1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về các biện pháp xử lý nợ thuế của doanh nghiệp thực tiễn tại thành phố hồ chí minh

96 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,43 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (14)
  • 2. Tình hình nghiên cứu (15)
  • 3. Mục tiêu nghiên cứu (16)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (16)
    • 4.1. Đối tượng nghiên cứu (16)
    • 4.2. Phạm vi nghiên cứu (17)
  • 5. Câu hỏi nghiên cứu (17)
  • 6. Phương pháp nghiên cứu (17)
  • 7. Ý nghĩa đề tài (18)
    • 7.1. Ý nghĩa khoa học (18)
    • 7.2. Ý nghĩa thực tiễn (18)
  • 8. Kết cấu luận văn (19)
  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ THUẾ VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP (20)
    • 1.1. Cơ sở lý luận về nợ thuế (20)
      • 1.1.1. Khái niệm nợ thuế (20)
      • 1.1.2. Đặc trưng của nợ thuế (21)
      • 1.1.3. Phân loại nợ thuế (23)
      • 1.1.4. Một số loại thuế và khoản thu khác doanh nghiệp phải nộp (25)
      • 1.1.5. Khái niệm về cưỡng chế nợ thuế (27)
      • 1.1.6. Đối tượng bị cưỡng chế thi hành các quyết định hành chính về quản lý thuế (28)
      • 1.1.7. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế (32)
    • 1.2. Pháp luật về các biện pháp cưỡng chế nợ thuế của doanh nghiệp (34)
      • 1.2.1. Biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; phong tỏa tài khoản (35)
      • 1.2.2. Biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (37)
      • 1.2.3. Biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn (39)
      • 1.2.4. Biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật (41)
      • 1.2.5. Biện pháp thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ (43)
      • 1.2.6. Biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề (45)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỢ THUẾ CỦA (50)
    • 2.1. Tổng quan tình hình nợ thuế tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh (50)
      • 2.1.1. Tình hình nợ thuế tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh (50)
      • 2.1.2. Một số nguyên nhân tác động đến tình hình nợ thuế của Thành phố Hồ Chí (54)
        • 2.1.2.1. Nguyên nhân khách quan (54)
        • 2.1.2.2. Nguyên nhân chủ quan (57)
    • 2.2. Thực trạng thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh (59)
      • 2.2.1. Tình hình thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh (59)
      • 2.2.2. Một số khó khăn trong thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế đối với (66)
        • 2.2.2.1. Một số khó khăn trong xử lý các nhóm nợ thuế lớn, nợ thuế kéo dài của (66)
        • 2.2.2.2. Biện pháp cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, yêu cầu phong tỏa tài khoản (67)
        • 2.2.2.3. Biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (70)
        • 2.2.2.4. Biện pháp cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn (71)
        • 2.2.2.5. Biện pháp cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên (73)
        • 2.2.2.6. Biện pháp cưỡng chế thu tiền, tài sản khác của người nộp thuế bị cưỡng chế do cơ quan, tổ chức khác đang nắm giữ (74)
        • 2.2.2.7. Biện pháp cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề (75)
    • 2.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cưỡng chế nợ thuế của doanh nghiệp (78)
      • 2.3.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về biện pháp cưỡng chế nợ thuế của doanh nghiệp (78)
        • 2.3.1.2. Biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (80)
        • 2.3.1.3. Biện pháp cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn (81)
        • 2.3.1.4. Biện pháp cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên; Biện pháp cưỡng chế thu tiền, tài sản khác của người nộp thuế bị cưỡng chế do cơ quan, tổ chức khác đang nắm giữ (83)
        • 2.3.1.5. Biện pháp cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề (84)
      • 2.3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xử lý nợ thuế của doanh nghiệp (85)
  • KẾT LUẬN (49)

Nội dung

Tình hình nghiên cứu

Trong những năm gần đây đã có nhiều tác giả nghiên cứu về đề tài xử lý nợ thuế tại doanh nghiệp Một số đề tài có thể kể đến như:

Trần Việt Tuấn (2021), “Hoàn thiện công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính Luận án nghiên cứu về công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế tại Việt Nam trong giai đoạn 2013 - 2019 Tác giả đã nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện các vấn đề như phân loại nợ; trình tự thực hiện biện pháp cưỡng chế, chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, … qua đó tác giả đưa ra các kiến nghị, đề xuất giải pháp hoàn thiện các pháp luật trong công tác quản lý nợ thuế

Bùi Pháp Uyên (2017), “Quản lý nợ tại Cục Thuế Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội Luận văn nghiên cứu công tác quản lý nợ thuế chung tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 – 2016 Trong đó tác giả đã nêu ra những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ thuế, tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ thuế và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ thuế trong thời gian tới ở Cục Thuế TP Hà Nội

Hoàng Thị Kim Uyên (2014), “Các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn của các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế; phân tích quy định pháp luật về nợ thuế, quản lý nợ thuế, các biện pháp cưỡng chế nợ thuế và thực trạng thi hành các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế ở Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật

Các đề tài trên đã góp phần hoàn thiện về cơ sở lý luận và đóng góp các giải pháp cho công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế Tuy nhiên các công trình này được nghiên cứu theo quy định Luật Quản lý thuế năm 2006, sửa đổi 2012, 2014 và

2016 hiện đã hết hiệu lực

Kể từ khi Luật Quản lý thuế năm 2019 có hiệu lực thi hành chưa có công trình nào nghiên cứu những quy định mới về các biện pháp xử lý nợ, cưỡng chế nợ thuế Bên cạnh đó, cũng chưa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể về thực tiễn nợ thuế của doanh nghiệp, đặc biệt là tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Do đó, đề tài của tác giả là công trình có tính mới, nghiên cứu trong thời điểm nước ta đang thực thi Luật Quản lý thuế số 2019 với nhiều thay đổi trong chính sách thuế để phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực thuế.

Mục tiêu nghiên cứu

Trong nhiều biện pháp xử lý nợ thuế như gia hạn nộp thuế; miễn thuế, giảm thuế; khoanh tiền thuế nợ; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các biện pháp xử lý nợ bằng cưỡng chế để nhằm thu hồi tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước, thì tác giả xác định nội dung nghiên cứu của luận văn là các biện pháp xử nợ thuế bằng các biện pháp cưỡng chế đối với doanh nghiệp có tiền thuế nợ Do đó, tác giả đưa ra các mục tiêu đạt được khi nghiên cứu đề tài:

Một là, tác giả khái quát những vấn đề lý luận về biện pháp xử lý nợ thuế bằng các biện pháp cưỡng chế đối với đối tượng nợ thuế là doanh nghiệp - doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 như khái niệm, đặc trưng nợ thuế, phân loại nợ thuế và phân tích các quy định pháp luật tại Luật Quản lý thuế năm 2019 và các văn bản hướng dẫn liên quan về các biện pháp xử lý thuế bằng cưỡng chế đối với doanh nghiệp

Hai là, phân tích thực trạng áp dụng các biện pháp xử lý nợ thuế bằng cưỡng chế đối với doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó phát hiện những hạn chế, vướng mắc của quy định pháp luật hiện hành về việc thực hiện các biện pháp xử lý nợ bằng cưỡng chế đối với tiền thuế nợ của doanh nghiệp

Ba là, đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các biện pháp xử lý nợ thuế bằng cưỡng chế đối với doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu hỏi nghiên cứu

Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, luận văn tập trung giải quyết các câu hỏi như sau:

Thứ nhất, các biện pháp xử lý nợ thuế bằng cưỡng chế đối với doanh nghiệp được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào?

Thứ hai, thực trạng áp dụng quy định về biện pháp xử lý nợ thuế bằng cưỡng chế đối với doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào? Có những khó khăn, vướng mắc nào?

Thứ ba, cần có những giải pháp gì để hoàn thiện quy định pháp luật về các biện pháp xử lý nợ thuế bằng biện pháp cưỡng chế của doanh nghiệp và nâng cao công tác xử lý nợ thuế qua biện pháp cưỡng chế tại Thành phố Hồ Chí Minh?

Phương pháp nghiên cứu

Trong nghiên cứu đề tài này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:

Phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích các cơ sở lý luận; quy định pháp luật, tình hình nợ thuế của doanh nghiệp; các nguyên nhân dẫn đến doanh nghiệp nợ thuế; tình hình áp dụng các biện pháp xử lý nợ thuế bằng các biện pháp cưỡng chế đối doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh để làm cơ sở cho việc đề xuất các kiến nghị và giải pháp

Phương pháp tổng hợp nhằm tổng hợp lý luận quy định pháp luật về thuế, về nợ thuế, về việc xử lý nợ thuế qua thực hiện các biện pháp cưỡng chế để hình thành cơ sở lý luận cho luận văn

Phương pháp lịch sử cho thấy sự thay đổi của quy định pháp luật về việc xử lý nợ thuế bằng các biện pháp cưỡng chế, điểm mới của quy định, điểm chưa phù hợp cần phải điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung để từ có sự đánh giá toàn diện

Phương pháp thống kê các số liệu về nợ thuế, số lượng thực hiện xử lý nợ thuế bằng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế trong phạm vi, không gian, thời gian nghiên cứu của đề tài phục vụ cho việc phân tích, đánh giá tình hình và hiệu quả xử lý nợ thuế của doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh khi thi hành quy định pháp luật các biện pháp cưỡng chế

Phương pháp so sánh được áp dụng để thấy rõ những điểm khác biệt giữa các quy định pháp luật về xử lý nợ thuế bằng các biện pháp cưỡng chế đối với doanh nghiệp qua các giai đoạn; so sánh thực trạng thực thi xử lý nợ thuế bằng các biện pháp cưỡng chế đối với doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn

Ý nghĩa đề tài

Ý nghĩa khoa học

Hệ thống, phân tích các quy định pháp luật và hướng dẫn thi hành xử lý nợ thuế bằng các biện pháp cưỡng chế để thấy được cái nhìn tổng quan về quy định pháp luật trong xử lý nợ thuế bằng cưỡng chế nhằm thu hồi tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước, là cơ sở để nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện pháp luật các biện pháp xử lý nợ thuế bao gồm các biện pháp cưỡng chế cho phù hợp với thực tế trong thời gian sắp tới của ngành thuế.

Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài có ý nghĩa thiết thực trong bối cảnh ngành Thuế đang đẩy mạnh, đổi mới, hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế với sự phát triển của nền kinh tế

Luận văn đề cập đến thực trạng thi hành các quy định pháp luật về việc xử lý nợ thuế bằng các biện pháp cưỡng chế đối với doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Các kiến nghị đưa ra nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về thu hồi nợ thuế, giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ và xử lý nợ thuế của doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần đảm bảo ổn định nguồn thu của ngân sách nhà nước.

Kết cấu luận văn

Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn bao gồm:

Chương 1 Cơ sở lý luận về nợ thuế và quy định pháp luật về các biện pháp cưỡng chế nợ thuế của doanh nghiệp

Chương 2 Thực trạng áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế của doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ THUẾ VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP

Cơ sở lý luận về nợ thuế

“Thuế” là một khái niệm quan trọng trong kinh tế và chính trị 2 Đây là nguồn thu chính của ngân sách nhà nước, không hoàn trả và không mang tính đối giá do Nhà nước quy định Nguồn thu từ thuế được Nhà nước sử dụng để thực hiện chức năng quản lý đối với toàn bộ hoạt động của quốc gia và cung cấp các dịch vụ công cho người dân Mặt khác thuế là công cụ để điều tiết thu nhập, điều hòa công bằng xã hội 3 Tại Khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý thuế năm 2019 định nghĩa về “thuế” như sau:

“Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế” Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế và các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật thuế và các pháp luật liên quan được gọi chung là người nộp thuế

Cơ quan thuế được giao nhiệm vụ quản lý thu thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước như các loại phí, lệ phí theo quy định của Luật Phí và lệ phí; Tiền sử dụng đất nộp ngân sách nhà nước; Tiền thuê đất, thuê mặt nước; Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; Tiền nộp ngân sách nhà nước từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;… Các loại thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý thu sau đây gọi chung là tiền thuế

Trên cơ sở thu nhập của người nộp thuế, mỗi khoản thuế sẽ được phát sinh và trở thành khoản nộp bắt buộc mà người nộp thuế phải có nghĩa vụ chuyển giao cho Nhà nước Tuy nhiên, người nộp thuế có thể chưa nộp hoặc không nộp thuế cho Nhà nước theo thời hạn quy định trong nhiều trường hợp dẫn đến việc hình thành một

2 Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật Thuế Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, trang 236

3 Nguyễn Văn Tuyến (2009), “Bản chất của thuế - sự tiếp cận từ các học thuyết thuế cổ điển và hiện đại”, Tạp chí Luật học, số 13, trang 06 khoản nợ thuế 4 Tiền thuế nợ theo quy định tại Khoản 17 Điều 3 Luật Quản lý thuế

2019 là tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu mà người nộp thuế chưa nộp ngân sách nhà nước khi hết thời hạn nộp theo quy định Theo đó, người nộp thuế có trách nhiệm tự kê khai và xác định số tiền thuế phải nộp một cách trung thực và chính xác, sau đó nộp đầy đủ số tiền này vào ngân sách nhà nước trong thời hạn quy định 5 Như vậy, khoản tiền nợ thuế được xác định là khoản tiền mà người nộp thuế hay doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật nhưng người nộp thuế vẫn chưa thực hiện vì một số lý do nào đó

1.1.2 Đặc trưng của nợ thuế

Thứ nhất, trong quan hệ về nghĩa vụ nộp thuế có sự tham gia của hai chủ thể đó là Nhà nước và người nộp thuế, tức người thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước Nghĩa vụ này được đảm bảo thực hiện bởi sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước Do đó quan hệ thuế là quan hệ mang tính quyền lực nhà nước, mệnh lệnh hành chính, giữa quyền lực Nhà nước và nghĩa vụ của người nộp thuế 6 Quan hệ xử lý nợ thuế phát sinh khi người nộp thuế không chấp hành nghĩa vụ nộp thuế đúng hạn theo quy định của pháp luật thuế Khi đó thay mặt Nhà nước các cơ quan được giao nhiệm vụ sẽ thực hiện các biện pháp cưỡng chế được quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn về thuế để buộc người nộp thuế phải thi hành các quyết định xử lý về thuế Như vậy, quan hệ xử lý nợ được điều chỉnh bằng pháp luật về thuế, pháp luật chuyên ngành chứ không bị điều chỉnh theo pháp luật dân sự hay thương mại 7

Thứ hai, hệ thống thuế có nhiều sắc thuế khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp tính trên thu nhập của những người nộp thuế trong nền kinh tế Bên cạnh đó, doanh

4 Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật Thuế Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, trang 224

5 Nguyễn Hải Yến (2019), “Đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong quá trình quản lý thuế”, Tạp chí nghề luật, số 11, trang 12

6 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Luật Thuế, Nhà xuất bản Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội, trang 123

7 Hoàng Thị Kim Uyên (2014), Các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 65 nghiệp khi có hoạt động kinh tế thường có phát sinh nghĩa vụ nộp cùng lúc nhiều loại thuế khác nhau như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, lệ phí môn bài Như vậy, thuế là một hình thức phân phối thu nhập có tính chất bắt buộc mà người có nghĩa vụ phải nộp cho Nhà nước 8 Không chỉ vậy, việc nộp thuế của doanh nghiệp còn tác động đến lợi ích kinh tế của doanh nghiệp, việc nộp thuế ảnh hưởng trực tiếp lên tình hình kinh tế, tài chính của người nộp thuế Do đó, việc nợ thuế, nộp thuế chậm đã thường xuyên xảy ra xuất phát từ mục đích không nộp thuế của doanh nghiệp hay không có khả năng nộp thuế của doanh nghiệp đó

Thứ ba nợ thuế là hành vi vi phạm pháp luật về thuế Bởi lẽ, thuế luôn gắn liền với thu nhập và Nhà nước thực hiện thu thuế thông qua quá trình phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, mà kết quả của nó là một phần thu nhập của người nộp thuế được chuyển giao bắt buộc cho Nhà nước Quy phạm pháp luật thuế là các quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra và đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các chủ thể thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước Việc chậm nộp, nợ hoặc trốn thuế được cho là hành vi vi phạm những quy định bắt buộc này trong pháp luật liên quan đến thuế Những quy định này luôn luôn đề cập đến các phạm vi điều chỉnh như: mức nộp thuế, người nộp thuế, thời gian phải nộp thuế Như vậy, hành vi nợ thuế là hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế bằng cách chậm nộp hoặc không nộp số tiền thuế phải nộp vào

Thứ tư, việc nợ thuế của doanh nghiệp có thể dẫn đến hành vi trốn thuế Theo đó, hành vi nợ thuế chỉ mới là hành vi chậm trễ trong việc nộp thuế khi đã quá thời hạn theo quy định pháp luật, còn hành vi trốn thuế được coi là hành vi cố ý vi phạm pháp luật nhằm đến mục đích trốn thuế của người nộp thuế Hành vi nợ thuế không hẳn là hành vi trốn thuế, tuy nhiên, hành vi này cũng là một trong các hành vi thường thấy của các doanh nghiệp khi nhằm mục đích trốn thuế 9 Trong trường hợp một số

8 Phạm Thị Giang (2009), “Phát triển bền vững và một số vấn đề đặt ra cho hệ thống pháp luật thuế Việt Nam”,

Tạp chí Luật học, số 04, trang 15

9 Vũ Kim Cúc (2009), “Góp phần nhận diện các hành vi gian lận thuế của doanh nghiệp”, Tạp chí nghề luật, số 3, trang 03 doanh nghiệp cố tình nợ một số thuế lớn, sau đó bỏ trốn và không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế dẫn đến ngân sách nhà nước phát sinh một khoản nợ thuế khó thu được Xuất phát từ hành vi nợ thuế, những doanh nghiệp này khi gặp số tiền thuế quá lớn, hành vi trốn thuế cũng rất dễ dàng nảy sinh

Trong công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế, việc phân loại nợ rất quan trọng để theo dõi và xác định các biện pháp xử lý nợ phù hợp, việc phân loại nhóm nợ thuế còn có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý nợ thuế, giúp cơ quan thuế có biện pháp quản lý thích hợp

Căn cứ vào khả năng nộp thuế của người nộp thuế và việc giải quyết nợ thuế, nợ thuế được phân loại gồm nợ có khả năng thu, nợ khó thu, nợ đang xử lý, nợ đã xử lý

Thứ nhất, nợ thuế có khả năng thu là tiền thuế nợ mà người nộp thuế có những điều kiện nhất định để thực hiện việc thanh toán khoản nợ đó Nợ thuế có khả năng thu được xem xét dựa vào tuổi nợ và được phân loại thành 06 nhóm nợ: Nhóm 1 là các khoản nợ từ 01 ngày đến 30 ngày; Nhóm 2 là các khoản nợ từ 31 ngày đến 60 ngày; Nhóm 3 là các khoản nợ từ 61 ngày đến 90 ngày; Nhóm 4 là các khoản nợ từ

91 ngày đến 120 ngày; Nhóm 5 là các khoản nợ từ 121 ngày đến 365 ngày; Nhóm 6 là các khoản nợ từ 366 ngày trở lên 10

Pháp luật về các biện pháp cưỡng chế nợ thuế của doanh nghiệp

Biện pháp cưỡng chế trong quản lý thuế là phương thức để thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế, đây là một trong những nội dung quan trọng của cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế Thông qua các biện pháp cưỡng chế thuế được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền đã giúp bảo đảm luật thuế được tuân thủ một cách nghiêm chỉnh Nợ thuế và cưỡng chế thuế có

31 Nguyễn Thị Lan Hương (2013), “Về bảo vệ quyền của người nộp thuế trong Luật Quản lý thuế”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, sô 01, trang 22

32 Điều 1 Nghị định 91/2022/NĐ-CP

33 Khoản 5 Điều 37 Nghị định 126/2020/NĐ-CP mối quan hệ biện chứng mật thiết với nhau 34 , bởi vì chỉ khi có nợ thuế mới có cưỡng chế thuế Cưỡng chế thuế là biện pháp mạnh đối với những đối tượng nợ thuế khó đòi và chỉ khi nợ thuế không được trả thì mới áp dụng các biện pháp cưỡng chế Các biện pháp cưỡng chế thuế chính là công cụ để thực hiện cưỡng chế đạt được hiệu quả Biện pháp cưỡng chế thuế đã góp phần nâng cao ý thức về nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật về thuế, góp phần giảm thiểu nợ đọng và thực hiện công bằng về nghĩa vụ thuế giữa những người nộp thuế 35 Các biện pháp cưỡng chế thi hành các quyết định hành chính về quản lý thuế, sau đây gọi tắt là các biện pháp cưỡng chế nợ thuế được quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế năm 2019

1.2.1 Biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; phong tỏa tài khoản

Biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; phong tỏa tài khoản (sau đây gọi tắt là biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của người nộp thuế) là biện pháp cưỡng chế đầu tiên được quy định trong Luật Quản lý thuế Biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của người nộp thuế được áp dụng đối với doanh nghiệp nợ thuế có tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác 36 Để có thông tin tài khoản của doanh nghiệp để thực hiện cưỡng chế, theo thẩm quyền quản lý cơ quan thuế khai thác thông tin về tài khoản của doanh nghiệp tại hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý thuế hoặc dữ liệu được cung cấp bởi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan Trong trường hợp doanh nghiệp chưa có dữ liệu về tài khoản trên hệ thống

34 Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Luật Thuế, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội, trang 246

35 Văn Tuấn (2023), “Áp dụng nhiều biện pháp cưỡng chế để thu hồi nợ thuế”, Thời báo tài chính Việt Nam, nguồn: https://thoibaotaichinhvietnam.vn/ap-dung-nhieu-bien-phap-cuong-che-de-thu-hoi-no-thue-132408- 132408.html, truy cập ngày 13/8/2023

36 Hoàng Thị Kim Uyên (2014), Các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 53 ứng dụng quản lý thuế thì cơ quan thuế theo thẩm quyền sẽ thực hiện xác minh thông tin về tài khoản để thực hiện cưỡng chế Việc xác minh được gửi đến Kho bạc Nhà nước, các Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác bằng đường văn bản Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xác minh, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại, phải cung cấp các thông tin cần thiết bằng văn bản về số hiệu tài khoản, số dư tại thời điểm cung cấp và một số thông tin khác liên quan nếu có Cơ quan thuế và cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin đều có trách nhiệm bảo mật thông tin tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế

Quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản ngân hàng, phong tỏa tài khoản của doanh nghiệp phải được ban hành sau ngày thứ 90 kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế hoặc ngay ngày hết thời hạn gia hạn nộp thuế hoặc ngay sau ngày doanh nghiệp không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế trong thời hạn ghi trên quyết định xử phạt hoặc ngay trong ngày phát hiện doanh nghiệp có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn và có hiệu lực trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ban hành quyết định

Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của người nộp thuế phải được gửi cho doanh nghiệp bị cưỡng chế và gửi cho Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp bị cưỡng chế mở tài khoản ngay trong ngày ban hành quyết định cưỡng chế Căn cứ vào số lượng tài khoản của doanh nghiệp mở tại Ngân hàng thương mại, Kho bạc Nhà nước, để ban hành quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản Khi nhận được quyết định cưỡng chế, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại, có trách nhiệm phong tỏa tài khoản của doanh nghiệp bị cưỡng chế bằng với số tiền ghi trong quyết định cưỡng chế, trích số tiền ghi trong quyết định cưỡng chế chuyển sang tài khoản của ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước, đồng thời thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế và doanh nghiệp Ngay trong ngày nhận được thông báo doanh nghiệp bị cưỡng chế đã nộp đủ tiền hoặc có Ngân hàng thương mại, Kho bạc Nhà nước, khác để thực hiện trích đủ số tiền cưỡng chế trong tài khoản của doanh nghiệp thì cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo cho các Ngân hàng thương mại, Kho bạc Nhà nước, khác để tránh trích nhiều lần số tiền cưỡng chế dẫn đến việc nộp thừa tiền thuế hoặc thuộc các trường hợp được dừng cưỡng chế theo luật định thì cơ quan thuế ban hành quyết định chấm dứt cưỡng chế gửi Ngân hàng thương mại, Kho bạc Nhà nước

Biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản là một biện pháp cưỡng chế hữu hiệu vì biện pháp này tác động trực tiếp vào nguồn tiền của doanh nghiệp khi mà hiện nay hầu hết các giao dịch thanh toán đều thực hiện qua tài khoản mở tại ngân hàng Dường như so với các biện pháp khác thì trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp này cũng đã được quy định khá đầy đủ, cụ thể, rõ ràng và có quy định trách nhiệm của các bên liên quan Tuy nhiên, biện pháp này sẽ không thực hiện được trong trường hợp doanh nghiệp không có tài khoản ngân hàng hoặc không có số dư trong tài khoản tại thời điểm cưỡng chế 37

1.2.2 Biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi tắt là biện pháp dừng làm thủ tục hải quan) không phải được quy định lần đầu trong Luật Quản lý thuế nhưng trước đây thẩm quyền thực hiện biện pháp này chỉ được quy định cho cơ quan hải quan thực hiện đối với nợ thuế thuộc lĩnh vực hải quan quản lý, tuy nhiên để tăng sự linh hoạt và tính hiệu quả cưỡng chế tiền thuế nợ nói chung không chỉ trong lĩnh vực hải quan thì Luật Quản lý thuế năm 2019 đã có sự thay đổi khi đã mở rộng phạm vi áp dụng biện pháp này không chỉ đối với người nộp thuế có tiền thuế nợ do cơ quan hải quan quản lý mà còn được áp dụng đối với người nộp thuế có tiền thuế nợ thuộc cơ quan thuế quản lý Đây là điểm thay đổi mới giúp cơ quan thuế có thêm một biện pháp cưỡng chế hiệu quả, tăng cường sự linh hoạt và hiệu quả cưỡng chế thu hồi tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước 38

37 Hoàng Thị Kim Uyên (2014), Các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 54

38 Đỗ Doãn (2023), “TP Hồ Chí Minh: Thuế - Hải quan phối hợp thu hồi nợ thuế hiệu quả”, Thời báo tài chính

Việt Nam, nguồn: https://thoibaotaichinhvietnam.vn/tp-ho-chi-minh-thue-hai-quan-phoi-hop-thu-hoi-no-thue- hieu-qua-134470.html, truy cập ngày 27/8/2023

Mặc dù cơ quan thuế có thẩm quyền áp dụng biện pháp này đối với doanh nghiệp có tiền thuế nợ do mình quản lý nhưng vì là liên quan đến thủ tục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nên thẩm quyền ban hành quyết định vẫn thuộc về cơ quan hải quan Cơ quan thuế khi muốn áp dụng biện pháp cưỡng chế này phải làm văn bản đề nghị gửi cơ quan hải quan để cơ quan hải quan ra quyết định dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp có nợ thuế Trên thực tế thì biện pháp cưỡng chế này chỉ có tác dụng đối với doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc có thực hiện các thủ tục hải quan 39

Ngoài ra, Luật Quản lý thuế cũng quy định không áp dụng biện pháp cưỡng chế này đối với một số hàng hóa như sau: Hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng được miễn thuế, đối tượng không chịu thuế hoặc có mức thuế suất xuất khẩu 0%; Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ trực tiếp an ninh, quốc phòng, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ khẩn cấp, hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại 40

Căn cứ trên văn bản đề nghị của cơ quan thuế và thông tin của doanh nghiệp thì cơ quan hải quan có thẩm quyền ban hành quyết định dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để cưỡng chế thu hồi nợ thuế vào ngân sách nhà nước Quyết định có hiệu lực trong vòng 01 năm Trong thời gian quyết định cưỡng chế có hiệu lực, nếu doanh nghiệp nộp đủ số tiền thuế nợ cưỡng chế vào ngân sách nhà nước hoặc các trường hợp được dừng cưỡng chế theo luật định thì cơ quan thuế ban hành văn bản đề nghị chấm dứt quyết định cưỡng chế gửi cơ quan hải quan khôi phục làm thủ tục thông quan cho doanh nghiệp Tuy nhiên biện pháp này sẽ không hiệu quả trong một vài trường hợp, khi áp dụng biện pháp này không đúng đối tượng hoặc không đúng thời điểm Ngoài ra, việc áp dụng biện pháp này cũng có thể gặp khó khăn do sự thiếu hợp tác của các bên liên quan hoặc do quy định chưa cụ thể về đối tượng áp dụng dễ dẫn tới khiếu nại, khiếu kiện

39 Lê Thu (2023), “Hiệu quả thu hồi nợ thuế từ các biện pháp cưỡng chế của Hải quan TP Hồ Chí Minh”, Tạp chí của Tổng cục Hải quan, nguồn: https://haiquanonline.com.vn/hieu-qua-thu-hoi-no-thue-tu-cac-bien-phap- cuong-che-cua-hai-quan-tphcm-175139-175139.html, truy cập ngày 12/8/2023

40 Khoản 2 Điều 33 Nghị định 126/2020/NĐ-CP

1.2.3 Biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỢ THUẾ CỦA

Tổng quan tình hình nợ thuế tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1 Tình hình nợ thuế tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh

Tại Cục Thuế TP Hồ Chí Minh, công tác quản lý nợ và thu hồi nợ thuế luôn được quan tâm, chú trọng trong thực hiện các chức năng quản lý thuế Để đảm bảo phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế xây dựng kế hoạch quản lý nợ thuế và có văn bản giao chỉ tiêu thu nợ thuế, xử lý nợ và tiền thuế nợ cho Cục Thuế cấp tỉnh, thành phố 51

Bảng 2.1 Bảng số liệu nợ thuế tại Cục Thuế TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 - 2022 52 Đơn vị tính: tỷ đồng

T Chỉ tiêu Số tiền thuế nợ

Tổng số tiền thuế nợ 21.832,464 24.396,34 24.189,090 39.034,021 45.456,699 53.186,090

3 Tiền thuế đang khiếu nại 987,465 875,435 883,673 8.662,385 8.867,683 5.136,526

Tiền thuế đã hết thời gian gia hạn nộp thuế - 5,005 13,116 - - 7.365,000

5 Tiền thuế nợ đang xử lý 1.277,488 1.311,340 1.425,944 1.537,577 1.728,976 3.467,322

6 Tiền thuế nợ khó thu 10.660,710 12.379,441 12.029,823 12.461,310 13.009,181 20.209,563

51 Bùi Pháp Uyên (2017), Quản lý nợ tại Cục Thuế Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 18

52 Nguồn: Cục Thuế TP Hồ Chí Minh, 2018-2022

Qua số liệu nợ thuế tại Cục Thuế TP Hồ Chí Minh giai đoạn từ 2018 đến hiện nay cho thấy tổng tiền thuế nợ có xu hướng tăng qua các năm Có thể thấy sự gia tăng nhiều nhất ở nợ trên 90 ngày, đây là loại nợ theo quy định phải thực hiện các biện pháp cưỡng chế Tại thời điểm 31/12/2018 tổng số tiền thuế nợ là 21.833 tỷ đồng, tăng 18,2% so với 31/12/2017; trong đó, số tiền thuế nợ có khả năng thu (số tiền thuế nợ đến 90 ngày và số tiền thuế nợ trên 90 ngày) là 8.967 tỷ đồng, tăng 15,30% so với thời điểm 31/12/2017, chiếm 3,33% tổng thu ngân sách nhà nước 2018 Trong các năm 2019, 2021, 2022 thì tổng tiền thuế nợ năm sau luôn cao hơn năm trước, chỉ có năm 2020 tổng nợ thuế giảm so với với thời điểm 31/12/2019, nhưng số tiền thuế giảm không đáng kể, cũng gần tương đương năm 2020 Năm 2021, tổng nợ thuế có mức tăng cao nhất hơn 15 ngàn tỷ, trong đó nợ quá hạn trên 90 ngày cũng có mức tăng cao nhất so với các năm là hơn 6 ngàn tỷ, điều này được lý giải là năm 2021 là năm đại dịch Covid-19 bùng phát với diễn biến phức tạp,Thành phố Hồ Chí Minh cũng như nhiều địa phương phải giãn cách theo Chỉ thị 15/CT-TTg và Chỉ thị 16/CT- TTg của Chính phủ dẫn đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thu lỗ, mất khả năng thanh toán; tài sản đã thế chấp tài ngân hàng dẫn đến doanh nghiệp không nộp ngay, nộp kịp thời tiền thuế phát sinh vào ngân sách nhà nước 53

Sáu tháng đầu năm 2023, tiền thu thuế cũng chiếm tỷ lệ cao, chiếm 117% so với tổng số tiền thu thuế năm 2022, tăng gần 17% tương ứng hơn 7.500 tỉ đồng so với thời điểm cuối năm 2022 54 Trong đó, tiền thuế nợ có 5 trường hợp tăng đột biến gần 12.700 tỉ đồng từ các Công ty Địa ốc Sông Tiên (1.010 tỉ đồng), Công ty Đầu tư Golden Hill (1.289 tỉ đồng), Công ty Xuyên Việt Oil (1.531 tỉ đồng), Công ty Quốc tế Thế kỷ 21 (6.146 tỉ đồng) 55 , … Tiền thuế nợ tính đến 31/5/2023 sau khi loại trừ

53 Thanh Xuân (2023), “Doanh nghiệp tại TP.HCM nợ thuế tăng mạnh”, Báo Thanh niên online, nguồn: https://thanhnien.vn/doanh-nghiep-tai-tphcm-no-thue-tang-manh-185230811090255573.htm, truy cập ngày 23/8/2023

54 Theo báo cáo mới nhất của Cục Thuế TP Hồ Chí Minh về tình hình nợ thuế

55 Quang Huy (2023), “5 doanh nghiệp tại TP.HCM nợ thuế hàng ngàn tỉ đồng”, Báo pháp luật Thành phố Hồ

Chí Minh, nguồn: https://plo.vn/5-doanh-nghiep-tai-tphcm-no-thue-hang-ngan-ti-dong-post743193.html, truy cập ngày 23/8/2023 các trường hợp tăng đột biến là hơn 41.700 tỉ đồng Mặc dù số quyết định cưỡng chế ban hành giảm % so với cùng kỳ nhưng tỷ lệ thu thuế lại gia tăng 56 Điều này cho thấy tình trạng nợ thuế của doanh nghiệp đang ngày một tăng cao, Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai thực hiện những biện pháp để kịp thời thu hồi nợ thuế và tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi, phát triển hiệu quả 57

Bảng 2.2 Bảng số liệu tình hình nợ thuế phân theo loại hình kinh tế tại Cục

Thuế TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2022 58 Đơn vị tính: tỷ đồng

TT Chỉ tiêu Số tiền thuế nợ

31/12/2018 31/12/2019 31/12/2020 31/12/2021 31/12/2022 Tổng số tiền thuế nợ 21.832,464 24.391,345 24.189,090 39.034,021 45.456,699

2 Cá nhân, cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh 3.220,297 3.695,501 3.811,083 4.941,187 5.291,932

Qua bảng số liệu nợ thuế thống kê theo hai loại hình quản lý là khối doanh nghiệp và khối cá nhân, cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh trong giai đoạn 2018 –

2022 thì khối doanh nghiệp có số tiền thuế nợ luôn chiếm tỷ lệ cao hơn khối cá nhân, cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh, tương ứng với tổng thu ngân sách hàng năm của của doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh Trong tổng số tiền thuế nợ của Cục Thuế TP Hồ Chí Minh thì nợ thuế của khối doanh nghiệp chiếm trung bình 86% trong tổng tiền thuế nợ giai đoạn 2018 - 2022 Tại thời điểm ngày 31/12/2022 thì tỷ lệ nợ của khối doanh nghiệp chiếm 88% tổng nợ thuế, cao hơn mức trung bình giai đoạn

2018 – 2022 Năm 2021 và 2022 cũng là năm ngành Thuế ban hành nhiều chính sách gia hạn, giãn thời hạn nộp thuế cho doanh nghiệp, người nộp thuế Các doanh nghiệp được gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, Thu nhập doanh nghiệp, Thu nhập cá nhân,

56 Trâm Anh (2023), “Thu hồi nợ thuế mới đạt 33% chỉ tiêu, nhiều cục thuế có nợ thuế leo thang đột biến”,

Tạp chí điện tử VnEconomy, nguồn: https://vneconomy.vn/thu-hoi-no-thue-moi-dat-33-chi-tieu-nhieu-cuc- thue-co-no-thue-leo-thang-dot-bien, truy cập ngày 01/9/2023

57 Thúy Nga (2021), “Quyết liệt ngăn chặn hành vi lợi dụng dịch Covid-19 để chây ỳ nợ thuế”, Tạp chí Thuế nhà nước, số 20 - 21 - 22, trang 08

58 Nguồn: Cục Thuế TP Hồ Chí Minh, 2018-2022 tiền thuê đất, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được miễn giảm tiền thuế giá trị gia tăng, Thu nhập cá nhân… giúp giảm tải các áp lực về nghĩa vụ tài chính cho doanh nghiệp, người nộp thuế để dồn nguồn lực vào phục hồi sản xuất kinh doanh Chính vì vậy dẫn đến số tiền thuế nợ ngân sách tại thời điểm 31/12/2021 và 31/12/2022 tăng cao hơn so với trung bình các năm trước

Mặc khác, có nhiều doanh nghiệp trong một số lĩnh vực kinh doanh có số tiền thuế nợ lớn, kéo dài qua nhiều năm Một số lĩnh vực có số tiền thuế nợ cao như là công nghiệp chế biến, chế tạo; Xây dựng; Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; ngân hàng, bảo hiểm; Hoạt động kinh doanh bất động sản, … Trong đó lĩnh vực có số tiền thuế nợ lớn và nhiều kỳ tập trung ở các doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề bất động sản và xây dựng 59 Nhóm doanh nghiệp liên quan bất động sản, trong đó có 2 công ty nợ trên 1.000 tỉ đồng là công ty Công ty CP đầu tư Golden Hill và Công ty CP địa ốc Sông Tiên 60 Để triển khai áp dụng biện pháp thu nợ thuế phù hợp với từng trường hợp nợ thuế mang lại hiệu quả thì việc nắm nguồn gốc, bản chất nợ của từng đối tượng là rất quan trọng Trong những năm gần đây, toàn ngành Thuế nói chung, trong đó có Cục Thuế TP Hồ Chí Minh đã triển khai thực hiện quyết liệt nhiều biện pháp quản lý nợ và đôn đốc thu hồi nợ thuế, từ việc giao chỉ tiêu thu nợ cho từng cơ quan thuế, đơn vị đến việc thành lập Ban chỉ đạo và tổ chức các đoàn liên ngành thu hồi nợ đọng thuế, trong đó tập trung vào những đơn vị có số thuế nợ lớn, trọng điểm 61

59 Theo báo cáo mới nhất của Cục Thuế TP Hồ Chí Minh về tình hình nợ thuế

60 Tấn lực (2023), “Hàng loạt doanh nghiệp bất động sản, du lịch bị cưỡng chế vì nợ thuế”, Báo tuổi trẻ, nguồn: https://tuoitre.vn/hang-loat-doanh-nghiep-bat-dong-san-du-lich-bi-cuong-che-vi-no-thue-

61 Đỗ Doãn (2023), “Cục Thuế TP Hồ Chí Minh: Nhiều giải pháp nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách 2023”, Thời báo tài chính Việt Nam, nguồn: https://baomoi.com/cuc-thue-tp-ho-chi-minh-nhieu-giai-phap-no- luc-hoan-thanh-nhiem-vu-thu-ngan-sach-2023-c46391373.epi, truy cập ngày 28/7/2023

2.1.2 Một số nguyên nhân tác động đến tình hình nợ thuế của Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ nhất, việc thu thuế gặp khó khăn và thời hạn bị kéo dài do nhiều doanh nghiệp không còn hoạt động nhưng không hoàn thành thủ tục thuế, bỏ khỏi địa bàn kinh doanh, sau đó thành lập doanh nghiệp khác Các đối tượng này đang gia tăng về cả số lượng và số tiền thuế nợ, đây được xem là các khoản nợ khó thu mà cơ quan thuế phải theo dõi và thực hiện hết các biện pháp cưỡng chế nhưng vẫn chưa thu hồi được, lũy kế đến thời điểm 31/12/2022 theo số liệu thống kê tại Báo cáo công tác thuế năm 2022 của Cục Thuế TP Hồ Chí Minh thì trên địa bàn số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh là hơn 19.200 doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh là gần 24.300 doanh nghiệp trong tổng số doanh nghiệp quản lý hơn 300.000 doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Thực trạng thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1 Tình hình thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh

Thực hiện quy định của Luật Quản lý thuế 2019, thực hiện chỉ đạo thống nhất của Tổng cục Thuế, Cục Thuế TP Hồ Chí Minh đã ban hành các văn bản chỉ đạo các chi cục thuế quận, huyện, thành phố Thủ Đức triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các biện pháp thu nợ thuế Tại Cục Thuế TP Hồ chí Minh đã thành lập Ban chỉ đạo chống thất thu và thu hồi nợ thuế Trên cơ sở chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước và chỉ tiêu thu nợ được giao hàng năm, Cục Thuế TP Hồ Chí Minh xây dựng và giao chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước và chỉ tiêu thu nợ đến từng chi cục thuế quận, huyện, thành phố, khu vực Cục Thuế có văn bản chỉ đạo rà soát, phân loại nợ, lập danh sách các doanh nghiệp, cá nhân nợ theo từng nhóm và xây dựng phương án thu nợ thuế Căn cứ chỉ tiêu thu nợ Cục Thuế giao, các chi cục thuế quận, huyện, thành phố, khu vực tiếp tục giao nhiệm vụ đến từng đội thuế, công chức thuế phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị đó để phối hợp với các sở, ban ngành trên địa bàn triển khai thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo đúng quy định

Trong tiến trình thực hiện cải cách hiện đại hóa ngành Thuế, hiện nay toàn ngành Thuế đã và đang đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các khâu của quy trình quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, từ phân công, phân loại nợ thuế, tạo và ban hành thông báo nợ thuế, quyết định cưỡng chế nợ thuế trên Hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS), gửi thông báo nợ thuế và quyết định cưỡng chế nợ thuế bằng phương thức điện tử (qua địa chỉ email người nộp thuế đã đăng ký) Cục Thuế TP Hồ Chí Minh là đơn vị đi đầu trong ngành Thuế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý thuế trên địa bàn, nhờ triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp mà công tác thu hồi nợ đọng thuế của Cục Thuế đạt được kết quả tích cực

Doanh nghiệp có tiền thuế nợ thuộc các trường hợp quy định tại Điều 124 Luật Quản lý thuế 2019 sẽ bị cơ quan thuế có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế được quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019 Ngoài ra, cơ quan thuế thực hiện công khai thông tin người nợ thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng, thực hiện tạm hoãn xuất cảnh đối với người đại diện pháp luật của đối tượng đang bị áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế

Trước khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, công chức quản lý nợ sẽ thực hiện đôn đốc thu tiền thuế nợ bằng nhiều hình thức như: gọi điện thoại cho doanh nghiệp để đôn đốc thu nợ đối với các khoản nợ phát sinh từ 1-30 ngày để người nộp thuế kịp thời sắp xếp nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước; Tập trung theo dõi những khoản nợ tăng đột biến (nợ dưới 30 ngày) nhằm xác định chính xác nợ đọng thực hiện đôn đốc thu nộp; Thực hiện gửi tin nhắn SMS số tiền thuế nợ đến người nộp thuế; Lập biên bản đôn đốc nộp thuế các khoản nợ có hạn nộp trên 60 ngày và dưới 90 ngày trực tiếp với người đại diện pháp luật hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp; Gửi email các khoản nợ, Thông báo tiền thuế nợ (Thông báo 01/TTN) đến người nộp thuế để đôn đốc thu nộp; Công khai thông tin về doanh nghiệp nợ thuế lớn, chây ỳ, lâu dài và đã thực hiện các biện pháp cưỡng chế vẫn chưa thu hồi được nợ trên các phương tiện truyền thông đại chúng - Cục Thuế TP Hồ Chí Minh công khai danh sách người nộp thuế có số tiền thuế nợ từ 05 tỷ đồng trở lên

Sau khi thực hiện hết các biện pháp đôn đốc thu nợ và thu thập thông tin của người nộp thuế Nếu người nộp thuế không thực hiện nộp thuế nợ vào ngân sách nhà nước, công chức Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế (tại các Chi cục Thuế là Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế) thực hiện lập kế hoạch cưỡng chế nợ thuế theo Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ và tiến hành thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo quy định của Luật Quản lý thuế

Bảng 2.3 Bảng số liệu ban hành quyết định cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 - 2022 70

Biện pháp 1: Trích tiền từ tài khoản

Biện pháp 2: Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Biện pháp 3: Ngừng sử dụng hóa đơn

Biệp pháp 4: Kê biên tài sản

Biệp pháp 5: Thu hồi từ bên thứ ba

Biệp pháp 6: Thu hồi giấy phép

Qua số liệu tại Bảng 2.3 có thể thấy sự rất khác biệt số lượng áp dụng giữa các biện pháp cưỡng chế tại Cục Thuế TP Hồ Chí Minh từ năm 2018 đến năm 2022 Số lượt ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp luôn cao nhất trong số các biện pháp cưỡng chế Bởi vì biện pháp cưỡng chế trích tiền tài khoản ngân hàng theo nguyên tắc cưỡng chế là biện pháp phải được thực hiện đầu tiên và thêm một phần thuận lợi là hầu như doanh nghiệp nào cũng có ít nhất từ một tới hai tài khoản đăng ký với cơ quan thuế để thực hiện nộp thuế điện tử và các giao dịch thương mại Cũng như hiện nay giữa các Ngân hàng thương mại và Tổng cục Thuế đã có cơ chế phối hợp trong truyền nhận thông tin tài khoản ngân hàng, cung cấp thêm cơ sở dữ liệu tài khoản ngân hàng

70 Nguồn: Cục Thuế TP Hồ Chí Minh, 2018-2022 của người nộp thuế cho cơ quan thuế Biện pháp này tác động trực tiếp đến nguồn tiền của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ không thể thực hiện được các giao dịch như rút tiền, chuyển tiền, thanh toán… trong thời gian bị cưỡng chế và nếu trong cùng một lúc bị cưỡng chế nhiều tài khoản tại nhiều ngân hàng khác nhau thì doanh nghiệp sẽ gặp áp lực rất lớn tại cùng một thời điểm Mặt khác nhiều doanh nghiệp sợ việc cưỡng chế tài khoản ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến uy tín của mình đối với ngân hàng và đối tác nên khi bị cưỡng chế bằng biện pháp này, các doanh nghiệp thường sẽ chủ động nộp thuế để chấm dứt quyết định cưỡng chế trong thời gian sớm nhất, chứ không đợi đến hết 30 ngày quyết định hết hiệu lực vì khả năng bị cưỡng chế lại biện pháp này không bị hạn chế Đến Luật Quản lý thuế 2019 có quy định cơ quan thuế mới được áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp có nợ tiền thuế tại cơ quan thuế, bằng việc gửi văn bản đề nghị cơ quan hải quan ban hành quyết định dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Mặc dù đây là biện pháp thứ hai trong các biện pháp cưỡng chế đối với doanh nghiệp nợ thuế và cơ quan thuế được linh hoạt sử dụng sao cho phù hợp với tình hình thực tế Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nợ thuế nào cũng bị áp dụng biện pháp này, vì biện pháp này cần phải có sự phối hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan hải quan nên việc xác định chính xác đối tượng cưỡng chế là rất quan trọng, đòi hỏi các quy định chặt chẽ tránh khiếu nại nên số lượng cưỡng chế biện pháp này còn khá khiêm tốn

Tiếp sau các biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản ngân hàng, dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì cơ quan thuế phải áp dụng có trình tự các biện pháp tiếp theo, mở đầu cho trình tự này là biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn Biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn sẽ hạn chế tính chủ động của doanh nghiệp trong việc sử dụng hóa đơn Trước 01/7/2022 khi doanh nghiệp còn sử dụng hóa đơn giấy hoặc hóa đơn điện tử cũ thì nếu doanh nghiệp bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn thì vẫn có “kẽ hở” cho doanh nghiệp xuất hóa đơn khi mà doanh nghiệp ghi ngày xuất là ngày trước thời điểm bị cưỡng chế Tuy nhiên sau ngày 01/7/2022 thì các hóa đơn giấy, hóa đơn điện tử cũ không còn giá trị sử dụng theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019 và doanh nghiệp buộc phải chuyển sang sử dụng hóa đơn có mã của cơ quan thuế Nếu doanh nghiệp bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn thì doanh nghiệp hoàn toàn không thể sử dụng hóa đơn do không được cấp mã hóa đơn của cơ quan thuế, việc không thể xuất hóa đơn trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, nhà hàng, bất động sản,… Số liệu thực hiện biện pháp cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn nhiều cũng phản ánh tình hình nợ thuế kéo dài của doanh nghiệp không thu hồi được từ các biện pháp trước đó (biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn được áp dụng sau biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, biện pháp tạm dừng thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu), mặt khác phản ánh tình hình khó khăn của các doanh nghiệp có thể thấy rõ qua số liệu cưỡng chế đều tăng qua các năm và trong năm 2022 đã thực hiện cưỡng chế hơn 35 ngàn lượt người nộp thuế, cho thấy công tác cưỡng chế nợ thuế đang được đẩy mạnh Thông qua Bảng 2.3, có thể thấy biện pháp kê biên tài sản hoặc biện pháp thu hồi tài sản từ bên thứ ba không được thực hiện tại Cục Thuế TP Hồ Chí Minh trong các năm từ 2018 - 2022, nguyên nhân khách quan là từ việc thực hiện các quy định pháp luật trên thực tế còn nhiều khó khăn khi doanh nghiệp không còn tài sản, vấn đề xác minh thông tin, thẩm định tài sản, chi phí bán đấu giá… Bên cạnh một số nguyên nhân khách quan thì có một số nguyên nhân chủ quan xuất phát từ đội ngũ công chức quản lý nợ Cục Thuế

TP Hồ Chí Minh có sự hạn chế về số lượng và cả chất lượng, mà đòi hỏi thực hiện biện pháp này cần phải có một lực lượng công chức giỏi chuyên môn, được đào tạo chuyên sâu, có kiến thức về cả pháp luật của các ngành luật khác chứ không chỉ là kiến thức về thuế

Biện pháp được coi là có tính cưỡng chế mạnh nhất, biện pháp cuối cùng được áp dụng là biện pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp Theo bảng số liệu trên thì có thể thấy số lượng lượt doanh nghiệp bị cơ quan thuế đề nghị thu hồi giấy phép kinh doanh rất cao nhưng trên thực tế số lượng doanh nghiệp bị cơ quan đăng ký, cấp giấy phép thu hồi theo văn bản đề nghị của cơ quan thuế là rất thấp xuất phát từ vướng mắc trong quy định thu hồi giấy phép kinh doanh giữa Luật Quản lý thuế và Luật doanh nghiệp về thời gian thu hồi, hậu quả pháp lý sau khi thu hồi mà văn bản đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ quan thuế chỉ có thời hạn hiệu lực là 01 năm, sau 01 năm nếu cơ quan đăng ký kinh doanh chưa thu hồi thì cơ quan thuế phải thực hiện lại Trên thực tế, hiệu quả của biện pháp này hiện nay cũng không cao do các doanh nghiệp khi đã bị áp dụng biện pháp này đều đã bị áp dụng các biện pháp trước trong một thời gian dài nhưng vẫn không thủ được số tiền thuế nợ hoặc là các doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể, phá sản, không còn hoạt động tại địa chỉ kinh doanh… cũng chiếm một số lượng lớn

Trong giai đoạn 2018 - 2022 thì số lượt và số tiền cưỡng chế của năm 2021 thấp nhất trong giai đoạn này do Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 Toàn Thành phố phải thực hiện giãn cách/cách ly xã hội trong

5 tháng (từ ngày 27/7 đến ngày 30/9) nên hầu hết các số liệu về đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế chỉ thực hiện trong 7 tháng hoạt động Nhưng đến năm 2022 thì số lượt cưỡng chế và số tiền cưỡng chế ở tất cả các biện pháp áp dụng đều đã được tăng cường, cho thấy Cục Thuế TP Hồ Chí Minh đã rất cố gắng nỗ lực trong công tác cưỡng chế thu hồi tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước, cùng với những chính sách thuế vẫn được tiếp tục thực hiện để hỗ trợ doanh nghiệp

Bên cạnh thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế, Cục Thuế TP Hồ Chính duy trì thực hiện các biện pháp thu hồi nợ thuế khác là: Thực hiện công khai thông tin doanh nghiệp có số tiền thuế nợ lớn trên các trang web của Cục Thuế và các phương tiện truyền thông Số liệu thống kê gần nhất tại Báo cáo công tác thuế năm

2022 của Cục Thuế TP Hồ Chí Minh thì năm 2022, Cục Thuế TP Hồ Chí Minh đã thực hiện công khai thông tin trên phương tiện đại chúng 3 đợt: 219 lượt người nộp thuế với số tiền thuế nợ là 9.969 tỷ đồng; Thực hiện tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện pháp luật của doanh nghiệp có nợ thuế là một biện pháp thu hồi nợ hiện nay đang phát huy hiệu quả khá tốt, khi mà pháp luật hiện nay chưa có quy định về hạn chế thành lập doanh nghiệp mới đối với các chủ doanh nghiệp có nợ thuế Theo số liệu thống kê báo cáo từ năm 2018 đến năm 2022 thì Cục Thuế TP Hồ Chí Minh đã thực hiện biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện pháp luật của doanh nghiệp nợ thuế đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế đối với 534 trường hợp có tổng số tiền thuế nợ là 236 tỷ đồng

Kết quả thu hồi nợ thuế từ các biện pháp đôn đốc và xử lý nợ thuế trong giai đoạn 2018 – 6/2023:

Bảng 2.4 Bảng số liệu số tiền thuế nợ thu hồi qua các biện pháp đôn đốc và cưỡng chế đối với doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 6/2023 71 Đơn vị tính: tỷ đồng

Số tiền thuế nợ thu hồi thông qua các biện pháp đôn đốc thu nộp và cưỡng chế nợ thuế

Ngày đăng: 28/02/2024, 16:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w