1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo vệ quyền con người bằng chế định lớn về tội phạm trong Phần chung Bộ luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018-2022)

95 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo Vệ Quyền Con Người Bằng Chế Định Lớn Về Tội Phạm Trong Phần Chung Bộ Luật Hình Sự Việt Nam (Trên Cơ Sở Thực Tiễn Xét Xử Tại Tỉnh Hà Giang Giai Đoạn 2018-2022)
Tác giả Nguyễn Mạnh Cường
Người hướng dẫn GS.TSKH Lê Văn Cảm
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Thể loại thesis
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 22,16 MB

Nội dung

Trong đó, chế định lớn về Tội phạm ngoài việc trùng với tên gọi tại Chương HI của Bộ luật hình sự, thi trongChương III Tội phạm còn chứa đựng một loạt các chế định nhỏ như phân loại tội

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN MẠNH CƯỜNG

BẢO VỆ QUYEN CON NGƯỜI BANG CHE ĐỊNH LON

VE TOI PHAM TRONG PHAN CHUNG BỘ LUẬT HINH SU VIET NAM (TREN CƠ SỞ THUC TIEN XÉT

XU TAI TINH HA GIANG GIAI DOAN 2018-2022).

HÀ NOI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN MẠNH CƯỜNG

BAO VỆ QUYEN CON NGƯỜI BANG CHE ĐỊNH LON

VE TOI PHAM TRONG PHAN CHUNG BO LUAT

HINH SU VIỆT NAM (TREN CƠ SỞ THUC TIEN XÉT

XU TAI TINH HA GIANG GIAI DOAN 2018-2022).

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự

Mã số: 8380101.03

Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH LE VĂN CAM

HÀ NOI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.Những kết luận khoa học của luận văn chưa được ai công bố trong bat kỳcông trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn bảo đảm

độ tin cậy, chính xác và trung thực Dong thoi, tôi đã hoàn thành tat cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định củaTrường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Toi xin chân thành cảm on!

TÁC GIA

Nguyễn Mạnh Cường

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, học viên xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy, cô TrườngĐại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, thầy cô Giảng viên những người đãdạy dỗ, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tớiGS.TSKH Lê Văn Cảm đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn trong suốt thời giannghiên cứu và hoàn thành luận văn này Cảm ơn những ý kiến đóng góp củathầy đã giúp tôi hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất.

Cuối cùng học viên xin chân thành cảm ơn các tác giả, các cơ quan, tôchức liên quan đã tạo điều kiện thuận lợi nhất, hỗ trợ tôi trong suốt quá trìnhnghiên cứu tài liệu và tìm kiếm số liệu Và không quên lời cám ơn tới giađình, bạn bè đã luôn đồng hành, ủng hộ và khích lệ tôi trong suốt thời gianvừa qua Đây chính là nguồn động viên lớn lao nhất mà tôi may man có được,

giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu.

Trân trọng cảm ơn!

Trang 5

Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền con người bằng chế định lớn về tội

phạm trong luật hình sự c5 + *+E+EEseEsereerseerrreke

Sự hình thành và phát triển của chế định lớn về tội phạm đốivới việc bảo vệ các quyền con người trong pháp luật hình sựViệt Nam sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trước khipháp điển hóa lần thứ 3 (1945 -2015) 2 s+cs+csersres Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến pháp điểnhóa lần thứ nhất - BLHS Việt Nam năm 1985 -:

Giai đoạn từ khi ban hành BLHS Việt Nam năm 1985 đến trước 2015

Nội dung bảo vệ quyền con người bằng chế định lớn về tộiphạm trong Phan chung luật hình sự 2-5 5252552Bảo vệ quyền con người bằng khái niệm và các đặc điểm co bản

0808900007077

Trang 6

1.3.2 Bảo vệ quyền con người bang chế định nhỏ về phân loại tội phạm 201.3.3 Bảo vệ quyền con người băng chế định nhỏ về nhiều (đa) tội phạm 231.3.4 Bảo vệ quyền con người bằng chế định nhỏ về lỗi hình sự 251.3.5 Bảo vệ quyền con người băng chế định nhỏ về đồng phạm 26 1.3.6 Bảo vệ quyền con người băng chế định nhỏ về tự ý nửa chừng

chấm dứt tội 00 271.3.7 Bao vệ quyền con người bằng chế định nhỏ về các giai đoạn thực

BO LUAT HÌNH SỰ VIỆT NAM NAM 2015 VOI VIỆC BAO

VỆ QUYEN CON NGƯỜI VA THUC TIEN XÉT XỬ TREN

DIA BAN TINH HÀ GIANG (Giai đoạn 2018 - 2022) 32

Sự thể hiện nội dung bảo vệ quyền con người trong chế định lớn vềtội phạm trong Phần chung Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 32Nội dung bảo vệ quyền con người trong khái niệm và các đặc

điểm của tội phạm trong Phần chung Bộ luật hình sự năm 2015 32Nội dung bảo vệ quyền con người trong chế định nhỏ về phân loại

tội phạm trong Phần chung Bộ luật hình sự năm 2015 35Nội dung bảo vệ quyền con người trong chế định nhỏ về lỗi trong

Phần chung Bộ luật hình sự năm 2015 - ¿+ +5 +++ss+++s>+s+ 36Nội dung bảo vệ quyền con người trong chế định nhỏ về tự ý nửa chừng

cham dứt việc phạm tội trong Phần chung Bộ luật hình sự năm 2015 38

Nội dung bảo vệ quyền con người trong chế định nhỏ về đồngphạm trong Phần chung Bộ luật hình sự năm 2015 40Nội dung bảo vệ quyền con người trong chế định nhỏ về các giai

đoạn thực hiện tội phạm trong Phần chung Bộ luật hình sự năm 2015 46

Sự thể hiện nội dung bảo vệ quyền con người thông qua ápdụng chế định lớn về tội phạm trong Phần chung Bộ luật hình

sự Việt Nam năm 2015 từ thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Hà

Giang (Giai đoạn 2018-2022) - - - ng ri, 50

Trang 7

2.2.2.

Khái quát chung về Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang - 50

Sự thể hiện nội dung bảo vệ quyền con người thông qua áp dụng chếđịnh lớn về tội phạm trong Phần chung Bộ luật hình sự Việt Nam năm

2015 từ thực tiễn xét xử tại tinh Hà Giang (Giai đoạn 201§-2022) 51

2.2.3 Khó khăn, vướng mắc trong áp dụng chế định lớn về tội phạm

trong Phần chung Bộ luật hình sự năm 2015 -. + +++ 63Kết luận Chương 2 - 2 25s SE2E2EE2E12E15717171711211211211 21111 TExe 66 Chuong 3: HOAN THIEN MOT SO QUY PHAM VE TOI PHAM VA

3.1.

3.2.

3.2.1.

3.2.2.

VAN DE NANG CAO HIEU QUA AP DUNG PHAP LUAT

HÌNH SỰ VIET NAM THEO HUONG TANG CƯỜNG BAO

VE CAC QUYEN CON NGƯỜI 252 2+E+Eerxerseree 67

Sự cần thiết hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng các quyphạm về tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam theohướng tăng cường bảo vệ quyền con người -2- 5-2 67Kiến nghị hoàn thiện và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng

chế định lớn về tội phạm trong phần chung Bộ luật hình sựViệt Nam theo hướng tăng cường bảo vệ quyền con người 68Kiến nghị hoàn thiện các quy phạm trong chế định lớn về tội phạm

trong phần chung Bộ luật hình sự Việt Nam theo hướng tăngcường bảo vệ quyền con người -:- 5+ +s+s++£++£+zx+rxerxerxeree 68Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng chế định lớn về tội phạm

trong phần chung Bộ luật hình sự Việt Nam theo hướng tăngcường bảo vệ quyÊn CON TIBƯỜII - -. + ++E++v+seeeeeeesseeeeeee 73

Kết luận Chương 3 - 2-2-5 SE E2E12E122127171211211211211 1111 E1 xe 79KẾT LUẬN - - 5-52 25<2S< 2E E21 2211211211211 0111111 211111x c1 80DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAO 0 c.cccccccccccessesseessestesseseeseesees 82

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

ADPL: Ap dụng pháp luật

BLHS: Bộ luật hình sự

HĐXX: Hội đồng xét xử

LHS: Luật hình sự

QCN: Quyén con người

TAND: Toa án nhân dân

TNHS: Trach nhiệm hình sự

VAHS: Vụ án hình sự

Trang 9

DANH MỤC CÁC BÁNG

SỐ hiệu Tên bảng Trang

Bang 2.1 | Thống kê số vụ án đã thụ lý, giải quyết tại TAND hai

cấp tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018-2022 52

Bảng 2.2 | Thống kê phân loại tội phạm về lỗi thông qua kết quả xét

xử sơ thâm các VAHS tại TAND hai cấp tỉnh Hà Giang

giai đoạn 2018-2022 56

Bảng 2.3 | Thống kê phân loại tội phạm thông qua kết quả xét xử sơ

thâm các VAHS tại TAND hai cấp tỉnh Hà Giang giai

đoạn 2018-2022 57

Bảng 2.4 | Thống kê kết quả xét xử sơ thâm các VAHS tại TAND

hai cấp tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018-2022 57

Bảng 2.5 | Thống kê số vụ án có đồng phạm trên tong số vụ án TAND

hai cấp tỉnh Hà Giang xét xử giai đoạn 2018-2022 59

Bảng 2.6 Thống kê các giai đoạn thực hiện tội phạm thông qua kết

quả xét xử sơ thầm các VAHS tại TAND hai cấp tỉnh Hà

Giang giai đoạn 2018-2022 60

Trang 10

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tàiNgay trong Bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minhtrực tiếp soạn thảo và tuyên bố tại Quảng trường Ba Đình, thủ đô Hà Nội vàongày 02/9/1945 đã chỉ rõ: "Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đăng Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền

ay, có quyền được sống, quyền tự và quyền mưu cầu hạnh phúc" [49 tr 22].

Dé bảo đảm thực thi QCN thì pháp luật được sử dụng là công cụ quantrọng, chủ yếu nhất Hiện nay, trong thời kỳ xây dựng Nhà nước pháp quyền,vấn đề tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để bảo đảm bảo đảm QCN làmột trong những nội dung bảo đảm pháp luật phù hợp với thực tiễn và xu thếchung của thế giới.

BLHS năm 2015, sửa đồi, bố sung năm 2017 được ban hành, thực thi

đã góp phan quan trọng vào việc thực thi và bảo vệ quyền con người, 6n định

các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ Pháp luật thuộc phạm trù ý thức

xã hội, vì vậy chịu sự tác động qua lại biện chứng giữa pháp luật với sự tồntại của xã hội [44, tr 397-401] Nhưng, tội phạm lại thuộc phạm tru tồn tại xãhội, và xã hội luôn vận động, thay đổi, nên dẫn tới diễn biến, tình hình tộiphạm cũng thay đổi Xã hội phát triển càng cao thì phát sinh càng nhiềunhững loại tội phạm mới với sự tăng lên về quy mô, thủ đoạn tinh vi, gây mấttrật tự, an toàn trong xã hội, xâm phạm các QCN nên công tác phòng ngừa,

dau tranh chống tội phạm đặt ra yêu cầu ngày càng cao.

Là công cụ trực tiếp trong phòng ngừa và dau tranh chống tội phạm,BLHS phải quy định đầy đủ, chính xác, rõ ràng về tội phạm và hình phạt Vìvậy, không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật hình

sự là nhiệm vu quan trọng của Dang và Nhà nước ta Việc hoàn thiện khôngchi dé đáp ứng, phù hợp với luật quốc gia, mà còn đáp ứng, phù hợp với luật

Trang 11

pháp quốc tế; cụ thể Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của BanChấp hành Trung ương Đảng khóa XIII "Về tiếp tục hoàn thiện nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới":

Hiện nay, Hiến pháp năm 2013, đã dành riêng chương II để quy định về

QCN, trong đó có QCN trong lĩnh vực tư pháp hình sự được ghi nhận với vi trí

là một trong những quyên co bản trong nhóm các QCN Tiếp theo Hiến pháp,

là bộ luật, luật và các văn bản dưới luật, QCN và bảo vệ các QCN trong lĩnh

vực tư pháp hình sự được ghi nhận khá cụ thể, chỉ tiết góp phần làm căn cứpháp lý nhằm bảo đảm mọi hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan có thâmquyền tiến hành tố tụng đều không vi phạm QCN Do vậy, việc lựa chọn va nghiên cứu đề tài "Bao vệ quyền con người bằng chế định lớn về tội phạmtrong Phan chung BLHS Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh HàGiang giai đoạn 2018-2022)" làm luận văn thạc sĩ của mình là cấp thiết

2 Tình hình và nhiệm vụ nghiên cứu

Vấn đề bảo vệ QCN bằng pháp luật hình sự đã được nghiên cứu ở

những khía cạnh, mức độ khác nhau, có khái quát như sau:

* Sách chuyên khảo, sách tham khảo và đề tài khoa học

1 GS.TSKH Lê Văn Cảm (2019), Những van dé cơ bản trong khoa học Luật hình sự (phan chung), (Giáo trình sau đại học), Nxb Dai học Quốc gia

Hà Nội;

2 GS.TSKH Lê Cảm và TS Nguyễn Trọng Điệp (đồng chủ biên), Bao

vệ các QCN bang pháp luật hình sự thực định Việt Nam, (sách chuyên khảo)Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2021

3 GS.TSKH Lê Cảm, “75 năm hình thành, phát triển của hệ thốngpháp luật hình sự Việt Nam và định hướng tiếp tục hoàn thiện (1945 - 2020),Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2021.

4 GS.TSKH Lê Văn Cảm, PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí, PGS.TS Trịnh

Trang 12

Quốc Toản (đồng chủ trì) (2006), “Bao vệ các OCN bằng pháp luật hình sự vàpháp luật to tụng hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyên ViệtNam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2006;

5 GS.TSKH Lê Văn Cảm (2009), “Hệ thống tr pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyên ”, (Sách chuyên khảo) Nxb Dai học Quốc gia Hà Nội;

6 Tạ Xuân Trà (2014), “Bảo vệ các QCN bằng các quy phạm về tộiphạm trong pháp luật hình sự Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ Luật học do

GS.TSKH Lê Văn Cảm hướng dẫn, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

* Cấp độ các bài viết

1 GS.TS Nguyễn Đăng Dung, “QCN và việc bảo vệ, bảo đảm thực hiện

QCN theo Hiến pháp năm 2013”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (số 11/2015);

2 GS.TSKH Lê Văn Cam, Bao vệ OCN trong lĩnh vực tư pháp hình sự

- ý nghĩa của việc nghiên cứu, Tạp chí Khoa học Luật, ĐHQGHN (Tập 26 số3/2010, tr.147-154);

3 GS.TSKH Lê Văn Cảm, Hoàng Văn Nam, “Những trường hợp loại

trừ tinh tội phạm của hành vi: Tiếp cận van dé dưới góc độ bảo vệ các quyêncon người ”, Tạp chí TAND (số 6/2023, tr 1-14, (số 7/2023, tr.1-11);

4 GS.TSKH Lê Văn Cảm, “Một số vấn dé chung về hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự dưới góc độ bảo vệ các QCN theo tinh than Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lan thứ XIII”, Tạp chí TAND (số 08/2021, tr.1-12);

5 GS.TSKH Lê Văn Cảm, Nguyễn Mạnh Cường, “Chế định lớn về tộiphạm: tiếp cận van dé dưới góc độ bảo vệ các QCN bằng pháp luật hình sự(Phan I)”, Tạp chí TAND (số 20/2022, tr.1-9);

6 GS.TSKH Lê Văn Cảm, Ths Lê Thúy Hiền, “Chế định lớn về tội phạm: tiếp cận van dé dưới góc độ bảo vệ các QCN bằng pháp luật hình sự(Phan II)”, Tạp chi TAND (s6 24/2022, tr 9-16);

Trang 13

7 GS.TSKH Lê Văn Cảm, TS Dinh Thế Hưng, Hodn thiện hệ thong phápluật hình sự Việt Nam theo tỉnh thân Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứXIII: phan II- chế định lớn về tội phạm, Tạp chí TAND (số 17/2021, tr 4-11);

8 PGS.TS Vũ Công Giao, Quyên con người, quyển công dân và sự théhiện trong Hiển pháp, Tạp chí Nhân quyền (số 94/2013);

9 PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí, Bảo đảm QCN, quyển công dân trong xét xử vụ án hình sự, Tạp chí Khoa học Luật, số 3/2011;

Các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến vấn đề về bảo vệ quyên con người, bảo vệ QCN bằng pháp luật hình sự cũng như chế định lớn

về tội phạm, đây là nguồn tài liệu có giá trị tham khảo cho tác giả thực hiện, hoàn thiện luận văn này Tuy vậy, hầu hết các công trình này chưa dé cập nghiên cứu chuyên sâu có hệ thống và đưa ra các giải pháp hữu hiệu trongbảo vệ QCN bằng chế định lớn về tội phạm trong Phần chung BLHS Vậynên, luận văn này là cần thiết, có ý nghĩa thiết thực Quá trình thực hiện đề tài,tác giả tiếp thu, kế thừa, khai thác kết quả của các công trình nói trên để xemxét, phân tích, tìm kiếm các giải pháp nhằm bảo vệ QCN bằng chế định lớn vềtội phạm trong Phần chung BLHS

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của đề tài là nghiên cứu việc bảo vệ QCN bằng chế định lớn về tội phạm trong Phần chung BLHS Việt Nam và thực tiễn xét xử tạitỉnh Hà Giang giai đoạn 2018-2022, để từ đó đưa ra các giải pháp, kiệnnghị góp phần bổ sung, hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả ADPL trong

thực tiễn xét xử hình sự.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về bảo vệ QCN bằng chếđịnh lớn về tội phạm như khái niệm tội phạm và khái nệm QCN trong lịch sử

Trang 14

pháp luật hình sự của nước ta từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trướckhi pháp điển hóa lần thứ ba (1945 - 2015) dé rút ra nhận xét, đánh giá.

- Phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng chế định lớn về tội phạm trongPhần chung BLHS Việt Nam trong việc bảo vệ QCN trên cơ sở thực tiễn xét

xử tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018-2022, đồng thời phân tích làm rõ nhữngtồn tại, hạn chế trong việc áp dụng và những nguyên nhân của nó

- Đề xuất những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện và nâng cao hiệu quả

áp dụng các quy định trong chế định lớn về tội phạm của BLHS Việt Namhiện hành.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu4.1 Đối twong nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn đúng như tên gọi của nó — Bao vệ quyền con người bằng chế định lớn về tội phạm trong Phan chung BLHSViệt Nam (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tinh Hà Giang giai đoạn 2018-2022) Với luận văn thạc sĩ, tác giả đề cập, nghiên cứu những nội dung cơ bản

về van đề bảo vệ QCN bằng chế định lớn về tội phạm được quy định trong Phần chung của BLHS Việt Nam.

4.2 Phạm vi nghiên cứuPhạm vi nghiên cứu của luận văn là lý luận và thực tiễn về bảo vệ QCNbăng chế định lớn về tội phạm trong Phần chung luật hình sự Việt Nam, trên

cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Hà Giang (Giai đoạn 2018-2022) Phải luận

chứng rằng: Tội phạm và pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình

sự, suy cho cùng cần phải là con người (tức là người được uỷ quyền hoặc

người đại diện cho pháp nhân thương mại tương ứng thực hiện) nên trongluận văn thạc sĩ này chỉ đề cập đến việc bảo vệ các quyền con người của chủthé phạm tội là con người mà không đề cập đến pháp nhân thương mai.

Trang 15

5 Cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ này là những

van đề khoa học nền tảng về Phần chung luật hình sự; cũng như các luận điểmliên quan đến các chế định lớn về luật hình sự nói chung và đặc biệt là chế định lớn về tội phạm nói riêng Đặc biệt trong luận văn đã dựa trên những luận điểm

trong các công trình nghiên cứu khoa học của tác giả GS.TSKH Lê Văn Cảmtrong Giáo trình sau đại học (Những vấn dé cơ bản trong khoa học Luật hình

sự - Phân chung), Nxb Đại hoc Quốc gia Hà Nội, 2019 (tại các trang từ 290đến 439); Sách chuyên khảo (Bảo vệ các QCN bằng pháp luật hình sự thực định Việt Nam), Nxb Chính trị quốc gia sự that, Hà Nội, 2021 (tại các trang từ

63 đến 201) và Sách chuyên khảo (75 năm hình thành, phát triển của hệ thốngpháp luật hình sự Việt Nam và định hướng tiếp tục hoàn thiện (1945 - 2020),Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2021 (tại các trang từ 30 đến 275)

5.2 Cơ sở phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch su, chủ nghĩa Mác Lénin, tưtưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phápluật, về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, trên cơ sở chính sách hình sựcủa Nhà nước Việt Nam, cũng như các thành tựu khoa học khác như Luật

hình sự, Luật tố tụng hình sự và những luận điểm khoa học trong các côngtrình nghiên cứu được công bố của một số nhà khoa học liên quan vấn đề vềQCN, bảo vệ QCN trong lĩnh vực tư pháp hình sự, bảo vệ QCN bang ché dinhlớn về tội phạm trong BLHS

5.3 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả vận dụng kết hợp một số phươngpháp nghiên cứu như: Tổng hợp, phân tích, so sánh, logic, thống kê, nhằm giải

quyết một số nội dung về lý luận, thực tiễn xung quanh đề tài của luận văn

Trang 16

6 Những đóng góp mới của đề tài 6.1 Ý nghĩa lý luận

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, thông qua luận văn, tác giả phân tích vàchỉ ra một số nội dung cơ bản về bảo vệ QCN bằng chế định lớn về tội phạmtrong Phần chung của BLHS Đồng thời, đưa ra một số đề xuất, kiến nghịnhằm khắc phục một số tồn tại, vướng mắc trong quy định của pháp luật trongchế định lớn tội phạm của BLHS, nhằm hoàn thiện về mặt cơ sở pháp lý trên

cơ sở bảo vệ các QCN.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn Cùng với ý nghĩa về mặt lý luận, luận văn đã nghiên cứu, chỉ ra một số tồn tại trong thực tiễn ADPL, xét về bình điện bảo vệ các QCN bằng chế định lớn về tội phạm, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệQCN qua ap dụng chế định lớn về tội phạm trong BLHS

Ngoài ra, luận văn còn có ý nghĩa trong hoạt động nghiên cứu khoa học

đối với các học viên, sinh viên chuyên ngành tư pháp hình sự, cũng như có ýnghĩa đối với người làm công tác thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự

7 Bố cục của luận vănNgoài các phần Mở dau, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, kết cầu của luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Khái quát chung về bảo vệ quyền con người bằng chế định lớn về tội phạm trong Phần chung luật hình sự.

Chương 2: Chê định lớn về tội phạm trong Phần chung Bộ luật hình sựViệt Nam năm 2015 với việc bảo vệ quyền con người và thực tiễn xét xử trêndia ban tinh Hà Giang (Giai đoạn 2018-2022).

Chương 3: Hoàn thiện một số quy phạm về tội phạm và van đề nângcao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam theo định hướng tăng cường bảo vệ các quyên con người.

Trang 17

Chương 1

KHÁI QUAT CHUNG VE BẢO VỆ QUYEN CON NGƯỜI

BANG CHE ĐỊNH LON VE TOI PHAM TRONG

PHAN CHUNG LUAT HINH SU

1.1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của bảo vệ quyền con ngườibằng chế định lớn về tội phạm trong Phần chung luật hình sự

1.1.1 Khái niệm bảo vệ quyền con người bằng chế định lớn về tộiphạm trong Phân chung luật hình sự

Khai niệm QCN, bảo vệ QCNNăm 1945, sau khi Liên Hợp Quốc được thành lập thì đã có rất nhiềuvăn kiện quốc tế ghi nhận về QCN Các quy định này đã trở thành một hệthống tiêu chuẩn pháp lý toàn cầu được các quốc gia trên thế giới cam kết tôntrọng và nội luật hóa vào pháp luật quốc gia dé thực thi QCN trên thực tiễn, trong đó có Việt Nam Trên thế giới, khái niệm QCN là một phạm trù cónhiều định nghĩa khác nhau, cách định nghĩa phụ thuộc vào sự nhìn nhận củamỗi cá nhân Tuy nhiên, một trong những định nghĩa về nhân quyền được sửdung phổ biến là của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về QCN: “QCN lànhững bảo đảm pháp lý toàn cầu (universal legzl quarantees) có tác dụng bảo vệcác cá nhân và các nhóm chống lại những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc(omissions) mà làm tốn hại đến nhân phâm, những sự được phép (entitlements)

va tự do cơ bản (fundamental freedoms) của con người [21, tr 37].

Ở Việt Nam, khái niệm QCN đã được nhiều chuyên gia đề cập đến, vớinhững quan điểm, phương điện không hoan toàn giống nhau nhưng đều đượcnhắc đến với cách hiểu “QCN là những nhu cầu lợi ích tự nhiên vốn có của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuậnpháp lý quốc tế" [21, tr 38] Xét về mặt ngôn ngữ hoc, cum từ "nhân quyền"(theo nghĩa Hán - Việt) chính là "QCN" (theo nghĩa thuần Việt) và trong tiếng

Trang 18

Anh đều được gọi chung là "human rights" [48, tr 1239] Như vậy, theo Đại

Từ điển tiếng Việt QCN và nhân quyền là hai từ đồng nghĩa [21, tr 38].

Cũng như ở các quốc gia khác trên thế giới, ở Việt Nam, QCN trướchết được ghi nhận và bảo đảm trong Hiến pháp Bởi vậy, nghiên cứu chế định

về QCN trong các bản Hiến pháp Việt Nam có thể khái quát được khá tổng thé về sự phát triển của tư tưởng và pháp luật về QCN Hiến pháp năm 2013 đã

có những sửa đổi, bô sung đã kế thừa tinh thần về QCN của Hiến pháp năm

1992 sửa đổi, bố sung năm 2001 và có những sự đột phá trong ghi nhận về QCN Với những phân tích trên, có thé đưa ra khái niệm QCN là nhu cầu, lợiích tự nhiên vốn có cho mỗi người được ghi nhận trong pháp luật quốc tế vàđược thừa nhận cũng như bảo đảm thực hiện, bảo vệ bởi pháp luật quốc gia

Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, “bảo vệ” là "chống lại mọi sự xâm phạm

để giữ cho luôn luôn được nguyên vẹn" [32, tr 40] Xuất phát từ nghĩa củathuật ngữ “bảo vệ” và những đặc trưng của QCN cho thấy nội dung cơ bản của bảo vệ QCN là chống lại mọi sự hủy hoại, xâm phạm dé giữ gin cho tat camọi người trong xã hội được an toan va đầy đủ Bảo vệ QCN hiện nay đượcthực hiện thông qua ba cơ chế đó là: Cơ chế quốc gia; Cơ chế khu vực và Cơchế quốc tế Trong đó, cơ chế quốc tế và cơ chế khu vực có tầm ảnh hưởng rấtlớn đến cơ chế quốc gia, đặc biệt đối với các quốc gia tham gia công ước,điều ước quốc tế về bảo vệ QCN [2I, tr 437].

Như vậy, nghĩa vụ bảo vệ QCN của mỗi nhà nước được coi là một

nghĩa vụ chủ động vì để phòng ngừa, xử lý sự vi phạm QCN, mỗi quốc giaphải đưa ra những phương pháp, quy định các cơ chế phòng ngừa, xử lý viphạm pháp luật, tội phạm xâm phạm QCN Trong ba cơ chế bảo vệ QCN nêutrên, cơ chế quốc gia có vai trò quan trọng nhất, được chứng minh bằng lịch

sử lâu đời và có hiệu quả cao trong thực tiễn Bởi chính pháp luật của mỗi

quốc gia, mỗi đất nước là cơ sở, tiền để để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ QCN

thê hiện rõ nét bộ máy nhà nước, cơ chê thực hiện vận hành bộ máy.

Trang 19

Việc tiến hành nhiệm vụ bảo vệ QCN yêu cầu mỗi quốc gia cần xâydựng một hệ thong pháp luật thể hiện trên các phương diện sau: Một là, bảo

vệ chủ thể và quyền của chủ thể được bảo vệ; Hai là, ngăn chặn và xử lýnhững hành vi vi phạm QCN; Ba là, khôi phục lại những quyền và lợi ích hợppháp của người bị vi phạm.

Trên cơ sở khái niệm về QCN và những phân tích nêu trên, bảo vệQCN có thể hiểu là toàn bộ các hoạt động phát hiện, ngăn ngừa và xử lýnhững hành vi vi phạm QCN nhằm khôi phục những quyền và lợi ích hợppháp của người đã bị xâm hại, hạn chế hoặc tước bỏ bởi hành vi vi phạm phápluật về QCN do các chủ thể có thâm quyền thực hiện

Khái niệm chế định lớn về tội phạmTrong pháp luật hình sự có các chế định được coi là lớn như chế địnhĐạo luật hình sự (1) — Tội phạm (2) — Những trường hợp loại trừ tính tội

phạm của hành vi (3) — Trách nhiệm hình sự (4) — Các biện pháp cưỡng chế

hình sự (5) — Quyết định hình phạt ( 6) — Các biện pháp tha miễn ( 7) — Trách

nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội ( 8) — Trách nhiệm hình sự

của pháp nhân thương mại phạm tội (9) Trong đó, chế định lớn về Tội phạm

ngoài việc trùng với tên gọi tại Chương HI của Bộ luật hình sự, thi trongChương III (Tội phạm) còn chứa đựng một loạt các chế định nhỏ như phân

loại tội phạm, nhiều (đa) tội phạm, lỗi hình sự, các giai đoạn thực hiện tội

phạm, tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm và đồng phạm

Như vậy, có thé đưa ra khái niệm như sau: "Chế định lớn về tội phạmtrong khoa học luật hình sự là chế định mà chứa đựng trong lòng nó (thuộc nó) các chế định nhỏ hon như phân loại tội phạm, nhiều (da) tội phạm, lỗi hình sự, các giai đoạn thực hiện toi phạm, tự ý nứa chừng cham dứt tội phạm

và đồng phạm"

10

Trang 20

Khải niệm bảo vệ QCN bằng chế định lớn về tội phạm trong phanchung BLHS

Bao vệ QCN bang pháp luật là sử dung pháp luật như một công cụ(phương tiện) để ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm hại QCN, nhăm bảo đảmQCN được tôn trọng Chế định lớn về tội phạm trong Phần chung LHS là chếđịnh quan trọng trong pháp luật hình sự mà Nhà nước sử dụng để bảo vệQCN, do đó, hoạt động bảo vệ QCN bằng chế định lớn về tội phạm trongPhần chung LHS không nằm ngoài cách hiểu chung như vậy

Từ những phân tích trên, có thé đưa ra khái niệm: “Bảo vệ quyén conngười bằng chế định lớn vẻ tội phạm trong Phan chung LHS là tập hợp cácquy phạm pháp luật trong Phan chung của LHS do Nhà nước ban hành, bao gốm khái niệm và các chế định nhỏ có liên quan thuộc chế định lớn về tộiphạm như phân loại tội phạm, nhiễu (da) toi phạm, lỗi hình sự, các giai đoạnthực hiện tội phạm, tự ý nửa chừng cham dứt tội phạm và đồng phạm, nhằmphòng ngừa và đấu tranh chống toi phạm, bảo vệ các quyên và tự do của conngười tránh khỏi sự xâm hại của những hành vi nguy hiểm cho xã hội được

II

Trang 21

thé hóa các quy phạm của Hiến pháp năm 2013, BLHS ghi nhận những biệnpháp, hình phạt nghiêm khắc đối với các trường hợp xâm phạm các QCN.Trong đó, chế định lớn về tội phạm trong Phần chung LHS là một chế địnhquan trọng trong việc xây dựng và áp dụng các chế định khác trong LHS, là

cơ sở pháp lý quan trọng trong thực thi LHS góp phần bảo vệ QCN Chính vi vậy, nội dung các QCN cần được bảo vệ thông qua chế định lớn về tội phạmtrong Phần chung LHS chính là tổng hợp những QCN cần được bảo vệ bằngBLHS Bao gồm quyền sống, tự do và an toàn cá nhân, quyền được bình đăngtrước pháp luật, được pháp luật bảo vệ khỏi bất kỳ sự phân biệt đối xử nào,quyền được suy đoán vô tội khi tội phạm chưa được chứng minh, quyền được

hưởng sự nhân đạo trong luật hình sự,

Thứ hai, về phương thức bảo vệ, bảo vệ QCN bằng chế định lớn về tộiphạm trong Phần chung LHS được thực hiện băng việc phi nhận đầy đủ về mặtlập pháp các quy định về tội phạm, bảo đảm các quy định phủ hợp với quanđiểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về QCN trong luật hình sự, là cơ sở

bảo đảm thực thi một cách chính xác trong thực tiễn áp dụng luật hình sự

Thứ ba, chủ thể được bảo vệ các QCN trước hết là con người, con người ở đây là cá nhân cụ thé, cũng như các quyền cơ bản của họ đã được luậtđịnh, trước hết là các lợi ích về nhân thân của họ như tính mạng, sức khoẻ,

danh dự nhân phẩm Việc xây dựng và áp dụng luật hình sự trong thực tiễn

đời sống vì mục tiêu đảm bao đảm đời sống ổn định, an toàn, phát huy QCN.Chính vì vậy, bằng chế định lớn về tội phạm trong phần chung BLHS gópphan cụ thé hóa nội dung bảo vệ QCN, là cơ sở pháp lý dé mỗi cơ quan, tô chức cá nhân tuân thủ và thực thi trong đời sống.

1.1.3 Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền con người bằng chế định lớn về

tội phạm trong luật hình sự

Bảo vệ QCN là một quá trình, phụ thuộc vào nhiều điều kiện khácnhau, do đó pháp luật nói chung, pháp luật hình sự nói riêng, trong đó chế

12

Trang 22

định lớn về tội phạm trong Phần chung của LHS có vị trí, vai trò và tầm quantrọng đặc biệt, được thé hiện cu thé như sau:

Thứ nhất, chế định lớn về tội phạm trong LHS góp phần bảo vệ các lợiích sống còn cơ bản và quan trọng nhất của con người như tính mạng, sứckhỏe, danh dự, nhân phẩm, các quyên và tự do của con người, quyền sở hữu

và môi trường thiên nhiên, trật tự an toàn xã hội, hòa bình và an ninh của nhân loại, bảo vệ con người tránh khỏi sự xâm hai của những hành vi nguyhiểm cho xã hội được coi là tội phạm, đồng thời phòng ngừa, ngăn chặn việc

thực hiện tội phạm.

Thứ hai, chế định lớn về tội phạm trong BLHS là cơ sở pháp lý quan

trọng tạo sự thống nhất trong nhận thức và ADPL về tội phạm, phân loại tội

phạm, vấn đề lỗi, tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm, đồng phạm, đây lànhững vấn đề căn bản giúp xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảođảm hiệu quả việc truy cứu TNHS, đảm bảo thực hiện mục đích bảo vệ, dautranh chống tội phạm và giáo duc phòng ngừa của luật hình sự

Thứ ba, với những quy phạm pháp luật trong chế định lớn về tội phạm

là cơ sở góp phần giáo dục các thành viên trong xã hội thái độ tôn trọng các quy tắc được thừa nhận trong đời sống xã hội, cũng như ý thức tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, dau tranh phòng chống tội phạm.

1.2 Sự hình thành và phát triển của chế định lớn về tội phạm đốivới việc bảo vệ các quyền con người trong pháp luật hình sự Việt Namsau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trước khi pháp điển hóa lầnthứ 3 (1945 -2015)

1.2.1 Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến pháp điển hóa lần thứ nhất - BLHS Việt Nam năm 1985

Từ khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (năm 1945) đến

trước năm 1985, ở nước ta chỉ có các văn bản dưới luật như pháp lệnh, sac

13

Trang 23

lệnh Các văn bản này được coi là nguồn cua nganh luật hình sự và được dùng

để giải quyết các VAHS Ví dụ: Pháp lệnh năm 1967 về trừng trị các tội phảncách mạng, Pháp lệnh năm 1970 về trừng tri các tội xâm phạm tai sản xã hộichủ nghĩa và Pháp lệnh trừng tri các tội xâm phạm tai sản riêng của công dan,Pháp lệnh năm 1981 về trừng trị tội hối lộ, Pháp lệnh năm 1982 về trừng trịcác tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép Sắc lệnh số 03ngày 15/3/1976, quy định về trừng trị các tội phản cách mạng, các tội xâmphạm tài sản công cộng, các tội xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự, sứckhỏe, tài sản riêng của công dân, các tội kinh tế, các tội chức vụ, hối lộ và các

tội xâm phạm trật tự, an toan công cộng.

Có thê thấy, Pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn năm 1945 đến

năm 1985 dù các quy định về tội phạm cụ thé đã phan nào thé hiện tư tưởngbảo vệ các quyên, lợi ích chính đáng của con người, tuy nhiên chế định lớn vềtội phạm cũng như các nội dung khác thuộc chế định lớn về tội phạm chưađược quy định cụ thể trong luật hình sự Trong các văn bản pháp luật giaiđoạn nay, nhà làm luật đã sử dụng thuật ngữ pháp ly dé quy định tên của một

số loại tội phạm hoặc loại tội nhất định nhưng không đầy đủ và không có căn

cứ dé áp dụng chung thống nhất chế định lớn về tội phạm làm căn cứ xác định tội phạm nói chung Vì vậy, việc sử dụng thuật ngữ pháp lý để quy định tên củamột số tội phạm không phải là những quy định thuộc chế định lớn về tội phạm

1.2.2 Giai đoạn từ khi ban hành BLHS Việt Nam năm 1985 đếntrước 2015

Ngày 27/6/1985, tại kỳ hop thứ 9, khóa VII, Quốc hội thông qua BLHSđầu tiên của nước ta, có hiệu lực từ ngày 01/01/1986 Sau BLHS năm 1985 còn có một số luật sửa đổi, bố sung một số điều của BLHS này, như: Luật sửa đổi, bô sung một số điều của BLHS các năm 1989; 1991, 1992 và Luật sửa đối, bổ sung một số điều của BLHS năm 1997 [11, tr 118].

14

Trang 24

BLHS năm 1985 là văn bản lập pháp hình sự đầu tiên của nước ta sauCách mạng Tháng Tám năm 1945 mà trong đó nhà làm luật đã có sự phânchia và xây dựng cau trúc riêng biệt của Phần chung va Phan riêng với kết cầutong hợp cao va khá toàn diện Chính vi vậy, đây là lần đầu tiên hệ thống

pháp luật hình sự được nhà nước xây dựng một cách khoa học, có sự quy định

rõ ràng, chặt chẽ Dưới góc độ bảo vệ QCN thì BLHS Việt Nam đầu tiên này

đã có sự phân chia thành 6 chương với 71 điều luật cụ thể [13, tr 91].

Trong BLHS năm 1985, chế định lớn về tội phạm tương ứng với cácquy phạm tại Chương III “Tội phạm” với 12 điều luật (từ Điều 8 đến Điều19) Trong đó, chế định lớn về tội phạm trong phần chung BLHS năm 1985 liên quan đến việc bảo vệ QCN được thé hiện như sau [13, tr 92]:

Định nghĩa pháp lý khái niệm tội phạm tại BLHS năm 1985 đã khang định:

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trongBLHS, do người có năng lực TNHS thực hiện một cách cố ý hoặc

vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyên, thống nhất, toàn vẹn lãnh thé của Tổ quốc, xâm phạm chế độ Nhà nước xã hội chủ nghĩa, chế độ

kinh tế và sở hữu xã hội chủ nghĩa, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ,danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp

khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự phápluật xã hội chủ nghĩa [34, Điều 8]

BLHS 1985 lần đầu tiên đã quy định về phân loại tội phạm như sau:

Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội màmức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 5 năm tù, tùchung thân hoặc tử hình Những tội phạm khác là tội phạm ítnghiêm trọng [34, Điều 8]

Chế định nhỏ về lỗi dưới góc độ bảo vệ QCN trong BLHS năm 1985 được thê hiện qua quy định về lỗi, cụ thể Điều 9 quy định:

15

Trang 25

Cổ ý phạm tội là phạm tội trong trường hợp nhận thức rõ hành vicủa mình có tính chất gây nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậuquả của hành vi đó và mong muốn hoặc có ý thức để mặc chohậu quả xảy ra.

Tại Điều 10 quy định:

Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: Ngườiphạm tội do câu thả mà không thấy trước khả năng gây ra hậu quảnguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thay trước.Người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quảnguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thé ngăn ngừa được [34, Điều 10].

Quy phạm về tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm được quy định BLHSnăm 1985: “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thựchiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản” [34, Điều 16]

Ngày 19/11/1999, BLHS năm 1999 được Quốc hội khóa X thông qua,

có hiệu lực từ ngày 01/7/2000 Dưới góc độ bảo vệ QCN băng chế định lớn vềtội phạm trong phần chung BLHS năm 1999 về cơ bản có sự thay đôi khôngđáng kể so với BLHS năm 1985, vẫn giữ nguyên các quy phạm tương ứng 15 điều (Điều 8 đến Điều 22) tại Chương III “Tội phạm” [13, tr 105].

Một số quy phạm trong chế định lớn về tội phạm trong BLHS năm

1999 liên quan đến việc bảo vệ các QCN với các đặc điểm cơ bản sau:

Quy phạm về định nghĩa pháp lý của khái niệm tội phạm (khoản 1 Điều8) và chế định nhỏ về lỗi (các điều 9-10) đã khăng định rõ các tư tưởng củanguyên tắc pháp chế và nguyên tắc nhân đạo là hành vi dù có nguy hiểm cho

xã hội nhưng không thể bị coi là tội phạm và do đó, người thực hiện hành vi

đó cũng không thé bị coi là có tội nếu thiếu một trong các dấu hiệu sau: 1)

Hành vi đó không được quy định trong BLHS; b) Hành vi đó được thực hiện

16

Trang 26

bởi người không có năng lực TNHS - người bị bệnh tâm thần hay bệnh lýkhác làm mất khả năng nhận thức (kha năng điều khiến hành vi) của minh; 2)

Người thực hiện hành vi không có lỗi [13, tr 109, 110]

BLHS năm 1999 bằng các quy phạm của chế định về các giai đoạn thựchiện tội phạm (các điều 17-19) và chế định đồng phạm (các điều 20-22) đãkhẳng định rõ các tư tưởng của nguyên tắc pháp chế và nguyên tắc nhân đạonhư: 1) Người chuẩn bị phạm tội chỉ phải chịu TNHS, — nếu tội định phạm làtội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng không phải chịuTNHS, — nếu đó là tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng: 2) Người phạm tội chưa đạt chỉ phải chịu TNHS về chính tội phạm chưa đạt, chứ không phải

về tội phạm hoàn thành; 3) Người tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm được

miễn TNHS; d) Hai người trở lên vô ý cùng thực hiện một tội phạm thì không

thé bị coi là những người đồng phạm; 4) Loại trừ TNHS (dù là chưa hoàntoàn) đối với hành vi không tổ giác tội phạm khi những người ruột thịt hoặcthân thích gần thực hiện đối với nhau [13, tr 109, 110]

Việc bảo vệ các QCN băng các quy phạm của chế định lớn về tội phạmtrong pháp luật hình sự Việt Nam sau pháp điển hóa lần thứ hai cũng vẫn cònmột loạt những hạn chế nhất định như vẫn chưa thể hiện đầy đủ nguyên tắc nhânđạo của luật hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa: 1) Chưa điều chỉnh van đề phi tội phạm hóa hoàn toàn hành vi che giấutội phạm hoặc hành vi không tố giác tội phạm của những người ruột thịt hoặcthân thích gần đối với nhau; 2) Chưa ghi nhận chế định nhỏ về đa (nhiều) tộiphạm với ba dạng của nó — phạm tội nhiều lần, phạm nhiều tội, phạm tội có tínhchất chuyên nghiệp, cũng như trường hợp hỗn hợp lỗi (phạm tội với hai hình thức lỗi); 3) Một loạt chế định nhỏ (như: lỗi, các giai đoạn thực hiện tội phạm và đồng phạm) vẫn chưa đầy đủ và chưa chính xác; 4) Trong cùng một chương vềtội phạm vẫn còn quy định một sỐ trường hợp loại trừ tính tội phạm của hành vi

17

Trang 27

(như: phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ, v.v.) mà lẽ ranhững trường hợp nay cần được ghi nhận trong một chương riêng biệt vì thực rabản chất pháp lý của chúng hoàn toàn khác với các quy phạm hoặc chế định gần

(hoặc có liên quan) với tội phạm; v.v [13, tr 110, 111].

Như vậy, trong chế định lớn về tội phạm trong Phần chung BLHS năm

1985 và BLHS năm 1999 đã thé hiện tư tưởng bảo vệ QCN thông qua các quyphạm pháp luật hình sự về tội phạm Trong đó, chế định lớn về tội phạm trongPhần chung BLHS năm 1985 thé hiện đặc trưng chung cho chế định lớn về tộiphạm trong BLHS giai đoạn 1985 - 2015 Bởi lẽ, qua hai lần pháp điển hóanăm 1985 và năm 1999, về cơ bản các quy phạm có liên quan đến việc bảo vệQCN trong chế định lớn về tội phạm về cơ bản không có sự thay đôi đáng kể.

1.3 Nội dung bảo vệ quyền con người bằng chế định lớn về tội phạm trong Phần chung luật hình sự

1.3.1 Bảo vệ quyền con người bằng khái niệm và các đặc điểm cơ

bản của tội phạm

Dưới góc độ bảo vệ QCN, có thể hiểu tội phạm là hành vi nguy hiểm

cho xã hội được quy định trong pháp luật hình sự, chỉ do cá nhân (người) cónăng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS thực hiện một cách cô ý hoặc vô ý xâmhại đến các lợi ích của con người, của xã hội hoặc của Nhà nước [ 13, tr 164]

Xuất phát từ khái niệm trên, có thể nhận thấy 03 khía cạnh tương ứngvới 05 đặc điểm của tội phạm thể hiện tư tưởng bảo vệ QCN như sau: Khíacạnh khách quan (nội dung) thì tội phạm biéu hiện dưới dang là hành vi nguyhiểm cho xã hội Ở khía cạnh pháp ly thì tội phạm phải là hành vi do phápluật hình sự quy định, còn xét về khía cạnh chu quan, tội phạm là hành vi dongười có năng lực TNHS, đủ tuổi chịu TNHS thực hiện một cách có lỗi.Trong đó, khía cạnh chủ quan với 03 đặc điểm của tội phạm là thể hiện rõ nétnhất về tư tưởng bảo vệ QCN [13, tr 164, 165]

18

Trang 28

Thứ nhất, dưới góc độ bảo vệ các QCN, tội phạm là hành vi do người

có năng lực TNHS thực hiện, điều này phan ánh rõ tư tưởng bảo vệ các QCN

như sau:

Được ghi nhận với tư cách là 01 đặc điểm (dau hiệu) cơ bản trong khái

niệm tội phạm theo pháp luật hình sự, dưới góc độ bảo vệ các QCN thì nănglực TNHS có mối liên quan chặt chẽ trực tiếp với lỗi ở chỗ — có năng lựcTNHS là cơ sở can và có lỗi là điều kiện đủ dé xác định điều kiện của chủ thé

thực hiện tội phạm.

Vi dé coi một người là có lỗi trong việc thực hiện tội phạm — có thái độ tâm lý đối với hành vi bị BLHS cắm do mình thực hiện và đối với hậu quả của hành vi đó được thé hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý, thì chủ thé của hành vi đó (tội phạm) bắt buộc phải là người có năng lực TNHS, tức là người

mà tại thời điểm thực hiện tội phạm có đầy đủ hai (02) tiêu chí cơ bản và bắt

buộc như sau: Tiêu chí y học — trạng thái bình thường (không do bệnh tâm

thần hoặc bệnh lý khác làm mat hoàn toàn kha năng nhận thức hoặc khả năngđiều khiển hành vi); Tiêu chí tâm lý (pháp lý) — có khả năng nhận thức tinhchất, hậu quả, mức độ nguy hiểm mà hành vi gây ra hoặc đe dọa gây ra vàtính trái luật của hành vi mình thực hiện (về lý trí), cũng như khả năng điềukhiển hoàn toàn hành vi đó (về mặt ý chí) [13, tr 165] Vì vậy, khi thực hiệnhành vi mà BLHS cam nhưng chủ thé thực hiện hành vi đó không có lỗi thìkhông đáp ứng điều kiện dé xem là tội phạm, quy định này là hoàn toàn phù

hợp với mục đích, nhiệm vụ của việc truy cứu TNHS [13, tr 165, 166].

Thứ hai, dưới góc độ bảo vệ QCN, tội phạm là hành vi (bằng hành động hoặc không hành động) do người đủ tuổi chịu TNHS thực hiện, điều này

phản ánh rõ tư tưởng bảo vệ QCN như sau:

Tuổi chịu TNHS có mối quan hệ đến xác định năng lực TNHS và yếu

tố lỗi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cam

19

Trang 29

thể hiện ở việc căn cứ quy định của BLHS thì tuổi chính là một trong nhữngcăn cứ dé xác định TNHS đối với tội phạm nói chung và yêu cầu trong từngloại tội phạm cụ thể [13, tr 166, 167] Trong thực tiễn, có một SỐ người thựchiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, xét về tuổi chịu TNHS thì với độ tuôi đó,

căn cứ quy định của pháp luật hình sự, người đó có đủ khả năng nhận thức

tính chất nguy hiểm cho xã hội và hành vi trái luật mà mình thực hiện và cókhả năng lựa chọn xử sự của bản thân, đó là về mặt pháp lý Nhưng xét vềmặt y học, dù đủ tuổi nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, có chủ thé dobệnh lý dẫn đến mat khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi củamình nên họ không có năng lực TNHS Như vậy, chỉ xác định yếu tổ lỗi đối với chủ thé thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi họ có day đủ có năng lực TNHS với hai yếu tố cau thành đó là họ không bị mat khả năng nhận thức,điều khiển hành vi do liên quan đến bệnh lý và họ đủ tuổi chịu TNHS theo

quy định của pháp luật [13, tr 167].

Vì vậy, trong áp dụng quy định của BLHS để xác định một hành vinguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự cam được xem là tội phạm khi tạithời điểm thực hiện hành vi chủ thé đó phải là người có đầy đủ hai yếu tố lànăng lực TNHS và tuổi chịu TNHS theo quy định [13, tr 166-168]

Thứ ba, dưới góc độ bảo vệ QCN, tội phạm là hành vi được thực hiện

một cách có lỗi (cố ý hoặc vô ý), điều này thé hiện tư tưởng bảo vệ QCN như

sau: khi có sự kiện phạm tội được thực hiện một cách có lỗi, thì lỗi là phạm

trù liên quan đến người phạm tội, tức là có thái độ tâm lý đối với hành viphạm tội do mình thực hiện và đối với hậu quả của hành vi ay được thé hiệndưới hình thức cô ý hoặc vô ý [13, tr 168, 169].

1.3.2 Bảo vệ quyền con người bằng chế định nhỏ về phân loại tội phạmDưới góc độ khoa học pháp lý, nhiều nhà nghiên cứu cũng đưa ra

những quan điêm của mình vê “phân loại tội phạm” Theo tác giả Lê Cảm và

20

Trang 30

Mạc Minh Quang "Phân loại tội phạm trong pháp luật hình sự là việc chia

những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự cam thành từng loại(nhóm) nhất định theo những căn cứ này hoặc những căn cứ khác đề làm tiền

dé cho việc cá thé hóa TNHS và hình phạt hoặc tha miễn TNHS và hình phạt"[14, tr.10] Khái niệm này làm rõ được ban chất của việc phân loại là chia nhỏcác loại hành vi nguy hiểm cho xã hội đã bị pháp luật hình sự cam thành cácloại (nhóm) tội phạm khác nhau.

Tác giả Lê Văn Cảm đưa ra bốn căn cứ cơ bản dé phân loại tội phạm gồm: Tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm; Mức độ nguy hiểm cho

xã hội của tội phạm; Tính chất lỗi (cố ý hoặc vô ý); Chế tài (có thể quy định mức tối đa hoặc mức tối thiểu là tùy nhà làm luật) [14, tr 10-11] Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của trường Đại Học Luật Hà Nội lại cho rằng các loại

tội phạm được phân biệt với nhau bởi hai căn cứ là nội dung, và hậu quả pháp

ly của tội phạm [47, tr 72-74].

Dưới góc độ bảo vệ QCN, việc xác định căn cứ phân loại tội phạm, ở

góc độ tổng hợp có thé nêu một số căn cứ dé phân loại tội phạm như sau:

Thứ nhất, tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm Đây là căn cứphản ánh nội dung của tội phạm và được thể hiện trong việc gây thiệt hại hoặc

đe dọa gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội được bảo vệ bởi PLHS.

Tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội được biểu hiện ở hai khíacạnh cơ bản là chất và lượng Xét về chất, thì căn cứ vào đối tượng, khách thể

mà tội phạm tác động đến phân chia tội phạm thành các nhóm có cùng kháchthê bị tác động bởi hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra Xét về lượng, tức làkhi hành vi phạm tội xâm phạm đến cùng một quan hệ pháp luật được BLHSbảo vệ thì căn cứ vào thiệt hại mà tội phạm gây ra dé phân loại tội phạm nhằmđánh giá được tính chất, hậu quả nguy hiểm của hành vi phạm tội đã gây ra hoặc có thê gây ra.

21

Trang 31

Tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là nội dung phản ảnhkhách quan tính nghiêm trọng do hành vi phạm tội gây ra hoặc đe dọa gây

ra, hậu quả do tội phạm gây ra đó là thiệt hại cho các quan hệ xã hội được

bảo vệ băng pháp luật hình sự nên căn cứ này chính là dấu hiệu khách quan

khăng định bản chất xã hội của tội phạm nên đặt ra yêu cầu là cần xây dựng

quy định và chế tài xử lý đối với tội phạm tương ứng với tính chất, mức độnguy hiểm cho xã hội mà hành vi đó gây ra, đây là cơ sở dé nhà làm luật xâydựng và hoàn thiện các quy định nham đáp ứng yêu cầu thực tiễn xử lý tội

phạm [16, tr 370].

Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được coi là tội phạm là tiêuchí khách quan có tính chất b6 sung dé phân biệt rõ hơn giữa các loại tộiphạm, thông qua tiêu chí này có thê đánh giá được hậu quả của sự gây nguyhại cho xã hội của tội phạm ở mức độ nào (không lón, lớn, rất lớn hay là đặcbiệt lớn) cho các khách thể bị tội phạm tác động [16, tr 370]

Như vậy, tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và mức độ nguy

hiểm cho xã hội của tội phạm là hai phạm trù khoa học có mối quan hệ biện

chứng với nhau Hai phạm trù này b6 sung cho nhau, mức độ nguy hiểm b6sung dé phân biệt từng loại tội phạm, là sự biểu hiện tính chất nguy hiểm của hành vi, ngược lại tính chất nguy hiểm của hành vi càng lớn thì hậu quả gây

ra trên thực tế hoặc de dọa gây ra trên thực tế càng lớn, tức là mức độ nguy hiểm của hành vi càng lớn Hay nói cách khác tính chất nguy hiểm của hành

vi và mức độ nguy hiểm của hành vi không thé tách rời, hỗ trợ lẫn nhau déphân loại tội phạm.

Thứ hai, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là sự biểu hiện củatính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, là cơ sở dé xác định hậu qua matội phạm gây ra cho các khách thể được PLHS bảo vệ [47, tr 63, 64]

Thứ ba, hình thức lỗi thực hiện tội phạm là căn cứ dé đánh giá thái độ

22

Trang 32

của người thực hiện hành vi đối với hành vi phạm tội và với hậu quả xảy ra,được thé hiện dưới dạng lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý Người thực hiện hành vi gâynguy hiểm đáng kế cho xã hội bị coi là có lỗi nếu họ đã lựa chọn và thực hiệntrong khi họ có đủ điều kiện để lựa chọn xử sự khác không gây thiệt hại cho

xã hội [47, tr 64].

Thứ tư, mức cao nhất của khung hình phạt áp dụng đối với việc thựchiện loại tội phạm tương ứng là căn cứ pháp lý, là cơ sở dé phân biệt rõ nhấttừng loại tội phạm Có thể căn cứ vào mức cao nhất hoặc căn cứ đồng thời cảđiểm bắt đầu và mức cao nhất của khung hình phạt Khung hình phạt được áp dụng là chế tài mà người thực hiện hành vi hoặc pháp nhân thương mại phải

chịu khi thực hiện hành vi được cho là tội phạm.

Thứ năm, tính chất của các quan hệ bị xâm hại là căn cứ khang dinh y nghĩa chính tri, xã hội va dao đức, truyền thống cũng như giá trị của khách

thể được các nhà làm luật nhìn nhận, đánh giá theo vai trò và tính cấp thiết lầnlượt cần được PLHS bảo vệ [14, tr 12].

Dưới góc độ bảo vệ QCN, chế định nhỏ về phân loại tội phạm dé xácđịnh tội phạm theo tính chất và mức độ nguy hiểm, từ đó cá thé hóa TNHS va

áp dụng hình phạt phù hợp Sự phân hóa thành các nhóm tội phạm trên cơ sở

các căn cứ nhằm phân hóa TNHS, là cơ sở thông nhất cho việc xây dựng các khung hình phạt cho các tội cụ thể, là căn cứ cho các chủ thể ADPL thực hiện được nguyên tắc cá thể hoá TNHS khi áp dụng luật hình sự một cách thốngnhất nghiêm chỉnh, bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích chính đáng của con ngườikhi tham gia vào quan hệ pháp luật hình sự [47, tr 72].

1.3.3 Bảo vệ quyền con người bằng chế định nhỏ về nhiều (đa) tội phạmNhiều tội phạm là trường hợp một người phạm từ hai tội trở lên, khôngphụ thuộc vào việc người đó bị xét xử về các tội đó hay chưa, các tội này chưa thời hiệu truy cứu TNHS và không có những trở ngại về mặt tố tụng để

23

Trang 33

khởi tố VAHS [16, tr 381] Chế định nhiều tội phạm bao gồm các trường hợpphạm nhiều tội, phạm tội nhiều lần và tái phạm [16, tr 382].

Phạm nhiều tội là trường hợp người phạm tội (một lần hoặc nhiều lần)phạm tội từ hai tội trở lên (hai tội phạm mang tên tội danh khác nhau), mà

trong các tội phạm đó chưa có tội nao bị truy cứu TNHS va cũng chưa hết

thời hiệu truy cứu TNHS, bị đưa ra truy tố, xét xử cùng một lúc Có haitrường hợp phạm nhiều tội: Trường hợp thứ nhất, một người thực hiện cùngmột lúc nhiều hành vi phạm tội khác nhau và mỗi hành vi cấu thành một tộiphạm riêng, ví dụ, một người đồng thời thực hiện hai hành vi phạm tội hiếpdâm và giết người, hành vi của người đó cấu thành tội phạm giết người và tội hiếp dâm Trường hợp thứ hai, một người thực hiện một hành vi nhưng hành

vi nay lại cấu thành tội phạm thuộc hai tội khác, ví dụ một người thực hiệnhành vi mua súng quân dụng dé giết người Hành vi của người đó cấu thànhtội phạm giết người ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội và tội tàng trữ trái phép vũkhí quân dụng.

Phạm tội nhiều lần là trường hợp người phạm tội thực hiện từ 02 lần trởlên về cùng một tội phạm (cùng tội danh) và những lần phạm tội này đều thỏamãn cấu thành tội phạm, trong đó chưa có lần nào bị truy cứu TNHS và cũngchưa hết thời hiệu truy cứu TNHS, lần này bị đưa ra truy tố, xét xử cùng một lúc.

Dưới góc độ bảo vệ QCN, tái phạm là một hành vi phạm tội do chủ thể

đã bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật của của Tòa án, chưa được xóa

án tích, mà lại tiếp tục tái diễn việc phạm tội Tuy nhiên, phải đáp ứng cácđiều kiện sau: đã bị kết án về bat kỳ loại tội phạm nào (vô ý hay cố ý); chưa

được xóa án tích theo quy định của pháp luật; tội phạm thứ hai mà người

phạm tội thực hiện là do lỗi cô ý hoặc tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệtnghiêm trong do vô ý [ 16, tr 395] Nguoi phạm tội trước đây đã bi kết án và bị

xử phạt, có nghĩa là trước khi thực hiện hành vi phạm tội lần này, người phạm

24

Trang 34

tội đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và hành vi đó phải thỏa mãn cácdau hiệu của một cấu thành độc lập trong pháp luật thực định, hành vi đó đã bịđưa ra xét xử và người phạm tội đã bị kết tội và bị xử phạt, người phạm tội lạiphạm tội mới trong một khoảng thời gian nhất định sau khi bị kết án lần thứnhất Tái phạm được xem là một tình tiết tăng nặng TNHS thuộc về nhân thânngười phạm tội, tái phạm cũng là thước đo hiệu quả của hình phạt, bởi người

tái phạm là người đã bị xử lý hình sự, từng bị áp dụng hình phạt nhưng vẫn lựa

chọn xu hướng xâm phạm quyền lợi ích được luật hình sự bảo vệ

Tái phạm nguy hiểm là trường hợp tái phạm nhưng mang tính chấtnghiêm trọng hơn, nguy hiểm hơn mà căn cứ để xác định là tái phạm nguyhiểm được pháp luật quy định thể hiện tính chất nguy hiểm của hành vi phạmtội thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm Tái phạm nguy hiểm mang nhữngđặc điểm chung của tái phạm như: là hành vi phạm tội lặp lại, chủ thể thựchiện hành vi phạm tội đã từng bị kết án và dé lại án tích, lại phạm tội mớitrong một khoảng thời gian nhất định ké từ khi bị kết án lần thứ nhất Tuynhiên, tái phạm nguy hiểm có đặc điểm riêng đó là người phạm tội chỉ bị coi

là tái phạm nguy hiểm khi trước đó đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tộiđặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại tiếp tục phạm tội tội rất nghiêm trong, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý hoặc trường hợp người phạm tội đã bị coi là tái phạm lại tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội

do cố ý [16, tr 396] Từ đặc điểm riêng nêu trên thì tái phạm nguy hiểm có những đặc điểm riêng đó là tính chất nguy hiểm của tái phạm nguy hiểm Vì vậy, đối với người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm cần phải ápdụng hình phạt, mức hình phạt tương xứng nham mục đích trừng trị, giáo dụcnghiêm khắc hơn, đảm bảo yêu cầu phòng ngừa, răn đe, xử lý tội phạm

1.3.4 Báo vệ quyền con Hgười bằng chế định nhỏ về lỗi hình sự Dưới góc độ bảo vệ QCN trong chế định nhỏ về lỗi hình sự, có thê hiểu

25

Trang 35

lỗi là dấu hiệu pháp lý trong mặt chủ quan của tội phạm và là một trongnhững căn cứ dé xác định TNHS đối hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi làtội phạm, đồng thời lỗi là thái độ tâm lý của người đó đối với hành vi và hậuquả do hành vi của họ gây ra [13, tr 173].

Việc xác định đúng lỗi của chủ thé trong việc thực hiện hành vi nguyhiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự cam sẽ giúp cho các cơ quan có thâmquyên tiến hành tố tụng xác định được một hành vi nguy hiểm cho xã hội cóphải là tội phạm hay không, từ đó xác định được yếu tố lỗi là căn cứ xác địnhchủ thé đã hành vi phạm tội có phải chịu TNHS về hành vi mình đã thực hiện

hay không [13, tr 170].

Trong quá trình giải quyết vụ án, Cơ quan có thâm quyền tiến hành tốtụng có trách nhiệm chứng minh lỗi của chủ thé thực hiện hành vi phạm tội,phải kết luận được người, pháp nhân thương mại có lỗi hay không có lỗi, để

từ đó làm căn cứ xác định TNHS đúng đắn Dưới góc độ bảo vệ QCN, lỗi chothấy tính chất nguy hiểm cho xã hội không chỉ của hành vi mà còn cả củanhân thân người phạm tội, do đó, sẽ là căn cứ dé quyét định hình phat mộtcách chính xác, và trong một số trường hợp, dựa trên hình thức lỗi là lỗi có ýhay vô ý được nhà làm luật xác định là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm cụ thé tương ứng trong phan riêng của BLHS [13, tr 171].

1.3.5 Bao vệ quyền con Hgười bằng chế định nhỏ về đồng phạm Đồng phạm là hình thức phạm tội do ít nhất hai chủ thé cố ý cùng tham

gia thực hiện tội phạm Dưới góc độ bảo vệ QCN, việc quy định và nhận thức,

áp dụng đúng dan về chế định nhỏ đồng phạm là cơ sở dé xác định các quyphạm của chế định đồng phạm như là về vai trò của từng người đồng phạm,các giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm, tự ý nửa chừng chấm dứtviệc thực hiện tội phạm trong đồng phạm, các hình thức đồng phạm và TNHStrong đồng phạm Từ đó bảo đảm phân hóa va xử lý đúng TNHS của từng

26

Trang 36

người đồng phạm [13, tr 176-179] Việc nhận thức đầy đủ, thống nhất cácvan đề liên quan về chế định nhỏ đồng phạm là cơ sở quan trọng dé áp dụng

pháp luật vào việc xử lý đúng người, đúng tội, tương xứng với mức độ hành

vi thực hiện tội phạm của từng chủ thể với vai trò, sự tham gia vào thực hiệntội phạm của mỗi người đồng phạm trong vụ án đồng phạm, từ đó bảo đảm sựcông bằng trong áp dụng pháp luật.

Bản chất pháp lý của chế định nhỏ về đồng phạm được xem xét trên haikhía cạnh là mặt khách quan và chủ quan Trong đó, xét về mặt khách quan,

dé coi là tội phạm được thực hiện có đồng phạm hay không thì cần phải đảm bảo dấu hiệu cơ bản và bắt buộc đó là, phải có sự tham gia vào việc thực hiện tội phạm của từ 02 người trở lên và tất cả những người này phải có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu TNHS [13, tr 176, 177] Xét về phươngdiện chủ quan, để được xem là đồng phạm, đòi hỏi phải có sự cùng cô ý của tat

cả những người phạm tội cùng tham gia vào thực hiện tội phạm do lỗi cố ý.Những người đồng phạm phải biết được hoạt động phạm tội của mỗi ngườihoặc ít nhất là của một số người trong số những người đồng phạm [13, tr 177]

Việc xây dựng và hoàn thiện chế định đồng phạm không chỉ có ý nghĩa

to lớn về mặt lập pháp, thể hiện sự trưởng thành về tư duy và kỹ thuật lậppháp hình sự, mà còn là cơ sở lý luận và pháp ly bảo đảm việc xử lý TNHS

đúng dan, bảo đảm QCN trong pháp luật hình sự.

1.3.6 Bảo vệ quyền con người bằng chế định nhỏ về tự ý nửa chừngchấm dứt tội phạm

Dưới góc độ bảo vệ QCN, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội làtrường hợp người phạm tội mặc dù có đủ điều kiện khách quan dé thực hiện đượctội phạm đến cùng, nhưng đã tự mình đình chỉ hành vi chuẩn bị phạm tội hoặchành vi có ý dé thực hiện tội phạm tuy không có gì ngăn cản [13, tr 180, 181].

Đây là một chế định thé hiện nguyên tắc nhân đạo trong BLHS, chế

27

Trang 37

định này đã tạo điều kiện cho người đã bắt tay vào thực hiện tội phạm có cơ

hội lựa chọn hành vi xử sự của mình đó mặc dù họ đã thực hiện một phầnhành vi nguy hiểm cho xã hội, bằng việc miễn TNHS về tội định phạm chongười phạm tội khi họ đã tự nguyện chấm dứt hành vi phạm tội của mình mộtcách tự nguyện và dứt khoát, từ đó hạn chế hoặc loại trừ hậu quả xấu cho xã

hội do tội phạm gây ra.

So với các trường hợp được miễn TNHS khác, trường hợp tự ý nửa

chừng chấm dứt việc phạm tội có một số điểm đặc biệt sau: Thứ nhất, điều kiện

dé được miễn TNHS là xuất phát từ ý chí của chủ thé, thể hiện đó là sự từ bỏdứt khoát và vĩnh viễn hành vi phạm tội mà không phải do yếu tố khách quannào chỉ phối [33, tr.115] Thứ hai, trường hợp miễn TNHS do tự ý nửa chừngchấm dứt việc phạm tội thì tội phạm phải "chưa được thực hiện đến cùng”, tức

là ở giai đoạn chuan bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành, còn

ở các giai đoạn khác không thể có "tự ý nửa chừng cham dứt việc phạm tội" màchỉ có thé "tự ý chấm dứt tội phạm" vì ở giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoànthành và giai đoạn phạm tội hoàn thành, người phạm tội đã thực hiện đầy đủnhững dấu hiệu khách quan va chủ quan của tội phạm [33, tr 116] Từ sự so sánh với các trường hợp miễn TNHS khác chúng ta thấy rõ ràng đây là một

trường hợp miễn TNHS đặc biệt Người phạm tội không được miễn TNHS

toàn bộ, mà họ vẫn phải chịu TNHS về tội phạm khác nếu hành vi của họ đãthực hiện thực tế có đầy đủ dấu hiệu của tội này, điều này cũng hoản toàn khác so với các trường hợp được miễn TNHS trên Vấn đề tự ý nửa chừng chỉđược đặt ra đối với một người khi họ thực hiện hành vi cố ý, còn các trườnghợp khác có thé đặt ra với cả tội phạm với lỗi vô ý.

1.3.7 Bảo vệ quyền con người bằng chế định nhỏ về các giai đoạn

thực hiện tội phạm

Trong thực tế, có không ít trường hợp người phạm tội không thể thựchiện được đầy đủ mong muốn phạm tội của mình và không thể tiến hành tội

28

Trang 38

phạm đến cùng do bị cản trở bởi những nguyên nhân khách quan ngoài ýmuốn của người đó Luật hình sự quy định trách nhiệm hình sự không nhữngđối với những tội phạm hoàn thành mà còn đối với những tội phạm bị dừnglại ở các giai đoạn chưa hoàn thành, bao gồm chuẩn bị phạm tội và phạm tội

chưa đạt Thực tiễn xét xử thừa nhận, các giai đoạn thực hiện tội phạm chỉ

được đặt ra đối với tội phạm cô ý, vì chỉ khi một người đã có ý định phạm tộimới có những hành động tạo điều kiện cho việc thực hiện ý định đó và hành

vi phạm tội của người đó mới có các giai đoạn thực hiện khác nhau Đối với

tội phạm vô ý, hành vi phạm tội diễn ra không phải là ý định của người thực

hiện hành vi, ban thân họ không mong muốn hậu quả nguy hiểm cho xã hội diễn ra do đó, không thể có sự chuẩn bị phạm tội Ngoài ra, phần lớn các tội phạm vô ý đều có cấu thành tội phạm vật chất, nghĩa là chỉ khi hậu quả nguyhiểm cho xã hội được quy định trong mặt khách quan của tội phạm đã xảy ratrên thực tế thì người phạm tội mới phải chịu trách nhiệm hình sự Vì vậy, đốivới các tội phạm này, chỉ có giai đoạn tội phạm hoàn thành mà không thê cócác giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt

Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước trong quá trình thực hiện tộiphạm cô ý phản ánh tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành viphạm tội, bao gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành (38, tr 49] Chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoan thành là ba mức độ thực hiện tội phạm khác nhau theo hướng từ thấp đến cao [38, tr 50].

Dưới góc độ bảo vệ QCN, quy định và xác định giai đoạn thực hiện tội

phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện và ngăn chặn tội phạm ngay

từ các giai đoạn tội phạm chưa hoàn thành, ý nghĩa trong công cuộc đấu tranhchống và phòng ngừa tội phạm, ngăn chặn những thiệt hại có thể gây ra choNhà nước, xã hội và cá nhân Xác định tội phạm hoàn thành, phân biệt với các

trường hợp tội phạm chưa hoàn thành (trường hợp chuẩn bị phạm tội và

29

Trang 39

trường hợp phạm tội chưa đạt) có ý nghĩa quan trọng dé quyết định hình phạt.Với những điều kiện giống nhau, tội phạm hoàn thành phải được coi là nguyhiểm hơn so với các trường hợp tội phạm chưa hoàn thành Do vậy, cần phảiquyết định hình phạt nghiêm khắc hơn đối với người phạm tội hoàn thành sovới người phạm tội chưa đạt, chuẩn bị phạm tội.

30

Trang 40

Kết luận Chương 1

Bảo vệ QCN băng chế định lớn về tội phạm là một trong những hoạt động bảo vệ QCN bang pháp luật hình sự — ma Nha nước sử dụng như một công cụ để bảo vệ QCN Bảo vệ QCN băng chế định lớn về tội phạm trongPhần chung LHS là tập hợp các quy phạm pháp luật trong Phần chung củaLHS do Nhà nước ban hành, bao gồm khái niệm và các chế định nhỏ có liênquan thuộc chế định lớn về tội phạm như phân loại tội phạm, nhiều (đa) tộiphạm, lỗi hình sự, tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm, các giai đoạn thực hiệntội phạm và đồng phạm, nhằm phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, bảo

vệ các quyền và tự do của con người tránh khỏi sự xâm hại của những hành vinguy hiểm cho xã hội được coi là tội phạm

Tại chương | luận văn, bên cạnh làm rõ khái niệm, đặc điểm, ý nghĩacủa bảo vệ QCN băng chế định lớn về tội phạm trong Phần chung LHS tác giả

đã làm rõ sự hình thành và phát triển của chế định lớn về tội phạm đối vớiviệc bảo vệ các QCN trong pháp luật hình sự Việt Nam sau Cách mạng ThángTám năm 1945 đến trước khi pháp điển hóa lần thứ 3 (1945 -2015) và nộidung bảo vệ QCN bằng chế định lớn về tội phạm trong Phần chung LHS, đây

là cơ sở quan trọng dé phân tích nội dung bảo vệ QCN trong chế định lớn vềtội phạm trong LHS hiện hành, cũng như để đối chiếu với thực tiễn bảo vệQCN trong áp dụng chế định lớn về tội phạm trong xét xử

31

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.3 | Thống kê phân loại tội phạm thông qua kết quả xét xử sơ thâm các VAHS tại TAND hai cấp tỉnh Hà Giang giai - Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo vệ quyền con người bằng chế định lớn về tội phạm trong Phần chung Bộ luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018-2022)
Bảng 2.3 | Thống kê phân loại tội phạm thông qua kết quả xét xử sơ thâm các VAHS tại TAND hai cấp tỉnh Hà Giang giai (Trang 9)
Bảng 2.1. Thống kê số vụ án đã thụ lý, giải quyết tại TAND hai cấp - Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo vệ quyền con người bằng chế định lớn về tội phạm trong Phần chung Bộ luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018-2022)
Bảng 2.1. Thống kê số vụ án đã thụ lý, giải quyết tại TAND hai cấp (Trang 61)
Bảng 2.2. Thống kê phân loại tội phạm về lỗi thông qua kết quả xét xử sơ thâm các VAHS tại TAND hai cấp tinh Hà Giang giai đoạn 2018-2022 - Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo vệ quyền con người bằng chế định lớn về tội phạm trong Phần chung Bộ luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018-2022)
Bảng 2.2. Thống kê phân loại tội phạm về lỗi thông qua kết quả xét xử sơ thâm các VAHS tại TAND hai cấp tinh Hà Giang giai đoạn 2018-2022 (Trang 65)
Hình phạt chính - Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo vệ quyền con người bằng chế định lớn về tội phạm trong Phần chung Bộ luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018-2022)
Hình ph ạt chính (Trang 66)
Bảng 2.3. Thống kê phân loại tội phạm thông qua kết quả xét xử sơ thẩm các VAHS tại TAND hai cấp tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018-2022 - Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo vệ quyền con người bằng chế định lớn về tội phạm trong Phần chung Bộ luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018-2022)
Bảng 2.3. Thống kê phân loại tội phạm thông qua kết quả xét xử sơ thẩm các VAHS tại TAND hai cấp tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018-2022 (Trang 66)
Bảng 2.6. Thống kê các giai đoạn thực hiện tội phạm thông qua kết quả xét xử sơ tham các VAHS tại TAND hai cấp tỉnh Hà Giang - Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo vệ quyền con người bằng chế định lớn về tội phạm trong Phần chung Bộ luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018-2022)
Bảng 2.6. Thống kê các giai đoạn thực hiện tội phạm thông qua kết quả xét xử sơ tham các VAHS tại TAND hai cấp tỉnh Hà Giang (Trang 69)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w