Phân tích và đánh giá quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra Luật thương mại 2; PHÂN TÍCH QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA. Như vậy, pháp luật quy định dù CSH hoặc người được CSH giao chiếm hữu, sử dụng NNHCĐ hợp pháp phải BTTH khi NNHCĐ gây ra cho người và vật khác kể cả khi họ không có lỗi trong việc NNHCĐ gây ra thiệt hại. Nhưng trong một số trường hợp ngoài trừ pháp luật không áp dụng trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra là: 1. Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại. 2. Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Tại khoản 3 Điều 601 BLDS 2015 có quy định CSH, người được CSH giao chiếm hữu, sử dụng NNHCĐ phải bồi thường cho người bị thiệt hại khi NNHCĐ gây ra thiệt hại có người đó dù CSH, người được CSH giao chiếm hữu, sử dụng có lỗi hay không lỗi. Như vậy, có gì khác biệt giữa hành vi có lỗi và không có lỗi của CSH, người được CSH giao chiếm hữu, sử dụng NNHCĐ khi NNHCĐ gây thiệt hại cho người khác? Sự khác biệt này thể hiện ở những loại trách nhiệm pháp lý khác nhau. Nếu CSH, người được CSH giao chiếm hữu, sử dụng NNHCĐ gây thiệt hại cho người khác mà không có lỗi khi NNHCĐ gây ra thiệt hại cho người khác thì vẫn có trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra theo trách nhiệm dân sự, nhưng người này không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu CSH, người được CSH giao chiếm hữu, sử dụng NNHCĐ mà có lỗi vô ý hoặc cố ý để NNHCĐ gây thiệt hại cho người khác thì ngoài trách nhiệm dân sự là bồi thường toàn bộ thiệt hại, họ có thể còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tóm lại, bản chất của trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra là do tự thân của NNHCĐ, nếu CSH, người được CSH giao chiếm hữu có lỗi thì chỉ là lỗi gián tiếp. Họ không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự gây thiệt hại của NNHCĐ. Tuy nhiên, vì NNHCĐ là tài sản của CSH hoặc được người chiếm hữu sử dụng khai thác cho nên nếu có thiệt hại do NNHCĐ gây ra thì họ phải BTTH.
Trang 1MỞ ĐẦU
Trong thực tiễn đời sống hàng ngày, các thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân; tài sản, uy tín của các tổ chức có thể xảy ra dưới nhiều tác động rất khác nhau Trong số đó có những tác động liên quan đến NNHCĐ Các sản phẩm do con người tạo ra đôi khi tiềm ẩn những nguy cơ, rủi ro cho môi trường xung quanh mà chúng ta không thể lường trước hoặc nếu có ý thức phòng ngừa thì cũng không kiểm soát được một cách tuyệt đối Chủ sở hữu hay người chiếm hữu tài sản dù không có lỗi hoặc có lỗi vô ý đối với việc gây ra thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra Đây là một trong số các loại BTTH ngoài hợp đồng và được Bộ luật dân sự quy định là một loại “trách nhiệm dân sự nâng cao” Hiện nay, việc áp dụng pháp luật đối với vấn đề BTTH do NNHCĐ gây ra vẫn còn nhiều tranh cãi, vướng mắc Chính vì thế, trong bài tiểu luận này, em xin làm rõ đề bài
19: “Phân tích và đánh giá quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”.
NỘI DUNG
I PHÂN TÍCH QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BTTH DO NNHCĐ GÂY RA
1 Khái niệm NNHCĐ, trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra
1.1 Khái niệm NNHCĐ
Theo quy định tại khoản 1 điều 601 BLDS 2015 thì:“NNHCĐ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các NNHCĐ khác
do pháp luật quy định” Điều luật này không đưa ra khái niệm NNHCĐ cụ thể mà chỉ
liệt kê các đối tượng được coi là NNHCĐ trong thực tế
Theo quy định nêu trên, có thể hiểu khái quát NNHCĐ là những đối tượng mà khi sử dụng, bảo quan, cất giữ trông coi luôn tiềm ẩn sự nguy hiểm, sự rủi ro cao đối với tính mạng, sức khỏe và tài sản của con người Tính nguy hiểm của NNHCĐ ẩn chứa trong các đặc điểm lý, hóa, trong yêu cầu kỹ thuật và các điều kiện an toàn khi sử
Trang 2dụng các đối tượng đó Có những loại đối tượng dễ nhận ra tính chất nguy hiểm cao
độ của chúng, chẳng hạn như thú dữ, chất độc, chất dễ cháy Tuy nhiên, một số những đối tượng phải có một số tính chất chung sau đây mới được coi là NNHCĐ:
Thứ nhất, hoạt động của các đối tượng mang tính chất nguy hiểm cao độ cho
mọi người xung quanh thường là những hoạt động hợp pháp, chỉ khi NNHCĐ gây ra thiệt hại cho thế giới vật chất xung quanh thì hoạt động đó mới bị coi là bất hợp pháp Các đối tượng được quy định là NNHCĐ nêu trên phần lớn là những đối tượng có thiết kế kỹ thuật, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như phương tiện vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy chế tạo, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ… Vấn đề không phải tất cả các phương tiện kỹ thuật khi sử dụng đều mang tính chất nguy hiểm cao độ mà chỉ những hoạt động mang tính chất cơ giới hoặc những đối tượng khác có đặc tính lý, hóa điển hình mới coi là NNHCĐ
Thứ hai, hoạt động của đối tượng được coi là NNHCĐ cho thế giới vất chất
xung quanh được thể hiện trong việc sử dụng chúng, con người không thể kiểm soát được một cách chặt chẽ, toàn diện Điều này được thể hiện trong việc con người chỉ bảo đảm được sự giám sát cần thiết nhờ những biện pháp kỹ thuật an toàn Tuy nhiên, những biện pháp kỹ thuật an toàn thường lạc hậu hơn, không đồng bộ với kỹ thuật chung hay không tính toán hết được các sự cố kỹ thuật có thể xảy ra trong quá trình sử dụng chúng Chính vì vậy, sử dụng kỹ thuật chung bao hàm tính chất nguy hiểm của việc bất ngờ xảy ra thiệt hại
Như vậy, từ sự phân tích trên chúng ta có thể đưa ra khái niệm về NNHCĐ nhự sau: NNHCĐ là câc vật do cấu tạo và bản chất của chúng thường tiềm ẩn những nguy
cơ gây thiệt hại bất ngờ cho con người hoặc gây thiệt hại về tài sản mà không phải bao giờ con người cũng có thể kiểm soát, lường trước được và có thể ngăn chặn được
1.2 Khái niệm BTTH do NNHCĐ gây ra
Việc phân biệt trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra và trách nhiệm BTTH do hành vi trái pháp luật gây ra có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định ai là người phải bồi thường Về nguyên tắc, chủ sở hữu NNHCĐ phải bồi thường thiệt hại do NNHCĐ
Trang 3gây ra kể cả trong trường hợp chủ sở hữu NNHCĐ không có lỗi Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 2 Điều 601 BLDS 2015 thì trường hợp CSH NNHCĐ đã giao NNHCĐ cho người khác chiếm hữu, sử dụng thông qua một hợp đồng cho thuê, cho mượn thì trong thời gian người thuê, người mượn sử dụng NNHCĐ mà gây thiệt hại cho người khác hoặc tài sản của người khác thì người đang chiếm hữu, sử dụng NNHCĐ phải bồi thường, trừ trường hợp chủ sở hữu và người thuê, người mượn có thỏa thuận khác Chủ sở hữu giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng NNHCĐ thông qua hợp đồng lao động, thì CSH có trách nhiệm BTTH khi NNHCĐ gây ra thiệt hại cho người khác Vì trường hợp này, CSH đồng thời là người đang quản lý khai thác NNHCĐ
Như vậy, pháp luật quy định dù CSH hoặc người được CSH giao chiếm hữu, sử dụng NNHCĐ hợp pháp phải BTTH khi NNHCĐ gây ra cho người và vật khác kể cả khi họ không có lỗi trong việc NNHCĐ gây ra thiệt hại Nhưng trong một số trường hợp ngoài trừ pháp luật không áp dụng trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra là:
1 Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại.
2 Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Tại khoản 3 Điều 601 BLDS 2015 có quy định CSH, người được CSH giao chiếm hữu, sử dụng NNHCĐ phải bồi thường cho người bị thiệt hại khi NNHCĐ gây
ra thiệt hại có người đó dù CSH, người được CSH giao chiếm hữu, sử dụng có lỗi hay không lỗi Như vậy, có gì khác biệt giữa hành vi có lỗi và không có lỗi của CSH, người được CSH giao chiếm hữu, sử dụng NNHCĐ khi NNHCĐ gây thiệt hại cho người khác? Sự khác biệt này thể hiện ở những loại trách nhiệm pháp lý khác nhau
Nếu CSH, người được CSH giao chiếm hữu, sử dụng NNHCĐ gây thiệt hại cho người khác mà không có lỗi khi NNHCĐ gây ra thiệt hại cho người khác thì vẫn có trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra theo trách nhiệm dân sự, nhưng người này không bị truy cứu trách nhiệm hình sự Nếu CSH, người được CSH giao chiếm hữu,
sử dụng NNHCĐ mà có lỗi vô ý hoặc cố ý để NNHCĐ gây thiệt hại cho người khác
Trang 4thì ngoài trách nhiệm dân sự là bồi thường toàn bộ thiệt hại, họ có thể còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Tóm lại, bản chất của trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra là do tự thân của NNHCĐ, nếu CSH, người được CSH giao chiếm hữu có lỗi thì chỉ là lỗi gián tiếp Họ không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự gây thiệt hại của NNHCĐ Tuy nhiên,
vì NNHCĐ là tài sản của CSH hoặc được người chiếm hữu sử dụng khai thác cho nên nếu có thiệt hại do NNHCĐ gây ra thì họ phải BTTH
Vậy trong trường hợp NNHCĐ bị chiếm hữu, sử dụng bất hợp pháp (ngay tình
và không ngay tình) thì ai sẽ có trách nhiệm BTTH khi NNHCĐ gây ra thiệt hại cho
người khác? Tại Khoản 4 Điều 601 BLDS 2015 quy định “Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại Theo quy định này
thì trách nhiệm của CSH NNHCĐ không phát sinh khi NNHCĐ của CSH bị người khác chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại cho người thứ ba Trường hợp này thường xảy ra trong đời sống xã hội khi mà NNHCĐ của CSH bị trộm, cắp hoặc dưới các hình thức khác thuộc hành vi chiếm đoạt trái pháp luật
Tuy nhiên cũng tại Khoản 4 Điều 601 quy định “Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại Trên thực tế,
có nhiều trường hợp, CSH, người chiếm hữu, sử dụng NNHCĐ giao NNHCĐ cho một người khác không có đủ năng lực hành vi, không có đủ quyền chiếm hữu, sử dụng NNHCĐ và NNHCĐ gây thiệt hại cho người thứ ba thì theo khoản 4 nói trên, CSH, người chiếm hữu sử dụng NNHCĐ phải liên đới BBTH cho người thứ ba Trường hợp này nguyên nhân chủ yếu là do chính NNHCĐ gây ra, để nâng cao trách nhiệm của CSH, người chiếm hữu NNHCĐ thì pháp luật quy định họ phải liên đới bồi thường
Từ những phân tích trên, BTTH do NNHCĐ gây ra được hiểu là trách nhiệm của CSH, người được CSH giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp, người chiếm hữu bất hợp pháp phải BTTH, khi hoạt động tự thân của NNHCĐ gây ra thiệt hại cho người
Trang 5khác, kể cả trường hợp CSH, người được CSH giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp hoặc người chiếm hữu bất hợp pháp NNHCĐ không có lỗi trong việc NNHCĐ gây ra thiệt hại
2 Đặc điểm của BTTH do NNHCĐ gây ra
Trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra là một trong trường hợp cụ thể của trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nên nó cũng có đặc điểm chung của trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng đó là: có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái pháp luật, lỗi của người gây
ra thiệt hại, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra Ngoài việc áp dụng đối với người có hành vi trái pháp luật thì còn áp dụng với người khác như cha mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ đối với người được giám
hộ, pháp nhân đối với người của pháp nhân…Ngoài ra trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra còn có những đặc điểm riêng, thể hiện tính chất riêng của loại trách nhiệm này:
Thứ nhất, trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra là trách nhiệm của CSH, người
chiếm hữu hợp pháp thông qua hợp đồng chuyển giao tài sản và của người chiếm hữu trái pháp luật đối với những thiệt hại do NNHĐ mà mình đang quản lý gây ra Khác với trách nhiệm BTTH nói chung, trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra không do hành vi của con người mà do tài sản của con người, những vật vô tri, vô giác gây ra
Vì CSH, người chiếm hữu đang khai thác sử dụng tài sản đó nên phải BTTH theo nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu
Thứ hai, trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra phát sinh không phụ thuộc vào
yếu tố lỗi Lỗi là một trong 4 điều kiện làm phát sinh trách nhiệm BTTH, nhưng đối với trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra thì lỗi không phải là điều kiện cần phải có; trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra có thể phát sinh mà không cần đến lỗi của CSH NNHCĐ Dấu hiệu quan trọng nhất để xác định trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra
là hoạt động của NNHCĐ Hoạt động của NNHCĐ chính là nguyên nhân trực tiếp, là yếu tố quyết định dẫn đến thiệt hại Hoạt động gây thiệt hại của NNHCĐ có thể hoàn toàn không có lỗi của con người mà tự thân NNHCĐ trong quá trình hoạt động gây ra thiệt hại cho người khác Thế nhưng trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra cũng
Trang 6không loại trừ khả năng thiệt hại có thể một phần lỗi của người quản lý, bảo quản, vận dụng NNHCĐ nhưng hành vi trông giữ, vận hành NNHCĐ không phải là nguyên nhân
có tính quyết định đến thiệt hại và lỗi ở đây chỉ đóng vai trò thứ yếu đối với thiệt hại
Thứ ba, thiệt hại do NNHCĐ gây ra không bao gồm thiệt hại về danh dự, nhân
phẩm, uy tín Chủ thể gây ra thiệt hại trong trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra không phải là con người mà do tài sản nên nên không thể có hành vi xâm phạm, làm tổn hại, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của các chủ thể khác
3 Điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra
3.1 Có thiệt hại xảy ra
Thiệt hại là sự giảm sút những lợi ích về vật chất, danh dự, uy tín của tổ chức; vật chất, danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe…của cá nhân, những thiệt hại này được xác định bằng một giá trị vật chất nhất định, cụ thể là bằng một khoản tiền
Thiệt hại do NNHCĐ gây ra gồm thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe và tổn thất về tinh thần, không có thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín vì chủ thể gây thiệt hại là vật vô tri, vô giác, khách thể mà nó xâm phạm là sức khỏe, tính mạng, tài sản của cá nhân, tài sản của tổ chức Thiệt hại là điều kiện tiền đề, là cơ sở để phát sinh trách nhiệm BTTH, nếu không có thiệt hại thì không có trách nhiệm bồi thường
BTTH do NNHCĐ gây ra là một dạng bồi thường trong trường hợp cụ thể Do vậy, về nguyên tắc thiệt hại phải bồi thường bao gồm: Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được quy định trong Điều 589, 590, 591 BLDS 2015
3.2 Có việc gây thiệt hại từ hoạt động của NNHCĐ
Pháp luật bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mọi chủ thể trong xã hội và trong các quan hệ pháp luật Việc gây thiệt hại trái pháp luật là những thiệt hại do sự hoạt động tự thân của NNHCĐ làm giảm sút những lợi ích vật chất cho thế giới xung quanh Thiệt hại liên quan đến NNHCĐ rất đa dạng và do nhiều nguyên nhân khác nhau, chỉ áp dụng trách nhiệm BTTH do nguồn NNHCĐ gây ra khi thỏa mãn:
Trang 7Thứ nhất, những sự vật được coi là NNHCĐ phải đang trong tình trạng vận
hành như phương tiện vận tải cơ giới đang tham gia giao thông, nhà máy cộng nghiệp đang hoạt động mà bị chập, cháy nổ điện Nếu thiệt hại trong trường hợp NNHCĐ ở trạng thái tĩnh thì đó không phải là thiệt hại do NNHCĐ gây ra
Thứ hai, phải do chính sự tác động của bản thân nguồn NNHCĐ gây ra, hoàn
toàn độc lập và nằm ngoài sự kiểm soát của con người Khi có hoạt động của NNHCĐ gây ra thiệt hại, thì ngoài việc xác định xem việc gây ra thiệt hại đó là do hành vi của con người tác động vào NNHCĐ gây ra thiệt hại để đạt được mục đích của mình hay
do chính bản thân NNHCĐ trong quá trình hoạt động tự gây ra thiệt hại để áp dụng trách nhiệm BTTH, chúng ta phải xem xét hoạt động gây ra thiệt hại của NNHCĐ có trái pháp luật không Bởi vì có những trường hợp, mặc dù NNHCĐ có hoạt động gây
ra thiệt hại nhưng thiệt hại đó được sự cho phép của pháp luật thì hoạt động gây thiệt hại của NNHCĐ không trái với quy định của pháp luật Như vậy, không phải mọi trường hợp hoạt động gây thiệt hại của NNHCĐ đều trái pháp luật
3.3 Lỗi trong TNBTTH do NNHCĐ gây ra
Trong trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại, vấn đề hình thức lỗi, mức độ lỗi ảnh hưởng rất ít đến việc xác định trách nhiệm, thậm chí người gây ra thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi (khoản 3 Điều 601 BLDS 2015) Cần xác định trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra không phụ thuộc vào yếu tố lỗi của CSH Nhưng nếu CSH có lỗi gián tiếp thì thiệt hại xảy ra do nguyên nhân chính là hoạt động của NNHCĐ, lỗi của CSH trở thành điều kiện tác động làm thiệt hại xảy ra nhanh hơn
3.4 Có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động gây thiệt hại của NNHCĐ và thiệt hại xảy ra
Quan hệ giữa sự hoạt động của NNHCĐ và thiệt hại xảy ra có mối quan hệ phổ biến, biện chứng Sự hoạt động tự thân của NNHCĐ là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại, có thể không có yếu tố lỗi của con người Thiệt hại xảy ra chính là hệ quả của sự hoạt động tự thân đó Như vậy, mối quan hệ nhân quả giữa sự hoạt động của NNHCĐ và thiệt hại xảy ra là căn cứ xác định trách nhiệm BTTH của CSH nguồn
Trang 8NNHCĐ Việc xác định này có ý nghĩa pháp lý quan trọng vì nó là bằng chứng để xác định có hay không trách nhiệm dân sự của CSH nguồn NNHCĐ Trong trường hợp CSH có lỗi trong việc để NNHCĐ gây thiệt hại cho người khác thì ngoài trách nhiệm BTTH về dân sự, CSH hoặc người có lỗi có thể còn phải chịu trách nhiệm hình sự
Trong một số trường hợp mặc dù về mặt hình thức thì thiệt hại đó cũng do nguyên nhân sự hoạt động của NNHCĐ nhưng vẫn không xác định trách nhiệm BTTH
do NNHCĐ gây ra Bởi vì, tuy có hoạt động của NNHCĐ nhưng hoạt động này có sự tác động bởi hành vi lỗi của con người chứ không phải tự thân NNHCĐ gây ra Ví dụ:
Để bảo vệ ao cá, ông A đã chăng dây điện bao quanh ao Ông B vô tình vướng phải dây điện, bị điện giật chết Trong trường hợp này tuy ông B chết do tác động của dòng diện nhưng cái chết của ông B lại do hành vi trái pháp luật của ông A nên ông A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về lỗi cố ý gián tiếp giết người
4 Năng lực chịu trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra
Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường của chủ thể là khả năng chủ thể đó phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ thiệt hại xảy ra Chủ thể BTTH do NNHCĐ gây ra có thể
là cá nhân, hoặc pháp nhân, tổ chức Tuy nhiên BLDS 2015 chỉ quy định năng lực chịu trách nhiệm BTTH của cá nhân tại Điều 586 BLDS 2015:
Thứ nhất, người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ phải tự
BTTH do NNHCĐ gây ra bằng tài sản của mình
Thứ hai, đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự,
việc sở hữu và sử dụng NNHCĐ là ít gặp, nhưng không phải không có, nếu áp dụng điều luật trên để buộc cha mẹ, người giám hộ phải bồi thường thì sẽ rơi vào gượng ép, bởi chủ sở hữu NNHCĐ là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, nếu cha mẹ, người giám hộ không phải là người quản lý NNHCĐ thì họ hoàn toàn không có lỗi Như vậy, trách nhiệm bồi thường vẫn thuộc về người chưa thành niên hoặc người quản lý NNHCĐ khi có thiệt hại xảy ra
Thực tế, có những thiệt hại xảy ra không liên quan đến trạng thái tâm lý hay nhận thức của CSH, sự kiện gây ra thiệt hại nằm ngoài mong muốn và sự kiểm soát
Trang 9của CSH Vì vậy, để nâng cao trách nhiệm của CSH trong chiếm hữu, sử dụng tài sản
và đảm bảo tính công bằng thì CSH phải BTTH do tài sản của mình sở hữu hoặc thuộc quyền quản lý của mình
6 Chủ thể BTTH và chủ thể được hưởng bồi thường
6.1 Chủ thể BTTH
Căn cứ vào Khoản 2, 3, 4 Điều 601 BLDS 2015, chủ thể có trách nhiệm BTTH
do NNHCĐ gây ra gồm: CSH NNHCĐ; người được CSH giao chiếm hữu, sử dụng NNHCĐ; ngưởi chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật NNHCĐ
6.1.1 Chủ sở hữu NNHCĐ
CSH NNHCĐ là chủ thể đang chiếm hữu, đang thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý NNHCĐ không trái pháp luật và đạo đức xã hội; khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức từ chúng CSH NNHCĐ đang chiếm hữu, sử dụng NNHCĐ phải BTTH do NNHCĐ gây ra Trường hợp CSH NNHCĐ giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng NNHCĐ trái pháp luật gây thiệt hại thì CSH phải chịu trách nhiệm liên đới BTTH
6.1.2 Người được CSH giao cho quyền sử dụng, chiếm hữu NNHCĐ
Xảy ra các trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhất, CSH NNHCĐ giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng,
quản lý NNHCĐ theo nghĩa vụ lao động Trong trường hợp này, người được giao chiếm hữu, sử dụng NNHCĐ là người làm công ăn lương thông qua hợp đồng lao động Việc họ chiếm hữu, sử dụng NNHCĐ là theo sự quản lý của CSH và vì lợi ích của CSH Nếu NNHCĐ gây ra thiệt hại trong trường hợp này, thì CSH là người bồi thường, căn cứ pháp lý áp dụng trường hợp này là Điều 601, Điều 597 về BTTH do người của pháp nhân gây ra Tuy nhiên, nếu người chiếm hữu, sử dụng NNHCĐ theo hợp đồng lao động nhưng thiệt hại xảy ra trong lúc người đó sử dụng NNHCĐ vào mục đích cá nhân thì người đó có nghĩa vụ BTTH Hoặc ngưởi chiếm hữu, sử dụng NNHCĐ đã có thỏa thuận chịu mọi trách nhiệm nếu NNHCĐ đã có thỏa thuận chịu mọi trách nhiệm nếu NNHCĐ gây thiệt hại trước CSH thì người đó phải bồi thường
Trang 10khi có thiệt hại xảy ra, thỏa thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường
Trường hợp thứ hai, NNHCĐ được CSH chuyển giao theo một giao dịch dân
sự Đó là việc người chiếm hữu, sử dụng NNHCĐ theo hợp đồng: thuê, mượn, cầm cố…Xuất phát từ nguyên tắc của luật dân sự, các bên có sự thỏa thuận, trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra trong trường hợp này trước hết căn cứ vào thỏa thuận của các bên về trách nhiệm BTTH, nếu không có thỏa thuận, thì người chiếm hữu, sử dụng phải BTTH theo quy định tại Điều 601 BLDS 2015
6.1.3 Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật NNHCĐ
Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật NNHCĐ nếu CSH, người được CSH giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp không có lỗi trong việc để nguồn NNHCĐ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật Trách nhiệm liên đới bồi thường sẽ phát sinh nếu CSH, người được CSH giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp cũng có lỗi trong việc để NNHCĐ bị chiếm hữu, sử dụng trái phép
Chủ thể có trách nhiệm bồi thường được giảm mức bồi thường khi đủ hai điều kiện: do lỗi vô ý mà gây thiệt hại hoặc thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của chủ thể BTTH
6.2 Chủ thể được BTTH
Thiệt hại do NNHCĐ gây ra gồm thiệt hại về vật chất (thiệt hại tài sản, tính mạng, sức khỏe) và thiệt hại về tinh thần, chủ thể được hưởng BTTH có thể không phải là người bị thiệt hại
Đối với trường hợp thiệt hại về sức khỏe, thì chủ thể được hưởng bồi thường là người bị thiệt hại, người chăm sóc người bị thiệt hại (trong thời gian điều trị hoặc thường xuyên); đối với trường hợp bị thiệt hại về tính mạng thì chủ thể này gồm: thân nhân của người bị thiệt hại, những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất, người trực tiếp nuôi dưỡng người
bị thiệt hại hoặc người được người bị thiệt hại trực tiếp nuôi dưỡng