TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: QUẢN LÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ TRONG DOANH NGHIỆP BÀI LÀM 1 Câu 1: Nêu và phân tích các phương pháp định giá TSTT? Cho ví dụ minh họa? 1 1, Phương pháp tiếp cận theo chi phí 1 2, Phương pháp tiếp cận theo thu nhập 3 3, Phương pháp tiếp cận thị trường 4 4, Ví dụ minh họa: 6 Câu 2 (5 điểm):Xây dựng quy trình khái quát về quản lý tài sản trí tuệ trong một doanh nghiệp sản xuất nước ngọt đóng chai. 7 1, Quy trình quản lý hoạt động tạo lập TSTT 7 2, Quy trình quản lý hoạt động sử dụng, khai thác TSTT: 9 3, Quy trình bảo vệ TSTT của doanh nghiệp: 10 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11 Nêu và phân tích các phương pháp định giá TSTT? Cho ví dụ minh họa? Định giá TSTT là việc ước tính giá trị của TSTT tại một thời điểm nhất định trong những điều kiện nhất định nhằm mục đích phục vụ cho việc quản trị và phát triển TSTT; Phục vụ cho các hoạt động thương mại hóa TSTT (chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng, góp vốn, thế chấp) hay phục vụ mục đích tranh tụng, xác định thiệt hại và yêu cầu bồi thường thiệt hại và phục vụ hoạt động cổ phần hóa DN, mua bán, sáp nhập DN. Như vậy, có thể thấy việc định giá TSTT là một phần rất quan trọng trong quản lý TSTT, và theo Tiêu chuẩn Thẩm định giá số 13 về thẩm định giá tài sản vô hình (ban hành kèm theo Thông tư số 062014TTBTC ngày 07012014) quy định và hướng dẫn việc thẩm định giá TSTT nhằm các mục đích mua, bán, chuyển nhượng, thế chấp, hợp nhất và sáp nhập doanh DN, góp vốn, phân chia lợi nhuận, tranh chấp và tổ tụng phá sản và các mục đích khác theo quy định của pháp luật có ba phương pháp định giá TSTT đó là: Phương pháp tiếp cận theo chi phí; Phương pháp tiếp cận theo thu nhập và phương pháp tiếp cận theo thị trường. 1, Phương pháp tiếp cận theo chi phí Dựa trên chi phí thay thếtái tạo Khái niệm: là những chi phí ước tính sẽ phải bỏ ra để nghiên cứu, triển khai tạo ra TSTT tương tự. Các dữ liệu cần có theo chi phí này là thời gian; nguồn lực tài chính (chi phí nhân lực, nguyên liệu, cơ sở vật chất, thử nghiệm, tư vấn, thiết bị, bao bì, quảng cáo). Phương pháp chi phí tái tạo xác định giá trị TSTT thông qua việc tính toán chỉ phí tạo ra một TS khác tương đồng với TSTT cần định giá theo giá thị trường hiện hành. Phương pháp chỉ phí tái tạo được áp dụng khi: có các thông tin, số liệu chỉ tiết về chỉ phí tạo TSTT; khi tính giá TSTT đối với chủ sở hữu; khi xác định phần thiệt hại về các lợi ích từ TSTT do các hành vi sử dụng trái phép, phá vỡ hợp đồng,... Phương pháp tiếp cận theo thu nhập Phương pháp tiếp cận theo thu nhập là việc tính toán giá trị của TSTT hiện tại dựa trên cơ sở các khoản thu nhập, các dòng tiền và các chi phí tiết kiệm mà TS nó mang lại. , Phương pháp tiếp cận theo thị trường Phương pháp này xác định giá trị của một TS SHTT bằng việc phân tích các giao dịch thị trường có khả năng so sánh giữa TS SHTT này với những TS SHTT tương tự khác. Tính tương tự thể hiện trong việc sử dụng, các đặc điểm về công nghệ, chi tiết, tính năng và các quyền sở hữu đối với TS SHTT cũng như sự nhận thức của công chúng về TS SHTT trên thị trường hoặc là TS SHTT được giao dịch trong những hoàn cảnh tương tự. Phương pháp này có hai cách tính như sau: Cách 1: Định giá TSTT dựa trên sự so sánh các mức giá đạt được trong các giao dịch tương đương giữa các bên trên thị trường. Cách 2: Định giá dựa trên giá trị tài sản của doanh nghiệp được công bố trên thị trường Công thức: Tài sản doanh nghiệp Tài sản khác = Giá trị TSTT Theo phương pháp này, ta có thể sử dụng cách tính theo công thức vốn hóa trực tiếp: V = IR Trong đó: V: Giá trị tài sản thẩm định giá I: Thu nhập hoạt động thuần R: Tỷ suất vốn hóa Câu 2 (5 điểm):Xây dựng quy trình khái quát về quản lý tài sản trí tuệ trong một doanh nghiệp sản xuất nước ngọt đóng chai. Quy trình để quản lý TSTT là việc hết sức quan trọng bởi lẽ TSTT là loại TS vô hình, chúng ta không thể dễ dàng nhìn thấy nên cũng không thể dễ dàng quản lý. Cho nên cần có một quy trình quản lý rõ ràng và dài hạn để TSTT có thể phát huy hết hiệu quả của mình. Quy trình quản lý cơ bản cho DN sản xuất nước ngọt đóng chai gồm các hoạt động như sau: 1, Quy trình quản lý hoạt động tạo lập TSTT , Quy trình quản lý hoạt động sử dụng, khai thác TSTT:
Trang 1MÔN: QUẢN LÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ TRONG DOANH NGHIỆP
HỌ VÀ TÊN : NGUYỄN THU HẰNG
NHÓM : 03MSSV : 432527
Điện Biên – 2021
Trang 2MỤC LỤC
BÀI LÀM 1
Câu 1: Nêu và phân tích các phương pháp định giá TSTT? Cho ví dụ minh họa? 1
1, Phương pháp tiếp cận theo chi phí 1
2, Phương pháp tiếp cận theo thu nhập 3
3, Phương pháp tiếp cận thị trường 4
4, Ví dụ minh họa: 6
Câu 2 (5 điểm):Xây dựng quy trình khái quát về quản lý tài sản trí tuệ trong một doanh nghiệp sản xuất nước ngọt đóng chai 7
1, Quy trình quản lý hoạt động tạo lập TSTT 7
2, Quy trình quản lý hoạt động sử dụng, khai thác TSTT: 9
3, Quy trình bảo vệ TSTT của doanh nghiệp: 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 4BÀI LÀM
Câu 1: Nêu và phân tích các phương pháp định giá TSTT? Cho ví dụ minh họa?
Định giá TSTT là việc ước tính giá trị của TSTT tại một thời điểm nhất định trong những điều kiện nhất định nhằm mục đích phục vụ cho việc quản trị và phát triển TSTT; Phục vụ cho các hoạt động thương mại hóa TSTT (chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng, góp vốn, thế chấp) hay phục vụ mục đích tranh tụng, xác định thiệt hại và yêu cầu bồi thường thiệt hại và phục vụ hoạt động cổ phần hóa DN, mua bán, sáp nhập DN Như vậy, có thể thấy việc định giá TSTT là một phần rất quan trọng trong quản lý TSTT, và theo Tiêu chuẩn Thẩm định giá số 13 về thẩm định giá tài sản vô hình (ban hành kèm theo Thông tư số 06/2014/TT-BTC ngày 07/01/2014) quy định và hướng dẫn việc thẩm định giá TSTT nhằm các mục đích mua, bán, chuyển nhượng, thế chấp, hợp nhất và sáp nhập doanh DN, góp vốn, phân chia lợi nhuận, tranh chấp và tổ tụng phá sản và các mục
đích khác theo quy định của pháp luật có ba phương pháp định giá TSTT đó là: Phương
pháp tiếp cận theo chi phí; Phương pháp tiếp cận theo thu nhập và phương pháp tiếp cậntheo thị trường.
1, Phương pháp tiếp cận theo chi phí
Phương pháp tiếp cận theo chi phí thực chất là việc ước tính giá trị của TSTT dựa trên căn cứ là các số liệu, tài liệu phản ánh nguồn lực tài chính, nhân lực, vật lực đã đầu tư để tạo ra TSTT đó hoặc TSTT tương đương (là loại TS cùng loại với TSTT cần định giá, có các đặc trưng cơ bản tương đồng về mục đích sử dụng, đặc điểm pháp lý, tính năng sử dụng, ) Cách tính của phương pháp này dựa trên chi phí quá khứ, dựa trên chi phí thay thế, dựa trên chi phí tái tạo.
Nếu dựa trên chi phí quá khứ được tính theo công thức sau: H=F+T
Trong đó, H là chi phí quá khứ bằng giá trị tài sản; F là khoản tiền đã đầu tư thực tế; T là tỉ lệ lãi suất (theo lãi suất rủi ro cho thời gian đầu tư).
Chi phí quá khứ là tổng các chi phí đã đầu tư để tạo ra và phát triển đối tượng SHTT gồm: Chi phí nghiên cứu, phát triển; Chi phí đăng ký, duy trì hiệu lực của văn bằng bảo hộ; Chi phí quảng cáo, tiếp thị; Chi phí cho hoạt động thực thi bảo vệ; Chi phí rủi ro trong thời gian nghiên cứu, phát triển.
Ưu điểm của phương pháp này đưa lại kết quả có số liệu phục vụ cao vì khả năng sử dụng thông tin thị trường cao, dễ thu thập vì thường được thống kê trong sổ sách kế toán của DN Ngoài ra, cách thức tính toán đơn giản, dễ thực hiện, chỉ cần xác định rõ những khoản mục cần thiết phải sử dụng và cộng dồn, không đòi hỏi nhiều về kĩ thuật.
Trang 5Bên cạnh những ưu điểm, phương pháp này cũng tồn tại một số hạn chế như sau: Thứ
nhất, chi phí tạo ra khác lợi nhuận có được Thứ hai, khoản chi phí có thể không hợp lý do
bên đầu tư nhận thức không đúng về mối quan hệ giữa công nghệ và thị trường Thứ ba, dựa
trên cơ sở thông tin về chi phí do chủ sở hữu cung cấp nên thiếu tính khách quan, thuyết phục đối với đối tác.
Phạm vi ứng dụng của phương pháp này phù hợp để tính toán hiệu quả kinh tế và hiệu quả đầu tư cho TSTT, từ đó phục vụ quá trình quản trị nội bộ DN Ngoài ra, phương pháp này cũng phù hợp để định giá những TSTT mới hình thành trước khi nó tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường.
Dựa trên chi phí thay thế/tái tạo
Khái niệm: là những chi phí ước tính sẽ phải bỏ ra để nghiên cứu, triển khai tạo ra TSTT tương tự Các dữ liệu cần có theo chi phí này là thời gian; nguồn lực tài chính (chi phí nhân lực, nguyên liệu, cơ sở vật chất, thử nghiệm, tư vấn, thiết bị, bao bì, quảng cáo).
Phương pháp chi phí tái tạo xác định giá trị TSTT thông qua việc tính toán chỉ phí tạo ra một TS khác tương đồng với TSTT cần định giá theo giá thị trường hiện hành Phương pháp chỉ phí tái tạo được áp dụng khi: có các thông tin, số liệu chỉ tiết về chỉ phí tạo TSTT; khi tính giá TSTT đối với chủ sở hữu; khi xác định phần thiệt hại về các lợi ích từ TSTT do các hành vi sử dụng trái phép, phá vỡ hợp đồng,
Phương pháp chi phí thay thế xác định giá trị TSTT thông qua việc tính toán chỉ phí thay thế TS đó bằng một TS khác có chức năng, công dụng tương tự theo giá thị trường hiện hành Phương pháp này được áp dụng khi: có thông tin, số liệu chỉ tiết về chỉ phí tạo TSTT; khi TSTT được sử dụng bởi người chủ sở hữu; khi không xác định được dòng thu nhập và các lợi ích kinh tế khác từ việc sử dụng TSTT; khi xác định giá trị bảo hiểm cho TSTT.
Các bước tiến hành định giá: Các nội dung cụ thể của cách tiếp cận chi phí được vận
dụng theo Tiêu chuẩn thâm định giá Việt Nam số 08 vẻ phương pháp chi phí (ban hành kèm theo Quyết định số 129/2008/QĐ-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) Tuy nhiên, do ban hành trước nên Tiêu chuẩn thẩm định giá số 08 chỉ hướng dẫn các bước định giá theo cách tiếp cận từ chỉ phí đổi với bắt động sản và máy, thiết bị mà không có hướng dẫn các bước định giá cụ thể đổi với tài sản trí tuệ và các loại tài sản vô hình khác.
Ưu điểm: thích hợp khi áp dụng để đàm phán việc mua bán, chuyển giao TSTT với lập luận bên nhận sẽ phải bỏ ra chi phí như vậy trong một thời gian dài để tạo lập TSTT tương đương.
Tuy nhiên, phương pháp này thực tế khó tính chính xác chi phí để tạo ra đối tượng tương đương trong tương lai, không được sử dụng rộng rãi đối với việc định giá sáng chế vì nó không phản ánh được giá trị kinh tế trong tương lai của sáng chế được định giá, không có sự
Trang 6tương quan giữa chi phí và giá trị của TS, khó phân biệt giữa chi phí hoạt động thông thường với chi phí đầu tư cho tài sản SHTT của công ty, tính chất chủ quan của việc ước tính chi phí thay thế với sáng chế không có khả năng thay thế Do vậy, phương thức tiếp cận chi phí được sử dụng hạn chế trong trường hợp chi phí thay thế có thể ước tính được với sự tin cậy và bảo mật cao Đối với việc định giá nhãn hiệu/tên thương mại, người ta có thể dùng nhiều cách thức khác nhau như cộng dồn toàn bộ chi phí phát sinh tạo nên nhãn hiệu hoặc tính chi tiết chi phí tạo nên nhãn hiệu (có trừ đi khấu hao tính theo vòng đời sử dụng của nhãn hiệu) hoặc quy các khoản chi phí tạo nên nhãn hiệu của từng năm về thời điểm hiện tại theo một tỷ lệ chiết khấu hợp lý hoặc cộng dồn toàn bộ chi phí tạo nên nhãn hiệu và điều chỉnh hệ số về hiệu quả sử dụng chi phí Tuy nhiên, mỗi cách thức đều có nhược điểm nhất định vì phụ thuộc vào việc xác định cơ sở dữ liệu tin cậy để định giá và các chi phí phát sinh để tạo dựng nhãn hiệu/tên thương mại (như chi phí quảng cáo, chiến dịch sáng tạo v.v ) có thể không phản ánh đúng khả năng sinh lợi của nhãn hiệu/tên thương mại đó trong tương lai.
2, Phương pháp tiếp cận theo thu nhập
Phương pháp tiếp cận theo thu nhập là việc tính toán giá trị của TSTT hiện tại dựa trên cơ sở các khoản thu nhập, các dòng tiền và các chi phí tiết kiệm mà TS nó mang lại
Giá trị của một TSTT được đánh giá qua: Lợi ích kinh tế mà đã thu được trong quá khứ; Lợi ích kinh tế trong hiện tại và dự kiến những lợi ích kinh tế trong tương lai Cách tiếp cận từ thu nhập gồm ba phương pháp chính là: phương pháp tiền sử dụng TS vô hình, phương pháp lợi nhuận vượt trội, phương pháp thu nhập tăng thêm.
Phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình ước tính giá trị TSTT trên cơ sở tính toán giá
trị hiện tại của dòng tiền sử dụng TSTT mà tổ chức, cá nhân nhận được khi cho phép sử dụng TSTT Phương pháp này được sử dụng khi có các thông tin, số liệu cần thiết về tiền sử dụng TSTT của các tài sản tương tự trên thị trường; khi cần tính mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp có tranh chấp.
Phương pháp lợi nhuận vượt trội ước tính giá trị của TSTT trên cơ sở chênh lệch giữa
các khoản lợi nhuận có được của một DN khi sử dụng và khi không sử dụng TSTT Phương pháp này có thể áp dụng với cả TSTT tạo ra các khoản thu nhập tăng thêm và TSTT giúp tiết kiệm chỉ phí.
Phương pháp thu nhập tăng thêm xác định giá trị của TSTT thông qua giá trị hiện tại của
các dòng tiền được cho là phát sinh từ đóng góp của TSTT cần định giá sau khi loại trừ tỷ lệ đồng tiên phát sinh từ đóng góp của các TS khác Phương pháp này được áp dụng khi định giá các TSTT có sự kết hợp với các TS khác trong một nhóm TS để tạo ra dòng tiền Trong đó, tài sản vô hình cần định giá có tác động chính yếu tới dòng thu nhập, phần đóng góp từ các tài sản khác là không chính yếu.
Trang 7Khi định giá TSTT theo phương pháp này cần cân nhắc những yếu tố như lợi ích được trông đợi từ TSTT tuệ hay lợi ích kéo dài trong bao bao lâu để có kế hoạch đầu tư phù hợp Ưu điểm của phương pháp này là có thể áp dụng trong việc định giá đối với tất cả các đối tượng SHTT Tuy nhiên, phương pháp này cũng ẩn chưa không ít hạn chế như khó có thể dự báo chắc chắn về khoản thu nhập cũng như các rủi ro trong tương lai vì lợi ích kinh tế trong tương lai dựa vào nhiều yếu tố: tình trạng kinh tế, khả năng sinh lời, tính cạnh tranh.
3, Phương pháp tiếp cận theo thị trường
Phương pháp này xác định giá trị của một TS SHTT bằng việc phân tích các giao dịch thị trường có khả năng so sánh giữa TS SHTT này với những TS SHTT tương tự khác Tính tương tự thể hiện trong việc sử dụng, các đặc điểm về công nghệ, chi tiết, tính năng và các quyền sở hữu đối với TS SHTT cũng như sự nhận thức của công chúng về TS SHTT trên thị trường hoặc là TS SHTT được giao dịch trong những hoàn cảnh tương tự.
Để có thể áp dụng được phương pháp này cần có điều kiện: Có sự tồn tại của thị trường tích cực chính là điều kiện tiên quyết là phải có một giao dịch tương đương để so sánh Bên cạnh đó, thông tin về giao dịch phải được công bố chính xác, đầy đủ qua số liệu của giao dịch tương đương Hơn nữa, cần có khả năng điều chỉnh về một mặt bằng tương đương (nếu không có giao dịch tương đương thì phải có khả năng đưa về cùng một mặt bằng thì số liệu đó mới sử dụng được) Cuối cùng, các giao dịch phải trong quá tình trạng bình đẳng, công bằng, không có bất cứ sự ép buộc hoặc ưu ái nào giữa các bên.
Cách tiếp cận này được áp dụng khi có các thông tin về TSTT tương tự được giao dịch
hoặc được chuyển giao quyền sử dụng hoặc có thị trường giao dịch (sử dụng ít nhất 3 TSTT tương tự để so sánh).
Phương pháp này có hai cách tính như sau:
Cách 1: Định giá TSTT dựa trên sự so sánh các mức giá đạt được trong các giao dịchtương đương giữa các bên trên thị trường.
Ưu điểm: có tính khách quan; có tính chính xác cao do có bằng chứng về giá thị trường; có khả năng áp dụng đơn giản hoặc sẽ có các giao dịch với chỉ số và tình huống phù hợp Hạn chế: các giao dịch có tính chất tương tự không nhiều (do TSTT rất đặc biệt, đôi khi là độc nhất); thị trường có rất ít thông tin được công khai để làm cơ sở so sánh; sự giới hạn của thị trường có thể làm cho kết quả đánh giá mang tính chủ quan, không hợp lý.
Cách 2: Định giá dựa trên giá trị tài sản của doanh nghiệp được công bố trên thịtrường
Công thức: Tài sản doanh nghiệp - Tài sản khác = Giá trị TSTT
Trang 8- Tài sản khác bao gồm: Tài sản lưu động, tài sản cố định, tài sản vô hình (uy tín, nguồn nhân lực, các mối quan hệ).
- Điều kiện áp dụng: doanh nghiệp phải có quyết toán tài chính công khai và minh bạch; TSTT phải tồn tại độc lập tương đối với các TS khác của DN.
Các bước tiến hành định giá: được quy định cụ thể tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt
Nam số 07 về phương pháp so sánh, bao gồm:
Bước 1: Nghiên cứu thị trường để có thông tin về giá giao dịch và các yếu tố so sánh của những TS tương tự với TSTT cần định giá, đã giao dịch thành công hoặc đang mua, bán trên thị trường.
Bước 2: Thu thập, kiểm tra thông tin, số liệu về các yếu tố so sánh từ các TS cùng loại hoặc tương tự có thể so sánh được với TSTT cần định giá đã giao dịch thành công hoặc đang mua, bán trên thị trường vào thời điểm cần định giá hoặc gần với thời điểm cần định giá Bước 3: Lựa chọn đơn vị so sánh chuẩn và xây dựng bảng phân tích, so sánh đối với mỗi đơn vị so sánh chuẩn.
Bước 4: Phân tích, xác định các yếu tố khác biệt giữa TS so sánh và TSTT cần định giá, từ đó thực hiện điều chỉnh giá của các TS so sánh theo sự khác biệt về các yếu tố so sánh so với TSTT cần định giá, tìm ra mức giá chỉ dẫn cho mỗi tài sản so sánh.
Bước 5: Phân tích tổng hợp các mức giá chỉ dẫn của các TS so sánh, rút ra mức giá chỉ dẫn đại diện để ước tính và xác định mức giá của TSTT cần định giá.
Tuy nhiên, trên thực tế, chúng ta thấy số lượng các giao dịch về chuyển nhượng hoặc chuyển giao đối tượng SHTT diễn ra công khai trên thị thường rất ít, do vậy thiếu sự rõ ràng, minh bạch, thiếu thông tin về đối tượng SHTT được giao dịch để làm cơ sở so sánh giá trị Hoặc là đối tượng SHTT được giao dịch là cái duy nhất, nên chúng ta không thể tìm kiếm được một đối tượng SHTT tương tự để tiến hành so sánh khi định giá Hoặc là trong các giao dịch liên quan đến mua bán, sáp nhập công ty hoặc mua bán tài sản công ty hoặc mua chứng khoán của công ty có sở hữu TS SHTT, người mua và người bán rất khó khăn trong việc phân định giữa giá trị của TS hữu hình và TS vô hình mà họ thường gộp chung lại thành một giá bán TS nhất định Vì những hạn chế nêu trên nên phương thức này ít được áp dụng.
Nếu như tất cả các phương pháp định giá TSTT đều nhằm mục đích cuối cùng là xác định giá trị bằng tiền của TSTT thì việc lựa chọn phương thức tiếp cận nào vẫn còn là khó khăn và không có câu trả lời chính xác bởi mỗi phương thức tiếp cận điều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định Tùy thuộc vào mục đích của việc định giá TSTT, chúng ta có thể lựa chọn phương pháp phù hợp nhất đem lại nhiều lợi ích
nhất.Ví dụ, phương pháp tiếp cận chi phí thường được sử dụng để định giá cho mụcđích kế toán và nộp thuế thu nhập DN; phương thức tiếp cận thu nhập được sử dụng
Trang 9cho mục đích xác định thu nhập cá nhân và khi TS SHTT được sử dụng làm TS bảo đảm cho nguồn thu tương lai phát sinh từ TS SHTT bảo đảm đó; phương thức tiếp cận thị trường được sử dụng cho mục đích quản lý nội bộ của công ty.
4, Ví dụ minh họa:
Chẳng hạn để định giá nhãn hiệu Apple thì ta có thể làm như sau:
Thứ nhất, theo phương pháp tiếp cận theo chi phí.
Trong phương pháp này, chúng ta có hai cách tính, đó là dựa trên chi phí quá khứ, dựa trên chi phí thay thế hoặc dựa trên chi phí tái tạo Nếu dựa trên chi phí quá khứ thì ta cần tính tổng chi phí đã đầu tư để tạo ra nhãn hiệu Cụ thể, để tạo ra giá trị cho nhãn hiệu thì Apple đã phải bỏ chi phí để đầu tư sản xuất các sản phẩm chất lượng, tiếp đó là chi phí để đăng ký, duy trì văn bằng bảo hộ ở rất nhiều quốc gia Tuy nhiên để sản phẩm đến được với đông đảo khách hàng thì tính đến năm 2016 Apple đã phải bỏ ra khoảng 97 triệu USD để quảng cáo trên các nền tảng điện tử Và cuối cùng không phải nhãn hiệu nào sinh ra cũng sẽ được phổ biến nên khi tính đến chi phí quá khứ thì ta cần tính thêm cả chi phí rủi ro trong thời gian nghiên cứu, phát triển nhãn hiệu Còn nếu dựa trên chi phí thay thế hay chi phí tái tạo thì đều cần dựa trên tài sản giống nguyên mẫu với tài sản thẩm định giá Nên nếu sử dụng hai cách tính này, thì ta cần đưa ra một nhãn hiệu đã được định giá trước đó, chẳng hạn như cũng chính là nhãn hiệu của Apple nhưng ở các năm trước Sau đó ta chỉ cần trừ đi giá trị hao mòn lũy kế hoặc giá trị hao mòn lũy kế nhưng không bao gồm phần giá trị hao mòn chức năng của TS thẩm định giá đã được phản ánh trong chi phí tạo ra TS thay thế.
Thứ hai, theo phương pháp tiếp cận theo thị trường.
Trong phương pháp này có một cách tính phù hợp để tính giá trị nhãn hiệu Apple đó là dựa trên giá trị TS của DN được công bố trên thị trường Cụ thể, ta sẽ dựa vào tổng TS được công bố của Apple trên thị trường là khoảng 323,888 tỉ USD rồi trừ đi các giá trị TS khác thì ta sẽ ra được giá trị nhãn hiệu của Apple TS khác ở đây bao gồm TS lưu động, TS cố định, TS vô hình khác như uy tín, nguồn nhân lực, các mối quan hệ Hoặc cũng có một cách khác theo phương pháp này để tính, đó là so sánh, phân tích thông tin đối tượng thẩm định giá với ít nhất 03 TS vô hình tương tự có giá giao dịch trên thị trường, hay các lợi ích sở hữu TS vô hình và các chứng khoán đã được bán trên thị trường mở Tuy nhiên, việc tìm 03 giao dịch với TS tương đương như nhãn hiệu của Apple là rất khó Thế nên cách này là không khả thi.
Thứ ba, phương pháp tiếp cận theo thu nhập.
Theo phương pháp này, ta có thể sử dụng cách tính theo công thức vốn hóa trực tiếp:
V = I/R
Trong đó:
Trang 10V: Giá trị tài sản thẩm định giá I: Thu nhập hoạt động thuần R: Tỷ suất vốn hóa
Trước hết để tính thu nhập hoạt động thuần của nhãn hiệu Apple thì ta tính dựa trên tổng thu nhập tiềm năng từ việc khai thác nhãn hiệu trừ đi thất thu do không sử dụng hết 100% công suất và do rủi ro thanh toán, cuối cùng là trừ đi chi phí hoạt động chẳng hạn như tiền duy trì văn bằng bảo hộ Sau đó ta phải tính tỷ suất vốn hóa thông qua 03 phương pháp: Phương pháp so sánh, Phương pháp phân tích vốn vay – vốn đầu tư và Phương pháp phân tích khả năng thanh toán nợ.
Câu 2 (5 điểm):Xây dựng quy trình khái quát về quản lý tài sản trí tuệ trong một doanh nghiệp sản xuất nước ngọt đóng chai
Quy trình để quản lý TSTT là việc hết sức quan trọng bởi lẽ TSTT là loại TS vô hình, chúng ta không thể dễ dàng nhìn thấy nên cũng không thể dễ dàng quản lý Cho nên cần có một quy trình quản lý rõ ràng và dài hạn để TSTT có thể phát huy hết hiệu quả của mình Quy trình quản lý cơ bản cho DN sản xuất nước ngọt đóng chai gồm các hoạt động như sau:
1, Quy trình quản lý hoạt động tạo lập TSTT
Nếu DN xây dựng được một quy trình hoạt động tạo lập TSTT chặt chẽ, đầy đủ thì đây sẽ là cơ sở cho việc khai thác, phát triển TSTT trong DN, qua đó có thể tìm kiếm lợi nhuận và gia tăng doanh thu cho DN Cụ thể DN sản xuất nước ngọt đóng chai nên xây dựng quy trình quản lý hoạt động tạo lập TSTT gồm các bước cơ bản như sau:
Thứ nhất, phát hiện, khai báo, ghi nhận TSTT trong doanh nghiệp.
- Về quyền tác giả:
+ Tài liệu bằng văn bản về giới thiệu DN; về chiến lược sản xuất kinh doanh, truyền thông của DN;
+ Văn bản được DN soạn thảo và ban hành về các quy định trong quy trình quản lý TSTT; + Báo cáo đánh giá sản phẩm;
+ Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng như tờ quảng cáo, nhãn hiệu, slogan, logo, bản thiết kế giao diện trên website, và các trang mạng xã hội như: fanpage, kênh youtube, ;
+ Tác phẩm điện ảnh như các phim quảng cáo, phim ngắn, ;
+ Tác phẩm nhiếp ảnh như: hình ảnh của công ty, hình ảnh của nhân viên công ty trong đồng phục,