Câu 2. Tình huống Ông M làm việc trong công ty Y từ năm 1995. Tháng 1/2021, ông M được cử đi công tác tại tỉnh T. Trên đường đi, ông M bị tai nạn giao thông, bị chấn thương sọ não, phải vào bệnh viện điều trị mất 4 tháng. Khi ra viện, ông được kết luận suy giảm 62% khả năng lao động. Do sức khỏe yếu nên ông M xin nghỉ việc và được công ty Y đồng ý. Được biết, tại thời điểm xin nghỉ việc, ông M 53 tuổi, có thời gian đóng BHXH được chốt sổ là 26 năm. Anh chị hãy giải quyết các quyền lợi an sinh xã hội cho ông M theo quy định của pháp luật hiện hành?
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN: LUẬT AN SINH XÃ HỘI
ĐỀ BÀI SỐ 03
Hà Nội 2021
HỌ VÀ TÊN NGUYỄN THU HẰNG
Trang 2MỤC LỤC
ĐỀ BÀI 03 1
Câu 1: Phân tích nguyên tắc: mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương của người lao động 2
1, Cơ sở của nguyên tắc 2
2, Nội dung của nguyên tắc 3
3, Ý nghĩa của nguyên tắc 5
Câu 2: Giải quyết tình huống 5
1, Các chế độ ASXH ông M được hưởng khi bị tai nạn lao động 5
1,1 Chế độ BHYT 6
1,2 Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 8
2, Các chế độ ASXH ông M được hưởng khi xin nghỉ việc 10
2,1 Chế độ bảo hiểm thất nghiệp 10
2,2 Chế độ hưu trí 12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 3BẢNG TỪ VIẾT TẮT
BHYT Bảo hiểm y tế
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
Luật ATVSLĐ Luật An toàn vệ sinh lao động Luật BHYT Luật Bảo hiểm y tế
BHXH Bảo hiểm xã hội
ASXH An sinh xã hội
Trang 4ĐỀ BÀI 03
Câu 1 Phân tích nguyên tắc: mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính trên
cơ sở tiền lương của người lao động
Câu 2 Tình huống
Ông M làm việc trong công ty Y từ năm 1995 Tháng 1/2021, ông M được
cử đi công tác tại tỉnh T Trên đường đi, ông M bị tai nạn giao thông, bị chấn thương sọ não, phải vào bệnh viện điều trị mất 4 tháng Khi ra viện, ông được kết luận suy giảm 62% khả năng lao động
Do sức khỏe yếu nên ông M xin nghỉ việc và được công ty Y đồng ý Được biết, tại thời điểm xin nghỉ việc, ông M 53 tuổi, có thời gian đóng BHXH được chốt sổ là 26 năm
Anh/chị hãy giải quyết các quyền lợi an sinh xã hội cho ông M theo quy định của pháp luật hiện hành?
Trang 5Câu 1: Phân tích nguyên tắc: mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương của người lao động.
Thất nghiệp hiện nay được coi là một vấn đề trung tâm trong xã hội hiện đại Để giải quyết vấn nạn thất nghiệp, Chính phủ phải đưa ra rất nhiều chính sách và biện pháp khác nhau, trong đó có chính sách được coi trọng
và tối ưu nhất là Bảo hiểm thất nghiệp – một bộ phận của BHXH nhằm bảo
vệ người lao động khi họ gặp khó khăn trong quan hệ lao động, đó là trường
hợp bị mất việc làm Tại khoản 4 Điều 3 Luật việc làm 2013 quy định: “Bảo
hiểm thất nghiệp là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng Qũy bảo hiểm thất nghiệp”
Các chế độ BHTN gồm có:
– Trợ cấp thất nghiệp
– Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm
– Hỗ trợ Học nghề
– Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động
1, Cơ sở của nguyên tắc
Nguyên tắc mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương của người lao động xuất phát từ ba cơ sở:
Một là, do chức năng của BHXH hướng tới là bù đắp thu nhập của
người lao động nên cơ sở đóng sẽ chính dựa trên mức lương cơ sở của họ; xuất phát từ sự bảo đảm công bằng giữa người có mức lương thấp với người
có mức lương cao, giữa đóng góp và hưởng thụ
Hai là, xuất phát từ mục đích của bảo hiểm xã hội là để bảo đảm thay
thế hoặc bù đắp thu nhập, đảm bảo đời sống cho người lao động
Ba là, xuất phát từ tính chất xã hội của bảo hiểm xã hội.
Trang 62, Nội dung của nguyên tắc
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật BHTN là những tư tưởng chủ đạo xuyên suốt, chi phối toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật BHTN Và
nguyên tắc “mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương
của người lao động” là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của BHTN
trong pháp luật BHTN Việt Nam, được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 41 Luật việc làm 2013
Việc tham gia BHTN cho người lao động là cần thiết để đảm bảo an toàn cho họ khi bị mất việc làm mà chưa tìm kiếm được việc làm mới Tuy nhiên việc tham gia BHTN không được ảnh hưởng quá nhiều đến thu nhập hiện tại của người lao động Nếu mức đóng BHTN quá cao, tiền lương người lao động nhận được thấp thì sẽ không thu hút được người lao động tham gia Điều này cũng dẫn đến tình trạng người lao động chủ động phối hợp với người sử dụng lao động để không đóng BHTN hoặc thỏa thuận giảm tiền lương đóng BHTN so với tiền lương thực tế nhận được Để đảm bảo sự công bằng và bình đẳng giữa những người khi tham gia BHTN thì mức đóng BHTN phải được tính toán trên cơ sở tiền lương của người lao động Những người có thu nhập cao sẽ có mức đóng BHTN cao hơn và những người có thu nhập thấp hơn sẽ có mức đóng thấp hơn Điều này còn có ý
nghĩa quan trọng khi kết hợp với nguyên tắc “mức hưởng bảo hiểm thất
nghiệp được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp” được quy định tại khoản 3 Điều 41 Luật việc làm 2013 vì mức
hưởng BHTN giữa những người thất nghiệp sẽ có sự khác nhau, làm thay đổi không quá lớn giữa mức sống trước khi thất nghiệp và khi bị thất nghiệp
Cụ thể về mức đóng và trách nhiệm đóng BHTN, tại khoản 1 Điều 57 Luật việc làm 2013 đã quy định như sau:
“Mức đóng và trách nhiệm đóng BHTN được quy định như sau:
Trang 71 Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
2 Đơn vị đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN;
3 Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng BHTN của những người lao động đang tham gia BHTN và do ngân sách trung ương bảo đảm.”
Thêm nữa, Điều 58 Luật này cũng quy định về tiền lương tháng đóng BHTN như sau:
“1 Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà
nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
2 Người lao động đóng Bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng Bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội Trường hợp mức tiền lương tháng của người lao động cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng Bảo hiểm thất nghiệpbằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.”
Như vậy, cơ sở tiền lương làm căn cứ để đóng BHTN đối với những người làm việc theo hợp đồng lao động sẽ là tiền lương ghi trong hợp đồng Đối với những người làm việc theo hợp đồng làm việc, tức viên chức nhà nước, cở sở tiền lương làm căn cứ để đóng BHTN đối với họ thì tiền lương
Trang 8sẽ bằng hệ số nhân với mức lương cơ sở Đồng thời, pháp luật cũng giới hạn mức đóng BHTN, căn cứ đóng BHTN tối đa cũng chỉ bằng 20 lần mức lương tối thiểu vùng Sở dĩ quy định như vậy là để đảm bảo mục đích an sinh khi người lao động bị mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp sẽ là một khoản bảo đảm cho đời sống và không nhằm mục đích làm giàu
3, Ý nghĩa của nguyên tắc
- Nguyên tắc này trước hết làm căn cứ để hưởng bảo hiểm một cách công bằng trong xã hội Có chức năng bảo vệ, bù đắp những tổn thất về mặt tài chính cho người lao động và giúp họ có khả năng cũng như cơ hội quay lại thị trường làm việc
- Giúp Nhà nước dễ dàng quản lý, cũng như dễ dàng thực thi các chính sách BHXH trên thực tế
- Đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, vừa đóng vai trò tối ưu đối với Nhà nước trong việc giải quyết những vấn đề xã hội
- Khi người lao động bị mất việc, chủ doanh nghiệp không phải mất phí trợ cấp mất việc làm cho người lao động nên họ sẽ sử dụng nguồn lao động thoải mái hơn, tạo động lực phát triển sản xuất
- Thể hiện sự cam kết, sự sẵn sàng của Nhà nước đối với các chính sách ASXH Giảm bớt gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước nhưng vẫn đảm bảo
độ an toàn quỹ BHTN
Câu 2: Giải quyết tình huống
1, Các chế độ ASXH ông M được hưởng khi bị tai nạn lao động
Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật ATVSLĐ 2015 thì: “ Tai nạn
lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của
cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao
Trang 9quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật ATVSLĐ 2015 thì các trường hợp được xác định là tai nạn lao động là:
“a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi
ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;”
Như vậy, trong trường hợp này, ông M đi công tác dưới sự chỉ đạo của giám đốc công ty Y và trên đường đi đã bị tai nạn giao thông, ta có thể
khẳng định đây là tai nạn lao động, bởi:
+ Thứ nhất, ông M bị tai nạn ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động
+ Thứ hai, tai nạn xảy ra làm ông M bị chấn thương và suy giảm khả năng lao động
Vì vậy, ông M sẽ được hưởng các quyền lợi sau:
1,1 Chế độ BHYT
Thứ nhất, ông M thuộc đối tượng áp dụng chế độ BHYT
Để được hưởng chế độ BHYT, ông M phải đáp ứng được 02 điều kiện:
có đóng phí BHYT và có thẻ BHYT Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật BHYT năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 thì đối tượng tham gia
BHYT là “1 Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác
Trang 10định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là người lao động)” Căn cứ theo Điều 20 Bộ luật Lao
động 2019 thì ông M là người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn Vì vậy, ông M thuộc đối tượng áp dụng chế độ BHYT
Thứ hai, về phạm vi hưởng BHYT của ông M, ông M khi điều trị tai
nạn lao động được quỹ BHYT chi trả các chi phí theo quy định tại Điều 38
(về Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) Luật ATVSLĐ 2015 và Điều 8 Quyết định
1399/QĐ-BHXH năm 2014: ông M được thanh toán chi phí khám bệnh theo mức giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Chi phí ngày giường theo mức giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt khi; Chi phí các dịch vụ kỹ thuật trong phạm vi chuyên môn theo danh mục và mức giá đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đúng quy định; Chi phí thuốc, hóa chất, vật tư y tế sử dụng trực tiếp cho ông M theo danh mục, tỷ lệ và điều kiện thanh toán do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định, được cơ sở y tế nơi chị điều trị cung cấp
Thứ ba, về mức hưởng BHYT của ông M
Trường hợp ông M điều trị đúng tuyến: Căn cứ theo quy định tại
Điều 22 Luật BHYT 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 và Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định mức hưởng BHYT đối với từng đối tượng tham gia Theo đó, có 03 mức hưởng cơ bản là 100%; 95% và 80% chi phí khám chữa bệnh Và mức hưởng BHYT đối với trường hợp của ông M được áp dụng là 100% chi phí khám và điều trị tai nạn lao động.
Trường hợp ông M điều trị không đúng tuyến: Căn cứ theo quy
định tại khoản 2 Điều 9 Quyết định 1399/QĐ-BHXH năm 2014 quy định về
Trang 11đúng nơi đăng ký ban đầu và không có Giấy chuyển tuyến và khoản 3 Điều
22 Luật BHYT năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014); theo đó, Trong
trường hợp ông M đi điều trị tai nạn lao động không đúng tuyến thì sẽ được hưởng mức tỷ lệ như sau:
(i) Điều trị tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú; (ii) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú;
(iii) Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, nội trú
1,2 Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Theo quy định tại Điều 45 Luật ATVSLĐ 2015 quy định về điều kiện được hưởng chế độ tai nạn lao động thì ông M đủ điều kiện hưởng: bị tai nạn trên đi công tác tại tỉnh T, bị chấn thương sọ não, phải vào bệnh viện điều trị mất 4 tháng; Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên (62%); Không thuộc một trong các trường hợp không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động
Như vậy, ông M sẽ được hưởng các chế độ bảo hiểm tai nạn lao động sau:
Thứ nhất, ông M được giám định mức suy giảm khả năng lao động.
Ông M bị tai nạn lao động (tai nạn giao thông trên đường đi công tác
do công ty Y cử đi) nên sau 04 tháng điều trị tại bệnh viện, ông sẽ được giám định mức suy giảm khả năng lao động theo quy định tại điểm a khoản
1 Điều 47 Luật ATVSLĐ 2015
Hồ sơ giám định sẽ được Hội đồng Giám định y khoa xem xét và thực hiện khám tổng quát, khám chuyên khoa, hội chuẩn chuyên môn phù hợp với trường hợp của ông M từ đó đưa ra kết luận mức suy giảm khả năng lao động để ông M được hưởng các quyền lợi của mình
Thứ hai, ông M được nhận trợ cấp hàng tháng sau khi bị tai nạn lao động
Trang 12Do ông M được giám định là suy giảm 62% (lớn hơn 31%) khả năng lao động nên ông M được hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại khoản
1 Điều 49 Luật ATVSLĐ 2015
Mức hưởng trợ cấp hàng tháng của ông M được tính theo khoản 2 Điều
49 Luật ATVSLĐ 2015 và được hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH Theo đó, mức trợ cấp hàng tháng ông M được hưởng như sau:
Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:
[30% + (62% – 31%) × 2%] × mức lương cơ sở = 92% × mức lương cơ sở
Mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng theo Nghị quyết 70/2018/QH14 của Quốc hội Như vậy, số tiền trợ cấp ông M được hưởng theo mức suy giảm khả năng lao động là:
92% × mức lương cơ sở = 92% × 1.490.000 = 1.370.800 (đồng)
Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động Theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 49 Luật ATVSLĐ 2015 và theo đề bài thì ông
M đã đóng BHXH 26 năm Vì vậy, mức trợ cấp ông M được hưởng theo số năm đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là:
[0,5% + ( 26 -1 ) × 0,3%] × mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền
kề trước tháng bị TNLĐ=8% × mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị TNLĐ
Như vậy, ông M sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng với mức hưởng
1.370.800 đồng + 8% × mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề
trước tháng bị TNLĐ, kể từ tháng ông M điều trị ổn định, ra viện theo quy
định tại khoản 1 Điều 50 Luật ATVSLĐ 2015
Trang 13Thứ ba, ông M được dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật theo quy định tại Điều 54 Luật ATVSLĐ 2015 Cụ thể, ông M sẽ
được nghỉ tối đa 10 ngày ( 51% trở lên) và được hưởng mức trợ cấp là:
10 × 30% mức lương cơ sở = 300% mức lương cơ sở.
Như vậy, ông M sẽ được hưởng số tiền tối đa là: 300% × 1.490.000 =
4.470.000 đồng
Thứ tư, theo quy định tại điều 55 Luật ATVSLĐ, ông M được người
sử dụng lao động sắp xếp công việc mới hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp
sao cho phù hợp với khả năng lao động của mình Nếu phải đào tạo học nghề thì ông M còn được hưởng hỗ trợ học phí Mức hỗ trợ được thực hiện theo khoản 2 điều 55 Luật ATVSLĐ
Cuối cùng, ông M được Hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 56
Luật ATVSLĐ 2015, theo đó, chị có thể được khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp; phục hồi chức năng lao động; điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội; được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người tham gia bảo hiểm tai nạn lao
động.
2, Các chế độ ASXH ông M được hưởng khi xin nghỉ việc
2,1 Chế độ bảo hiểm thất nghiệp
Về đối tượng hưởng: Ông M đã tham gia làm việc có hợp đồng lao động
tại công ty Y từ năm 1995, do đó, ông M cũng thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHTN theo Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm năm 2013:
“Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp
đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;