Báo cáo thực tập môn Luật hôn nhân và gia đình: Thực tiễn giải quyết các trường hợp ly hôn tại Toà án nhân dân CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP VÀ NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO 1.1 Quá trình thành lập và phát triển của Tòa án nhân dân huyện Điện Biên Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân huyện Điện Biên 3 Chức năng nhiệm vụ của Tòa án nhân dân huyện Điện Biên 4 Nhiệm vụ được giao CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO 2.1 Đối tượng nghiên cứu Trong thời thực tập tại TAND HĐB, tác giả tập trung nghiên cứu vào lý luận từ đó vận dụng vào nghiên cứu thực tiễn công tác xét xử các vụ án tại Tòa án đặc biệt là “Thực tiễn các trường hợp ly hôn tại Tòa án nhân dân huyện Điện Biên”. 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.3 Mô tả công việc được giao Với tinh thần học hỏi và tiếp xúc thực tế để trau dồi thêm kinh nghiệm, trải qua 05 tuần thực tập tại TAND HĐB, bản thân tác giả đã học hỏi được rất nhiều điều bổ ích từ công việc thực tế được giao và các kỹ năng trong quá trình làm việc tại cơ quan. Qua thời gian học và tiếp xúc, trong quá trình thực tập Thẩm phán hướng dẫn đã giao cho tác giả một số nhiệm vụ cụ thể như sau: nghiên cứu hồ sơ, tham gia các phiên tòa, tham gia các buổi xét xử lưu động, xem xét và thẩm định tại chỗ, đinh giá tài sản cùng người ở Tòa, tham gia các buổi hòa giải về HNGĐ, tống đạt các văn bản tố tụng…. Công việc tiếp theo tác giả được tham gia hòa giải các phiên tòa, tống đạt các văn bản, cùng các anh chị hướng dẫn, đọc và nghiên cứu hồ sơ. a) Tham gia hòa giải các vụ án về Hôn nhân và Gia đình Trước khi tham gia hòa giải các vụ án về HNGĐ, muốn hiểu rõ được vụ án thì cần phải tìm hiểu rõ về quá trình tố tụng của một vụ án, trong hòa giải thủ tục tố tụng được quy định rõ trong Bộ luật Tố tụng dân sự. b) Tống đạt các loại văn bản tố tụng c) Đọc và nghiên cứu hồ sơ CHƯƠNG III: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LY HÔN 3.1 Khái niệm ly hôn Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật HNGĐ 2014: “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”. Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới bản án hoặc quyết định. Các trường hợp ly hôn tại Tòa án là: Thuận tình ly hôn, ly hôn theo yêu cầu của một bên. Theo khoản 2 Điều 51 Luật HNGĐ 2014 thì quyền yêu cầu ly hôn đã được mở rộng hơn về đối tượng không chỉ giới hạn bởi vợ, chồng mà còn thêm cả cha, mẹ, người thân thích khác của người vợ hoặc người chồng cũng có quyền yêu cầu ly hôn trong những trường hợp nhất định. Như vậy sẽ bảo đảm tốt hơn về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng và người liên quan. Việc quy định rộng mở hơn về đối tượng có quyền yêu cầu ly hôn trong Luật HNGĐ 2014 cho thấy rằng vấn đề ly hôn đã được nhìn nhận như một hiện tượng khách quan, thiết yếu, xuất phát từ đòi hỏi thực tế chung của xã hội. 3.2 Căn cứ ly hôn Căn cứ ly hôn là những tình tiết hoặc điều kiện được quy định trong pháp luật và chỉ khi có những tình tiết, điều kiện đó, Tòa án mới được xử cho ly hôn. Các căn cứ lý hôn theo Luật HNGĐ 2014 gồm: Căn cứ ly hôn áp dụng cho trường hợp thuận tình ly hôn Đây là trường hợp cả vợ và chồng cùng yêu cầu chấm dứt hôn nhân được thể hiện bằng đơn ly hôn thuận tình của vợ chồng. Theo điều 55 Luật HNGĐ 2014, Tòa án CNTTLH khi thỏa mãn hai điều kiện sau: Điều kiện 1: Vợ, chồng cùng thể hiện ý chí thực sự tự nguyện ly hôn. Có nghĩa là cả hai vợ chồng cùng bày tỏ ý chí của mình mong muốn được chấm dứt quan hệ vợ chồng, không bên nào bị cưỡng ép hoặc bị lừa dối. Điều kiện 2: Vợ chồng đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con. Căn cứ áp dụng cho trường hợp ly hôn do một bên yêu cầu Căn cứ thứ nhất: Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được (khoản 1 Điều 56 Luật HNGĐ 2014). Căn cứ thứ 2: Vợ chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích (khoản 2 Điều 56 Luật HNGĐ 2014). Lý giải cho những số liệu trên, TAND HĐB liệt kê một số nguyên nhân cụ thể: Do điều kiện kinh tế, xã hội và sự phát triển về tâm sinh lý, giới trẻ thường yêu nhanh, cưới vội nên chưa tìm hiểu kỹ về nhau cũng như các kỹ năng sống trước khi bước vào đời sống hôn nhân. Khi xảy ra mâu thuẫn, họ không biết cách xử lý, giải quyết dẫn đến bạo lực gia đình và hôn nhân đổ vỡ là điều khó tránh khỏi. Do điều kiện kinh tế gia đình: Các cặp vợ chồng sau khi lập gia đình với bao nhiêu nỗi lo mới nhiều cặp vợ chồng chưa đảm bảo được điều kiện kinh tế cùng với đó là sinh con sớm nên kinh tế gia đình càng gặp nhiều khó khăn. Nỗi khốn khó đeo bám triền miên khiến vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến ly hôn. Bên cạnh đó, nhiều gia đình vợ chồng mải làm ăn kinh tế, thiều quan tâm đến tình cảm vợ chồng, dần dần cũng xảy ra “chiến tranh lạnh” dẫn đến ly hôn. Do sinh con một bề: Ngày nay tư tưởng “trọng nam khinh nữ” không còn nặng nề như xưa nhưng vẫn có không ít trường hợp vợ chồng sinh con một bề làm cho người chồng chán nản bỏ bê công việc gia đình, đi theo con đường bài bạc rồi dần dần của cải trong gia đình “đội nón ra đi” hoặc rủ bạn bè đi nhậu hết ngày này sang tháng khác, khi tàn cuộc về nhà tìm trăm ngàn lý do để chửi bới, hành hạ, đánh đập vợ con, gây thương tích hoặc tìm đến người thứ ba để có con trai cũng dẫn đến việc ly hôn. Ngoại tình: Ngày xưa người phụ nữ luôn coi trọng danh dự, nhân phẩm của mình bằng sự thủy chung, son sắc. Họ coi những vụ trộm tình ái là hành vi xấu xa, phản bội và thiếu đạo đức. Nhưng ngày nay, quan điểm “ông ăn chả, bà ăn nem” đã trở thành mốt trong một số gia đình. Thực tế, đã có không ít gia đình vợ chồng thích tìm “của lạ” nhất là trường hợp người vợ hoặc chồng đi làm ăn xa nhà lâu ngày, khi gặp đối tượng cùng cảnh ngộ dễ xiêu lòng và đi theo tiếng gọi của ái tình, xin ly hôn. Lấy chồng ngoại quốc: Với chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, những năm gần đây một số người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư sản xuất kinh doanh, du lịch, hoặc một số nơi người đi xuất khẩu lao động nước ngoài về Việt Nam tiêu tiền như nước làm cho các cô gái Việt Nam lóa mắt và có tự tưởng sính ngoại, muốn đổi đời mà không vất vả lao động nên đành đều chạy theo đồng tiền, bất chấp tuổi tác chênh lệch, phong tục tập quán…nhưng rồi cũng thấm thía xin ly hôn với bao nhiêu ngày cay đắng, tủi hờn. Thực tiễn giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại TAND HĐB TAND HĐB thụ lý những tranh chấp về ly hôn, yêu cầu về ly hôn khi xác định được những tranh chấp, yêu cầu giải quyết ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của BLTTDS 2015. TAND HĐB có thẩm quyền giải quyết vụ án mà BĐ đang cư trú, sinh sống hoặc có nơi làm việc thuộc địa bàn huyện Điện Biên hoặc theo sự thỏa thuận của các ĐS lựa chọn Tòa án là Tòa án nơi cư trú, làm việc của NĐ giải quyết. Nhìn chung, công tác giải quyết án HNGĐ của TAND HĐB có kết quả tốt, đáp ứng được yêu cầu chính đáng của ĐS nhờ có đội ngũ cán có trình độ bộ trình độ cao, đội ngũ thẩm phán được học qua các lớp thẩm phán và không ngừng nâng cao kỹ năng của mình, đáp ứng được tiêu chuẩn nguyện vọng của Tòa án đề ra, góp phần cùng chính quyền làm Thực tiễn giải quyết trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên tại TAND HĐB Xác định căn cứ ly hôn theo yêu cầu một bên Hành vi thứ nhất được Tòa án căn cứ áp dụng cho ly hôn là vợ chồng có hành vi bạo lực gia đình. Nạn CHƯƠNG V: NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 5.1 Những kết quả đạt được 5.2 Giải pháp kiến nghị Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc đổi mới công tác cán bộ, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đội ngũ thẩm phán, thư ký. Trong điều kiện kinh tế của Nhà nước còn gặp nhiều khó khăn, để đảm bảo hiệu quả trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành theo quy định của TAND tối cao cần chủ động có kế hoạch đề nghị Nhà nước từng bước tăng cường cơ sở vật chất cho ngành Tòa án, chú trọng đến việc trang bị phương tiện, điều kiện cần và đủ cho các khâu, các bộ phận trọng yếu ở các cấp như: Các bộ phận nắm và xử lý tình hình, tin báo về tội phạm, khâu tiếp nhận hồ sơ vụ, thụ lý vụ án. Tăng cường phối hợp với các cơ quan, tổ chức các bộ ban ngành có thể thuận lợi hơn trong quá trình thu thập chứng cứ, tài liệu liên quan, phục vụ cho công tác hòa giải. Đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án, khắc phục khó khăn, phấn đấu không để án tồn đọng, không để quá hạn luật quy định, nâng cao chất lượng tranh tụng, giải quyết, xét xử, không bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, đảm bảo quá trình hòa giải các án ly hôn tuân thủ đúng theo pháp luật.
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đề tài: “Thực tiễn giải quyết các trường hợp ly hôn tại Toà án nhân dân huyện Điện Biên” là một công trình nghiên cứu do tác giả thực hiện trong thời
gian thực tập tại Tòa án nhân dân huyện Điện Biên Các nội dung trong báo cáo thực tập
là sản phẩm mà tác giả đã nỗ lực nghiên cứu trong quá trình học tập tại trường cũng nhưtham gia thực tập tại Tòa án nhân dân huyện Điện Biên Các số liệu, kết quả trình bàytrong báo cáo là hoàn toàn trung thực, đảm bảo độ tin cậy
Trang 2DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LỜI CẢM ƠN
Trải qua quá trình học tập tại trường, tác giả xin bày tỏ lòng biết biết ơn sâu sắc đếncác thầy, các cô giáo đang công tác tại Trường Đại học Luật Hà Nội, đã tận tình dạy bảo,
Trang 3truyền đạt kiến thức cho tác giả trong những năm vừa qua để tác giả có thể vận dụngnhững kiến thức lý luận đó vào thực tiễn, đó không chỉ là nền tảng cho quá trình thực tập,
mà đó còn là hành trang vững chắc để tác giả bước vào đời
Rất may mắn khi tại Trường Đại học Luật Hà Nội, các thầy cô giáo nói chung và cácthầy cô quản lý nhóm thực tập nói riêng đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện để mỗi sinh viênđược thực hành nghề Luật, trực tiếp tiếp xúc với việc hành nghề ngay khi còn đang ngồitrên giảng đường Nhờ vậy, tác giả được hiểu rõ hơn về mỗi quan hệ giữa lý luận và thựctiễn, từ đó bớt bỡ ngỡ trong thời gian đầu bước vào con đường lập nghiệp
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Tòa án nhân dân huyện Điện Biên,toàn thể các cô, các chú, các anh, chị đang công tác tại Tòa đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tìnhcho tác giả trong quá trình thực tập và làm bài thu hoạch Tác giả xin cảm ơn Thẩm phán
trực tiếp hướng dẫn: Vũ Thị Tuyến đã tạo mọi điều kiện và tích cực giúp đỡ, hỗ trợ tài
liệu, cung cấp kiến thức chuyên môn để tác giả hoàn thành tốt đề tài của mình
Trong khoảng thời gian thực tập không tránh khỏi những sai sót đồng thời do trình độ
lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, tác giả rất mong nhận được những ýkiến đóng góp, nhận xét của quý thầy, cô để tác giả thấy được những yếu kém, sai sót vàhoàn thiện bài báo cáo của mình
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
MỞ ĐẦU
Tòa án nhân dân huyện Điện Biên (TAND HĐB) là một huyện miền núi phía bắc, địabàn rộng, với nhiều dân tộc cùng sinh sống, có đường biên giới giáp nước bạn Lào, giao
Trang 4thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí nói chung và nhận thức về pháp luậtcủa nhân dân nói riêng trên địa bàn không đồng đều Trong năm qua, tình hình trật tự, trị
an trên địa bàn huyện Điện Biên cơ bản được đảm bảo, an ninh chính trị được giữ vững,tuy nhiên số lượng các vụ việc mà Tòa án phải giải quyết hàng năm tăng so với mấy nămtrước Tính chất các vụ việc ngày càng phức tạp, trong đó tình hình tệ nạn xã hội ngàycàng gia tăng như cờ bạc, các tệ nạn về ma túy, tình trạng chặt phá rừng, các cuộc hônnhân đổ vỡ một phần là do trên khiến mâu thuẫn gia đình ngày càng gay gắt, bạo lực giađình là những vấn đề gây bức xúc trong nhân dân và là những nhiệm vụ nặng nề củaTAND HĐB Để tìm hiểu về thực tiễn xét xử trường hợp ly hôn tại Tòa án, trong phạm vi
của mình, tác giả đã lựa chọn đề tài “Thực tiễn giải quyết các trường hợp ly hôn tại Toà
án nhân dân huyện Điện Biên” để làm đề tài báo cáo thực tập của mình Đề tài trên được
kết cấu thành các phần như sau:
- Chương I: Tổng quan về cơ sở thực tập và nhiệm vụ được giao
- Chương II: Quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao
- Chương III: Một số vấn đề lý luận chung về ly hôn
- Chương IV: Thực tiễn giải quyết các trường hợp ly hôn tại TAND HĐB
- Chương V: Những kết quả đạt được trong quá trình thực tập và kiến nghị, đề xuất
NỘI DUNG CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP VÀ NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO 1.1 Quá trình thành lập và phát triển của Tòa án nhân dân huyện Điện Biên
TAND HĐB được thành lập vào năm 1963, khi mới thành lập TAND HĐB trực thuộctỉnh Lai Châu, sau năm 2003 tỉnh Lai Châu chia tách thành tỉnh Điện Biên và tỉnh LaiChâu, từ đó TAND HĐB thuộc tỉnh Điện Biên Khi mới thành lập, Tòa án gặp rất nhiềukhó khăn do cơ sở vật chất thiếu thốn, biên chế cán bộ ít, TAND HĐB chỉ có Chánh án làThẩm phán do đó Chánh án vừa làm công tác quản lý vừa trực tiếp xét xử, giải quyết cácloại án, trình độ văn hóa của cán bộ, công chức cao nhất cũng chỉ học đến lớp 7/10 Trảiqua chặng đường 58 xây dựng, phát triển, TAND HĐB từng bước trưởng thành, phát triểnngày càng lớn mạnh Trong thời lỳ đổi mới, TAND HĐB đã có sự biến động, kiện toàn,củng cố, từng bước đổi mới tổ chức và hoạt động, xây dựng thành cơ sở chính trị vữngmạnh, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao TAND HĐB là một tòa cấp huyện thuộc tỉnh Điện Biên, địa điểm trụ sở chính: Trungtâm huyện lỵ Pú Tửu, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
1.2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân huyện Điện Biên
Cơ cấu tổ chức TAND HĐB được tổ chức theo quy định của Luật Tổ chức Tòa ánnhân dân năm 2014, quy định rõ tại khoản 3 Điều 45 gồm:
“Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có Chánh
án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên
về thi hành án, công chức khác và người lao động.”
Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số công chức và người lao động của TAND HĐB có
19 đồng chí, trong đó: Nam 08 đồng chí; nữ 11 đồng chí
- Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ 2 đồng chí; Đại học 14 đồng chí
- Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp 01 đồng chí; Trung cấp 10 đồng chí
Về các tổ chức đảng, đoàn thể: TAND HĐB gồm có 14 đảng viên chính thức; 02 đảngviên dự bị; nam 05 đồng chí, nữ 11 đồng chí; tổ chức công đoàn có 19 đồng chí đều là
Trang 5đoàn viên công đoàn; đoàn viên thanh niên: 09 đồng chí, trong đó nam 04 đồng chí, nữ 05đồng chí
Lãnh đạo TAND HĐB nay có 01 Chánh án, 02 Phó Chánh án TAND HĐB có 16 cán
bộ công chức, trong đó có 08 thẩm phán, 07 thư ký, 01 kế toán, 01 văn thư, 01 lái xe, 01bảo vệ (họ tên và chức vụ từng người tác giả để ở phần Phụ lục)
Như vậy có thể thấy TAND HĐB có cơ cấu tổ chức đảm bảo phù hợp với chức năng,nhiệm vụ của đơn vị TAND HĐB không có sự phân chia ra các Tòa chuyên trách mà cácThẩm phán phụ trách chung huyện Điện Biên trên tất cả các loại án Các Thư ký ngoàiviệc phân công làm Thư ký riêng cho các Thẩm phán thì còn phải phụ trách thêm cácmảng riêng phù hợp với tính chất công việc Việc phân công nhiệm vụ trong cơ quan kháphù hợp Tuy nhiên, do không có sự phân chia ra các Tòa riêng biệt, các Thẩm phán phảikiêm nhiệm tất cả các công việc Dân sự, Hình sự, Hôn nhân và Gia đình, Lao động vàKinh doanh thương mại nên công việc của các Thẩm phán khá nặng nề, hiệu quả làm việcchưa cao so với việc có sự phân thành các Thẩm phán chuyên trách Đây được xem là khókhăn nhất định đối với cơ cấu tổ chức của hầu hết các Tòa án cấp huyện mà chưa thể khắcphục khi số lượng án ngày càng nhiều, tính chất, mức độ phức tạp ngày càng gia tăng
1.3 Chức năng nhiệm vụ của Tòa án nhân dân huyện Điện Biên
TAND HĐB là cơ quan xét xử sơ thẩm các loại vụ, việc theo thẩm quyền thuộc hệthống cơ quan tư pháp của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Vì vậy TANDHĐB có chức năng nhiệm vụ của Tòa án nói chung theo Điều 2 của Luật Tổ chức tòa ánnhân dân năm 2014 Cụ thể tại Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân quy định
Điều 2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân
“1 Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
2 Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân.
Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
3 Khi thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án hình sự, Tòa án có quyền:
a) Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Luật sư trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; xem xét việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án;
Trang 6b) Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do Luật sư, bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác cung cấp;
c) Khi xét thấy cần thiết, trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc Tòa án kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;
d) Yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên và những người khác trình bày về các vấn đề có liên quan đến vụ án tại phiên tòa; khởi tố vụ án hình sự nếu phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm;
e) Ra quyết định để thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
4 Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân
và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của luật tố tụng.
5 Xử lý vi phạm hành chính; xem xét đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước và quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính liên quan đến quyền con người, quyền cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật.
6 Ra quyết định thi hành bản án hình sự, hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt, xóa án tích, miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước; thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật hình sự, Luật thi hành án hình sự, Luật thi hành án dân sự.
Ra quyết định hoãn, miễn, giảm, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp xử lý hành chính do Tòa án áp dụng và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
7 Trong quá trình xét xử vụ án, Tòa án phát hiện và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời Tòa án kết quả xử lý văn bản pháp luật bị kiến nghị theo quy định của pháp luật làm cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án.
8 Bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
9 Thực hiện quyền hạn khác theo quy định của luật.”
Đồng thời, TAND HĐB là Tòa án cấp huyện, là cơ quan cấp dưới trực tiếp của TANDtỉnh Điện Biên, vì vậy TAND HĐB có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 44Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, cụ thể:
Điều 44 Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương
“1 Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật.
2 Giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật.”
1.4 Nhiệm vụ được giao
Đơn vị thực tập phân công đồng chí: Vũ ThịTuyến – Thẩm phán trực tiếp hướng dẫnchỉ bảo tác giả trong thời gian thực tập Trong quá trình thực tập tại TAND HĐB, tác giả
Trang 7đã được giao thực hiện rất nhiều công việc khác nhau trong đó có một số công việc chínhtác giả thường xuyên thực hiện như:
Ngoài ra còn tham gia các hoạt động khác của đoàn thanh niên như lao động dọn dẹp
vệ sinh, tham gia các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, tham gia các hoạt động tìnhnguyện của cơ sở
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Trong thời thực tập tại TAND HĐB, tác giả tập trung nghiên cứu vào lý luận từ đó vận
dụng vào nghiên cứu thực tiễn công tác xét xử các vụ án tại Tòa án đặc biệt là “Thực tiễn các trường hợp ly hôn tại Tòa án nhân dân huyện Điện Biên”.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Bài làm sử dụng phương pháp nghiên cứu của Triết học Mac - Lênin về duy vật biệnchứng, duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử và lôgic, phương pháp kết hợp giữa lý luận
và thực tiễn, phương pháp phân tích tổng hợp thống kê, so sánh, điều tra, khảo sát… vàdựa trên những tài liệu được thu nhập tại TAND HĐB
- Phương pháp phân tích: Đi sâu vào những phân tích tài liệu, hoạt động xét xử vàgiải quyết các vụ án tại TAND HĐB, làm rõ những tình tiết cụ thể, đánh giá và rút
ra được kết luận
- Phương pháp thống kê: Phương pháp này dựa trên những số liệu đã thu thập được,sau đó tổng hợp những tài liệu liên quan đến nhiệm vụ, từ đó phân loại các số liệucho mỗi mục nhỏ để làm dẫn chứng
- Phương pháp quan sát: Đây là phương pháp mang tính thực tế cao, thông qua việchỏi ghi nhận ý kiến của các ĐS, Thẩm phán trực tiếp tiến hành tố tụng và thực tiễntham gia xét xử các vụ án để có thể xác minh được những thông tin chính xác,khách quan và thực tế về các vụ án
2.3 Mô tả công việc được giao
Với tinh thần học hỏi và tiếp xúc thực tế để trau dồi thêm kinh nghiệm, trải qua 05 tuầnthực tập tại TAND HĐB, bản thân tác giả đã học hỏi được rất nhiều điều bổ ích từ côngviệc thực tế được giao và các kỹ năng trong quá trình làm việc tại cơ quan Qua thời gianhọc và tiếp xúc, trong quá trình thực tập Thẩm phán hướng dẫn đã giao cho tác giả một sốnhiệm vụ cụ thể như sau: nghiên cứu hồ sơ, tham gia các phiên tòa, tham gia các buổi xét
xử lưu động, xem xét và thẩm định tại chỗ, đinh giá tài sản cùng người ở Tòa, tham giacác buổi hòa giải về HN&GĐ, tống đạt các văn bản tố tụng…
Trang 8Những ngày đầu tiên tác giả đến Tòa với tư cách là một sinh viên thực tập, trên tinhthần học hỏi với công việc thực tế, tác giả được làm quen với tất cả mọi người và bắt đầucác công việc được giao là chuyển giao, phát hành giấy tờ cho các cơ quan như Công an,Viện kiểm sát, Cục thi hành án; được trực tiếp ngồi tham dự phiên tòa xét xử Khi có lịchxét xử của Thẩm phán và Thư ký hướng dẫn tác giả thực tập, Thẩm phán cho tác giả đượcphép tham dự phiên tòa và ngồi ghi chép lại những nội dung phiên tòa trong quá trình xét
xử Sau một ngày làm quen với công việc nơi đây, cán bộ hướng dẫn đã giao cho tác giảngồi cùng với Thư ký tòa để tác giả có thể làm công việc trên máy tính tốt hơn Mỗi ngàytrong tuần Thẩm phán hướng dẫn tác giả đã cho tác giả viết giấy triệu tập ĐS theo thờigian mà Thẩm phán đã đưa ra, dựa theo hồ sơ, tài liệu tác giả sẽ ghi trên giấy triệu tập ĐS,địa chỉ, thời gian triệu tập có mặt tại Tòa, đóng dấu theo dấu của Tòa án, đóng dấu thẩmphán rồi đưa cho Thẩm phán xem xét vụ án đó và ký Qua công việc này, tác giả biếtđược trong trường hợp nào nên triệu tập cùng một lúc để đối chất, trường hợp triệu tậpmột ĐS bên NĐ hay một bên BĐ để làm việc, hay cả NĐ và BĐ để làm việc Đây là mộtcông việc khá thưc tế mà trên giảng đường tác giả chưa hình dung ra được, qua các côngviệc tác giả đã học hỏi được nhiều từ thực tiễn đến lý thuyết
Tiếp đó, các ngày tiếp theo tác giả được giao công việc tiếp xúc lấy lời khai của ĐStrong các vụ án về hôn nhân, dân sự trong lĩnh vực tranh chấp tài sản Được Thẩm phánhướng dẫn lấy lời khai thực tế qua việc cho ĐS tự viết lời khai theo mẫu của cơ quan vàhướng dẫn ĐS ghi lời khai theo mẫu của cơ quan Qua công việc tiếp xúc lấy lời khai của
ĐS các vụ án về HN&GĐ, dân sự, tác giả biết thêm về cách thức thu thập lời khai, chứng
cứ và trình tự giải quyết các vụ án cụ thể cần những gì
Công việc tiếp theo tác giả được tham gia hòa giải các phiên tòa, tống đạt các văn bản,cùng các anh chị hướng dẫn, đọc và nghiên cứu hồ sơ
a) Tham gia hòa giải các vụ án về Hôn nhân và Gia đình
Trước khi tham gia hòa giải các vụ án về HN&GĐ, muốn hiểu rõ được vụ án thì cầnphải tìm hiểu rõ về quá trình tố tụng của một vụ án, trong hòa giải thủ tục tố tụng đượcquy định rõ trong Bộ luật Tố tụng dân sự
Tác giả đã tìm hiểu các thủ tục tố tụng trước phiên hòa giải như: Lập biên bản giaonhận tài liệu, chứng cứ; ra thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, côngkhai chứng cứ và hòa giải đến các ĐS; biên bản giao nhận về việc tống đạt các phiên hòagiải; biên bản lấy lời khai; biên bản hòa giải, các thủ tục tố tụng này được quy địnhtrong BLTTDS Khi nghiên cứu việc thụ lý các vụ hòa giải này đã giúp cho tác giả cóthêm hiểu biết về việc giải quyết, áp dụng lý luận vào vụ án để khi tham gia một buổi hòagiải có thể hiểu rõ hơn các vấn đề
Khi tham gia các buổi hòa giải về HN&GĐ, tác giả cố lắng nghe thật kĩ các nội dungchính của một buổi hòa giải, đồng thời ghi chép những ý chính cần thiết trong một buổihòa giải Đặc biệt là trong buổi hòa giải về HN&GĐ, kinh nghiệm tác giả thu được là cầnlưu ý các nội dung chính, phức tạp như: Hòa giải về các vấn đề tình cảm, về con chung,
về tài sản chung, về các khoản nợ
Sau đó tác giả tham gia một số vụ án hòa giải về HN&GĐ để biết được các kỹ năngcần thiết khi hòa giải một vụ án Cách thức hòa giải một phiên tòa như thế nào đúng vớiquy định của pháp luật
Trang 9Tiếp đó là tác giả có mượn một số bộ hồ sơ để đọc và nghiên cứu xem trình tự sắp xếp
hồ sơ như thế nào cho đúng, một bộ hồ sơ thì cần đầy đủ những giáy tờ văn bản nào.Trong quá trình đọc và nghiên cứu hồ sơ, tham gia các phiên hòa giải cùng với Thẩmphán hướng dẫn, có chỗ nào không hiểu, không biết tác giả thường hỏi người hướng dẫn
để hiểu rõ hơn về các thủ tục tại phiên tòa
b) Tống đạt các loại văn bản tố tụng
Việc cấp tống đạt các văn bản tố tụng được quy định trong BLTTDS Tác giả đã đọc
và tìm hiểu trong BLTTDS về các cách tống đạt văn bản tố tụng như nghĩa vụ của các cơquan và những người tham gia vào qua trình tống đạt văn bản, các loại văn bản được tốngđạt cụ thể là văn bản thông báo thụ lý vụ án, quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết địnhcông nhận thuận tình của các ĐS, quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuậncủa các ĐS, quyết định đình chỉ các vụ án, bản án hình sự sơ thẩm, bản án dân sự sơthẩm, bản án HN&GĐ sơ thẩm
Có 2 phương thức tống đạt: Tống đạt trực tiếp Tống đạt qua đường bưu điện
Khi tống đạt các văn bản tố tụng theo cách trực tiếp, giao văn bản tố tụng cho ngườinhận các văn bản tố tụng thì người nhận phải ký vào các biên bản nhận để tránh thất lạccác văn bản tố tụng
Khi giao các văn bản xong có phần nào tác giả chưa hiểu rõ hoặc không biết tác giảhỏi các anh chị hướng dẫn chỉ bảo cho tác giả biết để hiểu rõ hơn để tống đạt các văn bản
tố tụng đúng theo quy định của pháp luật
c) Đọc và nghiên cứu hồ sơ
Trong quá trình thực tập tại TAND HĐB, tác giả có đọc một số vụ án về tàng trữ tráiphép chất ma túy, vụ án giải quyết tranh chấp về dân sự, vụ án tranh chấp về ly hôn…chẳng hạn:
*) Ly hôn nguyên nhân do ma túy
NĐ: chị Lò Thị Phương, sinh năm 1994
Địa chỉ: Bản Pá Pao 1, xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
BĐ: anh Vì Văn Toản, sinh năm 1995
Địa chỉ: Đội 7B, Bản Bông, xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
Về quan hệ hôn nhân: Anh chị lấy nhau đăng ký kết hôn vào ngày 08/5/2015 tại
UBND xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên Hôn nhân tự nguyệnkhông ai bị lừa dối, ép buộc Quá trình chung sống hạnh phúc được một thời gian thì phátsinh mâu thuẫn nguyên nhân do anh Toản đua đòi, ăn chơi dẫn đến nghiện ma túy, thườngxuyên lấy tài sản của gia đình và trộm cắp của hàng xóm bán lấy tiền tiêu, chị đã khuyênbảo nhiều lần song anh Toản vẫn không sửa được Chị đã bỏ về nhà mẹ đẻ từ tháng 6 năm
2017, từ đó không ai quan tâm đến ai nữa Xét thấy tình cảm không còn, mục đích hônnhân không đạt được, chị yêu cầu Tòa án giải quyết cho chị được ly hôn với anh Toản
Về quan hệ con chung: anh chị có 01 con chung là Vì Thị Thu Hà sinh ngày
30/10/2012, cháu hiện tại đang ở với chị, chị xin nuôi cháu và không yêu cầu anh Toảncấp dưỡng nuôi con cùng chị
Về quan hệ tài sản: Tài sản riêng, tài sản chung, nợ phải trả, trả nợ lấy về, đất nông
nghiệp: Không có;
Về bản tự khai của cháu Vì Thị Thu Hà cháu có nguyện vọng được ở với mẹ
Trang 10Để giải quyết vụ việc này, đầu tiên Thư ký tòa đã hướng dẫn cho tác giả đọc kỹ cácgiấy tờ liên quan, nội dung vụ việc, sau đó đọc các quy định của pháp luật liên quan đếnviệc thuận tình ly hôn như Luật HN&GĐ năm 2014, Bộ Luật Dân sự năm 2015.
Sau đó Thư ký tòa hướng dẫn tác giả về trình tự giải quyết ly hôn
Về hồ sơ thuận tình ly hôn gồm:
+ Đơn yêu cầu thuận tình ly hôn;
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
+ Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
+ Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực);
+ Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
+ Các giấy tờ chứng minh tài sản chung và các khoản nợ chung (nếu có) của cả hai;+ Nơi nộp hồ sơ ly hôn: TAND HĐB;
Thời hạn thụ lý giải quyết:
+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc Tòa án tiến hành mở phiên hòa giải;
+ Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành (không thay đổi quyết định
về việc ly hôn) nếu các bên không thay đổi ý kiến Tòa án ra quyết định CNTTLH
Cách thức giải quyết vụ việc
Căn cứ vào các điều luật trong Luật HN&GĐ, Bộ luật tố tụng dân sự Đối với vụ việc
ly hôn, chủ yếu bao gồm các yếu tố sau: về tình cảm, về con cái, về tài sản và về nợ nần.+ Về tình cảm: Yêu cầu cho ly hôn
+ Về con cái: Con dưới 36 tháng tuổi giao cho người mẹ nuôi, trong trường hợp vợđang mang thai, sinh con hoặc con dưới 12 tháng tuổi người chồng không có quyền lyhôn, con từ 7 tuổi trở lên nghe nguyện vọng của con, khi quyết định giao con cho ai nuôi,cần lưu ý đến việc điều kiện kinh tế của ai đảm bảo quyền lợi cho các con tốt hơn, môitrường nuôi dưỡng con và đảm bảo sự phát triển về mọi mặt của trẻ
+ Về tài sản: Xác định tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, các tài sản không phải làtài sản chung phải có giấy tờ chứng minh không phải là tài sản chung, hoặc giấy tờ thỏathuận của hai vợ chồng về việc xác định đó là tài sản riêng
+ Về nợ: Nợ trong thời kỳ hôn nhân được xác định là nợ chung, nếu là nợ riêng thìcần có giấy tờ chứng minh được người vợ hoặc người chồng vay khoản nợ đó vào mụcđích cá nhân hoặc một lý do nào đó mà người vợ hoặc người chồng không biết được.Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án đã gửi thông báo thụ lý vụ án số 134/TB-TLVA ngày15/3/2020 cho anh Toản nhưng anh Toản đi làm ăn xa nên Tòa án đã giao trực tiếp cho bà
Vì Thị Hoa là mẹ đẻ anh Toản Hết thời hạn theo thông báo thụ lý song anh Toản không
có văn bản gửi Tòa án nêu quan điểm của mình đối với yêu cầu của chị Phương Theobiên bản xác minh tại gia đình anh Vì Văn Toản, xác minh tại nơi cư trú thì anh Toản cóđăng ký thường trú tại địa phương song thường xuyên đi làm ăn xa nhà, thời gian về nhàkhông cố định, mẹ anh Toản là bà Vì Thị Hoa cho biết: anh Toản đã biết việc chị Phươngxin ly hôn với anh Toản do mẹ anh thông báo, anh xin Tòa án giải quyết vắng mặt
Tòa án tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp công khai chứng cứ và hòa giảivào ngày 11/6/2020 và mở phiên hòa giải vào ngày 05/7/2020, tiến hành niêm yết côngkhai các văn bản tố tụng tại nơi cư trú, tại trụ sở UBND xã Noong Hẹt và trụ sở Tòa ántheo đúng quy định pháp luật song anh Toản vẫn vắng mặt không lý do Tòa án đã tiếnhành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp công khai chứng cứ, biên bản không tiến hành