1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự Việt nam (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại thành phố Hà Nội)

124 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 27,64 MB

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

ĐÀO PHƯƠNG ANH

CHUAN BỊ XÉT XU SƠ THAM VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO LUẬT TÓ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

(TREN CƠ SỞ THUC TIEN XÉT XU TẠI THÀNH PHO HÀ NỘI)

LUẬN VĂN THẠC SĨLUẬT HỌC

HÀ NỘI — 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

ĐÀO PHƯƠNG ANH

CHUAN BỊ XÉT XU SƠ THÁM VỤ ÁN HÌNH SỰ

THEO LUẬT TO TUNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

(TREN CƠ SỞ THUC TIEN XÉT XU

TẠI THÀNH PHO HA NỘI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Tran Thị Thu Hiền

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tat cả các môn học và đã thanh toán tắt cả

các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật, Đại học Quốc

gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Luật xem xét để tôi

có thê bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Đào Phương Anh

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOANN 525 cs< S42 S24E2seESESSEESSEASE2AEEA9357880357590352se7e 1

h/10/90090015—- ÔỎ 2 DANH MỤC CHỮ VIET TAT 5- 5-5 se se se se sessessessessessesee 5 DANH MỤC BANG SỐ LLIỆU 2- 5-5 5° se se se se ssseeseesseseesee 6

967.1000555 — ,ÔỎ 8

1 Tính cấp thiết của để tai cecceccccceccessessessessssessssssssessssssssssssessessessesseesesseeseeses 8 2 Tình hình nghiên cứu dé taie eeceeceeecscsscsscesessessessessessessessessessessessesseeseeseeaes 9 3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên CUU Leese esseeseeseeseeseeseeeees 13 3.1 Đối tượng nghiên CỨU 2-2 25% SE+SE£EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrrrerrree 13

3.2 Pham vi nghién CUU na 134 Mục đích nghiên cứu va nhiệm vụ nghiên cứu - «<< s+<ss+<s 144.1 Mục đích nghiÊn CỨU 5 G1 21 9119991 vn ng nh ng 144.2 Nhiệm vụ nghiÊn CỨU -. - 5 2 3+ 3311331113139 181 1911111111 E1 re 145 Phương pháp nghiÊn CỨU - -.- - c 13 132111331133 111 1118111811 E111 ng 15 6 Những đóng góp mới của đề tài -¿- 5-56 tEkeEEeEEeEkcEerkerkerkrrkerreee 15 6.1 Ý nghĩa lý luận 2- 2° 22++<+SE2EESEE2EE2E192112717112111121111 1 re 15 6.2 Ý nghĩa thực tiGn ecceseescescessessessessessessessessessessessesarsaesasssessessessssseaeavesees 16

7 Kết cầu luận VAIL ccecceccsseescesessessessessessessessessesscssessesseesessessessessessessesseeseesess 16 CHUONG 1: MOT SO VAN DE LY LUAN CHUNG VE CHUAN BI

XÉT XU SƠ THAM VU ÁN HÌNH SU u cssssssssssssseseessssseesesssscsssesseseneeseee 17

1.1 Khái niệm chuẩn bị xét xử so thầm vụ án hình sw 17 1.2 Đặc điểm của chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự - 23

1.3 Cơ sở của chuẩn bị xét xử sơ thắm vu án hình sự s5: 27

1.3.2 Cơ sở thực tid ccececccceseccsscscecscscececevevevsvevsvevevsesveesesesesesecesesecececeeseeeees 32

Trang 5

IES=n©eu ) 0 34 1.4 Ý nghĩa của chuẩn bị xét xử sơ thâm vu án hình sự -: -=s=s 35 CHUONG 2: QUY ĐỊNH PHAP LUẬT TO TUNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VE CHUAN BỊ XÉT XU SƠ THAM VU ÁN HÌNH SỰ 39 2.1 Quy định pháp luật Việt Nam về chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự trước BLTTHS năm 20 Ì Š - - 5 6< + E211 93 E93 E9 19191 1 ng ngu 39 2.1.1 Quy định pháp luật Việt Nam về chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự

từ năm 1945 đến trước khi có BLTTHS năm 1988 2 2 ©sz5z+‡ 39

2.1.2 Quy định pháp luật Việt Nam về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ khi có BLTTHS năm 1986 c2 32139 1185119121111 11x key 40

2.1.3 Quy định pháp luật Việt Nam về chuẩn bị xét xử sơ thấm vụ án hình sự

từ khi có BLTTHS năm 2003 + 2+2 *+*E**EE#EEEEEeekeerrersrreerrerexre 42 2.2 Chuan bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự theo quy định của BLTTHS năm

“0 50 2.2.1 Tiếp nhận hồ sơ vụ án và thụ lý vụ án hình sự -.-‹ -<2 50 2.2.2 Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự -: 51 2.2.3 Những hoạt động trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình 2.2.4 Các quyết định trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sựó0 2.3 Chuan bị xét xử sơ thấm vụ án hình sự ở một số quốc gia trên thé giới 74 KET LUẬN CHƯNG 2 2 2+52+EE+EESEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrreee 82

CHUONG 3: THUC TIEN THUC HIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUAT VE CHUAN BỊ XÉT XU SO THAM VU AN HÌNH SỰ TREN DIA BAN THANH PHO HA NOI VA MOT SO KIEN NGHI NANG CAO HIEU

QUA CHUAN BỊ XÉT XU SƠ THẤM VU AN HÌNH SỰ 83

Trang 6

3.1 Thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự trên dia bàn Thành phố Hà Nội 2-2 5£ +S£+E+E£EzEzzxz 83

3.1.1 Thực tiễn thực hiện pháp luật về chuẩn bị xét xử sơ thâm trên địa bàn Thành phố Hà Nội - 2-2 2 2 £+EE+EE+EE+EEEEESEESEESEEEEEEEEEEEEEEEEErrErrkerreee 83

3.1.2 Những bất cập, vướng mac còn tồn tại trên thực tiễn thực hiện pháp luật

về chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự trên địa bàn Thành phố Hà Nội 92

3.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong áp dụng pháp luật về

chuẩn bị xét xử sơ thầm vụ án hình sự ¿-c+¿22c+cscvxesrrrrrsrrrrrrrree 98 3.2 Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình Sự -¿©:c+2+ St SE SE SESEEEEESESEEEEEEEEEESEEEEEESEEEEErrkrkrrerrree 104 3.2.1 Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình Sự -¿- 25c kSE+SSEEEEEEE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEE111111 11111 104 3.2.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật tố tụng

về chuẩn bị xét xử sơ thấm vu án hình sự -2- + s+s+zs+x+zerezEerszesrees 110

KET LUẬN CHUONG 3 - - 65t SkEEE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkrek 115 PHAN KET LUẬN -°s-s< se ©ssevseEseevserseetserserseersersserssrsee 116 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO <- 2s ©<sessessess 118

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

STT Chữ viết tắt Nội dung

I |BLHS Bộ luật Hình sự

2_ |BLTTHS Bộ luật Tô tụng Hình sự 3 TAND Tòa án nhân dân

4_ |CQDT Cơ quan điều tra

Trang 8

DANH MỤC BANG SO LIEU

Bang 3.1 Bang số liệu thụ lý sơ thâm vụ án hình sự và bị cáo thụ lý trong vụ án hình sự của TAND trên địa bàn Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2018-2022 84 Bảng 3.2 Bảng số lượng VAHS đã ra quyết định trả hồ sơ dé điều tra bố sung trên địa bàn Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2018-222 <<=<<<<<ss<<seesse 86 Bang 3.3 Bảng thé hiện quan điểm của Viện kiểm sat về quyết định trả hồ sơ

để điều tra bố sung trên địa ban Thanh phố Hà Nội, giai đoạn 2018-2022 88

Bảng 3.4 Bảng số lượng VAHS mà TAND đã đình chỉ, tạm đình chỉ, phục hồi vụ án trên địa bàn Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2018-2022 -s«<<«<« 89 Bảng 3.5 Bảng quan điểm của VKS đối với quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ của TAND trên địa bàn Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2018-2022 90 Bảng 3.6 Bảng số lượng VAHS có quyết định đưa vụ án ra xét xử bới các TAND trên địa ban Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2018-2022 -.- 91 Bang 3.7 Thống kê VAHS đã được TAND trả hồ sơ dé điều tra bổ sung theo thời điểm, giai đoạn từ năm 2018 — 2022 se se se ssssssssessessessesses 94

Bảng 3.8 Số lượng vụ án trả hồ sơ theo các căn cứ điểm a, b, c, d tại khoản 1

Điều 280 BLTTHS năm 2015 giai đoạn từ 2018 - 2022 .«-ss-s« 94

Trang 9

DANH SÁCH BIEU DO

Biểu đồ 3.1: Tình hình thụ ly sơ thâm vụ án hình sự và số lượng bị cáo của trên địa bàn TAND trên địa bàn Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2018-2022 85

Biểu đồ 3.2 Ty lệ trả hồ sơ vụ án dé điều tra bổ sung tại TAND trên địa bản

Thành phố Hà Nội qua các năm, giai đoạn 2018-2022 . + 25+: 86

Trang 10

MỞ DAU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội

chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27/11/2015 tại kỳ họp Khóa 10, chính thức

có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 nhằm thực hiện chủ trương, đường lối

chung của Dang va Nhà nước — xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân Mặt khác, pháp luật Việt Nam nói chung và

pháp luật tố tụng Việt Nam nói riêng luôn hướng tới bảo vệ con người, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng, của Nhà nước Xét xử sơ thâm vụ án hình sự là một giai đoạn quan trọng trong tiễn trình tố tụng hình sự, tại đó cơ quan có thâm quyền nhân danh Nhà nước

xem xét, đánh giá bản chất pháp lý của sự việc có dấu hiệu tội phạm đã được

truy tố và đưa ra phán quyết Xét xử sơ thâm vụ án hình sự là hoạt động áp dụng

pháp luật theo một tiến trình cụ thé, rõ ràng, trong đó có chuẩn bị xét xử sơ thâm Chuẩn bị xét xử sơ thâm là thủ tục quan trọng nhằm đảm bảo cho việc xét xử tại

phiên tòa diễn ra một cách minh bạch, đủ căn cứ, đảm bảo cho những người tiến

hành tố tụng hiểu rõ bản chất của vụ án từ đó đưa ra những pháp quyết đúng dan

dé giải quyết vụ án, đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội Xuất phát từ tam quan

trọng của chuẩn bị xét xử trong xét xử sơ thấm vụ án hình sự nên pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam đã có những điều luật cụ thé dé quy định về thủ tục này, cụ thé tại BLTTHS năm 2015, chuẩn bị xét xử sơ thâm được quy định tại mục II

chương XXI.

Chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo vụ án được đưa ra xét xử một cách đúng dan, đủ căn cứ, đúng pháp luật, từ đó đảm bảo quyền tiếp cận công lý của các chủ thé trong quan hệ pháp luật tố

Trang 11

tụng hình sự, tạo niềm tin cho nhân dân vào cơ quan bảo vệ pháp luật Thêm vào đó, chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự còn có ý nghĩa trong việc hạn chế các trường hợp xét xử không đúng, dẫn đến tốn kém về công sức, về tài sản, cũng

như ảnh hưởng đến tính đúng đắn của pháp luật, đến quyền và lợi ích hợp pháp

của các chủ thé tham gia các quan hệ pháp luật Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện

các quy định của BLTTHS năm 2015 về chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự

Tòa án nhân dân tại Thành phố Hà Nội cho thấy vẫn còn những tồn tại, khó khăn vướng mắc nhất định cần có giải pháp khắc phục Vì vậy, việc nghiên cứu các van dé lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành về

chuẩn bị xét xử vụ án hình sự là cấp thiết Thông qua hoạt động chuẩn bị xét xử

sơ thâm vụ án hình sự, Tòa án trực tiếp bảo đảm cho vụ án được xét xử công

băng, đúng dan, chính xác, đúng pháp luật, mặt khác hoạt động chuẩn bị xét xử

sơ thâm vụ án hình sự nhằm xác định chính xác đúng người, đúng tội, tránh làm oan người vô tội và bỏ lọt tội phạm, góp phần tích cực đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Với những lý do trên, tôi lựa chọn dé tài: “Chuẩn bị xét xử sơ thâm vu án

hình sự theo Luật Tố tụng hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn xét xử tại Thành phố Hà Nội)” dé làm dé tài nghiên cứu của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự là một trong những vấn đề

quan trọng và có được sự quan tâm, đầu tư nghiên cứu của nhiều tác giả Trong

những năm qua, nước ta có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài chuẩn bị xét xử sơ thấm vụ án hình sự có thé kế đến các công trình tiêu biểu sau:

*Ở cấp độ đại cương:

Trang 12

Sách “Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015” của tác giả Phạm Mạnh Hùng (chủ biên), Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội năm 2017: Dựa trên các quy định của BLTTHS 2015 và hệ thống cơ sở lý luận, các tác giả đã phân tích và bình luận nội dung của từng điều luật, trong đó có các điều luật trong chương “Chuan bị xét xử sơ thâm”.

“Thủ tục chuẩn bị xét xử sơ thâm trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam”

tác giả Đinh Văn Quế, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia năm 2001; “Thủ tục xét xử các vụ án hình sự: xét xử sơ thâm, phúc thâm, giám đốc thâm, tái thâm” của tác giả Đinh Văn Quế, Nxb Thành phó Hồ Chí Minh, năm 2003: Tác giả đã phân tích các quy định của pháp luật về thủ tục chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ

án hình sự.

Ngoài ra, còn có các giáo trình như: “Giáo trình kỹ năng giải quyết các vụ

án hình sự” của Học viện Tư Pháp, Nxb Lao động, năm 2014; “Giáo trình Luật

Tố Tung Hình Sự” - Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên), Trường Dai Học Luật — Dai học Quốc Gia Hà Nội; “Giáo trình Luật tố tụng hình sự”, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân cũng đề cập đến nội dung chuẩn bị xét xử sơ thâm các vụ án hình sự.

*Ở cấp độ luận văn nghiên cứu:

Bùi Thị Hồng (2012) “Chuẩn bị xét xử vụ án hình sự - Thực trạng và giải pháp”, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Luật, Đại Học Quốc Gia Hà Nội Luận

văn nghiên cứu các quy định của pháp luật và thực trạng thực hiện các quy định về chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự theo bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 Từ đó, đưa ra các hạn chế trong hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự, phân

tích các nguyên nhân của các hạn chế đó và đề xuất một số giải pháp nâng cao

hiệu quả chuân bị xét xử vụ án hình sự.

10

Trang 13

Dinh Thị Hương (2017), “Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hòa

Bình”, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Luật Hà Nội” Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận về chuẩn bị xét xử sơ thấm các vụ án hình sự theo quy

định của BLTTHS năm 2015 Việc áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng

hình sự về chuẩn bị xét xử sơ thẩm trong thực tiễn xét xử các vụ án hình sự tại

TAND tinh Hòa Binh; từ đó, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và

nâng cao hiệu quả hoạt động này trong thực tiễn.

Ngoài ra, một số luận văn nghiên cứu khác như: “Chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền, Đại học Luật Hà Nội năm

2011; “Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Lào và Việt Nam dưới góc độ so sánh” của tác giả Xiongnhiachuepatchai,

Syphongxay, Đại học Luật Hà Nội năm 2018; “Chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án

hình sự và thực tiễn tại tỉnh Yên Bái” của tác giả Nguyễn Thi Thu Trang,

Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2021; “Chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Hoàng Ngọc Chiệu, Viện hàn lâm — Khoa học Xã hội Việt Nam, Học viện Khoa học xã hội năm 2017; “Chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự Việt Nam từ thực tiễn Quận 12, Thành phó Hồ Chi Minh” của tác giả Trần Thuy Liên, Viện hàn lâm — Khoa học Xã hội Việt Nam, Học viện Khoa học xã hội, năm 2017.

*Ở cấp độ bài viết, bài báo nghiên cứu:

Chuẩn bị xét xử sơ thâm của BLTTHS 2015, vướng mắc và kiến nghị giải quyết” - Võ Văn Thé (TAND huyện Qué Sơn, tinh Quảng Nam), Tạp chí Tòa án

năm 2018 Bài báo tập trung nghiên cứu về giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm

vụ án hình sự, các công việc ma Thâm phan phải thực hiện, các quyết định mà

II

Trang 14

thâm phán phải đưa ra trong giai đoạn chuẩn bị xét xử như: trả hồ sơ điều tra bỗ sung; Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án; quyết định đưa vụ án ra xét xử Trong phạm vi bai viết này

chỉ bàn về một số điểm mới của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về các hoạt

động tố tụng trong giai đoạn xét xử và vướng mắc trong thực tiễn áp dụng, đề xuất, kiến nghị.

Một số bài viết được đăng trên các tạp chí chuyên ngành liên quan đến

chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự như: “Một số các quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự về quyết định của Tòa án trong hoạt động chuẩn bị xét xử sơ thấm và thực tiễn áp dụng”, tác giả Hoàng Minh Sơn, Tạp chí Luật học SỐ

07/2009; “Hoàn thiện một số quy định của BLTTHS về chuẩn bị sơ thâm vụ án

hình sự”, tác giả Vũ Gia Lâm, Tạp chí Tòa án số 13/2009; “Tòa án cấp sơ thẩm

áp dụng, thay đối hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn chuẩn bị xét

xử”, tác giả Đinh Văn Quế, Tạp chí Tòa án nhân dân số 14/2006; “Đình chỉ vụ án hình sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thâm theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015”, tác giả Ngô Thị Kim Khánh, Tạp chí Khoa học pháp lý số 1/2020; “Hoàn thiện quy định của pháp luật về trả hồ sơ dé điều tra bổ sung trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án hình sự”, tác giả Đặng Văn Phượng và Hoàng Đình Dũng, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 11/2022.

Ngoài các công trình nghiên cứu trong nước điển hình trên còn một số công trình là khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ đề cập đến các góc độ khác nhau

trong hoạt động xét xử sơ thấm các vụ án hình sự Tuy nhiên, các công trình

nghiên cứu trên chưa nghiên cứu một cách toàn diện, chi ra những thay đôi của quy định pháp luật qua các Bộ luật tố tụng hình sự cũng như chưa có sự nghiên cứu về mặt thực tiễn áp dụng trên địa bàn Thành phố Hà Nội Thành phố Hà Nội

12

Trang 15

là thủ đô của Việt Nam và là đô thị có mật độ dân số thuộc top dau cả nước, do

đó, tình hình tội phạm và giải quyết các vu án hình sự cần thiết phải được quan tâm Chính vì vậy việc nghiên cứu lý luận, thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự

nói chung và lý luận, thực tiễn về chuẩn bị xét xử vụ án hình sự nói riêng là hoàn

toàn cấp thiết, tác giả đã lựa chọn dé tài “Chuan bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự theo Luật Tố tụng hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn xét xử tại Thành phố Hà Nội)” để viết luận văn nhằm nghiên cứu một cách đầy đủ hơn về giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ tham VAHS theo quy định pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và thực tiễn thực hiện trên địa bàn Thành phố Hà Nội Từ đó, đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhăm khắc phục những tồn tại, vướng mắc, hạn chế trong công tác thực hiện pháp luật tại Tòa án nhân dân, góp phần hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về chuẩn bị xét xử sơ thâm VAHS.

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận cơ bản về chuẩn

bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự theo luật TTHS, các quy định pháp luật TTHS

về chuẩn bị xét xử sơ thâm và thực tiễn áp dung các quy định của pháp luật về chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: luận văn nghiên cứu các van dé lý luận về chuẩn bị xét chuẩn

bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự; các quy định của luật TTHS hiện hành về chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự và thực tiễn áp dụng các quy định đó

trong quá trình giải quyết vụ án hình sự tại Tòa án nhân dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

13

Trang 16

Về không gian: luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự trong quá trình giải quyết vụ án hình sự tại hệ thống Tòa án nhân dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Về thời gian: luận văn nghiên cứu thực tiễn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án

hình sự theo luật TTHS trên cơ sở số liệu thống kê của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội từ năm 2018 đến năm 2022.

4 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích mà luận văn hướng tới là nghiên cứu các van dé ly luận và nội dung cơ bản của giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thâm VAHS, các quy định pháp

luật về chuẩn bị xét xử sơ thâm VAHS theo BLTTHS, đồng thời chỉ ra một số

vấn đề trong thực tiễn liên quan đến chuẩn bị xét xử sơ thâm VAHS của Tòa án nhân dân tại Thành phố Hà Nội, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về chuẩn bị xét xử sơ VAHS.

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

Nghiên cứu, chỉ ra và xây dựng các vấn đề lý luận khoa học về chuẩn bị xét xử VAHS bao gồm khái niệm, đặc điểm, cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như ý nghĩa của chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự;

Phân tích, đánh giá các quy định của Bộ luật tô tụng hình sự năm 2015 và

các bộ luật hình sự trước đó về chuẩn bị xét xử sơ thâm, làm rõ những điểm mới và những bat cập trong các quy định pháp luật đó;

Phân tích, đánh giá quy định pháp luật tô tụng hình sự liên quan đến giai

đoạn chuân bị xét xử sơ thâm VAHS của một sô nước trên thê giới.

14

Trang 17

Phân tích đánh giá thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về chuẩn bị xét xử sơ thâm, chỉ ra những vướng mắc, hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những tôn tại đó.

Đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu qua áp dụng pháp luật về chuẩn bị xét xử sở thấm VAHS.

5 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp được sử dụng để nghiên cứu đề tài bao gồm: Phương

pháp tổng hợp, thống kê, phương pháp phân tích, kết hợp với phương pháp lịch

sử, so sánh

Phương pháp phân tích: Xem xét chuẩn bị xét xử sơ thẩm vu án hình sự

qua từng van đề, khía cạnh nhỏ dé hiểu được bản chất của các quy định;

Phương pháp lịch sử: Qua quy định pháp luật về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự qua từng giai đoạn dé thay được sự kế thừa và phát triển của pháp

Phương pháp so sánh: Qua việc so sánh quy định pháp luật về chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự giữa Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới, giữa

quy định pháp luật về chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự sự hiện hành và quy định của các thời kỳ trước dé thay được những điểm cần học tập, phát triển

hoặc cần sửa đối bổ sung cho phù hợp.

6 Những đóng góp mới của đề tài 6.1 Ý nghĩa lý luận

Luận văn cung cấp cho người đọc những thông tin về các vấn đề pháp lý

và thực tiễn áp dụng quy định về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; qua đó

người đọc sẽ có một cái nhìn tông quát về trình tự thủ tục tô tụng tai Tòa án và

15

Trang 18

năm bắt được những ưu điểm, hạn chế của quy định pháp luật về chuẩn bị xét

xử sơ thâm vụ án hình sự trong Bộ luật TTHS năm 2015 6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Qua thực tiễn thực hiện các quy định về chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án

hình sự trên địa bàn Thành phố Hà Nội, luận văn rút ra được những kinh nghiệm trong việc áp dụng các quy định pháp luật vào thực tế, qua đó có phương hướng điều chỉnh, bố sung quy định pháp luật dé dam bảo được tối đa quyên, lợi ích hợp pháp của các chủ thé tham gia pháp lật tố tụng hình sự.

7 Kết cấu luận văn

Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự.

Chương 2: Quy định pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự.

Chương 3: Thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự trên dia bàn Thành phố Hà Nội và một số kiến nghị.

16

Trang 19

CHƯƠNG 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VE CHUAN BỊ XÉT XU SƠ THAM VỤ ÁN HÌNH SỰ

1.1 Khái niệm chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Tó tụng hình sự Việt Nam là một ngành luật quy định về trình tự, thủ tục thực hiện hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án các vụ án

hình sự Cùng với việc ban hành Bộ luật Hình sự quy định các hành vi nguy

hiểm cho xã hội bị truy cứu trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với các hành vi vi phạm đó, thì Luật tố tụng Hình sự được ban hành nhằm đảm bảo việc phát hiện chính xác, xử lý kip thời mọi hành vi phạm tội, qua đó nhằm mục đích bảo vệ công lý, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích của Nhà nước cũng như

quyên và lợi ich hợp pháp của tổ chức, cá nhân Thực hiện chức năng trên, Luật

tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, người có thâm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng

Hoạt động tố tụng giải quyết vụ án hình sự hướng đến sự thật khách quan

là quá trình nhận thức của các cơ quan, người có thâm quyền tiến hành tố tụng,

người tham gia tô tụng và các người liên quan khác Quá trình này bao gồm nhiều giai đoạn với những nghĩa vụ chứng minh ở những cấp độ và yêu cầu khác nhau Trong giai đoạn xét xử sơ thấm vụ án hình sự Tòa án có trách nhiệm xem xét tất cả các vấn đề cơ bản liên quan đến vụ án và đánh giá chứng cứ một cách khách quan Nhiệm vụ này được tiến hành qua hai bước: chuẩn bị xét xử và xét xử tại phiên tòa, trong đó giai đoạn chuẩn bị xét xử là giai đoạn cơ sở tạo nên

tảng quan trọng cho xét xử tại phiên tòa.

17

Trang 20

Các quốc gia theo mô hình tố tụng thâm vấn hoặc hỗn hợp thiên về thấm van đều quy định có những quy định về thủ tục chuẩn bị xét xử, đó là tiền đề cho

việc ra bản án hoặc quyết định đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Chăng hạn, tố tụng hình sự ở Đức có một thủ tục tương tự như thủ tục chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự ở Việt Nam đó là giai đoạn tiền xét xử Trong suốt giai đoạn tiền xét xử, không chỉ thâm quyền của Công té viên mà cả những quyết định bãi bỏ tố tụng (đình chỉ) của Công tố viên đều là đối tượng kiểm soát của Thâm phán tiền xét xử Một điểm đáng chú ý nữa trong giai đoạn tiền xét xử là Thâm phán của Đức khi tham gia tiến hành tổ tụng có các chức năng khác nhau trong giai đoạn tiền xét xử và xét xử Thâm phán tiền xét xử (chứ không phải là Công tố viên) thực hiện chức năng kiểm soát đối với các cơ quan có chức năng điều tra Mặc dù Bộ luật tố tụng hình sự của Đức có quy

định về vai trò chi đạo của Công tố viên, tuy nhiên Công tố viên vẫn không thé

ra tất cả các mệnh lệnh áp dụng các biện pháp cưỡng chế, mà hầu hết thâm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng nghiêm khắc nhất này lại thuộc về Tham phán tiền xét xử Tham phán có quyền xem xét tính hợp pháp của các biện pháp do Công tố viên áp dụng chứ không chỉ xem xét tính cần thiết của các biện pháp đó Tuy nhiên, Tham phán không có quyên thực hiện điều tra tư pháp Nếu thông tin mà Thâm phán yêu cầu chưa được đáp ứng đủ thì phải đề nghị cảnh sát hoặc Công tố viên cung cấp thêm bang chứng [28]

Tố tụng hình sự Trung Quốc cũng có những quy định về chuẩn bị xét xử Sau khi nhận được cáo trạng cùng hồ sơ vụ án và chứng cứ liên quan, Tòa án sẽ tiến hành xem xét nhưng nội dung ma văn bản hướng dẫn của TANDTC có liệt kê, trong đó bao gồm thầm quyền xét xử, danh tính của bị cáo, tình tiết phạm tội,

chứng cứ Sau khi xem xét Toa an sẽ quyết định theo các trường hợp sau: Nếu

18

Trang 21

vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án thì sẽ gửi trả hồ sơ cho Viện kiểm sát; Nếu hồ sơ vụ án không đáp ứng các yêu cầu quy định trong văn bản

hướng dẫn của TANDTC thì Tòa có thê đề nghị Viện kiểm sát cung cấp thêm tài liệu; Nếu Viện kiểm sát rút án thì Tòa án cũng cho phép Viện kiểm sát được rút án Theo Luật TTHS hiện hành, không có thủ tục cho việc tiết lộ chứng cứ và tru bị phiên tòa (preliminary motions) giống như các nước theo hệ thống TTHS

tranh tụng [tr.100, 12].

Trong tố tụng một số quốc gia theo mô hình tố tụng tranh tụng, chuẩn bị xét xử là 1 khâu gián tiếp để tiến hành xét xử Phiên điều trần trù bị được tiến hành dé xem xét, xác nhận cáo trạng Điều này có thé dẫn đến việc tiết lộ chứng cứ trước khi xét xử Trong Tố tụng hình sự ở Nhật Bản, việc chuẩn bị xét xử cũng là một hoạt động tố tụng được thực hiện bởi Tòa án tiếp nhận văn bản truy tố hoặc bởi chủ tọa phiên tòa Mục đích của việc tiến hành quy trình tô tụng tru bị là dé

dam bảo tính nhanh chóng va hiệu quả của việc xét xử vụ án bằng cach tập hợp

trước các điểm chính trong vấn đề và các bằng chứng sẽ được kiểm tra tại phiên

xét xử [tr.37, 12] Ở Hàn Quốc, “Phiên điều trần trù bi”’ được quy định nhằm

tạo điều kiện thuận lợi cho việc tô chức phiên tòa công khai tập trung Tòa án có thé định ngày dé mở phiên điều trần trù bị thảo luận về những quan điểm của Công tố viên, bị can, luật sư tiễn hành kiểm tra chéo hoặc tiến hành đối chất về nội dung chuẩn bị cho phiên tòa được mở sắp tới nhằm tuân thủ quy tắc thủ tục

công bằng, đồng thời các chứng cứ có liên quan đến vụ án phải được chấp nhận và xác thực tại Tòa án [12]

Như vậy có thé thấy t6 tụng hình sự của một số quốc gia khác cũng coi trọng giai đoạn chuẩn bị xét xử, chuẩn bị xét xử là khâu quan trọng, giúp cho

19

Trang 22

việc đưa vụ án ra xét xử đúng quy định của pháp luật nhằm tìm ra sự thật khách

quan của vụ án, chứng minh tội phạm và đảm bảo quyên, lợi ich hợp pháp của người tham gia tố tụng.

Hiện nay trong khoa học pháp lý có rất nhiều quan điểm quan khác nhau về chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội đã đưa ra khái niệm về chuẩn bị xét xử VAHS như sau: “Chuan bị xét xử vụ án hình sự là khâu đầu tiên, một phần của giai đoạn xét xử sơ thâm vụ án hình sự, trong đó Tòa án có thâm quyền tiến hành các hoạt động tố tụng và việc làm cần thiết do pháp luật quy định dé đảm

bảo cho việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật” [30, tr.349].

Theo Từ điển Ngôn ngữ học năm 2005, “Chuan bị” nghĩa là “làm cho có sẵn cái cần thiết dé làm việc gì” [tr175, 20] Theo Từ điển Thuật ngữ pháp lý, “xét xử” là “hoạt động do Tòa án tiến hành theo pháp luật tố tụng, trong đó Tòa

án, sau khi nghiên cứu một cách khách quan, toản diện và đầy đủ các tình tiết vụ án, tiễn hành giải quyết và xử lý vụ án bằng việc ra bản án và các quyết định

cần thiết có liên quan” Theo Từ điển Luật học, “sơ thẩm” nghĩa là “lần đầu

tiên đưa ra xét xử vụ án tại một Tòa án có thâm quyên” [tr.870, 34]

Theo cuốn “Thủ tục xét xử sơ thâm trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam”

của tác giả Dinh Văn Qué, “Chuẩn bị xét xử là việc tao những điều kiện cần

thiết dé Tòa án đưa vụ án ra xét xử theo quy định của pháp luật” [17]

PGS.TS Trần Văn Độ cho răng, “chuẩn bị xét xử là phần đầu tiên của giai

đoạn xét xử sơ thâm vụ án hình sự ké từ khi nhận hồ sơ vụ án, trong đó Tham

phán chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ vụ án, giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố tụng và tiến hành những việc

cân thiệt cho việc mở phiên toa như giao các quyêt định của Tòa ấn, triệu tập

20

Trang 23

những người tham gia tố tụng, quyết định hay đề nghị Chánh án, Phó Chánh án quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn trong thời hạn

do pháp luật quy định Chuan bị xét xử cũng là một giai đoạn tô tụng rat quan trọng Bởi vì, trong giai đoạn này Thâm phán phải nghiên cứu hồ sơ vụ án để ra một trong những quyết định: đưa vụ án ra xét xử, trả hồ sơ dé điều tra bổ sung,

tạm đình chi hay đình chỉ vụ án” [tr.212, 8].

Theo tác giả Hoàng Ngọc Chiệu “Chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự là một hoạt động tố tụng hình sự do những người tiến hành tố tụng thực hiện theo thâm quyền từ khi Tòa án thụ ly vụ án đến khi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm

vụ án hình sự” [tr.8, 7].

Tác giả Nguyễn Thanh Phương nhận định “Chuẩn bị xét xử xử sơ thâm vụ án hình sự là hoạt động do những người tiến hành tố tụng có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thực hiện từ khi Tòa án nhân dân thụ lý vụ án cho đến khi mở phiên tòa, nhằm đảm bảo các điều kiện cần thiết để xét xử những bị cáo đã bị Viện kiểm sát nhân dân truy tố” [tr.11, 15] Với quan điểm

này cho thấy sự tương đồng với tác giả Hoàng Ngọc Chiệu, tuy nhiên ngoài

những việc khang định về ban chất, về chủ thé, về thời điểm bắt đầu và kết thúc thi tác giả còn đề cập đến mục đích của hoạt động cũng như khang định đối tượng mà hoạt động này hướng tới chỉ là những bị cáo đã bị Viện kiểm sát truy tô Tuy nhiên, ở đây tác giả chưa phản ánh đến hoạt động nhận hồ sơ truy tô từ

Viện kiểm sát trước khi đưa hồ sơ vào xét xử sơ thấm của Tòa án Việc kiểm tra hồ sơ đối chiếu với bảng kê của Viện kiểm sát bàn giao và thực hiện công việc

giao cáo trạng cho bị cáo là một trong những thủ tục tố tụng quan trọng để tiễn

hành thụ lý vụ án.

21

Trang 24

Từ những quan điểm trên cho thấy, mặc dù có nhiều tác giả cùng nhận định

về chuẩn bị xét xử, nhưng vẫn còn một số sự bất đồng trong việc nhìn nhận chuẩn bị xét xử là một hoạt động, một khâu hay một giai đoạn tô tụng hình sự.

Dựa vào các khái niệm trên thì có thể hiểu chuẩn bị xét xử là một hoạt động quan trọng đầu tiên trong quá trình trước khi phiên tòa sơ thâm diễn ra Đây là những hoạt động tố tụng được thực hiện bởi những người có thấm quyền tiến hành tố tụng nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc xét xử để đảm bảo cho việc xét xử được đúng dan Day là những công việc mà người tiến hành tố tụng bao gồm Chánh án, Phó chánh án, Tham phán được phân công chủ tọa phiên tòa, cán bộ Tòa án phải thực hiện công việc theo thủ tục, trình tự tô tụng với nhiều giai đoạn tố tụng cần thực hiện trước khi đưa vụ án ra xét xử.

Chuan bị xét xử sơ thẩm VAHS được nghiên cứu, tiếp cận dưới góc độ là một hoạt động trong tố tụng hình sự, bao gồm các hoạt động từ khi Tòa án nhận hồ sơ vụ án cho đến khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử Trong giai đoạn nay, Chánh án Tòa án phân công Tham phán tiến hành tố tụng, thâm phán nghiên

cứu hồ sơ vụ án và đưa ra một trong các quyết định như: quyết định tạm đình

chỉ, đình chi, trả hồ sơ điều tra bổ sung hay quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Trên cơ sở thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật Tố tụng hình sự, tác giả

nhận thay chuẩn bị xét xử so thâm vụ án hình sự không chỉ dùng lại ở các hoạt động tố tụng trước khi Tòa án có quyết định đưa vu án ra xét xử mà còn bao

gồm những hoạt động sau đó như việc người tiến hành tố tụng phải phải tống

đạt văn bản tố tụng, thủ tục mời luật sư, người bào chữa

Như vậy, chuẩn bị xét xử sơ thâm VAHS chủ yếu là việc Thâm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa nghiên cứu hồ sơ để nắm được nội dung vụ án, từ đó có hướng giải quyết vụ án một cách đúng đắn, chính xác Hoạt động này

22

Trang 25

giúp Thâm phán xác định được vụ án có đúng thấm quyền hay không, đã đủ điều kiện đưa ra xét xử hay chưa, có thuộc trường hợp phải trả hồ sơ dé điều tra bổ sung hay không, có cần áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng

chế hay không, có căn cứ tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hay không, lên kế hoạch

xét hỏi và chuẩn bị các công việc cần thiết khác cho việc mở phiên tòa xét xử.

Từ những phân tích ở trên, có thé đưa ra định nghĩa về chuẩn bị xét xử sơ thâm VAHS như sau: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm VAHS là một hoạt động to tung mang tinh quyên lực của Nhà nước do Tòa án có thẩm quyên được phân công thực hiện các công việc theo quy định cua BLTTHS nhằm tạo ra những điều kiện can thiết dé thực hiện việc xét xử theo dung quy định của Luật tổ tụng hình

1.2 Đặc điểm của chuẩn bị xét xử sơ tham vụ án hình sự

Thứ nhất, chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là hoạt động tổ tụng quan trọng trước khi mở phiên tòa đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Với bản chất là một hoạt động đòi hỏi việc thực hiện pháp luật nghiêm chỉnh, tự giác, đầy đủ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự của các chủ thể TTHS phải đảm bảo tính khách quan, đúng pháp luật, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần giải quyết vụ án theo hướng phát hiện nhanh chóng, xử lý công minh, kịp thời bao gồm các hoạt động quy trình từ tiếp nhận, thụ lý hồ sơ đến phân công người tiến hành tố tụng, đến nghiên cứu hồ sơ, ra các quyết định tố

tụng, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để mở phiên tòa nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng Ngoài

ra, trong chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự còn có các thủ tục khác về tiếp nhận, tống đạt các văn bản tai liệu, liên hệ người giám hộ, trợ giúp pháp lý, chính quyền địa phương

23

Trang 26

Bên cạnh đó, tất cả các hoạt động trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phải được

thực hiện theo một quy trình luật định, do chủ thể nhất định thực hiện theo thủ tục, trình tự, thời hạn thực hiện cụ thể Theo đó, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách

nhiệm tiếp nhận và vào số thụ lý, báo cáo lãnh đạo về việc tiếp nhận; Chánh án

Tòa án hoặc Phó Chánh án phụ trách hình sự có trách nhiệm phân công Tham phán, Tham phan được phân công có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ vụ án bao gồm điều kiện tố tụng, nội dung vụ án dé đưa ra các quyết định tố tụng phù

Thứ hai, chủ thé chịu trách nhiệm chính trong hoạt động chuẩn bị xét xử là Tham phan chủ tọa phiên tòa.

Chuẩn bị xét xử sơ thấm vụ án hình sự là một tập hợp các hoạt động do

nhiều chủ thé khác nhau tiến hành nhăm chuẩn bị các điều kiện cần thiết dé tiễn hành xét xử vụ án, mà trong đó, Thâm phán chủ tọa phiên tòa là chủ thể có trách nhiệm quan trọng nhất Khi được phân công giải quyết, xét xử VAHS, Thâm phán chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa; trong giai đoạn này, thâm phán đưa ra các quyết định: Quyết định trả hồ sơ

dé điều tra bổ sung; Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn,

biện pháp cưỡng chế, trừ biện pháp tạm giam Quyết định đình chỉ hoặc tam đình chỉ vụ án; Quyết định trưng cầu giám định, giám định bé sung hoặc giám định lại, thực nghiệm điều tra; yêu cầu định giá tài sản, định giả lại tài sản; Yêu

cầu cử, thay đôi người phiên dịch, người dịch thuật; Quyết định triệu tập người làm chứng đến phiên tòa; Quyết định đưa vu an ra xét xử; và các nhiệm vu

khác theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

24

Trang 27

Thứ ba, nội dung của chuẩn bị xét xứ sơ thâm vụ án hình sự bao gồm

những hoạt động tạo ra những điều kiện cân thiết xét xử tại phiên tòa một cách khách quan, ding dan và hợp pháp.

Hoạt động chuẩn bị xét xử bắt đầu ngay khi Viện kiểm sát chuyền hồ sơ sang Toa án Trong hoạt động này, các công việc mà Tòa án phải thực hiện bao

gồm: Nhận hồ sơ vụ án, bản cáo trạng và thụ lý vụ án; Nghiên cứu hồ sơ vụ án;

Các công việc chuẩn bị xét xử khác và cuối cùng là các công việc chuẩn bị cho việc mở phiên tòa.

Nhận hồ sơ vụ án, bản cáo trạng và thụ lý vụ án là công việc do cán bộ Tòa

án được phân công thực hiện, trong đó cán bộ được giao nhiệm vụ có trách

nhiệm đối chiếu bản kê khai tài liệu với các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã khớp hay chưa, kiểm tra vật chứng kèm theo (nếu có) đã đầy đủ hay chưa Sau khi đã kiểm tra và hồ sơ vụ án đã đầy đủ thì cán bộ Tòa án nói trên có trách nhiệm lập biên bản giao nhận và tiến hành vào số thụ lý.

Sau khi thụ lý hồ sơ vụ án, Chánh án Tòa án phân công Thâm phán chủ tọa phiên tòa giải quyết vụ án Thâm phán chủ tọa sau khi được phân công phải có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ vụ án, làm rõ các van đề như: Vụ án có thuộc thâm quyền của Tòa án hay không? Các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án có đủ dé làm sáng tỏ nội dung vụ án hay không? Hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra và hoạt động truy tố của Viện kiểm sát đã đúng quy định pháp luật hay chưa? Có bỏ lọt tội phạm hay không? Có cần áp dụng hoặc thay đổi biện pháp ngăn

chặn hay không? Có căn cứ dé tạm đình chỉ hoặc đình chi hay không? Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án có thé dẫn tới các quyết định tố tụng khác nhau, cụ thé:

Nếu vụ án thiếu chứng cứ, có căn cứ cho rằng còn tội phạm/người phạm tội bị bỏ sót hoặc có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng thủ tục tô tụng, Tham phan chu

25

Trang 28

tọa phiên tòa phải ra quyết định trả hồ sơ dé điều tra bổ sung; nếu có căn cứ tạm

đình chỉ hoặc đình chỉ thì Thâm phán phải ra quyết định tương ứng; nếu vụ án đã có đầy đủ điều kiện để mở phiên tòa thì Thâm phán phải ra quyết định đưa

vụ án ra xét xử và chuẩn bị kế hoạch xét hỏi Chính vì vậy, có thé nói, nghiên

cứu hồ sơ là công việc quan trọng nhất trong hoạt động chuẩn bị xét xử, yêu cầu Tham phán chủ tọa phải nghiên cứu đầy đủ, không được bỏ sót bat cứ tài liệu

nao có trong hỗ sơ vụ án.

Ngoài ra, trong hoạt động chuẩn bị xét xử, những người tiến hành tố tụng còn phải thực hiện các công việc liên quan đến việc tống đạt các văn bản tố tụng cho các chủ thể có liên quan.

Đặc biệt, trường hợp vụ án đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Tham

phán chủ tọa phiên tòa còn phải thực hiện các công việc cần thiết cho việc mở phiên tòa bao gồm sự chuẩn bị về nội dung (tống đạt văn bản cho chủ thể liên quan, triệu tập những người cần xét hỏi ) và sự chuẩn bị về hình thức (bố tri nơi

xử án, việc g1ữ trật tự và bảo vệ phiên tòa ).

Thư tư, mục đích cua chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ an hình sự là chuẩn bị

những điều kiện can thiết cho việc xét xử vụ án hình sự.

Như đã phân tích ở trên, chuẩn bị xét xử bao gồm các hoạt động tố tụng nhằm chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc đưa vụ án hình sự ra xét xử một cách đúng dan, hợp pháp Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, việc đầu tiên Tham

phán chủ tọa phiên tòa cần xem xét vụ án có thuộc thâm quyền của mình hay không? Viện kiểm sát và cơ quan điều tra đã thực hiện đúng quy định về tố tụng

tại các giai đoạn trước đó hay chưa? Tội danh mà Viện kiểm sát truy tố đã đúng hay chưa? Các tài liệu, chứng cứ, vật chứng đã đầy đủ hay chưa? Trên cơ sở đó, Thâm phán đưa ra một trong các quyết định: trả hồ sơ dé điều tra b6 sung

26

Trang 29

(khi có các căn cứ theo quy định của pháp luật); đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụán (khi có căn cứ tương ứng theo quy định của pháp luật); đưa vụ án ra xét xử.

Thứ năm, chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có moi liên hệ chặt chẽ

với các hoạt động to tung khac.

Tương tự như các hoạt động tố tụng khác nối tiếp của quá trình điều tra va truy tố bị can ra trước phiên tòa xét xử thì không thể thiếu đi hoạt động chuẩn bị xét xử sơ thấm Giải quyết vụ án hình sự là cả một giai đoạn đoạn gồm nhiều hoạt động nối tiếp nhau nếu thiếu đi một trong số các hoạt động tố tụng hoặc không được thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ được coi là vi phạm tố tụng Việc chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự được tiến hành nói tiếp nhằm

tạo ra điều kiện cần và đủ dé tiến hành mở phiên tòa xét xử sơ tham được thành công.

1.3 Cơ sở của chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 1.3.1 Cơ sở lý luận

Trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975, nước ta luôn phải chiến đấu

với các dé quốc xâm lược và đối phó với các lực lượng phản động Ông Vũ

Đình Hòe (Bộ trưởng Tư pháp đầu tiên) đã nêu trong cuốn Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh “Một chế độ nào, cho dẫu là theo hướng dân chủ mới, nhưng mới thành lập sau một cuộc cách mạng, cũng cần phải dùng những phương sách bất thường để chống với những lực lượng phản động”, Nhà nước

Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời yêu cầu ban hành pháp luật nói chung và

pháp luật TTHS nói riêng Giải phóng dân tộc thống nhất nước nhà là điều kiện ưu tiên hàng đầu nên ngày 10/10/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành sắc lệnh số 47/SL cho phép sử dụng luật lệ của chế độ cũ ba miền Bắc Trung Nam nếu luật lệ ay không trái với nền độc lập.

27

Trang 30

Trong tố tụng hiện đại, nguyên tắc hai cấp xét xử là nguyên tắc được xác định và ghi nhận trong các công ước quốc tế, đặc biệt là trong Công ước về quyền dân sự và chính trị của Liên Hợp Quốc, Quy chế về Tòa án hình sự quốc

tế đồng thời cũng được ghi nhận trong pháp luật quốc gia của các nước thuộc

các hệ thống pháp luật khác nhau.

Tại Việt Nam, ngay từ những ngày đầu tồn tại Nhà nước dân chủ nhân dân (giai đoạn 1945-1960), Nhà nước ta đã thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử, theo đó ở thời kỳ này, nguyên tắc hai cấp xét xử được thê hiện một cách tương đối linh hoạt từ chỗ tổ chức tòa án theo cấp xét xử kết hợp với hành chính lãnh thổ với chức năng tổ tụng rõ ràng chuyền sang tổ chức tòa án theo đơn vị hành chính lãnh thé là chủ yếu và phân công thực hiện chức năng tổ tụng trong mỗi Toà án Điều này được thé hiện qua quy định tại Điều 63 Hiến pháp năm 1946,

tại Sắc Lệnh số 85-SL ngày 22/5/1950, tại Nghị định số 32-NĐ/CP ngày

6/4/1952 quy định về thâm quyền của các Tòa án nhân dân Đến giai đoạn tiếp theo (từ năm 1960-1988), khi Luật tổ chức Tòa án nhân dân đầu tiên được ban

hành (ngày 14/7/1960), nguyên tắc hai cấp xét xử lần đầu tiên được ghi nhận về

mặt luật định tại Điều 9 “Toà án nhân dân thực hành chế độ hai cấp xét xử” Từ

năm 1989 đến nay, mặc dù có sự thay đôi qua những lần sửa đổi pháp luật, tuy

nhiên, tư tưởng về hai cấp xét xử vẫn được duy trì và thực hiện Điều 27 Bộ luật tô tụng hình sự năm 2015 quy định: “Bản án, quyết định sơ thầm của Tòa án có

thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này Bản án, quyết định

sơ thâm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật Bản án, quyết định sơ thâm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thâm Bản án, quyết định phúc thâm của Tòa án

có hiệu lực pháp luật”.

28

Trang 31

Từ đó cho thấy, xét xử sơ thấm VAHS là xét xử lần đầu do Tòa án có thâm

quyền tiến hành theo quy định của pháp luật Trong giai đoạn này, Tòa án có thâm quyền tiến hành xem xét, giải quyết vụ án, ra bản án, quyết định tố tụng

theo quy định của pháp luật.

Xét xử sơ thâm vụ án hình sự bao gồm nhiều hoạt động tô tụng, tùy thuộc vào các mô hình tố tụng khác nhau mà các hoạt động này có sự khác biệt cơ bản Hiện nay, trên thế giới tồn tại nhiều loại mô hình tố tụng hình sự khác nhau, trong đó bao gồm 03 mô hình chủ yếu là: mô hình tố tụng hình sự tranh tụng, mô hình tố tụng hình sự thâm van và mô hình tố tụng hình sự hỗn hợp.

Mô hình tố tụng hình sự tranh tụng: Đây là một loại mô hình phô biến trên thế giới, có ưu điểm là tạo ra sự bình dang giữa bên buộc tội (co quan công tố)

và bên bào chữa (luật sư) trong suốt quá trình giải quyết vụ án Ở giai đoạn tiền

xét xử (giai đoạn chuẩn bị xét xử), công tố viên và luật sư đều có quyền điều tra, thu thập chứng cứ như nhau Khi xét xử, cả hai bên đều có quyền đưa chứng cứ ra dé thâm tra trước tòa, lựa chọn các nhân chứng dé thẩm tra Thông qua

quá trình tranh tụng giữa công tố viên và luật sư mà Thâm phán đưa ra phán quyết về tội danh cũng như định hình phạt (nếu có) cho người bị buộc tội Mô

hình này cho phép luật sư có thể tham gia đầy đủ vào quá trình tố tụng nên tòa án ngoài việc xem xét các chứng cứ có trong hồ sơ VAHS thì còn được tiếp cận

chứng cứ của cả bên buộc tội và bên gỡ tội đưa ra.

Như vậy, trong mô hình tố tụng tranh tụng, trước khi phiên tòa diễn ra, tất cả những người ngồi xét xử bao gồm cả Thâm phán và Bồi thâm đoàn đều chưa

được biết về nội dung vụ án hay bat cứ băng chứng, tải liệu nào liên quan đến

vụ án Thâm phán và Bồi thâm đoàn ra phán quyết hoàn toàn dựa trên sự tranh tụng của các bên tại phiên tòa Điều đó có nghĩa là Tham phán chủ tọa không

29

Trang 32

được đọc và không phải nghiên cứu nội dung vụ án trước khi phiên tòa diễn ra,

do đó chuẩn bị xét xử dưới góc độ là sự chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho

việc xét xử tại phiên tòa của Thâm phán chủ tọa phiên tòa dường như không xuất hiện trong mô hình tố tụng này.

Mô hình tố tụng hình sự thấm van: Theo mô hình này, các cơ quan tố tụng

của Nhà nước (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát/Viện công tố, Tòa án) cùng tham gia vào qua trình di tìm sự thật của vu án, các cơ quan nay cùng có trách

nhiệm chứng minh tội phạm Phương pháp điều tra được sử dụng là thâm vấn Tòa án giải quyết vụ án dựa trên các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án kết hợp với việc thầm van trực tiếp tại phiên tòa Khi một vụ việc được đưa đến cho

Tòa án, Tòa án sẽ năm giữ trách nhiệm tìm kiếm sự thật cho riêng mình Điều

này ngược lại với mô hình tranh tụng, nơi mà bồi thâm đoàn giao quyền chủ

động cho công tổ viên và luật sư tại phiên tòa và chỉ quyết định khi bị thuyết

phục bởi lý lẽ, chứng cứ của một trong hai bên Khác với mô hình tố tụng tranh tụng, vai trò của cơ quan nhà nước trong việc tham gia tố tụng theo mô hình này

là chủ yếu Hiện diện trong suốt quá trình tố tụng là một hồ sơ vụ án hình sự

thống nhất được lập từ giai đoạn điều tra và là nơi chứa đựng chứng cứ xác định tội phạm [22] Trong mô hình này, các cơ quan tiến hành tổ tung: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án là các chủ thể đóng vai trò chính trong toàn bộ quá trình tố tụng, có nhiệm vụ xây dựng hồ sơ của vụ án, thu thập tài liệu chứng cứ

dé xác định sự thật khách quan của vụ án Có thể nói, cơ quan tiến hành tố tụng có vai trò chi phối toàn bộ mô hình tố tụng nay.

Xuất phát từ bản chất của hai loại mô hình tố tụng nguyên bản trên mà hoạt động tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thâm là khác nhau Nếu như ở mô hình tố tụng tranh tụng, thâm phán chủ tọa và bồi thâm đoàn đưa ra phán quyết dựa vào

30

Trang 33

mức độ thuyết phục của những lý lẽ, chứng cứ mà bên buộc tội và bên gỡ tội

tranh tụng tại phiên tòa thì ở mô hình tố tụng thâm van, thẩm phán đưa ra phán quyết chủ yếu dựa trên cơ sở thâm tra, đánh giá chứng cứ có trong hồ sơ vụ án.

Vì vậy, kết quả của quá trình điều tra, thu thập chứng cứ trước khi mở phiên tòa

có ảnh hưởng lớn đến phán quyết của thâm phán Nhiệm vụ của thẩm phán lúc nay là xem xét và đánh giá tính hợp pháp của chứng cứ; kiểm tra, thấm định lại

các chứng cứ đã được thu thập trước đó Hoạt động này được gọi là hoạt động

chuẩn bị xét xử sơ thâm và là đặc trưng của mô hình tố tụng thâm van.

Trong xu hướng, bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc thực hiện mô hình tố tụng hình sự thuần túy là thâm vấn hay tranh tụng không còn tôn tại, thay vào

đó, tại các quốc gia trên thế giới có sự kết hợp, đan xen giữa hai cách thức tô

chức hoạt động tố tụng hình sự này tạo nên một mô hình tố tụng hình sự khác gọi là mô hình tố tụng hình sự hỗn hợp Tùy thuộc vào từng quốc gia mà mô hình tố tụng này hoặc có thé mang nhiều đặc trưng của mô hình tố tụng thâm vấn hơn hoặc có thê mang nhiều đặc trưng của mô hình tô tụng tranh tụng Hiện nay, mô hình tố tụng hình sự Việt Nam áp dụng là mô hình hỗn hợp thiên về thâm vấn Trách nhiệm xác định sự thật, chứng minh tội phạm thuộc vé các cơ quan tiễn hành tố tụng Do đó, theo tinh thần pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, tại giai đoạn xét xử sơ thâm vụ án hình sự, hoạt động chuẩn bị xét xử

đóng vai trò quan trọng va có ý nghĩa lớn trong việc tìm ra su thật khách quancủa vụ án, xét xử đúng người đúng tội Chính vì vậy, việc nghiên cứu và ban hành các quy định pháp luật về hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự là điều

tất yêu trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

31

Trang 34

1.3.2 Cơ sở thực tiễn

Xuất phát từ bản chất xã hội của pháp luật, các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, phản ánh lợi ích, nhu cầu của các giai cấp trong xã hội, được các cá nhân, các tầng lớp xã hội chấp nhận, coi là chuẩn mực, quy tắc xử sự chung Các hành vi xử sự của cá nhân, cộng đồng dân cư, tô chức phủ hợp với quy định của pháp luật giúp cho xã hội phát triển trật tự, 6n định Các quy định trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thầm vụ án hình sự cũng

vậy, cũng được xây dựng trên cơ sở thực tiễn khách quan, từ nhu cầu của đời sông xã hội.

Một là, các quy định về chuẩn bị xét xử sơ thâm được xây dựng từ đòi hỏi của thực tiễn Trong bất cứ hoạt động nao (kế cả hoạt động xã hội nói chung va

hoạt động tố tụng nói riêng) đều cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng, đặc biệt là hoạt

động liên quan đến trách nhiệm hình sự của một cá nhân Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm cao nhất, có ảnh hưởng tới quyền công dân của các cá nhân bị kết tội Do vậy, quá trình xét xử đặt ra yêu cầu cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng, cân

thận trước khi đưa một vụ án ra xét xử công khai tại phiên tòa Việc pháp luật

quy định những trình tự, thủ tục, hình thức các hoạt động chuẩn bị xét xử chính

là sự dap ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra, nhằm đảm bảo thực hiện đối với tất cả các

vụ án hình sự, đảm bảo cơ quan, người có thẩm quyền phải thực hiện thống nhất,

đồng bộ các quy định trên hướng tới bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thé

tham gia tố tụng Các vụ án chỉ qua quá trình truy tố rồi đem ra xét xử ngay sẽ dẫn đến tình trạng nhiều vụ án phải quyết định trả hồ sơ hay đình chỉ hoặc tạm đình chỉ dẫn đến lãng phí thời gian công sức và việc tổ chức phiên tòa sơ thâm.

Nếu không có sự chuẩn bị xét xử thì sẽ không có phiên tòa xét xử của Tòa án, và vì thế công lý sẽ không được thực hiện Chuẩn bị xét xử sơ thâm mang đến sự

32

Trang 35

công bằng, dân chủ, đúng pháp luật sẽ có tác dụng to lớn trong việc bảo đảm công lý, bao đảm quyền con người, kịp thời khắc phục hậu quả cho nạn nhân và

xã hội; sẽ giảm thiểu, cũng như sẽ không cần thiết phải xét xử lại vụ án ở cấp phúc thâm.

Hai là, chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là bước đệm kiểm tra, giám

sát kết quả của các giai đoạn trước Các giai đoạn trong TTHS là các giai đoạn

độc lập nhưng liên quan lẫn nhau trong quá trình tố tụng với những nhiệm vụ tố tụng cụ thể, tương ứng Chuẩn bị xét xử là hoạt động được thực hiện ngay sau khi Tòa án nhận được hồ sơ vụ án từ Viện kiểm sát chuyền sang, nhằm mục đích thực hiện việc kiểm tra giai đoạn điều tra và truy tố bị can có được thực hiện theo đúng pháp luật tô tụng hình sự hay không Trước khi đưa vụ án ra xét xử việc chuẩn bị xét xử sơ thấm là yêu cầu không thé thiếu trên cơ sở cáo trạng

(hoặc quyết định truy tố) của Viện kiểm sát, giai đoạn này có nhiệm vụ xem xét

đầy đủ, khách quan, toàn diện các tai liệu, chứng cứ đã thu thập được trong qua trình khởi tố, điều tra, truy tố dé đưa ra phán quyết, quyết định bị cáo có tội hay

không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp; trách

nhiệm bồi thường thiệt hại, vấn đề dân sự trong vụ án hình sự; bị cáo có thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự, hình phạt hay không; án phí hình sự, án phí dân sự; xử lý vật chứng, tải sản bị kê biên, tài sản bị phong tỏa Đối với việc kiểm tra hồ sơ từ việc chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự ta có thé tìm ra những sai phạm trong quá trình tố tụng từ đó sửa chữa giúp cho quá trình

tố tụng được day đủ, đúng pháp luật gây dựng lòng tin cho mọi người về pháp

luật tố tụng.

33

Trang 36

1.3.3 Cơ sở pháp lý

Chuan bị xét xử sơ thâm là thé hiện qua việc pháp luật quy định cụ thể trình

tự, thủ tục, hình thức dé các cơ quan, người có tham quyền, có trách nhiệm, quyền hạn thực hiện đầy đủ các hoạt động chuẩn bị xét xử đối với mỗi một vụ án

hình sự nhằm đảm bảo cho việc thực hiện xét xử một cách chính xác, đúng đắn,

khách quan, từ đó bảo vệ công lý, công bằng và tránh oan sai.

Các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về chuẩn bị xét xử sơ thâm

được đưa ra trên cơ sở sau:

Thứ nhất, dựa trên cơ sở chức năng của ngành Tòa án Khoản 1 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” Đây là cơ quan

duy nhất có quyền tư pháp, có chức năng giải quyết, xét xử các vụ án, trong đó có VAHS Cụ thé hóa các quy định của Hiến pháp, Khoản 1 Điều 2 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định “Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ

nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tô chức, cá nhân” Đối với việc giải quyết các VAHS, Tòa án có quyền “Xem xét, kết luận

về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tô tung của Điều tra viên, Kiểm sát

viên, Luật sư trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; xem xét việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do Luật sư, bi can, bi cáo

và những người tham gia tố tụng khác cung cấp; Khi xét thấy cần thiết, trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bố sung; yêu cầu Viện kiểm sát bé sung tài

liệu, chứng cứ hoặc Tòa án kiểm tra, xác minh, thu thập, bố sung chứng cứ theo

34

Trang 37

quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; Yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên và

những người khác trình bày về các vấn đề có liên quan đến vụ án tại phiên tòa; khởi tố vụ án hình sự nếu phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm; Ra quyết định dé

thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự”

(khoản 3 Điều 2) Như vậy, quy định về chuẩn bị xét xử sơ thâm VAHS là sự cụ

thể hóa chức năng nhiệm vụ của Tòa án khi thực hiện nhiệm vụ giải quyết

Thứ hai, chuẩn bị xét xử so thâm duoc quy định dựa trên cơ sở mục đích chung của giai đoạn xét xử Theo đó, mục đích của giai đoạn chuẩn bị xét xử là đưa vụ án ra xét xử tại phiên tòa, phục vụ cho Hội đồng xét xử đưa ra bản án,

quyết định đúng người, đúng tội, đúng pháp luật Mặc dù không phải là một giai đoạn độc lập mà chỉ là một bước trong giai đoạn xét xử của quá trình tố tụng

hình sự, nhưng chuẩn bị xét xử đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn xét xử của Tòa án Vì chuẩn bị xét xử nhằm mục dich đưa ra các điều kiện cần thiết dé đưa vụ án ra xét xử đúng quy định pháp luật Trong giai đoạn này, Tòa án tiếp

tục xác định sự thật của vụ án, dam bảo quyền và lợi ích của người tham gia tố

tụng, tạo điều kiện cần thiết cho việc mở phiên tòa Như vậy, có thể nói nếu không có giai đoạn chuẩn bị xét xử thì việc xét xử tại phiên tòa sẽ gặp khó khăn, cũng như mất nhiều thời gian, thậm chí gây oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm.

1.4 Ý nghĩa của chuẩn bị xét xử sơ thắm vụ án hình sự

Thứ nhất, chuẩn bị xét xử sơ thẩm VAHS dam bảo tối da cho việc bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của bị cáo, bị hại và những đương sự trong vụ án.

Hoạt động chuẩn bị xét xử sơ thẩm VAHS được tiến hành bao đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, bị hại và đương sự trong vụ án Nguyên tắc này là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng hình sự (Điều 8,9

35

Trang 38

BLTTHS năm 2015) Bên cạnh việc pháp luật quy định người bị buộc tội có quyền tự mình bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa (Điều 16

BLTTHS năm 2015), pháp luật còn quy định trách nhiệm của cơ quan, người

tiến hành tố tụng trong việc tạo điều kiện, thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Luật t6 tụng hình sự [21].

Thứ hai, chuẩn bị xét xử sơ thẩm VAHS tạo diéu kiện cho Thẩm phán, Hội dong xét xử xác định đúng đắn, nhanh chóng giải quyết vụ án đảm bảo Hiến

pháp và pháp luật TTHS.

Sau khi Tòa án nhận hồ sơ vụ án từ Viện kiểm sát chuyền sang, các hoạt

động chuẩn bị xét xử được tiến hành Chuan bị xét xử sơ thấm VAHS có vai trò

quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án, các hoạt động thực hiện trong giai

đoạn chuẩn bị xét xử có thé làm ảnh hưởng đến phán quyết cuối cùng của Tham

phán và Hội đồng xét xử Thông qua việc chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự một cách khách quan, day đủ, toàn diện trong giai đoạn này Tham phán chủ tọa phiên tòa có thể năm bắt được diễn biến, bản chất của vụ án từ đó rút được sự thật vụ án và định hướng giải quyết vụ án Thông qua hoạt động chuẩn bị xét xử, Thâm phán có thể nâng cao được trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp Có thể nói hoạt động chuẩn bị xét xử sơ thâm VAHS là tiền đề cho việc xét xử vụ án một cách đúng đắn, đúng pháp luật.

Thứ ba, chuẩn bị xét xử sơ thẩm VAHS giúp Tòa án tiễn hành các công việc can thiết dé đảm bảo cho hoạt động xét xu được chính xác, khách quan, dung pháp luật.

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thâm VAHS, Tòa án phải tiến hành các hoạt động tố tụng dé chuẩn bi cho việc xét xử Việc chuẩn bị càng được thực

36

Trang 39

hiện kỹ càng thì kết quả thu được sẽ cảng cao Việc chuẩn bị các công việc

trước khi đưa vụ án ra xét xử giúp cho việc xét xử của Thâm phán và Hội thẩm

nhân dân tại phiên tòa có kết quả cao, đảm bảo việc thực hiện việc tuyên truyền,

giáo dục ý thức pháp luật cho người dân thông hoạt động xét xử của Toa án.

Việc chuẩn bị được tiến hành chính xác, khách quan va đúng pháp luật nhằm hạn chế những sai lầm, thiếu sót pháp luật trong trong quá trình xét xử từ đó

củng có lòng tin của mọi người vào công lý, nâng cao uy tín của ngành Tòa án.

Các hoạt động tố tụng trong quá trình chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự có ý nghĩa rất quan trọng tuy không đưa ra những phán quyết cuối cùng cho vụ án nhưng đó tạo ra tiền đề cơ sở pháp lý, là điều kiện cần và đủ cho các hoạt

động tố tụng tiếp theo dam bảo cho việc xét xử của Tòa án được toan diện, đúng pháp luật.

37

Trang 40

KET LUẬN CHƯƠNG 1

Tại chương 1, tác giả luận văn đã trình bày một số van đề lý luận chung về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, cụ thé bao gồm khái niệm, đặc điểm, cơ

sở lý luận thực tiễn cũng như ý nghĩa của chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Từ các phân tích ở chương 1, tác gia đã đưa ra khai nệm về chuẩn bị xét xử

sơ thấm VAHS như sau: “chuẩn bị xét xử sơ thâm VAHS là hoạt động tố tụng

do Tòa án tiến hành từ khi thụ lý hồ sơ vụ án cho đến khi ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử, nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết, tạo tiền đề cho việc xét xử sơ thâm vụ án tại Tòa án” Chuẩn bị xét xử sơ thẩm VAHS có ý nghĩa

đặc biệt quan trọng, không chỉ giúp Toa án đảm bảo cho việc xét xử được chính xác, khách quan, đúng pháp luật ma còn bảo vệ quyền, lợi ich hợp pháp của các

chủ thể tham gia pháp luật.

38

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.2. Tình hình TANDST trả hồ sơ để điều tra bỗ sung trên địa ban Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2018-2022 - Luận văn thạc sĩ luật học: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự Việt nam (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại thành phố Hà Nội)
Bảng 3.2. Tình hình TANDST trả hồ sơ để điều tra bỗ sung trên địa ban Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2018-2022 (Trang 88)
Bảng 3.3. Quan điểm của Viện kiểm sát về quyết định trả hô sơ để điều tra bỗ sung trên địa bàn Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2018-2022 - Luận văn thạc sĩ luật học: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự Việt nam (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại thành phố Hà Nội)
Bảng 3.3. Quan điểm của Viện kiểm sát về quyết định trả hô sơ để điều tra bỗ sung trên địa bàn Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2018-2022 (Trang 90)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w