ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
HOANG VAN
CAC TINH TIET TANG NANG DINH KHUNG CUA
TOI CUONG DOAT TAI SAN THEO BO LUAT HINH
SU VIET NAM NAM 2015 (TREN CO SO THUC TIEN XET XU TAI TINH DAK LAK)
HÀ NỘI - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
HOÀNG VAN
CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG ĐỊNH KHUNG CỦA
TỘI CƯỠNG ĐOẠT TÀI SÁN THEO BỘ LUẬT HÌNH
SỰ VIỆT NAM NAM 2015 (TREN CƠ SỞ THUC TIEN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu thống kê, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính thực tiễn, chính xác, trung thực và tin cậy Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố
trong bat ky công trình nghiên cứu nào khác, tôi đã hoàn thành tat cả các môn học theo chương trình và thực hiện tắt cả các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Hoàng Vấn
Trang 4CHUONG 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE TINH TIẾT TANG
NANG ĐỊNH KHUNG CUA TOI CUONG ĐOẠT TÀI SẢN 8 1.1 Một số van đề lý luận về tội cưỡng đoạt tài sản 8
1.1.1 Khai niệm tội cưỡng đoạt tài sam - 5555 ssseeseeersseres 8
1.1.2 Dac điểm của tội cưỡng đoạt tài sản ccccsscsseerssree 11 1.2 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, cơ sở quy định các tình tiết
tăng nặng định khung của tội cưỡng đoạt tài sản 13
1.2.1 Khai niệm các tình tiết tăng nặng định khung của tội cưỡng đoạt
1.2.2 Đặc điểm của các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt của
tO1 CUGNG Moat tl SAN 0 15
1.2.3 Y nghĩa của việc quy định các tình tiết tăng nặng định khung
của tội cưỡng đoạt tài Sảñ - - - cv 32 3 irersrereerre 17
1.2.4 Co sở quy định về các tình tiết tăng nặng định khung của tội
cưỡng đoạt tài Sản - - - HH TH ng ng ng 19
1.3 Phân loại các tình tiết tăng nặng định khung của tội cưỡng
1.3.1 Phan loại theo cau thành tội phạm - 5 csSss+ssssreeeersrrre 22
1.3.2 Phân loại theo mức độ tăng nặng trách nhiệm hình sự 24
Kết luận Chương 1 2-2-5 ©S2E£2E£+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEE211211 111cc 27
Trang 5CHUONG 2: QUY ĐỊNH CUA BỘ LUAT HÌNH SỰ NĂM 2015 VE
CÁC TINH TIẾT TANG NANG ĐỊNH KHUNG CUA TOI
CUONG ĐOẠT TÀI SAN VA THỰC TIEN AP DUNG TẠI
TOA ÁN NHÂN DAN HAI CAP TINH DAK LẮK
Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về các tinh tiết tăng
nặng định khung đối với tội Cưỡng đoạt tài sản Các tình tiết tăng nặng định khung quy định tại khoản 2
Điều 170 BLHS năm 2015 - cccccccvcccrrrerrrrrrrree Phạm tội có t6 CHUC ¿- + + St+k+E‡EEEE+ESEEEEEEEEEEEEESEEEEErkrkrreresree Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp 2-2 5 s22 Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai,
người già yếu hoặc người không có khả năng tự vỆ Chiém đoạt tài sản tri gid từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội Tái phạm nguy hiỀm - 2-2 2 ESE+EE+£E£EE£EEZEEEEEEEErEEerkrrrrre, Các tình tiết tăng nặng định khung quy định tại khoản 3
Điều 170 BLHS năm 2015 - 2-22 5£ £+£x+2xzzzxrzxerred Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh - 5 5 + +*ksseseeeseeese
Các tình tiết tăng nặng định khung quy định tại khoản 4
Điều 170 BLHS năm 2015 -5:2c5ccsccxvrsrxrrrrrrrrrre Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp Thực tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng định khung đối
với tội Cuong đoạt tài sản tại tỉnh Đắk Lắk Một số đặc điểm về vị trí địa lý, dân T Tổng quan tình hình xét xử tội Cưỡng đoạt tài sản Sai lầm và nguyên nhân trong việc áp dụng các tình tiết tăng
nặng định khung đối với tội cưỡng đoạt tài sản
Trang 62.6.1 Những vi phạm, sai lầm 2 2 s+E+£E+£E£E2EE2EEeEkerxerkerree 45 2.6.2 Các nguyên nhân của những vi phạm, sai lầm 50 Kết luận Chương 2 2-2-2 SS+SE2E2E12E1211121717121121121111 11111 xe 52
CHUONG 3: NHỮNG YEU CAU VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT VÀ BAO DAM ÁP DUNG DUNG QUY
ĐỊNH VE CAC TINH TIẾT ĐỊNH KHUNG TANG NANG CUA TOI CUONG DOAT TAI SAN THEO BO LUẬT
HÌNH SỰ VIET NAM NAM 2015 ccccccccscsseescesesesesessteseeseens 53 3.1 Những yêu cầu dé bao đảm áp dung đúng các tình tiết tăng
nặng định khung của tội cưỡng đoạt tài sản - 53
3.1.1 Yéu cầu của pháp chế Xã hội chủ nghĩa - 2 55522 53 3.1.2 Yêu cầu về quyền con người, quyền cơ bản của công dân theo
quy định của Hiến pháp năm 2013 2-2 2 s+cs+zserxcrez 54 3.1.3 Yêu cầu bảo đảm áp dụng thống nhất, đúng quy định của Bộ
luật hình sự 2 1Š5 - - - - -c cQQQ Q1 S223 1 HH ng vn re 56
3.1.4 Yêu cầu bao đảm phòng ngừa tội phạm trong xử lý người phạm
tội và công lý, công bằng xã hội - ¿2 s+c++E+Eerxerxerszes 57 3.2 — Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng, thống nhất các tình
tiết tăng nặng định khung đối với tội cưỡng đoạt tài sản 58 3.2.1 Kiến nghị và hoàn thiện pháp luật hình sự - - «+ 58 3.2.2 Hoàn thiện các quy định về trưng cầu giám định, yêu cầu định
giá, xử lý kết quả giám định, định giá 2-2 s+cs+zxerxczes 61 3.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ 67 3.2.4 Nâng cao năng lực đội ngũ những người tiến hành tố tung 68 3.2.5 Tổng kết công tác xét xử hàng năm, rút kinh nghiệm thường
xuyên định kỳ, xây dựng hệ thống án lệ - 2 2 s52 z+sz 70 Kết luận Chương 3 - 2-2-5 2E22E12E121112171712121121111 11111 xe 74 KET LUẬN 252252 2122k 2E EEE212211211211211 1171111112111 11 1 xe 76 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -cc++222222vsccea 79
Trang 7DANH MỤC TU VIET TAT
TAND Toà án nhân dân
TANDTC Toà án nhân dân Tối Cao
TNHS Trách nhiệm hình sự
VKSNDViện kiêm sát nhân dân
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Số hiệu Tên bảng Trang
Bảng 2.1 | Tình hình thụ lý, giải quyết án hình sự 5 năm (2018 - 2022)
của TAND hai cấp tỉnh Đắk Lắk 40Bang 2.2 | Kết quả xét xử sơ thâm vụ án về tội cưỡng đoạt tai sản của
TAND hai cấp tỉnh Đắk Lắk từ năm 2018 đến năm 2022 42
Bảng2.3 | Kết quả xét xử phúc thâm của tội cưỡng đoạt tài sản của
Tòa án nhân dân tinh Dak Lắk từ năm 2018 đến năm 2022) | 42
Trang 9DANH MỤC BIEU DO
So hiệu Tên biêu do Trang
Biểu đồ 2.1 | Biểu đồ thé hiện số vụ án hình sự, số vụ xâm phạm sở
hữu và số vụ cưỡng đoạt tài sản trên địa bản tỉnh Đắk
Lắk trong giai đoạn 5 năm (2018 - 2022) 43
Biểu đồ 2.2 | Biểu đồ thể hiện số bị cáo bị xét xử về tội cưỡng đoạt, sốbị cáo không bị áp dụng và bị áp dụng tình tiết tăng nặng
định khung trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn 5
năm (2018 - 2022) 43
Trang 10MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài
Trai qua hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn, quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, cùng với thành tựu chung đó là hệ thống pháp luật hình sự nước ta ngày càng tiến bộ, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, các quy định
của pháp luật hình sự (PLHS) cũng từng bước hoàn thiện, trong đó có quy
định về các tình tiết tăng nặng định khung của tội cưỡng đoạt tài sản, một loại tội phạm về sở hữu có tính phổ biến tương đối đáng ké và cũng có mức độ phức tạp tương đối cao trong thực tiễn xét xử.
Thực tiễn xét xử trong thời gian qua cho thấy đã có nhiều tội phạm và
người thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản bi truy cứu trách nhiệm hình sự,
góp phan quan trọng vào việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyên tài sản và các quyên, lợi ích hợp pháp khác của các tổ chức, cá nhân trong đời sông xã hội, nhưng còn tồn tại một số khó khăn trong xác định tội, quyết định mức hình phạt, xác định khung hình phạt trong vụ án Do đó, việc làm rõ các tình tiết tăng nặng định khung của tội cưỡng đoạt tài sản có ý nghĩa nghĩa rất quan trọng Thứ nhất giúp cho Toà án khi áp dụng hình phạt đúng người, đúng tội, thể hiện được tính răn đe, giúp ngăn ngừa tội phạm và đặc biệt không bỏ lọt tội phạm, thể hiện được tính nghiêm minh của pháp luật Thứ hai, giúp cho người phạm tội và nạn nhân của tội phạm bảo vệ được các quyền và lợi ích
chính đáng, “tâm phục, khẩu phục”, nhận được sự đồng thuận của xã hội và
qua đó giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, phòng chống tội phạm cho công dân Do đó, khi xét xử các vụ án về tội cưỡng đoạt tài sản việc áp dụng đúng các tình tiết tăng nặng định khung có ý nghĩa rất quan trọng Khi áp dụng các tình tiết tăng nặng định khung trong xét xử vụ án về tội Cưỡng đoạt tài sản sẽ
giúp người phạm tội nhận thức được hình vi vi phạm pháp luật của bản thân,
Trang 11thé hiện được sự công bằng của các cơ quan tiến hành tố tụng Quá trình giải quyết vụ án nếu Toà án áp dụng mức hình phạt quá nhẹ sẽ tạo tâm lý coi thường pháp luật, không đủ sức răn đe, phòng ngừa Nhưng nếu áp dụng hình phạt quá nặng sẽ gây ức chế tâm lý cho người phạm tội cũng như dư luận xã hội, mất lòng tin của người dân vào các cơ quan tiến hành tổ tụng.
Việc nghiên cứu đề tài “Các tình tiết tăng nặng định khung của tội
cưỡng đoạt tài sản theo Bộ luật hình sự năm 2015, trên cơ sở thực tiễn xét xử
tại tỉnh Đắk Lắk” có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra những luận cứ khoa học hoàn thiện khoa học pháp lý hình sự, kiến nghị những giải pháp góp phần hoàn thiện hơn nữa pháp luật hình sự quy định về các tình tiết tăng nặng định
khung của tội “Cưỡng đoạt tài sản” theo Bộ luật hình sự năm 2015 và các văn
bản pháp luật hình sự chuyên ngành liên quan, góp phần nâng cao, hoàn thiện hơn nữa hiệu quả áp dụng các tình tiết tăng nặng định khung của tội cưỡng đoạt tài sản khi xét xử tại tỉnh Đắk Lắk Nên việc chọn đề tài “Các tinh tiết
tăng nặng định khung của tội cưỡng đoạt tài sản theo Bộ luật hình sự Việt
Nam năm 2015 (Trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Đắk Lắk)” làm luận văn thạc sĩ luật học là cần thiết.
2 Tình hình nghiên cứu 2.1 Về tội danh
Những công trình nghiên cứu về định tội danh liên quan đến tội cưỡng đoạt tài sản có thể ké đến như:
- “GS.TSKH Lê Văn Cảm và PGS.TS Trịnh Quốc Toản, Định tội danh (Lý luận, Lời giải mau và 500 bài tập thực hành), Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2011”.
- “PGS.TS Trịnh Quốc Toản, Một số vấn dé lý luận về định tội danh và hướng dân giải bài tập về định tội danh, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 1999”.
- “PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí, Chương VI — Các tội xâm phạm sở hữu,
Trong sách: Giáo trình luật hình sự Việt Nam ( Phan các toi phạm).
Trang 12- “Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phan chung), Tap thé tác gia do GS.TSKH Lé Van Cam chu bién, Nxb Dai hoc quéc gia Ha Nội, 2001, tai ban
nam 2003, 2007”.
- “PGS.TS Cao Thi Oanh chủ biên, Các fội xâm phạm sở hữu có tinh chất chiếm đoạt, Nxb, Tư pháp Hà Nội 2015 (trong đó có tội cưỡng đoạt tài sản)”.
Việc nghiên cứu về đấu tranh phòng, chống: về trách nhiệm hình sự;
định tội danh liên quan đến tội cưỡng đoạt tài sản cũng đã có những công trình là luận án tiến sĩ hoặc luận văn thạc sĩ như:
- “Nguyễn Ngọc Chí, Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm xâm phạm sở hữu, luận án tiễn sĩ luật học, Viện Nhà nước và pháp luật, Hà Nội, 2000”.
- “Nguyễn Bích Ngọc, Tội cưỡng đoạt tài sản trong pháp luật hình sự
Việt Nam (nghiên cứu thực tiễn giai đoạn 2008 — 2012), Khoa luật, Dai học quốc gia Hà Nội, 2013”.
- “Y Phi Kbuôr, Toi cưỡng đoạt tài san trong luật hình sự Việt Nam
(Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Dak Lắk), Khoa luật, Dai học quốc
gia Hà Nội, 2016”.
2.2 Về trách nhiệm hình sự, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
Có thé kế đến các bài viết của “Lê Cảm (2002) về Nhân thân người phạm tội: Một số vấn đề lý luận cơ bản Vai trò của các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ thuộc về nhân thân người phạm tội đối với việc cá thé hod TNHS và hình phạt”); “Trinh Tiễn Việt (2004) về Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999: cần tiếp tục hoàn thiện”
Đối với các bài viết, đề tài khoa học đã có một số bài viết trên Tạp chí
Toa án nhân dân và các tap chí khác như:
- “Bàn về các tình tiết tăng nặng trong việc cá thé hoá trách nhiệm hình sự và hình phạt, Trịnh Tiến Việt — Tạp chí Kiểm sát số 04/2003”.
- “VỀ các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự trong
Trang 13BLHS 1999 và một số kiến nghị, Trịnh Tiên Việt — Tạp chí Toà án nhân dân số 13, tháng 7 năm 2004”.
- “Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong BLHS năm 2015, Ths Tran Đức Thú — Tạp tri Toà án nhân dân điện tử, ngày 08
tháng 5 năm 2018”.
- “Một số điểm chưa hợp lý trong quy định và áp dụng tình tiết tăng
nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, Nguyễn Văn Lam — Tap trí Toà án nhân
dân điện tử, ngày 10 thang 5 năm 2020”.
- “Một số vấn dé can chú ý khi áp dung các tình tiết tăng nặng, giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt, Đình Văn Quế - Tạp trí
Toa án nhân dân điện tử, ngày 11 tháng 02 năm 2020”.
- “Một số van dé về các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự trong BLHS năm 2015, Nguyễn Tất Trình - Tạp chí Toà án nhân dân điện tử, ngày 30 tháng 3 năm 2021”.
Qua nghiên cứu cho thấy đã có những công trình đề cập đến vấn đề trách nhiệm hình sự, phân tích dau hiệu pháp lý hình sự và hình phạt; việc định tội danh hoặc về tội cưỡng đoạt tài sản hoặc đấu tranh phòng, chống tội phạm Nhưng chưa có công trình nào trực tiếp đề cập và nghiên cứu chuyên sâu đến
các tình tiết tăng nặng định khung của tội cưỡng đoạt tài sản theo Bộ luật hình sự Việt Nam và trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Do đó, tác giải đã lựa chọn nghiên cứu các tình tiết tăng nặng định khung của tội cưỡng đoạt tài sản theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 và thực tiễn xét xử tại tỉnh Đắk Lắk trong 05 năm (từ năm 2018 đến năm 2022) Từ đó đề xuất kiến nghị tiếp tục hoàn thiện quy định về các tình tiết tăng nặng định khung của tội phạm này trong Bộ luật hình
sự năm 2015, cũng như các giải pháp bảo đảm thi hành (áp dụng).
3 Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu 3.1 Đối trợng nghiên cứu
Đôi tượng nghiên cứu của luận văn là một sô vân đê lý luận, pháp lý
Trang 14và áp dụng pháp luật về các tình tiết tăng nặng định khung của tội cưỡng đoạt tài sản được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau.
3.2 Pham vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những quy định của BLHS năm 2015
về các tình tiết tăng nặng định khung của tội cưỡng đoạt tài sản cũng như thực tiễn áp dụng trong công tác xét xử của Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn 05 năm (2018 - 2022).
3.3 Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu của Luận văn là làm rõ một số vấn đề lý luận, pháp lý và quy định của BLHS năm 2015 và các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật có liên quan đến các tình tiết tăng nặng định khung
của tội cưỡng đoạt tài sản cũng như thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng
các tình tiết tăng nặng định khung tội cưỡng đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Dak Lắk giai đoạn 5 năm (2018 - 2022) khi xét xử, Luận văn chỉ ra một số ton tại, hạn chế và các nguyên nhân cơ bản, từ đó, đề xuất kiến nghị tiếp tục hoàn thiện và nêu ra một số giải pháp bảo đảm áp dụng các tình tiết tăng nặng định khung đối với tội cưỡng đoạt tài sản được thống nhất, qua đó nâng cao hiệu quả, chất lượng xét xử của Tòa án, cũng như góp phần trong cuộc dau tranh phòng, chống tội phạm nay trên địa bàn tỉnh Dak Lak.
4 Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu4.1 Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác —
Lênin, có sự vận dụng tổng hợp phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng, luận văn cũng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, định hướng của Đảng về chính sách hình sự; quan điểm, đường lối xử lý các tội
xâm phạm sở hữu nói chung, tội cưỡng đoạt tài sản nói riêng.
Trang 154.2 Các phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của phép duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp đặc thù của khoa học luật
hình sự như: phương pháp phân tích và tổng hợp, so sánh, phương pháp thống kê số liệu dựa trên những bản án, quyết định, số liệu thống kê, báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân tỉnh Dak Lắk dé phân tích, lý giải các vấn đề lý luận, đánh giá các quy định của pháp luật cũng như đánh giá các vẫn đề thực tiễn có liên quan để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ
nghiên cứu luận văn.
5.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 5.1 Ý nghĩa khoa học
Nhằm đáp ứng những yêu cầu cấp bách về cải cách tư pháp, các văn kiện của Đảng, Hiến pháp năm 2013 và thi hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015, việc nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, pháp lý quy định trong Bộ luật hình sự về các tình tiết tăng nặng định khung của tội cưỡng đoạt tài sản và thực tiễn xét xử tại tỉnh Đắk Lắk, giúp cho các nhà nghiên cứu có thêm góc nhìn toàn diện, đầy đủ hơn về các tình tiết
tăng nặng định khung của tội cưỡng đoạt tài sản Ngoài ra luận văn còn là
nguồn tài liệu tham khảo, trao đổi nghiên cứu, giảng dạy các vấn đề liên quan đến các tình tiết tăng nặng định khung của tội cưỡng đoạt tài sản và
thực tiễn áp dụng.
5.2 ¥ nghĩa thực tiễn
Luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan tiến hành tố tụng đặc biệt là Tòa án trong việc áp dụng các tình tiết tăng nặng định khung của tội cưỡng đoạt tài sản khi giải quyết, xét xử được khách quan và đúng pháp luật.
Ngoài ra, luận văn còn giúp các nhà quản lý, hoạch định chính sách, xây
dựng pháp luật có cái nhìn đầy đủ hơn, từ đó kiến nghị hoàn thiện quy định
Trang 16trong Bộ luật hình sự năm 2015, nâng cao hiệu quả áp dụng các tình tiết tăng nặng định khung của tội cưỡng đoạt tài sản khi giải quyết, xét xử Luận văn cũng góp phần giúp cho những người làm công tác xét xử như Thâm phán, Hội thâm nhân dân hiểu sâu hơn và vẫn dụng chính xác các quy định của pháp luật hiện hành về các tình tiết này Ngoài ra còn là tài liệu tham khảo
cho công tác nghiên cứu và giảng dạy.
6 Kết cầu của luận văn
Chương 1: Một số van đề lý luận về tình tiết tăng nặng định khung
của tội cưỡng đoạt tài sản.
Chương 2: Quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 về các tình tiết tăng nặng định khung của tội cưỡng đoạt tài sản và thực tiễn áp
dụng tại Toà án nhân dân hai cấp tỉnh Đắk Lắk.
Chương 3: Những yêu cầu và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo đảm áp dụng đúng quy định về các tình tiết định khung tăng nặng của
tội cưỡng đoạt tài sản theo Bộ luật Hình sự Việt Năm năm 2015.
Trang 17CHƯƠNG 1
MOT SO VAN ĐÈ LÝ LUẬN VE TINH TIẾT TANG NANG DINH KHUNG CUA TOI CUONG DOAT TAI SAN
1.1 Một số van đề lý luận về tội cưỡng đoạt tai sản
1.1.1 Khát niệm tội cưỡng đoạt tài sản: Tội cưỡng đoạt tài sản là một
tội phạm được quy định trong nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tài sản, nên dé nêu ra được khái niệm của tội cưỡng đoạt tài sản cần phân tích, nghiên cứu và làm rõ những khái niệm và các đặc điểm của hành vi chiếm đoạt.
Theo nghĩa Hán Việt “chiếm đoạt” bao gồm “chiếm” ở đây là “lay làm của mình”, chiếm đoạt tức là “dùng sức mạnh, vũ lực, thế lực mà lấy làm của mình ”(9, tr 142]; nghĩa khác chiếm là giữ lay làm của minh, đoạt có nghĩa là cướp lay, nên chiếm đoạt nghĩa là “cướp lay bằng võ lực hay quyền thế”[9, tr 108]; theo một nghĩa khác thì chiếm đoạt còn có nghĩa là “chiếm của người khác bằng cách dựa vào quyền hành, sức mạnh vũ lực”[44 tr 1483].
Với tính chất là một thuật ngữ pháp lý hình sự thì cụm từ “chiếm đoạt tài sản” là hành vi chuyên dịch trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lý của chủ tài sản thành tài sản của mình với lỗi cố ý [35, tr 366] hoặc là “hành vi cỗ ý chuyển biến một cách trái pháp luật tài sản cuả người khác thành tài
sản của mình hoặc một nhóm người hoặc cho người khác mà mình quan
tâm” [1, tr 230] Quan lý có thé được hiểu là “Trông coi, giữ gin và theo dõi việc gì” |44, tr 1363] Đối với chủ tài sản gom có chu sở hữu tai san hoặc
một người nào đó được giao quản lý tài sản đó thông qua một trong các hình
thức về giao dịch dân sự và các quy định khác của pháp luật đối với người được quan lý tài sản Do vậy, có thé thấy trên thực tế nhiều trường hợp chủ tài
sản không phải là người đang quản lý tài sản nên theo tôi khái niệm như đãnêu ở trên chưa thật sự đây đủ và phù hợp với thực tiên và cân bao hàm ca
Trang 18khía cạnh mục đích phạm tội và hành vi phạm tội Vì vậy, cần bố sung thêm khái niệm chiếm đoạt tài sản là hành vi cố ý chuyền dịch trái pháp luật tài sản đang được sự quản lý của người khác thành tài sản của mình được biéu hiện
dưới dạng hành vi phạm tội và mục đích phạm tội.
Trong khi đó cưỡng đoạt, theo Từ điển Tiếng Việt là “chiếm đoạt bằng lối cưỡng bức”; mà “cưỡng bức” là “dùng vũ lực hoặc thủ đoạn dồn người khác vào thé bắt buộc phải làm, dù không muốn cũng không được” [9, tr 142].
Trong khoa học pháp lý hình sự, mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng về cơ bản các quan điểm đều thống nhất về nội hàm của hành vi cưỡng
đoạt tài sản Theo TS Phạm Văn Beo thì:
Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe doạ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác
uy hiếp tinh thần người khác nhăm chiếm đoạt tài sản [1, tr 159] Từ thực tiễn xét xử, ThS Dinh Văn Qué cho rang:
Cưỡng đoạt tai san là tìm mọi cách làm cho người có tài sản hoặc
người có trách nhiệm về tài sản sợ hãi phải giao tài sản cho người
phạm tội Như vậy, hành vi đe doa sé dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn
khác uy hiếp tinh thần người khác mà người phạm tội thực hiện là nhằm chiếm đoạt tài sản Nếu hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tình thần người khác nhưng không nhằm chiếm đoạt tài sản thì không phải là tội cưỡng đoạt tài sản, mà tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người thực hiện hành vi phạm các tội
như: tội cưỡng dâm trẻ em hoặc cưỡng dâm, tội bức tử, tội cưỡngép hôn nhân [19, tr 121].
Theo Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học luật HàNội thì tội cưỡng đoạt tài sản được định nghĩa như sau:
Tội cưỡng đoạt tài sản là hành vi de doa sé dùng vũ lực hoặc có thủ
đoạn khác uy hiếp tỉnh thần của người khác nhăm chiếm đoạt tài
sản [35, tr.387].
Trang 19Còn PGS.TS Cao Thị Oanh và tập thé tác giả định nghĩa:
Tội cưỡng đoạt tai san là hành vi de doa sẽ dùng vũ lực hoặc có
thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài
sản [15, tr.60].
Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí viết:
Tội cưỡng đoạt tài sản là việc người phạm tội với mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác băng thủ đoạn de doa sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn uy hiếp tinh thần của chủ sở hữu, người quản lý tài
sản hoặc người khác có liên quan [8, tr.248].
Từ những nhận định trên, hành vi cưỡng đoạt tài sản có thể hiểu là hành vi de doa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản Dù đã có những đề cập đến dấu hiệu pháp lý hình sự và hành vi khách quan nhưng chưa nói đến dau hiệu chủ thé của tội phạm.
Như vậy, theo tác giả thì tội cưỡng đoạt tài san là hành vi de doa sé
dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác uy hiếp tỉnh thần với mục đích nhằm chiếm
đoạt tài sản Hanh vi de doa sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác với mục đích
bắt người có tài sản lo sợ và phải chuyển giao tài sản cho người cưỡng đoạt Dấu hiệu đặc trưng của tội cưỡng đoạt tài sản là người phạm tội đã có hành vi uy hiếp tinh thần cua người có trách nhiệm đối với tài sản bằng các thủ đoạn
đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác làm cho người đó lo sợ mà miễn
cưỡng giao tài sản cho người phạm tội Trên thực tế cho thấy khi người có tài sản bị đe doạ sẽ dùng vũ lực và các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần thì do lo sợ sẽ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm nên tự chuyên giao tài sản cho người cưỡng đoạt nên rất dễ chuyền thành giao dịch dân sự nếu người bị cưỡng đoạt không tổ giác tội phạm.
Tóm lại khái niệm cưỡng đoạt tài sản dưới góc độ khoa học luật hìnhsự Việt Nam được định nghĩa như sau: Tội cưỡng đoạt tài sản là một tội phạm
10
Trang 20được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình
sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản người khác bằng các hành vi de doa sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn uy hiếp tỉnh thần của chủ sở hữu, người quản lý tài sản hoặc người khác có liên quan nhằm chiếm đoạt tài sản.
1.1.2 Đặc điểm của tội cưỡng đoạt tài sản
- Về chủ thể: Là cá nhân có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đạt độ tuôi do luật định tương ứng với khung hình phạt và thực hiện hành vi de dọa sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần nhằm chiếm đoạt tài sản Công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không quốc tịch cũng có thé là chủ thé của tội phạm này khi họ phạm tội cưỡng đoạt tài sản trên lãnh thé Việt Nam thì sẽ bi truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này theo pháp luật Việt Nam Pháp nhân thương mại không phải chủ thé của tội phạm này.
- Về khách thé: Tội cưỡng đoạt tài sản xâm phạm đến hai khách thé là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân, những khách thể chính vẫn là quan hệ sở hữu Bởi lẽ, khi xâm phạm đến khách thể là nhân thân thì thiệt hại thực tế xảy ra chỉ về mặt tinh thần như làm cho người bị hại sợ hãi, lo âu Như vậy, khách thé của tội cưỡng đoạt tài sản là hành vi gây thiệt hại hoặc de doa sẽ
gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu và việc gây thiệt hại này phản ánh một cách
đầy đủ, toàn diện nhất tính nguy hiểm cho xã hội của tội này.
Thực tiễn xét xử cho thấy khi thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản người thực hiện hành vi phạm tội nhắm vào tài sản của một chủ thể nhất định mà không phân biệt hình thức sở hữu tài sản nên khi nghiên cứu cũng cần phải đề cập đến đối tượng tác động của tội này Từ đó có thể hiểu đối tượng tác động của tội cưỡng đoạt tài sản là tiền, giấy tờ có giá như tiền hoặc vật có giá trị được dau tư sức lao động của con người tôn tại trên thực tế và đang
được cá nhân, tô chức sở hữu vào thời điêm tội phạm được thực hiện, nêu
11
Trang 21không thoả mãn các điều kiện này thì không trở thành đối tượng tác động của tội phạm này trừ các loại tài sản đặc biệt, bị cam giao dich trén thi truong
thong thuong.
- Về mặt khách quan: Được thé hiện thông qua hành vi de doa sẽ dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, hành vi đe doa sẽ dùng vũ lực là hành vi người thực hiện
hành vi phạm tội chưa dùng vũ lực mà mới chỉ dùng lời nói đe doạ chủ sở
hữu tài sản hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản nếu họ không giao tài sản cho người phạm tội Hành vi đe doạ có thể biểu hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động nhưng điểm chung là hành vi dùng vũ lực chưa xảy ra ngay tức khắc.
Thực tiễn cho thấy khi người phạm tội đe doạ sẽ dùng vũ lực cũng như
nói rõ mục đích buộc người sở hữu tài sản phải giao nộp tài sản trong một thời
hạn nhất định thì việc xác định hành vi phạm tội sẽ rõ ràng hơn so với việc dùng vũ lực trực tiếp đối với chủ sở hữu tài sản buộc họ phải giao tài sản cho
người phạm tội, trường hợp người phạm tội de doa sẽ dung vũ lực mà không có
căn cứ việc dùng vũ lực là ngay tức khắc và người sở hữu tài sản không giao tài
sản cho người phạm tội thì xác định là hành vi cưỡng đoạt tài sản, ngược lại
nếu việc de doa sẽ dùng vũ lực làm cho người sở hữu tài sản cho rằng nếu
không giao tài sản cho người phạm tội thì việc dùng vũ lực sẽ được thực hiện
ngay tức khắc thì đó là hành vi cướp tài sản nhưng ngược lại nếu người phạm tội không có ý thức sẽ sử dụng vũ lực ngay và người bị hại cũng không thấy
được hành vi de doa dung vũ lực thì xác định là hành cưỡng đoạt tài sản.
Còn các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác nhằm chiếm
đoạt tài sản là việc người phạm tội đe doạ sẽ dùng mọi thủ đoạn làm ảnh
hưởng hoặc gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, nhân phẩm hoặc những lợi ích
khác của chủ sở hữu tài sản nêu không giao nộp tài sản cho người phạm tội.
12
Trang 22Tội cưỡng đoạt tài sản là tội có có cấu thành hình thức nên hậu quả không phải là yếu tố bắt buộc trong định tội, dù chưa gây ra hậu quả nhưng
có ý thức nhằm chiếm đoạt tài sản và thực hiện hành vi de doa sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của chủ sở hữu tài sản thì tội phạm đã
hoàn thành.
- Về mặt chủ quan: Người thực hiện tội phạm cưỡng đoạt tài sản với lỗi cố ý trực tiếp, nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội
nhưng vẫn thực hiện Người phạm tội khi thực hiện hành vi đe doạ sẽ dùng vũ
lực hoặc thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người sở hữu tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản nhận thức được đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả và mong muốn hậu quả đó xảy ra Khi thực hiện hành vi phạm tội, mục đích của người phạm tội nhằm chiếm đoạt tài sản vì lợi ích của bản
thân hoặc một người khác mà người phạm tội nhăm đến.
Thực tiễn cho thấy động cơ phạm tội không phải dấu hiệu bắt buộc của tội này nhưng lại có ý nghĩa trong việc xác định tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, khi quyết định hình phạt Toà án có thé xem xét động cơ phạm tội là tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ hình phạt.
Từ những phân tích trên có thê thấy người phạm tội cưỡng đoạt tài sản thực hiện tội phạm với lỗi có ý trực tiếp nhằm mục đích chiếm đoạt được tài
sản và mục đích chiếm đoạt luôn có trước khi thực hiện hành vi.
1.2 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, cơ sở quy định các tình tiết tăng
nặng định khung của tội cưỡng đoạt tài sản
1.2.1 Khái niệm các tình tiết tăng nặng định khung của tội cưỡng
đoạt tài sản
Theo quy định tại Điều 170 Bộ luật hình sự năm 2015, tội cưỡng đoạt tài sản được chia ra làm nhiều khung hình phạt khác nhau, mỗi khung hình phạt có các điểm thé hiện tính nghiệm trọng khác nhau so với khung cơ bản,
13
Trang 23mỗi khung lại quy định một giới hạn dé quyét dinh hinh phat cu thé Nén néu phạm tội có thêm tinh tiết làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và cần phải áp dụng một mức hình phạt nặng hơn để cải tạo, giáo dục người phạm tội thì có thể có hai chiều hướng: thứ nhất là bị xử ở khung hình
phạt nặng hơn so với khung cơ bản, thứ hai là vẫn xử trong khung hình phạt
đó nhưng mức hình phạt bị áp dụng sẽ nặng hơn mức trung bình của khung
hình phạt đó Đó là những tình tiết làm tăng tính nguy hiểm của tội phạm và mức độ cần thiết phải cải tạo, giáo dục người phạm tội nên người phạm tội phải chịu hình phạt cao hơn Những tình tiết tăng nặng định khung này được các nhà làm luật nhận thay va quy định trong Bộ luật hình sự dé đảm bảo tính nghiêm minh, công bang của pháp luật Dé trách nhiệm hình sự và hình phạt
đạt được mục đích giáo dục, cải tạo, trừng tri người phạm tội thì trách nhiệm
hình sự và hình phạt phải được áp dụng tương xứng với mức độ, tính chất nguy hiểm của tội phạm.
Các tình tiết tăng nặng định khung của tội cưỡng đoạt tài sản là những tình tiết được quy định với tính chat là yếu t6 định khung hình phạt đối với tội này, các tình tiết này làm thay đổi mức độ nguy hiểm cho xã hội của người phạm tội, là căn cứ để Toà án xem xét tăng mức hình phạt dé chuyén sang khung hình phat nặng hơn nên trong việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội, Toà án không được coi đó là các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung được quy định tại Điều 52 BLHS năm 2015.
Như vậy, các tình tiết tăng nặng định khung của tội cưỡng đoạt tài sản là các tình tiết mà nếu xuất hiện trong trường hợp cụ thé, sẽ làm tăng đáng kể mức độ nguy hiểm cho xã hội của người thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản, do đó, trách nhiệm hình sự của họ cũng nặng hơn, thể hiện ở mức trách nhiệm hình sự được xếp theo các khung nặng hơn quy định trong điều luật
tương ứng vé tội tội cưỡng đoạt tài san.
14
Trang 24Quá trình giải quyết, xét xử dé tránh việc quyết định hình phạt một cách tuy tiện và cá thê hoá được trách nhiệm hình sự nên hình phạt được chia thành từng khung nhất định với độ giao động nhỏ hơn độ giao động của cả tội danh Do khoảng cách giữa mức cao nhất và thấp nhất của hình phạt đối với tội
cưỡng đoạt tài sản là lớn, mức thấp nhất là 01 năm tù và mức cao nhất là 20 năm tù nên các nhà làm luật phải chia ra thành nhiều khung hình phạt Tương ứng với mỗi khung hình phat, tình tiết tăng nặng định khung nào thé hiện tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn, đáng kê hơn các tình tiết khác thi sẽ được dùng
làm căn cứ xác định cho khung hình phạt cao hơn Trong tội Cưỡng đoạt tài
sản cũng dùng những tình tiết tăng nặng định khung ở các tội khác thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu đề làm tình tiết tăng nặng định khung cho tội này.
1.2.2 Đặc điểm của các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt của
tội cưỡng đoạt tài sản
Có thé thấy từ các đặc điểm đã nêu trên cũng như nhưng quy định về tình tiết tăng nặng định khung được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015, cũng như thực tiễn áp dụng trong quá trình xét xử, tôi có thể chỉ ra một số đặc điểm cơ bản sau:
- Thứ nhất: Các tình tiết tăng nặng định khung của tội cưỡng đoạt tài sản là những việc nếu có trên thực tế sẽ làm tăng mức độ nguy hiểm của hành vi cưỡng đoạt tài sản Trường hợp những tình tiết tăng nặng định khung được quy định là yếu tố định tội của tội cưỡng đoạt tài sản, nghĩa là những tình tiết này làm thay đổi mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và cũng là căn cứ để Toà án tăng hình phạt đối với người phạm tội bị chuyên sang khung hình phạt khác nặng hơn, thì khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội Toà án không được xem xét các tình tiết đó với tính chất là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung quy định tại khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015.
Ví dụ: Các tình tiết tăng nặng định khung: “có tổ chức” “có tính
15
Trang 25chất chuyên nghiệp”, “phạm tội đối với người dưới l6 tuôi, phụ nữ có
Aw? 66.
thai”, “lợi dụng tinh trang chiến tranh, tình trạng khan cấp”, “tái phạm nguy hiểm” Khi quyết định hình phạt nếu đã xác định các tình tiết này là những tình tiết tăng nặng định khung thì Toà án không được xem các tình tiết này là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung được quy định tại khoản 2 Điều 52 BLHS năm 2015.
- Thứ hai: Các tình tiết tăng nặng định khung của tội cưỡng đoạt tài sản nhằm cá thể hoá trách nhiệm hình sự giữa các trường hợp khác nhau cùng phạm tội cưỡng đoạt tài sản Các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt của tội cưỡng đoạt tài sản được ghi nhận trong vụ án cụ thể, đối với người, nhóm người phạm tội này cũng như các tình tiết này chỉ làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo hướng nghiêm khắc hơn và trong phạm vi cau thành tội cưỡng đoạt tài sản mà không làm thay đổi tính chất của tội phạm này.
- Thứ ba: Các tình tiết tăng nặng định khung của tội cưỡng đoạt tài sản được sắp xếp vào các khung khác nhau tương ứng các nhóm khác nhau về mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi cưỡng đoạt tài sản và khung hình
phạt So với các tình tình tăng nặng định khung của tội cưỡng đoạt tài sản
được quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 135 BLHS năm 1999 thì các tình tiết tăng nặng định khung của tội cưỡng đoạt tài sản được quy định
tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 170 BLHS năm 2015 đã được thay đôi,
bồ sung Như vậy, có thé thấy các tình tiết tăng nặng định khung có tính chat én định về ca số lượng và nội dung Nhưng khi đời sống xã hội xuất hiện những tình tiết làm thay đổi mức độ nguy hiểm cho xã hội theo hướng nghiêm khắc hơn thì sẽ được bổ sung cho phù hợp với tình hình chính trị, kinh tế - xã hội và cũng loại bỏ ra khỏi Bộ luật hình sự các tình tiết không
còn phù hợp với giai đoạn tương ứng.
16
Trang 26- Khi áp dụng các tình tiết tăng nặng định khung trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong một số trường hợp cụ thể, Tòa án cần phải làm sáng tỏ ý thức chủ quan của người phạm tội dé xét trường hợp này họ có phải thấy trước hoặc có thê thấy trước được tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự này hay không, khi đó Toà án mới được áp dụng tình tiết tăng nặng đó đối với người phạm tội Trường hợp có căn cứ chứng minh rang họ không thấy được trước hoặc không thê thấy trước được thì dù tình tiết đó có xảy ra người phạm tội cũng không phải chịu trách nhiệm đối với tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự đó.
- Thứ 4: Các tình tiết tăng nặng định khung của tội cưỡng đoạt tài sản được quy định trong điều luật về tội cưỡng đoạt tài sản trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự Các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt của tội cưỡng đoạt tài sản cần thiết phải được ghi nhận trong pháp luật hình sự thực định là Bộ luật hình sự mà cụ thé là Chương XVI các tội xâm phạm sở hữu mà không thể nào được quy định trong các văn bản pháp luật nào khác hoặc là để Toà án tự cân nhắc xem xét áp dụng để quyết định
hình phạt khi xét xử.
1.2.3 Ý nghĩa của việc quy định các tình tiết tăng nặng định khung
của tội cưỡng đoạt tài sản
Trên cơ sở xử lý hành vi vi phạm pháp luật về tội cưỡng đoạt tài sản, quá trình đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội để xử lý nghiêm minh, công bằng, đúng pháp luật Nhằm cụ thể hoá và cơ sở pháp lý để đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi đối với xã hội thì việc quy định các tình tiết tăng nặng định khung của tội cưỡng đoạt tài sản có các ý
nghĩa như sau:
* Bao đảm xử ly công mình, đúng pháp luật
Bộ luật hình sự là công cụ quan trọng để Nhà nước bảo vệ thành quả
17
Trang 27cách mạng, chế độ xã hội chủ nghĩa, an ninh quốc gia va trật tự, an toàn kinh tế - xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đấu tranh phòng, chống mọi hành vi phạm tội, trong đó có hành vi xâm phạm sở hữu của công dân bằng hành vi cưỡng đoạt, qua đó bảo đảm sự ôn định và bền vững của chế độ sở hữu Theo đó mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh, mọi người đều bình đăng trước pháp luật không phân biệt giới tinh, tôn giáo, dân tộc, thành phan, địa vị xã hội, bên cạnh việc nghiêm tri mọi hành vi phạm tội nhưng cũng thé hiện chỉnh sách khoan hồng của Nhà nước theo nguyên tắc được quy định tại Điều 3 BLHS năm 2015.
* Bảo đảm cá thể hoá trách nhiệm
Với việc quy định các tình tiết tăng nặng định khung đối với người phạm tội cưỡng đoạt tài sản, qua đó dé bảo đảm nguyên tắc công bang "ở
việc không thoát khỏi trách nhiệm và sự tương xứng của trách nhiệm đối với
hành vi vi pham"[38, tr.45] Khi một người thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài
sản với mức độ nguy hiểm cho xã hội đến mức nào thì sẽ có chế tài cụ thể cũng như phải chịu trách nhiệm hình sự tương ứng Từ đó, góp phần bảo đảm nguyên tắc công bằng, bình đăng, thể hiện tinh than chủ động phòng ngừa và kiên quyết dau tranh chống tội phạm cưỡng đoạt tài sản và thông qua mức hình phạt cụ thể đã được phân hoá dé ran de, giáo duc, cai tạo người phạm tội trở thành công dân tốt có ích cho xã hội; Mặt khác, giáo dục cho mọi công
dân ý thức tuân theo pháp luật, chủ động tham gia phòng ngừa tội phạm.* Bao dam tinh ran de, giáo duc và phòng ngửa tội phạm
Việc quy định các tình tiết tăng nặng định khung trong tội cưỡng đoạt tài sản nhằm đảm bảo khi điều tra, truy tố, xét xử, các cơ quan có thầm quyền xem xét dé làm căn cứ cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng mức hình phạt đối với người thực hiện hành vi này một cách phù hợp, tương
18
Trang 28xứng Việc này không chỉ nhằm trừng trỊ người phạm tội, mà còn giáo dục họ
trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy
tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội ở mức độ rất nghiêm trọng, đặc
biệt nghiêm trọng.
1.2.4 Cơ sở quy định về các tình tiết tăng nặng định khung của tội
cưỡng doat tai sản
- Cơ sở quy định xuất phát từ các nguyên tắc chung của luật hình sự
Pháp luật hình sự Việt Nam có 05 nguyên tắc cơ bản, bao gồm: nguyên tắc pháp chế; nguyên tắc dân chủ; nguyên tắc nhân đạo; nguyên tắc hành vi và nguyên tắc lỗi; nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự.
Nguyên tắc của Luật Hình sự là những tư tưởng pháp lý chỉ đạo quá trình xây dựng, áp dụng phạm tội hình sự Việc nghiên cứu các nguyên tắc
của Luật Hình sự có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xây dựng và áp dụng
pháp luật hình sự Khi xây dựng, giải thích, hướng dẫn áp dụng và áp dụng
các quy phạm pháp luật hình sự nói chung và các tình tiết tăng nặng định
khung của tội cưỡng đoạt tài sản nói riêng cũng không được trái với các
nguyên tắc này Khi áp dụng đòi hỏi sự chính xác và thống nhất trong việc áp dụng Luật hình sự, trong việc đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã
hội của tội phạm và của bản thân người phạm tdi.
Việc quy định chi tiết cũng như bổ sung, hoàn thiện quy định về các tình tiết tăng nặng định khung cuả tội cưỡng đoạt tài sản nhăm mục đích hiện thực hoá các nguyên tắc này Đảm bảo rằng quá trình điều tra, truy tố, xét xử phải đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không dé
oan người vô tội, không truy cứu trách nhiệm hình sự của một người về tư tưởng của họ mà chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của họ khi hành vi đó thỏa mãn các dấu hiệu được quy phạm pháp luật quy định,
có lỗi Hình phạt mà Toà án tuyên cho người phạm tội phải phù hợp với các
19
Trang 29quy định của Luật hình sự, phải tương xứng với mức độ gây nguyên hiểm cho
xã hội của tội phạm gây ra và phải phù hợp với nhân thân cũng như hoàn cảnh
của chủ thể phạm tội, việc xét xử không nhằm mục đích trả thù, không hạ thấp nhân phẩm người phạm tội mà nhằm mục đích tạo điều kiện cho họ được
cải tạo trở thành một công dân có ích cho xã hội, thể hiện được tính nhân đạo của pháp luật, khoan hồng của Nhà nước Quyền làm chủ của công dân trong các mặt đời sống xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ, công dân được quyền tham gia vào quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật hình sự, đấu tranh phòng chống tội phạm.
- Cơ sở quy định xuất phát từ thực tiễn xét xử và yêu cau dau tranh phòng chống tội phạm
Trước sự chuyên biến và phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội Trước xu thế phát triển của thời đại, Đảng, Nhà nước không ngừng phấn đấu đưa đất nước ngày càng hội nhập với khu vực và thế giới, để xây dựng Nhà nước pháp quyền và xây dựng xã hội mang tính chất của nền kinh tế thị trường, từ đó làm phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực trong đời sống xã hội, một trong những biểu hiện đó là tình hình tội phạm cưỡng đoạt tài sản ngày càng tăng về số lượng cũng như tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội Tội phạm da dạng, phong phú với nhiều nhóm tudi, mức độ nguy hiểm cho xã hội ngày càng cao Vì vậy, việc đấu tranh, phòng chống tội phạm này và duy trì
trật tự xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng, pháp luật hình sự quy
định những tình tiết tăng nặng định khung của tội này nhằm đảm bảo yêu cầu phân hóa trách nhiệm hình sự trong những trường hợp tội phạm nguy hiểm hơn và cần phải tăng mức độ giáo dục, cải tạo người phạm tội, tạo cơ sở pháp
lý thống nhất cho các cơ quan tiến hành tố tụng xử lý đúng người, đúng tội,
đúng pháp luật, không oan sai.
20
Trang 30- Cơ sở quy định xuất phát từ yêu câu về tính thống nhất của luật hình su, yêu câu về kĩ thuật lập pháp
Tính thống nhất trong PLHS được hiểu là sự phù hợp, sự đồng bộ trong các quy định của PLHS về nội dung và hình thức.
Quá trình xây dựng BLHS Việt Nam năm 2015 nói chung vả quy định
các tình tiết tăng nặng của tội cưỡng đoạt tài sản nói riêng, các nhà làm luật cũng phải xem xét đến mối quan hệ thống nhất nội tại quy định bảo đảm giữa các điều, các khoản của điều luật; giữa các quy định của phần chung: giữa các quy định của phần các tội phạm; và giữa các quy định của phần chung với phan các tội phạm Mối quan hệ thống nhất đồng cấp giữa luật nội dung và
luật hình thức của PLHS; giữa BLHS với các đạo luật khác; giữa BLHS với
các văn bản đưới luật, mối quan hệ thong nhất theo thứ bậc của văn ban có hiệu lực pháp lý thấp phải phù hợp với văn bản có hiệu lực pháp lý cao, ngoài ra khi xây dựng cũng xan xem xét đến các chuẩn mực và khuyến nghị của
quốc tế của quy phạm PLHS.
Kỹ thuật luật pháp theo nghĩa rộng là toàn bộ những cách thức soạnthảo, thông qua và ban hành pháp luật, còn theo nghĩa hẹp thì kỹ thuật lập
pháp là kỹ năng diễn đạt pháp luật thông qua cách thức thể hiện, viết các điều khoản, quay định của pháp luật Trên cơ sở đó tại Điều 170 BLHS năm 2015 về tội cưỡng đoạt tài sản được xây dựng theo phương pháp liệt kê và tăng dần tính chất nghiêm trọng của hành vi cho xã hội, chia ra làm 05 khoản từ khoản 1 đến khoản 5, theo đó khoản 1 là câu thành co ban phân loại tội phạm ít nghiêm trọng, khoản 02 với các tình tiết tăng nặng định khung và tội phạm khi thực hiện hành vi có các tình tiết quy định trong khoản này được phân loại
tội phạm nghiêm trọng, tương tự như vậy khi thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài
sản mà có các tình tiết tăng nặng định khung quy định trong khoản 3 sẽ là tội phạm rất nghiêm trọng và khoản 4 là đặc biệt nghiêm trọng và cuối cùng là
21
Trang 31khoản 5 là hình phạt bé sung Tại đây so với Điều 135 BLHS năm 1999 thi Điều 170 BLHS năm 2015 được xây dựng hoàn thiện, chi tiết hơn với việc bỏ đi một số tình tiết không còn phù hợp và thay vào đó là những tình tiết xuất hiện trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội mới, xuất hiện thêm những hoàn
cảnh phạm tội, những đối tượng mới cần được pháp luật bảo vệ khỏi sự xâm
phạm của tội phạm va dé phù hợp với tình hình dau tranh phòng chống tội
phạm trong tình hình mới.
Dé bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật, phục vụ có hiệu quả yêu cầu, nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, cần tiếp tục nghiên cứu, quy định cụ thé các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt ngay trong điều luật dé các cơ quan tiến hành tố tụng có thé áp dụng được ngay mà không phải chờ văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thầm quyền
như hiện nay.
1.3 Phân loại các tình tiết tăng nặng định khung của tội cưỡng
đoạt tài sản
1.3.1 Phân loại theo cấu thành tội phạm
- Các tình tiết tăng nặng định khung theo mặt khách quan của tội phạm Các tình tiết tăng nặng định khung theo mặt khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản là những tình tiết thuộc về dấu hiệu bên ngoài, trong vụ án nếu có các tình tiết này thì hành vi nguy hiểm cho xã hội trong mặt khách quan của tội này trở nên nguy hiểm hơn so với các trường hợp khác mà không có những tình tiết này.
Ví dụ: Nếu người phạm tội có một trong các tình tiết như “Phạm tội có tổ chức”, “có tình chất chuyên nghiệp”, “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội” thì tính nguy hiểm cho xã hội sẽ cao hơn những người phạm tội
mà không có các tình tiệt nay.
22
Trang 32- Các tình tiết tăng nặng định khung theo chủ thể của tội phạm
Những tình tiết tăng nặng định khung theo chủ thê của tội phạm hay gọi là các tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội là những tình tiết phản ánh những đặc điểm, đặc tính xã hội khác nhau của một nguoi cu thé với tư cách là chủ thể của tội phạm mà những đặc điểm này ảnh hưởng đến hành vi phạm tội
và khả năng giáo dục, cải tạo của người phạm tội Nhận thức này phù hợp với
quan điểm của Mác được nói tới tại tác phâm “Lan cương về Pho — bach năm 1845” trong tác phẩm này khi nói về bản chất con người Mác viết “Bản chất con người không phải là cái trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những mối quan hệ xã hội” Do đó, các đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội có sức ảnh hưởng quan trọng đối với việc phân hoá trách nhiệm hình sự và các thể hoá hình phạt đối với người phạm tội Các tình tiết tăng nặng định khung thuộc về nhân thân người phạm tội cưỡng đoạt tài sản không những làm cho hành vi nguy hiểm cho xã hội của người phạm tội này trở nên nguy hiểm hơn mà ngay cả về mặt nhân thân của người phạm tội này cũng nguy hiểm hơn so với người khác cũng phạm tội này nhưng không có các tình tiết tặng nặng thuộc về nhân thân.
Chủ thể của tội cưỡng đoạt tài sản là chủ thê thường không phải chủ thể đặc biệt và là một con người cụ thê đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tinh trang có năng lực trách nhiệm hình sự va đạt độ tuôi chịu trách nhiệm
hình sự theo quy định của pháp luật.
Khi quyết định hình phạt Toà án sẽ xem xét nhân thân người phạm tội là một trong những căn cứ để quyết định Một số đặc điểm về nhân thân người phạm tội được xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định khung.
- Các tình tiết tăng nặng định khung theo mặt chủ quan của tội phạm
Các tình tiết tăng nặng định khung theo mặt chủ quan của tội cưỡng đoạt tài sản là những tình tiết phản ánh quá trình hoạt động, diễn biến tâm lý
23
Trang 33bên trong của chủ thé thực hiện hành vi phạm tội, đồng thời cũng làm cho hành vi phạm tội trở nên nguy hiểm hơn so với các trường hợp thông thường khác mà không có những tình tiết này.
- Các tình tiết tăng nặng định khung theo khách thể của tội phạm
Khách thể của tội cưỡng đoạt tài sản là quyền sở hữu được pháp luật hình sự bảo vệ nhưng bị hành vi phạm tội xâm hại Can cứ khách thể của tội cưỡng đoạt tài sản có thể xác định được hành vi nguy hiểm cho xã hội do chủ thé tội phạm thực hiện và là cơ sở chung nhất dé xác định tính nguy hiểm của tội phạm đó Nhưng, không thé chỉ căn cứ vào khách thể của tội phạm dé xác định mức độ trách nhiệm hình sự cụ thể của người phạm tội cưỡng đoạt tài sản Tất cả các cau thành tội cưỡng đoạt tài sản đều có dấu hiệu về khách thé
của tội phạm.
Các bộ phận cau thành khách thé của tội cưỡng đoạt tài sản lại có ảnh hưởng đến mức độ trách nhiệm hình sự của người phạm tội khác nhau Đặc
biệt, trong bộ phận của khách thể tội cưỡng đoạt tài sản, đối tượng tác động
của tội phạm là một trong các căn cứ tăng nặng trách nhiệm hình sự của người
phạm tội Đó cũng có thé là tình tiết tăng nặng định khung như tình tiết phạm tội đối với người đưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ là tình tiết tăng nặng định khung của tội
cưỡng đoạt tài sản.
1.3.2 Phân loại theo mức độ tăng nặng trách nhiệm hình sự
Ngoài việc phân loại theo cấu thành tội phạm thì tình tiết tăng nặng
định khung của tội cưỡng đoạt tài sản còn được phân loại theo mức độ tăng
nặng trách nhiệm hình sự thé hiện ở các khung hình phạt tăng nặng tại khoản
2, khoản 3, khoản 4 Cùng với việc phân loại tội phạm thành 4 loại: tội phạm
ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì các tình tiết tăng nặng định khung cũng tương ứng
24
Trang 34với 4 loại Theo đó các tình tiết tăng nặng định khung quy định tại khoản 2 tương ứng với tội phạm nghiêm trọng, tại khoản 3 tương ứng với tội phạm rất
nghiêm trọng và tại khoản 4 tương ứng với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- Các tình tiết tăng nặng định khung theo khoản 2 Điêu 170 Bộ luật
hình sự năm 2015
Đối với tội cưỡng đoạt tài sản thì khi người thực hiện hành vi phạm tội có một trong các tình tiết tăng nặng định khung được quy định tại khoản này như: có tô chức (điểm a), có tính chất chuyên nghiệp (điểm b), phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yêu hoặc người không có năng lực tự vệ (điểm c), chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng (điểm d), gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội (điểm đ) thì khung hình phạt tại khoản 2 sẽ từ 3 năm đến 10 năm tù, thé hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng cho xã hội mà ở đây là những hành vi nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 10 năm tù.
- Các tình tiết tăng nặng định khung theo khoản 3 Điêu 170 Bộ luật
hình sự năm 2015
Các tình tiết tăng nặng định khung tại khoản 3 của tội cưỡng đoạt tài sản được áp dụng đối với hành vi gây nguy hại rất lớn cho xã hội Cụ thé ở khoản này chỉ quy định hai tình tiết tăng nặng định khung là: Chiếm đoạt tài
sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 (điểm a) và lợi dụng thiên tai, dịch bệnh (điểm b) Khi người thực hiện hành vi phạm tội mà có một trong các tình tiết quy định tại khoản này sẽ bi áp dụng mức hình phạt từ 07 năm đến 15 năm tù Điểm lưu ý ở tình tiết lợi dụng thiên tai, dịch bệnh là nếu người phạm tội lợi dụng điều kiện xã hội đang bị thiên tại, dịch bệnh dé thực hiện hành vi phạm tội thì mới áp dụng còn không lợi dụng điều kiện này thì
không áp dụng
25
Trang 35- Các tình tiết tăng nặng định khung theo khoản 4 Điêu 170 Bộ luật
hình sự năm 2015
Khi người phạm tội bị áp dụng các tình tiết tăng nặng định khung là: chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên (điểm a) và lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khan cấp (điểm b) thì người phạm tội có thé bị xử phạt từ 12 năm đến 20 năm vì đây là hành vi gây nguy hiểm đặc
biệt lớn cho xã hội.
26
Trang 36Kết luận Chương 1
Thực tiễn xét xử các vụ án cưỡng đoạt tài sản khi quyết định hình phạt,
Tòa án không chỉ căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự, căn cứ vào
tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, ma còn phải căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự cũng như các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt được quy định cụ thể trong các điều luật tương ứng Do đó, việc quy định cụ thé, chi tiết các tình tiết tang nặng định khung của tội cưỡng đoạt tài sản là cần thiết dé Toà án xem xét khi quyết định hình phạt, việc nghiên cứu khái niệm, đặc điểm, phân loại và vai trò của các tình tiết tăng nặng định khung của tội cưỡng đoạt tài sản đối với việc quyết định hình phạt có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận - thực tiễn và pháp lý trong quá trình áp dụng pháp
luật hình sự để giải quyết vụ án, thể hiện rõ phương tram “nghiêm tri kết hợp
với khoan hồng”, “trừng trị kết hợp với giáo dục” trong chính sách hình sự của Nhà nước ta, cũng như bảo đảm thực hiện tốt hơn nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thé hóa và hình phạt đối với người phạm tội.
Việc nghiên cứu sâu và làm rõ các quy định đối với các tình tiết tăng nặng định khung của tội cưỡng đoạt tài sản góp phần xác định và chỉ ra những thiếu sót trong nhận thức và góp phần nâng cao khả năng vận dụng phục vụ cho công tác xét xử Các tình tiết tăng nặng định khung của tội cưỡng đoạt tài sản là những yếu tố, dau hiệu mà nhà làm luật đã quy định, theo đó khi xét xử tội phạm về hanh vi cưỡng đoạt tai sản khi xuất hiện các yếu tố, dấu hiệu này sẽ làm tăng tính nguy hiểm cho xã hội của tội này, nâng mức độ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, thé hiện ở việc tội phạm
bị xử lý theo khung hình phạt nặng hơn so với khung cơ bản cùng loại haykhung hình phạt nặng hơn so với khung hình phạt cơ bản của cùng tội danh
hoặc mức hình phạt cao hơn so với trường hợp không có các tình tiết tăng
27
Trang 37nặng định khung trong cùng khung hình phạt Hay có thể nói ngắn gọn là, các tình tiết tăng nặng định khung là một trong những yếu tố và cũng là dấu
hiệu làm cho trách nhiệm hình sự của người phạm tội tăng lên so với trườnghợp thông thường ở trong tội nay.
28
Trang 38CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 VẺ CÁC TÌNH TIẾT TANG NANG ĐỊNH KHUNG CUA TOI CƯỠNG ĐOẠT TAI SAN
VA THUC TIEN AP DUNG TAI TOA AN NHAN DAN HAI CAP TINH DAK LAK
2.1 Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về các tình tiết tang nặng định khung đối với tội Cưỡng đoạt tài sản
Các tình tiết tăng nặng định khung của tội cưỡng đoạt tài sản được quy định tại các khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 170 Bộ luật hình sự năm 2015.
Các quy định này so với Bộ luật hình sự năm 1999 đã được bồ sung một số tình tiết mới kịp thời và phù hợp với tình hình tội phạm cũng như sự phát triển của kinh tế - xã hội.
2.2 Các tình tiết tăng nặng định khung quy định tại khoản 2 Điều
170 BLHS năm 2015
2.2.1 Phạm tội có tổ chức
“Phạm tội có tổ chức” là hình thức đồng phạm nhưng khác so với các hình thức đồng phạm khác là hình thức đồng phạm đặc biệt được ghi nhận tại khoản 2 Điều 17 BLHS năm 2015, ở đây có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm Phạm tội có tô chức đối với tội cưỡng đoạt tài sản là trường hợp trong đó có ít nhất hai người trở lên câu kết với nhau, lập kế hoạch thực hiện hành vi và do người cầm đầu điều hành Khi thực hiện tội phạm, mỗi người thực hiện một hoặc nhiều hành vi, có thể là người tổ chức, người kích động, người thực hiện hành vi phạm tội, người đồng phạm và phải chịu sự kiểm soát của người cầm đầu Mức độ hình sự hóa tình huống này tùy thuộc vào vai trò của từng cá nhân liên quan đến tội phạm và quy mô của vụ việc Vì vậy, khi quyết định hình phạt thì mức hình phạt của người tổ chức sẽ khác (nặng hơn) so với những đồng phạm khác
29
Trang 39nếu như trong hồ sơ vụ án các tình tiết còn lại là như nhau Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một văn bản nào dé làm căn cứ cho việc lượng hoá cụ thể đối với sự cau kết, bàn bạc của những người phạm tội trong việc phạm tội có tổ chức, vai trò và sự phân công nhiệm vụ của những người đồng phạm Trên thực tế khi xét xử các vụ án về cưỡng đoạt tài sản vẫn chưa thống nhất
việc áp dụng hình phạt giữa người thực hành và người tô chức, thường sẽ áp dụng mức hình phạt cho người thực hành cao hơn người tô chức vì cho răng người tổ chức không trực tiếp tham gia thực hiện tội phạm, quan điểm này theo tác giả là chưa phù hợp vì chưa thấy hết được mức độ nguy hiểm của hành vi do người tổ chức có thê gây ra.
2.2.2 Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp
Bộ luật hình sự năm 2015 quy định tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là tình tiết tăng nặng định khung của tội cưỡng đoạt tài sản là cần thiết và phù hợp với thực tiễn của tình hình tội phạm cũng như công tác
xét xử các vụ án này.
Thực tế vẫn có sự nhầm lẫn giữa phạm tội có tính chất chất chuyên nghiệp và phạm tội nhiều lần do có sự giống nhau ở chỗ người thực hiện hành vi phạm tội nhiều lần (cụ thể là 02 lần trở lên), nhưng thực tế lại khác nhau ở chỗ phạm tội nhiều lần là khi phạm tội thì người phạm tội không lấy các lần phạm tội làm một nghề va coi việc phạm tội là nguồn sống chính, còn phạm tội có tính chất chuyên nghiệp thì người phạm tội có thể chỉ phạm một tội hoặc nhiều tội nhưng đều lấy những lần phạm tội đó làm nghề sinh sống và coi đó là nguồn sống chính Thực tiễn xét xử hiện nay, Toà án chỉ áp dụng tình tiết có tính chất chuyên nghiệp theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2006/NQ-HDTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Tham phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự 1999, đến nay chưa có văn bản thay thế.
30
Trang 402.2.3 Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ
Các nhà làm luật xác định tình tiết này là tình tiết tăng nặng định khung
của tội cưỡng đoạt tài sản vì những đối tượng bị xâm hại ở đây là đối tượng
cần được bảo vệ đặc biệt, là những người không có, hoặc khả năng tự vệ thấp cần phải được người khác bảo vệ Hành vi phạm tội ở đây đã xâm phạm đến chính sách bảo vệ của Nhà nước đối với trẻ em, phụ nữ có thai và người già yêu, người không có khả năng tự vệ Do vậy, những trường hợp phạm tội đối với các đối tượng đặc biệt này thể hiện mức độ nguy hiểm cao hơn so với các
trường hợp khác.
- Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi được hiểu là phạm tội đối với trẻ em, lý do nhà làm luật quy định vì đây là những người chưa phát triển đầy đủ về mặt thé chat và tâm, sinh lý còn hạn chế, chưa có khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình do những hạn chế đó nên thường không có khả năng chống lại hành vi của người thực hiện hành vi
cưỡng đoạt tài sản.
- Phạm tội đối với phụ nữ mà biết là có thai là khi có căn cứ để xác định người phạm tội biết người đó đang mang thai nhưng vẫn thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản đối với họ Lý do đưa đối tượng này vào để bảo vệ vì phụ nữ trong giai đoạn mang thai sức khoẻ và thé trang bị yếu di, chậm chap, nặng né trong mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày nên khả năng tự vệ đối với
hành vi phạm tội kém.
- Phạm tội đối với người già yếu hoặc không có khả năng tự vệ.
Theo quy định thì người gia là “đủ 70 tuôi trở lên” còn người không có khả năng bảo vệ mình là người không thể chống trả lại hành vi phạm tội, do họ đang ở trong tinh trạng yếu 6t, bat lực hoặc do các nguyên nhân khác mà họ không có khả năng dé tự vệ được như: bi tâm than, đang trong tình
trạng say rượu.
3l