1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Truyền thông giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng trên báo chí (khảo sát báo sức khoẻ và đời sống, tạp chí thuốc và sức khoẻ và chương trình tạp chí sức khoẻ vtv2 đài truyền hình việt na

113 10 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 7,03 MB

Nội dung

Trang 1

TV HVBCTT jj D LA 45 HÀ ĐI HỌC VIEN CHÍNH TRỊ QUỐC GIÁ 3 i Se TƠ CHÍ MNH ĐỒ VÕ TUAN DUNG BÀI M.U 000V ING TR

: ÝŒ», TẠP CEIÍ¿cTHUOO &@ SITU KHOỂa

Trang 2

; —— 5 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOC VIEN CHINH TRI QUOC GIA HO CHI MINH | PHAN VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN ~ ĐỖ VÕ TUẤN DŨNG

TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ CHO CỘNG ĐỒNG TRÊN BÁO CHÍ

(KHAO SAT BAO “SUC KHOẺ & ĐỜI SỐNG”, TẠP CHÍ “THUỐC & SỨC KHOẺ”

VÀ CHƯƠNG TRÌNH “TẠP CHÍ SÚC KHOẺ”~ VTV2, ĐTHVN

TU 2001- 2003)

LUAN VAN THAC SY BAO CHI

Trang 3

MỤC LỤC Trang MỤC LỤC 2 PHẦN MỞ ĐẦU 3 PHAN NOI DUNG 8 Chương 1 8 TRUYEN THONG VA VAN DE SUC KHOE CONG DONG 1.1 Khai niém 8 1.2 Quan điểm của Đẳng và Nhà nước ta về vấn đề sức khoẻ 20 cộng đồng 1.3 Tác động của truyền thông báo chí đối với vấn đề sức khoẻ 25 cộng đồng

Chương 2 - KHAO SAT HIEU QUA TRUYEN THONG GIAO 30 DUC SUC KHOE TREN BAO CHI

(Qua khảo sát Báo “Sức khoẻ & Đời sống”, Tạp chí “Thuốc và Sức khoẻ” và chương trình truyền hình “Tạp chí Sức khoẻ” — VTV2 -

ĐTHVN, từ 2001 đến 2003.)

2.1 Mục đích khảo sát 30

2.2 Phạm vi khảo sát 31

2.3 Phương pháp khảo sát 32

2.4 Nội dung khảo sát có 33

Nhận xét qua hoạt động khảo sát 75

Chương 3 - ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO 7#

CHẤT LƯỢNG TRUYỀỂN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ TRÊN BÁO CHÍ

3.1 Vấn đề sức khoẻ cộng đồng trong thời kỳ CNH, HĐH 78

3.2 Một số hạn chế của báo “Sức khoẻ & Đời sống”, tạp chí 83

“Thuốc & Sttc khoé’va chuong trinh truyén hinh “Tạp chí Sức khoẻ” ~ VTV2 qua quá trình khảo sát

3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng truyền thông &8 giáo dục sức khoẻ trên báo chí

3.3.1 Những giải pháp chung 89

3.3.2 Những giải pháp cụ thể 94

PHAN KET LUAN 97

DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO 99

Trang 4

CAC CHU VIET TAT

DTHVN Đài truyền hình Việt Nam

BHXH Bảo hiểm xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong xã hội hiện đại, báo chí càng ngày càng khẳng định vai trò to lớn của mình đối với đời sống xã hội Báo chí đã góp phần tích cực tạo nên những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo trong những năm qua Với nhiệm vụ là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, diễn đàn của nhân dân, báo chí thể hiện vai trò xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hoá Báo chí thật sự đi đầu trong việc định hướng tư tưởng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội Báo chí cung cấp cho công chúng những thông tin nhanh nhậy, phong phú, đa dạng về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài Cùng với nhiệm vụ thường xuyên tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, báo chí chú trọng giáo dục chủ nghĩa yêu nước, truyền thống Cách mạng góp phần củng cố niềm tin cho nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước

Trong thời gian qua hệ thống báo chí nước ta phát triển nhanh chóng, từ

báo in, phát thanh, truyền hình, đến báo điện tử Báo chí đã trực tiếp tham gia thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Có thể nói, không có một thành tựu kinh tế - xã hội nào lại không có công lao đóng góp của báo chí nói riêng và hệ thống truyền thông đại chúng nói chung

Lĩnh vực y tế cũng ng nằm ngoài quy luật đó Báo chí đã đăng tải các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về lĩnh vực y tế Báo chí - cũng cung cấp các thông tin thời sự kiện liên quan tới công tác y tế, những tiến bộ khoa học trong ngành Y tế tới đông đảo quần chúng nhân đân Một đề tài thu hút công chúng đó là cách phòng bệnh, chữa bệnh, những nguy cơ lây nhiễm bệnh tật cũng được báo chí chú trọng đăng tải Như vậy, báo chí với chức năng của mình đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dan

Trang 6

-4-

thông giáo dục sức khỏe, báo chí cũng góp phần không nhỏ trong việc truyền tải thông tin đến người dân một cách rộng khắp và đồng thời,

TT GDSK là quá trình tác động qua lại có mục đích, có kế hoạch đến

tình cảm, lý trí của con người nhằm làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi đối với việc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của cá nhân và cộng đồng

TT GDSK là một công việc khó làm, khó đánh giá nhưng nếu làm tốt sẽ mang lại hiệu quả cao với chi phí thấp

Trong TT GDSK có hai phương pháp chủ yếu đó là phương pháp truyền thông trực tiếp và phương pháp truyền thông gián tiếp Phương pháp trực tiếp chuyển tải thông tin đến cá nhân hoặc nhóm đối tượng hạn chế Còn phương pháp gián tiếp là thông qua các phương tiện truyền ` ^ng đại chúng để chuyển tải thông tin Phương pháp này có thể chuyển tải thông tin cùng một lúc đến nhiều người, tạo được dư luận xã hội và thuận lợi trong việc chuyển đổi thái độ hành vi Vì vậy thông qua báo chí có thể thực hiện công tác TT GDSK một cách hiệu quả

Trên báo chí các chuyên mục về y tế - sức khoẻ luôn thu hút nhiều độc

giả quan tâm theo dõi Các hoạt động của Ngành Y tế, các thành tựu Y học

trong và ngoài nước, cách phòng chống bệnh tật, nâng cao kiến thức gitip cơ thể mạnh khoẻ, giữ gìn vẻ đẹp luôn là những đề tài được báo chí chú trọng phản ánh Từ những thông tin y tế, chuyên mục y tế trên báo chí, cộng đồng thu nhận được những kiến thức hữu ích, từ đó có những hành vi có lợi cho sức khoẻ bản thân và cộng đồng

Trong lĩnh vực y tế công cộng, bằng chứng quan trọng cho thấy: Con

người muốn biết nhiều hơn về sức khoẻ của mình; Con người muốn trao đổi nhiều hơn về sức khỏe với bạn bè và gia đình, muốn có thông tin về sức khỏe qua các phương tiện thong tin đại chúng; Con người có thể và sẵn sàng chuyển đổi hành vi đối với sức khoẻ của họ Các chương trình truyền thông y tế công cộng thông qua hệ thống phương tiện truyền thông đại chúng đang giúp con người có những chuyển đổi này

Trang 7

-5-

sẽ phát triển nhanh chóng khi nhiều nhà chuyên môn y tế nhận ra rằng truyền thông là sự đầu tư đúng đắn chứ không phải là cái mốt thời thượng

Chúng ta cần khuyến khích tất cả mọi người quan tâm đến sức khỏe của

cá nhân và cộng đồng, cũng cần quan tâm và tìm hiểu về truyền thông giáo

dục sức khoẻ một cách sâu sắc hơn Những thách thức về sức khoẻ của thế kỷ này là vô cùng (o lớn Từ những bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS, SARS đến ô nhiễm môi trường, những thách thức đó đe doạ sức khỏe cộng đồng và tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia Những thách thức này vượt qua các biên giới quốc gia và đòi hỏi các nguồn lực ngày càng gia tăng Việc đối mặt với những thách thức này đòi hỏi cả quyết tâm chính trị và sự hiểu biết về chuyên môn Truyền thông có hiệu quả đòi hỏi mức độ cam kết cao và tỉnh thần hợp tác giữa cơ quan Chính phủ, các Tổ chức phi chính phủ,

các đơn vị tài trợ và cộng đồng Chúng ta có thể học được từ chính sai lầm và

cả thành công của chúng ta Trên thực tế chúng ta có thể thấy một chân lý cơ bản rằng: để làm cho người khác thay đổi trước hết chúng ta phải tự chuyển đổi mình Chính các nhà báo cần hiểu chân lý này hơn ai hết

Làm một phóng viên hoạt động trong lĩnh vực TT GDSK của ngành Y tế, thực tế trên đây là lý do cho tôi chọn đề tài luận văn tốt nghiệp cao học của mình, đó là: “Truyền thông giáo dục sức khỏe cho cộng đồng trên báo chữ” (Qua khảo sát báo “Sức khoẻ & Đời sống”, tạp chí “Thuốc & Sức khoẻ” và

chương trình “Tạp chí Sức khoẻ” - VTV2, ĐTHVN- từ 2001- 2003)

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Vai trò, vị trí tác động của báo chí trong ngành y tế từ trước đến nay dù còn ít ỏi nhưng cũng đã có người nghiên cứu, những đề tài đáng chú ý như:

- “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng “Tạp chí Sức khoẻ” trên VTV2” của tác gia Đỗ Bích Ngọc - Luận văn tốt nghiệp Đại học báo chí (1999)

- “Nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Giáo dục sức khoẻ tại các

Trang 8

3 Phạm vi nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài, ngoài việc phân tích cơ sở lý luận, người nghiên cứu xin được khảo sát 0l tờ báo in, 01 tạp chí chuyên ngành và 01 chương trình truyền hình chuyên về sức khoẻ đó là:

-_ Báo “Sức khoẻ & Đời sống”, Bộ Y tế

- Tạp chí “Thuốc & Sức khoẻ”, Hội Dược học Việt Nam

-_ Chương trình “Tạp chí Sức khoẻ”, Ban khoa giáo, ĐTHVN Thời gian khảo sát trong vòng 3 năm từ 2001- 2003

Từ việc khảo sát 3 sản phẩm báo chí cụ thể trên, tác giả luận văn cố gắng làm sáng tỏ một số quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về lĩnh vực truyền thông giáo dục sức khoẻ đồng thời để xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng truyền thông về lĩnh vực sức khoẻ trên báo chí

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lê Nin, cơ sở phương pháp luận nghiên cứu khoa học xã hội và cơ sở lý

luận báo chí

Luận văn mong muốn đánh giá vai trò của báo chí trong lĩnh vực truyền thông giáo dục sức khoẻ một cách khách quan thông qua phương pháp nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế các tác phẩm báo ¡n, cũng như các tác phẩm truyền hình Đây cũng là 2 loại hình báo chí thu hút rộng rãi công chúng hiện nay

Là một cán bộ của Trung tâm Truyền thông giáo dục Sức khoẻ Bộ Y tế, vừa qua tôi có tham gia nghiên cứu để tài: Thực trạng công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ thông qua khảo sát 13 tỉnh trên toàn quốc Vì vậy tôi cũng xin sử dụng một vài số liệu điều tra đưa vào để tài này để làm sáng tỏ một số quan điểm về tác động của báo chí đối với sức khoẻ

Trang 9

5 Đóng góp của luận văn

Luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với hoạt động báo chí nói chung và truyền thông giáo dục sức khoẻ nói riêng

Về mặt lý luận:

Luận văn một lần nữa khẳng định vai trò của báo chí đối với đời sống xã hội, cụ thể ở đây đề tài phân tích vai trò của báo chí đối với một lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội đó là lĩnh vực y tế

Đề tài cũng phân tích khoa học về hiệu quả của truyền thông gián tiếp qua phương tiện truyền thông đại chúng trong lĩnh vực truyền thông giáo dục sức khoẻ Qua đó khẳng định thế mạnh của truyền thông giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng thông qua báo chí

Về mặt thực tiễn:

Luận văn mạnh dạn đưa ra những kiến nghị, đề xuất và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ trên báo: chí, Thông qua đó, giúp người dân thu thập được tối đa những kiến thức về sức khoẻ, dẫn đến việc thay đổi hành vi sức khoẻ của xã hội

6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục Luận văn gồm ba chương:

Chương 1 - TRUYỂN THÔNG VÀ VẤN ĐỀ SÚC KHOẺ CỘNG ĐỒNG

Chương 2 - KHAO SAT HIEU QUA TRUYEN THONG GIAO DUC SUC KHOE TREN BAO CHI

(Qua khảo sát Báo “Sức khoẻ & Đời sống”, Tạp chí “Thuốc & Sức khoẻ” và chương trình truyền hình “Tạp chí Sức khoẻ” - VTV2 - DTHVN, tir

2001 dén 2003.)

Trang 10

-8-

PHAN NOI DUNG

Chương 1 - TRUYEN THONG VA VAN Df SUC KHOE CỘNG ĐỒNG

1.1 KHÁI NIỆM

1.1.1 Truyền thông

Sẽ không thể có các mối quan hệ giữa người với người nếu không có các hoạt động giao tiếp trong đó chủ yếu là sự trao đổi thông tin giữa từng cá thể với nhau, giữa cá thể với cộng đồng hay giữa cộng đồng với nhau Hoạt động giao tiếp này có vai trò vô cùng quan trọng, như là một điều kiện hàng đầu cho sự tồn tại của loài người với tính chất là một xã hội Hoạt động giao tiếp ấy được gọi là truyền thông Như vậy, ¿ruyên thông là sự trao đổi thông điệp giữa các thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm dat duoc su hiểu biết lẫu nhau [15:8]

Với tư cách là quá trình truyền đạt thông tin, truyền thông là một trong những hoạt động căn bản của con người và xã hội loài người Hoạt động truyền thông vừa là hình thức liên hệ, vừa là điều kiện của mọi liên hệ, quan hệ giữa con người và con người, giữa con người và xã hội Nhờ truyền thông, con người trao đổi lẫn nhau tư tưởng, tình cảm, những kinh nghiệm lao động sản xuất cùng những kinh nghiệm sống Nhờ truyền thông, con người tạo ra quan hệ giữa cá nhân và xã hội

Dưới những hình thức sơ khai nhất, truyền thông giữa con người với con

người được thực hiện thông qua lời nói hoặc cử chỉ, điệu bộ, Nội dung thông

Trang 11

hoạt động của con người và xã hội, mọi quan hệ người, mọi hình thức giao tiếp hướng ngoại hay hướng nội, đều cần đến thông tin và đo đó đều cần đến truyền thông

Sự phát triển của các điều kiện kinh tế - kỹ thuật - xã hội quy định nhu cầu về nội dung thông tin và các phương tiện, các loại hình truyền thông Xã hội nông nghiệp truyền thống không có nhiều thông tin và cũng không có nhu cầu nhiều về thông tin Sự đơn giản của các hoạt động sản xuất, chính trị, văn hoá, xã hội và đặc biệt là sự kém phát triển về mặt kỹ thuật khiến cho các loại hình truyền thông cũng đơn giản cả về mặt nội dung lẫn quy mô, cả về mặt phương tiện lẫn tốc độ Cố nhiên, sự đánh giá này chỉ có ý nghĩa trong tương quan với truyền thông trong xã hội hiện đại

Xã hội hiện đại được chi phối bởi kinh tế hàng hoá, bởi tiến bộ khoa học công nghệ, bởi dân chủ hoá xã hội Mức độ phát triển kinh tế - kỹ thuật cũng như mức độ dân chủ hoá ở các xã hội cụ thể tức là ở các quốc gia tuy có khác nhau, nhưng nhìn chung, những nhân tố đó đã làm cho hoạt động của xã hội và con người trở nên đa dạng hơn, phong phú hơn và sôi động hơn Nhu cầu về thông tin khong chỉ là nhu cầu của sản xuất, của các hoạt động xã hội đa dạng mà trên bình diện con người, nhu cầu về thông tin còn là nhu cầu cho sự phát triển nhân cách Con người hiện đại không thể bằng lòng chỉ với những thông tin hạn hẹp trực tiếp liên quan đến cuộc sống của họ Ngồi những thơng tin đó, họ còn có nhu cầu về văn hoá, nghệ thuật, về thời sự trong nước và quốc tế Người Việt Nam hiện nay không chỉ cần thông tin để làm ăn, sinh sống mà còn quan tâm đến cuộc sống của đồng bào mình trên khắp đất nước và hải ngoại; không những thế, họ còn muốn biết đến những sự kiện nóng bỏng ở Irac, 6 Nga , muốn biết đến những miền đất lạ càng với những

cảnh quan, những cư đân với các nền văn bố độc đáo

1.1.2 Truyền thơng đại chúng

Trang 12

~1U-

này, chúng ta nói tới một phương thức truyền thông mới, khác với phương thức truyền thông truyền thống, đó là truyền thông đại chúng

Xã hội càng phát triển, càng tạo ra các điều kiện thuận lợi cho sự mở rộng nhu cầu, quy mô, tăng cường tính đa dạng và hiệu quả của hoạt động truyền thông Ngày càng có nhiều người tham gia vào các giao tiếp xã hội, điều kiện đó làm cho truyền thông trực tiếp giữa các cá nhân không thể đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu và đòi hỏi của xã hội Con người tìm đến những quá trình truyền thông ở quy mô lớn nhờ sự giúp đỡ của các phương tiện kỹ thuật thông tin mới Nói cách khác, các phương tiện thông tin đại chúng trở thành người điều khiển các quá trình giao tiếp mang tính xã hội rộng rãi Như vậy, truyền thông đại chúng là hoại động giao tiếp xã hội rộng rãi, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng [15; L0]

Thực chất, truyền thông đại chúng chỉ là một phương thức biểu hiện mới của hoạt động truyền thông trong xã hội Nói đến truyền thông đại chúng, trước hết là nói đến đối tượng tham gia là các nhóm, các cộng đồng xã hội rộng rãi Tức là truyền thông đại chúng đáp ứng và thoả mãn các nhu cầu giao tiếp mang tính phổ biến và tạo ra hiệu quả ở quy mô và phạm vi xã hội rộng

lớn Vì phạm vi tác động của truyền thông đại chúng có thể vượt qua khuôn

khổ các quốc gia dân tộc, ảnh hưởng đến cả khu vực hoặc toàn cầu, do vậy truyền thông đại chúng ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội

hiện đại

Để thực hiện được hoạt động truyền thông trên phạm vi và quy mô

rộng lớn cần phải có các phương tiện kỹ thuật thích ứng Khoa học kỹ thuật

càng phát triển càng tạo ra những phương tiện kỹ thuật hiện đại hơn, có sức mạnh hơn cho hoạt động truyền thông đại chúng Ngày nay, người ta biết đến nhiều loại hình phương tiện kỹ thuật khác nhau tham gia vào các khâu, các hình thức truyền thông đại chúng như: in ấn, truyền hình, phát thanh,

video, phim nhựa, băng hình, băng âm thanh, truyền bản sao (fax), đĩa hình,

dia 4m thanh, cáp quang, vệ tinh nhân tạo, máy tính cá nhân và mạng máy

tính toàn cầu Internet

Trang 13

~ 11

với tính cách là một quá trình xã hội, bị quy định trước hết bởi tính chất đại chúng của nó Đại chúng thường được hiểu là một đối tượng đông đảo dân chúng Xét về mặt xã hội học, ngày nay người ta chưa thống nhất được với nhau khái niệm đại chúng trong truyền thông đại chúng được định tính và định

lượng như thế nào Nhà xã hội học Herbert Blume đưa ra bốn tiêu chí để xác định

khái niệm đại chúng:

- Đại chúng bao gồm những người thuộc mọi thành phần xã hội, bất kể địa vị, nghề nghiệp, trình độ học vấn hay tầng lớp xã hội

- Nói đến đại chúng là nói đến những cá nhân nặc danh (cá nhân trong cộng đồng xã hội mà không phải chỉ tên một người cụ thể nào)

- Các thành viên của đại chúng thường là cô lập nhau xét về mặt không gian, không ai biết ai mà cũng không có tương tác hay mối quan hệ gì gắn bó với nhau (khác với những khái niệm cộng đồng hay hiệp bội)

- Đại chúng là không có tổ chức hoặc nếu có thì cũng rất lỏng lẻo, và do

đó nó khó có thể tiến hành một hoạt động xã hội chung nào được.[13;35]

Theo quan điểm của chúng tôi thì nói đến đại chúng là nói đến quảng đại quần chúng nhân dân, cộng đồng xã hội Chính vì vậy, Đảng ta khi nói đến nên giáo dục, y tế, khoa học Việt Nam, thường nhấn mạnh phải mang các tính

“Đán tộc Khoa học Đại chúng” Tù đại chúng ở đây có nghĩa là nó phục vụ

và mang lại lợi ích cho quảng đại quần chúng nhân dân, cho cộng đồng xã hội Truyền thông đại chúng gắn liền với xã hội hiện đại Nó vừa là sản phẩm của xã hội hiện đại vừa là điều kiện tồn tại của xã hội hiện đại và do đó là một yếu tố đặc trưng của xã hội hiện đại Truyền thông đại chúng xuất hiện và phát triển xuất phát từ nhu cầu vé thong tin Mức độ xã hội hoá con người hiện đại cao hơn rất nhiều so với xã hội truyền thống Nói cụ thể hơn, các quan hệ của con người hiện đại đa dạng và đa phương Đúng là xã hội hiện đại đã phá vỡ những quan hệ truyền thống vốn rất chật hẹp của con

người Trong xã hội hiên đại, thay vì những quan hệ chật hẹp truyền thống

Trang 14

thông tin cập nhật Tất cả mọi người dân, trong chừng mực nào đó đều tham gia ít nhiều vào các quan hệ xã hội hiện đại và đều cần đến thông tin đại chúng Tất nhiên, mức độ đáp ứng được những nhu cầu này còn tuỳ thuộc vào những điểu kiện cụ thể của từng xã hội, của từng dân tộc, từng quốc gia Như vậy, về nguyên tắc, công chúng của truyền thông đại chúng là toàn dân Mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin cho nhân dân không chỉ đánh dấu trình độ phát triển vật chất, kỹ thuật mà còn đánh đấu trình độ hiện đại hoá nói chung của xã hội

Nếu nhân dân là công chúng của truyền thông đại chúng, thì công chúng này tất nhiên không phải là một khối thuần nhất Mỗi người dân thuộc một nhóm của xã hội, một giới, một tầng lớp, một giai cấp nhất định Điều đó quy định nội dung và chủng loại thông tin mà họ cần đến Tính đa dạng và phong phú của nhu cầu về thông tin quy định tính đa dạng trong nội dung của thông tin đại chúng Ngày nay, chúng ta chứng kiến trên các phương tiện truyền thông đại chúng, một khối lượng khổng lồ thông tin được chuyển tải và quảng bá Đó là những tin tức cập nhật trên tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, đó là những thông tin mang tính chất mở mang kiến thức được thực hiện trên các mục, các chương trình như kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, hôn nhân gia đình, khoa học kỹ thuật, thế giới đó đây, dạy

ngoại ngữ, đào tạo từ xa đó là các loại thông tin thực dụng như rao vặt,

giá cả, mua bán, viêc làm, thông báo cắt điện, cất nước v.v và cuối cùng là những tác phẩm văn hoá nghệ thuật phục vụ trực tiếp nhu cầu thẩm mỹ của công chúng chẳng hạn phim ảnh, sân khấu truyền hình, câu truyện

truyền thanh, các tác phẩm nghệ thuật được đăng tải trên báo v.v

Trang 15

¬

nghèo, giữa những vị thế kinh tế - xã hội cao thấp khác nhau đã làm cho truyền thông đại chúng có tác động khác nhau đối với công chúng

Đối với xã hội chúng ta, sự phát triển con người được xem như mục

tiêu cao nhất Tạo ra những điều kiện tối ưu cho sự phát triển toàn điện con người là mối quan tâm chung của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội Con người Việt Nam với tư cách là mục tiêu của sự phát triển, của hiện đại hoá xã hội không phải chỉ giới hạn ở một vài tầng lớp, một vài nhóm xã hội nào đó mà là toàn dân Một trong những điều kiện quan trọng để hiện đại hoá con người Việt Nam là kích thích nhu cầu và đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng cho họ Để phát huy hiệu quả tối đa của truyền thông đại chúng đối với mọi tầng lớp công chúng, vấn đề nâng cao năng lực tiếp nhận cho họ, đặc biệt là cho những đối tượng kém ưu thế là một trong những vấn đề cấp bách nhất của công tác truyền thông đại chúng ở nước ta hiện nay

Sự hình thành và phát triển truyền thông đại chúng không chỉ bị quy định bởi công chúng có nhu cầu về thông tin đa dạng và cập nhật Sự hình thành, sự phát triển nhu cầu thông tin của công chúng xét đến cùng lại bị quy định bởi khả năng đáp ứng thông tin Chính xã hội hiện đại với sự phát triển của khoa học, của các điều kiện vật chất kỹ thuật cho phép sáng tạo và đưa vào sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng Phải nhờ những phương

tiện vật chất, kỹ thuật nhất định mới có thể thực hiện được việc truyền bá

thông tin một cách nhanh chóng và rộng khắp Vậy là, không chỉ nhu cầu thông tin mà cả những tiến bộ kỹ thuật đã tạo ra truyền thông đại chúng Môi một loại hình phương tiện vật chất kỹ thuật nhất định đã tạo ra một loại hình truyền thông đại chúng nhất định

Căn cứ vào tính chất kỹ thuật và phương thức thực hiện truyền thông, người ta chia truyền thông đại chúng thành các loại hình khác nhau

- Sách ~- Truyền hình

- Bao in - Quang cdo

- Dién anh - Internet

Trang 16

- J4 -

1.1.3 Truyền thông giáo dực sức khoẻ 1.1.3.1 Giáo dục sức khoẻ

Giáo dục sức khoẻ là một quá trình truyền thông được tiến hành một cách có hệ thống và có cấu trúc chặt chế giữa người dạy và người học nhằm khuyến khích việc tìm hiểu và phân tích các thông tin làm căn cứ cho VIỆC Ta quyết định dẫn tới những thay đổi hành vi của người học [18]

Giáo dục sức khoẻ là một quá trình dạy và học, trong đó các kiến thức

kinh điển và hiện đại của loài người được các giảng viên chọn lọc, mã hoá, hệ thống hoá và trình bày theo trình tự logic của tư đuy, nhằm giúp các học viên nghiên cứu, thực hành để tự tìm kiếm lấy những kiến thức, kỹ năng và thái độ mới cho bản thân, từ đó giúp học viên thay đổi hành vi

“Giáo dục súc khoẻ nhằm đem lại những thay đổi hành vi của các cá nhân, các nhóm và các cộng đông, từ các hành vi có hại cho sức khoẻ đến các

hành vi có lợi cho sức khoẻ hiện tại và tương lai” (Sidmonds, 1979) [22] “Giáo dục súc khoẻ là sự kết hợp các kinh nghiệm học tập nhằm tạo thuận lợi cho các hành động đem lại sức khoể" (Green và Kreuter, 1991) [22]

Giáo dục sức khoẻ (GDSK) là một phần của chăm sóc sức khoẻ, nó liên quan đến việc thúc đẩy các hành vi lành mạnh Thông qua GDSK chúng ta giúp mọi người hiểu rõ hành vi của họ và biết được những hành vi có ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ của họ Chúng ta động viên mọi người tự

mình lựa chọn một cuộc sống lành mạnh Chúng ta không ép buộc mọi người

phải thay đổi GDSK không thay thế được các dịch vụ y tế khác, nhưng nó cần thiết để đẩy mạnh việc sử dụng đúng dịch vụ này Ví dụ chúng ta có đầy đủ vac-xin, đầy đủ phương tiện vận chuyển và bảo quản vac-xin, có đầy đủ trang

bị và con người phục vụ tiêm chủng phòng bệnh, nhưng những thành tựu đó

chẳng có giá trị gì nếu các bà mẹ không đưa con đi tiêm chủng

Trang 17

GDSK khuyến khích những hành vi làm cho sức khoẻ tốt lên, phòng ngừa ốm đau, chữa bệnh và giúp phục hồi sức khoẻ Các nhu cầu và lợi ích của mỗi cá nhân, gia đình, nhóm người, tổ chức và cộng đồng chính là trọng tâm của các chương trình GDSK Do vậy có nhiều cơ hội để thực

hành GDSK

1.1.3.2 Truyền thông Giáo dục Sức khoẻ

Truyền thông giáo dục sức khoẻ là một quá trình hoạt động có kế hoạch, có mục đích nhằm thúc đẩy đối tượng đích tiến tới một hành vi mới

hoặc sử dụng một dịch vụ mới, có lợi cho sức khoẻ Nó dựa trên sự hiểu biết,

mối quan tâm, nhu cầu, niềm tin, sự chấp nhận và các cách thực hành hiên tại của đối tượng, nó là quá trình kết hợp đồng bộ giữa các hoạt động và các dịch vụ cung cấp

Đó là một quá trình tác động qua lại liên tục giữa 2 người hay nhiều người để cùng nhau chia sẻ các thông tin, ý kiến, thái độ, tình cảm, kỹ năng, tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau về cùng một vấn đề được quan tâm và dẫn đến những thay đổi hành vi của đối tượng Đặc trưng quan trọng của truyền thông giáo dục sức khoẻ cũng giống như truyền thông và truyền thông đại chúng là tính hai chiều (Hình 1)

Hình 1: Đừng chỉ nói I chiều

Trang 18

-16-

nhận) Cả 2 bên chia sẻ lẫn nhau các thông tin, kiến thức, thái độ, tình cảm và kỹ

nang, vi:

Có thông tin đúng đắn, đầy đủ và kịp thời thì mới có kiến thức Có kiến thức đúng đắn, đẩy đủ thì mới có thái độ đúng

Có thái độ đúng thì mới có tình cảm và niềm tin đúng

Có thông tin, kiến thức, thái độ, niềm tin đúng đán thì mới có thể vận

dụng một cách tự giác, từ đó mới tạo ra được kỹ năng

Mô hình truyền thông giáo dục sức khoẻ: sinc Ci san 20” ị Thacceev 4 i f £ *, | : | i i D 4 I

So dé 1: Mô hình truyền thông giáo dục sức khoẻ [18]

Từ việc xem xét mô hình trên ta nhận thấy mô hình truyền thông giáo dục sức khoẻ giống với mô hình truyền thông đại chúng cũng gồm đầy đủ các yếu tố:

S: (Source) Nguén phát E: (Effect) hiéu qua

M: (Message) thong diép N: (Noise) nhiéu

C: (Channel) kénh F: (Feedback) phản hồi

R: (Receiver) ngudi nhan

Trang 19

-17-

Thông điệp: là thông tin được trao đổi từ người truyền đến đối tượng tiếp nhận Thông điệp chính là những tình cảm, mong muốn, hiểu biết, ý kiến, đòi hỏi, kinh nghiệm sống, trí thức khoa học kỹ thuật được mã hoá theo một ký hiệu nào đó Hệ thống ký hiệu này phải được cả người truyền lẫn người nhận cùng chấp nhận và có cùng một cách hiểu Tiếng nói, chữ viết, biển báo, hình ảnh, cử chỉ biểu đạt của con người được sử dụng để chuyển tải thông điệp

Kênh truyền thông: là sự thống nhất của phương tiện, con đường, cách thức chuyển tải thông điệp từ người truyền đến người nhận Căn cứ vào đặc điểm và tính chất cụ thể, người ta thường chia kênh truyền thông thành 2 loại hình: truyền thông trực tiếp và truyền thông gián tiếp

Người nhận: là các cá nhân hay nhóm người tiếp nhận thông điệp trong quá trình truyền thông Hiệu quả của truyền thông được xem xét trên cơ sở những biến đổi về nhận thức, thái độ và thực hành của đối tượng tiếp nhận

Nhiễu: nhiễu là các yếu tố gây ra sự sai lệch thông tin không được dự tính trước trong quá trình truyền thông

Phản hồi là phản ứng của người nhận đối với thông điệp của người truyền về những suy nghĩ, thái độ, thực hành khi nhận thông điệp:

Các cách tiếp cận truyền thông giáo dục sức khoẻ

Đối tượng truyền thông thay đổi hành vi có thể là cá nhân, nhóm hay công chúng nói chung Can cứ vào việc tổ chức tiếp cận đối tượng để tác động như thế nào, người ía thường phân loại cách tiếp cận cá nhân, tiếp cận nhóm và xã hội

- Cách tiế? cận cá nhân

Truyền thông giữa các cá nhân còn được gọi là truyền thông trực tiếp, nó có thể diễn ra theo phương thức mặt đối mặt giữa người truyền thông và người được truyền thông như: tư vấn người cung cấp dịch vụ và khách hàng hoặc sử dụng các phương tiện như: gọi điện thoại, viết thư, gửi thư điện tử Truyền thông viên và cán bộ y tế cơ sở hay dùng cách khuyên bảo

để thực hiện giáo dục sức khoẻ với cá nhân Mục đích là khuyến khích cá

Trang 20

-ag-

- Tiếp cận nhóm

Tiếp cận nhóm là truyền thông liên quan đến một nhóm người, một tổ chức hay một thiết chế Nhóm là một tập hợp gồm 2-3 hay nhiều người có

cùng một mối quan tâm chung Ví dụ như tổ phụ nữ

Tiếp cận nhóm có thể là gián tiếp hoặc trực tiếp Chẳng hạn các cuộc hợp mặt, thảo luận nhóm, giảng bài, toạ đàm đều là truyền thông nhóm trực tiếp Nhưng nếu các thông điệp truyền thông duoc chuyển tải qua các ấn phẩm, các phương tiện truyền thông đại chúng thì đó là truyền thông gián tiếp

- Tiếp cận xã hội (đại chúng)

Tiếp cận xã hội không mang tính cá nhân và nhóm mà là sự phát tan thong điệp diễn ra trên một diện rộng thông qua các phương tiện in ấn( báo, tạp chí, pa nô, tờ rơi, sách) phát thanh, tuyền hình và phim ảnh đến đông đảo công chúng Các thông điệp xây dựng trên các phương tiện thông tin đại chúng được xây dựng có tính chất chuyên môn để phù hợp với từng phương tiện truyền thông Mặc dù truyền thông đại chúng không có tính tương tác như truyền thông trực tiếp tuy nhiên việc tiếp nhận thông điệp vẫn diễn ra ở từng cá nhân

Có thể tóm tất cách tiếp cận truyền thông giáo dục sức khoẻ và các phương tiện cần sử dụng trong truyền thông giáo dục sức khoẻ bằng bảng sau: Cách tiếp cận truyền thông Cá nhân Nhóm Đại chúng

Gặp gỡ trực tiếp ø - Thuyết trình se _ Phân phát các ấn phẩm Thăm hỏi gia đình e Nói chuyện chuyên đề e Cổ động

Gọi điện thoại e H6i hop se - Phát sóng qua đài truyền

Viết thư cá nhân ø Toa diam thanh, truyền hình Tư vấn e Tham quan se Mit tinh

Tu hoc e Đóng vai e©_ Phóng sự ngắn s _ Thảo luận nhóm se Triển lãm

e Lam mau

e Đóng kịch

Trang 21

- |y- Các phương tiện cần sử dụng Cá nhân Nhóm Đại chúng

Tờ gấp e Phim đèn chiếu ® - Loa đài, tivi

Tranh lật øe - Sách lật s Các ấn phẩm tờ rơi, ấp phich, áp phích @ Bang ni lịch, tem thư, sách bỏ túi Bản

Sách mỏng © Mô hình, ảnh tin

Bộ tranh tư vấn e_ Bài thuyết trình s Thông báo

Dung cu truc quan je Bang video s _ Biểu ngữ, khẩu hiệu, dé can, e Phim e _ Các phương tiện trình diễn © Kichbản

Các phương pháp truyền thông giáo đục sức khoẻ

Có hai nhóm phương pháp truyền thông là phương pháp truyền thông gián tiếp và phương pháp truyền thông trực tiếp

Truyền thông gián tiếp: Nội dung truyền thông được thực hiện qua đài phát thanh, vô tuyến, báo, áp phích, tranh gấp

+ Ưu điểm: Nội dung truyền thông thống nhất, đến nhiều người, nhanh,

tạo được dư luận xã hội

+ Nhược điểm: Khó thu được thông tin phản hồi, đòi hỏi có trang thiết bị Truyền thông trực tiếp: Nội dung truyền thông được thực hiện trực tiếp giữa người với người

+ Ưu điểm: Truyền thông viên hiểu rõ đối tượng, vì vậy có thể điều chỉnh nội dung cho phù hợp, có biện pháp thích hợp tác động làm thay đổi hành vi

Trang 22

1.2 QUAN DIEM CUA DANG VA NHA NUGC TA VE VAN ĐỀ SỨC

KHOE CONG DONG

Từ khi thành lập nước Việt Nam Đân chủ cộng hoà năm 1945 cho đến nay,

Đảng và Nhà nước Việt Nam đã hết sức quan tâm đến công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân đân (BV & CSSKND) Một hệ thống tổ chức y tế hoàn chỉnh đã được thiết lập, gồm cả phòng bệnh, chữa bệnh, điều dưỡng, phục hồi chức năng, sản xuất và cung ứng dược phẩm, thiết bị y tế, vắc xin Mặc đù trải qua mấy chục

năm chiến tranh giành độc lập, song Việt Nam vẫn đạt được những thành tựu to

lớn về cải thiện tình trạng sức khoẻ và bệnh tật của nhân dân Những thành tựu sức khoẻ của Việt Nam được thế giới đánh giá cao mặc dù mức thu nhập bình quân của Việt Nam được xếp vào một trong mười nước nghèo nhất thế giới

Có nhiều yếu tố hợp thành dẫn tới những thành công của Ngành Y tế Việt Nam Đó là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, vai trò chủ động tích cực của Ngành Y tế Nước ta có một hệ thống y tế rộng khắp "của dân, do

dân, vì dân” với số lượng cán bộ y tế đông đảo, có sự hỗ trợ mạnh mẽ của

Nhà nước Chính quyền cấp triển khai có hiệu quả hàng loạt các chương trình sức khoẻ để giải quyết các bệnh tật ảnh hưởng tới cộng đồng dân cư, có sự giúp đỡ thiện chí của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế Đó là sự đổi mới hợp

lý và khoa học các hoạt động y tế và tổ chức y tế trong mỗi thời kỳ lịch sử khi

có những đổi thay bước ngoặt về điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất

nước Đó là sự cống hiến và hy sinh quên mình vì sự nghiệp BV & CSSKND của hàng trăm ngần cán bộ, nhân viên y tế thuộc nhiều thế hệ ở mọi cuong vi công tác trên khắp mọi miền đất nước Và một yếu tố dẫn tới những thành

công của Ngành Y tế Việt Nam không thể không kể tới đó là thực hiện tốt công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ

Trang 23

công bằng và nhân đạo trong lĩnh vực y tế, phù hợp với trào lưu chung của thế giới văn mình, tiến bộ là "sức khoẻ cho mọi người, mọi người vì sức khoẻ",

Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII đã ra Nghị quyết về những vấn đề cấp bách trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân Quan điểm cơ bản xuyên suốt Nghị quyết TW 4 của Đảng là: “Sức khoẻ là vôn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Vì vậy chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khoẻ” [8]

Dưới giác độ triết học, Sức khoẻ là một thuộc tính của sự sống Sống là phương thức tồn tại của những thể protit thông qua quá trình trao đổi chất Mọi sinh vat sinh ra, ton tai va phát triển đều cần có quá trình trao đổi chất, quá trình đó chính là sức khoẻ Sức khoẻ gắn liền với sự sống Vì Vậy, SỨC khoẻ là một thuộc tính của sự sống và sức khoẻ con người là thuộc tính của sự sống loài người Vấn dé đặt ra là sức khoẻ tồn tại ở trạng thái nào, mức độ nào, cần tác động gì để có sức khoẻ tốt

Sức khoẻ là một thực thể bao gồm nhiều yếu tố tồn tại trong một trạng thái cân bằng động Theo quan niệm của triết học phương Đơng thì con người ln hồ đồng với vũ trụ và sức khoẻ của con người là biểu hiện của Sự cân bằng giữa âm và đương Còn theo quan niệm của triết học phương Tây thì cơ thể con người được cấu tạo bởi tế bào và mô Tế bào là đơn vị cấu trúc cơ bản nhỏ nhất của cơ thể và cơ thể con người được điều hoà bởi hệ thần kinh và hệ nội tiết để tạo ra trạng thái cân bằng Nhìn chung cả triết học phương Đông và triết học phương Tây đều quan niệm sức khoẻ là một trạng thái cân bằng và bệnh tật là sự lệch ra khỏi trạng thái cân bằng đó Ngày nay Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa:

“Sức khoể là trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thân và

xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh hay tật" [6]

Trang 24

trong BV & CSSKND Nhận thức này được xuyên suốt trong quá trình xây

dựng và phát triển công tác chăm sóc sức khoẻ của nước ta Nghị quyết Đại hội VH đã ghi rõ: “Bảo vệ sức khoẻ, nâng cao thể lực của nhân dân phải trở thành hoạt động tự giác của môi người, với sự quan tâm của Nhà nước và toàn xã hội Phát triển các hoạt động y tế bằng khả năng của Nhà nước và

của nhân dân theo hướng dự phòng là chính, kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền" Nghị quyết Hội nghị TW 4 cũng ghi: "Sự nghiệp BV &

CSSKND là trách nhiệm của cộng đồng và mỗi người dân, là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng và Chính quyển, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội” Đó cũng chính là cơ sở của quan điểm xã hội hoá trong công

tac BV & CSSKND [6;28}

Thực hiện Nghị quyết TW 4, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 37/CP vé định hướng chiến lược công tác BV & CSSKND Cụ thể hoá bằng 5 quan điểm chỉ đạo đó là:

1 Con người là nguồn tài nguyên quý báu nhất quyết định sự phát triển của đất nước, trong đó sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, cũng là một trong những niềm hạnh phúc lớn nhất của mỗi người,

mỗi gia đình Vì vậy đầu tư cho sức khoẻ để mọi người đều được chăm sóc

sức khoẻ chính là đầu tư cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, mỗi gia đình

2 Bản chất nhân đạo và định hướng xã hội chủ nghĩa của hoạt động y tế đòi hỏi sự công bằng trong chăm sóc sức khoẻ Thực hiện sự công bằng là bảo đảm cho mọi người dân đều được chăm sóc sức khoẻ, phù hợp với khả năng kinh tế xã hội, đồng thời Nhà nước có chính sách khám chữa bệnh miễn phí và giảm phí đối với người có công với nước, người nghèo, người sống ở các vùng có nhiều khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số

Trang 25

4 Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc Y học cổ truyền là một di sản văn hoá của dân tộc cần được bảo vệ phát huy và phát triển Triển khai mạnh mẽ việc nghiên cứu ứng dụng và hiện đại hoá y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại, nhưng không làm mất đi bản chất của y học cổ truyền Việt Nam Tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực y học cổ

truyền, ngăn chặn và loại trừ những người lợi dụng chính sách của Đảng, Nhà

nước đối với y học cổ truyền, gây tổn hại đến sức khoẻ của nhân đân

5 Xã hội hoá sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng, của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành, các đoàn thể, các tổ chức xã hội Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, huy động các nguồn lực, động viên toàn xã hội tham gia công tác BV & CSSKND Đa dạng hoá các hình thức tổ chức chăm sóc sức khoẻ (Nhà nước, dan lập và tư nhân) trong đó y tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo Phát triển các loại hình chăm sóc sức khoẻ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân, trong điều kiện nguồn lực của Nhà nước đầu tư cho y tế còn hạn chế Khuyến khích, hướng dẫn và quản lý tốt hoạt động của các cơ sở y tế dân lập, y tế tư nhân nhằm mục tiêu thiết thực phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ của nhân dân, chống mọi biểu hiện tiêu cực trong các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ [16]

Nam quan điểm chỉ đạo công tác BV & CSSKND của Đảng và Nhà

nước đã được quán triệt và phát huy tác dụng trong suốt thời gian qua

Chương trình phát triển Liên Hợp quốc đã nêu ra 5 nhân tố để phát triển

nhân lực, còn gọi là 5 nhân tố phát triển: giáo dục đào tạo con người để có tri

thức khoa học ngày càng cao, con người muốn phát triển tài năng thì phải có sức khoẻ, muốn vậy phải có đủ dinh dưỡng; con người phải được sống trong môi trường trong sạch (cả về môi trường tự nhiên và xã hội) con người phải có việc làm; con người phải được giải phóng Chính xuất phát từ chiến lược con người trong phát triển nguồn nhân lực mà chúng ta càng thấy vai trò quan trọng của sức khoẻ và công tác chăm sóc sức khoẻ

Trang 26

Để đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, cải thiện giống nòi không có con đường nào khác là tích cực và chủ động trong dự phòng kết hợp với coi trọng công tác chữa bệnh Phải xây dựng được nhận thức đúng về vai trò của công tác phòng bệnh, công tác chữa bệnh là hai mặt thống nhất trong phạm trù chăm sóc sức khoẻ, lấy phòng bệnh là chính và chữa bệnh là quan trọng Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành TW khoá VI đã chỉ rõ: “Chăm sóc sức khoẻ và giải quyết vấn đề bệnh tật cần phải tuân theo quan điểm dự phòng tích cực và chủ động, đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng bệnh, rèn luyện thân thể ải đôi với việc nâng cao hiệu quả

diéu tri” [6;36]

Trong 10 nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu của Ngành Y tế Việt Nam, truyền thông giáo dục sức khoẻ là nội dung được đặt hàng đầu.(sơ đồ 2)

Sơ đồ 2 : Vị trí và mối quan hệ của giáo dục sức khoẻ

trong 10 nội dung chăm sóc sức khoẻ bạn đầu [18:8]

Trang 27

- ZD-

nhằm thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ IX, Dang ta đã khẳng định: “Nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh việc phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là các dịch bệnh mới phát sinh, tiếp tục phát triển và hoàn thiện hệ thống khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân Nâng cao chất lượng phục vụ của các cơ sở khám, chữa bệnh và y đức của các y, bác sỹ và

nhân viên y tế Đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá các hoạt động y tế” [3;203]

Từ những cơ sở lý luận về sức khoẻ và những quan điểm chỉ đạo của Đảng, chính sách của Nhà nước nêu trên chúng ta có thể nhận thấy rằng việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng Để tiến hành tốt dự phòng bệnh tật không gì hiệu quả bằng truyền thông giáo dục sức khoẻ Hay nói cách khác truyền thông giáo dục sức khoẻ là phương pháp tối ưu và hiệu quả trong công tác phòng bệnh, truyền thông giáo dục sức khoẻ làm moi người thay đổi hành vị, từ hành vị có hại sang hành vi có lợi cho sức khoẻ, dự phòng bệnh tật cho bản thân mình và mọi người xung quanh

13 TAC DONG CUA TRUYEN THÔNG BÁO CHÍ ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ SUC KHOE CONG DONG

Việc áp dụng nghiên cứu truyền thông đã trở thành động lực mạnh mẽ đối với giáo dục cộng đồng và thay đổi hành vi Với sự gia tăng truyền thông đại chúng và các phương pháp khoa học để đo ảnh hưởng của nó, hiện nay truyền thông đóng góp vai trò quyết định trong sự thay đổi xã hội, đặc biệt là tại các quốc gia 6 MY La tinh, Châu Phi và Châu Á Truyền thông sẽ còn đóng vai trò lớn hơn trong tương lai

Với tư cách là một bộ môn khoa học, truyền thông được phát triển từ xã hội học, tâm lý xã hội và khoa học chính trị [12]

Sức mạnh của công tác truyền thông ngày nay bắt nguồn từ sự phát triển của hai yếu tố: sự tăng trưởng nhanh chóng của các phương tiện truyền thông và hiểu biết ngày càng tăng của công chúng về các quá trình truyền thông

Trang 28

~

ước vọng phấn đấu của họ Truyền thông tạo dựng hành vi của con người trong cuộc sống hành ngày

Ngay cả khi không có phương tiện truyền thông hiện đại, con người vẫn

giao tiếp, trao đổi ý kiến và chuyển đổi hành vi của mình Nhưng sự phát triển

chưa từng thấy của truyền thông đại chúng trước tiên là ¡n ấn, đài phát thanh nay là truyền hình và internet đã tăng cường những khả năng mới để truyền thông nhanh chóng và rộng khắp, tăng cường những khả năng phản ứng và thay đổi hành vi nhờ vào kết quả của truyền thông đại chúng

Sự phụ thuộc vào truyền thông đại chúng tăng lên sẽ tăng thêm ảnh hưởng của truyền thông đại chúng đối với kiến thức, thái độ và hành vi

Hệ thống phương tiện truyền thông đại chúng mà đặc biệt là các loại hình báo chí đã góp phần to lớn trong việc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước ta Báo chí đã góp phần tích cực vào những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo trong những năm qua Báo chí cung cấp cho công chúng những thông tin nhanh nhậy, phong

phú, đa dạng về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần nâng cao dân trí

bổi dưỡng nhân tài Với nhiệm vụ là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, diễn đàn của nhân dân, báo chí thể hiện vai trò xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hoá Báo chí thật sự đi đầu trong việc định hướng tư tưởng, góp phần giữ vững ổn định chính trị xã hội Cùng với nhiệm vụ thường xuyên tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, báo chí chú trọng giáo dục chủ nghĩa yêu nước, truyền thống Cách mạng góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của

Nhà nước

Đối với vấn để chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, truyền thông báo chí cũng đóng vai trò to lớn và ngày càng khẳng định vị thế của mình

Bằng chứng quan trọng cho thấy, trong lĩnh vực y tế công cộng:

-_ Con người muốn biết nhiều hơn về sức khoẻ của mình

-_ Con người muốn trao đối nhiều hơn về sức khỏe với bạn bè và gia

đình

Trang 29

_27-

- _ Con người sẵn sàng chuyển đổi hành vi đối với sức khoẻ của họ Các chương trình truyền thông y tế công cộng thông qua báo chí đang giúp con người có những chuyển đổi này 12]

Qua một khảo sát gần đây về thực trạng công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ trên toàn quốc (khảo sát tại 13 tỉnh) của Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khoẻ (phụ lục 1) cho thấy: thông tin sức khoẻ đến được với người dân chủ yếu là thông qua cán bộ y tế (CBYT) (chiếm 92,3%), hệ thống phương tiện truyền thông đại chúng CĐài phát thanh truyền hình và hệ thống loa truyền thanh) có thể đưa thông tin y tế đến 74,4% người dân, sách báo chiếm 31, 8% Như vậy chúng ta có thể thấy tác động của truyền thông báo chí đối với vấn để sức khoẻ là khá cao và dự báo trong tương lai còn tăng hơn

nữa (Biểu đô 1) [2]

Biểu đồi: Nguồn thông tin sức khoẻ đến với người dân Người thân Sách báo CBPN }{ Loa dai, tivi |, CBYT 6 30 60 90 120 150 180 210 240 270 300 330 360 390

Trang 30

-Z6-

Day cũng là cơ sở quan trọng để chính phủ có căn cứ trong việc sửa đổi hay ban hành các chính sách mới

Đối với những vấn đề gắn bó mật thiết đối với cuộc sống hàng ngày của người dân như vấn đề gia tăng giá thuốc, có thể nói báo chí là yếu tố chính làm giá thuốc bình ổn trên thị trường Các bài báo, các tác phẩm truyền hình,

phát thanh đã đưa thông tin, phân tích nguyên nhân, đề ra giải pháp cho việc

bình ổn giá thuốc Báo chí đã phát huy vai trò tạo dư luận xã hội, hướng dẫn

dư luận xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng dân chủ công bằng và

văn minh

Trên báo chí cũng luôn cập nhật, đăng tải những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong Tĩnh vực y tế trong nước cũng như thế giới Bạn đọc có thể để đàng tìm thấy những thông tin y học bổ ích như: ca ghép gan chơ trẻ em, nong mạch vành bằng y học can thiệp, điều trị bệnh lao bằng phương pháp DOTS tại Việt Nam và điều chế thuốc cho bệnh nhân HTV/AIDS trên thế giới Những thông tin này giúp độc giả rất nhiều trong việc chăm sóc bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng

Ngoài để tài những bất cập cần giải quyết, báo chí cũng đã đăng tải những gương người tốt việc tốt, những điển hình tiên tiến trong Ngành Y tế Nâng cao y đức là trọng tâm của Ngành Y tế trong giai đoạn hiện nay Nhờ tác động báo chí, đạo đức của cán bộ y tế cũng đã được nâng lên vì báo chí vừa nêu gương người tốt việc tốt trong thực hiện y đức vừa phê phán những cá nhân thiếu y đức, góp phần giáo dục y đức cho cán bộ y tế

Kết quả của khảo sát về thực trạng công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ trên toàn quốc còn cho thấy kênh thông tin về sức khoẻ được người đân thích nghe nhất là đài truyền hình (một kênh của phương tiên truyền thông đại chúng) với tý lệ 43,8% trong khi tỷ lệ này đối với cán bộ y tế là 42,4%, các nguồn khác ít được quan tâm hơn, chủ yếu là do người đân chưa đủ kiến thức để biết rằng nên gặp CBYT Lý do chính để người dân thích nghe thông tin từ tivi và CBYT đều là do những thông tin này đễ nghe, dễ hiểu và đáng tin cậy, mặt khác cũng dễ tiếp cận (bởi tới 80,4% số gia đình đã có tivi) Điều này

Trang 31

-Z27-

Những thách thức về sức khoẻ của thế kỷ XXI là vô cùng to lớn Từ HIV/AIDS, ô nhiễm môi trường, những bệnh dịch mới đang đc doa sức khỏe và kinh tế của chúng ta Những thách thức này vượt qua các biên giới quốc gia Việc đối mật với những thách thức này đòi hỏi cả quyết tâm chính trị và sự hiểu biết về chuyên môn

Vv

me &,

Tóm lại, hiệu quả của truyền thông báo chí về sức khoẻ là vấn để không phủ nhận Vấn dé cần quan tâm hơn là phải nâng cao sự hiểu biết của chúng ta về truyền thông để thực hiện công việc này tốt hơn Các nhà à chuyên môn y tế cần phải nhận ra rằng truyền thông giáo dục sức khoẻ thông qua báo chí là sự

Trang 32

- 30 -

Chương 2 - KHẢO SAT HIEU QUA TRUYEN THONG GIAO

DUC SUC KHOE TREN BAO CHÍ

(Qua khảo sát Báo “Sức khoẻ & Đời sống”, Tạp chí “Thuốc & Sức khoẻ” và chương frình truyền hình “Tạp chí Sức khoẻ” - VTV2 DTHVN,

từ 2001 đến 2003.)

2.1 MỤC ĐÍCH KHẢO SÁT

Trước những biến động của đời sống chính trị, xã hội trong nước và trên thế giới, công chúng Việt Nam thường xuyên được tiếp nhận nhiều thông tin qua hệ thống các phương tiện thong tin đại chúng Yêu cầu về việc nhìn nhận cách lựa chọn đánh giá thông tin để có nhận thức đúng đắn là vô cùng cần

thiết Thêm vào đó là sự đổi mới mạnh mẽ trong công cuộc xây dựng đất nước

kéo theo sự cởi mở của hoạt động thông tin, hàng loạt tờ báo, tạp chí, kênh truyền hình, sóng phát thanh, webside điện tử được ra đời đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng Đa số các tác phẩm được đăng tải trên hệ thống truyền thông đại chúng đều có chất lượng tốt nhưng cũng còn có nhiều tác phẩm chưa hội tụ đủ các yếu tố tạo nên một tác phẩm có sức thuyết phục đối Với người xem

Sự phát triển chưa từng thấy của truyền thông đại chúng đã tăng cường những khả năng mới để truyền thông nhanh chóng và rộng khắp Nhờ vào kết quả của truyền thông đại chúng, cộng đồng tăng khả năng phản ứng và thay đổi hành vi Sự phụ thuộc vào truyền thông đại chúng của công chúng sẽ tăng thêm ảnh hưởng của truyền thông đại chúng đối với kiến thức, thái độ và hành vị cộng đồng

Trong lĩnh vực truyền thông giáo dục sức khoẻ, truyền thong qua phương tiện truyền thông đại chúng hay cụ thể hơn là trên báo chí là một phương pháp hữu hiệu Vì vậy việc khảo sát chất lượng hiệu quả truyền thông giáo dục sức khoẻ trên báo chí là một việc rất cần thiết và có ý nghĩa to lớn

Trang 33

Qua khảo sát, luận văn cũng tìm ra những bằng chứng sinh động về hiệu quả của truyền thông gián tiếp qua phương tiện truyền thông đại chúng trong lĩnh vực truyền thông giáo dục sức khoẻ Trên cơ sở đó khẳng định thế mạnh của truyền thông giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng thông qua báo chí,

Từ việc phân tích các tác phẩm báo chí đăng tải trên báo “Sức khoẻ & Đời sống”, tạp chí “Thuốc & Sức khoẻ” và chương trình “Tạp chí Sức khoẻ” ~ VTV2, đề tài mạnh dạn đưa ra những kiến nghị, để xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ trên báo chí

2.2 PHAM VI KHAO SAT

Do khuôn khổ của một luận văn cao học và do sự hạn chế thời gian, luận văn chỉ khảo sát 2 ấn phẩm báo in và một chương trình truyền hình đó là:

- Báo “Sức khoẻ & Đời sống”, Bộ Y tế

-_ Tạp chí “Thuốc & Sức khoẻ”, Hội Dược học Việt Nam

-_ Chương trình “Tạp chí Sức khoẻ”, Ban khoa giáo, Đài THVN Thời gian khảo sát trong vòng 3 năm từ 2001- 2003

Như vậy sẽ có một số câu hỏi được đặt ra: Tại sao lại lựa chọn khảo sát một tờ báo, một tạp chí, một chương trình truyền hình trên? Tại sao lại khảo sát trong vòng 3 năm từ 2001 đến 2003? Tại sao lại chỉ khảo sát 2 loại hình báo viết và truyền hình?

- Về việc lựa chọn một tờ báo, một tạp chí, một chương trình truyền

hình trên vì đây là tờ báo chuyên ngành, tạp chí chuyên ngành và chương trình chuyên Ngành Y tế Trên tờ báo, tạp chí và chương trình truyền hình đăng tải nhiều nhất các thông tin về y tế Đây là những cơ quan báo chí có nhiều đóng góp trong lĩnh vực truyền thông giáo dục sức khoẻ cho nước ta những năm qua

Trang 34

-32-

Ngành Y tế cũng vậy, từ 2001 đến 2003 là những năm đầu thực hiện chiến lược chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn mới 2001 - 2010

- Về việc lựa chọn khảo sát 2 loại hình báo viết và truyền hình vì qua kết quả điều tra: Thực trạng truyền thông giáo dục sức khoẻ toàn quốc qua khảo sát tại 13 tỉnh trên toàn quốc của Trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ thực hiện mới đây (Phụ lục1) cho thấy: Phát thanh là một loại hình mạnh trong hệ thống phương tiện truyền thông đại chúng, có hiệu quả trong truyền thông giáo dục sức khoẻ Nhưng khi được phỏng vấn về nguồn thông tin về sức khoẻ được người dân thích nghe nhất thì đài phát thanh chỉ chiếm 4,1 % còn loa truyền thanh chỉ chiếm 4,5% (biểu đồ 2) [2]

Biểu đô 2: Nguên thông tin người dân thích tiếp cận nhất

2.5%— 2.7% -4.5% El Loa truyền thanh

NV —4.19 H Đài phát thanh nee ñ Tivi OCBYT E CBPN 43.8% Khác 42.4%

Vì vậy trong để tài này tác giả xin chưa đề cập tới thể loại phát thanh Tác giả mong muốn sẽ khảo sát hiệu quả truyền thông giáo dục sức khoẻ trên sóng phát thanh ở một đề tài riêng biệt

2.3 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT

Tác giả tiến hành khảo sát 3 sản phẩm báo chí trên với các phương pháp sau:

Đối với Báo “Sức khoẻ & Đời sống”, tác giả đọc kỹ, tìm hiểu từng số báo, từ đó chọn lọc một số bài báo, một số số báo tiêu biểu điển hình để phân tích

Trang 35

Đối với chương trình truyền hình “Tạp chí Sức khoẻ” của Ban biên tập Khoa giáo thuộc Đài Truyền hình Việt Nam, tác giả theo dõi các tác phẩm truyền hình phát sóng trong thời gian gần đây, sưu tập những tác phẩm phát sóng trước đây thông qua bộ phần lưu trữ tư liệu của Đài Tác giả còn thu thập được nhiều kịch bản và lời bình của các biên tập viên chương trình

Ngoài ra, tác giả còn gặp gỡ những phóng viên, biên tập viên, lãnh đạo

phụ trách của báo “Sức khoẻ & Đời sống”, của tạp chí “Thuốc & Sức khoẻ”, của chương trình truyền hình “Tạp chí Sức khoẻ” để phỏng vấn, ghi chép ý kiến của những người trực tiếp sáng tạo ra các tác phẩm báo chí về đề tài y tế và sức khoẻ cộng đồng

Để làm rõ vai trò của báo chí trong công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ, tác giả khảo sát từng khía cạnh của của tờ báo cũng như rừng tác phẩm, cụ thể là:

- Về mặt nội dụng: Xem xét từng chủ đề đề tài mà các tác phẩm đề cập Phân tích những để tài đó phục vụ nhu cầu gì của độc giả, có vai trò tác động như thế nào tới công chúng

- Về mặt hình thức thể hiện: Trước tiên xem xét bố cục kết cấu của tờ báo cụ thể, của một chương trình truyền hình cụ thể, của một tạp chí cụ thể Sau đó tìm hiểu đến thể loại và ngôn ngữ thể hiện của từng tác phẩm

2.4 NỘI DUNG KHẢO SÁT:

2.4.1 Báo “Sức khoẻ & Đời sống”

Nhận thức được vai trò quan trọng của báo chí về mọi mặt, mọi lĩnh vực

của đời sống Bộ Y tế thấy rằng cần có một cơ quan ngôn luận của ngành, vì thế vào năm 1995 báo “Sức khoẻ & Đời sống” ra đời

Trang 36

- 44 -

Báo “Sức khoẻ & Đời sống” cung cấp những thông tin đa dạng về y tế, sức khoẻ, làm nhân dân hiểu biết thêm về các vấn để có liên quan đến sức khoẻ Đồng thời báo cũng bồi dưỡng hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ trong ngành Báo “Sức khoẻ đ& Đời sống” phản ánh các vấn để thuộc lĩnh vực y tế, liên quan đến sức khoẻ con người Đây là một nhiệm vụ của báo được đánh giá có tầm quan trọng trong đời sống xã hội Báo “Sức khoẻ & Đời sống” có phạm vi bao quát tất cả các mảng đề tài thuộc lĩnh vực y tế trong cả nước do đó nội dung phản ánh của chương trình rất đa đạng Nó bao gồm các vấn đề đường lối của Đảng và Nhà nước ta đối với y tế, các vấn đề khoa học trong y học, các vấn đề về quản lý Ngoài ra báo sức khoẻ còn bao quát các [nh vực khác ngoài y tế như văn hoá , thể tháo, thời sự quốc tế và phản ánh nó trên trang báo Như vậy độc giả đọc báo lại càng được mở rộng và số lượng phát hành ngày càng tăng

Báo “Sức khoẻ & Đời sống” là cầu nối thông tin hai chiều giữa Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế với toàn thể nhân dân, giúp các cấp lãnh đạo có thể nắm bắt được tình hình thực tế để có những quyết sách phù hợp với sự phát triển của nền y học tiên tiến trên thế giới

Với phạm vi hoạt động rộng lớn của mảng đề tài y tế báo “Sức khoẻ & Đời sống” trở thành một tờ báo hấp dẫn, bổ ích, thu hút được sự quan tâm theo dõi của công chúng Báo là một kênh thông tin hiệu quả nhằm truyền thông giáo dục sức khoẻ qua cộng đồng

Để đánh giá được hiệu quả truyền thông trên báo về lĩnh vực sức khoẻ chúng ta cần khảo sát một số mặt cơ bản đó là: nội dung thông tin, hình thức thể hiện, phạm vi phát hành

2.4.1.1.Về noi dung:

Có thể nói, báo “Sức khoẻ & Đời sống” rất phong phú về mặt nội dung, ngoài lnh vực y tế, tờ báo còn phản ánh các lĩnh khác của đời sống xã hội

Trang 37

Vì đây là đề tài nghiên cứu về vai trò của báo chí trong lĩnh vực truyền thông giáo dục sức khoẻ nên phần nội dung tác giả chỉ tập trung khảo sát những tác phẩm trên báo “Sức khoẻ & Đời sống” liên quan đến mảng để tài về các vấn đề y tế

Thông qua khảo sát các ấn phẩm báo chí trên trong 3 năm, tác giả luận văn thấy rằng các tờ báo đó đã tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:

- Tuyên truyền đường lối chủ trương chính sách Đảng và Nhà nước về lĩnh vực y tế

- Những vấn đề trọng tâm và phương hướng hoạt động của ngành Y - Những vấn đề khoa học y học, sức khoẻ cộng đông

Về nội dung Tuyên truyền đường lối chủ trương chính sách Đảng và Nhà nước về lĩnh vực y tế, báo luôn bám sát những vấn đề thời sự của Ngành Y tế đề đáp ứng nhu cầu công chúng Ví dự như những vấn để viện phí, vấn đề về quản lý giá thuốc và phát triển ngành Dược Trong bài báo “Về thực hiện chiến lược của ngành Dược ở nước ta” đăng trên báo “Sức khoẻ & Đời sống” số 75 ra ngày 24 tháng 6 năm 2003, báo đã khẳng định vai trò chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong chiến lược phát triển ngành Dược Báo nêu “Wgày

15-8-2002, Chính phủ đã phê duyệt "Chiến lược phát triển ngành Dược giai đoạn đến 2010" Đó là thuận lợi lớn và cơ bản để ngành được có điều kiện

phát triển tồn diện theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao sức

cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước để hội nhập với khu vực và thể

giới, đảm bảo cung ứng thuốc có chất lượng tốt, phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân." Qua bài viết, tác giả đã khẳng định Chiến lược phát triển ngành Dược giai đoạn 2000 đến 2010 của Chính phủ phê duyệt là thuận lợi cơ bản để ngành Dược phát triển, để đảm bảo cung ứng thuốc có chất lượng tốt, phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân đân Để minh chứng vấn đẻ trên tác giả đi sâu phân tích thực trạng của ngành Dược “Hiện nay số lượng các doanh nghiệp tuy nhiều song qui mô không lớn Sức cạnh tranh của thuốc sản xuất Irong nước cồn YẾU công nghiệp bào chế chậm

Trang 38

-36-

nghiệp sản xuất trong nước Các doanh nghiệp trong nước, các cơ sở viện, trưởng cũng chưa tập trung nhiều cho nghiên cứu sản phẩm thuốc mới Về

giá thuốc chua được quản lý, nhất là thuốc thông thường, thuốc thiết yếu Giá thuốc bán lẻ mỗi nơi một khác, đặc biệt là thuốc biệt dược nhập ngoại, độc

quyên có thể bán với bắt cứ giá nào, rất khó khăn cho người bệnh, nhất là người nghèo." Từ thực tế đó bài báo đề xuất một số giải pháp theo quan điểm chỉ đạo của Chính phủ * Trong khi chưa mở rộng được thị trường xuất khẩu thì thị trưởng trong nước được xem là nơi tiêu dùng thuốc chính Xây dựng

công nghệ phân phối theo tiêu chuẩn thực hành tốt phân phối thuốc (GDP)

Tiếp tục mở rộng việc hợp tác kinh tế, khoa học công nghệ, đào tạo cán bộ

với nước ngoài dưới nhiều hình thức Vấn để quan trọng hơn nữa là làm

thế nào có được đội ngũ cán bộ được đầu đàn trong từng lĩnh vực Hiện nay

đào tạo còn nặng về số lượng Những chuyên gia giỏi là rất ít Vì thế cần có

chiến lược về đào tạo, đặc biệt là cán bộ chuyên môn giỏi Có thể đào tạo

trong nước hoặc ngoài nước Đông thời có chính sách ưu đãi thu hút nguồn

nhân lực, đặc biệt là cán bộ, chuyên gia giỏi trong từng lĩnh vực Được.”.[19]

Cũng liên quan tới ngành Dược trong thời gian cuối 2003 vấn đề giá thuốc được được công chúng vô cùng quan tâm Báo cũng không ngừng khai thác mảng đề tài này đứng trên quan điểm của Ngành Y tế Bàn vẻ các biện pháp giảm giá thuốc trên thị trường, báo “Sức khoẻ & Đời sống ”có bài: “Nhập khẩu song song chỉ là một trong nhiều biện pháp” Tác giả giải thích thế nào là nhập khẩu song song: “Chữ "song Song” cô thể hiểu là nhập dong thời với một loại thuốc khác "tương đương", cùng tác dụng với loại độc quyên, vì theo thông lệ buôn bán, khi một công ty đã được coi là độc quyển

nhập chỉ phối một thị trưởng nhất định thì khó có chuyện một đơn vị khác cũng nhập loại thuốc này vào cùng một thị trường, cùng lúc” Là một nhà

chuyên môn tác giả bài viết chỉ ra rằng: “Biện pháp nhập khẩu song song chỉ là một trong nhiễu biện pháp cần áp dung dé han chế sự gia tăng giá quá đáng của những thuốc độc quyền Không nên tuyệt đối hóa vai trò của nó, giống như tắm hudn chương, nó cũng có hai mặt, cẩn quản lý chặt chế,

Trang 39

-37-

Tuyên truyền đường lối chủ chương chính sách Đảng và Nhà nước vẻ [nh vực y tế tuy chỉ chiếm khoảng 15% trên báo những đây là nội dung rất quan trọng vì thông qua báo “Sức khoẻ & Đời sống” cung cấp cho người dân

và những cán bộ y tế những nội dung quan trọng trong công tác chăm sóc bảo

vệ sức khoẻ nhân dân

Mang nội dung được báo chú trọng nhất là những bài viết phục vụ đông đảo quần chúng, thể hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình là diễn đàn vì sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ toàn dân Những vấn đề khoa học y học, sức khoẻ cộng đồng, luôn chiếm 60% diện tích trên trang báo Thông qua đây độc giả có thể hiểu những tiến bộ y học của Việt Nam trên thế giới trong điều trị bênh, nhận thức được vai trò của công tác phòng bệnh từ đó thay đổi hành vi có lợi cho sức khoẻ

Về công tác điêu irị, báo “Sức khoẻ & Đời sống” là tờ báo đưa đầy đủ va kip thời nhất Hàng loạt bài báo viết về công tác điều trị như “Mổ tim hở ” số ra ngày 28 tháng 5 năm 2001; “Phẫu thuật ghép thận tại BV Việt Đức” Số ra ngày 3 tháng 9 năm 2002; “Xử trí một số tai nạn thường gặp ở trẻ em” số ra ngày 9 tháng 5 năm 2001 đã đem lại nhiều kiến thức về y học cho cộng đồng

Có thể kể ra một số bài viết rất hữu ích đối với người dân, chẳng hạn: Bài “Những tiến bộ trong lĩnh vực sản phụ khoa? số ra ngày l5 tháng 2 năm 2003 của Giáo sư Dương Thị Cương Trong bài viết, tác giả cung cấp cho ban đọc đặc biệt là đối tượng phụ nữ mang thai biết “ điển bộ lớn

nhất đạt được của y học là cá thể biết trước được tình trạng sơ sinh khỏe hay

yếu, có dị tật hay không khi nó còn đang là bào thai trong bụng

Siêu âm, đặc biệt siêu âm ba chiều giúp cho người thầy thuốc và cả người mẹ càng nhìn rõ hình dạng thai nhỉ và phát hiện dễ dàng giới tính thai nhì

cùng các dị tật lớn của thai nếu có

Trang 40

-38-

nhàng rất nhiều đồng thời phát hiện được sớm dấu hiệu suy thai để can thiệp

kịp thời

Giai đoạn số rau trước kia là một giai đoạn nguy hiểm vì nguy cơ chảy máu

đặc biệt đối với những sản phụ đẻ nhiều lần, chuyển da kéo dai, thai to Ngày

nay, người ta đã chủ động làm ngắn thời gian bong và số rau và nếu có chảy

máu nhiều thì các thuốc như prostaglandin E2, sulprostone va ddc biét la

misoprostol sẽ giúp tử cung co lại nhanh và cẩm máu” Nhờ những thông tin này các phụ nữ đang mang thai có thể yên tâm về những tiến bộ của Ngành Y tế Việt Nam trong lĩnh vực sinh nở, giúp cho việc chuẩn bị tâm lý cho cuộc chuyển dạ sắp tới Cũng trong bài viết tác giả cũng cung cấp thông tin cho những đối tượng hiếm muộn những tiến bộ y học hiện nay là: “ Trong lĩnh vực hiểm muộn và sinh sản có hỗ trợ Các thuốc kích thích phóng noãn đã giúp cho y học giải quyết được vấn đề vô sinh do suy buông trứng, không phóng noãn Đối với người phụ nữ bị tắc hai vòi trứng có thể làm thụ tỉnh trong ống nghiệm rồi chuyển phôi thai vào buông tử cưng Đối với người khơng có nỗn, có thể thụ tỉnh trong ống nghiệm bằng noãn của người khác (người

cho) rồi chuyển vào buồng tử cung äãã được chuẩn bị bằng thuốc

Đối với vô sinh nam có thể điều trị vô sinh nam giới do tỉnh trùng ít

và yếu bằng cách lọc rửa tỉnh trùng, lấy sé tinh trùng mạnh khỏe và nhanh nhất bơm thẳng vào buồng tử cung của vợ vào ngày phóng noãn Nếu tỉnh trùng quá ít còn có thể chọc lấy tỉnh trùng ở mào tỉnh rồi tiêm thẳng vào bào tương noãn để thụ thai sau đó sẽ chuyển vào buồng tử cung.” [19]

Ngày đăng: 11/11/2021, 19:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w