Bảo hiểm ốm đau đau là chế độ BHXH nhằm đảm bảo thu nhập cho người lao động (người tham gia BHXH) tạm thời bị gián đoạn do phải nghỉ việc vì ốm đau, tai nạn, chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
-
BÀI THI VIẾT TIỂU LUẬN
MÔN: LUẬT AN SINH XÃ HỘI
Đề bài:
“Đánh giá các quy định pháp luật về chế độ ốm đau”
HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THU HẰNG
LỚP: N04-TL1
MSSV: 432527
NHÓM: 03
Điện Biên, 2021
Trang 2MỤC LỤC
A, MỞ ĐẦU 1
B, NỘI DUNG 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ BHÔĐ 1
1, Khái niệm và ý nghĩa của chế độ BHÔĐ 1
2, Nguyên tắc của chế độ BHÔĐ 1
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ BHÔĐ 2
1, Đối tượng hưởng chế độ BHÔĐ 2
2, Điều kiện hưởng chế độ BHÔĐ 2
3, Thời gian hưởng chế độ BHÔĐ 4
4, Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau 5
5, Mức hưởng chế độ BHÔĐ 5
6, Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau 7
7, Xử lý vi phạm về BHXH bắt buộc 8
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU 8
1, Kết quả đạt được 8
2, Hạn chế, vướng mắc và đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật 9
C, KẾT LUẬN 10
PHỤ LỤC 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 3BẢNG TỪ VIẾT TẮT
BHÔĐ Bảo hiểm ốm đau
BHXH Bảo hiểm xã hội
NLĐ Người lao động
NSDLĐ Người sử dụng lao động
Trang 4A, MỞ ĐẦU
BHÔĐ là một trong những chế độ của BHXH nhằm bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau trên cơ sở đã đóng vào quỹ BHXH Pháp luật về BHÔĐ hiện hành cơ bản đã đảm bảo được quyền lợi cho NLĐ, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế Chính vì vậy, em chọn đề bài
số 3: “Đánh giá các quy định pháp luật về chế độ ốm đau” với mong muốn đưa ra
kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi về BHÔĐ
B, NỘI DUNG CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ BHÔĐ
1, Khái niệm và ý nghĩa của chế độ BHÔĐ
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa chính xác về BHÔĐ Theo giáo
trình Luật An sinh xã hội Trường Đại học Luật Hà Nội: “BHÔĐ đau là chế độ BHXH
nhằm đảm bảo thu nhập cho NLĐ (người tham gia BHXH) tạm thời bị gián đoạn do phải nghỉ việc vì ốm đau, tai nạn, chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật”.
BHÔĐ là một trong năm chế độ BHXH bắt buộc, có ý nghĩa to lớn đối với xã hội
Thứ nhất, hỗ trợ một phần kinh phí chữa trị bệnh tật, duy trì cuộc sống hàng ngày cho
NLĐ và gia đình của họ; giúp NLĐ nhanh chóng quay lại làm việc; tạo tâm lý yên tâm
cho NLĐ trong quá trình làm việc, phát triển chung Thứ hai, BHÔĐ gắn kết trách
nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ từ chỗ bảo đảm thu nhập, đời sống cho NLĐ, giúp
NSDLĐ ổn định sản xuất, tăng năng suất lao động Thứ ba, BHXH nói chung và
BHÔĐ nói riêng có ý nghĩa về mọi mặt: chính trị, kinh tế, xã hội đối với Nhà nước
2, Nguyên tắc của chế độ BHÔĐ
Thứ nhất, BHÔĐ được thực hiện trên cơ sở số đông bù số ít, tức là lấy sự đóng góp số đông người tham gia san sẻ cho số ít người không may gặp rủi ro Thứ hai,
mức hưởng BHÔĐ phải thấp hơn mức tiền lương lúc đang đi làm, nhưng thấp nhất
cũng phải đảm bảo cuộc sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ Thứ ba, mức hưởng BHÔĐ tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH Thứ tư, thực hiện chế độ
Trang 5BHÔĐ phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, đảm bảo kịp thời và đầy đủ quyền lợi của NLĐ tham gia BHXH
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ BHÔĐ
1, Đối tượng hưởng chế độ BHÔĐ
Theo Điều 24 Luật BHXH 2014 quy định: “Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau là
người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này”.
Như vậy, đối tượng hưởng chế độ ốm đau bao gồm những người tham gia BHXH bắt buộc Hay nói cách khác, chỉ những người đang tham gia quan hệ lao động phát sinh theo hình thức hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, tuyển dụng vào biên chế…mới được hưởng chế độ BHÔĐ, còn lao động tự do thì không được hưởng chế độ này
Về cơ bản, đối tượng được hưởng BHÔĐ theo quy định của Luật BHXH 2014 đã được mở rộng và hợp lý hơn so với quy định của Luật BHXH 2006 Theo Luật BHXH
2006, NLĐ làm việc theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ 01 tháng đến dưới 03 tháng, không phải là đối tượng được hưởng BHÔĐ Chính vì vậy,
đã có nhiều doanh nghiệp “lách luật” bằng cách chỉ ký hợp đồng lao động với NLĐ dưới 03 tháng, sau đó ký mới tiếp theo để né tránh trách nhiệm BHXH đối với cơ quan BHXH và NLĐ Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của một bộ phận NLĐ, vừa tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trốn tránh trách nhiệm BHXH
2, Điều kiện hưởng chế độ BHÔĐ
Nội dung này được quy định tại Điều 25 Luật BHXH 2014 Theo đó, để xét hưởng BHÔĐ, trước hết phải thuộc một trong hai trường hợp sau:
Trường hợp 1: Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ
việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của
Bộ Y tế Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
Trang 6- Điều kiện về nội dung gồm: bị ốm đau, phải nghỉ việc để điều trị và đã tham gia BHXH một thời gian nhất định tính tới thời điểm xét hưởng bảo hiểm
Tuy nhiên, Điều 25 của Luật BHXH 2014 cũng quy định rất rõ NLĐ phải nghỉ việc
điều trị do nguyên nhân tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy,
tiền chất ma túy thì không được hưởng BHÔĐ Đây là quy định thể hiện sự nghiêm
khắc của pháp luật, công bằng của xã hội bởi xã hội không thể chia sẻ đối với những rủi ro do được thực hiện bởi ý chí chủ quan, bởi hành vi vi phạm pháp luật hình sự Hậu quả của những hành vi đó phải do chính người thực hiện hành vi gánh chịu
Ngoài ra, điều kiện bị ốm đau và phải nghỉ việc điều trị là điều kiện quan trọng để xác định nhu cầu bảo hiểm thực sự của NLĐ, đồng thời đảm bảo nguồn chi đúng mục đích và phát huy tích cực giá trị của quỹ BHXH
Tuy nhiên, Luật BHXH 2014 chỉ quy định NLĐ phải tham gia BHXH mà chưa quy định mức thời gian tối thiểu NLĐ tham gia BHXH khi giải quyết BHÔĐ Điều này đồng nghĩa với việc ngay từ tháng đầu tiên tham gia BHXH, nếu NLĐ bị ốm đau đều được hưởng BHÔĐ ngang bằng với các đối tượng tham gia khác Điều này thực tế dẫn đến sự lạm dụng, trục lợi từ BHXH của NLĐ, ảnh hưởng đến việc cân đối quỹ BHXH, không bảo đảm công bằng giữa những người tham gia
- Điều kiện về thủ tục: việc quy định NLĐ để được hưởng BHÔĐ phải có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế là cần thiết, bởi đó chính là chứng cứ pháp lý chứng minh để cơ quan BHXH thanh toán bảo hiểm với các đối tượng thụ hưởng Tuy nhiên, quy định về điều kiện thủ tục này trong Luật BHXH hiện hành còn chưa chặt chẽ và bộc lộ nhiều bất cập Trên thực tế, nhiều NLĐ có thể “mua” được giấy chứng nhận ốm đau, tạo điều kiện cho NLĐ “rút ruột” quỹ BHXH một cách
dễ dàng và tạo cho những đối tượng “kinh doanh” giấy chứng nhận nghỉ ốm giả tồn tại
Trường hợp thứ 2: Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có
xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Quy định này của pháp luật cũng cho thấy sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước đối với trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương và cần được bảo vệ nhất trong xã hội, nhằm
Trang 7đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho trẻ Tuy nhiên, thực tế cho thấy không chỉ có con dưới 07 tuổi bị ốm đau thì bố mẹ mới nghỉ việc để chăm sóc Nhiều ông bố, bà mẹ vẫn phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới tuổi vị thành niên bị ốm đau, do ở nước ta sự lệ thuộc của con cái với bố mẹ còn khá phổ biến Do đó, quy định của pháp luật là như vậy, nhưng thực tế NLĐ mong muốn điều kiện này được mở rộng hơn, nhằm tạo thuận lợi cho họ khi chăm sóc con cái bị ốm đau
=> Như vậy, điều kiện để hưởng chế độ BHÔĐ được quy định cụ thể, chi tiết hơn so với Luật BHXH 2006 Luật BHXH 2014 cũng đã bổ sung thêm đối tượng không được
hưởng BHÔĐ là trường hợp NLĐ sử dụng chất tiền ma túy theo danh mục do Chính
quy định Quy định này là hoàn toàn hợp lý, bởi đây là trường hợp NLĐ phải nghỉ việc điều trị do lỗi chủ quan của chính bản thân họ gây ra
3, Thời gian hưởng chế độ BHÔĐ
Thời gian hưởng BHÔĐ được quy định tại Điều 26 Luật BHXH 2014 và Điều 4 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH (trích luật ở phần Phụ lục)
Ví dụ : Ông Dũng là công nhân may, chế độ làm việc theo ca; ông Dũng được bố
trí ngày nghỉ hàng tuần như sau: tuần từ ngày 04/01/2016 đến ngày 10/01/2016 vào ngày thứ Tư ngày 06/01/2016, tuần từ ngày 11/01/2016 đến ngày 17/01/2016 vào ngày thứ Sáu ngày 15/01/2016 Do bị ốm đau bệnh tật, ông Dũng phải nghỉ việc điều trị bệnh từ ngày 07/01/2016 đến ngày 17/01/2016 Thời gian hưởng chế độ ốm đau của ông Dũng được tính từ ngày 07/01/2016 đến ngày 17/01/2016 là 10 ngày (trừ 01 ngày nghỉ hàng tuần là ngày thứ Sáu ngày 15/01/2016)
So với Luật BHXH 2006, Luật BHXH 2014 đã bổ sung quy định về thời gian hưởng tối đa đối với trường hợp NLĐ nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày là 180 ngày Điều này đảm bảo việc giải quyết chế độ BHXH phù hợp với nguyên tắc đóng – hưởng BHXH
Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng cho thấy việc quy định thời gian hưởng BHÔĐ đối với NLĐ nghỉ việc do mắc các bệnh cần chữa trị dài ngày tối đa không quá 180
ngày “trong một năm” còn nhiều vướng mắc, bởi trường hợp NLĐ có thời gian hưởng
Trang 8BHÔĐ từ 02 năm trở lên thì cứ sau mỗi năm NLĐ lại được hưởng mức trợ cấp tương ứng với thời gian nghỉ việc Điều này có thể dẫn đến sự lạm dụng của NLĐ và ảnh hưởng không nhỏ đến quỹ BHXH
Riêng đối với các sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang thì thời gian nghỉ căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, hoàn toàn không bị phụ thuộc vào thời gian đóng BHXH Điều này cho thất Luật BHXH 2014 đã có những ưu đãi đặc thù đối với các đối tượng này bởi tính chất công việc, ngành nghề của họ
4, Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau
Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau được quy định tại Điều 27 Luật BHXH
2014 và được hướng dẫn chi tiết bởi Điều 5 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH (trích luật ở phần Phụ lục)
Ví dụ: Hai vợ chồng chị Thảo đều tham gia BHXH bắt buộc, có con trai 5 tuổi bị
ốm phải nằm viện điều trị bệnh từ ngày 07/3/2016 đến ngày 11/3/2016 Trong thời gian con phải nằm viện điều trị bệnh, cả hai vợ chồng chị Thảo đều nghỉ việc để chăm sóc con Trong trường hợp này, cả hai vợ chồng chị Thảo đều được giải quyết hưởng chế
độ khi con ốm đau với thời gian là 05 ngày
Quy định thời gian hưởng bảo hiểm khi con ốm đau chưa có sự phân biệt về thời gian hưởng chế độ tùy theo tình trạng ốm đau của con, dù con ốm nặng hay nhẹ thì được nghỉ cùng số ngày như nhau Vì vậy, đối với trường hợp có con bệnh nặng hay mắc bệnh cần điều trị dài ngày thì việc quy định thời gian như trên là chưa phù hợp
5, Mức hưởng chế độ BHÔĐ
Nội dung này được quy định tại Điều 28 Luật BHXH 2014 và được hướng dẫn chi
tiết tại Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH (trích luật ở phần phụ lục)
- Mức hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 và Điều 27 của Luật BHXH 2014 được tính như sau:
Mức hưởng = Tiền lương tháng đóng bảo hiểm x 75 Số ngày
Trang 9chế độ ốm
đau
xã hội của tháng liền kề trước khi
nghỉ việc
(%) x
nghỉ việc được hưởng chế
độ ốm đau
24 ngày
- Mức hưởng chế độ ốm đau đối với NLĐ nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật BHXH 2014 được tính như sau:
Mức hưởng chế
độ ốm đau đối
với bệnh cần
chữa trị dài
ngày
=
Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc
x
Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%)
x
Số tháng nghỉ việc hưởng chế
độ ốm đau
- Tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính từ ngày bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của tháng đó đến ngày trước liền kề của tháng sau liền kề Trường hợp
có ngày lẻ không trọn tháng thì cách tính mức hưởng chế độ ốm đau cho những ngày này như sau:
Mức hưởng
chế độ ốm
đau đối với
bệnh cần
chữa trị dài
ngày
=
Tiền lương đóng bảo hiểm
xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc
x
Tỷ lệ hưởng chế độ
ốm đau (%)
x
Số ngày nghỉ việc hưởng chế
độ ốm đau
24 ngày
Ví dụ 9: Bà Nhung đang tham gia BHXH bắt buộc, bị ốm đau phải nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày từ ngày 28/3/2016 đến ngày 05/6/2016 Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của bà Nhung là 2 tháng (từ 28/3 đến 27/5/2016); Số ngày lẻ không trọn tháng của bà Nhung là 09 ngày (từ ngày 28/5 đến ngày 05/6/2016)
Trang 10Trường hợp NLĐ làm việc trong lực lượng vũ trang, trong thời gian nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau là 100% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc Đây là chế độ đãi ngộ đặc biệt của Nhà nước dành cho người hoạt động trong lĩnh vực đặc thù Xét ở một góc độ khác thì quy định này có phần chưa hợp lý bởi quỹ BHXH là do NLĐ đóng, hoạch toán độc lập không phải lấy từ ngân sách Nhà nước nên không thể lấy quỹ đó thực hiện chính sách ưu đãi của Nhà nước, như vậy sẽ không đảm bảo công bằng trong xã hội
Có thể thấy, các mức trợ cấp ốm đau được điều chỉnh tăng so với quy định của luật
cũ Cụ thể mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 24 ngày thay vì chia cho 26 ngày như trước đây Điều này đã khắc phục được hạn chế của Luật BHXH 2006 khi chỉ quy định mức trợ cấp ốm đau theo tháng mà chưa theo ngày, gây thiệt thòi cho NLĐ làm việc 22 ngày hoặc 24 ngày/tháng
6, Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau
Nội dung này được quy định tại Điều 29 và hướng dẫn chi tiết tại Điều 7 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH (trích luật ở phần phụ lục) Theo đó, Luật BHXH 2014 đã bỏ quy định chế độ nghỉ tại nhà và các cơ sở tập trung mà thay vào đó thống nhất điều kiện và một mức hưởng 30% mức lương cơ sở Đây là mức hưởng hợp lý, chế độ này được quy định nhằm giúp NLĐ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe để trở lại làm việc,
là chế độ có tính chất hỗ trợ, trợ giúp NLD sau ốm đau
Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện quy định này còn mang tính chủ quan do việc xác định sức khỏe chưa phục hồi là rất cảm tính và khó xác định Số ngày nghỉ này do NSDLĐ hoặc Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định nên có thể dẫn đến sự tùy tiện và lạm dụng khi thực hiện quy định này
Như vậy, chế độ BHÔĐ được thực hiện đã góp phần ổn định cuộc sống của NLĐ Theo số liệu thống kê, số lượt người được giải quyết chế độ ốm đau không ngừng tăng lên Trong năm 2016 có 8.337.280 lượt người được giải quyết chế độ ốm đau Việc chi trả cho quỹ ốm đau, thai sản đứng thứ hai với mức chi ước đạt 20 nghìn tỷ đồng, tăng 16% s với năm 2015 (Theo http://vietnambiz.vn/so-luong-nguoi-duoc-giai-quyet-che-do-bhxh-giam-gan-14-trong-nam-2016-20716.html, ngày 08/05/2017)
Trang 11Ngoài ra, trình tự, thủ tục để hưởng chế độ ốm đau được quy định tại Điều 100;
102 và 103 Luật BHXH 2014
7, Xử lý vi phạm về BHXH bắt buộc
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và xử lý vi phạm về BHXH nói chung trong đó có BHÔĐ được quy định tại Điều 121 và 122 Luật BHXH 2014 Theo đó, luật đã không quy định cụ thể, liệt kê các hành vi mà quy định theo hướng mở rộng tạo điều kiện cho việc xử lý vi phạm Quy định vậy là hợp lý và không bị trùng với các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 17 Luật BHXH 2014
Hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Nghị định 28/2020/NĐ-CP Mức phạt tiền cao nhất không quá 75.000.000 đồng, mức xử phạt này còn khá nhẹ vì hành vi vi phạm về BHXH có thể lên đến hàng tỷ đồng
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU
1, Kết quả đạt được
Do tính ưu việt của chính sách BHXH của Nhà nước, nên số người tham gia bảo hiểm ngày càng gia tăng Đặc biệt, trong 4 tháng đầu năm 2021, BHXH Việt Nam đã giải quyết hưởng mới chế độ ốm đau, thai sản cho gần 3 triệu người (Theo Báo Chính phủ) Công tác quản lý chi trả BHXH (ốm đau, thai sản…) và quản lý người hưởng các chế độ BHXH trong thời gian qua được ngành BHXH Việt Nam đặc biệt quan tâm Nhìn chung, BHÔĐ thời gian qua được thực hiện đã góp phần ổn định cuộc sống của NLĐ khi họ không may bị ốm hoặc tai nạn rủi ro phải nghỉ việc hoặc phải nghỉ việc để chăm sóc con ốm Qua số liệu trên cho thấy số lượt người được giải quyết BHÔĐ không ngừng tăng, góp phần hỗ trợ vật chất và động viên tinh thần cho NLĐ
Có thể nói, thời gian qua chính sách BHÔĐ ở nước ta được thực hiện nghiêm chỉnh, thể hiện sự đúng đắn của chính sách, lợi ích chính đáng của NLĐ được bảo vệ Luật BHXH 2014 ra đời đã quy định mức trợ cấp một cách hợp lý, đảm bảo được nguyên