Vai trò, nhiệm vụ của Tòa án đó là bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chếđộ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạ
Trang 1MỞ ĐẦU
Theo tinh thần nhất thể hóa các luật, pháp lệnh về tổ chức và hoạt động của Tòa
án nhân dân, bên cạnh Hiến pháp 2013 mới đi vào cuộc sống thì Luật tổ chức và hoạt động Tòa án Nhân dân 2014 bắt đầu có hiệu lực Với nhiều quy định mới mẻ, không
khỏi khiến cho nhiều người hiểu chưa đúng Điều này là lý do làm rõ đề tài: “So sánh chức năng, nhiệm vụ của Tòa án Nhân dân theo pháp luật hiện hành với chức năng nhiệm vụ của tòa án nhân dân theo hiến pháp 1992 (sửa đổi bổ sung 2001) và các văn bản pháp luật có liên quan”.Để làm rõ sự khác biệt và ý nghĩa của những quy định, sự
thay đổi này
Trang 2NỘI DUNG
1 Khái quát về Tòa án Nhân Dân và chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân
Năm 1930 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, đầy gian khổ hy sinh, làm cách mạng tháng Tám thành công Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, là nhà nước độc lập, dân chủ thực sự của nhân dân, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch
sử phát triển của nước ta
Để giữ vững chính quyền non trẻ vừa mới được thành lập, Nhà nước ta phải làm rất nhiều công việc khó khăn như: nguy cơ ngoại xâm tiếp tục đe doạ; bọn phản động trong nước tìm cách ngóc đầu dậy chống phá cách mạng; nền tài chính của nước nhà kiệt quệ; nhân dân có tới 95% mù chữ Trong đó có việc phá huỷ đến tận gốc rễ bộ máy nhà nước của chế độ thực dân phong kiến và khẩn trương bắt tay xây dựng bộ máy nhà nước cách mạng, nhằm đè bẹp sức phản kháng của bọn thực dân phong kiến
đã bị lật đổ, củng cố thành quả của cách mạng, xây dựng một nhà nước của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân Toà án nhân dân là một trong những bộ phận của bộ máy nhà nước, là một trong những công cụ đắc lực của chuyên chính vô sản, được giao nhiệm vụ thực hiện quyền xét xử, vì vậy việc sớm thành lập Toà án nhân dân để thực hiện nhiệm vụ này, đặc biệt là trong những ngày đầu trứng nước của Nhà nước cách mạng non trẻ là rất cần thiết Do nhận định và đánh giá đúng, ngày 13-9-1945 Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ra Sắc lệnh thiết lập các Toà án quân sự, đánh dấu sự ra đời của Toà án nhân dân ở nước ta
Từ đó đến nay, ngành Toà án nhân dân nước ta đã trải qua những bước phát triển khác nhau, phù hợp với nhận thức, mức độ phát triển của xã hội và đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn đặt ra đối với từng giai đoạn lịch sử Năm 1958, theo Nghị quyết của
kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khoá I, Toà án nhân dân tối cao và Viện Công tố Trung ương trực thuộc Chính phủ được thành lập, tách khỏi Bộ Tư pháp Sau đó, trên cơ sở Hiến pháp 1959, Luật Tổ chức Toà án nhân dân 1960 và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 1960, đã hình thành hệ thống Toà án nhân dân và hệ thống Viện kiểm sát nhân dân độc lập với Chính phủ
Trang 3Ngày 25/12/2001, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa X đã thông qua Nghị quyết số 51/2001/QH10 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 Hệ thống cơ quan Tòaán vẫn được giữ nguyên như
cũ nhưng quy định khản năng thành lập thêm các Tòaán khác đểđápứng yêu cầu cảu sự phát triển của xã hội.Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Hiến pháp năm 2013, đây là sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng của đất nước Hiến pháp thể hiện những nội dung mới quan trọng nhằm thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) Tại Chương VIII quy định về Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thì đã có những điểm mới
so với các quy định của Hiến pháp năm 1992
Có thể thấy, Tòa án có vai trò rất quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước phát triển và tiến bộ hơn Bởi vậy nó rất được quan tâm và chú trọng trong những lần sửa đổi hiến pháp sao cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước hiện tại Vai trò, nhiệm vụ của Tòa án đó là bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chếđộ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những nguyên tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác
2 So sánh về chức năng, nhiệm vụ của tòa án Nhân dân
2.1 Về chức năng
Tại Khoản 1 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định về chức năng: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền
tư pháp” So với Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi 2001) thì ngoài chức năng xét xử thì
Tòa án nhân dân còn thực hiện quyền tư pháp
Đây là điểm mới so với Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2001) Nội dung mới này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm phân định quyền lực nhà nước theo hướng Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp, Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập hiến, lập pháp Đây là cơ sở pháp
lý để giao cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết những loại vụ việc liên quyền con người, quyền của công dân, mà những loại việc đó hiện nay là các cơ quan hành chính đang thực hiện…
Trang 4Tại Điều 126 Hiến pháp 1992 quy định về nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân
Bổ sung Khoản 3 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định về nhiệm vụ của Tòa án nhân dân là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đã thể hiện rõ nét về nhiệm vụ của Tòa án, đảm bảo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ Tòa án
Đồng thời, Hiến pháp năm 2013 cũng đã sắp xếp và bổ sung một số nội quan mới
trọng tại Điều 103, cụ thể như: “Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn; Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm; Tòa án nhân dân xét xử công khai Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín; Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo
đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn; nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm; chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm; quyền bào chữa của
bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm” Đây là các
nguyên tắc hoạt động cơ bản Tòa án nhân dân nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác xét xử của Tòa án nhân dân, đảm bảo chất lượng xét xử của Tòa
án tránh tình trạng xảy ra oan sai, gây thiệt hại cho các bên đương sự trong quá trình xét xử của Tòa án
2.2 Về nhiệm vụ
Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) quy định về nhiệm vụ của Tòa án nhân dân như sau:
“Điều 126
Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong phạm vi chức năng của mình, có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.”
Trang 5Đến Hiến pháp 2013, quy định về nhiệm vụ của Tòa án đã thay đổi:
“Điều 107
2 Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.”
Từ những quy định của hai bản Hiến pháp, chúng ta có thể so sánh về nhiệm vụ của Tòa án nhân dân qua từng thời kỳ như sau:
- Giống nhau:
Trong cả hai bản Hiến pháp, điểm giống nhau về nhiệm vụ của Tòa án là đều là bảo
vệ lợi ích Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân, tập thể Có thể thấy, Hiến pháp 2013 có sự kế thừa về nhiệm vụ của Tòa án nhân dân theo quy định của Hiến pháp 1992 sửa đổi 2001
- Khác nhau
Hiến pháp 2013 khẳng định vị trí trung tâm của Tòa án trong hệ thống tư pháp, vị trí trọng tâm của hoạt động xét xử trong các hoạt động tư pháp
Thứ nhất, Hiến pháp năm 2013 quy định Tòa án là cơ quan nhà nước có nhiệm
vụ bảo vệ công lý Điều đó không có nghĩa là các nhánh quyền lực khác như Quốc hội
hay Chính phủ không liên quan đến việc thiết lập và bảo vệ công lý Theo truyền thống
pháp luật Việt Nam, công lý được hiểu là “sự công bằng, sự đúng đắn, lẽ phải” và ban hành công lý là việc “Tòa án xác định điều đúng, điều sai trong một vụ việc nhằm thiết lập lại sự công bằng” Nhiệm vụ này được xác định xuất phát từ vị trí, vai trò và
chức năng của TAND đã được xác định Là cơ quan có chức năng ra phán quyết về các
vi phạm pháp luật, các tranh chấp pháp lý, TAND có vai trò rất quan trọng trong bảo
vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Khi quyền, lợi ích của mình bị xâm phạm hoặc bị tranh chấp, người dân tìm đến Tòa án như là tìm đến công lý Vì vậy, có thể nói, theo Hiến pháp 2013 Tòa án là biểu tượng của công lý và có nhiệm vụ bảo vệ công lý Có thể nói, quy định này khẳng định công lý đã trở thành một giá trị căn bản trong cộng đồng xã hội Việt Nam và mỗi cá nhân trong cộng đồng đó có quyền được sống trong một xã hội trật tự, ổn định và hợp tác dựa trên nền tảng những giá trị căn bản của công lý Cũng từ quy định này, một triết lý tư pháp mới đã xuất hiện, đó là do Tòa án là thiết chế cơ bản chăm lo, bảo vệ công lý nên những cá nhân thành viên xã hội khi cho rằng
Trang 6mình đang chịu một bất công hoặc cho rằng đang hiện hữu những bất công trong xã hội và yêu cầu Tòa án bảo vệ thì Tòa án có nhiệm vụ thực thi mọi biện pháp để bảo vệ công lý chứ không chỉ thuần túy dừng lại ở việc áp dụng luật pháp đối với từng vụ việc
cụ thể như quan niệm trước đây
Trong khi đó, Hiến pháp năm 1992 không phân biệt có sự khác nhau giữa vai trò và nhiệm vụ của tòa án và viện kiểm sát, cả hai thiết chế đều giống nhau và quy định chung vào một điều: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong phạm vi chức năng của mình, có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ chế độ XHCN và quyền làm chủ của công dân, bảo vệ tài sản, tự
do, danh dự và nhân phẩm của công dân” (Điều 126)
Thứ hai, Hiến pháp 2013, nhiệm vụ của Tòa án không chỉ là bảo vệ quyền công dân (nhiệm vụ của hiến pháp 1992) mà còn bảo vệ quyền con người Đây là một
quan điểm lập pháp hoàn toàn phù hợp với quy định tiến bộ trên thế giới và điều ước
mà Việt Nam đã tham gia về Quyền con người Đó là một điểm mới nổi bật của Hiến pháp 2013 về Tòa án nhân dân Bên cạnh việc quy định tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người và quyền công dân, Hiến pháp năm 2013 còn quy định một số nguyên tắc làm nền tảng cho việc bảo vệ quyền con người Ví dụ như nguyên tắc tranh tụng và quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự, nguyên tắc suy đoán vô tội kèm theo nó là quyền im lặng của bị can, bị cáo, xét xử nhanh chóng, công bằng và công khai…
Thứ ba, sự sắp xếp thứ tự về nhiệm vụ của Tòa án nhân dân trong các điều luật của hai bản Hiến pháp cũng cho thấy sự đổi mới rõ rệt Nếu như trong Hiến pháp
1992, sửa đổi 2001 những nhiệm vụ đầu tiên đều là “bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân” thì đến Hiến pháp 2013 những nhiệm vụ được quy định theo thứ tự là “bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, bảo vệ quyền công dân, bảo vệ lợi ích Nhà nước” Chính sự khác
nhau này cho thấy rằng pháp luật đã đưa nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân lên làm nhiệm vụ hàng đầu So sánh với Hiến pháp năm 1992 chúng ta có thể thấy được sự khác biệt rõ rệt về nhiệm vụ của tòa án nhân dân Theo
đó, tòa án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho pháp luật được
Trang 7chấp hành nghiêm chỉnh, thống nhất và pháp chế được tôn trọng Mọi hành vi xâm phạm đến quyền làm chủ của nhân dân, xâm phạm tài sản của nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và xử oan người vô tội Bảo vệ công lý để hướng tới sự công bằng, lẽ phải và bảo vệ quyền con người (quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc) là những quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm sự thay đổi này có thể hiện sự dân chủ hơn, nghĩa là tăng cường việc bảo vệ quyền là chủ của nhân dân, quyền con người, quyền công dân; tăng cường hệ thống tư pháp để xây dựng “Nhà nước pháp quyền” và “Thượng tôn pháp luật” Bảo vệ công lý, quyền con người và quyền công dân đã được đưa lên thành nhiệm vụ hàng đầu của Tòa
án Điều này cũng phù hợp với tinh thần Hiến pháp sửa đổi, coi con người là trọng tâm và mục đích quyền lực Nhà nước
Với thiên chức thiết lập công lý đó, Tòa án cần “phải từng bước mở rộng thẩm quyền để hướng đến giải quyết được hầu hết mọi tranh chấp xuất hiện trong đời sống
xã hội” Với những lập luận nêu trên, quyết tâm chính trị về xây dựng một xã hội dựa
trên nền tảng công lý, trật tự, ổn định đang củng cố và mang lại niềm tin vững chắc của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Đề xuất mở rộng thẩm quyền của Tòa án để đáp ứng tốt hơn yêu cầu bảo vệ công lý, thiết lập công lý sẽ tạo nguồn động lực mới, thúc đẩy, giải phóng lực lượng sản xuất, từ đó góp phần huy động và sử dụng
có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước trong giai đoạn tới
3) Ý nghĩa của sự khác biệt về chức năng, nhiệm vụ giữa Tòa án nhân dân hiện nay với năm 1992
Ý nghĩa: Hiến pháp năm 2013 kế thừa những nội dung hợp lý, phù hợp của Hiến
pháp năm 1992 về Tòa án nhân dân, đồng thời có những sửa đổi, bổ sung quan trọng đáp ứng yêu cầu Cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay Hiến pháp năm 2013 đã dành 05 điều để quy định về Tòa án nhân dân, được thể hiện
từ điều 102 đến điều 106 Trong đó có những điểm mới, nổi bật thể hiện tinh thần đổi mới trong cải cách tư pháp ở nước ta:
- Chức năng xét xử của Tòa án là một chức năng đã được thể hiện xuyên suốt trong các bản Hiến pháp trước đây Tuy nhiên đây là lần đầu tiên Tòa án được trao một
sứ mệnh cao quý, riêng có của Tòa án đó là “thực hiện quyền tư pháp” Đây là quy định rất mới của Hiến pháp năm 2013 Thực hiện quyền tư pháp ở đây là “bảo vệ công
Trang 8lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”
Đây là định hướng nhằm hoàn thiện bộ máy nhà nước ta theo kiểu nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Nội dung mới nêu trên về Tòa án nhân dân còn mang ý nghĩa thực tiễn, là cơ sở pháp lý để giao cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết những loại vụ việc liên quan đến việc hạn chế quyền nhân thân của công dân, mà những loại việc đó hiện nay do các cơ quan hành chính đang thực hiện
Hiến pháp năm 2013 có một số nội dung quy định mới, nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác xét xử của Tòa án nhân dân các cấp
+ Hiến pháp năm 2013 bổ sung nguyên tắc mới là “Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được đảm bảo” Về bản chất thì cách thể hiện của nguyên tắc nêu trên của Hiến
pháp sửa đổi có kế thừa song có bao hàm những nội dung mới đó là khẳng định hai cấp xét xử là cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm Hoạt động giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa
án không phải là cấp xét xử
Có như vậy thì những vụ việc được Tòa án giải quyết xét xử đã có hiệu lực pháp luật (đã qua giải quyết xét xử ở cấp phúc thẩm) phải được thi hành, tránh khiếu nại kéo dài
+ Hiến pháp năm 2013 có bổ sung nguyên tắc mới về hoạt động của Tòa án
“Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo” Thực tiễn xét xử trong thời gian
vừa qua cho thấy mô hình tố tụng tại phiên tòa của Việt Nam theo hướng thẩm vấn kết hợp với tranh tụng, các chứng cứ, tình tiết của vụ án đã được những người tham gia tố tụng trình bày khách quan tại phiên tòa và trên cơ sở đó, Hội đồng xét xử ra các phán quyết nhằm đảm bảo các phán quyết đó chính xác, đúng pháp luật Vì vậy, chất lượng xét xử của Tòa án các cấp trong thời gian vừa qua cũng đã được nâng lên, giảm các vụ, việc oan, sai
KẾT LUẬN
Như vậy, cũng như Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 khẳng định chỉ Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án khác do luật định là những cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp, tức có chức năng xét xử các vụ án, giải quyết các việc có tranh chấp theo thẩm quyền quy định Ngoài Tòa án nhân dân không có cơ quan nào khác
Trang 9được giao phán xử về các vi phạm pháp luật, các tranh chấp trong xã hội Quy định này phù hợp với việc phân công thực hiện quyền lực trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta
Trang 10DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Hiến pháp Việt Nam năm 2013
2) Hiến pháp Việt Nam năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001
3) Luật tổ chức Tòa án Nhân dân 2014
4) Bài giảng môn Tổ chức Tòa án Nhân dân và Viện kiểm sát Nhân Dân
5) Giáo trình Luật hiến pháp, Đại học Luật Hà Nội
6) Một số trang web