1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo vệ quyền con người bằng chế định nhỏ về án tích trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018-2022)

86 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo vệ quyền con người bằng chế định nhỏ về án tích trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018-2022)
Tác giả Hà Mạnh Cường
Người hướng dẫn GS.TSKH. Lê Văn Cảm
Trường học Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 19,85 MB

Nội dung

Quan điểm về chế định án tích ở một số quốc gia trên thé giới như sau: 1 GS.TSKH luật Zelđôv X.L cho răng: Án tích gồm ba bộ phận hợp thành: i Khoảng thời gian từ khi bản án kết tội có h

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

HÀ MẠNH CƯỜNG

BAO VỆ QUYEN CON NGUỜI BANG CHE ĐỊNH NHỎ

VE ÁN TÍCH TRONG LUAT HÌNH SU VIỆT NAM (TREN CƠ SỞ THUC TIEN XÉT XU TẠI TINH HÀ

GIANG GIAI DOAN 2018-2022)

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

HÀ MẠNH CƯỜNG

BAO VỆ QUYEN CON NGUOI BANG CHE ĐỊNH NHỎ

VE AN TICH TRONG LUAT HINH SU VIET NAM (TREN CO'SO THUC TIEN XET XU TAI TINH HA

GIANG GIAI DOAN 2018-2022)

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự

Mã số: 8380101.03

Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TSKH LÊ VĂN CÁM

HÀ NOI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bồ trong bat kỳ công trình nàokhác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,

tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tắt cả các môn học và đã thanh toán tat cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tôi xin chân thành cảm on!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Hà Mạnh Cường

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đề hoàn thành Luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và

biết ơn sâu sắc tới GS.TSKH Lê Văn Cảm đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi

trong suốt quá trình nghiên cứu và viết luận văn này Những ý kiến đóng góp củathầy là nền tảng giúp đỡ tôi hoàn thiện luận văn của mình một cách tốt nhất

Tôi chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo Trường Đại học Luật, Đại học

Quốc gia Hà Nội đã day dỗ, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học

tap, là cơ sở cho quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.

Cuối cùng, tôi xin cám ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn đồng hành, ủng

hộ và khích lệ tôi trong suốt thời gian vừa qua Đây chính là nguồn động viênlớn lao nhất mà tôi may man có được, giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập

và nghiên cứu.

Trang 5

NGUOI BANG CHE DINH NHO VE AN TICH TRONG

LUAT HÌNH SU VIET NAM 25c SseceEeEEkerkerkerrreeKhái niệm, bản chất pháp lý và ý nghĩa của bảo vệ quyền

con người bằng chế định nhỏ về án tích trong Luật hình sự

Khái niệm bảo vệ quyền con người bằng chế định nhỏ về án tích

trong Luật hình sự Việt Nam ¿+ + + E2 SvEEssereeersreerss

Bản chất pháp lý của chế định nhỏ về án tích đối với việc bảo vệquyên con nBườii -s- + sc + £+++EE£EEEEkEEEEEEEEEEE211211221 21212 cre,

Ý nghĩa của bảo vệ quyền con người bằng chế định nhỏ về án

tích trong Luật hình sự Việt Nam - 5 25 + k*sksseseeeesee

Lịch sử hình thành và phát triển của các quy phạm pháp luật

hình sự Việt Nam về án tích sau Cách mạng Tháng Tám năm

1945 đến trước khi pháp điển hóa lần thứ 3 (1945 -2015)

Giai đoạn từ năm 1945 -1O8Š - << 11 SnnnnSS S233 1111 tre, Giai đoạn từ năm 1985 -1009, G SG 111213123 1118111812111 1 121 x£4

Giai đoạn từ sau năm 1999 đến năm 20 15 - ¿ s+s+s+££ezxzxezs

Kết luận chương 1 - 2-2-5 SE2E2E£2EE2EEEEEEEEEEEEEEEE211211 111cc.

Trang 6

Chương 2: CHE ĐỊNH NHỎ VE ÁN TÍCH TRONG BỘ LUAT HÌNH

SỰ NĂM 2015 VỚI VIỆC BẢO VE QUYEN CON NGƯỜI

VÀ THUC TIEN XÉT XỬ CÓ LIEN QUAN TẠI TOA ÁN

TINH HÀ GIANG GIAI DOAN NĂM 2018 - 2022 272.1 Ché định nhỏ về án tích trong Bộ luật hình sự năm 2015 với

việc bảo vệ quyền con người 2 2 scx+Ex+E+Eerxerxerxrree 27

2.1.1 Trường hợp không bị coi là có án tích - ‹ -«++s+++eex+sex+sess 27 2.1.2 Đương nhiên được xóa án tÍCh - 5+ + £++kE+veseeseeeeeseeee 29

2.1.3 Xóa án tích theo quyết định của Tòa án - 2-2-2 s+cs+zszse¿ 33

2.1.4 Xóa án tích trong trường hợp đặc bIiỆt 55 55555 s+scs+ss2 38

2.2 Bao vệ quyền con người bằng chế định nhỏ về án tích trong

thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang giai đoạn

2018 — 202200 nh .4 39

2.2.1 Bao vệ quyền con người trong áp dụng chế định nhỏ về án tích

tại Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang .- - + +++s£+sv++eessx 39

2.2.2 Một số vướng mắc, tồn tại khi áp dụng chế định án tích 44Kết luận chương 2 ¿2 25s 2E 2E 2E12E1E21E717171211211211 11111 cxe 58

Chuong 3: DINH HUONG TIEP TUC HOAN THIEN CAC QUY

3.1.

3.2.

3.2.1.

3.2.2.

ĐỊNH VE ÁN TICH TRONG PHÁP LUAT HÌNH SỰ VIỆT

NAM VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ CỦA

VIỆC ÁP DUNG CHE ĐỊNH NHỎ VE ÁN TÍCH 59

Định hướng tiếp tục hoàn thiện các quy định về án tích trong

pháp luật hình sự Việt Nam - Ặ- Q SH, 59

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo QCN bằng chế định

Trang 7

3.2.3 Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao xem xét, giải thích những

vướng mắc về chế định xóa án tích -¿-¿©++c++cs+zxerxzss 643.2.4 Tăng cường sự hướng dẫn áp dụng chế định xóa án tích của các

cơ quan có thẳm quyÊhn 2 ¿2+ s5£+S£+E££E£EE£EE2EEZEzEerkersrreres 64

3.2.5 Nâng cao trách nhiệm của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

trong việc áp dụng chế định xóa án tích 2-2 ss=sz=s+ 68

Kết luận chương 3 2-2-5 SEEEEE2E121121127127171211211211211 21111 TExe 71

KẾT LUAN 0oooccccccsccsssssessessessessecsssssssssssessscsecsessussussussssssessessessessessuesseeseeseeses 72

DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO - 2 2 2 szzxzzxzse2 73

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

BLHS: Bộ luật hình sự

LLTP: Lý lịch tư pháp

QCN: Quyén con người

TNHS: Trách nhiệm hình sự

Trang 9

DANH MỤC CÁC BÁNG

Số hiệu Tên bảng Trang

Bang 2.1 | Kết quả xét xử tại TAND hai cấp tỉnh Ha Giang giai

đoạn 2018-2022 40

Bảng 2.2 | Các trường hợp xóa án tích tại TAND hai cấp tỉnh Hà

Giang giai đoạn 2018-2022 44

Trang 10

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tàiTrong giai đoạn xây dựng Nha nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa củaNhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, Luật số 12/2017/QH14 ngày 20

tháng 6 năm 2017 của Quốc hội sửa đổi, bố sung một số điều của BLHS số 100/2015/QH13 là công cụ pháp lý quan trọng trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm Mặc dù, đã được kế thừa và tiếp thu những tỉnh thần và sự tiến bộ của BLHS năm 1985 đến nay, BLHS năm 2015 đã được sửa đổi bổ

sung năm 2017 đã bộc lộ những bất cập không chỉ trong thực tiễn áp dụng các

quy định của pháp luật hình sự mà cả trên phương diện nhận thức và lý luận.

Trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

và cải cách tư pháp hiện nay, việc nghiên cứu và làm sáng tỏ về mặt lý luận

và hoàn thiện pháp luật hình sự thực định là vô cùng cần thiết và quan trọngkhông chỉ trong lĩnh vực pháp luật hình sự nói riêng mà đối với cả hệ thống

pháp luật Việt Nam nói chung Trong đó án tích là một trong các nội dung

quan trọng của BLHS Việc nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện lý luận và

qua quá trình thực tiễn việc xét xử để hoàn thiện về việc bảo về QCN băngchế định nhỏ về án tích trong luật hình sự là yêu cầu cấp thiết, góp phần làmcho nhận thức thống nhất, đầy đủ về lý luận, quy định của pháp luật cũng như

áp dụng đúng các quy định của BLHS về chế định án tích Từ trước đến nay,bảo vệ QCN bằng chế định nhỏ về án tích trong luật hình sự Việt Nam, vẫn

chưa có một công trình nao nghiên cứu một cách tổng thể, toàn điện và có hệ thống vấn đề liên quan đến bảo vệ QCN bằng chế định nhỏ về án tích Ngoài

ra, việc hiểu van đề liên quan đến án tích cũng còn có nhiều quan điểm khác nhau và chưa thống nhất Như vậy, đòi hỏi phải có một công trình nghiên cứu

bảo vệ QCN băng chế định nhỏ về án tích trong luật hình sự Việt Nam một

cách toàn diện và sâu sac, điêu đó đặt ra yêu câu hêt sức cân thiệt trong điêu

Trang 11

kiện hiện nay Trước yêu cầu đó, việc nghiên cứu một cách nghiêm túc và

toàn diện bảo vệ QCN băng chế định nhỏ về án tích trong luật hình sự Việt

Nam dé đưa ra các lý giải khoa học và mô hình lý luận van dé này đồng thời

cũng đưa ra các kiến giải lập pháp góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự mà

cụ thê là BLHS Việt Nam để giải quyết các vấn đề còn bất cập và vướng mắctrong thực tiễn áp dụng các quy phạm này của các cơ quan tiến hành tô tụng

là vô cùng quan trọng và cần thiết trong giai đoạn xây dựng nhà nước phápquyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay Từ những lý do phân tích trên

đây, tôi lựa chon đề tài “Bđo vệ QCN bằng chế định nhỏ về án tích trong

luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Hà Giang giai

đoạn 2018 - 2022)” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.

2 Tình hình nghiên cứu

Qua nghiên cứu về lý luận và thực tiễn áp dụng về bảo vệ QCN bằngchế định nhỏ về án tích trong luật hình sự Việt Nam thì có thể thấy án tích làmột trong những chế định quan trọng và phức tạp trong pháp luật hình sự.Việc nghiên cứu Bảo vệ QCN bằng chế định nhỏ về án tích trong luật hình sự

Việt Nam vẫn chưa được quan tâm đúng mức Ở Việt Nam, về chế định án tích và các chế định liên quan đến chế định này hiện nay có một số công trình

nghiên cứu như sau:

- Nghiên cứu dưới hình thức sách tham khảo, sách chuyên khảo, đề tài

khoa học:

1 GS.TSKH Lê Cam (2009), Hé thong tw pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyên, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội;

2.GS.TSKH Lê Cảm và TS Nguyễn Trọng Điệp (đồng chủ biên),

“Bảo vệ các OCN bằng pháp luật hình sự thực định Việt Nam”, (sách chuyên

khảo) Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2021.

3.GS.TSKH Lê Văn Cảm, Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật

hình sự (Phan chung), Nhà xuất ban Dai học Quốc gia Hà Nội, 2019;

Trang 12

4 Phạm Hồng Hải, Mô hình lý luận về BLHS Việt Nam, NXB Khoa học

xã hội, Hà Nội, 1993;

5 TS Trần Quang Tiệp (2004), Bảo vệ QCN trong luật hình sự, tổ tụng

hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6 Nguyễn Quang Long (2020), Những van dé lý luận và thực tiễn về

chế định án tích theo luật hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Khoaluật — Đại hoc Quốc gia Hà Nội

Nghiên cứu dưới hình thức bài viết, tạp chí: 1) GS.TSKH Lê Văn Cảm,

Bao vệ QCN trong lĩnh vực tư pháp hình sự - ý nghĩa của việc nghiên cứu,

13/2006, tr.8-17; Số 14/2006, tr.4-12); 4) Hồ Sĩ Sơn, “An tích theo luật hình

sự Việt Nam 1999”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 12/2001; 5) Nguyễn Quang Long (2019), “Hoàn thiện các quy phạm về chế định án tích trong Bộ

luật Hình sự năm 2015”, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, 3(29),tr 12-21; 6) LêVăn Cảm, Nguyễn Quang Long (2019), “Các quy phạm về án tích trong pháp

luật hình sự Việt Nam hiện hành và việc tiếp tục hoàn thiện”, Tạp chí Dân

chủ và pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr 91-102; 7) Lê Văn Cảm, Nguyễn

Quang Long, Nguyễn Văn Thủy (2016), “Điểm mới trong các chế định về

biện pháp tha miễn, quy định đối với pháp nhân thương mại và người dưới 18

tuổi phạm tội ”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 07 (311), tr.7-14

Kết quả nghiên cứu các công trình, bài viết nêu trên cho thấy các nghiên cứu đã đưa ra một số các quan điểm lý luận và thực tiễn áp dụng các

quy định của BLHS về chế định án tích Tuy nhiên, qua nghiên cứu các công

Trang 13

trình này đã cho thấy, chế định án tích với tư cách là một trong những chế

định quan trọng và cơ bản trong pháp luật hình sự nhưng chế định này hiện

nay van còn nhiều thiếu sót và bất cập Việc nghiên cứu đề tài “Bao vệ QCN

bằng chế định nhỏ về án tích trong luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực

tiễn xét xử tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018 - 2022)” là một đòi hỏi khách

quan và cần thiết trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền và cải cách

tư pháp ở Việt Nam hiện nay.

3 Mục đích nghiên cứu của luận văn 3.1 Mục dich nghiên cứu: Mục dich của luận văn là nghiên cứu một

cách đồng bộ tương đối, toàn diện dé làm sáng tỏ về mặt lý luận và khoa học những nội dung cơ bản của chế định án tích trong pháp luật hình sự Việt Nam, đồng thời chỉ ra những bat cập dé đưa ra các kiến giải lập pháp nhằm

hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Về mặt lý luận: Tập trung nghiên cứu quy định BLHS Việt Nam hiện

hành về chế định án tích, so sánh với quy định trong luật hình sự Việt Nam qua các thời kỳ dé làm rõ sự hoàn thiện về mặt lý luận của chế định này trong

luật hình sự Việt Nam.

- Về mặt thực tiễn: Đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của chếđịnh nhỏ về án tích Từ đó tìm ra những thiếu sót, bất cập và những vướng

mắc của việc áp dụng pháp luật hình sự liên quan đến chế định này trên thực

tế, qua đó đưa ra được mô hình lý luận về chế định án tích và đề xuất mô hình

kiến giải lập pháp cụ thê về chế định này

3.3 Phạm vi nghiên cứu: Tác giả nghiên cứu ché định án tích theo

pháp luật hình sự Việt Nam Luận văn nghiên cứu Bảo vệ QCN băng chế định

nhỏ về án tích trong luật hình sự Việt Nam không chỉ trong quy định của

BLHS Việt Nam năm 1985, năm 1999 và năm 2017 mà còn nghiên cứu cả

các quy phạm về chế định này trước khi có BLHS năm 1985

Trang 14

4 Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu

Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ này là những

vấn đề khoa học nền tảng về chế định lớn về các biện pháp tha miễn hình sự,

cụ thê là các luận điểm liên quan đến các chế định nhỏ về án tích Đặc biệt

trong luận văn đã dựa trên những luận điểm trong các công trình nghiên cứu

khoa hoc của tác giả GS.TSKH Lê Văn Cảm trong sách chuyên khảo “Bao vệ

các QCN bằng pháp luật hình sự thực định Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc

gia sự thật, Hà Nội, 2021 (các trang từ 483 đến 493) và Sách chuyên khảo (75

năm hình thành, phát triển của hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam và định hướng tiếp tục hoàn thiện (1945 - 2020), Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà

Nội, 2021 (các trang từ 30 đến 275)

5 Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở phương pháp luận Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ

nghĩa duy vật lịch sử tác giả nghiên cứu, thực hiện luận văn Đồng thời, trên

cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nha nước ta về nhà nước pháp quyền, về chính sách hình sự, về cải cách tư pháp,

cũng như các thành tựu khoa học khác trong lĩnh vực pháp luật hình sự.

5.2 Các phương pháp nghiên cứu

Đề thực hiện đề tài nêu trên của Luận văn, tác giả áp dụng các cáchthức, biện pháp nghiên cứu cụ thể và đặc thù như:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng trong việc nghiên cứu

các quy định pháp luật về án tích

- Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp: Đây là phương pháp được sử dụng xuyên suốt trong các nội dung của luận văn dé làm rõ các van đề lớn, đánh giá đúng tình hình, thực trạng, tông hợp các số liệu, thông tin

từ các công trình đã nghiên cứu liên quan đến đề tai

- Phương pháp khảo sát thực tiễn: Thực hiện khảo sát thực tiễn áp dụng

chế định nhỏ về án tích của TAND hai cấp tỉnh Hà Giang.

Trang 15

6 Những điểm mới và đóng góp của luận văn Nghiên cứu về bảo vệ QCN bằng chế định nhỏ về án tích trong luật

hình sự Việt Nam có ý nghĩa và vai trò to lớn về mặt lý luận và thực tiễn đốivới việc hoàn thiện pháp luật hình sự, vì đây là công trình đầu tiên ở cấp độ

một luận văn thạc sĩ luật học nghiên cứu toàn diện, có hệ thống van dé án tích Điểm mới cơ ban của luận văn gồm:

- Tập trung vao nghiên cứu một cách đồng bộ, thống nhất về bảo vệ

QCN bằng chế định nhỏ về án tích trong luật hình sự Việt Nam

- Nghiên cứu chỉ ra những đặc điểm cơ bản và chủ yếu của quá trình thựchiện về bảo vệ QCN băng chế định nhỏ về án tích trong luật hình sự Việt Nam

- Nghiên cứu làm sáng tỏ và chỉ ra những bat cập, hạn chế đối với các quy định về bảo vệ QCN băng chế định nhỏ về án tích trong luật hình sự Việt

Nam trong việc áp dụng các quy phạm này vào thực tiễn.

- Đề xuất mô hình kiến giải lập pháp cụ thể về bảo vệ QCN bằng chếđịnh nhỏ về án tích trong luật hình sự Việt Nam góp phần vào việc hoàn thiệnhơn nữa BLHS trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam

XHCN hiện nay.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, kếtcau luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề chung về bảo vệ QCN băng chế định nhỏ về

án tích trong luật hình sự Việt Nam

Chương 2: Ché định nhỏ về án tích trong BLHS năm 2015 với việc bảo

vệ quyền con người và thực tiễn xét xử có liên quan tại Toà án nhân dân tỉnh

Hà Giang giai đoạn năm 2018 - 2022

Chương 3: Định hướng tiếp tục hoàn thiện các quy định về án tích

trong pháp luật hình sự Việt Nam và các giải pháp nâng cao hiệu quả của việc

áp dụng chế định nhỏ về án tích

Trang 16

Chương 1

MOT SO VAN DE CHUNG VE BẢO VỆ QUYEN CON NGƯỜI BANGCHE ĐỊNH NHỎ VE ÁN TÍCH TRONG LUẬT HÌNH SU VIỆT NAM

1.1 Khái niệm, bản chất pháp lý và ý nghĩa của bảo vệ quyền con

người bằng chế định nhỏ về án tích trong Luật hình sự Việt Nam

1.1.1 Khái niệm bảo vệ quyền con người bằng chế định nhỏ về án

tích trong Luật hình sự Việt Nam

1) Khái niệm OCN, bảo vệ OCN

Về van đề về QCN, theo quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lénin thì QCN

“về bản chất bao ham cả hai mặt tự nhiên và xã hội” [7, tr.755] Theo C.Mác:

“QCN là những đặc quyền chỉ có ở con người mới có, với tư cách là conngười, là thành viên của xã hội loài người” [8, tr.14] Hiện nay, có nhiều địnhnghĩa khác nhau về QCN (human right) Theo Văn phòng Cao ủy Liên hợp

quốc về QCN thì “QCN là những bảo đảm pháp lý Tòan cầu (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc (omissions) ma làm tốn hại đến nhân phẩm, những sự được phép (entitlements) và tự do cơ ban (fundamental

freedoms) của con người” [27 tr.37] Bên cạnh định nghĩa kể trên, có quanđiểm cho rằng, “QCN là những sự được phép (entitlements) mà tất cả thànhviên của cộng đồng nhân loại, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo,địa vị xã hội ; đều có ngay từ khi sinh ra, đơn giản chỉ vì họ là con người”[45 tr.25] Những ghi nhận này kết tinh những giá trị tốt đẹp, xuất phat vi con

người của toàn nhân loại, áp dụng với mọi thành viên của xã hội Những nhận

thức và tiêu chuẩn về QCN là cơ sở để mọi người trong xã hội được ghi nhận, bảo vệ nhân pham và có điều kiện hình thành, phát triển đầy đủ các năng lực,

phẩm chat của cá nhân với tư cách là một con người

Việt Nam là một trong những quốc gia sớm phê chuẩn, gia nhập và

Trang 17

thành viên tích cực trong thực thi các Công ước, Hiệp ước quốc tế về QCN.

Dé tạo lập cơ sở cho việc bảo đảm QCN, Dang ta đã kế thừa từ lịch sử, truyền

thống văn hóa của quốc gia, dân tộc, trên cơ sở nên tảng lý luận và nhu cầu

thực tiễn dé hình thành quan điểm, chính sách về QCN Tại Việt Nam, QCN

được hiểu là những nhu cầu, lợi ích vốn có của con người được quy định và

bảo vệ bởi pháp luật quốc gia, trong các thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam

tham gia ký kết [14, tr.38]

QCN không chỉ được pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia ghi nhận

mà điều quan trọng là Nhà nước phải bảo vệ, bảo đảm cho QCN được thực thi trên thực tế Pháp luật quy định, tạo hành lang pháp lý bảo vệ QCN và có cơ chế dé thực thi trong đời sống xã hội Bảo vệ bằng pháp lý được thực hiện dưới nhiều hình thức và phương tiện pháp lý khác nhau, nhưng có mối liên hệ tác

động lẫn nhau, đều vì mục tiêu lợi ích công, lợi ích của xã hội, vì con người

2) Khái niệm chế định nhỏ về án tích trong luật hình sự Việt Nam

Từ điển Luật học của Viện Khoa học pháp lý “An tích là đặc điểm xấu(hậu quả) về nhân thân của người đã bị kết án và bị áp dụng hình phạt đã

được ghi và lưu lại trong LLTP trong thời gian luật định ” [43, tr.14] Quan

điểm này đã khái quát và làm rõ được bản chất của án tích cũng như các đặc điểm về mặt pháp lý của án tích.

Trên phương diện nghiên cứu học thuật, rõ ràng án tích là một chế định

quan trọng trong pháp luật hình sự, vì chế định án tích có ý nghĩa trong việc

áp dụng các quy định khác trong luật hình sự như việc căn cứ để xóa án tích,xác định áp dụng tái phạm, tái phạm nguy hiểm Về chế định án tích, có một

số quan điểm sau:

Ở Việt Nam có một số quan điểm về án tích như sau: 1) GS.TSKH LêCảm cho rằng: “Án tích là hậu quả pháp lý của việc người bị kết án bị ápdụng hình phạt theo bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án và là giai

Trang 18

đoạn cuối cùng của việc thực hiện TNHS, được thé hiện trong việc người bị

kết án mặc dù đã chấp hành xong bản án (bao gồm hình phạt chính, hình phạt

bổ sung và các quyết định khác của Tòa án) nhưng vẫn chưa hết án tích hoặcchưa được xóa án tích theo các quy định của pháp luật hình sự” [9, tr.485] 2)PGS.TS, Luật sư Phạm Hong Hải coi án tích là hậu quả pháp lý của ban án kết tội mà Tòa án tuyên đối với người phạm tội, là một tình tiết có ý nghĩa

pháp lý trong việc đánh giá tính chất nguy hiểm của tội phạm và của ngườiphạm tội khi tội phạm được thực hiện trong thời gian người ấy mang ántích [27, tr.276] Hay có quan niệm cho răng án tích là dấu vết về việcphạm tội của một người đã bị tòa án xét xử, có bản án kết tội có hiệu lực

pháp luật và chưa xóa án được ghi vào một quyền số gọi là LLTP để sau này, trong một số trường hợp, cần xem xét dé đánh giá đạo đức hạnh kiểm,

thái độ đối với pháp luật [16, tr.7]

Quan điểm về chế định án tích ở một số quốc gia trên thé giới như sau:

1) GS.TSKH luật Zelđôv X.L cho răng: Án tích gồm ba bộ phận hợp thành: i)

Khoảng thời gian từ khi bản án kết tội có hiệu lực pháp luật cho đến khi bắtđầu thi hành hình phạt; ii) trong thời gian đang chấp hành hình phat và iii)khoảng thời gian từ khi chấp hành hình phạt (miễn việc chấp hành hình phạt)cho đến thời điểm hết án tích hoặc án tích đã được Tòa án xóa [9, tr.826].GS.TSKH luật Vittenberg G.B coi án tích, đó là tình trạng pháp lý hình sự đốivới chủ thể do việc người này bị Tòa án xử phạt một biện pháp hình phạt nào

đó về tội phạm đã thực hiện [9, tr.826] 3) GS.TSKH luật Nheznamôva Z.A

quan niệm rằng: Án tích - đó là một yếu tố, một bộ phận cầu thành của TNHS

với tư cách là hậu quả của sự kiện phạm tội và như vậy, án tích là tình trạng

pháp lý đặc biệt của một người được tạo ra do người nay bi kết án một hình

phạt nhất định đối với tội phạm mà tình trạng ay duoc thé hién bang kha nang đưa đến các hậu quả nhất định (các hạn chế về quyên) có tinh chất pháp lý

chung và tính chất pháp lý hình sự [9, tr.827]

Trang 19

Nhìn chung, hiện nay đã có những quan điểm khác nhau về án tích, tuy

nhiên án tích cần xem xét ở các góc độ như bản chất pháp lý, điều kiện nội

dung và giới hạn trong xây dựng khái niệm án tích [25, tr.7]: Xét về bản chất

pháp lý, án tích là một trong những sự thé hiện của TNHS; Về điều kiện, án

tích xuất hiện chỉ khi người bị kết án có bản án đã có hiệu lực pháp luật củaTòa án và bị áp dụng hình phạt; Giới hạn của án tích, án tích ton tại trongkhoảng thời gian từ khi người bị kết án chấp hành xong bản án kết tội của Tòa

án có hiệu lực pháp luật cho đến khi được xóa bỏ (có thé là đương nhiên hoặc theo quyết định của Tòa án).

Từ những sự phân tích trên và qua thực tiễn áp dụng các quy phạm

pháp luật hình sự Việt Nam về xóa án tích, có thé đưa ra khái niệm về án tích như sau: Án tích là hậu quả pháp lý của người đã bị kết án trong bản án của

Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và bị áp dụng hình phạt, được thể hiện việcngười bị kết án mặc dù đã chấp hành xong bản án nhưng vẫn chưa hết án tích

hoặc chưa được xóa an tích theo quy định của pháp luật hình sự

Từ khái niệm trên, có thấy án tích mang một số đặc điểm như sau:

Về đối tượng: án tích là một đặc điểm nhân thân gan liền với người đã

từng phạm tội và bị kết án bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Nên, không phải là tội phạm thì không có án tích và chỉ có người phạm tội

mới phải mang án tích.

Về phạm vi: chỉ những người bị kết án bằng bản án có hiệu lực của Tòa

án và bị áp dụng hình phạt được xác định là người mang án tích Do đó,

trường người bị kết án nhưng được áp dụng các biện pháp tư pháp theo quyđịnh sẽ không mang án tích.

Về thời điểm xuất hiện án tích, án tích xuất hiện ngay sau khi người bịkết án chấp hành xong toàn bộ bản án buộc tội có hiệu lực pháp luật và được

kết thúc sau khi đã được xóa án tích theo quy định của pháp luật.

10

Trang 20

Về thời hạn tôn tại, án tích chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất

định Án tích là đặc điểm nhân thân xấu và việc mang án tích có thể mang lại

những hậu quả pháp lý bất lợi cho người mang án tích nên không thê buộc

người bị kết án vĩnh viễn mang án tích Do đó, án tích có thể được xóa sau

một thời gian đủ dé chứng tỏ người phạm tội đã “hoàn lương” - không cònnguy hiểm đối với xã hội nữa

Chế định pháp luật là tập hợp các quy phạm pháp luật có đặc điểm

tương đồng để điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội tương ứng thuộc phạm vi

một hoặc nhiều ngành luật Hệ thống BLHS là văn ban do cơ quan có thẩm

quyền ban hành, bao gồm tổng thể các chế định và quy phạm về tội phạm, TNHS, về các biện pháp cưỡng chế, về các biện pháp tha miễn hình sự và các chế định khác có liên quan đến hoạt động phòng ngừa và đấu tranh

chống tội phạm [9, tr.78-79]

Từ những phân tích trên có thê đưa ra khái niệm bảo vệ QCN bằng chếđịnh nhỏ về án tích như sau: Bảo vệ OCN bang ché dinh nho vé an tich la viéc

Nhà nước ghi nhận day đủ, chính xác tổng thé các quy phạm về hủy bỏ hậu

quả pháp lý hình sự đối với người bị kết án khi họ đáp ứng day đủ những diéu

kiện dé duoc đương nhiên xóa án tích hoặc được Toa an xóa an tích theo các quy định của BLHS để phục vụ cho công cuộc phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm nhằm bảo vệ các quyên và tự do của con người tránh khỏi sự xâm hại của những hành vi nguy hiểm có tính chất tội phạm.

1.1.2 Bản chất pháp lý của chế định nhỏ về án tích đối với việc bảo

vệ quyén con người

Từ khái niệm chế định nhỏ về án tích đối với việc bảo vệ QCN, có théthấy những đặc điểm, bản chất chủ yếu liên quan đến án tích đưới góc độ bảo

vệ QCN như sau:

Thứ nhât, án tích được xem là giai đoạn cuôi cùng của việc thực hiện

11

Trang 21

TNHS, là hậu quả pháp lý của hình phạt đã được áp dụng đối với người bị kết

án theo bản án có hiệu lực pháp luật Sỡ dĩ như vậy bởi vì bên cạnh hình phạt,

các biện pháp tư pháp thì án tích là một hình thức của TNHS, nếu như người

bị kết án đã chấp hành xong bản án nhưng khi họ chưa hết án tích hoặc chưa

được xóa án tích theo các quy định của pháp luật hình sự thì họ vẫn bị coi là

còn trách nhiệm hình sự [9, tr.486].

TNHS là một loại trách nhiệm pháp lý được áp dụng đối với người thực

hiện hành vi bi BLHS coi là tội phạm [13, tr.75] Phát sinh án tích khi người,

pháp nhân thương mại thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự

coi là tội phạm, bị truy cứu TNHS và bị Tòa án kết tội băng bản án Thực tế

áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự, để quy kết hành vi nào đó là tội

phạm và buộc người thực hiện hành vi phải chịu TNHS, người áp dụng pháp

luật phải trên cơ sở đối chiếu hành vi đã thực hiện với các dấu hiệu pháp lý

được quy định trong BLHS Cùng với việc phải chịu TNHS về hành vi vi

phạm pháp luật của mình thì người bị kết án còn phải mang án tích trong một

thời gian theo quy định của BLHS.

Án tích chỉ đặt ra khi một người vi phạm pháp luật hình sự và có bản án

về tội phạm mà mình thực hiện Trong vấn đề trách nhiệm pháp lý, điểm khác

biệt giữa việc bị áp dụng chế tài hình su Và các chế tài khác ở chỗ, nếu như, ở các vi phạm pháp luật khác thì người vi phạm sau khi chấp hành xong các chế tài xử lý thì mọi trách nhiệm chấm dứt Còn đối với người vi phạm mà bị áp

dụng chế tài hình sự thì sau khi chấp hành xong hình phạt trách nhiệm pháp lý

họ vẫn chưa cham dứt, họ vẫn mang án tích trong một thời hạn theo quy định.Điều này sẽ mang lại cho người bị kết án rất nhiều bất lợi Đây chính là đặcđiểm nỗi bật nhất thê hiện độ nghiêm khắc của hình phạt so với các biện pháp

tư pháp khác Vậy sự bất lợi của án tích được thê hiện ở các phương diện sau:

Án tích thể hiện đặc điểm xấu về nhân thân Người bị kết án khi mang

12

Trang 22

án tích thì LLTP cũng như các giấy tờ về nhân thân sẽ bị ghi “có tiền án”,

điều này sẽ gây ra hạn chế họ trong quá trình sinh sống, tham gia các quan hệ

xã hội của người bị kết án Hơn nữa, dé bảo dam tính phòng ngừa tội phạm thì

Nhà nước sẽ hạn chế bớt một số quyền của người đang bị mang án tích trong

một số lĩnh vực nhất định, ví dụ như không được đăng ký dự thi công chức

nếu người bị kết án chưa được xóa án tích.

Án tích hạn chế quyền của một số người liên quan đến người bị kết án.Theo quy định tại điểm a khoản 1 Mục II của Thông tư số 53/2012/TT-BCA

ngày 15/8/2012 của Bộ Công an quy định tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân thì những người muốn dự tuyển vào ngành Công

an nhân dân thì bản thân và gia đình phải tuyệt đối chấp hành chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, phải chưa từng có tiền án.

Nếu như người muốn dự tuyển vào ngành công an nhân dân mà có người thân(cha, mẹ) đã từng có tiền án ké cả trường hợp đã được xóa án tích thì vẫn

không được xét tuyên, sơ tuyên vào lực lượng Công an nhân dân [1].

Thứ hai, án tích có ý nghĩa pháp lý hình sự đối với người bị kết án ởchỗ, việc mang án tích có thé là căn cứ dé xác định hành vi phạm tội mới làtái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm, dau hiệu án tích có ý nghĩa quan trong,

ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết TNHS của người đó [9, tr.486] Người chưa được xóa án tích lại phạm tội mới có thể bị coi là tái phạm hoặc

tái phạm nguy hiểm (và với việc bị coi là tái phạm, tái phạm nguy hiểm thì

người phạm tội phải chịu TNHS nặng hơn những người không có án tích

phạm tội khi các điều kiện khác giống nhau (người tái phạm hoặc tái phạmnguy hiểm có thé bị áp dụng khung hình phạt tăng nặng của tội phạm đã thựchiện hoặc áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS theo quy định) Do đó, người

chưa được xóa án tích nếu tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội sẽ có thể bị áp dụng tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm là tình tiết định khung hình phạt,

13

Trang 23

tình tiết dé tăng nặng TNHS, hay yếu tố định tội trong một số tội danh cụ thê.

Vì thể, quá trình áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về xóa án tích,

việc xác định một người bị kết án trong vụ án hình sự đã được xóa án tích hay

chưa có ý nghĩa rất quan trọng.

Thứ ba, hết án tích là việc chấm dứt TNHS của người bị kết án do

người đó đương nhiên hết (được xóa) án tích theo các quy định của pháp luật

hình sự mà không cần có sự xem xét và không cần có quyết định riêng củaToa án công nhận là chưa bị kết án [9, tr.486-487]

1.1.3 Ý nghĩa của bảo vệ quyền con người bằng chế định nhỏ về án

tích trong Luật hình sự Việt Nam

Thứ nhất, chế định nhỏ về án tích trong pháp luật hình sự không chỉ là một trong các chế định góp phần bảo đảm cho việc thực hiện nguyên tắc công

minh, ma còn phản ánh nguyên tắc nhân đạo của chính sách hình sự nói chung

và của luật hình sự nói riêng, trách nhiệm hình sự của người bị kết án hoàn toànchấm dứt một khi họ đã hết án tích hoặc được xóa án tích và trở về cuộc sônglương thiện [9, tr 483-484] Chính vì vậy, những quy định trong chế định nhỏ về

án tích vừa góp phần ồn định, phát triển các quan hệ xã hội, vừa mở đường chonhững người phạm tội có cơ hội tái hòa nhập cộng đồng bền vững

Thứ hai, chế định nhỏ về án tích trong Luật hình sự là cơ sở pháp lý quan trọng dé cơ quan có thâm quyền áp dụng chính xác trong thực tiễn các quy phạm về án tích, từ đó sẽ mang lại các lợi ích xã hội, một mặt hỗ trợ tăng

cường pháp chế và củng có trật tự pháp luật, bảo vệ vững chắc quyền và tự docủa con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự (nhất là của những người bị kết

án đã chấp hành xong hình phạt), mà còn nâng cao uy tín của Tòa án nói riêng

và hiệu lực của bộ máy nhà nước nói chung trước dư luận xã hội và làm tăngthêm lòng tin của các tang lớp nhân dân vào tính công minh và sức mạnh của

pháp luật trong nhà nước pháp quyền [9, tr 483]

14

Trang 24

Thứ ba, với mục tiêu các QCN, quyền cơ ban của công dân được bảo

vệ, bảo đảm thi hành băng cả hệ thống pháp luật, trong đó pháp luật hình sự

luôn được coi là một công cụ pháp ly quan trọng, sắc bén dé bảo vệ có hiệu

quả các QCN Với tư cách là công cụ hữu hiệu, sắc bén nhất trong việc bảo vệ

chế độ, bảo vệ trật tự an toàn xã hội và bảo vệ QCN, những chế định trongBLHS, trong đó chế định về án tích thể hiện rõ chính sách nhân đạo và tư

tưởng về bảo vệ QCN.

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của các quy phạm pháp luật

hình sự Việt Nam về án tích sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trước khi pháp dién hóa lần thứ 3 (1945 -2015)

1.2.1 Giai đoạn từ năm 1945 -1985

Trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1985, trong bối cảnh đất nước

mới thành lập chính quyền, còn nhiều khó khăn nên vấn đề về án tích mới chỉ

được đề cập, quy định tại một số văn bản pháp luật nước ta ở giai đoạn này,

cụ thé như:

Thứ nhất, tại Sắc lệnh số 52 ngày 20/10/1945 của Chính phủ lâm thờiViệt Nam dân chủ cộng hòa về đại xá, tại Điều 4 Sắc lệnh này quy định:Trường hợp người phạm tội bị kết án nhưng được xá miễn thì coi như chưa

phạm tội bao giờ [5, tr.78] Và tại Điều 6 của Sắc lệnh quy định: với những tội đã được xá miễn thì cá nhân có thẩm quyền thuộc cơ quan hành chính, thâm phán của Tòa án không được áp dụng, nhắc lại trong hồ sơ về việc một người bị kết án nhưng được xá miễn [5, tr.78].

Thứ hai, tại Thông tư 2308/NCLP ngảy 01/12/1961 của TAND tối cao

về xóa án tích đối với người được hưởng án treo, tại thông tư đã quy định:

“Nếu hết thời gian thử thách mà người bị kết án treo không phạm tội gì mới

thì sẽ coi như không có tiền án Với hình phạt bố sung ma Tòa án áp dụng như cam cư trú hoặc quản chế thì đương nhiên được xóa án” Ngày 05/7/1963,

15

Trang 25

TAND tối cao có Công văn số 1082/NCLP khăng định: “Tòa án không thê coi

một người đã bị án treo nhưng đã được xóa bỏ, nay lại phạm tội mới, như là tái phạm” [24, tr.26 [|].

Như vậy, pháp luật hình sự nước ta giai đoạn này này đã ghi nhận

những nội dung liên quan về xóa án tích, trong đó xác định một số trường hợp

được xem là đã được xóa án và có thể bị xem xét là tái phạm nếu người đang

có án tích mà phạm tội mới.

1.2.2 Giai đoạn từ năm 1985 -1999

Ngày 27/6/1985, BLHS đầu tiên của nước ta ra đời, tại BLHS năm

1985, chế định án tích được gọi là xóa án va được quy định từ Điều 52 đến Điều 56 tại Chương 6 quy định về việc quyết định hình phạt, miễn, giảm hình

phạt BLHS.

Quy định về án tích còn được thé hiện tại các Thông tư dé hướng dẫncác quy định liên quan đến án tích trong BLHS như: Thông tư liên ngành số

02/TTLN ngày 01/8/1986 của TAND tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,

Bô Tư pháp, Bộ Nội vụ quy định về việc xóa án Thông tư số 02/TTLN quyđịnh người bị kết án muốn xin xóa án thì phải nộp đơn xin xóa án, cùng các

giấy tờ chứng minh về việc chấp hành xong bản án và không thực hiện hành

vi phạm tội mới khi còn mang án tích đến Tòa án cấp sơ thâm đồng thời là

chung thẩm tội phạm cũ của mình [2] Trong trường hợp xóa án theo quyết

định của Tòa án hoặc xóa án trong trường hợp đặc biệt thì cần phải có thêm

tài liệu xác nhận về thái độ chấp hành pháp luật của chính quyền địa phươngnơi người bị kết án thường trú

Theo quy định trong giai đoạn này, việc xóa án sẽ được chia thành:

đương nhiên xóa án và xóa án theo quyết định của Tòa án

Thứ nhất, đương nhiên xóa án được quy định tại Điều 53 BLHS năm

1985 gồm 3 đối tượng là: người được miễn hình phạt, người bị kết án phạt tù

16

Trang 26

nhưng cho hưởng án treo, người bị kết án nhưng đáp ứng các điều kiện theo

quy định Với người được miễn hình phạt được xem là không can án mà

không trải qua thời hạn nào Như vậy, không đặt ra vấn đề án tích trong

trường hợp nay, cho nên cũng không thé đặt ra van đề xóa án được Với người

bị phạt tù nhưng được hưởng án treo thì sẽ đương nhiên được xóa án khi ké từ

ngày hết thời gian thử thách, trong vòng 03 năm không thực hiện hành vi phạm

tội mới Ngày 06/7/1990, TAND tối cao ban hành Công văn số 140/NCPL

hướng dẫn xóa án cho người được hưởng án treo, nội dung hướng dẫn đã xác

định để được đương nhiên xóa án người được hưởng án treo phải chấp hành

các quy định của pháp luật trong thời gian thử thách và không thực hiện hành

vi phạm tội mới trong thời hạn 3 năm ké từ kết thúc thời hạn thử thách Với trường hợp thứ ba, người bị kết án đương nhiên được xóa án khi đáp ứng các

điều kiện gồm: Không phạm tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc

gia hoặc tội phạm quy định ở chương XII BHS năm 1985; Không phạm tội

mới trong thời hạn là ba năm (đối với hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạokhông giam giữ, cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội) hoặc năm năm (đối vớihình phạt tù đến năm năm) kể từ khi chấp hành xong ban án hoặc từ khi hếtthời hiệu thi hành án [33] Căn cứ để Tòa án xác định người bị kết án đã chấp

hành xong bản án đó là khi xác định được người đó đã chấp hành xong hình

phạt của ban án gồm hình phạt chính, các hình phạt bổ sung cũng như các

quyết định được tuyên trong bản án Đối với người được miễn chấp hành một

phần hình phạt, thì căn cứ xác định người đó đã chấp hành xong hình phạt đó

là khi người đó đã thi hành phần hình phạt còn lại

Như vậy, căn cứ quy định Điều 53 BLHS năm 1985, người bị kết án

nhưng thuộc các trường hợp được miễn hình phạt, người bị kết án phạt tù

nhưng cho hưởng án treo, người bị kết án đáp ứng các điều kiện theo quy định

của BLHS sẽ đương nhiên được xóa án án Tuy nhiên, có một vân đê cân xem

17

Trang 27

xét nghiên cứu đó là theo Thông tư số 02 ngày 01/8/1986 Tòa án không phải

cấp giấy chứng nhận với trường hợp người bị kết án đương nhiên được xóa án

tích, nhưng cũng tại thông tư này có quy định trong trường hợp cần thì cấp thì

người đương nhiên được xóa án nộp các giấy tờ theo trình tự, thủ tục tại thông

tư này [2] Theo thông tư này thì người yêu cầu cấp giấy chứng nhận đượcxóa án phải có các giấy tờ sau: một là, giấy chứng nhận không phạm tội mới,hai là giấy xác nhận chấp hành xong hình phạt, thâm quyền cấp giấy chứng

nhận trên thuộc về cơ quan Công an cấp huyện hoặc tương đương nơi họ

thường trú, nơi họ chấp hành xong hình phạt Đối với bị án đã được Tòa án

quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt thì kèm theo hồ sơ cần có quyết định của Tòa án Với người bị kết án bị áp dụng hình phạt bổ sung thì cần phải xuất trình, giao nộp tài liệu chứng minh việc họ đã chấp hành xong hình

phạt bổ sung Trường hợp bị áp dụng biện pháp tư pháp là bồi thường thiệthại thì phải có giấy tờ xác minh là đã hoàn thành nghĩa vụ bồi thường Khi

người yêu cầu cung cấp đầy đủ hồ sơ trên, Tòa án tiến hành các biện pháp xác

minh để xem xét căn cứ cấp giấy chứng nhận Với những giấy tờ, thủ tụcphức tạp như vậy người đương nhiên được xóa án phải đáp ứng khi muốn có

được Giấy chứng nhận xóa án, nhưng xét về mặt pháp lý thì trường hợp này

cũng không khác gì so với trường hợp người được đương nhiên xóa án không

xin cấp giấy chứng nhận

Thứ hai, xóa án theo quyết định của Tòa án được quy định tại Điều 54

và Điều 240 BLHS năm 1985, điều kiện dé người bị kết án được Tòa án quyết

định xóa an là khi họ không thực hiện hành vi phạm tội mới trong một khoảng

thời gian theo quy định kê từ khi thi hành xong toàn bộ bản án hoặc từ thờiđiểm hết thời hiệu thi hành bản án Ngoài đáp ứng điều kiện không phạm tội

mới trong thời gian thử thách sau khi chấp hành xong hình phạt, thì người được xóa án tích theo quyết định của Tòa án cần phải không vi phạm pháp

18

Trang 28

luật, tích cực lao động sinh sống tại địa phương Nếu căn cứ các Điều 54,

Điều 240 BLHS năm 1985 thì xóa án trong trường hợp Tòa án quyết định chỉ

khác trường hợp đương nhiên xóa án ở điều kiện được xóa án còn xét về thủ

tục để được cấp giấy chứng nhận xóa án quy định tại Thông tư số 02 ngày 01/03/1986, hướng dẫn về xóa án, cũng tương đồng, khác ở điểm: Việc ra

quyết định xóa án được tiễn hành chặt chẽ hơn gần như thủ tục giải quyết vụ,thủ tục xem xét quyết định miễn giảm, tạm đình chỉ thi hành hình phạt tù

Như vậy, thủ tục xóa án do Tòa án quyết định gần giống như thủ tục giải quyết một vụ án “vụ án xóa án” Nếu như tất cả những người có đủ điều kiện xóa án đều làm đơn xin xóa án thì số lượng công việc của các Tòa án sẽ quá tải.

Thứ ba, Điều 55 BLHS năm 1985 quy định về xóa án trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thé xem xét xóa án người bị kết án trong trường hợp người

đó đáp ứng các điều kiện như: về thời hạn xóa án, người bị kết án đã chấphành được ít nhất là một phần ba hoặc một nửa thời hạn quy định; Về nhân

thân tiến người được xóa án trong trường hợp đặc biệt phải có biểu hiện thé

hiện tiễn bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật, làm ăn sinh sống tại địaphương Và quá trình hòa nhập cộng đồng, người được Tòa án xét xét xóa án

đã lập công và được cơ quan có thẩm quyền có don đề nghị Tòa án áp dụng

xóa án trong trường hợp đặc biệt.

Dé xác định thời hạn xóa án, Tòa án căn cứ vào loại và mức hình phạt chính trong bản án có hiệu lực pháp luật đối với người được xem xét xóa án.

Mặt khác, đối với người bị kết án thì họ phải chấp hành xong toàn bộ nộidung mà Hội đồng xét xử đã tuyên trong bản án Trong thời hạn theo quy

định, nếu người chưa được xóa an mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới thì

thời hạn dé xem xét xóa án được tính lại ké từ ngày người đó chấp hành xong

bản án mới.

Thứ tư, xóa án đôi với người chưa thành niên phạm tội, Điêu 60, Điêu

19

Trang 29

67 BLHS năm 1985 quy định đối với người chưa thành niên phạm tội mà

trách nhiệm hình sự là một trong biện pháp tư pháp thì đương nhiên được xem

là không có án tích BLHS năm 1985 đã thể hiện nguyên tắc nhân đạo, vì sự

phát triển tâm sinh lý của người dưới 18 trong chế định án tích, biểu hiện qua quy định người từ đủ 14 đến 16 tuổi phạm tội, thì được xem là chưa can án,

nên trường hợp phạm tội mới thì bản án của Tòa án về hành vi phạm tội trước

không được phép áp dụng làm tình tiết định tội hay tình tiết định khung, tăng

nặng trách nhiệm hình sự như tái phạm, tái phạm nguy hiểm

Chế định án tích lần đầu tiên được quy định cụ thể tại BLHS Việt Nam

năm 1985 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo cơ sở pháp lý quan

trọng tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, người có thâm quyền tiến hành tố

tụng thực thi pháp luật đúng với các quy định của pháp luật Việc ghi nhận án

tích trong BLHS Việt Nam cùng với các quy định tại một số điều luật về việcxóa án khi người bị kết án đáp ứng các điều kiện của pháp luật dé đươngnhiên được xóa án hoặc được Tòa án xem xét xóa án, giúp cho người bi kết ánxóa đi những mặc cảm về hành vi phạm tội của mình, đồng thời khuyến khích

họ hoàn lương, tái hòa nhập cộng đồng Tuy nhiên, giai đoạn này quy định về

xóa án vẫn chưa được còn một số vướng mắc, bat cập chưa tạo được sự thống

nhất trong nhận thức va áp dụng, cũng như tác động tới hiệu quả thực thi,

trong đó hạn chế về mặt kỹ thuật lập pháp như việc sử dụng thuật ngữ “Xóa án” là chưa thể hiện được đầy đủ bản chất pháp lý của chế định án tích,

1.2.3 Giai đoạn từ sau năm 1999 đến năm 2015

Chế định án tích tai BLHS năm 1999 đã kế thừa và có sự đôi mới nhiều

so với BLHS năm 1985, đặc biệt thuật ngữ “xóa án tích” được sử dụng thay

thế cho thuật ngữ “xóa án” BLHS năm 1999 dành một chương chương riêng

biệt (Chương IX) đề quy định về xóa án tích và những vấn đề liên quan đến

xóa án án, điêu nay thê hiện vi trí, vai trò của quy định vê xóa án tích trong

20

Trang 30

BLHS Đến năm 2009, BLHS năm 1999 đã được sửa đổi bồ sung, trong đó có

điều chỉnh những quy định liên quan về án tích, quá trình thực thi BLHS cơ

quan có thẩm quyền ban hành, sửa đổi các luật và văn bản nhằm cập nhật

hướng dẫn quy định của BLHS, như Luật Lý lịch tư pháp năm 2010, Nghị

quyết số 01/2000/NQ - HĐTP của Hội đồng thâm phán TAND tối cao ngày 04/8/2000 về hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần chung của

BLHS năm 1999,

Điều 63 BLHS năm 1999 quy định: “Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án và được Tòa án cấp giấy chứng nhận”, đã cụ thé hóa nguyên tắc đối xử đối với người phạm tội đã được ghi nhận tại khoản 5 Điều 3 BLHS năm 1999 đó là “Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm

ăn, sinh sống hòa nhập với cộng đồng khi có đủ điều kiện do luật định thì

được xóa án tích” BLHS năm 1999 đã sửa đổi từ “can án” theo Điều 52BLHS năm 1985 thành từ “kết án”, theo đó người bị Tòa án kết tội và bị áp

dụng hình phạt.

Tương tự BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 cũng quy định chế địnhxóa án tích gồm các hình thức là: Đương nhiên được xóa án tích, xóa án tích

theo quyết định của Tòa án và xóa án tích trong trường hợp đặc biệt Điều 66

và Điều 77 của BLHS năm 1999 quy định riêng những vấn đề có liên quan về

án tích đối với người chưa thành niên bị kết án, theo đó khi người chưa thành niên bị Tòa án quyết định áp dụng các biện pháp tư pháp thì được xem là

đương nhiên không có án tích, cùng với đó, so với người trưởng thành thì thời

hạn để Tòa xem xét xóa án tích đối với người chưa thành niên trong trườnghợp bị áp dụng hình phạt là bằng một phần hai so với thời hạn xóa án tích củangười trưởng thành Căn cứ quy định tại Điều 63 BLHS năm 1999 thì xóa án

tích là xóa bỏ việc mang an tích thể hiện ở sự công nhận coi như chưa bị kết

án băng bản án có hiệu lực pháp luật đôi với người đã được tòa án đưa ra xét

21

Trang 31

xử và việc xóa án tích thể hiện qua việc được tòa án cấp giấy chứng nhận.

Trường hợp đã được xóa án tích thực hiện hành vi phạm tội mới thì quá trình

giải quyết vụ án, co quan có thẩm quyên tiến hành tô tụng không được xác

định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm đối với tình tiết bị can, bị cáo đã bị

Tòa án xét xử bằng bản án có hiệu lực pháp luật

Thứ nhất, các trường hợp đương nhiên được xóa án tích được quy địnhtại Điều 64 BLHS 1999 gồm người được miễn hình phạt, người được tòa án

ra quyết định miễn hình phạt có thê đương nhiên được xóa án tích khi bản án

có hiệu lực pháp luật Tuy nhiên, dé đương nhiên được xóa án tích thì họ chấp hành xong các nghĩa vụ khác tuyên trong tại bản án được thê hiện qua giấy tờ xác nhận đã thực hiện trách nhiệm dân sự, biên lai nộp án phí, Đối với người bị kết án về một trong các tội thuộc Chương XI và XXIV của BLHS

năm 1999, thì điều kiện để đương nhiên được xóa án tích đó là trong thời hạnluật định từ ngày chấp hành xong bản án, họ không thực hiện hành vi nguyhiểm cho xã hội mà BLHS quy định là tội phạm Người đương nhiên đượcxóa án tích, trường hợp cần cấp Giấy chứng nhận xóa án tích, hồ sơ đề nghịcấp Giấy gồm: Đơn xin xóa án tích (Theo mẫu); Giấy xác nhận chấp hànhxong án phạt tù do trại giam nơi chấp hành án cấp; Giấy xác nhận của cơ quan

thi hành án dân sự về việc đã chấp hành xong án phí, tiền phạt; Phiếu lý lịch

tư pháp mới do Công an cấp huyện nơi người bị kết án thường trú cấp (theo

mẫu quy định của ngành Công an), Bản sao hộ khẩu; bản sao chứng minhnhân dân Tòa án đã xét xử sơ thâm là người có thâm quyền xét cấp giấychứng nhận xóa án tích hoặc ra quyết định xóa án tích Có thé nộp trực tiếp

hoặc gửi qua đường bưu điện), người xin xóa án tích không phải nộp lệ phí

Tòa án nảo (trừ trường hợp yêu cầu cấp bản sao quyết định xóa án tích hoặcgiấy chứng nhận xóa án tích)

Thứ hai, các trường hợp được xóa án tích theo quyết định của Tòa án

22

Trang 32

được quy định tại Điều 65 BLHS 1999, đối với người bị Tòa án tuyên phạm

các tội quy định tại Chương XI (các tội xâm phạm an ninh quốc gia) và

Chương XXIV (các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến

tranh) thì việc xóa án tích đối với họ phải do Tòa án xem xét quyết định, điều

này đo tính chất nghiêm trọng của loại tội phạm mà người bị kết án đã thựchiện Để quyết định việc xóa án tích đối với người có đơn yêu cầu xóa án tích

đối với người bị kết án về các tội nêu trên, Tòa án căn cứ vào tính chất, mức

độ nguy hiểm của hành vi thực hiện tội phạm, đặc điểm về nhân thân như việcchấp hành pháp luật, không vi phạm pháp luật, việc chấp hành pháp luật trong

đời sống, lao động Thời điểm xin quyết định xóa án tích của Tòa án là thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 65 BLHS 1999 Đồng thời, để được xóa án tích, người có yêu cầu Tòa án xem xét xóa án tích phải nộp đơn và các tài liệu

có liên quan theo quy định đến Tòa án có thẩm quyền Trong thời hạn luật

định ké từ ngày nhận đơn yêu cầu xóa án tích, xét thấy đủ điều kiện thì thắm

phán được phân công thụ lý và giải quyết đơn ra quyết định và cấp giấychứng nhận xóa án tích cho người bị kết án Nếu tòa bác đơn xin xóa án lầnthứ nhất thì người bị kết án phải đợi một năm mới được xem xét lại Nếu tòa

án bác đơn lần thứ hai trở đi thì thời hạn 02 năm người bị kết án mới làm đơn xin xóa án tích Hồ sơ xin quyết định xóa án tích bao gồm: Đơn theo mẫu,

giấy xác nhận chấp hành xong hình phạt tù do trại giam nơi đang chấp hành

án cấp; Giấy xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc chấp hành xong

tiền bồi thường, tiền phạt và giấy xác nhận không phạm tội mới do Công an

cấp huyện nơi người được khen thưởng cấp (theo mẫu quy định của ngành

công an); Bản sao hộ khẩu, bản sao chứng minh nhân dân Nơi nộp hồ sơ: tạiphiên tòa xét xử sơ thẩm

Thứ ba, xóa án tích trong trường hợp đặc biệt [34, Điều 66], đây là trường hợp Tòa án có thể xóa án tích trong thời gian sớm hơn thời hạn luật

23

Trang 33

định khi người bị kết án đã đảm bảo được ít nhất một phần ba thời hạn xóa án

theo luật định và đáp ứng các điều kiện theo quy định là người bị kết án sau

khi chấp hành bản án có biểu hiện tiến bộ rõ rệt, chấp hành tốt nội quy, quy

định, có những kết quả trong lao động, học tập được cơ quan nơi người đó

làm việc, chính quyền nơi người đó cư trú ghi nhận, có đề nghị Tòa án xemxét xóa án tích nhằm khuyến khích, tạo cơ hội cho người bị kết án có điềukiện hòa nhập cộng đồng tốt hơn [34, Điều 66] Hồ sơ xin xóa án tích trongtrường hợp đặc biệt gồm có: Đơn xin xóa án tích làm đơn (Mẫu); Giấy chứngnhận chấp hành xong hình phạt tù của trại giam nơi thi hành án cấp; Giấy xác

nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc thi hành xong các khoản bồi thường án phí, tiền phạt, Giấy chứng nhận không phạm tội mới do Công an Quận, Huyện nơi người bị kết án thường trú cấp (theo mẫu quy định của ngành

Công an); Bản sao hộ khẩu, bản sao chứng minh nhân dân; Văn bản đề nghị

của chính quyền, co quan, tô chức nơi người bị kết án thường trú, công tác.

Tòa án đã xét xử sơ thấm là Tòa án có thâm quyền xem xét cấp giấychứng nhận xóa án tích, hoặc ra Quyết định xóa án tích Người xin xóa án tíchnộp hồ sơ xin xóa án tích tại Toa án đã xét xử sơ thâm (có thé nộp trực tiếp

hoặc gửi qua đường Bưu điện) Người xin xóa án tích không phải nộp bất cứ khoản tiền lệ phí Tòa án nào (trừ trường hợp xin sao quyết định xóa án tích

hoặc giấy chứng nhận xóa án tích)

Thứ tư, quy định về xóa án tích đối với người chưa thành niên phạm tội.

Do đặc điểm riêng của những người chưa thành niên phạm tội nên Nhà nước ta

có chính sách hình sự áp dụng với họ không giống so với người đã thành niênphạm tội Theo Điều 77 BLHS năm 1999, thời hạn xóa án tích đối với ngườichưa thành niên được quy định bằng 1/2 thời gian quy định tại Điều 64 BLHS

năm 1999 Hồ sơ, thâm quyền xóa án tích đối với người chưa thành niên phạm tội như trong trường hợp đối với người đương nhiên được xóa án tích.

24

Trang 34

So với các giai đoạn trước chế định về xóa án tích đã có những thay

đổi, tiến bộ mới, tuy nhiên qua quá trình áp dụng trên thực tế, quy định về án

tích tại BLHS năm 1999 sửa đổi, b6 sung năm 2009 vẫn bộc lộ những vướng

mắc, bất cập Chính vì vậy, đặt ra vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện quy định về

chế định xóa án tích, theo hướng quy định đầy đủ, rõ ràng hơn về chế định ántích trong BLHS, trong đó có quy định hoàn thiện hơn về kĩ thuật lập pháp

cũng như các nội dung liên quan về an tích như khái niệm, thời điểm tính thời

hạn xóa án tích, xóa án tích, các trường hợp đương nhiên được xóa án tích,

thâm quyền, trình tự thủ tục xóa án tích.

25

Trang 35

Kết luận chương 1

Từ nội dung chương 1, có thể thấy bảo vệ QCN bằng chế định nhỏ về

án tích là việc Nhà nước ghi nhận đầy đủ, chính xác tông thể các quy phạm về

án tích trong BLHS để phục vụ cho công cuộc phòng ngừa và đấu tranh

chống tội phạm nhằm bảo vệ các quyền va tự do của con người tránh khỏi sựxâm hại của những hành vi nguy hiểm có tính chất tội phạm Những đặcđiểm, bản chất chủ yếu liên quan đến án tích dưới góc độ bảo vệ QCN gồm:

án tích là giai đoạn cuối cùng của việc thực hiện TNHS, việc mang án tích có

thể là căn cứ để xác định hành vi phạm tội mới là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm, dấu hiệu án tích có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết TNHS của người đó, được coi là không có án tích, đương nhiên được xóa án tích, xóa án tích theo quyết định của Tòa án là những nội dung thé hiện rõ quy định về án tích đối với người bị kết án Cùng với đó,

chương 1 luận văn đã phân tích, làm rõ lược sử quy định về án tích qua cácgiai đoạn từ năm 1945 đến trước khi BLHS năm 2015 được ban hành Là cơ

sở để làm rõ bản chất nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam về tư tưởng

bảo vệ QCN trong chế định án tích qua các giai đoạn Làm cơ sở cho nhận

thức và làm rõ bảo vệ QCN trong chế định án tích trong luật hình sự hiện

hành và thực tiễn áp dụng.

26

Trang 36

Chương 2

CHE ĐỊNH NHỎ VE ÁN TÍCH TRONG BỘ LUAT HÌNH SỰ NĂM 2015

VỚI VIỆC BAO VỆ QUYEN CON NGƯỜI VÀ THUC TIEN XÉT XỬ

CÓ LIÊN QUAN TẠI TOÀ ÁN TỈNH HÀ GIANG

GIAI ĐOẠN NĂM 2018 - 2022

2.1 Chế định nhỏ về án tích trong Bộ luật hình sự năm 2015 với việc bảo vệ quyền con người

2.1.1 Trường hợp không bi coi là có án tích

Xóa án tích là một chế định được quy định trong BLHS, là một trongnhững biéu hiện của nguyên tắc tính nhân đạo trong quan điểm, chính sách vềxây dựng pháp luật hình sự theo hướng khích lệ người bị kết án sau khi chấphành bản án theo quy định thì trong cuộc sống cần có thái độ tuân thủ pháp

luật và quy định nơi cư trú, lao động làm việc dé thành công dân tốt và đóng

gop cho xã hội [9, tr.483] Khi người phạm tội được xóa án tích thì coi như

chưa bị kết án.

Nham tao cơ hội tốt hơn cho người bị kết án có điều kiện ôn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, BLHS năm 2015 đã sửa đổi theo hướng mở rộng

hơn các trường hợp người bị kết án được xem là không có án tích Cụ thể:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 BLHS 2015 đã điều chỉnh địnhnghĩa về người được xóa án tích coi như chưa bị kết án và bỏ đi quy định vềviệc phải “được Tòa án cấp giấy chứng nhận" như trong BLHS trước đây Vớiquy định mới này, BLHS năm 2015 đã giải quyết được những khó khăn đối

với người chấp hành xong bản án, rút bớt các thủ tục, đồng thời chuyền trách

nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của của người bị kết án sang cho

các cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP (khoản 4 Điều 70 BLHS năm 2015),

khi có yêu cầu thì cấp phiếu LLTP xác nhận không có án tích Đây là quyđịnh mới giúp người bị kết án sớm được công nhận là chưa bị kết án, giúp họ

27

Trang 37

sớm xóa bỏ những mặc cảm tội lỗi dé tái hòa nhập cộng đồng và trở thành

người có ích cho xã hội.

Trên cơ sở quy định tại khoản 2 Điều 69 BLHS năm 2015 thì người bị

kết án thuộc trường hợp tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng do

lỗi vô ý và người được miễn hình phạt thì không mang án tích Đây là quy

định mới so với BLHS năm 1999, thể hiện rõ tính nhân đạo của luật hình sự,

đối với người phạm tội do lỗi vô ý về tội ít nghiêm trọng, lỗi vô ý về tội

nghiêm trọng có thé chịu hình phạt nhưng không bị coi là có án tích hoặcngười là kết án về mọi loại tội nếu được miễn hình phạt thì cũng được coi là

không có án tích Quy định này có ý nghĩa rất lớn trong việc khuyến khích người bị kết án sống tuân thủ quy định pháp luật, kiềm chế hành vi xấu dé

hoan lương, thành công dân có ích cho xã hội.

Khoản 1 Điều 107 BLHS năm 2015 quy định được coi là không có ántích, nếu người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi; người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tộiphạm rất nghiêm trọng do vô ý; người dưới 18 tuổi phạm tội bị áp dụng biện

pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng BLHS năm 2015 đã thu hẹp

phạm vi đối tượng xác định mang án tích so với quy định tại BLHS năm 1999

Với quy định trường hợp được coi là không có án tích không những thểhiện sự nhân đạo trong chính sách pháp luật của nước ta, mà còn bảo vệ tốt

hơn quyền con người Cụ thể quy định này đã góp phần bảo vệ quyền việc làm của con người, ví dụ, căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Mục II Thông

tư số 53/2012/TT-BCA ngày 15/8/2012 của Bộ Công an quy định tiêu chuẩnchính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân thì những người muốn dựtuyển vào ngành Công an nhân dân thì bản thân và gia đình phải tuyệt đối

chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, phải

chưa từng có tiên án Nêu như người muôn dự tuyên vào ngành công an nhân

28

Trang 38

dân mà có người thân (cha, mẹ) đã từng có tiền án, ké cả trường hợp đã đượcxóa án tích thì vẫn không được xét tuyển, sơ tuyển vào lực lượng Công annhân dân Chính vì vậy, với quy định này, đã đảm bảo tốt hơn quyền quyền

làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc của công dân.

2.1.2 Đương nhiên được xóa an tích

Đương nhiên được xóa án tích là trường hợp người bị kết án khôngphải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của BLHS năm

2015 khi họ đã chấp hành xong toàn bộ bản án hoặc hết thời hiệu thi hành bản

án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 70 BLHS năm 2015 được coi là chưa can án mà không cần có sự xem xét và quyết định của Tòa án Tòa án chỉ cấp giấy chứng nhận khi người được xóa án yêu cầu

mà không cần phải cấp giấy chứng nhận cho tất cả những người được đương

nhiên xóa án [33, Điều 70]

Khoản 2 Điều 70 BLHS năm 2015 quy định về thời hạn xóa án tích đã

được rút ngăn hơn so với quy định tại BLHS năm 1999, cụ thé: quy dinh tai

Khoản 2 Điều 70 BLHS đã giữ nguyên thời hạn 01 năm dé được xóa án tích

đối với trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tu nhưng được hưởng án treo Và quy định thời hạn dé được xóa án tích là 02 năm trong trường hợp người bị kết án bị phạt tù đến 05 năm; 03 năm đối với trường Tòa án áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ trên 05 năm đến 15 năm và

05 năm đối với trường hợp người phạm tội bị áp dung mức phat tủ từ trên 15

năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án Như vậy, BLHS

năm 2015 quy định thời hạn đương nhiên được xóa án tích ngăn hon so vớiquy định trong BLHS năm 1999 đồng thời bổ sung thêm quy định về xóa ántích đối với người bị kết án phạt tù chung thân hoặc tử hình nhưng được ângiảm Quy định này thể hiện rõ tính nhân đạo, sự chặt chẽ va phù hợp của

BLHS năm 2015 với các trường hợp bị kết án với những hình phạt khác nhau.

29

Trang 39

Đối với trường hợp người bị kết án tù chung thân hoặc tử hình nhưng được

giảm án nhiều lần, đã chấp hành xong hình phạt tù và sau khoảng thời gian

nhất định theo quy định của BLHS họ không phạm tội mới thì việc xóa án

tích đối với họ là cần thiết Điều này phù hợp với tính nhân đạo của luật hình

sự, vừa khuyến khích họ tích cực học tập lao động, vừa tạo điều kiện chongười bị kết án sớm hòa nhập cộng đồng Đồng thời, BLHS năm 2015 đã quy

định rõ hơn đối với trường hợp người phạm tội bị Tòa án áp dụng các hình phạt bố sung như cắm cư trú, cắm đảm nhiệm chức vụ, cắm hành nghề hoặc làm công việc cụ thé mà thời gian phải chấp hành hình phạt bổ sung dài hơn

so với thời hạn xóa án tích được quy định tại khoản 2 Điều 70 BLHS thì thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung là thời hạn đương nhiên

được xóa án tích.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 107 BLHS thì thời hạn đương nhiên

được xóa án tích của người chưa thành niên phạm tội thuộc trường hợp phạm

tội rất nghiêm trọng do cô ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là 06 thángđối với hình phạt bị áp dụng là cảnh cáo, phạt tiền phạt cải tạo không giam

giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo, 01 năm khi bị Tòa án áp dụng

hình phạt tù có thời hạn dưới 05 năm; 02 năm trong trường bị áp dụng mức

phạt tù có thời hạn từ trên 05 năm đến dưới 15 năm, 03 năm khi người chưa

thành niên phạm tội bị phat tù trên 15 năm ké từ thời điểm chấp hành xong

hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo hoặc từ khi hết thời hiệu

thi hành án người chưa thành niên đã bi kết án không thực hiện hành vi phạm

tội mới So với người đã thành niên thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích

đối với người thành niên là ngắn hơn, điều này phủ hợp với đặc điểm, nguyênnhân, điều kiện phạm tội của người chưa thành niên, là cơ hội để họ tự rènluyện và ý thức trách nhiệm của bản thân trong việc khắc phục, sửa chữanhững lỗi lầm đã gây ra

30

Trang 40

Về thời hạn dé xóa án tích đối với người bị kết án trong trường hop

đương nhiên được xóa án tích được căn cứ vào hình phạt chính mà Tòa án đã

tuyên, được tính từ thời điểm người bị kết án chấp hành xong hình phạt chính,

bị án chấp hành xong thời gian thử thách án treo hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành án Quy định mới này là có lợi người cho người bị kết án khi tính thời

hạn xóa án tích trong BLHS năm 2015, vì theo quy định trước đây thì thời

hạn xóa án tích được tính khi người phạm tội chấp hành xong bản án Ngoài

ra, trong thời hạn xóa án tích trường hợp người bị kết án phạm tội mới và bị

Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật thì thời hạn để được đương nhiên xóa án tích sẽ được tính lại kế từ thời điểm người bị kết án chấp hành xong bản án mới hoặc từ ngày bản án mới hết thời hiệu thi hành.

Như vậy, trước đây, theo quy định của BLHS năm 1999 thì cơ quan có

thâm quyền cấp giấy chứng nhận xóa án tích đối với người bị kết án khi đã

đáp ứng các điều kiện theo quy định là Tòa án Hiện nay, theo quy định của

BLHS năm 2015 (BLHS năm 2015) thì Tòa án chỉ cấp giấy chứng nhận xóa

án tích cho các trường hợp người bị kết án về các tội được quy định tạiChương XIII và Chương XXVI của BLHS năm 2015 về các tội phá hoại hòabình chống loài người, tội phạm chiến tranh và xâm phạm an ninh quốc gia,

con lại các tội khác giao trách nhiệm cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP

(Trung tâm LLTP quốc gia và Sở Tư pháp) cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và xác nhận đương nhiên được xóa án tích khi có yêu cầu Cu thé, theo quy dinh tai Khoan 4 Điều 70 BLHS năm 2015 va Khoản 1

Điều 369 BLTTHS năm 2015 thì trách nhiệm cập nhật dữ liệu về án tích củangười bị kết án thuộc trách nhiệm của Cơ quan quản lý cơ sở đữ liệu LLTP

Bên cạnh đó khi người bị kết án có yêu cầu Phiếu LLTP xác nhận không mang án tích, Cơ quan quản lý cơ sở đữ liệu LLT căn cứ vào thông tin về án tích của công dân đã được cập nhật trên hệ thống dữ liệu LLTP dé thực hiện

31

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2. | Các trường hợp xóa án tích tại TAND hai cấp tỉnh Hà - Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo vệ quyền con người bằng chế định nhỏ về án tích trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018-2022)
Bảng 2.2. | Các trường hợp xóa án tích tại TAND hai cấp tỉnh Hà (Trang 9)
Bảng 2.1 Kết quả xét xử tại TAND hai cấp tỉnh Hà Giang - Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo vệ quyền con người bằng chế định nhỏ về án tích trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018-2022)
Bảng 2.1 Kết quả xét xử tại TAND hai cấp tỉnh Hà Giang (Trang 49)
Bảng 2.2. Các trường hợp xóa án tích tại TAND hai cấp tỉnh Hà Giang - Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo vệ quyền con người bằng chế định nhỏ về án tích trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018-2022)
Bảng 2.2. Các trường hợp xóa án tích tại TAND hai cấp tỉnh Hà Giang (Trang 53)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w