Đề cương ôn tập môn Luật Hành chính Đại học Luật Hà Nội

45 3 0
Đề cương ôn tập môn Luật Hành chính  Đại học Luật Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề cương ôn tập môn Luật Hành chính Đại học Luật Hà Nội Câu 1: Phân tích khái niệm quản lý hành chính nhà nước. Cho ví dụ về một hoạt động quản lý hành chính nhà nước? Câu 2: Phân biệt Quản lý nhà nước với Quản lý hành chính nhà nước Câu 3: Phân tích các hình thức thực hiện QPPLHC. VD minh họa Câu 5: Phân tích đặc điểm: “ Tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính chủ yếu được giải quyết theo thủ tục hành chính và bởi các cơ quan hành chính” Câu 6: Phân tích khái niệm quan hệ pháp luật hành chính. Cho ví dụ minh họa về một quan hệ pháp luật hành chính và định cách nhận diện quan hệ pháp luật hành chính. Câu 7: Phân tích năng lực chủ thể quan hệ pháp luật hành chính? Câu 8: Sự cần thiết quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo địa phương? Phân tích và chứng minh? Câu 9: Sự cần thiết phải kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo chức năng và liên ngành? Phân tích và chứng minh? Câu 10: Phân tích đặc điểm hình thức quản lý hành chính nhà nước mang tính pháp lý? Nêu ví dụ? Câu 11: Phân tích nguyên tắc áp dụng phương pháp cưỡng chế hành chính trong quản lý hành chính nhà nước? Câu 12: Phân tích khái niệm thủ tục hành chính.? Phân tích khái niệm thông qua ví dụ về thủ tục hành chính cụ thể? chính Câu 14: Phân tích khái niệm quyết định hành chính thông qua Quyết định hành chính cụ thể

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG LUẬT HÀNH CHÍNH

Câu 1: Phân tích khái niệm quản lý hành chính nhà nước Cho ví dụ về một hoạt động quản lý hành chính nhà nước?

*Định nghĩa

QLHCNN là một hình thức hoạt động của nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các CQHCNN, có nội dung là đảm bảo sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của các CQLNN, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc XD KT, VH-XH và HC-Ctri Nói cách khác, QLHCNN là hoạt động chấp

+ Đảm bảo cho các VBPL của CQQLNN được thực hiện trên thực tế

+ Các chủ thể của QLHCNN phải tiến hành hoạt động tổ chức và chỉ đạo trực tiếp đối với các đối tượng quản lý thuộc quyền

+ CQHCNN có thẩm quyền nhân danh NN ban hành VBPL đặt ra QPPL cụ thể buộc đối tượng liên quan thực hiện

+ Hoạt động điều hành là một nội dung cơ bản của hoạt động chấp hành QLNN, nó gắn với hoạt động chấp hành, cùng hoạt động chấp hành tạo nên 2 mặt thống nhất của QLNN.

(2) Tính chủ động, sáng tạo thể hiện:

+ Chủ thể của QLHCNN đề ra chủ trương, BF quản lý thích hợp đối với các đối

Trang 2

tượng # nhau > tạo đk cho họ lựa chọn cách thức tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ trên có sở nghiên cứu, xem xét tình hình

+ Chủ động sáng tạo trong: Ban hành VBPL, ADPL, Kt-thanh tra, tuyên truyền PL

(3) Tính quyền uy, phục tùng: Chủ thể QLHCNN sd QLNN để tổ chức và điều

khiển hđ của các đối tượng quản lí, qua đó thể hiện một cách rõ nét mqh “quyền lực-phục tùng” giữa chủ thể-đối tượng quản lý

(4) Tính thường xuyên, liên tục: khác với hđ LP-TP, LHCNN cần có tính liên tục,

thường xuyên, kịp thời đề đáp ứng sự vận động không ngừng của đ/s XH

*Ví dụ: Sở GD tỉnh Điện Biên là CQHCNN ở địa phương được giao nhiệm vụ

thay mặt NN quản lí lĩnh vực giáo dục ở tỉnh Điện Biên Sở GD tỉnh Điện Biên dựa vào các nghị quyết của HĐND tỉnh để quản lí lĩnh vực GD trong tỉnh theo nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các CQHCNN, có nội dung là đảm bảo sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của các CQLNN, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc XD KT, VH-XH và HC-Ctri.

thực hiện các chức năng đối nội, đối ngoại

tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc XD KT, VH-XH

Trang 3

thẩm quyền, tổ chức - cá nhân được trao quyền QLHCNN trong 1 số trường hợp cụ

QPPL do NN ban hành QPPLHC (nghị quyết do CP ban hành

Câu 3: Phân tích các hình thức thực hiện QPPLHC VD minh họa

*Định nghĩa; Thực hiện QPPLHC là việc các cơ quan, tổ chức, cá nhân xử sự phù

hợp với các yêu cầu của QPPLHC khi tham gia vào QLHCNN

*Các hình thức thực hiện QPPLHC là:

- Sử dụng QPPLHC là một hình thức thực hiện pl, trong đó các cơ quan, tổ chức,

cá nhân thực hiện những hành vi được pl hành chính cho phép VD: công dân thực hiện quyền khiếu nại đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính, thực hiện quyền tự do đi lại, cư trú Các chủ thể sd qpplhc tham gia vào qlnn với tư cách là đối tượng quản lí nhằm mục đích trước hết và chủ yếu là đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của chính họ.

Trang 4

- Tuân thủ qpplhc là một hình thức thực hiện pl, trong đó các cơ quan, tổ chức, cá

nhân kiềm chế không thực hiện hành vi mà plhc ngăn cấm VD: công dân không đi ngược đường một chiều, không tẩy xóa chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu Các chủ thể tuân thủ qpplhc tham gia vào qlnn với tư cách là đối tượng qlnn, nhằm mục đích trước hết và chủ yếu là bảo vệ lợi ích của nn, quyền hoặc lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

Do sự khác nhau về mục đích thực hiện pl nên việc sd qpplhc phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các chủ thể thực hiện pl và việc không sd qpplhc không phải hành vi vi phạm pl Ngược lại việc tuân thủ qpplhc là yêu cầu pháp lý khách quan đối với chủ thể thực hiện pl và việc không tuân thủ qpplhc được xác định là hành vi trái pháp luật.

- Chấp hành qpplhc là một hình thức thực hiện pl trong đó các cơ quan, tổ chức, cá

nhân thực hiện những hành vi vi phạm plhc đòi hỏi phải thực hiện VD: thực hiện nghĩa vụ lao động công ích, thực hiện nghĩa vụ đăng ký tạm trú, tạm vắng theo quy định của pháp luật

Chấp hành qpplhc và tuân thủ qpplhc có nhiều điểm tương đồng về chủ thể và mục đích thực hiện pháp luật Điểm khác biệt cơ bản giữa hai hình thức này là: việc chấp hành qpplhc là thực hiện những hành vi nhất định, xử sự tích cực còn tuân thủ qpplhc là kiềm chế không thực hiện hành vi nhất định định

- Áp dụng qpplhc là một hình thức thực hiện pl trong đó các cơ quan, tổ chức, cá

nhân có thẩm quyền căn cứ vào qpplhc hiện hành để giải quyết các công việc cụ thể phát sinh trong quá trình QLNN VD: Csgt ra quyết định xử phạt người vi phạm giao thông đường bộ

Khi áp dụng qpplhc các chủ thể qlhcnn đơn phương ban hành các quyết định hành chính hay thực hiện các hành vi hành chính để tổ chức thực hiện pháp luật một cách trực tiếp đối với đối tượng quản lý thuộc quyền Do đó áp dụng qpplhc là sự kiện pháp lí trực tiếp làm phát sinh thay đổi hay chấm dứt một số quan hệ pl cụ thể.

Những yêu cầu: (câu 4 luôn)

+ Phải đúng với nội dung, mục đích của qppl được áp dụng

Trang 5

+ Phải được thực hiện bởi các chủ thể có thẩm quyền Mỗi chủ thể qlhcnn chỉ có thẩm quyền áp dụng một số qpplhc trong những trường hợp cụ thể đối với những đối tượng nhất định VD: Bộ trưởng bộ CA có quyền quyết định áp dụng BF xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi VPPL VN nhưng các bộ trưởng và thut trưởng cơ quan ngang bộ # không có thẩm quyền này.

+Phải được thực hiện theo đúng thủ tục do pl quy định Tùy loại việc mà việc áp dụng qpplhc được thực hiện theo những thủ tục khác nhau VD: thủ tục đăng ký kết hôn, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo.

+Phải được thực hiện trong thời hạn, thời hiệu do pl quy định Do các công việc cụ thể cần adqpplhc với số lượng lớn, quy mô khác nhau nên pl cần quy định cụ thể về thời hiệu giải quyết công việc >để đảm bảo đk cho adpl: thu thập thông tin, bố trí nhân sự giải quyết ) và đảm bảo cho lợi ích nn, cn, t/ch

+ Kết quả áp dụng qpplhc phải trả lời công khai, chính thức cho các đối tượng có liên quan và phải được thể hiện bằng văn bản (trừ trường hợp pháp luật khác) `` không chỉ ả/h lợi ích nn, cn, tc liên quan mà còn có giá trị căn cứ pháp lí cần thiết cho việc thực hiện qpplhc trong các trường hợp #

+Quyết định áp dụng qpplhc phải được các đối tượng có liên quan tôn trọng và đảm bảo thực hiện trên thực tế Tùy trường hợp mà các quyết định adqpplhc được các đối tượng có liên quan tôn trọn, chấp hành hay cần được nn đảm bảo thực hiện VD: cá nhân vi phạm bị phạt tiền đã tự nguyện nộp phạt thì nn không phải cưỡng chế nộp *Quan hệ giữa áp dụng qpplhc và các hình thức khác của việc thực hiện qpplhc được thể hiện qua một số khía cạnh chủ yếu như sau:

- Trong nhiều trường hợp việc sử dụng, tuân thủ hay chấp hành qpplhc là tiền đề hoặc là căn cứ trong việc áp dụng qpplhc VD việc công dân khiếu nại đúng với các quy định của pháp luật về thủ tục khiếu nại, thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết khiếu nại là tiền đề pháp lý cần thiết để người có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại đó.

Trang 6

- Trong phần lớn các trường hợp không tuân thủ hay không chấp hành đúng qpplhc sẽ dẫn đến việc áp dụng qpplhc (không tự nguyện thì cưỡng chế).

- Việc áp dụng qpplhc là cơ sở cho việc sử dụng, tuân thủ hay chấp hành các quy phạm pháp luật hành chính của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan

Câu 5: Phân tích đặc điểm: “ Tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính chủ yếu được giải quyết theo thủ tục hành chính và bởi các cơ quan hành chính”

Đầu tiên, phải nhận thức được rằng không phải mọi tranh chấp phát sinh trong quan hệ plhc đều được giải quyết theo thủ tục hành chính và bởi các cơ quan hành chính mà những tranh chấp này còn được giải quyết thông qua cơ quan Tư pháp là Tòa án và theo thủ tục Tố tụng hành chính nữa Tòa án chỉ tham gia giải quyết đối với những tranh chấp mang tính phức tạp, đặc biệt quan trọng ( cụ thể xem thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo loại việc của tòa án theo luật Tố tụng hành chính)

Các tranh chấp được giải quyết chủ yếu bởi các CQHCNN là vì các tranh chấp này phát sinh từ quan hệ PLHCNN Trong khi đó các CQHCNN là các cơ quan được nhà nước trao thẩm quyền QLNN trên lĩnh vực hành chính trong đó bao gồm những tranh chấp hành chính Nên loại cơ quan chủ yếu sẽ giải quyết tranh chấp hành chính là các CQHC

Khi đã được trao thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực hành chính rồi rồi thì các CQHC phải tiến hành hoạt động giải quyết tranh chấp theo đúng trình tự thủ tục luật định Bởi vì các CQHC cũng chính là cơ quan áp dụng pl, nên khi áp dụng pl vào giải quyết tranh chấp thì cũng phải tuân theo thủ tục giải quyết tranh chấp mà pháp luật đã ban hành.

Ngoài việc ban hành các qppl, tạo ĐK cho các chủ thể tham gia vào quan hệ PLHC thì NN còn ban hành các quy phạm về vấn đề giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ plhc đó Nên khi có tranh chấp, các bên chủ thể phải tuân theo trình tự thủ tục mà pháp luật quy định để giải quyết tranh chấp nêu trên.

Trang 7

Câu 6: Phân tích khái niệm quan hệ pháp luật hành chính Cho ví dụ minh họa về một quan hệ pháp luật hành chính và định cách nhận diện quan hệ pháp luật hành chính.

a) Khái niệm

*Định nghĩa:quan hệ plhc là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình QLHCNN được

điều chỉnh bởi các quy phạm PLHC giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của PLHC.

*Đặc điểm

- Quan hệ PLHC có thể phát sinh theo yêu cầu hợp pháp của chủ thể quản lý hay đối tượng QLHCNN vì:

+ Việc điều chỉnh pháp lí đối với các quan hệ QLHCNN nhằm bảo vệ lợi ích NN, ả/ h tới quyền lợi nhiều mặt của các CQ, cn, t/ch.

+ Thẩm quyền QLHCNN chỉ có thể được thực hiện nếu có sự tham gia tích cực từ phía các đối tượng quản lý

+ Mặt khác, nhiều quyền lợi của đối tượng QLHCNN chỉ có thể được đảm bảo nhờ có sự hỗ trợ tích cực của các chủ thể quản lý bằng những hành vi pháp lý cụ thể.

- Nội dung của quan hệ PLHC là các quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính của các bên tham gia quan hệ đó.

+ Các bên có thể là QNN, t/ch hay cn; có thể nhân danh NN vì lợi ích NN hoặc nhân danh chính mình nhưng họ đều thực hiện quyền và nghĩa vụ do QPPLHC q/định

- Một bên tham gia quan hệ PLHC phải được sd QLNN

+ Về tư cách và cơ cấu chủ thể của quan hệ PLHC phải phù hợp với tư cách và cơ cấu chủ thể của quan hệ QLHCNN tương ứng.

+Nếu nếu một bên tham gia quan hệ QLHCNN được sd QLNN thì chủ thể trong quan hệ PLHC tương ứng sẽ được xác định là chủ thể đặc biệt

Trang 8

+ Đối tượng quản lý là bên chủ thể không được sd QLNN và có nghĩa vụ phục tùng việc sd QLNN của chủ thể quản lý thì trong quan hệ PLHC tương ứng, các đối tượng này được xác định là chủ thể thường

=> Quan hệ PLHC không thể phát sinh và tồn tại nếu thiếu chủ thể đặc biệt

- Trong một quan hệ PLHC thì quyền của bên này ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại

+ Quan hệ PLHC là quan hệ “quyền uy- phục tùng” chủ thể đặc biệt tham gia vào quan hệ PLHC trên cơ sở QLNN và chủ thể thường có nghĩa vụ chấp hành việc sd QLNN của chủ thể đặc biệt Tuy nhiên, không có nghĩa là chủ thể đặc biệt chỉ có quyền và chủ thể thường chỉ có nghĩa vụ

+ Việc thực hiện thẩm quyền của chủ thể đặc biệt vừa là quyền vừa là trách nhiệm của chủ thể này.

+ Chủ thể thường có nghĩa vụ chấp hành lệnh của chủ thể đặc biệt, song cũng có quyền nhất định từ yêu cầu đảm bảo tính khách quan, đúng luật như quyền yêu cầu, đề nghị, khiếu nại, tố cáo

+ Việc thực hiện thẩm quyền của chủ thể đặc biệt chỉ có hiệu lực khi nó làm phát sinh nghĩa vụ chấp hành của chủ thể thường Mặt khác, việc thực hiện quyền của chủ thể thường có ý nghĩa thực sự nếu nó làm phát sinh trách nhiệm tiếp nhận, xem xét giải quyết của chủ thể đặc biệ.t VD công dân có quyền khiếu nại nhưng nếu việc thực hiện quyền khiếu nại đó của công dân không làm phát sinh trách nhiệm xác nhận của người có thẩm quyền khiếu nại thì việc khiếu nại đó của công dân chỉ mang tính hình thức, không có giá trị pháp lý

- Phần lớn các tranh chấp phát sinh trong quan hệ plhc được giải quyết theo thủ tục hành chính

+ Tuy nhiên, do tính chất và yêu cầu giải quyết một số tranh chấp phát sinh trong quan hệ PLHC mà việc giải quyết chúng còn có thể được thực hiện theo thủ tục tố tụng VD Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục Tố tụng hành chính khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội

Trang 9

- Bên tham gia quan hệ PLHC vi phạm yêu cầu của PLHC phải chịu trách nhiệm pháp lý trước NN Có đặc điểm này vì lí do:

+ Chủ thể đặc biệt tham gia vào quan hệ PLHC trên cơ sở QLNN nên phải chịu trách nhiệm trước NN khi sử dụng quyền lực ấy

+ Chủ thể thường thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trước bên đại diện cho NN do đó phải chịu trách nhiệm trước NN về tính hợp pháp của hành vi do mình thực hiện trong quan hệ PLHC.

+ Những vi phạm trên đều xâm hại đến trật tự QLHCNN do đó bên vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lý NN về hành vi vi phạm của mình

b) Cho ví dụ minh họa về một quan hệ pháp luật hành chính và định cách nhận diện quan hệ pháp luật hành chính.

VD: Nguyễn Văn A đến UBND xã X để đăng ký kinh doanh Thì lúc này cán bộ

phòng đăng kí kinh doanh huyện X sẽ có nhiệm vụ tiếp nhận và giải quyết yêu cầu đăng kí của A Sự kiện pháp lí ở đây là A đi đăng kí kinh doanh Cán bộ phòng đăng kí kinh doanh huyện X là người được NN trao quyền quản lí về lĩnh vực đăng kí kinh doanh ở địa bàn huyện X.

Cách nhận diện QHPLHC:

- Giữa các bên chủ thể tham gia vào quan hệ thì 1 bên phải mang QLNN, nhân danh NN, được NN trao quyền

- Đối tượng mà 2 bên chủ thể hướng đến là một lĩnh vực nhất định như: KT, VH, GD

- Những quan hệ được ngành luật hành chính điều chỉnh

- Quyền của chủ thể này là nghĩa vụ của chủ thể kia và ngược lại

- Quan hệ có thể được phát sinh từ bên chủ thể thường hoặc từ phía chủ thể nhân danh NN: đây là dấu hiệu cơ bản nhất để nhận diện qhpl hành chính với qhpl hình sự

Trang 10

Bởi quan hệ PLHS chỉ phát sinh khi cá nhân, tổ chức (chủ thể thường) thực hiện hành vi Còn ở quan hệ PLHC có thể chủ thể thường không thực hiện bất kì hành vi nào nhưng qhhc vẫn phát sinh với chủ thể này bởi có yêu cầu từ chủ thể nhân danh NN VD: đền bù đất đai, giải tỏa mặt bằng - ở đây thì xuất phát từ nhu cầu quy hoạch đất đai nên cá nhân, cơ quan nhân danh NN yêu cầu người dân có đất trong vùng quy hoạch phải bàn giao lại đất cho NN

Câu 7: Phân tích năng lực chủ thể quan hệ pháp luật hành chính?*Định nghĩa:

- Chủ thể quan hệ PLHC là các CQ, t/ch, cn có năng lực chủ thể tham gia vào

quan hệ PLHC, mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của PLHC - Năng lực chủ thể là khả năng pháp lí của CQ, cn, t/ch tham gia vào quan hệ PLHC với tư cách là chủ thể của quan hệ đó Tùy vào tư cách mà năng lực của họ có điểm khác nhau về nội dung, thời điểm phát sinh và các yếu tố chi phối

* Năng lực chủ thể được xem xét ở khía cạnh:

- Năng lực chủ thể của CQNN phát sinh khi CQ đó được thành lập và chấm dứt khi CQ đó bị giải thể Năng lực này được PLHC quy định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của CQ đó trong QLHCNN VD, do có thẩm quyền xử phạt VPHC nên các CQ thanh tra chuyên ngành mới có khả năng tham gia vào quan hệ PLHC về xử phạt VPHC đối với các cq, t/ch, cn VPHC Mặt khác, vì Thanh tra Chính phủ là CQ của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước CP thực hiện QLNN về công tác thanh tra nên TTCP có khả năng tham gia vào quan hệ PLHC với CP trong việc soạn thảo văn bản QPPL của CP về công tác thanh tra khi được Thủ tướng CP phân công chủ trì soạn thảo các văn bản đó.

- Năng lực chủ thể của cán bộ, công chức phát sinh khi cá nhân được NN giao đảm nhiệm một công vụ, chức vụ nhất định (.) BMNN và chấm dứt khi không còn đảm nhiệm công vu, chức vụ đó Năng lực này được PL quy định phù hợp với năng lực chủ thể của CQ và vị trí công tác của cán bộ, công chức đó VD: UBNN là CQHCNN có

Trang 11

thẩm quyền có thẩm quyền chung nên có thẩm quyền xử phạt các VPHC phát sinh trên các lĩnh vực QLHCNN ở địa phương.

- Tổ chức XH, đơn vị KT, đơn vị VT, đơn vị HC- sự nghiệp( gọi chung là tổ chức) phát sinh khi nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó trong QLHCNN và chấm dứt khi không còn những quy định đó hoặc tổ chức bị giải thể.

+ Do không có chức năng QLNN nên tham gia với tư cách là chủ thể thường trừ 1 vài t/h cá biệt có thể tham gia với tư cách là chủ thể đặc biệt

- Năng lực chủ thể của cá nhân được biểu hiện trong tổng thể NLPLHC và NLHVHC:

+ Được xét trên 2 phương diện NLPLHC và NLHVHC Có đặc điểm này vì khi xem xét vì khi xem xét NL chủ thể của CQNN, t/ch, cán bộ, công chức không cần xem xét tới phương diện khả năng thực tế của họ vì khả năng này được NN thừa nhận Mặt #, việc tham gia vào quan hệ PLHC của cá nhân phụ thuộc vào quy định của PLHC và khả năng thực tế

+ NLPLHC của cá nhân là khả năng cá nhân được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lí hành chính do NN quy định

>`` là thuộc tính pháp lí hành chính phản ánh địa vị pháp lí hành chính của các cá nhân

>`` vì phụ thuộc vào quy định của PL nên bị thay đổi khi PL thay đổi và có thể bị NN hạn chế trong 1 số t/h: VD Người phạm tội có thể bị tòa án áp dụng hình phạt bổ sung: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định - BLHS + NLHVHC của cá nhân là khả năng của cá nhân được NN thừa nhận mà với khả năng đó họ có thể tự mình thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lí hành chính đồng thời phải gánh chịu những hậu quả pháp lí nhất định do những hành vi của mình mang lại.

> Tùy thuộc tính chất, nội dung của từng loại quan hệ mà NN đòi hỏi cá nhân phải đáp ứng những điều kiện về độ tuổi, tình trạng sức khỏe, trình độ đào tạo, khả năng tài chính khi tham gia vào quan hệ đó > đảm bảo hiệu lực của QLHCNN, đề cao trách nhiệm cá nhân trong quan hệ PLHC

Trang 12

> `` PL có quy định độ tuổi tối thiểu hay tối đa để xác định NLHVHC của cá nhân VD: cá nhân phải đủ từ 14 tuổi trở lên mới có thể bị xử phạt VPHC

> Tình trạng sức khỏe là đk phổ biến để xác định NLHVHC của cá nhân theo nguyên tắc: Người mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không có NLHVHC đối với mọi loại quan hệ PLHC.

> Trình độ đào tạo, khả năng tài chính cũng là đk xác định NLHVHC của cá nhân đối với một số loại quan hệ PLHC nhất định VD: Công dân VN phải có trình độ cử nhân luật mới được tuyển chọn và bổ nhiệm làm thẩm phán.

Câu 8: Sự cần thiết quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo địa phương? Phân tích và chứng minh?

Trong hoạt động QLHCNN quản lý theo ngành và quản lý theo chức năng luôn

được kết hợp chặt chẽ với quản lý theo địa phương Đó chính là sự phối hợp giữa quản lý theo chiều dọc của các bộ với quản lý theo chiều ngang của chính quyền địa phương, theo sự phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp sự kết hợp này là cần thiết bởi lẽ:

- Mỗi đơn vị tổ chức của một ngành nghề nằm trên lãnh thổ của một địa phương nhất định Góp phần tăng cường hiệu quả cho hoạt động của các tổ chức, đơn vị này là những tiềm năng, thế mạnh của địa phương về tài nguyên thiên nhiên về nguồn nhân lực do vậy chỉ có quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo địa phương mới có thể triển khai thác một cách triệt để những tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong việc phát triển ngành đó ở địa bàn lãnh thổ của địa phương

- Ở mỗi điạ bàn lãnh thổ nhất định do có sự khác nhau về các yếu tố tự nhiên VH XH cho nên các yêu cầu đặt ra cho hoạt động của ngành lĩnh vực chuyên môn trên địa bàn lãnh thổ có cũ mang nét đặc thù riêng > cho nên chỉ có kết hợp quản lý theo ngành quản lý theo chức năng với quản lý theo địa phương có thể nắm bắt những đặc thù đó, trên cơ sở đó để đảm bảo được sự phát triển của các ngành ở địa phương

Trang 13

- Trên lãnh thổ một địa phương có hoạt động của các đơn vị, tổ chức của các ngành khác nhau Hoạt động của các đơn vị tổ chức đó bị chi phối bởi yếu tố địa phương Đồng thời các đơn vị tổ chức thuộc các ngành lại có mối liên hệ móc xích xuyên suốt trong phạm vi toàn quốc > do đó nếu tách rời việc quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương đương nhiên sẽ dẫn đến tình trạng cục bộ khép kín trong một ngành, hay tình trạng cục bộ, bản vị, địa phương làm cho hoạt động của các ngành không phát triển được một cách toàn diện, không đáp ứng được với yêu cầu của NN và XH Vì vậy trong QLHCNN khi giải quyết vấn đề phát triển ngành, lĩnh vực chuyên môn bao giờ cũng tính đến lợi ích của các địa phương và ngược lại Cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ trong tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý ngành lĩnh vực chuyên môn ở Trung ương với chính quyền địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ QLHCN, sự phối hợp đó được biểu hiện:

+ Trong hoạt động quy hoạch và kế hoạch: các bộ và chính quyền địa phương có nhiệm vụ trao đổi, phối hợp chặt chẽ những vấn đề có liên quan để xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch ngành, lĩnh vực chuyên môn

+ Trong XD và chỉ đạo bộ máy chuyên môn: các bộ và chính quyền địa phương điều hòa, phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý chuyên môn ở địa phương nhằm phát huy mọi khả năng vật chất, kỹ thuật trong phạm vi lãnh thổ để phát triển sản xuất, bảo đảm lợi ích của NN và địa phương

+ XD cơ sở vật chất - kĩ thuật: Bộ chỉ đạo XD cơ sở vật chất thống nhất toàn ngành, cung cấp cho địa phương các loại vật tư kỹ thuật và thiết bị chuyên dùng trong phạm vi của bộ chính quyền địa phương, đảm bảo kết cấu hạ tầng cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi địa phương như: cung cấp điện, nước, XD đường giao thông cho các đơn vị tổ chức của ngành TW đóng tại địa phương

+ Ban hành và kiểm tra việc thực hiện các văn bản QPPL: trên cơ sở pháp luật trong phạm vi thẩm quyền các bộ ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư có hiệu lực bắt buộc đối với chính quyền địa phương và có quyền kiểm tra việc thi hành các văn bản đó Mặt khác, trên cơ sở thẩm quyền của mình, chính quyền địa phương cũng có quyền ra các quyết định bắt buộc đối với các ngành ở địa phương và kiểm tra việc thực hiện chúng

Trang 14

*Chứng minh

Huyện A có đất đỏ bazan, thích hợp trồng cây ăn quả lâu năm, huyện B là đất cát không thích hợp trồng cây ăn quả lâu năm mà chỉ thích hợp trồng cây ngắn hạn như lạc để phát triển ngành kt NN ở 2 địa phương này thì giám đốc sở nông nghiệp phải biết thế mạnh của từng huyện, từ đó đề ra hướng phát triền phù hợp trong lĩnh vực nông nghiệp Trường hợp giám đốc sở nông nghiệp không dựa trên đặc điểm của mỗi địa phương mà chỉ dựa vào hướng phát triển chung của toàn tỉnh thì sẽ không có hiểu quả với tất cả các huyện Vì vậy, mỗi lĩnh vực đều chịu chi phối đặc điểm của từng địa phương.

Câu 9: Sự cần thiết phải kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo chức năng và liên ngành? Phân tích và chứng minh?

- Sự phát triển của một ngành rất cần phải có hoạt động quản lý theo chức năng của các cơ quan chuyên môn có trách nhiệm nhằm đảm bảo cho hoạt động chuyên môn diễn ra trong phạm vi ngành được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất - Sự tồn tại và phát triển của một ngành nào đó luôn nằm trong mối liên hệ phụ thuộc vào các ngành khác có liên quan Không thể có một ngành nào tồn tại và hoạt động một cách độc lập

- Để thực hiện các công việc của mình, trong mỗi đơn vị, tổ chức của một ngành cần thiết phải tiến hành rất nhiều hoạt động chuyên môn khác nhau có hoạt động chuyên môn liên quan đến phạm vi quản lý của một ngành khác, có hoạt động chuyên môn liên quan đến phạm vi quản lý theo chức năng của các cơ quan chuyên môn tổng hợp.

- Trong phạm vi có liên quan, các cơ quan quản lý theo ngành và các cơ quan chuyên môn tổng hợp đều có những quyền hạn nhất định đối với các đối tượng quản lý thuộc quyền

- Như vậy một đơn vị, tổ chức của một ngành đồng thời phải chịu sự quản lý theo chức năng của tất cả các cơ quan chuyên môn tổng hợp và các cơ quan quản lý theo ngành theo phạm vi công việc có liên quan

Trang 15

=> Cần thiết

- Đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả từng chức năng quản lý ruyên biệt của các đơn vị, tổ chức trong ngành; đồng thời đảm bảo sự phát triển của các mối quan hệ liên ngành làm cho toàn bộ hoạt động của hệ thống ngành được phối hợp chặt chẽ có hiệu quả; đảm bảo cho hoạt động của cơ quan quản lý các ngành chức năng và các cấp được thống nhất

Nguyên tắc quản lí :

+ các cơ quan quản lý theo chức năng có quyền ban hành các quy định, mệnh lệnh cụ thể liên quan đến chức năng quản lý của mình theo quy định của pháp luật có tính chất bắt buộc thực hiện đối với các ngành các cấp, Đồng thời các cơ quan quản lý theo chức năng kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ do nhà mình ban hành xử lý hoặc đề nghị cấp có quyền thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm các chính sách, chế độ do mình ban hành theo quy định của pháp luật.

+ Các cơ quan quản lý ngành có quyền ban hành các quyết định quản lý có tính chất bắt buộc phải thực hiện đối với các ngành liên quan trong phạm vi những vấn đề thuộc quyền quản lý của ngành và kiểm tra việc thực hiện các quyết định quản lý đó + Trong phạm vi công việc của mình, các cơ quan quản lý theo ngành, quản lý theo chức năng có quyền phối hợp với nhau để ban hành các quyết định quản lý có hiệu lực chung trong phạm vi hoạt động các ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn mà chúng được phân công quản lý

=> thực hiện quyền hạn trên giúp NN điều hòa, phối hợp, kt, giám sát việc thực hiện PL của các ngành, tạo nên sự đồng bộ, ăn ý trong hoạt động của BMHCNN.

*Chứng minh

Câu 10: Phân tích đặc điểm hình thức quản lý hành chính nhà nước mang tính pháp lý? Nêu ví dụ?

- Định nghĩa: hình thức QLHCNN là biểu hiện có tính chất tổ chức - pháp lý của những hoạt động cụ thể cùng loại của chủ thể QLHCNN nhằm hoàn thành những nhiệm vụ đặt ra trước đó.

Trang 16

- Hình thức hoạt động này được tiến hành khi phát sinh những điều kiện tương ứng được định trước trong QPPL nhưng không cần ban hành văn bản áp dụng QPPL Đó là những hoạt động:

+ Áp dụng các BF nhằm ngăn chặn và phòng ngừa VPPL như kiểm tra giấy phép lái xe, kiểm tra việc đăng ký tạm trú, tạm vắng

+ Đăng kí những sự kiện nhất định như đăng kí giấy khai sinh, khai tử

+ Lập và cấp một số giấy tờ nhất định như lập biên bản về vi phạm hành chính, cấp giấy phép lái xe

- Trong những hoạt động khác mang tính chất pháp lý thì công tác công chứng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

+ Văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan, trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu tòa án giải quyết, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận #.

+ Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong văn bản công chứng không phải chứng minh (trừ trường hợp bị tòa tuyên bố là vô hiệu) + Công chứng không có tác động trực tiếp nhưng gián tiếp làm phát sinh những hậu quả pháp lý nhất định bởi vì thông qua hoạt động này ta nhận được những tài liệu làm cơ sở cho việc ban hành văn bản áp dụng QPPL

+ Hoạt động công chứng giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người và nhiều quyền được thực hiện trên cơ sở những tài liệu được công chứng viên chứng nhận Vì vậy hoạt động này mang tính chất pháp lý mặc dù không trực tiếp làm phát sinh hậu quả pháp lý.

=>Hình thức này giống hình thức trên ở chỗ được thực hiện khi phát sinh những điều kiện được dự định trước trong QPPL, khác ở chỗ không phải ban hành văn bản áp dụng QPPL

Trang 17

*Ví dụ

Câu 11: Phân tích nguyên tắc áp dụng phương pháp cưỡng chế hành chính trongquản lý hành chính nhà nước?

- Chỉ sử dụng BF cưỡng chế trong những trường hợp cần thiết, khi phương pháp thuyết phục không đem lại hiệu quả hoặc không có khả năng đảm bảo hiệu quả

- Cần lựa chọn biện pháp cưỡng chế có hiệu quả nhất trong những biện pháp được áp dụng

- Không áp dụng biện BF chế trong những trường hợp mục đích đề ra đã đạt được hoặc cả khi những mục tiêu đề ra là không thể thực hiện được

- Khi áp dụng BF cưỡng chế cần cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho cá nhân, tổ chức cũng như cho XH

- Chỉ được áp dụng BF cưỡng chế được PL quy định trong từng trường hợp cụ thể - Trong khi áp dụng BF cưỡng chế cần chú ý đến những đặc điểm của đối tượng bị cưỡng chế.

Câu 12: Phân tích khái niệm thủ tục hành chính.? Phân tích khái niệm thông quaví dụ về thủ tục hành chính cụ thể?

*ĐN: thủ tục hành chính là cách thức tổ chức thực hiện hoạt động QLHCNN theo đó

CQ, cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ, cá nhân, tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của PL trong quá trình giải quyết các công việc của QLHCNN.

*Đặc điểm

- Thứ nhất: là thủ tục thực hiện các hoạt động QLNN hay thủ tục hành chính được thực hiện bởi các chủ thể QLHCNN

+ Hoạt động quản lý trong lĩnh vực hành pháp được thực hiện theo thủ tục hành chính

Trang 18

+QLHCNN được thực hiện bởi các CQNN, các tổ chức xã hội, cá nhân được nhà nước trao quyền trong đó đó quan trọng nhất phải kể đến các CQHC,các cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan này

+ Các chủ thể trong hệ thống cơ quan này không chỉ thực hiện các thủ tục hành chính mà còn thực hiện những thủ tục liên quan đến các hoạt động QLHC quan trọng nhất

+ Ngoài ra, các CQNN khác cũng tiến hành các thủ tục hành chính khi thực hiện hoạt động QLHCNN như khi các CQ đó XD, củng cố chế độ công tác nội bộ; các CQ tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính khi tiến hành các hoạt động QLHC được NN trao quyền trong những trường hợp cụ thể do PL quy định.

+ Các chủ thể trên khi tiến hành các hoạt động khác như hoạt động LP - TP thì không phải là chủ thể QLHCNN và hoạt động mà các chủ thể nào tiến hành không tuân theo thủ tục hành chính

- Thứ hai, do QPPL hành chính quy định

+ QPPLHC gồm quy phạm nội dung (trực tiếp quy định quyền và nghĩa vũ của các chủ thể quản lí và đối tượng QLHCNN) và quy phạm thủ tục (quy định cách thức thực hiện quy phạm nội dung gồm nội dung của LHC và 1 số luật khác

+ Thủ tục hành chính phải được qpplhc quy định vì

> Các quan hệ thủ tục hành chính là đối tượng điều chỉnh của luật hành chính > Thủ tục hành chính do nhiều chủ thể tiến hành, muốn tạo ra sự thống nhất trong hoạt động quản lý tất yếu phải được thể hiện dưới dạng các QPPL có giá trị bắt buộc thi hành

> Thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến việc thực hiện thẩm quyền của chủ thể quản lý nên cần tránh sự lạm quyền, độc quyền, không thực hiện hết thẩm quyền

> Nhiều thủ tục hành chính là thủ tục giải quyết các công việc liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức Nếu không được PL quy định đầy đủ và

Trang 19

chặt chẽ thì sẽ khó khăn trong việc ngăn ngừa khả năng xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của họ

- Thứ ba: có tính mềm dẻo, linh hoạt

+ Hoạt động QLHCNN rất phong phú, đa dạng

+ Nội dung và cách thức tiến hành từng hoạt động cụ thể chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau như thẩm quyền, năng lực của chủ thể quản lý, đặc điểm của đối tượng quản lý, điều kiện hoàn cảnh diễn ra hoạt động quản lý

+ Mỗi yếu tố đó lại chịu sự tác động đan xen, phức tạp của các yếu tố KT, chính trị, VH XH khiến cho hoạt động quản lý trở nên hết sức sống động

+ Thủ tục hành chính với tính chất là cách thức tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý đương nhiên phải linh hoạt mới có thể tạo nên quy trình hợp lý cho từng hoạt động quản lý cụ thể

+ Do vậy không thể có một thủ tục hành chính duy nhất cho toàn bộ hoạt động QLHCNN mà có rất nhiều thủ tục hành chính

+ Mặt khác, so với thủ tục LP - TP yêu cầu bãi bỏ thủ tục hành chính cũ, đưa ra thủ tục mới, thay đổi các thủ tục đã có đặt ra khá thường xuyên đảm bảo thích ứng với sự biến đổi linh hoạt của hoạt động quản lý

+ Sự cường điệu, linh hoạt của thủ tục hành chính cũng có thể dẫn tới việc đặt ra quá nhiều thủ tục không cần thiết hoặc thay đổi thủ tục tùy tiện > cho hoạt động quản lý thiếu ổn định

*Phân tích khái niệm thông qua ví dụ về thủ tục hành chính cụ thể?

VD: anh A và chị B đi đăng kí kết hôn, không phải ngẫu nhiên A và B được công nhận hợp pháp hôn nhân luôn mà phải trải qua một vài bước mà pháp luật hôn nhân và gđ 2014 quy định Đó là A và B phải lần lượt xuất trình các giấy tờ tùy thân như CMT, hộ khẩu sau đó phải khai vào các giấy tờ khai mà PL đã quy đinh Sau đó nộp cho cán bộ tiếp nhận đăng kí Cán bộ này có nhiệm vụ xác minh tính hợp pháp của các

Trang 20

giấy tờ và những thông tin được ghi trong tờ khai của A và B khi các giấy tờ đã hợp pháp, cán bộ mới tiến hành chấp nhận và trao giấy chứng nhận kết hôn cho A và B - Chủ thể tham gia: A, B và cán bộ X

+ X là cán bộ thực hiện nhiệm vụ giải quyết công việc liên quan đến QLHCNN mà ở đây là lĩnh vực hôn nhân và gđ

+ A, B đang thực hiện quyền được kết hôn của mình theo quy định của PL - Thủ tục A và B phải làm: xuất trình giấy tờ, ghi tờ khai, trả lời các câu hỏi của cán bộ X thì mới được chấp nhận đăng kí

Còn phía bên X, người đại diện cho NN để giải quyết công việc liên quan đến QLHCNN, không phải thích mà cán bộ X đồng ý công nhận hôn nhân cho A và B mà trước đó X phải xác minh các giấy tờ cũng như trao đổi hỏi một vài vấn đề với A và B Sau khi tiến hành đầy đủ theo quy định của PL, nhận thấy việc kết hôn là đồng thuận và đúng PL, các giấy tờ hợp pháp thì lúc này X mới trao giấy chứng nhận kết hôn cho A và B

Qua vụ việc trên, ta thấy A và B muốn có giấy chứng nhận kết hôn thì phải trải qua các thủ tục mà PL quy định Các bộ X muốn công nhận hôn nhân chp A và B cũng phải trải qua các thủ tục nhất định mà PL quy định

Câu 13: Trình bày về chủ thể của thủ tục hành chính? Nêu ví dụ cụ thể?

- Căn cứ vào dấu hiệu quyền lực, chủ thể của thủ tục hành chính gồm chủ thể thực hiện thủ tục hành chính và chủ thể tham gia thủ tục hành chính

- Chủ thể thực hiện thủ tục hành chính: là chủ thể sd QLNN, nhân danh nhà nước

tiến hành các thủ tục hành chính bao gồm: các CQ, cán bộ, công chức nhà nước, tổ chức xã hội, cá nhân được nhà nước trao quyền quản lý trong trường hợp cụ thể do PL quy định

- Chủ thể tham gia thủ tục: là chủ thể phụ tùng QLNN khi tham gia vào thủ tục hành chính bao gồm: các CQ, cán bộ, công chức nhà nước, các tổ chức và cá nhân Chủ thể tham gia thủ tục hành chính có thể bằng hành vi của mình làm xuất hiện thủ

Trang 21

tục hành chính góp phần làm cho thủ tục hành chính được tiến hành nhanh chóng thuận lợi nhưng các chủ thể này không thể tự mình thực hiện thủ tục hành chính vì thủ tục hành chính phải có do các chủ thể có thẩm quyền thực hiện

- Xác định một chủ thể cụ thể thuộc loại nào phải xem xét tư cách chủ thể đó trong một thủ tục hành chính cụ thể

- Trong hầu hết các hoạt động của mình CQHCNN nhân danh QLNN thực hiện hoạt động quản lý Hoạt động này được thực hiện theo thủ tục hành chính Khi đó CQHCNN là chủ thể thực hiện thủ tục hành chính., thực hiện nhiều TTHC như:

+ Khi là CQ ban hành văn bản QPPL thực hiện thủ tục ban hành VBQPPL để thiết lập trật tự quản lí trong các lĩnh vực xh

+ Khi là CQ thành tra, kiểm tra thực hiện thủ tục thanh tra, kiểm tra để phát hiện nhanh chóng, xử lí kịp thời các VPPL

+ Khi là chủ thể có quyền giải quyết công việc cụ thể trong QLHCNN tham gia các thủ tục để hoàn thiện BMNN, tạo dk cho thực hiện cũng như bảo vệ hữu hiệu quyền, nghĩa vụ và lợi ích của cn, t.ch

+ Khả năng trở thành thủ chủ thể thực hiện TTHC của CQ, cán bộ, công chức (.) hệ thống CQHCNN phụ thuộc vào thẩm quyền do PL quy định

+ Cải cách TTHC gắn liền với việc cải cách BMHC, tiến hành phân cấp quản lí phù hợp với năng lực của từng cấp và nhu cầu quản lí thực tiễn

- CQHCNN, cb, cc cũng là chủ thể tham gia TTHC VD là chủ thể tham gia thủ tục kt khi đối tượng là thanh tra, kt; là chủ thể tham gia thủ tục khiếu nại khi hành vi hành chính bị cơ quan khiếu nại lên cấp trên

- CQ QLNN, tòa án, viện kiểm sát (1) mặc dù không có chức năng QLHCNN nhưng để hoạt động một cách bình thường các cơ quan đó phải tiến hành nhiều hđ quản lí nội bộ Các hđ này tuân theo TTHC trong đó (1) cb, cc là chủ thể thực hiện TTHC

Trang 22

+ Có quyền QLHCNN (.) 1 số th cụ thể do PL quy định > là chủ thể thực hiện TTHC VD: thẩm phán chủ tọa phiên tòa là chủ thể thực hiện thủ tục xử phạt VPHC khi xử phạt người có hành vi cản trở, gây rối trật tự tại phiên tòa

+ Các cơ quan này còn là chủ thể để tham gia nhiều TTHC khác nhau như: tham gia thủ tục cấp giấy phép khi xin cấp phép xây dựng, giấy phép lưu hành phương tiện vận tải của cơ quan

- Tổ chức XH, tổ chức KT vốn không được sd QLNN nên trong hầu hết các TTHC họ chỉ là chủ chủ thể tham gia VD: tham gia thủ tục khi xin phép thành lập, xin phép tiến hành một số hoạt động động xuất, nhập khẩu hay bị xử phạt VPHC

+ Một số ít tổ chức (.) th PL quy định thì có thể là chủ thể thực hiện thủ tục VD: các tổ chức Ctri-XH được thực hiện thủ tục ban hành văn bản QPPL khi phối hợp với CQNN có thẩm quyền ban hành văn bản liên tịch

- Cá nhân bao gồm công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch, các tổ chức XH, KT thường là chủ thể tham gia TTHC Khi thực hiện quyền nghĩa vụ của mình cá nhân tham gia những TTHC như: thủ tục khiếu nại, thủ tục xử phạt VPHC

+ Trong trường hợp cụ thể do PL quy định cá nhân là chủ thể thực hiện thủ tục VD: người chỉ huy tàu bay, tàu biển được thực hiện thủ tục giam giữ người có hành vi VPHC trên tàu bay, tàu biển khi các phương tiện đó đã rời sân bay, bến cảng.

*VD - Chủ thể thực hiện TTHC: Khi cần xử lí cá nhân có hành vi vượt đèn đỏ, CSGT

sẽ ra quyết định xử phạt đối với cá nhân vi phạm Khi ra qđ xử phạt thì CSGT sẽ phải thực hiện đúng thủ tục XLVPHC mà pháp luật đã quy định

- Chủ thể tham gia TTHC: A muốn tố cáo B có hành vi trái PL, hành vi của B đã xâm phạm đến lợi ích của A Để bảo vệ quyền lợi của mình, A sử dụng quyền tố cáo mà PL trao cho, A phải tham gia vào thực hiện thủ tục tố cáo đúng như quy định của PL để hoành thành mục đích tổ cáo B

Câu 14: Phân tích khái niệm quyết định hành chính thông qua Quyết định hành chính cụ thể

Ngày đăng: 06/04/2024, 15:04

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan