1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Quyết định hình phạt tù chung thân và tử hình theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn tại Toà án nhân dân tỉnh Hà Giang)

95 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

LUONG THE TAN

QUYET ĐỊNH HÌNH PHAT TU CHUNG THAN

VA TU HINH THEO LUAT HINH SU VIET NAM

(trên cơ sở thực tiễn tại Toà án nhân dân tinh Hà Giang)

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

LƯƠNG THẺ TÂN

QUYÉT ĐỊNH HÌNH PHẠT TÙ CHUNG THÂN

VÀ TỬ HÌNH THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

(trên cơ sở thực tiễn tại Toà án nhân dân tỉnh Hà Giang) Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự

Mã sô: 8380101.03

Người hướng dẫn khoa học: TS THAN QUOC HÙNG

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nào

khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,

tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tắt cả các môn học và đã thanh toán tắt cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Luật xem xét dé tôi có thé bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Lương Thế Tân

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tác giả đã

nhận được sự động viên, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, các thầy giáo, cô giáo và các anh chị em, đồng nghiệp và gia đình.

Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo tại Trường

Đại học Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, nhất là các thầy giáo, cô giáo chủ

nhiệm, các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy các chuyên đề trong toàn khoá học

đã tạo điều kiện, đóng góp ý kiến cho tác giả trong suốt quá trình học tập và

hoàn thành luận văn thạc sĩ.

Đặc biệt, tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Thân Quốc Hùng, người đã trực tiếp hướng dan, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tác giả tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học dé hoàn thành luận văn nay.

Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, thực tiễn công tác lại vô cùng sinh động, luận văn không tránh khởi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận

được các ý kiến đóng góp từ các thầy cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè.

Trang 5

1.1.1 Khái niệm về hình phat c.ccccccccccscssessesssssessessessessessesssssssesseeseeseeses 8 1.1.2 Ý nghĩa của QDHP tù chung than va tử hình -5-+¿ 14 1.1.3 Đặc điểm của QDHP tù chung thân và tử hình - 5s 17

1.1.4 Nguyên tắc QDHP ti chung thân và tử hình -2- 5z sz=5e+ 18

1.2 Căn cứ QDHP tù chung thân va tử hình - + «<<<+ 21

1.3 Quyết định hình phạt trong một số trường hợp đặc biệt 26 1.4 Quy định của BLHS 2015 về QDHP tù chung thân và tử hình 28 Kết luận Chương I 2-2-5 ©E2E£+E££EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE1E1 2E cEErkee 33

CHƯƠNG 2: THỰC TIỀN QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TÙ CHUNG

THAN VÀ TỬ HÌNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DAN TINH HÀ GIANG 3⁄4

2.1 Khái quát tình hình tội phạm, việc thụ lý, xét xử tại tinh Hà Giang 34

2.1.1 Khái quát về tội phạm tại Hà Giang - 2s s+cs+rxsrsersee 34 2.1.2 Tình hình thụ lý, giải quyết, xét xử các vụ án hình sự 35

2.2 Tinh hình QDHP tù chung thân và tử hình ở Hà Giang 38

2.2.1 Những kết quả đạt được của QDHP tù chung thân và tử hình tại

TAND tỉnh Hà Giang - (11kg ng ngư 42

Trang 6

2.2.2 Tình hình áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trong QDHP tù chung

than va ti Win 0 54

2.2.3 Những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn QDHP tù chung

thân và tử hình - -c- 6 cv v11 1 HH TH ng Hàn HH nh 55

2.2.4 Nguyên nhân của những han chế, vướng mắc - 62

Kết luận Chương 2 ¿- 2 252 2E2EE2E12E12217171211211211211 11111 xe 65

Chương 3: CÁC YÊU CAU VÀ GIẢI PHÁP NANG CAO CHAT LƯỢNG QUYÉT ĐỊNH HÌNH PHẠT TÙ CHUNG THÂN

VÀ TỬ HÌNH 2c nhHnHrrưeg 66 3.1.1 Yêu cầu cải cách tư pháp - 2 ++cs++E++E+E2E2EE2Ekerkerxerkerxee 66 3.1.2 Yêu cầu bảo đảm quyền con người, bao gồm của người bị kết tội 67 3.1.3 Yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm - 2-2-2252 68

3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng QDHP tù chung thân và tử hình 69

3.2.1 Giải pháp về nhận thức - 2 2 s+E+£E+£E££E£E2EE2EEerkerxerkerree 69 3.2.2 Tiếp tục hoàn thiện các quy định của BLHS - 70

3.2.3 Tăng cường hướng dẫn áp dụng pháp luật, tổng kết rút kinh

nghiệm trong QDHP tù chung thân và tử hình «+ 74

3.2.4 Nâng cao chất lượng của Thâm phán, HTND 2-5: 76

3.2.5 Cac giai phap hac noồêồ ^ 78

Kết luận Chương 3 oo cccccscessessessessessessscsecssessessessessecscsecssessessesseeseeaes 81 KẾT LUAN 0oooecceccecceccccscescssessscssesvcsscssesscsssessssucsnssussucsuessesasssessscsseanessesaeeseeaes 83

DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO 2 2 2 s2 xxx: 85

Trang 7

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

Hội thâm nhân dân Hội thầm nhân dân

Nghị định

Nghị quyết

Quyết định hình phạt

Hình sự sơ thẩm

Tòa án nhân dân

Tòa án nhân dân tối cao

Toa án quân sự

Thị hành án hình sựThông tư liên tịch

Viện kiêm sát nhân dân

Trang 8

DANH MỤC CÁC BÁNG

SỐ hiệu Tên bảng Trang

Bang 1.1 | Các tội danh áp dụng hình phat cao nhất là tù chung thân

và tử hình theo BLHS Việt Nam 28

Bảng 2.1 | Số vụ án, bị cáo đã thụ lý và xét xử sơ thâm của TAND

hai cấp tỉnh Hà Giang 37

Bảng 2.2 | Số liệu QĐHP tù chung thân và tử hình tại TAND tỉnh

Hà Giang giai đoạn 2018 - 2022 38

Bảng 2.3 | Các tội danh mà TAND tỉnh Hà Giang đã tuyên phạt tù

chung thân và tử hình 40

Trang 9

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đề giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng và chống tội phạm, cũng như tạo môi trường ổn định cho

sự phát triển kinh tế xã hội Nhà nước ta đã sử dụng đồng thời nhiều biện

pháp khác nhau, như về kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục, pháp lý trong đó, biện pháp trách nhiệm hình sự giữ một vị trí quan trọng và biểu hiện cụ thể của trách nhiệm hình sự đó là hình phạt Hình phạt là một trong những

công cụ đắc lực của Nhà nước trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Trong hình phạt thì yếu tố QDHP giữ một vai trò quan trọng hàng dau Pháp luật hình sự Việt Nam về QDHP qua những lần sửa đổi, b6 sung đã có những

bước hoàn thiện, tuy vậy trong thực tiễn áp dụng vẫn còn những ton tại, han chế và vướng mắc trong các quy định của BLHS cũng như nhận thức thống nhất các quy định của Bộ luật và các yếu tố tác động khác làm cho việc

QDHP cũng có những sai sót nhất định, một số quy định về QDHP mang tính

khái quát cao, chưa chặt chẽ, một sỐ quy định khác lại chưa theo kịp sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội Chính những hạn chế này đã ảnh hưởng

không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động QDHP nói chung, QDHP tù chung

thân và tử hình nói riêng.

Thực tiễn giải quyết, xét xử các vụ án hình sự của nước ta nói chung,

của TAND tỉnh Hà Giang nói riêng thời gian qua là đúng pháp luật, trong thời

khoảng thời gian nghiên cứu luận văn các QDHP tù chung thân va tử hìnhchưa có ban án nao bị kháng nghị, bị huỷ, sửa.

BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 đã có những điểm mới trong các quy định về áp dụng hình phạt tù chung thân và tử hình, thể hiện sự tiến bộ của hệ thống pháp luật nước ta Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp

luật, đặc biệt là thực tiễn công tác xét xử từ khi BLHS năm 2015 có hiệu lực

Trang 10

cho đến nay (01/01/2018) đã cho thấy các quy định của BLHS về áp dụng hình phạt tù chung thân và tử hình vẫn còn có những bất cập, vướng mắc nhất định, dẫn đến khó khăn trong công tác áp dụng pháp luật.

Ha Giang là một tỉnh miền núi, số lượng án hình sự mà TAND tỉnh Hà Giang phải thụ lý, giải quyết hàng năm không nhiều, do đó số vụ án hình sự mà Tòa án quyết định hình phạt tù chung thân và tử hình chiếm tỷ lệ không

cao, chủ yếu tập trung vào tội phạm giết người và các tội phạm về ma tuý mặc dù vậy, với những đặc thù riêng của địa phương về điều kiện kinh tế - xã

hội, tình hình tội phạm thì thực tiễn công tác xét xử của TAND tỉnh Hà

Giang trong QĐHP tù chung thân và tử hình cũng đã phản ánh hết sức chân thực chất lượng, hiệu quả của công tác áp dụng pháp luật trong QĐHP tù chung thân va tử hình Do đó tác giả đã chọn đề tài “QDHP tù chung thân va

tử hình theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn tại TAND tỉnh Hà

Giang)” làm luận văn thạc sĩ Luật học.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

QDHP là một giai đoạn rất quan trọng trong hoạt động xét xử, một

trong những nội dung của quá trình áp dụng pháp luật do HDXX tiến hành

đối với người thực hiện tội phạm theo một trật tự pháp lý nhất định Liên quan đến dé tài QDHP nói chung, QDHP tù chung thân và tử hình nói riêng trong các vụ án hình sự là một đề tài phức tạp, tuy vậy đã có nhiều các nhà khoa

học ở cả trong và ngoài nước nghiên cứu Trong đó có nhiều công trình nghiên cứu được công bố liên quan đến dé tài QDHP tù chung thân và tử hình theo luật hình sự Việt Nam, cụ thể có một số công trình nghiên cứu như sau:

Dinh tội danh và QDHP, của TS Dương Tuyết Miên, Nxb Lao động - xã hội,

năm 2007; Tim hiểu hình thành và ODHP trong luật hình sự Việt Nam, của

TS Đinh Văn Quế, Nxb Chính trị quốc gia, nam 2000; Định tội danh và

ODHP trong luật hình sự Việt Nam, PGS.TS Lê Van Dé, Nxb Công an nhân

Trang 11

dân, 2005; Luận án tiến sĩ, Dương Tuyết Mién, QÐHP trong Luật Hình sự Việt Nam, năm 2003; Luận văn thạc sĩ luật học, Trần Văn Sơn, ODHP trong

luật hình sự Việt Nam, năm 1996, TNHS và hình phạt do PGS.TS Nguyễn Ngọc Hoà chủ biên, Nxb CAND, năm 2001, Luận văn thạc sĩ, Nguyễn Hữu

Minh các căn cứ QDHP, năm 1996

Về ODHP tù chung thân: Liên quan đến QĐHP tù chung thân đã có

nhiều công trình khoa học nghiên cứu, như: "Chính sách hình sự và hình

phat" của GS.TSKH Đào Trí Úc; Tội phạm học, luật hình sự và to tụng hình

sự của tập thé tác giả do GS.TSKH Dao Trí Úc chủ biên, Nxb chính trị quốc

gia, 1995; Luận án TS Luật học Các hình phạt chính trong Luật hình sự Việt

Nam của TS Nguyễn Sơn, năm 2002; Luận văn thạc sĩ Luật học Hé thống

hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam của Nguyễn Văn Vĩnh, năm 1996;

Luan văn thạc sĩ Luật học hinh phạt tù chung thân trong luật hình sự Việt

Nam của Nguyễn Thị Hải Yến, năm 2012 Ngoài ra còn một số tác phẩm như: Hình phạt: một số vấn đề lý luận của Nguyễn Mạnh Kháng, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 10/2000; Bàn về bản chất và chức năng của hình phạt của Nguyễn Sơn, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 9/2002; Một số điểm mới của

BLHS 1999 về hình phạt và QDHP của Dinh Văn Qué, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 02/2001; Hoàn thiện các quy định của BLHS về hệ thống hình phạt và QDHP của Phạm Mạnh Hùng, Tap chí Kiểm sát số 4/2001

Về ODHP tử hình: Có thé viện dan một sé công trình tiêu biểu sau đây: Trong cuốn sách “Quyền sống và hình phạt tử hình” của Viện chính sách

công và pháp luật thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam

(sách tham khảo), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, 2015, các tác giả sau đây đã nghiên cứu sâu về chủ đề này: GS.TSKH Lê Văn Cảm trong bài “Sửa đổi các quy định về hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam”

đã đặt ra tính cấp thiết phải nghiên cứu chủ đề này, giới thiệu các nhóm quan

Trang 12

điểm duy trì, hạn chế và loại bỏ hình phạt tử hình, gợi ý các giải pháp hoàn

thiện và tiến tới loại bỏ hình phạt tử hình ra khỏi pháp luật hình sự Việt Nam.

Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam (Sách tham khảo) Nxb Chính

trị quốc gia Hà Nội, 2010; GS.TSKH Đào Trí Úc, PGS.TS Vũ Công Giao trong bài “Quyền sống trong Luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” đã bàn sâu về hình phạt tử hình; Luận văn thạc sĩ một số van dé ly luận và thực tiễn về

hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam của Trần Thu Huyền, năm

2006; Luận văn thạc sĩ QĐHP tử hình theo quy định của BLHS 2015 của

Dương Việt Dũng, năm 2019; Luận văn thạc sĩ QĐHP trong đồng phạm theo

BLHS năm 2015 của Nguyễn Phúc Thịnh, năm 2020 Các công trình nghiên

cứu khoa học của các tác giả nêu trên là tài liệu bồ ích, gợi mở những ý tưởng

phong phú đề viết luận văn

Tuy nhiên, những công trình đã nghiên cứu chủ yếu nghiên cứu các quy định của BLHS năm 1999 (sửa đôi bổ sung năm 2009), việc nghiên cứu trong giai đoạn BLHS năm 2015 (sửa đổi, b6 sung năm 2017) có hiệu lực thi hành

chưa nhiều và cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào về quyết định hai hình phạt tù chung thân và tử hình trong cùng một luận văn và nghiên cứu việc quyết định hai hình phạt này của một cơ quan TAND cụ thể Mặt khác các công trình nghiên cứu ké trên mới chỉ nghiên cứu van đề QDHP

nói chung mà không gắn với QDHP cụ thé nào; các công trình nghiên cứu về

hình phạt tù chung thân và tử hình dưới góc độ là một một hình phạt trong hệ

thông hình phạt chứ chưa nghiên cứu hình phạt chung thân và tử hình gắn với van đề QDHP Chính vi vậy việc nghiên cứu chế định QDHP tù chung thân

và tử hình theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét xử tại TAND tỉnh

Hà Giang giai đoạn 2018-2022 sẽ góp phần mang lại những cách nhìn mới về

lý luận và thực tiễn của hoạt động QDHP tù chung thân và tử hình.

Trang 13

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở phân tích, đánh giá những quy định của Luật hình sự Việt

Nam hiện hành, Luận văn nhằm làm rõ những nội dung cơ bản về hình phạt tù

chung thân và tử hình (về lý luận, về lịch sử, về so sánh, về xã hội học), phân

tích thực tiễn áp dụng và những khó khăn vướng mắc trong các quy định về QDHP tù chung thân và tử hình tại TAND tỉnh Hà Giang dé từ đó đưa ra kiến nghị tiếp tục hoàn thiện chế định và các giải pháp khác trong việc QDHP tù chung thân và tử hình trong Luật hình sự Việt Nam Xuất phát từ những nội

dung trên, luận văn có nhiệm vụ sau:

- Những van dé chung về QDHP tù chung thân và tử hình trong Luật

hình sự Việt Nam.

- Phân tích những quy định về QDHP tù chung thân và tử hình trong

BLHS năm 2015 và thực tiễn áp dụng hai hình phạt này tại TAND tỉnh Hà

Giang; Chỉ ra những nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế trong QĐHP tù

chung thân và tử hình.

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc QDHP đối với

hai hình phạt này trong giai đoạn hiện nay.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1 Đối twong nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu tập trung chủ yếu vào những vấn đề lớn, đó là: Nghiên cứu về lý luận và pháp luật về QDHP tù chung thân và tử hình; Nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về QĐHP tù chung thân và hình phạt

tử hình tại TAND tinh Hà Giang; Nghiên cứu về chính sách pháp luật hình sự của Nhà nước về QDHP tù chung thân và tử hình, các giải pháp bao đảm quyết định đúng hình phạt tù chung thân và tử hình.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Pham vi về nội dung: Nghiên cứu các quy định của BLHS hiện hành về QDHP; nghiên cứu chế định pháp lý hình phạt tù chung thân và tử hình quy

Trang 14

định trong BLHS năm 2015; nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về hình

phạt tù chung thân và tử hình tại TAND tỉnh Hà Giang.

Phạm vi về thời gian: Các số liệu được sử dụng cho việc nghiên cứu là

5 năm, từ năm 2018 đến năm 2022 Do số lượng án về tù chung thân và tử hình của Hà Giang không nhiều, nên các bản án về hình phạt tù chung thân và

tử hình đã tuyên được nghiên cứu trong thời gian dài hơn và có tham khảo

thêm một số bản án của các đơn vị khác.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương phápluận chủ nghĩa duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác - Lê

nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, các quan điểm của

Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền, về chính sách hình sự, cải cách tư pháp, về dau tranh phòng chống tội phạm, về bảo vệ quyền con

người trong QDHP nói chung, QDHP tu chung thân và tử hình nói riêng.

5.2 Phương pháp nghiên cứu: Dé đạt được mục đích nghiên cứu nói trên trong quá trình thực hiện đề tài tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiện đại như các phương pháp chung của ngành khoa học xã hội gồm: điều tra xã hội học, khảo sát thực tiễn, thống kê, phân tích, tổng hợp;

Các phương pháp đặc thù của khoa học pháp lý như: thống kê tư pháp, khảo sát thực tiễn, dự báo khoa học, quy nạp, diễn dịch đặc biệt, tác giả rất chú trọng đến phương pháp so sánh trong quá trình nghiên cứu, tùy thuộc vào nội

dung từng chương, tác giả sử dụng các phương pháp phù hợp.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

6.1 Ý nghĩa lý luận: Quá trình nghiên cứu của luận văn, những kết quả

thu được sẽ có đóng góp tích cực dé từ đó góp phần bồ sung, hoàn thiện cả về

mặt lý luận và pháp luật hình sự về QDHP nói chung và QDHP tù chung thân

và tử hình nói riêng.

Trang 15

6.2 Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thé sử dụng là tài liệu tham khảo

cho các sinh viên khi tham gia học tập và nghiên cứu môn Luật hình sự, Luật

Tố tụng hình sự tại các cơ sở đào tạo luật, có thể được sử dụng làm tải liệu phục vụ tập huấn và nghiên cứu khoa học, ngoài ra Luận văn sẽ là cơ sở quan trọng cho các cơ quan tiến hành tổ tụng hình sự và các cơ quan khác có liên

quan tại Hà Giang tham khảo để vận dụng chế định QDHP trong thực tiễn,

khắc phục những sai sót, hạn chế trong hoạt động xét xử, nâng cao chất lượng

hoạt động áp dụng pháp luật về hình phạt tù chung thân và tử hình, bảo vệ

quyền con người.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Đặt van đề, Kết cau, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn gồm có 3 chương như sau:

Chương 1: Những van đề chung về QĐHP tù chung thân và tử hình Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật về QDHP tù chung thân và tử

hình tại TAND tỉnh Hà Giang.

Chương 3: Các yêu cầu và giải pháp bảo đảm quyết định đúng hình

phạt tù chung thân và tử hình.

Trang 16

Chương 1

NHUNG VAN DE CHUNG VE

QUYET ĐỊNH HÌNH PHAT TU CHUNG THAN VÀ TỬ HINH

1.1 Khai niệm, ý nghĩa, đặc điểm, nguyên tắc QDHP tù chung thân

và tử hình

1.1.1 Khái niệm về hình phạt

- Khái niệm chung về hình phạt: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế

nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đổi với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm

tước bỏ hoặc hạn chế quyên, lợi ích của người, pháp nhân thương mai đó” [25].

Hệ thống Pháp luật nước ta đã quy định nhiều biện pháp cưỡng chế khác nhau như xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, tuy nhiên, nếu

xét dưới góc độ trừng trị, trừng phạt thì hình phạt là loại biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất vì hình phạt tước bỏ hoặc hoặc hạn chế quyên, lợi ich của

người phạm tội, ví dụ như quyền tự do thân thê hay nặng hơn có thể là quyền

được sống — là một trong những quyền quan trọng nhất của con người Hình phạt được bảo đảm thi hành bằng bộ máy cưỡng chế của Nhà nước

Lần đầu tiên, khái niệm hình phạt được quy định trong Điều 26 BLHS

1999, đây là điểm mới so với BLHS 1985, đến BLHS 2015 thì hình phạt được

quy định trong BLHS ở cả Phan chung và Phan các tội phạm và do Toà án áp

dụng Việc quy định này không những bảo đảm nhận thức hình phạt trong

khoa học, mà còn nhiều mục đích khác như: giáo dục, cải tạo người phạm tội, bảo đảm tính răn đe và nghiêm minh của pháp luật hình sự, cũng như yêu cầu

dau tranh phòng, chống tội phạm.

Hình phạt được quy định cụ thể và rõ ràng trong luật, các chủ thể

không có quyên thỏa thuận các chế tài khác với quy định của luật như ở một

số ngành luật khác (như Hình phạt không thé được áp dụng đối với các thành

Trang 17

viên trong gia đình cũng như những người thân khác của người phạm tội,

thậm chí cả trong trường hợp người phạm tội trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật), tương tự, luật hình sự Việt Nam không cho phép việc chấp hành

hình phạt thay cho người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội cho dù sự

chấp hành thay nay là hoàn toàn tự nguyện.

Theo quy định tại Điều 32 BLHS thì hệ thống hình phạt đối với người phạm tội được phân chia thành hình phạt chính (gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải

tạo không giam gI1ữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình) và hình

phạt bổ sung (gồm: Cam đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; Cam cư trú; Quản chế; Tước một số quyền công dân; Tịch thu tài sản; Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính) Các hình phạt chính được sắp xếp theo một trình

tự nhất định từ nhẹ đến nặng và từ ít nghiêm khắc đến nghiêm khắc Mặc

khác, ở nội dung các hình phạt khác nhau có những hình phạt không tước đi

sự tự do, điều này đã thể hiện được tư tưởng nhân đạo của nhà nước ta là đi từ việc giáo dục, cải tạo đến trừng tri nghiêm minh đối với người phạm tội theo quy định của Nhà nước Về bản chất hình phạt không phải là sự trả thù hay

loại bỏ một cá nhân, pháp nhân phạm tội nào của nhà nước mà mục đích

hướng tới là giáo dục, giúp người phạm tội trở thành một công dân tốt, có thể quay về hòa nhập và trở thành người có ích cho xã hội

- Khái niệm về hình phạt tù chung thân

Tù chung thân là một loại hình phạt chính trong hệ thống hình phạt đối

với người phạm tội, "Ta chung thân là hình phạt tà không thời hạn được áp

dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị

xu phạt tử hình" [21, tr 183] Tu chung thân là hình phat tù không thời han,

tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích thiết thân của người bị kết án Người

bị két án sẽ bi giam giữ trong cơ sở giam giữ, nơi có chê độ giam giữ và cải

Trang 18

tạo rất chặt chẽ và nghiêm khắc Có nghĩa là, tù chung thân là hình phạt tước đi quyền tự do của người bị kết án đến hết đời, cách ly họ vĩnh viễn khỏi môi trường sống bình thường, hay có thé gọi là tù suốt đời Tù chung thân được áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, có thé hiểu là những trường hợp tội phạm xâm hại đến những khách thể rất quan trọng của pháp luật hình sự, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi người phạm tội rất lớn, việc thực hiện tội phạm gây ra hậu quả đặc biệt lớn về an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sở hữu tài sản

(theo Điều 9 BLHS hiện hành, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt là trên 15 năm td, tù chung thân hoặc tử

hình) Tuy nhiên “không áp dụng hình phạt tù chung thân với người đưới 18

tuổi phạm tội” [25] trên co sở phân tích, có thé đưa ra khái niệm hình phạt tù

chung thân như sau: Tù chung thân là hình phạt tù tước quyền tự do của

người bị kết án đến hết đời, được áp dụng đối với người phạm tội có tính nguy hiểm đặc biệt lớn cho xã hội, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình.

Tù chung thân là hình phạt buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ không có thời hạn, được áp dụng đối với người phạm

tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình - Khái niệm về hình phạt tử hình

Hình phạt tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt nước ta, chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt

nghiêm trọng thuộc một nhóm các tội phạm xâm phạm an ninh

quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma tuý,

tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác [25]

Và có lịch sử phát triển lâu dài trong quá trình phát triển của xã hội loài

người kể từ khi có phân chia giai cấp, có nhà nước và có pháp luật.

Sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, nhằm bảo vệ thành

10

Trang 19

quả của cách mạng, phục vụ công cuộc xây dựng đất nước, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy định về hình phạt tử hình như Sắc lệnh số 33 ngày 13/9/1945; Sắc lệnh số 26/SL ngày 25/02/1946; Sắc lệnh số 27/SL ngày

28/2/1946, Sắc lệnh số 168/SL ngày 14/4/1948 theo những văn bản này, nội dung, điều kiện và phạm vi áp dụng hình phạt tử hình quy định chưa rõ rang

và cụ thể BLHS đầu tiên của nước ta năm 1985 quy định cụ thể về hình phạt tử hình với 44 trên tông số 280 điều luật quy định hình phạt tử hình (chiếm

hơn 20%) Khi mới ra đời, hình phạt này đã được các nhà nước áp dụng với

cường độ rất lớn dé đấu tranh với các loại tội phạm khác nhau nhằm bảo vệ chế độ xã hội và chế độ nhà nước nhất định Hiện nay, hình phạt tử hình cũng được các quốc gia khác nhau trên thế giới nhìn nhận và đánh giá khác nhau,

do vậy có những quan điểm đánh giá khác nhau về việc áp dụng hay không áp

dụng hình phạt này Dù tại các BLHS trước đây và hiện hành đã có những

khái niệm cơ bản về hình phạt tử hình nhưng trong các BLHS đều chưa đề

cập cụ thê vấn đề “tước bỏ quyền sống của người bị kết án” trong khái niệm.

Do đó khái niệm hình phạt tử hình vẫn còn chưa thật sự rõ nghĩa.

Từ những phân tích trên có thé khái quát về hình phạt tử hình như sau: Tử hình là loại hình phạt đặc biệt, và nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt, tước đi quyền sống của người bị kết án và chỉ được áp dụng đối với người phạm tội có tính chất nguy hiểm đặc biệt cao cho xã hội thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con

người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt

nghiêm trọng khác do BLHS quy định Hình phạt tử hình được quy định trong

luật hình sự và do Tòa án quyết định.

- Khái niệm về QĐHP tù chung thân và tử hình

QDHP là hoạt động thực tiễn của Toà án (của HDXX) được thực hiện

sau khi đã xác định được tội danh dé tìm ra biện pháp xử lý tương xứng với

11

Trang 20

tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà bị cáo đã thực hiện.

Theo tác giả Dinh Văn Quế: “QÐHP là việc Tòa án lựa chọn hình phạt buộc

người kết án phải chấp hành Toà án lựa chọn loại hình phạt nào, mức phạt

bao nhiêu, phải tuân thủ những quy định cua BLHS” [21, tr 215] Định nghĩanày đã chỉ ra nội dung quan trọng của QDHP là hoạt động của Toa án, là việc

Toà án lựa chọn hình phạt, đồng thời chi ra căn cứ pháp ly của QDHP đó

chính là các quy định của BLHS Tuy nhiên, trong thực tiễn nghiên cứu cũng

có tác giả cho răng khái niệm QDHP cần được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp Một số ý kiến cho rang, quan điểm về QDHP như trên chỉ là theo

nghĩa hep Còn theo nghĩa rộng thì QDHP bao gồm các hoạt động: xác định

người phạm tội có được miễn TNHS hay miễn hình phạt hay không, xác định

khung hình phạt, xác định loại và mức hình phạt cụ thể trong phạm vi khung hình phạt hoặc dưới khung đó Chúng ta có thé nhận định, QDHP được đặt ra

với những trường hợp phạm tội phải chịu TNHS và bị áp dụng hình phạt, và

Tòa án sẽ lựa chọn các hình phạt chính và hình phạt bổ sung theo các quy

định cụ thể Trong đó định khung hình phạt cũng là hoạt động QDHP Vì thực

tiễn xét xử việc áp dụng pháp luật trong xét xử thường thông qua các bước:

xác định tội danh, xác định khung hình phạt và cuối cùng là QDHP Trong đó

việc định khung hình phạt được thực hiện ngay sau khi tội danh đã được thực

hiện hoàn thành, định tội danh là hoạt động dựa trên cơ sở cau thành tội phạm

cơ bản (không xác định tội phạm tăng nặng hay giảm nhẹ) Sau khi đã định tội

danh xong, mới phải xác định khung hình phạt nếu điều luật về tội phạm cụ thể quy định nhiều khung hình phạt Khi định khung hình phạt, cần dựa vào tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ dé định khung Do đó, nếu coi việc xác định khung hình phạt là một hoạt động thuộc về định tội danh là không hợp lý.

Chúng ta đều biết, việc xác định khung hình phạt là hoạt động đầu tiên xác

định giới hạn tối thiểu và tối đa của hình phạt theo khung hình phạt áp dụng, nếu định khung hình phạt sai thì sẽ dan đến hậu quả QDHP sai (có thé là quá

12

Trang 21

nặng hoặc quá nhẹ) và định khung hình phạt sai không làm thay đổi tội danh

bị cáo đã phạm Như vậy, hoạt động định khung hình phạt có tác động trực

tiếp đến việc QĐHP Dó đó, nhận định việc xác định khung hình phạt thuộc về hoạt động QDHP là có cơ sở khoa học va tôi cũng cho rằng nên coi miễn

hình phạt thuộc về giai đoạn QDHP Xét về nội dung pháp lý thì miễn hình phạt và miễn TNHS đều không buộc người phạm tội phải chịu hình phạt về tội mà người đó đã phạm và không phải chịu TNHS về tội họ đã thực hiện nên cho rằng thuộc giai đoạn QDHP là có cơ sở vì miễn hình phat và miễn

TNHS được thực hiện sau khi Tòa án đã xác định xong tội danh và là bước

đầu của quá trình xác định hình phạt Từ sự phân tích trên, tác giả thấy răng,

dé hiểu khái niệm QDHP một cách toàn điện thì chúng ta nên hiểu nó theo nghĩa rộng, đó là: ODHP là hoạt động thực tiễn của Tòa án (HĐXX) được thực hiện sau khi đã xác định được tội danh để đưa ra biện pháp xử lý tương

ứng với tính chất, nức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi bị cáo đã thực hiện Nội dung của QĐHP có thể là miễn trách nhiệm hình sự hoặc có thể là

miễn hình phạt (trường hợp này, hoạt động QĐHP cham dứt ở đây) hoặc néu

Tòa án quyết định áp dụng hình phạt thì QĐHP bao gồm việc xác định khung

hình phạt và loại và mức hình phạt cụ thể trong phạm vi luật định.

Đối với việc QDHP tù chung thân và tử hình do đây là những hình phạt

đặc biệt nên thâm quyền QDHP chỉ được thực hiện bởi Toà án cấp tỉnh và chỉ QDHP ở mức phat cao nhất là tù chung thân với 34 tội danh và hình phat tử

hình với 18 tội danh đặc biệt nghiêm trọng được quy định cu thể trong BLHS

và với tính chất đặc biệt đó nên những nhà làm luật cũng quy định thành phần

HĐXX những tội danh có mức hình phạt cao nhất là tù chung thân và tử hình gồm 5 thành viên (2 Thâm phán, 3 HTND) và những tội danh này phải có

người bào chữa tham gia tố tụng để bảo đảm tính chặt chẽ, công băng, khách

quan, thận trọng khi QDHP.

Từ khái niệm QDHP, chúng ta có thé đưa ra khái niệm QDHP tù chung

13

Trang 22

thân và tử hình như sau: QDHP tù chung thân va tử hình là hoạt động thực

tiễn áp dụng pháp luật của Tòa án có thâm quyền do HDXX thực hiện đối với

người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình

sự, sau khi cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách

nhiệm hình sự.

1.1.2 Ý nghĩa của QĐHP tù chung thân và tử hình

Thứ nhất, Việc QDHP chính xác là cơ sở quan trọng dé nâng cao hiệu

quả của hình phạt.

Hiệu quả của hình phạt được phản ánh thông qua sự phù hợp một cách

thực tế trên nhiều phương diện khác nhau của hình phạt, hiệu quả của hình phạt càng cao khi kết quả đạt được (răn đe, giáo dục, phòng ngừa ) trong

thực tiễn gần với mục đích của hình phạt Tuy nhiên, mục đích của hình có đạt được hay không lại phụ thuộc vào QĐHP của HĐXX, Bởi vì, yếu tố lập

pháp chỉ là thể hiện ý chí, ý tưởng của nhà làm luật, còn có ý nghĩa thực tiễn hay không thì phải phụ thuộc vào việc QDHP đúng Việc chấp hành hình phạt

sẽ phát huy hiệu quả tối đa và có tác dụng khi được Toà án QĐHP đúng,

ngược lại nếu việc QĐHP không đúng, hoặc oan sai sẽ tạo ra tâm lý hoài nghi, không tin vào pháp luật ở người phạm tội và nhân dân Điều đó sẽ khiến

cho mục đích của hình phạt sẽ kém hiệu quả, thậm chí không có hiệu quả.

Riêng đối với hình phạt tủ chung thân và tử hình là hai hình phạt chính nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt đối với người phạm tội (có thé lay đi sinh mạng của người phạm tội) thì việc QĐHP đúng đắn trong trường hợp

này càng trở nên vô cùng quan trọng Nếu hình phạt tù chung thân và tử hình được tuyên tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội

thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hình phạt, tức là mục đích của hình

phạt đạt được ở mức độ cao Còn nếu việc QĐHP không tương xứng so với

14

Trang 23

tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội (ví dụ như trường hợp

xứng đáng áp dụng hình phạt tử hình nhưng chỉ áp dụng hình phạt tù chungthân, hoặc xứng đáng áp dụng hình phạt tù chung thân nhưng lại áp dụng hìnhphạt tù có thời hạn) thì sẽ làm cho mục đích của hình phạt không đạt được, từ

đó dẫn đến hiệu quả của hình phạt thấp và gây ra những bức xúc trong dư

luận, quần chúng nhân dân.

Thứ hai, QDHP đúng là cơ sở dé đạt được mục đích hình phạt.

Mục đích của hình phạt, hiệu quả của hình phạt, tác động của hình phạt

đó trong đời sống xã hội đối với người phạm tội có đạt được mục đích hay không, hiệu quả đạt được ở mức độ cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vao việc QDHP Khi Toà án QĐHP đối với người phạm tội bao giờ cũng nhằm đạt đến

những mục đích đã được xác định, đó là mục đích của hình phạt.

Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại

phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy

tắc của cuộc song, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người,

pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm [25].

Nhu vậy, mục dich của hình phạt luôn có hai mặt: trừng tri và giáo dục.

Đối với tội phạm, hình phạt có mục đích trừng tri và giáo dục cải tao họ trở thành người có ích trong xã hội; đối với những thành phần đang có tư tưởng

xấu, động cơ phạm tội, hình phạt có mục đích ngăn ngừa họ phạm tội; đối với

những thành phần khác trong xã hội có tác dụng giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật, động viên, khuyến khích họ tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.

QDHP luôn hướng đến cả hai mục tiêu là trừng tri và giáo dục, ca hai mặt có liên quan mật thiết với nhau, khi QDHP Tòa án phải đánh giá cả hai mặt một cách thận trọng, không dé cao hay xem nhẹ mặt nào, bởi khi coi nhẹ

15

Trang 24

mục đích giáo dục thì sẽ dé dan đến QDHP quá nặng, người phạm sẽ không “tâm phục, khẩu phục” dẫn đến mục đích giáo dục của hình phạt không đạt được Ngược lại, nếu coi nhẹ mục đích trừng tri có thể việc QĐHP sẽ quá nhẹ không tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, người phạm tội coi thường, “nhờn” pháp luật, xã hội, quần chúng nhân dân sẽ thiếu tin tưởng vào sự nghiêm minh của pháp luật.

Hình phạt tù chung thân và tử hình là hai loại hình phạt chính nghiêm

khắc nhất trong hệ thống hình phạt đối với người phạm tội, dường như đối với

hai hình phạt này, mục đích trừng tri người phạm tội và ran de chung được đặt

lên cao hơn so với mục đích cải tạo và giáo dục đối với người phạm tội, đặc biệt là hình phạt tử hình được áp dụng khi xét thấy người phạm tội không còn khả năng cải tạo, giáo dục, cần loại bỏ khỏi xã hội Do đó, việc QDHP tù

chung thân và tử hình đúng đắn sẽ góp phần quan trọng đề đạt được mục đích trừng trị và ran đe chung đối với các loại tội phạm nói chung, góp phan khang

định sự nghiêm minh của pháp luật, xử lý nghiêm khắc đối với người có hành

vi phạm các tội đặc biệt nghiêm trong đồng thời là lời cảnh tỉnh, răn đe hữu hiệu nhất đối với các cá nhân “không vững vàng” trong xã hội.

Thứ ba, QĐHP đúng góp phan củng cố pháp chế và trật tự pháp luật xã

hội chủ nghĩa.

QDHP và việc nâng cao hiệu quả của hình phạt có mối quan hệ chặt

chẽ với nhau QDHP đúng phụ thuộc vào việc Tòa án vận dụng các nguyên

tắc luật hình sự khi quyết định hình phạt như thế nào? Do đó, khi quyết hình

phạt phải tuân thủ triệt để các nguyên tắc của Luật hình sự Những nguyên tắc

này đảm bảo cho việc quyết định một hình phạt được công minh, có căn cứ,

đúng pháp luật đạt mục đích hình phạt QDHP đúng sẽ tác động đến ý thức của mỗi cá nhân để họ thấy sợ hình phạt mà không dám phạm tội và ngoài

mục đích trừng trị và giáo dục người phạm tội, thì rộng hơn, quan trọng hơn

16

Trang 25

là hướng QDHP đến việc giáo dục, phòng ngừa chung trong quan chúng nhân dân là nhận thức được tính nghiêm minh của pháp luật dé tự giác chấp hành

pháp luật, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, tích cực tham gia dau

tranh phòng, chống tội phạm.

1.1.3 Đặc điểm của QĐHP tù chung thân và tử hình Thứ nhất, QĐHP là hoạt động thực tiễn của Tòa án.

Ở đây, QĐHP tuân thủ theo các nguyên tắc, yêu cầu cũng như các giai đoạn áp dụng pháp luật nói chung, tính đặc thủ là ở chủ thể áp dụng là Toà án.

Toa án là cơ quan xét xứ cua nước Cộng hoà XHCNVN, thực hiện

quyên tu pháp [1], tức là chỉ có Tòa án mới có quyền tuyên một người có tội và áp dụng pháp luật với người đó dé QDHP QDHP là hoạt động tư duy của thành viên HDXX cân nhắc, đánh giá tính chat, mức độ nguy hiểm của hành

vi phạm tội cũng như các yếu tô khác dé đưa ra một QDHP phù hop.

Thứ hai, QĐHP phải thực hiện trên cơ sở các quy định của BLHS.

QDHP đúng phải dựa trên các quy định của luật hình sự, dé nhận thức

và áp dụng một cách thống nhất, chính xác và có hiệu quả, căn cứ dé QĐHP

phải được quy định trong BLHS và trở thành một chuẩn mực trong QDHP.

Đây là yêu cầu quan trọng nhằm tránh tình trạng áp dụng một cách tuỳ tiện và nhằm bảo đảm giải quyết đúng đắn van đề TNHS đối với người phạm tội.

QĐHP tù chung thân và tử hình là hai chế chế tài hình sự nghiêm khắc nhất, nên khi QĐHP đối với hai loại hình phạt này dường như không đặt ra mục đích cải tạo, giáo dục người bị kết án, chính vì vậy việc QĐHP phải bảo

đảm có căn cứ, đúng pháp luật, dựa trên cơ sở quy định của BLHS Tuy nhiên,

vẫn đạt được mục đích phòng ngừa riêng của nó khi loại bỏ khả năng phạm

tội mới của người bị kết án và mục đích phòng ngừa chung khi có tác dụng

răn đe mạnh mẽ, ngăn ngừa những cá nhân khác trong xã hội phạm tội Chính

vì vậy khi QĐHP đối với hình phạt tù chung thân và tử hình cần rất chặt chẽ,

khách quan và thận trọng đê đảm bảo quyên con người của bị cáo

17

Trang 26

Thứ ba, QĐHP tuy tuân thủ pháp luật, nhưng cũng có sự tuỳ nghi nhất định của Toà án Đối với mỗi loại tội phạm cụ thé nhà làm luật đưa ra các chế

tài khác nhau, mức độ nặng nhẹ khác nhau và đôi lúc có tính tuỳ nghi và lựa

chọn cao, trong đó đại đa số hành vi phạm tội có chế tài lựa chọn giữa hai hay

nhiều hình phạt; mức độ nặng nhẹ mỗi loại hình phạt cũng được quy định ở khung rộng, nhất là phạt tù; nhiều quy định của luật hình sự được quy định ở dạng tuỳ nghi “có thể” (thông thường, hình phạt tù chung thân và tử hình

thường được xếp cùng nhau và được xếp cùng với hình phạt tù có thời hạn

trong một khung hình phạt Việc áp dụng hình phạt nào là thuộc thâm quyền

của HĐXX căn cứ theo Điều 50 BLHS) Nguyên tắc xét xử được quy định

trong hiến pháp và pháp luật là “độc lập xét xử của Thâm phán, HTND” chính

vì thế việc QĐHP phù thuộc rất nhiều vào ý chí của Thâm phán, Hội thâm.

Hay nói cách khác, QDHP phụ thuộc trực tiếp vào trình độ, năng lực, ý thức

trách nhiệm va đạo đức Tham phán, Hội thâm.

1.1.4 Nguyên tắc QĐHP tù chung thân và tử hình

Các nguyên tắc QDHP là một trong những van dé quan trọng của chế định QDHP, đó là những tư tưởng được thể hiện trong luật hoặc được làm sáng tỏ bắt nguồn từ việc giải thích luật, là những nguyên lý quan trọng nhất chỉ đạo, định hướng cho hoạt động của Tòa án khi lựa chọn và quyết định

loại, mức hình phạt đối với từng bị cáo trong từng vụ án cụ thể và áp dụng các chế tài của luật hình sự đối với người phạm tội một cách chính xác nhất, là

điều kiện cho việc cải tạo, giáo dục người bị kết án được tốt, góp phần vào

việc phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung.

Có bốn nguyên tắc khi QĐHP bao gồm: Nguyên tắc pháp chế XHCH; Nguyên tắc nhân đạo XHCH; Nguyên tắc cá thể hóa QDHP và Nguyên tac

công bằng.

- Nguyên tắc pháp chế XHCN

Hiến pháp nước ta xác định: Pháp chế XHCN là một nguyên tắc cơ bản

18

Trang 27

về tô chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước ta Nguyên tắc này là thống nhất đối với tất cả các cơ quan Nhà nước Xét về nội dung, những quan niệm

về pháp chế rất gan với pháp quyên, vì pháp chế XHCN gan với những quan

niệm về nhà nước pháp quyền, chính vì vậy trong luật hình sự, nội dung

nguyên tắc pháp chế XHCN trong QĐHP được thê hiện tại Phần chung cũng như phần các tội phạm Luật hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thong pháp luật của nước CHXHCNVN, bao gồm những hệ thống quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội nào

là các tội phạm, đồng thời quy định các hình phạt đối với những tội phạm đó Chỉ có BLHS do Quốc hội ban hành mới quy định về tội phạm và hình phạt Vì vậy, một yêu cầu rất quan trọng của nguyên tắc pháp chế XHCN trong luật hình sự là Nhà nước phải xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật hình sự

hoàn chỉnh dé không một hành vi nguy hiểm nào cho xã hội bị coi là tội phạm

không được quy định trong BLHS, chúng ta không chấp nhận việc một người bị kết án về một tội phạm không được quy định trong BLHS hiện hành Khi

tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có sự thay đôi, Nhà nước phải kip

thời bổ sung, sửa đôi các quy định tương ứng của BLHS dé làm co sở pháp lý

cho việc đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả Một trong những yêu cầu quan trọng của nguyên tắc pháp chế XHCN trong luật hình sự là việc xây

dựng và áp dụng nghiêm chỉnh và thống nhất pháp luật hình sự trong thực tiễn trong hoạt động áp dụng pháp luật hình sự, yêu cầu của nguyên tắc pháp chế XHCN là việc áp dụng đúng đắn, đầy đủ các quy định của pháp luật hình sự đối với mỗi hành vi phạm tội xảy ra trong thực tiễn.

- Nguyên tắc nhân đạo XHCN

Nguyên tắc nhân đạo thé hiện trước hết là sự khoan hồng của Nhà nước, là việc đặt mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội lên hàng đầu, là

việc xem xét tất cả các đặc điểm tốt về nhân thân của người phạm tội theo quy định của pháp luật hình sự, là việc xem xét kỹ lưỡng những đặc điểm tâm,

19

Trang 28

sinh lý cũng như hoàn cảnh cụ thé của người phạm tội dé QDHP ở mức độ cần thiết thấp nhất, vừa đủ đảm bảo được mục đích phòng ngừa riêng và

phòng ngừa chung, vừa đủ mục đích giáo dục, cải tạo, cũng vừa đủ đảm bảo

tính răn đe, ngăn ngừa người khác phạm tội, cũng như động viên khuyến khích người khác dau tranh phòng chống tội phạm.

Với tư cách là một nội dung quan trọng, không thể thiếu của hoạt động xét xử, QĐHP có vai trò hết sức quan trọng biến mục đích của hình phạt

thành hiện thực Chỉ khi nào QĐHP đúng pháp luật, công bằng, nhân đạo, đáp ứng yêu cầu phòng chống tội phạm và sự mong đợi của nhân dân thì khi đó nó mới trở thành tiền dé, điều kiện để đạt được mục đích của hình phat Ngược lại, một QDHP không đúng luật, thiếu nhân đạo, nhân văn thì mục

đích của hình phạt khó đạt đươc, thậm trí có lúc còn phản tác dụng.

- Nguyên tắc cá thể hoá hình phạt

Cá thể hình phạt là nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam, nguyên tắc đặc thù của chế định QDHP với tư tưởng bao trùm là “khi QÐHP, Tòa án căn cứ vào các quy định của BLHS, cân nhắc tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ

trách nhiệm hình sự” [25] Giữa cá thé hoá hình phạt trong áp dụng luật và

phân hoá trách nhiệm hình sự trong bộ luật có quan hệ chặt chẽ với nhau Phân

hoá trách nhiệm hình sự trong luật là cơ sở cho cá thé hoá hình phạt trong áp

dụng Ngược lại, phân hoá trách nhiệm hình sự trong luật chỉ có ý nghĩa thực

tiễn và đạt được mục đích khi có sự cá thé hoá hình phạt trong áp dụng luật.

Trong thực tế, cá thé hoá hình phạt có thé được hiểu là sự thống nhất

giữa phân hoá trách nhiệm hình sự trong luật và cá thể hoá hình phạt trong áp

dụng luật Nhưng cá thé hoá hình phạt cũng có thể được hiểu chỉ là cá thé hoá

hình phạt trong áp dụng luật Các biểu hiện của phân hóa trách nhiệm hình sự trong luật có thể là: phân loại tội phạm thành các nhóm tội khác nhau dé có

20

Trang 29

các quy định khác nhau về trách nhiệm hình sự; đa dạng hóa hệ thống hình phạt; cụ thé hóa các căn cứ QDHP; cụ thé hóa các dấu hiệu của cấu thành tội phạm co ban dé phân hóa tội danh; phân hóa chế tài của mỗi tội thành nhiều khung hình phạt khác nhau khi QDHP Toà án phải căn cứ đầy đủ vào các

quy định của luật hình sự dé quyét định cho bi cáo một loại va một mức hình

phạt cụ thể, phù hợp, không được đánh đồng, bình quân, cào bằng đối với các

bi cáo trong cùng một vụ án.

- Nguyên tắc công bằng

Đây là nguyên tắc bao trùm của luật hình sự nói trong QDHP, nội dung cơ bản của nguyên tắc này là: Đòi hỏi sự tương xứng giữa hành vi phạm tội

và TNHS.

Một hình phạt được coi là công bằng khi nó xác định được sự tương

xứng giữa loại và mức hình phạt với mức độ nghiêm trọng của hành vi, với

thân nhân người phạm tội và với tất cả các tình tiết khách quan, chủ quan liên quan đến trường hợp phạm tội này Hình phạt đã tuyên phải tương xứng với

hành vi phạm tội, nghĩa là trong điều kiện như nhau, tội phạm càng nghiêm trọng thì mức hình phạt càng nghiêm khắc và ngược lại.

Nhu vậy, dé đưa ra một QDHP công bằng, Toà án cần phải cân nhắc một cách tổng thê tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, thân nhân, tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng việc cân nhắc, đánh giá tổng thể các yếu tố đó càng tốt thì hiệu quả của chúng áp dụng trên thực tế càng cao, góp phần

cho QDHP đúng đắn, công bang, hợp lý.

1.2 Căn cứ QDHP tù chung thân và tử hình

Việc quy định các căn cứ QDHP trong BLHS có ý nghĩa quan trọng, nó

chính là cơ sở pháp lý mà Tòa án dựa vào đó dé QDHP tương xứng với tinh

chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm, mặt khác cũng khắc phục tình trạng tuỳ tiện, thiếu thống nhất khi QĐHP Đồng thời, việc tuân thủ

21

Trang 30

các căn cứ QDHP của Toa án dam bảo cho bản án có tính hợp pháp và có căn

cứ pháp lý Theo Điều 50 BLHS quy định: "Khi QDHP, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm toi, các tinh tiết giảm nhẹ và

tăng nặng trách nhiệm hình sự” [25].

Theo đó, thi các căn cứ QDHP bao gồm: Các quy định của Bộ luật Hình

sự; tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; nhân thân của

người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự.

- Căn cứ vào quy định cua BLHS

Đây được coi là căn cứ quan trọng nhất khi QDHP nói chung va QDHP

tù chung thân và tử hình nói riêng Căn cứ vào quy định của BLHS là căn cứ

vào nội dung các quy định của phan chung và phan các tội phạm cụ thé Căn

cứ vào phần chung của BLHS không có nghĩa là trong mọi trường hợp Toà án phải viện dẫn tat cả các quy định của phan chung vào vụ án cụ thé, Toà án chỉ

phản ánh trong bản án những quy định của phần chung mà dựa vào đó dé

đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện và

nhân thân người phạm tội, đánh giá các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ có trong một vụ án cụ thê nhăm chọn mức hình phạt cụ thể đối với người phạm tội Ngoài ra Toà án còn phải căn cứ vào các chế tài của điều luật quy định đối

với tội phạm mà người phạm tội đó thực hiện Khi QDHP tù chung thân và tử

hình Toà án phải căn cứ vào khung hình phạt được quy định đối với tội mà người phạm tội thực hiện, phải căn cứ vào chế tài cụ thé dé chọn mức phạt hợp lý, công bằng và nhân đạo nhất.

Mặt khác, về nguyên tắc xử lý (Điều 3 BLHS) đã quy định rõ:

Nghiêm trị người chủ mưu, cam dau, chỉ huy, ngoan có chống

đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để

phạm tội; Nghiêm tri người phạm tội dung thủ đoạn xảo quyệt, có

22

Trang 31

tổ chức, có tinh chất chuyên nghiệp, cô ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khan khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn nan, hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra [25].

Chính vì vậy khi QDHP phải xem xét một cách đầy đủ các quy định trên nhất là khi QĐHP tù chung thân và tử hình thì các yếu tố đó rất quan

trọng dé phan hoa vai trò cua từng bi cáo trong cùng một vu án, thực tién cho thấy trong cùng một vu án, cùng một hành vi phạm tội như nhau nhưng khi

xem xét đến vai trò, các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ, mức độ thành khan, bồi thường thiệt hại đối với từng bị cáo thì QĐHP với các bị cáo sẽ khác nhau

(có bi cáo phat tù có thời hạn, có bi cáo phạt tù chung thân, có bi cáo tuyên

phạt tử hình như phan vi dụ bản án hình sự sơ thẩm của TAND tỉnh Hà Giang

tại Chương II) điều đó đòi hỏi Toà án (HDXX) phải đánh giá một cách khách quan toàn diện dé QDHP một cách chính xác nhất.

- Căn cứ vào tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm toi

Tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là đặc tính về chất, đặc trưng cho một loại tội phạm, thể hiện sự khác biệt giữa tội phạm nay với tội phạm khác ở các điều luật khác nhau (tội danh khác nhau) và ở khoản này với khoản khác trong cùng một điều luật (khung hình phạt khác nhau) quy định ở phần các tội phạm của BLHS, được quyết định bởi ý nghĩa, tính chất, tầm

quan trọng và giá trị của các quan hệ xã hội do tội phạm đó xâm hại (khách

thé bị xâm hại) Bên cạnh đó tinh chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi

phạm tội còn phụ thuộc vào các dấu hiệu khác về mặt khách quan, chủ quan, các dấu hiệu đặc trưng của chủ thé Khi QDHP nói chung và hình phạt tù

chung thân và tử hình nói riêng, Toà án phải xác định được người đó phạm tội

phạm tội gì, theo điều khoản nào của BLHS, nghĩa là xác định, phân tích được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội trong mối quan hệ

23

Trang 32

tổng thể các tình tiết về tính chất của hành vi phạm tội (thủ đoạn, công cụ, phương tiện, cách thức thực hiện, có tổ chức hay riêng lẻ, chưa đạt hay đã hoàn thành, mức độ lỗi ) Cụ thé hoá nó dé làm cơ sở cho việc QDHP một

cách chính xác, tránh mức phạt quá nặng hoặc quá nhẹ.- Căn cứ vào nhân thân cua người phạm tội

Nhân thân người phạm tội là một phạm trù xã hội phức tạp được nghiên

cứu giữa nhiều góc độ khác nhau, thân nhân người phạm tội trong khoa học

pháp lý hình sự được hiểu là tong hợp những đặc điểm mang tính chat xã hội của người phạm tội mà những đặc điểm này có ảnh hưởng đối với việc cá thể hoá hình phạt và có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của họ, Đây cũng là căn cứ quan trọng trong việc QĐHP đối với người phạm tội vì nhiều đặc điểm về nhân thân người phạm tội có ảnh

hưởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội Để QDHP đúng, một van dé quan trọng là làm rõ đặc điểm nhân thân của người phạm tội dé đưa ra

mức hình phạt phù hợp, đáp ứng được mức đích, yêu cầu của hình phạt.

Con người khi sinh ra không chứa sẵn trong mình khả năng trở thành

tội phạm mà khả năng đó hình thành dưới tác động tiêu cực của nhiều yếu tố.

Nhân thân người phạm tội, theo GS.TSKH Lê Cảm thì:

Những đặc điểm về nhân cách của người phạm tội không phải được tiềm ấn ở con người đó ngay từ khi mới sinh ra, mà chúng được

hình thành dưới dự ảnh hưởng, tác động của môi trường không

thuận lợi bên ngoài [5].

Điều này hoàn toàn phù hợp với kết luận của Mác về bản chất con người:

Ban chất con người không phải cái trừu tượng, cố hữu của cá nhân

riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội [3].

Khi xem xét nhân thân người phạm tội là một căn cứ dé QDHP, ta can

24

Trang 33

hiểu rằng hình phạt luôn luôn là hình phạt do hành vi phạm tội chứ không

phải do nhân thân của người phạm tội Khi xem xét nhân thân người phạm tội

không có nghĩa Tòa án phải xem xét nhân thân nói chung, mà chỉ xem xét

những đặc điểm nhất định liên quan đến mục dich của hình phạt Có thé chỉ ra những đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội có ảnh hưởng đến mức độ

nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội bao gồm: có án tích, phạm tội có

tô chức, phạm tội có tính chất côn đô, có tình thực hiện tội phạm đến cùng,

phạm tội nhiều lần, phạm nhiều tội, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, tái

phạm, tái phạm nguy hiểm, phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt

nghiêm trọng, dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác hoặc có khả năng gây nguy hại

cho nhiều người Đối với hình phạt tù chung thân và tử hình là hai hình phạt nghiêm khắc nhất trong BLHS thì những người phạm tội bị áp dụng hình phạt

này thường có nhân thân xấu hoặc đặc biệt xấu nên khả năng tái hoà nhập

cộng đồng là không có, đối đối với hình phat tử hình thì là không có khả năng cải tạo, giáo dục, cần phải loại bỏ ra khỏi đời song xã hội.

- Căn cứ vào tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS

Khoa học pháp lý hình sự đã xác định các loại tình tiết như: tình tiết

định tội và tình tiết định khung hình phạt (tăng nặng, giảm nhẹ), các tình tiết

giảm nhẹ và tăng nặng TNHS Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự cho thấy,

nếu không hiểu đúng bản chất và giá trị pháp lý của các loại tình tiết này sẽ dẫn đến việc định tội sai và QDHP không chính xác Khi QDHP thì Toa án

phải cân nhắc đồng thời cả hai loại tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS.

Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS là một căn cứ độc lập của QDHP, với tính chất là một căn cứ QDHP các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS chính là biểu hiện cụ thé mà việc cân nhắc chúng trong tông thé các

tình tiết của vụ án hình sự sẽ đảm bảo cho HDXX có nhứng đánh giá chính

xác hơn về tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và

thân nhân người phạm tội.

25

Trang 34

Thực tế cho thấy, đối với hai hình phạt tù chung thân và tử hình xét xử trong thời gian qua, các vụ án mà Toà án QDHP tủ chung thân và tử hình đều

là những vụ án được dư luận đặc biệt quan tâm và lên án, các bị cáo trong

những vụ án ngoài yếu tố thân nhân xấu ra thì thường có nhiều tình tiết tăng nặng hoặc có cả tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng nhưng các tình tiết giảm nhẹ

là không đáng kể.

1.3 Quyết định hình phạt trong một số trường hợp đặc biệt

Khi QĐHP trong các trường hợp phạm tội thông thường, Tòa án phải

tuân thủ các quy định về các nguyên tắc và căn cứ QĐHP theo quy định của BLHS Tuy vậy, trong một SỐ trường hợp đặc biệt, để có hình phạt đạt được tính công bằng, đúng pháp luật, tạo tiền để cho việc đạt được mục đích của hình phat, thì ngoài những nguyên tắc và căn cứ chung, khi QDHP Tòa án còn

phải dựa vào một số quy định bé sung khác Những trường hợp như vậy, khoa

học luật hình sự gọi là QDHP trong những trường hợp đặc biệt Theo quy

định hiện hành của BLHS và thực tiễn xét xử thì QDHP trong các trường hợp

đặc biệt bao gồm: QDHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp

dụng; QDHP trong trường hop chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt; QDHP trong trường hợp đồng phạm; QĐHP đối với người dudi 18 tuổi phạm tội

Tuy nhiên các trường hợp đặc biệt khi QDHP còn lại chi được xem xét

áp dụng khi HDXX áp dụng đối với hình phạt td có thời hạn, còn khi QDHP tù chung thân và tử hình thì chỉ có trường hợp đồng phạm là có liên quan khi

xem xét dé QDHP.

- QĐHP trong trường hợp đông phạm

Đồng phạm là một hình thức phạm tội đặc biệt trong đó có nhiều người

cùng có ý thực hiện là do sự hợp tác, nỗ lực của những người tham gia Hành vi

của mỗi người là một khâu, một bộ phận cần thiết trong hoạt động chung đó Do vậy, những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội

26

Trang 35

phạm Tuy nhiên, khi giải quyết TNHS của những người đồng phạm phải có sự phân hóa bởi vì mỗi người đồng phạm không chỉ tham gia vào vụ đồng phạm với tính chất và mức độ khác nhau mà còn có những đặc điểm riêng về nhân

thân QDHP trong trường hợp đồng phạm là một trường hợp QDHP đặc biệt.

Tính chất đặc biệt của trường hợp này là ở chỗ Tòa án QĐHP không

chỉ cho một bị cáo mà QDHP cho nhiều bị cáo trong vụ án về một tội hoặc

nhiều tội họ đã cùng phạm Do vậy, khi QĐHP trong trường hợp này, Tòa án

không chỉ tuân thủ các quy định về các căn cứ QDHP áp dụng cho tất cả các

trường hợp phạm tội nói chung mà còn phải tuân thủ các quy định đặc thù áp

dụng riêng cho các trường hợp đồng phạm Khi áp dụng quy định chung về các căn cứ QĐHP trong trường hợp đồng phạm, cần lưu ý là: Khi vận dụng "căn cứ các quy định của BLHS", trước hết Tòa án dựa vào chế tài trong điều

luật quy định về tội phạm cụ thé mà những người đồng phạm cùng thực hiện Các quy định khác của BLHS đối với tội phạm chung cũng được áp dụng chung cho những người đồng phạm Vi dụ: quy định chung về QDHP, về thời

hiệu đối với loại tội những người đồng phạm đã thực hiện được áp dụng

chung cho tất cả Đồng thời, khi vận dụng căn cứ “tính chất, mức độ nguy

hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội” Tòa án phải xem xét tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội chung cũng như tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội của từng người đồng phạm Khi vận dụng

căn cứ “nhân thân người phạm tội”, Tòa án cân nhắc nhân thân của từng người đồng phạm Không thé lay nhân thân của một người đồng phạm nào đó

làm cơ sở để đánh giá nhân thân những người đồng phạm khác cũng như làm cơ sở đề đánh giá tình chất, mức độ nguy hiểm cho hoạt động tội phạm chung.

Trong quá trình vận dụng căn cứ “các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS”, Tòa án phải xem xét những tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng TNHS liên quan đến tội phạm chung khi QDHP cho tat cả những người đồng phạm Cụ thé là

27

Trang 36

tất cả những người đồng phạm cùng phải chịu về những tình tiết tăng nặng nếu họ đều biết trừ những tình tiết thuộc về nhân thân Hoặc nếu những người đồng phạm đều có chung tình tiết giảm nhẹ thì họ đều được hưởng các tình tiết này.

1.4 Quy định của BLHS 2015 về QDHP tù chung thân và tử hình

BLHS năm 2015 (sửa đối, bổ sung 2017) đã có nhiều thay đổi toàn diện so với BLHS 1999 với 72 điều mới, 362 điều được sửa đổi, 17 điều giữ nguyên, 07 điều bãi bỏ Phần các tội phạm cụ thé trong BLHS gồm 317 điều

(313 tội danh), chia thành 13 chương, tăng hơn rất nhiều so với Phần này

trong BLHS cũ Cu thé, tăng 40 tội danh (bố sung 30 tội danh mới, 10 tội

danh là do tách ra) Trong 313 tội danh hiện nay được quy định trong BLHS

thì có 34 tội danh quy định hình phạt cao nhất là tù chung than, có 18 tội danh quy định hình phạt cao nhất là tử hình.

Bang 1.1 Các tội danh áp dụng hình phạt cao nhất là tù chung thân

và tử hình theo BLHS Việt Nam

R Chung oy Can cứ

Tội danh thân Tử hình (Điều)

Tội Phản bội tổ quốc X X 108

Tội hoạt động nhăm lật đô chính quyên X X 109

nhân dân

Tội gián điệp X xX 110

Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ xX 111

Tội bao loạn xX xX 112

Tội pha hoại co sở vật chất - kỹ thuật của X X 114

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tội chống phá cơ sở giam giữ X 119Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác

xa ; 8 eee , x 120tron di nước ngoài hoặc tron ở lại nước

28

Trang 37

As Chung 2 Đà Căn cứ

Tội danh thân Tử hình (Đi bu)

ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân

Tội giết người X X 123Tội cô ý gây thương tích hoặc gây tôn hại

, cor _= x 134

cho sức khỏe cua người khác

Tội hiếp dâm X 141Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi X X 142Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến

bs % xX 144

dưới 16 tuôi

Tội cố ý truyền HIV cho người khác X X 149

Tội mua bán người dưới 16 tuôi X 151

Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận

Ậ i x 154

cơ thê người

Tội cướp tài sản x 168Tội bat cóc nhằm chiếm đoạt tai sản xX 169

Tội cướp giật tài san xX 171

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài san X 174

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương X 193

thực, thực phâm, phụ gia thực phâm

Tội sản xuât, buôn ban hang gia là thuôc X X 194

chữa bệnh, thuôc phòng bệnh

Tội làm, tàng trữ, vận chuyền, lưu hành tiền giả X 207Tội sản xuất trái phép chất ma túy X X 248Tội tàng trữ trái phép chất ma túy X 249Tội vận chuyên trái phép chất ma túy X X 250

29

Trang 38

As Chung 2 Đà Căn cứ

Tội danh thân Tử hình (Đi bu)

Tội mua bán trái phép chat ma túy X x 251

Tội chiếm đoạt chất ma túy xX 252

Tội tang trữ, van chuyén, mua bán hoặc

chiêm đoạt tiên chât dùng vảo việc sản xuât xX 253trai phép chat ma túy

Tội tô chức sử dung trái phép chat ma túy X 255Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái

F , x 257

phép chat ma tuy

Tội tô chức dua xe trái phép X 265Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy X 282Tội khủng bố X X 299Tội cướp biển X 302Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện X 303quan trọng về an ninh quôc gia

Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyền, sử dụng,

mua bán trái phép hoặc chiêm đoạt vũ khí X 304

quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyên, su dung, mua X 305

bán trái phép hoặc chiêm đoạt vật liệu nô

Tội sản xuất, tang trữ, vận chuyền, sử dụng X 311

hoặc mua bán trái phép chât cháy, chât độc

Tội chứa mại dâm xX 327

Tội tham 6 tai san X X 353Tội nhận hối lộ X X 354

Tội lạm dụng chức vụ, quyên hạn chiêm X 355

đoạt tài sản

30

Trang 39

Tội danh Chung Tử hình ‘(it

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh X 358

hưởng đôi với người khác đê trục lợi

Tội dùng nhục hình xX 373

Tội bức cung X 374

Tội chống mệnh lệnh X 394Tội đầu hàng địch X 399Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược X X 421Tội chống loài người X X 422Tội phạm chiến tranh X X 423

Bà tuyện mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính X 424

Riêng đối với hình phạt tử hình, khác với BLHS năm 1999 quy định: “Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng”, BLHS năm 2015 đã sửa đổi, bỏ điều kiện áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chặt chẽ nhăm thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt này.

BLHS năm 2015 quy định:

Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội

đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an

ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma

tuý, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do

Bộ luật này quy định [25, Điều 40, Khoản 1].

Theo đó, BLHS năm 2015 quy định cụ thé về loại tội: Chi áp dụng đối với một số tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia (Điều 108, 109, 110, 112, 113, 114), xâm phạm tính mạng con người (Điều 123, 142); các tội phạm về ma túy (Điều 248, 250, 251), các

31

Trang 40

tội phạm về tham nhũng (Điều 353, 354) và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do BLHS quy định (Điều 194 tội “Sản xuất buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh”, Điều 299 tội “Khủng bố”, Điều 421, 422, 423 các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh).

Bên cạnh đó, BLHS năm 2015 đã mở rộng diện đối tượng không bị áp dụng hình phạt tử hình (Điều 40 BLHS năm 2015) theo hướng ngoài đối

tượng như quy định theo BLHS năm 1999 là người chưa thành viên (BLHS

năm 2015 là người dưới 18 tuổi) và phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con

dưới 36 tháng tuổi, bố sung thêm đối tượng là người từ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử Việc bố sung đối tượng này vào diện không bị áp

dụng hình phạt từ hình thê hiện chính sách hình sự nhân đạo đối với một đối tượng được sự quan tâm đặc biệt của Nha nước là những người cao tuổi Đây

là độ tuổi bị hạn chế về vấn dé sức khoẻ cũng như sự minh mẫn trong nhận

thức khi họ thực hiện hành vi của mình, do đó BLHS 2015 xem đây là đối

tượng đặc biệt cần được quan tâm, bảo vệ và đương nhiên sẽ không áp dụng

hình phạt tử hình.

32

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1 | Số vụ án, bị cáo đã thụ lý và xét xử sơ thâm của TAND - Luận văn thạc sĩ luật học: Quyết định hình phạt tù chung thân và tử hình theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn tại Toà án nhân dân tỉnh Hà Giang)
Bảng 2.1 | Số vụ án, bị cáo đã thụ lý và xét xử sơ thâm của TAND (Trang 8)
Bảng 2.2. Số liệu QĐHP tù chung thân và tử hình tại TAND tỉnh Hà Giang - Luận văn thạc sĩ luật học: Quyết định hình phạt tù chung thân và tử hình theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn tại Toà án nhân dân tỉnh Hà Giang)
Bảng 2.2. Số liệu QĐHP tù chung thân và tử hình tại TAND tỉnh Hà Giang (Trang 46)
Hình tỉnh Hà Giang không có. Điều này cho thấy các bị cáo bị tuyên tù chung thân và án tử hình chủ yếu về tội “Giết người” là tội xâm phạm đến tính mạng con người, Nhà nước chưa đủ khả năng kiểm soát hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng này nên phải phả - Luận văn thạc sĩ luật học: Quyết định hình phạt tù chung thân và tử hình theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn tại Toà án nhân dân tỉnh Hà Giang)
Hình t ỉnh Hà Giang không có. Điều này cho thấy các bị cáo bị tuyên tù chung thân và án tử hình chủ yếu về tội “Giết người” là tội xâm phạm đến tính mạng con người, Nhà nước chưa đủ khả năng kiểm soát hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng này nên phải phả (Trang 49)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN