Theo anhchị, công ty Thái An có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Công ty SLC LTD không? Trong trường hợp có hành vi xâm phạm thì Công ty SLC LTD làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình

17 0 0
Theo anhchị, công ty Thái An có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Công ty SLC LTD không? Trong trường hợp có hành vi xâm phạm thì Công ty SLC LTD làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Câu 2 tình huống xâm phạm nhãn hiệu: Công ty SLC LTD của Singapore là chủ sở hữu nhãn hiệu “SUPER và hình siêu nhân” cho các sản phẩm thuộc nhóm 29, 30 tại Việt Nam (thời hạn hiệu lực của Văn bằng bảo hộ đến năm 2020). Công ty SLC LTD phát hiện trên thị trường có sản phẩm bột ngũ cốc của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thái An sử dụng dấu hiệu “SAPER và hình siêu nhân” trên bao gói lớn và các gói nhỏ bên trong. Theo anhchị, công ty Thái An có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Công ty SLC LTD không? Trong trường hợp có hành vi xâm phạm thì Công ty SLC LTD làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình

Trang 1

MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ và thương mại, các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ ngày càng phát triển mạnh mẽ Trong các đối tượng sở hữu trí tuệ, tuy mỗi đối tượng đều có vai trò nhất định nhưng xét trong tính chất quan hệ thương mại hàng hóa quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, nhãn hiệu trở nên nổi bật hơn cả Nó gắn chặt với quá trình lưu thông hàng hóa và là một trong những tài sản có giá trị, thậm chí là một trong những nguồn vốn chủ yếu của doanh nghiệp trong cuộc cạnh tranh khốc liệt, gay gắt với các đối thủ của mình Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường, với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các loại hàng hóa và dịch vụ cũng như trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay, vai trò của nhãn hiệu và những vấn đề xoay quanh nhãn hiệu ngày càng trở nên quan trọng Với chức năng ban đầu là giúp người tiêu dùng phân biệt hàng hóa cùng loại của các nhà sản xuất khác nhau, qua quá trình sử dụng và phát triển, nhãn hiệu đã trở thành một công cụ hữu hiệu cho một doanh nghiệp (dù lớn hay nhỏ) tiếp cận, phát triển và bảo vệ thị phần hàng hóa và dịch vụ của mình.

NỘI DUNG

Câu 1: Phân biệt Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu với Hủy bỏhiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu? Cho ví dụ minh họa

*Phần phân biệt

Để phân biệt Chấm dứt hiệu lực văn bẳng bảo hộ nhãn hiệu với Hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu ta dựa vào các tiêu chí sau:

Thứ nhất, về cơ sở pháp lý:

+ Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được quy định trong Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Trang 2

+ Hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được quy định trong Điều 96 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Thứ hai, về căn cứ pháp lý:

+ Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được quy định tại Khoản 1, Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu thường xuất phát từ ý chí chủ quan của chủ sở hữu hoặc các yếu tố khách quan mà không xuất phát từ hành vi trái pháp luật của các chủ thể liên quan.

+ Hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được quy định tại Khoản 1, Điều 96 Luật Sỡ hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 Trong Hủy bỏ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, người nộp đơn có quyền nộp đơn và thường xuất phát từ hành vi trái pháp luật của người nộp đơn hoặc từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thứ ba, về hậu quả pháp lý:

+ Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu thì văn bẳng vẫn có hiệu lực từ thời điểm cấp Văn bằng kéo dài đến trước thời điểm có quyết định chấm dứt hiệu lực nên mọi giao dịch liên quan đến đối tượng được coi là hợp pháp.

+ Hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu thì văn bằng bảo hộ bị mất hiệu lực từ khi cấp nên mọi giao dịch đều vô hiệu.

Thứ tư, về thời hiệu yêu cầu:

+ Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu thì không có quyết định cụ thể, bất cứ khi nào phát sinh căn cứ chấm dứt thì các bên có quyền yêu cầu chấm dứt.

+ Hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu thì trong 5 năm kể từ khi cấp trừ trường hợp văn bằng được cấp do sự không trung thực của người nộp đơn (Khoản 3, Điều 96 Luật Sở hữu trí tuệ).

Trang 3

Thứ năm, các trường hợp cụ thể được pháp luật quy định:

+ Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu Điều 95 SHTT

“ 1 Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây:

a) Chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệulực theo quy định;

b) Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp;

c) Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc chủ Giấy chứng nhận đăng kýnhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợppháp;

d) Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sửdụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lựcmà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặcbắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;đ) Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể khôngkiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụngnhãn hiệu tập thể;

e) Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận viphạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soátkhông có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;

g) Các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩmmang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính củasản phẩm đó.

3 Trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu côngnghiệp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì cơ quan quản lý nhà nước vềquyền sở hữu công nghiệp quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ kể từngày nhận được tuyên bố của chủ văn bằng bảo hộ.

Trang 4

4 Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sởhữu công nghiệp chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với các trường hợpquy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 1 Điều này với điều kiện phải nộpphí và lệ phí.

Căn cứ kết quả xem xét đơn yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ và ýkiến của các bên liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu côngnghiệp quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chốichấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ.

5 Quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều này cũng được áp dụng đối với việcchấm dứt hiệu lực đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu.”

+ Hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu Điều 96 SHTT:

“1 Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:b) Đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tạithời điểm cấp văn bằng bảo hộ.

2 Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ một phần hiệu lực trong trường hợp phần đókhông đáp ứng điều kiện bảo hộ.

3 Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sởhữu công nghiệp hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ trong các trường hợp quyđịnh tại khoản 1 và khoản 2 Điều này với điều kiện phải nộp phí và lệ phí.Thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ là suốt thờihạn bảo hộ; đối với nhãn hiệu thì thời hiệu này là năm năm kể từ ngày cấp vănbằng bảo hộ, trừ trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp do sự không trung thựccủa người nộp đơn.

4 Căn cứ kết quả xem xét đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ và ýkiến của các bên liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công

Trang 5

nghiệp quyết định hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộhoặc thông báo từ chối hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ.

5 Quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này cũng được áp dụng đối với việchuỷ bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu.”

Tóm lại, Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu thì ban đầu chủ sở hữu văn bằng đã có quyền một cách hợp pháp với đối tượng bảo hộ, tuy nhiên vì một lý do nào đó theo quy định nên phải chấm dứt Còn Huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là do chủ sở hữu không có quyền đăng ký ngay từ đầu hoặc do đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ nhưng vì lý do nào đó mà vẫn dược cấp văn bằng.

*Phần ví dụ

Ví dụ về Chấm dứt văn bằng bảo hộ nhãn hiệu với trường hợp khi chủ văn

bằng bảo hộ không sử dụng nhãn hiệu trong vòng 5 năm liên tục trước ngày có yêu cầu đình chỉ hiệu lực mà không có lý do chính đáng như nhãn hiệu sữa Ông thọ (Longevity) trước năm 1975 do một công ty của Hà Lan làm chủ sở hữu tại Việt Nam Sau năm 1975, nhà máy sữa được Vinamilk tiếp quản và tiếp tục sản xuất Sữa Ông Thọ Đến năm 1997, công ty Hà Lan này đòi lại từ Vinamilk quyền sở hữu công nghiệp của nhãn hiệu Sữa Ông Thọ Lẽ ra Vinamilk có thể từ chối trao trả nhãn hiệu này vì thời hạn mà công ty sữa Hà Lan sử dụng không sử dụng đã quá 5 năm, và nhãn hiệu hàng hóa này có thể chấm dứt Tuy nhiên, việc công ty sữa Hà Lan không sử dụng nhãn hiệu một phần cũng vì những nguyên nhân bất khả kháng, hơn nữa Vinamilk ý thức được nhãn hiệu Longervity không phải của mình, vì vậy sau cũng đã trao trả hình ảnh ông già trong nhãn hiệu hàng hóa này cho công ty sữa Hà Lan.

Ví dụ về Hủy bỏ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu: Nhãn hiệu hàng hóa BIRD’S NEST bị hủy bỏ văn bằng bảo hộ do nhãn hiệu đã đăng ký không đủ điều kiện bảo hộ Nhãn hiệu này ban đầu được công ty Dona Tower đăng ký để gắn nhãn

Trang 6

cho sản phẩm nước yến của mình Dona Tower sau đó đã phát hiện công ty Interfood cũng sử dụng nhãn hiệu WONDERFARM BIRD’S NEST cho sản phẩm nước yến của họ Công ty Dona Tower đã yêu cầu Interfood ngưng xâm phạm nhãn hiệu BIRD’S NEST Interfood khiếu nại lên Cục Sở hữu Trí tuệ với lý do BIRD’S NEST (tiếng Việt: ngân nhĩ) là tên gọi của sản phẩm, không có khả năng phân biệt và vì thế không được bảo hộ Cục Sở hữu Trí tuệ sau khi nghe ý kiến giải trình của hai bên đã kết luận rằng BIRD’S NEST là dấu hiệu không có khả năng phân biệt, cũng không được người tiêu dùng biết đến rộng rãi như một sản phẩm của Dona Tower, vì vậy đã ra quyết định hủy giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của Dona Tower.

Câu 2: Công ty SLC LTD của Singapore là chủ sở hữu nhãn hiệu “SUPERvà hình siêu nhân” cho các sản phẩm thuộc nhóm 29, 30 tại Việt Nam (thờihạn hiệu lực của Văn bằng bảo hộ đến năm 2020) Công ty SLC LTD pháthiện trên thị trường có sản phẩm bột ngũ cốc của Công ty trách nhiệm hữuhạn Thái An sử dụng dấu hiệu “SAPER và hình siêu nhân” trên bao góilớn và các gói nhỏ bên trong Theo anh/chị, công ty Thái An có hành vi xâmphạm quyền sở hữu trí tuệ của Công ty SLC LTD không? Trong trườnghợp có hành vi xâm phạm thì Công ty SLC LTD làm gì để bảo vệ quyền lợicủa mình

*Theo tôi, công ty Thái An có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ củaCông ty SLC LTD bởi dựa vào những căn cứ pháp lý sau đây:

Thứ nhất, đối tượng bị xem xét trong trường hợp này là nhãn hiệu

-“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức,cá nhân khác nhau” (theo Khoản 16, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ) thuộc phạm vi

các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Thứ hai, nhãn hiệu “SUPER và hình siêu nhân” được bảo hộ là nhãn hiệu

vì đã đáp ứng điều kiện bảo hộ: “là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái,từ ngữ, hình ảnh và có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu

Trang 7

nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác” (Điều 72 Luật Sở hữu trí

tuệ) Hơn nữa, nhãn hiệu “SUPER và hình siêu nhân” cũng đáp ứng được điều kiện khả năng phân biệt của nhãn hiệu theo Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ như: nhãn hiệu trên không thuộc các trường hợp chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng ; không thuộc dấu hiệu chỉ thời gian, địa diểm, phương pháp sản xuất, chủng loại hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ; không thuộc dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh; không thuộc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã đăng ký và không thuộc nhiều trường hợp khác được quy định tại Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ Bên cạnh đó, nhãn hiệu “SUPER và hình siêu nhân” cũng không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 73: Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu.

Thứ ba, căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu “Quyền sở hữu

công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu,chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơquan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặccông nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sởhữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăngký”(Điểm a, Khoản 3, Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ)

Thứ tư,“Chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm

quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tếđược cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng” (Khoản1, Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ) Trong trường hợp này, chủ sở hữu là công ty

SLC LTD đã được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu “SUPER và hình siêu nhân” thời hạn hiệu lực đến năm 2020.

Trang 8

Thứ năm, theo Khoản 1, Điều 123 Luật Sở hữu trí tuệ thì chủ sở hữu mà

trong tình huống này là Công ty SLC LTD có quyền:

“1 Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có các quyền tài sản sau đây:a) Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theoquy định tại Điều 124 và Chương X của Luật này;

b) Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy địnhtại Điều 125 của Luật này;

c) Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Chương X củaLuật này”.

Thứ sáu, thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu được quy định tại Khoản 6,

Điều 93, Luật Sở hữu trí tuệ đó là: “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cóhiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạnnhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.” Và nhãn hiệu “SUPER và hình siêu

nhân” đã đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ thời hạn hiệu lực đến năm 2020 mới chấm dứt, nếu muốn tiếp tục, Công ty SLC LTD có thể gia hạn thêm thời

hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ

Thứ bảy, hành vi của Công ty Thái An xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam đã bị

Công ty SLC LTD phát hiện khi bán sản phẩm bột ngũ cốc có sử dụng nhãn hiệu “SAPER và hình siêu nhân” tương tự nhãn hiệu “SUPER và hình siêu nhân” của Công ty SLC LTD gây sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng trên bao gói lớn và các gói nhỏ bên trong.

Việc sử dụng của công ty Thái An không được sự đồng ý của công ty SLC LTD và không thuộc các trường hợp giới hạn quyền quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ Điều 125 - Quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công

nghiệp “1 Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân đượctrao quyền sử dụng hoặc quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền ngăn cấm người

Trang 9

khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp nếu việc sử dụng đó không thuộccác trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

2 Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân được traoquyền sử dụng hoặc quyền quản lý chỉ dẫn địa lý không có quyền cấm ngườikhác thực hiện hành vi thuộc các trường hợp sau đây:

b) Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thịtrường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp, trừ sản phẩm khôngphải do chính chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được phép của chủ sở hữunhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngoài;

g) Sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếunhãn hiệu đó đã đạt được sự bảo hộ một cách trung thực trước ngày nộp đơnđăng ký chỉ dẫn địa lý đó;”

Công ty Thái An có yếu tố xâm phạm trong đối tượng được xem xét căn cứ

theo Điều 11-Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu trong Nghị định

105/2006/NĐ-CP “1 Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là dấu hiệu gắntrên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biểnhiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặctương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ” mà ở đây yếu tố

xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “SUPER và hình siêu nhân” của Công ty SLC LTD là nhãn hiệu “SAPER và hình siêu nhân” được Công ty Thái An gắn trên báo gói lớn và gói nhỏ của sản phẩm bột ngũ cốc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “SUPER và hình siêu nhân” của Công ty SLC LTD đã đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ đến năm 2020

Cũng tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định 105/2006/NĐ-CP cũng quy định “Căncứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là phạm vi bảo hộ nhãnhiệu, gồm mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ được xác định tạiGiấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký

Trang 10

quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam.” Nhãn hiệu của Công ty SLC LTD có phạm

vi bảo hộ gồm các sản phẩm hàng hóa thuộc nhóm 29 và nhóm 30 tại Việt Nam

(Các sản phẩm thuộc nhóm 29, 30 bao gồm: Nhóm 29 Thịt, cá, gia cầm và thú

săn; Chất chiết ra từ thịt; Rau, quả được bảo quản, phơi khô hoặc nấu chín; Nước quả nấu đông, mứt, mứt quả; Trứng, sữa và các sản phẩm làm từ sữa; Dầu

thực vật và mỡ ăn Nhóm 30 Cà phê, chè, ca cao, đường, gạo, bột sắn, bột cọ,

chất thay thế cà phê; Bột và sản phẩm làm từ bột ngũ cốc, bánh mì, bánh, kẹo, kem ăn; Mật ong, nước mật đường; Men, bột nở; Muối, tương hạt cải; Dấm và nước xốt (gia vị); Gia vị; Kem lạnh.) Trong các sản phẩm thuộc nhóm 29 và nhóm 30 được bảo hộ đó có sản phẩm bột ngũ cốc mà Công ty Thái An đang kinh doanh đã xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu “SUPER và hình siêu nhân” của Công ty SLC LTD.

Tại Khoản 3, Điều 11 Nghij định 105/2006/NĐ-CP cũng quy định “Đểxác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối vớinhãn hiệu hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với nhãn hiệu, đồng thờiphải so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu đó với sản phẩm, dịch vụ thuộcphạm vi bảo hộ Chỉ có thể khẳng định có yếu tố xâm phạm khi đáp ứng cả haiđiều kiện sau đây:

a) Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãnhiệu thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệuthuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả màu sắc); mộtdấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vibảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mứckhông dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối vớidấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêudùng về hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

Ngày đăng: 02/04/2024, 21:35

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan