1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu toạ đàm khoa học cấp Khoa: Trọng tài thương mại quốc tế - Những vấn đề pháp lý và thực tiễn đặt ra hiện nay

84 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trọng tài thương mại quốc tế - Những vấn đề pháp lý và thực tiễn đặt ra hiện nay
Tác giả Ths. Vũ Thị Hằng, Ls. Nguyễn Trung Nam, Ths. Tào Thị Huệ, Ths. Đỗ Thu Hương, Ths. Trần Phương Anh, Ths. Ls. Lưu Ngọc Quang, Ths. Nguyễn Minh Huyền, Ts. Trương Thị Thuý Bình, Ths. Lương Hà Thanh
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Thương mại Quốc tế
Thể loại Kỷ yếu toạ đàm khoa học cấp Khoa
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 50,58 MB

Nội dung

Nghị quyết số 01/2014 hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật TTTM 2010 thông qua ngày 20 tháng 03 năm 2014 và có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 2014 của Hội đồng thâm phán Tòa án Nhâ

Trang 1

KHOA PHÁP LUẬT THUONG MẠI QUOC TE

TRONG TAI THUONG MAI QUOC TE:

NHUNG VAN DE PHAP LY

VA THUC TIEN DAT RA HIEN NAY

Hà Nội, ngày 18 thang 4 nam 2023

Trang 2

STT Tên báo cáo Trang

Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng

phương thức trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

(VIAC)

: ThS Vũ Thị Hằng Ộ

Phó Trưởng ban thư kí Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam

VIAC

Thỏa thuận trong tài được xác lập băng truy cập website

(browse-wrap) và nhấp chuột (click-wrap) - Những vấn đề pháp

2 | lý và thực tiễn đặt ra hiện nay

LS Nguyễn Trung Nam

Công ty Luật EPLegal

Chứng cứ trong tố tụng trong tài theo pháp luật một số quốc gia

và Việt Nam

3 | ThS Tào Thị Huệ 13

Bộ môn Pháp luật thương mại và hang hoá dich vụ quốc té,

Khoa PLTMOT

Yêu cầu công nhận và thi hành phán quyết trọng tài tại Việt

Nam - Những vấn đề pháp lý và thực tiễn đặt ra hiện nay

Trang 3

trọng tài trong pháp luật một số quốc gia

ThS Nguyễn Minh Huyền

Bộ môn Pháp luật thương mại và hàng hoá dịch vụ quốc té,

Khoa PLTMOT

43

Hỗ trợ va giám sát của tòa án đối với trong tài thương mai theo

quy định của pháp luật Việt Nam

Trang 4

THUC TIEN GIẢI QUYẾT TRANH CHAP THUONG MAI QUOC TE TẠI

TRUNG TAM TRONG TAI QUOC TE VIET NAM

Về mặt chủ trương, đã có nhiều Nghị quyết của Bộ Chính trị trong đó nhắn mạnh vềviệc hoàn thiện pháp luật về trọng tài cũng như khuyến khích sử dụng trọng tài như Nghịquyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 05 năm 2005, trong đó đã chỉ đạo “Hoàn thiện phápluật về giải quyết tranh chấp kinh tế (trọng tài, hoà giải) phù hợp với tập quản thươngmại quốc tế Tham gia các diéu ước quốc tế da phương về tương trợ tu pháp, nhất làcác diéu ước liên quan tới việc công nhận và cho thi hành các bản an, quyết định củatoà án, quyết định trọng tài thương mại”, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005chỉ rõ “Khuyén khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòagiải, trọng tài; tòa án hỗ trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó”, Nghị quyết

số 09-NQ/TW ngày 9/12/2011 cũng chỉ đạo “khuyến khích giải quyết tranh chấp bằng

trong tài”.

Luật TTTM được Quốc hội thông qua ngày 17/06/2010 và có hiệu lực từ ngày01/01/2011 thay thé cho Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 là một bước tiễn quantrọng trong việc hoàn thiện thé chế về tổ chức và hoạt động trọng tài ở Việt Nam LuậtTTTM 2010 đã tiếp thu được những nguyên tắc cơ bản nhất về việc giải quyết tranhchấp bằng trọng tài trên thé giới như nguyên tắc tôn trọng thỏa thuận của các bên, tínhđộc lập của thỏa thuận trọng tải và quyền được tự xem xét van đề thẩm quyền của Hộiđồng trong tai, tính chung thâm của phán quyết trọng tài, nguyên tắc tố tụng công bang,

1 Ths Vũ Thị Hang hiện dang là Phó Ban Thu ký tai Trung tâm Trọng tai Quéc té Việt Nam, đảm nhiệm vai trò

hồ trợ Tông Thu ký VIẠC, phụ trách hoạt động của Ban Thư ký VIAC tại Hà Nội Bà Hang đã hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sỹ vê Giải quyết tranh chap quôc tê tại Trường luật Queen Mary, Đại học London, Anh.

Trang 5

động trọng tài tại Việt Nam hoàn toàn phù hợp với thực tiễn trọng tài thế giới và quantrọng hơn là thực sự đưa trọng tài trở thành một phương thức giải quyết tranh chấp hiệuquả, công bằng cho các bên Luật TTTM 2010, cùng với sự mở rộng khái niệm hoạt

động thương mai tại Luật thương mai 2005, đã không còn bó hẹp phạm vi những tranh

chấp có thể giải quyết bằng trọng tài Đồng thời, luật doanh nghiệp, luật xây dựng hayluật đầu tư, vv cũng đều quy định rằng tranh chấp trong những lĩnh vực này đều có thêgiải quyết bằng phương thức trọng tài

Nghị quyết số 01/2014 hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật TTTM 2010 thông

qua ngày 20 tháng 03 năm 2014 và có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 2014 của Hội

đồng thâm phán Tòa án Nhân dân tối cao đã giải quyết một số van dé còn chưa rõ củaLuật TTTM 2010 như phân định thâm quyền giữa trong tài và tòa án, việc hỗ trợ vàgiám sát của tòa án đối với hoạt động trọng tài nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, cácvan dé về thỏa thuận trọng tài hay làm rõ các căn cứ hủy phán quyết trọng tài, đặc biệt

là khái niệm “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” Hơn nữa, nội dung Nghịquyết đã thê hiện tinh thần ủng hộ hoạt động trọng tài của Tòa án Nhân dân tối cao bằngviệc đưa ra các quy định ủng hộ cho khả năng thi hành của thỏa thuận trọng tài, ưu tiêncho trọng tài xét xử trước kế cả trong trường hợp tòa nhận thay rang tranh chấp khôngthuộc thâm quyền của Trọng tài, không có thỏa thuận trọng tài

Liên quan đến việc thi hành phán quyết trọng tài, Luật thi hành án dân sự năm 2008 đãthống nhất trình tự, thủ tục thi hành bản án của Tòa án và phán quyết trọng tài, theo đóviệc thi hành phán quyết trọng tai sẽ được thực hiện như thi hành bản án của tòa án,không có bat kỳ phân biệt hoặc ưu tiên trong việc thi hành ban án và phán quyết trọngtài Điều này cũng góp phần nâng cao hiệu quả của phương thức trọng tài, xóa bỏ quanniệm rằng phán quyết trọng tài có hiệu lực thi hành thấp hoặc không có khả năng thi

hành như bản án của tòa án.

Bộ luật dân sự 2015 (luật mẹ) tiếp tục khang định rõ rang và chắc chắn về vai trò củaphương thức trọng tài thương mại như là một trong các phương án mà chủ thể dân sự cóthể lựa chọn sử dụng, bên cạnh thủ tục Tòa án dé bảo vệ quyền dân sự của mình:

Điều 14 Bảo vệ quyên dân sự thông qua cơ quan có thấm quyền

1 Tòa án, cơ quan có thẩm quyên khác có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ quyên dân sự

của ca nhân, pháp nhân.

Trang 6

thực hiện theo pháp luật tổ tụng tại Tòa ún hoặc trong tài.

Như vậy, có thê thay rằng, khung pháp luật về trọng tài thương mai tại Việt Nam, tuyđược hình thành chậm hơn so với các nước, và vẫn có một số khác biệt nhất định, nhưng

có thê đánh giá rằng pháp luật trọng tài của Việt Nam về cơ bản là tương đồng với phápluật và thực tiễn trọng tài thương mại quốc tế, đặc biệt là Luật Mẫu về trọng tài thươngmại quốc tế của Ủy ban pháp luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (Luật Mẫu

UNCITRAL).?

2 Hệ thống tư pháp (Tòa án va co quan thi hành án) có vai trò quan trọng va đã

có gia tăng sự quan tâm; ủng hộ cho phương thức trọng tài

Hoạt động tố tụng trọng tài có mối quan hệ chặt chẽ với toà án và cơ quan thi hành án.Mỗi quan hệ giữa trong tài và toà án thé hiện ở sự hỗ trợ của Toà án — cơ quan tư phápđối với hoạt động của trọng tài — tổ chức phi chính phủ Quyết định của trong tài cũngđược bảo đảm thi hành như phán quyết của toà án

Sự hỗ trợ của toà án đối với hoạt động của trọng tài được thực hiện thông qua nhữngcông việc sau đây (Điều 7 Luật TTTM 2010):

e Toa án giúp các bên lựa chon, thay đôi trọng tài viên

e Tòa án xem xét giải quyết khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài về thỏathuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thé thực hiện được,thâm quyên của hội đồng trọng tài

e Trong quá trình Hội đồng trọng tài giải quyết vụ tranh chấp, các bên có quyềnyêu cầu toà án thu thập chứng cứ, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, triệu

tập người làm chứng.

e Toa án có thé xem xét huỷ phán quyết trọng tài theo yêu cầu của các bên

e Toa án công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tai nước ngoài

Trên thực tế, đã có khá nhiều vụ việc trọng tài nhận được sự hỗ trợ của tòa án Việt Nam

trong việc thi hành thỏa thuận trọng tài, 4p dụng BPKC TT, thu thập chứng cứ và triệu tập

người làm chứng v.v Theo thông kê của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, tính đến

? Hiện nay Việt Nam vẫn chưa được Ban Thư ký UNCITRAL công nhận là Quốc gia Luật mẫu về Trọng tải, xem thêm về 119 quôc gia đã gia nhập Luật Mau về Trọng tai tại

https://uncitral.un.org/en/texts/arbitration/modellaw/commercial arbitration/status

Trang 7

lợi ích của các bên khi đưa tranh chấp ra TTTM giải quyết tại các trung tâm trọng tài ở ViệtNam Nhiều tòa án đã rat tích cực trong việc hỗ trợ TTTM thông qua việc hướng dẫn cácbên ra trung tâm trọng tài thích hợp dé giải quyết tranh chap.’ Đặc biệt, có thé thay số lượngcác yêu câu liên quan đến việc TTTM Việt Nam được các tòa án thụ lý có xu hướng gia tăngtrong những năm gan đây Điển hình, năm 2019 có số lượng việc yêu cau liên quan đếnTTTM cao nhất với tổng số 58 vụ phải giải quyết, trong đó có 53 yêu cầu mới, tức là tănggấp 279% so với năm 2018 (19 vụ mới).Š

Nghị quyết 01/2014/NQ-HDTP của Hội đồng thâm phán TAND tối cao đã cung cấp cáchướng dẫn cho các tòa cấp dưới về cách giải thích và áp dụng một số quy định của LuậtTTTM khi các thâm phán giải quyết việc trọng tài theo Bộ luật tô tụng dân sự Nghịquyết 01/2014 đã có một số quy định thể hiện rõ quan điểm ủng hộ trọng tài của Tòa án,

“1 Hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không

tự nguyện thi hành và cũng không yêu cẩu huỷ phán quyết trọng tài theo quy định tai

3 Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, 76 tung Trọng tài- Tòa án phải hỗ trợ đắc lực, đăng tại

<http://www.viac.vn/tin-tuc-su-kien/to-tung-trong-tai-toa-an-phai-ho-tro-dac-luc-n378.html>

* Bản án số 471/2014/DS-PT ngày 07/04/2014 của Tòa án Nhân dân thành phó Hồ Chí Minh, 2014; Bản án số

363/2006/DSPT ngày 07/09/2006 của Tòa phúc thầm Tòa án Nhân dân Tối cao tại thành phó Hồ Chi Minh,

5 Nguyén Thị Thu Trang, Thẩm quyên hỗ trợ tư pháp của Tòa án Việt Nam đối với Trọng tài thương mại, Luận

án tiên sĩ, năm 2021, tr 88

Trang 8

cau Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyên thi hành phản quyết trọng tài.

2 Đối với phán quyết của Trọng tài vụ việc, bên được thi hành có quyên làm đơn yêucâu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyên thi hành phán quyết trọng tài sau khiphan quyết được đăng ký theo quy định tại Diéu 62 của Luật nay.”

B THUC TIEN GIẢI QUYẾT TRANH CHAP THƯƠNG MẠI TẠI TRUNGTÂM TRONG TÀI QUOC TE VIỆT NAM (VIAC)

Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam là tổ chức trọng tài nằm bên cạnh Phòng Côngnghiệp Thương mại Việt Nam được đánh giá là tổ chức trọng tài uy tín và lâu đời nhấtvới hơn 20 năm hoạt động và hiện là tổ chức trọng tài có hoạt động mạnh mẽ và phủsóng rộng nhất tại Việt Nam

Tính tới thời điểm tháng 04/2023, Việt Nam có 43 tô chức trọng tài”, tuy nhiên, ngoàiVIAC, các tổ chức trọng tai còn lai có hoạt động còn hết sức hạn chế Vì vậy, nghiêncứu này sử dụng hầu hết các kết quả khảo sát và đánh giá do VIAC thực hiện và liên

quan tới các hoạt động của VIAC.

Các Biéu đồ dưới đây thể hiện các số liệu về tranh chấp được thụ lý giải quyết tại VIACqua các năm” Số lượng vụ tranh chấp được thụ lý riêng trong năm 2022 là 280 vụ

5 Cập nhật tại https://bttp.moj gov.vn/qt/Pages/trong-tai-tm.aspx?Keyword=&Field=&&Page=1

7 Vui long xem thêm chi tiết tại Báo cáo thường niên của VIAC tai https://www.viac.vn/bao-cao-thuong-nien.html

Trang 9

tranh chấp có yếu tô FDI và yếu tô nước ngoài tại VIAC luôn ở mức từ 55% đến trên

60% các vụ tranh chấp tiếp nhận hàng năm

Mua bán 33% 160 Khác

VIAC là trung tâm trong tài giải quyết các tranh chai từ DA DANG các hoạt động

thương mại và đầu tư; và VIAC cũng là trung tâm trọng tài DUY NHẤT tại Việt Nam

thực hiện giải quyết tranh chấp giữa các bên tham gia với ĐA DẠNG quốc tịch

Trang 10

ICDR =

SIAC

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18

* International Centre for Dispute Resolution® (ICDR®), Arbitration

Report on Time and Cost Considering the Impact of Settling

—_— ~ USD 20,017 ~ USD 4,337 ~ USD 25,601

Arbitration costs (not inchiding hearing room (Including hearing room rental (not including hearing

with the value in rental costs and costs related to costs and costs related to the room rental costs and costs

the Appointment of Appointment of related to the Appointment

dispute of Arbitrator/Change of Arbitrator/Change of of Arbitrator/Change of

Arbitrator; Travel and Arbitrator; Not including Arbitrator; Travel and

USD 60,000 accommodation expenses of Travel and accommodation accommodation expenses

Arbitrator) expenses of Arbitrator) of Arbitrator)

Thời gian và chi phí giải quyết tranh chấp tại VIAC được đánh giá là là điểm thuận lợicủa VIAC khi so sánh với các tổ chức trọng tài khác

Tính quốc tế của thủ tục trọng tài tại VLAC thé hiện đầy đủ các tiêu chí:

- _ Số lượng các Hội đồng trọng tài quốc tế (các HĐTT có sự tham gia của trọng tàiviên người nước ngoài chiếm 20-25% các vụ việc tại VLAC;

- Phap luật nước ngoài (Luật Anh, Luật Malaysia, Luật Singapore) hay các Công

ước quốc tế (CISG 1980) được áp dụng trong giải quyết tranh chấp tại VIAC;

Trang 11

kiện CMC, Chỉ thị thủ tục số 1 (PO1), Bản khai nhân chứng sự việc (WitnessStatement); Báo cáo của nhân chứng chuyên gia (Expert witness report), Thâmtra chéo (Cross-Examination), Cung cap chứng cứ (Document Production) áp

dụng các công cu quản ly vụ kiện thông dụng như Refern Schedule, Schott

Schedule, hay phiên xử trực tuyến với các dịch vụ đi kèm tương tự như các tô

chức trọng tài khác, vv.vv được thực hiện thuận lợi tại VLAC khi các bên có thỏa thuận.

C MỘT SO VAN DE CON VUONG MAC TRONG THUC TIEN TRIENKHAI PHUONG THUC TRONG TAI TAI VIAC

1 Giải thích phạm vi của thỏa thuận trong tai còn chưa rõ rang

Trong thực tiễn các nội dung của thỏa thuận trọng tài ký kết giữa các bên thườngnêu phạm vi: "các tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan tới Hop đồng nay” Nhưvậy, với phạm vi này của điều khoản thỏa thuận trọng tài, cần được giải thích rằng cácbên thê hiện ý chí muốn sử dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp phát sinh giữa họ kể

cả tranh chap phát sinh trực tiếp từ quan hệ hop đông (được dan chiếu tới trong diéukhoản trọng tài) và tranh chấp phát sinh gián tiếp từ quan hệ hop dong này Tòa án cần

có quan điểm rõ ràng về cách giải thích phạm vi của thỏa thuận trọng tài rằng các tranhchấp phát sinh từ quan hệ pháp luật thuộc phạm vi giải quyết tranh chấp của trọng tàithương mại thì dù là quan hệ có tranh chấp đó ở có ở dạng quan hệ hợp đồng hay khôngphải là quan hệ hợp đồng thì vẫn có thể được giải quyết bằng trọng tải

Điều này hoàn toàn phù hợp với pháp luật trọng tài quốc tế Ví dụ tại Điều 7 Luật Mẫu

quy định: “Thóa thuận trọng tài là thỏa thuận mà các bên đưa ra Trọng tài mọi tranh

chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xácđịnh, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hop đồng ” hay Điều II Côngước New York 1958 về công nhận và thi hành Quyết định của trọng tài nước ngoài cũngquy định “Mối quốc gia thành viên sẽ công nhận một thỏa thuận bằng văn bản, theo đócác bên cam kết đưa ra trọng tài xét xử mọi tranh chấp đã hoặc có thể phát sinh giữacác bên từ một quan hệ pháp bp xác định, dù là quan hệ hợp đông hay không, liên quanđến một doi tượng có khả năng giải quyết tranh chấp bang trọng tai” Luật trọng tài củahầu hét các nước trên thế giới như Anh, Đức, Hàn Quốc, Nga, Nhật Bản, đều có quy

định rõ ràng vê vân đê này.

Trang 12

nguyên tắc tôn trọng ý chí thực của các bên.

Pháp luật về trọng tài nên quy định theo hướng mở rộng hình thực đối với thỏa thuậntrọng tài, tránh trường hợp các bên rõ ràng đã thể hiện ý chí mong muốn sử dụng trọngtài để giải quyết tranh chấp nhưng ý chí này không được công nhận do vi phạm các quyđịnh về thình thức thê hiện của ý chí — hình thức của thỏa thuận trọng tài, gây khó khănhoặc làm mắt quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp của các bên

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã có cơ hội được tiếp cận một vụ tranh chấp cụ thểtại VIAC có phát sinh vấn đề tranh cãi giữa các bên tranh chấp về hình thức của thỏa

thuận trọng tài.

Tóm tắt van dé: Các bên trong giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa thường dùng hìnhthức counter-sign qua fax Bên A đã thực hiện ký vào Hop đồng và scan gửi cho bên B;Bên B vì lý do nào đó chưa hoàn tat việc kỷ trên ban scan; đông thời đã nhận duoc HDbản gốc có chữ ký bên A Tranh chấp phát sinh ngay khi hàng vừa rời cảng đi (Bên B

là người bán hàng, đã nhận 30% tiên hàng từ bên A) Nay Bên B mang HĐ bản gốc mới

có chữ ký của bên A khởi kiện ra trọng tài Van dé: đã có thỏa thuận trọng tài giữa A

và B, là điều khoản trong HĐ hay chưa?

Nếu nhận định về mặt ý chí thực của các bên tại thời điểm giao kết giao dich, tac gia cóquan điểm rang: (1) bang việc Bên A đặt bút ky vào hợp đồng xuất nhập khay nêu rõbên còn lại của hợp đồng là B và có chứa điều khoản thỏa thuận trọng tài, Bên A đã théhiện ý chí mong muốn sử dụng trọng tài tại VIAC để giải quyết tranh chấp giữa A và B

và thể hiện ý chí đó ra bằng văn bản và ký vào văn bản đó; (2) Tuy B chưa ký tên vàohợp đồng xuất nhập khẩu, hay nói trong phạm vi xem xét van dé sự tồn tại của thỏathuận trong tài, chưa ký tên vào thỏa thuận trọng tài, nhưng việc B dựa trên điều khoảntrọng tài trong hop dong khởi kiện A thể hiện B có ý chi chấp nhận diéu khoản trọng tàiràng buộc họ và thé hiện ý chí đó ra bằng hành động khởi kiện ra VIAC theo đúng nộidung của điều khoản trọng tài Nay khi tranh chấp nảy sinh, A đã viện dẫn rằng chỉ có

A ký vào hợp đồng dé phủ nhận sự tồn tại của thỏa thuận trọng tài

Do pháp luật về hình thức của thỏa thuận trọng tài chưa có quy định rõ ràng về việc thếnào là một thỏa thuận trọng tài bằng văn bản hoàn chỉnh: có bắt buộc tất cả các bên củathỏa thuận trọng tài đều phải ký vào thỏa thuận trọng tài không? Có thời hạn nào bắtbuộc cho việc hoàn tất việc ký tên vào thỏa thuận trọng tài không? Việc A viện dẫn

Trang 13

rang do chỉ có A ký tên vào hợp đồng dé phủ nhận ý chí thực của chính mình, phủ nhận

sự tồn tại của thỏa thuận trọng tài giữa A và B - có thé được hiểu là A đã tận dụng sựchưa rõ ràng của pháp luật về hình thức của thỏa thuận trọng tài nhằm vô hiệu quyềnyêu cầu trọng tài của B?

Từ một vụ việc cụ thê tại VIAC có thể thấy, pháp luật về hình thức thỏa thuận trọng tài

cần được bổ sung nhiều quy định chi tiết hơn hoặc cần có những quy định mang tínhnguyên tắc nhằm giúp các hội đồng trọng tài, các bên trong tranh chấp cũng như Tòa án

có thé áp dung trong khi xem xét các van đề liên quan tới thỏa thuận trọng tài, đảm bảocông bằng và quyền lợi của các bên tranh chấp

3 Xác định Cơ quan thi hành án có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài,quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài (Điều 8)

Điều 8, Luật TTTM quy định như sau: “/ Cơ quan thi hành án dân sự có thẩmquyên thi hành phán quyết trọng tài là Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương nơi Hội dong trọng tài ra phan quyết

2 Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyên thi hành quyết định áp dụng biệnpháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài là Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh,thành phố trực thuộc trung tương nơi biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dung”

Việc chỉ giới hạn thâm quyền của quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương nơi Hội đồng trọng tài ra phán quyết mới có thâm quyên thi hành phánquyết trọng tài là không hợp lý và không tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tranh chấp.Thực tế, các doanh nghiệp thường có hoạt động kinh doanh tại khắp các tỉnh, thành trên

cả nước, trong khi đó nơi các Hội đồng trọng tài ra phán quyết chủ yếu tại Hà Nội vàthành phố Hồ Chí Minh Điều này dẫn tới việc các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệpkhông có trụ sở kinh doanh tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh phải mất nhiều thờigian để tới Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh đề nộp đơn yêu cầu thi hành án Saukhi cơ quan thi hành án tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nhận được đơnyêu câu thi hành phán quyết trọng tài thì các cơ quan này lại phải ủy thác cho cơ quanthi hành án tại nơi bên phải thi hành có trụ sở hoặc tài sản gây tốn kém thời gian và lãngphí cho cơ quan thi hành án dân sự và bên phải thi hành Vì vậy, cần mở rộng phạm vi

cơ quan thi hành án có thẩm quyên thi hành phán quyết trọng tai, theo đó cơ quan thihành án dân sự có thẩm quyên thi hành phán quyết trọng tai là co quan thi hành án dân

sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Hội đồng trọng tài lập phán quyết trọng tài

Trang 14

hoặc nơi bên phải thi hành phán quyết trong tai có tài sản hoặc nơi bên phải thi hànhphán quyết trọng tài có trụ sở chính.

4 Tòa án vẫn có xu hướng can thiệp vào việc xét xử bang trọng tài

Theo quy định tại Điều 5 và 6 của Luật Mẫu UNCITRAL, tòa án không làm thay HDTThay tự ý can thiệp vào quy trình tố tụng TTTM mà chỉ giúp đỡ hay trợ giúp HĐTT hoặc kiểmtra, giám sát hoạt động xét xử của TTTM nhằm bảo đảm cho quá trình tố tụng trọng tài đượcthực hiện một cách công bằng, hợp lý và phù hợp với quy định của pháp luật khi có yêu cầucủa một bên hoặc yêu cầu của HĐTT Xu hướng xét xử của các quốc gia trên thế giới hiệnnay là càng ngày càng giới hạn các căn cứ dé hủy PQTT theo tinh thần của Luật MẫuUNCITRAL và không cho phép xem xét lại nội dung phán quyết và các nhận định mà HĐTTdựa vào đó dé đưa ra phán quyết.Š Tuy nhiên, trên thực tế, một số tòa án Việt Nam van canthiệp vào việc xét xử bằng trọng tài thông qua việc xem xét lại tranh chấp mà HĐTT đã raquyết định trong khi giải quyết yêu cầu hủy PQTT trong nước? hoặc yêu cầu công nhận và

cho thi hành PQTT nước ngoài tại Việt Nam Như vậy, việc tòa án Việt Nam xem xét lại nội

dung mà HĐTT đã giải quyết về bản chất chính là xét xử lại vụ tranh chấp giữa các bên, và

đi ngược lại với xu hướng xét xử hiện nay tại các tòa án của quốc gia có nền trọng tài pháttriển Trong Sách Trắng năm 2020, Hội đồng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam cũng bày

tỏ sự quan ngại đối với việc tòa án Việt Nam can thiệp không chỉ trước khi PQTT được banhành (xem xét về van đề thâm quyền của HĐTT) mà còn thông qua việc bác PQTT mà hộiđồng trọng tài đã ban hanh.!°

Tiểu kếtThực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại VIAC ké từ khi Luật TTTM cóhiệu lực và nhất là trong khoảng 5-6 năm trở lại đây khang định sự chuyên dich củacộng đồng doanh nghiệp, nhất là DN FDI hoặc DN nước ngoài, NDT nước ngoài từ thủtục tòa án truyền thống sang phương thức trọng tài thương mại

8 Born, Gary B., 2012, International Arbitration: Law and Practice, Volume, Kluwer Law International, the Netherlands,

tr 331

° Ví dụ Quyết định số 08/2019/QD-PQTT ngày 25/07/2019 của TAND thành phố Hà Nội

!?°Hội đồng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam, Sách Trắng năm 2020,

<https://img vietnamfinance.vn/upload/news/hoanghung_btv/2020/7/1/Sach%20Trang%202020 l.pdf>, trang 92

Trang 15

Tieng%20Viet-Tác giả hoàn toàn tin tưởng rằng từ các số liệu về sự đa dạng trong tranh chấp, tính quốc

tế của tranh chấp va của thủ tục trọng tài tại VIAC, Việt Nam đã sẵn sàng dé tiến gầnhơn với các nền tài phán phát triển về trọng tài trong khu vực như HongKong hay

hệ thống tòa án

Trang 16

Chuyên đề 3:

CHỨNG CỨ TRONG TÓ TỤNG TRỌNG TÀITHEO PHÁP LUAT MOT SO QUOC GIA VÀ VIỆT NAM

Tao Thi Hué

Khoa Pháp luật thương mai quốc téTóm tắt: Bài viết nghiên cứu quy định về chứng cứ trong tô tụng trọng tài trong LuậtMẫu của UNCITRAL về trọng tài thương mại quốc tế, Luật trọng tài của Vương quốcAnh và Áo, so sánh với Luật Tì rong tài thương mại nam 2010 cua Việt Nam Từ do, déxuất những sửa đổi trong Luật Trọng tài thương mai năm 2010 về van dé này

Từ khoá: chứng cứ, đánh giá chứng cứ, thu thập chứng cứ, to tung trọng tài

1 Khái quát chung về chứng cứ trong tố tụng trong tài

Mục dich của việc sử dụng chứng cứ trong tô tụng trọng tài là dé hỗ trợ Hội đồngtrọng tài xác định, chứng minh các sự kiện quan trọng liên quan đến các van dé tranhchấp Trên cơ sở đánh giá chứng cứ, Hội đồng trọng tài sẽ đưa ra phán quyết Thôngthường, các loại chứng cứ trong tô tụng trọng tài 1a!!:

- Chứng cứ trong tài liệu, gồm cả các chứng cứ do các bên tranh chấp đưa ra cùng

với đơn kiện của nguyên đơn hoặc bản tự bảo vệ của bị đơn.

- Lời khai của nhân chứng, nhân chứng là bat kỳ người nào, có thé là người đạidiện hoặc nhân viên của các bên Lời khai của nhân chứng sẽ được ghi lại và gửi đếnbang văn ban, mô tả những hiểu biết của họ về van đề tranh chap Với lời khai của nhânchứng, trong các phiên họp giải quyết tranh chấp, Hội đồng trọng tài sẽ đưa ra nhữngcâu hỏi kiểm tra chéo (cross examination and the questions) để đánh giá mức độ tin cậy

của lời khai của nhân chứng.

- Chứng cứ trong ý kiến, báo cáo của chuyên gia, thường liên quan đến lĩnh vực

kỹ thuật, pháp lý, tài chính hoặc các vấn đề khác của chuyên gia Không chỉ Hội đồngtrọng tài, các bên tranh chấp cũng có quyên chỉ định chuyên gia Hội đồng trọng tàikhông bị ràng buộc bởi kết luận của chuyên gia và việc chuyên gia được chỉ định bởiHội đồng trọng tài hay bởi các bên không quan trọng Trong một số trường hợp, các

"| Michal Malacka, Evidence in international commercial arbitration, International and Comparative Law Review,

2013, Vol 13., No 1, p 101-103

Trang 17

chuyên gia đưa ra các ý kiến trái ngược nhau và Hội đồng trọng tài phải quyết định ýkiến nào đáng tin cậy hơn.

- Chứng cứ trong kết quả giám định: đây là hoạt động giám định đối tượng tranhchấp dưới hình thức giám định công trình, máy móc hoặc các tài liệu liên quan Các bêntranh chấp và Hội đồng trọng tài phải có mặt trong quá trình giám định Hội đồng trọngtài viên phải tổ chức quy trình giám định, đưa ra các tuyên bó, giải thích và lưu trữ tài

liệu dưới dạng hình anh và bản ghi.

Chứng cứ trong tố tụng trọng tài là một trong những nội dung thiết yếu được quyđịnh trong pháp luật trọng tài của các quốc gia Các quy định về chứng cứ có thê khônggiống nhau ở các quốc gia khác nhau Luật Mẫu về trọng tài thương mại quốc tế của Ủyban Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) năm 1985, sửa đổi năm

2006 (Luật Mẫu về trọng tài thương mại quốc tế) là một nền tảng vững chắc nhằm hướngtới mục tiêu hài hoà hoá và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia trong lĩnh vực trọngtài thương mại quốc tế!? Tính đến tháng 3/2023, Luật Mẫu về trọng tài thương mại quốc

tế đã được 86 quốc gia tham khảo dé xây dựng và ban hành luật trọng tài trong nước!3Quy định về chứng cứ trong tố tụng trọng tài cũng là một nội dung trọng tâm của LuậtMau về trong tài thương mại quốc tế!

Luật Mẫu về trọng tài thương mại quốc tế quy định ba nội dung chính về vấn đềchứng cứ trong tố tụng trọng tài, gồm có:

- Thứ nhất, béu các bên không có thoả thuận khác, các quyền hạn được trao choHội đồng trọng tài bao gồm quyền đánh giá tính xác đáng, mức độ quan trọng của mọichứng cứ được đưa ra và quyết định có chấp nhận chứng cứ đó hay không (khoản 2 Điều

19).

- Thứ hai, về chuyên gia được Hội đồng trọng tài chỉ định (Điều 26):

Nếu các bên không có thoả thuận khác, Hội đồng trọng tài có thé: (i) chỉ định

một hoặc một sô chuyên gia lập báo cáo cho Hội đông trọng tài vê những vân đê cụ thê

ie Nha pháp luật Việt - Pháp (2010), Chui giải của Ban thư ky Uy ban pháp luật thương mai quốc tế của Liên hợp

quốc về Luật Mẫu về trọng tài thương mại quốc tế được Uy ban thông qua năm 1985 và sửa đổi, bồ sung năm

2006, Tuyền tập một số văn bản về trong tài và hoà giải thương mại, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội, trang 40

13 United Nations Commission on International Trade Law (UNCITRAL), Status: UNCITRAL Model Law on

International Commercial Arbitration (1985), with amendments as adopted in 2006, https://uncitral.un.org/en/texts/arbitration/modellaw/commercial_arbitration/status, ngay truy cap 30/3/2023

'4 Rolf Trittmann, Boris Kasolowsky (2008), Taking evidence in arbitration proceedings between common law

and civil law traditions: the development of a European hybrid standard for arbitration proceedings, UNSW Law Journal, Volume 31(1), p 330

Trang 18

do Hội đồng trọng tài xác định; (ii) yêu cầu một bên cung cấp cho chuyên gia mọi thôngtin thích hợp, xuất trình hoặc cho chuyên gia tiếp cận mọi giấy tờ, tài liệu, hàng hoáhoặc tài sản liên quan khác dé chuyên gia xem xét.

Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, theo yêu cầu của một bên hoặc nếuHội đồng trọng tài thấy cần thiết, thì sau khi giải trình báo cáo bằng lời hoặc nộp báocáo bằng văn bản, chuyên gia được tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp Tại phiênhọp này, các bên có quyền đặt câu hỏi cho chuyên gia và có quyền mời các chuyên giađến với tư cách người làm chứng để trình bày về những vấn đề có tranh chấp

- Thứ ba, Toà án hỗ trợ Hội đồng trọng tài trong việc thu thập chứng cứ (Điều27): Hội đồng trọng tài hoặc một bên với sự đồng ý của Hội đồng trọng tài có thé yêucầu Toà án có thẩm quyên của nước liên quan hỗ trợ thu thập chứng cứ Toà án có thểthực hiện yêu cầu đó trong phạm vi thẩm quyền của mình và theo các quy định phápluật về thu thập chứng cứ

Nhằm tạo thuận lợi cho việc thu thập chứng cứ, khoản 2 Điều 20 Luật Mẫu vềtrọng tài thương mại quốc tế còn quy định: Hội đồng trọng tài có thể tổ chức phiên họpgiải quyết tranh chap tai bat kỳ địa điểm nào mà họ cho là phù hợp dé lay lời khai củanhân chứng, lay ý kién của các thành viên của giám định viên, chuyên gia, loi khai củacác bên, kiểm tra hàng hoá, tài sản, giấy tời, tài liệu khác, trừ trường hợp các bên có thoả

thuận khác.

Các quyền hạn về đánh giá tính xác đáng, mức độ quan trọng của mọi chứng cứđược đưa ra và quyết định có chấp nhận chứng cứ đó hay không được các bên trao choHội đồng trong tài thé hiện quyền tự do của các bên trong việc xác định quy tắc tố tụng.Điều này có ý nghĩa quan trọng, vì nó cho phép Hội đồng trọng tài điều chỉnh hoạt độnggiải quyết tranh chấp sao cho phù hợp với đặc điểm riêng của vụ kiện, mà không bị cảntrở bởi những hạn chế bắt buộc có thé nảy sinh từ các quy định truyền thông của phápluật quốc gia liên quan đến chứng cứ!

2 Chứng cứ trong tổ tụng trọng tài theo pháp luật Vương quốc Anh

1s Nha pháp luật Việt - Pháp (2010), Chú giải của Ban thư ky Uy ban pháp luật thương mai quốc tế của Liên hợp

quốc về Luật Mẫu về trọng tài thương mại quốc tế được Uy ban thông qua năm 1985 và sửa đổi, bồ sung năm

2006, Tuyền tập một số văn bản về trong tài và hoà giải thương mại, Nhà xuất ban Từ điển Bách khoa, Hà Nội, trang 56

Trang 19

Tại Vuong quốc Anh, luật áp dụng đối với trong tai là Luật Trọng tai năm 199619,Luật này có hiệu lực với trong tài có địa điểm giải quyết tranh chấp băng trọng tai tạiAnh, xứ Wales hoặc Bắc Ireland (Mục 2) Vẫn đề chứng cứ trong tố tụng trọng tài được

quy định tại các Mục 34, 43 và 44 Luật Trọng tài năm 1996.

Hội đồng trọng tài sẽ có thẩm quyền quyết định một số hoặc các van dé về chứng

cứ căn cứ vào thoả thuận cho phép của các bên (khoản 1 Mục 34) Tại khoản 2 Mục 34đưa ra danh sách các van đề về chứng cứ bao gồm:

- Về phạm vi các loại tài liệu sẽ được các bên cung cấp, cung cấp ở giai đoạnnào (điểm d);

- Hình thức cung cấp chứng cứ là bằng lời nói hoặc bằng văn bản, phạm vi cungcấp chứng cứ (điểm h);

- Hội đồng trọng tài có nên chủ động xác minh sự thật và luật pháp hay không và

ở mức độ nào (điểm (g);

- Quyết định việc liệu có áp dụng các quy tắc nghiêm ngặt về chứng cứ (hoặc bất

kỳ quy tắc nào khác) đối với khả năng chấp nhận các chứng cứ, đánh giá mức độ liênquan hoặc tam quan trọng của bat kỳ chứng cứ nào (điểm f)

Theo đó, Luật Trọng tài năm 1996 quy định theo hướng, các bên có thoả thuận

cho phép về vấn đề nào, thì Hội đồng trọng tài có quyền quyết định về vấn đề đó Chứkhông phải là nếu các bên không có thoả thuận khác, thì Hội đồng trọng tài có quyềnquyết định mọi vấn đề về chứng cứ

Một bên có thê nộp đơn lên đề nghị Toà án yêu cầu sự có mặt của nhân chứng ởVương quốc Anh tham gia phiên họp giải quyết tranh chấp dé đưa ra lời khai hoặc cungcấp tài liệu hoặc chứng cứ khác (khoản 1 Mục 43 Luật Trọng tai năm 1996) Yêu cầu

sự có mặt của nhân chứng trong trường hợp này chỉ có thể được thực hiện nếu: (ï) có sựcho phép của Hội đồng trọng tài hoặc sự đồng ý của các bên khác; (ii) nhân chứng dang

ở Vương quốc Anh; và (iii) thủ tục tố tung trọng tài đang được tiễn hành ở Anh và xứWales hoặc Bắc Ireland

Tòa án cũng có thê hỗ trợ thu thập chứng cứ từ các nhân chứng (điểm a khoản 2Mục 44 Luật Trọng tài năm 1996) Nhưng việc hỗ trợ này chỉ được tiến hành trong phạm

vi Hội đồng trọng tài đã được các bên trao quyền nhưng Hội đồng trọng tài không thé

'6 The National Archives, Arbitration Act 1996, https://www.legislation.gov.uk/ukpga/1996/23/contents, ngày

truy cap 30/3/2023

Trang 20

thực hiện hoặc không thể thực hiện một cách hiệu quả (khoản 5 Mục 44 Luật Trọng tài

năm 1996).

Trong vụ Tajik Aluminium Plant v Abdukadir Ganievich Ermatov [2006] 1 WLR

767, Tajik Aluminium Plant (gọi tắt là TadAZ) tống đạt lệnh triệu tập các nhân chứngtham dự phiên hop của Hội đồng trọng tai dé cung cấp chứng cứ va các tài liệu Lệnhtriệu tập bao gồm một danh sách các loại tài liệu cần cung cấp do Hội đồng trọng tảisoạn thảo Danh sách có khoảng 2000 gói tài liệu phải xuất trình ngày đầu tiên của quátrình tố tụng trọng tài Tuy nhiên, các nhân chứng đã nộp đơn xin hủy bỏ lệnh triệu tập

nhân chứng, và toà án đã đã hủy bỏ lệnh triệu tập nhân chứng!” TadAZ đã kháng cáo

quyết định này Toà án cấp phúc thâm là Toà thương mại Toà án Hoàng gia (Queen'sBench Division (Commercial Court)) đã đồng ý với quan điểm của toà án cấp sơ thẩmvới lý do: các tài liệu được mô tả trong danh sách các loại tài liệu cần cung cấp kèm theolệnh triệu tập phù hợp với việc yêu cầu cung cấp chứng cứ Nhưng danh sách này khôngcho phép nhân chứng có khả năng xác định được một cách chắc chan về nội dung củacác tài liệu mà anh ta được yêu cau cung cấp là gì!° Từ vụ tranh chap này có thé thấy,đối với việc yêu cầu nhân chứng cung cấp chứng cứ để giải quyết tranh chấp tại trọngtài cần phải xác định rõ ràng các tài liệu, dé người nhận lệnh triệu tập không nghi ngờ

gì về những gì họ cần phải cung cấp

Luật Trọng tai năm 1996 còn quy định thẩm quyền chỉ định chuyên gia, cố vanpháp lý, người giám định của Hội đồng trọng tài tại Mục 37 Trừ trường hợp các bên cóthỏa thuận khác, Hội đồng trong tài có thé: (i) chỉ định các chuyên gia hoặc có van pháp

lý dé báo cáo với Hội đồng trọng tài và các bên, hoặc (ii) chỉ định người giám định để

hỗ trợ về các van đề kỹ thuật và có thé cho phép bat kỳ chuyên gia, cố van pháp ly hoặcgiám định viên nào tham gia tô tụng Các bên sẽ có cơ hội hợp ly dé bình luận về bất kỳthông tin, ý kiến hoặc lời khuyên nào được đưa ra bởi các chuyên gia, cô van pháp ly

hoặc người giám định này.

3 Chứng cứ trong tố tụng trọng tài theo pháp luật Áo

' The Nationwide Academy For Dispute Resolution (UK), Tajik Aluminium Plant v Abdukadir Ganievich

Ermatov [2006] APP.L.R 07/28, para 80, 81,

http://www.nadr.co.uk/articles/published/ArbLawReports/Tajik%20v%20Alumina%202006.pdf, ngày truy cập 30/3/2023

'8 The Nationwide Academy For Dispute Resolution (UK), Tajik Aluminium Plant v Abdukadir Ganievich Ermatov [2006] APP.L.R 07/28, para 87,

http://www.nadr.co.uk/articles/published/ArbLawReports/Tajik%20v%20Alumina%202006.pdf, ngay truy cap 30/3/2023

Trang 21

Quy định về trọng tài nói chung và chứng cứ trong tố tụng trong tài tai Ao nằmtrong Chương 4 (Fourth Chapter), từ Mục 577 đến Mục 618 (Section 577 - 618) của Bộluật tố tụng dân sự Ao (Austrian Code of civil procedure) Chương này cũng được gọi

là Luật trong tài năm 2013 của Áo (Austrian Arbitration Act 2013)!° Luật nay được xâydựng phù hợp với Luật Mẫu về trọng tài thương mại quốc té°

Luật trọng tài năm 2013 của Áo không có quy định về định nghĩa hay các loạichứng cứ trong tố tụng trọng tài Song, từ các quy định có thé thay, chứng cứ trong tốtụng trọng tài được Hội đồng trọng tai thu thập từ nhân chứng (Witnesses), tài liệu chứa(documents) đựng chứng cứ, ý kiến của chuyên gia (expert) do Hội đồng trọng tài chiđịnh.

Nội dung cơ bản của van đề chứng cứ trong tố tụng trọng tài được quy định tại

Mục 599 Luật trọng tài năm 2013 của Áo, gồm:

- Hội đồng trọng tài được ủy quyền dé quyét dinh vé viéc chap nhận chứng cứ,tiền hành việc thu thập chứng cứ đó và tự do đánh giá chứng cứ

- Các bên sẽ được thông báo trước đầy đủ về mọi phiên điều trần và mọi cuộchọp của Hội đồng trọng tài nhăm mục đích thu thập chứng cứ

- Tất cả các văn bản đệ trình, tài liệu và thông tin khác do một bên đệ trình lênHội đồng trọng tài sẽ được thông báo cho bên kia Các ý kiến chuyên gia và các ý kiếnkhác mà Hội đồng trọng tải có thé dựa vào dé đưa ra quyết định của mình sẽ được thôngbáo cho cả hai bên.

Theo đó, Luật trọng tài năm 2013 của Áo trao cho Hội đồng trọng tài quyền quyếtđịnh về viêc chấp nhận chứng cứ, thu thập chứng cứ và đánh giá chứng cứ Tuy nhiên,Hội đồng trọng tài phải tuân thủ nguyên tắc đối xử công băng với các bên về vấn đềchứng cứ Các bên có quyền được thông báo, tiếp nhận thông tin về chứng cứ do bênkia đệ trình, hoặc được thông báo về cuộc họp do Hội đồng trọng tài tiễn hành thu thậpchứng cứ, được thông báo về các ý kiến chuyên gia, ý kiến khác mà Hội đồng trọng tài

có thê dựa vào dé đưa ra quyết định Quy định này của Luật trọng tài năm 2013 của Áo

19 Chương về Luật trọng tài trong Bộ luật tố tụng dan sự của Áo ngày | tháng 8 năm 1895, RGBI Nr 113/1895 được sửa đổi bởi Bản sửa đổi Luật trọng tài năm 2013(“SchiedsRAG 2013”, BGBI I Nr 118/2013), có hiệu lực

từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 Xem: Vienna International Arbitration Centre (VIAC), Austrian Arbitration Act

2013, https://www.viac.eu/en/arbitration/content/austrian-arbitration-act-2013, ngày truy cập 30/3/2023

20 United Nations Commission on International Trade Law (UNCITRAL), Status: UNCITRAL Model Law on

International Commercial Arbitration (1985), with amendments as adopted in 2006, https://uncitral.un.org/en/texts/arbitration/modellaw/commercial_arbitration/status, ngay truy cap 30/3/2023

Trang 22

tương tự với quy định tại khoản 2 Điều 19 và khoản 2, 3 Điều 24 Luật Mẫu về trọng tàithương mại quốc tế.

Thủ tục lấy ý kiến chuyên gia được quy định khá chi tiết trong Mục 601 Luậttrọng tài năm 2013 của Áo Trừ khi các bên có thỏa thuận khác, Hội đồng trọng tai cóthé chỉ định một hoặc nhiều chuyên gia dé báo cáo về các van dé cụ thé sẽ được Hộiđồng trọng tài xác định Hội đồng trọng tài có thể yêu cầu các bên cung cấp cho chuyêngia bất kỳ thông tin liên quan nảo, hoặc cung cấp quyên tiếp cập vào bắt kỳ tài liệu hoặcđối tượng liên quan nào dé họ xem xét (khoản 1 Mục 601) Nếu các bên không có thỏathuận khác, khi một bên yêu cầu hoặc khi hội đồng trọng tài xét thấy cần thiết, chuyêngia sau khi gửi báo cáo của mình sẽ tham dự phiên điều họp giải quyết tranh chấp Tạiphiên họp này, các bên có thể đặt câu hỏi cho chuyên gia và có thể mời thêm các nhânchứng chuyên gia của minh dé trình bày về các van đề tranh chấp (khoản 2 Mục 601).Quy định này cũng tương tự với nội dung của Điều 26 Luật Mẫu về trọng tài thươngmại quốc té Ngoài ra, việc chỉ định chuyên gia của Hội đồng trọng tài cũng có thé bịcác bên khiếu nại nếu có nghi ngờ về tính công bằng, độc lập của chuyên gia hoặc mâuthuẫn với thoả thuận của các bên, (khoản 3 Mục 601)

Ngoài ra, trừ khi các bên có thỏa thuận khác, Hội đồng trọng tài có thể triệu tậpcác bên tại bất kỳ địa điểm nào mà Hội đồng trọng tài cho là thích hợp để thu thập chứng

cứ (Mục 595).

4 Chứng cứ trong tố tụng trọng tài theo pháp luật Việt Nam

Quy định về trọng tài tại Việt Nam chủ yếu nằm trong Luật Trọng tài thương mại

năm 2010 (LTTTM 2010), Nghị định 63/2011/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28

tháng 7 năm 2011 quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trọng

tài thương mại và Nghị định 124/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 19 tháng

09 năm 2018 sửa đổi, bố sung một số điều của Nghị định số 63/2011/NĐ-CP ngày 28tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điềucủa Luật trong tài thương mai Tuy nhiên, chứng cứ trong tô tụng trong tài chỉ được quyđịnh tại LTTTM 2010, bao gồm những van dé pháp lý sau đây:

- Thư nhất, nguyên đơn phải đưa ra chứng cứ khởi kiện cùng với đơn khởi kiện(nếu có) và bị đơn phải đưa ra chứng cứ tự bảo vệ (nếu có) theo quy định tại Điều 30 vàĐiều 35 LTTTM 2010

Trang 23

- Thứ hai, thâm quyền của Hội đồng trọng tài về thu thập chứng cứ tại Điều 46

LTTTM 2010.

- Thr ba, chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tai căn cứ vào đó dé

ra phán quyết là giả mạo là căn cứ để Toà án tuyên huỷ phán quyết trọng tài theo Điều

68 LTTTM 2010.

Trong đó, thâm quyên của Hội đồng trong tài về thu thập chứng cứ tai đượcLTTTM 2010 quy định chi tiết với nhiều nội dung hơn các vấn đề còn lại Hội đồngtrong tài có thé thu thập chứng cứ tir: (i) nghĩa vụ cung cap của các bên nguyên đơn, bịdon; (ii) Hội đồng trọng tài yêu cầu cầu người làm chứng cung cấp thông tin, tài liệu cóliên quan đến việc giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của một hoặc các bên; (iii) trưngcầu giám định, định giá tài sản trong vụ tranh chấp dé làm căn cứ cho việc giải quyếttranh chấp theo quyết định của Hội đồng trọng tài hoặc theo yêu cầu của một hoặc cácbên; (iv) tham van ý kiến của các chuyên gia theo quyết định của Hội đồng trọng tàihoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên Ngoài ra, trong trường hợp Hội đồng trọng tài,một hoặc các bên đã áp dụng các biện pháp cần thiết dé thu thập chứng cứ mà vẫn khôngthé tự mình thu thập được thì có thé đề nghị Toà án có thẩm quyên hỗ trợ thu thập chứng

cứ Nếu các bên không có thỏa thuận lựa chọn, thì Tòa án có thâm quyên là Tòa án nơi

có chứng cứ cần được thu thập (khoản 2 Điều 7 LTTTM 2010)

5 Một số khuyến nghị với Việt Nam

So sánh quy định về chứng cứ trong tố tụng trọng tài có thể thấy pháp luật ViệtNam cũng có sự tương đồng với pháp luật Vương quốc Anh, pháp luật Áo và Luật Mẫu

về trọng tài thương mại quốc tế về thâm quyền thu thập chứng cứ của Hội đồng trọngtài Cụ thé, Hội đồng trọng tài có thẩm quyền thu thập chứng cứ từ các bên tranh chap,thông qua việc trưng cau giám định, định giá tài sản, tham vấn ý kiến của các chuyêngia, triệu tập người làm chứng Trong trường hợp Hội đồng trọng tài, một hoặc các bên

đã áp dụng các biện pháp cần thiết dé thu thập chứng cứ mà vẫn không thé tự mình thuthập được thì có thé dé nghi Toa an hé tro

Tuy nhién, phap luat trong tai cua Viét Nam, cu thé la LTTTM 2010 van connhững điểm khác biệt và hạn chế so với các hệ thống pháp luật nêu trên:

- Thứ nhất, LTTTM 2010 không có quy định rõ về quyên đánh giá chứng cử củaHội đồng trọng tài

Trang 24

Về van dé này, pháp luật Vương quốc Anh quy định rõ, nếu được các bên thoảthuận trao quyền, Hội đồng trọng tài có quyền quyết định về khả năng chấp nhận cácchứng cứ, đánh giá mức độ liên quan hoặc tầm quan trọng của bất kỳ chứng cứ nảo.Hoặc pháp luật Áo và Luật Mẫu về trọng tài thương mại quốc tế quy định, nếu các bênkhông có thoả thuận khác, Hội đồng trọng tài có quyền quyết định về việc chấp nhậnchứng cứ và tự do đánh giá chứng cứ.

Thực tế, quyền quyết định của Hội đồng trọng tài về đánh giá chứng cứ thôngqua một số quy định riêng lẻ như quy định tại khoản 2 Điều 56 LTTTM 2010 Đây làtrường hợp bị đơn đã được triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp màvăng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp giải quyết tranh chấp mà khôngđược Hội đồng trọng tài chấp thuận thì Hội đồng trọng tài vẫn tiếp tục giải quyết tranhchap căn cứ vào tài liệu và chứng cứ hiện có Tại điểm d khoản 2 Điều 68 LTTTM 2010cũng có quy định về việc Toà án tuyên huỷ phán quyết trọng tài nếu chứng cứ do cácbên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo Trọngtài là phương thức giải quyết tranh chấp dựa trên thoả thuận của các bên Các vấn đề về

tố tụng trọng tài, bao gồm đánh giá chứng cứ đều phải dựa trên thoả thuận của các bên.Trong khi đó LTTTM 2010 lại không quy định rõ về vẫn đề này, dẫn đến việc Hội đồngtrọng tài hoặc tự mình quyết định việc đánh giá chứng cứ, hoặc chờ thoả thuận của cácbên Nên chăng, có thé tham khảo quy định của các hệ thống pháp luật trên để bổ sungquy định về việc Hội đồng trọng tài có quyền đánh giá chứng cứ theo thoả thuận của các

bên cho LTTTM 2010.

Ngoài ra, điểm d khoản 2 Điều 68 LTTTM 2010 cũng quy định chưa hợp lý, bởiHội đồng trong tài thu thập chứng cứ từ nhiều nguồn khác nhau, không chỉ chứng cứ docác bên cung cấp Thậm chí, chứng cứ quan trọng mà Hội đồng căn cứ vào dé ra phánquyết có thể là chứng cứ do nhân chứng cung cấp, hoặc nguồn chứng cứ khác mà khôngphải là chứng cứ do các bên cung cấp Do đó, LTTMQT 2010 có thể chỉnh sửa quy địnhnày theo hướng Toà án tuyên huỷ phán quyết trọng tài nếu chứng cứ mà Hội đồng trọngtài căn cứ vào đó dé ra phán quyết là giả mạo

- Thủ hai, quy định về tham van ý kiến chuyên gia trong LTTTM 2010 còn chưa

rõ ràng

Tham vấn ý kiến chuyên gia là nguồn chứng cứ được sử dụng phổ biến trong tôtụng trọng tài, được quy định trong pháp luật Vương quốc Anh, pháp luật Áo và Luật

Trang 25

Mau về trọng tài thương mại quốc tế LTTTM 2010 chỉ quy định chung rằng, Hội đồngtrọng tài tự mình hoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên tham vấn ý kiến của cácchuyên gia tại khoản 5 Điều 46 Vậy, ý kiến của chuyên gia sẽ được trình bày trong báocáo bằng văn bản gửi đến Hội đồng trọng tài, hay có thê trực tiếp báo cáo tại phiên họpgiải quyết tranh chap? Các bên có quyên tự mình chỉ định và tham vấn ý kiến chuyêngia khác hay không? Các bên có thể tranh luận, bình luận, phản bác lại ý kiến của chuyêngia do Hội đồng trọng tài tham van không? LTTTM 2010 không có quy định chi tiết vềthu thập, đánh giá nguồn chứng cứ này, nên các câu hỏi trên chưa có câu trả lời rõ ràng.

Do đó, dé giải quyết những van dé còn chưa rõ ràng nêu trên, có thé chỉnh sửa, bổ sung

quy định này của LTTTM 2010 theo hướng tham khảo quy định trong Mục 37 Luật

Trọng tài năm 1996 Vương quốc Anh, Mục 601 Luật trọng tài năm 2013 của Áo và Điều

26 Luật Mẫu về trọng tài thương mại quốc tế

- Thứ ba, LTTTM 2010 chưa quy định rõ việc thu thập một số loại chứng cứ làquyên tự quyết của Hội dong trọng tài hay là quyên do các bên thoả thuận

Mục 599 Luật trọng tài năm 2013 của Áo quy định việc tiễn hành việc thu thậpchứng cứ của Hội đồng trọng tài là quyền theo thoả thuận của các bên tranh chấp CònLuật Trọng tài năm 1996 Vương quốc Anh quy định, Hội đồng trọng tài sẽ có thâmquyền quyết định một số hoặc các vấn đề về chứng cứ căn cứ vào thoả thuận cho phépcủa các bên (khoản | Mục 34).

Trong LTTTM 2010 có một số quy định về thu thập chứng cứ tại Điều 46 nhưsau: (i) Hội đồng trọng tài có quyền yêu cầu người làm chứng cung cấp theo yêu cầucủa một hoặc các bên (khoản 2); (ii) Hội đồng trọng tài tự mình hoặc theo yêu cầu củamột hoặc các bên, có quyền trưng cau giám định, định giá tài sản (khoản 3); (iii) Hộiđồng trọng tài tự mình hoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên, có quyền tham vấn ýkiến của các chuyên gia (khoản 4) Những quy định này đặt ra van dé, đó là việc thuthập một số loại chứng cứ ở trên là quyền tự quyết của Hội đồng trọng tài hay là quyền

do các bên thoả thuận trao cho Nếu là quyền do các bên trao cho, thì việc quy định

“theo yêu cầu của một hoặc các bên” không thể hiện thoả thuận của các bên về van đềnày Nếu là quyền tự quyết của Hội đồng trọng tài, thì không phù hợp với nguyên tắc

trọng tài chỉ tiên hành khi có thoả thuận của các bên, là nguyên tắc cơ bản và nên tảng

Trang 26

được áp dụng trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp bang trọng tài?! Do đó, có thétham khảo quy định của pháp luật Vương quốc Anh và Áo để sửa đổi LTTTM 2010theo hướng quy định Hội đồng trọng tài thu thập chứng cứ theo thoả thuận của các bêntranh chấp.

Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp linh hoạt, nên các quy định vềchứng cứ trong tố tụng trọng tài của Luật Mẫu về trọng tài thương mại quốc tế, phápluật Vương quốc Anh, Áo hay Việt Nam đều không nhằm mục đích hạn chế tính linhhoạt vốn có của trọng tài Những quy định của pháp luật về vấn đề này sẽ hỗ trợ Hộiđồng trọng tài tiễn hành các thủ tục thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ một cách thíchhợp dé giải quyết tranh chap, theo thoả thuận của các bên Tuy nhiên, quy định về chứng

cứ trong tố tụng trọng tài theo LTTTM 2010 của Việt Nam vẫn còn tồn tại bất cập, mâuthuẫn cần sửa đôi Việc sửa đổi cũng sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam nhận thức, chútrọng tới van dé này, cũng như hỗ trợ Hội đồng trong tài khi tiễn hành các thủ tục về thu

thập và đánh giá chứng cứ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Nhà pháp luật Việt - Pháp (2010), Chui giải cua Ban thư ky Uy ban pháp luật thương

mại quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Mẫu về trọng tài thương mại quốc té được Uyban thông qua năm 1985 và sửa đổi, bồ sung năm 2006, Tuyên tập một số văn bản vềtrọng tài và hoà giải thương mại, Nhà xuất ban Từ điển Bách khoa, Hà Nội

2 Michal Malacka, Evidence in international commercial arbitration, International and Comparative Law Review, 2013, Vol 13., No 1, p 101-103

3 The National Archives, Arbitration Act 1996, https://www.legislation.gov.uk/ukpga/1996/23/contents

4 The Nationwide Academy For Dispute Resolution (UK), Tajik Aluminium Plant v Abdukadir Ganievich Ermatov [2006] APP.L.R 07/28,

http://www.nadr.co.uk/articles/published/ArbLawReports/Tajik%20v%20Alumina%2 02006.pdf

5 Rolf Trittmann, Boris Kasolowsky (2008), Taking evidence in arbitration proceedings between common law and civil law traditions: the development of a

?! Trường Đại hoc Luật Hà Nội (2017), Giáo trinh Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, PGS.TS Nguyên Bá Bình chủ biên, NXB Tư pháp, Hà Nội, trang 255

Trang 27

European hybrid standard for arbitration proceedings, UNSW Law Journal, Volume

31(1), p 330

6 Trường Dai học Luật Ha Nội (2017), Giáo trình Pháp luật về giải quyết tranh chấpthương mại quốc tế, PGS.TS Nguyễn Bá Bình chủ biên, NXB Tư pháp, Hà Nội

7 United Nations Commission on International Trade Law (UNCITRAL), Status:

UNCITRAL Model Law on International Commercial Arbitration (1985), with

amendments as adopted in 2006,

https://uncitral.un.org/en/texts/arbitration/modellaw/commercial_arbitration/status

8 Vienna International Arbitration Centre (VIAC), Austrian Arbitration Act 2013,

https://www.viac.eu/en/arbitration/content/austrian-arbitration-act-2013

Trang 28

Chuyén dé 4:

Yêu cầu công nhận và thi hành phán quyết trọng tài tại Việt Nam —

Những van đề pháp lí và thực tiễn đặt ra hiện nay

ThS Đồ Thu HươngKhoa PL Thương mại quốc tế, ĐH Luật HN

Sử dụng phương thức trọng tai trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế làmột xu hướng phô biến hiện nay trên thế giới Phương thức này đem lại nhiều ưu điểmcho các bên trong giải quyết tranh chấp như nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm thời gian,

thủ tục linh hoạt, đảm bảo tinh bí mật nên thường xuyên được thương nhân lựa chon

khi phát sinh tranh chấp Ở Việt Nam, việc phát triển giải quyết tranh chấp bằng trọngtài đã được xác định là một trong những nội dung quan trọng để cải cách hệ thống phápluật và tư pháp của nước ta.” Kết quả sau nhiều nỗ lực là sự ra đời của Luật trong tàithương mại năm 2010 và cải thiện việc công nhận và cho thi hành phán quyết của trọngtài nước ngoài thông qua các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 Tuy vậy, khuônkhổ pháp lí áp dụng với hoạt động trọng tài vẫn tồn tại nhiều hạn chế, đặc biệt là côngnhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

1 Khuôn khổ pháp lí về yêu cầu công nhận và thi hành phán quyết của

trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

Về vấn đề công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài được ghinhận lần đầu tiên tại Pháp lệnh công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nướcngoài năm 1995 Văn ban này đưa ra cách hiểu “quyết định của trọng tài nước ngoài” làquyết định của trọng tài được tuyên ở ngoài lãnh thô Việt Nam hoặc quyết định củatrọng tài nước ngoài được tuyên tại lãnh thổ Việt Nam (không phải trọng tài Việt Nam),nhưng không giải thích cụ thể thế nào là trọng tài nước ngoài Thêm nữa quy định nàykhông định nghĩa “quan hệ pháp luật thương mại” là gì Có thé nói Pháp lệnh này khá

22 Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 2/1/2022 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới đã ghi nhận “Xây dựng cơ chế đề nâng cao hiệu quả của các hình thức giải quyết tranh chấp khác như hòa giải, trọng tài, nhằm góp phần xử lí đúng và nhanh chóng những mâu thuẫn, khiếu kiện trong nội bộ nhân dân

và giảm nhẹ công việc cho tòa án và cơ quan nhà nước khác”.

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến hết năm 2020 ghi

nhận “khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài; tòa án hỗ trợ

bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó”.

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 25/5/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến

năm 2010, định hướng đến năm 2020 ghi nhận “hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế (trọng tài,

hòa giải) phù hợp với tập quán thuwong mại quốc tế Tham gia các điều ước quốc tế đa phương về tương trợ tư

pháp, nhất là các điều wi liên quan tới việc công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định của tòa án, quyết định trọng tài thương mại”.

Trang 29

chung chung và chưa làm rõ được nhiều khái niệm cần thiết trong vấn đề này Về nộidung cụ thê, Pháp lệnh gồm 24 điều, trọng tâm nam ở các quy định về xét đơn yêu cầucông nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài Các điều này có sự gầngũi rất lớn với Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành các quyết định trọngtài nước ngoài — một điều ước quốc tế mà Việt Nam đã gia nhập từ tháng 7 năm 1995,đặc biệt là các quy định về căn cứ không công nhận và cho thi hành quyết định của trọng

tài nước ngoài.

Về thủ tục, Pháp lệnh quy định Bộ Tư pháp sẽ tiếp nhận hồ sơ, rà soát tính hợp lềrồi chuyên hồ sơ cho Tòa án cấp tỉnh nơi người phải thi hành cư trú/làm việc/noi có tàisản liên quan đến việc thi hành Việc xét đơn thuộc về một hội đồng thâm phán gồm 3thâm phán

Trải qua nhiều sự chỉnh sửa, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới nhằm hoàn thiệnpháp luật, quy định hiện hành của Việt Nam về van đề này được tìm thay trong Luậttrọng tài thương mại 2010 và Bộ luật tố tụng dân sự 2015 Cụ thể, Luật trọng tài thươngmại (Luật TTTM) làm rõ thé nao là trọng tài nước ngoai, phán quyết trọng tài nướcngoài; Bộ luật tố tụng dân sự (Bộ luật TTDS) quy định việc công nhận và cho thi hànhphán quyết của trọng tài nước ngoài

Cụ thể, Luật TTTM quy định trọng tài nước ngoài là trọng tài thành lập theo phápluật trọng tài nước ngoài (không phụ thuộc vào địa điểm phát sinh tranh chấp hay địađiểm giải quyết tranh chấp) Việc xác định này khá dễ dàng trong trường hợp trọng tàiquy chế, khi mà trung tâm trọng tài được thành lập ở nước ngoài, tố tụng trọng tài tuântheo quy chế của trung tâm trọng tài; ngược lại đối với trường hợp trọng tài vụ việc, nêuchiếu theo quy định của Luật TTTM sẽ gặp nhiều khó khăn, trừ trường hợp trọng tài vụviệc dựa trên cơ sở điều ước quốc tế - hay xuất hiện trong trọng tài đầu tư Vậy nên vớinhững vụ việc chọn trọng tài vụ việc thì cần xem xét đến địa điểm tô tụng trọng tài, nơihội đồng trọng tài tuyên phán quyết Nếu địa điểm giải quyết tranh chấp ở Việt Nam thìphán quyết được coi là tuyên ở Việt Nam (bat kê nơi hội đồng trọng tài tiến hành phiênhọp dé ra phán quyết đó ở đâu”); trong trường hợp này tòa án có quyền yêu cầu hủyphán quyết trọng tài, đăng kí phán quyết trọng tài Luật TTTM tại Điều 7 và Điều 62liên quan đến những thủ tục này không phân biệt phán quyết của trọng tài nước ngoài

23 Điều 3.8 Luật TTTM

Trang 30

hay trọng tài trong nước Tuy vậy, quy định nay không tương thích với Nghị quyết số01/2014/NQ-HDTP của Hội đồng thâm phán Tòa án nhân dân tối cao khi Nghị quyếtnay hướng dẫn “Tòa án Việt Nam không có thâm quyền đối với yêu cầu hủy phán quyếttrọng tải, đăng kí phán quyết trọng tai vụ việc của trọng tài nước ngoài quy định tại điểm

ø khoản 2 Điều 7 Luật TTTM Phán quyết của của trọng tài nước ngoài được công nhận

và cho thi hành tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật TTDS” Hơn nữa, nếu địa điểmgiải quyết tranh chấp không ở Việt Nam thì không xác định được nơi phán quyết trọngtài được tuyên có trùng với địa điểm giải quyết tranh chấp không, từ đó không xác định

được hệ quả pháp lí trong trường hợp này Việc Luật TTTM không phân định rõ địa

điểm tố tung trọng tài và nơi phán quyết trọng tài được tuyên là điểm mau chốt tạo ra sự

mơ hồ nảy

Một yếu tố nữa cần xem xét là nội dung của phán quyết trọng tài nước ngoài Trongquá trình tố tụng, có nhiều quyết định của trọng tài được đưa ra, ví dụ về việc áp dụngcác biện pháp khan cấp tạm thời mà không được coi là phán quyết Theo pháp luật ViệtNam tại Bộ luật TTDS, phán quyết được hiểu là “phán quyết cudi cùng của Hội đồngtrọng tải giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp, cham dứt tô tụng trọng tài và có hiệulực thi hành”?t Đối với quyết định về các biện pháp khan cấp tạm thời của trung tâmtrọng tài nước ngoài, hiện Việt Nam chưa có quy định về vấn đề này

Bên cạnh các văn bản pháp luật trong nước, Việt Nam đã gia nhập Công ước New

York 1958 về công nhận và thi hành các quyết định trọng tài nước ngoài Vì thế các quyđịnh nội địa của Việt Nam cần đảm bảo tương thích với Công ước này Về cơ bản, Côngước sẽ áp dụng đối với việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định củatrọng tài ước ngoài được tuyên tại lãnh thổ của các quốc gia thành viên công ước Với

số quốc gia tham gia công ước hiện nay là 171, có thể nói đây là điều ước quốc tế quy

tụ được rất đông thành viên

2, Thực tiễn yêu cầu công nhận và thi hành phan quyết trọng tài nước

ngoài tại Việt Nam hiện nay

Thực tiễn quy định của nhiều quốc gia cho thay có 2 luồng quan điểm chính vềmôi liên hệ giữa công nhận phán quyết trọng tài nước ngoài và thi hành phán quyết trọngtài nước ngoài Thứ nhất, công nhận và thi hành là hai thủ tục khác biệt, việc công nhận

24 Điều 424.2 Bộ luật TTDS

Trang 31

là ghi nhận hiệu lực giải quyết tranh chấp của phán quyết, đảm bảo rang vụ việc sẽkhông bị khởi kiện lại bằng các phương thức giải quyết tranh chấp (trong nước) khác,còn thi hành là việc đảm bảo nội dung của phán quyết sẽ được thực thi bao gồm cả việc

sử dụng các biện pháp cưỡng chế mang tính quyền lực nhà nước (như phán quyết củatòa án/trọng tài trong nước) Thứ hai, công nhận và thi hành không cần tách ra thành haithủ tục riêng biệt, dựa trên sự ton tại của các điều ước quốc tế như Công ước New York,thủ tục công nhận trở nên không cần thiết và chỉ cần duy trì thủ tục cho thi hành phánquyết mà thôi

Thật vậy, trên thực tế thủ tục công nhận phán quyết trọng tài nước ngoài khá đơngiản như đã nói tại Pháp lệnh 1995 Vấn đề quan trọng nhất chính là những trường hợpkhông công nhận phán quyết trọng tài theo quy định của Việt Nam Trong những nămgần đây, số lượng vụ việc yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nướcngoài tại Việt Nam tăng đáng ké, nêu những năm 2016, 2017 chỉ có dưới 10 việc thì từnăm 2018, 2019 đến 2022 vừa qua tăng mạnh, có năm lên đến hơn 70 việc”

Nhìn vào quy định pháp luật về không công nhận và cho thi hành phán quyết củatrọng tài nước ngoài, Điều 459 Bộ luật TTDS xác định hai nhóm sau:

Nhóm 1: Chứng cứ do bên phải thi hành cung cấp cho Tòa án dé phản đối yêu cầucông nhận là có căn cứ, hợp pháp va: (i) a) Các bên ký kết thỏa thuận trọng tai không

có năng lực dé ký kết thỏa thuận đó theo pháp luật được áp dụng cho mỗi bên; (ii) Thỏathuận trọng tài không có giá trị pháp lý theo pháp luật của nước mà các bên đã chọn để

áp dụng hoặc theo pháp luật của nước nơi phán quyết đã được tuyên, nêu các bên khôngchọn pháp luật áp dụng cho thỏa thuận đó; (11) Cơ quan, tô chức, cá nhân phải thi hànhkhông được thông báo kip thời và hợp thức về việc chỉ định Trọng tài viên, về thủ tụcgiải quyết vụ tranh chấp tại Trọng tài nước ngoài hoặc vì nguyên nhân chính đáng khác

mà không thé thực hiện được quyên tố tụng của minh; (iv) Phan quyết của Trọng tàinước ngoài được tuyên về một vụ tranh chấp không được các bên yêu cầu giải quyếthoặc vượt quá yêu cầu của các bên ký kết thỏa thuận trọng tài; (v) Thành phần của Trọngtài nước ngoai, thủ tục giải quyết tranh chấp của Trọng tài nước ngoài không phù hopvới thỏa thuận trọng tài hoặc với pháp luật của nước nơi phán quyết của Trọng tài nướcngoài đã được tuyên, nếu thỏa thuận trọng tài không quy định về các vấn đề đó; (vi)

25 Năm 2015: 5 việc; Năm 2016: 9 việc; Năm 2017: 7 việc; Năm 2018: 20 việc; Năm 2019: 64 việc; Năm 2020:

74 việc; Năm 2021: 53 việc; Năm 2022: 52 việc

Trang 32

Phán quyết của Trọng tài nước ngoài chưa có hiệu lực bắt buộc đối với các bên; (vii)Phan quyết của Trọng tài nước ngoài bi co quan có thâm quyên của nước nơi phán quyết

đã được tuyên hoặc của nước có pháp luật đã được áp dụng hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành.

Nhóm 2: Khi Tòa án Việt Nam xét thấy: (1) Theo pháp luật Việt Nam, vụ tranhchấp không được giải quyết theo thé thức trong tài; (ii) Việc công nhận và cho thi hànhtại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản củapháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thực tế các việc bị từ chối tại Việt Nam thường rơi vào những lí do sau: các bêntham gia thỏa thuận trọng tài không có năng lực dé kí thỏa thuận; cá nhân, tô chức cónghĩa vụ thi hành không được thông báo kịp thời các thông tin hoặc không thé tham giathực hiện quyên tố tụng của mình với lí do chính đáng: việc công nhận và cho thi hành

là trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam

Với lí do các bên tham gia thỏa thuận trọng tài không có năng lực dé kí thỏa thuận,cần lưu ý rằng vào thời điểm xác lập thỏa thuận trọng tài (có thể cùng hoặc không cùngthời điểm với xác lập hợp đồng), người kí kết phải là người đại diện của pháp nhân hoặcđược pháp nhân ủy quyên Dé tạo thuận lợi trong những trường hợp như vậy, Hội đồngthâm phán TANDTC đã có hướng dẫn tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HDTP rang “thỏa thuận trọng tài do người không có thâm quyên xác lập nhưng trongquá trình xác lập, thực hiện thỏa thuận trọng tài hoặc trong tố tụng trọng tài mà người

có thâm quyền xác lập thỏa thuận trọng tài đã chấp nhận hoặc đã biết mà không phảnđối thì thỏa thuận trọng tài không vô hiệu” Tuy nhiên, đề tránh rủi ro, pháp nhân cầnđảm bảo rằng người xác lập thỏa thuận trọng tài là người đại diện hợp pháp của phápnhân hoặc được pháp nhân ủy quyền; hoặc nếu không phải là những người trên thì khibắt đầu thủ tục tố tụng trọng tài cần thé hiện rõ ý chí về việc chấp nhận thỏa thuận trọng

tài.

Với lí do cá nhân, tô chức có nghĩa vụ thi hành không được thông báo kịp thời cácthông tin hoặc không thé tham gia thực hiện quyên t6 tụng với li do chính đáng, đây làquy định nhằm dam bảo quyền của các chủ thé, họ có quyền được tiếp cận thông tincũng như tiếp cận công lí, có cơ hội công bằng dé tham gia tô tụng Việc này đòi hỏingười có nghĩa vụ thi hành cần có đủ thông tin, đủ thời gian hợp lí để quyết định việc

có tham gia tố tụng không, tham gia như thế nào, thời gian để chuẩn bị bằng chứng

Trang 33

Muốn tránh việc phán quyết không được công nhận vì lí do này, pháp nhân cần đảm bảoviệc thông báo, tống đạt kịp thời, đầy đủ cho bên có nghĩa vụ thi hành theo quy địnhpháp luật của nước nơi có quốc tịch của bên phải thi hành.

Với lí do việc công nhận và cho thi hành là trái với nguyên tắc cơ bản của phápluật Việt Nam, Công ước New York cho phép Tòa án quốc gia được không công nhậnnếu việc công nhận là trái với trật tự công cộng của quốc gia đó Tuy vậy khái niệm “trật

tự công cộng” không được giải thích trực tiếp mà tùy thuộc vào ý chí của mỗi quốc giathành viên Theo cách hiểu phổ biến, trật tự công được hiệu bao gồm các nguyên tắc cơbản, gắn liền với công lí hoặc đạo đức mà quốc gia đó mong muốn bảo vệ (thậm chí cảtrường hợp không gắn trực tiếp với quốc gia đó); quy tac được thiết kế dé phục vụ lợiích thiết yếu về chính trị, xã hội hoặc kinh tế của quốc gia; trách nhiệm của quốc giaphải tôn trọng nghĩa vụ của mình đối với các quốc gia khác hoặc các tổ chức quốc tế

Có thể nói đây là một lí do từ chối công nhận có tính “eo dãn”, tức là các quốc gia cóthể mở rộng hay thu hẹp phạm vi “trật tự công”, từ đó cũng mở rộng hay thu hẹp nhữngtrường hợp từ chối công nhận Quan điểm của mỗi quốc gia về việc này cần đảm bảo sựcân bằng giữa lợi ích quốc gia và lợi ích của các chủ thể tư nhân khác

Sự công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài có ý nghĩa rất lớntrên thực tế Điều này vừa làm tăng sự tin tưởng của các thương nhân nước ngoài dànhcho thương nhân Việt Nam khi giao kết hợp đồng, vừa giảm tải áp lực về giải quyếttranh chấp cho hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp của Việt Nam, hơn hết sẽ khiếncho thương nhân Việt Nam dễ dàng hơn trong hoạt động thương mại quốc tế nói chung.Việc hoàn thiện quy định trong lĩnh vực này là hết sức cần thiết nhăm hỗ trợ về mặtpháp lí cho hoạt động giải quyết tranh chấp của thương nhân cũng như thực thi điều ướcquốc tế mà Việt Nam đã kí kết

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010

De Công ước New York 1958 về công nhận và cho thi hành phán quyết trongtài nước ngoài của Liên hợp quốc

3 Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam 2015

4 Báo cáo Đánh gid, so sánh quy định pháp luật Việt Nam về công nhận vàcho thi hành phán quyết trọng tài với Luật mẫu Uncitral, dé xuất khả năng áp dụng Luật

Trang 34

mau tại Việt Nam; Chương trình hop tác giữa Bộ Tư pháp va Dự án khu vực của Chươngtrình phát triển Liên hợp quốc UNDP, 2020

5 Van dé thực thi phán quyết của Trung tâm trọng tài thương mại quốc té Những vướng mắc và kiến nghị; TS Đặng Thị Thơm và TS Nguyễn Thu Thủy, 2022

Trang 35

-Chuyên đề 5:

THÂM QUYEN CUA HOI DONG TRỌNG TÀITHEO QUY ĐỊNH CUA PHAP LUẬT VIET NAM

ThS LS Lưu Ngoc Quang”5

ThS Tran Phương Anh””

Tóm tat: Pháp luật trọng tài Việt Nam tới nay đã đạt được nhiều thành tựu và giúpphương thức trọng tài có thé trở thành một trong những phương thức giải quyết tranhchấp thương mại hiệu quả tại Việt Nam Tuy vậy, với sư phát triển không ngừng củathực tiễn, pháp luật trọng tài đã dần bộc lộ những hạn chế nhất định, trong đó có vấn đềliên quan đến thâm quyền của Hội đồng trong tài

Từ khóa: trọng tài, Hội đồng trọng tài, thâm quyền

Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp có tính chất tài phán phi nhà nước(phi chính phủ) do các đương sự thỏa thuận lựa chọn để giải quyết các tranh chấp thươngmại Trọng tài chính là bên trung gian thứ ba được các bên tranh chấp chọn ra để giúpcác bên giải quyết những xung đột, bất đồng giữa họ trên cơ sở đảm bảo quyền tự địnhđoạt của các bên Vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, Việt Nam đã có các tòa án thươngmại và các quy tắc trọng tài trong luật tố tụng dân sự Năm 1963 và 1964 đánh dấu sựthành lập Hội đồng Trọng tài Ngoại thương và Hội đồng Trọng tài Hàng hải là tiền thâncủa Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (“VIAC”)

Mặc dù trọng tài đã hình thành và phát triển từ rất sớm, các quy định của pháp luậttrong tài nói chung, đặc biệt là về van đề xác định thâm quyên giải quyết tranh chap củaHội đồng Trọng tài, còn tồn tại một số điểm chưa phù hợp với thực tiễn giải quyết tranhchấp Do đó, các tác giả lựa chọn bài viết “Tham quyên giải quyết tranh chấp của Hộiđồng Trọng tai theo quy định của Luật trọng tài thương mại Việt Nam”

1 Quy định pháp luật Việt Nam về tham quyền giải quyết vụ tranh chấp củaHội đồng trọng tài

?6 Phó trưởng Phòng Ban Thư ký, Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC)

TM Giảng viên Khoa Pháp luật Thương mại quốc tế, Trường Dai học Luật hà Nội

Trang 36

Một hội đồng trọng tài chỉ có thâm quyền quyết định các tranh chấp mà các bên đãchấp thuận đưa ra trọng tài giải quyết Đây là nguyên tắc và là hệ quả chính của bản chất

tự nguyện của trọng tải.

Trong hoạt động trong tài, thâm quyên hoặc quyền hạn của Hội đồng trọng tài phátsinh từ thỏa thuận của các bên; ngoài ra, trên thực tế, không còn nguồn nào khác làmphat sinh thâm quyền Chính các bên trao cho một hội đồng trọng tài tư thẩm quyềnquyết định tranh chấp giữa họ; và hội đồng trọng tài phải thận trọng đảm bảo hoạt độngtheo đúng các điều khoản ủy quyên

Ngay sau khi Hội đồng Trọng tài được thành lập, việc xác định thâm quyền của Hộiđồng Trọng tài là van dé tiên quyét Diéu nay được thé hiện tại khoản 1 Điều 43 Luật

Trọng tài Thương mại:

“Điều 43 Xem xét thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thé thựchiện được, thâm quyền của Hội đồng trọng tài

1 Trước khi xem xét nội dung vụ tranh chấp, Hội đồng trọng tài phải xem xét hiệulực của thỏa thuận trọng tài; thỏa thuận trọng tài có thể thực hiện được hay không vàxem xét thâm quyền của mình”

Theo đó, pháp luật trao cho Hội đồng Trọng tài quyền được xem xét và quyết định

về việc họ có thâm quyên giải quyết tranh chấp hay không, và căn cứ dé Hội đồng trọngtài có thé thực hiện được điều này chính là thỏa thuận trọng tài của các bên Thỏa thuậntrọng tài có hiệu lực là điều kiện tiên quyết dé có thể giải quyết tranh chấp bằng trọngtài thương mại Một khi thỏa thuận trọng tài có hiệu lực thì tranh chấp sẽ được giải quyếtbởi trọng tài và Tòa án không có thâm quyên giải quyết tranh chấp đó Nếu một bênkhông thực hiện thỏa thuận trong tài và cố ý đưa tranh chấp ra Tòa án thì theo pháp luậtnhiều nước, Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện hoặc đình chỉ vụ kiện, yêu cầu các bênđưa tranh chấp về trọng tài đã được lựa chọn trong thỏa thuận trọng tài Công ước NewYork năm 1958, Luật Mẫu của UNCITRAL đều quy định tương tự như vậy: tòa án cácnước thành viên khi nhận được đơn khởi kiện về tranh chấp đã được các bên thỏa thuậngiải quyết bằng trọng tài, theo yêu cầu của một trong các bên sẽ chuyên các bên đếntrọng tai có thẩm quyên trừ khi thay răng thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc không có

khả năng thi hành.

Trong trường hợp một bên hoặc các bên bên không đồng ý với quyết định về thâm

quyên của Hội đông Trọng tải, họ có quyên làm Đơn khiêu nại đê yêu câu Tòa án ban

Trang 37

hành quyết định cuối cùng về thâm quyền của Hội đồng Trọng tài theo quy định tại Điều

44 Luật Trọng tài Thương mại:

“Điều 44 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài về

việc không có thỏa thuận trọng tai, thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài

không thê thực hiện được, thâm quyền của Hội đồng trọng tài

1 Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài quy địnhtại Điều 43 của Luật này, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyếtđịnh của Hội đồng trọng tài, các bên có quyền gửi đơn yêu cầu Toà án có thâm quyềnxem xét lại quyết định của Hội đồng trọng tài Bên khiếu nại phải đồng thời thông báoviệc khiếu nại cho Hội đồng trọng tài”

Theo đó, khoản 6 Điều 44 quy định trong trường hợp Toà án quyết định vụ tranhchấp không thuộc thâm quyền của Hội đồng trọng tài, không có thỏa thuận trọng tải,thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thé thực hiện được, Hộiđồng trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp Ngoài ra, theo điểm c khoản

2 Điều 68 Luật Trọng tài thương mại, một trong những căn cứ dé hủy Phan quyết Trọngtài là Hội đồng Trọng tài không có thâm quyền giải quyết Vụ tranh chap

Nhìn chung, giải quyết tranh chấp băng trọng tài thương mại là một phương thứcgiải quyết tranh chap dé cao ý chí thỏa thuận của các bên, vậy nên nếu (i) Vụ tranh chấpthuộc lĩnh vực thương mại như quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài Thương mại 2010 và(11) các bên có thỏa thuận trong tài đúng theo quy định tại Điều 5 và Điều 16 Luật Trọngtài Thương mại 2010 thì Trọng tài có thâm quyên giải quyết vụ tranh chấp đó (theokhoản 1 Điều 2 Nghị quyết 01/2014 NQ-HDTP), trừ các trường hợp quy định tại khoản

3 Điều 2 Nghị quyết 01/2014 NQ-HDTP Trong các trường hợp sau, thẩm quyên giảiquyết tranh chấp sẽ thuộc về Tòa án:

“1 Có quyết định của Tòa án huỷ phán quyết trọng tài, hủy quyết định của Hộiđồng trọng tài vỀ việc công nhận sự thỏa thuận của các bên;

2 Có quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp của Hội dong trọng tài, Trung tâmtrong tài quy định tại khoản I Điều 43 các điểm a, b, d va đ khoản 1 Diéu 59 Luật

TTTM;

3 Tranh chấp thuộc trường hop quy định tai các khoản 1, 2, 3 và 5 Diéu 4 Nghịquyết 01/2014 NO- HĐTP ”

Trang 38

Ngoài ra, có một ngoại lệ tồn tại liên quan thâm quyên trọng tài được quy địnhtại Điều 17 Luật Trọng tài thương mại, theo đó đối với các tranh chấp giữa nhà cungcấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng, mặc dù điều khoản trọng tài đã được ghi nhậntrong các điều kiện chung về cung cấp hàng hoá, dich vụ do nhà cung cấp soạn sẵn thỏathuận trọng tài thì người tiêu dùng vẫn được quyền lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án đểgiải quyết tranh chấp Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ chỉ được quyền khởi kiện tạiTrọng tài nếu được người tiêu dùng chấp thuận.

So sánh với Tòa án, có thê thấy rằng sé lượng các quy định về việc xác định thâmquyên giải quyết tranh chấp của Hội đồng Trọng tài còn khá khiêm tốn Thâm quyềncủa Tòa án được quy định rất cụ thê, chỉ tiết trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS2015) Theo đó, BLTTDS 2015 quy định rõ các loại vụ việc dân sự, hôn nhân và giađình, kinh doanh thương mại hay lao động thuộc phạm vi thâm quyền của Tòa án từĐiều 26 đến Điều 33 Thêm vào đó, thẩm quyền của Tòa án các cấp tỉnh, huyện cũngđược quy định phân chia rõ ràng BLTTDS 2015 cũng quy định cả về thâm quyền củaTòa án theo lãnh thé và Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cau (Điều

39, Điều 40 Bộ luật Tổ tụng dân sự 2015) Thậm chí, Điều 43 BLTTDS 2015 còn quyđịnh cả về nguyên tắc xác định thâm quyền của Tòa án trong trường hợp chưa có điềuluật dé áp dụng Nhu vậy có thé thay van đề về thẩm quyền của Tòa án được quy định

vô cùng chỉ tiết trong hệ thống văn bản pháp luật về giải quyết tranh chấp hiện nay

2 Tham quyền của Hội đồng Trọng tài trong thực tiễn giải quyết tranh chấpThực trạng các quy định pháp luật về thâm quyền của Hội đồng Trọng tài cho thấy

sự khuyết thiếu các quy định, hướng dẫn cụ thé dé xác định thâm quyền của Hội đồngTrọng tài Tuy nhiên, qua nghiên cứu các quy định hiện có của pháp luật trọng tài kếthợp với kinh nghiệm thực tiễn, nhóm tác giả nhận định rằng Hội đồng Trọng tài sẽ cóthâm quyên giải quyết tranh chấp khi tất cả các điều kiện sau xảy ra:

Thứ nhất, Hội đồng Trọng tài được thành lập hợp pháp;

Thứ hai, thỏa thuận trọng tài có hiệu lực, có thé thực hiện được;

Tứ ba, vụ tranh chấp thuộc thầm quyền của trọng tai;

Thứ tu, các yêu cầu khởi kiện/kiện lại của các bên không vượt quá thỏa thuận của

các bên về phạm vi thâm quyên của Hội đông Trọng tài;

Trang 39

Tư nam, các bên đã hoàn thành nghĩa vụ nộp phí trọng tài đối với yêu cầu khởi

kién/kién lai của mình

Thi sáu, vụ tranh chấp không thuộc trường hợp ngoại lệ tại Điều 17 Luật Trọng tài

Thương mại.

Những phân tích cụ thể về các điều kiện nêu trên cùng những ví dụ thực tiễn sẽ đượctrình bày tại các phần dưới đây

2.1 Về điều kiện Hội đồng Trọng tài được thành lập hợp pháp

Việc thành lập Hội đồng Trọng tài được coi là hợp pháp khi đáp ứng đầy đủ các yêucầu sau đây:

(i) Đúng quy định của pháp luật (Điều 40, 41 Luật Trọng tài Thương mại) và cácvăn bản hướng dẫn;

(ii) Đúng thỏa thuận của các Bên; va

(iii) Đúng Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài thụ lý vụ tranh chấp (đốivới trọng tài quy chê)

So sánh các điều kiện thành lập Hội đồng Trọng tài với Tòa án, có thể thay T sukhác biệt khi toàn bộ quy trình thành lập Hội đồng xét xử tại Tòa án đều chỉ theo quyđịnh của pháp luật Các bên theo đó sẽ không có quyền thỏa thuận về cá trình tự, thủ tụcthành lập Hội đồng xét xử tại Tòa án, cũng không có các quyền chọn Tham phán Trongtrọng tài, trên cơ sở đặc thù của phương thức này là tôn trọng tối đa sự thỏa thuận củacác bên, pháp luật trao cho các bên quyên tự thỏa thuận dé xác định trình tự, thủ tụcthành lập Hội đồng Trọng tài mà các bên mong muốn Trong trường hợp các Bên khôngthỏa thuận, việc thành lập Hội đồng Trọng tài sẽ được thực hiện theo Quy tac tô tụngcủa trung tâm trọng tài thụ lý vụ tranh chấp (đối với trọng tài quy chế) hoặc theo quyđịnh của pháp luật Việc trao quyền thỏa thuận cho các Bên một mặt thê hiện rõ đặc thùcủa phương thức trọng tài, nhưng mặt khác có thé gây ra những khó khăn không nhỏkhi áp dụng trên thực tiễn nếu như thỏa thuận của các bên không mang tính khả thi

Ví dụ thực tiễn:

Doanh nghiệp Việt Nam và Doanh nghiệp Nhật Ban dang đàm phán dé giao kết thỏathuận hợp tác kinh doanh, trong đó có điều khoản chọn Trung tâm Trọng tài Quốc tếViệt Nam giải quyết Vụ tranh chấp với Hội đồng Trọng tài gồm 3 Trọng tài viên Trongquá trình đàm phán, Doanh nghiệp Nhật Bản yêu cầu 3 Trọng tài viên phải là người cóquốc tịch Nhật Bản hoặc thông thạo tiếng Nhật; trong khi đó, Doanh nghiệp Việt Nam

Trang 40

yêu cầu 3 Trọng tài viên phải là người có quốc tịch Việt Nam hoặc thông thạo tiếngViệt Cuối cùng, các bên đạt được thỏa thuận thống nhất như sau:

“Moi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến thỏa thuận hợp tác kinh doanh này

sẽ được giải quyết chung thẩm bang trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam(“VIAC”) Hội đồng Trọng tài gom 3 Trọng tài viên được chỉ định bởi Chủ tịch VIACvới đây đủ các tiêu chí như sau:

- Các Trọng tài viên không được mang quốc tịch Việt Nam và Nhật Bản,

- Các Trọng tài viên phải sử dụng được cả tiếng Việt và tiếng Nhật"

Có thé thay thỏa thuận nêu trên của các bên là thỏa thuận hợp pháp, thé hiện đúng

ý chí, nguyện vọng của các bên Tuy nhiên, dưới góc độ thực tiễn, thỏa thuận nêu trênkhông có nhiều tính khả thi bởi lẽ việc chỉ định được ba Trọng tài viên không mangquốc tịch Việt Nam, Nhật Bản nhưng phải sử dụng được hai ngôn ngữ gần như khôngthê thực hiện được Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình thành lập Hội đồngTrọng tài, thậm chí, có thé khiến cho tố tụng trọng tài không thé tiến hành đúng thỏa

thuận các bên.

2.2 Về điều kiện “Thỏa thuận trọng tài có hiệu lực, có thể thực hiện được ”

Thỏa thuận trọng tài là điều kiện tiên quyết để tranh chấp giữa các bên được giảiquyết bằng trọng tài Do đó, đây cũng là một trong các điều kiện quan trọng nhất dé xácđịnh thâm quyên của Hội đồng Trọng tài Thỏa thuận trọng tài có hiệu lực phải đáp ứngđầy đủ các tiêu chí sau:

(i) Thứ nhất, Thỏa thuận trong tài đã được xác lập giữa các bên tranh chấp dưới dạngvăn bản hoặc được coi là văn bản

Thỏa thuận trọng tài được coi là xác lập dưới dạng văn bản nếu như được xác lậpthông qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thứckhác theo quy định của pháp luật; thông qua trao đôi thông tin bằng văn bản giữa cácbên; được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thâm quyên ghi chép lại bằng vănbản theo yêu cầu của các bên; trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản cóthể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệutương tự khác; hoặc qua trao đôi về đơn kiện và bản tự bảo vệ ma trong đó thể hiện sựtồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận

Ngày đăng: 30/03/2024, 15:40

w