Mặc dù Bộ luật Lao động năm 2019 và Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định cụ thể về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại toà án nhân dân, song trong quá trình thực hiện tại toà án các cấp trong đó có Toà án nhân dân thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, một số quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại toà án nhân dân đã bộc lộ một số bất cập và từ đó ảnh hưởng không ít đến việc bảo đảm quyền và lợi ích các bên quan hệ lao động. Trên cơ sở phương pháp luận của học thuyết Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước về pháp luật lao động nói chung, pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại toà án nhân dân nói riêng, cũng như các phương pháp nghiên cứu cụ thể, luận văn đã làm rõ một số vấn đề lý luận về pháp luật giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại toà án nhân dân, đi sâu phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại toà án nhân dân và thực tiễn thực hiện tại toà án nhân dân thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Từ những bất cập trong quy định của pháp luật và vướng mắc trong thực tiễn thực hiện pháp luật, luận văn kiến nghị hoàn thiện một số quy định về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại toà án nhân dân và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại toà án nhân dân thành phố Việt Trì
Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUONG DAI HOC MO HA NOI
LUAN VAN THAC SY
PHAP LUAT VE GIAI QUYET TRANH CHAP LAO DONG
CA NHAN TAI TOA AN NHAN DAN VA THUC TIEN THUC HIỆN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHÓ VIỆT TRÌ,
TỈNH PHÚ THỌ
Trang 2DANH MUC CAC CHU VIET TAT BLLD Bộ luật lao động BLTTDS Bộ luật tố tung dan sy HĐXX Hội đồng xét xử NLD Người lao động NSDLĐ Người sử dụng lao động Nxb Nhà xuất bản TAND Tòa án nhân dân TCLĐ Tranh chấp lao động
Trang 3MỤC LỤC TRANG BÌA PHỤ ii LOI CAM DOAN iii LOI CAM ON iv DANH MUC CAC CHU VIET TAT MUC LUC vi
LỜI MỞ ĐÀU wal
CHUONG 1: MOT SO VAN DE LY LUAN VE GIAI QUYET TRANH CHAP LAO ĐỘNG CA NHAN TAI TOA AN NHAN DAN VA SU’ DIEU CHINH CUA PHAP LUAT 1.1 Một số vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tai tòa án nhân dân 1.1.1 Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
1.1.2 Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân
1.2 Điều chỉnh pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân _— TH He 17 17 1.2.2 Nội dung pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân 18 Kết luận Chương 1 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHÁP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN 26
dan
2.1 Thực trạng pháp luật về nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động cá
2.1.1 Tôn trọng quyên tự định đoạt thông qua thương lượngcủa các bên trong suốt quả trình giải quyết tranh chấp lao động .26
2.1.2 Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hoà giải, trọng tài trên
cơ sở tôn trọng quyên và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trải pháp luật .26
Trang 42.1.4 Bao đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh
28
chấp lao động cá nhân
2.1.5 Việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân do cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyên giải quyết tranh chấp tiễn hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyên và được các bên tranh chấp đồng ý
2.2 Thực trạng pháp luạt về thẩm quyền của tòa án nhân dân trong việc giải
quyết tranh chấp lao động cá nhân
2.2.1 Thẩm quyên chung (thẳm quyển theo vụ việc)
2.2.2 Thẩm quyển giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo cấp của tòa án
nhân dân
2.2.3 Tham quyén giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của tòa án theo lãnh thô33 2.2.4 Tham quyên giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của tòa án nhân dân
theo sự lựa chọn của nguyên đơn
2.3 Thực trạng pháp luật về thời hiệu yêu cầu gi
cá nhân tại tòa án nhân dân
2.4 Thực trạng pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân
2.4.1 Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án cấp sơ thẩm
2.4.2 Giải quyết vụ án tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án cấp phúc thẩm 44
2.4.3 Giải quyết vụ án tranh chấp lao động cá nhân theo thủ tục rút gọn 46 Kết luận Chương 2
CHƯƠNG 3: THỰC TIÊN GIẢI QUYÉT TRANH CHAP LAO DONG CA NHÂN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHÓ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ VÀ MỘT SÓ KIÊN NGHỊ 3.1 Thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ail „51
3.1.1 Sơ lược về tòa án nhân dân thành phổ Việt Tri, tinh Phi Tho 3.1.2 Cơ sở thực hiện giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án nhân dân
thành phô Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 52
Trang 53.1.3 Kết quả đạt được trong giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án
nhân dân thành pho Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 34
3.1.3 Những tôn tại, hạn chế trong thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động cá
nhân tại tòa án nhân dân thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và nguyên nhân 58
3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quá thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân
thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 62
3.2.1 Yêu cau của việc hoàn thiện pháp luật vẻ giải quyết tranh chấp lao động cá
nhân tại tòa án nhân dân và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân thành phô Việt Trì, tỉnh Phú Thọ62 3.2.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động
cả nhân tại tòa án nhân dân „64
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, TCLĐ nhất là tranh chấp giữa cá nhân giữa NLD với NSDLĐ xảy ra ngày càng phổ biến, só vụ TCLĐCN thường năm sau cao
hơn năm trước Nếu có một cơ chế giải quyết TCLĐCN phù hợp thì không chỉ bảo
vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân NLĐ, đơn vị sử dụng lao động mà còn góp phan bảo vệ quan hệ sản xuất, thúc đây kinh tế - xã hội phát triển
Xuất phát từ mục đích đặt ra, pháp luật lao động quy định nhiều phương thức
khác nhau đề giải quyết TCLĐ trong đó có TCLĐCN như: thương lượng, hòa giải và giải quyết tại TAND Trong đó, phương thức giải quyết TCLĐCN tại TAND là phương thức quan trọng, có hiệu quả cao trong việc giải quyết triệt để các TCLĐ nói chung, TCLĐCN nói riêng Bởi thế, pháp luật lao động cũng như pháp luật tố tụng lao động Việt Nam đã nhiều lần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình
thực tiễn Năm 2015, BLTTDS được sửa đổi toàn diện, trong đó có nhiều quy định
tiến bộ về giải quyết TCLĐ nói chung, TCLĐCN nói riêng tại TAND Năm 2019,
BLLĐ sửa đổi đã đặc biệt chú trọng nội dung về giải quyết TCLĐCN
Cùng với những nỗ lực của Nhà nước và các nhà làm luật, các quy định của
pháp luật về giải quyết TCLĐCN đã được hoàn thiện đáng kẻ, tạo cơ sở pháp lý cần
thiết và phần nào đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc giải quyết TCLĐCN tại các TAND hiện nay còn gặp một số vướng mắc mà nguyên nhân không chỉ xuất phát từ những thiếu sót, mâu thuẫn của các quy định pháp luật, mà còn xuất phát từ việc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thâm quyền còn lúng túng, sai sót trong việc giải quyết, nên trong nhiều trường hợp quyền và lợi ích hợp pháp của các bên TCLĐCN vẫn chưa được bảo đảm
Trang 7tỉnh Phú Thọ
Do vậy việc nghiên cứu về mặt lý luận, thực trạng pháp luật hiện hành
cũng như thực tiễn về giải quyết TCLĐCN tại TAND thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, nhằm khắc phục những điểm không phù hợp với tình hình thực tế đã và
đang là mối quan tâm hàng đầu không chỉ của các bên tham gia quan hệ lao động
mà còn của những người trực tiếp làm công tác xét xử tại TAND Đồng thời đây
cũng là một vấn đề cấp bách đặt ra cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cũng là một nội dung quan trọng để những người thực hiện pháp luật hết sức quan tâm
nhất là trong bối cảnh cả nước đang triển khai thực hiện BLLĐ năm 2019 vừa có hiệu lực từ ngày 01/01/2021
Xuất phát từ những lý do trên, em đã chọn đề tài: “Pháp luật về giải quyết
tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân và thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ” đê làm luận văn thạc sĩ của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Giải quyết TCLĐ nói chung, giải quyết TCLĐCN nói riêng là nội dung quan
trọng của pháp luật lao động nên từ trước đến nay nên đã có nhiều công trình nghiên cứu Đó là các giáo trình luật lao động, sách tham khảo, bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành, luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học cấp CƠ SỞ,
tham luận tại các hội thảo khoa học, báo cáo tổng kết của các cấp TAND
- Giáo trình, sách tham khảo: Đó là giáo trình của các cơ sở đào tạo Luật, như:
Giáo trình luật lao động Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an
nhân dân, năm 2018; Giáo trình luật lao động của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014; Giáo trình luật lao động Việt Nam của Viện Đại học Mở
Hà Nội, Nxb Lao động - xã hội, năm 2014, Các giáo trình này đều có chương về
tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động Sách tham khảo, như: “Thủ tục giải quyết các vụ án lao động theo Bộ luật tô tụng dân sự” của tác giả Phạm công Bảy,
Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2006, trong đó đề cập tới các vấn đề lý luận và thực trạng quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết TCLĐ, trong đó có TCLĐCN
Trang 8học Luật Hà Nội, năm 2002; Luận án "Cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranh
chấp lao động ở Việt Nam" của tác giả Nguyễn Xuân Thu, Trường Đại học Luật Hà
Nội, năm 2008; Luận án “Pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại toà án ở Việt Nam” của tác giả Phạm Công Bảy, Học viện khoa học xã hội Viét Nam, năm 2011
Các luận văn thạc sĩ như: Luận văn “ Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân và thực tiễn xét xử ở Tòa án nhân dân thị xã Từ
Sơn, Bắc Ninh” của tác giả Hoàng Thị Yến, Trường Đại học Luật Hà Nội năm
2017; Luận văn “Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo pháp luật lao động ở
Việt Nam hiện nay” của tác giả Đoàn Xuân Trường, Học Viện khoa học xã hội Việt Nam năm 2014; Luận văn “Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng Tòa án và
thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dân Quận 2, Thành phó Hồ Chí Minh” của Phan
Thị Ngọc Phú, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2016; Luận văn “Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân và thực tiễn xét xử tại tòa
án nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” của Phạm Thị Hồng Hạnh, Trường Đại học
Luật Hà Nội năm 2016; Luận văn “Pháp luật giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân và thực tiễn thi hành tại Tòa án nhân dan thành phố Hà Nội” của
tác giả Vũ Thị Liên, Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2020; Luận văn “Pháp luật
về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân từ thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình” tác giả Lê Văn Tuần, Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2020,
- Bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành: Đó là các bài viết: “Bình luận các quy định về giải quyết tranh chấp lao động tại Toà án nhân dân trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015” của tác giả Nguyễn Hữu Chí đăng trên Tạp chí Luật học; bài viết “Một số ý kiến về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại toà án
nhân dân” tác giả Nguyễn Hữu Chí đăng trên Tạp chí Luật học; bài viết: “Một số
van đề về tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể” của tác giả
Tran Thị Thuý Lâm đăng trên Tạp chí Luật học; bài viết “Giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án nhân dân - từ pháp luật đến thực tiễn và một số kiến nghị” của tác
Trang 9bài viết “ Tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động ” của tác giả Vũ
Thị Thu Hiền đăng trên tạp chí Nghề luật, số đặc san tuyên truyền pháp luật
02/2019: bài viết “Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Việt Nam” của tác giả Đoàn Xuân Trường đăng trên tạp chí Dân chủ và pháp luật
năm 2020,
- Đề tài nghiên cứu khoa học, hội thảo, báo cáo: Đó là đề tài nghiên cứu khoa
học cấp Đại học Quốc gia về "Tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao
động ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" năm 2005 do tác giả Lê Thị Hoài Thu chủ nhiệm đề tài Các chuyên đề trong các Hội thảo về BLLĐ sửa đổi
năm 2012, BLLĐ sửa đổi năm 2019 của các ngành, các cấp; Các Báo cáo công tác hằng năm của các cấp tòa án: TAND tối cao, TAND cấp cao, TAND tỉnh/thành
phố, TAND cấp huyện Trong đó có Báo cáo công tác hằng năm của TAND thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
Có thể thấy rằng, dưới các góc độ nghiên cứu khác nhau, các công trình
nghiên cứu nêu trên đã đề cập tới một số vấn đề lý luận về giải quyết TCLĐ, khái quát nội dung cơ bản của pháp luật về giải quyết TCLĐCN tại TAND và thực tiễn
áp dụng pháp luật về quyết TCLĐCN tại một số tòa án như TAND thành phố Hà
Nội, TAND tỉnh Hòa Bình, TAND huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh Đồng thời, chỉ
ra những hạn chế còn tồn tại góp phần định hướng hoàn thiện pháp luật về giải quyết TCLĐCN tại TAND Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập tới
thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại TAND thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
Vì thế, đề tài luận văn “Pháp luật về giải quyết TCLĐCN tại TAND và thực
Trang 10Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về pháp luật giải quyết TCLĐCN tại TAND, đánh giá thực trạng pháp luật giải quyết TCLĐCN tại TAND và thực tiễn thực hiện pháp luật tại TAND thành phố Việt Trì, tinh Phú Thọ Từ những bắt cập trong quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện,
luận văn đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
giải quyết TCLĐCN tại TAND thành phó Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
Đê đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn cụ thê như sau:
- Phân tích một số vấn đề lý luận về giải quyết TCLĐ cá nhân tại TAND và
pháp luật giải quyết TCLĐCN tại TAND
- Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết TCLĐCN tại TAND Chỉ ra những bat cập trong quy định của pháp luật hiện hành
về giải quyết TCLĐCN tại TAND
- Phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về giải quyết TCLĐCN tại
TAND thành phó Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; chỉ ra những kết quả đạt được và những
vân đê còn hạn chê, nguyên nhân của hạn chê
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
thực hiện pháp luật về giải quyết TCLĐCN tại TAND thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ nhằm khôi phục tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ và NSDLĐ trong
quan hệ lao động
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật về giải quyết TCLĐCN tại TAND, cụ thể là quy định của BLLĐ hiện hành năm 2019,
BLTTDS năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành Đồng thời đối tượng
nghiên cứu của luận văn là thực tiễn thực hiện pháp luật về giải quyết TCLĐCN tai
TAND thành phó Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu pháp luật giải quyết TCLĐCN tại TAND dưới góc độ của luật lao động theo pháp luật hiện hành và thực tiễn thực
Trang 11Các số liệu thực tiễn thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm các bản án, báo cáo công tác của TAND thành phó Việt Trì, tỉnh Phú Thọ những năm gần đây 5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng
và Nhà nước về pháp luật lao động nói chung, pháp luật giải quyết TCLĐCN tại
TAND nói riêng
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng một cách linh hoạt dé đảm bảo hiệu quả và tin cậy của kết quả nghiên cứu, bao gồm: phương pháp lịch sử,
phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp đối chiếu, phương
pháp so sánh, phương pháp so sánh luật học, phương pháp nghiên cứu thực tiễn, phương pháp dự báo khoa học
6.Y nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa khoa học: Luận văn làm rõ các vẫn đề lý luận về giải quyết TCUĐCN
tại TAND Từ đó giúp NLĐ, NSDLĐ và chủ thể khác có những nhận thức mới, sâu sắc hơn đối với phương thức giải quyết TCLĐCN tại TAND trong việc khôi phục quyền và lợi ích các bên khi tham gia quan hệ lao động
Ý nghĩa thực tiễn: Pháp luật về giải quyết TCUĐCN tại TAND đặc biệt cần thiết đối với chủ thể có thẩm quyền khi trực tiếp thực hiện các hoạt động hòa giải,
xét xử các vụ án lao động tại TAND Góp phần nâng cao kiến thức pháp luật về tố
tụng lao động trong quá trình giải quyết TCLĐCN tại TAND cho các chủ thể có
liên quan như tư vấn viên, luật sư, NLĐ, NSDLĐ
Trang 12Ngoài phần mở đầu, danh mục các chữ viết tắt, kết luận và danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Một số vẫn đề lý luận về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân và sự điều chỉnh của pháp luật
Chương II: Thực trạng pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân
Chương II: Thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án nhân
Trang 13CHUONG 1: MOT SO VAN ĐÈ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYÉT TRANH CHÁP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN TẠI
TÒA ÁN NHÂN DÂN VÀ SỰ ĐIÈU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT
1.1 Một số vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án
nhân dân
1,11 Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
- Khái niệm, đặc điểm của tranh chấp lao động cá nhân:
Mặc dù quan hệ lao động được xác lập trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận giữa các bên NLĐ và NSDLĐ, song trong quá trình thực hiện, do lợi ích của các
bên luôn ngược chiều nhau: NLĐ luôn muốn tiền lương cao, thời giờ làm việc rút
ngắn, điều kiện an toàn vệ sinh lao động được đảm bảo còn NSDLĐ muốn trả
lương thấp cho NLĐ, kéo dài thời giờ làm việc, không chỉ phí để cải tạo điều kiện
lao động Vì thế, tranh chấp lao động giữa NLĐ và NSDLĐ xảy ra là mang tính tất yếu, khách quan
Theo quy định của pháp luật các quốc gia trong đó có Việt Nam, TCLĐ được
hiểu là tranh chấp giữa bên NLĐ với bên NSDLĐ về quyền, nghĩa vụ, lợi ích các
bên trong quan hệ lao động Căn cứ vào tính chất của đối tượng tranh chấp thì
TCLD gồm 2 loại: TCLĐ cá nhân và TCLĐ tập thé
Ở Việt Nam hiện nay, khái niệm TCLĐCN quy định tại Điều 179 BLLĐ năm
2019 Theo đó, “Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích
Trang 14BLLĐ năm 2019 mở rộng chủ thẻ TCLĐ, không chỉ “các bên trong quan hệ lao
động” mà bao gồm cả các chủ thể trong “các quan hệ có liên quan trực tiếp đến
quan hệ lao động” Điều đó đã khắc phục được những thiếu sót trong định nghĩa về TCLĐ nói chung, TCLĐCN nói riêng của BLLĐ 2012, thể hiện sự phù hợp với thực tiễn phát sinh tranh chấp
Từ sự phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm TCLĐCN như sau: TCLĐCN là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa NLĐ với NSDLĐ trong
quan hệ lao động hoặc quan hệ có liên quan đến quan hệ lao động, được một trong
các bên yêu cầu giải quyết
Tranh chấp lao động cá nhân có những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, chủ thể của TCLĐ cá nhân là NLD hoặc một nhóm NLĐ Đây là
iểễm khác với tranh chấp lao động tập thẻ, đó là chủ thể trong TCLĐ tập thê là tập
thé NLD và thường có sự tham gia của tổ chức công đoàn Trong TCLĐCN nếu có sự tham gia của một nhóm NLPĐ thì giữa những NLĐ này không có sự liên kết nào
về quyền và lợi ích, mỗi cá nhân NLĐ có một yêu cầu riêng đối với NSDLĐ Chính
vì chủ thể của TCLĐCN là cá nhân NLĐ hoặc một nhóm NLĐ với NSDLĐ cho nên
TCLĐCN là TCLĐ không mang tính tô chức, không có quy mô và không phức tạp nhu TCLD tap thẻ, nó chỉ mang tính chất đơn lẻ, không có sự gắn kết giữa những NLD nhu trong TCLD tap thé
Thứ bai, nội dụng của TCLĐCN thường liên quan đến quyền và lợi ích của cá nhân NLĐ hoặc nhóm NLĐ TCLĐCN thường phát sinh trong việc áp dụng các quy phạm pháp luật vào từng quan hệ lao động cụ thê, nghĩa là tranh chấp về những vấn đề mà pháp luật quy định cho các bên được hưởng hay phải thực hiện hoặc những vấn đề mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động Đó là các van dé về tiền
lương, nâng lương, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mat viéc lam, bao hiểm xã hội Do
đó, TCLĐ cá nhân thường phát sinh trong những trường hợp có sự vi phạm về hợp đồng lao động Nội dung tranh chấp lao động cá nhân giữa một NLĐ với NSDLĐ
luôn luôn có sự liên quan tới HĐLĐ bởi mục đích của NLĐ hoặc nhóm NLĐ khi
tham gia tranh chấp đều là vì lợi ích riêng của họ Còn đối với TCLĐ tập thể thường
Trang 15TCLĐ tập thể là những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của tập thể lao động
hoặc có thể phát sinh từ những, vấn đề mà các bên đã thỏa thuận, pháp luật quy định
trước đó, cũng có thể phát sinh từ những vấn đề mà pháp luật không quy định Thứ ba, TCUĐCN có tính đơn lẻ, không có tính tổ chức quy mô, phức tạp như
TCLĐ tập thẻ Loại tranh chap nay hồn tồn khơng có sự liên kết giữa những NLĐ
trong doanh nghiệp và không có sự tham gia của tổ chức công đoàn Nếu trong tranh chấp lao động tập thẻ, tính tập thể bao giờ cũng là yếu tố hàng đầu, giữa những NLĐ tham gia tranh chấp luôn có sự liên kết chặt chẽ với nhau, TCLĐTT thể hiện tính tổ chức Ngược lại, trong TCLĐCN, NLĐ tham gia tranh chấp đòi quyền lợi riêng cho cá nhân mình và giữa những cá nhân thường không có sự liên kết với nhau Mục đích của TCLĐ cá nhân nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của một cá nhân
NLĐ
~ Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân: Khái niệm giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Khi TCLĐCN phát sinh sẽ làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của một hoặc
cả hai bên tranh chấp Vì thế một trong hai bên có nhu cầu khôi phục quyền và lợi ích bị xâm phạm hoặc buộc bên kia phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình Khi này, sẽ phát sinh quan hệ về giải quyết TCLĐ giữa các bên tranh chấp với chủ thể có thấm quyền giải quyết tranh chấp
Theo quy định của pháp luật các quốc gia, chủ thé có thâm quyền giải quyết TCLĐ nói chung, TCLĐCN nói riêng thông thường là cơ quan, tổ chức do nhà nước thành lập hoặc quy định, có chức năng giải quyết tranh chấp lao động Mục đích của việc giải quyết này là: “øhằm khôi phục các quyền và lợi ích hợp
pháp của NLĐ hoặc NSDLĐ đã bị NSDLĐ hoặc NLĐ xâm hại; duy trì và củng cố
quan hệ lao động, đảm bảo sự ổn định trong sản xuất, kinh doanh trong đơn vị Bởi
vi khi TCLDCN xay ra, thì ít hoặc nhiều đều ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập của NLĐ cũng như tình hình sản xuất, kinh doanh của NSDLĐ Do đó, việc giải quyết
nhanh chóng, dứt điểm TCLĐCN có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với NLÐ mà
? Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo /rình Luật Lao động Việt Nam tập !, Nxb Công an nhân dân, 2020
Trang 16còn đối với NSDLĐ
Từ cách hiểu như trên, có thể đưa ra khái niệm giải quyết TCLĐCN như sau:
Giải quyết TCLĐCN là việc các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhà nước có thâm quyền
tiến hành những thủ tục theo luật định nhằm giải quyết những TCLĐCN khi có một
trong các bên yêu cầu
Phương thức giải quyết tranh chắp lao động cá nhân
Phương thức giải quyết TCLĐ cá nhân được hiểu là cách thức tiến hành giải
quyết TCLĐCN mà pháp luật quy định Theo đó, khi tiến hành giải quyết
TCLDCN, chu thé có thâm quyên bắt buộc phải tuân theo TCLĐ cá nhân thường
được giải quyết bằng các phương thức: thương lượng, hòa giải và tại tòa án
Giải quyết TCLĐCN bằng phương thức thương lượng: Thương lượng là một
quá trình các bên tranh chấp đưa vấn đề tranh chấp ra giải quyết trên tỉnh thần tự quyết định thông qua hình thức thỏa thuận với nhau về giải quyết tranh chấp đó
Thương lượng đề giải quyết TCLĐ cá nhân được xuất phát từ bản chất quan hệ
lao động, cách tốt nhất là các bên tự thương lượng và dàn xếp với nhau về giải
quyết Phương thức này có rất nhiều ưu điểm “Đó la khong chỉ giải quyết TCLĐ cá
nhân một cách nhanh chóng, kịp thời, bảo đảm quyên và lợi ích các bên trên cơ sở
các bên tự định đoạt, mà còn đơn giản, không tốn kém thời gian, tiền bạc, mặt khác
lại duy trì được quan hệ lao động"Ẻ
Tuy nhiên, pháp luật các nước cũng như pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể về cách thức tiến hành phương thức này Các bên có thẻ hoàn toàn tự quyết định và tổ chức tiễn hành thương lượng Cho nên không có cơ chế bảo đảm thực hiện kết qua thương lượng Vi thế, mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng giải quyết TCLĐCN bằng phương thức này trên thực tế, nếu mâu thuẫn các bên gay gắt thì khó thực hiện được
Giải quyết TCLĐCN bằng phương thức hòa giải: “Hòa giải là quá trình các bên tranh chấp đưa TCLĐ giữa họ ra nhờ người thứ ba (người trung gian) giải
Trang 17quyết Theo đó, bên thứ ba sẽ hỗ trợ các bên tranh chấp trong quá trình đàm phán,
hoặc khi đàm phán bề tắc thì bên thứ ba giúp họ đạt được thỏa thuận chung”.* Hòa giải để giải quyết TCLĐCN mang tính bắt buộc chỉ trừ một số TCLĐCN
“Thông qua hòa giải, các bên đễ đạt được kết quả của mình, bởi người hòa giải thông
thường là người hiểu biết pháp luật, hiểu biết điều kiện cụ thể của hai bên, có kinh
nghiệm trong công tác hòa giải
Cũng như phương thức thương lượng, phương thức hòa giải có ưu điểm rất lớn là giải quyết TCLĐCN một cách nhanh chóng, đúng pháp luật, vừa đảm bảo quyền và lợi ích hai bên, vừa không, tốn kém thời gian Từ đó, quan hệ lao động nhanh chóng được duy trì và ổn định Tuy nhiên, cũng do không có cơ chế đảm bảo thi hành biên bản hòa giải thành nên phương thức này cũng không giải quyết TCLĐCNỀ
một cách dứt điểm
Giải quyết TCLĐCN tại tòa án: Đây là cách thức giải quyết tranh chấp đo Tòa án với tư cách là cơ quan tài phán mang quyền lực nhà nước tiến hành theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định Bởi vậy, khi TCLĐ cá nhân không được giải quyết bằng
các phương thức thương lượng, hòa giải thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết Lý
đo là vì việc giải quyết TCLĐ cá nhân tại tòa án được tuân theo tình tự, thủ tục chặt
chẽ do pháp luật quy định, người tiến hành giải quyết TCLĐ cá nhân đều là những người có trình độ, hiều biết pháp luật lao động và pháp luật tố tụng, có kinh nghiệm
trong công tác xét xử Ngoài ra, “việc giải quyết TCLĐ cá nhân tại tòa án còn phải tuân theo các nguyên tắc chặt chẽ, có khả năng giải quyết dứt điểm các mâu thuẫn
giữa các bên và đặc biệt quyết định hoặc bản án của tòa án được đảm bảo tính
cưỡng chế thi hành của cơ quan thi hành án” Từ những lý do này, mà một số
TCLDCN, do cần đảm bảo quyền và lợi ích các bên, nhất là bên NLĐ nên pháp luật
quy định khi tranh chấp xảy ra, các bên có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ngay mà không nhất thiết phải thông qua phương thức hòa giải Chính vì vậy việc giải quyết các TCLĐCN tại tòa án có vai trò đặc biệt quan trọng Thực tế cho thấy, hầu hết các TCLĐCN đều được đưa ra tòa án giải quyết
* Trường Đại học Mở Hà Nội, Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Nxb Lao động, 2014 Š Trường Đại học Mở Hà Nội, Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Nxb Lao động, 2014
Trang 18Bên cạnh những ưu điểm trên, việc giải quyết TCLĐ cá nhân tại tòa án có một số hạn chế so với các phương thức giải quyết tranh chấp khác như thời hạn giải quyết vụ tranh chấp cũng có thé kéo dài do phải qua nhiều cấp xét xử, gây tốn kém thời gian, tiền bạc cho các bên tranh chấp
1.1.2 Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân - Khái niệm giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân
Quá trình giải quyết TCLĐCN có thể trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, thông qua các phương thức khác nhau như đã trình bày ở trên Trong đó phải khăng định rằng, giải quyết TCLĐCN tại tòa án là phương thức có tầm quan trọng đặc
biệt
Trên cơ sở những phân tích trên, có thể hiểu khái niệm giải quyết TCLĐCN tại
tòa án nhân dân là hoạt động giải quyết TCLĐCN do Tòa án là cơ quan tài phán mang quyền lực nhà nước tiến hành theo trình tự, thủ tục nhất định và phán quyết được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước
Từ khái niệm này, có thể thấy giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa
án có các đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, giải quyết TCLĐCN tại tòa án được thực hiện bởi tòa án với tư cách
là cơ quan tài phán mang tính quyền lực nhà nước và được tiền hành theo trình tự,
thủ tục tố tụng chặt chẽ
Tòa án: “là cơ quan tr pháp, được tổ chức chặt chẽ theo ngành dọc theo hệ thông tòa án cấp huyện đến tòa án cáp tỉnh, thành phố và đến tòa án cấp tối cao
Việc giải quyết TCLĐCN tại tòa án phải tuân theo trình tự, thủ tục chặt chế".° Nếu
vi phạm thủ tục tố tụng sẽ dẫn đến bản án, quyết định của tòa án có thể bị hủy
Ngoài ra đương sự có thể kháng cáo, yêu cầu tòa án xét xử lại, nếu thấy phán quyết của tòa án không thỏa đáng Với cơ chế nhiều cấp xét xử, pháp luật cho phép đương
sự thực hiện quyền kháng cáo đối với những bản án, quyết định chưa có hiệu lực
pháp luật của cấp xét xử sơ thẩm Ngay cả khi bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật, đương sự vẫn có quyền khiếu nại, người có thâm quyền kháng nghị bản * Trường Đại học Mở Hà Nội, Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Nxb Lao động, 2014
Trang 19án, quyết định của tòa án theo trình tự giám đốc thấm hoặc tái thẩm
Ngoài ra, hệ thống tòa án được phân chia theo địa giới hành chính lãnh thé tương ứng với bốn cấp thẩm quyền: tòa án cấp huyện, tòa án cấp tỉnh, tòa án cấp cao và tòa án tối cao Tòa lao động thuộc tòa án trực tiếp giải quyết các vụ án
TCLĐCN Hệ thống tòa lao động gồm: “Tòa lao động thuộc tòa án tối cao, Tòa lao
động thuộc tòa án cấp cao, Tòa lao động thuộc tòa án cấp tỉnh; các thẩm phán chuyên trách thuộc tòa án cấp huyện (trong trường hợp không có tòa lao động)”."
Thứ hai, giải quyết TCLĐCN tại tòa án là hoạt động giải quyết cuối cùng sau
khi TCLĐCN đã được giải quyết ở các giai đoạn khác mà không đạt kết quả (trừ một số trường hợp nhất định)
TCLĐCN có thể được giải quyết bằng nhiều phương thức khác nhau như: thương
lượng, hòa giải và tòa án Mỗi phương thức có những đặc trưng, ưu điểm, hạn chế
riêng như đã trình bày
Việc giải quyết TCLĐCN tại tòa án được tiến hành khi các phương thức thỏa thuận, hòa giải ở các giai đoạn trước đó đã được sử dụng nhưng không đạt kết quả điêu
Đối với đa số các TCLĐCN thì trước khi khởi kiện ra tòa án thủ tục hòa giả
kiện cần thiết để thụ lý vụ án TCLĐCN tại tòa án Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nhanh chóng nhằm tiếp tục quan hệ lao động, các bên TCLĐCN có thể khởi kiện thăng ra tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp dù chưa qua thủ tục thương lượng, hòa giải
Thứ ba, các phán quyết của tòa án về vụ án TCLĐCN được đảm bảo thi hành bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước thông qua cơ quan thi hành án
Sự bảo đảm thi hành phán quyết của tòa án bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước được coi là một ưu điểm, tạo ra sự khác biệt trong cơ chế thi hành phán quyết của các loại cơ quan tài phán Bởi biên bản hòa giải thành khi hòa giải viên lao động không được đảm bảo bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước mà do các bên đương sự tự nguyện thực hiện chứ không được đảm bảo bằng biện pháp cưỡng chế Nhà nước Nếu các bên không thực hiện thì bên kia không có quyền yêu cầu cơ
Trang 20quan thi hành án ra quyết định cưỡng chế thực hiện Nhưng đối với các bản án,
quyết định của tòa án thì các bên có nghĩa vụ phải thi hành, nếu các bên đương sự
không tự nguyện thi hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành thông qua hoạt động của cơ quan thi hành án Do đó “các TCLĐCN khởi kiện tại tòa án được giải quyết dứt điển và
có khả năng bảo vệ tốt hơn các quyên và lợi ích hợp pháp của NLĐ và NSDLĐ Quyết định, bản án của tòa án là quyết định cuối cùng trong giải quyết TOUĐCN”.Š
- Vai trò của giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân đân Thứ nhất, việc giải quyết tranh TCLĐCN tại tòa án góp phần giải quyết dứt điểm TCLĐCN, góp phần bao vé NLD, quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ, lợi
ích nhà nước và xã hội
Bắt kỳ chủ thể nào khi tham gia quan hệ lao động cũng đều quan tâm đến sự an toàn pháp lý Do đó, đòi hỏi mỗi quốc gia đều phải quan tâm xây dựng hệ thống pháp luật, gồm cả luật nội dung và hình thức Cụ thể là luật nội dung các quan hệ lao động quy định trong BLLĐ và tố tụng dân sự, lao động quy định trong BLTTDS Giải quyết TCLĐCN tại tòa án “phải đảm bảo tính dân chủ, bình đẳng trong giải quyết tranh chấp giữa các đương sự Cơ quan tòa án phải là nơi NLĐ và
NSDLĐ có quyên yêu câu trong trường hợp quyên và lợi ích của họ bị xâm phạm,
và đều nhận được sự bảo hộ cân thiết của pháp luật” Bên cạnh đó, thông qua hoạt
động xét xử của tòa án pháp luật nhằm giáo dục ý thức pháp luật, ngăn ngừa sự vi phạm pháp luật của các bên trong quan hệ lao động
Phán quyết của tòa án được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế Nhà nước nên quyền và lợi ích hợp pháp của các bên được đảm bảo thực hiện triệt để Bên cạnh đó việc giải quyết TCLĐCN tại tòa án được thực hiện bởi đội ngũ thâm phán và hội thâm nhân dân có năng lực, chuyên môn, kinh nghiệm nên hạn
chế được sự tùy tiện, trái pháp luật về nội dung và thủ tục trong việc giải quyết
tranh chấp Các thâm phán, hội thâm nhân dân xét xử độc lập và chỉ ra phán quyết trên cơ sở pháp luật, đảm bảo tính khách quan trong phán quyết của tòa án
Mục đích của việc giải quyết TCLĐCN tại tòa án không chỉ nhằm bảo vệ
Š Trường Đại học Luật Nội, Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, tập 1, Nxb Công an nhân dân, 2020 * Trường Đại học Mở Hà ội, Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Nxb Lao động, 2014
Trang 21NLD mà còn bảo vệ NSDLĐ kể cả khi họ là nguyên đơn hay bị đơn Bởi vì, người
đưa ra yêu cầu (nguyên đơn) chưa chắc đã là người có hành vi đúng đắn, hợp pháp
trong thực tế Do quá trình giải quyết TCLĐCN có sự tham gia và quan tâm của nhiều chủ thể, mỗi chủ thể có tư cách và mối quan tâm khác nhau, do đó quyền và lợi ích của
các bên tranh chấp luôn được đảm bảo
Thứ hai, việc giải quyết TCLĐCN tại tòa án góp phần quan trọng trọng việc duy trì và ồn định quan hệ lao động Xuất phát từ việc TAND nhân danh nhà nước giải quyết TCLĐCN nên đã thể hiện vai trò của nhà nước trong việc giải quyết các mâu thuẫn, xung đột về lợi ích trong quá trình tham gia quan hệ lao động của NLĐ và NSDLĐ nhằm mục đích bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên và duy trì trật tự, kỷ cương trong quan hệ lao động
Ngoài ra, việc TAND nhân danh nhà nước đưa ra các căn cứ pháp luật để giải
quyết TCLĐCN, nên khi đã có đầy đủ cơ sở pháp ly thi sé dé dang khiến các bên
tâm phục khâu phục, hiểu biết được pháp luật và từ đó tự điều chỉnh hành vi của
mình khi tham gia quan hệ lao động
Thứ ba, giải quyết TCLĐCN tại tòa án góp phần bảo vệ và tăng cường pháp
chế Việc thực thi pháp luật lao động trở thành một trong những vấn đề pháp lý có tầm quan trọng đặc biệt của bất kỳ một quốc gia nào, bởi vì bên cạnh việc ban hành pháp luật, việc thực hiện pháp luật thì Nhà nước cần có những biện pháp bảo đảm cho việc thi hành pháp luật được thực hiện một cách nghiêm chỉnh Pháp luật về tố tụng lao động, “vừa là một biện pháp bảo vệ sự đúng đắn và trong sạch của pháp
luật, trực tiếp là pháp luật lao động”.9 Chính vì hoạt động đó mà việc giải quyết
TCLĐCN tại tòa án góp phần tăng cường pháp chế lao động và đảm bảo cho pháp luật lao động được thi hành nghiêm chỉnh trong đời sống lao động và đời sống xã
hội
Thứ tư, giải quyết TCUĐCN tại tòa án góp phần hoàn thiện các quy định về tài phán lao động và pháp luật về tài phán nói chung Thông qua hoạt động của các cơ quan tố tụng đối với các vụ TCLĐCN các cơ quan nhà nước đúc rút những kinh nghiệm quý báu từ thực tiễn để sửa đổi, bổ sung các quy định không còn phù hợp,
Trang 22nhằm tăng cường hiệu quả pháp lý của các quy định đó
Ngoài ra, các hoạt động tổng kết kinh nghiệm xét xử và giải quyết TCLĐ nói
chung, TCLĐCN nói riêng hằng năm của ngành tòa án có khả năng cung cấp cho các nhà lập pháp những tri thức quý báu đề sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các
quy định về giải quyết TCLĐCN nói riêng và các quy định về giải quyết TCLĐ nói chung 1.2 Điều chỉnh pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân 1.2.1 Khái niệm pháp luật giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân
Trong điều kiện kinh tế thị trường và sự tồn tại của thị trường lao động, tranh chấp lao động là hiện tượng mang tính khách quan Nhằm bình ổn quan hệ lao động, tạo điều kiện cho thị trường lao động phát triển ổn định và bền vững, TCLĐ cần được giải quyết một cách phù hợp và thỏa đáng Khi TCLĐ xảy ra, các bên có thể “sử dựng nhiều phương thức để giải quyết khác nhau như: Thương lượng, hòa giải, trọng tài và giải quyết tại tòa án Nếu như thương lượng là phương thức giải
quyết chỉ do hai bên tranh chấp tự tiễn hành hòa giải thì trọng tài và giải quyết
tranh chấp tại tòa án có sự tham gia của chủ thể thứ ba".!" Tuy nhiên phương thức giải quyết tranh chấp tại tòa án có nhiều điểm khác biệt Biện pháp giải quyết tranh chấp tại tòa án là biện pháp được sử dụng khi các biện pháp khác được sử dụng nhưng không đạt kết quả
Tòa án là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Bằng hoạt động của mình, tòa án góp phan giáo dục công dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống các vi phạm pháp luật
Trang 23Giải quyết TCLĐCN là việc các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành những thủ tục theo luật định nhằm giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa cá nhân NLĐ với NSDLĐ về việc thực hiện quyền nghĩa vụ và lợi ích của hai bên trong quan hệ lao động hoặc quan hệ liên quan đến quan hệ lao động, nhằm khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm hại Việc giải quyết TCLĐCN tại tòa án là hoạt động giải quyết TCLĐCN do tòa án với tư cách là cơ quan tài phán mang quyền lực Nhà nước tiến hành theo trình tự, thủ tục nhất định khi nhận được đơn yêu cầu của một trong các bên tranh chấp
Hiện nay trong pháp luật lao động chưa có một định nghĩa chính thức về giải quyết TCLĐCN tại tòa án Tuy nhiên từ những phân tích trên, có thể hiểu: Giải quyết TCLĐCN tại tòa án là tổng hợp các quy định của nhà nước về hoạt động giải quyết TCLĐCN giữa một hoặc một nhóm người lao động với người sử dụng lao động, có liên quan đến hợp đồng lao động bằng một bản án, quyết định do tòa án với tư cách là cơ quan tài phán mang quyền lực Nhà nước tiến hành theo trình tự,
thủ tục nhất định và phán quyết được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước
1.2.2 Nội dung pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân
Điều chỉnh pháp luật đối với giải quyết TCLĐCN hướng tới mục đích bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ và NLĐ Sự can thiệp của Nhà nước thông qua các quy phạm pháp luật sẽ đảm bảo quyền và lợi ích của các bên được thực hiện
cụ thể thông qua cơ quan tài phán là tòa án “Töa án là một thiết ché đặc biệt có
chức năng giải quyết tranh chấp và là công cu dé thực hiện quyền tư pháp mang tính quyên lực Nhà nước”.!” Những nội dung điều chỉnh pháp luật về giải quyết TCLĐCN tại TAND bao gồm: nguyên tắc giải quyết TCLĐCN, thâm quyền của tòa
án, thời hiệu khởi kiện, trình tự, thủ tục giải quyết TCLĐCN tại tòa án
- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án được hiểu là
những tư tưởng chỉ đạo quán xuyến và xuyên suốt các quy phạm pháp luật về giải '? Phạm công Bảy, Giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án nhân dân, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2017
Trang 24quyết TCLĐCN Nhằm định hướng cho việc giải quyết TCLĐCN, pháp luật các
quốc gia đã đề ra một số nguyên tắc giải quyết TCLĐ nói chung trong đó cũng chính là nguyên tác giải quyết TCLĐCN Tỉnh thần của các nguyên tắc này được thể hiện rất rõ qua các quy định cụ thẻ về cơ quan giải quyết và trình tự giải quyết tranh chấp lao động
Nội dung các nguyên tắc giải quyết TCLĐ vừa bao hàm những yêu cầu chung
đối với việc giải quyết tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực dân sự, vừa bao hàm những yêu cầu dành riêng cho việc giải quyết TCLĐ Giải quyết TCLĐCN “không
đơn giản là tìm ra một giải pháp công bằng và hợp pháp cho các bên tranh chấp
mà còn phục vụ các mục tiêu khác như duy trì sự ổn định của quan hệ lao động Những mục tiêu này bắt nguôn từ những đặc thù của TCLĐCN — loại tranh chấp thường liên quan trực tiếp đến đời sống của NLĐ và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nên kinh tế và trật tự an toàn xã hột"
Tùy vào điều kiện kinh tế - xã hội và quan điểm của mình mà các quốc gia quy định nguyên tắc giải quyết TCLĐ nói chung, nguyên tắc giải quyết TCLĐCN nói riêng Ở một số quốc gia trong đó có Việt Nam, khi giải quyết TCLĐCN, cơ quan, tô chức, cá nhân có thâm quyền phải tuân theo các nguyên tắc quy định trong BLLĐ Ngoài ra, TCLĐCN cũng là tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội dân sự, vì thế khi xét xử vụ TCLĐCN tại tòa án, chủ thể có thâm quyền còn phải tuân theo các nguyên tắc quy định trong BLTTDS
Các nguyên tắc giải quyết TCLĐCN được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc chung trong quá trình giải quyết TCLĐ tại bước thương lượng, hòa giải và kể cả khi TCLĐCN được giải quyết tại tòa án Trong đó phải bảo đảm và tôn trọng các bên tự thương lượng, quyết định trong giải quyết TCLĐCN Thông qua hòa giải trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của các bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật Việc giải quyết TCLĐCN phải đảm bảo nguyên tắc chung là công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng, đúng pháp luật Đồng thời phải bảo đảm sự
tham gia của đại diện các bên tranh chấp trong quá trình giải quyết TCLĐCN Việc giải ' Nguyễn Xuân Thu, Giải quyết tranh chấp lao động, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 5/2019
Trang 25quyết TCLĐCN do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết TCLĐCN tiến
hành sau khi một trong hai bên có đơn yêu cầu do một trong hai bên từ chối thương
lượng, thương lượng nhưng không thành hoặc thương lượng thành nhưng một trong hai bên tranh chấp không thực hiện
Cùng với đó, khi giải quyết TCLĐCN tại tòa án, cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thấm quyền còn phải tuân thủ các nguyên tắc được quy định trong pháp luật tố tụng dân sự Trong quá trình giải quyết TCLĐCN, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền và các bên tranh chấp phải bảo đảm các quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự, cung cấp chứng cứ và chứng minh, các nguyên tắc bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng; bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi hợp pháp của đương sự, Mục đích đặt ra là nhằm bảo đảm quyền và lợi ích các bên tranh chấp, tuân thủ quy định của pháp luật
trong quá trình giải quyết TCLĐCN
- Thẩm quyền của tòa án nhân dân trong giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Để việc giải quyết TCLĐCN được thực hiện đúng pháp luật và đảm bảo hiệu
quả, một trong những yêu cầu đặt ra là tranh chấp phải được tòa án đúng thảm quyền giải quyết
Trên thế giới, pháp luật các quốc gia đều quy định tòa án có thấm quyền giải quyết TCLĐCN Quá trình xét xử của Tòa án kết thúc bằng việc ra các bản án, quyết định về vụ tranh chấp hoặc một việc nào đó thuộc các lĩnh vực khác nhau của
đời sống xã hội nhằm bảo vệ pháp chế và lẽ phải
Ở một số nước như: Anh, Cộng hòa Liên Bang Đức, Thụy Điền, Phap, Toa Lao động thuộc hệ thống cơ quan Tư pháp nhưng không hẳn nằm trong hệ thống
dọc của Tòa án mà thường tổ chức như một loại Tòa án đặc biệt tuy nhiên quyền
hậu kiểm tối cao về mặt pháp lý vẫn thuộc tòa án tối cao Tại Cộng hòa Liên Bang
Đức, Tòa Lao động là một hệ thống Tòa án độc lập, có quyền giải quyết TCLĐ cá nhân và TCLĐ tập thể Tòa án lao động gồm: 03 cấp: Tòa án lao động (cấp sơ thâm), Tòa án lao động bang (cấp phúc thâm), Tòa án Lao động Liên bang (cấp giám đốc thẩm, tái thâm) Thm phán của HĐXX tại Tòa án Lao động và Tòa án lao
Trang 26động bang gồm 01 thẩm phán chuyên nghiệp và 02 thâm phán danh dự (thâm phán
không chuyên) Tại tòa án Liên bang gồm 03 thâm phán chuyên nghiệp và 03 thảm phán danh dự, trong đó 01 thẩm phán danh dự đại diện cho giới chủ và 01 thẩm
phán danh dự đại diện cho giới thợ '*
Có thẻ thấy việc thành lập một hệ thống tài phán lao động riêng biệt là một
việc làm hữu ích Bởi các bên đều có khả năng đạt được thỏa hiệp vì mỗi bên đều có đại diện trong Hội đồng xét xử nên các phán quyết sẽ dễ được bên thua chấp nhận hơn Thêm vào đó các thâm phán có kiến thức chuyên sâu về pháp luật lao động và kinh nghiệm trong quan hệ lao động Do đó việc tranh tụng tại Tòa sẽ hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu giải quyết nhanh chóng, kịp thời của các TCLĐCN
Ở một số quốc gia khác như: Thái Lan, Việt Nam, Nhật Bản Tòa Lao động
nằm trong hệ thống Tòa Dân sự chung và hoạt động theo những quy tắc trong BLTTDS Chẳng hạn ở Thái Lan, hệ thống Tòa án gồm: Tòa Hiến pháp, Tòa Tư pháp, Tòa Hành chính và Tòa Quân đội Tòa Tư pháp gồm hai bộ phận: Hành chính và xét xử Các Tòa tư pháp được phân thành ba cấp: Tòa sơ thẩm, Tòa phúc thâm và Tòa tối cao Tòa sơ thẩm gồm tòa xét xử chung và tòa chuyên biệt Hiện nay ở Thái Lan có 05 tòa chuyên biệt: Tòa Gia đình và vị thành niên, Tòa Lao động, Tòa Thuế,
Tòa sở hữu trí tuệ và Thương mại Quốc tế, Tòa Phá san.'* Việc thành lập tòa
chuyên biệt nhằm giải quyết các vụ, việc theo từng lĩnh vực một cách có hiệu quả Bên cạnh đó, các thẩm phán có chuyên môn cao về lĩnh vực nào sẽ giải quyết ở lĩnh vực đó Điều này góp phần nâng cao chất lượng xét xử và hiệu quả giải quyết các tranh chấp 5
Ngoài việc xác định thể chế tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân, pháp luật còn xác định các tranh chấp lao động nào thuộc thâm quyền giải quyết của tòa án (thẩm quyền theo vụ việc) Tòa án các cấp có quyền giải quyết loại tranh chấp cá nhân nào (thâm quyền theo cấp), tòa nào có thẩm quyền giải
'*Lê Thị Hường, “Giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật
học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2019, tr 14
'Š Phạm Hồng Quân, “Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao đông cá nhân và thực tiễn áp dụng tại tình Yên
Bai”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2017, tr 19
' Phạm Hồng Quân, “Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao đông cá nhân và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Yên
Bái", Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2017, tr 19
Trang 27
quyết (thẩm quyền theo lãnh thổ) và các đương sự có quyền lựa chọn tòa án Việc phân định thẩm quyền giữa các cấp tòa án chủ yếu dựa vào tính chất của các loại việc tranh chấp Tùy thuộc vào tính chất phức tạp của các tranh chấp cũng như năng lực xét xử của các cấp tòa án mà pháp luật quy định TCLĐCN thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tòa án nào Theo yêu cầu của nguyên tắc độc lập các cấp tòa độc
lập với nhau trong hoạt động xét xử
Ở Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 ghi nhan “Toa án nhân đân là cơ quan xét
xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyên tr pháp bd? Cu
thể tòa án có chức năng xét xử các vụ án nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lý,
bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ
lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Như vậy, xét
xử là chức năng đặc thù của tòa án, do đó việc xác định thẩm quyền giữa các tòa án là một việ:
hết sức quan trọng Xác định thẩm quyền đúng sẽ tránh việc chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ giữa tòa án với các cơ quan Nhà nước, các tòa án với nhau từ đó góp phần giải quyết các tranh chấp một cách nhanh chóng, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật
- Thời hiệu khởi kiện tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án
Thời hiệu giải quyết TCLĐCN được hiểu là khoảng thời gian hiệu lực do pháp luật quy định mà trong khoảng thời gian đó các bên TCLĐCN được quyền yêu cầu
các cơ quan, tô chức cá nhân có thảm quyên giải quyết TCLĐCN Ngoài thời gian hiệu lực đó, các bên không được quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức giải quyết TCLĐCN Cũng theo tỉnh thần đó, “các cơ quan, tổ chức có thầm quyền giải quyết
TCLĐCN được quyền từ chối, không thụ lý giải quyết TCLĐCN đã hết thời hiệu
yêu cầu giải quyết, nếu thụ lý giải quyết thì coi như vi phạm pháp luật về giải quyết
TCLĐCN Các kết quả giải quyết TCLĐCN không có giá trị pháp lý thi hành”.'Š
Tuy nhiên, pháp luật không cản trở việc các bên giải quyết TCLĐCN bằng các
Trang 28Tùy thuộc vào cơ sở lý luận và thực tiễn nhất định, tác động của các quy định đối với xã hội, NLĐ, NSDLĐ và công tác xét xử của Tòa án mà ở mỗi quốc gia quy định về thời hiệu nói chung và thời hiệu khởi kiện vụ án TCLĐCN nói riêng ở mỗi quốc gia lại được xác lập khác nhau Chằng hạn Trung Quốc quy định thời hạn tính
thời hiệu trong giải quyết TCLĐCN là 15 ngày kể từ ngày nhận được phán quyết
của trọng tài lao động Tại Việt Nam, thời hiệu khởi kiện được quy định trong
BLLD nam 2012 va BLTTDS nam 2015
- Trinh tu, thi tuc giai qu ét tranh chap lao động cá nhân tại tòa án nhân dân Trình tự, thủ tục giải quyết TCLĐCN được hiểu là các bước mà pháp luật
quy định, theo đó khi tiến hành giải quyết TCLĐCN tại Tòa án, chủ thể có thảm
quyền giải quyết và các bên TCLĐCN phải tuân theo Cụ thể các bước như: Khởi
kiện vụ án, thụ lý vụ án, hòa giải vụ án, phiên tòa xét xử, kháng cáo, kháng nghị
(nếu có)
Theo pháp luật Thái Lan, trong Đạo luật về tô chức hoạt động của Tòa án lao động va các quy tắc Tố tụng, việc giải quyết TCLĐCN tại Tòa án được thực hiện theo trình tự, thủ tục: Các bên tranh chấp khởi kiện ra Tòa án lao động dưới hình thức văn bản hoặc bằng miệng tại trụ sở Tòa án Lao động Nếu vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án lao động, chánh án Tòa Lao động sẽ phân công thâm phán và bồi thẩm viên lao động trực tiếp giải quyết vụ việc Thâm phán phụ trách sẽ định ngày xét xử và không được trì hỗn đồng thời thơng báo cho nguyên đơn, bị đơn đến Tòa án Trước khi xét xử, Tòa án Lao động sẽ tiến hành hòa giải để các bên có thẻ thỏa
thuận với nhau về vụ việc.'” Trường hợp cần thiết có thể tiến hành hòa giải bí mật
với sự có mặt của các bên Nếu hòa giải không thành thì sẽ đưa vụ việc ra xét xử Dé dam bao cho việc xét xử diễn ra nhanh chóng, Tòa sẽ yêu cầu nguyên đơn trình bày và bị đơn trả lời bằng văn bản Các bên được yêu cầu cung cấp chứng cứ chứng mỉnh cho quan điểm của mình Trường hợp nguyên đơn sau khi đã biết lệnh và
ngày xét xử của Tòa mà vắng mặt không có lý do thì Tòa án sẽ coi đó là cử chỉ từ
chối tố tụng và xóa tên vụ việc trong danh sách Nếu bị đơn vắng mặt, Tòa vẫn đưa
'? Lê Thị Hường, “Giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật
Trang 29vụ việc ra giải quyết Tòa án cũng có quyền tự mình thu thập chứng cứ và triệu tập
nhân chứng, vật chứng do các bên đưa ra và xác minh các loại chứng cứ đó Tòa án
phải tiến hành tô tung mộ cách nhanh chóng, khơng được trì hỗn, trong trường hợp cần thiết, thời gian kéo dài không quá 07 ngày Trong quá trình tố tụng, Tòa án luôn có quyền và trách nhiệm giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận Trước khi tuyên án, Tòa án có thể tiếp tục tiến hành tố tụng nếu Tòa án cho rằng điều đó là phù hợp với công lý Trong vòng 03 ngày kẻ từ ngày chấm dứt việc xét xử, Tòa án phải thông
báo cho các bên bằng bản án với đầy đủ chữ ký của thẩm phán và bồi thâm viên lao
động
Trường hợp không đồng ý với kết quả của bản án hoặc quyết định của Tòa án Lao động, các bên có quyền kháng cáo lên Tòa án Tối cao Vương quốc Thái Lan, đồng thời gửi bản yêu cầu kháng cáo cho Tòa án Lao động đã ra bản án, quyết định đó Kế từ ngày nhận được bản sao về việc kháng cáo do Tòa án Lao động thông báo, bên kia phải trả lời Tòa án trong vòng 07 ngày Nếu hết thời hạn mà không trả
lời được thì Tòa Lao động sẽ gửi hồ sơ lên Tòa án Tối cao Quyết định của Tòa án
Tối cao về vụ việc là quyết định cuối cùng trong việc giải quyết TCLĐCN.”?
' Hoàng Thị Yến, *Pháp luật về giải quyết tranh chap lao động cá nhân tại tòa án nhân dân và thực tiễn xét
xử tại Tòa án nhân đân thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”, Luận văn thac sĩ luật học, Trường Đại học Mở Hà Nội, 2018, tr 20
Trang 30Kết luận Chương 1
Tranh chấp lao động cá nhân là hiện tượng mang tính khách quan trong quan
hệ lao động của nền kinh tế thị trường Giải quyết TCUĐCN nhằm khôi phục quyền và lợi ích các bên khi xâm phạm là nhu cầu tất yếu của NLĐ và NSDLĐ Trong các
phương thức giải quyết TCLĐCN thì phương thức giải quyết tại tòa án là phương thức quan trọng, có hiệu quả cao trong việc bảo đảm quyền và lợi ích của các bên tranh chấp
Việc giải quyết TCLĐCN tại tòa án được pháp luật các quốc gia điều chỉnh Tùy vào điều kiện cụ thể mà các quốc qia quy định thể do một hoặc nhiều ngành
luật điều chỉnh Trường hợp nhiều ngành luật điều chỉnh, thông thường, là luật lao
động và luật tố tụng dân sự Nội dung điều chỉnh về các vấn đề: các nguyên tắc giải quyết TCLĐCN, thảm quyền giải quyết TCLĐCN, thời hiệu giải quyết TCLĐCN; trình tự, thủ tục giải quyết TCLĐCN
Có thể thây rằng, giải quyết TCLĐCN tại tòa án có vai trò rất lớn trong việc
giải quyết đứt điểm tranh chấp, vừa bảo đảm quyền, lợi ích các bên tranh chấp vừa
gop phan 6n dinh quan hệ lao động
Trang 31CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VỀ GIẢI QUYÉT TRANH CHÁP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
2.1 Thực trạng pháp luật về nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Theo quy định tại Điều 180 BLLĐ năm 2019, việc giải quyết tranh chấp lao động nói chung trong đó có TCLĐCN phải tuân theo các nguyên tắc sau:
2.1.1 Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượngcủa các bên trong suỗt quá trình giái quyết tranh chấp lao động
Một trong các tư tưởng chỉ đạo quan trọng đối với giải quyết TCLĐCN là tôn
trọng sự quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp Điều này phù hợp với tính chất
của quan hệ lao động — quan hệ được thiết lập dựa trên sự tự do thỏa thuận của NLD và NSDLĐ Nguyên tắc tôn trọng quyết định quyền tự định đoạt của các bên cũng được ghi nhận tại Điều 5 BLTTDS năm 2015
Theo quy định, các chủ thể của quan hệ lao động tự do thỏa thuận hợp đồng lao động trong khuôn khổ pháp luật lao động quy định Khi các bên không thực hiện đúng các nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, vi phạm quyền và lợi ích của các bên dẫn tới TCLĐCN Nguyên tắc này tôn trọng quyền tự định đoạt và đề cao ý chí của các bên tranh chấp Quyền tự định đoạt của các bên không chỉ được đảm bảo thực hiện trước khi các bên đưa vụ TCLĐCN ra tô chức, cơ quan có thẩm quyền giải quyết, mà ngay cả khi đã yêu cầu tổ chức, cơ quan có thẩm quyền giải
quyết các bên vẫn có quyền tự quyết định giải quyết vụ tranh chấp của mình
2.1.2 Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung
của xã hội, không trái pháp luật
Đây là nguyên tắc giải quyết TCLĐCN tiếp tục quá trình thương lượng, thỏa thuận giữa hai bên có sự thuyết phục và giải thích của hòa giải viên Nội dung của nguyên tắc này thể hiện là trước khi mở phiên tòa xét xử TCLĐCN, hòa giải là một
Trang 32thủ tục bắt buộc mà Tòa án phải thực hiện Bất kì thời điểm nào trong các giai đoạn
tiếp theo của quá trình giải quyết TCLĐCN tại tòa án, nếu có khả năng hòa giải
thành thì tòa án tiến hành hòa giải Sự thỏa thuận của các đương sự nếu hòa giải thành được Tòa án công nhận bằng quyết định công nhận sự thỏa thuận của các
đương sự
Nguyên tắc này có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm để cao sự tự thỏa thuận và ý chí của mỗi bên tham gia tranh chấp Tòa án đứng ra hòa giải tranh chấp, hướng dẫn các bên thương lượng, đưa ra các gợi ý về hướng giải quyết trnh chấp cho các bên tham khảo Sự tham gia hòa giải của Tòa án mà đó là thẩm phán — những người có trình độ và am hiểu quy định của pháp luật lao động, dễ tạo sự tin tưởng cho các bên tranh chấp Hòa giải theo quy định của BLLĐ năm 2019 chính là kết quả tự quyết định của hai bên tranh chấp, bởi vì, các bên phải cùng nhau đồng ý với phương án hòa giải của hòa giải viên thì mới có thể lập biên bản hòa giải thành,
ngược lại nếu các bên không đồng ý thì việc giải quyết TCLĐCN của hòa giải viên
lao động sẽ không đạt kết quả
2.13 Công khai, mình bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật
Công khai, minh bạch nói lên cách thức tổ chức giải quyết TCLĐCN Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết một cách công khai, ai quan tâm đều có thể tham dự phiên họp phiên tòa và kết quả giải quyết phải được công bố công khai, không được coi là một loại thông tin bảo mật
Để đảm bảo tính khách quan trong việc giải quyết TCLĐCN đòi hỏi tô chức, cá
nhân có thâm quyền phải thu thập chứng cứ, nghiên cứu hồ sơ và đánh giá chứng cứ
một cách khách quan, đứng ở vị trí trung lập, giữ thái độ khách quan, không thiên vị, không định kiến trong quá trình giải quyết TCLĐCN và căn cứ vào các tình tiết
khách quan của vụ việc đẻ xây dựng phương án hòa giải hoặc ra các quyết định giải
quyết
Tranh chấp lao động cá nhân, bên cạnh những tác động tích cực còn có không
ít tác động tiêu cực tới NSDLĐ, NLĐ và xã hội Hơn nữa trong nhiều trường hợp,
sau quá trình giải quyết tranh chấp, quan hệ lao động của các bên vẫn tiếp tục được
Trang 33duy trì Vì vậy, tranh chấp lao động cần phải được giải quyết kịp thời, nhanh chóng dé phòng ngừa và khắc phục những tác động tiêu cực nói trên
Giải quyết TCLĐCN đúng pháp luật là “yêu cẩu tất nhiên của công tác giải
quyết TCLĐ nói chung Khi hòa giải viên lao động xây dựng phương án hòa giải hoặc chấp nhận phương án hòa giải do hai bên đưa ra và khi tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên hoặc ra quyết định, bản án để giải quyết
tranh chấp đều phải dựa trên cơ sở pháp luật”.ˆ" Đúng pháp luật là yêu cầu và trách
nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành giải quyết vụ TCLĐ nói chung,
TCLĐCN nói riêng, đồng thời là mong muốn chính đáng của các bên tranh chấp và
của toàn xã hội Do đó nguyên tắc đúng pháp luật vùa có tính độc lập, vừa có tính bao quát về các vấn đề khác có liên quan
2.1.4 Báo đảm sự tham gia của đại điện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Đây là một nguyên tắc đặc thù trong việc giải quyết TCLĐ nói chung, TCLĐCN nói riêng, khác hẳn với giải quyết tranh chấp thương mại hay dân sự Phạm vi của nguyên tắc này không chỉ gói gọn ở việc các bên có quyền thông qua đại diện của mình để tham gia quá trình giải quyết TCLĐCN mà quan trọng là sự tham gia của các tổ chức đại diện các bên vào quá trình giải quyết tranh chấp Theo quy định pháp luật, các tổ chức đại diện này có thê cử đại diện tham gia quá trình
giải quyết TCLĐ để bảo vệ quyền và lợi của các bên
Theo quy định, đại diện của bén NLD “Ja tổ chức cơng đồn cơ sở hoặc tô
chức của NLĐ tại doanh nghiệp khi NLĐ yêu câu Còn đại diện của bên NSDLĐ là
Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), Liên minh hop tac xa Viét
Nam (VCA) hoặc tổ chức đại điện khác”.”” Đại điện của các bên thường là những
người am hiểu pháp luật, hiểu điều kiện của các bên vì vậy có thể giúp các cơ quan có thẩm quyền đánh giá về tranh chấp chính xác hơn, từ đó đưa ra bản án hoặc quyết định giải quyết TCLĐCN phù hợp Nguyên tắc này có mục đích quan trọng góp phần đề cao vai trò, vị trí của Công đoàn và với tư cách là người bảo về quyền
?Ì Lê Thị Hường, “Giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật
học, Trường Đại học Mở Hà Nội, 2019
* BLLD nam 2019
Trang 34
và lợi ích hợp pháp cho NLĐ, tổ chức đại diện NSDLĐ mà NSDLĐ tham gia, đồng thời góp phần cân bằng lợi thế về quyền và nghĩa vụ của các bên khi tiến hành giải
quyết TCLĐCN
2.1.5 Việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân do cơ quan, tổ chức, cá nhân
có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiễn hành sau khi có yêu cầu của bên tranh
chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý
Nguyên tắc này cũng nhấn mạnh thẩm quyền giải quyết TCLĐCN và thời
điểm các chủ thể có thẩm quyền được thụ lý giải quyết TCLĐCN Đồng thời
nguyên tắc này cũng một lần nữa “khẳng định sự coi trọng của pháp luật đối với quyên tự thương lượng của các bên Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chỉ thụ lý giải quyết TCLĐCN khi các bên tranh chấp không thương lượng được với nhau, hoặc đã thương lượng thành nhưng sau đó không thực hiện, nhằm bảo đảm quyên tự định đoạt của các bên vẻ quyền và lợi ích của mình được giải một cách
triệt để, tránh những bắt đồng vẫn có thể xảy ra”
Tuy nhiên, những nội dung trong nguyên tắc này chủ yếu liên quan đến thủ tục giải quyết TCLĐCN, vì thế với tư cách là nguyên tắc giải quyết tranh chấp thì cũng cần phải xem lại, nhằm bảo đảm đúng tính chất của một nguyên tắc là tư tưởng chỉ đạo, quán xuyến các quy định của pháp luật về giải quyết TCLĐCN
Ngoài những nguyên tắc được phân tích ở trên, khi tiến hành giải quyết TCLĐCN tại TAND, các chủ thể có thâm quyền phải tuân theo các nguyên tắc cơ
bản của BLTTDS năm 2015, được quy định tại chương 2, từ Điều 3 đến Điều 25
của Bộ luật Cụ thể BLTTDS năm 2015 đã quy định về các nguyên tắc cơ bản như: “Tuân thủ pháp luật trong tô tụng dân sự, Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự, cung cấp chứng cứ và chứng mình trong 16 tụng dân sự, trách nhiệm cưng cáp tài liệu, chứng cứ của cơ quan, tô chức, cá nhân có thâm quyền, bình
Trang 35đẳng về quyên và nghĩa vụ trong tô tụng dân sự, bảo đảm quyền bảo vệ quyên và lợi „24
ích hợp pháp của đương sự, hòa giải trong 16 tụng dân sự
2.2 Thực trạng pháp luạt về thẩm quyền của tòa án nhân dân trong việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
2.2.1 Thẩm quyền chung (thấm quyền theo vụ việc)
Theo quy định của BLTTDS năm 2015, TCLĐCN được xét xử ở TAND phải là TCLĐCN giữa người lao động hoặc tranh chấp giữa tập thẻ NLĐ với NSDLĐ
TCLĐCN này được hòa
động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hòa giải không thành hoặc một trong
viên lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà hòa giải viên lao động không tiến
hành hòa giải, thì khi đó một hoặc cả hai bên tranh chấp yêu cầu tòa án giải quyết
Riêng các TCLĐCN quy định tại khoản 1 Điều 188 BLLĐ năm 2019 cũng như
khoản 1 Điều 31 BLTTDS năm 2015 thì không nhất thiết phải qua thủ tục hòa giải,
cụ thể là: “Tranh chap vỀ xứ lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh
chấp về trường hợp bị đơn phương chấm đứt hợp đông lao động; tranh chấp vẻ bôi
thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm ditt hop đồng lao động; tranh chấp giữa người
giúp việc gia đình với NSDLĐ; tranh chấp về bảo hiểm xã hội theo quy định của
pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo
hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật vỀ an toàn, vệ
sinh lao động; tranh chấp về bôi thường thiệt hại giữa NLĐ với doanh nghiệp, don
99 25 vị sự nghiệp công lập đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp dong 2
So với trước đây, BLTTDS năm 2015 đã quy định cụ thể, chỉ tiết hơn các tranh
chấp không phải hòa giải tại cơ sở Theo đó các quy định về các TCLĐCN được
giải quyết tại TAND không nhất thiết phải đưa ra hòa giải tại cơ sở đã cơ bản nhất quán với quy định tại BLLĐ, đồng thời đã quy định một cách đầy đủ, cụ thể, rõ ràng hơn Tuy nhiên, BLLĐ năm 2019 đã bổ sung thêm loại tranh chấp lao động cá
? Bộ Luật Tó tụng Dân sự năm 2015 |
*Š Khoản 1 Điều 18§ BLLĐ năm 2019 cũng như khoan 1 Digu 31 BLTTDS nam 2015
Trang 36
nhân không nhất thiết phải qua hòa giải mà các bên có thể yêu cầu TAND giải
quyết Đó là TCLĐCN giữa NLĐ cho thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao
động Vì vậy pháp luật về tố tụng cần nhanh chóng bổ sung quy định này dé thé
hiện sự phù hợp và thống nhất trong hệ thống pháp luật, bảo đấm tinh kha thi trong thực tiễn 2.2.2 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo cấp của tòa án nhân dân - Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của tòa án nhân dân cấp huyện
Theo quy định tại Điều 35 BLTTDS năm 2015, TAND cấp huyện có thẩm
quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những TCLĐCN quy định tại Khoản 1 Điều
32 của BLTTDS, trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Đối với những Tòa án cấp huyện có tòa chuyên trách, TCLĐ cá nhân giữa NLĐ
và NSDLĐ quy định tại khoản 1 Điều 36 BLTTDS thuộc thấm quyền: “Téa dn nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về
đâm sự, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyên cia Tòa án nhân đân cáp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này”.ˆ" Như vậy theo quy định đối với
những tòa án cấp huyện có tòa chuyên trách, TCLĐ cá nhân sẽ do tòa chuyên trách của TAND cấp huyện giải quyết Nếu chưa có tòa chuyên trách thì thẩm phán chuyên trách do chánh tòa phân công giải quyết TCLĐCN
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của tòa án nhân dân
cấp tỉnh
Theo quy định tại Điều 37 BLTTS năm 2015, Tòa lao động TAND cấp tỉnh có
thâm quyền giải quyết theo trình tự sơ thâm các TCLĐCN sau:
%1) Tòa án nhân dân cap tinh có thẩm quyên giải quyết theo thủ tục sơ thầm
những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyên giải quyết của TAND cáp huyện tại Điều 35 BLTTDS mà Tòa án nhân dân cáp tỉnh tự mình lây lên đề giải quyết khi xét thấy cần
?“ Khoản 1 Điều 36 BLTTDS năm 2015
Trang 37thiết hoặc theo đề nghị của TAND cấp huyện; 2) Những tranh chấp mà có đương sự
hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc can phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có
thẩm quyền của nước ngồi khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện"
Tòa lao động TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định lao động chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của BLTTDS năm
2015
- Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp cao
Theo Điều 29 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, TAND cấp Cao có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
%1) Phúc thẩm vụ, việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của TAND tỉnh, thành
phô trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyên theo lãnh thổ chưa có hiệu
lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tỐ tụng;
3) Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của
TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật TỔ tụng” 5
Thẩm quyền giải quyết TCLĐCN thuộc về Ủy ban thâm phán TAND cấp cao, Tòa chuyên trách TAND cấp cao Cụ thể Ủy ban thẩm phán TAND cấp cao giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, TAND huyện, quận, thị xã, thành phó thuộc tỉnh
và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng Tòa chuyên trách TAND cấp cao phúc thấm vụ việc mà bản
án, quyết định của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi
thâm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng
? Điều 37 BLTTS năm 2015
Trang 38- Thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao
Hội đồng thâm phán TAND tối cao có thâm quyền giám đốc thẩm, tái thâm bản
án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của
luật tố tụng Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng thẩm phán TAND
tối cao là quyết định cao nhất, không bị kháng nghị
2.2.3 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của tòa án theo lãnh
thổ
Theo quy định tại Điều 39 BLTTDS năm 2015, thẩm quyền theo giải quyết
theo thủ tục sơ thẩm vụ án TCLĐCN của tòa án theo lãnh thể được xác định “/à /òa
án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bi don có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những TCLĐCN'.”? Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có
trụ sở của nguyên đơn, nêu nguyên đơn là cơ quan, tô chức giải quyết tranh chấp
Do quan hệ lao động được thiết lập trên cơ sở bình đẳng, tự do thỏa thuận nên việc
giải quyết các TCLĐCN phát sinh từ quan hệ này nói chung và việc phân định thẳm
quyền nói riêng cũng phải đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp Việc quy định thẩm quyền theo lãnh thổ của TAND trong việc giải quyết các TCLĐCN đã góp phần nâng cao hiệu quả của việc giải quyết tranh châp, “giúp các
đương sự có sự lựa chọn tòa án giải quyết các tranh chấp của mình nhằm đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích của các bên tranh chấp, hạn chế việc xét xử không đúng
thâm quyên Đông thời nâng cao hiệu quả xét xử, tránh việc chông chéo trong việc giải quyết tranh chấp”
2.2.4 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của tòa án nhân dân theo sự lựa chọn của nguyên đơn
Nguyên đơn có quyền lựa chọn tòa án giải quyết TCLĐCN trong các trường hợp Cụ thể, nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn
? Điều 39 BLTTDS năm 2015
9 Phạm Thị Hồng Hạnh, “Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân và thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội,2016
Trang 39có thể yêu cầu tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chỉ nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chỉ nhánh giải quyết Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết
Có thể thấy việc quy định thâm quyền giải quyết TCLĐCN của tòa án đã được quy định cụ thể, rõ ràng trong BLTTDS năm 2015 Điều này “góp phân nâng cao
hiệu quả giải quyết các TCLĐCN tại tòa án, tạo điều kiện thuận lợi để các đương
sự có thể lựa chọn tòa án có thẩm quyên giải quyết phù hợp nhằm đảm bảo một cách tốt nhất quyền và lợi ích của minh?! Việc xác định một cách khoa học và hợp lý thẩm quyền của tòa án tronggiair quyết TCLĐCN tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ giữa tòa án với các cơ quan nhà nước, giữa các tòa án với nhau và xác định các điều kiện cần thiết bảo đảm cho tòa án thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình
2.3 Thực trạng pháp luật về thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân
Khoản 1 Điều 184 BLTTDS năm 2015 quy định “7hời hiệu khởi kiện, thời
hiệu yêu câu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân
sự Trong khi đó, khoản 1 Điều 149 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “7hời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định ”.`°
Căn cứ BLLĐ năm 2019 “Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao
động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm ” Quy định này có nghĩa là
kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm, các bên chỉ có tối đa 01 năm đã bao gồm thời gian yêu cầu hòa
giải viên hòa giải tranh chấp Do vậy, đối với các TCLĐCN bắt buộc phải thông
*' Phạm Thị Hồng Hạnh, “Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân và thực
tiễn xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ”, Luận văn /hạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà ội,2016
* Khoản 1 Điều 149 Bộ luật dân sự năm 2015
Trang 40
qua thủ tục hòa giải, cắn bên tranh chấp phải hết sức chú ý đến thời hiệu khởi kiện
là tính từ ngày phát hiện ra hành vi mà các bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích của mình bị vi phạm, chứ không tính từ ngày có biên bản hòa giải không thành của hòa giải viên lao động hay kể từ ngày hết hạn hòa giải mà hòa giải viên không tiến hành hòa giải
Khoản 2 Điều 184 BLTTDS năm 2015 quy định: “Tòa án chỉ áp dựng quy
định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều
kiện yêu câu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc ””” Như vậy quy định trên không cho phép cơ quan tô tụng viện dẫn các quy định về thời hiệu đồng thời chỉ cho phép đương sự viện dẫn quy định về thời hiệu ở giai đoạn sơ thẩm Nếu đương sự không yêu cầu áp dụng các
quy định về áp dụng thời hiệu ở cấp sơ thâm thì không được viện dẫn hết thời hiệu ở cấp phúc thấm hay giám đốc thâm Quy định này nhằm tránh tình trạng biết là vụ việc hết thời hiệu nhưng một bên không nói ra ở cấp sơ thẩm mà chờ nếu bị tuyên thua kiện mới viện dẫn hết thời hiệu đề làm căn cứ yêu cầu hủy kết quả xét xử (yêu
cầu giám đốc thẩm, phúc thắm) Việc hạn chế việc viện dẫn tài liệu trên buộc Tòa án phải giải quyết nội dung vụ việc và như vậy tạo điều kiện cho NLĐ được đảm bảo công lý theo đúng quy định Hiến pháp năm 2013
2.4 Thực trạng pháp luật về trình tự, thú tục giải quyết vụ án tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân
2.4.1 Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án cấp sơ thẩm - Khởi kiện và thụ lý vụ án lao động
Khởi kiện vụ án lao động:
Quyền khởi kiện vụ án TCLĐCN được quy định tại Điều 186 và khoản 2 Điều 187 BLTTDS năm 2015 Về hình thức, nội dung đơn khởi kiện được quy định tại
Điều 189 BLTTDS năm 2015 Thủ tục gửi đơn khởi kiện được quy định cụ thể tại
Điều 190 BLTTDS năm 2015 Việc nhận đơn khởi kiện được quy định tại Điều 190
BLTTDS năm 2015:
*Š Khoản 2 Điều 184 BLTTDS năm 2015