1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về lỗi theo pháp luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Đắk Lắk)

116 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về lỗi theo pháp luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Đắk Lắk)
Tác giả Nguyễn Thị Loan
Người hướng dẫn GS. TSKH Lê Văn Cầm
Trường học Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 27,52 MB

Nội dung

Một người dù thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng nếukhông có lỗi thì không phải là tội phạm và không phải chịu TNHS và đượcquy định tại khoản 1 Điều 8 BLHS năm 2015: “Tôi ph

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYÊN THỊ LOAN

BAO VỆ CÁC QUYEN CON NGƯỜI BANG CÁC QUY

PHAM VE LOI THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT

NAM (TREN CƠ SỞ THUC TIEN XÉT XỬ TẠI TINH

ĐÁK LẮK)

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYÊN THỊ LOAN

BAO VỆ CÁC QUYEN CON NGƯỜI BANG CÁC QUY

PHAM VE LOI THEO PHAP LUẬT HÌNH SU VIỆT

NAM (TREN CO SO THUC TIEN XET XU TAI TINH

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bồ trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,

tin cậy và trung thực Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm cá nhân đối với tínhtrung thực của nội dung luận văn Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và

đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại họcLuật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Loan

Trang 4

Chương 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE BAO VỆ CÁC QUYEN

CON NGUOI BANG CAC QUY PHAM VE LOI TRONG LUAT HINH SỰ 22-55 SE E2 2121127112112 ctkrrkk 8

II Khái niệm va ý nghĩa các đặc điểm của các quy phạm về lỗi

trong Luật hình sự Việt Nam 5 xxx E+vksseessrsserseee 8

1.2 Su kế thừa va phát triển của các quy phạm về lỗi từ sau Cách mang

thang tám năm 1945 đến trước pháp điển hóa lần thứ ba năm 2015 23 1.3 Các quy phạm về lỗi hình sự với việc bảo vệ quyền con người

trong luật hình SỰ .- - c1 + 119211991 9v ng ng ng g nưy 29

Kết luận Chương 2-2 2 5E+SE£2E2EE2EESEEEEEEEEEEEEEE211211211 1111 EEcxe 36

Chương 2: SỰ THẺ HIỆN VIỆC BAO VỆ CÁC QUYEN CON

Cac quy pham về lỗi trong Bộ luật hình sự năm 2015 - 37

Những kết quả đạt được trong bảo vệ quyền con người bằng các quy

phạm về lỗi tại Tòa án hai cấp tinh Dak Lắk giai đoạn 2018-2022 51Một số vướng mắc, khó khăn va nguyên nhân trong việc bảo vệ

quyền con người thông qua áp dụng các quy phạm về lỗi tại Tòa

án hai cấp tỉnh Đắk LắK - 2-2 552 5SSE£E£E2E2EcExerxerkervee 57

Kết luận Chương 2 2-2-2 ©ESE2EE2EE2EE9E1EE1571717117112112111111 11-1 xe 73

Trang 5

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HƠN NỮA BẢO

VỆ QUYEN CON NGƯỜI BANG CÁC QUY PHAM VE LOI TRONG LUAT HÌNH SỰ VIỆT NAM - 75

3.1 Sự cần thiết và căn cứ phải tiếp tục hoàn thiện các quy phạm về lỗi

trong Bộ luật hình sự Việt Nam nhăm tăng cường bảo vệ quyền con

3.2 Kiến nghị hoàn thiện các quy phạm về lỗi trong Bộ luật hình sự

năm 2015 và việc hướng dẫn việc áp dụng các quy phạm này

nhằm tăng cường hơn nữa bảo vệ quyền con người S0

3.3 _ Các giải pháp bao đảm việc áp dụng đúng các quy phạm về lỗi

của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 nhằm tăng cường bảo vệ

quyền CON IBƯỜII - 5 G1 01901 ni ư 97 Kết luận Chương 3 ¿- 2-52 SE+SE+EE£2E2E12E12E127171711211211211 11111 102 KẾT LUẬN 5c 5< E211 2212211271 211271 111.2121111 ckerrke 104 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2 2 s+ze£erxere+ 106

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

Nhà nước và Pháp luật Toa án nhân dân

Tòa án nhân dân Tối cao

Trách nhiệm hình sự

Ủy ban nhân dân

Ủy ban thường vụ Quốc HộiViện kiểm sát nhân dân

Viện kiểm sát nhân dân Tối cao

Xã hội chủ nghĩa

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tàiGiá trị quyền con người được ghi nhận và khăng định mạnh mẽ trongHiến chương Liên hợp quốc: Moi thành viên đều có quyền bình dang, đó là

những quyền bất khả xâm phạm Các quyền này được thực hiện mà không có

sự phân biệt đối xử nào, và cũng được ghi nhận trong Tuyên ngôn Toàn thế giới về quyền con người năm 1948 của Liên Hợp quốc, được các thành viên

của Tuyên ngôn này thừa nhận.

Quyền con người được quy định day đủ, toàn diện tại chương II Hiến

pháp năm 2013 Vì vậy, việc nghiên cứu, lý giải vấn đề này nhằm góp phần

bảo vệ các quyền cơ bản của con người, bảo đảm sự công bằng của pháp luật,

đồng thời góp phần xây dựng nhà nước Việt Nam pháp quyền XHCN dựa

trên sự bảo đảm về quyền con người là rất cần thiết.

Đối với xác định TNHS thì việc xác định lỗi là rất quan trọng, tùy từng

trường hop và tình huống dé xác định xem lỗi thuộc loại nào Lỗi là nội dung

cơ bản trong mặt chủ quan của CTTP Xác định yếu tố lỗi là yếu tố quan trọng nhất trong mặt chủ quan của tội phạm Nếu không xác định được người

thực hiện hành vi là có lỗi thì không thé cấu thành tội phạm Ngoài ra lỗi còngóp phan phân hóa TNHS và xác định mức hình phạt cụ thé Do vậy các quyphạm về lỗi có ý nghĩa quan trọng trong xác định có tội hay không có tội,

mức độ một người phải chịu hậu quả pháp lý (TNHS) Do đó xác định đúng

về lỗi có ảnh hưởng lớn đến việc bảo vệ quyền con người trong luật hình sự

Thực tiễn xét xử tại Đắk Lắk cho thấy về cơ bản TAND hai cấp (cấp sơthâm và phúc thâm) của tỉnh Đắk Lắk về cơ bản đã áp dụng đúng và chính xác

đối với chế định lỗi, góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ các quyền con người.

Tuy nhiên do tính chất phức tạp của chế định này nên vẫn còn một số trườnghợp áp dụng còn khó khăn, vướng mắc, ít nhiều đã ảnh hưởng tới việc bảo vệ

quyên con người, xuât phát từ các nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Trang 8

Chính vì vậy, cần có sự nghiên cứu về mặt khoa học cũng như thực tiễncác quy định về lỗi trong luật hình sự Việt Nam nham tăng cường bảo vệquyền con người góp phần hoàn thiện, áp dụng thống nhất Tác giả chọn đềtài “Bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về lỗi theo pháp luật

hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Đắk Lak)” dé nghiên

cứu làm luận văn Thạc sĩ Luật học.

2 Tình hình nghiên cứu

Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về quyền con người trong

luật hình sự Việt Nam trên nhiều phương diện trực tiếp hoặc gián tiếp, ở nhữngcấp độ khác nhau như: Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, đề tài khoa học, khóaluận tốt nghiệp, các công trình nghiên cứu chuyên sâu, khái quát hóa đã đượccông bồ trên các sách và tạp chí và luận văn luận án , cụ thé như:

Hình thức sách chuyên khảo chung về quyển con người:

1) GS TS Nguyễn Dang Dung, TS Vũ Công Giao, ThS La Khánh

Tùng (đồng Chủ biên), Lý luận và pháp luật về quyén con người, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội năm 2009;

2) PGS TS Nguyễn Văn Động, Quyển con người, quyền công dân

trong Hién pháp, NXB Khoa học xã hội Hà Nội năm 2005;

3) GS TS Tran Ngọc Đường, Bàn về quyển con người, quyển côngdân, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội năm 2004;

4) Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội - Trung tâm nghiên cứu quyền

con người và quyền công dân, Luật Nhân quyên quốc tế những vấn dé liên

quan, NXB Lao động xã hội Hà Nội năm 2011;

5) GS TS Võ Khánh Vinh (Chủ biên), Giáo dục quyền con Hgười Những van đề lý luận và thực tiên, NXB Khoa học xã hội Hà Nội năm 2010;

-Nhăm mục đích nghiên cứu toàn diện dé tiép tuc hoan thién ché dinhquyên con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự thì nghiên cứu chế định về lỗi

Trang 9

một cách toàn diện là rất cần thiết Cho đến nay, ở Việt Nam có nhiều côngtrình nghiên cứu khoa học về vấn đề bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực

hình sự, dưới hình thức sách chuyên khảo:

1) GS TSKH Lê Cảm, Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây

dựng nhà nước pháp quyên, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2009;

2) Tòa án nhân dân tối cao - Vu hợp tác Quốc tế, Quyên con người

trong thi hành công lý, NXB Lao động-Xã hội Hà Nội năm 2010

Các bài viết trên tạp chí:

1) GS TSKH Lê Cảm, Những vấn dé lý luận về bảo vệ các quyển conngười bằng pháp luật tr pháp hình sự, tạp chi Tòa án nhân dan, số 13/2006, tr.8-17;

2) PGS TS Nguyễn Ngọc Chí, Bao vệ quyên con người bằng pháp luật to

tụng hình sự, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 23/2007, tr.64-80;

3) TS Nguyễn Quang Hiền, Bảo vệ quyên con người của bị hại trong pháp luật to tụng hình sự, Tạp chi Tòa án nhân dân, số 13/2011, tr.4-11

Nghiên cứu dưới hình thức luận văn:

1) Nguyễn Văn Luận, Việt Nam và vấn dé bảo vệ quyển con người,

Trường Đại học Luật Hà Nội 2001;

2) Tống Đức Thao, Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền con người ở

nước ta hiện nay, Trường Dai học Luật Ha Nội 2001

Các công trình nghiên cứu đã công bố chủ yếu nghiên cứu các vấn đề

chung về quyền con người hoặc nghiên cứu quyền con người trong một lĩnh

vực rộng, như quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự, quyền conngười trong lĩnh vực tố tụng hình sự, Tuy nhiên, cho đến nay, ở góc độ luận

văn thạc sĩ luật học, chưa có công trình nào nghiên cứu về bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về lỗi trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành

trên cơ sở thực tiễn xét xử tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2018-2022 Do

đó, học viện lựa chọn đê tài này đê nghiên cứu chuyên sâu cũng như việc áp

Trang 10

dụng đúng chế định lỗi vào trong thực tiễn xét xử nhằm khắc phục vướngmắc, tồn tại trong việc áp dụng pháp luật, từ đó đưa ra một số giải pháp đề

nâng cao hiệu quả áp dụng.

3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn được thực hiện nhằm mục đích làm rõ một số vấn đề lý luận

về bảo vệ các quyền con người bang các quy phạm về lỗi theo pháp luật hình

sự Việt Nam hiện hành Đồng thời nghiên cứu thực trạng áp dụng trên địa bàntỉnh Đắk Lắk, làm sáng rõ những bất cập, hạn chế, để đưa ra những kiến nghị

và giải pháp hoàn thiện và đảm bảo pháp luật được áp dụng thống nhất nângcao hiệu quả bảo vệ quyên con người

3.2 Đối twong nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn đúng như tên gọi của nó là: Bảo vệ

các quyền con người bằng các quy phạm về lỗi theo pháp luật hình sự Việt

Nam (Trên cơ sở thực tiễn xét xử tại địa bàn tỉnh Đắk Lak), chỉ ra một số tồn

tại, hạn chế, nguyên nhân

3.3 Pham vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ của Luận văn thạc sỹ, luận văn nghiên cứu về mặt lýluận và thực tiễn về bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về lỗi trong

pháp luật hình sự Việt Nam.

Về không gian và thời gian nghiên cứu: Luận văn đi sâu nghiên cứu việc áp dụng các quy định pháp luật hình sự về bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về lỗi theo pháp luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thực tiễn xét

xử tại tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn 05 năm từ năm 2018 đến năm 2022

4 Cơ sở lý luận, cơ sở phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

Co sở lý luận của luận văn là những van đê khoa học nên tảng về Phan

Trang 11

chung của Luật hình sự, cũng như chế định lớn về tội phạm và chế định nhỏ

về lỗi nói riêng Đặc biệt, những luận điểm trong luận văn này tác giả căn cứ

vào các luận điểm khoa học ở hai công trình khoa học của GS.TSKH Lê Văn Cảm, đó là: Những van đề cơ ban trong khoa học Luật hình sự Phần chung

(Giáo trình sau đại học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội) và Bảo vệ

các quyền con người bằng pháp luật hình sự thực định Việt Nam (Sách chuyên khảo), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật.

Ngoài ra, Luận văn được nghiên cứu dựa trên đường lối của Đảng, Nhà nước về tội phạm, và các văn bản pháp luật như Luật hình sự, Luật tố tụng

hình sự, Luật thi hành án hình sự và có sự tham khảo quan điểm lập pháp của

các nhà khoa học như đã đề cập ở trên.

4.2 Cơ sở phương pháp luận Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả nghiên cứu trên cơ sở ly luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, đó là chủ nghĩa duy vat lịch sử va chủ nghĩa

biện chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh; những chủ trương, đường lối, quan điểm

của Đảng, Nhà nước về chính sách hình sự về các quy phạm về lỗi.

4.3 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng tổng thể các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:

phương pháp phân tích và tông hợp; phương pháp phân tích — chứng minh,

logic, phương pháp thống kê hình sự, phương pháp phân tích — tổng hợp,

phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp lịch sử, liệt kê, Đặc biệt tác giả tập trung sử dụng các phương pháp tổng hợp - hệ thống, đối chiếu so

sánh, lịch sử phân tích, thống kê, khảo sát thực tiễn, phương pháp xã hội

học, dựa trên số liệu thực tế của Tòa án nhân dân hai cấp tinh Đắk Lắk dé

phân tích các vấn đề được đặt ra trong luận văn Từ đó đưa ra được những kết

luận khoa học mang tính thuyết phục cao, đề xuất các phương án cụ thé sao

Trang 12

cho phù hợp nhằm hoàn thiện và hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luậthình sự có liên quan đến áp dụng các quy phạm về lỗi nhằm tăng cường bảo

vệ quyền con người.

5.Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của luận văn

5.1 Ý nghĩa khoa học

Nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu về cải cách tư pháp và xây dựng một Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân và vì dân Trên cơ sở của Hiến pháp năm 2013, các đường lối chủ trương trong văn kiện của Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, việc triển khai thi hành Bộ luật hình

sự năm 2015 Nên việc nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận, pháp lýmột cách có hệ thông và tương đối toàn diện về áp dụng các quy phạm về lỗinhằm tăng cường bảo vệ quyền con người ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật

học góp phan bổ sung vào kho tang lý luận về bảo vệ quyền con người trong

luật hình sự Việt Nam.

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan lập pháp và tư

pháp, các cơ quan tiến hành té tụng đặc biệt là Tòa án trong việc giải quyết vụ

án hình sự được khách quan, có căn cứ va đúng pháp luật khi áp dụng các quy

phạm về lỗi trên cơ sở bảo vệ quyền con người Bên cạnh đó, luận văn là cơ

sở nhăm góp phan đưa ra kiến nghị lập pháp dé tiếp tục hoàn thiện các quyđịnh của Bộ luật hình sự hiện hành liên quan đến các quy phạm về lỗi nhằm

tăng cường bảo vệ quyền con người tại Tòa án nhân dân hai cấp cấp tỉnh Đắk

Lắk trong việc giải quyết vụ án hình sự

Hơn nữa, luận văn còn là nguồn tham khảo cho sinh viên, học viên cao học và các nghiên cứu sinh chuyên ngảnh Luật hình sự - tố tụng hình sự và

Tội phạm học ở các cơ sở đào tạo về luật của nước ta.

Trang 13

6 Kết cấu của luận văn

Kết cau của luận văn gồm: Bên cạnh phần Mở đầu, Kết luận và Danhmục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương sau:

Chương 1: Một sô van đề lý luận về bảo vệ các quyền con người bằng

các quy phạm về lỗi trong Luật hình sự.

Chương 2: Sự thê hiện việc bảo vệ quyền con người bằng các quy

phạm về lỗi trong Bộ luật hình sự năm 2015 (Trên cơ sở thực tiễn xét xử tại

địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2018-2022).

Chương 3: Một số giải pháp tăng cường hơn nữa bảo vệ quyền conngười bằng các quy phạm về lỗi trong Luật hình sự Việt Nam

Trang 14

Chương 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE BẢO VỆ CÁC QUYEN CON NGƯỜI

BẰNG CÁC QUY PHAM VE LOI TRONG LUẬT HÌNH SỰ

1.1 Khái niệm và ý nghĩa các đặc điểm của các quy phạm về lỗi

trong Luật hình sự Việt Nam

1.1.1 Khái niệm và ý nghĩa

Trong pháp luật hình sự nước ta, nguyên tắc có lỗi là một nguyên tắc cơban Một người dù thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng nếukhông có lỗi thì không phải là tội phạm và không phải chịu TNHS và đượcquy định tại khoản 1 Điều 8 BLHS năm 2015:

“Tôi phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ

luật hình sự, do người có năng lực TNHS hoặc pháp nhân thương mại thực

hiện một cách coy hoặc v6 y, ”

Vậy lỗi là gì?

Trong cuộc sống, khi nói một người nào đó có lỗi là muốn thể hiện

rằng người nào đó có hành vi sai trái và phải chịu trách nhiệm với hành vi sai

trái này Như vậy, từ “/ô?” trong cuộc sống hàng ngày vừa có nghĩa là hành vi sai trái vừa có nghĩa là trách nhiệm đối với hành vi sai trái Lỗi là trạng thái

tâm lý phản ánh thái độ tiêu cực của một người đối với hành vi trái pháp luậtcủa họ và hậu quả do hành vi đó gây ra [45, tr.421] Có thé thấy rằng, lỗi

trong khoa pháp lý không phải là hành vi và cũng không phải là trách nhiệm.

Lỗi trong khoa học pháp lý chính là thái độ của một người đối với hành vi của

chính mình và hậu quả của hành vi đó [45, tr.421].

Luật hình sự cũng là một ngành thuộc khoa học pháp lý Vì vậy, nhận

thức chung của khoa pháp lý về lỗi cũng được áp dụng trong khoa học luật

hình sự Moi xử sự của con người déu chi sự chi phôi của quy luật khách quan

Trang 15

nhưng con người nhờ hoạt động ý thức có khả năng nhận thức được quy luật

và lợi dụng quy luật thực hiện mục đích của mình [21, tr.113] Điều đó cónghĩa là con người có khả năng nhận thức được quy luật khách quan, chuẩnmực xã hội, trật tự xã hội và lựa chọn ứng xử của mình, ứng xử có thể phù

hợp với quy luật khách quan, chuẩn mực xã hội, trật tự xã hội cũng có thể

không phù hợp với quy luật khách quan, chuẩn mực xã hội, trật tự xã hội Nếunhư một cá nhân nào đó lựa chọn ứng xử trái với chuẩn mực xã hội, trật tự xãhội nói chung thì có nghĩa là người đó có hành vi trái với chuan mực chungcủa xã hội Giáo trình Lý luận chung về NN & PL của Trường Đại học Luật

Hà Nội khăng định:

Một người bị coi là có lỗi khi thực hiện một hành vi trái pháp luật

nếu đó là kết quả của sự tự lựa chọn, quyết định và thực hiện của

chính chủ thé đó trong khi có đủ điều kiện dé lựa chọn, quyết định

và thực hiện một ứng xử khác phù hợp với các quy định của pháp

luật [45, tr.422].

Trong một xã hội văn minh, mỗi con người đều có tự do Sự tự do của

con người được công nhận, bảo vệ trong Văn bản cao nhất là Hiến pháp và

các văn bản Pháp luật Tự do là tình trạng một cá nhân có thể và có khả năng

hành động theo đúng ý chí, nguyện vọng cua mình [14, tr.90] Một cá nhân

không sống ngoài xã hội, mà là trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội Nếutrong xã hội, mỗi cá nhân đều có tự do riêng mà không có chuan mực chung,

sự tự đo sẽ tạo ra sự hỗn loạn Vì vậy, sự tự do cá nhân bị giới hạn bởi các

chuẩn mực chung Trong xã hội văn minh, cá nhân được tự do lựa chọn, quyếtđịnh và thực hiện ứng xử nhưng miễn là ứng xử đó không trái với chuẩn mực

chung Pháp luật được coi là chuẩn mực chung tối thiểu mà mọi người trong

một xã hội phải chấp hành Giáo sư Nguyễn Ngọc Hòa phân tích:

Khi xã hội bảo đảm cho mỗi cá nhân được tự do thì cũng đòi hỏi cá

Trang 16

nhân trên cơ sở của tự do phải đáp ứng đòi hỏi của xã hội Đó là

vấn đề trách nhiệm của cá nhân trong xã hội Trách nhiệm đó hoàn

toàn phù hợp với tự do Những đòi hỏi của xã hội, của Nhà nước

đặt ra cho mỗi cá nhân là nhằm thực hiện sự tiến bộ, sự phát triển

của xã hội theo tất yếu khách quan Việc thực hiện những đòi hỏi

đó, do vậy, cũng chính là sự thực hiện tự do Con người có tự do dé

thực hiện trách nhiệm va ngược lại, việc thực hiện đầy đủ trách

nhiệm cũng chính là sự thực hiện tự do [21, tr.115].

Trong một SỐ trường hợp nhất định, một cá nhân không có được tự dotrong nhận thức, lựa chọn, quyết định và thực hiện ứng xử của mình Đó làtrường hợp cá nhân không có kha năng nhận thức (chưa đủ độ tuổi tối thiêunhất định dé được coi là có khả năng nhận thức) hoặc mat kha năng nhận thức

(mặc dù đạt độ tuổi tối thiểu để được coi là có khả năng nhận thức nhưng do

bệnh lý mà mất khả năng nhận thức) Đó cũng có thể là trường hợp, cá nhân

bị khiếm khuyết một giác quan nên mat khả năng tri giác và dẫn đến mat khảnăng nhận thức trong một số trường hợp nhất định Bên cạnh đó, cũng có

không ít những trường hợp, hoàn cảnh khách quan làm cho một cá nhân cụ

thé không có kha năng nhận thức Chang hạn như trong trường hợp xảy ra sựkiện bất ngờ khiến chủ thể không thể nhận thức được tính nguy hiểm củahành vi thì cũng không bi coi là có lỗi [3, tr.202] Như vậy, nếu như một cánhân không có khả năng nhận thức hoặc mất khả năng nhận thức thì mặc dù

người này có hành vi trái với pháp luật thì người này cũng không được coi là

có lỗi và không phải chịu trách nhiệm pháp lý Trong lĩnh vực tư pháp hình

sự, nếu một cá nhân không khả năng hoặc mat khả năng nhận thức tính nguy

hiểm cho xã hội của hành vi của mình thì cá nhân đó không có lỗi và khôngphải chịu TNHS Đương nhiên, cần phải phân biệt giữa khả năng nhận thứcvới khả năng nhận thức thực tế Khả năng nhận thức được hiểu là một cá nhân

10

Trang 17

nhận thức được hoặc buộc phải nhận thức được hành vi đó gây ra nguy hiểmcho xã hội Trong khi đó, nhận thức thực tế là trường hợp một cá nhân tronghoàn cảnh thực tế nhận thức được hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình.Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều đòi hỏi cá nhân phải có nhận thứcthực tế Trong nhiều trường hợp, cá nhân buộc phải nhận thức được hành vicủa mình nguy hiểm cho xã hội nhưng vì câu thả, thiếu hiểu biết mà không

nhận thức được, trong trường hop nay, cá nhân vẫn được coi là có nhận thức

về tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình

Nếu như khả năng nhận thức thể hiện lý trí thì thái độ ứng xử lại thểhiện ý chi của người phạm tội [3, tr.202] Khi một cá nhân cụ thể đã nhậnthức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình thì lựa chọn thựchiện hay không thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội lại phụ thuộc vao thai

độ của người này đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội Nếu như cá nhân lựa

chọn không thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, thì có nghĩa là cá nhân

đó là lựa chọn ứng xử phù hợp với yêu cầu của pháp luật Tuy nhiên, cũng có trường hợp, do bị can trở hoặc ép buộc bởi yếu tố khách quan hay chủ quan nào đó mà cá nhân không thé lựa chon cách thức xử su nao khác ngoài thực

hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội Đối với trường hợp này, cá nhân khôngđược xem là có lỗi và không bị buộc phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Giáo trình Lý luận chung về NN & PL của trường Đại học Luật Hà Nội

phân tích:

Một hành vi mặc dù trái pháp luật nhưng được thực hiện trong

trường hợp chủ thể không có sự lựa chọn nào khác (bất kì ai trong điều kiện đó cũng chỉ có thể có sự lựa chọn như thế) hoặc trường hợp chủ thé bị mat tự do ý chí thì chủ thé được coi là không có lỗi,

do vậy hành vi đó không bị coi là vi phạm pháp luật [45, tr.422].

Ngược lại, nếu trong trường hợp cá nhân được tự do nhận thức, lựa

11

Trang 18

chọn, quyết định ứng xử của mình mà cá nhân đó đã lựa chọn một ứng xử trái

với chuẩn mực chung, thì cá nhân đó có lỗi Giáo trình Luật hình sự Việt Nam

— Phan chung của Khoa Luật (nay là trường Đại học Luật) — Đại học Quốc gia

Hà Nội đã đưa ra khái niệm về lỗi như sau:

Lỗi là trạng thái tâm lý của người phạm tội đối với hành vi và hậu

quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, thể hiện qua việc

khi thực hiện hành vi phạm tội chu thể nhận thức được tính chất

nguy hiểm và tự đo lựa chọn việc thực hiện hành vi đó [33 tr.202].

GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa coi lỗi là sự phủ định chủ quan đòi hỏi của xã

hội [21, tr.118] Đồng thời, GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa định nghĩa về lỗi như sau:

Người thực hiện hành vi gây thiệt hại bị coi là có lỗi nếu khi thựchiện nhận thức được hoặc có đủ điều kiện để nhận thức được tính

gây thiệt hại của hành vi và có đủ điều kiện để lựa chọn, thực hiện

hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.

Mặc dù, hai khái niệm trên không đồng nhất về câu chữ và cách diễnđạt tuy nhiên hai khái niệm về lỗi trên đều chứa đựng đầy đủ đặc điểm củalỗi, đó là:

Trước hết, lỗi phải được hiểu là một trạng thái của tâm lý Cả hai địnhnghĩa đều cho thấy lỗi không phải là hành vi cũng không phải là trách nhiệm,

mà là trạng thái tâm ly của người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội.

Tiếp đến, lỗi được biéu hiện ở khả năng nhận thức và sự tự do lựa chọn

và quyết định ứng xử của người phạm tội Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ được xác định có lỗi, nếu tại thời điểm thực hiện hành vi nguy

hiểm cho xã hội, người này nhận thức được hoặc phải nhận thức được tính

nguy hiểm cho xã hội của hành vi, và người này được tự do lựa chọn hành vi,

và trong trường hop này, người nay đã lựa chọn thực hiện hành vi có tính

nguy hiểm cho xã hội Như vậy, lỗi là thể thống nhất của lý trí và ý chí

12

Trang 19

Từ những phân tích trên, cũng như trên cơ sở kế thừa hai khái niệmkhoa học trên về lỗi, học viên xin đưa ra định nghĩa về lỗi như sau:

Lỗi là trạng thái tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho

xã hội, được biểu hiện qua việc khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội

người này nhận thức được hoặc buộc phải nhận thức được tính chất nguy

hiểm của hành vi, và người này được tự do lựa chọn thực hiện hành vi nay.

1.1.2 Các quan điểm cơ bản về lỗi

Trong luật hình sự, xuất phát từ khả năng nhận thức và thái độ của ngườiphạm tội đối với hành vi và hậu quả của hành vi, lỗi được chia thành bốn loại: cố

ý trực tiếp và có ý gián tiếp, vô ý vì quá tự tin và vô ý do câu thả [21, tr.202]

1.1.2.1 Lỗi cô ÿ trực tiếp

Lỗi cô ý trực tiếp có đặc trưng là chủ thé vi phạm nhận thức rõ hành

vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả đo hành vi

của mình gây ra và mong muốn hậu qua đó xảy ra [45, tr.424].

Về mặt nhận thức, trong lỗi cố ý trực tiếp, trước khi thực hiện hành vi

phạm tội, người phạm tội nhận thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi,

thay trước rõ rang hau quả sé xảy ra nếu hành vi được thực hiện Theo GS.TS.

Nguyễn Ngọc Hòa thì:

Trong trường hợp cố ý trực tiếp, chủ thé sở di đã lựa chọn hành vi

mà mình đã nhận thức được đầy đủ các dấu hiệu khách quan thểhiện tính gây thiệt hại của nó, vì tất cả những dấu hiệu đó trùng hợp

với mục dich đã đặt ra [21, tr.124].

Như vậy, hình thức lỗi có ý trực tiếp là thé thống nhất giữa lý trí và ý

chí Như Đỗ Thanh Hà phân tích:

Trường hợp người phạm tội thấy trước hành vi của mình tất yếu sẽ

gây ra hậu quả nguy hại thì có thé khang định được rang chủ thé phạm tội do có ý trực tiếp Nghia là: hành động phạm tội là hành vi

13

Trang 20

có ý thức, tức là thé hiện nhận thức và ý chí của chủ thể Y chí của hoạt động tâm lý của con người luôn luôn xuất phát từ nhận thức,

con người quyết định hành động trên cơ sở nhận thức đó Ngược

lại, ý chí cũng tác động tích lên mặt nhận thức trong quá trình hành

động [20, tr.16].

Về mặt ly tri, chủ thé nhận biết rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của

hành vi, biết rõ nếu thực hiện hành vi thì hậu quả sẽ xảy ra Vẫn đề đặt ra làlàm thế nào để chứng minh chủ thê biết rõ tính nguy hiểm cho xã hội của hành

vi, biết rõ hậu quả sẽ xảy ra nếu thực hiện hành vi? Trong các vụ án, các bi cáo

vẫn thường cãi rằng bị cáo không biết là hành vi của mình gây hiểm cho xã hội.

Do vậy, nghĩa vụ của cơ quan tiến hành tổ tụng là phải chứng minh rang bị cáokhi thực hiện hành vi, đã nhận thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi,biết rõ hậu quả sẽ xảy ra nếu thực hiện hành vi Thực ra, nhận thức của một con

người được xác định trên cơ sở độ tuổi, trình độ, kinh nghiệm và hoàn cảnh khách quan Một người đủ tuổi trưởng thành trở lên, không bị mắc các bệnh

làm mat hoặc hạn chế khả năng nhận thức hoàn toàn có thể nhận thức một cách

cách chắc chăn và rõ ràng rằng cầm dao đâm vào ngực trái của nạn nhân chắc chan sẽ gây tử vong Một người khi bị cảnh sao giao ra hiệu dừng xe dé kiểm

tra nồng độ cồn nhưng không chấp hành mà lao thang xe may đang chạy với

tốc độ 70 km/h vào chiến sĩ cảnh sát giao thông làm cho chiến sĩ cảnh sát giao

thông tử vong Trong trường hợp này, người lái xe máy hoàn toàn có khả năng

nhận thức được với tốc độ 70 km/h xe máy chắc chan sẽ gây tử vong cho chiến

sĩ cảnh sát giao thông Như vậy, khả năng nhận thức của chủ thé trong trườnghợp này được xác định trên cơ sở độ tuổi (người này đã trên 18 tuổi), ngườinày không bị mat hay hạn chế năng lực nhận thức, trong hoàn cảnh kháchquan: chiến sĩ cảnh sát giao thông đang làm việc đang đứng phía trước mặt,

chiếc xe máy đang chạy với tốc độ 70 km/h với tốc độ này người bị đâm chắc

chan sẽ tử vong Như GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa phân tích:

14

Trang 21

Chủ thé sẽ có lỗi cỗ ý nếu khi thực hiện hành vi khách quan, đã

nhận thức được hành vi khách quan đã thực hiện là hành vi có tính

chất gây chết người; đối tượng mà hành vi nhằm vào là con ngườiđang sống; tác động khách quan của hành vi là sự tước đoạt tínhmạng con người bị hành vi nhằm vào [21, tr.124]

Từ phân tích trên có thể khái quát, về mặt lý trí, khi thực hiện hành viphạm tội với lỗi cố ý nói chung, lỗi có ý trực tiếp nói riêng, chủ thé nhận thức

được đầy đủ các dấu hiệu khách quan của tội phạm Trong đó, đối với CTTP

vật chất, chủ thê nhận thức được rõ ràng hành vi nguy hiểm cho xã hội tất yếu

sẽ gây ra hậu quả.

Xét về mặt ý chí, ở hình thức lỗi cố y trực tiếp, hậu quả của hành vi là sựmong muốn của chủ thé [21, tr.125] Điều đó có nghĩa là chủ thé phạm tội có

mục đích và mong muốn hậu quả xảy ra Thái độ này thé hiện sự coi thường pháp luật, mong muốn xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật hình

sự bảo vệ [3, tr.203] Van đề đặt ra là làm thế nào để chứng minh người phạm

tội mong muốn hậu quả xảy ra? Khi đánh giá, chủ thể có mục đích và mong

muốn hậu quả xảy ra hay không, Toa án cần căn cứ vào các dau hiệu khách

quan chứ không phải lời khai của chủ thé Bởi lẽ, không chủ thé nào thừa nhậnmình có mong muốn hậu quả xảy ra Ví dụ: một người cầm súng dí vào đầu

người khác để bóp cò đương nhiên có mục đích tước đoạt tính mạng của nạn

nhân Bởi hành vi khách quan (di súng vào đầu nạn nhân — bộ phận trọng yếu

nhất của cơ thê rồi bóp cò) đã thê hiện rất rõ ý chí chủ quan của chủ thể phạm tội — về nhận thức chủ thê phạm tội biết rõ hành vi di súng vào đầu nạn nhân vào no súng là sẽ gây ra hậu quả chết người — về ý chí, chủ thé đã coi thường

tính mạng của nạn nhân, quyết tâm tước đoạt tính mạng của nạn nhân Việc chủ

thé cãi rằng mình không có mục đích tước đoạt tính mạng của nạn nhân chỉ làngụy biện Một người dùng tay và chân tấn công mãnh liệt vào cơ thé của

15

Trang 22

người khác rõ ràng có mục đích gây thương tích cho người khác Như vậy, déxác định được mục đích hay mong muốn hậu quả xảy ra, Tòa án cần căn cứvào hoàn cảnh khách quan cụ thé, tính chat, cường độ, tần suất của hành vi.Một người dung dao uy hiếp vào vùng trọng yếu của nạn nhân và hét “bỏ hết

tiền ra đưa đây” rõ ràng là có mục đích chiếm đoạt tài sản.

1.1.2.2 Lỗi cố ÿ gián tiếp

Theo quan điểm của Trường Đại học Luật — Đại hoc Quốc gia Hà Nội thì:

Ở hình thức lỗi này, về nhận thức, chủ thé cũng nắm bắt được tínhchất hành vi, lường trước rõ ràng về hậu quả của nó nhưng sự khácbiệt so với lỗi cô ý trực tiếp thé hiện ở thái độ của chủ thé Ở đây,chủ thé không mong muốn cho hậu quả xảy ra như trường hợp cố ýtrực tiếp mà chỉ có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra (chuẩn bị tiếpnhận nếu hậu quả xảy ra hoặc có thái độ thờ ø) [3, tr.203]

Như vậy, ở lỗi cố ý gián tiếp, chủ thể cũng nhận thức được hành vi có

tính chất nguy hiểm cho xã hội, và cũng thấy trước hậu quả do hành vi đó cóthé xảy ra Tuy nhiên, ở lỗi cố ý gián tiếp, chủ thé không thể nhận thức được

rằng hậu quả tất yếu có thé xảy ra Bởi vì nếu chủ thé biết chắc chắn hậu qua

tất yếu xảy ra mà vẫn thực hiện hành vi thì rõ ràng chủ thể có mong muốn hậuquả xảy ra, và như vậy, sẽ thuộc trường hợp lỗi cố ý trực tiếp Như GS.TSNguyễn Ngọc Hòa phân tích:

Ở trường hợp lỗi cố ý gián tiếp, chủ thé chỉ có thé thấy trước hậu

qua có thé xảy ra Không thé có trường hợp chủ thé đã thấy trước hậu quả tất nhiên phải xảy ra mà lại có thé thái độ “dé mặc”,

không mong muốn hậu quả khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho

xã hội [21, tr.125,126].

Vi du: A phát hiện ra B dang chở C bằng xe máy trên cao tốc với tốc độcao A giục D (người chở A) phóng xe máy đuổi theo Khi xe của A vượt lên xe

16

Trang 23

của B thì A rút súng nhằm vào ngực trái B dé ban Hậu qua, A bi tring đạn vàotim nên chết ngay tại chỗ, chiếc xe máy đâm vào gốc cây ven đường làm cho C

văng ra và tử vong tại chỗ Trong trường hợp nảy, A nhận thức được hành vi

dùng súng bắn vào tim của B sẽ tất yếu gây ra cái chết của B, và A mong muốn

hậu quả là cái chết của B Đối với C thì A không cố ý tước đoạt mạng sống của

C Nhưng A nhận thức được rằng B đang chở C trên xe máy với tốc độ cao Vì

vậy, nếu B bị trúng đạn thì kha năng C sẽ bị văng khỏi xe máy va tử vong A nhận thức được nếu nô súng vào B thì hậu quả có thể xảy ra Như vậy, Lỗi của A

khi giết B là lỗi cô ý trực tiếp, giết C là lỗi cố ý gián tiếp

Ở hình thức lỗi cố ý gián tiếp, chủ thể đã lựa chọn vì đã chấp nhậnnhững dấu hiệu đã nhận thức được (ké cả hậu quả thiệt hại của hành vi) dé

đạt được một mục đích khác (không trùng hợp với hậu quả của hành vi)

[21, tr.124,125] Như ở ví dụ trên, dé dat được mục đích giết B, A chấp nhận gây ra cái chết cho C Như vậy, mặc dù không mong muốn C chết nhưng A vẫn chấp nhận cái chết của C để đạt được mục đích giết B Như GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa phân tích: Ở cố ý gián tiếp, hậu quả của hành vi chỉ là

“cái” được chấp nhận đề chủ thê đạt được sự mong muốn khác [21 tr.125].

Rõ ràng, việc xác định đâu là lỗi có ý trực tiếp, đâu là lỗi cố ý gián tiếptrong thực tiễn là việc không đơn giản và ranh giới rất mong manh

1.1.2.3 Lỗi vô ÿ vì quá tự tin

Vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội tuy thấy hành vi củamình có thê gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho răng hậu quả đó sẽkhông xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được [21, tr.132]

Như vậy, mặc dù cũng nhận thức được hành vi và hậu quả của hành

vi nhưng nhận thức ở trường hợp này không rõ ràng như với trường hợp lỗi

cô ý [3, tr.203] Trong hình thức lỗi vô ý vì quá tự tin, chủ thể nhận thứcđược tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhận thức được khả năng hậu

17

Trang 24

quả xảy ra nhưng sau khi tính toán, cân nhắc, chu thé phạm tội tin tưởng rằnghậu quả sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được Như vậy, trong hìnhthức, đối với lỗi cô ý gián tiếp, chủ thé biết được được hậu quả có thé xảy ra

và chấp nhận hậu quả do hành vi đó gây ra dé đạt được mục đích khác Ngượclại, trong lỗi vô ý vì quá tự tin, chủ thé không mong muốn hậu quả xảy ra màtin tưởng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được Như GS.TS

Nguyễn Ngọc Hòa phân tích:

Ở khả năng thứ ba, chủ thể cũng không nhận thức được đầy đủ tính

gây thiệt hai của hành vi của mình nhưng họ đã có sự cân nhắc đếntính gây thiệt hại này mà biểu hiện cụ thé là cân nhắc kha năng xảy

ra hậu quả thiệt hại Khi còn cân nhắc nha vậy, thì có nghĩa, chủ thể

nhận thức được tinh gây thiệt hại của hành vi Nhưng khi đã loại trừ

khả năng gây ra hậu quả thiệt hại thì chủ thể không còn nhận thức

được tính chất phạm tội của hành vi [21, tr.131].

Như vậy, người phạm tội với lỗi vô ý vì quá tự tin, nhận thức được hậu

quả có thê xảy ra của hành vi, nhưng tự tin rằng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc

có thé ngăn ngừa được, sự tự tin của người này hoàn toàn không có cơ sở,

không có căn cứ; như vậy người phạm tội đã bỏ qua hậu quả có thé xảy ramột cách thiếu căn cứ

Vi dụ: Dé rút ngắn đường di, A đã lái xe ô tô đi ngược chiều dé đến chỗ

giao lộ dé chuyển đường đi Khi đang lái xe đi ngược chiều, A phát hiện thay

B dang di xe máy với tốc độ cao theo chiều ngược lại A cho rằng B có thể tránh được xe của A và A có thể tránh được xe của B nên vẫn tiếp tục lái xe đi tiếp Hậu quả là xe của B đã va cham với xe của A gây thương tích nghiêm

trọng cho B Trong trường hợp này, lỗi của A là lỗi vô ý vì quá tự tin.

Dưới góc độ so sánh, thì mức độ nguy hiểm của hành vi phạm với lỗi

vô ý vì quá tự tin thấp hơn so với phạm tội với lỗi cô ý trực tiếp và lỗi cô ý

18

Trang 25

gián tiếp Người phạm tội với lỗi vô ý vì quá tự tin không có thái độ bất chấp

pháp luật hoặc thờ ơ với trách nhiệm pháp lý mà chỉ là đánh giá sự việc đơn

giản, chủ quan, thiếu thận trọng nên dẫn đến sai lầm [3, tr.204]

1.1.2.4 Lỗi vô ý do cầu thả

Vô ý do cầu thả là trường hợp người phạm tội do cầu thả mà không

thấy trước khả năng có thê gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải

thấy trước và có thé thấy trước [21, tr.132].

Sự khác nhau co bản giữa lỗi vô ý do câu thả với lỗi vô ý vì quá tự tin

ở chỗ: Trong hình thức lỗi vô ý vì quá tự tin, người phạm tội có khả năng

nhận thức được khả năng hậu quả có thé xảy ra nhưng cho rằng hậu quakhông xảy ra hoặc có thé ngăn ngừa được, ngược lại, trong hình thức lỗi vô

ý do câu thả, người phạm tội không nhận thức được khả năng hậu quả có thể

xảy ra mặc du người này có nghĩa vụ phải nhận thức được hoặc có điều kiện

để nhận thức được khả năng hậu quả có thé xảy ra Như vậy, nếu người

phạm tội nhận thức được kha năng hành vi có thé gây ra hậu quả thì không

thuộc trường hợp lỗi vô ý do câu thả Chỉ xem xét, xác định xem có phải lỗi

vô ý vì quá cau thả hay không nếu như người phạm tội không nhận thức

được khả năng có thê gây ra hậu quả

GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa phân tích hai trường hợp của lỗi vô ý do cau

thả như sau:

- Chủ thể không nhận thức được tính chất thực tế của hành vi và

như vậy đồng thời cũng có nghĩa không nhận thức được khả năng

gây ra hậu quả thiệt hai của hành vi

- Chủ thé tuy nhận thức được tính chất thực tế của hành vi nhưng lại

hoàn toàn không nhận thức được khả năng gây ra hậu quả thiệt hại

của hành vi của mình (hoàn toàn không nghĩ đến khả năng hậu quả

xảy ra).

19

Trang 26

Ví dụ: Một đêm trời mưa tầm tã, A đậu xe tải bên đường (nơi cam đậuxe) trước cửa nhà mình — trên thực tế A vẫn thường xuyên đậu xe tải bênđường trước cửa nhà mình Do đêm đó trời mưa, B có nồng độ cồn trongngười và đi xe máy với tốc độ cao nên không phát hiện được xe của A đang

đậu ở phía trước, nên xe máy của B đã đâm vào thùng xe tải của A bị thương

nặng Trong trường hợp này, mặc dù A có nghĩa vụ phải nhận thức được rằng

việc đậu xe trái quy định có thể gây tai nạn, thương tích cho người khác Nhưng A hoàn toàn không biết được trong đêm mưa lại có B đang có nồng

cồn trong người đi xe máy và đâm vao xe tải của A Như vậy, lỗi ở đây là lỗi

vô ý do hành vi câu thả

Nghĩa vụ nhận thức được khả năng hậu quả có thể xảy ra thường là cácnghĩa vụ mà các chủ thé trong xã hội phải tuân thủ dé bảo đảm an ninh, an

toàn cho xã hội, cho cộng đồng và cho từng cá nhân Các nghĩa vụ này có thé

là những quy tắc hành chính, nghề nghiệp được quy định thành văn hoặc

những quy tắc bất thành văn được thừa nhận chung trong xã hội [3, tr.204].

Giống với lỗi vô ý vì quá tự tin, người phạm tội với lỗi vô ý do câu thả không có có thái độ mong muốn hay chấp nhận hậu quả xảy ra Tuy nhiên, do

sự bất cần, thiếu hiểu biết, thiếu trách nhiệm trong ứng xử mà chủ thể gây rathiệt hại Như Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung) của trườngDai học Luật — Dai học Quốc gia Hà Nội phân tích:

“Sự cấu tha đó cũng là một xử sự thiếu tỉnh thân trách nhiệm, thiếu sự

quan tâm thận trọng cần thiết đối với các lợi ich chung được pháp luật bảo

về, là trái với yêu cầu của pháp luật, do đó, vẫn can xử lý” [3, tr.204].

1.1.2.5 Trường hợp không có lỗi

Như phần trên đã phân tích, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho

xã hội được coi là có lỗi nếu tại thời điểm thực hiện hành vi này người này

được tự do lựa cho xử sự khác không gây nguy hiểm cho xã hội Như vậy,

20

Trang 27

nếu người nào thực hiện hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội khi khôngcon lựa chọn nao khác ngoài thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì

được coi là không có lỗi nên không phải chịu TNHS Theo GS.TS Nguyễn

Ngọc Hòa phân tích:

“Tinh trạng này có thé do diéu kiện bên ngoài (thiên nhiên, kỹ thudt, ) hoặc do chính đặc điểm cua chủ thé (tình trạng sức khỏe, trình độ chuyên

môn nghiệp vụ đưa lai).”

Ví dụ: Con Tàu đang chở hang trên biển thì gặp cơn bão lớn Tàu bị

chòng chành chuẩn bị đắm Trong tình huống này, thuyền trưởng và thủy thủ

đoàn buộc phải vứt bớt hàng hóa xuống biển để bảo đảm an toàn cho tính mạng, sức khỏe của mọi người trên tàu Trong trường hợp này, thuyền trường

và các thủy thủ không được coi là có lỗi vì họ không có lựa chọn nao khác

ngoài ném bớt hàng hóa xuống biển

Trong lĩnh vực hợp đồng dân sự, sự kiện bất khả kháng được coi là căn

cứ dé miễn trách nhiệm hợp đồng khi một bên không thể thực hiện đúng hoặc

đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng do sự kiện bất khả kháng Sự kiện bất khả kháng là

sự kiện khách quan nằm ngoài khả năng dự đoán va kiểm soát của chủ thé, sựkiện này xảy ra dẫn đến chủ thể không thể thực hiện được đúng hoặc đầy đủnghĩa vụ của mình Sự kiện bất khả kháng bao gồm các sự kiện tự nhiên (bão,

lũ, lốc, núi lửa, cháy, nd, ) và su kiện xã hội (chiến tranh, bao loạn, cam

vận, thay đôi chính sách, ) Vậy sự kiện bat khả kháng có được coi là trường

hợp không có lỗi trong lĩnh vực hình sự không? Đây là một vấn đề không dễ

dàng luận giải Bởi vì, trong lĩnh vực hợp đồng, các bên có quyền tự do thỏa

thuận hợp đồng để mở rộng hoặc thu hẹp khái niệm sự kiện bất khả kháng

cũng như phạm vi miễn, giảm trách nhiệm Trong lĩnh vực hình sự, ở mức độ

nhất định, một số sự kiện bất khả kháng điển hình cũng đã được ghi nhậntrong pháp luật hình sự và nam trong tình thé cấp thiết Nghia là đối với tìnhthế cấp thiết do có một số sự kiện bất khả kháng Ví dụ: hoả hoạn, bão,

21

Trang 28

lũ, Đương nhiên không phải tất cả các sự kiện bất khả kháng là tình thế cấpthiết, cũng như không phải tất cả các tình thế cấp thiết là sự kiện bất khả

kháng Vậy, có sự kiện bat khả kháng độc lập là căn cứ dé được coi là không

có lỗi không? Trong pháp luật hình sự, nếu chủ thể thuộc trong điều kiện,

hoàn cảnh khách quan nao đó mà không có khả năng lựa chọn một sự xử nào

khác ngoài thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, thì được coi là không có

lỗi và không phải chịu TNHS, không phụ thuộc vào tên gọi của sự kiện đó

Ngoài ra, nếu do điều kiện, hoan cảnh khách quan hoặc do khả năng

chủ quan mà chủ thé không có điều kiện để nhận thức được hậu quả thiệt hai của hành vi thì chủ thé không được coi là có lỗi, được gọi là sự kiện bat ngờ.

Ví dụ: Một ví dụ kinh dién, A lái xe 6 tô đi trên đường có dải rom ra A

không thê biết được răng có một số trẻ em chơi trốn tìm và chui vào đồng rạ

phơi trên đường Trong trường hợp này, nếu không may gây ra tai nạn thì Akhông có lỗi vì A không thể dự đoán được hậu quả xảy ra vì không thê biết

được có một số trẻ em đang trốn trong đồng rạ dày phơi trên đường.

Sự kiện bất ngờ và lỗi vô ý do câu thả có nét tương đồng là chủ thể

không nhận thức được hậu quả thiệt hại có khả năng xảy ra Tuy nhiên, trong

trường hợp lỗi vô ý do cầu thả, chủ thé buộc phải nhận thức được hậu qua

thiệt hại có khả năng xảy ra nhưng do cầu thả, thiếu trách nhiệm đã không

nhận thức được thiệt hại có khả năng xảy ra Ngược lại, trong sự kiện bắt ngờ,

chủ thé không buộc phải nhận thức được hậu quả thiệt hại có khả năng xảy ra

và trong hoàn cảnh khách quan cụ thể hoặc do điều kiện khả năng chủ quan

cụ thé, chủ thé đã không nhận thức được hậu quả thiệt hại có khả năng xảy ra.

1.1.3 Vị trí của chế định nhỏ về lỗi trong chế định lớn về tội phạm

Như các phần trên đã phân tích, dấu hiệu lỗi có ý nghĩa rất quan trọng,

là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP Vì vậy, chế định lỗi là chế định quan trọng

và không thể thiếu trong chế định lớn về tội phạm.

22

Trang 29

Thứ nhất, các quy định chung về lỗi bao gồm khái niệm về lỗi, phân

loại lỗi, trường hợp không có lỗi, là các quy định cần thiết và mang tính địnhhướng dé xây dựng các quy định cụ thé về dấu hiệu lỗi trong các CTTP cụ thể.Các quy định chung về lỗi cũng được xem là căn cứ để Tòa án xem xét đánhgiá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội để làm căn cứ trongquyết định hình phạt Bên cạnh, mức độ thiệt hại và các yếu tố khác, hình thứclỗi là một trong những căn cứ quan trọng dé xác định mức độ nguy hiểm của

hành vi phạm tội Ví dụ: với các tình tiết khác tương đương, giết người với lỗi

cô ý trực tiếp có mức độ nguy hiểm cao hơn so với giết người với lỗi cố ý giántiếp; với các tình tiết khác tương đương, vô ý làm chết người vì quá tự tin cómức độ nguy hiểm cao hơn so với vô ý làm chết người do câu thả

Thứ hai, các nội dung về lỗi trong từng CTTP cụ thê là nội dung không

thê thiếu trong từng điều luật về CTTP cụ thê Trước hết, các dấu hiệu về lỗi trong từng CTTP cụ thê sẽ là dấu hiệu để phân biệt CTTP có ý với CTTP vô

ý Tiếp đến, hình thức lỗi cũng có ý nghĩa trong vấn đề định khung hoặc quyếtđịnh hình phạt Ví dụ: hành vi giết người với lỗi cỗ ý trực tiếp sẽ có khunghình phạt cao hơn so với người có hành vi giết người với lỗi cố ý gián tiếp

1.2 Sự kế thừa và phát triển của các quy phạm về lỗi từ sau Cách mang thang tam năm 1945 đến trước pháp điển hóa lần thứ ba năm 2015

1.2.1 Giai đoạn 40 năm trước pháp điển hóa lan thứ nhất (1945-1985)

Trong giai đoạn 40 năm kể từ khi cách mạng tháng 8 thành công cho đếnkhi lần đầu pháp điển hóa pháp luật hình sự (năm 1985), chế định lỗi chưa

được quy định cụ thể trong các quy phạm pháp luật hình sự Tuy nhiên, trong một số văn bản quy phạm pháp luật đã có những ghi nhận nhất định về lỗi có ý

và lỗi vô ý — với tư cách là dâu hiệu bắt buộc trong cấu thành của một số tội.

Trong Điều 4 Sắc lệnh số 69/SL ngày 5/12/1951 của Chủ tịch nước Việt Nam

Dân chủ Cộng hòa có quy định về tội phản quôc với các dâu hiệu sau:

23

Trang 30

Ai phạm vào một trong các tội đưới đây sẽ bị truy tố trước Tòa ánnhư tội phản quốc:

1- Cô ý tiết lộ hoặc bán bi mật quốc gia cho địch hay là cho tay sai

của địch.

2- Lợi dụng bi mật quốc gia dé đầu cơ lấy lợi

3- Dò xét bí mật quốc gia; mua, lay cắp những tài liệu bí mật quốc gia Như vậy, đối với tội phản quốc thì ngoài các dấu hiệu về hành vi

khách quan như mô tả trong điều luật trên thì còn phải có dấu hiệu về mặtchủ quan — lỗi cỗ ý Trong khi đó, tại Điều 5 của Sắc lệnh số 69/SL ngày

5/12/1951 quy định:

“Ai vì sơ suất dé lộ bí mật quốc gia, hoặc đánh mat tài liệu bí mật quốc

gia sẽ tùy theo trường hợp mà bị trừng phạt.”

Điều luật dùng từ “sơ suấ?” nhưng có thé hiểu nhà làm luật muốn đề cập đến lỗi vô ý Như vậy, người có hành vi để lộ bí mật quốc gia, hoặc đánh mắt tài liệu bí mật quốc gia do lỗi vô ý thì không phạm tội phản quốc.

Điều 3 Thông tư số 442-TTG ngày 19-1-1955 có quy định về tội đánh

bị thương và tội giết người Với hai tội phạm nay, được xác định là lỗi cố ý.

Các nhà làm luật đặt tên tội giết người là “có ý giết người” Như vậy, lỗi cô ý

đã được ghi rõ trong cấu thành của tội giết người được quy định tại Thông tư

số TTG ngày 19-1-1955 Trong khi đó, tại Điều 4 của Thông tư số TTG ngày 19-1-1955, thì lỗi vô ý là dau hiệu cấu thành tội “không cẩn thận”

442-hoặc “không theo luật di đường” Điều 4 của Thông tư số 442-TTG ngày 19

tháng 1 năm 1955 quy định: “Không cẩn thận hay không theo luật đi đường

mà gây tai nạn làm người khác bị thương sẽ bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm, nếu gây tai nạn làm chết người có thể bị phạt tà đến 10 năm.”

Về mức hình phạt, thì mức hình phạt cao nhất đối với tội “đánh bịthương” là đến 20 năm (đối với trường hợp đánh bị thương có tô chức hoặc

24

Trang 31

gây thành cố tật), mức hình phạt thấp nhất cho tội danh này là 3 tháng Mứchình phạt đối với tội “cô ý giết người” là từ 5 đến 20 năm, giết người có dựmưu thì có thê phạt tử hình Ngược lại, mức hình phạt cho tội “không canthan” hoặc “không theo luật di đường” là từ 3 tháng đến 3 năm, nếu gây tainạn làm chết người có thể bị phạt tù đến 10 năm Như vậy, mức hình phạt đối

với “đánh người bị thương” và tội “cố ý giết người” cao hơn mức hình phạt đối với tội “không cần thận” hoặc “không theo luật đi đường”.

Trong Sắc lệnh số 133-SL ngày 20 tháng 01 năm 1953 của Chủ tịchnước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có các quy định về trừng tri các loại Việtgian, phản động và xét xử những âm mưu hành động phản quốc Các tội phạmtrong Sắc lệnh này bao gồm các tội phản bội tô quốc; vây quét, bắt, giết, tratan, khủng bố, hãm hiếp cán bộ va nhân dân, áp bức, bóc lột, cướp phá nhân

dân, bắt phu, bắt lính, thu thuế cho địch; Các tội phạm này đều có lỗi có ý là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP Đặc biệt, tại Điều 8 Sắc lệnh số 133-SL ngày

20 tháng 01 năm 1953 quy định:

Kẻ nao vì mục dich phản quốc, tìm mọi cách cản trở hoặc xúi giục

vận động nhân dân chống sự thực hiện chủ trương, chính sách vànhững cuộc vận động của Chính phủ và Mặt trận (như tổng độngviên, thuế nông nghiệp, dân công, sản xuất tiết kiệm, giảm tô, giảm

tức ) sẽ bị xử tử hình, hoặc sẽ bị phạt tù từ 10 năm đến chung thân.

Các Điều 9, 10, 11 và 12 cũng quy định rõ mục đích phản quốc là dau

hiệu bắt buộc trong CTTP.

Trong Pháp lệnh ngày 21 tháng 10 năm 1970 của UBTVQH nước Việt

Nam Dân chủ Cộng hòa về trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN cũng đề cập đến tội phạm với lỗi cố ý và tội phạm với lỗi vô ý Trong đó, các tội cướp

tài sản XHCN, tội cướp giật tài sản XHCN, tội cô ý hủy hoại hoặc làm hưhỏng tài sản XHCN, tội trộm cắp tài sản XHCN có lỗi cô ý là dau hiệu bắt

25

Trang 32

buộc trong CTTP Ngược lại, đối với tội thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậuqua nghiêm trọng đối với tài sản XHCN thi lỗi vô ý là dau hiệu bắt buộc trongCTTP Khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh ngày 21 tháng 10 năm 1970 của UBTVQH

nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quy định:

Kẻ nào có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản XHCN,

vì thiếu tỉnh thần trách nhiệm mà không chấp hành hoặc chấp hành

không đúng các nguyên tắc, chính sách, chế độ, thé lệ, dé mat mát,

hư hỏng, lãng phí, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản XHCN thì

Tương tự như vậy, trong Pháp lệnh 21/10/1970 của UBTVQH nước

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân cũng có lỗi cô ý là dấu biết bắt buộc trong cấu thành của tội cướp tai

sản riêng của công dân, tội cưỡng đoạt tải sản riêng của công dân, tội lừa đảo

dé chiếm đoạt tài sản riêng của công dân Trong khi đó với tội vô ý gâythiệt hại nghiêm trọng đến tài sản riêng của công dân thì có lỗi vô ý là dấuhiệu bắt buộc trong CTTP Khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh ngày 21 tháng 10 năm

1970 của UBTVQH nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quy định: “Kẻ ndo

dùng lửa, điện, chất cháy, chất nỗ, chất độc mà vô ý làm cho tài sản riêng của

công dan bị huy hoại hoặc hư hỏng, gáy thiệt hại nghiêm trọng thi bị phạt tu

từ 3 tháng đến 2 năm.”

Nói tóm lai, trong giai đoạn 40 năm đầu, trước khi pháp điển hóa lầnthứ nhất, trong hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự của Việt Nam chưa

26

Trang 33

có Phần chung chứa đựng các nội dung về lỗi Các quy định về lỗi được quyđịnh rải rác tại các văn bản pháp luật đơn hành Đồng thời, trong giai đoạnnày cũng chưa có các định nghĩa về lỗi và các phân loại về lỗi.

1.2.2 Giai đoạn từ sau khi pháp điển hóa lần thứ nhất đến khi pháp

điển hóa lần thứ hai (1985-1999)

Ngày 27 tháng 6 năm 1985 BLHS đầu tiên của nước Việt Nam được

ban hành nhằm pháp điển hóa pháp luật hình sự Lần đầu tiên, Bộ luật hình sự

năm 1985 đưa ra khái niệm về tội phạm Khoản 1 Điều 8 của BLHS năm

dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN.

Trong định nghĩa của tội phạm thì lỗi là một trong những dấu hiệu bắt

buộc phải có trong CTTP Theo đó, tính có lỗi là đặc tính không thê thiếu của

tội phạm Một người, mặc dù có thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội về

mặt khách quan nhưng không có lỗi, thì hành vi này không phải là tội phạm

Bên cạnh đó, BLHS năm 1985 cũng đã chia lỗi thành 04 loại như sau(mặc dù trong BLHS không sử dụng các khái nệm cụ thé như lỗi cố ý trực

tiếp, lỗi có ý gián tiếp, lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý do cầu tha):

(1) Lỗi cố ý trực tiếp: đây là trường hợp phạm tội mà người phạm tội

nhận thức rõ hành vi có tính chất nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả dohành vi đó gây ra và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra

(2) Lỗi cé ý gián tiếp: đây là trường hợp phạm tội mà người phạm tội

nhận thức rõ vê hành vi mà mình thực hiện có tính chat nguy hiém cho xã hội,

27

Trang 34

bản thân thấy trước hành vi đó sẽ xảy ra hậu quả nguy hại cho xã hội và có ýthức là để mặc hậu quả xảy ra.

(3) Lỗi vô ý vì quá tự tin: đây là trường hợp người phạm tội tuy thấy hành vi của minh có thé gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rang hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

(4) Lỗi vô ý do câu thả: đây là trường hợp người phạm tội vì sự cầu thả

của mình mà không thấy trước hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả nguy hại cho

xã hội, mặc dù người phạm tội phải thay trước hậu quả va có thê thay trước

Bên cạnh đó, BLHS năm 1985 có quy định về trường hợp không có lỗi,

đó là sự kiện bat ngờ Theo Điều 11 BLHS năm 1985:

“Người thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hop không thé thấy trước hoặc không buộc phải thay

trước hậu qua của hành vi đó, thì không phải chịu TNHS.”

Trong phan các tội phạm, BLHS năm 1985 cũng quy định rõ các tộiphạm có dấu hiệu lỗi có ý thuộc CTTP và tội phạm có dấu hiệu lỗi vô ý thuộc

CTTP Ví dụ: Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước thì lỗi có ý là một trong những

dau hiệu bắt buộc trong CTTP Khoản 1 Điều 92 BLHS năm 1985 quy định:

“Người nào cổ ý làm lộ bí mật Nhà nước hoặc chiếm đoạt mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật Nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định ở Điều 74 và Điều 80, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.”

Trong khi đó, Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước có lỗi vô ý là dấu hiệubắt buộc trong CTTP Khoản 1 của Điều 93 BLHS năm 1985 có quy định:

“Người nào vô ý làm lộ bí mật Nhà nước hoặc làm lộ bí mật Nhà

nước thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị tù từ sáutháng đến ba năm.”

Liên quan đến hình phạt, rõ ràng người phạm tội cô ý làm lộ bí mật nhà

nước có thê phải chịu mức hình phạt từ hai năm đến bảy năm, trong trường

28

Trang 35

hợp gây hậu quả nghiêm trọng thì mức phạt tù có thể từ năm năm đến mười

lăm năm Ngược lại, người phạm tội làm lộ bí mật nhà nước với lỗi vô ý có

thê sẽ bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng thìmức phạt có thé từ 02 năm đến 07 năm

Các quy phạm về lỗi trong BLHS năm 1985 đã được kế thừa trong

BLHS năm 1999.

1.3 Các quy phạm về lỗi hình sự với việc bảo vệ quyền con người

trong luật hình sự

Người nào thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong bộ luật hình

sự phải chịu hình phạt Hình phạt trong pháp luật hình sự có thé là tước quyền

tự do của người phạm tội, tước quyền về sở hữu (như phạt tiền hoặc tịch thutải sản), tước quyền được sống (như hình phạt tử hình) Trong thời phongkiến, hình phạt còn bao gồm cả các hình phạt có tính chất nhục hình tác động

lên thân thể, sức khỏe của người phạm tội Nếu việc áp dụng hình phạt cào băng, không căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội thì cứ phạm tội là bi tước quyền con người ở mức độ như nhau thì sẽ ra sao Ví dụ, nếu như cứ phạm tội là bị tử hình thì sao? Rõ ràng, nếu cứ phạm tội là bị tử hình

thì trong ngắn hạn có thê duy trì trật tự xã hội theo mong muốn của giai cấpthống trị Nhưng về lâu dải, sự hà khắc sẽ gây ra những hệ lụy tiêu cực cho xã

hội Ở góc độ bảo vệ quyền con người, quyền sông của con người bị tước đoạt

một cách tùy tiện Trong khi đó, quyền sống là một quyền cơ bản của con

người mà trong bat kỳ hoàn cảnh nào, ké cả trong tình trạng khan cấp của quốc gia, cũng không thể bị vi phạm [14, tr.157] Như vậy, quyền con người

là một trong những quyền quý giá nhất, thiêng liêng nhất của một con người

Bởi vì nếu như một con người bị tước đoạt mạng sống, người đó không còn

khả năng tư duy nữa, không còn khả năng thụ hưởng bat kỳ quyền nao nữa,

cũng không còn cơ hội đê làm những gì mà mình mong muôn nữa, Tât cả

29

Trang 36

đã cham dứt đối với người đó Rõ ràng, lay quyền sống của một con người déđánh đổi với một hành vi phạm tội ít nghiêm trọng thì thực sự không hợp lý

và quá hà khắc Như vậy, nếu áp dụng mức hình phạt hà khắc cho tất cả tộiphạm sẽ dẫn đến quyền con người của bị tước đoạt một cách không tương

xứng với mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội Ở chiều ngược lại, giết người hay trộm cắp đều chỉ bị giam giữ 03 năm thì sao? Rõ ràng, trái ngược

với ví dụ trên, ở ví dụ nay, hình phạt lại quá lỏng lẻo Mức hình phạt như này

không có tính răn đe, giáo dục và phòng ngừa Mức hình phạt như này có vẻ

như “bảo đảm” được một số quyền con người của người phạm tội nhưng lạigián tiếp xâm phạm quyền con người của các cá nhân khác trong xã hội Ví

dụ, nếu A biết rằng giết người thì cũng chỉ bị phạt 03 năm tù, A sẽ giết người

để trả thù và chấp nhận đánh đổi 03 năm ngắn ngủi mất tự do Như vậy,

quyên sống của nạn nhân của A bị đe doa Qua các ví dụ mang tính giả tưởng trên để cho thấy sự cần thiết phải đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội để quy định và quyết định mức hình phạt tương xứng.

Tội phạm cần được ngăn ngừa và trừng trị thích đáng nhưng không có

nghĩa là cào bằng Nghĩa là việc xử lý người có hành vi phạm tội cần phải căn

cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, trong đó có yếu tổ lỗi Nhưvậy mới bảo đảm sự công bang Một người cô ý giết người không thé bị xửphạt như người vô ý làm chết người

“Lỗi là một yếu tô bắt buộc thuộc mặt chủ quan của CTTP, là thai độ

tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả

Trang 37

hành vi phạm tội Hành vi phạm tội có mức nguy hiểm cao hơn thì phải chịuhình phạt cao hơn — bị lên án nhiều hơn Ngược lại, hành vi phạm tội có mức

độ nguy hiểm thấp hơn thì sẽ chịu mức hình phạt thấp hơn

Ngay từ thời phong kiến, ông cha ta cũng đã quan tâm đến yếu tố lỗi déquy định và quyết định hình phạt phù hợp Bộ Quốc triều hình luật của thời

nhà Lê đã có nhiều quy định về lỗi Các nội dung về lỗi được quy định trong một số điều luật về các tội phạm cụ thể.

Ví dụ, Điều 54 Bộ Quốc triều hình luật có quy định như sau:

Những người vì công việc được vào cung điện mà ngủ đêm lại và

những người dung túng cho ngủ lại, đều bị xử tội lưu đày đi châu

xa, như tội tự tiện vào cung Những tướng lĩnh đem người vào cung

điện khuân dọn làm việc, nếu người giữ cửa chưa nhận được giấy

phép mà dé cho vào, hay số người vào nhiều hơn số đã định trong

giấy phép thì phải tội chết hay tội lưu đi châu xa Quan chủ ty biết

việc ay mà cô ý dung túng thì phải tội cũng như người tự tiện vào cung, nếu không biết được giảm tội ba bậc Người biết thì cũng được giảm hai bậc, không biết thì được miễn tội [47, Điều 54].

Bộ Quốc triều hình luật có phân định thành lỗi cố ý và lỗi vô ý Mặc dùnếu nghiên cứu kỹ các quy định trong Bộ Quốc triều hình luật thì có thê thaynhiều hạn chế về kỹ thuật lập pháp liên quan đến yếu tố lỗi Nhưng nhìnchung, các quy định về lỗi trong Bộ quốc triều hình luật cho thấy sự tiến bộ

vượt bậc trong các quy định về pháp luật hình sự Sự tiến bộ này thể hiện ở chỗ, Bộ Quốc triều hình luật đã có sự phân biệt giữa lỗi cố ý, lỗi vô ý và

không có lỗi Từ đó, tội danh cũng như hình phạt sẽ được áp dụng phù hợp.

Ví dụ, tại Điều 583 Bộ quốc triều hình luật có quy định:

Súc vật và chó có tính hay húc, đá và cắn người mà làm hiệu buộc

tròng không đúng phép (đúng phép là con vật nào hay húc người,

31

Trang 38

thì phải cắt hai sừng, đá người thì phải buộc hai chân, căn người thìcắt hai tai), hay có chó hóa dại mà không giết, thì đều xử phạt 60trượng Nếu vì thế mà làm cho người chết hay bị thương, thì xửtheo tội lầm lỡ Nếu cô ý thả rong làm cho người chết hay bị

thương, thì bị xử nhẹ hơn tội đánh bị thương, hay chết người một

bậc Người thuê đến để chữa bệnh cho súc vật, hay là vô cớ trêu gheo những vật kia, mà bi thương hay chết, thì người chủ không bị

xử tội [47, Điều 583]

Theo quy định này thì người chủ súc vật không kiểm soát súc vật đúngphép, súc vật gây thương tích hoặc làm chết người thì bị xử tội lầm lỡ (lỗi vôý) Trong khi đó, nếu người đến chữa bệnh cho súc vật bị súc vật làm bịthương hoặc chết thì người chủ không bị xử tội (không có lỗi); hoặc trường

hợp người trêu ghẹo súc vật bi súc vat tấn công làm bị thương hoặc chết thì

người chủ cũng không bị tội (không có lỗi)

Tại Điều 74 Bộ quốc triều hình luật có quy định:

Những người bán ruộng đất ở bờ cõi cho người nước ngoài thì bị tội

chém Những người ban nô tỳ và ngựa cho người nước ngoài thì bi

tội chém Quan phường xã biết mà không phát giác, thì giảm mộtbậc Quan lộ, huyện, tran cô ý dung túng, thì cùng một tội, vô tìnhkhông biết thì bị xử biém hoặc phạt [47, Điều 74]

Điều luật này cho thấy rõ sự phân biệt giữa lỗi có ý và lỗi vô ý Theo

đó quan lộ, huyện tran mà cô ý dung túng cho hành vi bán ruộng đất ở bờ cõi

cho người nước ngoài hoặc hành vi bán nô tỳ và ngựa cho người nước ngoài

thì bi xử cùng một tội với người phạm tội bán ruộng đất ở bờ cõi cho người

nước ngoai hoặc bán nô tỳ và ngựa cho người nước ngoài Như vậy, trong

trường hợp này, quan lộ, huyện, tran sẽ bị chém Ngược lại, nếu quan lộ,huyện, tran vô tình không biết thì bị xử biếm hoặc phạt Nhà làm luật thời kỳ

32

Trang 39

nhà Lê đã sáng suốt khi xác định rằng đã là quan được giao quản lý một địaphương thì buộc phải nắm được tình hình của địa phương Việc quan địaphương không biết có người thực hiện hành vi bị cắm trên là lỗi của quan địaphương - lỗi vô ý Với mức độ lỗi vô ý, quan địa phương không thể bị tước

đoạt mạng sống mà sẽ chỉ bị phạt tương xứng (biém hoặc phạt) Rõ ràng, Bộ

quốc triều hình luật có rất nhiều giá trỊ về bảo vệ quyền con người thông qua

các quy định về lỗi.

Như vậy, dé bảo đảm quyền con người bao gồm quyền của người phạm tội (quyền sống, quyền tự do thân thể, quyền tài sản, ) và các quyền con

người của mọi cá nhân trong xã hội (được bảo vệ khỏi những hành vi xâm

phạm của cá nhân, tô chức khác), mức độ lỗi cần được phân định rõ ràng từmức lỗi thấp đến cao, dé từ đó xác định tính nguy hiểm của hành vi phạm tội

dé phân định tội danh, xác định hình phat

Trước hết, yếu tố lỗi là một yếu tố xác định tội danh trong nhiều trường hợp Ví dụ, Tội giết người luôn được thực hiện với lỗi có ý, trong khi đó, tội

vô ý làm chết người luôn được thực hiện với lỗi vô ý Khoản 1 Điều 128

BLHS năm 2015 quy định rõ:

“Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến

03 năm hoặc phạt tù từ 0l năm đến 05 năm.”

Như vậy, trong cầu thành của tội vô ý làm chết người, các nhà làm luật

đã dùng thuật ngữ “vô ý” có nghĩa là chủ thê thực hiện hành vi với lỗi vô ý.

Điều 554 Bộ quốc triều hình luật quy định:

Bắn cung tên vào trong thành, vào nhà quan tư, hoặc bắn ở đường

cái thì xử phạt 80 trượng Phóng đạn ném gạch đá, thi xử phạt 60

trượng Nếu vì thế mà làm cho người bị thương hay chết, thì xử nhẹ hon tội đánh người bị thương, chết một bậc; nếu có ý bắn vào thành hay vào nhà cho người ta bị thương hay chết, thì xử như tội đánh bị

thường và chết người [47, Điều 554]

33

Trang 40

Theo quy định trên, hành vi của một người bắn cung tên, phóng đạn,

ném gạch vào thành, vào nhà quan hoặc ở đường cái mà làm cho người bị

thương hoặc chết thì được xác định là lỗi vô ý Mặc dù nhà làm luật triều Lê

không xác định rõ tội danh đó là gì nhưng có thê xác định là mức hình phạt sẽthấp hơn tội đánh người bị thương, chết một bậc Không dừng ở đó, nhà làm

luật thời Lê còn xác định một tình huống được coi là tội đánh người bi

thương, chết dựa vào yếu tố lỗi là một người “cố ý” nhằm cho người ta bịthương hay chết

Tiếp theo, yếu tố lỗi là yếu tố dé xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi thuộc cùng một tội danh Ví dụ: Điều 566 Bộ quốc triều hình luật

quy định:

Người mở trộm những công văn có niêm phong đóng dau ma xem

thư, thì xử biém hay bãi chức; nếu là việc cơ mật thì xử chém; lầmlẫn mà mở ra xem, thì được giảm tội hai bậc; mở lầm mà khôngxem, thi được giảm tội ba bậc [47, Điều 566]

Thông thường, trong các tội danh cụ thé, Tòa án sẽ xem xét dé xác định

người phạm tội với mức độ lỗi nào (thường là cố ý trực tiếp hay có ý gián tiếp hoặc vô ý vì quá tự tin hay vô ý do câu thả) để xác định mức độ nguy hiểm

của hành vi phạm tội, để kết hợp cùng với các yếu t6 khác dé xác định mứchình phạt phù hợp Ví dụ, đối với tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêmtrọng, rõ ràng yếu tố lỗi cầu thành tội này là lỗi vô ý Nhiệm vụ của Tòa án là

phải xác định xem lỗi của người phạm tội là lỗi vô ý vì quá tự tin hay lỗi vô ý

do câu thả Khoản 1 Điều 360 BLHS năm 2015 quy định:

1 Người nào có chức vụ, quyên hạn vì thiếu trách nhiệm mà không

thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thuộc một trong các trường hợp sau đây, trừ trường hợp quy định tại các

điều 179, 308 và 376 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không

giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:

34

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w