Môn Luật Cạnh Tranh Thực trạng pháp luật cạnh tranh Việt Nam về kiểm soát hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh? CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT TTHCCT 1, Khái niệm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Khác với Luật cạnh tranh 2004, Luật cạnh tranh 2018 đã đưa ra định nghĩa về Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tại khoản 4 Điều 3: “Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh”.. Đây là một quy định mở, tức là các thỏa thuận hợp tác khác tuy không được quy định cụ thể trong luật nhưng vẫn có thể bị cấm nếu nó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động HCCT một cách đáng kể. Thực trạng pháp luật cạnh tranh Việt Nam về kiểm soát hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh? , Đặc điểm của Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Thứ nhất, chủ thể tham gia Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là các doanh nghiệp độc lập. Thứ hai, TTHCCT chỉ được hình thành khi có sự thống nhất về ý chí của các bên tham gia thỏa thuận. Sự thống nhất cùng hành động giữa các DN tham gia thỏa thuận được thể hiện công khai hoặc không công khai. Thứ ba, hậu quả của TTHCCT là gây ra tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường. Sự cần thiết phải kiểm soát hành vi TTHCCT Đầu tiên, sự phát triển kinh tế hiện nay đã mở rộng thị trường, thu hút nhiều nhà đầu tư, hoạt động cạnh tranh ngày càng sôi động kéo theo nguy cơ xảy ra hành vi thông đồng trong kinh doanh, vì vậy cần phải kiểm soát bằng pháp luật. Thứ hai, TTHCCT đã và đang làm giảm sức ép cạnh tranh, làm lệch hoặc cản trở cạnh trên thị trường. Khi thỏa thuận được ký kết, các DN đang từ đối thủ cạnh tranh sẽ không còn cạnh tranh nhau nữa, có thể gây ra bất lợi cho khách hàng. Chính vì thế, vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát các TTHCCT càng quan trọng hơn. Nếu không có sự kiểm soát, điều chỉnh hành vi từ Nhà nước thì các chủ thể kinh doanh tự do thỏa thuận dẫn đến việc phá vỡ cấu trúc thị trường, đe dọa lợi ích của người tiêu dùng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế, xã hội. Thứ ba, “kiểm soát TTHCCT” là việc Nhà nước sử dụng các công cụ như pháp luật, chính sách, công cụ kinh tế…để định hướng hành vi TTHCCT THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH 1, Quy định về các TTHCCT theo Điều 11 LCT 2018 Ví dụ về hành vi TTHCCT: Việc ký kết thỏa thuận giữa 12 DN bảo hiểm tại Khánh Hòa năm 2011 nhằm ấn định giá dịch vụ bảo hiểm học sinh đã gây ra sự xóa bỏ cạnh tranh trên thị trường, bởi 12 DN bảo hiểm này là những DN lớn và có thị phần kết hợp lên tới 99,81%. Đây chính là hành vi TTHCCT bằng cách ấn định giá hàng hóa dịch vụ một cách gián tiếp theo quy định tại khoản 1 Điều 11 LCT 2018. 2, Hậu quả pháp lý của các TTHCCT TTHCCT bị cấm tuyệt đối Các thỏa thuận thuộc khoản 1;2;3;4;5;6 Điều 11 LCT 2018 là các thỏa thuận luôn có bản chất HCCT. Việc đánh giá tác động gây hạn chế được quy định tại Điều 13 LCT 2018 và khoản 2 điều 11 NĐ 352020NĐCP. Tuy nhiên, các thỏa thuận HCCT quy định tại khoản 1;2;3 Điều 11 mặc dù bị cấm tuyệt đối nhưng vẫn có thể được hưởng miễn trừ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 LCT 2018. Hình thức xử lí đối với chủ thể tham TTHCCT bị cấm Tại mục 1 chương II NĐ 752019NĐCP quy định HVVP, hình thức và mức xử phạt đối với HVVP về TTHCCT gồm: Phạt tiền và phạt bổ sung (1 điều 6 NĐ 752019NĐCP, xem phụ lục). Cơ quan có thẩm quyền có thể xử phạt tiền tối đa 10% tổng doanh thu của DN có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong 5 năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm nhưng thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất đối với các hành vi vi phạm được quy định trong BLHS (khoản 1 Điều 111 LCT 2018). Một số loại TTHCCT đã chính thức bị hình sự hóa và quy định các mức phạt cụ thể tại Điều 217 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
- -
BÀI THI VIẾT TIỂU LUẬN
MÔN: LUẬT CẠNH TRANH
Đề bài:
“Thực trạng pháp luật cạnh tranh Việt Nam về kiểm soát hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh”
HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THU HẰNG
LỚP: N02-TL1
MSSV: 432527
NHÓM: 03
Hà Nội 2021
Trang 2MỤC LỤC
A, MỞ ĐẦU 1
B, NỘI DUNG 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT TTHCCT 1
1, Khái niệm của TTHCCT 1
2, Đặc điểm của TTHCCT 1
3, Sự cần thiết phải kiểm soát hành vi TTHCCT 2
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH 2
1, Quy định về các TTHCCT theo Điều 11 LCT 2018 2
2, Hậu quả pháp lý của các TTHCCT 3
3, Hình thức xử lí đối với chủ thể tham TTHCCT bị cấm 4
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI TTHCCT 5
1, Những thành tựu đạt được 5
2, Những hạn chế, bất cập 6
3, Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật 7
C, KẾT LUẬN 8
PHỤ LỤC 9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……… ……… ………10
Trang 3BẢNG TỪ VIẾT TẮT
TTHCCT Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh LCT Luật canh tranh
HCCT Hạn chế cạnh tranh HVVP HVVP
DN Doanh nghiệp BLHS Bộ luật Hình sự
Trang 4A, MỞ ĐẦU Cạnh tranh là động lực phát triển xã hội, thúc đẩy đổi mới trên mọi lĩnh vực
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu và tìm hiểu rõ hơn về các hành vi TTHCCT ở Việt Nam và điều chỉnh, kiểm soát nó là cần thiết Vì vậy, em lựa chọn đề tài
“Thực trạng pháp luật cạnh tranh Việt Nam về kiểm soát hành vi TTHCCT” cho
bài thi hết học phần của mình
B, NỘI DUNG CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT TTHCCT
1, Khái niệm của TTHCCT
Khác với LCT 2004, LCT 2018 đã đưa ra định nghĩa về TTHCCT tại khoản 4
Điều 3: “Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới
mọi hình thức gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh”
Đây là một quy định mở, tức là các thỏa thuận hợp tác khác tuy không được quy định cụ thể trong luật nhưng vẫn có thể bị cấm nếu nó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động HCCT một cách đáng kể
2, Đặc điểm của TTHCCT
Thứ nhất, chủ thể tham gia TTHCCT là các DN độc lập
Thứ hai, TTHCCT chỉ được hình thành khi có sự thống nhất về ý chí của các
bên tham gia thỏa thuận Sự thống nhất cùng hành động giữa các DN tham gia thỏa thuận được thể hiện công khai hoặc không công khai
Thứ ba, hậu quả của TTHCCT là gây ra tác động hoặc có khả năng gây tác động
hạn chế cạnh tranh trên thị trường
Trang 53, Sự cần thiết phải kiểm soát hành vi TTHCCT
Đầu tiên, sự phát triển kinh tế hiện nay đã mở rộng thị trường, thu hút nhiều nhà
đầu tư, hoạt động cạnh tranh ngày càng sôi động kéo theo nguy cơ xảy ra hành vi thông đồng trong kinh doanh, vì vậy cần phải kiểm soát bằng pháp luật
Thứ hai, TTHCCT đã và đang làm giảm sức ép cạnh tranh, làm lệch hoặc cản
trở cạnh trên thị trường Khi thỏa thuận được ký kết, các DN đang từ đối thủ cạnh tranh sẽ không còn cạnh tranh nhau nữa, có thể gây ra bất lợi cho khách hàng Chính vì thế, vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát các TTHCCT càng quan trọng hơn Nếu không có sự kiểm soát, điều chỉnh hành vi từ Nhà nước thì các chủ thể kinh doanh tự do thỏa thuận dẫn đến việc phá vỡ cấu trúc thị trường, đe dọa lợi ích của người tiêu dùng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế, xã hội
Thứ ba, “kiểm soát TTHCCT” là việc Nhà nước sử dụng các công cụ như pháp
luật, chính sách, công cụ kinh tế…để định hướng hành vi TTHCCT của các chủ thể, xác định và xử lý hành vi vi phạm đồng thời tiến hành các điều chỉnh nhằm đạt được mục tiêu bảo vệ cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH
1, Quy định về các TTHCCT theo Điều 11 LCT 2018
Các thỏa thuận được coi là TTHCCT được quy định tại Điều 11 LCT 2018 Do
phạm vi bài làm có giới hạn, em xin được trích luật ở phần phụ lục, bỏ qua phần phân tích từng đặc điểm của các hành vi và đi thẳng vào phần bình luận vấn đề
Việc quy định các hành vi TTHCCT này là một trong các cách thức thể hiện sự
kiểm soát của Nhà nước đối với các hành vi trên Đây được coi là những hành vi
Trang 6tiêu biểu và phổ biến nhất Bản chất của các thoả thuận này là việc thống nhất cùng hành động giữa các DN tham gia thỏa thuận để đạt được những mục đích cạnh tranh, làm trái với quy luật tự nhiên, nhằm giảm sức ép cạnh tranh, bóp méo nguồn cung trên thị trường, tẩy chay các DN không thỏa thuận, kìm hãm, loại bỏ các DN muốn gia nhập thị trường, làm tăng tính trung lập trên thị trường gây bất lợi cho người tiêu dùng Đặc biệt, khoản 11 Điều 11 LCT 2018 là một điểm mới, đây là một điều khoản mở, các thỏa thuận hợp tác khác tuy không được quy định cụ thể trong luật nhưng vẫn có thể bị cấm nếu nó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động HCCT một cách đáng kể mà trong LCT 2004 còn thiếu Nếu như không có quy định cụ thể về các hành vi như trên thì khó có thể định hướng hành vi của các chủ thể, khó có cơ sở để kiểm soát và xử lí khi có hành vi vi phạm
Ví dụ về hành vi TTHCCT: Việc ký kết thỏa thuận giữa 12 DN bảo hiểm tại
Khánh Hòa năm 2011 nhằm ấn định giá dịch vụ bảo hiểm học sinh đã gây ra sự xóa
bỏ cạnh tranh trên thị trường, bởi 12 DN bảo hiểm này là những DN lớn và có thị phần kết hợp lên tới 99,81% Đây chính là hành vi TTHCCT bằng cách ấn định giá hàng hóa dịch vụ một cách gián tiếp theo quy định tại khoản 1 Điều 11 LCT 2018
2, Hậu quả pháp lý của các TTHCCT
TTHCCT bị cấm tuyệt đối
Các thỏa thuận thuộc khoản 1;2;3;4;5;6 Điều 11 LCT 2018 là các thỏa thuận luôn có bản chất HCCT Việc đánh giá tác động gây hạn chế được quy định tại Điều 13 LCT 2018 và khoản 2 điều 11 NĐ 35/2020/NĐ-CP Tuy nhiên, các thỏa thuận HCCT quy định tại khoản 1;2;3 Điều 11 mặc dù bị cấm tuyệt đối nhưng vẫn
có thể được hưởng miễn trừ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 LCT 2018
Pháp luật các nước ở Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, Singapore thường cấm triệt
Trang 7để theo nguyên tắc “vi phạm mặc nhiên đối” với các thỏa thuận như ở khoản 1;2;3;4 Điều 11 Ngoài 4 thỏa thuận này, các thỏa thuận khác đều được xem trên
nguyên tắc “lập luận hợp lí” (cân nhắc giữa tác động và lợi ích có được) Như vậy,
pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định giống với các nước trên thế giới và
bổ sung thêm hai thỏa thuận vào TTHCCT bị cấm tuyệt đối để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh riêng, góp phần kiểm soát cạnh tranh một cách dễ dàng, hợp lí
TTHCCT bị cấm có điều kiện
Các thỏa thuận thuộc khoản 7;8;9;10;11 Điều 11 LCT 2018 chỉ bị cấm khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động HCCT một cách đáng kể trên thị trường Quy định này có phần giống nguyên tắc “lập luận hợp lí” nói trên của một số nước trên thế giới
Các trường hợp được hưởng miễn trừ thuộc các thỏa thuận quy định tại khoản
1;2;3;7;8;9;10;11 Điều 11 nếu có lợi cho người tiêu dùng và đáp ứng được các điều kiện được quy định tại Điều 14 LCT 2018 Có thể thấy pháp luật đã có những quy định gay gắt đối với những thỏa thuận thuộc khoản 4;5;6 Điều 11 Đều là những thỏa thuận bị cấm tuyệt đối nhưng đối với các khoản 1;2;3 thì có thể được hưởng miễn trừ Quy định này cho thấy sự quyết liệt trong quản lý, kiểm soát của Nhà nước vì đây là những thỏa thuận đặc biệt ngay hiểm, có nguy cơ cao ngăn cản, kìm hãm sự phát triển vì vậy cần phải loại bỏ ngay không vì một lý do nào khác
3, Hình thức xử lí đối với chủ thể tham TTHCCT bị cấm
Tại mục 1 chương II NĐ 75/2019/NĐ-CP quy định HVVP, hình thức và mức
xử phạt đối với HVVP về TTHCCT gồm: Phạt tiền và phạt bổ sung (1 điều 6 NĐ 75/2019/NĐ-CP, xem phụ lục) Cơ quan có thẩm quyền có thể xử phạt tiền tối đa 10% tổng doanh thu của DN có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong
Trang 8năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm nhưng thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất đối với các hành vi vi phạm được quy định trong BLHS (khoản
1 Điều 111 LCT 2018) Một số loại TTHCCT đã chính thức bị hình sự hóa và quy định các mức phạt cụ thể tại Điều 217 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Hơn nữa, nhiều nước trên thế giới cũng áp dụng hình thức xử lí phạt 10% tổng doanh thu Anh, Pháp, Mỹ…còn xử lí hình sự đối với các cá nhân lãnh đạo DN có hành vi vi phạm nghiêm trọng Như vậy, Việt Nam đã tiếp thu những kinh nghiệm của các nước lớn để quản lý và kiểm soát các hành vi TTHCCT ngày càng phức tạp hiện nay góp phần tạo sự công bằng, thuận lợi cho các DN phát triển lành mạnh
LCT 2018 đã quy định chính sách khoan hồng trong xử lí các hành vi TTHCCT
bị cấm Nếu DN tự nguyện khai báo giúp ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện, điều tra và xử lí hành vi TTHCCT bị cấm được miễn trừ hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng khi đáp ứng đủ các điều kiện tại Điều 112 LCT 2018
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI TTHCCT
1, Những thành tựu đạt được
Sau nhiều năm thực thi đã bước đầu phát huy vai trò tích cực trong việc giữ cho môi trường cạnh tranh lành mạnh, xử lý những hành vi làm sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường Về TTHCCT, lạm dụng vị trí thống lĩnh, Cục Quản lý cạnh tranh đã tiến hành điều tra tiền tố tụng 78 vụ việc trên nhiều lĩnh vực trong năm 2005-2014, tổ chức điều tra 8 vụ việc trong tổng số gần 70 DN bị điều tra, quyết định xử lý 5 vụ việc với tiền phạt gần 5,5 tỷ đồng.Với việc điều tra và xử lý các vụ việc vi phạm, thái độ trong việc cung cấp thông tin hay hợp tác điều tra của DN và hiệp hội tương đối tốt, kể cả vấn đề khắc phục hậu quả cũng được các DN kịp thời
Trang 9tiến hành
So với LCT 2004 thì LCT 2018 quy định chi tiết hơn và cụ thể hơn Theo đó, TTHCCT giữa các DN trên cùng thị trường liên quan quy định tại các khoản 1; 2
và 3 Điều 11 bị cấm Bổ sung TTHCCT giữa các DN kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 11 của Luật này bị cấm khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động HCCT một cách đáng kể trên thị trường
LCT 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo cơ sở pháp lý để xây dựng
và tổ chức hoạt động đối với Hội đồng cạnh tranh và Cục Quản lý cạnh tranh (các
cơ quan thực hiện pháp luật về kiểm soát TTHCCT) Từ đó hoạt động của các cơ quan này đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận
2, Những hạn chế, bất cập
Đầu tiên, về thỏa thuận ấn định giá cả hàng hóa, dịch vụ là một hành vi diễn ra
phổ biến trên thị trường Việt Nam, tuy nhiên do tính chất của hành vi này khá bí mật và khó phát hiện nên số lượng các vụ việc đã chính thức được đưa ra xử lý là
không nhiều, một trong số đó là việc: Thị trường sữa bột nhập khẩu chiếm hơn
80% thị trường sữa của Việt Nam Trong khi giá sữa nguyên liệu trên thế giới có xu hướng giảm mạnh thì giá sữa bột tại Việt Nam hầu như không giảm Bộ Tài chính
và Bộ Công Thương đã tổ chức thanh tra để tìm hiểu thực tế giá sữa nhưng không thu thập được chứng cứ về sự tồn tại của thỏa thuận ấn định giá sữa giữa các DN
Thứ hai, các quy định về hành vi TTHCCT như hiện nay chưa đáp ứng được
tính toàn diện và tính phù hợp ở chỗ chưa bao trùm hết các mối quan hệ giữa các chủ thể phát sinh trong quá trình TTHCCT Chẳng hạn, thỏa thuận ấn định mức giá
Trang 10sàn, giá trần; thỏa thuận tăng giá hoặc giảm giá (không chỉ ở mức cụ thể) hoặc thỏa thuận duy trì giá bán lại cho bên thứ ba là những thỏa thuận có bản chất HCCT, nhưng chưa được quy định
Thứ ba, chế tài đối với các vi phạm chưa thực sự đủ sức răn đe, việc thỏa thuận
của các DN đem lại lợi nhuận cao hơn mức tiền phạt (10% doanh thu) rất nhiều, rất
ít các DN có thái độ tích cực, hợp tác với cơ quan điều tra
Thứ tư, khó khăn trong công tác kiểm tra và phát hiện vi phạm, các TTHCCT
luôn tồn tại dưới dạng thỏa thuận ngầm chứ không tồn tại dưới dạng văn bản ký kết trực tiếp mà với nhiều cách thức như trao đổi qua điện thoại, e-mail…
Thứ năm, sự chồng chéo trong quy định của LCT và các luật chuyên ngành gây
khó khăn trong việc giải quyết vi phạm Ví dụ khi thị trường bảo hiểm phát triển mạnh, tình trạng các DN đua nhau giảm phí bảo hiểm, mở rộng các điều kiện, điều khoản bảo hiểm nhằm giành khách hàng Các DN bảo hiểm thông qua Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam thống nhất quy tắc điều khoản, phí bảo hiểm và cùng nhau thỏa thuận áp dụng và một số nội dung liên quan trong hoạt động kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh Mặc dù đây không phải là hành vi bị cấm theo quy định của Luật Dân sự và Luật Kinh doanh bảo hiểm, nhưng khi đối chiếu và áp dụng theo Luật Cạnh tranh thì bị quy kết vi phạm “thỏa thuận hạn chế cạnh tranh”
3, Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Thứ nhất, hiện nay Việt Nam còn thiếu quy định về hai điều kiện quan trọng để
hưởng miễn trừ, đó là: 1) việc thực hiện TTHCCT phải là cần thiết và không thể tránh khỏi nhằm đạt được mục tiêu; và 2) việc thực hiện TTHCCT không được tạo cho DN tham gia thỏa thuận loại bỏ đáng kể đối với hành hóa, dịch vụ có liên quan
Vì vậy, cần bổ sung thêm quy định này và hoàn thiện các quy định khác liên quan
Trang 11đến điều kiện hưởng miễn trừ và TTHCCT, gắn liền với việc đảm bảo lợi ích của
DN và người tiêu dùng, góp phần kiểm soát hiệu quả hơn TTHCCT trong tương lai
Thứ hai, khi xử lí các thỏa thuận tại khoản 3 Điều 11 LCT 2018 cần lưu ý rằng
có nhiều lí do dẫn đến các DN phải cắt giảm hoặc ấn định số lượng, khối lượng
HH, DV…vì không phải lúc nào việc cắt giảm này cũng là kết quả của TTHCCT Chỉ khi nào việc cắt giảm ấy là sự thỏa thuận giữa các DN nhằm làm giảm sức ép cạnh tranh thì Nhà nước mới cần can thiệp để bảo vệ cạnh tranh trên thị trường
Thứ ba, khuyến khích các DN tự nguyện khai báo hành vi vi phạm để được
hưởng sự khoan hồng, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh
Thứ tư, cần có những quy định sửa đổi mức phạt và bổ sung nhiều hình thức
phạt khác nhau để tăng tính răn đe đối với các DN vi phạm
Thứ năm, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ; Tuyên truyền
pháp luật đến người dân; Các cơ quan quản lý Nhà nước cần tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm khắc các hành vi TTHCCT
C, KẾT LUẬN
Pháp luật về kiểm soát TTHCCT của VN hiện nay đã đạt được những thành tựu bước đầu trong việc tạo dựng hành lang pháp lý để góp phần bảo vệ môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh, bảo vệ quyền cạnh tranh tự do bình đẳng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể hoạt động trên thị trường Việc hoàn thiện pháp luật về kiểm soát TTHCCT sẽ giúp cho Việt Nam có vị thế mới trong lĩnh vực này, đáp ứng được các yêu cầu pháp lý khi tham gia hội nhập quốc tế