ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
TRỊNH THỊ VINH
BẢO VỆ CÁC QUYEN CON NGƯỜI BANG CHE
ĐỊNH VE DONG PHAM TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NAM 2015 (TREN CƠ SỞ THỰC TIEN XÉT XU TẠI
TINH DAK LAK GIAI DOAN 2018-2022)
HA NỘI - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
TRỊNH THỊ VINH
BAO VỆ CÁC QUYEN CON NGƯỜI BANG CHE
ĐỊNH VE DONG PHAM TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NAM 2015 (TREN CƠ SỞ THUC TIEN XÉT XỬ TẠI
TINH DAK LAK GIAI DOAN 2018-2022)
Chuyén nganh: Luat Hinh sy va Tố tung Hình sự
Mã số: 838 0101.03
Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH LÊ VĂN CÁM
HÀ NOI - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tat cả các môn hoc và đã thanh toán tat cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định cua Trường Dai Học Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm on!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Trịnh Thị Vinh
Trang 4CHUONG 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE BẢO VE CÁC QUYEN
CON NGUOI BANG CHE DINH DONG PHAM THEO PHAP
LUẬT HINH SỰ VIỆT NAM o.oo ccccecscecsceccseessesssecsseesseesseesseesseeseess 8
1.1 Khai niệm đồng phạm, các hình thức đồng phạm theo pháp
luật hình sự Việt Nam - 2 2c 22.3 sEsrrrsrrrrrsrrrrrree 8
1.1.1 Khai niệm đồng pha oi.c.cceccccecccccessessesssssssessessessessessessvessessessesseeseeses 8 1.1.2 Các hình thức đồng phạm 2 - + + £+E£+E+£E+E++EEzEzEerxersree 11 1.2 Khai niệm, đặc điểm và ý nghĩa bảo vệ các quyền con người
bằng chế định đồng phạm đồng phạm theo pháp luật hình sự
M6) 13
1.2.1 Khái niệm bảo vệ các quyền con người bằng chế định đồng phạm
theo pháp luật hình sự Việt Nam . -c+++<ss+seeseseererrke 13
1.2.2 Đặc điểm của bảo vệ các quyền con người băng chế định đồng
phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam - . -++<<<c<+scessx 15 1.2.3 Ý nghĩa bảo vệ các quyền con người bằng chế định đồng phạm
đồng phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam -55 16 1.3 Sw thể hiện tư tưởng bảo vệ các quyền con người bằng chế
định đồng phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam 18
1.3.1 Tư tưởng bảo vệ quyền con người thé hiện qua nội dung chế định đồng phạm ngày càng hoàn thiện về mặt kỹ thuật lập pháp theo
chuân mực quôc tê chung vê nhân quyÊn -«++<-<<++<<s++ 18
Trang 51.3.2. Tư tưởng bảo vệ các quyền con người thông qua việc phân biệt loại
người đồng phạm và đưa ra các nguyên tắc xác định TNHS trong
đồng phạm -2- 2-52 £+EE+EE£EE£EEEEEEEEEEE121121122171717171 1E re.
Kết luận Chương 2-2 2E SE+EE+EE£EE£EEEEEEEEEEEE1712217171 111.1 xe.
CHUONG 2: THUC TIEN BẢO VỆ QUYEN CON NGƯỜI BẰNG
CHE ĐỊNH DONG PHAM THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ
NĂM 2015 TRÊN ĐỊA BÀN TÍNH ĐẮK LẮK (GIAI ĐOẠN
"208/21/20 001ẺẼẺ58
Chế định đồng phạm trong BLHS năm 2015, sửa đổi, bé sung
MAM VN
Kết quả đạt được trong việc bảo vệ các quyền con người thông qua áp dụng các quy định về đồng phạm tại Tòa án hai
cấp tỉnh Dak Lắk giai đoạn 2018-2022 - 2-55 csccxccez
Một số tồn tại, vướng mắc và nguyên nhân trong việc bảo vệ
các quyền con người khi áp dụng các quy định về đồng phạm
tại Tòa án hai cấp tỉnh Dak Lắk đoạn 2018-2022 Một số tồn tại, vướng mắc trong việc bảo vệ các quyền con người
khi áp dụng các quy định về đồng phạm tại Tòa án hai cấp tỉnh Đắk Lắk đoạn 2018-2022 - : ccccccvvttrrkttrrrrrtrrrrrrrrrrrrree Nguyên nhân của những tồn tại, vướng mắc trong việc bảo vệ
quyên con người khi áp dụng các quy định về đồng phạm tại Toa
án hai cấp tỉnh Dak Lak đoạn 2018-2022 - 2 2 2 s+cs+zszez
Kết luận Chương 2 2-52 2+SE‡EEeEEEEEEEEE211211211211211 11111111 xe
CHUONG 3: HOÀN THIỆN CHE ĐỊNH DONG PHAM TRONG
LUAT HINH SU VIET NAM NHAM BAO VE CAC QUYEN
Sự cần thiết và căn cứ cần tiếp tục hoàn thiện chế định đồng
phạm trong Bộ luật hình sự năm 2015 nhằm tăng cường bảo
vệ các quyền con nØưỜi - - c + xxx ng re.
Trang 63.2 Kiến nghị hoàn thiện chế định đồng phạm trong Bộ luật hình
sự Việt Nam 2015 theo hướng tăng cường việc bảo vệ các
quyền con 21 ẼẼẼ0Ẽ ẦốỐ - 73 3.3 Cac giải pháp bảo đảm áp dung đúng chế định đồng phạm
trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 nhằm tăng cường
bảo vệ các quyền CON ngườii - 2 s+ss+xezxcrxczxezrerrsrred 80 Kết luận Chương 3 oo cceccecceccecccescesccssesscssessessessessvssecsucsscsssssessesaesstesesseesseeees 85
„8000.9077 -:1 86
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -2222ccc+stvEzzxee 88
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT
Trang 8MỞ DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Quyền con người là các đặc quyên tự nhiên, bắt nguồn từ phẩm giá vốn
có của tất cả mọi người, được thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm bằng hệ thông pháp luật quốc gia và quốc tế.
Ở Việt Nam, quyền con người ngày càng được coi trọng và được bảo
hộ về mặt pháp lý (khoản 1 Điều 14 Hiến pháp năm 2013) Thông qua các
văn kiện chính trị và pháp lý, Nhà nước thể hiện một chính sách nhất quán
trong đó, là công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền của các cá nhân, tổ chức trong xã hội Cụ thé, Hiến pháp (năm 2013) đã hiến định quyền con người, quyền công dân thành một Chương (Chương 2) quan trọng và bảo vệ băng điều khoản trực tiếp, rằng quyền con người, quyền công dân chỉ có thể
bị hạn chế theo quy định của luật vì những lý do nhất định (khoản 2 Điều 14
Hiến pháp năm 2013) BLHS năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) nói chung và về chế định đồng phạm nói riêng đã có những sửa đôi, bổ sung
kịp thời dé thé chế hóa toàn diện các quy định của Hiến pháp 2013 về quyền con người, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, thực hiện các cam kết quốc tế
mà Việt Nam đã tham gia và ký kết.
Tại Đắk Lắk, thực tiễn xét xử giai đoạn 2018-2022 cho thấy các vụ án đồng phạm ngày càng gia tăng và có tính chất ngày càng phức tạp Việc giải quyết các vụ án đồng phạm đòi hỏi xác định đúng vai trò, tính chất hành vi, mức độ tham gia vụ án của từng người đã góp phần không nhỏ vào việc bảo
vệ các quyền con người Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng quy định của pháp luật về đồng phạm vào thực tiễn, vẫn còn một số hạn ché, vướng mắc, ít nhiều đã ảnh hưởng tới việc bảo vệ các quyền con người, xuất phát từ các
nguyên nhân khách quan và chủ quan Việc nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ về
mặt lý luận và thực tiên vê bảo vệ các quyên con người băng chê định đông
Trang 9phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành và đưa ra các giải pháp, kiến
nghị góp phan tiếp tục hoàn thiện hơn nữa việc áp dụng quy định về đồng
phạm trong luật hình sự Việt Nam nham tăng cường bảo vệ các quyền con
người theo tác giả là cấp thiết và có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn đối
với các địa phương hiện nay.
Vì những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Bao vệ các quyên con
người bằng chế định về đồng phạm trong bộ luật hình sự năm 2015 (Trên co
sở thực tiên xét xử tại tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2018-2022)” làm Luận văn Thạc sỹ Luật học (chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng hình sự) nhằm góp
phần giải quyết những van dé lý luận và thực tiễn nêu trên.
2 Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về đồng phạm trong tư pháp hình sự Việt Nam đã được
giới nghiên cứu hàn lâm và thực tiễn quan tâm nhiều năm qua Tuy nhiên, các
nghiên cứu quan trọng này tập trung vao làm rõ khái niệm, phân loại và xác
định cơ cấu của đồng phạm Cùng với xu hướng toàn cầu hóa và chính sách hội nhập của Việt Nam, quyền con người trong tư pháp hình sự cũng đặc biệt
được quan tâm, vì đây là địa hạt mà các phương diện quyền dễ bị xâm phạm và bỏ mặc nhất Qua khảo sát tình hình nghiên cứu, tác giả khái quát thành
các nhóm chủ đề nghiên cứu như sau:
2.1 Các nghiên cứu về khung lý thuyết bảo vệ quyền con Hgười trong
lĩnh vực tư pháp hình sự
1) Lê Cảm, Nguyễn Trọng Điệp (đồng chủ biên) (2021), Bảo vệ các quyên con người bằng pháp luật hình sự thực định Việt Nam (Sách chuyên khảo), NXB Chính tri Quốc gia sự thật, Hà Nội;
2) Lê Cảm (2006), “Những van dé lý luận về bảo vệ các quyên con người
bằng pháp luật tư pháp hình sự", Tạp chí Tòa án nhân dân, số 13, tr.8-17;
3) Nguyễn Ngọc Chí (2007), “Bảo vệ các quyên con người bằng pháp
Trang 10luật tổ tụng hình sự”, Tạp chi Khoa học Dai học Quốc gia Ha Nội — Chuyên
san Luật học, số 23, tr.64-80;
4) Nguyễn Quang Hiền (201 1), “Bảo vệ các quyển con người của bị hại
trong pháp luật tổ tụng hình sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 13, tr.4-11.
2.2 Các nghiên cứu về đồng phạm, mô hình đồng phạm trong tư
pháp hình sự
1) Lê Cam (chủ biên) (2003), Gido trình Luật hình sự Việt Nam, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Trong đó có xây dựng cơ sở lý thuyết về đồng phạm (Chương XIII);
2) Lê Văn Cảm (1988), “Vé các quy định về đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam - Một số van dé lý luận và thực tiễn”, Tập san Tòa án nhân dân, số 2;
3) Lê Cảm (2002), Các nghiên cứu chuyên khảo về phan chung Luật hình
sự, tập IV - Các quy định về đồng phạm, NXB Công an nhân dân, Hà Nội;
4) Lê Văn Cảm (2003), “Các quy định về dong phạm và mô hình ly luận cua nó trong Luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí Dan chủ và pháp luật, Số 8;
5) Lê Cảm (2018), “Hoàn thiện chế định lớn về tội phạm của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành”, Tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà Nội —
chuyên san Luật học.
6) Lê Văn Cảm (2019), Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự - Phan chung (Giáo trình sau đại học) - Chương bốn Mục VII - Đồng
phạm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2019;
7) Trần Quang Tiệp (2019), Đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam,
NXB Tư pháp, Ha Nội;
8) Phí Thành Chung (2016), Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm
theo Luật hình sự Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học tai Khoa Luật - ĐHQG
Hà Nội;
Trang 119) Pham Thị Thu Thùy (2021), Mot số vấn đề lý luận và thực tiễn về các loại người đồng phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam (từ thực tiễn xét
xử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016 - 2020), Luận văn thạc sĩ tại
Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội.
Tuy nhiên, hầu hết các công trình trên đều nghiên cứu trước thời điểm BLHS năm 2015 (sửa đôi năm 2017) được ban hành Đặc biệt, liên quan đến
bảo vệ các quyền con người băng các quy định về đồng phạm trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2018-2022 Những bổ sung từ thực tiễn tinh Dak Lắk có thể cung cap các luận chứng trong quá trình lập pháp cũng như kinh nghiệm về chính sách
về tội phạm giữa các địa phương trong cả nước.
3 Mục đích nghiên cứu
Thông qua quan sát thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai
đoạn 2018 - 2022, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đề xuất các kiến nghị
tiếp tục hoàn thiện các quy định về bảo vệ các quyền con người bang chế định
về “đồng phạm” trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 và một sé giải pháp bảo đảm áp dụng pháp luật được thống nhất nâng cao hiệu quả bảo vệ
các quyền con người.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung làm rõ một số van đề lý luận, pháp lý và quy định của BLHS và các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật có liên quan đến bảo vệ các quyền con người bằng chế định về “đồng phạm” trong Bộ luật hình sự
Việt Nam năm 2015 Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật hình
sự và thực tiễn xét xử có liên quan đến bảo vệ các quyền con người bằng chế
định về “đồng phạm” trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 05 năm (2018 - 2022), chỉ ra một số tồn tại, hạn chế
và các nguyên nhân cơ bản.
Trang 124.2 Phạm vi nghiên cứu
Về giới hạn vấn đề nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu một số
van đề lý luận về bảo vệ các quyền con người bằng chế định về “đồng phạm”
trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015.
Về giới hạn không gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu việc áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về bảo vệ các quyền con người băng chế định “đồng phạm” trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 trên địa bàn tinh Dak Lak.
Về giới hạn thời gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu trong
giai đoạn 05 năm từ 2018 đến 2022.
5 Cơ sở lý luận, phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn là những vấn đề khoa học nền tảng về Phần
chung Luật hình sự, cũng như chế định lớn về tội phạm và chế định nhỏ về đồng phạm nói riêng Đặc biệt, những luận điểm trong luận văn này tác giả
căn cứ vào các luận điểm khoa học ở trong hai công trình khoa học của Giáo
sư, Tiến sỹ khoa học Lê Văn Cảm, đó là: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Giáo trình sau đại học, từ trang 290 đến trang 439, Nhà xuất
bản Đại học Quốc gia Hà Nội) và Bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật
hình sự thực định Việt Nam (Sách chuyên khảo từ trang 34 đến trang 201,
NXB Chính trị Quốc gia Sự thật).
Ngoài ra, luận văn được nghiên cứu dựa trên các quan điểm của Dang và Nhà nước về tội phạm, về đấu tranh phòng, chống tội phạm, cũng như các thành tựu khoa học khác như Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Luật thi hành án hình sự và những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu,
sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp chí của một số nhà khoa học
trong lĩnh vực tư pháp hình sự.
Trang 135.2 Phương pháp luận
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng phương pháp luận
của Triết học Mác — Lénin, trực tiếp sử dụng các phương pháp của triết học
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử như phương pháp kết hợp giữa lý luận
và thực tiễn, phương pháp lich sử cụ thể, phương pháp phân tích và tổng hop.
5.3 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn tác giả sử dụng các phương phápnghiên cứu như: phương pháp phân tích - chứng minh, logic, phương pháp
thống kê, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu,
phương pháp lịch sử.
Trong phần “Bảo vệ các quyền con người bằng chế định về đồng phạm theo thực tiễn xét xử tại địa bàn tinh Dak Lắk từ năm 2018-2022 và các giải
pháp đảm bảo tăng cường hiệu quả trong việc xét xử”, ngoài sử dụng các
phương pháp trên, tác giả còn sử dụng phương pháp khảo sát thực tiễn xét xử
của Tòa án tại một số huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh Đắk Lắk; nghiên cứu Hiến pháp, BLHS, các văn bản pháp luật liên quan, các hồ sơ các vụ án;
tham khảo các công trình khoa học trong nước có liên quan.
6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 6.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài “Bảo vệ các quyền con người bằng chế định về đồng phạm trong BLHS Việt Nam năm 2015 và thực tiễn xét xử tại tỉnh Đắk Lắk giai
đoạn năm 2018-2022” đi sâu vào nghiên cứu, phân tích nhằm làm sáng tỏ về mặt lý luận việc bảo vệ các quyền con người bằng các quy định về đồng phạm trong BLHS Việt Nam năm 2015 (được sửa đôi, bổ sung năm 2017).
Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề về mặt lý luận, pháp lý một cách có hệ thống và tương đối toàn diện về áp dụng
các quy định vê đông phạm nhăm tăng cường bảo vệ các quyên con người và
Trang 14đưa ra các giải pháp hoan thiện BLHS Việt Nam năm 2015 (được sửa đổi, bố sung năm 2017).
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài phân tích, đánh giá thực tiễn việc bảo vệ các quyền con người
băng quy định về đồng phạm trong BLHS Việt Nam năm 2015 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn năm 2018 đến năm 2022 Qua đó, xác định những tôn tai, hạn chế, nguyên nhân của chúng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện, cũng như các giải pháp đảm bảo tăng cường hiệu quả bảo vệ các quyền
con người trong việc xét xử về đồng phạm.
Ngoài ra, Luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan lập
pháp và tư pháp, các cơ quan tiến hành tố tụng đặc biệt là Tòa án trong việc giải quyết vụ án hình sự được khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật khi áp
dụng chế định đồng phạm trên cơ sở bảo vệ các quyền con người.
Trong thực tiễn học thuật, Luận văn có thé được dùng làm tài liệu tham
khảo cho các học viên cao học va nghiên cứu sinh chuyên ngành Luật hình
sự, tố tụng hình sự và Tội phạm hoc tại các cơ sở đào tạo luật trên cả nước 7 Kết cầu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 Chương như sau:
Chương 1: Một số vẫn đề lý luận về bảo vệ các quyền con người bằng chế định đồng phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam.
Chương 2: Thực tiễn bảo vệ quyền con người bằng chế định đồng phạm theo Bộ luật Hình sự năm 2015 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (giai đoạn
2018 -2022).
Chương 3: Hoàn thiện chế định đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
nhăm bảo vệ các quyên con người.
Trang 15CHƯƠNG 1
MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE BAO VE CÁC QUYEN CON NGƯỜI BANG CHE DINH DONG PHAM THEO PHAP LUAT
HINH SU VIET NAM
1.1 Khái niệm đồng phạm, các hình thức đồng phạm theo pháp
luật hình sự Việt Nam
1.1.1 Khái niệm đồng phạm
Nghiên cứu lịch sử lập pháp hình sự của nước ta, chúng ta thấy vấn đề
đồng phạm đã được luật hình sự Việt Nam quy định từ rất sớm Trong thời kỳ từ sau Cách mang tháng Tám năm 1945 đến trước pháp điển hóa lần thứ nhất,
luật hình sự Việt Nam mới chỉ xem xét đồng phạm ở một số khía cạnh trừng trị tội phạm và chưa quy định về khái niệm đồng phạm Lần đầu tiên khái niệm đồng phạm chính thức được quy định tại khoản 1 Điều 17 BLHS năm
1985: "Hai hoặc nhiễu người cố ý cùng thực hiện một toi phạm là đồng phạm", dé khắc phục hạn chế trong kỹ thuật lập pháp nêu trên BLHS năm
1999 sửa đôi khái niệm đồng phạm: “Đồng phạm là trường hợp có hai người
trở lên cố ÿ cùng thực hiện một toi phạm” Khoản 1 Điều 17 BLHS năm 2015,
sửa đổi năm 2017 (được viết tắt là BLHS năm 2015) đã kế thừa toàn bộ định nghĩa của BLHS năm 1999 về đồng phạm: “Đồng phạm là trường hợp có hai
người trở lên cổ ý cùng thực hiện một tội phạm ”
Trên cơ sở khái niệm đồng phạm được quy định tại khoản 1 Điều 20 BLHS năm 1999 và khoản 1 Điều 17 BLHS năm 2015 cho thấy đồng phạm
đòi hỏi phải có các dau hiệu phản ánh mối liên hệ về mặt khách quan và mặt chủ quan chung, bắt buộc như sau:
Về mặt khách quan
Thứ nhất, đồng phạm đòi hỏi phải có sự tham gia của hai người trở lên vào việc thực hiện một hay nhiêu tội phạm; dâu hiệu vê sô lượng chủ thê là
Trang 16van đề đáng lưu ý nhất trong vụ án đồng phạm Những chủ thé này phải thỏa
mãn các dấu hiệu của chủ thể của tội phạm.
Trong vụ án có nhiều người tham gia thực hiện, nhưng chỉ có một
người thỏa mãn các điều kiện của chủ thé của tội phạm như nêu trên, Còn người khác hoặc những người khác không thỏa mãn điều kiện chủ thé tội
phạm thì không thể coi là vụ án đồng phạm, mà được coi là phạm tội đơn lẻ Những vụ án có nhiều người tham gia thực hiện tội phạm, nếu có hai người
trở lên thỏa mãn điều kiện về chủ thé tội phạm và các dau hiệu khác của đồng phạm, có người không thỏa mãn dấu hiệu chủ thể tội phạm, thì vụ án đó vẫn được xác định là có đồng phạm Người không thỏa mãn dấu hiệu chủ thể tội
phạm thì không bị coi là người đồng phạm.
Thứ hai, những người đồng phạm đòi hỏi phải cùng chung hành động hay liên hiệp, phối hợp hành động của những người tham gia vào việc thực hiện tội phạm Nghĩa là, mỗi người đồng phạm phải có ít nhất một trong các hành vi tham gia vào việc thực hiện tội phạm, hoặc là hành vi thực hành, hoặc
là hành vi tổ chức, hoặc là hành vi giúp sức, hoặc là hành vi xúi giục.
Thứ ba, giữa hành vi phạm tội của mỗi người và hậu quả phạm tội
chung xảy ra nhất thiết phải có mối quan hệ nhân qua Nghĩa là, dù trực tiếp
hay gián tiếp, hành vi của những người đồng phạm đều là nguyên nhân gây
ra hậu quả chung của vụ án. Về mặt chủ quan
Thứ nhất, đồng phạm phải có sự cùng cố ý Sự cùng cố ý được thể hiện
trên hai mặt lý trí và ý chí như sau: (i) Về lý trí
Một là, mỗi người đồng phạm đều nhận thức được tính chất nguy hiểm
cho xã hội của hành vi của minh.
Hai là, mỗi đồng phạm cũng phải nhận thức được người đồng phạm
khác cũng có hành vi nguy hiêm cho xã hội cùng với mình.
Trang 17Ba là, mỗi người đồng phạm thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội
của hành vi của mình cũng như hậu quả chung của những người cùng tham
gia phạm tội.
(ii) Về ý chí: Mặc dù nhận thức được như các ý nêu trên nhưng các đồng phạm vẫn thực hiện hành vi của mình, cùng mong muốn có hoạt động phạm tội chung và cùng mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra Trong vụ án đồng phạm thì lỗi của các đồng phạm là lỗi cố ý trực tiếp
hoặc lỗi cô ý gián tiếp [23, tr.28].
Thứ hai, về mục đích phạm tội trong đồng phạm: đối với những tội có mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc, thì những người đồng phạm phải có
cùng mục đích (hoặc tiếp nhận mục đích) phạm tội đó Nếu không thỏa mãn dấu hiệu này thì không có đồng phạm.
Dựa vào bản chất pháp lý của đồng phạm, qua các dấu hiệu khách quan và chủ quan của đồng phạm cho thấy khái niệm đồng phạm trong PLHS nước ta còn có nhiều điểm hạn chế Theo đó, sau đây là hai quan điểm nổi bật về
đồng phạm:
Theo GS.TSKH Lê Văn Cảm thì “đồng phạm là hình thức phạm tội do cổ ý được thực hiện với sự cé ý cùng tham gia của 02 người trở lên [11, tr.422] hay
“dong phạm là hình thức phạm tội do có y được thực hiện với sự cổ ý cùng tham gia của từ 02 chủ thể phạm toi trở lên” [11, tr.721].
Theo PGS.TS Trịnh Tiến Việt thì “đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng tham gia vào việc thực hiện một hay nhiều tội phạm do cố ý” [30, tr.149].
Trên cơ sở tham khảo quan điểm của các tác giả và qua các dấu hiệu cơ bản của đồng phạm thì theo quan điểm của tác giả khái niệm khoa học về
đồng phạm có thé được hiéu như sau:
“Đồng phạm là hình thức phạm tội có từ hai người trở lên cố ý cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm do cổ ý”.
10
Trang 181.1.2 Các hình thức đồng phạm
Việc phân tích khoa học các quy phạm pháp luật có liên quan đến đồng phạm và thực tiễn, đồng phạm có thể phân thành 03 hình thức đồng phạm: (1)
đồng phạm đơn giản (2) đồng phạm phic tap, (3) đồng phạm đặc biệt hay
còn gọi là phạm tội có tô chức [11, tr.422].
a) Đồng phạm đơn giản
Theo GS.TSKH Lê Van Cảm thì hình thức đồng phạm đơn giản có thé
được hiểu “2à hình thức phạm tội không có sự thông mưu trước của những
người cùng thực hiện tội phạm” [ I1, tr.422-423] Lý luận luật hình sự và thực
tiễn áp dụng pháp luật hình sự thì hình thức đồng phạm đơn giản có đặc điểm riêng về mặt khách quan và chủ quan với các dấu hiệu cơ bản sau:
Về mặt khách quan, trong trường hợp này, những người tham gia không
bàn bạc cũng như sự phân công vai trò, mà tất cả đều tham gia với vai trò là người thực hành (đồng thực hanh), nghĩa là bang hành vi của mình (một cách
trực tiếp hoặc gián tiếp) thực hiện tội phạm.
Về mặt chủ quan, trong trường hợp này, những người tham gia không có sự thông mưu trước mà chỉ biết về hành động của những người còn lại tại thời điểm bắt đầu và trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội.
b) Đồng phạm phức tạp
Đồng phạm phức tạp là một trong các loại đồng phạm được chia theo
dau hiệu khách quan Đây là loại đồng phạm trong đó giữa những người đồng phạm có sự phân công vai trò, gồm: người tô chức, người thực hành, người
xúi giục, người giúp sức Trong đồng phạm phức tạp, ngoài người giữ vai trò là người thực hành, là người trực tiếp thực hiện tội phạm còn có những người khác tham gia giữ các vai trò khác nhau: tổ chức, xúi giục hoặc giúp sức
Lý luận luật hình sự và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự thì hình
thức đồng phạm phức tạp có đặc điểm riêng về mặt khách quan và chủ quan
với các dâu hiệu cơ bản sau:
11
Trang 19Về mặt khách quan, những người đồng phạm có sự bàn bạc trước về
kế hoạch thực hiện tội phạm và giữa những người đồng phạm cũng có sự
phân công vai trò, mặc dù sự bàn bạc và phân công này chưa cụ thê và đầy
đủ lắm như trong hình thức đồng phạm đặc biệt, vì nói chung trong nhiều
trường hợp họ đều có vai trò là những người cùng thực hiện tội phạm bằng chính hành vi của mình.
Về mặt chủ quan, sự cô ý cùng cau kết của những người phạm tội trong
quá trình bàn bạc kế hoạch và phân công vai trò đã tạo nên mối liên hệ ở một mức độ nhất định mặc dù có thể chưa chặt chẽ và bền vững đến mức như
trong hình thức đồng phạm đặc biệt.
c) Dong phạm đặc biệt (phạm tội có tổ chức)
Đồng phạm đặc biệt (hay phạm tội có tổ chức) là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm Thực tiễn
cho thấy, phạm tội có tô chức nếu hiểu một cách đầy đủ và toàn diện hơn đó là “hình thức phạm toi đặc biệt có sự cấu kết chặt chẽ của những người cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm hoặc cua các thành viên cùng một tổ
chức tôi phạm” [11, tr.424].
Hình thức đồng phạm đặc biệt (phạm tội có tổ chức) có đặc điểm riêng
về mặt khách quan và chủ quan với các dau hiệu cơ bản sau:
Về mặt khách quan, các dâu hiệu đặc trưng chung của đồng phạm đặc
biệt (phạm tội có tô chức) là:
- Trước khi phạm tội, thông thường đã hình thành một tổ chức tội phạm
với các quy mô lớn, nhỏ khác nhau của những người cùng có ý định phạm tội.
- Tổ chức tội phạm đó thường tồn tại một khoảng thời gian đủ dài nhằm thực hiện nhiều tội phạm (hay phạm tội nhiều lần);
- Có sự thỏa thuận, bàn bạc kỹ lưỡng trước về kế hoạch thực hiện tội
phạm và giữa những người đồng phạm có sự phân công vai trò rất cụ thé.
12
Trang 20Về mặt chủ quan, các dâu hiệu đặc trưng chung của đồng phạm đặc biệt (phạm tội có tổ chức) là:
- Theo TSKH.GS Lê văn Cảm: “Sự có ý cùng liên kết về mặt ý thức
của những người phạm tội có tổ chức khi thỏa thuận, bàn bạc kế hoạch và phân công vai trò đã hình thành nên moi quan hệ và sự thong nhất hành động
của họ chặt chẽ và bên vững hoặc rất chặt chẽ và rất bên vững ” [6, tr.22].
- Tổ chức tội phạm (như băng đảng, nhóm, hội ) là một dạng điển
hình của hình thức phạm tội có tô chức nên nó cũng đều có tất cả các dau hiệu đặc trưng khách quan và chủ quan của đồng phạm đặc biệt được phân
tích như trên.
Với những đặc điểm trên của tội phạm có tổ chức, ta thấy rằng, một
dạng đồng phạm đặc biệt (tội phạm có tổ chức) có thé phạm tội nhiều lần, liên
tục, gây hậu quả nghiêm trọng, làm cho cuộc đấu tranh chống tội phạm trở nên khó khăn và tốn kém.
1.2 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa bảo vệ các quyền con người bằng chế định đồng phạm đồng phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam
1.2.1 Khái niệm bao vệ các quyén con người bằng chế định đồng
phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam
Các quyền con người là những giá trị xã hội được con người nhận thức, thừa nhận và dần được thê chế hóa trong các văn kiện quốc tế về quyền con người và được các quốc gia thừa nhận, cam kết thực hiện Quyền con người là
một trong những vấn đề được cả nhân loại quan tâm và nghiên cứu Ở Việt Nam, nhận thức về vấn đề bảo vệ quyền con người ngày cảng được nhà nước
quan tâm, tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp năm 1992 được ban hành, sửa đổi,
bổ sung một số điều đã khang định cơ sở pháp lý vững chắc cho việc bảo đảm
quyên con người trong mọi lĩnh vực với sự giám sát chặt chẽ của lực lượng
13
Trang 21đông đảo quần chúng nhân dân Sự nghiệp bảo vệ quyền con người đã trở
thành ý chí thống nhất của toàn Đảng, toàn dân.
Luật hình sự được nhà nước sử dụng dé quy định những hành vi xâm
hại đến quyền con người nào là tội phạm và các hình phạt áp dụng đối với chủ
thé thực hiện hành vi phạm tội đó khi mà các chế tài pháp lý hay các quy tắc
xử sự khác không đủ hiệu quả dé ngăn chặn, phòng ngừa hành vi vi phạm.
Vấn dé bảo vệ quyền con người bằng chế định đồng phạm nam trong
phạm vi và nội dung của việc bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự.
Mặt khác, qua nghiên cứu tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội phạm
trong vụ án đồng phạm nói riêng đều cho thấy hành vi phạm tội trong vụ án đồng phạm thường mang tính chất tinh vi, phức tạp và nguy hiểm cao cho xã
hội hơn so với các vụ án phạm tội đơn lẽ Việc pháp luật nhà nước ta ghi nhận
chế định đồng phạm cũng chính là một hành động thé hiện sự bảo đảm về mặt nhà nước và pháp luật hình sự một cách trực tiếp và gián tiếp đến quyền con
người như quyền được bảo đảm, tôn trọng về sức khỏe, tính mạng, tải sản
hay quyền của những người đồng phạm trong vụ án hình sự như quyền được
xét xử công bằng, kịp thời, nhanh chóng, đúng người, đúng tội, đúng pháp
luật, không oan sai.
Bảo vệ quyền con người bằng chế định đồng phạm là phải nghiên cứu,
năm vững nội dung, ban chất pháp lý chế định đồng phạm dé áp dụng đúng
đăn quy phạm pháp luật hình sự, thực thi công lý, đảm bảo áp dụng pháp luật
về chế định đồng phạm một cách nghiêm chỉnh, thống nhất, minh bạch, đảm bảo tính bình dang, công bang, công minh, đồng thời ran đe giáo dục dé ngăn
ngừa các hành vi phạm tội.
Phạm vi bảo vệ quyền con người bằng chế định đồng phạm tuy có hẹp
hơn về giới hạn các quyền con người — cần được bảo vệ, nhưng cũng giống như hoạt động bảo vệ quyền con người bằng PLHS nói chung, đó là việc ghi
14
Trang 22nhận day đủ, chính xác về mặt kỹ thuật lập pháp theo các chuẩn mực quốc tế
chung về nhân quyền trong các quy định pháp luật về đồng phạm của PLHS
nước ta dé làm cho các quy định về đồng phạm không những chỉ phù hợp với
văn bản quốc tế về nhân quyền, mà còn đảm bảo việc thực thi, chấp hành
pháp luật về các quy định đồng phạm một cách chính xác của các cơ quan bảo
vệ pháp luật.
Từ bản chất của nội dung bảo vệ các quyền con người băng chế định đồng phạm, có thé đưa ra khái niệm như sau: Bảo vệ các quyển con người bằng chế định đồng phạm là sự ghi nhận đây đủ, chính xác về mặt lập pháp
các quy định pháp luật về đồng phạm phù hợp với các văn bản quốc tế về nhân quyên để đảm bảo việc thực thi, chấp hành và áp dụng các quy định pháp luật về dong phạm một cách chính xác, thống nhất, nghiêm chỉnh bởi các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án trong hoạt động tổ tụng hình sự
nhằm đảm bảo tính công bang, bình dang, nhân đạo và dân chủ vì con người trong các vụ án đồng phạm.
1.2.2 Đặc điểm của bảo vệ các quyền con người bằng chế định đồng
phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam
Trên cơ sở khoa học khái niệm bảo vệ các quyền con người bằng chế định đồng phạm tác giả đã đưa ra trên đây, cho thấy bảo vệ các quyền con
người bằng chế định đồng phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam có các đặc điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, đó là sự ghi nhận đầy đủ, chính xác về mặt lập pháp các quy định về đồng phạm Khi chế định đồng phạm được pháp luật quốc gia ghi nhận
một cách đầy đủ về mặt luật pháp sẽ đảm bảo thực thi chính xác về mặt hành
pháp và bảo vệ tối đa các quyền con người theo chuẩn mực quốc tế chung về nhân quyền bằng chính các quy định pháp luật về đồng phạm đó.
Thứ hai, đó là các quy định về đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt
15
Trang 23Nam được hoàn thiện phù hợp với các văn bản quốc tế về nhân quyền trong
lĩnh vực pháp luật hình sự nói chung và lĩnh vực đồng phạm nói riêng Bỡi lẽ,
các quyền con người là các quyền tự nhiên, thiêng liêng vốn có của con người
được ghi nhận trong bản Tuyên ngôn nhân quyền năm 1948 và trong hơn 20
văn bản quốc tế thuộc lĩnh vực hình sự của Liên hợp quốc Sự ghi nhận quyền
con người trong các văn bản quốc tế chính là tinh hoa của nhân loại, thé hiện tư tưởng tiễn bộ của văn minh nhân loại và đạt được kết quả đó loài người đã trải qua bao cuộc đấu tranh, hi sinh mới đạt được Việt Nam là một thành viên Liên
hợp quốc, luôn tôn trọng và ghi nhận các điều ước quốc tế về nhân quyền Do
đó trong lĩnh vực pháp luật, pháp luật hình sự nói chung hay chế định đồng phạm nói riêng ngày càng được hoàn thiện dé phù hợp với các văn bản quốc tế về nhân quyên.
Thứ ba, đó là việc thực thi, chấp hành và áp dụng các quy định pháp
luật về đồng phạm một cách chính xác, thống nhất, nghiêm chỉnh bởi các cơ
quan bảo vệ pháp luật và Tòa án trong hoạt động tổ tụng hình sự Việc quy
định các quy định pháp luật về đồng phạm chuẩn xác về mặt lập pháp chính là hướng tới việc hiểu và áp dụng các quy định pháp luật về đồng phạm một
cách thống nhất, nghiêm chỉnh tránh sự tùy nghỉ của người tiễn hành tố tụng,
hạn chế sự vi phạm thô bạo đến quyền con người trong các vụ án đồng phạm,
tránh tình trạng áp dụng sai pháp luật.
Và cuối cùng, đảm bảo tính công bằng, bình dang, nhân đạo và dân chủ
vì con người trong các vụ án đồng phạm Đây chính là những quyền con người cơ bản và quan trọng nhất mà chế định đồng phạm theo pháp luật hình
sự Việt Nam hướng tới bảo vệ.
1.2.3 Ý nghĩa bảo vệ các quyền con người bằng ché định đồng phạm đồng phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam
Chế định đồng phạm được kế thừa và phát triển, qua nhiều lần sửa đổi,
16
Trang 24bố sung đã đánh dấu sự trưởng thành về mặt kỹ thuật lập pháp hình sự của
nước ta Chế định đồng phạm thể hiện tư tưởng lớn của luật pháp hình sự
nước ta trong việc bảo vệ các quyền con người.
Thứ nhất, sự ghi nhận chế định đồng phạm trong pháp luật hình sự
nước ta nhằm hướng tới việc khởi tố, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, không kết tội oan và không để lọt tội phạm trong vụ án đồng phạm Việc nhận thức đúng đắn bản chất pháp lý đồng phạm là cơ sở, tiền đề để áp dụng pháp
luật thống nhất và chính xác trong thực tiễn xét xử những vụ án đồng phạm, đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực hình sự, đảm
bảo khởi tố, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, không kết tội oan và không dé lọt tội phạm, tránh sự áp dụng pháp luật một cách tùy tiện của một SỐ CƠ
quan bảo vệ pháp luật và Tòa án.
Thứ hai, ché định đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam ngày
càng hoàn thiện nhằm đảm bảo việc thực thi, áp dụng các quy định về đồng phạm chính xác, đảm bảo tính công bằng, nghiêm minh bởi các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án trong hoạt động tố tụng hình sự đối với các vụ án đồng phạm Bỡi lẽ, Trong vụ án có đồng phạm có nhiều người tham gia, mỗi người
tham gia ở mức độ khác nhau, có người có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ TNHS khác nhau, cũng như nhân thân mỗi chủ thé cũng khác nhau Việc nắm rõ bản chất pháp lý của chế định đồng phạm đảm bảo cho cơ quan xét xử đưa ra mức hình phạt áp dụng đối với những người đồng phạm trong vụ án, đảm
bảo tính công băng, nghiêm minh đối với người phạm tội.
Thứ ba, chê định đồng phạm vừa mang tinh rin đe, giáo dục, phòng ngừa chung đối với tội phạm, vừa mang tính nhân đạo, khoan hồng của pháp luật Quyền con người là khách thé của tội phạm, bảo vệ quyền con nguoi Ở
đây trước hết là bảo vệ quyền con người tránh khỏi sự xâm hai của tội phạm
nói chung và tội phạm đồng phạm nói riêng Các quy định pháp luật về đồng
17
Trang 25phạm là căn cứ pháp lý dé xử lý về hình sự đối với những trường hợp nhiều
người cô ý cùng thực hiện một tội phạm Mặt khác bảo vệ quyền con người
cũng chính là bảo vệ quyền con người của người phạm tội Như ta thấy, đồng phạm là một hình thức tội phạm mang tính nguy hiểm cao cho xã hội, thường gây ra hậu quả xấu, nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng đối với xã hội Vì vậy, những vụ án đồng phạm cần được nghiêm trị, đặc biệt là phải “nghiêm tri
người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy ” nhằm mục dich ran de, giao duc, phong
ngừa chung đối với xã hội Tuy nhiên, đối với những người đồng phạm có nhân thân tốt, tham gia với vai trò, vị trí thứ yếu cũng được pháp luật khoan hồng khi
quyết định hình phạt, đó chính là chính sách nhân đạo, khoan hồng của pháp luật nhà nước ta được thé hiện qua các quy định về đồng phạm.
1.3 Sự thể hiện tư tưởng bảo vệ các quyền con người bằng chế định
đồng phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam
1.3.1 Tư tưởng bảo vệ quyền con người thể hiện qua nội dung chế định đồng phạm ngày càng hoàn thiện về mặt kỹ thuật lập pháp theo chuẩn mực quốc tế chung về nhân quyền
Lịch sử lập pháp của nước ta cho thấy van đề đồng phạm đã tổn tại
trong Bộ luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật) hay Hoàng Việt luật lệ Tuy
nhiên vẫn đề đồng phạm mới dừng lại ở nguyên tắc trừng trị tội phạm Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong các sắc lệnh do nhà nước ban hành, van đề đồng phạm tiếp tục hình thành, phát triển nhưng chỉ mới xem xét ở
một số khía cạnh nhất định, vẫn chưa có quy định về khái niệm đồng phạm Do ảnh hưởng của tư duy pháp luật châu Âu lục địa, nên trong các văn bản pháp luật hình sự ở thời kỳ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước pháp điển hóa pháp luật hình sự lần thứ nhất (Bộ luật Hình sự năm 1985)
vẫn sử dụng các thuật ngữ “chính phạm” và “tòng phạm” như: Sắc lệnh số 26/SL ngày 25/2/1946 đã có quy định về hành vi của người "oa trữ" như
18
Trang 26sau: “những ke oa trữ các day điện thoại hay day điện tín cũng bị phạt như
những kẻ ăn trộm các đô vật ấy” [1, tr.104] Hay tại Sắc lệnh số 27/SL
ngày 28/2/1946 truy tố các tội bắt cóc, tống tiền, ám sát quy định: “Những
người tòng phạm hoặc oa trữ những tang vật của tội phạm trên cũng bị
phạt như chính phạm” [1, tr.104].
Lần đầu tiên thuật ngữ “đồng phạm” xuất hiện trong Sắc lệnh số 223/SL ngày 17/11/1946 về truy tố các tội hối lộ, phù lạm, biển thủ công quỹ:
“Người phạm tội còn có thể bị xử, tịch thu nhiễu nhất là đến ba phan tư gia sản Các đông phạm và tòng phạm cũng bị phạt như trên” [1, tr.104] Thuật
ngữ đồng phạm ở đây được hiểu tương ứng với thuật ngữ “coauteur” của luật
hình sự Pháp với nghĩa là đồng thực hành chứ không phải là đồng phạm theo nghĩa hiện nay.
Pháp luật hình sự của Việt Nam ở giai đoạn từ sau Cách mạng tháng
Tám năm 1945 đến trước pháp điển hóa pháp luật hình sự lần thứ nhất (Bộ
luật Hình sự năm 1985) có những quy định về đồng phạm Tuy nhiên, các quy định về đồng phạm nói chung còn hạn chế và chưa đầy đủ, chỉ tiết, chưa đưa ra được khái niệm đồng phạm Song những quy phạm ban đầu nảy là tiền đề quan trọng dé các nhà lập pháp hậu bối xây dựng và hoàn chỉnh hơn chế định
đồng phạm, cũng như bảo vệ quyền con người bằng chế định này.
BLHS năm 1985 là BLHS đầu tiên của Việt Nam ra đời trên cơ sở của nền kinh tế bao cấp và thực tiễn của tình hình tội phạm thời kỳ đó — là lần pháp điển hóa pháp luật hình sự thứ nhất BLHS năm 1985 với ý nghĩa là nguồn trực tiếp duy nhất của pháp luật hình sự Việt Nam.
Lần đầu tiên các quy định về đồng phạm được ghi nhận trong BLHS nước ta và đã đưa ra khái niệm đồng phạm (Điều 17 BLHS năm 1985) Việc
xây dựng được khái niệm đồng phạm là một thành tựu lớn trong kỹ thuật lập
pháp hình sự, có ý nghĩa quan trọng trên cả phương diện lý luận và thực tiễn
đấu tranh phòng, chống tội phạm, đánh dấu một bước phát triển về chất trong
19
Trang 27hoạt động lập pháp hình sự Việt Nam Thuật ngữ “đồng phạm ” được sử dụng
thay thé thuật ngữ “cộng phạm”, “tong phạm” ở các văn bản pháp luật hình sự trước đây, “đồng phạm”, mặc dù bản chất pháp lý không thay đồi, nhưng
chính xác hơn, vì “dong phạm” ở đây chỉ sự kiện đồng phạm, quan hệ đồng
phạm, người đồng phạm bao gồm cả người thực hành, người tổ chức, người
XÚI giuc, người giup sức.
Tuy nhiên, khái niệm đồng phạm trong BLHS năm 1985 có nhược
điểm về kỹ thuật lập pháp, như cụm từ “hai hoặc nhiều người ”, có sự lặp lại
ở chỗ “hai người” thuộc phạm trù “nhiéu người”, sự lặp lại không cần thiết;
cụm từ “cùng thực hiện một tội phạm ” chi bao hàm hành vi của người thực
hành, không bao hàm hành vi của những người đồng phạm khác như người tô
chức, người xúi giục, những người khác chỉ tham gia vào việc thực hiện tộiphạm đó, do vậy, thuật ngữ phù hợp nên là “cờng tham gia vào việc thực hiện
tội phạm” [10, tr.5].
Tại khoản 4 Điều 17 BLHS năm 1985 quy định:
Khi quyết định hình phạt, xét đến tính chất đồng phạm và mức độ
tham gia phạm tội của từng người đồng phạm Những tình tiết tăng
nặng, giảm nhẹ hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự riêng cho người
đồng phạm nao thì chỉ áp dụng đối với người đó.
Tuy nhà làm luật đã xác định rõ TNHS và việc quyết định hình phạt đối
với mỗi người đồng phạm tùy thuộc tính chất đồng phạm, tính chất và mức độ
tham gia vào việc cùng phạm tội của từng người đồng phạm, song về khía cạnh TNHS và quyết định hình phạt trong đồng phạm là chưa đảm bảo được nguyên tắc phân hóa và cá thé hóa TNHS tối đa.
Đề khắc phục những nhược điểm của BLHS năm 1985, năm 1999, Việt
Nam đã tiến hành pháp điển hóa lần thứ hai luật hình sự với việc thông qua
BLHS mới (BLHS năm 1999) được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ VI thông
qua ngày 21/12/1999, có hiệu lực từ ngày 01/07/2000.
20
Trang 28BLHS năm 1999 đã sửa đổi cụm từ “hai hoặc nhiễu người ” thành cụm từ “hai người trở lên ” trong định nghĩa pháp lý về đồng phạm, việc sửa đôi
này là chính xác về mặt khoa học Tuy nhiên, BLHS năm 1999 vẫn giữ nguyên hạn chế của BLHS năm 1985 như giữ nguyên cụm từ “càng thực hiện mot toi phạm.
Dinh nghĩa pháp lý về người thực hành, người tổ chức và người xúi
giục vẫn chưa đầy đủ, còn định nghĩa pháp lý về người giúp sức vẫn còn
chung chung và trừu tượng BLHS năm 1999 vẫn chưa có định nghĩa pháp lý
về các hình thức đồng phạm khác (ngoài hình thức phạm tội có tô chức), về tổ
chức tội phạm, cũng như quy định vỀ sự vượt quá của người đồng phạm và
TNHS của những người đồng phạm khác.
BLHS năm 1999 đã có sự thay đổi nhỏ về mặt kỹ thuật lập pháp khi
tách vấn đề quyết định hình phạt trong đồng phạm thành điều luật riêng (Điều 53) khỏi điều luật về các quy định về đồng phạm (Điều 20), về nhóm các điều thuộc Chương VII — Quyết định hình phạt.
Sự thay đổi này thé hiện quan điểm quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm trước hết cần tuân thủ các nguyên tắc, các quy định của pháp luật hình sự về quyết định hình phạt nói chung, áp dụng cho các trường hợp phạm tội riêng lẻ đã nêu tại Chương này, đây là điểm tiến bộ của BLHS năm
1999 so với BLHS năm 1985.
So với quy định của BLHS năm 1999, thì về cơ bản BLHS năm 2015 vẫn giữ nguyên những điểm hạn chế của BLHS năm 1999 đối với định nghĩa pháp lý của đồng phạm Tuy nhiên, điểm mới của BLHS năm 2015 là việc ghi
nhận hành vi vượt quá của người thực hành quy định tại khoản 4 Điều 17: “Người đồng phạm không phải chịu TNHS về hành vi vượt quá của người thực hành” Đây là một điểm mới và tích cực của BLHS năm 2015 khi đã
khắc phục được một phần những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn xét xử
21
Trang 29đối với hành vi vượt quá của người thực hành mà pháp luật hình sự trước đây
còn hạn chế, khi trong lần pháp điển hóa thứ ba nhăm góp phan khang định rõ
các nguyên tắc nhân đạo, cá thé hóa va phân hóa tối đa TNHS của PLHS
trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, góp phần bảo vệ tối đa quyền con người trong vụ án đồng phạm.
1.3.2 Tw tưởng bảo vệ các quyền con người thông qua việc phân biệt loại người đồng phạm và dia ra các nguyên tắc xác định TNHS trong đồng phạm
Thứ nhất, tư tưởng bảo vệ các quyền con người thông qua việc phân biệt loại người đồng phạm
Một tội phạm có thé do một người thực hiện hoặc có thé do hai hay
nhiều người cùng tham gia thực hiện Khi những người này cùng chung hành động và cùng cố ý thực hiện một tội phạm cụ thể thì gọi là đồng phạm Những
người tham gia thực hiện vụ án có đồng phạm đó được gọi là những người đồng phạm Dưới gốc độ khoa học luật hình sự thì người đồng phạm có thể được định nghĩa “là người có ý cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm do cố ý với những người khác và đóng vai trò là người thực hành, người tổ chức,
người xúi giục hoặc người giáp sức” [11, tr.429] Dé hiểu thé nào là người
đồng phạm và phân biệt những loại người đồng phạm dé xem xét vai trò, tính
chất sự tham gia của họ vảo việc thực hiện tội phạm.
Trên cơ sở thực tiễn xây dựng PLHS, thực tiễn xét xử của Tòa án và
kinh nghiệm lập pháp hình sự nước ngoài, cho thấy có bốn loại người đồng
phạm gồm: người thực hành, người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức Đồng thời, các quy định này cũng mô tả các dấu hiệu pháp lý của từng loại người đồng phạm.
(i) Người thực hành
Tại khoản 2 Điều 17 BLHS năm 1985, khoản 2 Điều 20 BLHS năm 1999 và khoản 3 Điều 17 BLHS năm 2015 quy định: “người thực hành là
22
Trang 30người trực tiếp thực hiện tội phạm ” Có hai trường hợp được coi là người trực
tiếp thực hiện tội phạm:
Trường hợp thứ nhất, người tự mình thực hiện hành vi khách quan
được mô tả trong cấu thành tội phạm Trong trường hợp đồng phạm có một
người thực hành tức là người thực hành thực hiện toàn bộ hành vi được mô tả
trong cau thành tội phạm Khi đó, hành vi phạm tội của người thực hành cũng giống như hành vi phạm tội của cá nhân nhưng phải kê đến vai trò của những người tham gia vụ án khác cùng đồng phạm Trong trường hợp vụ án đồng phạm có nhiều người thực hành (gọi là những người đồng phạm) thì có thé
hành vi của một người trong số họ đã có đầy đủ các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thé hoặc cũng có thé là tong hợp hành vi của tat cả những người đồng phạm Người hành nghề đáp ứng đủ dấu hiệu của tội phạm Khi nói đến trường hợp đồng phạm có nhiều người thực hành thì phải xem xét hai
loại đồng phạm: đồng phạm đơn giản (gồm nhiều người thực hành) và đồng phạm phức tạp (có nhiều người thực hành và gồm nhiều người thực hành) người tham gia, có thé là người tô chức, người xúi giục hoặc người hỗ trợ).
Trường hợp thứ hai: Người không trực tiếp thực hiện hành vi được mô
tả trong cấu thành tội phạm Những người đã có hành vi cố ý tác động đến người khác để người này trực tiếp thực hiện hành vi khách quan gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội, được mô tả trong cấu thành tội phạm Trong trường
hợp này thì những người bị lợi dụng lại không phải chịu TNHS cùng với
người lợi dụng họ vì họ không có lỗi.
Trong thực tế thường có những người bị lợi dụng dé thực hiện tội
phạm nhưng không có lỗi như: 1) Người không có năng lực TNHS (như
người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác gây rối loạn hoạt động tâm
than); 2) Người chưa đủ tuổi chịu TNHS; 3) Người không có lỗi hoặc chỉ
có lỗi vô ý vì bị sai lầm về những tình tiết khách quan của tội phạm; 4)
23
Trang 31Người hành động trong tình trạng bị cưỡng bức về thân thể hoặc tinh thần
nên được loại trừ TNHS
(ii) Người tổ chức
Dưới góc độ khoa học luật hình sự Việt Nam, người tô chức trong đồng phạm được hiểu là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
1) Người chủ mưu: là người chủ động về mặt tinh thần gây ra tội phạm,
có sáng kiến thành lập băng, nhóm tội phạm, đề ra âm mưu, vạch ra đường lối, phương hướng hoạt động của nhóm đồng phạm, đồng thời cũng kích động, thúc đây đồng bọn hoạt động [17, tr.48] Người chủ mưu có thể trực tiếp điều khiển hoạt động của tổ chức nhưng cũng có thé không tham gia tổ chức phạm tội Như vậy, người chủ mưu có thể được hiểu là “kẻ lập mưu kế
cho hành động phạm pháp trong một nhóm người [27, tr.240].
2) Người cầm đầu:
Theo Từ điển Tiếng Việt “Cầm dau” được hiểu là “nắm quyên điều khiển, chỉ huy một đám người, một tổ chức (thường là phi pháp)” [21 tr.166] Trong đồng phạm, người cầm đầu là người đứng ra thành lập các băng, 6,
nhóm phạm tội hoặc tham gia vao việc soạn thảo kế hoạch, phan công, giao
trách nhiệm, đôn đốc đồng bọn thực hiện tội phạm Trong thực tiễn, có trường
hợp người cầm đầu không tham gia thành lập nhóm đồng phạm mà tham gia
sau khi băng, nhóm tội phạm được hình thành, nhưng được tín nhiệm cử vào
bộ phận lãnh đạo, điều khiến chung của tổ chức Khi được cử vào bộ phận
này, họ mới bắt đầu thực hiện các hành vi như soạn thảo kế hoạch, phương
hướng chính cho tổ chức phát triển, hoạt động,
Nhu vậy, người cầm đầu khác người chủ mưu là người cam đầu luôn
tham gia vào tô chức phạm tội dé phân công, giao trách nhiệm cho đồng bon và điều khiển hoạt động của tô chức, trong khi đó người chủ mưu có thể trực
tiếp tham gia cũng có thê không tham gia tổ chức phạm tội.
24
Trang 323) Người chỉ huy:
Theo Từ điển Tiếng Việt “Chi uy” được hiểu là “điểu khiển sự hoạt
động của một lực lượng, một tập thể có tổ chức” [27, tr.211] Trong đồng
phạm, người chỉ huy là người giữ vai trò trực tiếp điều khiển việc thực hiện hoạt động phạm tội cụ thể của các băng, 6, nhóm tội phạm; trực tiếp đôn đốc đồng bọn làm theo mệnh lệnh của mình hay theo kế hoạch phạm tội mà tô
chức đã vạch ra.
Tóm lại, người tô chức trong vụ án có đồng phạm là người chỉ cần có một trong ba hành vi chủ mưu, cầm đầu hoặc chỉ huy Nhưng vai trò chủ mưu, cam dau hoặc chỉ huy có thé do những người khác nhau nắm giữ, nhưng cũng có thé chỉ do một người đảm nhận.
(iii) Người xúi giuc
Dưới góc độ khoa học luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử cho
thấy, Người xúi giục là người có hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đây người
khác thực hiện tội phạm.
Xúi giục được hiểu là hành vi tác động đến tư tưởng của người khác, khiến người đó xuất hiện ý định phạm tội và thúc day việc thực hiện ý định phạm tội Tuy nhiên, không phải người nào có hành vi xúi giục đều là người
xúi giục mà hành vi đó cần thỏa mãn các điều kiện như:
1) Hành vi xúi giục phải trực tiếp nhằm vào một người (hoặc một sỐ người) nhất định Ngược lại, khi một người kêu gọi, hô hào mà không hướng
tới những người xác định thì không phải là hành vi xúi giục.
2) Hành vi xúi giục phải cụ thể nhằm gây ra việc thực hiện tội phạm nhất định.
3) Sự xúi giục luôn được thé hiện dưới dạng hành động, có thể được thực hiện băng nhiều thủ đoạn như kích động, lôi kéo, cưỡng ép, dụ dỗ, lừa phinh.
4) Giữa hành vi của người xúi giục và người bị xúi giục có mối quan hệ
nhân quả Hành vi xúi giục là nguyên nhân dan đên việc người xúi giục thực
25
Trang 33hiện tội phạm, còn hành vi của người bị xúi giục là mục đích, là kết quả của
hành vi xúi giục Người xúi giục cũng có thê tham gia vào việc thực hiện tội phạm với người xúi giục nhưng cũng có thể không tham gia.
5) Về mặt chủ quan, người xúi giục là người có ý định rõ ràng thúc day
người khác thực hiện hành vi phạm tội.
6) Hành vi xúi giục được thực hiện băng lỗi có ý.
Người xúi giục và người bị xúi giục có thể có cùng một động cơ, mục đích phạm tội nhưng cũng có thể có động cơ, mục đích khác nhau Trong trường hợp, cấu thành tội phạm quy định động cơ, mục đích là dấu hiệu bắt
buộc thì họ phải có cùng động cơ và mục đích phạm tội.(iv) Người giúp sức
Người giúp sức trong đồng phạm không trực tiếp thực hiện tội phạm mà
là người tạo điều kiện điều kiện thuận lợi có thể có là về tinh thần hoặc vật chất Giúp sức về vật chất: Giúp sức về vật chất là hành vi cung cấp phương
tiện phạm tội, công cụ phạm tội, hoặc khắc phục những trở ngại như giúp đỡ
về mặt kỹ thuật, chỉ điểm, dẫn đường, chứa chấp hay che giấu người phạm
tội, xoá các dấu vết, tang vật của vụ án hoặc các hành vi tạo ra các điều kiện vật chat cần thiết khác nhằm tạo điều kiện cho người thực hành thực hiện tội
phạm được thuận lợi, dễ dàng hơn.
Giúp sức về tinh thần: là hành vi tạo điều kiện thuận lợi cho người phạm tội như: hướng dẫn, gợi ý, cung cấp thông tin liên quan đến việc thực
hiện tội phạm; hứa trước sẽ che giấu người phạm tội, che giấu công cụ, phương tiện phạm tội hoặc tiêu thụ tang vật do phạm tội mà có Sự hỗ trợ về tinh thần được thé hiện dưới dạng hành vi phạm tội Sự hứa hẹn trước có tác
dụng khuyến khích, củng cố quyết tâm phạm tội của người thực hành, do đó,
được coi là một dạng của giúp sức về tinh thần [14, tr.264] Do đó, tính chat,
mức độ hành vi của người giúp sức được coi là ít nguy hiém hon hành vi của
26
Trang 34người thực hành, người tô chức, người xúi giục nên người giúp sức không bị
coi là đối tượng cần nghiêm trị.
Thứ hai, tư tưởng bảo vệ quyền con người thông qua các nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm
Trong đồng phạm, mỗi người có vai trò tham gia khác nhau thể hiện quyết tâm phạm tội của tất cả người trong nhóm Tuy nhiên, vụ án có đồng phạm có nhiều người tham gia, mỗi người tham gia ở mức độ khác nhau,
có người có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ TNHS khác nhau, cũng như nhân thân mỗi chủ thé cũng khác nhau Dựa vào phân biệt loại người đồng
phạm, PLHS Việt Nam đã đưa ra một sỐ nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong một vụ án đồng phạm nhằm tôn trọng và đảm bảo tối đa
quyền con người.
() Nguyên tắc tất cả người đồng phạm phải chịu TNHS chung về
toàn bộ tội phạm đã xảy ra
Nguyên tắc này xuất phát từ đặc điểm cơ bản của đồng phạm, vì trong đồng phạm, tội phạm được thực hiện là do sự nỗ lực hợp tác chung của tất cả những người đồng phạm Hành vi của mỗi người là tiền đề, là điều kiện, là bộ phận cần thiết trong hoạt động chung đó.
Nguyên tắc tất cả người đồng phạm phải chịu TNHS chung về toàn bộ tội phạm đã xảy ra được thé hiện:
- Những người đồng phạm đều bị truy tố, xét xử về cùng một tội danh
theo cùng một điều luật và trong cùng phạm vi chế tài mà điều luật ấy quy định đối với hành vi mà họ đã cùng người thực hành thực hiện.
- Những người đồng phạm phải cùng chịu chung về những tình tiết tăng nặng định khung hình phạt hoặc tình tiết tang nặng TNHS nếu họ đều biết, tức là đối với những tình tiết này họ cùng bàn bạc với nhau hoặc đều nhận thức và
biết rõ về những tình tiết đó, hoặc tuy không cùng bàn bạc nhưng họ buộc
27
Trang 35phải thấy trước và có thê thấy trước tình tiết đó Cụ thể như tình tiết phạm tội
có tính chất côn đồ, dùng hung khí nguy hiểm, phạm tội có tổ chức,
- Những quy định có tính nguyên tắc chung cho tất cả các trường hợp
phạm tội đều được áp dụng chung cho tất cả những người đồng phạm trong vụ đồng phạm (quy định về cơ sở pháp lý của TNHS, nguyên tắc xử lý, các quy
định có tính nguyên tắc chung về tội phạm, về giai đoạn phạm tội, các quy định có tính nguyên tắc chung về hình phạt như: nguyên tắc xử lý, mục đích hình
phạt, nguyên tắc, căn cứ quyết định hình phạt, về thời hiệu truy cứu TNHS, ).
(ii) Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với những người
đồng phạm
Nguyên tắc này xuất phát từ tính chất, mức độ tham gia của từng người
đồng phạm khác nhau, đặc điểm nhân thân, tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết
giảm nhẹ TNHS của mỗi người là khác nhau và được áp dụng riêng với người
đồng phạm có tình tiết tương ứng đó Do đó, mỗi người đồng phạm phải chịu
TNHS độc lập về việc cùng thực hiện tội phạm.
Nguyên tắc phân hóa TNHS được thể hiện:
- Những người đồng phạm chỉ chịu trách nhiệm về những hành vi mà
cả bọn cùng chung hành động, cùng chung ý định phạm tội, nên mức độ nguy
hiểm của hành vi tới đâu thì người đồng phạm phải chịu trách nhiệm đến đó Nguyên tắc này là người đồng phạm không phải chịu TNHS về sự vượt quá
của người những người đồng phạm khác.
- Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS được áp dụng riêng với
người đồng phạm nào có tình tiết tương ứng đó, như các tình tiết tăng nặng
TNHS: tái phạm, tái phạm nguy hiểm, phạm tội trong thời gian chấp hành hình phạt; hoặc các tình tiết giảm nhẹ TNHS, như: Phạm tội lần đầu, là người
dưới 16 tuôi, người già, phụ nữ có thai, người có công với cách mạng, phạm
tội do hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình tự gây ra
- Cũng tương ứng đối với việc áp dụng miễn TNHS; miễn hình phạt,
28
Trang 36đối với người đồng phạm nao thì người đó được hưởng Nghĩa là, việc miễn TNHS hoặc miễn hình phạt đối với người đồng phạm này không loại trừ
TNHS của những người đồng phạm khác.
- Riêng về hành vi tổ chức, xúi giục, giúp sức của những người đồng phạm khác mặc dù chưa dẫn đến việc phạm tội nhưng vẫn phải chịu TNHS ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội tùy thuộc quy định của điều luật về tội phạm cụ thê trên các cơ sở chung.
- Trong vụ án đồng phạm thì sự tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người đồng phạm này, không loại trừ trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm khác.
(iti) Nguyên tắc cá thể hóa TNHS của những người đồng phạm
Theo từ điển Tiếng Việt thì “Cá thé hóa là việc tách biệt cá nhân này với
cá nhân khác trong nhóm dé phân biệt vị trí, vai trò của từng người” [27, tr.21 1].
Từ khái niệm này, vận dụng vào quy định về cá thé hóa TNHS trong đồng phạm có thé nhận thấy, đây là việc tách biệt từng người một trong vụ án đồng phạm dé xem xét vị trí, vai trò của từng người trong vụ án, từ đó quyết định hình phạt cho phù hợp Mặc dù cùng thực hiện một tội phạm nhưng tính chất và mức độ tham
gia của những người đồng phạm khác nhau Vì vậy, khi quyết định hình phạt, ta
phải xem xét tính chất, mức độ tham gia của từng người đồng phạm Cá thê hóa TNHS trong đồng phạm là việc tách biệt từng người một trong vụ án đồng phạm
để xem xét tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia của từng người trong vụ án dé từ đó quyết định hình phạt cho phù hợp Việc cá thé hóa
TNHS nhằm tạo ra sự công bằng, đánh giá đúng, chính xác dé quyết định hình phạt phủ hợp cho tất cả đồng phạm trong vụ án.
Nội dung cá thê hóa TNHS trong đồng phạm được thê hiện:
Thứ nhất, khi cá thê hóa TNHS trong đồng phạm cần căn cứ vào tính chất của đồng phạm Tính chất tham gia phạm tội của từng người đồng
29
Trang 37phạm được quyết định bởi vai trò mà họ thực hiện, bởi tính đặc thù của
chức năng, nhiệm vụ, tác dụng của họ trong hoạt động phạm tội chung. Lam sáng tỏ tính chất tham gia vào việc cùng chung phạm tội, có nghĩa là
phải xác định được người phạm tội đó là ai, họ là người giữ vai trò thực
hành, tô chức, xúi giục hay là giúp sức Thông thường người giữ vai trò tổ
chức, xúi giục, hoạt động đắc lực là những người có vai trò nguy hiểm cao
hơn những đối tượng đồng phạm khác.
Thứ hai, đánh giá tính chất của hành vi phạm tội dé cá thé hóa TNHS trong đồng phạm Chúng ta phải xem xét, cân nhắc lỗi, mục đích, động cơ của
người phạm tội; phương tiện phạm tội; thủ đoạn phạm tội; thời gian và địa
điểm phạm tội; khách thể xâm hại của từng người đồng phạm.
Thứ ba, khi cá thể hóa TNHS trong đồng phạm căn cứ vào mức độ
tham gia của người phạm tội Mức độ tham gia chính là khả năng tham gia
của một người trong việc thực hiện hanh vi phạm tội so với những chủ thể đồng phạm khác Khi xem xét mức độ của một người, cần đánh giá xem tham gia với vai trò tích cực hay vai trò thứ yếu Việc đánh giá mức độ tham gia dé cá thé hóa TNHS là quy định hoàn toàn phù hợp, tuy nhiên cần xem xét trong
mối quan hệ với hậu quả của tội phạm để xác định cho chính xác, hoặc so
sánh với hành vi phạm tội của những đồng phạm khác.
Thứ tw, khi cá thé hóa TNHS có thé căn cứ vào các loại tội phạm mà đồng phạm thực hiện tập trung vào các nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm; nhóm tội xâm phạm chế độ sở hữu, đây là những nhóm tội có thê dé đàng xác định được tính chat, mức độ tham gia của người
phạm tội căn cứ vào hành vi phạm tội.
Việc cá thé hóa TNHS trong đồng phạm là quy định phù hợp trong điều
tra, truy tô, xét xử các vụ án đông phạm Tuy nhiên, việc vận dụng nguyên tặc
30
Trang 38do Bộ luật Hình sự quy định đòi hỏi sự đánh giá khách quan, toàn diện và đầy
đủ, có như vậy mới giải quyết vụ án bảo đảm công bằng, đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.
31
Trang 39Kết luận Chương 1
Qua nghiên cứu tại Chương 1, tác giả đi đến một số kết luận dưới đây:
Thứ nhất, đề bảo vệ quyền con người băng chế định đồng phạm, trước hết tác giả đã phân tích, làm rõ khái niệm pháp lý về đồng phạm và
phân tích khoa học các quy phạm pháp luật có liên quan đến đồng phạm và thực tiễn, đồng phạm có thể phân thành 03 hình thức đồng phạm: (1) đồng phạm đơn giản, (2) đồng phạm phức tạp, (3) đồng phạm đặc biệt hay còn
gọi là phạm tội có tô chức.
Thứ hai, tác giả đã phân tích, đưa ra khái niệm pháp lý bảo vệ các
quyền con người bang chế định đồng phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam Từ đó phân tích các đặc điểm và ý nghĩa của bảo vệ các quyền con người bằng
chế định đồng phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam.
Thứ ba, bảo vệ các quyền con người băng chế định đồng phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam được thể hiện như sau: một là, chế định đồng
phạm ngày càng hoàn thiện về mặt kỹ thuật lập pháp theo chuẩn mực quốc tế
chung về nhân quyền; hai là, thông qua việc phân biệt loại người đồng phạm và đưa ra các nguyên tắc xác định TNHS trong đồng phạm để xác định vai trò, tính chất, mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm trong vụ
án và phân hóa, cá thể hóa tội phạm trong vụ án đồng phạm nhằm đảm bảo sự
công bằng, đánh giá đúng, chính xác để quyết định hình phạt phù hợp cho tất cả đồng phạm trong vụ án.
32
Trang 40CHƯƠNG 2
THUC TIEN BAO VỆ QUYEN CON NGƯỜI BANG
CHE ĐỊNH DONG PHAM THEO BO LUAT HÌNH SU NAM 2015 TREN DIA BAN TINH DAK LAK (GIAI DOAN 2018 -2022)
2.1 Chế định đồng phạm trong BLHS năm 2015, sửa đổi, bỗ sung năm 2017
Thứ nhất, khái niệm đồng phạm
So với quy định của BLHS năm 1999, thì về cơ bản BLHS năm 2015
vẫn giữ nguyên những điểm hạn chế của BLHS năm 1999 đối với định nghĩa pháp lý của đồng phạm, khi quy định đồng phạm là trường hợp có từ hai người trở lên cố ý cùng nhau thực hiện tội phạm (khoản 1 Điều 17) Khái niệm pháp lý về đồng phạm trong BLHS năm 2015 chưa chặt chẽ về mặt lập pháp, chưa
chính xác về mặt khoa hoc Cụ thé: phạm trù “càng thực hiện ” một tội phạm
mới chỉ đề cập hành vi đồng phạm của người thực hành mà chưa đề cập hành
vi của 03 loại người đồng phạm khác là người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức Vì hành vi của 03 loại người này không thể coi là trực tiếp thực hiện
tội phạm như người thực hành mà hành vi của họ chính xác là “cùng tham gia
vào việc ” thực hiện tội phạm, hay cụm từ “cùng thuc hiện một toi phạm ””
Thực tiễn xét xử cho thấy trong đồng phạm cùng thực hiện tội phạm ở đây có thé là một tội phạm hoặc có thé nhiều tội phạm Do vậy, việc sử dụng cum tir
“cùng thực hiện một tội phạm ” là chưa chính xác.
Ngoài ra, thuật ngữ “trường hợp” được sử dụng với ngoại diên quá
rộng Việc dua ra khái niệm là một thao tác lôgIc nham vạch ra nội ham của
khái niệm đó và phương pháp phổ biến là phương pháp định nghĩa giống — loài, tức là quy khái niệm đồng phạm vào khái niệm khác có ngoại diên rộng
hơn bao hàm cả ngoại diên đồng phạm Khái niệm rộng hơn chính là hình thức phạm tội, bởi vì hình thức phạm tội có thể do một người thực hiện, hoặc
33