khí, phương tiện nguy hiểm để thực hiện việc cướptài sản, người phạm tội có thể dùng thủ đoạn khác nguy hiểm đối với người bị tấncông hoặc những người khác như sử dụng thuốc ngủ, thuốc mê với liều lượng có thểnguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của nạn nhân; đầu độc nạn nhân; nhốt nạn nhânvào nơi nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ; dùng dây chăng qua đường để làm chonạn nhân đi mô tô, xe máy vấp ngã để cướp tài sản ” Mà điểm d khoản 2 Điều 133
BLHS 1999 chính là điểm d khoản 2 Điều 168 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 kế thừa nguyên vẹn Vì vậy, có thể khẳng định rằng “thủ đoạn nguy hiểm khác” bao
gồm hành vi dùng dây chăng qua đường để làm cho nạn nhân đi mô tô, xe máy vấpngã để cướp tài sản Trong tình huống trên, A dùng dây cáp buộc 2 đầu dây vào 02
gốc cây ngang qua mặt đường (cách mặt đường khoảng 25cm) chính là hành vi dùng dây chăng qua đường khiến B vướng phải sợi dây nên xe đổ, người ngã xuống đường bất tỉnh A chạy ra lấy xe máy, ví tiền, điện thoại di động của B rời khỏi hiện trường
Như vậy, A phạm tội cướp tài sản theo điểm d khoản 2 Điều 168 BLHS và khunghình phạt áp dụng đối với hành vi phạm tội này của A bị phạt tù từ 07 đến 15năm.
Câu 3: Trường hợp phạm tội của A là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? (1,5điểm)
A đã bị kết án 2 năm tù về tội cướp giật tài sản (khoản 1 Điều 171 BLHS) Mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt tại khoản 1 Điều 171 BLHS 2015 là 05 năm
Trang 6tù Do đó, theo điểm b, khoản 1 Điều 9 BLHS thì tội của A là tội phạm nghiêm trọng
*Trường hợp 1: Trước khi A bị kết án 2 năm tù về tội cướp giật tài sản (khoản 1
Điều 171 BLHS), A chưa bị kết án hoặc bị kết án nhưng đã được xóa án tích.
A đã bị kết án 2 năm tù về tội cướp giật tài sản (khoản 1 Điều 171 BLHS), chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội cướp tài sản (hành vi phạm tội do
cố ý) Vì vậy, trường hợp phạm tội của A là tái phạm (khoản 1 Điều 53 BLHS).
*Trường hợp 2: Trước khi A bị kết án 2 năm tù về tội cướp giật tài sản (khoản 1
Điều 171 BLHS), A đã bị kết án, chưa được xóa án tích.
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 53 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì:
“2 Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cốý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêmtrọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.”
Hành vi phạm tội của A trong trường hợp này thỏa mãn điều kiện của tái phạm nguy hiểm theo điểm b khoản 2 Điều 53 nếu như trước khi bị kết án 2 năm tù về tội cướp giật tài sản (khoản 1 Điều 171 BLHS), A phạm một tội khác chẳng hạn như tội đánh bạc, chưa được xóa án tích lại thực hiện hành vi phạm tội cướp giật tài sản do
cố ý thì hành vi phạm tội cướp tài sản theo Điều 168 rõ ràng là tái phạm nguy hiểm
A không thể tái phạm nguy hiểm theo điểm a khoản 2 Điều 53 vì theo điểm b, khoản 1 Điều 9 BLHS thì tội cướp giật tài sản của A là tội phạm nghiêm trọng (không thỏa mãn điều kiện của điểm a khoản 2 Điều 53 BLHS).
Câu 4: Do bị ngã xe, nạn nhân B không may bị đập đầu xuống đường nên đã tửvong thì tội danh và khung hình phạt đối hành vi phạm tội của A có thay đổikhông? Tại sao? (2 điểm)
Xét theo dấu hiệu lỗi của A thì có thể chia ra hai trường hợp:
Trang 7*Trường hợp 1: B tử vong, lỗi của A là lỗi vô ý vì quá tự tin
Tội danh mà A phạm phải là Tội cướp tài sản theo Điều 168 BLHS không thay đổi Tuy nhiên khung hình phạt với A sẽ thay đổi, lúc này A sẽ bị xét xử về tội cướp tài sản với khung hình phạt có tình tiết tăng nặng theo điểm c khoản 4 Điều 168 BLHS
“Làm chết người” A có thể bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân
Giải thích: A trong trường hợp này là cố ý với hành vi nhưng vô ý với hậu quả” + Cố ý với hành vi chăng dây cáp ngang mặt đường (cách mặt đường khoảng 25cm) Hành vi này là cố ý nhưng tuy nhiên không nhằm mục đích tước đoạt tính mạng của B mà chỉ hướng tới làm cho B bị hạn chế hoặc mất khả năng chống cự tạm thời để A dễ dàng thực hiện mục đích cướp tài sản.
+ Vô ý với hậu quả: Hậu quả ở đây là B chết, tuy nhiên khi chăng dây cáp A ý thức được có nguy hiểm nhưng không hề nghĩ sẽ gây ra thiệt hại về tính mạng, A tin rằng sẽ không có thiệt hại về tính mạng xảy ra và không nghĩ đến hậu quả B tử vong A hoàn toàn không mong B chết.
*Trường hợp 2: B tử vong, lỗi của A là lỗi cố ý gián tiếp
Trường hợp này là hỗn hợp lỗi A sẽ phải chịu TNHS về hai tội là Tội giết người(khoản 2 Điều 123 BLHS) và Tội cướp tài sản (khoản 1 Điều 168 BLHS) Khung
hình phạt của A sẽ là tổng hợp khung hình phạt của hai tội danh trên:
- Tội giết người với lỗi cố ý gián tiếp Theo khoản 2 Điều 10 BLHS thì lỗi cố ý
gián tiếp “ Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội,thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫncó ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra” Khi thực hiện hành vi chăng dây cáp, A hoàn
toàn ý thức và biết trước được hành vi của mình gây nguy hiểm cho người đi qua đường, A vẫn mong muốn hậu quả gây nguy hiểm xảy ra, đưa họ vào trạng thái không thể chống trả được để cướp tài sản tuy nhiên hậu quả đó không bao gồm việc cố ý để B chết A nhận thức rõ hành vi của mình có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng của B, thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra (chấp nhận hậu quả
Trang 8đó nếu xảy ra), việc này thể hiện ở “A chạy ra lấy xe máy, ví tiền, điên thoại của nện nhân rời khỏi hiện trường” Vì vậy, A có thể bị phạt tù từ 07 đến 15 năm theo khoản 2 Điều 123 BLHS.
- Tội cướp tài sản theo khoản 1 Điều 168 BLHS: Hành vi làm chết người của A đủ cơ sở để cấu thành một tội khác nên không thể xử theo khoản 2 Điều 168 BLHS về tội cướp tài sản với tình tiết tăng nặng là làm chết người Thỏa mãn những dấu hiệu cơ bản về chủ thể, khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan của tội cướp tài sản như đã phân tích ở câu 1 Vì vậy, A có thể bị phạt tù từ 03 đến 10 năm (khoản 1 Điều 168 BLHS).
Tổng hợp hình phạt thì A có thể bị phạt với Tội giết người từ 07 đến 15 năm(khoản 2 Điều 123 BLHS) và Tội cướp tài sản ừ 03 đến 10 năm (khoản 1 Điều 168
*Liên hệ thực tiễn
Trong những năm gần đây, hàng loạt vụ cướp tài sản gây bất an về tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội xảy ra Đây là tội phạm có tính chất nguy hiểm cao cho xã hội không những trực tiếp xâm phạm đến tính mạng, tài sản của con người mà còn gây hoang mang trong xã hội Theo số liệu thống kê xét xử sơ thẩm của Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh Hà Tĩnh, trong năm 2005, 2006 thì số lượng tội cướp tài sản ngày càng tăng, cụ thể: năm 2005 toàn ngành đã xét xử 22 vụ 51 bị cáo trong tổng 422 vụ 664 bị cáo phạm tội được TAND đưa ra thụ lý xét xử; năm 2006 toàn ngành đã đưa ra xét xử 28 vụ 51 bị cáo trong tổng số 520 vụ và 780 bị cáo Rõ ràng, trên thực tế, tội cướp tài sản chiếm tỷ lệ không hề nhỏ và ngày càng gia tăng Điều đáng chú ý là các đối tượng phạm tối có xu hướng trẻ hóa và tập trung chủ yếu ở độ tuổi 15-19 Trong đó, nhiều bị cáo đang ở tuổi vị thành niên, nhiều đối tượng phạm tội đang là học sinh nhưng do thiếu ý thức rèn luyện, kém hiểu biết pháp luật Bên cạnh đó, gia đình nhà trường buông lỏng quản lý, thiếu quan tâm Hậu quả là các em tụ tập thành nhóm ăn chơi đua đòi khi không có tiền thì bàn nhau đi ăn cướp để thỏa mãn những nhu cầu hư hỏng
Trang 9Tính nghiêm trọng của tình hình tội phạm này còn thể hiện ở hình thức, thủ đoạn, phương tiện, công cụ gây án Nhiều trường hợp phạm tội rất táo bạo, dã man Ví dụ trường hợp Lê Văn Lương ở xã Tùng Ảnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh do không có tiền chiêu đãi bạn gái nên vào đêm 11/01/2005 đã dùng mã tấu tự chế đi đến đoạn gần làng thaaysy anh Nguyễn Văn H và chị Trần Thị L đang ngồi tâm sự, Lương đã khống chế anh H rồi thực hiện hành vi cướp Nhưng do anh H chống cự và chị L kêu cứu nên Lương hoảng sợ ra tay đâm vào bụng anh H làm anh H chết ngay tại chỗ Sau đó hắn còn tiếp tục đe dọa chị L cướp một điện thoại di động và bỏ trốn Hành động của Lương cho thấy tính côn đồ, dã man, tàn bạo và hắn đã nhận được bản án thích đáng 12 năm tù giam.
Mặt khác, có nhiều trường hợp tái phạm, có những tên đang trong thời gian thử thách vẫn phạm tội Qua những ví dụ trên, có thể kết luận rằng tình hình tội cướp tài sản trong những năm qua là rất đáng báo động và có chiều hướng gia tăng Đây là nỗi lo không chỉ riêng ai Mặc dù TAND các cấp đã nỗ lực hết mình trong việc phát hiện và xử lí ,tuy nhiên, vẫn còn nhiều tội phạm chưa được xử lý kịp thời
Nguyên nhân dẫn đến tội cướp tài sản là do: Ảnh hưởng của tư tưởng chính trị, tàn dư xã hội cũ (ích kỉ, ăn chơi, hưởng thụ; Ảnh hưởng từ môi trường giáo dục; tình hình tăng trưởng kinh tế cao những chưa đồng bộ; Ảnh hưởng của mở cửa nền kinh tế dẫn đến du nhập nhưng lối sống lệch lạc, ăn chơi, sa đọa; Sự quản lý của chính quyền địa phương còn chưa thực sự chặt chẽ
Để hạn chế tối đa số lượng vụ cướp tài sản, theo quan điểm cá nhân em cần chú trọng: Giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân; Dạy nghề, hướng nghiệp, tạo việc làm ổn định cho đời sống nhân dân; Phát huy sức mạnh quần chúng trong hoạt động phòng chống tội phạm; Kịp thời xử lý nghiêm minh các hành vi phạm pháp luật; Nâng cao trách nhiệm của cơ quan bảo vệ pháp luật, đặc biệt nhà làm luật
cần ban hành văn bản thay thế văn bản hướng dẫn thi hành các tội xâm phạm sởhữu (Thông tư liên tịch 02/2001/TTLT) để đồng bộ và bổ sung kịp thời quy định
pháp luật nhằm quản lý xã hội tốt hơn.
C, KẾT LUẬN
Trang 10Để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản của người dân, việc tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý về tội cướp tài sản nhằm góp phần xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi phạm tội là vấn đề cần thiết đặt ra trong giai đoạn phát triển đất nước hiện nay và trong tương lai.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam Phần các tội phạm Quyển 1, Trường Đại học
Luật Hà Nội, nxb Công an Nhân dân, năm 2018.
2, Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, nxb Lao động 3, Bộ Luật Hình sự năm 1999.
4, Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ luật Hình sự năm 1999.
5, Luận văn “Thực trạng, nguyên nhân, và các giải pháp phòng chống tội trộm cướptài sản ở Hà Tĩnh”
http://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai-thuc-trang-nguyen-nhan-va-cac-giai-phap-phong-chong-toi-trom-cuop-tai-san-o-ha-tinh-29615/
6,Tạp chí Nghề luật, Số 1, 2016 “Tội cướp tài sản trong Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2015 và một số giải pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm”, Học viện
Tư pháp, Ths Trần Thị Lịch