1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Bài tập học kỳ môn Tâm lý học Tội phạm đạt 9,5 điểm) Phân tích cơ chế tâm lý (cấu trúc tâm lý) của hành vi phạm tội. Lấy ví dụ.

13 39 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 777,87 KB

Nội dung

Luận văn đạt 9,5 điểm kết thúc học kỳ môn tâm lý tội phạm. Luận văn phân tích cấu trúc tâm lý của hành vi phạm tội, và lấy ví dụ minh họa thông qua vụ án tham nhũng của Nguyễn Bắc Son và đồng bọn. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 3 NỘI DUNG ................................................................................................................... 3 CHƯƠNG I: CẤU TRÚC TÂM LÝ CỦA HÀNH VI PHẠM TỘI. ................... 3 1. Khái quát về hành vi phạm tội và cấu trúc tâm lý của hành vi phạm tội ......... 3 2. Nhu cầu và lợi ích ............................................................................................. 4 3. Động cơ, mục đích, ý định phạm tội. ............................................................... 6 4. Quyết định thực hiện hành vi phạm tội ............................................................ 8 5. Phương thức thực hiện hành vi phạm tội .......................................................... 9 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÂM LÝ TRONG HÀNH VI THAM NHŨNG CỦA NGUYỄN BẮC SON ...................................................................... 9 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 13

Trang 1

1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KÌ

ĐỀ BÀI :

Phân tích cơ chế tâm lý (cấu trúc tâm lý)

của hành vi phạm tội Lấy ví dụ

HỌ VÀ TÊN : NGUYỄN THỊ MỸ THIỆN MSSV : 440465

LỚP : N06

Hà Nội, 2022

Trang 2

2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 3

CHƯƠNG I: CẤU TRÚC TÂM LÝ CỦA HÀNH VI PHẠM TỘI 3

1 Khái quát về hành vi phạm tội và cấu trúc tâm lý của hành vi phạm tội 3

2 Nhu cầu và lợi ích 4

3 Động cơ, mục đích, ý định phạm tội 6

4 Quyết định thực hiện hành vi phạm tội 8

5 Phương thức thực hiện hành vi phạm tội 9

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÂM LÝ TRONG HÀNH VI THAM NHŨNG CỦA NGUYỄN BẮC SON 9

KẾT LUẬN 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 3

3

MỞ ĐẦU

Trong khoa học pháp luật hình sự, hành vi phạm tội được nghiên cứu như một khái niệm cơ bản của tội phạm và là hành, động có ý chí Dưới góc độ tâm lý học người

ta nghiên cứu cấu trúc tâm lí, những yếu tố quan trọng của hành vi phạm tội như nguồn

gốc, động cơ thúc đẩy, diễn biến và hậu quả tâm lí của hành vi phạm tội Để làm rõ

hơn vấn đề này, bài tiểu luận sau đây sẽ tập trung vào “Phân tích cơ chế tâm lý (cấu

trúc tâm lý) của hành vi phạm tội” và “lấy ví dụ” thực tế để minh họa cho những phân

tích ấy

NỘI DUNG CHƯƠNG I: CẤU TRÚC TÂM LÝ CỦA HÀNH VI PHẠM TỘI

1 Khái quát về hành vi phạm tội và cấu trúc tâm lý của hành vi phạm tội

Hành vi phạm tội là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, có lý trí, có ý chí và được thể hiện ra bên ngoài bằng hình thức hành động hoặc không hành động.1 Xét về tính chất, hành vi phạm tội là hành vi gây thiệt hại đáng kể cho xã hội;

có lỗi và được quy định trong Luật hình sự Xét về cấu trúc, hành vi phạm tội đòi hỏi

có những dấu hiệu sau:

(i) Chủ thể thực hiện phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự cũng như phải thoả mãn các dấu hiệu đặc biệt khác (dấu hiệu chủ thể đặc biệt) nếu cấu thành tội phạm đòi hỏi;

(ii) Về mặt khách quan, chủ thể phải có hành động hoặc không hành động thỏa mãn các dấu hiệu khách quan của cấu thành tội phạm (hành vi, hậu quả, quan hệ nhân quả, đối tượng tác động…),

(iii) Về mặt chủ quan, chủ thể phải có lỗi; cố ý hoặc vô ý tuỳ từng tội phạm cũng như chủ thể phải có động cơ, mục đích nhất định

1 Đặng Thanh Nga (chủ biên), Giáo trình Tâm lý học Tư pháp Trường Đại học Luật Hà Nội [tr.99]

Trang 4

4 Trong khoa học pháp luật hình sự, hành vi phạm tội được nghiên cứu như một

khái niệm cơ bản của tội phạm và là hành động có ý chí Theo quan điểm của nền tâm

lý học mácxít, khái niệm hành vi trong tâm lý học không tách rời khái niệm hoạt động

mà hành vi là sự biểu hiện cụ thể ra bên ngoài của hoạt động Do vậy, hành vi phạm tội có những cấu trúc tâm lý cấu thành nên nó mà chúng ta cần phải nghiên cứu Việc tìm hiểu vấn đề cấu trúc tâm lý của hành vi phạm tội sẽ làm rõ nhiều yếu tố quan trọng liên quan đến hành vi phạm tội, như nguồn gốc, động lực thúc đẩy, diễn biến và hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội

Thành phần cấu trúc của hành vi phạm tội bao gồm:

- Nhu cầu và lợi ích

- Động cơ, mục đích và ý định phạm tội

- Quyết định thực hiện hành vi phạm tội

- Phương thức thực hiện hành vi phạm tội

* Sơ đồ cấu trúc tâm lý của hành vi phạm tội

2 Nhu cầu và lợi ích

2.1 Nhu cầu

Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển Nhu cầu và việc thỏa mãn nhu cầu của con người là động lực thúc đẩy hoạt động, điều chỉnh hành vi của cá nhân và nhóm xã hội Nhà tâm lý học Nga

A.G.Côvaliốp viết: “Nhu cầu là sự đòi hỏi của cá nhân và của các nhóm xã hội khác

nhau muốn có những điều kiện để sống và phát triển Nhu cầu quy định hướng lựa

Nhu

cầu, lợi

ích

Động cơ, mục đích

và ý định phạm tội

Quyết định thực hiện hành vi phạm tội

Phương thức thực hiện hành vi phạm tội

Trang 5

5

chọn của ý nghĩ, rung cảm và ý chí của con người Nó quy định hoạt động của cá nhân, nhóm xã hội và của cả một giai cấp, một dân tộc, một thời đại” 2

Nhu cầu phản ánh sự phụ thuộc của con người vào môi trường bên ngoài Nó được cảm nhận như trạng thái thiếu thốn về một cái gì đó và bạn phải tìm cách hành động để bù đắp Chính vì vậy, nhu cầu là cội nguồn của tính tính cực của con người, là nguyên nhân sâu xa bên trong hành vi Mọi hành động của con người đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến sự thỏa mãn nhu cầu Nhu cầu con người và nhu cầu xã hội nói chung thường có phần cao hơn khả năng hiện có, đó là cơ sở cho sự phát triển, đi lên Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa nhu cầu và khả năng hiện thực có thể trở thành điều kiện (chứ không phải là nguyên nhân) của hành vi phạm tội

Trong lĩnh vực pháp luật hình sự, nhu cầu thực hiện chức năng làm động lực thúc đẩy hành vi của người phạm tội Nó quy định xu hướng lựa chọn các ý đồ, động

cơ, mục đích phạm tội Ngoài những đặc điểm của nhu cầu nói chung, nhu cầu của người phạm tội còn có thể có các đặc tính sau:

- Tính nhỏ nhen, hẹp hòi, nghiêng về vật chất, thực dụng

- Tính hẹp hòi của những nhu cầu xã hội cần thiết (nhu cầu lao động, nhu cầu đạo đức )

- Tính cao siêu, vượt quá nhu cầu trung bình ngoài khả năng thỏa măn cho phép

- Tính đồi bại, suy thoái

2.2 Lợi ích

Lợi ích là bậc thang từ nhu cầu đến hành vi, là sự nhận thức nhu cầu và so sánh

nó với những điều kiện và công cụ thực hiện đang có Lợi ích cũng là xu hướng nhận thức đối tượng có ý nghĩa được cá nhân lựa chọn và có nội dung phong phú về mặt tình cảm Lợi ích của con người thể hiện mối quan hệ của con người với điều kiện hiện tại, với cả ước muốn ở kế hoạch hoạt động sống của họ trong tương lai Đôi khi có những

2 Đặng Thanh Nga, Hành vi phạm tội nhìn nhận từ góc độ tâm lý học, Tạp chí Luật học số 4/1998

Trang 6

6 dạng hành vi nhất định trở thành lợi ích độc lập của cá nhân, tách khỏi điều kiện xuất phát Hành vi vu khống, vu oan, đổ lỗi cho người khác, cãi cọ và thậm chí vi phạm pháp luật thường biểu hiện như hình thức biến dạng của sự khẳng định và của "tính tích cực xã hội'

3 Động cơ, mục đích, ý định phạm tội

3.1 Động cơ phạm tội

Động cơ phạm tội là các yếu tố tâm lý bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội Thường những hành vi phạm tội xuất phát từ những động cơ sau:

- Động cơ vụ lợi gắn liền với những ham muốn vật chất hẹp hòi muốn có đồ vật quý, có tích lũy lớn, làm giàu bất chính

- Động cơ gắn liền với những suy tính làm nâng cao thể diện cá nhân (muốn hơn người, có địa vị xã hội cao)

- Động cơ mang tính chất hiếu chiến trong khi đó lại có mâu thuẫn cá nhân, kết hợp với ý thức coi thường lợi ích của người khác, của xã hội, không tôn trọng nhân phẩm con người

- Động cơ đi ngược lại lợi ích xã hội gắn liền với tình trạng vô trách nhiệm và không hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước

Nhu cầu của con người khi đã được nhận thức và có khả năng thực hiện thì nó trở thành động cơ Ví dụ: Động cơ của hành vi trộm cắp được hình thành từ các yếu tố tham gia chính trong hoạt động (trong hành vi trộm cắp), nó có thể bao gồm các yếu tố như: Lòng tham, ham muốn vật chất, mong muốn có tiền để thỏa mãn những nguyện vọng ích kỷ, mong muốn tích lũy làm giàu bất chính,V.V Những yếu tố trên đã trở thành những giá trị thường trực, hấp dẫn chủ thể và khi gặp đối tượng, có điều kiện thuận lợi sẽ trở thành động cơ thúc đẩy hành vi trộm cắp

Trang 7

7

Cơ sở của động cơ là hệ thống nhu cầu Tuy nhiên, không phải bất cứ nhu cầu nào cũng trở thành động cơ thúc đẩy việc thực hiện hành vi Khi nhu cầu không được thỏa mãn được sử tác động tương thích của điều kiện bên ngoài thì nó mới trở thành động cơ Quá trình tâm lý học gọi là “động cơ hóa” Trong những trường hợp phạm tội

cố ý thì bao giờ hành vi của người phạm tội cũng đều do động cơ phạm tội thúc đẩy Chỉ trong những trường hợp phạm tội vô ý vì cẩu thả, vô ý vì quá tự tin thì hành vi mới không có động cơ phạm tội thúc đẩy Thường những trường hợp phạm tội này được thực hiện do xung đột tình cảm, được tích tụ lại, thiếu sự chi phối của kích thích bên trong

3.2 Mục đích phạm tội

Mục đích phạm tội là kết quả mà người phạm tội mong muốn đạt được bằng việc thực hiện hành vi phạm tội Nói cách khác, nó là kết quả được người phạm tội vẽ lên trong đầu óc mình trước khi thực hiện hành vi phạm tội

Trong hoạt động phạm tội không phải hành vi phạm tội nào cũng có mục đích phạm tội Ở những trường hợp phạm tội đối với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội đã cân nhắc xác định rõ mục đích khi thực hiện hành vi đó, vì vậy luôn tồn tại mục đích phạm tội Còn ở trường hợp phạm tội khác (như phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp, vô ý

vì cẩu thả, vô ý vì quá tự tin) người phạm tội cũng có mục đích nhưng đó chỉ là mục đích của hành vi

Mục đích được xác định trên cơ sở động cơ Do động cơ thúc đẩy mà con người

đề ra cho mình những mục đích cụ thể Từ động cơ người ta xác định mục đích hành động, vạch ra kế hoạch thực hiện để đạt kết quả tối ưu Mục đích phạm tội biểu hiện mức độ nguy hiểm cho xã hôi của hành vi phạm tội Những hành vi phạm tội giống nhau về mặt khách quan nhưng khác nhau về mục đích, thì mức độ nguy hiểm cho xã hội cũng khác nhau

3.3 Ý định phạm tội

Động cơ và mục đích được gọi chung là ý định phạm tội

Trang 8

8

Ý đồ phạm tội là một hiện tượng năng động Nó xuất hiện trên cơ sở những động lực nhất định thúc đẩy và gắn liền với sự phân tích đánh giá hoàn cảnh cụ thể và việc xác định mục đích cụ thể Ý đồ phạm tội không mang tính khách quan Nó là yếu tố tâm lý có tính chất chủ quan.3

Ý định phạm tội chính là cơ sở tâm lý dẫn đến việc thực hiện tội phạm Ý định phạm tội có thể thay đổi tùy thuộc vào sự thay đổi của các điều kiện thực hiện tội phạm Đôi khi có điều kiện phạm tội nhưng chủ thể cũng có thể tự nguyện từ bỏ ý định phạm tội vì nhiều nguyên nhân khác nhau

4 Quyết định thực hiện hành vi phạm tội

Trong những hành vi phạm tội với lỗi cố ý, sau khi xuất hiện động cơ, mục đích

và lập kế hoạch thực hiện, người phạm tội thường cân nhắc một lần nữa: có thực hiện hành động để lại mục đích đã định hay không? Vì vậy, quyết định thực hiện hành vi phạm tội là sự lựa chọn cuối cùng của người phạm tội về mục đích, phương án, phương tiện phạm tội, thể hiện ý chí và lý trí của người phạm tội, thái độ của họ đối với hành

vi phạm tội và hậu quả

Quyết định thực hiện hành vi phạm tội có thể đưa ra trong chốc lát dưới tác động trực tiếp của tình huống, hoặc xuất phát từ những khuôn mẫu hành động đã có trong quá khứ, hoặc là kết quả của một quá trình đấu tranh tư tưởng lâu dài, khó khăn…

Trong thực tế, sự lựa chọn phương án thực hiện hành vi có thể thích hợp - có cơ

sở, hợp lý, có tính đến logic phát triển của các sự kiện Nhưng cũng có thể không thích hợp - không hợp lí khi những phương án có khả năng không được sắp xếp theo trình

tự “hợp lý” không được phân tích, so sánh một cách kỹ lưỡng Tuy vậy, đối với tất cả mọi hành vi phạm tội, xét dưới góc độ dự toán tình huống, đều không hợp lý ở chỗ chủ thể của nó không tính đến hậu quả sẽ đem lại cho xã hội và sự trừng phạt không thể tránh khỏi sau đó

3 Đặng Thanh Nga, Hành vi phạm tội nhìn nhận từ góc độ tâm lý học, Tạp chí Luật học số 4/1998

Trang 9

9

5 Phương thức thực hiện hành vi phạm tội

Ý định phạm tội được cụ thể hóa qua phương thức và kết quả thực hiện hành vi phạm tội

Phương thức hành động là mặt khách quan của hành vi phạm tội có ý thức Phương thức hành động phạm tội phản ánh ý định và quá trình chuẩn bị phạm tội Việc làm rõ phương thức thực hiện hành vi cho chúng ta thấy được động cơ người phạm tội thúc đẩy, mục đích mà họ theo đuổi Trong phương thức còn thể hiện đặc điểm tâm lý, trình độ tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, thói quen, các mối quan hệ xã hội, kiểu khí chất, trạng thái tâm lý của người phạm tội Ví dụ: Những hành vi côn đồ thường có ở những người thuộc khí chất nóng, không biết kiềm chế, thiếu giáo dục

Trong hành vi phạm tội phương thức thực hiện hành vi quan hệ mật thiết với động cơ và mục đích Nếu động cơ xác định mục đích thì đến lượt mình mục đích lại xác định tính chất và phương thức thực hiện hành vi.4

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÂM LÝ TRONG HÀNH VI THAM

NHŨNG CỦA NGUYỄN BẮC SON

Năm 2015, Tổng công ty Viễn thông Mobifone (Mobifone) thực hiện Dự án đầu

tư dịch vụ truyền hình theo hình thức đầu tư vốn nhà nước mua 95% cổ phần của Công

ty cổ phần nghe nhìn toàn cầu (AVG) với số tiền 8.900 tỷ đồng, mặc dù năng lực tài chính của AVG rất khó khăn, kinh doanh thua lỗ, nợ vay lớn, giá trị tài sản thấp Ông Nguyễn Bắc Son khi ấy – là người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông, có vai trò quyết định trong việc thực hiện sai phạm này Đổi lại, sau khi hoàn thành việc mua

bán, Nguyễn Bắc Son đã nhận được 3 triệu USD từ Phạm Nhật Vũ ( Chủ tịch HĐQT AVG) Đây là số tiền bất hợp pháp, và hành vi của ông Son là hành vi tham nhũng, bị quy vào tội “nhận hối lộ” theo Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015.5

4 Đặng Thanh Nga (chủ biên), Giáo trình Tâm lý học Tư pháp Trường Đại học Luật Hà Nội [tr.109]

5 Xem toàn cảnh vụ án tại https://cadn.com.vn/toan-canh-dien-bien-vu-mobifone-mua-avg-post214575.html

Trang 10

10 Sau đây sẽ là phần phân tích cấu trúc tâm lý trong hành vi tham nhũng của ông Nguyễn Bắc Son:

* Về nhu cầu và lợi ích

Hành vi phạm tội của Nguyễn Bắc Son biểu lộ rõ nhu cầu của ông này về khía cạnh vật chất: sự ham muốn vật chất, mong muốn có tiền để thỏa mãn những nguyện vọng cá nhân, mong muốn tích lũy làm giàu nhanh chóng, v.v… Những nhu cầu về vật chất cơ bản đều có thể thấy ở bất cứ người bình thường nào trong xã hội, và trong nhiều trường hợp nó sẽ mang ý nghĩa tích cực, bởi nó là động lực thúc đẩy con người ta tiến lên và giúp xã hội phát triển Tuy nhiên trong trường hợp của Nguyễn Bắc Son, những nhu cầu này thể hiện tính thái quá và tiêu cực Những nhu cầu về vật chất của ông này quá lớn, quá “cao siêu”, vượt ngoài khả năng hiện thực Trong khi đó, thì những nhu cầu xã hội thiết yếu như nhu cầu lao động và nhu cầu đạo đức của ông Son lại biểu hiện một cách rất hẹp hòi

* Về động cơ

Không phải bất cứ nhu cầu nào cũng trở thành động cơ thúc đẩy việc thực hiện hành vi Khi nhu cầu không được thỏa mãn, cộng thêm được sự tác động tương thích của điều kiện bên ngoài thì nó mới trở thành động cơ Như đã phân tích ở trên, nhu cầu

về vật chất của ông Son là rất lớn, vượt xa khả năng hiện thực của chính bản thân ông này Nhu cầu của ông ta đã được “động cơ hóa”, nhờ vào sự việc Phạm Nhật Vũ hứa hẹn sẽ thanh toán tiền lời nếu ông Son thúc đẩy thành công vụ mua bán giữa Mobifone

và AVG Động cơ của ông Son, là động cơ vụ lợi gắn liền với những ham muốn vật chất hẹp hòi, bất chấp đạo đức và pháp luật mà tìm đủ mọi thủ đoạn để kiếm tiền

* Về mục đích

Mục đích mà ông Son đặt ra, là thông qua tác động của mình tới thương vụ mua bán giữa Mobifone với AVG để nhận được khoản lợi mà Phạm Nhật Vũ hứa “tặng” Ông Son mong muốn sẽ đạt được mục đích này bằng hành vi phạm tội của mình

* Ý định

Ngày đăng: 31/05/2022, 09:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w