Bài tập luật đầu tư: Phân tích đặc điểm của khu công nghiệp theo pháp luật hiện hành của Việt Nam và sưu tầm một ví dụ thực tiễn về khu công nghiệp để làm rõ các đặc điểm của khu công nghiệp Đặc điểm của khu công nghiệp Theo định nghĩa về KCN, có thể thấy KCN có những đặc điểm sau đây: Thứ nhất, về chức năng hoạt động: KCN là khu vực chuyên sản xuất hàng CN và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất CN. Cho dù các tổ chức kinh tế được thành lập trong KCN có thể thuộc mọi hình thức sở hữu khác nhau, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng lĩnh vực đầu tư chủ yếu của các doanh nghiệp này là sản xuất CN và phục vụ cho sản xuất CN. Trong KCN, không có các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và các dịch vụ phục vụ cho các loại hình sản xuất này. Thứ hai, về không gian: KCN là khu vực có ranh giới địa lí xác định, phân biệt với các vùng lãnh thổ khác và thường không có dân cư sinh sống. Về mặt địa lí, các KCN đều được xác định ranh giới cụ thể bằng hệ thống hàng rào KCN, phân biệt với các vùng còn lại thuộc lãnh thổ quốc gia. Mọi hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh bên trong hàng rào đó không chỉ được điều chỉnh bởi quy định pháp luật hiện hành mà còn phải tuân thủ quy chế pháp lý riêng dành cho KCN và được hưởng nhiều ưu đãi. Để tạo điều kiện thu hút NĐT, Nhà nước thực hiện các phương án đầu tư phát triển hạ tầng bên trong hàng rào KCN như: giải quyết vấn đề mặt bằng, cầu đường, điện nước, kho bãi, nhà xưởng, hệ thống xử lý nước thải...Toàn bộ hạ tầng kỹ thuật KCN này được xây dựng phục vụ cho hoạt động sản xuất CN và kinh doanh dịch vụ phục vụ CN. Theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 822018NĐCP thì “Trong khu công nghiệp, khu chế xuất không cho phép dân cư sinh sống.”.
Trang 2A, MỞ ĐẦU
Trên thế giới, ở các quốc gia phát triển, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, KCN là một trong những mô hình kinh tế quan trọng cùng với khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế Việc thành lập KCN đã và đang là giải pháp quan trọng để các quốc gia thu hút vốn ĐT trong và ngoài nước, phát triển nền CN và phát triển kinh tế, xã hội Để có thêm kiến thức bổ ích về vấn đề này, em xin làm rõ đề bài tập học kỳ số
13: “Phân tích đặc điểm của khu công nghiệp theo pháp luật hiện hành của ViệtNam và sưu tầm một ví dụ thực tiễn về khu công nghiệp để làm rõ các đặc điểm củakhu công nghiệp” Bài làm của em không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, em rất
mong nhận được những ý kiến, đóng góp của thầy cô để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
B, NỘI DUNG
CHƯƠNG I SỰ CẦN THIẾT HÌNH THÀNH KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆTNAM
Tiếp thu kinh nghiệm thu hút vốn ĐT và phát triển các mô hình kinh tế nhiều nước trên thế giới, Đảng và Nhà nước ta xác định việc phát triển CN thông qua KCN là cần thiết và thích hợp để xây dựng nền kinh tế theo hướng CN hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế Vai trò đó được thể hiện cụ thể:
Một là, KCN là công cụ QH sản xuất CN, góp phần tạo đà tăng trưởng CN, từng
bước thực hiện chủ trương phát triển CN theo quy hoạch, tránh hình thành và phát triển các cơ sở phát triển CN tự phát, là phương tiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tăng tỉ trọng CN và dịch vụ.
Hai là, KCN được thành lập tạo môi trường thuận lợi để mở rộng thu hút vốn ĐT,
góp phần thực hiện chính sách kinh tế mở và chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
Ba là, thành lập KCN là giải pháp khắc phục yếu kém về kết cấu hạ tầng kinh tế -
Trang 3hội Trong điều kiện Nhà nước chưa có khả năng triển khai trên quy mô lớn việc xây dựng kết cấu hạ tầng thì trên một địa bàn giới hạn của KCN, Nhà nước có thể tập trung những điều kiện cần thiết để nâng cấp cơ sở hạ tầng đạt tới trình độ quốc tế mà các doanh nghiệp thường đòi hỏi
Bốn là, KCN là nơi tiếp nhận và ứng dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học
công nghệ tiên tiến trên thế giới, tiếp thu những kinh nghiệm quản lí và khai thác tiềm năng vật chất vào quá trình phát triển kinh tế của đất nước.
Năm là, KCN là nơi tạo ra những điều kiện thuận lợi để đào tạo và sử dụng hiệu
quả nguồn nhân lực có trình độ cao Các KCN có vai trò tạo thêm việc làm, đào tạo, nâng cao trình độ quản lí cho cán bộ, nâng cao tay nghề cho công nhân
Những vai trò to lớn trên đây đã khẳng định việc phát triển các KCN là giải pháp đúng đắn để khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, phục vụ CN hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay.
CHƯƠNG II KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU CÔNG NGHIỆP1, Khái niệm
Theo cách hiểu thông thường, KCN là khu vực tập trung các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất, có ranh giới địa lí xác định, được thành lập theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Các nước trên thế giới có quan niệm không đồng nhất với nhau về KCN khi quy định có hay không có dân cư sinh sống, thành lập hay không thành lập riêng khu vực chuyên sản xuất hàng xuất khẩu (khu chế xuất).
Về vấn đề dân cư trong KCN, liên quan đến môi trường và sức khỏe cộng đồng, nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam quy định không có dân cư sinh sống trong khuôn khổ KCN được thành lập theo quy hoạch Trong khi đó, mô hình KCN của một số nước có thể cho phép thành lập khu dân cư nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc ăn ở, sinh hoạt của người lao động và người quản lý hoạt động kinh doanh Đa số quốc gia
Trang 4quy định trong KCN có thể thành lập khu vực riêng để sản xuất hàng xuất khẩu Ví dụ:
KCN của Thái Lan bao gồm các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa tiêu thụ tại thị trường nội địa, có thể xuất khẩu với tỷ trọng nhỏ (dưới 40% tổng số sản phẩm được sản xuất của xí nghiệp) và KCN hỗn hợp có thành lập khu chế biến xuất khẩu bao gồm các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu từ 40% tổng số sản phẩm được sản xuất Những sự khác nhau này là không cơ bản song nó đòi hỏi Nhà nước phải có quy chế pháp lý phù hợp để điều chỉnh tổ chức và hoạt động của mỗi mô hình KCN đó.
Pháp luật Việt Nam quy định: “Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xácđịnh, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất côngnghiệp.” (khoản 11 Điều 3 LĐT năm 2014) LĐT năm 2020 tiếp tục kế thừa nội dung
trên về KCN và được quy định trong khoản 16 Điều 3.
2, Đặc điểm của khu công nghiệp
Theo định nghĩa về KCN, có thể thấy KCN có những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, về chức năng hoạt động: KCN là khu vực chuyên sản xuất hàng CN và
thực hiện các dịch vụ cho sản xuất CN.
Cho dù các tổ chức kinh tế được thành lập trong KCN có thể thuộc mọi hình thức sở hữu khác nhau, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng lĩnh vực đầu tư chủ yếu của các doanh nghiệp này là sản xuất CN và phục vụ cho sản xuất CN Trong KCN, không có các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và các dịch vụ phục vụ cho các loại hình sản xuất này.
Thứ hai, về không gian: KCN là khu vực có ranh giới địa lí xác định, phân biệt
với các vùng lãnh thổ khác và thường không có dân cư sinh sống.
Về mặt địa lí, các KCN đều được xác định ranh giới cụ thể bằng hệ thống hàng rào KCN, phân biệt với các vùng còn lại thuộc lãnh thổ quốc gia Mọi hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh bên trong hàng rào đó không chỉ được điều chỉnh bởi quy định pháp luật hiện hành mà còn phải tuân thủ quy chế pháp lý riêng dành cho KCN và
Trang 5được hưởng nhiều ưu đãi Để tạo điều kiện thu hút NĐT, Nhà nước thực hiện các phương án đầu tư phát triển hạ tầng bên trong hàng rào KCN như: giải quyết vấn đề mặt bằng, cầu đường, điện nước, kho bãi, nhà xưởng, hệ thống xử lý nước thải Toàn bộ hạ tầng kỹ thuật KCN này được xây dựng phục vụ cho hoạt động sản xuất CN và kinh doanh dịch vụ phục vụ CN.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 82/2018/NĐ-CP thì “Trong khucông nghiệp, khu chế xuất không cho phép dân cư sinh sống.” Điều này cũng phù hợp
với chủ trương của Nhà nước nhằm hạn chế xây dựng các KCN xen lẫn khu dân cư Quy định này xuất phát chủ yếu từ đặc trưng của KCN là chuyên sản xuất CN nặng, tính độc hại cao Nếu KCN có dân cư sinh sống thì về lâu dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người dân.
Thứ ba, về thủ tục thành lập: KCN không phải là khu vực được thành lập tự phát
mà được thành lập theo quy định của Chính phủ, trên cơ sở QH đã được phê duyệt Không nên hiểu KCN đơn thuần là khu vực tập trung các doanh nghiệp sản xuất CN KCN là mô hình kinh tế có sự đầu tư từ phía Nhà nước nhằm thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định Để phát triển các KCN, Nhà nước phải thiết lập môi trường đầu tư thuận lợi bao gồm hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển đồng bộ, hệ thống cơ chế chính sách hoàn thiện Chính vì vậy, Nhà nước phải xây dựng quy hoạch phát triển các KCN, thẩm định kỹ trước khi thành lập và triển khai xây dựng chúng Trên cơ sở quy hoạch đã phê duyệt, dự án đầu tư được thẩm định, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định thành lập KCN tại những địa bàn cụ thể.
Xuất phát từ yêu cầu đó, pháp luật hiện hành quy định KCN được Chính phủ cấp phép đầu tư với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và quy chế pháp lý riêng Cụ thể, Điều 23 Nghị định 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế quy định về thẩm quyền thành lập, mở rộng khu kinh tế như sau:
“1 Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, mở rộng khu kinh tế phù hợp với quyhoạch phát triển khu kinh tế đã được phê duyệt.
Trang 62 Khu kinh tế được tổ chức thành các khu chức năng Quy mô diện tích, vị trí củatừng khu chức năng được xác định trong Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế doThủ tướng Chính phủ phê duyệt.”
Như vậy, Nhà nước quản lý việc thành lập, mở rộng và phát triển khu kinh tế chặt chẽ, thống nhất từ việc phê duyệt QH chung xây dựng khu kinh tế đến khi khu kinh tế đi vào hoạt động (thể hiện ở việc mở rộng khu kinh tế) Nhà nước cũng có cơ chế quản lý mềm mỏng khi cho phép các nhà đầu tư được đầu tư ngành nghề, lĩnh vực pháp luật không cấm, đáp ứng các ưu đãi, hỗ trợ ĐT theo quy định pháp luật ĐT,…Điều này tạo cơ hội thuận lợi, thu hút được các NĐT trong và ngoài nước.
Thứ tư, về đầu tư cho xuất khẩu: Đây là vấn đề được quan tâm khi đầu tư xây
dựng tất cả các KCN Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong KCN có thể có khu vực hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu (được gọi là khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất).
Phụ thuộc vào QH tổng thể phát triển KCN đã được phê duyệt và dự án đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, trong phạm vi KCN có thể thành lập khu vực riêng bao gồm các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu Đó là khi các doanh nghiệp đi vào sản xuất ổn định, có hiệu quả thì quy mô doanh nghiệp cũng tăng lên, sản lượng sản xuất hàng CN, các dịch vụ phục vụ sản xuất CN cũng tăng lên Trong điều kiện đó, doanh nghiệp không chỉ đáp ứng được nguồn cung trong nước mà còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài Do đó, trong KCN có thể có khu chế xuất, đảm bảo hàng hóa có thể cung ứng cho thị trường nước ngoài, tạo cơ hội cho hoạt động xuất khẩu phát triển, tạo nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách Nhà nước Điều này thể hiện ở điểm a
khoản 1 Điều 2 Nghị định 82/2018/NĐ-CP “Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyênsản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt độngxuất khẩu, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu côngnghiệp quy định tại Nghị định này.”
Từ quy định này có thể rút ra, khu chế xuất cũng là KCN, tuy nhiên mục đích của khu chế xuất sản xuất khác với KCN thông thường ở chỗ khu chế xuất sản xuất hàng
Trang 7hóa, cung ứng dịch vụ phục vụ sản xuất để xuất khẩu ra nước ngoài, còn mục đích KCN thông thường là đẩy mạnh sản xuất hàng hóa phục vụ chủ yếu nhu cầu tiêu dùng
trong nước Ví dụ, khu chế xuất Tân Thuận (TP Hồ Chí Minh) chuyên sản xuất các
sản phẩm CN để xuất khẩu ra nước ngoài.
3, Ví dụ thực tiễn về khu công nghiệp để làm rõ các đặc điểm của khu côngnghiệp
Thành phố mới Bình Dương thuộc dự án Khu Liên Hợp Công Nghiệp Dịch Vụ Đô Thị Bình Dương gồm 06 KCN, Phú Gia là một trong những KCN đó, nó được thừa hưởng một nền tảng cơ sở hạ tầng phát triển đầy đủ, hiện đại, được hưởng những ưu
đãi về cơ chế chính sách Vì vậy, em xin chọn Khu công nghiệp Phú Gia tỉnh Bình
Dương làm ví dụ thực tiễn để làm rõ các đặc điểm của KCN nói chung.
Thứ nhất, về chức năng hoạt động của KCN Phú Gia
KCN Phú Gia được ĐT và phát triển bởi Công ty cổ phần XNK tổng hợp và đầu tư TP.HCM (IMEXCO) IMEXCO triển khai và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng đa dạng hóa các ngành nghề bao gồm: Nhập khẩu và kinh doanh đồ dùng cá, gia đình, vật tư, nguyên liệu, máy móc, phương tiện vận tải; Liên doanh hợp tác đầu tư; Kinh doanh địa ốc và kinh doanh kiều hối theo quy định; Sản xuất, mua bán các sản phẩm ngành may mặc; Đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, khu dân cư; Mua bán thực phẩm chế biến; Kinh doanh nhà; Cho thuê kho, xưởng Trong KCN Phú Gia không có các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nhưng vẫn có các hoạt động chế biến và kinh doanh các mặt hàng nông, lâm, công nghệ phẩm IMEXCO đã huy động mọi nguồn nhân, vật lực để đảm bảo hoạt động kinh doanh và điều đó làm cho công ty hoạt động hiệu quả cao Cụ thể kết quả kinh doanh năm 2007 như sau: Tổng giá trị tài sản 645 tỉ đồng, kim ngạch xuất nhập khẩu và kiều hối 27,6 triệu USD, tổng doanh thu 296 tỉ đồng và tỉ suất lợi nhuận trên vốn 22,7% KCN Phú Gia đã và đang hoạt động có hiệu quả, đúng như với chức năng của nó là khu vực chuyên sản xuất hàng CN và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất CN.
Trang 8Thứ hai, về không gian
KCN Phú Gia có quy mô diện tích là 133,29 ha, được xác định ranh giới cụ thể bằng hệ thống hàng rào KCN, phân biệt với các vùng còn lại thuộc lãnh thổ quốc gia Phú Gia nằm trong khu liên hiệp Công nghiệp - dịch vụ - đô thị Bình Dương tại xã Hòa Lợi, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, thuộc vành đai kinh tế TP Hồ Chí Minh với hệ thống đường giao thông thuận lợi Phía Bắc giáp khu công nghiệp Đồng An II, phía Nam giáp KCN Việt Nam - Singapore II, phía Đông giáp Khu dân cư của KCN Việt Nam - Singapore và phía Tây giáp khu trồng cây xanh cách ly Vì nằm trong khu kinh tế quan trọng như vậy, KCN Phú Gia có nhiều lợi thế để được cung cấp những dịch vụ tốt nhất như: lực lượng cán bộ kỹ thuật và công nhân có tay nghề cao dồi dào, giá đầu tư cho cơ sở hạ tầng ưu đãi, đầu mối cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú, thụ hưởng nhiều tiện ích khác và là nơi rất thuận lợi để cho nhà đầu tư có thể đi vào thị trường TP Hồ Chí Minh đầy tiềm năng hoặc có thể đi ra nhiều thị trường khác thông qua hệ thống cản sông, cảng biển, sân bay Tân Sơn Nhất
Hơn thế nữa, KCN Phú Gia còn được hưởng nhiều ưu đãi về thuế doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, miễn giảm tiền thuê đất và các ưu đãi đầu tư khác Một lợi thế đặc biệt mà không phải KCN nào cũng có được đó là dạng mô hình “khu trong khu” bao gồm các khu đô thị hiện đại, khu dân cư, khu dịch vụ - giải trí cao cấp, KCN, khu chế xuất và khu công nghệ cao Các khu này có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau và là động lực phát triển của nhau.
Phú Gia là mô hình KCN - đô thị - dịch vụ Mô hình này được kết hợp giữa phát triển CN với đô thị hóa, đảm bảo sự phát triển bền vững của KCN Ngoài khu chức năng là khu sản xuất CN còn có các khu chức năng khác như khu giáo dục, y tế, vui chơi giải trí để tạo một môi trường sống và làm việc đẳng cấp cho chuyên gia, người lao động Mô hình này có những tiêu chí cụ thể như khi quy hoạch KCN phải gắn với phát triển khu dân cư, cơ sở hạ tầng phải được xây dựng đồng bộ và hiện đại đáp ứng quá trình đô thị hóa Khi quỹ đất ngày càng hạn hẹp, việc QH và phát triển KCN - đô thị - dịch vụ trong chính các KCN chính là "điểm mở" từ chính sách của Nhà nước
Trang 9giúp nhà đầu tư có thêm cơ hội sở hữu quỹ đất Đặc biệt xu hướng xây dựng khu đô thị trong KCN mới phát triển, đây chính là mảnh đất "màu mỡ" để các NĐT bất động sản nắm bắt cơ hội đầu tư sinh lời vượt trội Tuy nhiên, khi phát triển mô hình, tùy vào chức năng của từng khu ví dụ như khu chế xuất, khu sản xuất CN có ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, Phú Gia đã phân định ranh giới rõ ràng, không để dân cư sinh sống trong những khu sản xuất đó Điều này đã hưởng ứng tích cực tinh thần, chủ trương của Nhà nước nhằm hạn chế tác động xấu đến cộng đồng dân cư.
Thứ ba, về thủ tục thành lập
KCN Phú Gia được quyết định thành lập số 912/QĐ-TTg ngày 01/09/2005 của Thủ
tướng Chính phủ v/v phê duyệt Đề án tổng thể đầu tư và phát triển Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị Bình Dương Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của KCN có số 46221000039 ngày 08/12/2006 chứng nhận thay đổi lần thứ nhất 05/04/2007 do Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương cấp Và quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết KCN số 2933/QĐ-UBND ngày 22/06/2006 của Chủ tịch UBND v/v phê duyệt quy hoạch chi tiết khu công nghiệp Phú Gia thuộc Liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị Cũng như bao KCN khác trong nước, KCN Phú Gia không phải được thành lập tự phát mà thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ Trên cơ sở QH đã phê duyệt, dự án ĐT được thẩm định, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định thành lập KCN Phú Gia Như vậy, có thể thấy, Nhà nước quản lý việc thành lập, phát triển và hoạt động của KCN Phú Gia Nhà nước cũng có cơ chế quản lý mềm mỏng khi tạo điều kiện thuận lợi và áp dụng nhiều ưu đãi theo quy định của pháp luật để Phú Gia hoạt động hiệu quả như ngày nay.
Thứ tư, về đầu tư cho xuất khẩu
Do tính chất của KCN và do nhu cầu sản xuất, sản lượng sản xuất hàng CN, các dịch vụ phục vụ sản xuất CN tăng mạnh nên KCN Phú Gia đã sớm xây dựng và vận hành khu chế xuất chuyên sản xuất hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài Khu chế xuất này được có ranh giới xác định phân biệt với các khu khác trong KCN để đảm bảo tính
Trang 10chuyên nghiệp và an toàn Một số hàng hóa tiêu biểu được sản xuất với số lượng lớn và đem lại doanh thu cao đó là các sản phẩm may mặc, thực phẩm chế biến, đồ dùng cá nhân, gia đình Hoạt động của khu chế xuất trong KCN Phú Gia đã góp phần to lớn trong việc đảm bảo hàng hóa cung ứng cho thị trường nước ngoài, tạo cơ hội cho hoạt động xuất khẩu phát triển, tạo nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách Nhà nước.
Như vậy, qua nội dung tìm hiểu trên đã giúp ta có cái nhìn toàn diện hơn về đặc trưng cơ bản của KCN Phú Gia cũng chính là đặc trưng chung của các KCN khác ở Việt Nam Các KCN này đã và đang góp phần không nhỏ vào sự phát triển đất nước, con người, xã hội.
CHƯƠNG III, ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁCKHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Những kết quả đạt được: Sự phát triển nhanh các KCN ở Việt Nam trong những
năm qua đã đạt được những kết quả nhất định, đó là: Thu hút được một lượng lớn vốn ĐT trong và ngoài nước, nâng cao hiệu quả sử dụng đất; Thúc đẩy tăng trưởng ngành CN, nâng cao giá trị xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm và tăng nguồn thu ngân sách; Góp phần hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng; Góp phần thúc đẩy các ngành, các lĩnh vực khác phát triển
Một số hạn chế: Bên cạnh những kết quả đạt được còn tồn tại một số hạn chế như:
Các KCN đã đi vào vận hành chưa nhiều, quy mô vốn đầu tư và thu hút các dự án vào các KCN còn hạn chế; Hàm lượng khoa học, công nghệ trong các dự án ĐT còn thấp; các ngành sản xuất CN trong các KCN chưa thực sự hiệu quả; Công tác quản lý KCN còn gặp nhiều khó khăn; Các ngành nghề thu hút ĐT vào các KCN còn trùng lặp; Thiếu sự gắn kết, hợp tác lẫn nhau giữa các KCN, các doanh nghiệp trong KCN.
Nguyên nhân của các hạn chế là: Công tác quy hoạch (QH) và triển khai thực
hiện QH các KCN được phê duyệt chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển; Tính cục bộ địa phương trong QH và phát triển các KCN còn phổ biến; Chưa định hình được thế mạnh để phát triển các loại hình CN cho phù hợp với thực tế của từng địa phương, cho cả vùng; Quy mô nền kinh tế của các địa phương trong vùng còn nhỏ, vốn đầu tư phát