Theo quan điểm của tác giả, để giải quyết được vấn đề chậm thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng thì bên cạnh các biện pháp đảm bảo được các bên thoả thuận thì pháp luật dân sự cầ
Trang 1TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023
Trang 2Giảng viên hướng dẫn: TS LÊ THỊ TUYẾT HÀ
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023
Trang 3Tôi tên là: Nguyễn Thị Hiền
Ngày sinh: 20/06/1986 Nơi sinh: Thanh Hóa
Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã học viên: 2083801072004
Tôi đồng ý cung cấp toàn văn thông tin luận văn tốt nghiệp hợp lệ về bản quyền cho Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối toàn văn thông tin luận văn tốt nghiệp vào hệ thống thông tin khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 4Ý KIÉN CHO PHÉP BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC sĩ
CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Giảng viên hướng dẫn: TS Lê Thị Tuyết Hà
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Hiền Lớp: MLAW020
Ngày sinh: 20/06/1986 Nơi sinh: Thanh Hóa
Tên đề tài: Pháp luật về buộc thực hiện đúng họp đồng - Thực trạng và giải pháp
Người nhận xét
TS Lê Thị Tuyết Hà
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Pháp luật về buộc thực hiện đúng hợp đồng –
Thực trạng và giải pháp” là bài nghiên cứu của chính tôi
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công
bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 3 năm 2023
Học viên
Nguyễn Thị Hiền
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, xin trân trọng cảm ơn Cô – Tiến sĩ Lê Thị Tuyết Hà đã tận tình hướng dẫn học viên trong quá trình hoàn thành luận văn Cô đã đọc luận văn và cho học viên những nhận xét quý báu, chỉnh sửa những sai sót của học viên Tiếp theo đó, xin chân thành cảm ơn các quý Thầy, Cô thuộc Khoa Luật và Khoa Đào tạo Sau Đại học - Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn cho học viên trong thời gian học tập
Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn nhiều thiếu sót, kính mong sự chỉ dẫn và góp ý của các quý Thầy, Cô để luận văn của học viên được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
TPHCM, ngày 06 tháng 3 năm 2023
Học viên thực hiện
Nguyễn Thị Hiền
Trang 7TÓM TẮT
Buộc thực hiện đúng hợp đồng là một biện pháp áp dụng khi chủ thể vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, trong quan hệ với các biện pháp chế tài khác, biện pháp này được ưu tiên áp dụng vì mục đích hướng tới việc bảo vệ quan hệ hợp đồng của
nó Một hợp đồng sau khi được xác lập thì các bên đều mong muốn sẽ đạt được những lợi ích mà mình đã xác định trước khi thỏa thuận Hiểu được ý nghĩa này, biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng được các nhà lập pháp Việt Nam quan tâm xây dựng trong Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thương mại 2005 Những quy định
về vấn đề này trong Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thương mại 2005 đã có sự hoàn thiện hơn nhiều so với các quy định trong Bộ luật Dân sự 2005 cũng như tương đồng hơn so với các quy định của quốc tế và pháp luật nước ngoài
Tác giả tiến hành phân tích, đánh giá các quy định pháp luật về biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng trong Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Thương mại
2005 Theo đó, tác giả cũng phân tích mối quan hệ giữa biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng với các biện pháp bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm và hủy bỏ hợp đồng Ngoài ra, tác giả cũng phân tích và so sánh với pháp luật nước ngoài, thông
lệ quốc tế để thấy được sự tiến bộ cũng như những kinh nghiệm cho pháp luật Việt Nam
Qua nghiên cứu thực tiễn xét xử tại Việt Nam, có thể thấy một thực trạng, các phán quyết của Tòa án Việt Nam đang thiếu hiệu quả trong việc áp dụng biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng vì thiếu hành lang pháp lý cho một cơ chế hiệu quả nhằm buộc bên vi phạm tiếp tục thực đúng hợp đồng Qua các bản án cho thấy, Toà án đã có bước đầu nhìn nhận sự cần thiết về cơ chế đảm bảo quyền lợi cho bên
có quyền khi việc vi phạm thực hiện các nghĩa vụ phi tiền tệ và nghĩa vụ tiền tệ tiếp diễn kéo dài Theo quan điểm của tác giả, để giải quyết được vấn đề chậm thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng thì bên cạnh các biện pháp đảm bảo được các bên thoả thuận thì pháp luật dân sự cần một cơ chế không dựa trên sự thoả thuận của các bên và phát sinh trong trường hợp có sự vi phạm về nghĩa vụ (thực hiện không đúng hoặc chậm thực hiện) Đó chính là cơ chế đảm bảo buộc tiếp tục
thực hiện đúng hợp đồng
Trang 8ABSTRACT
Forcing the correct performance of a contract is a measure applied when the subject breaches a contractual obligation, in relation to other sanctions, this measure is prioritized for application for the purpose of protecting the ontract relationship After a contract is established, the parties want to achieve the benefits that they have determined before the agreement Provisions on this issue in the Civil Law 2015, The Commercial Law 2005 has been much more complete than the provisions of the Civil Law 2005 as well as closer to international and foreign laws regulations
The author conducts analysis and evaluation of the law provisions on measures to force the contract in the Civil Code 2015 and the 2005 Commercial Law Follow the contract with measures to compensate for damage, penalties for violations and cancel the contract In addition, the author also analyzed and compared with foreign laws, international practices to see the progress and experience for Vietnamese law
Through studying the practice of adjudication in Vietnam, it can be seen that a fact, the decisions of the Vietnamese Courts are ineffective in applying the measure to force the correct performance of the contract because of the lack of a legal framework for the court The judgments show that the Court has initially recognized the need for a mechanism to ensure the interests of the obligee when the violation of non-monetary obligations and monetary obligations continues for
a long time In the author's opinion, in order to solve the problem of late performance of obligations or improper performance, besides measures to ensure agreement by the parties, civil law needs a mechanism that is not based on agreement agreement of the parties and arising in the event of a breach of an obligation (not performing properly or delayed performance) That is the
mechanism to ensure the continued correct performance of the contract
Trang 9MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
ABSTRACT v
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2
3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 7
4 Câu hỏi nghiên cứu 8
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
6 Phương pháp nghiên cứu 9
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 10
8 Kết cấu của bài Luận văn 11
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP BUỘC THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG 11
1.1 Khái niệm biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng 11
1.2 Các đặc điểm của biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng 13
1.3 Quy định pháp luật về biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng 18
1.3.1 Biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng theo Luật Thương mại 18 1.3.2 Biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng theo Bộ luật Dân sự 21
1.4 Mối quan hệ giữa buộc thực hiện đúng hợp đồng và các biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng khác 26
1.4.1 Mối quan hệ giữa buộc thực hiện đúng hợp đồng và bồi thường thiệt hại 26
1.4.2 Mối quan hệ giữa buộc thực hiện đúng hợp đồng và phạt vi phạm 27
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii
Trang 101.4.3 Mối quan hệ giữa buộc thực hiện đúng hợp đồng và hủy bỏ hợp
đồng 28
1.5 Biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng theo Công ước viên 1980 và quy định pháp luật một số quốc gia trên thế giới và thông lệ quốc tế: 28
1.5.1 Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) 29
1.5.2 Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp (2016) 31
1.5.3 Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế 33
1.5.4 Bộ nguyên tắc chung Châu Âu về hợp đồng 36
Kết luận Chương 1 37
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP BUỘC THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 38
2.1 Thực trạng xét xử của Tòa án về áp dụng biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng 38
2.1.1 Thực trạng xét xử của Tòa án về áp dụng biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng đối với nghĩa vụ vi phạm là nghĩa vụ tiền tệ 39
2.1.2 Thực trạng xét xử của Tòa án về áp dụng biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng đối với nghĩa vụ vi phạm là nghĩa vụ phi tiền tệ (không trị giá được bằng tiền): 43
2.2 Thực trạng pháp luật, vướng mắc và bất cập trong thực tiễn xét xử tại Tòa án khi áp dụng biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng 49
2.3 Đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật và cơ chế đảm bảo buộc thực hiện đúng hợp đồng 51
2.3.1 Bổ sung quy định về buộc thực hiện đúng hợp đồng 51
2.3.2 Quy định cụ thể về quyền yêu cầu áp dụng biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng 55
2.3.3 Sửa đổi quy định về quan hệ giữa biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng và các loại biện pháp khác 57
2.3.4 Bổ sung về các trường hợp miễn trách nhiệm 59
Trang 11Kết luận Chương 2 60 KẾT LUẬN 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
Trang 12DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BLDS Bộ luật Dân sự
LTM Luật Thương mại
CISG Công ước Viên 1980 về Hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Convention on Contracts for the International Sale
of Goods PECL Bộ Nguyên tắc Luật Hợp
đồng châu Âu
Principles of European Contract Law
PICC Bộ Nguyên tắc hợp đồng
thương mại quốc tế của UNIDROIT
Principles of International Commercial Contract
TAND Tòa án nhân dân
Trang 13PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nhằm thỏa mãn các nhu cầu về mọi mặt trong cuộc sống, hợp đồng có thể được xem là một trong những phương tiện pháp lý mang tính chủ yếu của mọi cá nhân, tổ chức Đó là lý do vì sao hợp đồng luôn đóng một vai trò quan trọng đối với sự vận hành và phát triển của mọi lĩnh vực trong đời sống, xã hội Chính vì vậy, “các hệ thống pháp luật trên thế giới đều đặt luật hợp đồng ở vị trí trung tâm của luật tư và luôn quan tâm hoàn thiện, phát triển lĩnh vực pháp luật này.1” Khác với việc xác lập hợp đồng chỉ là quá trình các bên thỏa thuận để thống nhất với nhau về các điều khoản của hợp đồng, thực hiện hợp đồng là quá trình các bên “hiện thực hóa” những cam kết, thỏa thuận đó để hướng đến đạt được những lợi ích mà họ muốn có Hợp đồng một khi đã được giao kết hợp pháp sẽ có hiệu lực bắt buộc đối với các bên tham gia, là cơ sở làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên Như vậy, việc giao kết hợp đồng mới chỉ tạo ra hình thức pháp lý cho quan hệ trao đổi, còn quyền và nghĩa vụ mà các bên có đạt được hay không phải thông qua hành vi trực tiếp là thực hiện hợp đồng2 Trên thực tế, có những trường hợp vì nhiều lý do khác nhau (cả về chủ quan lẫn khách quan), bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết Từ đó dẫn đến việc bên có quyền trong hợp đồng phải chịu những thiệt hại không đáng có Để khắc phục hậu quả bất lợi này, luật hợp đồng các quốc gia, trong đó có Việt Nam, dự liệu các biện pháp bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị thiệt hại bằng cách hạn chế hoặc khắc phục những hậu quả cho hành vi vi phạm hợp đồng của bên có nghĩa vụ gây ra Một trong những biện pháp cần phải kể đến là “buộc thực hiện đúng hợp đồng” – biện pháp pháp lý quan trọng dựa trên tinh thần thiện chí, có vai trò đảm bảo cho
1 Bùi Thị Thanh Hằng (2018), Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, Luận án Tiến sỹ, Đại
học Luật Hà Nội, tr 1
2 Nguyễn Thùy Trang (2017), “Bình luận về các biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng trong Bộ luật dân sự năm 2015”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 03 (106)/2017, tr 22
Trang 14các bên vẫn đạt được một phần hoặc toàn bộ lợi ích ban đầu họ hướng đến khi xác lập hợp đồng
Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cho thấy biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng không phải lúc nào cũng phát huy hiệu quả vì sự thiếu vắng của cơ chế bảo đảm Nói một cách cụ thể hơn, khi Tòa án tuyên bên có nghĩa vụ buộc phải thực hiện đúng hợp đồng trong một thời hạn nhất định, vẫn có khả năng xảy ra tình huống bên có nghĩa vụ này không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng với nội dung hợp đồng Pháp luật hiện hành hoàn toàn không có một cơ chế, biện pháp nào kèm theo để mang tính răn đe hay xử lý, thậm chí là phòng ngừa vấn đề phát sinh Hậu quả là quyền và lợi ích hợp pháp của bên có quyền theo hợp đồng lại không ngừng bị xâm phạm, thiệt hại xảy ra mà không khắc phục hay bù đắp được gì Do đó, để khắc phục, hạn chế tình trạng này xảy ra cũng như đảm bảo, làm tăng tính hiệu quả của biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng, một số Tòa
án đã linh hoạt tự áp dụng thêm cơ chế bảo đảm bằng cách tuyên buộc bên có nghĩa
vụ phải trả thêm một khoản tiền bổ sung nếu bên có nghĩa vụ vẫn không thực hiện đúng theo quyết định của Tòa án dù đã quá thời hạn Tuy nhiên, vì không có căn
cứ pháp lý cho cơ chế bảo đảm này, thực tiễn cho thấy bên cạnh sự không thống nhất trong việc có áp dụng cơ chế này hay không thì cách thức, căn cứ xác định khoản tiền trả bổ sung cũng không giống nhau giữa các Tòa án, gây nên sự không công bằng cho các bên đương sự ở những vụ án tương tự, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân dành cho pháp luật và ngành Tòa án nói chung trong việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ khi giải quyết tranh chấp Trước thực trạng này,
tác giả đã chọn đề tài “Pháp luật về buộc thực hiện đúng hợp đồng – Thực trạng
và giải pháp” làm đề tài luận văn
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong khoa học pháp lý từ trước đến nay, biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng là một trong những vấn đề thuộc phạm vi tìm hiểu của nhiều tác giả Nội dung của sản phẩm nghiên cứu đã được thể hiện trong nhiều nguồn tài liệu khác
Trang 15nhau như giáo trình, sách chuyên khảo, bình luận án, tạp chí, luận án, luận văn… Tuy nhiên, những công trình này đa phần nghiên cứu vấn đề dựa trên quy định của
Bộ luật Dân sự 2005 và những văn bản pháp luật liên quan đã không còn hiệu lực Còn đối với Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005 đang có hiệu lực thi hành thì cũng chỉ được nghiên cứu ở mức độ khái quát, chưa có xu hướng đi sâu vào từng lĩnh vực, đặc biệt là việc đưa ra một giải pháp, hay nói cách khác là một
cơ chế đảm bảo cho biện pháp này được thực thi hiệu quả trên thực tế thì hầu như rất ít công trình nghiên cứu thật sự đầu tư khai thác
Thông qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, tác giả nhận thấy một số tài liệu liên quan đến biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng và cơ chế bảo đảm cho biện pháp có thể kể đến như sau:
Về sách chuyên khảo, giáo trình
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Pháp luật
về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Tái bản lần thứ 1, có sửa đổi
bổ sung), Đỗ Văn Đại, Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam Đây là giáo trình
chính thống của trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, nội dung giáo trình tổng hợp một cách khái quát nhất các vấn đề liên quan đến pháp luật về hợp đồng
và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Do khái niệm “buộc thực hiện hợp đồng” trọng tâm của đề tài Luận văn nghiên cứu có thể được rút ra từ các khái niệm về
“hợp đồng” và “thực hiện hợp đồng” Do vậy cần có sự nghiên cứu tổng hợp về tất
cả các khái niệm nêu trên và những vấn đề cơ bản có liên quan để từ đó có cái nhìn khái quát thế nào là “buộc thực hiện đúng hợp đồng” Luận văn đã tham khảo những ghi nhận trong giáo trình để phân tích, làm rõ các khái niệm nói riêng cũng như những vấn đề cơ bản của buộc thực hiện hợp đồng nói chung Trong đó, các nội dung liên quan đến các loại trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng đã được giáo trình đề cập đến một cách khái quát, là cơ sở cho việc nghiên cứu biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng
Trang 16Đỗ Văn Đại (2013), Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng,
Nxb Chính trị Quốc gia Đây là một trong những cuốn sách nghiên cứu chuyên sâu những vấn đề liên quan đến chế định các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng nói chung cũng như buộc thực hiện đúng hợp đồng nói riêng trong pháp luật Việt Nam thông qua việc bình luận các bản án liên quan Mặc dù nội dung cuốn sách này được phân tích dựa trên quy định của Bộ luật Dân sự 2005 nhưng thực tế cho thấy có nhiều quan điểm, đề xuất hoàn thiện pháp luật được phân tích trong tài liệu này đã được luật hóa tại Bộ luật Dân sự 2015 Do đó, tài liệu này là một nền tảng quan trọng để Luận văn tham khảo khi nghiên cứu về những vấn đề cơ bản của biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng Hơn nữa còn cung cấp rất nhiều dữ kiện về pháp luật nước ngoài liên quan đến biện pháp này
để Luận văn từ đó có định hướng để nghiên cứu một cách chuyên sâu hơn cũng như có cái nhìn tổng quát về quy định của pháp luật nước ngoài về buộc thực hiện đúng hợp đồng Không những thế, tài liệu cũng đưa ra những thực tiễn xét xử cũng như là bình luận về những thực tiễn này, qua đó giúp bài Luận văn có những định hướng nhất định và kế thừa khi phân tích và bình luận về thực tiễn xét xử liên quan đến đề tài này
Đỗ Văn Đại (2018), Luật Hợp đồng Việt Nam bản án và bình luận bản án (Tập
2), Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam Quyển sách này đã ghi nhận những
nghiên cứu rất chuyên sâu của tác giả Đỗ Văn Đại về chế định “Thực hiện, xử lý không thực hiện đúng hợp đồng” nói chung và “Buộc thực hiện đúng hợp đồng”,
“Cơ chế bảo đảm thực hiện đúng hợp đồng” nói riêng Cũng như những cuốn sách khác của tác giả, những vấn đề này được nghiên cứu thông qua việc bình luận các bản án liên quan Quyển sách đã cung cấp cho tác giả rất nhiều những kiến thức từ những kiến thức cơ bản đến chuyên sâu, nhưng quy định của pháp luật nước ngoài, thực tiễn xét xử và đây là nền tảng quan trọng nhất cho tác giả khi nghiên cứu những vấn đề cơ bản của buộc thực hiện hợp đồng Đặc biệt, sách còn có hẳn một phần nghiên cứu chi tiết về cơ chế đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng – đặt ra nền tảng cơ bản ban đầu trong việc định hướng nghiên cứu của tác giả Trong phần
Trang 17này, quyển sách cung cấp nhiều bản án, quyết định của Tòa án các cấp có liên quan
để minh thị, hơn nữa là các cơ chế bổ sung trong pháp luật của các nước liên quan đến vấn đề này và quan trọng nhất là hướng cho tác giả tìm ra xu hướng đề xuất
bổ sung cơ chế nào là phù hợp và mang lại hiệu quả nhất trong việc áp dụng và thi hành trong thực tiễn đời sống để từ đó tạo ra sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn áp dụng
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Pháp luật hợp đồng và
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - Bình luận bản án, Lê Minh Hùng, Nxb Hồng
Đức - Hội Luật gia Việt Nam Tác giả trong tài liệu này nghiên cứu nội dung về pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trên cơ sở quy định Bộ luật Dân sự 2015 nên cập nhật được nhiều nội dung, quy định mới về vấn đề này Riêng về biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng, cuốn sách này phân tích tương đối kỹ và cung cấp thêm những góc nhìn đa dạng Tuy nhiên tác giả không đề cập đến cơ chế đảm bảo cho biện pháp này Do đó Luận văn chỉ tham khảo và kế thừa một số nội dung mang tính lý luận chung về biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng, làm cơ sở để nghiên cứu, phát triển thêm
Về luận án, luận văn
Bùi Thị Thanh Hằng (2018), Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng,
Luận án Tiến sỹ, Đại học Luật Hà Nội Trong Luận án này, tác giả nghiên cứu làm
rõ mô hình lý luận về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, bất cập trong thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng và đề xuất giải pháp khắc phục Trong đó, “buộc thực hiện nghĩa vụ” được đề cập là một trong các biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng và được nghiên cứu so sánh trong mối tương quan với bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng chính (đặc biệt khai thác sâu trên quy định của Luật hợp đồng của Pháp, Anh, CISG, UPICC, PECL và pháp luật hợp đồng Việt Nam) Do đề tài xác định nghiên cứu trong phạm
vi chế định bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng (chỉ gồm một số vấn đề lý luận như khái niệm, mối quan hệ với các biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi
Trang 18vi phạm hợp đồng khác, nguyên tắc, thời điểm phát sinh trách nhiệm, hệ thống các căn cứ miễn, giảm trách nhiệm, nghĩa vụ hạn chế tổn thất của bên bị thiệt hại, các căn cứ áp dụng biện pháp và xác định mức bồi thường thiệt hại đối với hành vi vi phạm các nghĩa vụ của hợp đồng có đối tượng là tài sản hoặc công việc nói chung) nên “buộc thực hiện nghĩa vụ” chỉ là yếu tố bổ trợ cho nội dung nghiên cứu Tuy nhiên, nội dung về “buộc thực hiện nghĩa vụ” trong quy định của một số hệ thống pháp luật trên thế giới rất có giá trị để Luận văn kế thừa và phát triển thêm
Về bài báo, tạp chí
Nguyễn Thanh Tùng (2015), “Bất cập trong việc áp dụng biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng và tạm ngưng thực hiện hợp đồng trong thương mại –
Một số kiến nghị”, Luật học, số 7/2015 Bài viết này nghiên cứu khái quát về biện
pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng bên cạnh biện pháp tạm ngưng thực hiện hợp đồng trong thương mại theo quy định của Luật Thương mại 2005 và Bộ luật Dân
sự 2005 Đối với biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng, tác giả chỉ ra trường hợp không áp dụng biện pháp vì không thể thực hiện hợp đồng trong thực tế hoặc pháp luật không cho phép thực hiện chưa được Luật Thương mại 2005 dự liệu, điều chỉnh Bất cập này nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của Luận văn nên bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo về lý luận chung
Nguyễn Thùy Trang (2017), “Bình luận về các biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng trong Bộ luật dân sự năm 2015”, Khoa học pháp lý, số 03 (106)/2017 Trong
bài viết này, tác giả nghiên cứu tương đối khái quát các biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng theo quy định của bộ luật dân sự mới gồm buộc thực hiện đúng nghĩa
vụ, bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm, đơn phương chấm dứt hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng Vì tính bao quát này nên mức độ nghiên cứu cho mỗi biện pháp không quá sâu Đối với biện pháp buộc thực hiện đúng nghĩa vụ, tác giả chủ yếu nêu bật
cơ sở pháp lý theo Bộ luật Dân sự 2015 trong sự liên hệ với quy định của Luật Thương mại, chỉ ra mục đích của việc áp dụng biện pháp và bàn đến “buộc thực hiện nghĩa vụ” trong trường hợp bản án/quyết định có hiệu lực pháp luật theo khoản
Trang 191 Điều 118 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 Luận văn chỉ sử dụng bài viết này như một nguồn tham khảo cho nội dung khái quát quy định Bộ luật Dân sự 2015
về biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng
Với tình hình nghiên cứu và các tài liệu trên đây có đề cập đến một phần khía cạnh pháp lý của đề tài là các lý luận, khái niệm và quy định pháp luật về biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng, tuy nhiên chưa đi sâu phân tích thực tiễn áp dụng, bất cập trên thực tế và hướng hoàn thiện, đặc biệt là cơ chế đảm bảo việc thực thi biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng trên thực tiễn xét xử và giải quyết tranh chấp của các bên như thế nào thì chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về biện pháp này theo quy định của pháp luật Việt Nam
Do đó, việc lựa chọn đề tài này là không trùng lắp với các công trình khoa học đã được công bố
Do đó đề tài Luận văn của tác giả chọn sẽ đi sâu vào nghiên cứu khá khái
quát, đầy đủ về chế định buộc thực hiện đúng hợp đồng và phân tích thực trạng áp dụng, từ đó đề xuất các giải pháp và cơ chế đảm bảo thực thi biện pháp này, đảm bảo tính logic, hệ thống của đề tài
3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài nhằm thực hiện mục tiêu:
Một là, làm sáng tỏ khái niệm, những quy định của pháp luật về biện pháp
buộc thực hiện đúng hợp đồng cũng như mối quan hệ của biện pháp này với các biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng khác được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015; Luật Thương mại 2005, đặc biệt nghiên cứu sâu để làm rõ quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng trong mối tương quan
so sánh với quy định pháp luật của thế giới, qua đó nêu bật được tầm quan trọng của biện pháp này cùng với cơ chế bảo đảm thực thi; tìm hiểu thực tiễn áp dụng những quy định đó trên thực tế
Hai là, nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về biện pháp buộc
thực hiện đúng hợp đồng và cơ chế bảo đảm cho biện pháp để chỉ ra những điểm
Trang 20còn thiếu sót trong quy định của pháp luật về biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng; đồng thời đưa ra quan điểm đánh giá và đề xuất một số kiến nghị cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện chế định này trong pháp luật Việt Nam và từ đó xây dựng một chế định pháp luật về cơ chế bảo đảm biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng nhằm phát huy hiệu quả tốt nhất trên thực tiễn áp dụng
4 Câu hỏi nghiên cứu
Để có thể thực hiện các mục tiêu nói trên, luận văn đã đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu như sau:
Một là, biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng là gì? Ý nghĩa của biện
pháp này và mối quan hệ giữa buộc thực hiện đúng hợp đồng và các biện pháp xử
lý vi phạm hợp đồng khác được pháp luật Việt Nam quy định?
Hai là, pháp luật Việt Nam quy định như thế nào biện pháp buộc thực hiện
đúng hợp đồng? Quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này có gì khác so với quy định của pháp luật quốc tế và của một số quốc gia khác trên thế giới?
Ba là, cơ chế đảm bảo việc thực thi biện pháp buộc thực hiện đúng hợp
đồng được quy định như thế nào theo pháp luật Việt Nam và pháp luật thế giới?
Bốn là, thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về biện pháp trong giải quyết
tranh chấp và thực tiễn xét xử của Tòa án liên quan đến cơ chế đảm bảo việc buộc thực hiện đúng hợp đồng? Hạn chế, bất cập như thế nào?
Năm là, cần có những giải pháp nào để hoàn thiện pháp luật Việt Nam liên
quan đến biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng và hạn chế những vướng mắc
gặp phải ngoài thực tiễn liên quan đến cơ chế đảm bảo việc thực thi biện pháp này?
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định Bộ luật dân sự 2015, Luật Thương mại 2005 và các văn bản pháp luật liên quan đến biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng và cơ chế bảo đảm cho biện pháp Bên cạnh đó, một số bản
Trang 21án của Tòa án Việt Nam cũng sẽ được sử dụng, nghiên cứu trong luận văn nhằm minh họa cho thực tiễn áp dụng biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng Ngoài
ra, Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế, Bộ nguyên tắc chung Châu Âu về hợp đồng, Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế cũng được tác giả nghiên cứu
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung: Tác giả tập trung nghiên cứu quy định pháp luật về biện
pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng trong Luật Thương mại 2005 và Bộ luật dân
sự 2015 hiện hành
Về không gian: Tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng giải quyết tranh
chấp có áp dụng biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng và cơ chế đảm bảo biện pháp này trên thực tế xét xử của Tòa án có thẩm quyền tại Việt Nam
Về mặt thời gian: Tác giả nghiên cứu các quy định về biện pháp buộc thực
hiện đúng hợp đồng theo các luật chuyên ngành hiện hành từ năm 2005 và thực tiễn xét xử bắt đầu từ năm 2017 đến nay
6 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu khái quát về biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng
từ góc độ lý luận, thực tiễn cũng như đưa ra đề xuất hoàn thiện pháp luật Nhằm đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn đã vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để có thể phân tích, lý giải, làm sáng rõ các vấn đề mà tác giả đưa
ra, cụ thể như sau:
Thứ nhất, phương pháp phân tích được sử dụng xuyên suốt luận văn nhằm
giải thích rõ quy định pháp luật hiện hành, khai thác các vấn đề pháp lý phát sinh trong những vụ tranh chấp thực tế và lý giải các quan điểm và đề xuất của tác giả khi giải quyết các nội dung được nêu
Thứ hai, phương pháp tổng hợp được sử dụng tại với mục đích cung cấp
đầy đủ nhưng có chọn lọc các quy định pháp luật Việt Nam cũng như của thế giới,
Trang 22những vụ án tranh chấp trong thực tiễn liên quan đến cơ chế bảo đảm cho biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng
Thứ ba, phương pháp so sánh được tác giả sử dụng để tìm ra sự tương đồng
và khác biệt giữa các quy định pháp luật của Việt Nam trong mối tương quan với thế giới (thông qua Bộ luật Dân sự Công hòa Pháp, Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế, Bộ nguyên tắc chung Châu Âu về hợp đồng, Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế) luận văn
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
7.1 Ý nghĩa khoa học
Thứ nhất, luận văn là công trình kế thừa và phát triển một cách có hệ thống
dưới góc độ lý luận và thực trạng pháp luật về biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng
Thứ hai, luận văn góp phần làm rõ vai trò quan trọng của biện pháp buộc
thực hiện đúng hợp đồng trong quá trình giải quyết tranh chấp trên thực tế
Thứ ba, luận văn phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về biện pháp buộc
thực hiện đúng hợp đồng kết hợp so sánh với quy định của một số hệ thống pháp luật hiện đại về chế định này, từ đó chỉ rõ những ưu điểm và hạn chế của pháp luật cũng như thực tiễn xét xử ở Việt Nam và đề xuất những kiến nghị hoàn thiện
Trang 238 Kết cấu của bài Luận văn
Cơ cấu đề tài Luận văn gồm: Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận Trong đó, Phần nội dung gồm có 02 chương:
Chương 1: Khái quát chung pháp luật về biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng
Chương 2: Thực trạng áp dụng biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng
và giải pháp hoàn thiện pháp luật
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP BUỘC
THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG 1.1 Khái niệm biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng
Bộ luật Dân sự 2015 (“Bộ luật Dân sự 2015”) không đưa ra một định nghĩa
cụ thể nào về “buộc thực hiện đúng hợp đồng” Tuy nhiên, khi phân tích từ ngữ,
có thể nhận thấy rằng “buộc thực hiện đúng hợp đồng” là một khái niệm có nền tảng từ việc “thực hiện hợp đồng” Do vậy, khái niệm “buộc thực hiện đúng hợp
đồng” có thể được rút ra từ các khái niệm “hợp đồng”, “thực hiện hợp đồng”
Về khái niệm “hợp đồng”, Bộ luật Dân sự 2015 (Bộ luật Dân sự 2015) đã
có quy định tại Điều 385: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác
lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” Như vậy, hợp đồng là một
sự thỏa thuận có giá trị ràng buộc có thể làm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự đối với các bên trong hợp đồng Nói cách khác, sau khi các bên
đã giao kết hợp đồng dưới một hình thức nhất định phù hợp với pháp luật và hợp đồng đó đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà pháp luật yêu cầu (quy định tại Điều 117
Bộ luật Dân sự 2015) thì hợp đồng có hiệu lực bắt buộc đối với các bên Từ thời điểm đó, các bên trong hợp đồng bắt đầu có quyền và nghĩa vụ dân sự đối với nhau
“Thực hiện hợp đồng” là việc các bên trong quan hệ hợp đồng lần lượt tiến
hành các hành vi mang tính nghĩa vụ đúng với tính chất, đối tượng, thời hạn, phương thức và địa điểm mà nội dung của hợp đồng đã xác định Có thể hiểu, thực hiện hợp đồng là việc các bên tiến hành các hành vi mà mỗi một bên tham gia hợp
Trang 24đồng phải thực hiện nhằm đáp ứng những quyền lợi tương ứng của bên kia Khái niệm này cũng được Giáo trình trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh ghi
nhận: “Thực hiện hợp đồng là việc người có nghĩa vụ phải làm hoặc không được
làm một công việc nhất định theo đúng nội dung của hợp đồng, qua đó thỏa mãn các quyền dân sự tương ứng của bên kia”3
Như vậy, khái niệm “buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng” có thể được
hiểu cơ bản là việc một bên khi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đó đúng như nội dung hợp đồng đã giao kết, nhằm thỏa mãn các quyền dân sự tương ứng của bên kia
Xét về mặt tính chất, “buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng hay buộc thực hiện
“buộc thực hiện đúng hợp đồng”) có thể được xem là một trong những trách nhiệm
dân sự hay biện pháp xử lý khi chủ thể vi phạm nghĩa vụ hợp đồng Bởi lẽ, nó chỉ phát sinh khi nghĩa vụ hợp đồng không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy
đủ buộc thực hiện đúng hợp đồng phát sinh nhằm loại bỏ, hạn chế hoặc khắc phục thiệt hại từ hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng gây ra, chính yếu là để bảo vệ quan
hệ hợp đồng và giúp các bên có được những lợi ích mà họ hướng tới khi giao kết
Do đó, bản chất của biện pháp này đòi hỏi các bên phải thực hiện đúng mục đích của hợp đồng như đã thỏa thuận ngay cả khi hợp đồng đã bị vi phạm Như đã phân tích, một hợp đồng hợp pháp sẽ có giá trị pháp lý ràng buộc đối với các bên Khi một bên chủ thể vì lý do nào đó vi phạm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, giá trị ràng
3 Trường Đại học Luật TP.HCM, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Tái bản lần thứ 1, có sửa đổi bổ sung), Đỗ Văn Đại, NXB Hồng Đức - Hội Luật gia
Việt Nam (2017), tr 232
4 Luật Thương mại sử dụng thuật ngữ “buộc thực hiện đúng hợp đồng” nhưng trong Bộ luật Dân
sự thường nói đến yêu cầu “tiếp tục” thực hiện hợp đồng Xem Đỗ Văn Đại (2014), Luật Hợp đồng Việt Nam bản án và bình luận bản án (Tập 2), Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam,
tr 137
Trang 25buộc của hợp đồng sẽ buộc bên chủ thể này phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình, từ đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên kia
Từ những phân tích nêu trên, có thể đưa ra khái niệm “buộc thực hiện đúng
hợp đồng” như sau: “buộc thực hiện đúng hợp đồng là biện pháp buộc bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng phải thực hiện đúng những nghĩa vụ đã được cam kết, từ đó bảo vệ quan hệ hợp đồng giữa các bên, giúp các bên đạt được lợi ích mong muốn khi tham gia giao kết”
1.2 Các đặc điểm của biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng
Buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng có những đặc điểm chính sau đây:
Thứ nhất, buộc thực hiện đúng hợp đồng là một biện pháp được áp dụng khi
một trong các bên chủ thể của hợp đồng có sự vi phạm nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ
Buộc thực hiện đúng hợp đồng được đặt ra khi có sự vi phạm hợp đồng (không thực hiện đúng hợp đồng) Vi phạm hợp đồng có thể là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ Trong Điều 292 Luật Thương mại 2005 có
nêu việc buộc thực hiện đúng hợp đồng là một trong các “biện pháp thương mại”
Như vậy, Luật Thương mại năm 2005 tiếp cận “biện pháp” với một nội hàm rộng không chỉ là “hậu quả pháp lý bất lợi” mà còn bao gồm cả những biện pháp không mang lại cho bên vi phạm hợp đồng một “hậu quả pháp lý bất lợi” mà chỉ “buộc bên vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ mà trước đó họ đã tự nguyện cam kết thực hiện”.5 Bộ luật Dân sự không ghi nhận buộc thực hiện đúng hợp đồng là một loại biện pháp khi vi phạm hợp đồng như Luật Thương mại mà xem đây như là trách nhiệm của bên không thực hiện đúng nghĩa vụ, hay nói khác đi là một biện pháp giải quyết hậu quả khi hợp đồng bị vi phạm để bảo vệ quyền lợi của bên còn lại (theo Điều 352 Bộ luật Dân sự 2015)
Cách tiếp cận của Bộ luật Dân sự có phần hợp lý hơn Luật Thương mại bởi
lẽ: về bản chất, buộc thực hiện đúng hợp đồng không phải là một “biện pháp” biện
5 Bùi Thị Thanh Hằng (2018), Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, Luận án tiến sĩ, Đại
học Luật Hà Nội, tr 130
Trang 26pháp là một hậu quả pháp lý bất lợi mà một bên có thể gánh chịu khi có hành vi vi phạm đến một khách thể nào đó được pháp luật điều chỉnh Quan điểm này cũng
phù hợp với xu hướng chung trên thế giới hiện nay là không dùng thuật ngữ “biện
pháp” khi đề cập đến những giải pháp cho việc không thực hiện đúng hợp đồng,
vì chúng ta không phạt một bên trong hợp đồng6 mà chỉ buộc họ thực hiện những
gì đã cam kết Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Convention on Contracts for the International sale of Goods - viết tắt là CISG) sử dụng thuật ngữ “các biện pháp bảo hộ pháp lý” Tương tự như vậy đối với Bộ nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế Unidroit (Principles of International Commercial Contracts - viết tắt là PICC) và Bộ nguyên tắc chung châu Âu về hợp đồng (The Principles of European Contract Law - viết tắt là PECL), thuật ngữ “biện pháp” cũng không được sử dụng7
Thứ hai, buộc thực hiện đúng hợp đồng là một biện pháp mà bên bị vi phạm
có quyền được yêu cầu áp dụng khi chứng minh được lợi ích mong đợi của họ chưa được thực hiện
Theo quy định tại khoản 1 Điều 351 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định “vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung nghĩa vụ”, khoản 12 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định: “Vi phạm hợp đồng là một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo
6 “Về mặt lý luận, theo quan điểm của các luật gia thuộc hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, biện pháp là một bộ phận cấu thành quy phạm pháp luật Trong đó, quy phạm pháp luật bao gồm phần giả định (hypothesis), quy định (disposition) và biện pháp (sanction) biện pháp trong tiếng Nga được viết là Санкция (phiên âm Sanktsiya – cùng gốc với từ sanction trong tiếng Anh), từ này có nghĩa đen là sự trừng phạt Như vậy có thể hiểu biện pháp ở đây chính là sự trừng phạt của pháp luật đối với hành vi vi phạm” Xem Linh Anh, Nguồn gốc và ý nghĩa của từ biện pháp,
https://luatvandiendich.wordpress.com/2018/06/29/nguon-goc-va-y-nghia-cua-tu-che-tai/ , ngày 03/01/2023
7 Đỗ Văn Đại (2013), Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng, Nxb Chính trị Quốc gia, tr 42
Trang 27thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của luật này” Như vậy, các chủ thể phải thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng thương mại, theo đó bên có vi phạm hợp đồng phải chịu trách nhiệm do hành vi vi phạm của mình gây ra
Bên bị vi phạm có quyền lựa chọn biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng trong các biện pháp được quy định tại Điều 292 Luật Thương mại 2005, còn trong
Bộ luật Dân sự 2015 tại Điều 352 quy định “ bên có quyền được yêu cầu bên có
nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ” Bên bị vi phạm khi đưa ra yêu cầu buộc bên
vi phạm tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng cũng không cần phải chứng minh có thiệt hại xảy ra trên thực tế Bởi lẽ, buộc thực hiện đúng hợp đồng chỉ là một hệ quả của hiệu lực ràng buộc thực hiện hợp đồng hợp pháp.8 Tuy nhiên, khi đưa ra yêu cầu buộc bên vi phạm tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng thì chủ thể có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp này là bên bị vi phạm phải chứng minh được cho yêu cầu của mình là đúng bằng việc chứng minh được lợi ích mong đợi của họ chưa được thực hiện
Thứ ba, buộc thực hiện đúng hợp đồng có thể được ưu tiên áp dụng trước
các biện pháp xử lý hậu quả vi phạm nghĩa vụ khác
Tuy việc lựa chọn các biện pháp theo quy định của luật khi giải quyết vi phạm nghĩa vụ là theo quyền của bên bị vi phạm, nhưng trong một số trường hợp, việc buộc thực hiện đúng hợp đồng được quy định đầu tiên, nếu không thực hiện được mới xem xét đến những biện pháp khác Ví dụ như buộc tiếp tục thực hiện đúng nghĩa vụ giao vật được ưu tiên hơn biện pháp bù đắp bằng giá trị, cụ thể tại khoản 1 và 2 Điều 356 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“1 Trường hợp nghĩa vụ giao vật đặc định không được thực hiện thì bên bị
vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao đúng vật đó; nếu vật không còn hoặc bị hư hỏng thì phải thanh toán giá trị của vật
8 Đỗ Văn Đại (2013), Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng, Nxb Chính trị
Quốc gia, tr 49
Trang 282 Trường hợp nghĩa vụ giao vật cùng loại không được thực hiện thì bên bị
vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao vật cùng loại khác; nếu không có vật cùng loại khác thay thế thì phải thanh toán giá trị của vật.”
Như vậy, việc thanh toán giá trị của vật chỉ được đặt ra khi vật – đối tượng thực hiện của nghĩa vụ không còn hoặc bị hư hỏng nên không thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ giao vật được Trong quy định về nghĩa vụ giao vật này việc buộc tiếp tục thực hiện vẫn được đặt ra đầu tiên, nếu không thể thực hiện tiếp nữa mới được thanh toán giá trí vật Tương tự khoản 2 Điều 297 Luật Thương mại 2005 quy định
“Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác
để thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm” trong trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng
Dưới góc độ kỹ thuật lập pháp, đặc điểm này cũng được thể hiện rõ nét Trong quy định tại Điều 292 Luật Thương mại 2005, buộc thực hiện đúng hợp đồng là biện pháp vi phạm hợp đồng được liệt kê đầu tiên Còn trong Bộ luật Dân
sự 2015 tại Điều 11 (Điều 9 Bộ luật Dân sự 2005) về các phương thức bảo vệ quyền dân sự thì biện pháp buộc thực hiện nghĩa vụ cũng được liệt kê trước biện pháp bồi thường thiệt hại Theo phân tích của ông Đỗ Văn Đại, việc sắp xếp thứ
tự trong danh sách liệt kê các biện pháp cũng thể hiện sự ưu tiên áp dụng biện pháp đó: “Lưu ý là Điều 9 Bộ luật Dân sự đã liệt kê “buộc thực hiện nghĩa vụ” trước
“buộc bồi thường thiệt hại” nên chúng ta giải thích theo hướng biện pháp nào được liệt kê trước thì được ưu tiên áp dụng Điều đó có nghĩa là chúng ta chỉ áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại khi không thể áp dụng biện pháp buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng”9
Thứ tư, xuất phát từ sự mong muốn đạt được lợi ích của các bên khi giao
kết hợp đồng nên biện pháp này được đánh giá là biện pháp tối ưu nhất để đảm bảo lợi ích của các bên thông qua hoàn tất việc thực hiện hợp đồng
9 Đỗ Văn Đại (2014), Luật Hợp đồng Việt Nam bản án và bình luận bản án (Tập 2), Nxb Hồng
Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr 309
Trang 29Về nguyên tắc, hợp đồng được dựa hai nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc Pacta sunt servanda và nguyên tắc thiện chí Trong đó, nguyên tắc Pacta sunt servanda là nguyên tắc về tính ràng buộc của hợp đồng: nếu đã giao kết hợp đồng thì các bên phải thực hiện hợp đồng đó Nguyên tắc này đảm bảo bảo vệ quyền lợi của các bên khi giao kết hợp đồng, và ngăn chặn các trường hợp mà một bên ký kết hợp đồng không thiện chí muốn hủy, chấm dứt hợp đồng Theo tinh thần của khoản 3 Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015 về các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân
sự thì “Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân
sự của mình một cách thiện chí, trung thực.”
Vì vậy cần thiết phải có biện pháp để bảo đảm hiệu lực của hợp đồng, bảo
vệ lợi ích chính của bên bị vi phạm biện pháp này cũng là cơ sở để Tòa án, Trọng tài giải quyết tranh chấp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bên bị vi phạm Buộc thực hiện tiếp hợp đồng là một trong các biện pháp đó
Việc buộc thực hiện hợp đồng giúp cho mục đích của các bên trong quan
hệ hợp đồng đạt được, là cách thức đơn giản và hữu hiệu để đạt được mục đích của hợp đồng Nên tốt nhất, đây sẽ là lựa chọn ưu tiên để giải quyết việc hợp đồng không được thực hiện đúng “So với các biện pháp khác khi có việc không thực hiện đúng hợp đồng, buộc thực hiện đúng hợp đồng là biện pháp đơn giản và hiệu quả vì giúp bên có quyền đạt được lợi ích mong đợi từ hợp đồng”10
Thứ năm, buộc thực hiện đúng hợp đồng không được áp đặt nếu việc thực
hiện đó trái pháp luật, không phù hợp với thuần phong mỹ tục
Đây là một ngoại lệ của việc buộc thực hiện tiếp hợp đồng Khi áp dụng buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng cần xem xét đến hoàn cảnh tại thời điểm thực hiện, vì không phải hợp đồng nào cũng được thực hiện ngay sau thời điểm xác lập,
mà có thể hợp đồng đó được thực hiện vào thời gian khác sau này Lúc xác lập hợp đồng các thỏa thuận thực hiện hợp đồng có thể là hợp pháp và không trái đạo đức
10 Đỗ Văn Đại (2014), Luật Hợp đồng Việt Nam bản án và bình luận bản án (Tập 2), Nxb
Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr 305
Trang 30xã hội, tuy nhiên đến thời điểm thực hiện hợp đồng thì những thỏa thuận trên lại
vi phạm pháp luật, trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục Vì hoàn cảnh thay đổi nên không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng
1.3 Quy định pháp luật về biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng
1.3.1 Biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng theo Luật Thương mại
Như trên đã trình bày, Luật Thương mại 2005 xác định rõ buộc thực hiện đúng hợp đồng là một trong các biện pháp thương mại (khoản 1 Điều 292 Luật Thương mại 2005) khác với Bộ luật Dân sự không xem đây là một loại biện pháp
Khoản 1 Điều 297 định nghĩa: “Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi
phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác
để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh” Như vậy,
có thể xác định căn cứ áp dụng biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng theo Luật Thương mại 2005 gồm: (i) Có hành vi vi phạm hợp đồng; (ii) Có lỗi của bên vi phạm
Một bên trong hợp đồng chỉ có quyền yêu cầu bên kia thực hiện đúng hợp đồng khi và chỉ khi có hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra Buộc thực hiện đúng hợp đồng trong Luật Thương mại 2005 không phân biệt loại vi phạm hợp đồng là vi phạm cơ bản hay vi phạm không cơ bản
Buộc thực hiện đúng hợp đồng trong Luật Thương mại 2005 được áp dụng khi bên vi phạm hợp đồng có lỗi đối với hành vi vi phạm hợp đồng, cho dù đó là lỗi cố ý hay vô ý Bên cạnh đó, nếu hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra do sự kiện bất khả kháng hoặc các nguyên nhân khác là căn cứ miễn trách do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định thì bên vi phạm không phải chịu biện pháp Trong các trường hợp còn lại bên vi phạm đều có trách nhiệm thực hiện đúng hợp đồng
Không những đưa ra khái niệm và xác định rõ ràng căn cứ phát sinh biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng Luật Thương mại 2005 còn cụ thể hóa các trường hợp đặc biệt mà biện pháp này được áp dụng Cụ thể:
Khoản 2 Điều 297 Luật Thương mại 2005 quy định: “Trường hợp bên vi
phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao
Trang 31đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng Trường hợp bên vi phạm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm.”
Khoản 5 Điều 297 Luật Thương mại 2005: “Trường hợp bên vi phạm là
bên mua thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả tiền, nhận hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua được quy định trong hợp đồng và trong Luật này”
Điều luật này là điều khoản gia hạn thực hiện nghĩa vụ, song, về bản chất cũng là việc buộc bên vi phạm phải tiếp tục thực hiện đúng với cam kết từ trước, thực hiện đúng hợp đồng Với việc quy định điều khoản gia hạn như vậy giúp cho việc áp dụng biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng dễ dàng thực hiện hơn cho chủ thể
vi phạm, hơn nữa điều này góp phần tăng khả năng hợp đồng được giao kết đúng như lợi ích các bên mong muốn
Lưu ý rằng những trường hợp các bên thỏa thuận gia hạn thực hiện nghĩa
vụ thỏa thuận hoặc thay thế nghĩa vụ này bằng nghĩa vụ khác thì không được coi
là áp dụng biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng Chẳng hạn như có những trường hợp đủ căn cứ để áp dụng biện pháp này theo Luật Thương mại nhưng không thể áp dụng, đó là những trường hợp mà đối tượng của hợp đồng là những loại hàng hóa chỉ có khả năng tiêu thụ trong những thời điểm đặc biệt như dịp Tết, Trung thu Trong trường hợp này nếu bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng, hết thời gian hàng hóa có khả năng tiêu thụ bên vi phạm mới giao đủ hàng thì sẽ gây thiệt hại lớn hơn cho bên bị vi phạm Như vậy thì việc buộc thực hiện đúng hợp đồng là không còn ý nghĩa Cho nên khi lựa chọn biện pháp để
áp dụng các bên bị vi phạm phải có sự cân nhắc sao cho hình thức biện pháp được lựa chọn phù hợp với thực tế và thuận lợi nhất cho các bên
Cũng tương tự như Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại cũng có quy định liên quan đến ràng buộc người có nghĩa vụ thanh toán phải trả thêm một khoản tiền do
Trang 32không thực hiện đúng hợp đồng Cụ thể, tại điều 306, Luật Thương mại 2005,
“Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”
Quy định này có phạm vi điều chỉnh là “chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác” đối với những quan
hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại Có một điểm khác biệt giữa quy định của pháp luật dân sự và pháp luật thương mại về lĩnh vực lãi chậm thanh toán
Trong khi Bộ luật dân sự quy định rõ ràng bên vi phạm nghĩa vụ “phải trả lãi”,
tức là Tòa án sẽ ra quyết định yêu cầu bên không thực hiện đúng hợp đồng chịu
thêm một mức “phạt” cho đến khi hoàn thành xong nghĩa vụ Ngược lại, Luật thương mại lại quy định bên bị vi phạm hợp đồng “có quyền yêu cầu trả tiền lãi”
Như vậy, nếu như bên bị vi phạm không yêu cầu, thì Tòa án có quyền tự mình áp dụng lãi như một hình thức đảm bảo cho việc thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng hay không thì không tìm thấy câu trả lời trong luật Và nếu như thật sự Tòa
án không có quyền này, thì liệu rằng cơ chế đảm bảo cho việc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng này khác nhằm giúp bên bị vi phạm không bị thiệt hại về quyền và nghĩa vụ hợp pháp hay không
Khi bàn luận về buộc thực hiện đúng hợp đồng tại Điều 297 Luật Thương mại 2005, khoản 1 điều luật này đưa ra khái niệm buộc thực hiện đúng hợp đồng, khoản 2 điều luật này đã ghi nhận nguyên tắc bên vi phạm phải nỗ lực bằng cách nào đó khắc phục các hạn chế (nếu có) để tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng Khoản
3 Điều 297 có ghi nhận như sau: “3 Trong trường hợp bên vi phạm không thực
hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hoá, dịch
vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có; có quyền tự sửa chữa khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của
Trang 33dịch vụ và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý.” Suy cho cùng, mục
đích của quy định này cũng nhằm vào việc đưa ra một tình huống bất lợi cho bên
vi phạm hợp đồng, rằng nếu như bên vi phạm không tiếp tục thực hiện thì bên vi phạm vẫn phải chịu một khoản tiền và chi phí như một khoản tiền phạt bổ sung
Do vậy, dưới khía cạnh mục đích tác động của điều khoản thì đây có thể được xem như một cơ chế đảm bảo cho việc tiếp tục thực hiện hợp đồng của bên vi phạm
Tuy nhiên, về mặt bản chất thì quy định này không phải là cơ chế đảm bảo Nguyên nhân là vì thực chất ở đây hợp đồng ban đầu đã chấm dứt rồi, mà việc chấm dứt lại mâu thuẫn với buộc thực hiện hợp đồng Bên có vi phạm chịu khoản phạt bổ sung, nhưng lại không chịu trách nhiệm với chất lượng hàng hóa mà bên thứ ba cung ứng cho bên bị vi phạm thay cho bên vi phạm Vì vậy, quy định này phải được xem như là hình thức bồi thường bằng phần chênh lệch chứ không phải
là một “biện pháp” đảm bảo cho việc buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng Bộ nguyên tắc chung Châu Âu về hợp đồng cũng có quy định tương tự, và quy định này được ghi nhận tại phần hủy bỏ hợp đồng, tức là chấm dứt quan hệ hợp đồng này để chuyển sang một quan hệ hợp đồng khác Do đó nếu ghi nhận vấn đề này quy vào nội dung buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng, trong khi đó về bản chất lại là hệ quả của việc hủy bỏ hợp đồng thì không hợp lý Mặc dù không phải cơ chế đảm bảo, song, vẫn phải thừa nhận Luật Thương mại đã manh nha ghi nhận một phương thức nào đó để buộc bên vi phạm có trách nhiệm thực hiện tiếp tục đúng theo hợp đồng Vậy nên, cơ chế đảm bảo chưa được nghiên cứu một cách chuyên sâu, nghiêm túc, chưa được ghi nhận trong pháp luật thương mại
1.3.2 Biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng theo Bộ luật Dân sự
Cùng với xã hội ngày càng phát triển thì các giao dịch dân sự đáp ứng cho nhu cầu của từng cá thể riêng biệt trong xã hội cũng ngày càng tăng, mà trong đó phần lớn chiếm đa số là thông qua việc giao kết các hợp đồng dân sự để thể hiện ý chí, nguyện vọng của các bên khi tham gia vào một giao dịch dân sự cụ thể nào đó Vì thế, Bộ luật Dân sự 2015 hình thành nên các nguyên tắc cơ bản của các chủ thể khi xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trong đó tại khoản
Trang 342 Điều 3 đề cao cơ sở “tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận”, cũng như “mọi cam
kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái với đạo đức xã hội
có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng” Dường
như tại điều khoản này đã mang tinh thần tôn trọng sự thỏa thuận của các bên được ghi nhận trong hợp đồng dân sự do các bên cùng ký kết Trên tinh thần đó, quy
định về “buộc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ” tại Điều 352 Bộ luật Dân sự 2015 đã
dựa trên các nguyên tắc cơ bản trên đây để thiết lập một hành lang pháp lý nhằm giải quyết hệ quả khi vi phạm thực hiện nghĩa vụ, đảm bảo đạt được mục đích của các bên khi tham gia giao kết hợp đồng, đề cao tinh thần “dĩ hòa vi quý” chứ không nhất thiết phải đặt ra vấn đề bồi thường thiệt hại
Bàn luận về chế định “buộc thực hiện đúng hợp đồng”, tác giả nhận thấy,
Bộ luật Dân sự trước đây cũng đã có những quy định về vấn đề này nhưng các quy định rất tản mạn ở những điều khoản khác nhau mà thiếu những quy định mang tính chất khái quát cho trách nhiệm buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng Chẳng
hạn, quy định “Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc
mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện” tại khoản 1 Điều 304 Bộ luật Dân sự 2005; hay quy định “Khi bên có nghĩa vụ không được thực hiện một công việc mà lại thực hiện công việc đó thì bên
có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chấm dứt việc thực hiện” tại
khoản 2 Điều 304 Bộ luật Dân sự 2005; hoặc quy định “khi bên có nghĩa vụ không
thực hiện nghĩa vụ giao vật đặc định thì người có quyền được quyền yêu cầu bên
có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó” tại khoản 1 Điều 303 Bộ luật Dân sự 2005…
Chính bởi vì thiếu vắng một quy định mang tính khái quát, thiếu một nguyên tắc chung đã làm giảm đi hiệu quả áp dụng biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng trên thực tế
Ngày nay, Bộ luật Dân sự hiện hành đã có quy định cụ thể tại Điều 352 về
trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ như sau: “Khi bên có nghĩa vụ thực hiện
không đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ” Quy định này áp dụng cho nghĩa vụ bất kỳ nên đây cũng
Trang 35là căn cứ để áp dụng cho cả nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng nói chung và buộc thực hiện đúng hợp đồng nói riêng Quy định này được đánh giá là một quy định có tính khái quát cao, không chỉ giới hạn về hợp đồng mà bao hàm tất cả các loại nghĩa
vụ, là điểm tiến bộ của Bộ luật Dân sự 2015 so với các văn bản pháp luật trước đây
có ghi nhận về buộc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, tiếp tục thực hiện hợp đồng
Như vậy, Điều 352 Bộ luật Dân sự 2015 là một ghi nhận rõ ràng về trách nhiệm “buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng” như một nguyên tắc chung cho vấn đề này Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự 2015 vẫn kế thừa một số quy định trong các trường hợp cụ thể mà bên có quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện Đó là trong trường hợp nghĩa vụ giao vật và nghĩa vụ thực hiện một công việc, Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ như sau:
Khoản 1 và 2 Điều 356 Bộ luật Dân sự 2015 về trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật, trường hợp nghĩa vụ giao vật không được thực hiện thì bên
bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao đúng vật đó (đối với với vật đặc định) hay phải giao vật cùng loại khác (đối với vật cùng loại)
Khoản 1 Điều 358 Bộ luật Dân sự 2015 về trách nhiệm do không thực hiện
hoặc không được thực hiện một công việc “Trường hợp bên có nghĩa vụ không
thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu
bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện ”
Bên cạnh đó, cần lưu ý “buộc thực hiện đúng hợp đồng” phụ thuộc vào ý chí của bên có quyền Khi có việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, việc yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng là quyền của người bị vi phạm và Điều 352 Bộ luật Dân sự
2015 đã thể hiện rõ nội dung này với quy định theo đó “khi bên có nghĩa vụ thực
hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền được yêu cầu bên có nghĩa
vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ” Thực ra, Bộ luật Dân sự 2005 đã theo hướng này
Chẳng hạn, theo khoản 1 Điều 303 Bộ luật Dân sự 2005 khẳng định “khi bên có
nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ giao vật đặc định thì người có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó” Vì buộc tiếp tục thực hiện
là quyền của người có quyền nên nó phụ thuộc vào ý chí của người có quyền Do
Trang 36đó, nếu người có quyền thể hiện mong muốn không tiếp tục thực hiện hợp đồng
mà áp dụng cơ chế khác có thể được áp dụng thì Tòa án nên theo hướng không buộc tiếp tục thực hiện11
Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ sẽ không phải chịu trách nhiệm dân sự theo quy định đã phân tích trên nếu hoàn toàn là do lỗi của bên có quyền (theo khoản 3 Điều 351 Bộ luật Dân
sự 2015: “Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh
được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền”) hay
do sự kiện bất khả kháng (theo khoản 2 Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015: “Trường
hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”)
Buộc thực hiện đúng hợp đồng là biện pháp ưu tiên nhưng không phải bắt buộc Đối với các trường hợp không hiệu quả khi áp dụng biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng, Bộ luật Dân sự 2015 có quy định bên vi phạm không phải tiếp tục thực hiện hợp đồng Chẳng hạn như tại khoản 2 Điều 356 Bộ luật Dân sự
2015 quy định: “Trường hợp nghĩa vụ giao vật cùng loại không được thực hiện thì
bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao vật cùng loại khác; nếu không có vật cùng loại khác thay thế thì phải thanh toán giá trị của vật”
Tóm lại, Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định nguyên tắc của buộc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ nói chung, áp dụng cho cả buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng nên có những ngoại lệ quy định minh thị trong luật Hiện nay, ở nhiều hệ thống pháp luật, khi đưa ra nguyên tắc buộc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ (hợp đồng) đều quy định thêm một số ngoại lệ, ví dụ như:
Thứ nhất là việc buộc thực hiện đúng hợp đồng không được áp đặt nếu việc
thực hiện ấy trái pháp luật, không phù hợp thuần phong mỹ tục Ngoại lệ này cũng nên bao gồm cả trường hợp công việc trong hợp đồng có thể không vi phạm điều
11 Đỗ Văn Đại (2018), Luật Hợp đồng Việt Nam bản án và bình luận bản án (Tập 2), Nxb
Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr 452-453
Trang 37cấm, trái pháp luật… tại thời điểm giao kết nhưng đến thời điểm buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng thì thuộc trường hợp bị cấm, trái pháp luật, không phù hợp thuần phong mỹ tục Nghiên cứu pháp luật nước ngoài cũng có những ghi nhận tương tự
Ví dụ, theo Bộ nguyên tắc Unidroit, nguyên tắc buộc tiếp tục thực hiện không được
áp dụng khi “không thể thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật hay trên
thực tế”
Thứ hai, ở một số hệ thống pháp luật như Bộ nguyên tắc châu Âu hay Bộ
luật dân sự cộng hòa Pháp sửa đổi bổ sung năm 2016 (Theo tài liệu là bản dịch
tiếng Việt được dịch từ tiếng Pháp của Bộ luật Dân sự cộng hòa Pháp trên trang web của Légifrance do Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam thực hiện có hiệu lực tại thời điểm năm 2018) có quy định không buộc thực hiện đúng hợp đồng nếu việc
buộc tiếp tục thực hiện làm phát sinh chi phí quá lớn cho người có nghĩa vụ Cụ
thể, điểm a khoản 2 Điều 9:102 Bộ nguyên tắc châu Âu quy định: “Yêu cầu tiếp
tục thực hiện hợp đồng không được chấp nhận khi việc thực hiện là không thể hay trái luật” Còn đối với Bộ luật dân sự cộng hoà Pháp mới sửa đổi phần hợp đồng
vào năm 2016 và quy định hiện hành tại Điều 1221 Bộ luật Dân sự Pháp ghi nhận
nguyên tắc tiếp tục thực hiện hợp đồng và đưa ra hai ngoại lệ là “nếu nghĩa vụ đó
không thể thực hiện được hoặc có sự không tương xứng rõ ràng về chi phí thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ và lợi ích của bên có quyền”
Như vậy, có thể thấy ngoại lệ này là tương đối phổ biến và đã được nhiều quốc gia luật hóa một cách rất rõ ràng và minh bạch
Để làm rõ ý nghĩa của ngoại lệ này, tác giả cũng xin đưa ra một ví dụ như sau: A chở hàng cho B bằng đường tàu biển nhưng trong quá trình vận chuyển xảy
ra sự cố làm hàng của B bị chìm Nếu áp dụng trách nhiệm buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng thì A phải tiến hành trục vớt hàng hóa bị chìm dưới biển cho B Tuy nhiên, việc trục vớt này sẽ làm phát sinh chi phí quá lớn cho bên A và nếu áp dụng trách nhiệm “buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng” như vậy thì ý nghĩa của việc buộc thực hiện đúng hợp đồng không được đảm bảo, ảnh hưởng quyền và lợi ích chính đáng cho bên A Do đó, có thể thấy được tầm quan trọng của việc ghi nhận
Trang 38và luật hóa những ngoại lệ này vào pháp luật Việt Nam nhưng những ngoại lệ trên đây chưa được luật hóa một cách khái quát ở Việt Nam Các quy định của Bộ luật Dân sự 2015 hiện hành của Việt Nam vẫn còn tản mạn, chưa có tính khái quát về vấn đề ngoại lệ này Chẳng hạn theo đoạn cuối của khoản 2 Điều 356 Bộ luật Dân
sự 2015 quy định: “nếu không có vật cùng loại khác thay thế thì phải thanh toán
giá trị của vật” Ở đây khi vật không còn hay đã hư hỏng (tức là không thể tiếp
tục thực hiện nghĩa vụ giao vật) thì không thể buộc bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện12 Tác giả cũng đồng tình và ủng hộ việc pháp luật Việt Nam sẽ luật hóa các
trường hợp ngoại lệ này thành các quy định trong Bộ luật Dân sự, để hoàn thiện hành lang pháp lý cho trách nhiệm “buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng”
1.4 Mối quan hệ giữa buộc thực hiện đúng hợp đồng và các biện pháp xử lý
sự vi phạm nghĩa vụ sẽ dẫn đến một trong hai trường hợp sau đây:
Trường hợp thứ nhất, vi phạm nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng không
dẫn đến việc gây ra thiệt hại cho bên bị vi phạm Khi đó, bên có quyền yêu cầu chỉ đơn thuần yêu cầu buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không kèm theo yêu cầu bồi thường thiệt hại
Trường hợp thứ hai, vi phạm nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng dẫn đến
việc gây ra thiệt hại cho bên bị vi phạm thì đối với trường hợp này, ngoài quyền yêu cầu buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng còn phát sinh quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 360 và Điều 419 Bộ luật Dân sự 2015, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ
12 Đỗ Văn Đại (2018), Luật Hợp đồng Việt Nam bản án và bình luận bản án (Tập 2), Nxb Hồng
Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr 451