Trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tựnguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chămsóc, giáo dục con trên cơ sở
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: VŨ THỊ PHƯƠNG LIÊN
MÃ SỐ SINH VIÊN: 451110
BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC TRƯỜNG HỢP LY HÔN TẠI TÒA ÁN (CHUYÊN ĐỀ THUỘC BỘ MÔN: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH)
CƠ SỞ THỰC TẬP: TAND QUẬN HÀ ĐÔNG
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
HÀ NỘI - 2023
i
Trang 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: VŨ THỊ PHƯƠNG LIÊN
MÃ SỐ SINH VIÊN: 451110
BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC TRƯỜNG HỢP LY HÔN TẠI TÒA ÁN (CHUYÊN ĐỀ THUỘC BỘ MÔN: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH)
CƠ SỞ THỰC TẬP: TAND QUẬN HÀ ĐÔNG
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
HÀ NỘI - 2023
i
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là báo cáo thực tập do
em thực hiện trong thời gian thực tập tại cơ quan tiếp nhận thực tập Các nội dung trong báo cáo là trung thực, đảm bảo độ tin cậy./.
Trang 4DANH MỤC KÍ HIỆU HOẶC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
iii
Trang 5MỤC LỤC
Contents
MỞ ĐẦU 1
1 Giới thiệu về đề tài thực tập
2 Tình hình thực hiện công tác thực tập tại tòa án
2.1 Mục tiêu nhiệm vụ 1
2.2 Kế hoạch triển khai thực hiện công tác thực tập 1
NỘI DUNG 2
Chương 1: GIỚI THIỆU CƠ SỞ THỰC TẬP 2
1.1 Đôi nét về quận Hà Đông thành phố Hà Nội
1.2 Cơ cấu tổ chức TAND quận Hà Đông
1.2.1 Số lượng cán bộ công chức 2
1.2.2 Cơ cấu tổ chức 2
1.3 Chức năng, nhiệm vụ của TAND quận Hà Đông
1.3.1 Chức năng 2
1.3.2 Nhiệm vụ 3
1.4 Cơ sở vật chất và trình độ chuyên môn
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC TRƯỜNG HỢP LY HÔN 3
2.1 Khái niệm ly hôn
2.2 Các trường hợp ly hôn
2.2.1 Trường hợp thuận tình ly hôn 4
2.2.1.1 Khái niệm thuận tình ly hôn 4
2.2.1.2 Một số quy định về thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn 4
2.2.2 Trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên 6
2.2.2.1 Khái niệm về ly hôn theo yêu cầu của một bên 6
2.2.2.2 Một số quy định về thủ tục giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên tại Tòa án 6
2.3 Căn cứ ly hôn theo quy định tại Luật HN&GĐ năm 2014
Chương 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC TRƯỜNG HỢP LY HÔN TẠI TAND QUẬN HÀ ĐÔNG 9
3.1 Thực trạng ly hôn trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
3.1.1 Tình trạng ly hôn trên địa bàn quận Hà Đông qua các số liệu thực tế 9
iv
Trang 63.1.2 Nguyên nhân 10
3.1.3.1 Nguyên nhân chủ quan 10
3.1.3.2 Nguyên nhân khách quan 12
3.2 Thực tiễn giải quyết các trường hợp ly hôn tại TAND quận Hà Đông 12
3.2.1 Áp dụng căn cứ ly hôn theo quy định của pháp luật 12
3.2.2 Đường lối giải quyết ly hôn 12
3.3 Đánh giá thực tiễn giải quyết các trường hợp ly hôn tại TAND quận Hà Đông thành phố Hà Nội 16
3.3.1 Thuận lợi 16
3.3.2 Khó khăn 17
Chương 4: MỘT SỐ VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT CÁC TRƯỜNG HỢP LY HÔN TẠI TÒA ÁN 17
4.1 Một số vướng mắc trong thực tiễn áo dụng pháp luật giải quyết các trường hợp ly hôn tại Tòa án 17
4.1.1 Thuận tình ly hôn 17
4.1.2 Ly hôn theo yêu cầu của một bên 18
4.2 Kiến nghị nâng cao hiệu quả giải quyết các trường hợp ly hôn tại Tòa án 18
4.2.1 Thuận tình ly hôn 18
4.2.2 Ly hôn theo yêu cầu của một bên 18
KẾT LUẬN 18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO i
v
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Giới thiệu về đề tài thực tập
Hôn nhân chính là sự kết tinh của tình yêu và là kết quả nỗ lực của cả hai conngười trong hành trình xây dựng tổ ấm Tuy nhiên, không phải cuộc hôn nhân nàocũng vẹn tròn đi đến bến bờ của hạnh phúc Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Giađình và Giới, số vụ ly hôn ở Việt Nam hiện ở mức 60.000 vụ/năm, chiếm tỷ lệ 30%tổng số cặp đôi Điều này đồng nghĩa với việc cứ 10 cặp đôi kết hôn thì có đến 3 cặp
ly hôn1 Tình trạng ly hôn trong các gia đình Việt đang không ngừng tăng nhanh quacác năm với chiều hướng trẻ hóa về lứa tuổi và phức tạp về tính chất vụ việc Khi mộtcuộc hôn nhân tan vỡ không chỉ ảnh hưởng tới các cặp vợ chồng mà còn dẫn đếnnhững tác động không hề nhỏ đối với tâm sinh lý của những đứa trẻ, những mầm nontương lai của đất nước Chúng chính là những người phải chịu nhiều thiệt thòi nhất khi
bố mẹ ly hôn Việc thiếu hụt tình yêu thương chăm sóc của cả bố và mẹ cùng với việckhông được nuôi dưỡng giáo dục chu đáo sẽ là tác nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đếnquá trình hình thành nhân cách và tương lai sau này Đây cũng là một trong nhữngnguyên nhân dẫn đến tình trạng người phạm tội là trẻ vị thành niên có xu hướng tăngcao trong những năm trở lại đây Nhằm tìm hiểu sâu sắc hơn các vấn đề về ly hôncũng như thực tiễn giải quyết các trường hợp ly hôn tại tòa án, em xin lựa chọn đề tài
báo cáo thực tập của mình là “Thực tiễn giải quyết các trường hợp ly hôn tại Tòa án”;
mà cụ thể ở đây là thực tiễn giải quyết các trường hợp ly hôn tại TAND quận Hà Đông– nơi em đã được có cơ hội gắn bó trải nghiệm 10 tuần thực tập đầy ý nghĩa và bổ ích
2 Tình hình thực hiện công tác thực tập tại tòa án
2.1 Mục tiêu nhiệm vụ
- Tìm hiểu về tổ chức và bộ máy hoạt động của tòa án nơi thực tập, cách vậnhành cũng như thực tiễn giải quyết các vụ, việc nói chung và các vụ, việc liên quanđến hôn nhân gia đình nói riêng
- Rèn luyện và học tập tác phong làm việc chuyên nghiệp, khoa học, chủ động,sáng tạo; khả năng giao tiếp, xử lý tình huống linh hoạt trong thực tiễn tiếp nhận đơnkhởi kiện, đơn yêu cầu, đề nghị của các đương sự tại tòa án
- Tiếp xúc với hồ sơ và học hỏi kinh nghiệm giải quyết các vụ việc ly hôn, và cácvấn đề xoay quanh ly hôn như quyền nuôi con, chia tài sản, trợ cấp nuôi con sau lyhôn, quyền và nghĩa vụ của các bên khi ly hôn…
2.2 Kế hoạch triển khai thực hiện công tác thực tập
- Đến TAND quận Hà Đông nộp giấy giới thiệu sau đó trình bày về bản thân, đềtài thực tập với đơn vị, cán bộ hướng dẫn
- Tham gia công tác cụ thể theo hướng dẫn, phân công của cán bộ hướng dẫn tạitòa án
- Nghiên cứu hồ sơ tài liệu và tham gia các phiên tòa, phiên hòa giải nhằm họchỏi kinh nghiệm thực tiễn, nâng cao kiến thực chuyên môn trong thực tiễn giải quyếtcác trường hợp ly hôn tại tòa án
1 Gia đình trẻ Việt ngày càng thiếu sự gắn bó và bền vững, báo Thanh Niên, truy cập tại địa chỉ:
https://thanhnien.vn/gia-dinh-tre-viet-ngay-cang-thieu-su-gan-bo-va-ben-vung-1851503856.htm
1
Trang 8- Nghiên cứu hồ sơ tài liệu có liên quan và xin bảng tổng hợp số liệu chi tiết đốivới các vụ, việc ly hôn qua từng năm tại tòa án nhằm phục vụ cho việc làm báo cáothực tập cuối khóa
NỘI DUNG
Chương 1: GIỚI THIỆU CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1 Đôi nét về quận Hà Đông thành phố Hà Nội
Hà Đông là một quận thuộc thủ đô Hà Nội cách trung tâm Thành phố Hà Nội 10
km về phía Tây Nam Quận Hà Đông nguyên trước đây là thành phố Hà Đông thuộctỉnh Hà Tây cũ Hiện nay, quận là nơi đặt trụ sở một số cơ quan hành chính cấp thànhphố của thủ đô Hà Nội Quận Hà Đông nằm ở vị trí trung tâm hình học của thành phố
Hà Nội và là cửa ngõ phía tây nam của thủ đô Về mặt hành chính, quận Hà Đông gồm
17 phường với số lượng dân cư tập trung đông đúc Đây vốn là một vùng đất giàutruyền thống văn hóa và có vị trí chiến lược cả về chính trị, kinh tế lẫn quân sự Trongnhững năm qua Trung ương Đảng, Nhà nước và ban lãnh đạo Thành phố Hà Nội đãđặc biệt quan tâm đầu tư phát triển nơi đây trở thành một trong những địa phương cótốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh nhất của thành phố
1.2 Cơ cấu tổ chức TAND quận Hà Đông
- Tòa chuyên trách: không có
- Bộ máy giúp việc (Điều 5 Quyết định 345/2016/QĐ-CA): không có
- Giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật
2 Cổng thông tin điện tử quận Hà Đông, địa chỉ truy cập: tuc/4263#content-main1
https://hadong.hanoi.gov.vn/portal/index.html#!/tin-2
Trang 91.3.2 Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa vàquyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tínhmạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân
- Bằng hoạt động của mình, Toà án góp phần giáo dục công dân trung thành với
Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những nguyên tắc của cuộcsống xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luậtkhác
1.4 Cơ sở vật chất và trình độ chuyên môn
- TAND quận Hà Đông có hệ thống cơ sở vật chất đáp ứng đầy đủ phục vụ cáchoạt động, công tác tại tòa án với 3 phòng xét xử và các phòng hòa giải
- Hiện nay đội ngũ thư ký và thẩm phán tại TAND quận Hà Đông có trình độchuyên môn cao, tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành luật với 100% trình độ đại họcchính quy; đã số các thư ký đều có trình độ Thạc sĩ luật
- Đội ngũ cán bộ, Thẩm phán Tòa án thường xuyên được đào tạo để nâng cao bảnlĩnh chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và các kiến thức bổ trợ khác nhằm thựchiện tốt nhiệm vụ xét xử
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC
TRƯỜNG HỢP LY HÔN
2.1 Khái niệm ly hôn
Ly hôn là hiện tượng xã hội với ý nghĩa thực chất là chấm dứt hệ vợ chồng trướcpháp luật, là việc vợ chồng “bỏ nhau” Hay nói cách khác, ly hôn là việc chấm dứt hônnhân, là kết quả của hành vi có ý chí của vợ chồng hoặc một bên vợ hoặc chồng có giátrị pháp lý khi được tòa án có thẩm quyền công nhận3
Định nghĩa về ly hôn được quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật HN&GĐ như sau:
“Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”
Theo đó, có thể hiểu, khi có bản án, quyết định ly hôn của Tòa án đã có hiệu lựcpháp luật thì quan hệ vợ, chồng sẽ chấm dứt Đây cũng là quy định về thời điểm chấmdứt hôn nhân nêu tại khoản 1 Điều 57 Luật HN&GĐ:
“Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án
có hiệu lực pháp luật”
2.2 Các trường hợp ly hôn
2.2.1 Trường hợp thuận tình ly hôn
2.2.1.1 Khái niệm thuận tình ly hôn
Thuận tình ly hôn là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của cả hai vợ chồng khi đãthỏa thuận được tất cả những vấn đề quan hệ vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng,
3 Nguyễn Thanh Tú, Thực tiễn giải quyết ly hôn tại TAND quận Hai Bà Trưng, Tp.Hà Nội theo Luật HN&GĐ năm 2000, Luận văn thạc sĩ khoa Luật, trường ĐHQG HN
3
Trang 10chia tài sản (hoặc đồng ý tách riêng yêu cầu chia tài sản vợ chồng thành một vụ ánkhác sau khi đã ly hôn)
Quyền tự do mưu cầu hạnh phúc là một trong những quyền cơ bản của conngười Pháp luật cho phép các cặp nam nữ tự do quyết định việc kết hôn để xác lậpquan hệ vợ chồng thì cũng quy định cho các cặp vợ chồng có quyền được ly hôn Khicác cặp vợ chồng nhận thức rõ được quan hệ hôn nhân của mình ngày một rạn nứttrầm trọng và không thể cứu vãn được nữa thì họ quyền yêu cầu Tòa án giải quyết cho
ly hôn Trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tựnguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chămsóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa áncông nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưngkhông bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn4
2.2.1.2 Một số quy định về thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
* Thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
Thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thuộc về Tòa án.Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng.Việc công nhận thuận tình ly hôn của vợ chồng được thể hiện bằng quyết định của Tòaán
Điểm h khoản 2 Điều 39 BLTTDS 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo
lãnh thổ có nêu: “Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi
con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn” Như vậy theo
quy định của BLTTDS 2015 khi các cặp vợ chồng khi ly hôn có thể lựa chọn Tòa ánnơi một trong các bên đương sự cư trú làm nơi giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình
ly hôn nếu xét thấy việc giải quyết ở tòa án đó là thuận tiện và phù hợp hơn
* Đơn yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
Quy định về Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn được quy định chi tiết tạiBLTTDS 2015 qua khoản 2 Điều 362, Điều 396 Tại đơn yêu cầu công nhận thuậntình ly hôn, cả 2 vợ chồng phải cùng ký vào đơn Nếu đơn yêu cầu và tài liệu chứng cứkèm theo đã đủ điều kiện thụ lý thì sẽ thụ lý theo đơn yêu cầu theo quy định củaBLTTDS 2015
* Thụ lý đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
BLTTDS 2015 không có quy định cụ thể về việc thụ lý đơn yêu cầu công nhậnthuận tình ly hôn Do đó việc thụ lý đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn do Tòa
án cơ sở xem xét, tiếp nhận đơn và vào sổ thụ lý việc dân sự để giải quyết
Sau khi tiếp nhận đơn yêu cầu ly hôn của các đương sự, thẩm phán sẽ thông báocho người yêu cầu về việc nộp lệ phí tại Chi cục thi hành án dân sự cùng cấp về việcyêu cầu công nhận thuận tình ly hôn trong thời hạn 05 ngày làm việc theo quy địnhcủa pháp luật về phí, lệ phí Người yêu cầu nộp lại biên lai thu tiền lệ phí cho Tòa án
và Tòa sẽ bắt đầu thụ lý đơn Sau khi thụ lý đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn,
4 Xem Điều 55 Luật HN&GĐ
4
Trang 11Chánh án Tòa án sẽ phân công 01 thẩm phán và 01 thư ký giải quyết theo quy định củaBLTTDS 2015
* Hòa giải yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
Điều 397 BLTTDS 2015 đã quy định chi tiết về hòa giải và công nhận thuận tình
ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản chung khi ly hôn khi giải quyết yêu cầu côngnhận thuận tình ly hôn tại Tòa án Việc hòa giải ở cơ sở theo quy định tại Điều 52 Luật
HN&GĐ 2014 được khuyến khích thực hiện “Nhà nước và xã hội khuyến khích việc
hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở”
Như vậy, việc hòa giải cơ sở là do nhà nước khuyến khích chứ không bắt buộc vìthế vợ, chồng có thể hòa giải hoặc không hòa giải tại cơ sở Tuy nhiên, khi giải quyếtthủ tục ly hôn thì việc hòa giải tại Tòa án là bắt buộc theo quy định tại Điều 34 LuậtHN&GĐ 2014 Vì vậy, dù là ly hôn đơn phương hay ly hôn thuận tình đều cần hòagiải tại Toà án
* Phiên họp giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
Thành phần những người tham gia phiên họp giải quyết yêu cầu công nhận thuậntình ly hôn được quy định tại Điều 367 BLTTDS 2015 Theo đó những người tham giaphiên họp gồm có - Kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp
Sau khi ra Quyết định mở phiên họp giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình lyhôn Tòa án phải gửi Quyết định này cho Viện kiểm sát kèm theo hồ sơ để Viên trưởngphân công một Kiểm sát viên tham gia phiên họp Với đặc thù riêng biệt của vụ việchôn nhân và gia đình nên sự có mặt của Kiểm sát viên là bắt buộc tại tất cả các phiênhọp
- Người yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn Cụ thể ở đây là vợ và chồng bắtbuộc phải có mặt tại phiên họp, nếu một trong hai người vàng mặt đủ thị Tòa án sẽhoãn phiên họp Nếu một trong hai người yêu cầu vắng mặt đến lần thứ 2 mà không có
lý do chính đáng thì Tòa án coi như tự bỏ yêu cầu của mình và ra quyết định đình chỉyêu cầu giải quyết công nhận thuận tình ly hôn, nếu một bên còn lại vẫn có yêu cầugiải quyết ly hôn thì Tòa án sẽ chuyển sang thụ lý theo thủ tục ly hôn theo yêu cầu củamột bên và giải quyết theo quy định của pháp luật
- Thẩm phán được phân công gia quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn vàThư ký ghi biên bản Tại phiên họp này, Thẩm phán sẽ là người trực tiếp chủ trì, trướctiên là để hòa giải đoàn tu cho các bên yêu cầu, xem xét toàn diện nội dung sự việc.Sau đó căn cứ văn các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ, kết quả của phiên hòa giải,nếu hòa giải đoàn tụ không thành các bên yêu cầu vẫn giữ nguyên yêu cầu thuận tình
ly hôn thì Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận củacác đương sự
* Ra quyết định yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
- Trường hợp sau khi hòa giải, vợ chồng đoàn tụ thì Thẩm phán ra quyết địnhđình chỉ giải quyết yêu cầu của họ Quyết định đình chỉ có thể bị kháng cáo, khángnghị theo thủ tục phúc thẩm Trường hợp này tiền tạm ứng lệ phí mà đương sự đã nộpđược trả lại cho họ theo quy định tại khoản 3 Điều 218 BLTTDS năm 2015
5
Trang 12- Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì Thẩm phán ra quyết định côngnhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự khi có đầy đủ các điều kiệnsau đây:
+ Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn
+ Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sảnchung, việc trông nom, nuôi, chăm sóc, giáo dục con,
+ Sự thỏa thuận phải đảm bảo quyền lợi của vợ, con
Quyết định giải quyết việc dân sự không phải là một quyết định có hiệu lực thihành ngay mà có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật Việc chịu
lệ phí giải quyết việc dân sự Tòa án thường ấn định cho người yêu cầu phải chịu hoặc
có thể do hai vợ chồng thỏa thuận theo quy định tại khoản 2 Điều 140 BLTTDS năm2015
2.2.2 Trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên
2.2.2.1 Khái niệm về ly hôn theo yêu cầu của một bên
Ly hôn theo yêu cầu của một bên hay ly hôn đơn phương là hình thức mà vợhoặc chồng khởi kiện lên Tòa án yêu cầu giải quyết việc ly hôn, nuôi con chung vàchia tài sản, công nợ chung trong thời kỳ hôn nhân khi thấy cuộc sống vợ chồng khôngthể duy trì thêm, quan hệ hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đã đến bờ vực đổ vỡ
và không thể tiếp tục được nữa do bạo lực gia đình hoặc do người kia vi phạm nghĩa
vụ của mình,…
Theo quy định tại luật Điều 51 Luật HN&GĐ 2014 thì:
“1 Vợ, chồng hoặc cả 2 người đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly
hôn
2 Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng,
vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ
3 Chồng không có quyền ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi”
2.2.2.2 Một số quy định về thủ tục giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên tại Tòa án
* Thẩm quyền giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên
Cũng giống với việc dân sự yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, Tòa án nơi mộttrong các bên đương sự cư trú sẽ có thẩm quyền giải quyết ly hôn theo yêu cầu củamột bên, các đương sự cũng có thể thỏa thuận lựa chọn Tòa án để giải quyết nếu xétthấy việc giải quyết tại Tòa án đó phù hợp, thuận tiện hơn
* Đơn khởi kiện
Đối với vụ án ly hôn, một bên vợ hoặc chồng sẽ là nguyên đơn đứng ra làm đơnkhởi kiện tại Tòa án Về nội dung đơn khởi kiện đối với vụ án ly hôn, Nguyên đơn
6
Trang 13phải trình bày được thời gian, địa điểm các điều kiện kết hôn của mình với bị đơn cóđược tự nguyện hay không Tiếp đến sẽ trình bày thời điểm phát sinh mâu thuẫn vợchồng nguyên nhân mâu thuẫn như thế nào, đã tìm cách hóa giải khắc phục và kết quả
ra sao Nguyên đơn xác định tình cảm vợ chồng với bị đơn còn hay đã hết, nếu hết thì
để nghị TAND nơi nguyên đơn làm đơn giải quyết cho được ly hôn với bị đơn Sau đónguyên đơn trình bày tiếp về các vấn đề con chung, nguyện vọng nuôi con và vấn đềcấp dưỡng khi ly hôn của mình, nếu có yêu cầu Tòa án chia tài sản chung và công nợchung thì liệt kê vào trong đơn khởi kiện Nộp theo đơn khởi kiện là các tài liệu chứng
cứ có liên quan đến việc giải quyết vụ án cũng giống như đối với yêu cầu công nhậnthuận tình ly hôn
Nguyên đơn có thể nộp trực tiếp tại Tòa án, thông qua đường bưu chính hay gửitrực tuyến bằng hình thức thư điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án
* Thụ lý đơn khởi kiện
Theo quy định tại điều 101 và điều 195 BLTTDS 2015 thì trong thời hạn 03 ngàylàm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩmphán xem xét đơn khởi kiện Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phâncông Thẩm phân phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định quy địnhtại các điểm a, b, c, d khoản 3 điều 191 BLTTDS 2015
Khi nhân đơn khởi kiện nộp trực tiếp từ đương sự Tòa án phải gửi ngay giấy xácnhận đã nhận đơn khởi kiện cho người khởi kiện Đối với trường hợp nhận đơn quadịch vụ bưu chính thị trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa ánphải gửi thông báo đã nhận đơn cho người khởi kiện Trường hợp nhân đơn khởi kiệnbằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn chongười khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)
Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ ánthuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì cán bộ tiếp nhận đơn (thường là một Thẩmphán được phân công hoặc Chánh án) phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để
họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục Thi hành án dân sự cungcấp, trừ trường hợp người khởi kiện đủ điều kiện được miễn án phí theo quy định củapháp luật Tòa án ra quyết định thụ lý đơn khởi kiện từ thời điểm người khởi kiện nộpbiên lai thu tiền tạm ứng án phí
* Thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng
cứ và hòa giải
Theo quy định tại điều 54 Luật HN&GĐ 2014 thì hòa giải tại Tòa án là thủ tụcbắt buộc trước khi đưa vụ án ra xét xử Tòa án tiến hành hòa giải nếu vụ án khôngthuộc các trường hợp vụ án không tiến hành hòa giải được quy định tại điều 207BLTTDS 2015
Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về toàn bộ các vấn đề yêucầu giải quyết trong vụ án thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành Biên bản này đượcgửi ngay cho các đương sự tham gia hòa giải5 Hết thời hạn 07 ngày kể từ ngày lậpbiên bản hòa giải thành mà không có đường sự nào thay đổi về ý kiến về sự thỏa thuận
đó thì Tòa án ra quyết định Công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các
5 khoản 5 điều 21 BLTTDS 2015
7