1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 (Trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Đắk Lắk)

82 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

LÊ THỊ THU HOÀI

TOI VI PHAM QUY ĐỊNH VE KHAI THÁC, BAO VE

RUNG VA LAM SAN THEO BỘ LUAT HÌNH SỰ VIET NAM NAM 2015 (TREN CO SO THUC TIEN

XET XU TAI TINH DAK LAK)

LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

LÊ THỊ THU HOÀI

TOI VI PHAM QUY ĐỊNH VE KHAI THÁC, BẢO VE

RUNG VA LAM SAN THEO BỘ LUẬT HÌNH SU

VIET NAM NAM 2015 (TREN CO SO THUC TIEN XET XU TAI TINH DAK LAK)

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tổ tụng Hình sựMã số: 8380101.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYÊN DUY HỮU HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nội dung trong Luận văn là công trình nghiên cứu

của riêng tôi Các kết quả mà Luận văn đưa ra chưa được công bố trong bat kỳ công trình nào khác Các sỐ liệu, vi dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn hoc và đã thanh toán tat cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Toi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Lê Thị Thu Hoài

Trang 4

CHƯƠNG 1: MOT SO VAN DE CHUNG VE TOI VI PHAM QUY ĐỊNH VE KHAI THÁC, BAO VE RUNG VA LAM SAN

THEO QUY ĐỊNH CUA LUAT HINH SỰ 7

1.1 Khái niệm tội vi phạm quy định về khai thác bảo vệ rừng và

E8): 8 7

1.1.1 Khái niệm rừỪng - - cv ng 71.1.2 Khái niệm lâm sản - Ă 5c 3321111221111 1195111811151 xre 11

1.1.3 Khai niệm tội vi phạm quy định về khai thác bảo vệ rừng va lâm san 12

1.2 Đặc điểm của tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng

Va TAM 1 6 6663 13

1.2.1 Hành vi vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản là

tội phạm khi có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội 141.2.2 Chủ thé thực hiện hành vi phải thực hiện một cách có lỗi 15

1.2.3 Hanh vi phải được quy định trong Bộ luật Hình sự và người vi

phạm phải chịu hình phat 5 5-5 32+ * + +evseeseeersrrerees 16

1.3 Cơ sở và ý nghĩa của việc quy định tội vi phạm quy định về

khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản trong Bộ luật hình sự 17

1.3.1 Cơ sở của việc quy định tội này trong Bộ luật hình sự 17

1.3.2 Ý nghĩa của việc quy định tội vi phạm quy định về khai thác, bao

vệ rừng và lâm sản trong Bộ luật hình sự - -<- 19

:4108897.9/9:i0/9) c1 22

Trang 5

CHUONG 2: QUY ĐỊNH CUA BỘ LUAT HÌNH SỰ NĂM 2015 VE TOI VI PHAM QUY ĐỊNH VE KHAI THÁC, BẢO VE RUNG VÀ LAM SẢN 25-2222 212211221211211211 211.111 111k 2.1 Dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về khai thác, bảo

vệ rừng và lâm SAM - c 2S S* vs ng ren

2.1.1 Dấu hiệu khách thể ¿-2cc++c2xttttrxxtrrtrrtrrrrrrrrrrrrrrrrrek

2.1.2 Dấu hiệu mặt khách quan - + ¿+£+£+E£+E++£++£++rxerxerxerseee2.1.3 Dau hiệu chủ thé của tội phạm - 2 22+ + 2+££+E+£E+£zEzxerxee

2.1.4 Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm - - 5 «+ s+++ss>+ss+sss+

2.2 Hình phạt đối với tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ

TUTE VA TAM SAN 8

2.2.1 Hình phat tai khoản 1 Điều 232 Bộ luật hình su năm 2015

2.2.2 Hình phạt quy định tại khoản 2 Điều 232 Bộ luật hình sự năm 2015

2.2.3 Hình phạt quy định tại khoản 3 Điều 232 Bộ luật hình sự năm 2015

2.2.4 Hình phạt bổ sung quy định tại khoản 4 Điều 232 Bộ luật hình sựnăm 220 Ï Š - - + k9 TH tt2.2.5 Hình phạt đối với pháp nhân thương mai - 55+:

2.3 Phan biệt một số tội có dấu hiệu pháp lý gần giống nhau với tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản

2.3.1 Phân biệt với tội vi phạm quy định về quản lý rừng quy định tại Điều 233 Bộ luật hình sự năm 20 Ì 5 - - 2-5 s+E+£++E+EzEeztzxezez 2.3.2 Phan biệt với tội hủy hoại rừng quy định tại Điều 243 Bộ luật hình sự năm 21 Š - E1 2210111 1111111999535 11 kg ve 2.3.3 Phân biệt với tội vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên quy định tại Điều 245Bộ luật hình sự năm 2015

KET LUẬN CHƯNG 2 -¿- 6k St*kEEk+EEEESEEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEkrkerkrkrree CHUONG 3: THỰC TIEN XÉT XỬ VÀ GIẢI PHAP TRONG VIỆC NANG CAO CHAT LƯỢNG VAN DỤNG PHAP LUẬT HÌNH SỰ VOI TOI VI PHAM QUY ĐỊNH VE KHAI THÁC, BAO VE RUNG VA LAM SAN TẠI TINH DAK LẮK

Trang 6

3.1 Một số điểm về kinh tế - xã hội, địa lý dân cư của tỉnh Dak Lắk

có liên quan đến Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ

YUNG VA TAM SAM 8n 46

3.2 Thue tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với Tội vi phạm quy

định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản trên địa bàn tỉnh

Đắk Lắk từ năm 2018 đến năm 2022 - -ccccccccvc: 48

3.2.1 Tinh hình xét xử đối với Tội danh nay của Tòa án nhân dân hai

cấp tỉnh Dak Lak từ năm 2018 đến năm 2022 2 +: 48 3.2.2 Những ton tại, vướng mắC ¿2+ 2+ £+EE+EE2EE£EEeEEerkerkerreee 59

3.2.3 Những nguyên nhân làm phát sinh những tồn tại, vướng mắc 62

3.3 Những giải pháp, đề xuất - 222cc eEererkerkerreres 64

3.3.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự đối với Tội vi phạm quy

định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản - - «+ «<++sxx++ 64 3.3.2 Nâng cao trình độ đội ngũ những người tiến hành tố tụng giải

quyết vụ án hình sự về Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ

TUNG Va LAM SAN 0 65

3.3.3 Nâng cao trình độ quan chúng nhân dân - 2 ¿5+ 67

3.3.4 Các giải pháp khác - c1 TH TH ng ngư, 68

KET LUẬN CHUONG 3 -¿- -St+ESt+ESEE2EEEESEEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEkrkrrrrkrree 70 KẾT LUẬN - 5-52 ©5222 2E12E1211215271271111121.211211211211211 2111111 cre 71 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-2222 szttrxeed 73

Trang 7

DANH MỤC CAC BANG

Số hiệu Tên bảng Trang

Bảng3.I | Thực trạng xét xử sơ thâm Tội vi phạm quy định về

khai thác, bảo vệ rừng va lâm sản trên địa bàn tinh

Đắk Lắk từ năm 2018 đến năm 2022 49Bảng 3.2 | Thống kê chỉ tiết công tác xét xử Tội vi phạm quy định

về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản trong thực tiễn xét xử sơ thẩm trên địa ban tỉnh Đắk Lak từ 2018 —

2022 50

Bang 3.3 | Bảng thống kê số liệu xét xử phúc thâm Tội vi phạm

quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản trên địa

bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2018 đến năm 202255

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc bảo vệ môitrường trong đó việc trồng rừng và bảo vệ rừng được Bác đặc biệt chú trọng.

Thực hiện tư tưởng của Bác, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọngviệc bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ rừng nói riêng, đặc biệt là việc

kiện toàn hệ thống pháp luật đối với việc bảo vệ và phát triển rừng Vào ngày11 tháng 6 năm 1992, Việt Nam đã ký Công ước khung về biến đổi khi hậu.Nối tiếp đó, vào năm 2004, Việt Nam đã thông qua Luật Bảo vệ và Phát triển

rừng và sau đó thay thế bằng Luật Lâm nghiệp Như vậy, có thể thấy Đảng vàNhà nước ta ngày càng coi trọng việc bảo vệ và phát triển rừng, các hành vi

xâm hại rừng đều bị xử lý nghiêm minh.

Các quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 và LuậtLâm nghiệp năm 2017 đều xác định rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loàithực vật rừng, động vật rừng, nam, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi

trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đắt,

núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác Rừng là một

trong những tài nguyên quí báu mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nước ta,

tuy nhiên, diện tích rừng tự nhiên của nước ta ngày càng suy giảm Theo Tổ

chức Lương thực và Nông nghiệp thế giới (FAO) thì năm 1947, tỉ lệ che phủ

rừng của Việt Nam là 43 % nhưng chi 52 năm sau, tức là năm 1995, ty lệ chephủ rừng của Việt Nam giảm còn 27,2% (giảm 15,7% trong 52 năm) Vậy

nên, có thời điểm, từ một đất nước rất nhiều rừng, Việt Nam trở thành nước có tỷ lệ đất rừng và trữ lượng gỗ bình quân đầu người thấp nhất trên toàn cau.

Trong thập kỷ qua, Dang và Nhà nước đã có những nỗ lực đáng kétrong việc quản lý và bảo vệ rừng Nước ta hiện là nước duy nhất trong khu

Trang 9

vực sông Mekong đã và đang báo cáo tăng trưởng liên tục trong độ tàn che

trong ba thập kỷ vừa qua Tuy vậy, trên địa bàn cả nước nói chung và trên địa

bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng, tội phạm xâm phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng, cụ thể hơn là tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản có chiều hướng ngày càng gia tăng, tội phạm này diễn ra với tính

chất, hậu quả nghiêm trọng, hành vi phạm tội ngày càng phức tạp, tinh vi, xảo

quyệt và khó lường hơn Hành vi nay di ngược lại với chủ trương cua Dang,

Nhà nước Không những thế, còn làm gia tăng diện tích đất trống, đồi trọc,

đất thoái hóa, bạc màu, lũ quét, sạt lở đắt, gây ngập ung vào mùa mưa va lam

suy giảm khả năng điều tiết môi trường của rừng, giảm đa dạng sinh học dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội.

Pháp luật hình sự Việt Nam quy định như thế nào về hành vi khai thác, tang trữ, van chuyén, mua bán trái phép thực vật, động vật rừng? Xử lý như

thế nào với những hành vi này, và làm cách nào để bảo vệ rừng và lâm sản khỏi những hành vi khai thác, tàng trữ, vận chuyên, mua bán trái phép?

Trên cơ sở thực tiễn của việc giải quyết, xét xử đối với “Tội vi phạm

quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” trên địa bàn tỉnh Đắk Lắktrong những năm qua, nêu ra những thành tựu đạt được, đồng thời phát hiện

một số tồn tại, bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật, từ đó đề xuất một số

giải pháp đảm bảo áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự đối với loại tộinày Đây cũng là lý do mà học viên chọn dé tài “Tội vi phạm quy định về khai

thác, bảo vệ rừng và lâm sản theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 (Trên

cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Dak Lak)” làm luận văn thạc sĩ của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Thực hiện đề tài này, học viên mong muốn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn “Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”

Trang 10

được quy định tại Điều 232 Bộ luật hình sự 2015 Trên cơ sở đó xây dựng hệ

thống giải pháp hoàn thiện pháp luật nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh

phòng, chống tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản.

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Lam rõ về mặt lý luận của tội phạm này theo quy định của Bộ luật

hình sự năm 2015.

- Đánh giá thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với “Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2022, qua đó tìm ra những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật.

- Đề xuất một số giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp

luật hình sự đối với Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm

sản trên địa bản tỉnh Đắk Lắk.

3 Tính mới và những đóng góp của đề tài

Luận văn là một công trình nghiên cứu vừa có ý nghĩa về mặt lý luận,

vừa có ý nghĩa về mặt thực tiễn Cụ thé:

- Về mặt lý luận, luận văn tổng hợp các quan điểm khoa học về Tội viphạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản, nghiên cứu làm sáng tỏ

những vấn đề lý luận về tội này, qua đó nâng cao nhận thức, đặc biệt là đối

với các cơ quan áp dụng pháp luật.

- Về mặt thực tiễn: những giải pháp đề xuất nêu trong luận văn sẽ góp

phần nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản, tránh bỏ lọt tội

phạm và xử lý oan người vô tội, qua đó nâng cao hiệu quả công tác đấu tranhphòng, chống tội phạm nói chung.

- Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho những người học

tập, nghiên cứu, cho người làm công tác thực tiên và tât cả những ai quan tâm.

Trang 11

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối twong nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn

xét xử về Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản theo quy

định của Bộ luật hình sự năm 2015.

4.2 Pham vi nghién cứu

Luận văn nghiên cứu thực tiễn xét xử Tội vi phạm quy định về khai thác,

bảo vệ rừng và lâm sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2018 đến năm 2022.

5 Phương pháp nghiên cứu4.1 Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận của luận văn là những vấn đề khoa học nên tảng về Phầncác tội phạm Luật hình sự, cũng như chế định lớn về các tội xâm phạm trả tựquản lý kinh tế (Nói chung) và chế định nhỏ về tội vi phạm quy định về khaithác, bảo vệ rừng và lâm sản (Nói riêng) được thé hiện trong các ấn phâm khoa

học Luật hình sự như (Sách, báo pháp lý hình sự).4.2 Cơ sở phương pháp luận

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa

duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về thi hành án hình sự, về đấu tranh phòng và chống tội phạm, cũng như các thành tựu khoa học khác như Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Luật

thi hành án hình sự và triết học, những luận điểm khoa học trong các côngtrình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp chí của một

số nhà khoa học trong lĩnh vực tư pháp hình sự.

6 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống tội

phạm về tội vi phạm quy định về khai thác bảo vệ rừng và lâm sản trong

Trang 12

Luật hình sự Việt Nam, trong thời gian qua nhiều nhà nghiên cứu, các tácgiả cũng rất quan tâm tới van dé về tội phạm nói chung và Tội vi phạmquy định về khai thác bảo vệ rừng và lâm sản trong Luật hình sự Việt

Nam nói riêng.

Trong đó đáng chú ý là những công trình sau:

và giáo trình, sách chuyên ngành: Gido frình luật hình sự Việt Nam

(phan các tội phạm), cua Truong Dai hoc Luật, Đại hoc Quéc gia Ha Nội, Nxb Dai hoc quốc gia Hà Nội, 2022, của PGS.TS Trịnh Quốc Toản chủ biên;

Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phân các tội phạm — quyền 2, tai bản lan

thứ nhất có sửa chữa, bỏ sung), Trường Đại học Luật Thành phố Hồ ChíMinh, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hồ Chí Minh, 2022.

Về luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ: “Tội vi phạm các quy định về quản

ly rừng trong luật hình sự Việt Nam” — Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật

-trường Đại học Quốc gia Hà Nội của học viên cao học Nguyễn Thị Dung

(2012); “Các tội xâm phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bản tỉnh Đắk Lắk) ”—

Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật - trường Đại học Quốc gia Hà Nội củahọc viên cao học Huynh Định Tình (2015); “Toi vi phạm các quy định về khaithác và bảo vệ rừng trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiên địa bàn

tỉnh Hà Tĩnh) ” — Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật - trường Đại học Quốc

gia Hà Nội của học viên cao học Đào Đức Giang (2018).

Các bài viết, đề tài khoa học: - Võ Ngọc Khánh Linh (2023), Hoàn

thiện các quy định các tội danh pháp nhân thương mại phải chịu trách

nhiệm hình sự, Tạp chí Kiém sát số 11 — Nguyễn Hà Thanh (2016), Mot số

nội dung mới trong Bộ luật hình sự năm 2015, Trang thông tin điện tử Ban

Nội chính trung ương.

Trang 13

7 Kết cấu của luận văn

Luận văn có kết cấu bao gồm phần mở đầu, nội dung luận văn, kếtluận, danh mục tải liệu tham khảo Nội dung chính của Luận văn bao gom 03

chuong sau:

Chương 1: Một số van dé chung về tội vi phạm quy định về khai thác,

bảo vệ rừng và lâm sản theo quy định của Luật hình sự

Chương 2: Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản

Chương 3: Thực tiễn xét xử và giải pháp trong việc nâng cao chất lượng vận dụng pháp luật hình sự đối với tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Trang 14

CHƯƠNG 1

MOT SO VAN DE CHUNG VE TOI VI PHAM QUY ĐỊNH

VE KHAI THAC, BAO VE RUNG VA LAM SAN THEO QUY DINH CUA LUAT HÌNH SỰ

1.1 Khái niệm tội vi phạm quy định về khai thác bảo vệ rừng và

lâm sản

1.1.1 Khái niệm rừng

Định nghĩa về rừng cũng đa dạng như sự đa dạng về chủng loại, thànhphần loài, sản phẩm và dịch vụ mà nó cung cấp, v.v Các loại rừng rất khác

nhau, được xác định bởi các yếu tố bao gồm vĩ độ, nhiệt độ, chế độ mưa,thành phần đất và hoạt động của con người [30, tr.4].

Làm thế nào một khu rừng được xác định cũng phụ thuộc vào người

định nghĩa.

Theo các quan điểm của các nhà khoa học: Theo Morozov thì: Rừnglà một tổng thể các loài cây thân gỗ có mối liên hệ lẫn nhau và chiếm mộtphạm vi không gian nhất định ở mặt đất cũng như trong khí quyên Rừng bao

phủ phần lớn bề mặt trái đất, tạo nên cảnh quan địa lý Theo M.E Tcachenco

thì: Rừng phản ánh sự thay đổi, phát triển của thiên nhiên Rừng là toàn bộcác cây thân gỗ, cây bụi, cây cỏ, các loài động vật và vi sinh vật sinh sống

trong cùng một khu vực địa lý Tổng thể này có mối quan hệ sinh học trong

quá trình phát triển, chúng ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng hoàn cảnh bênngoài Theo nhà khoa học I.S Mê-lê-khôp thì: rừng tự nhiên hình thành rấtphức tạp, rừng là một phần không thẻ thiếu của sinh quyên địa cầu [30, tr.5].

Căn cứ theo nguồn gốc hình thành, rừng gồm rừng có sẵn trong tự

nhiên và rừng con người trồng: Rừng tự nhiên là rừng có trong tự nhiên từ lâuđời hoặc là các khu rừng đã bị khai thác nhưng cây cối tự mọc lại một cách tự

nhiên hoặc một phân rừng là cây côi tự mọc lại và con người có trông bô sung

Trang 15

một phần Rừng trồng là rừng có được do con người trồng, bao gồm rừng

được con người trồng mới trên đất chưa có rừng trước đó; rừng được trồng lại sau khi con người khai thác rừng trồng đã có trước đó; rừng tái sinh sau khi bị con người khai thác rừng trồng.

Theo quan điểm của các quốc gia trên thế giới

Châu Âu: Mỗi quốc gia trong Liên minh Châu Âu có định nghĩa riêng về rừng và Ủy ban Châu Âu đã xác định đất lâm nghiệp có ít nhất 20% tán cây (10% đối với các khu rừng Địa Trung Hai) và diện tích tối thiểu 0,5 ha (1 ha = 0,01 km”).

Liên bang Nga: Rừng bao gồm các vùng đất được bao phủ bởi các loài cây có trữ lượng tương đối 0,4 trở lên và các nhóm tuôi khác có trữ lượng

tương đối 0,3 trở lên; diện tích khai thác, diện tích bị cháy và đất rừng khácđang trong quá trình tái sinh tự nhiên và trên đó số lượng và chất lượng của

cây non được tái sinh hoặc bảo tồn tự nhiên trong quá trình thu hoạch không thấp hơn so với yêu cầu của hướng dan sử dung để chuyên nhượng các khu

vực đó vào diện tích rừng; được bao phủ bởi cây bụi ở các vùng lãnh thé, trên

đó các khu rừng cao không thể phát triển do điều kiện khí hậu tự nhiên [34].

Brazil: Rừng được định nghĩa là diện tích đất rộng hơn 1 ha, với độ che

phủ hơn 30% và chiều cao cây tối thiểu 5 mét.

Hoa Kỳ: Đất lâm nghiệp, theo định nghĩa của Cơ quan Lâm nghiệpHoa Kỳ, bao gồm đất ít nhất 10 % trong số đó được trồng bởi các cây có kích

thước bất kỳ, hoặc đất trước đây có lớp phủ như vậy sẽ được tái sinh tự nhiên hoặc nhân tạo Dat rừng bao gồm các khu vực chuyên tiếp như các khu vực

giữa đất rừng bị tàn phá nặng nề và không có rừng, có ít nhất 10% trữ lượngcây rừng và các khu vực rừng liền kề với đất đô thị và đất xây dung [35].

Canada: Đất rừng - các khu vực đất đai nơi tán cây chiếm hơn 10%

tổng diện tích và cây khi trưởng thành có thê phát triển đến độ cao hơn 5 mét.

Trang 16

Không bao gồm đất đô thị hoặc đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp ii)Nói chung, một hệ sinh thái được đặc trưng bởi độ che phủ của cây nhiều hayít và dày đặc Đặc biệt hơn, một quần xã thực vật chủ yếu là cây và các thảmthực vật gỗ khác, phát triển ít nhiều gần nhau.

Trung Quốc: Rừng có nghĩa là vùng đất có điện tích tối thiêu 0,67 ha.,

tối thiêu tỷ lệ che phủ bao gồm 20% và chiều cao cây tối thiêu đạt 2m.

Nam Phi: Đất rừng là bất kỳ vùng đất nào được bao phủ bởi cây cối

hoặc được quy định trong bất kỳ luật pháp nào, hoặc kế hoạch lâm nghiệpquốc gia hoặc địa phương, hoặc kế hoạch sử dụng đất làm đất rừng hoặc làmđất trồng rừng hoặc trồng rừng.

Úc: Rừng là một vùng đất, kết hợp tat cả các thành phần sống và không

sống, bị chi phối bởi cây thường có một thân và chiều cao cây đứng trưởngthành hoặc có khả năng trưởng thành vượt quá 2 mét, và với tầng phủ hiện tạihoặc tiềm năng của tầng tầng lớp phủ quá mức tương đương hoặc lớn hơn20% Định nghĩa này bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng và các khu vực

của cây đôi khi được mô tả là rừng.

Ở Việt Nam, khái niệm rừng được quy định trong các văn bản

pháp luật

Khái niệm rừng được sử dụng thông dụng hiện nay được phát triển từđịnh nghĩa về rừng được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ và phát

triển rừng 2004 (có hiệu lực ké từ ngày 01 tháng 4 năm 2005 và hết hiệu lực kê từ ngày 01 tháng 01 năm 2019) Theo Điều này thì rừng được hiểu là một

hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm cây gỗ, cây hoa, cây cỏ, đương xỉ, rêu, độngvật, vi sinh vật sinh song trén dat rung va cac yếu tố môi trường khác Ở rung

Việt Nam thi cây thân 20, cây tre, cây nứa hoặc hệ thực vat ban dia là thành

phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên Việt Nam phân loại

Trang 17

rừng thành hai loại: rừng trồng và rừng tự nhiên Đất rừng thì được chia đấtrừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

Đề thuận tiện cho việc khai thác, bảo vệ và phát triển rừng, pháp luậtViệt Nam đã xác định và phân loại rừng bằng thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT Theo đó, một khu đất có cây cối được xác định là rừng khi đáp

ứng được cả 03 tiêu chí: Một là: rừng là một hệ thống sinh thái hoàn chỉnh, trong đó thành phần bắt buộc để xác định có phải là rừng không là các loài

cây thân gỗ lâu năm, cây họ cau, cây họ dừa, những cây này phải có chiều caonhất của ngọn từ 5,0 mét trở lên (trừ rừng mới trồng và một số loài cây rừngngập mặn ven biển), tre nứa, Tuy vậy, không phải khu đất nào có các loài

cây trên đều được coi là rừng mà chúng còn phải có khả năng bảo vệ môi

trường, bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái, bảo vệ môi trường sống vàbảo vệ cảnh quan Ngoài ra, chức năng quan trọng nhất của rừng là cung cấpgỗ, lâm sản ngoài gỗ Đối với các khu rừng mới trồng và các khu rừng mới táisinh sau khai thác rừng trồng thì phải có mật độ cây cối từ 1.000 cây/ha trở

lên và cây gỗ mọc tại đây phải có chiều cao trung bình trên 1,5 m đối với loài

cây sinh trưởng chậm, trên 3,0 m đối với loài cây sinh trưởng nhanh Đối với

những khu đất mọc rải rác một số cây lâu năm nhưng mục đích của khu đất là

nuôi trồng thủy sản, trồng cây nông nghiệp thì không được coi là rừng 2.

Mức độ che kín của tán cây của các loài cây chính của khu rừng theo phương

thăng đứng trên một đơn vị diện tích phải từ 0,1 trở lên 3 Diện tích liền khoảnh tối thiểu từ 0,5 ha trở lên, nếu là đải cây rừng phải có chiều rộng tối thiểu 20 mét và có từ 3 hàng cây trở lên Cây rừng trên các diện tích tập trung

dưới 0,5 ha hoặc dải rừng hẹp dưới 20 mét được gọi là cây phân tán.

Tuy nhiên, các định nghĩa hiện nay và định nghĩa được học viên sử

dụng trong luận văn này lấy theo Luật Lâm nghiệp (2017)

10

Trang 18

Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động

vật rừng, nam, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân go, tre, nứa, cây ho cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật

đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ

0,1 trở lên [20, Điều 2].

1.1.2 Khai niệm lâm san

Lâm sản là từ Hán Việt, chỉ các sản phẩm mà con người khai thác được

từ rừng và từ hoạt động lâm nghiệp Lâm có nghĩa là của rừng, trong khi sản

nhắc đến sản phẩm được tìm kiếm từ rừng Ví dụ như các loại 26, cac loai

nam, than cây, lá cây dé làm thuốc Lam sản được sử dụng trực tiếp trong đời

sống hàng ngày hoặc làm hàng hóa mua bán trong lĩnh vực thương mai [32].

Khái niệm về lâm sản theo Luật Lâm nghiệp 2017:

Lâm sản là sản phẩm khai thác từ rừng bao gom thực vật rừng, động

vật rừng và các sinh vật rừng khác gồm cả go, lâm sản ngoài gỗ, sản phẩmsố, song, mây, tre, nứa đã chế biến [20, Điều 2, Khoản 16].

Lâm sản được dé cập tới trong Điều 232 Bộ luật hình sự năm 2015 là

gỗ, các loài cây khai thác từ rừng, đặc biệt là các chủng loại cây được liệt kê

trong Danh mục thực vật rừng nguy cấp, quý, hiém nhóm IIA và Danh mụcthực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA ban hành kèm Nghị định

06/2019/NĐ-CP của Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 10/03/2019).

Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, ngoài các loài thực vật bản địa, các cánh

rừng vẫn giữ được nguyên vẹn một số thực vật cô xưa, mang tính đặc hữu củaĐắk Lắk nói riêng và của Tây Nguyên nói chung Các sản phẩm khai thác

được trên thực tế rất đa dạng, ví dụ như: dược liệu, gỗ Trong đó gỗ là lâm

sản được nhiêu người ưa chuộng Go có tính ứng dung cao trong cuộc sông

11

Trang 19

hang này, cũng là nguồn nguyên liệu phổ biến trong ngành công nghiệp chế

biến Ngoài ra, với khí hậu nhiệt đới, các khu rừng ở Đắk Lắk có rất nhiều dược liệu quý hiếm rat được ưa chuộng như: đảng sâm, đương quy, son tra, ngũ vi tử, san nhâm, bo bo, nam linh chi, nắm lim xanh, Với nguồn lâm sản đa dạng và phong phú như vậy, nếu biết khai thác đúng cách sẽ đem lại lợi

nhuận kinh tế cao.

1.1.3 Khái niệm tội vi phạm quy định về khai thác bảo vé rừng và

lâm sản

Tội vi phạm quy định về khai thác bảo vệ rừng và lâm sản được quyđịnh trong Điều 232 Bộ luật hình sự năm 2015 trên cơ sở Tội vi phạm các quy

định về khai thác, bảo vệ rừng được quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự

năm 1999 Trong Bộ luật hình sự năm 2015, tội phạm nay đã được bồ sung

cụm từ “và lâm sản” vào cuối tội danh.

Căn cứ Điều 8, Điều 232 Bộ luật hình sự năm 2015, tác giả đưa ra khái niệm Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng va lâm sản như sau: Toi

vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản là hành vi nguy hiểmcho xã hội xâm phạm vào trật tự quản lý kinh tế, các quy định về quản lý và

bảo vệ rừng được quy định tại Diéu 232 của Bộ luật hình sự do Người có

năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhán thương mại thực hiện một cách

cố ý, bằng việc dùng mọi phương thức, thủ đoạn để vi phạm quy định về khaithác, bảo vệ rừng và lâm sản nhằm mục dich thu lời bat chính và bị ap dụng chế

tài hình sự theo quy định của pháp luật.

So với Bộ luật hình sự năm 1999 thì Bộ luật hình sự năm 2015 có sự

thay đổi đáng kể khi quy định về tội phạm này Thứ nhất: Về dấu hiệu địnhtội, Bộ luật hình sự năm 1999 quy định dau hiệu “gây hậu quả nghiêm trọng”

một cách chung chung đã ảnh hưởng nhất định đến quá trình xử lí tội danh này trên thực tế Bộ luật hình sự năm 2015 đã khắc phục hạn chế trên của Bộ

12

Trang 20

luật hình sự năm 1999, dấu hiệu “gây hậu quả nghiêm trọng” đã được bỏ đi và

thay vào đó,Bộ luật hình sự năm 2015 đã định lượng rất cụ thé dấu hiệu định tội và quy định rõ sự khác biệt về mức định lượng theo từng loại hành vi va đối tượng tác động Thứ hai: về khung tăng nặng Bộ luật hình sự năm 2015 đã có gắng phân hóa trách nhiệm hình sự cũng như cá thể hóa hình phạt đối

với hành vi phạm tội này Đây là điểm tiến bộ của Bộ luật hình sự năm 2015

so với các Bộ luật hình sự trước đó Theo đó Bộ luật hình sự năm 2015 đãquy định 02 khung tăng nặng (trong khi Bộ luật hình sự năm 1999 chỉ quy

định 01 khung tăng nặng) Bên cạnh đó, các tình tiết định khung tăng nặng đã

được định lượng với mức cụ thé, có sự kết nối với các dấu hiệu định tội được quy định tại câu thành tội phạm cơ bản; mức định lượng cũng có sự phân hóa

rõ rệt đối với các tình tiết định khung tăng nặng (Khoản 2 Điều 175 Bộ luậthình sự năm 1999 quy định các tình tiết định khung tăng nặng “trường hợp rất

nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng”) Ngoài ra, Bộ luật hình sự năm

2015 còn bổ sung một số tình tiết định khung tăng nặng khác như: mua bán,

vận chuyên qua biên giới, phạm tội có tổ chức, tái phạm nguy hiểm Có thểnói, nội dung sửa đổi này thể hiện rõ rệt nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm

hình sự và cá thé hóa hình phạt, từ đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tòa án quyết định hình phạt được chính xác, góp phần xử lí nghiêm minh tội vi phạm

các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản trên thực tế Bên cạnh mặttích cực kế trên, cũng phải thấy rằng, cách thức mô tả nặng về liệt kê củaĐiều 232 Bộ luật hình sự năm 2015 đã làm cho điều luật về hình thức trở nên

nặng né, cồng kénh và khó theo dõi [24, tr.144].

1.2 Đặc điểm của tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và

lâm sản

Tội vi phạm quy định về khai thác bảo vệ rừng và lâm sản có các đặc

điểm như sau:

13

Trang 21

1.2.1 Hành vi vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản

là tội phạm khi có tính nguy hiểm đáng kế cho xã hội

Tội phạm, là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luậtHình sự — đây là đặc điểm đã được ghi nhận tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật hìnhsự năm 2015 Khi một hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra thiệt hai đáng kếcho các khách thé được luật hình sự bảo vệ thì hành vi đó bị coi là tội phạm.Một tội phạm được xác định có nguy hiểm hay không được thể hiện ở hai vấn

đề: chất lượng và sỐ lượng Chất lượng được xác định dựa vào ý nghĩa và tầm

quan trọng của khách thể, còn số lượng được xác định bằng thiệt hại do tội

phạm gây ra [ 14, tr.98].

Hành vi vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản đượcxác định là hành vi nguy hiểm cho xã hội Rừng cung cấp nhiều lâm sản có

giá trị như: gỗ, các vị thuốc là nguồn thu nhập chính của rất nhiều người.

Hiện nay, 20%-40% trên tổng thu nhập hàng năm của khoảng 25 triệu người

Việt Nam có được là dựa vào lâm sản Vai trò của rừng cũng được thể hiện

ở vùng sâu vùng xa, vùng cao nơi người nghèo hoặc người dân tộc thiểu số

chiếm 10% dân cư sống bên trong hoặc gần các khu rừng (diện tích xấp xỉ

12 triệu hecta).

Theo Tổng cục Phòng chống thiên tai, mỗi năm nước ta xảy ra khoảng10-15 trận lũ quét, sạt lở đất, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống, thậm chítính mạng, tài sản của người dân, tác động tiêu cực đến các hoạt động sản

xuất, kinh tế của đất nước.

Vì vậy, hành vi vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sảnđã xâm hại đến nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước

trong quản lý kinh tế, gây biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, môi trường môi sinh bị ô nhiễm, lũ lụt, cháy rừng Hành vi vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản cũng là nguyên nhân gây mắt cân bằng sinh thái, bão, lũ quét, sạt lở đất

14

Trang 22

1.2.2 Chủ thể thực hiện hành vi phải thực hiện một cách có lỗi

Hành vi pháp luật khác với hành vi khác là ở chỗ hành vi pháp luật bao

giờ cũng là hành vi có ý thức, có ý chí - dấu hiệu tâm lý của hành vi pháp

luật Tội phạm là một dạng của hành vi pháp luật, do vậy, tội phạm phải là

hành vi có ý thức, có ý chí Hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội chỉ bị coi làtội phạm, nếu hành vi đó được thực hiện một cách có ý thức, tức là có lỗi (có

ý hoặc vô ý) [12, tr.1 19].

Trong khoa học luật hình sự, lỗi được hiểu là thái độ tâm lý của mộtngười đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội do họ thực hiện và đối với hậu

qua do hành vi ấy gây ra thé hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý Trong trường hợp chủ thé được tự do lựa chọn hành vi, quyết định xử sự giữa một bên là thực

hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, một bên là xử sự phù hợp với đòi hỏi vàchuẩn mực xã hội nhưng vẫn lựa chọn thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã

hội thì bị coi là có lỗi Bản chất xã hội của lỗi thê hiện ở sự phủ định chủ quan của một người đối với các đòi hỏi và chuẩn mực của xã hội [4, tr.114].

Với tu cách là một dấu hiệu độc lập của tội phạm, tính có lỗi của tộiphạm khang định một nguyên tắc quan trọng của luật hình sự là không chấp

nhận việc quy tội khách quan, tức là buộc một người phải chịu trách nhiệm

hình sự về hành vi gây thiệt hại cho xã hội mà không xem xét đến lỗi của họ.

Bản thân chủ thé thực hiện hành vi phạm tội phải hiểu rằng, khi họ đã phạmtội thì sẽ bi nha nước áp dụng biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất là hìnhphạt theo pháp luật hình sự Mục đích hành động này của Nhà nước chủ yếu

là để cải tạo, giáo dục người phạm tội, mục đích trừng trị chỉ là thứ yếu Và

nó chỉ đạt được khi Nhà nước xử sự công bằng, hình phạt được áp dụng đốiVỚI người tất cả những người có lỗi khi thực hiện hành vi phạm tội [4, tr.1 15].

Theo quy định của Điều 232 Bộ luật hình sự năm 2015, Tội vi phạm

quy định vê khai thác, bảo vệ rừng va lâm sản được thực hiện bởi lôi cô ý,

15

Trang 23

người phạm tội biết được hành vi khai thác trái phép rừng và lâm sản bị nhà

nước cấm nhưng vẫn thực hiện nhằm thu lời bất chính Như vậy, khi khai thác gỗ và lâm sản trái phép, chủ thé phạm tội có đầy đủ điều kiện và kha

năng dé lựa chon một biện pháp xử sự khác không gây thiệt hại cho xã hộinhưng họ đã thực hiện hành vi này đã bị luật hình sự cấm gây hậu quả nguyhiểm cho xã hội.

1.2.3 Hanh vi phái được quy định trong Bộ luật Hình sự và người viphạm phải chịu hình phạt

Hành vi thực hiện không đúng quy định của pháp luật nào cũng đều có

khả năng gây thiệt hại hoặc tạo ra nguy cơ gây thiệt hại cho các quan hệ xã

hội, nhưng hành vi vi phạm pháp luật hình sự luôn gây nguy hiểm cho xã hội

ở mức độ cao hơn so với các loại vi phạm pháp luật dân sự, hành chính.

Hành vi nguy hiểm cho xã hội và có lỗi không thể coi là tội phạm,

nếu ở thời điểm thực hiện hành vi đó không được luật hình sự quy định là tội phạm Điều đó có nghĩa rằng hành vi nào đó bị coi là tội phạm, nếu nó

có tính nguy hiểm cho xã hội, có lỗi và phải được quy định trong pháp luật

hình sự [26, tr.213].

Việc khăng định tính trái pháp luật hình sự là một dấu hiệu bắt buộc

của tội phạm, đồng thời, cũng có nghĩa là hoàn toàn không chấp nhận việc áp

dụng pháp luật tương tự trong lĩnh vực hình sự Khi Bộ luật Hình sự chưa quy

định một hành vi nào đó là tội phạm, thì không thé truy cuu trach nhiém hinh

sự người thực hiện hành vi đó.

Hành vi vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản chỉ

được coi là tội phạm khi chu thé thực hiện một trong các hành vi được quyđịnh trong Điều 232 Bộ luật hình sự năm 2015 Đây là một dau hiệu bắt buộc

của tội phạm, đồng thời, cũng có nghĩa là hoàn toàn không chấp nhận việc áp

dụng pháp luật tương tự trong lĩnh vực hình sự.

16

Trang 24

Hình phạt không phải là nét riêng biệt của tội phạm mà là kết quảkhông hay về mặt pháp lý của nó Khi một hành vi phạm tội đã được thực

hiện, thì chủ thé của hành vi phải chịu hình phạt là loại biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước [26, tr.97] Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản được quy định tại Điều 232Bộ luật hình sự năm 2015, theo đó, hành vi vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản bị pháp luật hình sự cắm, nếu người hoặc pháp nhân thương mại vi phạm sẽ

bi coi là tội phạm và phải chịu hình phat.

Hành vi vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản, tùy

theo hậu quả mà bị áp dụng pháp luật xử lý hành chính hoặc pháp luật hình

sự Hình phạt chỉ được áp dụng đối với chủ thể thực hiện hành vi phạm tội, có

mức độ nguy hiểm cao cho xã hội.

1.3 Cơ sở và ý nghĩa của việc quy định tội vi phạm quy định về

khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản trong Bộ luật hình sự

1.3.1 Cơ sở của việc quy định tội này trong Bộ luật hình sw

Ngày 02 tháng 9 năm 1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

được thành lập Thời điểm này, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến việcphòng chống tội phạm, dé 6n định tình hình an ninh chính trị, an toàn xã hội

va bảo vệ thành qua cách mạng, bảo vệ Dang, Nhà nước, bảo vệ tính mạng va

tài sản của Nhân dân nhưng vẫn chưa có Bộ luật hình sự Nguyên nhân của

việc nay là do hoàn cảnh lich sử, thời điểm này Nhà nước mới được thành lập

nên nhiệm vụ cấp thiết nhất là củng cố chính quyền cách mạng, cùng với diệt trừ các loại tội phạm xâm hại về an ninh chính trị và một số tội phạm như:

giết người, cướp của, hiếp dâm Từ năm 1945 đến trước năm 1985, Nhànước ta chưa quy định điều luật cụ thé về tội phạm vi phạm quy định về khai

thác, bảo vệ rừng và lâm sản.

Cho đến năm 1985, Nhà nước đã cho ra đời Bộ luật hình sự Nền kinh

17

Trang 25

tế nước ta ở những năm này đã có sự phát triển nhất định, nhu cầu của ngườidân về sử dụng tải nguyên rừng (chủ yếu là gỗ, được liệu quý) đã tăng lênnhiều so với trước kia Điều này dẫn đến không kiểm soát được việc khai thác

rừng của người dân Việc khai thác rừng tràn lan, không quan tâm tới việc

phục hồi rừng tuy giúp phát triển về mặt kinh tế nhưng nó cũng gây cạn kiệt

nguồn tài nguyên quý báu của nước ta và gián tiếp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái Bên cạnh đó, thực tiễn đấu tranh phòng chống

tội phạm này cho thấy việc áp dụng các biện pháp xử lý phi hình sự như xử

phạt hành chính chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa chưa tương xứng với tính

chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm Người dân vẫn chỉthấy được lợi ích trước mắt mà không hiểu được lợi ích lâu dài của việc bảo

vệ rừng Vì vậy, cần phải phòng, chống tội phạm vi phạm quy định về khai

thác và bảo vệ lâm sản bằng các biện pháp hình sự Người phạm tội phải chịutrách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ đã được chứng

minh theo trình tự do pháp luật quy định, bị đưa ra xét xử và bị Tòa án kết ánbăng bản án kết tội Bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án đối với

người phạm tội là văn bản xác nhận chính thức người phạm tội “bi coi là có

tội” Bản án kết tội của Tòa án đối với người phạm tội thường gan liền với quyết định loại và mức hình phạt cụ thể áp dụng đối với người phạm tội Có như vậy thì mới tạo ra công cụ dé khai thác, bảo vệ tai nguyên rừng một cách tốt nhất Do đó, việc quy định tội phạm này trong Bộ luật hình sự là cần thiết dé đáp ứng thực tiễn, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và yêu cầu đấu

tranh phòng, chống tội phạm.

Điều này đã được áp dụng trên thực tế, Bộ luật hình sự năm 1985 đã

quy định hình phạt đối với một số hành vi vi phạm việc quản lý và bảo vệrừng tại Điều 181 Điều luật nay gồm hai khoản, quy định về việc chủ thé là

18

Trang 26

người có hành vi khai thác trái phép cây, săn trái phép chim, bắt trái phép thú

rừng đã bi xử lý hành chính mà còn vi phạm, thi bi phạt cải tạo không giam

giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm Trong trường hợpphạm tội đặc biệt nghiêm trọng thì theo Điều luật này, Hội đồng xét xử có théxem xét phạt phạm tội từ hai năm đến mười năm tù Tuy có quy định tại Bộ

luật hình sự, tuy nhiên điều luật này vẫn quy định chung chung, chưa cụ thé.

Sau một thời gian dài áp dụng, Điều 181 Bộ luật hình sự năm 1985 đã

cho thay nhiều bat cập, cần được thay đồi, bổ sung Dap ứng điều này, Bộ luậthình sự năm 1999 đã thay từ “quản lý” trong tên Điều 181 của Bộ luật hình sựnăm 1985 băng từ “khai thác” và điều chỉnh nội dung điều luật lẫn khunghình phạt Điều 175 Bộ luật hình sự năm 1999 đã bỏ hành vi săn bắt trái phépchim, thú và thêm hành vi vận chuyền, buôn bán gỗ trái phép Ngoài mứchình phạt cũ, Điều 175 còn quy định thêm về hình phạt tiền từ năm triệu đồngđến hai mươi triệu đồng.

Sau thời gian dài thực tiễn áp dụng, việc điều Điều 175 quy định chungchung về hành vi đã gây ra sự không thống nhất trong việc áp dụng pháp luật.Vì vậyBộ luật hình sự năm 2015 lại tiếp tục sửa đôi tên và nội dung của tộiphạm này Điều 232Bộ luật hình sự năm 2015 giữ nguyên tên điều 175 cũ và

thêm cụm từ “va lâm sản” vào cuối tội danh Ngoài việc thay đổi tên điều

luật,Bộ luật hình sự năm 2015 đã bỏ dấu hiệu “gây hậu quả nghiêm trọng” và

thay vào đó là định lượng rất cụ thể dấu hiệu định tội và quy định rõ sự khác biệt về mức định lượng theo từng loại hành vi và đối tượng tác động.

1.3.2 Ý nghĩa của việc quy định tội vi phạm quy định về khai thác,

bảo vệ rừng và lâm sản trong Bộ luật hình sự

Đảng va Nhà nước ta coi rừng là một nguồn tài nguyên sinh vật vô

cùng quan trọng bởi vi rừng có giá tri cao trong việc phát triên kinh tê Bên

19

Trang 27

cạnh đó, đảm bảo diện tích rừng là góp phan lớn trong việc bảo vệ môi trường Cụ thé: nếu diện tích rừng đủ lớn, rừng sẽ là nguồn cung cấp ô-xy déi dào cho bầu khí quyên và giữ lại lượng lớn khí Cacbonic do các hoạt động sản xuất của con người thải ra, thông qua chức năng này, Rừng đóng vai trò

quan trọng trong việc thích nghỉ với biến đổi khí hậu Ngoài ra, việc giữ được

các cây lớn trong rừng giúp chống xói mòn và đảm bảo tuần hoàn nước Các

khu rừng tự nhiên có một hệ sinh thái hoàn chỉnh, chính hệ sinh thái này giúp

tạo ra và duy trì độ phì nhiêu cho đất Bộ rễ của các loại cây căm sâu xuống đất sẽ giữ đất chắc chắn, hạn chế những tác động tiêu cực của bão, lũ và hạn

hán Rừng còn là nơi sản sinh ra các loài cây thân gỗ có giá trị, các loài dược

liệu quý hiếm Có thé thấy, rừng có giá trị lớn đối với cuộc sống Tuy nhiên,

cũng vì những giá trị mà rừng mang lại, người dân đã bỏ qua những lợi ích

lâu dài của rừng Những con người sống phụ thuộc vào khai thác rừng chỉ

khai thác mà không quan tâm đến việc bảo vệ, phát triển rừng đúng cách, vì

vậy rừng đang bị tàn phá một cách nghiêm trọng.

Luật hình sự có chức năng bảo vệ các quan hệ quan trọng trong xã hội

trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền và lợi ích hợp

pháp của con người khỏi sự xâm hại của tội phạm Giáo dục mọi người tháiđộ tôn trọng pháp luật, không khoan nhượng với những người thực hiện hành

vi phạm tội Luật hình sự thực hiện chức năng này bằng cách quy định nhữnghành vi nào nguy hiểm cho xã hội là tội phạm và hình phạt đối với người thực

hiện tội phạm ay Trên co sở đó, luật hình sự thực hiện chức nang điều chỉnh

mối quan hệ xã hội đặc biệt phát sinh giữa Nhà nước với người phạm tội do có việc thực hiện tội phạm - được gọi là đối tượng điều chỉnh của luật hình

sự, đó cũng chính là các quan hệ pháp luật hình sự [12, tr.264].

Việc quy định tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản trong Bộ luật hình sự Việt Nam nhằm phục vụ chủ trương của Đảng và

20

Trang 28

Nhà nước là thu hoạch gỗ, lâm san dé phát trién kinh tế nhưng đồng thời đảm bảo điều kiện phục hồi rừng.

Mặt khác, quy định tội này trong Bộ luật hình sự Việt Nam giúp cho

việc khai thác rừng dé phat triển kinh tế một cách có kế hoạch, nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân về việc khai thác rừng nhưng phải đảm bảo rừng có thê tái sinh lại được Trên cơ sở điều luật giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng Công an, Viện kiểm sát, Tòa án cân nhắc được hành vi, mức độ nguy hiểm hành vi phạm tội này khi đưa ra quyết định về mức độ giải quyết

hình sự phù hợp.

21

Trang 29

KET LUẬN CHUONG 1

Chương 1 của luận văn là hệ thống những van dé chung về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản, được phân tích qua các khái niệm, đặc điểm, cơ sở và ý nghĩa của việc quy định tội vi phạm quy định về

khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản trong Bộ luật hình sự.

Theo đó, chương này mô tả khái niệm tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản Chương này chỉ ra các căn cứ dé nhận biết hành vi nào có dấu hiệu là tội phạm tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng

và lâm sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm vao trật tự quản lý

kinh tế, các quy định về quản lý và bảo vệ rừng được quy định tại Điều 232

của Bộ luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân

thương mại thực hiện một cách cố ý, tức là nhận thức rõ hành vi của mình là

vi phạm quy định về khai thác và bảo vệ rừng gây hậu quả nghiêm trọngnhằm mục đích thu lời bất chính và bị áp dụng chế tài hình sự theo quy định của

pháp luật Rừng và lâm sản là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của nước ta, việc ào ạt khai thác, phá vỡ quy hoạch, kế hoạch khiến cho rừng trở nên cạn kiệt, nhiều cánh rừng nguyên sinh không thé phục hồi, gây

ảnh hưởng xấu đến môi trường Vì vậy tội vi phạm quy định về khai thác, bảo

vệ rừng và lâm sản gây thiệt hại cho xã hội, cho môi trường và nền kinh tế quốc dân Ngoài ra, tội phạm này tác động tiêu cực tới môi trường sống của con người, nói cách khác, nó là nguyên nhân gián tiếp gây tác động xấu đến

sức khỏe và cả tính mạng của con người.

22

Trang 30

CHƯƠNG 2

QUY ĐỊNH CUA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 VE TOI VI PHAM QUY ĐỊNH VE KHAI THÁC, BAO VỆ RUNG VA LAM SAN

2.1 Dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ

rừng và lâm sản

Xét về bản chất, tội phạm là hiện tượng tiêu cực trong xã hội, được đặc

trưng bởi tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi và tính phải chịu hình phạtđược quy định trong Bộ luật Hình sự Nếu nghiên cứu về mặt cấu trúc, mỗitội phạm đều hợp thành bởi bốn yếu tố nhất định, tồn tại không tách rời nhautạo thành một thê thống nhất, đó là: khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặtchủ quan Mặc dù mỗi tội phạm đều có cấu trúc chung của cầu thành tộiphạm; nhưng nội dung của cau thành của mỗi tội phạm cụ thé đều có nhữngdấu hiệu phản ánh bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đó với nhữngnét đặc trưng, điển hình riêng Một hành vi được xác định là tội phạm chỉ khinào bị mô tả những dấu hiệu của tội phạm và quy định chúng trong Bộ luật

Hình sự và chỉ Nhà nước mới có quyền này [14, tr.162] Một loại tội phạm chỉ được đặc trưng bởi một cấu thành tội phạm và một cau thành tội phạm chỉ

đặc trưng cho một loại tội phạm, đó là dau hiệu đặc trưng thể hiện tính chất và

mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội đó Chỉ dấu hiệu nào nói lên bản chất đặc trưng của loại tội để phân biệt nó với tội phạm khác mới được ghi nhận trong cấu thành tội phạm, đây chính là dấu hiệu đặc trưng của cấu thành tội

phạm Giống như các loại tội phạm khác, Tội vi phạm quy định về khai thác

bảo vệ rừng và lâm sản cũng được hình thành bởi bốn yếu tố: quan hệ xã hội bị xâm hại (thuộc khách thé của tội phạm), độ tuổi va năng lực trách nhiệm

hình sự (thuộc chủ thể của tội phạm), hành vi nguy hiểm cho xã hội (thuộc

mặt khách quan của tội phạm) và lỗi (thuộc mặt chủ quan của tội phạm) Vì

vậy, muốn làm sáng tỏ bản chất pháp lý của Tội vi phạm quy định về khai

23

Trang 31

thác bảo vệ rừng và lâm sản thì phải nghiên cứu các dấu hiệu cấu thành của tội này Có như vậy mới xác định được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã

hội của hành vi vi phạm va phân biệt giữa tội phạm này với tội phạm khác.

Việc nghiên cứu dấu hiệu pháp lý trong tiêu mục này nhằm bao đảm việc định

tội danh và quyết định hình phạt được chính xác hơn trong thực tiễn và củng

có hơn nữa về mặt lý luận.

2.1.1 Dấu hiệu khách thể

Về mặt lý luận, khách thé của tội phạm là những quan hệ xã hội được

luật hình sự bảo vệ, bị tội phạm gây thiệt hại hoặc đe dọa sẽ gây thiệt hại

[26, tr 146] TheoBộ luật hình sự năm 2015, khách thé là những quan hệ xã

hội được quy định tại Điều § của bộ luật này.

Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản được quyđịnh tại Điều 232 Bộ luật hình sự năm 2015 thuộc tội danh được quy định cụ

thé tại mục 3, Chương XVIII - các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Khách thể của tội phạm này là các quy định của Nhà nước đảm bảo trật tự

quản lý kinh tế, cụ thê là quy định của Nhà nước về quản lý, khai thác, bảo vệ

rừng và lâm sản Quy định này được ghi nhận trong các văn bản quy phạm

pháp luật như Luật Lâm nghiệp 2017, Luật Đa dạng sinh học 2008; Thông tư

04/2017/TT-BNNPTNT và các Công ước quốc tế có liên quan.

Đối tượng tác động của tội phạm này là thực vật rừng, là những loại có

giá trị về khoa học, môi trường hoặc kinh tế Việc xác định đúng đối tượng

tác động và khách thể trực tiếp của Tội phạm này góp phần vào việc định tội danh, sẽ không có tội phạm nếu như hành vi phạm tội không xâm phạm đến

quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ.

2.1.2 Dấu hiệu mặt khách quan

Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm ra bênngoài thế giới khách quan [26, tr.213] Trong cau thành tội phạm, dấu hiệu bắt

24

Trang 32

buộc của mặt khách quan là hành vi khách quan Các biểu hiện khác của mặt

khách quan như: hậu quả, công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, hoàn

cảnh, địa điểm phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc và chỉ có ở một sốcầu thành tội phạm nhất định.

Có thê hiểu mặt khách quan của tội phạm là mặt ngoài cua tội phạm,

gồm các biểu hiện của tội phạm xảy ra, nhìn nhận được ở thế giới khách

quan [26, tr.214].

Hệ thực vật của rừng là đối tượng tác động của Tội vi phạm quy định

về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản Hiện nay, nước ta có khoảng 12.000loại cây khác nhau và có rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

Bên cạnh hành vi thì hậu quả là dau hiệu cau thành cơ bản của tội phạmnay Nếu có hành vi khai thác trái phép rừng và lâm sản nhưng chưa gây hậuquả như Điều luật đã liệt kê thì chủ thé vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính.Tuy nhiên, nếu chủ thể vi phạm thuộc trường hợp đã bị xử phạt hành chính

hoặc đã bị kết án về tội này nhưng chưa được xóa án tích thì phải chịu mức

hình phạt được quy định tại Khoản 1 Điều 232.

Hành vi khách quan của tội phạm này gồm các hành vi khai thác trái

phép hoặc vượt phép gỗ thông thường hoặc gỗ quý thuộc Danh mục thực

vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA, Nhóm IA Ngoài

gỗ, thì hành vi khai thác trái phép cây rừng có giá trị hoặc cây rừng thuộc

Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiểm Nhóm IIA, IA

cũng là hành vi khách quan của tội phạm nay Tuy không có hành vi khai

thác nhưng chủ thé có hành vi tàng trữ, vận chuyền, chế biến hoặc mua bán

trái phép gỗ hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài hoặc cây rừng có giá trị

thì cũng là hành vi khách quan của tội vi phạm quy định về khai thác, bảo

vệ rừng và lâm sản.

25

Trang 33

2.1.3 Về mặt chủ thể của tội phạm

“Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc

pháp nhân thương mại thực hiện hành vi phạm toi” [26, tr.243].

Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 thì chủ thé của tội phạm

này là cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mai.

Bộ luật hình sự năm 1999 và các bộ luật hình sự trước đó không quy định

pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự Cho nên đây là quyđịnh hoàn toàn mới, mang tính đột phá của Bộ luật hình sự năm 2015 Chủ

thể của tội phạm là cá nhân được ghi nhận ở pháp luật hình sự của tất cả cácquốc gia trên thế giới Pháp luật hình sự Việt Nam đã xác định cơ sở truy cứu

trách nhiệm hình sự là con người cụ thể khi thỏa mãn các điều kiện do pháp

luật quy định, các điều kiện đó là: (1) có năng lực trách nhiệm hình sự; và (2)

đạt độ tuổi nhất định theo luật định.

Năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng nhận thức hành vi có tính

nguy hiểm cho xã hội hay không va khả năng điều khiển hành vi ấy của người

phạm tội Pháp luật hình sự không quy định một người có năng lực trách

nhiệm hình sự là như thế nào, tuy nhiên, các quy định trong Bộ luật Hình sự

năm 2015 xác định các điều kiện để có năng lực trách nhiệm hình sự [10, tr.92] Điều kiện thứ nhất, người thực hiện hành vi phạm tội phải đạt độ tuổi

theo quy định của pháp luật hình sự Pháp luật hình sự ghi nhận độ tuổi cụ thêđể một người khi thực hiện hành vi họ nhận thức được tính nguy hiểm của

hành vi đó, cũng như hậu quả xảy ra (hoặc có thể xảy ra) và điều khiển được hành vi của mình theo đúng yêu cầu của xã hội, của pháp luật Điều kiện thứ

hai, người thực hiện hành vi phạm tội khi đạt độ tuổi theo luật định họ khôngbị mắc các căn bệnh làm mat khả năng nhận thức, mất khả năng điều khiển

hành vi của mình Các căn bệnh đó được pháp luật hình sự quy định cụ thê.

Luật hình sự Việt Nam quy định độ tuôi tối thiêu chịu trách nhiệm hình

26

Trang 34

sự là tròn 14 tuổi Tuy nhiên, có những quy định về điều kiện để áp dụngtrách nhiệm hình sự, cụ thể: Đối với người từ đủ 16 tudi trở lên “phải chịu

trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác” Căn cứ vào tình hình phát triển chung về thé chất và tâm sinh lý của người Việt Nam, người từ đủ 16 tuổi trở lên là người đã nhận thức được tính nguy hiểm của mọi hành vi mà mình thực hiện cũng như khả năng điều khiển được hành vi ấy, do đó, phải chịu trách nhiệm hình sự về

moi tội phạm mà mình gây ra Tuy nhiên, dé xác định tính phù hợp và linh

hoạt trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự ở một số tội phạm cụ thể, pháp

luật hình sự có quy định riêng ở một số tội phạm, mà độ tuổi cụ thé được đề

cập trong cau thành cơ bản của tội phạm ấy Cá nhân đủ 16 tuôi trở lên mới

là chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về khai

thác, bảo vệ rừng va lâm sản.

Pháp nhân thương mại phạm tội chỉ phải chịu hậu quả pháp lý theo

quy định của pháp luật hình sự khi hành vi phạm tội được thực hiện nhândanh pháp nhân thương mại, hành vi đó vì lợi ích của pháp nhân thương

mại, hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp

thuận của pháp nhân thương mại, và phải chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự [12, tr.289] Người có thâm quyền nhân danh pháp nhân dưới

hai hình thức là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyên,

hoặc cá nhân là thành viên của pháp nhân thương mại được giao thực hiện

công việc do pháp nhân giao, đó có thể là Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị Dé biết được người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy

quyên thì phải dựa vào các hình thức, như căn cứ vào quy định của văn bảnpháp luật; dựa vào các hình thức khác như việc pháp nhân sử dụng con dấu,

việc sử dụng nguồn vốn, văn bản và hình thức ủy quyền với một thời gian và phạm vi nội dung ủy quyền nhất định nào đó, hoặc thông qua Điều lệ, biên

27

Trang 35

bản họp của pháp nhân Các hình thức này có thể chứng minh cho hành vi

nhân danh pháp nhân trong giao dịch dân sự, giao dịch thương mại và các

hành vi kinh doanh của pháp nhân Đó là mục đích phạm tội của pháp nhân,

cụ thê là những lợi ích vật chất mà pháp nhân được hưởng một cách trái pháp

luật Ví dụ như: không phải nộp thuế (hành vi trốn thuế), không phải chỉ một

khoản tiền dé đóng bảo hiểm bắt buộc cho người lao động (hành vi trốn đóng bảo hiểm), thu được một khoản tiền do hoàn thuế (hành vi lừa đảo chiếm đoạt thuế giá trị gia tăng) Tuy nhiên các hành vi phạm tội của pháp nhân phải là vì

mang lại lợi ích chung của pháp nhân, chứ không phải là lợi ích của cá nhân

nào đó của pháp nhân Bộ luật Hình sự năm 2015 không quy định rõ lợi ích

của pháp nhân là lợi ích cụ thể nào, là lợi ích vật chất hay lợi ích về mặt tỉnh

thần Ví dụ, bằng phương pháp, thủ đoạn trong hành vi quảng cáo gian dối

để tăng uy tín thương hiệu của pháp nhân Giải thích thêm về lợi ích của pháp nhân, còn có quan điểm cho rằng: lợi ích mà hành vi phạm tội mang lại cho pháp nhân có thể là một phần hoặc toàn bộ; có thể đã thu được hoặc

chưa thu được trên thực tế Để chứng minh có hay không hành vi phạm tội

đã diễn ra có sự chỉ đạo của người đứng đầu pháp nhân hoặc là ban lãnh đạo của pháp nhân (người đại diện) thì cần phải chứng minh yếu tố lỗi trong mặt

chủ quan của tội phạm.

2.1.4 Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm

“Mặt chủ quan của tội phạm là diễn biến, trạng thái tâm lý bên trong của người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội bao gồm: lỗi, động cơ và

mục đích phạm tội” [26, tr.213 |.

Một người thực hiện hành vi bi coi là tội phạm chỉ khi hành vi đó thểhiện đầy đủ ý chí và lý trí của người phạm tội Vì thế, mặt chủ quan luôn phụ

thuộc vào mặt khách quan của tội phạm Việc chứng minh diễn biến trạng thái

tâm lý bên trong của người phạm tội thông qua những biểu hiện ra bên

28

Trang 36

ngoài, hay nói cách khác, giữa mặt khách quan và mặt chủ quan của tội

phạm có mối quan hệ mật thiết với nhau Chứng minh tội phạm là một hoạt

động phức tạp, đặc biệt là chứng minh tâm lý người phạm tội đối với tội phạm mà họ thực hiện Trạng thái tâm lý thuộc về ý thức chủ quan bên trong

của người phạm tội và có vai trò pháp lý rất quan trọng đối với việc xác định tội phạm Mặt chủ quan của tội phạm là một trong bốn yếu tố cầu thành nên tội phạm, trong đó yếu tố lỗi trong mặt chủ quan là yếu tố bắt buộc phải có trong mọi tội phạm và là cơ sở dé truy cứu trách nhiệm hình sự cũng như

xác định tội danh [26, tr.215].

Lỗi của chủ thê thực hiện hành vi vi phạm quy định về khai thác, bảo

vệ rừng va lâm sản là lỗi cố ý trực tiếp, tức là chủ thể phạm tội nhận thức rõ

hành vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản là trái pháp luật,là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện Bộ luật hình sự năm 2015không quy định động cơ và mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc của cấu

thành Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản Do đó,

trong vụ án cụ thể, khi quyết định hình phạt thì việc xem xét động cơ và mục

đích tội phạm rất quan trọng Ngược lại, việc xem xét động cơ và mục đíchphạm tội lại không có nhiều ý nghĩa khi định tội danh.

Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lý vô cùng nghiêm khắc của

Nhà nước, hậu quả của trách nhiệm hình sự đối với chủ thể phạm tội là rấtnặng nề Vi vậy, việc nghiên cứu khái niệm và những yếu tố cau thành Tội viphạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản là hết sức quan trọng dé

làm cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự và phân biệt giữa tội vi phạm quy

định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản với các tội phạm khác Chỉ có

nghiên cứu kỹ các yếu tố của cấu thành tội phạm mới xác định được hành

vi khai thác trái phép gỗ và lâm sản là tội phạm hay là hành vi vi phạm

hành chính Từ đó, Hội đồng xét xử có cơ sở để định tội danh và quyết

29

Trang 37

định hình phạt đúng, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật Mặt khác,

từ những nghiên cứu, xem xét về khái niệm, cấu thành tội phạm của Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản, cơ quan Nhà nước có

cơ sở lý luận dé đưa ra các phương pháp phòng ngừa phù hợp, hiệu quả với

loại tội phạm này.

2.2 Hình phạt đối với tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ

rừng và lâm sản

Trong pháp luật hình sự, hình phạt là biện pháp dùng quyền lực nhà nước buộc người có liên quan trong vụ án hình sự phải tuân theo quyết định của cơ quan nhà nước có thâm quyền [22, tr.59] Hình phạt được coi là một công cụ hữu hiệu để phòng ngừa tội phạm Khi giải quyết các vụ án về tội vi

phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản, Hội đồng xét xử phải

căn cứ vào Điều 232 Bộ luật hình sự năm 2015 để đưa ra hình phạt cụ thể Điều luật này quy định 03 khung hình phạt đối với cá nhân, pháp nhân phạm tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản (so với Điều 175

của Bộ luật hình sự cũ thì Điều 232 hơn 01 khung hình phạt, tăng số tiền phạt,

và thêm hình phạt của pháp nhân thương mại).

Về nguyên tắc, đối với mỗi tội phạm đã thực hiện thì chủ thể chỉ bị áp

dụng một loại hình phạt chính [22, tr.118] Trong trường hợp chủ thể phạmnhiều tội thì Tòa án phải quyết định hình phạt chính đối với từng tội, sau đótổng hợp thành hình phạt chung Trong tội này, hình phạt chính đối với cánhân gồm phạt tiền, cải tạo không giam giữ va hình phạt tù có thời han Đốivới pháp nhân thương mại phạm tội thì có thể bị áp dụng hình phạt chính làphạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Về mức hình phạt, so với Bộ luật hình sự năm 1999, Bộ luật hình sự

năm 2015 đã mở rộng phạm vi áp dụng phạt tiền; phạt tiền được quy định đối với cả Khoản 1, Khoản 2 của Điều 232 Bộ luật hình sự năm 2015 (trong khi

30

Trang 38

Bộ luật hình sự năm 1999 chỉ quy định phạt tiền ở Khoản 1 Điều 175) Bên

cạnh đó, mức phạt tiền được quy định ở Khoản 1 Điều 232 Bộ luật hình sự năm 2015 được nâng lên so với quy định tương ứng của Khoản 1 Điều 175 Bộ luật hình sự năm 1999 Trong Bộ luật hình sự năm 2015, phạt tiền với tính

chat là hình phạt bổ sung cũng được nâng mức tiền phạt cả về mức tối thiêu

và toi đa so với quy định tương ứng của Bộ luật hình sự năm 1999 Nguyên nhân của sự thay đổi này là do sự thay đổi về chính sách hình sự của Bộ Chính trị Theo tinh thần của Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về cải

cách tư pháp thì pháp luật hình sự nước ta giai đoạn nay sẽ giảm bớt các hình

phạt nghiêm khắc và tăng các hình phạt không tước quyền tự do của công dân

như phạt tiền, cải tạo không giam giữ.

2.2.1 Hình phạt tại khoản 1 Điều 232 Bộ luật hình sự năm 2015

Theo khoản nay, nếu chủ thé phạm tội có các hành vi khai thác gỗ, lâm

sản ở rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng khi chưa được cấp giấy phép hoặc giấy phép đã hết hạn, hoặc có giấy phép nhưng khi khai thác lại

không đúng khu vực cho phép hoặc khai thác gỗ rừng không có dấu búa bài mà theo quy định là phải có dấu búa bài thì chủ thể phạm tội bị phạt tiền từ

50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm Ngoài việc khai thác thì hành vi

tang trữ, vận chuyển, mua bán trái phép gỗ, lâm sản cũng thuộc tội nay Ởđây, cần ghi nhớ nếu gỗ thông thường thì khoản nảy có quy định mức khaithác cao hơn gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý,hiếm Nhóm IA, HA Trong trường hợp khai thác trái phép gỗ hoặc thực vậtrừng ngoài gỗ nhưng có khối lượng hoặc trị giá dưới mức quy định tại cácđiểm a đến điểm | thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo pháp luật xử phathành chính Tuy nhiên, nếu khai thác trái phép dưới định mức nhưng đã bị xửphạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc

31

Trang 39

đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì vẫn bị xử lý

trách nhiệm hình sự theo khoản này.

Nghiên cứu kĩ Điều 232 cho thấy chính sách bảo vệ rừng của Nhànước ta Cụ thể: rừng đặc dụng dùng dé bảo tồn hệ sinh thái nên chỉ cầnchủ thé có hành vi khai thác trái phép trên 1 mét khối gỗ quý là đã bị truy

cứu trách nhiệm hình sự, định mức này ở rừng phòng hộ là 05 mét khối và rừng sản xuất là 07 mét khối Tương tự vậy, thì rừng tự nhiên được Nhà

nước ưu tiên bảo vệ hơn rừng trồng Đối với gỗ thường, nếu chủ thể cóhành vi khai thác trái phép trên 10 mét khối gỗ mọc ở rừng sản xuất nhưng

là rừng tự nhiên là đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự Định mức này ở

rừng trồng là 20 mét khối.

Nhà nước ta đang điều chỉnh pháp luật hình sự theo hướng nội luậthóa và bảo đảm thực hiện các công ước quốc tế Vì vậy, nếu chủ thể khôngkhai thác nhưng có hành vi tàng trữ, vận chuyền, mua bán trái phép gỗ cónguồn gốc từ nước ngoài thuộc phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế

các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thì cũng bị truy cứu trách

nhiệm hình sự.

Vì tính chất mức độ của chủ thê khi vi phạm những quy định tại khoản

1 Điều 232 là ít nghiêm trọng, nên khoản này có quy định về hình phạt tiền, là

hình phạt tước của chủ thé phạm tội một khoản tiền nhất định để sung công

quỹ nhà nước Khi áp dụng hình phạt tiền, Hội đồng xét xử phải căn cứ vào

tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội để quyết định số tiền cụ thể trong hạn mức từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng Trong trường hợp chủ thể tội phạm đã bị Hội đồng xét xử áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính thì sẽ không bị phạt bổ sung là phạt tiền nữa.

32

Trang 40

Nếu xét thấy cần áp dụng hình phạt nặng hơn hình phạt tiền, nhưng nhẹ

hơn hình phạt tù có thời hạn thì Hội đồng xét xử cân nhắc áp dụng hình phạt

cải tạo không giam giữ đối với người phạm tội Theo đó, người bị phạt cải tạo

không giam giữ không bị cách ly khỏi xã hội nhưng phải chịu sự giám sát của

cơ quan, tô chức hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã Trong tội này, Hội đồng xét xử có thể áp dụng mức hình phạt cải tạo không giam giữ tối đa là 03 năm đối với chủ thé phạm tội.

Hình phạt nặng nhất quy định trong khoản này là tù có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm Chủ thể phạm tội có thé bị tước quyền tự do và bị giam

giữ, cải tạo dưới sự giám sát của các cơ sở giam giữ như: trại giam, trại tạmgiam, nhà tạm git.

Khoản nay cũng quy định rõ định lượng gỗ, lâm sản cụ thé, chỉ khi nào

chủ thé khai thác trái phép số lượng trong mức quy định thi mới bị truy cứu

trách nhiệm hình sự Cần lưu ý là các hành vi của chủ thé phải không thuộc

trường hợp quy định tại Tội hủy hoại rừng.

2.2.2 Hình phạt quy định tại khoản 2 Điều 232 Bộ luật hình sự năm 2015

Nếu quy định tại khoản 1 Điều 232 mang tính chất định tội thì các quy

định tại khoản 2 Điều 232 mang tính chất định khung hình phạt Có nghĩa là

Hội đồng xét xử đã xác định hành vi của một chủ thẻ là phạm tội vi phạm quy

định về bảo vệ rừng và lâm sản nhưng hậu quả gây ra cao hơn mức quy địnhtại khoản 1, thi mới xem xét đến khoản 2 dé xác định hình phạt.

Hình phạt được quy định tại khoản này cao hơn, có tính chất răn đe hơnnên hình phạt cải tao không giam giữ không còn được áp dụng cho chủ théphạm tội thuộc khoản 2 Điều này nữa Khi bị áp dụng hình phạt tiền, mức tiềnphạt mà chủ thê phạm tội phải chịu cũng cao hơn Tùy theo hậu quả xảy ra mà

Hội đồng xét xử quyết định mức phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng Mức phạt tù tại khoản này cũng nặng hơn khoản 1, theo

33

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:26

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w