1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Trường: Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong đại dịch Covid-19 tại Việt Nam

273 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong đại dịch Covid-19 tại Việt Nam
Tác giả Ts. Nguyễn Thị Hồng Yến, Ts. Nguyễn Văn Hợi, Ts. Trần Kim Liễu, Pgs.Ts. Nguyễn Thị Thanh Hải, Ths. Nguyễn Hữu Phỳ, Ths. Tôn Nữ Thanh Bình, Ths. Trần Thị Trang, Pgs.Ts. Trần Thị Thùy Lõm, Pgs.Ts. Nguyễn Văn Hương, Pgs.Ts. Nguyễn Hiền Phương, Pgs.Ts. Nguyễn Thị Kim Ngân
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Trường
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đắk Lắk
Định dạng
Số trang 273
Dung lượng 64,53 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI PHAN HIỆU DAK LAK

MOT SO VAN DE PHAP LY VA THUC TIEN BAO DAM QUYEN CON NGƯỜI, QUYEN CONG DAN TRONG

DAI DICH COVID-19 TAI VIET NAM

Dak Lak, thang 9 nam 2022

Trang 2

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO CÁP TRƯỜNG

«Một số van dé pháp lý va thực tiễn bảo đảm quyển con người, quyên

công dan trong dai dịch Covid-19 tại Việt Nam”

Đắk Lắk, ngày 28 tháng 9 năm 2022

Thời gian Nội dung Thực hiện

8h00 — 8h15 | Dang ký đại biểu Ban Tổ chức 8h15 - 8h20 | Giới thiệu đại biểu Ban Tổ chức

, PGS.TS T6 Van Hoa

8h20 - 8h25 | Phat biêu khai mạc Hội thao

Phó Hiệu trưởngPhiên I

Quy định của pháp luật quốc | TS Nguyễn Thi Hồng Yến

8h25 - 8h35 | tế bảo đảm quyền con người |(Khoa ĐTCN, Phân hiệu,

trong đại dịch Covid-19 ĐHLHN)Quy định của pháp luật dân sự

bảo đảm quyền con người, | TS Nguyễn Văn Hợi 8h35 - 8h45 gờ h

quyên công dân trong đại dịch | (Khoa PLDS, ĐHLHN)Covid-19 tại Việt Nam

Quy định của pháp luật hành

chính bảo đảm quyền con NV ne at

` TS Trân Kim Liêu8h45 - 8h55 | người, quyên công dân trong

oo - _ | (Phong HC-TC, ĐHLHN)

dai dich Covid-19 tai Viét

Pháp luật và thực tiễn hạn chế

sb55 «THOS một số quyền con người trong | PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hải

đại dịch Covid-19 tại Việt | (Hoc viện CTOG HCM)

9h05 - 9h40 Thảo luận9h40 - 9h55 Nghỉ giải lao

Trang 3

Thời gian Nội dung Thực hiện

Phiên II

Bảo hộ công dân Việt Nam ở | ThS Nguyễn Hữu Phú và ThS nước ngoài trong bối cảnh đại | Tôn Nữ Thanh Bình (Vu Luật 9h5S - I0h05 | ; ys ; e

dich Covid -19 — Một sô vân | pháp va Diéu ước quốc tê, Bộ

đề pháp lý và thực tiễn Ngoại Giao) Quy định và thực tiễn đảm

bảo quyền được chăm sóc sức \

10h05 - _ | ThS Trân Thị Trang

khoẻ của người dân trong bôi r :

10h15 a _| Vu pho, Vu Pháp chê, Bộ Y tê)

cảnh đại dịch Covid-19 tạiViệt Nam

Thực hiện an sinh xã hội

10h15 - nhằm đảm bảo quyền con | PGS.TS Trần Thị Thúy Lâm

10h25 người trong bối cảnh đại dịch | (Khoa PLKT, ĐHL HN)

Quy dinh cua BLHS nam

2015 bao đảm quyền con | PGS.TS Nguyễn Văn Hương

10h25 - \

nee người, quyên công dân trong | (Khoa ĐICN, Phan hiệu,đại dịch đại dịch Covid-19 tại | DHLHN)

PHÒNG QLKH&TSTC TRUONG BAN TO CHỨC

Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 4

MỤC LỤC

STT Tên báo cáo Tác giả Số trang

Quy định của pháp luật quốc tế | TS Nguyễn Thị Hồng Yến

1 | bảo đảm quyền con người trong (Khoa ĐTCN, Phân hiệu, |

đại dịch Covid-19 ĐHLHN)Quy định của pháp luật dân sự

; bảo đảm quyền con người, TS Nguyễn Văn Hợi 32

quyên công dân trong đại dịch (Khoa PLDS, ĐHLHN)

Covid-19 tại Việt Nam

Quy định của pháp luật hành

3 chính bảo đảm quyền con TS Trần Kim Liễu 40

người, quyền công dân trong} (Phòng HC-TC, ĐHLHN)

đại dịch Covid-19 tại Việt Nam

Pháp “P me va ——e PGS.TS Nguyén Thi Thanh Hailuật và thực tiễn hạn chế ¬¬

4 | một sô quyên con người trong 75

.v _- Học viện CTOG HCM;

đại dịch Covid-19 tại Việt Nam (Hệ wen CTD )

Bảo hộ công dân Việt Nam 6| ThS Nguyễn Hữu Phú va ThS.

s nước ngoài trong bối cảnh đại | Tôn Nữ Thanh Bình (Vu Luật 93 dịch Covid -19 — Một số van đề | pháp và Diéu ước quốc tế, Bộ

pháp lý và thực tiễn Ngoại Giao) Quy định và thực tiễn đảm bảo

‘ quyền được chăm sóc sức khoẻ ThS Trần Thị Trang H3

của người dân trong bối cảnh (Vụ phó, Vu Pháp chế, Bộ Y tế)

đại dịch Covid-19 tại Việt Nam

Thực hiệ inh xã hội nhaBONED AD SEN Xã A61 518979 PGS.TS, Trần Thị Thúy Lâm

7 | đảm bảo quyên con người trong 123

bối cảnh đại địch Covid-19 (Khoa PLKT, ĐHL HN)

Trang 5

Quy định và thực tiễn đảm bảo

quyền của người khuyết tật PGS.TS Nguyễn Hiền Phương

8 137

trước anh hưởng dai dich| (Vién Luật so sánh, DHLHN)Covid-19 ở Việt Nam

Bao đảm quyên bi mật dữ liệu

: cá nhân trên không gian mạng | PGS.TS Nguyễn Thị Kim Ngân 158 trong bối cảnh đại dịch Covid - (Phòng ĐTSDH, DHLHN)

Quy định của BLHS năm 2015 +

` PGS.TS Nguyên Văn Hươngbảo đảm quyên con người,

10 ` - (Khoa ĐTCN, Phân hiệu, 177quyên công dân trong đại dịch

nà a ĐHLHN)

đại dịch Covid-19 tại Việt Nam

Quyên sở hữu trí tuệ đổi với

T vaccine và sức khỏe cộng đồng TS Lê Thị Bích Thủy 199 _ | trong bối cảnh đại dich Covid- (Khoa PLOT, ĐHLHN)

Điêu chỉnh pháp luật lao động

13 về bình đăng giới trong bối ThS Hà Thị Hoa Phượng dạn | cảnh đại dich Covid-19 tại Việt (Khoa PLKT, ĐHL HN)

Quy định và thực tiên đảm bảo TS Nguyễn Toàn Thắng

13 | quyên học tập trong bôi cảnh 255

đại dịch Covid-19 tại Việt Nam

(Viện Luật so sánh,Trường DHLHN)

Trang 6

QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT QUOC TE VE BẢO DAM QUYEN CON NGƯỜI TRONG ĐẠI DỊCH COVID - 19

TS GVC Nguyễn Thị Hong Yến &Ths Trần Thị Thu Thuỷ

Trường Đại học Luật Hà Nội

“Suc khoẻ cong dong có thé được sử dụng làm cơ sở đề hạn chế một số quyên, nhằm cho phép nhà nước được thực hiện các biện pháp đối pho với mối de doa nghiêm trọng đối với sức khoẻ của người dân hoặc từng thành viên trong cộng đông dân cư Các biện pháp này phải đặc biệt nhằm mục dich ngăn ngừa bệnh tật hoặc thương tích hoặc cung cấp dịch vụ chăm sóc cho người bệnh và người bị thương ” (Bộ nguyên tắc Siracusa)

Tóm tắt: Dai dịch COVID đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng trong nhiễu lĩnh vực khác nhau ở phạm vi toàn câu, thậm chí còn được đánh giá là cuộc khủng hoảng y tế tôi tệ nhất trong lịch sử Tinh tới nửa cuối thang 9 năm, có tới hơn 612 triệu ca nhiễm và cướp đi sinh mang của hon 6,5 triệu người trên thé giới Dịch bệnh bùng phat, không những ảnh hưởng sâu sắc đến an ninh — xã hội, y tế, kinh tế, mà còn tác động sâu sắc đến khả năng thụ hưởng cũng như mức độ dam bảo các quyền con người, quyên công dân của các quốc gia Bài viết này, các tác giả sẽ tập trung phân tích (i) các quy định của pháp luật quốc tế về bảo đảm quyên con người trong tình trạng khẩn cấp nói chung (cụ thể hơn là trong đại dịch COVID-19), (ii) nghĩa vụ của các quốc gia trong việc bảo đảm quyên con người trong tình trạng khẩn cấp; (iii) và thực tiễn áp dung các biện pháp bảo đảm quyền con người trong dai dich

Từ khoá: Luật quốc tế về quyén con người, quyén con người, tinh trang khẩn cap, tạm đình chỉ quyên, giới hạn quyên, đại dich COVID-19.

1 Dẫn đề

Dịch bệnh viêm đường hô hap cấp do virus Corona (COVID-19) gây ra được phát hiện tại Vũ Hán (Trung Quốc) từ tháng 12/2019, sau đó đã nhanh chóng lây lan và gây ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu Tính đến nửa cuối tháng 9 năm 2022, dịch bệnh này đã xuất hiện ở hầu hết các quốc gia và vùng

Trang 7

lãnh thổ với hơn 612 triệu ca nhiễm và hơn 6,5 triệu ca tử vong' Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức công bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu từ ngày

Đại dịch COVID-19 không chỉ cướp đi sinh mệnh và ảnh hưởng đến sức khoẻ của hàng trăm triệu người mà đã gây nên nhiều tác động tiêu cực đến đời sống và các quyền cơ bản của mọi cá nhân, cộng đồng trên toàn thế giới Sau hơn 2 năm bùng phát, WHO nhận định rằng COVID-19 vẫn đang là tình trạng khan cấp toàn cầu” với các ca bệnh và các biến chủng không ngừng gia tăng Cho đến nay, đại dịch này đã làm thay đổi thé giới, đồng thời đặt ra những thách thức lớn đối với hầu hết các quốc gia, trong đó có Việt Nam, đáng ké là các tình trạng suy thoái kinh tế, gia tăng ky thi, bất bình đăng, đói nghèo, mat việc làm Dé giảm thiểu những thách thức nay, các quốc gia đã áp dụng nhiều biện pháp khan cấp nhằm ứng phó với dich bệnh như tạm đình chỉ một số quyền con người (derogation of rights)’ như quyền tự do di lại, quyên về việc làm, quyền tự do kinh doanh, quyền được hoc tập, quyền tự do hội họp Tuy nhiên, các biện pháp này đều ít nhiều gây ảnh hưởng nhất định đến việc thụ hưởng các quyén con người, trong đó có các quyền dân sự va chính trị của người dân Do vậy, việc bảo đảm quyền con người trong đại dịch là van đề mà các quốc gia cần ưu tiên với mục tiêu hướng tới là đảm bao

không ai bị bỏ lại phía sau.

Trong phạm vi bài viết này, các tác giả sẽ phân tích (i) các quy định của pháp luật quốc tế về bảo đảm quyền con người trong tình trạng khan cấp nói chung (cu thé hơn là trong đại dịch COVID-19), (ii) nghĩa vụ của các quốc gia trong việc bảo đảm quyên con người trong tình trạng khan cấp; (iii) và

‘Johns Hopkins University & Medicine, Coronavirus Resource Center, https://coronavirus.jhu.edu/map.html."WHO, WHO Director-General's opening remarks at the media briefing on COVID-19, 11/3/2020,

https://www who int/dg/speeches/detail/who-director-general-s-opening-remarks-at-the-media-briefing-on-covid-19 -11-march-2020.

"WHO says COVID-19 remains global health emergency, Reuters, 12/7/2022,

4 Derogation of rights: có thé dich là “tạm dừng nghĩa vụ bao dam quyền” hoặc tạm dừng/tạm đình chỉquyền Cần phân biệt với “limitations of rights” — giới hạn quyền Tạm đình chỉ quyền được đưa ra khi tìnhtrạng khân cấp được tuyên bố như khi xảy ra thảm hoạ thiên tai, dịch bệnh hoặc bạo động Những tình huốngnày đe doạ tác động và ảnh hưởng đến đời sống của người dân trên toàn bộ đất nước Trong khi đó, giới hạnquyền có thé được đặt ra trong những thời điểm bình thường nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn công

Trang 8

thực tiễn áp dụng các biện pháp bảo đảm quyền con người trong đại dịch

2 Quy định về giới han và tam đình chỉ quyền con người dưới góc độ pháp luật quốc tế

2.1 Diễn giải về giới hạn và tạm đình chỉ quyền trong các văn kiện quốc tế về quyền con người của Liên hợp quốc

Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 (UDHR) cũng như các điều ước quốc tế về quyền con người khác đã chỉ ra rằng, giới hạn quyền (limitation of rights) là sự cho phép các quốc gia thành viên đưa ra một số điều kiện để thực hiện/thụ hưởng một số quyền con người nhất định một cách hợp pháp Điều 29(2) UDHR quy định: “mdi người trong khi thực hiện các quyền và tự do cho cá nhân chỉ phải chịu những giới hạn do luật định nhằm mục dich duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và sự tôn trong đối với các quyên và tự do của những người khác và phải phù hop với những doi hỏi chính đáng về dao đức, trật tự công cộng và sự phon vinh chung trong một xã

hội dân chu”.

Trong khi UDHR mới chỉ dé cập van đề giới hạn quyên thì Công ước về quyền dân sự, chính trị năm 1966 (ICCPR) đã có sự phân biệt giữa giới hạn quyền (limitation/restriction of the rights) và tạm đình chỉ quyền (derogation of the rights) Theo đó, tạm đình chỉ các quyền dân sự, chính trị được quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Công ước và chỉ được áp dụng trong tinh trạng khan cấp Còn giới hạn quyền được áp dụng khi thỏa mãn những điều kiện do luật định (các điều 12, 18, 19, 21, 22, 25).

a Tạm đình chỉ quyên (derogation of the rights)

Điều 4 của ICCPR ghi nhận: “trong thoi gian có tình trạng khẩn cấp xảy ra de doa sự sống còn của quốc gia và đã được chính thức công bổ, các quốc gia thành viên có thể áp dụng những biện pháp tạm đình chỉ các quyén nêu ra trong Công ước này, trong chừng mực do nhu cau khẩn cấp của tình hình ” Như vậy, với quy định này, ICCPR cho phép các quốc gia thành

viên có thê tạm đình chỉ thực hiện một sô quyên nêu trong Công ước khi có

Trang 9

tình trang khan cấp xảy ra de doa sự sống còn của quốc gia và đã được chính thức công bố Tuy nhiên, Công ước cũng lưu ý răng, việc tạm đình chỉ này không được vi phạm các điều 6°, 7°, 8 (đoạn 1 và 2)’, 11°, 15”, 16'° và 18!” vi đây được xem là các quyền tuyệt đối (absolute rights) của Công ước 7

Trong Bình luận chung số 29, Uỷ ban Nhân quyền của Liên hợp quốc (HRC) đã giải thích quy định này rằng, Điều 4 của Công ước có tầm quan trọng hàng đầu đối với hệ thống bảo vệ nhân quyền theo Công ước Một mặt, nó cho phép một quốc gia thành viên đơn phương tạm thời bãi bỏ một phần nghĩa vụ của mình theo Công ước Mặt khác, Điều 4 đề cập cả biện pháp phủ nhận này, cũng như hậu quả vật chất của nó, đối với một chế độ bảo vệ cu thể”

Tình trạng khan cấp (state of emergency) là tình huống xảy ra khi

thảm họa lớn do thiên nhiên, con người gây ra, khi dịch bệnh lây lan trên diện

rộng vượt quá khả năng ứng phó của chính quyền, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân, tài sản của nhà nước và của tô chức khác Trong Bình luận chung số 29, HRC cũng giải thích tại đoạn 2 răng, tình trạng khan cấp được dé cập chủ yếu là các trường hợp xung đột vũ trang, đồng thời nhắc nhở các quốc gia “nếu các quốc gia thành viên coi việc viện dân Diéu 4 trong các tình huống khác với xung đột vũ trang, họ nên cân nhắc kỹ lưỡng về lý do và lý do tại sao biện pháp đó là cần thiết và hợp pháp trong

Ÿ Điều 6 liên quan đến quyền sống và van đề án tử hình

° Điều 7 liên quan đến việc không ai có thể bị tra tấn, đối xử hoặc trùng phạt một cách tàn ác, vô nhân đạohoặc hạ thấp nhân phẩm.

7 Điều 8 liên quan đến việc không ai bi bắt làm nô lệ; mọi hình thức nô lệ và buôn bán nô lệ đều bị cắm.Š Điều 11 liên quan đến việc không ai bị bỏ tù chỉ vì lý do không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng.2 Điều 15 liên quan đến việc không ai bị coi là phạm tội vì một hành động hoặc không hành động mà không

cau thành tội phạm theo pháp luật quốc gia hoặc pháp luật quốc tế tại thời điểm thực hiện hành vi đó.

'° Điều 16 liên quan đến Việc mọi người đều có quyền được công nhận là thé nhân trước pháp luật ở mọi nơi.mh , Điều 18 liên quan đến quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo.

"2 Quyên tuyệt đối (absolute rights) là quyên không thê bị giới hạn trong bất kỳ hoàn cảnh nào, vì bất kỳ lý

do gì, vì việc thực hiện các quyên này không ảnh hưởng đến bất kỳ lợi ích chính đáng nào của cá nhân kháchay của cộng đồng Chính vì vậy, chúng không thê bị tạm đình chỉ (non-derogatable rights).

3 Nguồn:

http://docstore.ohchr.org/SelfServices/FilesHandler.ashx?enc=6QkG1d%2FPPRiCAghKb7yhsjY oiCfMKoIRv2FVaVzRkMjTnjRO%2Bfud3cP VrcM9Y RO1ix49nIFOsUPO40TG7R%2F07TSsorhtwUUG%2By2PtslYrSBIdM8DN9shT8B8NpbsC%2B7bODxKR6zdESeXKjiLnNU%2Bg0%3D%3D, truy cập ngày

Trang 10

các tình huống đó”'* Trong Bộ nguyên tắc Siracusa về các điều khoản giới hạn và tạm đình chỉ quyền con người trong ICCPR, “tình trạng khan cấp” được xác định là tình trạng mà một quốc gia phải đối mặt với các mối hiểm nguy đặc biệt, đang diễn ra hoặc sắp xảy ra, đe doạ sự sông còn của quốc gia đó'Š Sự đe doa này ảnh hưởng tới toàn bộ dân chúng, hoặc tới toàn bộ hay một phần lãnh thé quốc gia, và gây nguy hiểm cho sự toàn ven của dân cư, độc lập chính trị hoặc sự toàn vẹn lãnh thô quốc gia hoặc việc duy trì các chức năng cơ bản của các thiết chế vốn thiết yếu để bảo đảm và bảo vệ các quyên con người được luật quốc tế ghi nhận ” Điều này cho thay, tình trạng khan cấp sẽ không bao gồm những tình thế khó khăn kinh tế đơn thuần, xung đột nội bộ hoặc tình trạng hỗn loạn mà không ảnh hưởng nghiêm trọng và cấp bách tới vận mệnh quốc gia' ”

Trong phán quyết đầu tiên được đưa ra trong vụ Lawless v Ireland (1961), Toà án nhân quyền châu Âu (ECtHR) cũng đã giải thích rằng, tình trạng khan cấp công cộng phải liên quan đến toàn bộ người dân của một quốc gia và phải là một mỗi nguy hiểm hoặc khủng hoảng đáp ứng các tiêu chi: (1) đang hoặc sắp diễn ra; (2) là một trường hợp đặc biệt; (3) liên quan đến toàn bộ dân số của quốc gia; (4) tạo thành một “mỗi đe doa có tô chức đối với cuộc ”!3 Theo quy định pháp luật quốc tế về quyền con người,

sông của cộng đông

khi xuât hiện tình trạng khan cap de doa sự sông còn cua dat nước, quôc giacó thé tạm đình chỉ việc thực hiện một sô quyên con người (derogation of

rights) trong một thời gian nhất định, được thé hiện qua việc áp dụng những

ue Nguồn:

http://docstore.ohchr.org/SelfServices/FilesHandler.ashx?enc=6QkG1d%2FPPRiCAghKb7yhsjY oiCfMKoIRv2FVaVzRkMjTnjRO%2Bfud3cP VrcM9Y RO1ix49nIFOsUPO40T G7R%2Fo7TSsorhtwUUG%2By2PtslYr5BIdM8DN9shT8B8NpbsC%2B7bODxK R6zdESeXKjiLnNU%2BeQ%3D%3D, truy cập ngày30/8/2022.

'S UN Commission on Human Rights, The Siracusa Principle on the Limitation and Derogation of

Provisions in the International Covenant on Civil and political Rights, 28 September 1984, E/CN.4/1985/4,đoạn 39,

'* Như trên, đoạn 40, 41.

t Nguyễn Anh Đức & Vũ Công Giao, Mot số van dé lý luận vẻ tình trạng khẩn cấp, trong Sách Kỷ yếu hội

thảo quôc tế Pháp luật về tình trạng khân cấp do Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội và Trung tâm luậtchâu Á, Trường Luật Melbourne, Đại học Melbourne tô chức, Nxb Hồng Đức, Hà Nội, 2020, trang 419.

'S European Court of Human Rights (ECtHR), Case of Lawless v Ireland Judgment of 1 July 1961 (Series

Trang 11

biện pháp như: thiết quân luật (ở một khu vực, địa phương, hay trên cả nước), cam biéu tình, cắm hội họp đông người, cấm hoặc hạn chế hoạt động của một SỐ CƠ quan thông tin đại chúng, cam đi lại, ra vào một khu vực hoặc xuất nhập cảnh, cắm tô chức các hoạt động tôn giáo Tuy nhiên, để áp dụng những biện pháp này, pháp luật quốc tế về quyền con người cũng đặt ra những yêu cầu như:

(i) Các biện pháp áp dụng phải thực sự xuất phát từ tình huéng khan cấp, do tình hình bắt buộc phải làm để cứu vãn sự sống còn của quốc gia, hay nói một cách khác, phải có sự chính đáng và cần thiết về hoàn cảnh áp dụng:

(11)Cac biện pháp áp dụng không được trái với những nghĩa vụ khác

xuất phát từ pháp luật quốc tế, đặc biệt không được mang tính chất phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo hoặc nguồn gốc xã hội;

(iii) Không áp dụng với các quyền không thé bị tạm đình chỉ (non-derogatable rights)”;

(iv) Tinh trạng khan cấp, biện pháp áp dung và thời gian dự định áp dụng phải được thông báo một cách chính thức tới các thành viên khác ”” Thông báo này phải bao gồm day đủ thông tin cho phép các quốc gia thành viên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo Công ước như: (a) Các quy định của Công ước mà quốc gia đã tạm đình chỉ thực hiện; (b) Một bản sao của văn bản công bố tình trạng khan cấp, cùng với các quy định của hiến pháp, pháp luật, nghị định điều chỉnh tình trạng khan cấp để hỗ trợ các quốc gia dé đánh giá phạm vi tạm đình chỉ; (c) Ngày có hiệu lực của việc áp đặt tình trạng khan cấp và thời hạn mà nó đã được công bố; (d) Một bản mô tả ngắn gọn về các hoàn cảnh thực tế dẫn đến việc công bố tình trạng khẩn cấp; và (e) Một mô tả ngắn gọn về tác động dự đoán của các biện pháp tạm đình

'° Những quyền không thé tạm đình chỉ được liệt kê tại Điều 4(2) ICCPR, bao gồm: Quyền sống; Quyềnkhông bị tra tan, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục; Quyền không bị bắt giữ làm nô lệ hay nô dịch;Quyền không bị bỏ tù chỉ vì lý do không hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng; Quyên không bị áp dụng hồi tốtrong tố tụng hình sự; Quyền được công nhận là thé nhân trước pháp luật; Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng

và tôn giáo.

? Trung tâm Nghiên cứu quyền con người và quyền công dân, Giới thiệu Công ước quốc tế về các quyên dânsự và chính trị (CCPR, 1966), Nxb Hồng Đức, Hà Nội, tr 48 — 52.

Trang 12

chỉ đối với các quyền được công nhận bởi Công ước, bao gồm cả các bản sao của văn bản tạm đình chỉ các quyền này đã ban hành trước khi thông báo”

Các yêu cầu này đã được giải thích và làm rõ hơn trong Bộ nguyên tắc Siracusa và Bình luận chung số 29 về Điều 4 ICCPR của Uỷ ban nhân quyền (HRC), theo đó những biện pháp quốc gia triển khai trong tình trạng khan cấp phải được coi như là giải pháp cuối cùng khi mà việc áp dụng những biện pháp khắc phục bình thường không mang lại hiệu quả, và phải có tính tương xứng giữa sự hạn chế các quyên với yêu cầu thực tế Những biện pháp áp dụng phải mang tính chất ngoại lệ và tạm thời, chỉ trong thời gian nhất định khi có mối đe doa thực sự và cấp thiết đối với quốc gia”

b Giới hạn quyên (limitation/restriction of the rights)

Theo quy định của Công ước ICCPR, để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, quốc gia thành viên có thê đặt ra những giới hạn áp dụng đối với các quyền tự do đi lại (Điều 12); tự do tín ngưỡng và tôn giáo (Điều 18); tự do biểu đạt (Điều 19); tự do hội họp hòa bình (Điều 21); tự do lập hội (Điều 22) Cách quy định này của ICCPR có sự khác biệt với Công ước về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá năm 1966 (ICESCR), bởi vì đối với các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, giới hạn quyên có thé áp dụng cho tất cả các quyền trong Công ước và phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 Công ước ICESCR”

Trong số các lý do dé gidi han quyén co ban, thi viéc “bao vé trat tu công cộng” (public order) và tinh trang khan cấp (emergency of state) là những căn cứ pho bién Gidi han quyén với mục đích dé bảo vệ an ninh, trật tu công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội hoặc để bảo vệ các quyền và fự do cơ bản của người khác được ghi nhận trong nhiều điều ước quốc tế về quyền con người Trên thực tế, trật tự công cộng là một khái niệm được diễn giải rất đa dạng Ở nghĩa đơn giản hơn, trật tự công cộng được hiểu là “trang

*! UN Commission on Human Rights, The Siracusa Principle on the Limitation and Derogation of

Provisions in the International Covenant on Civil and political Rights, tläd đoạn 42 — 50.

°° UN Human Rights Committee (HRC), CCPR General Comment No 29: Article 4: Derogations during a

State of Emergency, 31 August 2001, CCPR/C/21/Rev.1/Add.11, Doan 2,

https: JI WWW refworld.org/docid/453883fd1f.html

= Điều 4 Công ước ICESCR quy định: “Các quốc gia thành viên thừa nhận rằng, trong khi ấn định các

quyên mà mỗi cá nhân được hưởng phù hợp với các quy định của Công ước này, môi quốc gia chỉ có thể đặtra những giới hạn bằng các quy định pháp luật trong chừng mực những giới hạn áy không trái với bản chất

Trang 13

thai xã hội cua một quốc gia cụ thê, tại một thời điểm cụ thê có được hoà„24 np ahpr a Nhu vay, dé bao vébình, yên tinh và an ninh công cộng không bị xáo trộn

trật tự công cộng, bảo vệ sức khoẻ hoặc đạo đức của công chúng, tôn trọng và

bảo vệ các quyền hoặc uy tín của người khác, quốc gia thành viên của Công ước có thể thực hiện một số biện pháp nhất định nhằm giới hạn một số quyền

va tự do cơ bản của cá nhân mà không bi coi là vi phạm nghĩa vụ thành viên

bởi nó đã được chính Công ước cho phép Hơn nữa, các quy định này nhằm bảo đảm khi cá nhân thực hiện các quyền và tự do của mình không xâm hại đến quyền và tự do của cá nhân khác, đặc biệt là lợi ích chung của cộng đồng dân cư và của quốc gia Đây chính là sự dung hòa giữa việc tôn trọng, bảo vệ và thực hiện quyên con người với bảo vệ lợi ích hợp pháp của mỗi quốc gia.

2.2 Yêu cầu doi với việc áp dụng biện pháp tạm đình chi/han chế quyên con người

Như đã phân tích ở trên, dù WHO đã tuyên bố COVID-19 là tinh trạng khẩn cấp toàn cầu về sức khoẻ cộng đồng Tuy nhiên việc tuyên bố tình trạng khan cấp tại từng quốc gia lại phụ thuộc về việc quy định vấn dé này trong pháp luật cũng như thực tiễn và sự đánh giá của từng quốc gia Nhưng dù có tuyên bố tình trạng khan cấp hay không, các quốc gia vẫn phải thực hiện các hoạt động nhằm bảo vệ sức khoẻ cộng đồng cũng như các nhóm quyền con người khác Chính vì vậy, việc hạn chế hay tạm đình chỉ quyền con người trong bối cảnh đại dịch COVID-19 cũng là để nhằm bảo vệ tốt hơn những nhóm quyền con người khác.

Để xác định những nguyên tắc định hướng cho các quốc gia trong việc thiết lập các giới han và tạm đình chỉ thực hiện quyền, Nguyên tắc Siracusa về các diéu khoản giới hạn va tạm đình chỉ thực hiện quyén trong ICCPR” (1984) đặt ra yêu cầu đối với việc giới hạn thực hiện một số quyền như sau:

Thứ nhất, bat kỳ biện pháp nào cũng phải dựa trên nguyên tắc tuân thủ

pháp luật, chỉ trong các trường hợp theo quy định của Công ước.

Thứ hai, phải đảm bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử và không

lam ảnh hưởng đên việc thực hiện các quyên con người khác.

Nguyễn Văn Quân, “Tiêu chí hạn chế quyền con người vì lý do trật tự công cộng trong pháp luật một số

Trang 14

Thứ ba, các biện pháp nên đảm bao đáp ứng các yêu cầu về:

- Tính hợp pháp và chính đáng: Việc tạm đình chi/han chế quyên con người trong bối cảnh đại dịch COVID-19 phải hợp pháp và chính đáng Trong bối cảnh đại dich COVID-19, tinh hợp pháp trong trường hợp này được hiểu việc hạn chế quyền con người trước bối cảnh đại dich COVID-19 phải được công khai bởi các quy định pháp luật đáp ứng các tiêu chuẩn rõ ràng, chính xác và được giải thích bởi các cơ quan lập pháp độc lập” “Tính chính đáng” được thé hiện ở các mục đích, lí do dé giải thích cho việc hạn chế quyền con người của quốc gia Hay nói cách khác, việc áp dụng biện pháp hạn chế quyền con người không được tuỳ tiện, vô cớ và phải phục vụ các mục tiêu hợp lý Trong đại dịch COVID-19, mục đích chính đáng mà các quốc gia thường áp dụng trong hạn chế quyền con người đó là bảo đảm trật tự công

cộng, bảo vệ sức khoẻ của người dân.

- Tính cần thiết và tương xứng: Yêu cầu này đòi hỏi sự cần thiết của biện pháp hạn chế quyền con người với mục tiêu hợp lý kể trên và yêu cầu sự cân bằng giữa lợi ích thu được với những thiệt hại do việc hạn chế quyền gây ra Nói một cách đơn giản hơn, yêu cầu về sự cần thiết và tương xứng đòi hỏi biện pháp hạn chế quyền mà quốc gia áp dụng là biện pháp hạn chế quyền thấp nhất mà vẫn đạt được mục tiêu hợp lý đặt ra.

Thi tư, cac giới han cần được thực hiện va giải thích theo cách không tùy tiện và có lợi cho các quyền được đề cập.

3 Một số nghĩa vụ của quốc gia trong đảm bảo quyền con người

trong đại dịch COVID-19

3.1 Nghĩa vu tôn trong, bảo đảm và bảo vệ quyền con người

Nghĩa vụ tôn trọng đòi hỏi các quốc gia phải kiềm chế, không can thiệp, kế cả trực tiếp hay gián tiếp vào việc thụ hưởng các quyền con người của các chủ thé quyền Đây được coi là một nghĩa vụ thụ động (negative

obligation) hoặc không hành động (non-action) bởi lẽ nó không đòi hỏi các

°° Mạc Thị Hoài Thương, Trần Thị Thu Thuỷ, 7/đ4

Trang 15

nhà nước phải chủ động đưa ra sáng kiến, biện pháp hay chương trình nhằm hỗ trợ các công dân trong việc thụ hưởng các quyền”.

Nghĩa vụ bảo đảm đòi hỏi các quốc gia phải ngăn chặn sự vi phạm quyền con người không chỉ từ phía cơ quan, cá nhân đại diện nhà nước mà còn từ cả các chủ thé phi nhà nước Đây được coi như một nghĩa vụ chủ động (positive obligation) bởi dé ngăn chặn sự vi phạm quyền con người của bên thứ ba, quốc gia phải chủ động đưa ra những biện pháp và xây dựng những cơ chế phòng ngừa, chế tài xử lý vi phạm và bồi thường thiệt hại cho nạn nhân ”.

Nghia vụ bảo vệ đòi hỏi các quốc gia phải có những biện pháp nham hỗ trợ công dân thụ hưởng đây đủ các quyền con người Đây cũng được coi là nghĩa vụ chủ động, bởi nó yêu cầu các quốc gia phải có những kế hoạch, chương trình cụ thê để bảo đảm cho mọi công dân có thể hưởng thụ đến mức cao nhất có thé các quyền con người”.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, các quốc gia có trách nhiệm, nghĩa vụ phải phải áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm, bảo vệ các quyền con người của người dân, trong đó nghĩa vụ tiên quyết là bảo đảm quyền sống và quyền được chăm sóc sức khoẻ.

Quyền sống là một trong những quyền con người cơ bản được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc tế về quyền con người Điều 6 (1) của ICCPR quy định rằng “moi người déu có quyền von có là được sống” được “pháp luật bảo vệ” và “không ai bị tước đoạt mang sống của mình một cách tuy tiện” Trong Bình luận chung số 36, HRC đã khang định rang, “quyên được sống là một quyên toi cao và không được phép phủ nhận ngay cả trong các tình huống xung đột vũ trang hoặc tình trang khẩn cấp” Uy ban cũng đề nghị các quốc gia thành viên “nén fhực hiện các biện pháp thích hop dé giải quyết các điều kiện chung trong xã hội có thé lam phát sinh các mối de doa

tực tiêp doi với cuộc sông hoặc ngăn can các cá nhân được hưởng quyên được

? Nguyễn Thị Hồng Yến & Nguyễn Tiến Đức, Chương 6: Luật quốc tế về quyền con người trong Sáchchuyên khảo Một số van dé lý luận và pháp ly về Luật quốc tế do TS.GVC Chu Mạnh Hùng, TS.GVC.Nguyễn Toàn Thắng, TS.GVC Nguyễn Thị Hồng Yến đồng chủ biên, Nxb CAND, Hà Nội, 2021, trang 281.?” Như trên, trang 284.

? Như trên, trang 287.

°° UN Human Rights Committee (HRC), General comment no 36, Article 6 (Right to Life), 3 September

Trang 16

sống một cách có phẩm giá”, theo đó, các điều kiện có thé bao gồm “sự phổ biến của những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng”?9, Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, phạm vi áp dụng của quyền sống khi các quốc gia ứng phó với COVID-19 vẫn chưa rõ ràng Các quốc gia có nghĩa vụ tối thiểu phải bảo vệ cuộc sống người dân thông qua các chính sách, hoạt động để giải quyết các mỗi đe doa sức khoẻ rõ ràng đối với người dân, chang hạn như virus corora — virus gay ra tỉ lệ lây nhiễm bệnh và tỉ lệ tử vong khá lớn”' Cu thé, các quốc gia phải có nghĩa vụ tích cực trong việc lập kế hoạch ứng phó với đại dịch dé có thé bảo vệ được tính mạng của người dân khi phát sinh các trường hợp khan cấp về sức khoẻ cộng đồng Việc một quốc gia không thực hiện ít nhất nhất các biện pháp tối thiểu dé bảo vệ dân số của mình khỏi sự lây lan của COVID-19 được cho là vi phạm quyền sống của những người bị nhiễm bệnh và tử vong” Tuy nhiên,

phạm vi chính xác của nghĩa vụ này không thực sự được quy định rõ ràng, ít

nhất các quốc gia phải có nghĩa vụ không cố ý góp phan vao việc lây lan virus như quốc gia phải đảm bảo những người sơ cứu và nhân viên y tế phải được tiếp cận với các thiết bị bảo hộ cần thiết (đặc biệt là khâu trang) dé tự bảo vệ

minh và những người họ chăm sóc, chữa tri.

Quyền được chăm sóc sức khoẻ có mối liên hệ với quyền được có mức sống thích đáng được nêu ở Điều 25 UDHR Quy định của Điều 25 UDHR sau đó được cụ thê hóa trong các Điều 7, 11, 12 Công ước quốc tế về các quyên kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR), Điều 10, 12, 14 Công ước xóa bỏ phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW), Điều 24 Công ước về quyền trẻ em (CRC), Điều 5 Công ước Quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (ICERD), Tuyên bố Viên và Chương trình Hành động thông qua tại Hội nghị thế giới về quyền con người lần thứ hai năm 1993 Theo Điều 12 ICESCR, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ thi hành các biện pháp cần thiết dé “ngan ngua, xu ly va han chế các dịch bệnh, bệnh ngoài da, bệnh nghề

3° Nhu trén, Doan 26 „

-` Tính đên tháng 8/2022, đã có hơn 6 triệu người chet vì COVID-19, có hon 590 triệu ca nhiêm trên toàn

3“ Oona Hathaway, Preston Lim & Mark Stevens, COVID-19 and International Law Series: Human Rights

Law — Right to Life (18/11/2020), https://www.justsecurity

Trang 17

org/73426/covid-19-and-international-law-series-nghiệp và các loại bệnh khác” Trong Bình luận chung số 14 của Uỷ ban về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá (CESCR) đã làm rõ hơn nghĩa vụ này, trong đó chỉ ra rang, các quốc gia phải “tao ra một hệ thong chăm sóc y tế khẩn cấp trong các trường hợp tai nạn, dịch bệnh và các mối nguy hiểm ”33 Mặc dù nghĩa vụ ngăn ngừa, xử ly và hạn chế tương tự khác về sức khoẻ

dịch bệnh theo quy định tại điều 12 không nằm trong số các nghĩa vụ mà Uỷ ban xác định là cốt lõi, tuy nhiên Uỷ ban cũng cho răng đây là “ưu tiên có thể so sánh được”,

Trong bối cảnh đại dich COVID-19, các quốc gia có nghĩa vụ bảo vệ quyền được chăm sóc sức khoẻ của người dân một cách tối đa Trong Tuyên bố về dai dịch COVID-19 và các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá vào tháng 4/2020, CESCR đã kêu gọi các quốc gia thành viên “?hc hiện mọi nỗ lực cần thiết dé huy động các nguôn lực dé chong lại COVID-19 theo cách công bằng nhất?, đồng thời Uy ban khuyến khích sự chú ý đặc biệt đến các nhóm yếu thé và dé bị ton thương — những người có khả năng chịu những tác động tiêu cực không tương xứng của đại dịch Uỷ ban cũng nêu rõ rằng người lao động cần được bảo vệ khỏi các rủi ro lây nhiễm tại nơi làm việc, các thông tin cần được phô biến rõ ràng dé mọi người dễ tiếp cận về đại dịch” Tuy nhiên, ở mức tối thiểu, quyền được chăm sóc sức khoẻ cũng đặt ra các nghĩa vụ thụ động cho quốc gia (negative obligation) Trong bỗi cảnh COVID-19, các quốc gia có nghĩa vụ thụ động theo ICESCR là không gây nguy hiểm cho sức khoẻ của người dân băng cách chuyên các quỹ thiết yếu hoặc nguồn cung cấp y tế, vaccine cho các mục đích bất hợp pháp Những hành vi như cung cấp hoặc cô ý hỗ trợ việc phân phối vật tu y tế bị lỗi hoặc vaccine không an toàn cho người dân có thê sẽ vi phạm quyền được chăm sóc sức khoẻ Quyền được bảo vệ sức khoẻ cũng có thé ngăn cắm các hành động của các quốc gia trong thời

gian xảy ra đại dịch có các tác động gián tiệp tác động đên sức khoẻ người

33 UN Committee on Economic, Social and Cultural Rights (CESCR), General comment no 14, The right to

the highest attainable standard of health (Article 12 of the International Covenant on Economic, Social andCultural Rights), 11 August 2000, E/C.12/2000/4, Doan 16 https://www.refworld.org/pdfid/4538838d0.pdf.

34 Nhw trên, Doan 44.

°° UN Committee on Economic, Social and Cultural Rights (CESCR), Statement on the coronavirus disease

(COVID-19) pandemic and economic, social and cultural rights, 17 April 2020, E/C.12/2020/1, Doan 14, 15,

Trang 18

dân như: quốc gia không nên phổ biến thông tin sai lệch về virus tạo điều kiện cho COVID-19 lây lan va gây nguy hiểm cho sức khoẻ cộng đồng“.

3.2 Nghĩa vụ hợp tác quốc té nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus Đại dich COVID-19 được xem là thách thức an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu, đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng chưa từng có trong lịch sử nhân loại, nhất là về tính mạng con người và sự suy thoái kinh tế trên toàn thé giới Dai dịch COVID-19 dang cho thay, không một quốc gia nào có thê đơn phương giải quyết “mỗi đe doa” này, và không một quốc gia nào “an toàn” cho đến khi tất cả các quốc gia trên thế giới đều “an toàn” Do đó, để ngăn chặn, day lùi, tiến tới kiểm soát tốt dich bệnh COVID-19 thi các quốc gia cần có sự phối hợp và liên kết chặt chẽ với nhau” ”.

Liên quan đến nghĩa vụ hợp tác của quốc gia trong bối cảnh đại dịch COVID-19, không thé không nhắc tới Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) IHR yêu cầu các quốc gia chỉ định một đầu mối quốc gia để liên lạc với WHO và duy trì năng lực cốt lõi về giám sát và ứng phó IHR khuyến khích các nước láng giềng ký kết các thoả thuận song phương/đa phương để hợp tác về phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm và bằng cách cùng chỉ định các điểm có “năng lực cốt lõï” về phòng chống dịch bệnh dé thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiêm soát dịch bệnh thường xuyên, báo cáo và ứng phó với các sự kiện có thé tạo thành cấp cứu y tế công cộng thu hút sự quan tâm của quốc tế.

Có thé thay, đối với đại dịch COVID-19 nói riêng và các dịch bệnh truyền nhiễm nói chung, việc thực hiện nghĩa vụ hợp tác giữa quốc gia đóng vai trò quan trọng Nghĩa vụ này đã được đề cập trong nhiều văn kiện quốc tế tuy nhiên, việc thực thi còn khá hạn chế khi xuất hiện tình trạng một sỐ quốc gia muốn độc quyền sản xuất vac xin, cắm xuất khẩu khâu trang, vật tư y tế liên quan tới việc phòng, chống dịch Điều này xuất phát từ việc các quy

định vê nghĩa vụ hợp tác của các quôc gia còn chưa đủ rõ ràng vê mức độ

°° Oona Hathaway, Preston Lim & Mark Stevens, COVID-19 and International Law Series: Human Rights

Law — Right to Health (20/11/2020), https://www.justsecurity.org/73447/covid-19-and-international-law-series-human-rights-law-right-to-health/

37 TS Nguyễn Thị Thu Nga, Vai trò của hoạt động ngoại giao va hop tác quốc tế trong công tác phòng,

chống dịch bệnh COVID-19 ở Việt Nam, Tạp chí Cộng sản,

https://www.tapchiconssan.org.vn/web/suest/quoc-phons-an-ninh-oi-ngoai1/-/2018/8253

Trang 19

12/vai-tro-cua-hoat-mức độ hợp tác, cơ chế hợp tác, 12/vai-tro-cua-hoat-mức độ ràng buộc của các Bình luận, hướng dẫn của các Uy ban công ước ”

4 Thực tiễn áp dụng các biện pháp nhằm bảo đảm quyền con

người trong dai dịch COVID-19

Thực tế cho thay, ở nhiều quốc gia, phần lớn người dân ban đầu đồng ý rằng các biện pháp được áp dụng để phòng chống đại dịch là cần thiết Khi chứng kiến các bệnh viện tại Y quá tải vì số bệnh nhân COVID-19 liên tục tăng nhanh”, hay “cảnh tưởng như tận thế” tại An Độ khi các lò thiêu xác luôn đỏ lửa, hoạt động không ngừng nghỉ vì người chết do COVID-19 tăng nhanh” hầu hết mọi người đều cảm thấy kinh hoàng và choáng ngợp, từ đó dễ dàng chấp thuận hơn và tuân thủ các biện pháp hạn chế mà các chính phủ

LẻA

đưa ra nhằm phòng chống dich Phan tiếp theo, các tác giả sẽ phân tích một số biện pháp được các quốc gia thực hiện nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus cũng như dé bao đảm quyền con người của người dân trong đại dich

COVID-19 và đánh giá sự ảnh hưởng/phù hợp của các biện pháp này trong việc bảo

đảm quyền con người trong đại dịch COVD-19.

Đóng cứu biên giới

Khi Trung Quốc đóng cửa biên giới Vũ Hán, tâm dich COVID-19 đầu tiên, nhiều ý kiến hoài nghi liệu biện pháp này này có tương xứng và tôn trọng nhân quyền hay không Một số khác cho rang cách làm như vậy không thé thực hiện ở xã hội phương Tây vốn dé cao chủ nghĩa tự do cá nhân nhiều hơn so với xã hội A Đông” Dù vậy, tình hình nhanh chóng leo thang khi số người chết gia tăng đáng ké ở khắp mọi nơi, dẫn đến việc Ý phải đóng cửa biên giới vào ngày 10/3/2020” Nhiều công dân trở về trên toàn cầu đã được yêu cau tuân theo lệnh cách ly khi đến đất nước của họ Trước đó không lâu,

3 Mạc Thị Hoài Thuong, La Minh Trang, tldd 21.

*° Colleen Barry, Italian hospitals face breaking point in fall virus surge, AP News, 12/11/2020,

https://apnews.com/article/international-news-milan-italy-coronavirus-pandemic-51f93 fa0a28 1f£3c7db7d8cf8760cfb38

4° Vũ Hoàng, Cảnh tượng như tận thế trong lò hoa táng An Độ, VN Express, 10/5/2021,

*' Dorota Anna Gozdecka, tldd 28.

” Chico Harlan & Stefano Pitrelli, Itlay’s coronavirus lockdown upends the most basic routines and joys, The

Washington Post, 10/3/2020,

Trang 20

https://www.washingtonpost.com/world/italy-coronavirus-một số quốc gia đã quyết định điều chỉnh sự di chuyển nội bộ va đóng cửa một số biên giới nội địa giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ Những hạn chế như vậy đã có hiệu lực, chăng hạn ở Ý' và Phần Lan", Úc”, Đức” Điều làm nên sự đặc biệt với những hạn chế trong việc di chuyên dé đối phó với đại dịch này là việc đình chỉ được áp dụng không chỉ quyền nhập cảnh mà còn quyền xuất cảnh của công dân một nước.

Việc đóng cửa biên giới trên diện rộng trong giai đoạn đầu của đại dịch đã đình chỉ một cách hiệu quả quyền tự do đi lại được quy định trong Điều 13 UDHR, Điều 12 ICCPR và điều ước quốc tế khu vực khác về quyền con người Mặc dù việc đóng cửa biên giới (đồng thời kết hợp cùng với các biện pháp kiêm dịch, cách ly ) cũng cho thay hiệu quả trong việc trì hoãn sự lây lan của COVID-19 (ít nhất là trong giai đoạn dau, điển hình như trường hợp của Việt Nam cho thấy biện pháp này khá hiệu qua*’) Tuy nhiên, nếu biện pháp này được thực hiện trước khi dịch bệnh lây lan nhanh trong quốc gia thì

sẽ có hiệu quả hơn.

Đối với các khu vực biên giới quốc gia hoặc vùng lãnh thổ không ổn định về chính trị, những thay đổi về chính sách biên giới có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng ® Ví dụ, ở Hoa Kỳ, việc nhập cư ở biên giới đối với người nhập cư và người xin ti nạn đã bị hạn chế nghiêm trọng Dé đối phó với COVID-19, nhiều thủ tục nhập cư hợp pháp đã bị tạm dừng, khiến hàng nghìn người phải ở trong các trại tạm giam, nơi họ cực ky dé bị nhiễm COVID-19 do điều kiện sống đông đúc, hệ thống thông gió kém và các hình thức đối xử * Lorenzo Tondo, Italy set to quarantine whole of Lombardy due to coronavirus, The Guardian, 7/3/2020,

“4 Uusimaa Closes Borders After Late-Night Vote in Parliament, Yle News, 28/3/2020,

https://yle.fi/uutiset/osasto/news/uusimaa closes borders after late-night vote in parliament/11280719

= Australian Interstate Quarantine, State and Territory Border Closures,

*3 Sophia A Zweig, Alexander J Zapf, Chris Beyrer, Debarati Guha-Sapir, and Rohini J Haar, Ensuring

Rights while Protecting Health: The Importance of Using a Human Rights Approach in Implementing PublicHealth Responses to COVID-19, Health and Human Rights Journal, Volume 23/2 (2021), trang 173-186.

Trang 21

vô nhân đạo khác Tính đến ngày 9/7/2020, tỷ lệ đương tính tích lũy trong số

những người bị giam giữ tại Cơ quan Thực thi Hải quan và Nhập cư Hoa Kỳ(US Immigration and Customs Enforcement — ICE) là 22,7%, tuy nhiên con

số thực tế có thể cao hơn rất nhiều và một số báo cáo cho thấy một số quan chức ICE đã hoàn toàn phot lờ các khuyến nghị về an toàn COVID-19f7.

Tăng cường kiểm dịch, cách ly và giãn cách xã hội

Kiểm dịch và cách ly là các biện pháp nhăm bảo vệ sức khoẻ cộng đồng từ xa xưa nhưng khá hiệu quả với các bệnh dễ truyền nhiễm Tách những người có thể chưa có triệu chứng nhưng có khả năng lây nhiễm với những người chưa tiếp xúc với nguồn bệnh là một trong những phương pháp chính để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Ngày nay, kiểm dịch và cách ly cũng vẫn được coi là biện pháp chiến lược dé ngăn chặn các dịch bệnh nhưng cần kết hợp thêm với truy vết những người nhiễm bệnh và người tiếp xúc với

người bệnh Tuy nhiên, các biện pháp cách ly không được kéo dài quá khoảng

thời gian tối thiểu bắt buộc dựa trên thời gian ủ bệnh của virus.

Giãn cách xã hội, yêu cầu người dân phải ở nhà cũng là 1 trong những biện pháp quan trọng của các chính phủ nhằm phản ứng với đại dịch COVID-19, mục đích nhăm bảo vệ các cá nhân khỏi bị nhiễm bệnh hoặc lây lan virus Nhiều hoạt động trong cuộc sống hàng ngày đã bị hạn chế, thậm chí người dân chỉ được ra ngoài phục vụ nhu cầu thiết yếu như đi mua sắm đồ thực phâm hoặc đi hiệu thuốc Tại nhiều quốc gia, các quán bar, nhà hàng, rạp chiếu phim, bảo tàng, phòng tập gym đã phải đóng cửa”” Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc yêu cầu giãn cách xã hội, hạn chế việc ra ngoài của người dân đã phan nào giúp giảm tỉ lệ lây lan và tử vong do virus corona’.

Không thê phủ nhận hiệu quả của những biện pháp kiểm dịch, cách ly

và giãn cách xã hội trong đại dịch COVID-19, tuy nhiên những biện pháp này

* J Loweree, A Reichlin-Melnick, and W Ewing, The impact of COVID-19 on noncitizens and across the

U.S immigration system, Washington, DC: American Immigration Council, 2020.

°° COVID: Denmark closes theatres and museums as Omicron case surge, Euronews, 22/12/2021,

Trang 22

cũng tạo ra những hệ luy, ảnh hưởng đến việc thụ hưởng quyền con người của một số nhóm nhất định Đầu tiên, có thể nhận thay cách ly và giãn cách xã hội đã ảnh hưởng trực tiếp tới quyền tự do đi lại của người dân Tiếp đó, việc cách ly và giãn cách xã hội có thé có tác động tiêu cực đến sức khoẻ tinh thần của con người (với người mắc COVID-19 thường có tâm ly lo lắng, hoang mang về sức khoẻ, cảm thấy cô đơn; người đi cách li tập trung lo lang bị lây nhiễm; người dân trong khu vực phong toả lo bị lây nhiễm, lo lắng về thiếu nhu yếu pham; trẻ em lo lắng về sợ đi cách li một minh, lo lắng về kết quả học tập ) ”, có thé làm gia tăng nguy cơ bạo lực gia đình, bao lực giới” Hơn nữa, việc giãn cách xã hội có khả năng xâm phạm đến quyền được chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt liên quan đến việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ Lo ngại bệnh viện trở thành nơi lây nhiễm bệnh COVID-19, người dân giảm sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ thiết yếu, dẫn đến nhiều hệ quả khác nhau như làm nặng hơn tình trạng bệnh ”, trẻ em bị gián đoạn tiêm chủng dẫn đến làm giảm miễn dịch với các bệnh truyền nhiễm khác như bệnh sởi”

Ngoài ra, việc thực hiện giãn cách xã hội trong một thời gian dài cũng

ảnh hưởng rất nhiều đến nhóm trẻ em, trực tiếp nhất là quyền được học tập Mặc dù chính phủ các quốc gia đã triển khai việc giảng dạy trực tuyến để nhằm hạn chế việc gián đoạn học tập của trẻ em, nỗ lực cao nhất dé truyền đạt kiến thức cho học sinh, tuy nhiên hình thức học này cũng vẫn tồn tại nhiều bất cập như: chưa thực sự đảm bảo được chất lượng giáo dục, nguồn lực cơ sở vật chất (internet) ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của việc học, cần có sự giám sát từ

phía phụ huynh trong quá trình học online của con Bên cạnh đó, việc học

°“ GS.TS Đặng Nguyên Anh, Ảnh hưởng của đại dich COVID-19 đến sức khoẻ tinh thần, Tap chí khoa họcxã hội, số 10 (278) 2021,

°3 Mai Chi, Dai dich COVID-19 làm gia tăng bao lực gia đình, bạo lực giới, Trang thông tin Tuyên truyền,phổ bién phap luật, 08/02/2022,

https://pbedpl.hanoi.gov.vn/goc-nhin/-/asset_publisher/skKBNLsQSLyY 8/content/-ai-dich-covid-19-lam-gia-tang-bao-luc-gia-inh-bao-luc-gioi

* Dinh Hang, E ngại dịch COVID-19, nhiều người không đi khám bệnh kip thoi, Vietnam Plus, 21/3/2020,

https://www.vietnamplus vn/e-ngai-dich-covid19-nhieu-nguoi-khong-di-kham-benh-kip-thoi/629708.vnp

°° K Causey, N Fullman, R J D Sorensen, et al., Estimating global and regional disruptions to routine

childhood vaccine coverage during the COVID-19 pandemic in 2020: A modelling study, Lancet 398/10299(2021), trang 522-534.

Trang 23

trực tuyến một thời gian dài cũng dẫn đến những ảnh hưởng về sức khoẻ tinh thần ở trẻ em như lo lắng, tram cảm, hạn chế giao tiếp ”

Các biện pháp liên quan đến bảo vệ sự an toàn của cá nhân

Trong bối cảnh đại dich COVID-19, một số chính phủ đã triển khai các chương trình theo dõi về thông tin, theo dõi triệu chứng và kiểm dịch đối với các cá nhân Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng đã khiến các chính phủ phải thu thập dữ liệu cá nhân dé kiểm soát và hạn chế sự lây lan của vi rút, tuy nhiên sự vội vàng dễ dẫn đến những sai làm ”” Mặc dù các quốc gia đều đưa ra lý do chính đáng trong việc thu thập dữ liệu để ngăn chặn sự lây lan của virus corona, nhưng các quốc gia cũng cần chú ý đến các môi quan tâm về quyên riêng tư IHR đưa ra hướng dẫn về các quy định của Nhà nước dé ứng phó với tình huống khan cấp về sức khỏe cộng đồng Họ thiết lập các quy định về việc thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân, lưu ý rằng dữ liệu đó phải được “xử lý ân danh”, “được xử lý công băng và hợp pháp” và không được “lưu giữ lâu hon mức cần thiết””Š.

Vi dụ, vào tháng 4 năm 2020, Viện Y té Công cộng Na Uy đã giới thiệu Smittestopp, một ứng dụng di động, để thu thập di liệu chuyển động của người dùng để các cơ quan chức năng theo dõi sự lây lan Ứng dụng này bị tố cáo là một trong những ứng dung theo dõi liên lạc COVID-19 xâm lấn nhất trên toàn cầu Kết quả là vào tháng 6 năm 2020, cơ quan y tế Na Uy tuyên bố rằng họ sẽ tam dừng hoạt động của ứng dụng do lo ngại về quyền riêng tư” Na Uy không phải là ngoại lệ duy nhất khi các biện pháp can thiệp theo hướng đữ liệu được giới thiệu rộng rãi Mối quan tâm hàng đầu xoay quanh

việc liệu việc sử dụng các ứng dụng theo dõi liên hệ này có đảm bảo được sự

°° TS.BS Trịnh Thị Bích Huyền, Rối loạn tâm lý, tâm than ở trẻ trong đại dịch COVID-19, Sức khoẻ & đờisong, 08/3/2022,

*7 Tien-Duc Nguyen, Thu-Thuy Thi Tran (2022), The Age of Extreme: The COVID-19 and Human Rights

Crises, Journal of Southeast Asian Human Rights, Vol 6 Issue 1 June 2022 pp 7, doi:10.19184/jseahr V6i1.27333.

°® Tổ chức Y tế thé giới (WHO), International Health Regulations (2005), Điều 45,

https://apps who int/iris/bitstream/handle/10665/43883/9789241580410 eng.pdf?sequence=1

°° Agence France-Presse, Norway suspends virus-tracing app due to privacy concerns, The Guardian

15/6/2020,

Trang 24

https://www.theguardian.com/world/2020/jun/15/norway-suspends-virus-tracing-app-due-to-đồng ý hoặc kiến thức của những người liên quan hay không và liệu có sự

giám sát chính trị hoặc tư pháp thích hợp hay không Chính phủ Bahrain đã

thiết lập một hệ thống dựa trên ứng dụng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập thông tin theo thời gian thực về vị trí của người dùng, có thể đễ dàng liên kết lại với các cá nhân Các cá nhân bị cách ly phải sử dụng ứng dụng và đeo vòng đeo tay có hỗ trợ Bluetooth dé thu thập dữ liệu vi trí và chân đoán, đồng thời có thể phải đối mặt với các hình phạt pháp lý nếu không tuân thủ Tổ chức An xá Quốc tế lưu ý một chương trình như vậy "không cần thiết va tương xứng" để đối phó với đại dịch COVID-19”” Trong bối cảnh đàn áp chính trị đáng ké ở Bahrain, có nguy cơ những công cụ như vậy có thé được sử dung dé hạn chế hơn nữa quyên tự do ngôn luận và tham gia vào đời sống

công cộng, trái với mục đích của ICCPR.

Các biện pháp nhằm bảo đảm quyên tiếp cận vaccine

Một trong những thách thức đối với việc bảo đảm quyền được chăm sóc sức khoẻ cho người dân đó chính là việc tiếp cận vaccine COVID-19 một cách hiệu quả Việc tiếp cận vaccine không hợp lý sẽ gây ra những khoảng cách giữa người dân trong một quốc gia và giữa các quốc gia với nhau Các nhóm dễ bị tổn thương như công nhân tuyến đầu, người cao tuổi, những nØƯỜi mặc các bệnh nên, đặc biệt ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao hơn và bị hạn chế quyền của họ Con cái của họ có thể bị hạn chế và trở thành mục tiêu của sự phân biệt đối xử Khả năng tiếp cận thị trường việc làm của họ sẽ còn ảm đạm hơn vì các nhà tuyên dụng có thé ưu tiên những người có chứng nhận tiêm chủng và miễn dich với COVID-19 Thực tế này dường như không phải là điều không tưởng vì nó đã từng xảy ra với những người nhiễm AIDS / HIV”! Trước những khó khăn về kinh tế và xã hội, những người chưa được tiêm chủng sẽ được khuyến khích

°° Amnesty International, Bahrain, Kuwait and Norway contact tracing apps among most dangerous for

privacy, Amnesty, 16/6/2020, https://www.amnesty.org/en/latestnews/2020/06/bahrain-kuwalt-norway-contact-tracing-apps-danger-for-privacy/

°' Bach Xuan Tran et al (2019), Understanding Global HIV Stigma and Discrimination: Are Contextual

Factors Sufficiently Studied?, International Journal of Environmental Research and Public Health 1899,

Trang 25

để có được vaccine hoặc tình trạng miễn dịch một cách bất hợp pháp Do đó,

vaccine giả hoặc chứng nhận tiêm chủng sai sẽ ngày càng gia tăng, gây nguy

hiểm hơn nữa cho sức khỏe cộng đồng”

Vì vậy, các quốc gia đều nỗ lực nhằm bảo đảm đủ nguồn lực vaccine để tiêm chủng cho người dân của mình, thông qua việc đặt hàng trực tiếp từ các công ty sản xuất vaccine như Oxford AstrazenecaTM , Pfizer, Moderna” hoặc thông qua cơ chế COVAX®, hoặc xin hỗ trợ từ nhiều nguồn khác nhau Tuy nhiên, theo dữ liệu từ Đại hoc Duke, gần 30 nước giàu và EU đến nay đã mua khoảng 6 tỷ liều vaccine Covid-19°° Trong khi đó, phan còn lại của thé giới mới mua được hơn 3 tỷ liều Điều này dẫn đến hệ luy là các quốc gia phát triển có đủ nguồn cung vaccine dé tiêm chủng và tiêm nhắc lại cho người dan, theo đó có khả năng đạt được miễn dich cộng đồng cũng như khả năng chong chọi lại với những biến chủng mới Trong khi đó, những quốc gia đang và kém phát triển sẽ gặp khó khăn hơn trong việc mua vaccine và đảm bảo sự tiếp cận vaccine đầy đủ cho người dân Và điều này sẽ làm chậm lại quá trình ngăn chặn virus corona, giúp cho người dân quay trở lại cuộc sống bình thường”” Vì thực tế là các quốc gia phát triển sẽ không thể mở cửa hoàn toàn trở lại trừ phi các nước đang và kém phát triển đạt được một tỉ lệ tiêm phòng nhất định.

Ngoài ra, hiện nay rất nhiều quốc gia ủng hộ quan điểm miễn trừ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine COVID-19, vì điều nay sẽ giúp giải quyết được tinh trạng bất bình đăng vaccine COVID-19 trên toàn thế giới.

5 COVAX - viết tắt của COVID-19 Vaccines Global Access là một cơ chế nhân đạo được sáng lập nhăm

bảo đảm kha năng tiếp cận vaccine nhanh chóng và bình dang giữa các quốc gia trên thế giới Cơ chế này

được đồng sáng lập bởi Liên minh Đổi mới sáng tạo San sang cho dịch bệnh (CEPI), Liên minh Toàn cau về

vắc xin và tiêm chủng (GAVI) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF)tham gia với tư cách đối tác phân phối.

°° Kiều Oanh, tlđd 70.

5” Nguyen Thi Hong Yen, Tran Thi Thu Thuy, Ensuring the Right to Access Vaccine of Citizens During the

COVID-19 Pandemic: Experiences From Vietnam, Law Audience Journal, Vol 3 Issue 3,

Trang 26

https://www.lawaudience.com/ensuring-the-right-to-access-vaccine-of-citizens-during-the-covid-19-Tình trạng bat bình dang này đến từ khả năng tiếp cận dược phẩm và sự khan hiém nguồn cung vaccine, khi các tập đoàn dược phẩm với sự hậu thuẫn của chính phủ tạo ra sáng chế và quyết định giá bán cao hơn so với thu nhập trung bình của người dân tại các quốc gia này, xuất phát từ việc độc quyền sáng chế công thức vaccine Bên cạnh đó, việc bao hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine COVID-19 là rào cản cho việc tiếp cận và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng dưới góc độ nhân quyền” Do đó, các quốc gia cũng cần tăng cường đoàn kết khu vực và quốc tế trong việc hỗ trợ chuyên giao công nghệ sản xuất dược phẩm.

5 Kết luận

COVID-19 đã mang lại những thách thức lớn chưa từng có trong hầu hết các lĩnh vực, cả từ y tế, kinh tế, giáo dục đến các van dé pháp lý Bảo vệ, bảo đảm quyền con người trong tình trạng khẩn cấp nói chung, đại dịch COVID-19 nói riêng là mối quan tâm hang đầu hiện nay Đại dịch kéo dài đã gây ra những ảnh hưởng lớn tới việc thụ hưởng quyền con người của người dân trên toàn cầu Mặc dù các biện pháp được áp dụng không thể làm chấm dứt dịch bệnh, tuy nhiên không thể phủ nhận rằng những biện pháp này đã gop phan quan trọng nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực liên quan đến sự lây lan dịch bệnh, nhưng vẫn sẽ có những hạn chế với các nhóm quyền con người khác, đặc biệt là nhóm dé bị tổn thương Điều cần chú ý ở đây, đó là với bất kì biện pháp nào được đưa ra thực hiện cũng phải xem xét, cân nhắc kĩ lưỡng đến các tác động ngăn hạn và dài hạn đối với những nhóm chịu thiệt thòi, từ đó phải thiết lập cơ chế cụ thể để khắc phục và hỗ trợ họ Điều này có thê bao gồm những hỗ trợ tài chính, bảo hiểm y tế, chính sách xã hội Việc kiềm chế đại địch COVID-19 là nghĩa vụ của mọi quốc gia, tuy nhiên dé thực hiện điều này một cách công bằng, hiệu quả thì việc tuân thủ chặt chẽ các quy

định vê quyên con người là một điêu cực kì cân thiét./.

53 Ths Nguyễn Văn Phúc, Miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ vắc xin Covid-19 tiếp cận theo quyền được chăm

Trang 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Agence France-Presse, Norway suspends virus-tracing app due toprivacy concerns, The Guardian, 15/6/2020,

https://www.theguardian.com/world/2020/jun/15/norway-suspends-virus-tracing-app-due-to-privacy-concerns

2 Amnesty International, Bahrain, Kuwait and Norway contact tracingapps among most dangerous for privacy, Amnesty, 16/6/2020,https://www.amnesty.org/en/latest/news/2020/06/bahrain-kuwait-norway-contact-tracing-apps-danger-for-privacy/

3 Astrazeneca, Pushing boundaries to deliver COVID-19 vaccineacross the Globe,

5 Bach Xuan Tran et al (2019), Understanding Global HIV Stigma andDiscrimination: Are Contextual Factors Sufficiently Studied?, /nternationalJournal of Environmental Research and Public Health 1899,

6 Council of Europe, European Convention on Human Rights, 4

November 1950, truy cap tai:

7 Council of Europe, European Social Charter (revised), 3 May 1996,

truy cap tại: https://rm.coe.int/the-european-social-charter-treaty-text/1680799c4b

8 Dorota Anna Gozdecka, Human Rights During the Pandemic:COVID-I9 and Securitisation of Health, Nordic Journal of HumanRights, 39:3, 205-223, (2021), DOI: 10.1080/18918131.2021.1965367

Trang 28

9 European Court of Human Rights (ECtHR), Case of Lawless v.Ireland, Judgment of 1 July 1961 (Series A, No 3),

http://hudoc.echr.coe.int/hudoc/default.asp? Language=en& Advanced=1

10 GS.TS Đặng Nguyên Anh, Anh hưởng của dai dich COVID-19 đến sức khoẻ tinh thần, Tap chí khoa hoc xã hội, số 10 (278) 2021,

http://hdll.vn/vi/nghien-cuu -trao-doi/anh-huong-cua-dai-dich-covid-19-den-suc-khoe-tinh-than html

11.Hahm, H.C., Xavier Hall, C.D., Garcia, K.T et al Experiences ofCOVID-19-related anti-Asian discrimination and affective reactions in amultiple race sample of U.S young adults, BMC Public Health 21, 1563(2021) https://doi.org/10.1186/s12889-021-11559-1.

12.Human Rights Committee (HRC), Statement on derogations fromthe Covenant in connection with the COVID-19 Pandemic, CCPR/C/128/2,30 April 2020, https://digitallibrary.un.org/record/3863948?In=en

13.J Loweree, A Reichlin-Melnick, and W Ewing, The impact ofCOVID-19 on noncitizens and across’ the U.S immigrationsystem, Washington, DC: American Immigration Council, 2020.

14.K Causey, N Fullman, R J D Sorensen, et al., Estimating globaland regional disruptions to routine childhood vaccine coverage during theCOVID-19 pandemic in 2020: A modelling study, Lancet 398/10299 (2021),trang 522-534.

15.Mạc Thị Hoài Thuong, La Minh Trang, Đđm bảo quyên con người trong đại dịch COVID-19: pháp luật quốc tế và nghĩa vụ của các quốc gia, trong Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Trường: Bảo đảm quyền con người trong bối cảnh đại dịch COVID-19 — Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam do Trường Đại học Luật Hà Nội tô chức, Hà Nội, 11/2021.

16.Mac Thị Hoài Thương, Trần Thị Thu Thuỷ, M6t số khía cạnh pháp lý quốc tế và quốc gia của việc hạn chế các quyên con người trong bối cảnh đại dịch COVID-19, trong Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Bảo vệ và thúc đây quyền con người trong bối cảnh dịch COVID-19, do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức, Hà Nội, tháng 12/2020.

Trang 29

17.Nguyễn Anh Đức & Vũ Công Giao, Mét số vấn dé ly luận về tình trạng khẩn cấp, trong Sách Kỷ yêu hội thảo quốc tế Pháp luật về tình trạng khẩn cấp do Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội và Trung tâm luật châu A, Truong Luat Melbourne, Dai hoc Melbourne tô chức, Nxb Hong Duc, Ha

Nội, 2020, trang 419.

18.Nguyen Thi Hong Yen, Tran Thi Thu Thuy, Ensuring the Right toAccess Vaccine of Citizens During the COVID-19 Pandemic: ExperiencesFrom Vietnam, Law Audience Journal, Vol 3 Issue 3,

https://www.lawaudience.com/ensuring-the-right-to-access-vaccine-of-citizens-during-the-covid-19-pandemic-experiences-from-vietnam/

19.Oona Hathaway, Preston Lim & Mark Stevens, COVID-19 andInternational Law Series: Human Rights Law — Right to Life (18/11/2020),https://www justsecurity.org/73426/covid-19-and-international-law-series-human-rights-law-right-to-life/

20.Organization of American States (OAS), American Convention onHuman Rights, "Pact of San Jose", Costa Rica, 22 November 1969, truy captai: https://www.refworld.org/docid/3ae6b36510.html

21.R.C Castillo, E D Staguhn, and E Weston-Farber, The effect ofstate-level stay-at-home orders on COVID-19 infection rates, AmericanJournal of Infection Control 48/8 (2020), trang 958—960.

22 Sophia A Zweig, Alexander J Zapf, Chris Beyrer, DebaratiGuha-Sapir, and Rohini J Haar, Ensuring Rights while Protecting Health:The Importance of Using a Human Rights Approach in ImplementingPublic Health Responses to COVID-19, Health and Human Rights Journal,

Volume 23/2 (2021), trang 173-186.

23.Ths Nguyễn Van Phúc, Miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ vac xin Covid-19 tiếp cận theo quyền được chăm sóc sức khoẻ của cộng đồng, Tap chí Nghiên cứu lập pháp, số 08 (456), tháng 04/2022.

24.Tien-Duc Nguyen, Thu-Thuy Thi Tran (2022), The Age of Extreme:The COVID-19 and Human Rights Crises, Journal of Southeast Asian HumanRights, Vol 6 Issue 1 June 2022 pp 7, doi: 10.19184/jseahr V611.27333.

Trang 30

25.TS Nguyễn Thị Thu Nga, Vai trò của hoạt động ngoại giao và hợp tác quốc tế trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 ở Việt Nam,

Tạp chí Cộng san, https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/quoc-phong-an-ninh-oi-ngoail/-/2018/8253 12/vai-tro-cua-hoat-dong-ngoai-giao-va-hop-

26.TS.GVC Nguyễn Thi Hồng Yến & NCS.Ths Nguyễn Tiến Duc, Chương 6: Luật quốc tế về quyền con người trong Sách chuyên khảo Một số van dé lý luận và pháp lý về Luật quốc tế do TS.GVC Chu Mạnh Hùng, TS.GVC Nguyễn Toàn Thắng, TS.GVC Nguyễn Thị Hồng Yến đồng chủ

biên, Nxb CAND, Hà Nội, 2021.

27.Uusimaa Closes Borders After Late-Night Vote in Parliament, Y/eNews, 28/3/2020,

https://yle.fi/uutiset/osasto/news/uusimaa_closes_borders_after_late-night _vote_in_parliament/11280719

28.Vesna Stefanovska, Derogation of Human Rights Rules in Times ofEmergency, Cambridge International Law Journal,

http://cilj.co.uk/2020/07/04/derogation-of-human-rights-rules-in-times-of-emergency/

Trang 31

QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT DAN SU BAO DAM QUYEN CON NGƯỜI, QUYEN CONG DAN TRONG DAI DICH COVID-19

TAI VIET NAM

TS Nguyén Van Hoi & ThS.NCS Nguyén Thi Long

Khoa Pháp luật Dan sw, Trường Dai hoc Luật Ha Nội

Tóm tắt: Bai viết dé cập đến quy định pháp luật Việt Nam về các nhóm quyên: quyên nhân thân, quyên tài sản, quyên được yêu cấu cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện các hoạt động bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cả nhân trong thời gian đại dịch Covid — 19 Đồng thời đánh gid kết quả hoạt động thực tiên bảo đảm các quyên trên của cá nhân Thông qua do thay được thành tựu của Việt Nam trong việc xây dựng khung pháp lý vững chắc về bảo vệ quyên con người và đảm bảo thực thi quyền con người cho người dân ngay cả khi dịch diễn biến phức tạp, Đông thời cũng thắng thắn chỉ ra những hạn chế và xác định nguyên nhân của những tôn tại nhằm đề xuất các phương án khắc phục dam bảo quyên và lợi ích hợp pháp của người dân luôn được thực thi.

Từ khoá: Dai dịch, quyên con người, quyên nhân thân, quyền tài sản 1 Quy định và thực tiễn về bảo đảm các quyền nhân thân của cá

nhân trong đại dịch Covid-19

1.1 Quyên sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể

Trong đại dịch Covid — 19, Việt Nam cũng như các quốc gia khác đã áp dụng mọi biện pháp bỗ trợ công dân thực hiện các quyền con người Đại dịch Covid — 19 tác động toàn diện đến việc thụ hưởng các quyền con người cơ bản, nhưng trực tiếp và nặng nề nhất là quyền được sống, quyền được đảm

bảo tính mạng, sức khoẻ của con người.

Về quy định pháp luật: Quán triệt nội dung: “Moi người déu có quyền sống, quyên tự do và an toàn cá nhân”? hay: “Mọi người đều có quyên cố hữu là quyên được sống Quyên này phải được pháp luật bảo vệ Không ai có 5 Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948.

Trang 32

thé bị trớc quyên sống một cách tuỳ tiện”"" Việt Nam đã nội luật hoá quy

định về quyền được sống, quyền được bao đảm tinh mạng, sức khoẻ thân thé tại điều 19, Hiến pháp năm 2013: “Moi người có quyển sống Tỉnh mang con người được pháp luật bảo hộ Không ai bị tước đoạt tính mang trải luật.” Đề cụ thê hoá quy định này của Hiến pháp, Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS) quy định: “Cá nhân có quyên sống, quyên bat khả xâm phạm về tinh mạng, thân thể, quyên được pháp luật bảo hộ về sức khỏe Không ai bị tước đoạt tính mang trái luật" (Khoản 1, điều 33).

Đề dam bảo quyên sống, quyền được bảo an toan, bat khả xâm phạm về thân thể, quyền được bảo hộ về sức khoẻ Việt Nam đã xác định nghĩa vụ tiên quyết của công tác phòng, chống đại dịch COVID - 19 là đảm bảo quyền sống, đặc biệt quyền được bảo vệ chăm sóc sức khoẻ của con người Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới còn đang lúng túng trong việc lựa chọn chiến lược dé đối phó với Covid-I9 thì Việt Nam xác định: Bảo vệ sức khỏe, tính mạng nhân dân là trên hết, trước hết Với quan điểm vì nhân dân phục vụ, “không dé ai bị bỏ lại phía sau”, Dang và Nhà nước ta đã có những biện pháp mạnh mẽ, toàn diện, trước mắt có thé chịu thiệt hại về kinh tế, Song bằng mọi

giá phải bảo vệ tính mạng nhân dân.

Ngay khi đại dịch covid bùng phát năm 2020, Chính phủ đã ban hành

nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày

24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc thực hiện các chính sách

hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 với gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng đã được triển khai đồng bộ tại nhiều địa phương trong cả nước, hướng tới khoảng 20 triệu đối tượng Đây là một Nghị quyết đầu tiên được ban hành và được đánh giá là “một quyết định chưa có trong tiên lệ, một quyết định thể hiện sự gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân” Đảm bảo người dân được hưởng sự chăm sóc về mặt y tế: Ngày 07/05/2021 tại phiên hợp Chính phủ thường kỳ tháng 04/2021, Nghị quyết số 48/NQ-CP đã tăng cường các đôi tượng được hỗ trợ chi phó cách ly, xét nghiệm Covid — 19 Cụ thé hoa

” Điều 6, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR) năm 1966.

Trang 33

quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 mọi người bệnh được:

“đối xử bình đẳng, công bằng và không bị kỳ thị, phân biệt đối xử; được khám chữa bệnh kịp thời theo đứng quy định về chuyên môn kỹ thuật”; “được tư vấn, giải thích về tinh trang sức khoẻ, phương pháp điều trị và dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với bệnh” Đỗi với người bị nhiễm Covid — 19: Theo quy định tại Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, Luật khám chữa bệnh năm 2009, Nghị định số 101/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/9/2010 Quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch Theo quy định tại Điều 7 Luật Khám chữa bệnh 2009 Theo đó, người bị nhiễm COVID-19 sẽ được tư van, giai thich vé tinh trang sức khoẻ, phương pháp điều trị và địch vụ khám bệnh, chữa bệnh phù hợp Dong thời người bệnh sẽ được điều trị băng phương pháp

an toan, hợp lý và có hiệu quả theo các quy định chuyên môn kĩ thuật.

Đối với những người nhiễm COVID-19 phải đi cách ly y tế, thì sẽ được hưởng các chế độ quy định tại Nghị định số 101/2010 ND-CP ngày 30/09/2010 của Chính phủ và Thông tư số 32/2012/TT-BTC ngày 29/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính như: được miễn phí khám chữa bệnh, được cung cấp không thu tiền các vật dụng thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế, được miễn phí di chuyển từ nhà/cơ sở/địa điểm phát hiện người bệnh đến cơ sở cách ly y tế Hơn nữa, theo quy định tại Điều 25 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 Quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp ó khăn do đại dịch COVID-19 , “Hỗ tro tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày doi với các trường hợp người điều trị nhiém COVID-19 (FO), từ ngày 27 tháng 4 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, thời gian hỗ trợ theo thời gian diéu trị thực té nhưng toi da 45 ngày” Doi với trẻ em (người dudi 16 tuôi theo quy định của Luật Trẻ em) sẽ được hỗ trợ thêm một lần mức 1.000.000 đồng/trẻ em Đây là quy định mới áp dụng về mức hỗ trợ dành cho người người nhiễm COVID-19 phải đi cách li y tế, vì theo Nghị định 101/2010/NĐ-CP và Thông tư số 32/2012/TT-BTC thì chi phí tiền ăn do

Trang 34

người bị áp dụng biện pháp cách li y tế tự chi trả, trường hợp thuộc hộ nghèo thì được hỗ trợ tiền ăn theo mức 40.000 đồng/ngày Điều này thể hiện sự đặc biệt quan tâm của Nhà nước tới những người nhiễm COVID-19 — bệnh được xác định rất nguy hiểm, gây ra hậu quả rất lớn về y tế, kinh tế, xã hội của quốc gia và toàn cau”.

Thực tế, đảm bảo người dân được tiếp cận lương thực, thực pham

trong thời gian cach ly xã hội: Một mặt, các gói an sinh xã hội, phúc lợi xã hội

được nhanh chóng quyết định và triển khai một cách đồng bộ, thiết thực Mặt khác, hưởng ứng sự chỉ đạo, lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, phong trào tương thân tương ái, sẻ chia, đùm bọc đã lan tỏa rộng khắp cả nước Những thuật ngữ mới, mang tính nhân văn đã xuất hiện và đi thang vào truyền thông quốc tế, như: “ATM gạo”, “ATM 6 xy”, “Cửa hàng 0 đồng” đã làm cho cả thé giới than phục với tinh than và tam lòng người Việt Nam”.

Về cơ bản, các quyền của người bị nhiễm COVID-19 tại Việt Nam được bảo đảm tương đối tốt, nhất là vẫn đề về khám, chữa bệnh Đảng và Nhà nước đã thực hiện rất nhiều chủ trương, chính sách dé đảm bảo về van dé chữa trị cho người dân Da phần bệnh nhân mắc COVID-19 trong hai năm đầu đều được chữa trị miễn phí tại các cơ sở y tế, kế cả là các bệnh viện công

lập hay bệnh viện tư nhân Khi tình hình dịch bệnh có xu hướng ngày càng

phức tạp, đặc biệt trong đợt dịch lần thứ 4 tại Việt Nam (từ tháng 4/2021 đến nay) thì số ca nhiễm tăng vọt tại các tỉnh thành phía Nam, do đó các bệnh viện tuyến đầu đã bị quá tải về việc tiếp nhận các bệnh nhân COVID-19 Vì vậy, các bệnh viện dã chiến đã được xây dựng tại các tỉnh thành tâm dịch để nhanh chóng thu dung, chữa tri cho các bệnh nhân COVID-19 như tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Nam, Cà Mau, Phú Thọ, Tiền Giang Đồng thời, trong đợt dịch thứ tư, Bộ Y tế đã thay đổi chiến lược điều trị, đó là đưa vào

7T! Xem: Quyết định 623/QD-LDTBXH ngày 29/5/2021 về viéc hỗ trợ cho trẻ em bị nhiễm Covid-19 và trẻ

em phải cách ly tập trung để phòng chống dich Covid-19, link truy cập:

https://thuvienphapluat vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/35909/ho-tro-tien-an-80-000-dong-ngay-cho-tre-em-cach-ly-tap-trung, ngay truy cap: 10.08.2022.

72 Phiếm Dinh, Không thé lợi dụng dịch Covid — 19 dé xuyén tac van dé nhân quyén ở Việt Nam, link truy

cập:

Trang 35

http://tapchigptd.vn/vi/phong-chong-dbhb-tu-dien-bien-tu-chuyen-hoa/khong-the-loi-dung-dich-triển khai mô hình “tháp điều trị 3 tầng”, trong đó tang 1 dành cho bệnh nhân nhẹ, tầng 2 bệnh nhân vừa, tầng 3 dành cho bệnh nhân nặng, nguy kịch” Chiến lược phân tang điều trị đã đáp ứng được số lượng bệnh nhân gia tăng, kịp thời cứu chữa các ca bệnh nặng, nguy kịch để giảm tử vong Việc xử lý

ngay như vậy giảm tỷ lệ tử vong.

Về tỉ lệ được tiêm Vaccine tại Việt Nam: Chỉ sau một năm, kể từ ngày tiêm mũi vaccine COVID-19 đầu tiên (8/3/2021) đến ngày 6/3/2022, Việt Nam đã có 219 triệu liều vaccine, đã thực hiện việc tiêm 197,5 triệu liều; trong đó người từ 18 tuôi trở lên đã tiêm mũi 1 đạt 100%, mũi 2: 98,7% va mũi 3: 38,4% Trẻ em trong độ tuổi 12-17 tuổi đã tiêm mũi 1 là 99%, mũi 2 là 93,8%“ Việt Nam là một trong 6 nước có tỷ lệ tiêm vaccine cao nhất giúp giảm đáng kế số ca tử vong, cũng như số ca bệnh nặng.

Một số nội dung còn tôn tai: Do sô ca bệnh tăng quá nhanh, số bệnh nhân trở nặng tăng cao dẫn đến sự quá tải về nhân lực và vật lực y té nén quyén được khám, chữa bệnh có chat lượng phù hợp với điều kiện thực tế vẫn còn hạn chế Theo quy định, người bệnh có quyền được tư van, giải thích về tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị và dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với bệnh Bác sĩ phải giải thích, cung cấp thông tin về bệnh tật và quá trình điều trị cho bệnh nhân hoặc người đại diện hợp pháp của bệnh nhân Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh phức tạp, số lượng người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19 không ngừng tăng lên đã dẫn đến tình trạng quá tải bệnh viện, cơ sở cách ly Trong khi đó, SỐ lượng cơ sở hạ tang phuc vu cho hoat động khám, chữa bệnh va cach ly hạn chế, một số bệnh viện xuống cấp, máy móc chuyên dụng thiếu thốn, đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao không đủ để phục vụ hoạt động khám, chữa bệnh trong tình trạng quá tải Điều này dẫn đến quyền được thăm khám can than, chinh xac; quyén duoc cung cap thong tin, tu van day du vé tinh trang bénh; quyén duoc nam diéu tri trong điều kiện tốt, được chăm sóc chu đáo, đầy đủ, kịp thời của người bệnh

73 Vũ Thị Diệp, Mô hình bệnh viện da chiến đa tầng, giảm tử vong cần được nhân rộng, [Công an nhân dân

Online, 26/09/2021], truy cập tại: https://cand.com.vn/Xa-hoi/mo-hinh-benh-vien-da-chien-da-tang-giam-tu-vong-can-duoc-nhan-rong-1629413/ ngày 10/08/2022

7

Trang 36

https:/www.vietnamplus.vn/viet-nam-la-mot-trong-6-nuoc-co-ty-le-bao-phu-tiem-vaccine-cao-bị ảnh hưởng” Bên cạnh đó, cũng còn nhiều trường hợp một số dia phương ghi nhận cơ sở y tế từ chối tiếp nhận điều trị người mắc bệnh, nghi nhiễm

Covid — 19 do lo ngại sẽ lam lây lan dịch bệnh cho những bệnh nhân đang

điều trị tại cơ sở khám bệnh đó Theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, người hành nghề khám bệnh chữa bệnh chỉ được quyền từ chối khám bệnh trong khi thuộc một trong hai trường hợp: (i) vượt quá kha năng chuyên môn của mình nhưng phải sơ cấp cứu người bệnh trước khi chuyên đến cơ sở khác hoặc (ii) hành vi khám bệnh là trái quy định pháp luật, trái đạo đức xã hội Vậy trường hợp người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid — 19 có thuộc trường hợp mac bệnh năm ngoài khả năng khám, chữa của một số

bệnh viện không? Trong thời gian tới, Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009

cần bổ sung rõ các trường hợp cơ sở, người khám bệnh được quyên từ chối khám, chữa bệnh hợp pháp Đồng thời nếu không có căn cứ từ chối theo quy định tại khoản 1, điều 6 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã thực hiện hành vi cắm:

“Điều 6 Các hành vi bị cam

1 Từ choi hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh”

Nhiệm vụ trong thời gian tới: Quyền được đảm bảo sức khoẻ bao gồm việc bao đảm cả sức khoẻ thé chat và sức khoẻ tinh thần Việt Nam cũng cần bảo đảm các biện pháp hỗ trợ tâm lý cho người dân trước các hậu quả tiềm ân về sức khoẻ tâm thần của dai dich Covid-19, chang han nhu lo lang hoặc tram cảm Những người bị nhiễm vi rút, bao gồm cả những người bị nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm vi rút hoặc đã tiếp xúc với vi rút này, cũng như gia đình của họ, có quyền được tư vấn có ý nghĩa và được tạo cơ hội để đảm đương công việc của họ ở mức tối đa.

1.2 Quyên của cá nhân doi với hình ảnh

Hình anh là sự phản ánh bên ngoài hình thé của con người, hình ảnh thu được nhờ khí cụ quang học như máy ảnh và con người nhận biết được nó băng thị giác Quyền đối với hình ảnh là quyền nhân thân của cá nhân theo đó

ca nhân được phép định đoạt những gì mình muôn với hình ảnh cua minh,

T http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210488

Trang 37

không một ai được quyền ngăn cản hay được phép xâm phạm Tuy nhiên, trong thời gian đại dich bùng phat, rất nhiều chủ thé đã có hành vi xâm phạm đến hình ảnh cá nhân người nhiễm Covid — 19, người nghi nhiễm và người tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh Những hình ảnh của cá nhân này tràn lan trên các nền tảng mạng xã hội, người dùng sau khi đọc được tin tức của cơ

quan báo chí ngay lập tức truy cập vào tài khoản mạng xã hội của những cá

nhân này tự ý sao lưu hình ảnh, rồi tự ý chia sẻ bình luận vô cùng ác ý.

Về quy định pháp luật: Đối với quyền được bảo mật hình ảnh cá nhân trong thời gian dịch bệnh Covid — 19 nói chung và khi bị nhiễm covid — 19 nói riêng Theo quy định của điều 32 BLDS 2015: “cá nhân có quyên doi với hình ảnh của minh”, bat kỳ chủ thé nào muỗn “sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý”.Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục

đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các

bên có thỏa thuận khác Khoản 2 điều luật nay cũng quy định trường hợp sử dụng hình ảnh của cá nhân nói chung, người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid — 19 nói riêng mà không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc đại diện theo pháp luật của người này bao gồm: (¡) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; (11) Hình anh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi dau thé thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm ton hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Trường hợp sử dụng hình ảnh mà trái pháp luật thì: “Người có hình

ảnh có quyên yêu câu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tô chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định

của pháp luật".

Một số hạn chế và đề xuất hoàn thiện: Mặc dù BLDS năm 2015 vẫn quy định có ngoại lệ là khi sử dụng hình ảnh của cá nhân không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ trong trường hợp hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ít công

cộng hoặc hoạt động công cộng khác Qua nghiên cứu các quy định của

Trang 38

BLDS hiện hành chưa có quy định cụ thé nào khái niệm rõ thé nào là sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng hoặc hoạt động công cộng khác Từ đó, khi xảy ra tranh chấp thì rất khó để xác định có hành vi xâm phạm quyền nhân thân đối với hình ảnh hay không? Do đó, trong thời gian tới, BLDS năm 2015 và các văn bản luật có liên quan cần chỉ tiết hoá quy địh về điều kiện sử dụng hình ảnh cá nhân không cần xin phép vì mục đích quốc

phòng, an ninh.

1.3 Quyên về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình

Về quy định pháp luật: Việt Nam hiện nay là một trong những quốc gia có khung pháp lý tương đối đầy đủ bảo vệ quyền riêng tư, quyền đối với bí mật cá nhân, bí mật gia đình như: Điều 21 Hiến pháp năm 2013: “Mọi người đều có quyền bat khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình, có quyên bảo vệ uy tín của minh” Đối với người nhiễm Covid — 19: Khoản 2 Điều 3 Luật Khám, chữa bệnh năm 2011: “Tôn trong quyền của người bệnh, giữ bi mật về thông tin về tình trạng sức khoẻ và đời tư được ghi trong hô sơ bệnh án, nếu không phải là trường hợp thuộc khoản 2 Điễu 8, khoản I Điêu 11 và khoản 4 Điễu 59”; Điều 38, Bộ luật Dân sự năm 2015: “Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bắt khả xâm phạm và

được pháp luật bảo vệ, việc lưu giữ, thu thập, công khai thông tin cá nhân

phải được người đó dong ý, việc thu thập, lưu giữ và sử dụng công khai thông tin liên quan đến bi mật gia đình phải được gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác”; khoản 5 Điều 8 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 quy định về hành vi bi cam: “Phán biệt, đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiéu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm”; Khoản 4 Điều 23 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 quy định: “Co quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện bệnh hoặc dấu hiệu bệnh truyền nhiễm có trách nhiệm thông báo cho Uỷ ban nhân dân, cơ quan chuyên môn y tế hoặc cơ sở y tế nơi gần nhất”; Khoản 3 và khoản 4 Điều 5 Nghị định 51/2002/NĐ-CP hướng dẫn

Luật Báo chí quy định: “Không được đăng, phát ảnh của cá nhân mà không

có chủ thích rõ ràng hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân đó (trừ ảnh thông tin các buổi họp công khai, sinh hoạt tập thể, các buổi lao

Trang 39

động, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, những người có lệnh truy nã,

các cuộc xét xứ công khai cua tòa an, những người phạm lội trong các vu

trọng án đã bị tuyên án)” Đồng thời, khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 cũng quy định: “Quyền con người và quyền công dân bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ cộng đồng” Ngoài ra, người làm lộ bí mật đời tư hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác với tính chất nghiêm trọng đủ yếu tô cấu thành tội phạm sẽ còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự Như vậy, theo tác giả, quyền tôn trọng bí mật riêng tư cá nhân và quyền tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người bị nhiễm Covid-19 luôn

được pháp luật bảo vệ.

Thực tiễn thực hiện pháp luật: Đề bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân, Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều cơ chế, chính sách và quy định nhằm ngăn chặn các nguy cơ lây nhiễm virus corona trong cộng đồng Trong bối cảnh khẩn cấp đe doạ sự sống còn của nhân dân, Việt Nam đã áp dụng những biện pháp có khả năng hạn chế việc thực hiện các quyên trong đó có cả quyền riêng tư của cá nhân Cụ thé: Dé ngăn chặn virus lan Việt Nam đã phải áp dụng các biện pháp giám sát bệnh nhân bị nhiễm và người nghi nghiễm Một số biện pháp gây tranh cãi có liên quan đến quyền cá nhân mà Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp, ngành y tế, ở Việt Nam thực hiện: hạn chế sự tiếp xúc, đi lại (cách ly) của người dân; khai báo tình hình tiếp xúc, đi lại, sức khỏe cá nhân; công khai danh tính người bị nhiễm; theo dõi vị trí và quá trình di chuyên của người bị nhiễm; công khai tình trạng sức khỏe của người bị nhiễm, v.v Mặc dù nhằm mục đích bảo vệ cho chính cá nhân và cộng đồng nhưng lại có khả năng lộ thông tin của cá nhân và ảnh hưởng đến việc hưởng quyên riêng tư của cá nhân Khi thông tin, không còn có sự bảo mật, bị công khai người bị nhiễm và gia đình của họ bị cộng đồng bàn tán, xa

lánh, thậm chí kỳ thị Khi quy định và thực thi các biện pháp đó, Nhà nước và

các chủ thể có thâm quyền đã cân nhắc sự tác động đến việc hưởng quyền riêng tư của cá nhân Nêu đích danh tên, địa chỉ người mắc bệnh dịch, những nơi mà người đó từng tới, tiếp xúc với người khác trong vòng 14 ngày trước

Trang 40

đó, dé người khác biết mà khai báo, áp dụng cách ly, hạn chế tối đa lây nhiễm cộng đồng là việc làm cần thiết và nhân văn Việc công khai danh tính người mắc bệnh dịch trong tình trạng cấp bách phòng chống dịch là cần thiết.

Tuy nhiên, trên thực tế thời gian qua, xuất hiện tình trạng đời tư của người bị nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19 bị tung tin thất thiệt, nhiều trường hop đã bị cộng đồng mang săn lùng như "tội đồ" với nhiều suy diễn bình luận, công kích, thậm chi bị bia chuyện dé xuyên tac Nhiều cá nhân lợi dụng sự quan tâm của cộng đồng đã tạo hàng trăm tài khoản mạng xã hội giả mạo đăng tải thông tin về tình trạng của người bệnh để câu tương tác Khi các thông tin riêng tư của bệnh nhân bị mắc Covid-19 bị soi mdi, công khai trái pháp luật sẽ để lại rất nhiều hậu quả tiêu cực không chỉ đối với bản thân người bệnh mà còn tạo ra sự bất 6n cho xã hội Đối với bản thân của người bị nhiễm Covid-19, khi thông tin riêng tư bị tiết lộ trái phép thì không chỉ gây ảnh hưởng đến tiến trình điều trị bệnh do tâm lý hoang mang, lo sợ, thậm chí là bị stress mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và gia đình của họ khiến họ cảm thay hoang mang, sợ hãi sự ky thi, xa lánh, từ đó trỗn tránh và tự điều trị bệnh tại nhà thay vì đến cơ sở khám chữa bệnh Điều này sẽ tạo ra sự lây nhiễm chéo cao trong cộng đồng nếu ban thân họ bị nhiễm Covid-19 và không được phát hiện chữa tri kip thời Hơn nữa, vẫn nạn này còn làm ảnh hưởng đến việc tìm kiếm, phát hiện người bệnh mới, khiến cho thông tin thống kê về số người mắc bệnh bị sai lệch, từ đó làm giảm hiệu quả của công tác phòng ngừa và chữa trị bệnh “ Dién hình như trường hợp bệnh nhân số 17 (N.H.N) khi điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới TW có biểu hiện stress vì đọc được thông tin cộng đồng mạng bày tỏ thái độ Những thông tin của bệnh nhân này được đăng tải công khai trên mạng xã hội và nhận được nhiều bình luận trái chiều, chủ yếu là những nhận xét tiêu cực Với cộng đồng xã hội, khi các thông tin đời tư của bệnh nhân COVID-19 bị tiết lộ sẽ dẫn đến sự kỳ thị, phân biệt đối xử; từ đó làm cho những người nghi nhiễm cảm thấy sợ hãi và

7 Trần Linh Huân, tlđd.

Ngày đăng: 30/03/2024, 15:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w