ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
NGUYEN VĂN XIEM
THU TUC XET HOI TAI PHIEN TOA HINH SU
THEO BO LUAT TO TUNG HINH SU VIET NAM NAM 2015 (TREN CO SO THUC TIEN XET XU TAI
TINH DAK LAK)
HÀ NỘI - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
NGUYÊN VĂN XIÊM
THỦ TỤC XÉT HỎI TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ
THEO BỘ LUẬT TÓ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
NĂM 2015 (TRÊN CƠ SỞ THỰC TIỀN XÉT XỬ TẠI
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu cua riêng tôi Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tat cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định cua Trường Đại học Luật - Dai học Quốc gia Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Văn Xiêm
Trang 4Chương 1: MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VE THỦ TỤC
XÉT HỎI TẠI PHIÊN TOÀ HÌNH SỰ THEO BỘ LUẬT
TO TUNG HÌNH SỰ VIỆT NAM -2252+ccccsrserseres 8
1.1 Khái niệm thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự 8
1⁄2 Dac điểm về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự 11
1.3 Ý nghĩa của thủ tục xét hỏi trong phiên tòa hình sw 14
1.4 — Mối liên hệ giữa thủ tục xét hỏi và các thủ tục tố tụng khác tại phiên tòa hình sự - - -c Sc SSs ng rerec 15 1.4.1 Mối liên hệ giữa thủ tục xét hỏi va thủ tục bắt đầu phiên tòa 15
1.4.2 Mối liên hệ giữa thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa 17
1.4.3 Mối liên hệ giữa thủ tục xét hỏi và thủ tục nghị án, tuyên án 18
1.5 Quy định của pháp luật hình sự một số nước về thủ tục xét hỏi 19
1.5.1 _ Pháp luật tố tụng hình sự Hop chủng quốc Hoa Kỳ 19
1.5.2 Pháp luật tố tụng hình sự Cộng hoà Pháp - 5: 5z=5+¿ 23 1.5.3 Pháp luật tố tụng hình sự của Cộng hòa Liên bang Nga 25
.430009/909:1019)ic0011177 28
Chương 2: THỦ TỤC XÉT HOI TẠI PHIEN TOA THEO QUY ĐỊNH CUA PHAP LUẬT TO TUNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 30
2.1 Khái quát lịch sử lập pháp của pháp luật tố tụng hình sựViệt Nam về xét hỏi tại phiên tòa hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 2 22 22 s+zx+zxezse+ 30 2.1.1 Quy định của pháp luật về thủ tục xét hỏi giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật Tố tụng hình sự 1988 30
Trang 52.1.2 Quy định của pháp luật về thủ tục xét hỏi theo Bộ luật Tố tung
hình sự năm 1988 - -Ă< 2 S233 1v ng ng reo 33
2.1.3 Quy định của pháp luật về thủ tục xét hỏi theo Bộ luật Tố tụng
hình sự năm 2003 - -Ă 22+ 22113112231 1 92211 2 ng reo 35 2.2 Quy định Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về thủ tục xét
hỏi tại phiên tòa hình sự - eee 5 S5 St ssiekerrsersek 37
2.2.1 Thu tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm -¿-s+cscecxsxez 38 2.2.2 Thu tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự phúc thẩm - 54 2.3 Các hình thức xét hỏi đối với phiên tòa hình sự 55
2.3.1 Hình thức xét hỏi công khai trực tiẾp - 5-52 2+secx+zxcszes 55 2.3.2 Hình thức xét hỏi công khai trực tuyến - 2-2 z+secxerxerszes 56 KET LUẬN CHƯNG 2 ¿- 2 St kEEk+EEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkEEkrkerkrkrri 59
Chương 3: THUC TIEN AP DUNG THU TỤC XÉT HOI TẠI PHIEN TOA HÌNH SỰ TREN DIA BAN TINH DAK LAK VA CÁC
GIAI PHAP NANG CAO HIEU QUA THUC HIEN THU TUC
XÉT HOI TAI PHIEN TOA HINH SỰ - 5c: 61 3.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự về thủ tục xét
hồi trong phiên tòa hình sự trên địa ban tinh Dak Lắk 61 3.1.1 Thực tiễn áp dung pháp luật tố tụng hình sự về thủ tục xét hỏi
trong phiên tòa hình sự của Hội đồng xét xử . - 62 3.1.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự về thủ tục xét hỏi
trong phiên tòa hình sự của các chủ thể khác -: 68 3.2 Nguyên nhân của những thiếu sót hạn chế trong thủ tục xét
hỏi tại phiên tòa hình sự - c5 - St sseserrrrrrsrree 76
3.3 Kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả về thủ tục xét hồi tại phiên tòa hình sự 79KET LUẬN CHUONG 3 ¿- St SEEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkrrkererves 91 KẾT LUẬN 0oooceccecccscsscsssessessssessecsesssssusssscsscsecsucsussussussusssessessessecsussussseeseeseeses 92 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO ©2¿2222sez2EESeczei 94
Trang 6DANH MỤC BẢNG
số hiệu Tên bảng Trang Bang 2.1 | Số liệu về công tác giải quyết các vụ án hình sự sơ thâm
và phúc thẩm tại Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Đắk Lắk từ
năm 2018 đến năm 2022 62
Trang 7MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc cải cách tư pháp, sự ra đời của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thay thế Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, có thể nói là cột mốc quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thong Pháp luật tố tụng hình sự của nước ta Bộ luật Tổ tụng hình sự năm 2015 quy định khá day đủ, toàn diện
các nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự, trình tự thủ tục giải quyết, xét xử
vụ án hình sự tại Tòa án, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, quy định các quyền, nghĩa vụ của các cá nhân, cơ
quan, tô chức một cách cụ thé, đảm bảo việc giải quyết xét xử các vụ án hình sự đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật, nhằm xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự rất quan trọng, góp phần làm rõ các tình tiết của vụ án, đặc biệt là các tình tiết còn mâu thuẫn, chưa rõ rang tim ra sự thật khách quan của vu án, lam căn cứ dé Hội đồng xét xử quyết
định cá nhân, pháp nhân có phạm tội hay không phạm tội, từ đó Tòa án nhân
danh Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đưa ra những bản án, quyết định đúng người, đúng tội, đúng quy định pháp luật nhằm bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ chế
độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tô chức, cá nhân.
Trong thời gian qua địa bản tỉnh Đắk Lắk các vụ án hình sự tăng lên đáng kẻ, nhất là những vụ án, chuyên án phức tạp, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, tội phạm công nghệ cao, người phạm tội cũng đa dạng về thành phan độ tuổi, giới tính, văn hóa, dân tộc Các cơ quan tiễn hành tố tung đãđược Đảng, Nhà nước, chính quyền cùng các cơ quan có thâm quyền quantâm lãnh đạo, đầu tư trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, quan trọng cho các
Trang 8cơ quan tiến hành tố tụng bao đảm việc giải quyết, xét xử các vụ án hình sự nhanh chóng, kịp thời, công minh đúng quy định của pháp luật thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị địa phương, góp phần phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm Tuy nhiên, quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 vẫn còn một số vấn đề chưa rõ, chưa được hướng dẫn, giải thích, thực tiễn thực hiện thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự còn tồn tại hạn chế, một số phiên tòa xét hỏi chưa đúng trọng tâm vụ án Vì vậy, việc nghiên cứu về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn để nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc xét xử, đặc biệt là bảo vệ quyền bình đăng giữa đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, giáo dục moi người ý thức tuân theo pháp luật; đồng thời, cần đi sâu nghiên cứu để khắc phục những hạn chế và tìm ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự là có tính khoa học, thời sự và cần thiết, nên học viên quyết định lựa chọn đề tài: “Thi fục xét hỏi tại phiên tòa hình sự theo Bộ luật TỔ tụng hình sự Việt Nam năm 2015 (Trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Đắk Lắk) ” làm luận văn Thạc sĩ luật học.
2 Tình hình nghiên cứu
Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết ở cấp độ khác nhau, cụ thê như sau:
Ở cấp độ giáo trình, sách tham khảo, chuyên khảo
1 GS TSKH Dao Trí Úc tác giả cuốn sách, “Hệ thong tr pháp và cải cách tư pháp Việt Nam”, Nhà xuất bản khoa học xã hội năm 2001 Tác giả đã làm rõ, phan tích về mặt lý luận của hệ thống tư pháp Việt Nam, chỉ rõ mốiquan hệ biện chứng, thúc đây sự phát triển giữa việc ban hành pháp luật, áp dụng pháp luật và bảo vệ pháp luật
Trang 92 ThS Dinh Văn Qué tác giả cuốn sách, “Thủ tục xét xử sơ thẩm trong Luật hình sự Việt Nam”, Nhà xuất bản khoa học xã hội năm 2001 Tác giả đã phân tích về mặt lý luận, thực tiễn xét xử các vụ án hình sự, nêu ra các vướng mắc khó khăn góp phần hoàn thiện thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình
sự như hiện nay.
3 Trường Đại học Luật Ha Nội “Gido frình luật tổ tụng hình sự”, Nhà xuất bản Công an nhân dân năm 2013; “Gido trình Luật to tụng hình sự Việt Nam ”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội năm 2019 Nội dung các giáo trình viết co bản đầy đủ các quy phạm pháp luật liên quan đến các thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự Tuy nhiên chưa phân tích sâu vào thực tiễn về thủ
tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự.
4 Tác giả Dương Thanh Biểu “Tranh luận tại phiên toa sơ thẩm”, do Nhà xuất bản Tư pháp ấn hành năm 2007 Tác giả đã phân tích về các mô hình tố tụng hình sự được áp dụng ở một số nước trên thế giới, viết về kỹ năng về nghiên cứu hồ sơ, thực hành quyền công tố, kiểm sát việc xét xử của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự và đưa các vụ án có trong thực tiễn, nhưng tác giả ít đề cập về thủ tục tranh luận và quan điểm của tác giả vẫn thiên về mô hình tố tụng thâm van, trách nhiệm xác định sự thật khách quan của vụ án thuộc về Hội đồng xét xử Kiểm sát viên chỉ hỏi dé làm rõ chứng cứ buộc tội.
5 Tác giả Võ Thị Kim Oanh “Xéf xứ sơ thẩm trong to tụng hình sự Việt Nam”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 Phần lớn tác phẩm đề cập đến thâm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng trong các giai đoạn khác nhau khi giải quyết vụ án hình sự, về thủ tục xét hỏi và tranh luận
tại phiên tòa hình sự chỉ được giới thiệu sơ lược, mang tính khái quát.
Ở cap độ khóa luận, luận án, luận văn
1 Tác gia Pham Minh Tuyên “Tai liệu tap huấn nghiệp vụ xét xử vụ án
Trang 10hình sự; Tòa án nhân dân tối cao” năm 2018 Tác giả đã hệ thong vé trinh tu va thu tuc giai quyét các vụ an hình sự, đưa ra các tinh huống thực tiễn Nội
dung tác giả đưa ra có tính ứng dụng cao cho Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên khi giải quyết, xét xử các vụ án hình sự
3 Tác giả Trần Dang Anh Việt “Trình tự xét hỏi tại phiên toa sơ thẩm theo Luật tổ tụng hình sự Việt Nam” năm 2017 Luận văn thạc sỹ đã nêu ra những tồn tại hạn chế khi áp dụng pháp luật về trình tự xét hỏi mà Bộ luật tố tụng hình sự chưa quy định cụ thê dẫn đến khó khăn, vướng mắc khi áp dụng trong thực tiễn Luận văn đã đưa ra các giải pháp cụ thể, tuy nhiên đây là dé tại theo tinh ứng dụng nên tác giả nghiên cứu chủ yếu ở địa phương nơi đang công tác.
4 Tác giả Nguyễn Quốc Hùng “Trình tự xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm theo Luật tổ tụng hình sự Việt Nam” năm 2020 Luận văn thạc sỹ đã nêu ra các vấn đề lý luận, thực tiễn cơ bản, đồng thời tác giả cũng khảo sát thực tiễn, đánh giá thực trạng liên quan đến trình tự xét hỏi tại phiên tòa hình sự do đó
luận văn có tính ứng dụng cao trong thực tiễn xét xử.
5 Tác giả Phạm Tiểu Thơ “Xét hỏi của Thẩm phán tại phiên tòa hình sự sơ thẩm theo Luật tô tụng hình sự Việt Nam” năm 2020 Luận văn thạc sỹ
đã tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật và hoạt động thực tiễn của
Thâm phán tại phiên tòa hình sự Nội dung luận văn phù hợp để tham khảo
khi xét hỏi tại các phiên tòa hình sự
Qua nghiên cứu, các bài viết trên đã làm rõ về mặt lý luận, phân tíchcác quy định của pháp luật về thủ tục xét hỏi, tranh tụng tại phiên tòa hình sự,từ đó chỉ ra các bất cập, hạn chế, vướng mắc, đưa ra các giải pháp, kiến nghị để áp dụng pháp luật tố tụng trong thực tiễn ngày càng phù hợp hơn Trong quá trình viết luận văn, dựa vào nội dung các bài viết trên từ đó kế thừa có chọn lọc những kiến thức, kinh nghiệm các tác giả nêu trên, đồng thời căn cứ vào quá trình thực tiễn công tác tại Tòa án nhân dân thị xã Buôn Hồ, tinh Đắk
Trang 11Lắk Học viên sẽ cô gắng nghiên cứu làm rõ về mặt lý luận, tập trung phân tích, đánh giá các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự còn vướng mắc trong thực tiễn khi áp dụng, qua đó nêu ra các kiến nghị, giải pháp dé đóng góp phần vào công tác hoàn thiện về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự theo Bộ
luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015.
3 Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Tác giả nghiên cứu làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa và thực tiễn tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự theo Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015 Làm rõ nguyên nhân của bất cập, hạn chế và đề xuất, kiến nghị các
giải pháp góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng về thủ tục xét hỏi tại
phiên tòa hình sự.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Phân tích làm sáng tỏ lý luận cơ bản về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự; các quy định về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; Nghiên cứu thực tiễn về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự tại tỉnh Đắk Lắk; Tìm ra những ton tại, hạn chế, vướng mắc nguyên nhân và đề xuất, kiến nghị các giải pháp dé nâng cao hiệu quả về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự từ đó góp phần hoàn thiện pháp luật nước ta.
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn đúng như tên gọi của nó là về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và thực tiễn xét hỏi trên dia bàn tỉnh Dak Lak, ngoài ra Học viên còn nghiên cứu các vấn đề về lý luận, quan điểm của các tác giả, học giả trong việc xét hỏi tại phiên tòa hình sự từ đó đánh giá chất lượng hoạt động xét hỏi các phiên tòa hình sự tại Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Đắk Lắk.
Trang 12- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu các quy định về xét hỏi tại phiên tòa hình sự theo quy định của Bộ luật Tổ tụng hình sự năm 2015 thông qua thực trạng xét hỏi tại các phiên tòa hình sự sơ
thâm và phúc thâm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, số liệu nghiên cứu: Giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2022, từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện
thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự.
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, lý luận của chủ nghĩa Mác — Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, định hướng, đường lối, nghị quyết của Đảng, Bộ luật Tố tụng hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành như
thông tư liên ngành, các công trình khoa học, sách báo pháp lý của các tác giả
trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề này.
Quá trình nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu
cụ thể như: Phương pháp lịch sử, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, nghiên cứu các phiên tòa điển hình, có tính thời sự được dư luận quan tâm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong những năm gần đây đề rút ra những nhận xét đánh giá.
6 Những đóng góp mới của đề tài
- Đóng góp mới về mặt lý luận của luận văn là tác giả làm rõ khái niệm, phân tích làm rõ quy trình, quy định về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự theo Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015, đưa ra các kiến nghị, giải pháp góp phần xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống lý luận về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự theo Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015.
- Đóng góp mới về mặt thực tiễn: Những đề xuất của luận văn có ý nghĩa thiết thực tác động đến nhận thức của người tiến hành té tung để thủ tục
xét hỏi tại phiên tòa hình sự đảm bảo đúng trình tự quy định pháp luật qua đó
Trang 13quyền con người được tôn trọng, bao đảm Ngoài ra, luận văn còn có thé làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo, áp dụng nhằm nâng cao hiệu qua thủ tục xét
hỏi tại phiên tòa trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự. 7 Bố cục của luận văn
Luận văn bao gồm mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung được học viên chia thành 3 Chương như sau:
Chương: 1 Một số vấn đề lý luận chung về thủ tục xét hỏi tại phiên toà hình sự theo Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam.
Chương: 2 Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa theo quy định của pháp luật tố
tụng hình sự Việt Nam.
Chương: 3 Thực tiễn áp dụng thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự trên
dia ban tỉnh Dak Lak và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục xét
hỏi tại phiên tòa hình sự.
Trang 14Chương 1
MOT SO VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VE THỦ TỤC XÉT HOI TẠI PHIEN TOA HÌNH SU THEO BO LUẬT
TO TUNG HINH SU VIET NAM
1.1 Khái niệm thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sw
Để giải quyết, xét xử một vụ án hình sự đúng người, đúng tội, đúng quy định pháp luật, tránh oan sai, bỏ lọt tội phạm, bỏ lọt người phạm tội các cơ
quan tiến hành tố tụng, người tiễn hành tô tụng, trong suốt quá trình giải quyết vụ án cần thực hiện rất nhiều bước, quy trình theo quy định của Bộ luật Tố
tụng hình sự nhưng hoạt động tại phiên tòa giữ vai trò trung tâm Thủ tục xét
hỏi tại phiên tòa là khâu quan trọng hàng đầu của quá trình xét xử tại phiên tòa, việc đặt câu hỏi va trả lời của các chủ thé liên quan có ý nghĩa quan trong nhằm mục đích xác định sự thật khách quan của vụ án.
Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển các quy định của Pháp luật tố tụng hình sự qua các thời kỳ xây dựng và phát triển của Nhà nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1945 đến nay, thì chưa có văn bản pháp luật nào nêu khái niệm về thủ tục xét hỏi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật khác hướng dẫn áp dụng Bộ luật Tố tụng hình sự cũng không nêu
khái niệm thủ tục xét hỏi.
Thủ tục xét hỏi hiện nay được hiểu chung nhất là: Thủ tục là phương thức, cách thức giải quyết một vấn đề, công việc nào đó theo một trình tự nhất định, một thê lệ thống nhất, gồm một loạt nhiệm vụ liên quan chặt chẽ với nhau nhằm đạt được kết quả mong muốn.
Dưới góc độ ngôn ngữ học, theo Từ điển Tiếng Việt phô thông thì “xér” là tìm hiểu, cân nhắc dé nhận biết, đánh giá, kết luận về cái gì đó; còn “#ở¿” là
nói ra những điêu mình muôn người ta cho mình biệt với yêu câu trả lời.
Trang 15Theo Từ điển Tiếng Việt thì “Xér Adi” là một động từ chỉ “Nhà chức trách hỏi kĩ để phát hiện hành vi phạm pháp luật hoặc tim hiểu sự thật về một vụ án” O đây xét hỏi được hiểu dưới góc độ chung, có tính khái quát Với nghĩa của Từ điển cho thấy bao giờ hoạt động xét hỏi cũng phải do chủ thể có quyên hạn thực hiện Theo cách giải thích này thì “Xét hỏi” gắn với “Hỏi kr”, nghĩa là “Xét hỏi” phải kĩ lưỡng, tường tận dé phát hiện vấn đề, phát hiện sự thật Như vậy, có thé hiểu “xé hởi” là việc tìm hiểu, kiểm tra một vấn dé
thông qua việc hỏi và trả lời trực tiếp giữa người hỏi và người được hỏi. Về khái niệm xét hỏi hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau:
Theo tác gia Dinh Văn Qué thì:
Xét hỏi tại phiên tòa mà nhiều người quen gọi là thâm van Xét hỏi tại phiên tòa là một phần (Một giai đoạn) của quá trình xét xử một vụ án hình sự, trong đó Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thê kiểm tra các chứng cứ, kết luận điều tra, bản cáo trạng một cách công khai về những tình tiết của vụ án [10].
Quan điểm này đã nêu rõ được vi trí, bản chất của hoạt động xét hỏi
nhưng vẫn chưa làm rõ được vai trò của hoạt động này cũng như chưa nêu lên
cách thức tiễn hành hoạt động xét hỏi.
Theo giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam của trường Đại học Luật
Hà Nội định nghĩa: “Thu tục xét hỏi tại phiên tòa được quy định trong Bộ luật to tụng hình sự nhằm xem xét công khai những chứng cứ đã thu thập được ở giai đoạn điều tra và chứng cứ mới dé chứng minh vụ án” [24] Định nghĩa này đánh giá hoạt động xét hỏi chủ yếu ở việc xem xét chứng cứ và chưa nêu bật được những vấn đề quan trọng khác trong thủ tục xét hỏi như về mặt chủ thê và vai trò trung tâm của giai đoạn xét hỏi trong toàn bộ quá trình xét xử sơ
thâm một vụ án hình sự.
Trang 16Theo giáo trình luật tố tụng hình sự của trường Đại học Luật Hà Nội thì thủ tục xét hỏi tại phiên tòa nhằm xem xét công khai những chứng cứ đã thu thập trong giai đoạn điều tra và chứng cứ mới để chứng minh vụ án Giống VỚI quan điểm trên, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam của trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh đưa ra định nghĩa đầy đủ hơn: “Xét hỏi là cuộc diéu tra công khai được thực hiện qua việc xét hỏi bị cáo và những người tham gia to tụng, xem xét vật chứng, các tài liệu nhằm kiểm tra các chứng cứ và làm sáng tỏ mọi tình tiết của vụ án” [25] Các quan điểm này đã đề cập đến mục đích, ý nghĩa của xét hỏi là kiểm tra các chứng cứ về mọi tình tiết của vụ án, tuy nhiên lại chưa nêu lên được chủ thể của việc xét hỏi.
Quan điểm khác, theo giáo trình luật Tố tụng hình sự Việt Nam do tác giả Võ Khanh Vinh chủ biên lại cho rằng: “Xé/ hỏi tại phiên tòa là cuộc điều tra công khai chính thức của Hội dong xét xử về vụ án” Quan điểm này khang định, phiên tòa là sự tiếp tục quá trình điều tra, Hội đồng xét xử đóng vai trò chính trong hoạt động này, đây là đặc trưng của mô hình tố tụng thẩm vấn Tuy nhiên, mô hình tố tụng nước ta hiện nay là tố tụng pha trộn đã có sự tiếp thu những hạt nhân hợp lý của tổ tụng tranh tụng thì rõ ràng khái niệm này không còn phù hợp.
Các quan điểm này dù tiếp cận ở những khía cạnh khác nhau nhưng đều đã nêu lên những đặc trưng của hoạt động xét hỏi tại phiên tòa Từ những quan điểm trên, theo tác giả có thể rút ra một khái niệm chung về thủ tục xét hỏi như sau: Thu tuc xét hoi là hoạt động trọng tâm trong quá trình xét xử vụ
án hình sự, trong đó các chủ thể được pháp luật cho phép, dưới sự diéu hành của chủ tọa phiên tòa sẽ đặt câu hoi va đưa ra câu trả lời nhằm mục đích xem xét, thẩm tra, đánh gid tài liệu, chứng cứ một cách toàn diện làm cơ sở cho
việc tim ra sự thật khách quan cua vụ án.
10
Trang 171.2 Đặc điểm về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự
Xuất phát từ một số nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự về việc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, nguyên tắc suy đoán vô tội, xác định sự thật của vụ án, trách nhiệm chứng
minh tội phạm thuộc vé các cơ quan có thầm quyền tố tụng Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thâm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp dé xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ Làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội Như vậy, khi điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, cơ quan có thâm quyên tiễn hành tố tụng phải chứng minh: Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;
ai là người thực hiện hành vi phạm tội, có lỗi hay không có lỗi, do có ý hay vô
ý, có năng lực chịu trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm
tội; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo; tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; nguyên nhân và điều kiện phạm tội; những tình tiết khác liên quan đến
việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.
Tòa án là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân Về mặt pháp luật tố tụng quy định: Tòa án xét xử trực tiếp, bằng lời
nói và liên tục, Hội đồng xét xử trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi, nghe ý kiến của bị cáo, bị hại, đương sự hoặc người đại diện
của họ, người làm chứng, người giám định, người khác tham gia phiên tòa
được Tòa án triệu tập; xem xét, kiểm tra tài liệu, chứng cứ đã thu thập; công
11
Trang 18bố biên ban, tài liệu và tiến hành hoạt động tố tụng khác để kiểm tra chứng cứ; nghe ý kiến của Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự Việc xét xử phải được bảo đảm liên
tục trừ thời gian nghỉ và tạm ngừng phiên tòa Như vậy, dé đảm bảo cho thủ tục xét hỏi tại phiên tòa thì sự có mặt của Kiểm sát viên, bị cáo, người bị hại, nguyên bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm
chứng là hết sức cần thiết.
Qua nghiên cứu về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và từ khái niệm trên ta có thé rút ra được một số đặc trưng cơ bản về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa như sau:
Một là: Xét hỏi là một hoạt động được tiễn hành tại phiên tòa hình sự, có thé là phiên tòa hình sự sơ thẩm, phúc thâm Đây là một hoạt động tố tụng được thực hiện bởi những chủ thể khác nhau theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự như Tham phán, Hội thâm, Kiểm sát viên, người bào chữa, người giám định, người định giá tài sản, bị cáo, người bị hại, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Việc xét hỏi và quyết định người hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự phù hợp do
Tham phan chu toa phién toa điều hành Mục đích của việc xét hỏi nhằm thâm tra, đánh giá, xem xét tất cả các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, các tài
liệu chứng cứ được các chủ thé tham gia phiên tòa cung cấp mới một cách khách quan, toàn diện từ đó tìm ra sự thật khách quan của vụ án và đưa ra
phán quyết công băng, khách quan, đúng quy định pháp luật.
Hai là: Xét hỏi tại phiên tòa theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam là sự kết hợp theo mô hình tố tụng hỗn hợp giữa tố tụng tranh tụng và tố tụng thâm van Mỗi loại hình tố tung này có những đặc điểm, nguyên tắc, trình tự riêng Trên cơ sở kế thừa những điều phù hợp của cả mô hình tố tụng thâm van truyền thống là nên tảng kết hợp với hạt nhân hợp lý của tố tụng tranh tụng trên thé giới hiện nay.
12
Trang 19Mô hình tổ tụng tranh tụng là mô hình tổ tụng ở những quốc gia theo truyền thống thông luật, như: Anh, Mỹ, Úc Mô hình này dựa trên nguyên tắc “Các bên trình bày” Điều đó có nghĩa là hai bên buộc tội và gỡ tội trong vụ án sẽ quyết định phạm vi những vấn đề đưa ra cho Tòa án xem xét, quyết
định Tòa án chỉ thực hiện việc xét xử, đóng vai trò là người trọng tài trung lập xem xét các vấn đề mà bên buộc tội và bên gỡ tội trình bày Theo đó, hai bên trong vụ án có trách nhiệm đưa ra các nhân chứng, tài liệu, chứng cứ dé bảo vệ cho quan điểm của họ Tòa án phải bảo đảm cho hai bên thực hiện
đúng quyền và nghĩa vụ của mình nhằm mục đích làm sáng tỏ vụ án.
Mô hình tổ tụng thâm van (Xét hỏi) là mô hình tố tụng ở những quốc gia theo truyền thống luật, như Pháp, Đức quan niệm răng, sự thật có thể và phải được tìm ra trong quá trình thâm tra Hội đồng xét xử phải xem xét tất cả các tài liệu, chứng cứ của vụ án Việc chứng minh tội phạm không chỉ thuộc VỀ cơ
quan công tố (Viện kiểm sát) mà Hội đồng xét xử cũng giữ vai trò trong việc chứng minh tội phạm, tìm ra sự thật khách quan của vụ án và Thâm phán chủ tọa phiên tòa là người chịu trách nhiệm cao nhất đối với việc quyết định xét hỏi
của Hội đồng xét xử, còn quyền của người bào chữa chỉ giữ vai trò thứ yếu.
Ba là: Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự được quy định theo cách
thức, trình tự chặt chẽ, là hoạt động trọng tâm tại phiên tòa, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công cuộc cải cách tư pháp, cơ sở bảo đảm công lý, quyền con người, quyền công dân, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tô chức, cá nhân Bởi vì hoạt động tố tụng là hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước, hiện nay với xu thế chung của các nước phát triển là bảo vệ quyền con người, tránh lạm quyền, làm trái quy định dẫn đến kết án oan sai của các co quan tiễn hành tố tụng thì trình tự xét hỏi tại phiên tòa được quy định chặt chẽ, bắt buộc những người tiến hành tố tụng phải tuân theo, bảo đảm quyền của bị can, bị cáo và những người tham gia tô tụng khác
13
Trang 20không bị hạn chế đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về việc tranh tụng là tat cả những người tham gia tố tụng đều phải được triệu tập đến phiên tòa dé dam bảo cho thủ tục xét hỏi, không được làm trái quy định từ đó tìm ra
sự thật khách quan của vụ án.
Bon là: Thủ tục xét hỏi và trả lời tại phiên tòa phải được tiến hành công khai, trực tiếp bằng lời nói, bảo đảm quyền bình đăng giữa những người tham gia tố tụng, việc xét hỏi được tiễn hành liên tục, trừ thời gian nghỉ và thời gian tạm ngừng phiên tòa Việc xét hỏi có thể thông qua hệ thống khoa học công nghệ, trực tuyến trên mang internet trên tinh thần thượng tôn pháp luật, nhằm
mục đích là chứng minh có hay không tội phạm theo trình tự, thủ tục quy định
tại Bộ luật Tố tụng hình sự, có vai trò quyết định để làm sáng tỏ những tình tiết liên quan đến vụ án, xác định các tài liệu chứng cứ trong quá trình điều tra, truy tố có được thu thập đúng quy định hay không, có mâu thuẫn không, giải quyết van đề đó tại phiên tòa như thé nao, từ đó giúp cho Hội đồng xét xử đưa ra quyết định giải quyết vụ án.
1.3 Ý nghĩa của thủ tục xét hỏi trong phiên tòa hình sự:
Một là, thủ tục xét hỏi là công cụ pháp lý cần thiết để điều hành việc xét hỏi tại phiên tòa hình sự Thông qua phương thức, cách thức xét hỏi khoa
học, hiệu quả các chủ thể được pháp luật tố tụng quy định, trao cho quyền được xét hỏi có thể nghiên cứu hồ sơ vụ án, sử dụng kỹ năng xét hỏi phù hợp, phát huy hết vai trò, quyền hạn của mình khi tiến hành xét hỏi, nhằm mục đích làm sáng tỏ các tình tiết, sự kiện pháp lý trong vụ án, qua đó tìm ra sự thật khách quan của vụ án.
Hai là, Thủ tục xét hỏi được quy định nhằm tạo ra trật tự nhất định tại phiên tòa hình sự Có thể nói thủ tục xét hỏi là các quy phạm thủ tục của Bộ luật tố tụng hình sự quy định cách thức, quy trình tiễn hành các hoạt động xét
hỏi nhăm tạo ra cơ sở và điêu kiện cân thiệt đê việc xét xử được tiên hành
14
Trang 21đúng theo luật định, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thê tham gia xét hỏi được thực hiện và có thể làm tốt vai trò của mình theo trình tự, thủ tục xét hỏi trong phiên tòa hình sự từ đó vai trò của các chủ thể được trao quyền xét hỏi đạt hiệu quả cao nhất khi xét xử vụ án hình sự theo tinh thần cải
cách tư pháp.
Ba là, thủ tục xét hỏi có liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác trong vụ án hình sự Vì thông qua thủ tục hỏi tại phiên tòa, có thé làm rõ các tình tiết vụ án, thẩm tra đánh giá các tài liệu chứng cứ có trong hé sơ vụ án Vì vậy, thủ tục xét hỏi
là công cụ và phương tiện để các chủ thê tham gia tố tụng tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, quyền tự bào chữa, đồng thời đặt ra câu hỏi nhằm khai thác tình tiết có lợi cho mình Bởi những người tham gia tố tụng trong vụ án mới là người biết rõ nhất về tình tiết vụ án nên thực hiện tốt thủ tục xét hỏi
thì trình tự xét hỏi khoa học, hợp lý mới phát huy được hiệu quả của việc xét
hỏi, bảo đảm quyền và lợi ích của các chủ thê tham gia tố tụng.
Bon là, Thủ tục xét hỏi một cách khoa học, thống nhất theo đúng trình tự quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự là thước đo của kỹ thuật lập pháp, sự tiễn bộ của hệ thống pháp luật, bảo đảm giải quyết vụ án một cách công minh
và kịp thời, đúng luật định, qua đó không bỏ lọt tội phạm, người phạm tội
không làm oan người vô tội Thông qua hoạt động xét xử có thể kiểm sát hoạt động xét xử và tuân theo pháp luật của các cơ quan tiễn hành tố tụng.
1.4 Mối liên hệ giữa thủ tục xét hỏi và các thủ tục tố tụng khác tại
phiên tòa hình sự
1.4.1 Mỗi liên hệ giữa thủ tục xét hỏi và thú tục bắt đầu phiên tòa
Thủ tục bắt đầu phiên tòa được quy định cơ bản chặt chẽ và đầy đủ trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, đây là thủ tục bắt buộc đối với tất cả các phiên tòa hình sự Thủ tục bắt đầu phiên tòa là tiền đề để Hội đồng xét xử
15
Trang 22thực hiện thủ tục tố tụng tiếp theo tại phiên tòa Theo quy định Tham phán chủ tọa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, thành phần những người tiễn hành tố tung và những người được triệu tập đến phiên tòa và tư cách khi họ tham gia tổ tung là gì được ghi rõ trong quyết định đưa vụ án ra xét xử Thông qua thủ tục bắt đầu phiên tòa Hội đồng xét xử biết được sự có mặt, vắng mặt của những người được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa từ đó kiêm tra lý lịch, giải thích và phổ biến quyền, nghĩa vụ của những người tham gia phiên tòa đây là yếu tố đảm bảo việc xét hỏi Tại giai đoạn này, có thể phiên tòa sẽ được tiếp tục hoặc Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa, tạm ngừng phiên tòa theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự nếu xét thấy không đảm bảo về thủ tục xét hỏi khi có người vắng mặt và việc xét xử sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, bị hại hoặc những người tham gia t6 tụng khác trong vụ án Trong trường hợp cần thiết, dé bảo
đảm cho việc thủ tục xét hỏi và tranh tụng tại phiên tòa mà người được triệu tập không đến phiên tòa, Tòa án có thé ra lệnh áp giải gửi cho Cơ quan công
an dé thực hiện việc áp giải bị cáo hoặc nhân chứng quan trọng đến phiên tòa. Trường hợp nhân chứng vắng mặt không áp giải được hoặc người tham gia tố tụng vắng mặt hoặc cần triệu tập điều tra viên, Kiểm sát viên để hỏi tại phiên
tòa thì Hôi đồng xét xử có thé hoãn phiên tòa Khi hoãn phiên tòa hoặc tam ngừng phiên tòa thì không thé tiến hành thủ tục xét hỏi.
Thủ tục bắt đầu phiên tòa và thủ tụng tranh tụng tại phiên tòa phúc thấm được tiến hành như phiên tòa sơ thâm nhưng trước khi xét hỏi, một thành viên của Hội đồng xét xử trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định
của bản án sơ thâm, nội dung kháng cáo, kháng nghị.
Ngoài ra, thủ tục bắt đầu phiên tòa những người được Tòa án triệu tập có thể cung cấp thêm những tài liệu, chứng cứ mới liên quan đến vụ án mà trước đó chưa có trong hô sơ vụ án hoặc đê nghị Hội đông xét xử triệu tập
16
Trang 23thêm người tham gia tố tụng Những người được kiểm tra lý lịch trong giai đoạn này sẽ được xét hỏi hoặc được trình bày ý kiến ở các giai đoạn tiếp theo
tại phiên tòa.
1.4.2 Mỗi liên hệ giữa thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa
Tranh luận tại phiên tòa hình sự là trình tự tố tụng kế tiếp sau khi kết thúc thủ tục xét hỏi, là các thủ tục nằm trong phần tranh tụng tại phiên tòa nhưng là hai thủ tục độc lập, được quy định trình tự thực hiện khác nhau.
Tranh luận là thủ tục tố tụng được thực hiện sau phần xét hỏi, khi xét thấy những tình tiết của vụ án đã được xem xét đầy đủ thì chủ tọa phiên tòa hỏi Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người khác tham gia phiên tòa xem họ có yêu cầu xét hỏi van dé gì nữa không Nếu không có yêu cau xét hỏi thì chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc việc xét hỏi chuyển qua phan tranh luận, nêu có người yêu cầu và xét thấy yêu cầu đó là cần thiết thì chủ tọa phiên tòa quyết định tiếp tục việc xét hỏi.
Thủ tục tranh luận, Kiểm sát viên trình bày luận tội, nếu thấy không có căn cứ dé kết tội thì rút toàn bộ quyết định truy tố và đề nghị Tòa án tuyên bố bị cáo không có tội BỊ cáo trình bày lời bào chữa; người bào chữa trình bày
lời bào chữa cho bị cáo; bị cáo, người đại diện của bị cáo có quyền bổ sung ý kiến bào chữa Bi hại, đương sự, người đại diện của họ trình bày ý kiến dé bảo vệ quyền và lợi ích của mình; nếu có người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp
cho họ thì người này có quyền trình bày, bổ sung ý kiến.
Tại phần xét hỏi các chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án được Hội đồng xét xử kiểm tra thông qua việc xét hỏi, trả lời của các chủ thê theo quy định của tố tung; đồng thời các chủ thé đánh giá tính khách quan, liên quan và tính hợp pháp theo luật định Từ đó, các bên đưa ra quan điểm của mình tại phần tranh luận dựa trên các chứng cứ được kiểm tra, xem xét thông qua phan xét hỏi tại phiên tòa Vì vậy, để phần tranh luận tại phiên tòa giữa các bên đạt
17
Trang 24hiệu quả cao, quyền, lợi ích hợp pháp của các bên được bảo đảm, đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp thì phần xét hỏi phải chỉ tiết, cụ thể, tập trung vào những tình tiết trọng tâm của vụ án, đặc biệt là những tình tiết còn mâu thuẫn với lời khai, tài liệu chứng cứ, đồ vật khác có trong hỗ sơ vụ án.
Thủ tục bắt đầu phiên tòa và thủ tụng tranh tụng tại phiên tòa phúc thâm được tiến hành như phiên tòa sơ thâm nhưng trước khi xét hỏi, một thành viên của Hội đồng xét xử trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định
của bản án sơ thâm, nội dung kháng cáo, kháng nghị.
1.4.3 Mỗi liên hệ giữa thủ tục xét hỏi và thủ tục nghị án, tuyên án
Thủ tục nghị án và tuyên án là phần thủ tục cuối cùng của một phiên tòa hình sự, được tiễn hành sau khi kết thúc phần tranh luận tại phiên tòa, chỉ có Hội đồng xét xử mới có quyền nghị án và tuyên án Đến giai đoạn này, Hội đồng xét xử và các bên tham gia tố tụng tại phiên tòa đã năm được toàn bộ nội dung, chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án thông qua diễn biến tại phiên tòa, biết được quan điểm của bên buộc tội, bên gỡ tội và các yêu cầu của những người tham gia t6 tụng Dựa trên kết quả của thủ tục xét hỏi, tranh tụng tại phiên tòa là cơ sở để Hội đồng xét xử nghị án và quyết định một trong các vẫn dé theo quy định pháp luật Đối với phiên tòa hình sự sơ thẩm thì Hội đồng xét xử có thể:
- Ra bản án và tuyên án;
- Trở lại việc xét hỏi và tranh luận nếu có tình tiết vụ án chưa được xét hỏi, chưa được làm sáng tỏ, khi cần thiết có thê triệu tập, áp giải những người vắng mặt tại phiên tòa;
- Trả hồ sơ vụ án dé Viện kiểm sát điều tra bố sung; yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ;
- Tạm đình chỉ vụ án.
Đối với phiên tòa hình sự phúc thâm Hội đồng xét xử phúc thầm có quyền:
18
Trang 25- Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án
Trường hợp các nội dung vụ án đã được xem xét đánh giá chứng cứ, tàiliệu một cách khách quan, toàn diện, sự thật khách quan của vụ án đã được
làm rõ tại phần xét hỏi và tranh tụng thì Hội đồng xét xử ban hành một bản án quyết định, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và có tính thuyết phục cao.
1.5 Quy định của pháp luật hình sự một số nước về thủ tục xét hỏi Trong số các quốc gia trên thế giới học viên tập trung nghiên cứu thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự của một số nước như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là nước có mô hình tố tụng tranh tụng theo truyền thống thông luật không có Bộ luật tố tụng do Quốc hội ban hành hoặc Liên bang Nga và Cộng hòa Pháp là nước có mô hình t6 tụng thâm van (xét hỏi) theo truyền thống luật dân sự có nhiều nét tương đồng anh hưởng đến quá trình pháp điển hóa của pháp luật t6 tụng hình sự của nước ta.
1.5.1 Pháp luật tổ tụng hình sw Hop chủng quốc Hoa Ky
Hoa Ky là một trong những quốc gia phát triển bậc nhất thé giới, có hệ thống Tòa án lâu đời và hiệu quả hàng đầu Hoa Kỳ có 50 tiểu bang và chính quyên liên bang vì vậy có đến 51 mô hình tố tụng hình sự riêng biệt và độc lập Trong đó, mô hình tố tụng hình sự của liên bang Hoa Kỳ là mô hình tố tụng tranh tụng Không có Bộ luật tố tụng hình sự riêng, nhưng pháp luật của liên bang Hoa Kỳ điều chỉnh về tố tụng hình sự bằng nhiều văn bản: Quy tắc tố tụng hình sự liên bang, Quy tắc tố tung phúc thâm liên bang, Quy tắc của
19
Trang 26tòa án tối cao, Quy tắc về bằng chứng của liên bang, hàng loạt các đạo luật của liên bang và các quyết định hợp hiến của Tòa tối cao, Quy tắc nội bộ của cơ quan điều tra (Quy tắc Miranda).
Hệ thống Tòa án liên bang cộng với các hệ thống riêng biệt ở 50 tiểu bang và quận Columbia Tức là ở mỗi bang có 2 hệ thống tòa án hoàn chỉnh
Song song tồn tại Về mặt lịch sử, trước khi Liên bang Hoa Kỳ được thành lập, mỗi quốc gia thành viên đã có hệ thống tòa án riêng Cho nên, khi các nước liên kết lại tạo nên Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, cùng với việc thiết lập hệ thống tư pháp liên bang, đã tạo nên hệ thống tòa án kép.
Hệ thống tòa án liên bang Hoa Kỳ gồm có Tòa án tối cao, các Tòa án phúc thâm và các Tòa án sơ thấm Tòa án tối cao là cơ quan tòa án cao nhất được thành lập theo quy định tại Điều 3 của Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787 Bên dưới Tòa án tối cao là 13 Tòa án phúc thâm liên bang hay còn gọi là Tòa án khu vực liên bang Mỗi Tòa án phúc thấm phụ trách một khu vực tư pháp Có tất cả 12 khu vực, được phân chia về mặt địa lý, thuộc thâm quyền xét xử của
12 Tòa án phúc thâm liên bang Tòa án phúc thâm thứ 13 không phụ trách một
khu vực được xác định về mặt địa lý, mà có thâm quyền toàn quốc, xét xử
những vụ án đặc biệt có liên quan đến luật bản quyền hoặc các vụ án được sơ thâm bởi Tòa án thương mại quốc tế Hoa Kỳ 12 khu vực thuộc thẩm quyền của các Tòa án phúc thâm được phân chia ra thành 94 quận tư pháp liên bang Mỗi một quận tư pháp được phụ trách bởi một Tòa án sơ thâm liên bang.
Với mô hình tố tụng hình sự tranh tụng của Hoa Kỳ thì trong quá trình
xét xử, Toa án đóng vai trò là trọng tai phân xử, vừa bảo dam cho Phiên tòa được thực hiện đúng theo trình tự, thủ tục theo luật định, vừa bảo vệ quyền được xét xử công bằng của các bên tham gia phiên tòa Họ đứng giữa một bên
là công tố viên, một bên là bi cáo, luật sư bào chữa của bị cáo dé nghe, xem xét các chứng cứ và quyết định áp dụng pháp luật Họ có quyền đối chat và
20
Trang 27quyền kiểm tra chéo; hủy bỏ các chứng cứ được thu thập trái phép của phía đối lập; hủy bỏ các cáo trạng không đủ cơ sở pháp lý nhưng không thê cân nhắc hoặc lệnh cho bồi thâm đoàn cân nhắc một tội danh nặng hơn tội danh đã nêu trong cáo trạng của công tô viên và đại bồi thâm đoàn Bồi thâm đoàn, chứ không phải Thâm phán là người quyết định cuối cùng dựa trên tình tiết và chứng cứ khách quan của vụ án Tham phán không có thẩm quyền yêu cau điều tra tiếp hoặc trả lại vụ án cho cơ quan điều tra hoặc cho đại bồi thẩm doan.
Tại phiên toà, Tham phán chi làm nhiệm vụ điều khiển phiên toa, không tham gia xét hỏi, điều tra hoặc nếu có thì cũng chỉ tham gia một cách mờ nhạt, trong hình tô tụng hình sự của Hoa Kỳ được phân định một cách rạch ròi, Viện công tố thực hiện chức năng buộc tội, Người bào chữa thực
hiện chức năng gỡ tội và Toà án có vi trí trung tâm thực hiện chức năng xét
xử Mô hình tố tụng hình sự tranh tụng của Hoa Kỳ với quan điểm sự thật khách quan của vụ án sẽ được tìm ra qua sự tranh tụng cởi mở, bình đăng giữa các chủ thé tham gia phiên toà Vì vậy, phiên toà theo mô hình tranh tụng diễn
ra một cách cởi mở và sinh động Trách nhiệm đưa ra chứng cứ buộc tội thuộc
về công tố viên và trách nhiệm đưa ra chứng cữ gỡ tội, làm cho nhẹ tội thuộc về bên bảo chữa Tuy nhiên, mô hình Tố tụng hình sự của Hoa kỳ cũng bộc lộ những hạn chế nhất định là phía Nhà nước gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát tội phạm, bỏ lọt tội phạm Và Nhà nước cũng phải tiêu tốn rất nhiều chi phí tố tụng do phải thiết lập một hệ thống cơ chế giám sát hoạt động tố tụng nhằm kiểm soát những sai phạm từ các hoạt động tổ tụng.
Quy trình chất van như sau: Công tố viên gọi người làm chứng vào phiên tòa dé thâm van Người bào chữa có quyền phản đối ngay câu hỏi hoặc câu trả lời của công tô viên và Thâm phán sẽ quyết định về sự phản đối đó có hiệu lực hay vô hiệu băng cách cắt câu hỏi hoặc câu trả lời hoặc cho phép đưa
ra câu hỏi hoặc câu trả lời Sau khi công tô viên thâm vân thì người bào chữa
21
Trang 28thâm vấn người làm chứng đó Thâm phán sẽ xem xét các vấn đề pháp lý mà công tố viên hoặc người bào chữa đặt ra và đặt ra một số câu hỏi để làm rõ van dé với một nhân chứng nhất định được gọi nếu thấy cần thiết Bồi thâm viên không tham gia xét hỏi bat cứ câu hỏi nao trong phiên tòa, mà chỉ lắng nghe lời khai của các bên và xem xét chứng cứ Về phía bị can không có vai trò gì trong phan lay chứng cứ, ngoài việc trình bày lời khai như một nhân chứng và được trao đôi riêng với người bào chữa của mình trong cả phiên tòa Quyền im lặng của bị can được bảo đảm dựa trên cơ sở Hiến pháp Hoa Kỳ, không ai bị bắt buộc phải buộc tội mình BỊ hại được đưa ra lời khai trong phan lấy chứng cứ, nếu họ được công tố viên hoặc luật sư triệu tập ra phiên tòa như một người làm chứng Các tài liệu, chứng cứ trong vụ án đều được
công khai trước phiên tòa, hồ sơ vụ án không được lập trước khi xét xử để cho Tham phán hay Bồi thẩm đoàn nghiên cứu Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự của Hoa Kỳ có những đặc điểm khác với thủ tục xét hỏi tại phiên tòa
hình sự của Việt Nam như sau:
Thứ nhất, Công t6 viên (Ở Việt Nam là Kiểm sát viên) và Người bào chữa có trách nhiệm xét hỏi bị cáo, bị hại, người làm chứng, tại phiên tòa dé làm rõ các tình tiết liên quan vụ án; Thâm phán không giữ vai trò chính trong thủ tục xét hỏi và chỉ hỏi những vấn đề chưa rõ và xét thấy cần thiết Đây là điểm khác biệt so với thủ tục xét hỏi của Việt Nam Việc triệu tập người làm chứng trong vụ án không phải do Tòa án mà là do bên buộc tội và bên gỡ tội quyết định thực hiện BỊ cáo và bị hại có vai trò như người làm chứng khi được triệu tập với tư cách là người làm chứng tại phiên tòa Trong phiên tòa
thì phương pháp thâm vấn kết hợp với cách ly người làm chứng rất được coi trọng Hồ sơ vụ án không được thành lập trước mà các bên tranh tụng liên tục, dựa trên các chứng cứ trực tiếp được công khai tại phiên tòa Như vậy, sẽ bảo đảm được tính khách quan trong quá trình giải quyết vụ án.
22
Trang 29Tuy nhiên, mô hình TTHS của Mỹ cũng bộc lộ những hạn chế nhất định là phía Nhà nước gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát tội phạm, bỏ lọt tội phạm Và Nhà nước cũng phải tiêu tốn rất nhiều chi phí tố tung do phải thiết lập một hệ thống cơ chế giám sát hoạt động tô tụng nhằm kiểm soát những sai phạm từ các hoạt động tố tụng và phiên tòa sơ thâm VAHS ở Mỹ thường trải qua nhiều phiên tranh tụng kéo dài.
1.5.2 Pháp luật tổ tụng hình sự Cộng hoà Pháp
Cộng hòa Pháp là nước áp dung mô hình tố tụng hình sự nghiêng về thâm van nhưng vẫn kết hợp những tiến bộ, hợp lý của mô hình tố tụng hình sự tranh tụng Với đặc trưng của mô hình tố tụng hình sự thâm vấn, nhiệm vụ xác định sự thật khách quan của vụ án được đặt lên hàng đầu và trách nhiệm kiêm soát và tran áp tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng và người
được giao có thẩm quyên tiến hành tố tụng Vì vậy trong quá trình giải quyết vụ án hình sự thì phương pháp thâm van hỏi cung bị can, xét hỏi tại phiên tòa được áp dụng một cách triệt đề.
Về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa Bộ luật tô tụng hình sự Pháp có hiệu lực thi hành vào năm 1958 và qua nhiều lần sửa đổi, bố sung vẫn quy định chủ tọa phiên tòa có vai trò, quyền hạn rất quan trọng Chủ tọa phiên tòa làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự phiên tòa, điều hành tranh luận và áp dụng các biện pháp cần thiết dé xác định sự thật khách quan của vụ án, kiểm tra, đánh giá chứng cứ, xét hỏi người làm chứng Toà án được trao nhiều quyền hạn trong phiên tòa mục đích là để tìm chứng cứ buộc tội nhiều hơn là gỡ tội, mặc dù nhiệm vụ này thuộc về chức năng buộc tội của công tô viên dành với mong muốn là sự thật của vụ án sẽ được tìm thấy trong quá trình xét hỏi Chứng cứ được thu thập trong quá trình điều tra phải đầy đủ, nếu không day đủ thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà và trả hồ sơ cho Viện công tổ dé điều
tra bô sung Đại diện Viện công tô, bị cáo, nguyên đơn dân sự, luật sư của các
23
Trang 30bên được phép tham gia xét hỏi nhưng phải được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa Trước khi được xét hỏi, người làm chứng bắt buộc phải tuyên thệ trước khi đưa ra lời khai của mình Người làm chứng không bị ngắt lời khi đưa ra lời khai Tuy nhiên, công tổ viên và các bên đương sự có thé phản đối việc lay lời khai của một người làm chứng nếu người này không được tống đạt hoặc tống đạt không hợp lệ theo quy định Nếu phản đối có căn cứ thì chủ tọa phiên tòa quyết định rằng lời khai của người làm chứng chỉ có giá trị tham khảo chứ không có giá trị buộc tội Trong quá trình xét hỏi, chủ tọa phiên tòa
có thể cho bị cáo hoặc những người làm chứng xem các vật chứng và nghe lời
trình bày của họ Ngoài ra, thủ tục xét xử của Pháp còn cho phép đại diện
Viện công tố, bị cáo, nguyên đơn dân sự có quyền yêu cầu chủ tọa phiên tòa cho người làm chứng tam thời rời phòng xử án, dé nghe những lời khai khác, sau đó cho họ trở lại phiên tòa và việc đối chất có thé xảy ra Thủ tục xét hỏi người làm chứng được pháp luật tố tụng hình sự Pháp coi trong, vì cho rằng lời khai của họ có giá trị chứng minh cao Về thủ tục cách ly người làm chứng trong quá trình xét hỏi, luật tố tụng hình sự Pháp quy định tương đối giống với pháp luật tố tụng hình sự của Việt Nam
Mặt khác, pháp luật tố tụng hình sự Pháp thé hiện sự tiễn bộ khi cắm các chủ thể tham gia xét hỏi bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình trong quá trình xét hỏi Khi kết thúc thẩm van, bị hại và nguyên đơn dân sự hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được trình bay ý kiến, Viện công tố trình bay kết luận của mình, sau đó bị cáo hoặc người bào chữa của họ trình bày lời bảo
chữa Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự Cộng hòa pháp có những đặc điểm
khác với thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự của Việt Nam như sau:
Thứ nhất: O Việt Nam, trước khi xét hỏi Kiểm sát viên là người trình bày bản cáo trạng (Lời buộc tội) trước, còn ở Pháp là bị hại trình bày ý kiến buộc tội trước Ở Pháp, Viện công tố cũng chỉ trình bày lời kết luận, chứ
24
Trang 31không phải là bản luận tội như ở Việt Nam Ngoài ra, pháp luật tố tụng hình sự Pháp quy định thủ tục đối đáp khá đơn giản khi các bên đưa ra các luận cứ để bảo vệ quan điểm của mình Đó là: “Nguyên đơn dân sự và Viện công tổ được quyên đáp lại, nhưng bị cáo hay luật su của bị cáo luôn được nói lời sau cùng” Sự đơn giản trong thủ tục trình bày kết luận và đối đáp là vì pháp luật tố tụng hình sự Pháp coi trọng phần thâm vấn do chủ tọa phiên tòa giữ vai trò chính Bộ luật tố tụng hình sự Pháp dành chương VI quy định về thủ tục tranh luận, nhưng lại chứa đựng phần lớn về thủ tục xét hỏi hoặc vừa xét hỏi
vừa tranh luận.
Thứ hai: Phiên tòa hình sự ở Pháp thường ngắn và kém sinh động, phan tranh tụng có diễn ra nhưng còn nhiều hạn chế và các chức năng cơ bản trong tố tụng hình sự không rạch ròi, quan điểm giải quyết vụ án thường đã có trước bị cáo thì thường nhanh chóng nhận tội và chấp nhận hình phạt; một số quyền của bị cáo chưa được bảo đảm thực sự như quyền bào chữa, quyền được 1m lặng.
Về cơ bản, thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự Pháp cơ bản giống với
Việt Nam, ví dụ như chủ tọa phiên tòa vẫn chịu trách nhiệm chính trong việc xét
hỏi; có quyền hạn rat lớn trong việc làm rõ chứng cứ; vai trò của viện công tố và người bảo chữa và các chủ thê khác khi tham gia xét hỏi rất mờ nhạt.
1.5.3 Pháp luật to tụng hình sự của Cộng hòa Liên bang Nga
Cũng như Cộng hòa Pháp mô hình tổ tụng hình sự của Liên Bang Nga là mô hình tố tung pha trộn giữa tranh tụng và thâm phan Bộ luật tố tụng hình sự năm 2001 đã thay thế cho Bộ luật tố tụng hình sự năm 1960 thời xô viết của Liên Bang Nga đã ghi nhận, thay thế các nguyên tắc tiến bộ mang tinh dân chủ và pháp quyền về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự Nga không gọi là thủ tục xét hỏi như ở Việt Nam mà gọi là “điêu tra tai tòa án”” Vì thé, tại phiên tòa hình sự ở Nga ngoài hoạt động xét hỏi còn có các hoạt động khác
mang tính chất điều tra Chủ tọa phiên tòa có trách nhiệm điều hành phiên tòa
25
Trang 32và áp dụng tất cả các biện pháp theo luật định dé bảo đảm cho sự tranh tụng bình đăng giữa các bên Trước khi tiến hành hoạt động xét hỏi, Công tố viên hoặc Tư tố viên trình bày lời buộc tội và đưa ra các lập luận, lý lẽ chứng minh lời buộc tội của mình Khi công tố viên, tư tố viên trình bày xong lời buộc tội chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo xem họ có hiểu nội dung buộc tội hay không, họ có nhận tội không và họ có cần bày tỏ thái độ với lời buộc tội không Khi đưa ra chứng cứ tại phiên tòa, pháp luật t6 tụng hình sự Nga quy định rất cụ thé, bên buộc tội có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ trước để xem xét rồi mới đến bên bào chữa Tuy nhiên, nếu vụ án có nhiều bị cáo thì trình tự đưa ra chứng cứ của các bị cáo do Chủ tọa phiên tòa quyết định trên cơ sở ý kiến các bên Cách thức đưa ra chứng cứ như vậy sẽ đảm bảo quyền bình đăng, dân chủ
trong quá trình tranh tụng “Tai phiên tòa, bên buộc tội và bên bào chữa bình dang về quyên dé nghị thay đổi người tham gia to tung và đưa ra các yêu cau, dua ra chứng cứ và tham gia vào việc xem xét chứng cứ, phát biểu khi tranh luận ” Đồng thời, yếu tố tranh tụng còn được thể hiện rõ ngay trong quy định bị cáo không buộc phải đưa ra lời khai tại phiên tòa, điều này thể hiện việc
ghi nhận “Quyển im lang” của bị cáo tại phiên tòa Nếu bị cáo đồng ý đưa ra lời khai thì thủ tục xét hỏi được tiễn hành, bên bao chữa hỏi bi cáo trước, sau đó đến bên buộc tội, chủ tọa phiên tòa là người hỏi sau cùng Tòa án có quyền thay đôi trình tự xét hỏi bị cáo trong trường hợp vụ án có nhiều bị cáo và theo yêu cầu của một trong các bên.
Ngoài ra, Liên bang Nga còn quy định việc xét hỏi đối với bị hại và người làm chứng: bên nào yêu cầu triệu tập họ thì bên đó được tiến hành hỏi trước đối với họ, Thâm phán là người tiến hành xét hỏi sau cùng Khi xét hỏi
người làm chứng thì hỏi riêng từng người, không cho phép sự có mặt của
những người làm chứng khác Tòa án không được tiết lộ những thông tin thực
vê nhân thân người làm chứng Việc giữ bí mật vê lai lịch, nhân thân người
26
Trang 33làm chứng nhằm đảm bảo an toàn cũng như khuyến khích người dân tham gia làm chứng, bảo vệ công băng và lẽ phải.
Với mô hình tố tụng pha trộn, tố tụng hình sự Nga không chỉ khắc phục những khuyết điểm của mô hình tổ tụng thâm van, từ đó tính tranh tụng tại phiên tòa ngày càng nang cao, đạt hiệu quả cao các chủ thể xét xử, buộc tội và gỡ tdi,
các quyền của bị cáo, nguyên tắc bình đăng giữa các chủ thé tại phiên tòa được bảo đảm thực hiện, thâm phán chủ tọa phiên tòa vừa là trọng tài vừa là người điều khiển phiên tòa giúp cho việc tranh tụng giữa các bên được bảo đảm.
27
Trang 34KET LUẬN CHƯƠNG 1
Thủ tục xét hỏi có vai trò quan trọng tại phiên tòa hình sự; quá trình
chứng minh làm rõ sự thật khách quan của vụ án phụ thuộc rất lớn vào phần xét hỏi tại phiên tòa Dé hiểu rõ và vận dung đúng các quy định về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự, ở Chương 1 học viên đã có gắng làm rõ các van dé chung về mặt lý luận, về quy định về thủ tục xét hỏi tại một số nước có mô hình tố tụng nồi bật, có nhiều ưu điểm mang lại giá trị khoa học, được toàn thé các nước trên thế giới hướng tới.
Vẻ khái niệm: Thủ tục xét hỏi là hoạt động trọng tâm trong quá trình xét xử vụ án hình sự, trong đó các chủ thể được pháp luật cho phép, dưới sự điều hành của chủ tọa phiên tòa sẽ đặt câu hỏi và đưa ra câu trả lời nhằm mục đích xem xét, thầm tra, đánh giá tài liệu, chứng cứ một cách toàn diện làm cơ
sở cho việc tìm ra sự thật khách quan của vụ án.
Về đặc điển, thủ tục xét hỏi trong phiên tòa hình sự có những đặc điểm riêng được thực hiện bởi các chủ thể được pháp luật tố tụng hình sự ghi nhận, có thé là người tiến hành tố tung cũng có thé là người tham gia tô tung, thủ tục xét hỏi được thực hiện công khai, trực tiếp bằng lời nói dưới điều hành bởi
Tham phan chu tọa phiên tòa, theo các quy định cua Bộ luật tố tụng hình sự.
Vé ÿ nghĩa, thực hiện tốt thủ tục xét hỏi có vai trò quan trọng, trung tâm tại phiên tòa hình sự, việc xét hỏi khoa học góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án; góp phần vào việc xử lý các vụ án hình sự công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo yêu cầu cải cách tư pháp trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do
Nhân dân, vì Nhân dân.
28
Trang 35Về pháp luật to tụng nước ngoài, mô hình tố tụng hình sự của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là mô hình tố tụng tranh tụng, mang tính cởi mở; mô hình tố tụng hình sự nước Pháp là mô hình tố tụng thấm van; mô hình tố tụng hình
sự Liên bang Nga là mô hình tố tụng pha trộn giữa tố tụng tranh tụng và tố tụng thâm van Đây là các nước phát triển về mọi mặt, trong đó có kỹ thuật
lập pháp, chúng ta cần nghiên cứu dé học hỏi, chọn lọc ra những quy định, kiến thức phù hợp với văn hóa Việt Nam Từ đó ngày càng nâng cao trình độ,
kỹ thuật lập pháp của nước ta.
29
Trang 36Chương 2
THỦ TỤC XÉT HOI TẠI PHIEN TOA THEO QUY ĐỊNH
CUA PHAP LUẬT TO TUNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
2.1 Khái quát lich sir lập pháp của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về xét hỏi tại phiên tòa hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Quá trình hình thành và phát triển pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn lịch sử do đó quan điểm về xét xử, xử án đối với mỗi chế độ, mỗi kiêu Nhà nước, mỗi giai đoạn lịch sử có những quy định khác nhau Quy định về thủ tục xét hỏi cơ bản phụ thuộc vào ý chí của giai cấp thống trị Nhà nước ta trải qua các thời kỳ Phong kiến, Pháp thuộc, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam Nghiên cứu pháp luật tố tụng hình sự nói chung và thủ tục xét hỏi các vụ án hình sự cho thấy, trong từng giai đoạn lịch sử, có các văn bản quy định về thủ tục xét hỏi khác nhau.
2.1.1 Quy định của pháp luật về thủ tục xét hỏi giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật TỔ tụng hình sự 1988
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công chấm dứt ách đô hộ của
thực dân Pháp ở Việt Nam, Nhà nước Việt Nam xây dựng nhà nước dân chủ và ban hành những văn bản pháp luật hình sự dé bảo vệ chính quyền còn non trẻ, những quy định này là nền tảng quan trọng để xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Khi mới giành lại chính quyền trong thời gian đầu xây dựng nền tư pháp hình sự còn non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc các văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tu
pháp đã được ban hành Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự được quy định qua các giai đoạn từ năm 1945 đến khi ban hành Bộ luật Tố tụng hình sự
1988, cụ thể như sau.
30
Trang 37+ Sắc lệnh 33C ngày 13/9/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa về thành lập Tòa án quân sự: Lập toà án quân sự ở Bắc bộ: tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Ninh Bình; ở Trung bộ: tại Vinh, Huế, Quảng Ngãi; ở Nam bộ tại Sài Gòn, Mỹ Tho.
+ Sắc lệnh số 21 ngày 14/2/1946 về tổ chức các Tòa án quân sự của
Chủ tịch chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
+ Sắc lệnh 46-SL ngày 10/10/1945 Chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hoa về tổ chức đoàn thé Luật sư.
+ Sắc lệnh số 13 ngày 24 tháng giêng năm 1946 Chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hoà về ấn định tô chức Tòa án và các ngạch Thâm phán trong nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, theo đó Toa án sơ cấp (Ở các quận), ở mỗi quận (Phủ, huyện, châu) có một Toà án sơ cấp, quản hạt là địa hạt quận, Tòa án đệ nhị cấp (Ở các tỉnh), ở mỗi tỉnh và ở các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, và Sài Gòn - Chợ Lớn, có một toà án đệ nhị cấp Quản hạt của Toa này theo giới hạn của địa hạt tinh hay thành phố; Tòa thượng thấm, Ở mỗi Kỳ có một Toà Thượng thẩm, Bắc Kỳ đặt ở Hà Nội, Trung kỳ đặt ở Thuận Hoá (Huế); Nam kỳ đặt ở Sài Gòn.
Sau cuộc tông tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ngày 6-1 1946), Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thông qua ngày 9-11-1946) được ban hành, tại điều thứ 63 chương 6, quy định cơ quan tư pháp gồm: Toà án tối cao; các Toà án phúc thâm; các Toà án đệ nhị cấp và sơ cấp Sắc lệnh 85 ngày 22/5/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đổi tên Toà án sơ cấp nay gọi là Toà án nhân dân huyện, Toà án đệ nhị cấp nay gọi là Toà án nhân dân tỉnh, Hội đồng phúc án nay gọi là Toà phúc thẩm, Phúc thâm nhân dân nay gọi là Hội thâm nhân dân Thủ tục xét hỏi còn được thể hiện trong các văn bản liên quan đến quyền bào chữa của bị can do hội nghị tư pháp
3l
Trang 38thông qua 20/6/1956, Thông tư số 22-HCTP ngày 18/12/1957 của Bộ Tư pháp trả lời một số điểm về quyền bào chữa.
Vào năm 1958 Quốc hội quyết định thành lập Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án địa phương, Viện công tố trung ương và Viện công tố các cấp Hiến pháp năm 1959 ra đời cùng với các luật khác thé chế hóa quy định của Hiến pháp Đây là căn cứ dé ban hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và Luật Tổ
chức Viện kiểm sát nhân dân vào năm 1960.
Ở miền Nam Việt Nam, sau ngày giải phòng 30/4/1975, chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam ban hành sắc lệnh số 01-SL/67 ngày 15/3/1976 về tô chức Tòa án nhân dân Khi đất nước thống nhất thì hệ thống Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân hoạt động theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 Giai đoạn này, các thủ tục tô tụng thực hiện theo “Bản hướng dẫn trình tự sơ thẩm về hình sự”, kèm theo TT16-TATC ngày 17/9/1974 của Tòa án nhân dân tối cao.
Hiến pháp năm 1980 ra đời là cơ sở cho Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981 được ban hành Trình tự xét hỏi trong giai đoạn này được tiến hành theo thứ tự: Hội đồng xét xử hỏi trước, sau đó đến Kiểm sát viên, Người bào chữa, nguyên đơn dân sự Thủ tục xét hỏi được bắt đầu bằng việc công bố bản cáo trạng Trong các quy định ở
gia đoạn này việc xét hỏi bắt đầu từ hỏi bị cáo, người bị hại, người làm chứng Hội đồng xét xử giữ vai trò là người xét hỏi chính Khi xét hỏi:
Hội đồng xét xử phải lắng nghe những lời khai của bị cáo nhưng
chủ tọa phiên tòa phải kịp thời căn cứ vào những chứng cứ và lý lẽ vững chắc, vạch ra những điều mà bị cáo khai không đúng, nhưng cần phải tránh việc tranh cãi tay đôi với bị cáo.
Vai trò của Kiểm sát viên ở gia đoạn này được quy định khá mờ nhạt
“Sau khi Hội dong xét xứ hỏi xong mọi việc, thì chủ tọa phiên tòa cân hỏi đại
32
Trang 39diện Viện kiểm sát và người bào chữa có hỏi thêm gì không” Hoặc trường hợp bị cáo quanh co chối cãi thì “Nên yêu cau Viện kiểm sát phát biểu thêm về vấn dé bị cáo còn chối cãi” và Kiểm sat viên tham gia phiên tòa không công bố mà Chủ tọa phiên tòa yêu cầu Thư ký đọc bản cáo trạng.
Như vậy, trong giai đoạn này thủ tục xét hỏi tại phiên tòa chưa hoàn
thiện thành văn bản thống nhất mà còn quy định rải rác trong nhiều văn bản, các sắc lệnh, các công văn hướng dẫn Nội dung chưa hoàn thiện, kỹ thuật lập pháp có thể nói là ở giai đoạn đầu, mức độ còn hạn chế, không đảm bảo theo trình tự khoa học Ví dụ như Thư ký là người đọc cáo trạng chứ không phải
Kiểm sát viên, quy định Hội đồng xét xử là trung tâm của thủ tục xét hỏi, vai trò của Kiểm sát viên, người bào chữa chưa được đề cao.
Tuy nhiên, trong bối cảnh lịch sử ở giai đoạn mới giành chính quyền, đất nước còn khó khăn về nhiều mặt, thù trong giặc ngoài, mặt khác ở giai
đoạn này kỹ thuật, trình độ, kinh nghiệm lập pháp chưa cao, vì vậy phiên tòa
hình sự trong giai đoạn này còn nhiều hạn chế và chưa bảo đảm các nguyên tắc tiến bộ so với các nước phát triển trên thé giới, nhưng dưới sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và các cơ quan lập pháp trong việc xây dựng
thủ tục Tố tụng hình sự tại phiên tòa, thủ tục xét hỏi không ngừng hoàn thiện các quy định, từ đó nâng cao chất lượng xét.
2.1.2 Quy định của pháp luật về thủ tục xét hỏi theo Bộ luật Tổ tụng
hình sự nam 1988
Trên cơ sở kế thừa các nguyên tắc tô tụng truyền thống trong Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, các Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960 và năm 1981; Pháp lệnh về Tham phán và Hội thấm nhân dân; Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dan năm 1960 và năm 1981, cùng với sự hội nhập phát triển của đất nước, với sự tiếp nhận những thành tựu, ưu
điêm của các nước tiên tiên trên thê giới vê pháp luật tô tụng hình sự Các văn
33
Trang 40bản pháp luật tố tụng được xây dựng và pháp điển hóa thành Bộ luật, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 được thông qua tại ky họp thứ ba, Quốc hội khóa VIII đây là lần đầu quy định thống nhất về trình tự, thủ tục tố tụng hình sự mà trong đó có thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự, đánh dấu sự phát triển vượt bậc về nội dung và hình thức, Bộ luật đã tập hợp, thống nhất các văn bản hướng dẫn, sắc lệnh quy định rải rác, riêng lẻ được ban hành trong các văn bản khác nhau với việc ban hành Bộ luật Tố tụng hình sự Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 quy định cụ thé về trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, chức năng quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiễn hành tố tụng từ đó tạo thuận lợi cho việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tổ tụng, các cơ quan hữu quan liên quan dé việc thực thi pháp luật được đồng bộ, thống nhất, khoa học và hiệu quả, chất lượng giải quyết, xét xử các vụ án, cách thức tô chức phiên tòa hình sự cũng được nâng cao, khoa học hơn giai đoạn trước từ đó quyền con người, quyền công dân được bảo đảm.
Bộ luật quy định nhiều nguyên tắc mới tiễn bộ, quan trọng mang tính đột phá cao như nguyên tắc không ai có thé bị coi là có tội nếu chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực của Tòa án (Điều 10), nguyên tắc xác định sự thật của vụ án (Điều 11), nguyên tắc đảm bảo quyền bao chữa của bị can, bị cáo (Điều 12), nguyên tắc đảm bảo quyền bình đăng trước Tòa án (Điều 20) Đối với thủ tục xét hỏi tại phiên tòa bộ luật đã dành một chương (Chương 19), từ Điều 181 đến Điều 190, quy định cụ thể về trình tự, thủ tục xét hỏi tại phiên tòa Theo đó, tại phiên tòa, người hỏi bao gồm Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Hội thâm nhân dân, Kiểm sát viên, người bào chữa, người giám định Xét hỏi tại phiên tòa được tiễn hành theo trình tự quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự
năm 1988, như sau:
I- Hội đồng xét xử phải xác định day đủ các tình tiết về từng su việc và về từng tội của vụ án theo thứ tự xét hỏi hợp lý.
34