Khái niệm kiểu pháp luật.Kiểu pháp luật là tổng thể những dấu hiệu cơ bản của pháp luật, thể hiện bảnchất giai cấp vả những điều kiện tồn tại, phát triển của pháp luật trong một hìnhthái
Trang 1BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ TP HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
TÊN ĐỀ TÀI: BẢN CHẤT CỦA PHÁP LUẬT VI PHẠM PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VÀ HÌNH PHẠT
Người thực hiện: Trần Thị Mỹ Hảo
Lớp: 21DLH1 MSSV: D21DL329 GVHD: Đỗ Thanh Hương
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
Lý do chọn đề tài 1
Khái quát đề tài 1
PHẦN 2: NỘI DUNG 2
2.1 Khái niệm kiểu pháp luật 2
2.2 Bản chất của các kiểu pháp luật 3
2.2.1 Bản chất của pháp luật chủ nô 3
2.2.2 Bản chất của pháp luật phong kiến 3
2.2.3 Bản chất của pháp luật tư sản 4
2.2.4 Bản chất Pháp luật xã hội chủ nghĩa 6
2.3 So sánh bản chất của bốn kiểu pháp luật 8
2.4 Các hành vi vi phạm pháp luật hình sự 8
2.4.1 Đổng phạm 9
2.5 Hình phạt 9
2.5.1 Khái niệm 9
2.5.2 Phân loại hình phạt 10
2.5.3 Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự 10
2.6 Bài tập phân tích hành vi vi phạm pháp luật hình sự 12
PHẦN 3: KẾT LUẬN 15
Trang 3PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng Nó là phương tiện không thể thiếu bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành binh thưởng của xã hội nói chung và nhà nước nói riêng Pháp luật là một công cụ quản lý xã hội hữu hiệu của nhà nước, việc tăng cường vai trò của pháp luật được đặt ra như một tất yếu khách quan, Điều đó không chỉ nhằm mục đích xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương văn minh, mà còn hưởng đến bảo vệ và phát triển các giá trị tốt đẹp, điều chỉnh, ngăn chặn và làm giảm thiểu những hậu quả tiêu cực do con người gây ra và một trong số đó là những hành vi vi phạm pháp luật Chính vì thế em đã chọn đề tài này để tìm hiểu rõ hơn về bản chất của pháp luật qua các thời kì và hành vi vi phạm pháp luật hình sự Vì kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót trong lúc làm bài Rất mong nhận được sự góp ý của cô
Khái quát đề tài
Từ khi xuất hiện, pháp luật luôn gắn với giai cấp cầm quyền Đối với xã hội
có phân chia và đối kháng giai cấp, mọi hoạt động của đời sống xã hội được đưa vào trong khuôn khổ pháp luật nhằm mang lại lợi ích cho giai cấp thống trị Trên thực tế, pháp luật của những Nhà nước gắn với giai cấp tiên tiến của thời đại thì thường phù hợp với xu hướng phát triển tiến bộ, vì nó bao hàm những chuẩn mực, những quy định nhằm bảo vệ lợi ích chân chính và phẩm giá con người Ngược lại, nếu pháp luật của Nhà nước gắn với giai cấp đang suy tàn, không còn vai trò lịch sử thì thường chứa đựng yếu tố trì trệ, bảo thủ, đi ngược lại lợi ích chân chính Trong trường hợp như vậy, pháp luật sẽ không phản ánh được những yêu cầu đạo đức tiến bộ, phù hợp với xu hướng phát triển khách quan của thời đại.Vậy pháp luật ra đời từ khi mào? Giai đoạn cuối của xã hội Công xã nguyên thủy, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, chế độ tư hữu xuất hiện dần dần hình thành
Trang 4giai cấp giàu và nghèo, sự phân chia các giai cấp có lợi ích đối kháng ngày càng trầm trọng Các tập quán, quy tắc của Công xã nguyên thủy đã trở nên lỗi thời, không đủ khả năng điều chính các quan hệ xã hội phức tạp giữa các giai cấp có lợi ích đổi kháng nhau Trước nhu cầu khách quan của xã hội, nhà nước ra đời với những quy tắc xử sự mới để điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Khi nắm quyền lực của xã hội, giai cấp thống trị
đã sử dụng những quy tắc xã hội phù hợp với những lợi ích của họ và chuyển hóa chúng thành pháp luật của nhà nước, do đó pháp luật đã trở thành công cụ thể hiện ý chí nhà nước của giai cấp thống trị xã hội, góp phần đắc lực trong việc bảo vệ lợi ích của nhà nước [Pháp luật không chỉ là công cụ bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị mà còn xuất phát từ nhu cầu điều chỉnh các quan hệ mới phát sinh trong xã hội
PHẦN 2: NỘI DUNG
2.1 Khái niệm kiểu pháp luật.
Kiểu pháp luật là tổng thể những dấu hiệu cơ bản của pháp luật, thể hiện bản chất giai cấp vả những điều kiện tồn tại, phát triển của pháp luật trong một hình thái kinh tế – xã hội nhất định
Cùng với Nhà nước, pháp luật chỉ xuất hiện khi xã hội đã có sự phân chia giai cấp, do đỏ có bốn kiểu pháp luật như sau: Pháp luật chủ nô, Pháp luật phong kiến, Pháp luật tư sản, Pháp luật xã hội chủ nghĩa
Trong hình thái kinh tế – xã hội cộng sản nguyên thủy, xã hội chưa có sự phân chia giai cấp nên Nhà nước và pháp luật chưa xuất hiện Sự thay thế kiểu pháp luật này bằng kiểu pháp luật khác phù hợp với sự thay thế các kiểu hình thái kinh tế – xã hội Theo đó, pháp luật phong kiến sẽ thay thế pháp luật chủ
nô, pháp luật tư sản sẽ thay thế pháp luật phong kiến và pháp luật xã hội chủ nghĩa sẽ thay thế pháp luật tư sản Pháp luật xã hội chủ nghĩa là kiểu pháp luật cuối cùng trong lịch sử Sau khi hoàn thành sử mệnh lịch sử của mình, pháp luật
xã hội chủ nghĩa sẽ tiêu vong và không còn kiểu pháp luật nào thay thế
Trang 52.2 Bản chất của các kiểu pháp luật.
2.2.1 Bản chất của pháp luật chủ nô
Cùng với sự ra đời của Nhà nước chủ nô là sự hình thành và phát triển của pháp luật chủ nô Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật chủ nô rất chậm chạp và diễn ra trong một thời gian rất dài Giai đoạn đầu những tập quán không thành văn có lợi cho giai cấp chủ nỗ được Nhà nước chủ nô duy trì, sửa đổi đôi chút cho phù hợp với điều kiện mới và thừa nhận chúng thành pháp luật Cũng như Nhà nước chủ nô, pháp luật chủ nô ra đời, phát triển trên cơ sở quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ và thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc Pháp luật chủ nô là ý chí của giai cấp chủ nô được nâng lên thành luật Nó quy định
và bảo vệ chế độ chiếm hữu nô lệ, thừa nhận chủ nỗ là công dân có đầy đủ mọi quyền hành và lợi ích còn nô lệ thì không được coi là con người Nô lệ không
có một thứ quyền nào cả ngoài quyền "phải làm mọi việc mà chủ nô yêu cần và không được phản đối" Đối với pháp luật, nô lệ bị xem như là đã chết, họ chỉ được coi là khách thể của chế độ sở hữu, giết chết hoặc gây thương tích cho nô
lệ chỉ bị coi là đã gây thiệt hại cho chủ sở hữu (chủ nô) mà không bị xem là đã phạm tội Là công cụ chuyên chính của giai cấp chủ nô, cùng với Nhà nước chủ
nô, pháp luật chủ nô giam hãm, đày đoạ nô lệ trong sự tối tăm Cực nhọc và khiếp sợ Dưới góc độ xã hội thì pháp luật chủ nỗ là phương tiện để duy trì trật
tự xã hội, quản lý các mặt khác nhau của đời sống xã hội tạo điều kiện cho xã hội chiếm hữu nô lệ tồn tại và phát triển vì lợi ích của các lực lượng khác nhau trong xã hội Tuy nhiên, tính xã hội của pháp luật chủ nô chưa nhiều và có nhiều hạn chế
2.2.2 Bản chất của pháp luật phong kiến
Tính chất bền vững của chế độ công xã và chế độ chiếm hữu nô lệ làm cho chế độ phong kiến hình thành và phát triển rất chậm chạp Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời phát triển chậm chạp của pháp luật phong kiến Trong một thời gian dài, nhà nước phong kiến vẫn duy trì pháp luật cũ mà hình thức
Trang 6chủ yếu là tập quán pháp phù hợp với lợi ích của giai cấp địa chủ phong kiến Ngoài pháp luật chung của cả nước (chủ yếu là các tập quán pháp và mệnh lệnh của vua) thì ở mỗi vùng lãnh thổ của đất nước đều có luật lệ riêng của mình Chúng được các chúa đất, các cộng đồng dân cư tự xây dựng nên rất phong phú
và đa dạng Do vậy, tính tản mạn, cát cứ là một đặc tính nổi bật của pháp luật phong kiến
Dù là pháp luật của cả nước hay luật lệ của mỗi vùng lãnh thổ thì pháp luật phong kiến cũng đều thể hiện ý chí của giai cấp địa chủ phong kiến, quy định, củng cố sự thống trị của địa chủ phong kiến đối với nông dân Ra đời, tồn tại, phát triển trên cơ sở quan hệ sản xuất phong kiến với sự chiếm hữu của địa chủ địa chủ phong kiến đối với nông dân Ra đời, tồn tại, phát triển trên cơ sở quan
hệ sản xuất phong kiến với sự chiếm hữu của địa chủ phong kiến đối với đất đai
và các tư liệu sản xuất khác, pháp luật phong kiến là công cụ chuyên chính trong tay giai cấp địa chủ phong kiến Nó ghi nhận sự bất bình đẳng giữa các đẳng cấp khác nhau trong xã hội, sự phụ thuộc của người nông dân vào giai cấp địa chủ, nó bảo vệ các hình thức áp bức, bóc lột của địa chủ phong kiến đối với nông dân
Có thể nói, pháp luật phong kiến là công cụ bảo đảm sự thống trị về kinh tế, chính trị và tinh thần của giai cấp địa chủ phong kiến trong xã hội, "về bản chất, tất cả các luật pháp đó chung quy chỉ là nhằm một mục đích duy nhất là duy trì chính quyền của chúa phong kiến đối với nông nô" Là công cụ quản lý xã hội, pháp luật phong kiến còn mang tính xã hội tích cực Nó là phương tiện để nhà nước phong kiến thực hiện việc quản lý xã hội, triển khai những công việc chung của xã hội, xác lập, ghi nhận hệ thống các quan hệ xã hội của một xã hội cao hơn, tiến bộ hơn so với xã hội chiếm hữu nô lệ
2.2.3 Bản chất của pháp luật tư sản
Pháp luật tư sản là hệ thống các qui phạm pháp luật (các quy tắc) có tinh chất bắt buộc chung, do Nhà nước tử sản ban hành (hoặc thừa nhận) và bảo đảm thực
Trang 7hiện bằng sức mạnh cưỡng chế, trực tiếp thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, là công cụ có hiệu lực nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu phù hợp với ý chí và lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản
Những điểm tiến bộ của pháp luật tư sản so với pháp luật phong kiến Pháp luật phong kiến là pháp luật đặc quyền về đẳng cấp còn pháp luật tư sản quy định mọi công dân binh đăng trước pháp luật Với sự ra đời của pháp luật tư sản lần đầu tiên trong lịch sử Pháp luật của nhân loại, nguyên tắc mọi công dân bình đẳng trước pháp luật được thiết lập
Pháp luật tư sản tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và chịu sự chi phối có tính chất quyết định của các quan hệ đó Theo Mắc, nhà nước, pháp luật, đạo đức, khoa học, nghệ thuật thực chất chỉ là các loại hình đặc biệt của nền sản xuất và vì thế phải tuân thủ quy luật phổ biến của
nó Kết luận này của Mác có ý nghĩa phương pháp luận rất lớn đối với việc nghiên cứu bản chất của pháp luật tư sản Không thể hiểu được bản chất của pháp luật tư sản nếu không nói đến các điều kiện kinh tế – xã hội hợp thành cơ
sở tồn tại của nó
Quan hệ sản xuất tư bản là quan hệ sản xuất hàng hóa tồn tại dựa trên chế độ
tư hữu và bóc lột lao động làm thuê Chính vì vậy, giai cấp tư sản đặc biệt quan tâm đến việc duy tri và củng cố chế độ tư hữu, cạnh tranh tự do Điều này không chỉ thể hiện ở việc giai cấp tư sản biến việc bảo vệ chế độ tư hữu thành một trong những chức năng cơ bản của nhà nước mà ở việc thể chế hóa nó thành pháp luật Như vậy, cơ sở kinh tế của pháp luật tư sản không thể là cái gì khác ngoài các quan hệ hàng hóa – tiền tệ tư bản chủ nghĩa Những đòi hỏi xuất phát
từ những quan hệ nói trên tất yếu sẽ chi phối pháp luật tư sản Về mặt chính trị, như Mặc đã chỉ rõ, pháp luật tư sản chỉ là sự thể hiện, là biên bản xác nhận những đòi hỏi của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa Tuy nhiên, pháp luật tư sản không đơn thuần chỉ là sự chuyển hóa các đòi hỏi của quan hệ kinh tế thành các quy phạm pháp luật Ngoài những đòi hỏi của quan hệ kinh tế với tư cách là
Trang 8nhân tố quyết định, sự hình thành pháp luật tư sản còn chịu sự tác động của hoàn cảnh chính trị, hệ tư tưởng, tâm lý và truyền thống dân tộc, lịch sử và các yếu tố khác
Như vậy, pháp luật tư sản thể hiện ý chi của giai cấp tư sản là bằng mọi giả phải duy trì và củng cố chế độ tư hữu và sự chi phối không hạn chế của nó đối với các yếu tố xã hội, kinh tế và chính trị Mặc và Angghen đã vạch rõ bản chất của pháp luật tư sản trong Tuyên ngôn đảng cộng sản như sau: “Pháp luật của các ông chỉ là ý chí của giai cấp các ông được đề lên thành pháp luật, cãi ý chí
mà nội dung là do những điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp các ông quyết định" Nếu xem xét các chế định của pháp luật tư sản, kể cả những chế định tiến
bộ nhất trong mối liên hệ biện chứng giữa chủng với các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thi chúng ta sẽ thấy rõ điều đó
2.2.4 Bản chất Pháp luật xã hội chủ nghĩa
Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa là kiểu pháp luật cuối cùng trong lịch sử nhà nước và pháp luật, hình thành sau cách mạng vô sản và thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản
Đặc điểm cơ bản của kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa là: thể hiện ý chí và bảo
vệ quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả cộng đồng dân tộc nói chung; có mối quan hệ mật thiết với đường lỗi chủ trương chính sách của Đảng cộng sản; thừa hưởng những thành quả của pháp luật ra đời trong xã hội
tư sản; không chia thành công pháp và tư pháp; có hình thức chủ yếu là văn bản quy phạm pháp luật
Xét ở góc độ chung, cũng như các kiểu pháp luật khác, pháp luật xã hội chủ nghĩa vừa mang tính giai cấp vừa thể hiện tính xã hội Tuy nhiên, do những điều kiện, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, hệ tư tưởng trong chủ nghĩa xã hội nên pháp luật xã hội chủ nghĩa có những đặc thù riêng, điều này làm cho bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa khác hẳn với bản chất của các kiểu pháp luật trước đó
Trang 9Bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa được thể hiện ở những đặc điểm cơ bản sau:
– Pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống quy tắc xử sự có tính thống nhất nội tại cao: Tinh chất này của pháp luật xã hội chủ nghĩa cao hơn bất kỳ một kiểu pháp luật nào khác, bởi lẽ pháp luật xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên cơ sở các quan hệ pháp luật – kinh tế xã hội chủ nghĩa mang tinh thống nhất cao Chính điều này quyết định tính thống nhất và xu hưởng phát triển của pháp luật
xã hội chủ nghĩa
-Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chi của giai cấp công nhân: Đây là nét khác biệt căn bản giữa pháp luật xã hội chủ nghĩa với các kiểu pháp luật trước
đó Nếu các kiểu pháp luật trước đó đều có chung bản chất là thể hiện ý chí của thiểu số giai cấp bóc lột trong xã hội, là công cụ bảo vệ lợi ích của thiểu số ấy, thì trái lại pháp luật xã hội chủ nghĩa lại thể hiện ý chí của tuyệt đại đa số dân
cư trong xã hội, đó là ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Pháp luật xã hội chủ nghĩa “là pháp luật thực sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động"
Pháp luật xã hội chủ nghĩa có quan hệ chặt chẽ với các quy phạm xã hội Pháp luật xã hội chủ nghĩa với những đặc điểm thể hiện bản chất như đã nêu ở trên, luôn có quan hệ chặt chẽ với các quy phạm hội khác như quy phạm đạo đức, tập quán, quy tắc xử sự của các tổ chức xã hội và đoàn thể quần chúng Trong thực tiễn có nhiều quy phạm pháp luật có nội dung là quy phạm đạo đức, tập quản, những phong tục, truyền thống tốt đẹp của xã hội được phản ánh vào trong pháp luật, ảnh hưởng nhất định tới việc xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật Để phát huy vai trò của pháp luật thi cần thiết phải xem xét mối quan
hệ giữa pháp luật với các quy phạm xã hội khác, phát huy tính tích cực của các quy phạm xã hội và loại bỏ dần những quy phạm xã hội tiêu cực, có nội dung trái với bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa
Trang 102.3 So sánh bản chất của bốn kiểu pháp luật.
Ba kiểu pháp luật chủ nô, phong kiến và tư sản là những kiểu pháp luật bóc lột được xây dựng trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất Cho nền, mặc dù mỗi kiểu có bản chất và có cách thể hiện riêng của mình nhưng chúng đều có một đặc điểm chung là thể hiện ý chí giai cấp bóc lột trong xã hội, củng
cố và bảo vệ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, bảo đảm về mặt pháp lý áp bức bóc lột giai cấp thống trị với nhân dân lao động, duy trì tình trạng bất bình đăng trong xã hội
Khác với các kiểu pháp luật trên, pháp luật xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên cơ sở của chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, chiếm tuyệt đại đa số dân cư trong xã hội Mục đích của pháp luật xã hội chủ nghĩa là thủ tiêu mọi hình thức áp bức bóc lột, xây dựng một xã hội mới trong đó mọi người đều bình đẳng và tự do
2.4 Các hành vi vi phạm pháp luật hình sự.
Để xác định hành vi của một chủ thể có cấu thành tội phạm theo quy định của
Bộ luật Hình sự hay không, người ta thường dựa vào các yếu tố cấu thành tội phạm, bao gồm: khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm
Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ nhưng bị tội phạm xâm hại, ví dụ: độc lập chủ quyền quốc gia, chế độ kinh tế,
an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng con người, quyền sở hữu tài sản Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm như: 1) Hành vi nguy hiểm cho xã hội: là hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự, ví dụ: hành vi trộm cắp, cướp,
2) Hậu quả xảy ra: là những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản
3) Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: hành vi là nguyên nhân chính trực tiếp dẫn tới hậu quả Chủ thể của tội phạm: là cá nhân có năng lực