TS PHAM HONG HẠNH (Chu bién)
BAO VE THUONG DAN
TRONG LUAT NHAN DAO QUOC TE
MOT SO VAN ĐỀ PHAP LÝ VA THỰC TIEN (Sách chuyên khảo)
-= NHÀ XUẤT BẢN CONG AN NHÂN DAN
Trang 2TS PHAM HỒNG HANH
(Chủ biên)
BAO VE THƯỜNG DAN
TRONG LUẬT NHÂN ĐẠO QUỐC TE
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIÊN
TRUNG TAM THONG TIN THU VIEN
TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
PHONG MUON “Cb
NHA XUAT BAN CONG AN NHAN DAN
Hà Nội - 2020
Trang 3Bién soan:
TS PHAM HONG HANH (Chi biên)
Tham gia bién soan:
PGS.TS NGUYEN THI THUAN Chương |
TS PHAM HONG HANH & Chuong 2, Chuong 3
ThS HA THANH HOA
TS LE THI ANH DAO Chuong 4 TS HOANG XUAN CHAU Chuong 5 ThS PHAM THI BAC HA Chuong 6
& ThS LA MINH TRANG
2193-2020/CXBIPH/01-14/CAND
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT
TAP I Nghị định thu số 1 bố sung Công ước Geneva về bảo vệ nạn nhân của các cuộc xung đột vũ trang có tính chất quốc tế
năm 1977
AP II Nghị định thu số 2 b6 sung Công ước Geneva về bảo vệ nạn nhân của các cuộc xung đột vũ trang không có tính chất quốc tế năm 1977
CRSV Bao lực tình dục liên quan đến xung đột
GC | Công ước Geneva năm 1949 về cải thiện
điều kiện của những người bị thương và
bị bệnh thuộc các lực lượng vũ trang trên
thiện điều kiện của người bị thương, bị bệnh và bi dim tàu thuộc các lực lượng vũ trang trên biển.
xử với tù binh
thường dân trong xung đột vũ trang
Trang 510 | ICRC Uy ban chữ thập đỏ quốc tế
11 | IFRC Hiệp hội chữ thập đỏ quốc tế
12 |ICC Toà hình sự quốc tế
13 |INTERPOL | Tổ chức hình sự quốc tế
14 IHL Luật Nhân đạo quốc tế
15 ICTY Toà hình sự quốc tế về Nam Tư cũl6 ICJ Toà án công ly quốc tế Liên hợp quốc17 ICTR Toà hình sự quốc tế về Rwanda _|18 IDPs Người phải so tan trong nước (người
lánh nạn cưỡng bức)19 | LHQ Lién hop quéc
Trang 6LOI NOI ĐẦU
Dù trong bat ki thời đại nào, hòa bình và công lý van luôn là niềm khát khao cháy bỏng của toàn nhân loại Kết thúc Chiến tranh thé giới lan thứ hai, nhân loại tưởng
chừng đã không còn phải chứng kiến những cuộc xung đột vũ trang với những hệ quả tham khốc cả về người và
cua Nhưng thực té sau đó đã cho thấy các cuộc xung đột
vũ trang van diễn ra với quy mô và mức độ khác nhau,
thậm chí ngày càng gia tăng, đe dọa nghiêm trọng đến
hòa bình và an ninh thé giới Mặc dù diễn ra ở các khu vực khác nhau với sự đa dạng về hình thức, mức độ hay tính chat nhưng điêm chung của tắt cả các cuộc xung đột vũ trang, đó là thường dân luôn là đối tượng phải gánh
chịu những hậu quả nặng nê nhất, từ thảm sát, tra tấn,
ham hiếp hay bị bắt làm nô lệ hoặc rơi vào các thảm hoa
nhi đạo như không lương thực, khong được cham sóc y Trong suốt năm 2017, hàng chục ngàn phụ nữ, trẻ
em và nhiễu thường dân khác đã bị giết hoặc bị thương
khi trở thành nạn nhân của những cuộc tan công trong
các cuộc xung đột tại Afghanistan, Cộng hòa Trung Phi,Cộng hòa Dan chu Congo, Iraq, Libya, Mali, Nigeria,
Trang 7Somalia, Nam Sudan, Cộng hòa A Rap Syria, Ukraine và Yemen Năm 2017, Liên hop quốc đã ghi nhận hon 26.000 trường hop thường dân bị chết hoặc bị thương trong các vụ tấn công chỉ trong 6 khu vực: 10.000 ở Afghanistan, hon 8.000 ở Iraq, gan 2.000 tại Cộng hòa
Trung Phi và Cộng hòa Dán chủ Congo, khoảng 2.600 ở
Somalia cũng như ở Yemen Tác động cua các CHỘC Xung
đột đối với thường dan đặc biệt nghiêm trọng khi giao
tranh diễn ra ở khu vực đông dân cư và liên quan đến
việc sứ dụng vũ khí nô với hiệu ung diện rộng Vi du, tại
Syria, các cuộc tan công liên quan đến vũ khí nỗ từ trên
không và trên mat đất đã giết chết và làm bị thương mot số lượng đáng kế thường dân ở Aleppo, Dayr al-Zawr, Homs, Idlib, Raqqah, Rif Dimashq va phá hủy nhiễu cơ
so hạ tang, trường hoc và bệnh viện Tai Iraq, theo dit
liệu được Liên hợp quốc xác minh, ít nhất 4.200 thường
dán đã thiệt mạng và bị thương do pháo kích, không kích
và thiết bị nỗ ngẫu nhiên trong các hoạt động dé chiếm
lại các khu vực của thành phố Ninawa và thủ đô Mosul
trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 7
năm 2017 Việc su dụng các thiết bị nỗ ngẫu nhiên của
các nhóm vũ trang phi Nhà nước ở Afghanistan, Libya,
Mali, Nigeria, Somalia và Syria cũng đã gây ra một số
lượng đáng kế thương vong như tai Afghanistan, 624
thường dán đã thiệt mang và 1.232 người bị thương do
các thiết bị nổ ngdu nhiên trong năm 2017.
Năm 1864, diéu ước quốc té đầu tiên về bao về những nạn nhân chiến tranh đã được ký kết tai Geneva
Trang 8trên cơ sở sáng kiến cua Henry Dunant Tuy nhiên, phải từ sau năm 1945, Luật Nhân đạo quốc té mới dân trở nên phô biến với việc thông qua 4 Công ước Geneva năm 1949 về xung đột vũ trang, trong đó, bảo vệ thường
dan được coi là một trong những hon da tang quan
trong nhất cua ngành luật nay Tuy nhiên, với tỷ lệ
trung bình cứ 01 chiến bình bị chết thì 10 thường dan
thiệt mạng cũng như những con số không ngừng gia tăng qua từng năm về số thường dân bị chết và bi
thương trong các cuộc xung đột vũ trang tại các khu
vực bắt ôn nhất như Trung Đông hay Bắc Phi, Luật Nhân đạo quốc tế nói chung và các quy định về bảo vệ
thường dân nói riêng trở thành “một trong các luật bị
nhạo bang nhất trên thể giới” Bên cạnh đó, việc thực
thị những quy định về bảo vệ thường dân cũng phải doi
mat với không it những thách thức hiện nay như sự gia
tăng của những cuộc xung đột vũ trang phi quốc té, các hoạt động mang tinh khủng bố; các công nghệ và phương tiện chiến tranh kiểu mới; sự xen kẽ cua các nhóm vũ trang hay trong nhiễu tình hung các quốc gia không thé hoặc không san lòng đáp ứng các nhu câu cơ ban của thường dân trong khi các tô chức nhân đạo van gặp rất nhiêu khó khăn trong việc tiếp cận nhân đạo do
các van dé liên quan đến quân sự, chính trị và an ninh Nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu, giảng day và pho biến, tuyên truyền pháp luật quốc tế, tập thé tác giả đã mạnh dạn biên soạn cuốn sách “Bảo vệ thường dán
trong Luật Nhân đạo quốc tế - Một số vấn đề pháp lý và
Trang 9thực tiễn ” Cuốn sách co gang phân tích một cách có hệ thống những van dé lý luận, pháp lý về bảo vệ thường dân trong Luật Nhân đạo quốc tế và thực tiễn bảo vệ thường dán trong bối cảnh hiện nay tại một so khu vực van dang là điểm nóng của các cuộc xung đội vũ trang.
Mặc dù đã rất có gang trong quá trình biên soạn nhưng chắc chan không tránh khỏi những thiếu sot, hạn chế nhất định Táp thể tác giả rat mong nhận được những y kiến đóng góp cua các học giả, các nhà nghiên cứu, bạn đồng nghiệp và những người quan tâm đến nội dung này dé có thể chỉnh lý, sửa chữa cho cuốn sách
được hoàn chính hơn.
TẬP THẺ TÁC GIÁ
Trang 10CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VAN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BAO VỆ THUONG DÂN TRONG LUẬT NHÂN DAO QUOC TE
Bảo vệ thường dân trong chiến tranh hay xung đột vũ trang là van đề đặc biệt quan trọng, đã, đang và sẽ là van dé
trong tâm trong hoạt động điều chỉnh pháp lý của luật quốc tế
đương đại Theo khoa học luật quốc tế, các quan hệ pháp lý liên quốc gia về van dé xung đột vũ trang nói chung là đối tượng điều chỉnh của Luật Nhân đạo quốc tế - một ngành luật độc lập năm trong hệ thống luật quốc tế Từ góc độ lý luận, ngành luật này bao gồm tổng thể các nguyên tắc, các quy phạm luật quốc tế điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia trong thời kỳ xung đột vũ trang nhằm mục đích hạn chế sử dụng các
phương tiện và biện pháp tàn bạo tiến hành chiến tranh, đồng
thời bảo vệ các nạn nhân chiến tranh và quy định trách nhiệm
đối với hành vi vi phạm Luật Nhân đạo quốc tế Dựa trên
định nghĩa này, luật nhân đạo được phân thành hai nhánh:
- Luật Geneva: đây là bộ quy tắc bảo vệ các nạn nhân của
xung đột vũ trang như nhân viên quân sự ở ngoài vòng chiến
' ICRC (2015), International humanitarian law- Answer your questions.
Page 35.
Trang 11đâu, thường dân không tham gia hoặc không còn tham gia
trực tiếp vào chiến sự
- Luật Lahay: đây là bộ quy tắc thiết lập các quyền và nghĩa vụ của các bên tham chiến khi tiễn hành chiến tranh va giới hạn các phương tiện và phương thức tiến hành chiến tranh.
Hai nhánh Luật Nhân đạo quốc tế này được đặt theo tên của hai thành phố - nơi những bộ quy tắc (DUQT) đã được xây dựng Như vậy, van dé bảo vệ thường dân trong xung đột vũ trang thuộc phạm vi điều chính của Luật Geneva (bao gom 4 công ước năm 1949 va 2 nghị định thu năm 1977), cụ thé:
- Công ước năm 1949 về cải thiện tình trạng của những
người bị thương, bị bệnh thuộc lực lượng vũ trang trên bộ.
- Công ước năm 1949 về cải thiện tình trạng của những
người bị thương, bị bệnh và bị đắm tàu thuộc lực lượng vũ trang trên bién.
- Công ước năm 1949 vẻ đối xử với tù binh.
- Công ước năm 1949 về việc bảo vệ thường dân trong
chiến tranh.
- Nghị định thư bổ sung số 1 năm 1977 về bảo vệ nạn
nhân trong các cuộc xung đột vũ trang có tính chất quốc tế.
- Nghị định thư bổ sung số 2 năm 1977 về bảo vệ nạn nhân
của các cuộc xung đột vũ trang không có tính chất quốc tế.
Như vậy, van dé bảo vệ thường dân trong xung đột vũ trang là đối tượng điều chỉnh chuyên biệt của Công ước Geneva số 4, đồng thời cũng được điều chỉnh chung trong 2 nghị định thư bổ sung năm 1977, bởi vì thuật ngữ “nạn nhân
chiến tranh” không chi có thường dân, ma còn bao gồm các thành phần khác, như thương, bệnh binh, tù binh Nhóm
Trang 12người này được gọi chung băng thuật ngữ khoa học pháp lý là “Nhóm đối tượng không có khả năng tự vệ trong chiến tranh -defenceless in war” Đây là một khái niệm rộng, dùng dé chỉ
tat cá các đôi tượng dễ bị ton thương nhất hoặc bị rơi vào
những hoàn cảnh đặc biệt nguy hiểm trong các cuộc xung đột
vũ trang, như thương, bệnh binh thuộc các bên tham chiến,
binh sĩ bi dam tàu, nhân viên tôn giáo và đặc biệt quan trọng
là thường dân.
Khi đề cập tới vấn đề bảo vệ thường dân trong xung đột vũ trang cần thiết phải tìm hiểu một số van dé lý luận sau:
- Nguôn luật quốc tế điều chỉnh van đề bảo vệ thường dân.
- Khái niệm thường dân, bảo vệ thường dân trong lý luận
luật quốc tế.
- Địa vị pháp lý của thường dân trong xung đột vũ trang.
- Quan hệ giữa quyền con người và quyền cua thường
dân trong xung đột vũ trang.
Điều nhân mạnh là các vấn đề lý luận nêu trên được nghiên cứu và tìm hiểu một cách tông thé, không có sự phân biệt tính chất quốc tế hay phi quốc tế của xung đột vũ trang.
1 NGUON LUẬT QUOC TE DIEU CHINH BAO VE NAN NHAN TRONG XUNG DOT VU TRANG
Nguồn luật thứ nhất điều chỉnh những van dé liên quan đến bảo vệ nạn nhân trong xung đột vũ trang trước tiên là các
Công ước Geneva và Nghị định thư bồ sung về bảo vệ nạn
nhân trong xung đột vũ trang.
- Điều ước quốc tế đầu tiên cần dé cập là Công ước Geneva ngày 12 tháng § năm 1949 về cải thiện điều kiện của
Trang 13những người bị thương và bị bệnh thuộc các lực lượng vũ
trang trên bộ Công ước này bao gồm 9 chương, phan Các
quy định cuối cùng, 64 điều khoản và 2 phụ lục kèm theo Công ước ghi nhận các nguyên tắc, các quy phạm nhằm giảm thiểu tối đa sự tàn khốc, ác liệt của xung đột vũ trang, tăng cường điều kiện đối xử với nhóm người không tự bảo vệ (cụ
thê ở đây là thương, bệnh binh, các đơn vị y tế ) ở mức độ
cao nhất có thể Công ước nay còn được gọi là Công ước
Geneva (I) 1949.
- Điêu ước thứ hai là Công ước Geneva ngày 12 thang 8
năm 1949 về việc cải thiện điều kiện của người bị thương, bị
bệnh va bi dam tàu thuộc các lực lượng vũ trang trên biến.
Công ước này bao gồm 8 chương, 63 điều khoản va một phụ lục về thẻ căn cước cho nhân viên y tế, tôn giáo Công ước ghi nhận các quy định dam bảo tối đa sự trợ giúp đối với các
nạn nhân, nhân viên y tế nhăm dam bảo sự sống của họ.
Công ước này được gọi là Công ước Geneva (II) năm 1949.
Cả 2 công ước nêu trên có nguồn gốc xuất xứ từ Công ước Geneva về cải thiện tình trạng của người bị thương trong
các lực lượng vũ trang trên chiến trường được thông qua năm
1864 Văn kiện này được sửa đối và phát triển vào các năm 1906 và 1929 và được 2 công ước Geneva năm 1949 kế thừa.
- Điều ước thứ ba là Công ước Geneva ngày 12 tháng 8
năm 1949 về việc đối xử với tù binh Công ước này bao gồm
6 phân, 143 điều khoản và 5 phụ lục điều chỉnh các quan hệ
pháp lý phat sinh từ van đề giam giữ, đối xử, hồi hương của các tù binh Các điều khoản của Công ước nhằm mục đích bảo vệ đời sông tù binh, cải thiện và nâng cao các điều kiện
Trang 14sống ở mức tối thiểu băng với mức sông của quân đội cầm
giữ Trong lý luận, Công ước này kế thừa Công ước về đối xử
với tù binh năm 1929 và thường được gọi là Công ướcGeneva (III) năm 1949.
- Điều ước thứ tư là Công ước Geneva ngày 12 tháng 8 năm 1949 vé bảo vệ thường dân trong chiến tranh Công ước bao gồm 4 phan, 159 điêu khoản và 3 phụ lục Công ước ghi
nhận các quyền và nghĩa vụ của thường dân trong xung đột vũ trang, quyên và nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên tham
chiến trong lĩnh vực bảo vệ các thường dân khỏi hậu quả tàn
khốc của xung đột vũ trang và tạo điều kiện cho họ đượchưởng các quyên con người co bản nhất, nếu có thể Côngước này được gọi là Công ước Geneva (IV) năm 1949 Trongkhi 3 công ước Geneva năm 1949 đầu tiên nêu trên được phát
triển từ những điều ước quốc tế có sẵn với cùng chủ dé thi
Công ước Geneva (IV) năm 1949 là hoàn toàn mới vì đây là
điều ước nhân đạo quốc tế đầu tiên đề cập cụ thé đến việc bảo
vệ thường dân trong xung đột vũ trang Mặc dù trước đó, vào
năm 1934 Hội nghị quốc tế Chữ thập đỏ lần thứ 15 họp tại
Tokyo đã thông qua văn bản của một công ước quốc tế (do
ICRC soạn thảo) về bảo vệ thường dân có quốc tịch đối phương trên lãnh thé của một bên tham chiến hoặc do một
bên tham chiến đang đóng giữ Đã không có gì tiếp theo sau
văn ban nay, vì các quốc gia từ chối triệu tập một hội nghị ngoại giao dé quyết định việc thông qua.
Kết quả là các quy định trong dự thảo Tokyo đã không
được áp dụng trong Chiến tranh thé giới thứ 2 Chỉ sau năm 1945, các quốc gia mới thông qua 4 công ước Geneva đặt nền
Trang 15móng cho Luật Nhân đạo quốc tế, trong đó có Công ước IV về bảo vệ thường dân trong xung đột vũ trang, bởi vì số thường dân bị chết trong Thế chiến II là một trong các nguyên
nhân thúc day việc phát triển và thông qua Công ước nay’.
- Cùng với những điều ước trên, nguồn của chế định pháp
lý quốc tế bảo vệ nạn nhân chiến tranh còn là hai Nghị định thư bố sung được thông qua vào thang 6 năm 1977, ghi nhận các
nguyên tắc các quy phạm luật quốc tế điều chỉnh các van dé
quan trọng bảo vệ nạn nhân chiến tranh, bao gồm cả thường dân Nghị định thư số 1 xử lý van dé này trong xung đột vũ
trang quốc tế, còn Nghị định thư số 2 điều chỉnh vẫn đề nêu
trên trong xung đột vũ trang không có tính chất quốc tế.
Sự ra đời của 2 Nghị định thư này là kết quả của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa dé quốc thực dân Trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đã phát sinh nhu cầu phải có những quy tắc áp dụng cho các cuộc chiến loại này và các cuộc nội chiến mà tần suất xảy ra đã tăng lên đáng ké trong thời kỳ chiến tranh lạnh, bên cạnh đó các quy phạm điều ước quốc tế về việc tiến hành chiến tranh đã không có sự tiễn triển đáng ké nào từ các Công ước Lahay năm 1907 về phương thức, phương tiện tiễn hành chiến tranh.
Từ góc độ nghiên cứu đã trình bày, nguồn luật quốc tế điều chỉnh van dé bảo vệ nạn nhân chiến tranh là các điều ước quốc tế đa phương toàn cầu nêu trên trong đó ngu6on chuyên biệt điêu chỉnh van dé bảo vệ thường dân trong xung đột vũ 2 ICRC (2015), International humanitarian law— Answer your questions,
page 23.
Trang 16trang la Công ước Geneva IV năm 1949 và các quy định có
liên quan đến van dé này được ghi nhận trong 2 Nghị định thư
Geneva năm 1977 về bảo vệ nạn nhân trong xung đột vũ trang Vì vậy, khi tiếp cận nghiên cứu địa vị pháp lý thường
dân, mà trước hết là khái niệm thường dân, bảo vệ thường dân
sẽ được phân tích chủ yếu dưới góc độ của điều ước quốc tế
và quy định chuyên biệt nêu trên.
Nguồn luật thứ hai của luật quốc tế vé bảo vệ nạn nhân chiến tranh là tập quán quốc tế Theo khoa học pháp lý quốc tế, tập quán quốc tế được hiểu là các quy tắc xử sự được hình
thành chung trong quan hệ quốc tế và được các chủ thể luật
quốc tê thừa nhận là luật”.
Chứng minh sự hiện diện của một quy phạm tập quán
nhân đạo quốc tế đòi hỏi phải có băng chứng mạnh mẽ, thuyết
phục về sự ton tại của 2 yêu tố: thực tiễn xử sự của các quốc gia (yêu tô vật chat) và yêu tô ý chí của các quốc gia thừa nhận quy tắc đó là luật (yếu tố tinh thần) Có 4 yêu cầu chính thường được sử dung dé đánh giá thực tiễn quốc gia trong xử sự quốc tế là “tính liên tục, nhất quán, lặp đi lặp lại và phố biến (chung)”.
Tập quán quốc tế về bảo vệ nạn nhân chiến tranh cũng
được hình thành theo phương thức trên, như tập quán “không
giết hại tù binh” hay “không giết hại sứ thần trong chiến
tranh” cùng với thời gian các tập quán quốc tế của Luật
Nhân đạo quốc tế đã được pháp điển hóa và định hình trong
> Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật Quốc rể, Nxb Tu
pháp, Hà Nội, tr 13
“ Malcolm N.Shaw (2014), /nternational Law, 7th ed, Cambridge University Press.
Trang 17các Công ước Lahay cũng như các Công ước Geneva, các
nghị định thư bồ sung về bảo vệ nạn nhân chiến tranh, trong đó có thường dân Hơn nữa, nhiều quy tắc của Luật Tập quán
nhân đạo quốc tế qui định các nghĩa vụ tuyệt déi và ràng buộc tắt cả các quốc gia (jus cogens) Đây là ưu điểm rõ ràng của Luật Tập quán về nhân đạo quốc tế, trong thực tiễn áp dụng
điều ước quốc tế về nhân đạo các quy phạm của các điêu ước quốc tế nhân đạo đã mở rộng phạm vi hiệu lực tối đa của mình nhờ ưu điểm nêu trên của tập quán quốc tế về nhân đạo.
Từ góc độ khác, tập quán quốc tế có điểm hạn chế nhất định,
như nội dung không chi tiết cụ thé và vì vậy việc áp dụng
chúng rất khó khăn, gây ra nhiều tranh cãi Vì thế, quá trình pháp điển hóa Luật Tập quán quốc tế về chiên tranh đã có
những kết quả thành công như cộng đồng mong muốn.
Dựa trên các kết quả lập pháp quốc tế nêu trên, năm 1995 ICRC đã tiến hành cuộc khảo sát chỉ tiết các qui tắc tập quán
của Luật Nhân đạo quốc tế và được phát hành năm 2005 Nghiên cứu này là kết quả của bản cập nhật của cuộc khảo sát và chia làm 2 phân:
- Phần các quy tắc đề cập tới các quy tắc hiện có của Luật
Tap quan nhân đạo quốc tê, Một bản tóm tắt vê một danh sách
các quy tac đã được thực hiện bang nhiều ngôn ngữ khác
- Phân thông lệ bao gôm các thông lệ làm cơ sở cho các quy tắc ở phần trên Nội dung phần này được ICRC cập nhật
thường xuyên với sự hợp tác của Hội chữ thập do Anh quốc và của các hội chữ thập đỏ, trăng lưỡi liềm đỏ quốc gia trên
toàn câu.
Trang 18Cuối cùng cần nhân mạnh răng, Luật Nhân đạo quốc tế nói chung và chế định pháp lý quốc tế về báo vệ nạn nhân chiến tranh nói riêng được các quốc gia xây dựng và phát triển băng việc xây dựng các điều ước quốc tế và băng sự
hình thành các tập quán quốc tế Luật Tập quán nhân đạo
quốc tế được định hình khi thông lệ trong đời sống quốc tế đủ “độ đậm”, đó là phô biến, tiêu biểu, thường xuyên và đồng nhất và đi cùng là sự tin tưởng giữa các quốc gia là họ bị ràng
buộc về mặt pháp lý là phải có hành động hoặc không hành
động theo phương thức nào đó Cần nhớ rằng, tập quán quốc
tế ràng buộc mọi quốc gia, ngoại trừ quốc gia đã liên tục chống lại thông lệ hoặc quy tắc đó ngay từ đâu.
Nguồn luật thứ ba là quy chê của các toà hình sự quốc tế
và các văn bản được thông qua trong hoạt động của các toà
này như Quy chế của Toà hình sự quốc tế về Nam Tư cũ (ICTY), Quy chế của Toà hình sự quốc tế về Rwanda (ICTR),
Quy chế Rome về Toà hình sự quốc tế ICC , trong đó, ghi
nhận những hành vi là tội ác quốc tế, bao gồm cả các hành vi
chống lại thường dân thuộc thẩm quyên xét xử của Toà Đặc
biệt, trong khuôn khổ ICC, “Cấu thành tội phạm” được thông
qua tại Hội nghị năm 2010 trên cơ sở Những biên bản chính
thức của Hội nghị xem xét Quy chế Rome là căn cứ pháp lý quan trọng trong xác định cấu thành tội phạm của các tội ác
diệt chủng, chống nhân loại và tội ác chiến tranh theo các
Điều 6, 7 và 8 của Quy chế Rome.
Nguồn tiếp theo của ché định luật quốc tế về bảo vệ nạn
nhân chiến tranh là các loại nguồn bổ trợ, trong đó, quan
trọng nhất là phán quyết của các cơ quan tải phán quốc tê,
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 17
TRƯỜNG ĐẠI wiy) HÀ NỘI
Trang 19nghị quyết của các tô chức quốc tế và các loại phương tiện bố
trợ nguồn khác
Trong thực tiễn chiến tranh và xung đột vũ trang, nhiều
quy phạm Luật Nhân đạo quốc tế đã được giải thích làm sáng
rõ nội dung hoặc nhiều quy phạm của ngành luật này đã được hình thành dựa trên các phán quyết về xét xứ tội phạm chiến
tranh mà khởi đâu là các phán quyết của Tòa án quân sự quốc tế Nuremberg và Tokyo Gần đây nhất là các phán quyết về
tội phạm chiến tranh, diệt chủng được Tòa án hình sự quốc tế
về Nam Tư (cũ) và Rwanda đưa ra Những phán quyết này góp phan làm nổi bật các quy tắc của Luật Nhân đạo quốc tế về bảo vệ nạn nhân chiến tranh thông qua hành vi trừng phạt
nghiêm khắc các tội ác chiến tranh, tội diệt chủng Đồng thời giải thích rõ hơn các hành vi tội phạm Minh chứng điền hình là trong phán quyết về vụ Kayishema and Ruzindana
năm 1999, Tòa hình sự quốc tế về Rwanda đã khăng định quy định về tội diệt chủng được coi là một phần của Luật Tập quán quốc tế và hơn thế nữa nó còn là quy phạm jus cogens Sự khăng định này còn được ghi nhận trong các phán quyết khác của 2 tòa án hình sự quốc tế nêu trên”.
Các nghị quyết của tổ chức quốc tế là nguồn bô trợ của Luật Nhân đạo quốc tế có rất nhiều trong thực tiễn đời sông chính trị quốc tế Chỉ kể trong thời gian gần đây là quyết định của ILC (Ủy ban Pháp luật quốc tế của Liên hợp quốc) đã
công nhận các Công ước Geneva năm 1949 phản ánh những
nguyên tắc chung là cơ sở của Luật Nhân đạo quốc tế hay > ICTY The Prosecutor v Dusko Tadic, IT-94-1-AR72, Appells chamber,
Decision, 2 October 1995.
Trang 20Tổng thư ký Liên hợp quốc đã đưa ra báo cáo khăng định
quan điêm trên khi thành lập Toà hình sự quốc tế về Nam Tư
cũ (ICTY) Tiêu biéu là Báo cáo nghiên cứu của Ủy ban Chữ
thập do quốc tế (ICRC) năm 2005 về các quy tắc của Luật
Nhân đạo quốc tế, trong đó giải thích rõ 161 quy tắc của Luật Tập quán nhân đạo quốc tẾ.
Cuối cùng, cần phải nhấn mạnh đến một nguồn đặc biệt của chê định bảo vệ nạn nhân chiến tranh được áp dụng trong trường hợp khi hành vi của các quốc gia không có quy phạm Luật Nhân đạo quốc tê điều chỉnh Đó là “điêu khoản Martens”, điều khoản này quy định “thường dân và chiến binh phải luôn được đặt dưới sự bảo vệ và che chở theo các nguyên tắc cơ bản
của luật ở chừng mực mà các luật lệ, tập quán nhân đạo của cácdân tộc văn minh đã xác lập và các đòi hỏi của ý thức xã hội đã
đặt ra” Theo khoa học luật quốc tế, điêu khoản Martens đã có vị tri õn định, vững chắc trong Luật Nhân đạo quốc tế.
2 KHÁI NIỆM THƯỜNG DÂN VÀ BẢO VỆ THƯỜNG DAN
Trước hết, việc nghiên cứu khái niệm thường dân và bảo
vệ thường dân trong xung đột vũ trang được tiếp cận dựa trên nền tảng Luật Nhân đạo quốc tế và lý luận nghiên cứu của
ngành luật này.
Quá trình phát triển của quy phạm không tân công vào
thường dân dựa trên nên tảng thực tiễn của các xung đột vũ
trang hiện đại Nếu trong Đại chiến thứ nhất, số lượng thường
6 Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật Quốc tế, Nxb Tư
pháp, Hà Nội, tr 371.
Trang 21dân bị tốn thất chỉ chiếm 5%, thì Đại chiến thứ hai con số này
đã lên tới 48%, còn trong chiến tranh Triều Tiên, thường dân bị thiệt mạng là 84% và cuối cùng là chiến tranh Việt Nam đã ghi nhận thường dân bị tốn thất là 90%, cuộc chiến của Israel tại Libăng đã gây ra tốn thất thường dân là 95% Các con số
trên đã được xác định nhờ có việc định nghĩa rõ ràng và có
tính phân biệt giữa thường dân và chiến binh”.
Thường dân được hiểu là bên đối lập với bên tham chiến.
Hiểu một cách ngắn gọn, thường dân là bất kỳ cá nhân nào
không phải là thành viên của các lực lượng vũ trang Điều này
đã được ghi nhận trong Nghị định thư số 1 bố sung Công ước
Geneva khi quy định “thuong dán là những người không phải
là thành viên của các lực lượng vũ trang ” (Điều 50 Nghị định thư số I- AP I) Trong vụ 8/aš&¡ case năm 2000, Toà hình sự quốc tế đối với Nam Tư cũ đã định nghĩa thường dân “Ja
những người không phải hoặc không còn là thành viên của
các lực lượng vũ trang ”.” Khái niệm “thành viên của các lực
lượng vũ trang” được quy định trước tiên trong Công ước
Geneva III sau đó được mở rộng trong Nghị định thư số I Theo đó, thường dân là bất kỳ cá nhân nào không phải là
thành viên cua một trong các nhóm sau:
- Các lực lượng vũ trang chính quy chuyên nghiệp, thậm
chí là những lực lượng tuyên bỗ trung thành với chính phủ
hoặc lực lượng không được bên đối lập thừa nhận;
- Các lực lượng vũ trang của một bên tham gia cuộc xung7 Đại học MGIMO (2007), Luật Quốc tế, , Moscow, tr.465.
8 Xem: ICTY, The Prosecutor v Tihomir Bla[Ki], Case No IT-95- 14-T, para 24
https://www icty.org/x/cases/blaskic/tjug/en/bla-tj000303e.pdf
Trang 22đột, cũng như các dân quân hoặc quân đoàn tình nguyện tạo
thành một phân của các lực lượng vũ trang đó;
- Tất cả các nhóm va đơn vị có tô chức, miễn là các
nhóm và đơn vi này chịu sự chỉ huy của một người chịu trách
nhiệm đối với hành vi của cấp dưới, ngay cả khi bên tham gia
cuộc xung đột được đại diện bởi một chính phú hoặc cơ quan
không được bên đối lập thừa nhận Loại cuối cùng này bao gồm các phong trào kháng chiến có tô chức và các nhóm vũ
trang nhỏ khác (Điều 4 (1a), Điều 4 (3), Điều 4 (6a) GC II) và (Điều 43, Điêu 50 AP I).
Trong vu Marti Case, Phòng Kháng cáo ICTY cho rằng những người tham gia chiến dau không thé được hưởng tư cách thường dân Đồng thời, ICTY đã thông qua định nghĩa về
thường dân được ghi nhận tại Điều 50 Nghị định thư bố sung I
năm 1977 Cu thé, thường dân là bất kỳ ai không phải là thành
viên của các lực lượng vũ trang, dân quân hoặc quân đoàn tình
nguyện tạo thành một phân của các lực lượng vũ trang đó, và không phải là thành viên của các nhóm kháng chiến có tô chức, với điều kiện các nhóm đó được chỉ huy bởi một người chịu
trách nhiệm cho cập dưới của mình, răng họ có một dấu hiệu đặc biệt cố định có thê nhận ra từ xa, răng họ mang vũ khí công
khai, và họ tiễn hành các hoạt động của minh theo luật pháp và phong tục chiến tranh Kết quả là, nêu nạn nhân là thành viên của một tổ chức vũ trang, thì việc anh ta không được trang bị vũ
khí hoặc chiến đấu tại thời điểm thực hiện tội phạm cũng không
trao cho anh ta quy chế thường dân.”
? Xem: ICTY, Marti (IT-95-11), para 292-296, 302).
Trang 23Theo quy định của Công ước Geneva IV, thường dân bao
gôm các thành phân như sau:
- Thường dân là người nước ngoài trên lãnh thô các bên
xung đột vũ trang gồm cả người ti nạn.
- Thường dân trên những lãnh thô bị chiếm đóng.
- Thường dân bị giam giữ và bị quản thúc.
- Nhân viên y tế, nhân viên tôn giáo không thuộc lực
lượng vũ trang và các đơn vị phòng vệ dân sự.
Theo quy định của Luật Nhân đạo quốc tế, việc bảo vệ
thường dân được thực hiện cả trong các xung đột vũ trang
quốc tế và phi quốc tế, thậm chí ngay cả khi một Bên tham chiến không công nhận tình trạng chiến tranh Bên cạnh đó,
các qui phạm nhân đạo quốc tế liên quan đến thường dân
trong các xung đột vũ trang (đây là thường dân của các Bên
tham chiến) phải được áp dụng dựa trên nguyên tac không
phân biệt đối xử vì màu da, sắc tộc, tôn giáo hoặc chính
kiến Các qui phạm này phải được áp dụng nhăm mục đích hạn chế sự khủng khiếp của chiến tranh đối với thường dân, đặc biệt là trẻ em Đồng thời các Bên tham chiến phải sử
dụng các biện pháp dé trẻ em dưới 15 tudi mô côi hoặc li tán gia đình do chiến tranh sẽ không bị bỏ rơi và trong mọi hoàn
cảnh phải tạo điều kiện để trẻ em được chăm sóc, học tập và
thực hành tôn giáo.
Khái niệm bảo vệ nạn nhân chiến tranh nói chung và bảo vệ thường dân nói riêng đã được dé cập tới trong khoa học luật quốc tế, theo đó bảo vệ thường dân là tong thể các hoạt
động can thiết mà các Bên tham chiến phải thực thi và tuán thu theo đúng các nguyên tắc, quy phạm của chế định pháp lý
Trang 24quốc té về bảo vệ thường dân cũng như những cơ chế nhằm đam hao việc tuân thu nghĩa vụ cua các Bên tham chiến, qua
đó bao dam các quyên cua thường dân được tôn trọng va
thực hiện trong quá trình diễn ra các xung đội vũ trang.
Luật Nhân đạo quốc tế bao vệ tat cả các nạn nhân của xung đột vũ trang, bao gồm cả thường dân và chiến binh ngoài vòng chiến dau Đối với thường dân, tính chất bảo vệ đó thay đồi trong các tình huống khác nhau Trong xung đột vũ trang quốc tế, thường dân được bảo vệ trong 2 hoàn cảnh:
- Thứ nhát họ được bảo vệ chung trước những nguy hiểm, đe dọa của chiến tranh phát sinh từ các hoạt động quân
sự của các Bên tham chiến Thường dân được định nghĩa là
tất cả những người không phải chiến binh, không bị coi là mục tiêu tan công Ngoại lệ của nguyên tắc này là trường hợp
thường dân tham gia trực tiếp vào các hoạt động chiến sự,
như cầm vũ khí nổi dậy chống kẻ thù, khi đó họ có thể trở thành mục tiêu tấn công, nhưng chỉ chừng nào họ còn tham gia chiến sự một cách trực tiếp.
- Thứ hai, thường dân là người được bảo vệ theo Luật
Nhân đạo quốc tế khi nằm trong tay của một Bên tham chiến, nếu họ không phải là kiều dân của quốc gia thù địch hay ho không phải là kiều dân của nước đồng minh với quốc gia thù địch đó (trừ khi hai quốc gia này không có quan hệ ngoại giao
bình thường) hoặc họ không phải là kiều dân của một quốc gia trung lập, nghĩa là một quốc gia không tham chiến (trừ khi
hai quốc gia này không có quan hệ ngoại giao bình thường) Tuy nhiên, ở những lãnh thổ bị chiếm đóng, kiều dân của một quốc gia trung lập luôn được bảo vệ.
Trang 25Các thường dân được xác định trên đây phải được Luật
Nhân đạo quốc tế bảo vệ, bởi vì họ không còn nhận được sự bảo vệ của chính quốc gia của họ vì quốc gia này đang có chiến tranh với quốc gia cầm giữ họ hoặc không có quan hệ ngoại giao với quốc gia đó Mục đích ở đây là nhằm bảo vệ thường dân khỏi những hành động tùy tiện, bat hợp pháp của Bên đối
phương do lòng trung thành của họ với Bên thù địch” Còn
trong xung đột không có tính chất quốc tế, Luật Nhân đạo quốc
tế không công nhận bất kỳ cá nhân cụ thể nào trong loại hình
xung đột này Bởi vì các quốc gia không muốn đề thành viên
của các tô chức vũ trang có tô chức không thuộc nhà nước được
hưởng quy chế chiến binh, từ đó họ có quyên tham gia trực tiếp
vào các hoạt động chiến sự Do đó, trong các văn bản pháp lý quốc tế hữu quan vẻ van dé này chỉ quy định người không dính
liu trực tiếp hoặc không còn tham gia chiến sự đều được bao vệ Điều này cho phép Luật Nhân đạo quốc tế bảo vệ thường
dân và những ai không còn tham gia trực tiếp vào chiến sự Bởi không có quy chế chiến binh trong xung đột vũ trang không
mang tính chất quốc tế nên cũng không có quy chế tù binh chiến
tranh Điêu này có nghĩa là thành viên của các nhóm vũ trang có tô chức không thuộc nhà nước mà cam vũ khí nối dậy trong một
xung đột như vậy có thê bị truy tố theo pháp luật quốc gia vì
hành động như vậy.
Từ nội dung phân tích các khai niệm dưới góc độ lý luận
nêu trên, việc bảo vệ thường dân trong chiến tranh sẽ được đảm bảo thực thi và tuân thủ tốt hơn qua các hoạt động tôn
!9 ICRC, International humanitarian law - Answer your questions, page.27.
Trang 26trọng và đảm bảo sự tôn trọng các nguyên tắc, các quy phạm
của Luật Nhân đạo quốc tế nói chung và của định chê bảo vệ
thường dân trong xung đột vũ trang nói riêng Nhà nước va
các tô chức vũ trang có tô chức không thuộc nhà nước phải có nghĩa vụ tôn trọng và dam bảo sự tôn trọng néu trên, ho đều bị ràng buộc bởi các quy tắc điều ước quốc tế và tập quán quốc tế của Luật Nhân đạo quốc tế,
3 ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA THƯỜNG DÂN TRONG
XUNG DOT VŨ TRANG
Nội dung lý luận về địa vị pháp ly này được cấu thành từ
các quyền va nghĩa vụ của thường dân cũng như của các quốc
gia trong cộng đồng quốc tế chung chứ không chỉ của quốc gia tham chiến Trong nội dung này, quyền va nghĩa vu của các quốc gia, đặc biệt là quốc gia tham chiến là bộ phận cơ bản hình thành địa vị pháp lý của thường dân trong chiến tranh, hệ thông các quyền và nghĩa vụ của quốc gia là sự phản ánh tạo nên quyên và nghĩa vụ của thường dân trong xung đột vũ trang.
Thứ nhất, thường dân trong mọi hoàn cảnh có quyền được tôn trọng về con người, danh dự, các quyền gia đình, niềm tin và nghi thức tôn giáo, phong tục và tập quán (Điều 27 GC IV) Cụ thé:
- Quyén được tôn trọng về con người theo bình luận của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế, phải được hiểu theo nghĩa rộng nhất, bao gồm tất cả các quyền cá nhân, nghĩa là các quyên và thuộc tính không thể tách rời với con người bằng chính thực tế của su tồn tai va sức mạnh thé chất, tinh thân của những
Trang 27quyên đó, đặc biệt bao gồm quyền về thé chất, đạo đức và trí
tuệ - một thuộc tính thiết yếu Của COn người Quyền toàn vẹn
về thê chất liên quan đến việc câm các hành vi làm suy yếu CUỘC sống hoặc sức khỏe của cá nhân; quyền về trí tuệ là tôn trọng tất cả các giá trị đạo đức tạo thành một phan di san cua con người va áp dung cho toàn bộ các kết cau phức tap của niềm tin, quan niệm và khát vọng đối với mỗi cá nhân đồng
thời, không được công khai tên, hình ảnh hoặc các khía cạnh
trong cuộc sông riêng tư của cá nhân; quyền tự do di chuyên, đặc biệt trong vùng lãnh thé bị chiếm đóng chỉ có thé bị hạn chế theo đúng các giới hạn được Công ước quy định Đặc biệt, Công ước Geneva IV đã liệt kê cụ thể một số những
hành vi bị cam dé dam bảo quyền được tôn trọng về con người, bao gồm:
- Quyền được tôn trọng về danh dự liên quan đến việc cấm mọi sự phi bang, vu không, lăng mạ hoặc bat kỳ hành
động nào công kích hoặc ánh hướng đến danh dự của một người, kế cá người đó là thường dân của bên đối lập, đồng thời, thường dân không thé là đối tượng của những hình phat hay công việc mang tính chất làm nhục người đó;
- Quyên được tôn trọng các quyên gia đình là quyền được
bảo vệ gia đình và nhà ở không bị can thiệp tuỳ ý; quyên
được ở cùng một nơi của các thành viên gia đình, đặc biệt là
cha mẹ và con cái trong trường hợp bị giam giữ; quyền được
duy trì các mối quan hệ gia đình và phải được khôi phục néu
chúng bị phá vỡ do hậu quả của các sự kiện thời chiên, đồng thời, cam các hành vi cưỡng hiếp và các cuộc tan công khác
nhăm vào danh dự của phụ nữ;
Trang 28- Quyén duoc ton trong vé niém tin va nghi thức thực
hành tôn giáo là quyên của thường dân có thê thực hiện nghi
thức tôn giáo của họ một cách tự do, không có bất kỳ hạn chế
nào ngoài những điều can thiết dé duy trì luật pháp và đạo
đức công cộng '
Thứ hai, thường dân luôn được đối xu nhân đạo và được
bảo vệ đặc biệt chống lại tất cả các hành vi bạo lực hoặc đe dọa bạo lực và chống lại sự xúc phạm đến phẩm gia va hiéu
kỳ cua công chung
Nghĩa vụ đối xử nhân đạo với thường dân được quy định tại Điêu 3, Điều 27 GC IV, Điều 75 (1) Nghị định thư số | (AP 1) và Điều 4 (1) Nghị định thư số II (AP II) và quy tắc 87
của Luật Tập quán trong Luật Nhân đạo quốc tế Đây là nghĩa
vụ tuyệt đối!? giống như nghĩa vụ tôn trọng đối với các quyền thiết yếu và quyển tự do cơ bản của thường dân, được áp
dụng “trong mọi hoàn cảnh” và “mọi lúc”, kể cả đối với tủ nhân hay người bị giam giữ trên lãnh thé của một bên xung đột hoặc trên lãnh thé bị chiếm đóng '°
Điều 27 GC IV không đưa ra định nghĩa về “đối xử nhân đạo” nhưng tại Điều 3 khi quy định về nghĩa vụ “đối xử nhân đạo” đối với thường dân trong các cuộc xung đột vũ trang không
!I' Xem: International Committee of the Red Cross (1958), Geneva
Convention relative to the Protection of Civilian Persons in Time of War(Geneva Convention IV) - Commentary, Switzerland.
'? Xem: International Committee of the Red Cross (1958), Geneva
Convention relative to the Protection of Civilian Persons in Time of War(Geneva Convention IV) - Commentary, Switzerland, p.205.
!3 Xem: https://ihl-databases.icrc.org/applic/ihl/ih|.nsf/Comment.xsp?action
=openDocument&documentld=25179A620578AD49C 12563CD0042B949,truy cap ngay 1/1/2020.
Trang 29mang tính quốc tế, Công ước đã liệt kê những hành vi bị cam trong viéc thuc hién nghia vu nay, bao gồm: Bạo lực đối với sự sông và con người, đặc biệt là giết người các loại, cắt xẻo các bộ phận của cơ thế, đôi xử tàn nhẫn và tra tân; bat làm con tin; xúc
phạm phâm gia cá nhân, đặc biệt là làm nhục và hạ thấp danh
dự; thông qua các bản án và thi hành những hình phạt mà không
được tuyên án băng một toà án được thành lập thông thường, có
đủ những đảm bảo tư pháp được công nhận là không thể thiểu bởi các dân tộc văn minh Những hành vi tương tự cũng bị cắm
tại các điều 31, 32, 33 và 34 của Công ước Geneva IV Cụ thê, cam áp bức về thé chất hoặc tinh thần để thu thập thông tin
(Điều 31 GC IV); cắm thực hiện bất kỳ biện pháp nào gây ra sự
đau đớn hoặc huy diệt về thê chất của thường dân, bao gồm cả
giết người, tra tân, dùng nhục hình, cắt xén các bộ phận của cơ
thể, tiến hành các thí nghiệm y học hoặc khoa học không cần
thiết trong điều trị y tế và bat kỳ biện pháp tàn bạo nào khác dù
do chính thường dân hay các nhân viên quân sự thực hiện (Điều
32 GC IV); cắm cướp bóc hay trừng phạt vì một hành vi mà
người đó không phạm phải, cam áp dụng hình phạt tập thé hoặc biện pháp tương tự, đe doạ hay khủng bố (Điều 33 GC IV) và cắm bắt giữ thường dân làm con tin (Điều 34 GC IV) Trong vu
Prosecutor v Aleksovski, Toà đã khang định hành vi ngược đãi
với những thường dan bị giam giữ của Zlatko Aleksovski, bao
gồm hỗ trợ, xúi giục việc ngược đãi người những người bị giam
giữ trong cuộc tìm kiểm vào ngày 1- 6/4/1993 như tra tan, lăng
mạ, đe dọa, hành hung người bị giam giữ; ra lệnh, xúi giục và hỗ
trợ việc sử dụng bạo lực đối với nhân chứng M và N cả ngày và đêm; hỗ trợ và xúi giục việc khủng bồ thé chat như la hét với âm
Trang 30lượng lớn vào ban đêm là vi phạm nghĩa vụ đối xử nhân đạo được quy định trong Công ước Geneva IV và Điều 3 chung của
các Công ước Geneva '* Trong vụ Sergeant W case, Tòa án của
thành phố Brussels đã tuyên phạt tù một sĩ quan vì đã giết một
thường dân trong thời gian phục vụ trong quân đội Congo với lý
do, hành vi giết người là vi phạm Luật Hình sự của Bi và Congo, đồng thời cũng vi phạm các quy định và tập quán quốc tế về nghĩa vụ nhân dao.'° Tương tự, trong vu Tadic case, Toà cũng khăng định hành vi giết 4 thường dân gần Asaba của 2 sĩ quan quân đội Nigeria là vi phạm nghĩa vụ đối xử nhân đạo được ghi nhận tại Điều 3 chung của Công ước Geneva '°
Mặc dù không đưa ra định nghĩa về “đối xử nhân đạo”
nhưng một số phán quyết của các tòa hình sự lại đưa ra định nghĩa về “đối xử vô nhân dao” như một căn cứ dé xác định có
hành vi vi phạm nghĩa vụ tại Công ước Geneva hay không.
Cụ thể, trong vụ The Prosecutor v Tadic, Toa đã kết luận
răng đối xử vô nhân đạo là một hành động có chủ ý hoặc thiểu sót, đó là một hành động, được đánh giá khách quan, là
cô ý và không vô tình, gây tổn hại nghiêm trọng về tinh than hoặc đau khổ hoặc tồn thương về thể chất hoặc cầu thành một
cuộc tân công nghiêm trọng nhân pham [ ] Do đó, đối xử vô
nhân đạo là sự đối xử cô ý, không phù hợp với nguyên tắc cơ
bản của loài người.'” Tương tự, trong vụ The Prosecutor v.'4 Xem: ICTY, Prosecutor v Aleksovski, (IT-95-14/1) Para.175
'S Xem: Belgium, Court-Martial of Brussels, Sergeant W case, Judgement,
18 May 1966, para.56
! Xem: ICTY, Zadic case, Interlocutory Appeal, 2 October 1995, para 134.'7 Xem: ICTY, The Prosecutor v Dusko Tadic, [T-94-1, Trial Chamber II,
Judgement, 7 May 1997, para.543.
Trang 31Tihomir Blaskic, Toà đã nhẫn mạnh “đối xử vô nhân dao không chí bao gồm các hành vi như tra tấn và cô ý gây ra đau khố lớn hoặc gây thương tích nghiêm trong cho cơ thé, tâm trí
hoặc sức khỏe mà còn mở rộng sang các hành vi khác, đặc
biệt là “tấn công” phẩm giá của con người Do đó, những
hành vi được liệt kê tại Công ước (Điều 3) là hành vi đối xử
vô nhân đạo, vi phạm nghĩa vụ đối xử nhân đạo”.!Š
Thứ ba, thường dân sẽ được đối xử mà không có sự phân biệt đối xứ vì lý do chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, quan hệ, tôn giáo hoặc niềm tin, ý kiến chính trị, nguôn gốc
quốc gia hoặc xã hội, sự giàu có, dòng dõi hay bất kỳ tiêu chí
tương tự nào khác (Điều 3, Điều 27 GC IV, Điều 75 (1) AP I, Điều 4 (1) AP II).
Nghĩa vụ không phân biệt đối xử không chỉ là nghĩa vụ
mang tính thụ động mà trong một số trường hợp, nghĩa vụ
này còn ngầm định những hành động chủ động của các bên
như trong trường hợp các vùng lãnh thé bị chiêm đóng, các bên bắt buộc phải xóa bỏ bất kỳ quy định pháp luật nào mang tinh chất phân biệt déi xử gây trở ngại cho việc thực hiện
Công ước '?
Tuy nhiên, việc cam phân biệt đối xử không có nghĩa là tất cả sự phân biệt đều bị cam Bình đăng có thé dé dang trở thành bat công nếu nó được áp dụng cho các tình huống về cơ l8 Xem: ICTY, The Prosecutor v Tihomir Blaskic, IT-95-14, Trial Chamber,
Decision of 3 March 2000, para.54
'? Xem: https://ihl-databases.icrc.org/applic/ihl/ih].nsf/Comment.xsp?
action=open Document&documentId=25 179A620578AD49C 12563CD0042B949, truy cap ngay 2/1/2020.
Trang 32bản là không bình đăng, mà không tính đến các trường hợp như tình trạng sức khỏe, tuôi tac và giới tính cua những người
được bảo vệ.”?
4 MOI QUAN HE GIỮA QUYEN CON NGƯỜI VA QUYEN CUA THUONG DAN TRONG CHIEN TRANH TU GOC DO LUAT QUOC TE
Vẻ thực chất, nghiên cứu quan hệ giữa quyền con người và quyền của thường dân trong chiến tranh cũng chính là nghiên cứu mối quan hệ giữa Luật Nhân quyền quốc tế với Luật Nhân đạo quốc tế Đây là 2 ngành luật độc lập của hệ
thong luật quốc tế, giữa chúng có những tương đồng và khác
biệt nhật định liên quan đến mục đích của 2 ngành luật này.
Mục đích của Luật Nhân đạo quốc tế là bảo vệ các nạn nhân
chiến tranh trong đó đặc biệt là thường dân thông qua các quy
định xác lập nghĩa vụ của các bên phải giảm thiểu sự thảm
khốc do cuộc chiến đó đưa lại bằng cách hạn chế sự tùy tiện
trong việc sử dụng các biện pháp và phương tiện chiến tranh,
nghĩa vụ đối xử nhân đạo với các nạn nhân chiến tranh , còn
mục đích của Luật Nhân quyên quốc tế là thúc đây sự phát
triển tiến bộ và sự tham gia vào mọi mặt của đời sống xã hội
của con người Việc nghiên cứu mỗi quan hệ giữa quyền con
người và quyền của thường dân trong xung đột vũ trang chỉ đạt được kết quả, khi mỗi quan hệ giữa Luật Nhân quyên và Luật Nhân đạo quốc tê được phân tích cụ thể từ nhiều góc độ 20 Xem: International Committee of the Red Cross (1958), Geneva
Convention relative to the Protection of Civilian Persons in Time of War(Geneva Convention IV) - Commentary, Switzerland, p.207.
Trang 33Từ phương diện khoa học Luật Quốc tế, Luật Nhân đạo và Luật Nhân quyền quốc tế là những bộ phận bô sung cho nhau của pháp luật quốc tế và có sự chia sẻ một SỐ mục đích
giỗng nhau Mặc dù xuất phat từ những góc độ khác nhau, ca
Luật Nhân đạo và Luật Nhân quyền quốc tế đều cô gang bao
vệ tinh mạng, sức khỏe và nhân phẩm con người Vì thé trong thực tế một số quy tắc của 2 ngành luật này giống nhau trong khi ngôn từ diễn đạt có thê khác nhau Những điểm khác biệt, tương đồng và mối quan hệ giữa 2 ngành luật đã dẫn đến hệ quả tương ứng về mối quan hệ giữa quyền con người và quyền thường dân trong xung đột vũ trang được xem xét từ góc độ nguồn gốc xuất xứ cũng như phạm vi áp dụng luật.
- Về nguon gốc xuất xứ, Luật Nhân dao quốc tế có nguồn ốc rât cô xưa, đã được luật hóa vào nửa sau của thé ky XIX
với sự đóng góp quan trọng cua H.Dunan - người sang lập
ICRC, còn Luật Nhân quyền là một ngành luật mới hơn có nguồn gốc xuất phát từ một số tuyên bố quốc gia về quyên
con người chịu tác động và ảnh hưởng từ các tư tưởng củathời ky Khai sáng (như Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm
1776 và Tuyên bố về nhân quyển và dân quyền của Pháp năm 1789) Chỉ sau Đại chiến II, Luật Nhân quyên mới thực sự
phát triển với tư cách là ngành luật quốc tế độc lập dưới sự
bảo trợ của Liên hợp quốc Tuyên ngôn nhân quyền thé giới
về quyền con người năm 1948 đã định hình Luật Nhân quyên
lần đầu tiên ở cấp độ toàn cầu bằng một nghị quyết không có tính ràng buộc của Đại hội đồng Liên hợp quốc Chỉ đến năm 1966, trên cơ sở của văn kiện này, cộng đồng quốc tế đã thông qua 2 công ước toàn cầu về quyên con người, một về
Trang 34quyên dan sự - chính trị và hai là về quyền kinh tế, xã hội va
văn hoa.
Từ góc độ lịch sử hình thành, có thé thấy nhu cau bảo vệ thường dân trong chiến tranh là mạnh mẽ và cấp thiết hơn, chính vì thế các điều ước quốc tế trong lĩnh vực xung đột vũ trang đã hình thành rat sớm (cuối thé ki XIX, đầu thé ki XX) nhằm bảo vệ các quyên co bản như quyên sống, quyên tự
do trước những hậu quả thảm khốc của chiến tranh Còn
các điều ước quốc tế trong Luật Nhân quyển quốc tế ra đời muột hơn (giữa thé ki XX) khi loài người trải qua hai cuộc đại ciién và cái giá của quyền con người trong thời bình đã được khăng định rõ ràng và chắc chắn.
- Về phạm vi áp dụng
Phạm vi áp dụng luật được xem xét dựa trên nhiều tiêu
chí kiac nhau, cụ thé như sau:
- Phạm vi áp dụng về thời gian
/È nguyên tac, Luật Nhân đạo quốc tế chi áp dụng trong
các cuộc xung đột vũ trang, trong khi đó Luật Nhân quyên
quốc tế lại được áp dụng trong mọi lúc, nghĩa là cả trong thời sinh và thời chiến Tuy nhiên khác với Luật Nhân đạo quốc tế, một số điều ước quốc tế về nhân quyên cho phép các chính phủ được miễn trừ một SỐ nghĩa vụ trong tình hình khar cấp, de dọa sự tồn vong của đất nước Tuy nhiên sự miér trừ phải là cần thiết vả tương xứng với tình trạng khủrg hoảng đông thời không được thực hiện dựa trên co sở phâr biệt và không được mâu thuẫn với các quy định khác của uật Quốc tế - bao gom các quy tắc của Luật Nhân đạo
quố: tế Một số quyền con người phải được đảm bảo (không
Trang 35thê được miễn trừ), trong số này phải kê đến quyền được
sông; việc nghiêm cam các hành vi tra tan đối xử dã man và
trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục phẩm giá con người; nghiêm cam chế độ nô lệ và nô dịch và nghiêm cam
các điều luật hình sự có hiệu lực hôi tố, trừ các ngoại lệ đã
được quy định trong Luật Hình sự quốc tế?! Còn quyền của
thường dân trong xung đột vũ trang luôn được tôn trọng và
thực thi, bởi vì bản thân chiến tranh, xung đột vũ trang đã là những hoàn cảnh đặc biệt khân cấp.
+ Phạm vi áp dụng về địa lý
Một khác biệt giữa Luật Nhân đạo quốc tế và Luật Nhân quyên là tác động, ảnh hưởng của luật bên ngoài lãnh thô Việc áp dụng Luật Nhân đạo bên ngoài lãnh thô quốc gia dé
điều chỉnh các xung đột vũ trang quốc tế là đương nhiên,
không phải là chú dé dé tranh luận, bởi vì mục đích của Luật
Nhân đạo quốc tế nhăm điều chỉnh hành vi ứng xử của một
hoặc nhiều quốc gia liên quan tới xung đột vũ trang trên lãnh
thé một quốc gia tham chiến khác Lập luận tương tự như vậy
được áp dung cho xung đột vũ trang phi quốc tế có yếu tố bên ngoải lãnh thổ như sau: Các Bên tham gia xung đột không thể được miễn trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm Luật Nhân đạo quốc tế khi xung đột vượt quá lãnh thé một quốc gia Riêng đối với Luật Nhân quyền, mặc dù có ý kiến phản
đối, nhưng quan điểm được chấp nhận rộng rãi là Luật Nhân
quyền có thé được áp dụng bên ngoài lãnh thé dựa trên cơ sở các quyết định của tòa án quốc tế có thầm quyên, chưa kẻ đến
21 ICRC, International humanitarian law - Answer your questions, page 37.
Trang 36những ya tố, hoàn cảnh khác Tuy nhiên, vẫn còn phải xác định mứ: độ chính xác việc áp dụng Luật Nhân quyên bên ngoài lãnh thô khi một quốc gia thực hiện quyên kiếm soát đối với nột lãnh thé khi chiếm đóng hoặc với một cá nhân
khi dangbi giam giữ Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử các vụ
án về nhịn quyền, các án lệ của Luật Nhân quyền chưa có sự
dứt khoá về việc áp dụng bên ngoài lãnh thô các chuân mực
nhân qu¥n điều chỉnh việc sử dụng vũ lực.
Nhu vậy, quyền con người và quyền thường dân đã có sự
khác biệ trong cùng thời gian xung đột vũ trang Đây là hệ
quả tat yu của sự khác biệt về phạm vi áp dụng vẻ địa lý của
2 ngành uật này.
+ Plam vi áp dụng về con người.
Lua Nhân dao có mục dich bao vệ những người không
tham gi:hoặc không còn khả năng tham gia trực tiếp vào các
hoạt động chiến sự Luật bảo vệ thường dân và chiến binh
ngoài vag chiến đấu Còn Luật Nhân quyền quốc tế được hình
thành vi phát triển trước hết dành cho thời bình, nên có hiệu lực thi hnh đối với tất cả cá nhân thuộc phạm vi tài phan của
một que gia Khác với Luật Nhân đạo quốc tế, Luật Nhân
quyền kiông có sự phân biệt giữa chiến binh và thường dân và cũng khing có quy định về các nhóm người được bảo vệ.
Từ zóc độ nghiên cứu khác, Luật Nhân quyên chi rang
buộc nh nước, được chứng minh băng sự thật là các điều ước
quốc tế về nhân quyền và những nguồn chuẩn mực nhân
quyền kiác không tạo ra nghĩa vụ pháp lý cho các nhóm vũ
trang kồng thuộc nhà nước Ly do là hau hết các nhóm nay
không ó khả năng tuân thủ toàn bộ các nghĩa vụ mà Luật
Trang 37Nhân quyên quy định, bởi vì khác với chính quyên nhà nước, họ không thể thực hiện được chức năng chính quyên làm tiền
dé cho việc thi hành các chuẩn mực quốc tế về quyền con
người Tuy nhiên có ngoại lệ từ quy định tống quát này đó là
trường hợp một nhóm vũ trang do kiểm soát được lãnh thé ồn định, lại có nang lực hành động như mot quyền lực nhà nước và khi đó những trách nhiệm về nhân quyền của nhóm vũ trang này có thé được thừa nhận de facto (về mặt thực tế).
+ Phạm vi áp dụng về nội dung.
Luật Nhân đạo và Luật Nhân quyền quốc tế cũng chia sẻ những quy định có chung nội dung, như nghiêm cẩm tra
tan nhưng cũng có những quy định khác nhau Luật Nhân đạo quốc té xử lý nhiều vấn dé năm ngoài lĩnh vực của Luật
Nhân quyên, như qui chế tù binh, qui chế các nạn nhân chiến
tranh, van dé bảo vệ các biểu tượng nhân đạo Còn Luật
Nhân quyên cũng vậy, nó điều chỉnh các vẫn đề pháp lý năm ngoài phạm vi điều chỉnh của Luật Nhân đạo quốc tế, như
quyền tự do báo chí, tự do hội họp, quyền bau cử, quyền biểu
tinh và mít tinh cùng nhiều van dé khác Bên cạnh đó còn có các lĩnh vực được cả Luật Nhân đạo và nhân quyền quốc tế giải quyết, nhưng theo các phương thức khác nhau và có khi
còn không tương thích với nhau, đặc biệt là trường hợp sửdụng vũ lực và hành vi giam giữ.
Về nguyên tắc, Luật Nhân đạo quốc tế không cấm việc
sử dụng vũ lực chống lại đối phương trong cuộc chiến, tuy nhiên hành động bạo lực chống lai thường dân bị nghiêm cam và Luật Quốc tế nhân đạo quy định phải có các biện pháp thận trọng nhăm giảm thiểu các thiệt hại phát sinh cho thường
Trang 38dân trong xung đột vũ trang Trong khi đó, Luật Nhân quyền
quốc tế được thiết ké nhăm bao vệ con người tránh khỏi hành
vi lạm quyền của cơ quan nhà nước, nó không điều chỉnh cách tiến hành chiến tranh, mà nó điều chỉnh cách thức vũ lực
có thé được sử dụng khi quốc gia thực thi pháp luật Việc
thực thi này dựa trên cách tiếp cận “bắt giữ hơn là giết”: phương thức sử dụng vũ lực chỉ là cuỗi cùng đề bảo vệ mạng
sông khi các biện pháp khác tỏ ra vô hiệu và sử dụng vũ lực phải tuyệt đối tương xứng với mục đích chính đáng cần dat
được như ngăn chặn tội ác
Liên quan đến việc giam giữ, cả luật nhân đạo và nhân quyên quốc tế đều quy định phải đối xử nhân đạo với người bị giam giữ, điều kiện giam giữ thì lại có sự phân biệt khác nhau về đảm bảo thủ tục trong quản thúc Sự quản thúc không bị cam trong thời gian xung đột vũ trang va nói chung Luật Nhân đạo quốc tế không đòi hỏi tòa án phải xem xét tính hợp
pháp của việc quản thúc đó Trong khi đó Luật Nhân quyền
quốc tế đảm bảo quyền tự do cho con người và quy định mọi cá nhân bị giam giữ đều có quyền yêu cầu tòa án xem lại hành vi bắt giữ đó Luật Nhân quyền quy định như vậy với giả định hệ thống tòa án, hệ thống tư pháp của quốc gia hữu quan có
khả năng thực hiện đầy đủ các thủ tục nêu trên Còn trong xung đột vũ trang, tình huống rất khác luôn ở trong bối cảnh
căng thăng và sức ép mạnh mẽ của cuộc chiến và điều này được phản ánh trong các quy định của Luật Nhân đạo quốc tế Như vậy, trong hoàn cảnh này quyền của thường dân trong chiến tranh bị hạn chế rất nhiều so với quyên của con người trong thời bình (nhân quyên).
Trang 39Từ những nội dung nghiên cứu nêu trên, ta thây răng
quá trình điêu chỉnh pháp lý của Luật Nhân đạo và Luật
Nhân quyền quốc tế luôn tạo ra tác động ảnh hưởng lẫn nhau của 2 ngành luật này Sự tương tác này luôn là chủ dé của nhiều tranh luận khoa học luật quốc tế Tòa án công lý quốc tế trong bản ý kiến tư vấn năm 1996 về tính hợp pháp của
việc đe dọa sử dụng hoặc sử dụng các vũ khí nguyên tu đã
có quan điểm cho rang việc bảo vệ nhân quyên bang Công
ước 1966 về quyên dân sự và chính trị không chấm dứt trong
thời gian có chiến tranh và về nguyên tắc, quyền không bị tước đoạt mạng sống một cách tùy tiện cũng được áp dụng trong chiến tranh Tòa cũng cho rằng nội dung câu thành việc tùy tiện tước đoạt mạng sống phải được xác định bằng
lex specialis (luật riêng) tức là luật áp dụng trong xung đột
vũ trang được xây dựng dé điều chỉnh các van dé phát sinh từ chiến sự Trong khoa học luật quốc tế, quan điểm nêu trên của Tòa án công lý quốc tế thường được hiểu là quan điểm giải quyết van dé tác động lẫn nhau giữa Luật Nhân quyền quốc tế và Luật Nhân đạo quốc tế và hàm ý cho răng Luật
Nhân quyền là lex generalis (luật chung) vì được áp dụng
mọi lúc, trong khi đó Luật Nhân đạo quốc tế được cho là lex
specialis, vì chi áp dụng khi xảy ra xung đột vũ trang Nói
cách khác, khi xảy ra xung đột giữa Luật Nhân quyền và Luật Nhân đạo thì luật sau (Luật Nhân đạo quốc tế) sẽ được áp dụng vì nó được xây dựng riêng biệt để xử lý các tình huống xung đột vũ trang Từ đó, có thể kết luận răng quyền của thường dân trong chiến tranh luôn được quan tâm trước
trong các tình thế xung đột vũ trang, các quy định báo vệ
Trang 40nạn nhân chiến tranh (trong đó có thường dân) sẽ được áp dụng trước các quy định quốc tế về nhân quyên.
Mặc dù rằng trong khoa học luật quốc tế còn có nhiều tranh cãi về ý nghĩa và cả lợi ích của luận thuyết về lex specialis, vẫn có sự thừa nhận rộng rãi là luận thuyết này rất
cân thiết để chí ra sự tác động qua lại giữa luật nhân đạo quốc tê và luật nhân quyền Trong thực tế 2 ngành luật quốc tế này bố sung cho nhau, nhưng sự bồ sung này không giải quyết hết được các van đề pháp lý phức tap, phat sinh giữa 2 ngành
luật Đôi khi các quy tắc của Luật Nhân đạo và Luật Nhân
quyên quốc tế còn có thé dẫn đến những kết quả đối nghịch
nhau khi áp dụng chúng cho cùng sự kiện, boi vì chúng phan
ánh những thực tế đời sống quốc tế khác nhau.
Cách thức tốt nhất dé bảo vệ thường dân trong xung đột
vũ trang là ngăn chặn các cuộc xung đột vũ trang bằng cách
giải quyết tận gốc rễ những nguyên nhân dẫn đến xung đội.
Dù vẫn có quan điểm cho rang Luật Nhân dao quốc tế là một trong các luật bị “nhạo báng” nhất trên thế giới, nhưng với những nỗ lực lớn lao của các quốc gia và các tô chức quốc tế
đứng dau là Liên hợp quốc, xung đột vũ trang đặc biệt là các
cuộc xung đột vũ trang có tính chất quốc tế đã được hạn chế
đáng kể Tuy nhiên, một thế giới không còn chiến tranh vẫn
tiếp tục là ước vọng mà nhân loại mong muốn đạt được.