ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
HOÀNG THỊ KIM DUYÊN
CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM
HÌNH SỰ THUỘC NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI
THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2015
(TREN CƠ SỞ THUC TIEN XÉT XỬ TẠI TÍNH DAK
HA NOI - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
HOÀNG THỊ KIM DUYÊN
CÁC TINH TIẾT TANG NANG TRÁCH NHIỆM
HÌNH SỰ THUỘC NHÂN THÂN NGƯỜI PHAM TOI THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2015
(TREN CƠ SỞ THUC TIEN XÉT XỬ TẠI TÍNH DAK
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tat cả các môn hoc và đã thanh todn tắt cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tôi xin chân thành cam on!
TÁC GIA
Hoàng Thị Kim Duyên
Trang 4Chương 1: MỘT SÓ VÁN ĐÈ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP
LUẬT VE TINH TIẾT TANG NANG TRÁCH NHIỆM
HÌNH SỰ THUỘC NHÂN THÂN NGƯỜI PHAM TOI 9 1.1 Một số van đề lý luận về tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự thuộc nhân thân người phạm tội - 5< + 9
1.1.1 Khái niệm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc nhân
thân người phạm tỘI - - - s6 E21 1E E+xKE#EE+EEeEskEskkekrrkere 9
1.1.2 Đặc điểm các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc
nhân thân người phạm tỘI - - ¿+ + ++*£+*++eE+e+eeeseeeersexss 13
1.1.3 Ý nghĩa của việc quy định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự thuộc nhân thân người phạm tỘI 5+5 ++>+s+ 16
1.1.4 Nguyên tắc áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
thuộc nhân thân người phạm tỘI - + «+ *+++£++e++eeesxx 17
1.2 Pháp luật hình sự Việt Nam về các tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự thuộc nhân thân người phạm tội theo quy
định của Bộ luật Hình sự năm 2015 - 55+ <<<<<+ 22
1.2.1 Pham tội có tính chất chuyên nghiỆp - 55+ +<<c++<ccessees 22 1.2.2 Lợi dụng chức vu, quyền han dé phạm tỘI -«++-«+2 26 1.2.3 Phạm tội 02 lần trở lên 2-2 2 ++++E++£E+£E++E+E+rxerxerxersees 29 1.2.4 Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm - 2-2 2+s2+£+zx+£szse2 34 KET LUẬN CHƯNG l - - 6 St St +E‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEeEkrkekrrereekee 38
Trang 5Chương 2: THỰC TIEN ÁP DUNG CAC TINH TIẾT TANG NANG TRÁCH NHIEM HÌNH SỰ THUỘC NHÂN THAN NGƯỜI PHẠM TỘI TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TÍNH DAK LAK VÀ MOT SO GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ,
NÂNG CAO HIỆU QUA ÁP DỤNG -ccc-¿22cvzveecee
2.1 Thue tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình
sự thuộc nhân thân người phạm tội trong hoạt động xét xử
tại TAND tỉnh Dak Lak 2- 2 2+seSEeEEeEE2EEzErkerkerkrreee 2.1.1 Thực tiễn áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Phạm
tội có tính chất chuyên nghiệp - 2 2+ + +2 £+E+Eerxrxzzxez 2.1.2 Thực tiễn áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Lợi
dụng chức vụ, quyền hạn dé phạm tỘI «5 «<< ++++s+ 2.1.3 Thực tiễn áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Phạm
tOi O2 Lam tr LEN 011 2.1.4 Thực tiễn áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Tái
phạm hoặc tái phạm nguy hiỂm 2- 2-2 s52 2+££+E+£x+zszzezz 2.2 Nguyên nhân của những tồn tại và một số giải pháp hoàn
thiện quy định của pháp luật hình sự, nâng cao hiệu quả áp
dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc
nhân thân người phạm tội - - 5 555 £+ssvseeseersees
2.2.1 Nguyên nhân của những tỒn {ại - 5c Sc tt E2 2212112111111 cre, 2.2.2 Một số giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự,
nâng cao hiệu quả áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự thuộc nhân thân người phạm (ỘI - - 5+5 «++s+++
KET LUẬN CHƯNG 2 - St St EEEEESEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEETkekrrerkskee KET LUẬN - 2 SE E21 1E 1112111111111 1111111111 11 111 111kg rreyDANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -2ccccc+z22EE2Evecced
Trang 6DANH MỤC CAC TU VIET TAT
STT | Từ viết tắt | Diễn giải
1 BLHS Bộ luật Hình sự
2 |D Diéu
3 | TAND Toa án nhân dân
4 |TNHS Trách nhiệm hình sự
Trang 7DANH MỤC CÁC BANG
Bảng 2.1 Kết quả thụ lý, giải quyết vụ án hình sự của TAND 02
cấp tỉnh Đắk Lắk giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2022 40Bảng 2.2 Thống kê số lần sử dụng các tình tiết tăng nặng TNHS
thuộc nhân thân người phạm tội quy định tại khoản 1
Điều 52 BLHS 2015 dựa trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp các bản án hình sự sơ thâm và hình sự phúc thầm từ ngày 01/01/2018 đến nay (935 bản án hình sự sơ
Trang 8MỞ DAU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Khi nói đến pháp luật hình sự, thì nội dung cốt lõi chính là trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với người phạm tội Việc xử lý TNHS cũng như quyết định hình phạt của người phạm tội dựa trên việc phân tích, đánh giá nhiều yêu tố khác nhau, trong đó có các yếu tô cấu thành tội phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS của người phạm tội v.v Và kết quả của tất cả các hoạt động tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, người tiễn hành tố tụng sẽ là việc xem xét, xử lý TNHS như thế nào, quyết định hình phạt ra sao đối với tội phạm Trong cả quá trình tố tụng, việc đánh giá các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội là một trong những hoạt động tố tụng mang ý nghĩa tiên quyết trong việc xử lý TNHS đối với người phạm tội, phản ánh thông qua việc áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS để
quyết định hình phạt đối với người phạm tội trong hoạt động xét xử.
Việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội của Tòa án cần tuân theo các nguyên tắc xử lý, được thé hiện tại Điều 3 BLHS 2015, đồng thời, khoản 1 Điều 50 BLHS quy định: “Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào các quy định của Bộ luật này, cân nhac tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS” Như vậy, các tình tiết tăng nặng TNHS nói chung và các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội nói riêng là một trong những căn cứ quan trọng cho việc cân nhắc đưa ra phánquyết cuối cùng về hình phạt cụ thé của Tòa án đối với người phạm tội; làcăn cứ dé Tòa án cá thé hóa TNHS và hình phạt đối với người phạm tội theo hướng nặng hơn trong phạm vi điều luật, trong khung hình phạt; có ý nghĩa quan trọng và thé hiện tinh thần chủ động phòng ngừa và kiên quyết dau
Trang 9tranh chống tội phạm, thông qua hình phạt để răn đe, giáo dục, cảm hóa, cải
tạo người phạm tỘI.
Pháp luật hình sự từ năm 1945 đến trước khi ban hành BLHS 1985 là giai đoạn đầu đặt nền móng cho pháp luật hình sự của chế độ mới ở nước ta, việc quy định các tình tiết tăng nặng TNHS nói chung, các tình tiết tăng nặng
TNHS thuộc nhân thân người phạm tội nói riêng còn rải rác va quy định
chung chung ở các văn bản pháp luật đơn hành, ví dụ tại Điều 2 và Điều 19 Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng ngày 30/10/1967; Điều 3 và Điều 22 Pháp lệnh số 149/LCT trừng trị các tội phạm xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa ngày 21/10/1970; Điều 2 và Điều 18 Pháp lệnh số 149/LCT trừng trị
các tội phạm xâm phạm tải sản riêng của công dân nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa ngày 21/10/1970; Điều 9 Pháp lệnh trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép ngày 30/6/1982,v.v Cho đến khi BLHS 1985 ra đời, các tình tiết tăng nặng TNHS được quy định rõ ràng bổ sung và hoàn thiện hơn tại Điều 3 và Điều 39 Bộ luật này Tuy nhiên phải đến khi BLHS 1999 ra đời, và cho đến hiện nay là BLHS 2015 đang có hiệu lực thi hành, thì các tình tiết tăng nặng TNHS nói chung, các tình tiết tăng nặng
TNHS thuộc nhân thân người phạm tội nói riêng mới được quy định chỉ tiết, cụ thê và mang tính khoa học hơn tại các điều luật trong phần chung và phần các tội phạm cụ thể khi xây dựng BLHS.
Nhìn chung, việc xây dựng hệ thống các tình tiết tăng nặng TNHS của pháp luật hình sự Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu đấu tranh, phòng chống
tội phạm hình sự trong bối cảnh phát triển kinh tế, xã hội và tình hình tội phạm diễn biến ngày càng phức tạp; đảm bảo việc giải quyết các vụ án hìnhsự đúng quy định pháp luật Thực tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHSnói chung, các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội nói riêng trong hoạt động xét xử của TAND hai cấp tỉnh Đắk Lắk đã đạt được
Trang 10hiệu quả cao trong việc ban hành các phán quyết đúng đắn, đánh giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm thông qua việc áp dụng các tình tiết
tăng nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội.
Tuy vậy, trong thực tiễn áp dụng các tình tiết tặng nặng TNHS trong đó có các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội vẫn còn có những hạn chế, thiếu sót dẫn đến tình trạng chưa xác định đúng, bỏ lọt hoặc không thống nhất trong thực tiễn xét xử, ảnh hưởng đến hiệu quả định tội cũng như quyết định hình phạt của Tòa án Trong khi đó, tình hình nghiên cứu mang tính chất khoa học pháp lý về các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc nhân
thân người phạm tội nói chung trong cả giới các nhà khoa học pháp lý, cũng
như các bai viết chuyên sâu mang tính đơn lẻ của những người áp dụng pháp luật tại địa phương vẫn còn rất hạn chế, cũng như chưa thực sự đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn xét xử về mặt chất lượng nghiên cứu.
Trong bối cảnh phát triển kinh tế, xã hội của địa phương kéo theo tình hình tội phạm diễn biến ngày càng phức tạp, các vụ án hình sự có xu hướng gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ phức tạp, nghiêm trọng Việc xét xử các vụ án hình sự là một trong các biện pháp quan trong dé bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ kỉ cương, trật tự xã hội Và vì thế, việc nghiên cứu các
tình tiết tăng nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội là cần thiết và có tính khách quan, đây cũng chính là lý do mà tác giả lựa chọn đề tài: “Các tinh tiết ting nặng trách nhiệm hình sự thuộc nhân thân người phạm tội theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 (Trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Đắk Lắk”, làm luận văn thạc sĩ luật học.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu về các tình tiết tăng nặng TNHS nói chung, các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội nói riêng, đã được nhiều nhà khoa học pháp lý quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau Trong các giáo
Trang 11trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung) của các trường đại học luật đều trình bày, phân tích các tình tiết tang nặng TNHS, như: Chương XV Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung) của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội do GS.TSKH Lê Văn Cảm chủ biên và được Nhà xuất bản DHQGHN xuất ban năm 2021; Chương XIV (từ trang 291 và tiếp theo) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung) của Trường Đại học luật Hà Nội do GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên và được Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản năm 2017.
Một số công trình nghiên cứu khác liên quan đến đề tài như: Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Phạm Quốc Hưng (2009), Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Luật Hình sự Việt Nam - Những van đề lý luận và
thực tiễn, trường Đại học Luật Hà Nội; Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả
Trần Mạnh Toản (2011): "Các tinh tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội", Khoa Luật - trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Đặng Trung Thành (2014): “Ap dụng pháp luật về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong xét xử của Toa án nhân dân huyện Ba Vi, thành phố Ha Noi”, Viện Nhà nước và Pháp luật, trường Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Trần Thị Thùy Trang (2015): “Các tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự Việt Nam theo Luật hình sự (Trên cơ sở số liệu thực tiễn tinh Đăk Lắk”, Khoa luật, Dai hoc quốc gia Hà Nội; Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Lưu Đình Tuấn (2016): “Áp dụng các tình tiết tăng nặng sự trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thục tiễn quận Long Biên, thành phố Hà Nội”,
Viện Hàn lâm, Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện khoa học xã hội; Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Thủy Sơn Phương (2016): “Các tình tiết tăng
nặng theo pháp luật sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Gia Lai”, Viện Hàn lâm,
Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện khoa học xã hội; Luận văn thạc sĩ Luật
Trang 12học của tac giả Nguyễn Văn Long (2017): “Tdi phạm, tái phạm nguy hiểm theo pháp luật sự Việt Nam từ thực tiên thành pho Ha Nội”, Viện Han lâm,
Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện khoa học xã hội; Luận văn thạc sĩ Luật
học của tác giả Đặng Thị Tâm (2017): “Các tình tiết tăng nặng theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành pho Da Nang”, Vién Han lam, Khoa hoc
xã hội Việt Nam, Học viện khoa hoc xã hội;v.v
Bên cạnh đó việc nghiên cứu các tình tiết tăng năng TNHS, trong đó có các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội cũng được thê hiện ở các sách bình luận BLHS năm 2015 (sửa đổi, bồ sung năm 2017), như:
Sách Bình luận khoa học BLHS năm 2015, được sửa đôi, bố sung năm 2017 (Phần chung do GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên và được NXB Tư pháp xuất bản năm 2017 (trang 263 và tiếp theo).
Ngoài ra còn có các bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành
liên quan đến các tình tiết tăng nặng TNHS như: “Các tinh tiết giảm nhẹ, tang nặng TNHS theo BLHS Việt Nam”, bài viết của tác giả Dương Tuyết Miên, được đăng trên Tạp chí TAND số 01/2003; “Tình tiết tăng nặng TNHS và những điều can lưu ý khi áp dụng”, bài viết của tác giả Trần Quốc Việt, được đăng trên Tạp chí Tòa án điện tử của TAND tối cao ngày 20/9/2021, v.v
Việc nghiên cứu các tình tiết tăng nặng TNHS nói chung và các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội nói riêng đã được các nhà khoa học pháp lý nghiên cứu, bình luận ở nhiều cấp độ khác nhau Mặc dù vậy vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu sâu về các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội và thực tiễn áp dụng tại Tòa án các cấp tinh Dak Lak.
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn tổng hợp và làm sâu sắc một số vấn đề lý luận về các tình tiết
tăng nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội, thực tiễn pháp luật và thực
Trang 13tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng này trong hoạt động xét xử của Tòa án trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Trên cơ sở các kết quả đạt được từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội, Luận văn đề xuất một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện các quy định về các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội trong BLHS năm
2015, và nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ:
- Phân tích, lý giải nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận về các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội như: Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc nhân thân
người phạm tội;
- Nghiên cứu làm rõ khái niệm, bản chất pháp lý của từng loại tình tiết
tăng nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội được quy định trong BLHS
năm 2015;
- Nghiên cứu phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng các tình tiết tăng
nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội trong hoạt động xét xử cua
TAND hai cấp tỉnh Đắk Lắk giai đoạn từ năm 2018 đến 2022;
- Phân tích, lý giải những tồn tại, hạn chế thiếu sót và nguyên nhân của nó khi áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội
trong hoạt động xét xử của TAND;
- Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhăm góp phần tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý về các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc nhân thân
người phạm tội và nâng cao hiệu quả áp dung trong thực tiến.
4 Cơ sở lý luận, cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu4.1 Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống lý luận về khoa học luật hình sự
Trang 14nói chung về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, dựa trên nền tang là các quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại Phan chung Bộ luật Hình sự và Phần các tội phạm cụ thể, các văn bản hướng dẫn của Tòa án nhân dân Tôi cao về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Bên cạnh hệ thống kiến thức lý luận cơ bản là Giáo trình giảng dạy về
pháp luật hình sự tại các trường Đại học Luật tại Việt Nam, tác giả còn nghiên
cứu các công trình nghiên cứu chuyên sâu về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như: “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Luật
Hình sự Việt Nam”, Ts Phan Thị Thu Lê” (xuất bản năm 2022); “Bình luật
khoa học về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự”, tác giả Dinh Văn Qué (xuất bản năm 2009) Bên cạnh đó là các trao đổi chuyên
muôn nghiệp vụ được đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý như Tạp chí Tòa
án, Tạp chí Viện kiểm sát v.v.
4.2 Cơ sở phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; các quan điểm của Đảng và Nhà nước về đấu tranh phòng chống tội phạm, trách nhiệm hình sự và hình phạt Bên cạnh đó là các quan điểm khoa học pháp lý của các tác giả
trong các công trình nghiên cứu có liên quan. 5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Luận văn chỉ nghiên cứu lý luận và thực tiễn các tình tiết tăng nặng
thuộc nhân thân người phạm tội được quy định trong BLHS năm 2015 (sửa đổi, bố sung năm 2017), đó là các tình tiết: Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn dé phạm tội; Phạm tội từ 2 lần trở lên; Tái phạm; Tái phạm nguy hiểm.
- Luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội nêu trên tại Tòa án hai cấp tỉnh Đắk Lắk
Trang 15trong giai đoạn từ 01 tháng 01 năm 2018 khi BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có hiệu lực áp dụng đến tháng 12 năm 2022.
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm có 02 chương:
Chương 1 Một số van đề lý luận và quy định pháp luật về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc nhân thân người phạm tội.
Chương 2 Thực tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc nhân thân người phạm tội trong hoạt động xét xử tại TAND tỉnh Đắk Lắk và một số giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự, nâng cao
hiệu quả áp dụng.
Trang 16Chương 1
MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VE TINH TIẾT TANG NANG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
THUỘC NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI
1.1 Một số vấn đề lý luận về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình
sự thuộc nhân thân người phạm tội
1.1.1 Khái niệm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc nhân
thân người phạm tội
Trong khoa học luật hình sự Việt Nam đã có nhiều cách hiểu và nhận thức khác nhau về trách nhiệm hình sự; Điều 50 BLHS 2015 quy định về nguyên tắc khi quyết định hình phạt, “Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS” Như vậy, việc quyết định hình phạt là biểu hiện của trách nhiệm hình sự và
dựa trên nhiều yếu tố, trong đó có các tình tiết tăng nặng TNHS.
Vậy tình tiết tăng nặng TNHS là gì? Có quan điểm cho rang:
Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là tình tiết làm cho mức độ nguy hiểm của trường hợp phạm tội cụ thé của một loại tội phạm
tăng lên so với trường hợp bình thường và do đó được coi là căn cứ
để tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với trường hợp phạm tội đó [12 tr.116]; hay: Các tình tiết tăng nặng TNHS có ảnh hưởng tới mức độ nguy hiểm của một tội phạm trong các trường hợp cụ thé khác nhau và có ý nghĩa khi quyết định hình phạt vì chúng làm tăng lên mức hình phạt cần áp dụng với tội phạm đã thực hiện trong giới hạn
khung hình phạt mà luật quy định với tội phạm đó [37, tr.223 |.
Tình tiết tăng nặng TNHS còn được hiểu là: “Những tình tiết trong
một vụ án cụ thê làm tăng mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội và
Trang 17người phạm tội phải chịu một hình phạt nghiêm khắc hơn trong một khung hình phạt” [29, tr.305] Ngoài ra còn có quan điểm cho rằng:
Các tình tiết tăng nặng TNHS là những tình tiết được quy định trong Bộ luật Hình sự, phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi phạm tội, khả năng cải tạo giáo dục của người phạm tội. Các tình tiết tăng nặng TNHS có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt trong giới hạn một khung hình phạt [25, tr 8-20].
Ban thân tác giả đồng ý với quan điểm: Tình tiết tăng nặng TNHS là tình tiết thuộc vụ án hình sự liên quan đến hành vi phạm tội hay nhân thân người phạm tội làm tăng mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội; làm tăng nhu cầu áp dụng biện pháp cưỡng chế hình sự nhằm
giáo dục, cải tạo người phạm tội được quy định trong BLHS như là một trong
những căn cứ để Tòa án quyết định tăng hình phạt đối với người đó trong phạm vi chế tài một khung hình phạt.
Qua nghiên cứu một số vấn đề lý luận về các tình tiết tăng nặng TNHS; có thể dựa vào các căn cứ khác nhau để phân loại các tình tiết tăng nặng TNHS như căn cứ vào ý nghĩa pháp lý hay cứ vào tính chất của các tình tiết tăng nặng TNHS dé phân loại.
Căn cứ vào ý nghĩa pháp lý của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, có thể phân loại các tình tiết tăng nặng TNHS thành tình tiết tăng nặng TNHS chung, tình tiết tăng nặng định tội, tình tiết tăng nặng định khung.
- Tình tiết tăng nặng TNHS chung có thể được hiểu là các tình tiết làm cho tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội gia tăng đáng kể nhưng không làm thay đổi bản chất, mục đích của tội phạm; hay nói cách khác, các tình tiết tăng nặng TNHS chung sẽ làm tăng nặng mức hình phạt cụ thé trong khung hình phạt mà điều luật quy định, không mang tính chất làm thay đôi bản chất của tội phạm, phản ánh mức độ nhẹ hơn so với tình tiết tăng
nặng TNHS mang tính định tội, định khung.
10
Trang 18Các tình tiết tăng nặng TNHS chung được quy định liệt kê cụ thể tại Điều 52 BLHS 2015, ngoài những tình tiết được quy định trong điều luật này thì không một tình tiết nào được xem là tình tiết tăng nặng TNHS khi đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội Các tình tiết tăng nặng TNHS chung được quy định thống nhất, khoa học, tạo ra sự logic và là một trong những căn cứ để những người tiến hành tổ tụng dẫn chiếu trong mọi trường hợp dé đưa ra mức hình phạt cụ thể đối với tội phạm Về mặt lý luận, dựa trên sự phản ánh hành vi khách quan, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội,
chúng ta có thê phân loại các tình tiết tăng nặng TNHS như sau:
- Tình tiết tăng nặng trách nhiệm định tội, có thé hiểu là các tình tiết làm thay đôi tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội của một tội phạm so với tội phạm khác Hay nói cách khác, “là những tình tiết, biéu hiện của tội phạm phù hợp với các dấu hiệu định tội cụ thé trong BLHS” [3, tr.11].
Định tội là một nội dung cơ bản của việc áp dụng quy phạm pháp luật
hình sự trong hoạt động xét xử của Tòa án, “là hoạt động áp dụng Luật hình
sự, là việc chủ thé có thâm quyền xác định, so sánh và chứng minh có sự phù hợp giữa hành vi phạm tội cu thể trong thực tế của một người với các dấu hiệu của cau thành tội phạm của điều luật tương ứng trong Phần các tội phạm
BLHS quy định hay không” [51, tr.493] Như vậy, tình tiết tăng nặng định tội mang tính chất làm thay đổi tội phạm chứ không đơn thuần chỉ làm thay đôi mức độ hành vi phạm tội của một tội phạm cụ thể.
- Tình tiết tăng nặng định khung, là các tình tiết làm thay đổi tính chất, mức độ hành vi phạm tội nhưng vẫn trong phạm vi một tội phạm cụ thé Mỗi điều luật quy định về tội phạm cụ thể trong BLHS được xây dựng thành nhiều khung hình phạt với các giới hạn tối thiêu, tối đa về hình phạt khác nhau Tình tiết tăng nặng định khung sẽ là căn cứ xác định hành vi phạm tội thuộc khung hình phạt nào mà điều luật quy định.
11
Trang 19Căn cứ vào tính chất của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, chúng ta có thể chia các tình tiết tăng nặng TNHS thành các nhóm: Các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội phạm; các tình tiết tăng nặng thuộc mặt khách quan của tội phạm; các tình tiết tăng nặng thuộc nhân thân
người phạm tdi.
- Mặt chủ quan của tội phạm có thé được hiểu “là nhận thức, thái độ của bản thân người phạm tội đối với hành vi và hậu quả của hành vi nguy hiểm cho
xã hội mà họ thực hiện” Và các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc mặt chủ quan của tội phạm sẽ là các tình tiết phản ánh diễn biến tâm lý của chủ thé phạm tội khi thực hiện tội phạm Các tình tiết tăng nặng TNHS nói trên là sự phản ánh ý
chí, thái độ của tội phạm đối với hành vi phạm tội của mình.
- Các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc mặt khách quan của tội phạm là các tình tiết phản ánh những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm, thể hiện tính chất hành vi, thủ đoạn, hậu qua v.v Xét về tính chất thì các tình tiết tăng nặng TNHS này đều mang đặc trưng là sự phản ánh ra bên ngoài thé giới
khách quan của hành vi phạm tội.
- Các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội là các tình tiết vốn dĩ thuộc về ban thân chủ thé thực hiện hành vi phạm tội, làm tăng tính nguy hiểm của hành vi phạm tội đã thực hiện Các tình tiết tăng
nặng TNHS ké trên mang tính cá biệt, riêng lẻ của người thực hiện hành vi phạm tội; là những yếu t6 vốn chỉ thuộc về nhân thân của những người phạm
tội khác nhau.
Trong diễn biến hành vi phạm tội của tội phạm, có rất nhiều yếu tố thuộc mặt khách quan, chủ quan của hành vi, những yếu tố này phản ánh tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm Cũng chính vì vậy, pháp luật hình sự đã quy định các tình tiết tăng nặng TNHS nói chung và các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội nói riêng Cụ thé, các tình tiết tăng
12
Trang 20nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội là các tình tiết làm tăng mức độ nguy hiểm mà hành vi phạm tội gây ra, và là một trong những căn cứ quan trọng khi quyết định hình phạt cụ thể đối với người phạm tội Hay nói cách khác, “Các tình tiết tăng nặng TNHS là những yếu tố làm thay đổi mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội theo hướng nặng hơn” [52] Các tình tiết tăng nặng TNHS này mang các đặc điểm riêng biệt của chủ thể thực hiện hành vi phạm tội; thể hiện tính cá biệt và không lặp lại của mỗi chủ thê thông qua vị trí của chủ thé trong các mối quan hệ xã hội, là “tông hợp các đặc tính, các dấu hiệu thê hiện bản chất xã hội, tính cá biệt, không lặp lại của con người mà trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định và dưới sự tác động của chính
những điều kiện, hoàn cảnh đó động cơ phạm tội nảy sinh” [1 1, tr.99].
1.1.2 Đặc điểm các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc
nhân thân người phạm tội
Thứ nhất, các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội là các tình tiết làm tăng mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, tăng mức độ nguy hiểm của người phạm tội, và có mối liên hệ trực tiếp đến hành vi quyết định hình phạt của người tiến hành tố tụng khi quyết định hình phạt đối
với người phạm tội.
Các tình tiết làm tăng nặng TNHS mà tác giả đang bàn đến trong phạm vi luận văn này là các tinh tiết tăng nặng TNHS nói chung, được quy định một cách liệt kê tại Điều 52 BLHS năm 2015, làm cho tội phạm thay đổi mức độ nguy hiểm trong cấu thành tội phạm, chứ không mang tính chất định khung, định tội danh của các tội phạm Hay nói một cách dễ hiểu hơn, các tình tiết tăng nặng TNHS có tác động cùng chiều đối với mức hình phạt cụ thé trong khung hình phạt mà tội phạm đã cấu thành; là một trong những căn cứ dé Tòa án ấn định mức hình phạt cụ thé khi xét xử các tội phạm; không mang tính chất làm thay đổi tội danh của tội phạm hay mang tính chất xác định khung hình phạt trong một tội danh cụ thé.
13
Trang 21Thứ hai, các tình tiết tang nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội được mô ta theo cách liệt kê tai BLHS; theo đó, chỉ các tình tiết được quy định tại Điều 52 BLHS mới được xem là tình tiết tăng nặng TNHS mà không phải là các tình tiết nào khác theo cách quy định tùy nghi như các tình tiết
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Có thê thấy, khoản 1 Điều 51 BLHS hiện hành liệt kê các tình tiết được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Đồng thời, khoản 2 Điều 51 quy định: “Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thé coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án” Trong khi cách quy định về các tình tiết tăng nặng TNHS lại không cho phép có sự
tùy nghi trong việc xác định các tình tiết tăng nặng Vậy tại sao lại có sự khác biệt trong cách thức quy định các tình tiết cùng được xem như các tình tiết của vụ án? Có thê lý giải cách thức xây dựng pháp luật như trên của các nhà làm luật dựa trên nguyên tắc có lợi cho người phạm tội, một trong những nguyên tắc mang tính tiễn bộ về quyền con người khi phải chịu một dạng trách nhiệm pháp lý mang tính gay gắt nhất là trách nhiệm hình sự Theo đó, bat kì điều gi mang tính chất làm nhẹ đi mức độ hành vi phạm tội của người phạm tội nhưng không được pháp luật dự liệu quy định thì vẫn có thể được xem xét, đánh giá đó là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong thực tiễn xét xử tại Tòa án; nhưng ở chiều hướng ngược lại, chỉ khi được pháp điển hóa trong luật, thì một tình tiết nào đó làm tăng mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mới được xem là tình tiết tăng nặng TNHS, tình tiết tăng nặng TNHS không thé do Tòa án cân nhắc, nhận định và quyết định áp dụng khi
không có trong quy định của pháp luật hình sự.
Thứ ba, tình tiết tăng nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội chỉ có thé làm tăng tính nguy hiểm của hành vi phạm tội và chỉ có thé được áp dụng nếu bao hàm cả lỗi của người phạm tội, theo đó “Khi áp dụng các tình
14
Trang 22tiết tăng nặng đối với người phạm tội, Tòa án phải làm sáng tỏ ý thức chủ quan của người phạm tội dé xét trường hợp này họ có phải thấy trước hoặc có thé thấy trước được tình tiết tăng nặng TNHS hay không, thì mới được áp dụng tình tiết tăng nặng đó đối với họ Trường hợp có căn cứ chứng minh rằng họ không thấy được trước hoặc không thé thay được trước thì dù là tinh tiết đó có xảy ra người phạm tội cũng không phải chịu trách nhiệm đối với tình tiết tang nặng TNHS đó” [22, tr.298].
Thứ tư, các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội là các tình tiết phản ánh những đặc điểm, đặc tính xã hội riêng biệt giữa những chủ thể khác nhau Tội phạm là khái niệm nói chung khi nói đến các hành vi nguy hiểm trong xã hội, được quy định trong BLHS; còn người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, đủ yếu tố cau thành tội phạm lại là những chủ thể riêng biệt Quá trình thực hiện hành vi phạm tội của mình, với một quá trình diễn biến với nhiều tình tiết liên quan thì vì một lý do nào đó xuất hiện các tình tiết mang tính chất làm tăng mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà chủ thể phạm tội đã thực hiện, chúng ta gọi đó là tình tiết tăng nặng TNHS Trong số đó, có các tình tiết tăng nặng xuất phát từ các đặc điểm, dau hiệu ban chất mang tính cá biệt, là đặc điểm cá nhân không lặp lại của chủ thể phạm tội, thuộc các đặc điểm, dấu hiệu sinh học, các đặc điểm về xã hội, tâm lý, trình độ văn hóa, lỗi sống v.
Những đặc điểm nói trên luôn tồn tại một cách riêng biệt ở những chủ thể phạm tội khác nhau, và khó có thể lặp lại tại các thời điểm khác nhau về mặt thời gian Chang hạn ở các giai đoạn khác nhau trong cuộc sống, lối sống, trình độ nhận thức, kinh nghiệm xã hội có thê làm cho tội phạm “có tính chất chuyên nghiệp”, mà trước đó, cũng cùng một chủ thé, khi chưa đạt đến một trình độ nhất định thì không thé “có tinh chất chuyên nghiệp” như vậy; hoặc nếu xét đến nhân
thân pháp lý của một người phạm tội, khi không có “tái phạm” trước đó thì sẽ
không thê có “tái phạm nguy hiểm” trong hành vi phạm tội.
15
Trang 23Thứ năm, các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội vốn tôn tại trước thời điểm thực hiện tội phạm Xuất phát từ việc các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội là những yếu tố tồn tại riêng biệt, không lặp lại, mang tính chất nội tại của chủ thể nên nó là những gì đã hiện hữu, đã tồn tại nơi chủ thể khi thực hiện hành vi phạm tội Chăng hạn vốn đĩ người phạm tội trước đó đã thực hiện hành vi phạm tội, thì mới có thể xảy ra trường hợp “phạm tội 02 lần trở lên” khi người đó thực hiện hành vi phạm tội Và một khi người phạm tội thực hiện tội phạm thì như một cách
mặc định, tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội ngay lập tức
tăng lên so với những trường hợp phạm tội thông thường mà không có tình
tiết tăng nặng TNHS.
1.1.3 Ý nghĩa của việc quy định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự thuộc nhân thân người phạm tội
Mục đích của việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm là nhằm bảo đảm an ninh, trật tự, sự vận hành ồn định của xã hội Điều 1 BLHS 2015 quy định: BLHS có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người giáo duc moi người ý thức tuân theo pháp luật Và theo quy định tại Điều 30 BLHS 2015 thì hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong BLHS, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp
nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyên, lợi ích của
người, pháp nhân thương mại đó Như vậy, hình phạt sẽ là hậu quả bắt lợi mang tính chất nghiêm khắc nhất mà người phạm tội sẽ phải gánh chịu khi
thực hiện hành vi phạm tội đã được quy định trong BLHS Tuy nhiên, việc
quyết định hình phạt đối với người phạm tội của Tòa án cần tuân theo nguyên tac cá thé hóa hình phat, được thé hiện tại Điều 3 BLHS 2015, quy định về nguyên tắc xử lý đối với chủ thể thực hiện hành vi phạm tội Đồng thời,
16
Trang 24khoản 1 Điều 50 BLHS quy định: “Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào các quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự” Như vậy, các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội là cơ sở quan trọng cho việc cân nhắc đưa ra phán quyết cuối cùng về hình phạt cụ thê của Tòa án đối với tội phạm; “là căn cứ để Tòa án cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với người phạm tội theo hướng nặng hơn trong phạm vi điều luật, trong khung hình phạt; nó có ý nghĩa quan trọng và thể hiện tinh thần chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tội phạm, thông qua hình phạt dé ran de, giáo dục, cảm hóa, cải tạo người phạm tội trở thành người lương thiện, bồi dưỡng ý thức tuân thủ pháp luật và chống tội phạm” [26, tr.107].
1.1.4 Nguyên tắc áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình
sự thuộc nhân thân người phạm tội
1.1.4.1 Nguyên tắc pháp chế
Hoạt động xét xử của Tòa án là hoạt động tố tụng mang tính pháp chế Nhà nước, trên cơ sở áp dụng các quy phạm pháp luật thực định về nội dung và trình tự tố tụng để giải quyết các vụ án hình sự Vì vậy, việc áp dung các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội tuyệt đối phải đảm
bảo chính xác các quy định của pháp luật hình sự và các văn bản pháp luật
khác có liên quan.
Khác với các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có thể áp dụng một cách tùy nghỉ theo quy định tại khoản 2 Điều 51 BLHS, thì các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội chỉ được áp dụng khi tình tiết đó được quy định tại Điều 52 BLHS, người tiến hành tổ tụng không được phép tùy nghỉ trong việc xác định các tình tiết ngoài quy định tại Điều 52 BLHS là tình tiết tăng nặng TNHS Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi không được mở rộng
17
Trang 25phạm vi áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS nói chung, các tình tiết tăng
nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội nói riêng trong hoạt động xét xử; và đây cũng là một biểu hiện của tinh thần nhân đạo của pháp luật hình sự khi không cho phép sự tùy nghi làm xấu đi tình trạng của người phạm tội.
Nguyên tắc pháp chế cũng yêu cau việc áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội không được lặp lại, các tinh tiết tăng nặng TNHS là dấu hiệu định tội thì không được áp dụng là tình tiết tăng nặng TNHS định khung tăng nặng hay tình tiết tăng nặng TNHS khi quyết định
hình phạt, và ngược lại Khi xét xử các bị cáo tại Tòa án, việc áp dụng các
tình tiết tăng nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội dé quyết định hình phạt cụ thể không được trùng lặp, không cho phép sự tùy nghi đánh giá một tình tiết nào khác ngoài các tình tiết đã được liệt kê theo quy định pháp luật là tình tiết tăng nặng TNHS, trong khi các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được tùy nghi đánh giá áp dụng nhắm đến sự khoan hồng cho bị cáo, thì việc tăng nặng trách nhiệm hình sự được siết chặt khuôn khổ áp dụng và không cho phép sự tùy nghi đánh giá Thể hiện đúng tinh than “Trách nhiệm hình sự nói chung, hình phạt nói riêng chỉ được áp dụng ở mức cần và đủ dé đạt được
mục đích hình phạt trong việc giáo dục, cải tạo người phạm tội và phòng ngừa
chung và riêng” [49, tr.283].
Nguyên tắc còn được thể hiện rõ nét thông qua quy định của việc áp dụng hiệu lực về thời gian của BLHS tại khoản 2 Điều 7 BLHS 2015, cụ thể: Khi điều luật quy định một tình tiết tăng nặng mới thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành Có thể thấy, khuôn khổ áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS được quy định rất chặt chẽ cả về mặt lý luận cũng như pháp luật thực định; đặt ra đòi hỏi tiên quyết răng chỉ khi pháp luật có quy định đó là tình tiết tăng nặng TNHS, thì mới được áp dụng khi xem xét quyết định hình phạt đối với người phạm tội.
18
Trang 26Thực tiễn hoạt động xét xử của Tòa án, việc dé xay ra su tuy nghi thai quá trong việc xác định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối bị cáo khi quyết định hình phat vẫn là tồn tại phố biến Tuy nhiên, tồn tại này được cho là có thể chấp nhận được với tinh thần không làm trái các quy định của pháp luật và thé hiện tính nhân đạo của pháp luật hình sự đối với người phạm tội Trong khi đó, việc áp dụng nhằm lẫn các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội khi quyết định hình phạt là điều tối kị đối với những người tiễn hành tố tụng, hành vi nhằm lẫn làm xấu đi hậu quả pháp lý của bị cáo là điều không thể chấp nhận.
1.1.4.2 Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự
Việc áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS nói chung, các tình tiết tăng
nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội nói riêng, có ý nghĩa lớn trong
việc cá thể hóa TNHS của người phạm tội khi quyết định hình phạt trong hoạt động xét xử Vì vậy, việc phải đánh giá đúng được tính chất, mức độ nguy hiểm hành vi phạm tội của người phạm tội để đưa ra mức hình phạt cụ thể là một nguyên tắc cần được đảm bảo khi áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội Xuất phát từ yêu cầu trên, trong hoạt động xét xử của Tòa án đối với người phạm tội việc nhận định, cân nhắc, áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội phải bóc tách, làm rõ được tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, làm căn cứ cho việc đưa ra mức hình phạt cụ thể phù hợp, tương ứng với người phạm tội, hay mức
hình phạt đối với những bị cáo khác nhau trong đồng phạm.
Mục đích của việc áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS nói chung, là nhằm hướng đến việc cá thé hóa TNHS đối với người phạm tội thông qua hoạt động xét xử tại Tòa án Thông qua đó phản án rõ nét nguyên tắc chung của pháp luật hình sự Việt Nam về xử lý người phạm tội, được quy định tại Điều 3 BLHS: Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện được phát hiện kịp
19
Trang 27thoi, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật; nghiêm tri người tái
phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn đề phạm tội ; nghiêm trị người phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp Hay nói cách khác, nếu hành vi phạm tội của người phạm tội mang trong mình các tình tiết tăng nặng TNHS thì
họ buộc phải chịu TNHS nặng hơn so với những tội phạm tương tự, cùng hành
vi, nhưng không mang các tình tiết tăng nặng TNHS.
Tóm lại, phải cá thể hóa được trách nhiệm hình sự của những hành vi phạm tội khác nhau, những người phạm tội khác nhau là một trong những
nguyên tắc đặt ra khi xây dựng và áp dụng hệ thống quy phạm pháp luật về tình tiết tăng nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội trong pháp luật
hình sự Việt Nam.
1.1.4.3 Nguyên tắc công bằng
Việc áp dụng pháp luật hình sự nói chung, áp dụng các tình tiết tăng
nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội nói riêng trong hoạt động xét xử của Tòa án đòi hỏi phải mang tính công bằng Công bằng có thé hiểu là đối với những hành vi phạm tội giống nhau về mặt bản chất thì cũng phải chịu sự xác định của các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội.
Công bằng cũng chính là việc hành vi phạm tội có những dấu hiệu thỏa mãn các tình tiết thuộc trường hợp giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì phải được cân nhắc giảm nhẹ khi quyết định hình phạt; và một khi hành vi phạm tội mang các dau hiệu của các tình tiết tình tiết tăng nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội thì phải bị áp dụng mức hình phạt nghiêm khắc hơn khi quyết định
mức hình phạt cụ thể trong hoạt động xét xử.
Nguyên tắc công bằng cũng đòi hỏi đối với người phạm tội khác nhau, khi thực hiện những hành vi phạm tội khác nhau nhưng có những dấu hiệu giống nhau về mặt bản chất mang dấu hiệu của các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội, thì việc xét xử, áp dụng hình phạt phải thống
20
Trang 28nhất trong việc áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội, tuyệt đối không dé xảy ra trường hợp đối với những hành vi mang những đặc điểm giống nhau nhưng việc áp dụng hay không áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội là khác nhau.
Trong trường hợp tội phạm là đồng phạm, thì biểu hiện của sự công bang khi áp dụng các tình tiết tang nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm
tội có thể hiểu là tình tiết tăng nặng của người nào thi chỉ áp dụng cho người đó khi xem xét quyết định hình phạt; những người phạm tội trong đồng phạm không phải gánh chịu hậu quả của các tình tiết tăng nặng của đồng phạm khác khi Tòa án quyết định hình phạt Đồng thời, việc áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS không thé làm gia tăng mức hình phạt cụ thé của người phạm tội vượt quá phạm vi mức cao nhất của khung hình phạt mà điều luật quy định đối với tội phạm đó.
Nguyên tắc công băng trong việc áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS cũng đòi hỏi người tiến hành tố tụng xem xét áp dụng, quyết định hình phạt đối với người phạm tội song song với việc xem xét áp dụng, quyết định hình phạt khi tồn tại cả những tình tiết giảm nhẹ TNHS Trên thực tế, không có một phương pháp tính toán logic hay mang tính số học nào về việc xem xét quyết định hình phạt trong trường hợp hành vi của người phạm tội tồn tại song song các tình tiết tăng nặng và các tình tiết giảm nhẹ TNHS Tuy nhiên, theo quan điểm chủ quan của tác giả, các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ TNHS trong một vụ án được xác định về số học, nghĩa là “có bao nhiêu tình tiết”, vì vậy chúng ta cũng nên đối trừ theo logic về mặt số học giữa các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ TNHS khi quyết định hình phạt; hay nói cách khác, mỗi tình tiết tăng nặng có thê bị loại bỏ đi bằng 01 tình tiết giảm nhẹ TNHS, và điều này tác giả cho là phù hợp, là một trong những sự phản án nguyên tắc công bang trong việc áp dung các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc
nhân thân người phạm tội.
21
Trang 291.2 Pháp luật hình sự Việt Nam về các tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự thuộc nhân thân người phạm tội theo quy định của Bộ luật
Hình sự năm 2015
Ở thời điểm hiện nay, các tình tiết tăng nặng TNHS nói chung, tình tiết
tăng nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội nói riêng được mô tả theo
phương pháp liệt kê tại khoản 1 Điều 52 BLHS 2015, là BLHS hiện đang có
hiệu lực pháp luật.
Qua phân tích lý luận về việc phân loại các tình tiết tăng nặng TNHS của tội phạm, tác giả xác định được các tình tiết đưới đây là các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc nhân thân của người phạm tội bao gồm:
+ Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; + Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
1.2.1 Phạm tội có tinh chất chuyên nghiệp
Trước khi có BLHS năm 1985, pháp luật về hình sự quy định về tình tiết tăng nặng còn nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau, chưa thê hiện tính có hệ thống và khoa học Lúc này, tình tiết “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” được các nhà làm luật nhắc đến nhiều với vai trò là tình tiết định khung tại Pháp lệnh số 149 ngày 21/10/1970 trừng trị các tội xâm phạm tài
sản xã hội chủ nghĩa và Pháp lệnh 150 ngày 21/10/1970 trừng tri các tội xâm
phạm tài sản riêng của công dân.
Ngày 27/6/1985, Quốc hội khóa VII, Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Bộ luật đầu tiên trong lịch sử lập pháp BLHS năm 1985 với ý nghĩa là nguồn duy nhất trong đó quy định tội phạm và hình phạt, là BLHS đầu tiên nhưng thực sự chỉ là kết quả của quá trình hệ thống hóa (có
sửa đôi, bô sung) các văn bản pháp luật trước đó Tuy nhiên, “Phạm tội có
22
Trang 30tính chất chuyên nghiệp” vẫn chưa được ghi nhận vai trò là tình tiết tăng nặng TNHS tại Điều 39 BLHS 1985.
Phải đến khi BLHS năm 1999 ra đời, thì “Pham tội có tính chat chuyên nghiệp” mới được ghi nhận là một trong các tình tiết tăng nặng TNHS tại điểm b khoản | Điều 48 BLHS năm 1999.
Kế thừa nền tảng của các quy định trong lịch sử lập pháp, “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” hiện nay là tình tiết tăng nặng TNHS được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 BLHS 2015 Thống kê vai trò của tình tiết tăng nặng
TNHS “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” được quy định trong BLHS 2015: Tình tiết tăng | Tình tiết
Tình tiết định khung hình phạt
nặng TNHS định tội
D150; D151; D152; D153; D153; D154;
D168; D169; D170; D171; D173; D174;
Phạm tội có tinh D175; D188; D190; D191; ĐỊ93; ĐI94;
chat chuyén nghiép D195; D198; D203; D214; Ð215; D248;
D285; D290; D291; D292; D321; D322;D323; D324; D328; D348; D349; D350;
Tuy nhiên, quy định là vậy, nhưng van dé tồn tại là qua tìm hiểu va thống kê các văn bản quy phạm pháp luật, không tìm thấy được định nghĩa
hay văn bản hướng dẫn cụ thể nào về khái niệm phạm tội “có tính chất
chuyên nghiệp” Chúng ta có thể tìm thấy hướng dẫn về nội dung của tình tiết tăng nặng TNHS này tại mục 5, Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thâm phán TAND tối cao, hướng dẫn một số quy
định của BLHS 1999, theo đó:
5 Về tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 48 và một số điều luật trong Phần các tội phạm của BLHS
23
Trang 315.1 Chỉ áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
a Cô ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không
phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu
trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm
hình sự hoặc chưa được xóa án tích;
b Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lay kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.
Mặc dù BLHS 1999 hiện nay đã hết hiệu lực thi hành, tuy nhiên theo quan điểm cá nhân của tác giả thi tinh thần của Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thâm phán TAND tối cao vẫn mang giá trị định nghĩa cho tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp.
Như vậy, có thể hiểu “có tính chất chuyên nghiệp” trong hành vi phạm tội của tội phạm đó là việc hành vi phạm tội được thực hiện nhiều lần, là nghề sinh song, và kết quả của việc thực hiện hành vi phạm tội là nguồn sống chính
của tội phạm Như vậy, “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” dường như chỉ
xảy ra với các tội phạm xâm phạm sở hữu, hoặc là các nhóm tội phạm mà chủ
thê thực hiện hành vi phạm tội có động cơ, mục đích hướng đến khi thực hiện tội phạm là lợi ích vật chất, bởi lẽ chỉ có lợi ích vật chất mới làm phát sinh van đề “làm nguồn sống chính” Và như vậy, đối với những nhóm tội phạm khác, chăng hạn các tội phạm xâm phạm về sức khỏe, xâm phạm an ninh quốc gia, về lý thuyết thì một người có thé thực hiện hành vi phạm tội rất nhiều lần, tuy nhiên các tội phạm thuộc nhóm này thường không có thiên hướng thực hiện hành vi phạm tội vì lợi ích vật chất mà vì những động cơ, mục đích hoàn toàn khác Như vậy, dường như đối với những nhóm tội này, mặc nhiên trên thực tế sẽ khó có thê xảy ra trường hợp hành vi phạm tội được
24
Trang 32thực hiện “có tính chất chuyên nghiệp”, và rõ ràng điều này là không đảm bảo về mặt nguyên tắc cá thé hóa hình phạt dựa trên các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: vì các tình tiết tăng nặng TNHS chung được xây
dựng dé áp dụng cho tat cả các tội phạm cụ thé được quy định trong BLHS.
Trong khi đó, tại điểm 3 Điều 5 Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐTP ngày 24/5/2019 của Hội đồng Tham phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng khái niệm “có tính chất chuyên nghiệp”, với vai trò là tình tiết định khung hình phạt, đối với Tội rửa tiền quy định tại Điều 324 BLHS 2015 như sau:
Có tính chất chuyên nghiệp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 324 của BLHS là trường hợp phạm tội thực hiện hành vi rửa tiền từ 05 lần trở lên (không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy
cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích) và người
phạm tội lấy khoản lợi bất chính thu được từ việc rửa tiền làm nguôn thu nhập.
Bên cạnh đó, điểm d khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HDTP ngày 22/10/2010 của Hội đồng Thâm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 248 và Điều 249 của BLHS 1999 quy định như sau:
“Trường hợp đánh bạc từ năm lần trở lên mà tong số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc băng hoặc trên mức tối thiêu đề truy cứu trách nhiệm hình sự (từ 2.000.000 đồng trở lên) và lấy tiền, hiện vật do đánh bạc mà có làm nguồn sống chính thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc với tình tiết định khung “có tính chất chuyên nghiệp”
quy định tại điểm a khoản 2 Điều 248 của BLHS.
Với vai trò là tình tiết định khung hình phạt, định nghĩa về “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” được lý giải tại Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐTP ngày 24/5/2019 và Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 có sự khác biệt
25
Trang 33so với Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Tham phán TAND tối cao ở chỗ Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP và Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 xác định yếu tố “làm nguồn sống chính” là một trong những yếu tố làm cho hành vi phạm tội “có tính chất chuyên nghiệp” Trong khi đó Nghị quyết 03/2019/NQ-HDTP lại quy định yếu tố “làm nguồn thu nhập”, mà không phải là “làm nguồn sống chính”, là một trong các yếu tố làm cho hành vi phạm tội “có tính chất chuyên nghiệp” Mặc dù hiện nay Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP và Nghị quyết
01/2010/NQ-HDTP ngày 22/10/2010 đã không còn hiệu lực, và hiện chưa có văn bản pháp
luật nào hướng dẫn thay thế nên việc thừa nhận tinh thần pháp lý của 02 Nghị quyết trên vẫn là phù hợp; trong khi Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐTP cũng chỉ hướng dẫn riêng lẻ đối với Tội rửa tiền về tình tiết “có tính chất chuyên nghiệp” Rõ ràng, định nghĩa cụ thể, thống nhất về khái niệm “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” là một đòi hỏi của thực tiễn áp dụng pháp luật.
1.2.2 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn dé phạm tội
Cũng như “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”, “Lợi dụng chức vụ,
quyền hạn” để phạm tội đã xuất hiện với vai trò là tình tiết định tội, định khung hình phạt tại Pháp lệnh số 149 ngày 21/10/1970 trừng trị các tội xâm
phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và Pháp lệnh 150 ngày 21/10/1970 trừng tri cáctội xâm phạm tài sản riêng của công dân Tuy vậy, khi BLHS năm 1985 ra
đời, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội” vẫn chưa được ghi nhận là một tình tiết tăng nặng TNHS tại Điều 39 BLHS năm 1985 mà tồn tại dưới dạng các tình tiết định khung hình phạt, định tội danh tại các điều luật về các tội phạm cụ thé Phải đến khi BLHS năm 1999 ra đời thi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn dé phạm tội” mới được pháp điển hóa, xây dựng là một trong các tình tiết tăng nặng TNHS tại điểm c khoản 1 Điều 48.
Và hiện nay, điểm c khoản 1 Điều 52 BLHS 2015 quy định tình tiết
26
Trang 34“Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội” là tình tiết tăng nặng TNHS chung, được áp dụng cho các tội phạm nếu đó không là tình tiết định khung đối với tội phạm đó Thống kê vai trò của tình tiết tăng nặng TNHS “Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn đề phạm tội” được quy định trong BLHS 2015:
Tình tiết tăng nặng Tình tiết
Chúng ta có thé tim thay cách lý giải về “chức vụ, quyền hạn” được
quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Khoản 2 Điều 352 BLHS 2015 quy định: “Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ”.
Khoản 2 Điều 3 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 quy định:
Người có chức vụ, quyền hạn là người do bé nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng
lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ,
công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện
nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức;
27
Trang 35đ) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có
quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
Tuy nhiên, như thế nào là “lợi dụng chức vụ, quyền hạn dé phạm tội”? Qua tìm hiểu các quy định của các văn bản pháp luật hiện hành, chúng ta có thể tìm được định nghĩa về khái niệm “lợi dụng chức vụ, quyền hạn” tại khoản 6 Điều 3, quy định về một số tình tiết là dấu hiệu định tội, của Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP ngày 30/12/2020 của Hội đồng Thâm phán TAND tối cao, hướng dẫn một số quy định của BLHS xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ, theo đó:
“Lợi dụng chức vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều 356 của BLHS là dựa vào chức vụ, quyền hạn được giao dé làm trái, không làm hoặc
làm không đúng quy định của pháp luật”.
Chúng ta cần lưu ý về sự khác nhau giữa “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” với khái nệm “Lam dụng chức vu, quyền hạn” được định nghĩa tại khoản Š Điều 3 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP ngày 30/12/2020 Theo đó: “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 1 Điều 355 của BLHS là sử dụng vượt quá quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc tuy không được giao, không được phân công nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực đó nhưng vẫn thực hiện” Như vậy, sự “lợi dụng” được hiểu theo khía cạnh “trong phạm vi quyên hạn”, còn “lạm dụng” là sự “vượt quá so với quyền hạn” của chủ thé có chức vụ, quyền hạn.
Trên đây là một số định nghĩa mang tính pháp lý về các khái niệm “người có chức vụ, quyền hạn” và “lợi dụng chức vụ, quyền hạn” theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật Tuy nhiên, chúng ta cần nhận thức và phân biệt rằng “lợi dụng chức vụ quyền hạn” được định nghĩa tại khoản 6 Điều 3 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP là dau hiệu mang ý nghĩa định tội đối
28
Trang 36với Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; định nghĩa này nhằm làm sáng tỏ về mặt chủ thé trong cau thành tội phạm của tội danh này Vé mặt ban chất, định nghĩa này không hướng dẫn, lý giải cho tình tiết tăng nặng TNHS chung mà chúng ta đang bàn đến trong đề tài này là tình tiết “lợi dụng chức vụ, quyền hạn dé phạm tội” Vậy liệu rằng chúng ta có thé lay sự định nghĩa trên để giải thích cho tình tiết tăng nặng TNHS quy định tại điểm c khoản | Điều 52 BLHS hay không Vấn dé này chúng ta sẽ cùng bàn luận, đánh giá thông qua thực tiễn xét xử các vụ án có liên quan để nêu ra những kiến nghị cụ thể.
1.2.3 Phạm tội 02 lần trở lên
Tình tiết tăng nặng TNHS “phạm tội 02 lần trở lên” đã được ghi nhận tại điểm h khoản 1 Điều 39 BLHS năm 1985 với khái niệm “phạm tội nhiều lần”; điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS năm 1999 vẫn ghi nhận khái niệm “phạm tội nhiều lần” là tình tiết tăng nặng TNHS chung cho các tội phạm Cho đến khi BLHS năm 2015 ra đời, khái niệm này đã được thay đổi thành “phạm tội 02 lần trở lên” Dường như các nhà làm luật đã có những lý luận và phản biện cho sự thay đổi này và van dé này tác giả không đi sâu phân tích.
Ở thời điểm hiện tại, “phạm tội 02 lần trở lên” là tình tiết tăng nặng TNHS được quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015 Thống kê vai trò của tình tiết tăng nặng TNHS “phạm tội 02 lần trở lên” được quy định
trong BLHS 2015:
tăng nặng Tình tiệt định khung hình phạt
Trang 37Tác giả xin được phép nêu lên một số định nghĩa, lý giải pháp lý liên quan đến khái niệm “phạm tội 02 lần trở lên” trong các văn bản pháp lý qua các thời kì dé có cái nhìn toàn diện hơn về tình tiết tăng nặng TNHS này.
- Tại điểm 4 mục I Công văn số 64/TANDTC-PC ngày 03/4/2019 của TAND tối cao, Thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc về hình sự, dân sự và tố tụng hành chính đã lý giải về trường hợp một người thực
hiện nhiều lần cùng loại hành vi phạm tội xâm phạm sở hữu như sau:
Trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng một loại hành vi phạm tội xâm phạm sở hữu, mà tổng trị giá tài sản của các lần phạm tội thỏa mãn dấu hiệu định khung tăng nặng, nếu các lần phạm tội đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì ngoài việc bị áp dụng khung hình phạt tương ứng với trị giá tài sản chiếm đoạt, họ còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của BLHS.
- Tại khoản 2 Điều 5 Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐTP ngày 24/5/2015 của Hội đồng Tham phan TAND tối cao định nghĩa tình tiết “Phạm tội 02 lần trở lên”, với vai trò là tình tiết định khung tăng nặng của Tội rửa tiền quy định
30
Trang 38tại Điều 324 BLHS 2015, như sau: “Phạm tội 02 lần trở lên quy định tại điểm c khoản 2 Điều 324 BLHS là trường hợp người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội rửa tiền từ 02 lần trở lên nhưng đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự”.
- Khoản 2 Điều 8 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP ngày 30/12/2020 của Hội đồng Thâm phán TAND tối cao hướng dẫn một số quy định của BLHS trong xét xử tội phạm tham những và tội phạm khác về chức vụ, quy định về việc truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp thực hiện nhiều lần cùng
một loại hành vi quy định tại Chương XXIII của BLHS 2015 như sau:
Trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng một loại hành vi quy định tại Chương XXIII của BLHS, mỗi lần đều đủ yếu tố cau thành tội phạm
và tổng trị giá tài sản chiếm đoạt, của hối lộ hoặc tai sản thiệt hại của các lần vi phạm thuộc khung hình phạt tăng nặng, nếu các lần phạm tội đều chưa bị
truy cứu trách nhiệm hình sự, thì ngoài việc bị áp dụng khung hình phạt tương
ứng với tổng trị giá tài sản chiếm đoạt, của hồi lộ hoặc tài sản thiệt hại, họ còn bị áp dụng tình tiết định khung tăng nặng hoặc tình tiết tăng nặng TNHS như sau: Nếu tổng tri giá tai sản chiếm đoạt hoặc của hối lộ nhận hoặc tài sản thiệt
hại thuộc khung hình phạt tăng nặng khác thì người phạm tội bị áp dụng thêm
tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên”.
- Điểm c khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 của Hội đồng Thâm phán TAND Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 248 và Điều 249 của BLHS quy định như sau:
Trường hợp đánh bạc từ hai lần trở lên mà tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (từ 2.000.000 đồng trở lên) thì người đánh bạc phải bi truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc với tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS.
3l
Trang 39Có thê thấy BLHS không định nghĩa cụ thể về khái niệm cũng như lý giải một cách thống nhất trong trường hợp nào thì áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS “phạm tội 02 lần trở lên” Chính vì điều này mà việc định nghĩa về khái niệm cũng như hướng dẫn áp dụng quy định này năm rải rác trong các văn bản pháp lý khác nhau Điều này thực sự bất hợp lý khi một tình tiết tăng nặng TNHS chung, là căn cứ cho việc quyết định hình phạt xuyên suốt đối với các tội phạm được quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự lại được lý giải, định nghĩa tại một hình thức văn bản là công văn, vốn không
được xem là văn bản quy phạm pháp luật, và cũng chỉ hướng dẫn các hành vi
phạm tội xâm phạm sở hữu mà không hướng dẫn đối với các tội phạm khác Bên cạnh đó, chúng ta cũng chỉ tìm được tinh thần pháp lý của định nghĩa về khái niệm “phạm tội 02 lần trở lên” trong các văn bản hướng dẫn cụ thể các tội phạm, nhóm tội phạm với vai trò là tình tiết định khung tăng nặng, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của tội phạm hay nhóm tội phạm đó Yêu cầu khách quan của thực tiễn áp dụng pháp luật rõ ràng cần một quy định cu thé, thống nhất về tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên” với vai trò là một tình tiết tăng nặng TNHS chung, được áp dụng cho tất cả các tội phạm được quy định trong BLHS Dé những chủ thé áp dụng pháp luật không phải đối chiếu, so sánh với các quy định mang tính cá biệt nằm rải rác trong BLHS, các văn bản hướng dẫn thi hành; hay sử dụng tỉnh thần pháp lý của các văn bản không phải là văn bản quy phạm pháp luật, mà lấy đó là căn cứ áp dụng pháp luật
trong thực tiễn.
Nhìn lại quy định của BLHS 1999 khi quy định về tình tiết tăng nặng TNHS, chúng ta có thé thấy trong quy định trước đây của pháp luật hình sự không có khái niệm “phạm tội 02 lần trở lên”, chúng ta chỉ tìm thấy khái niệm “phạm tội nhiều lần” là tình tiết tăng nặng TNHS quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS 1999; đồng thời tình tiết tăng nặng TNHS này được quy định
32
Trang 40chung một điểm với tình tiết “tái phạm, tái phạm nguy hiểm” BLHS 2015 ra đời đã tách hắn tình tiết “phạm tội nhiều lần” thành một điểm riêng thuộc điểm g khoản 1 Điều 52 và thay bằng thuật ngữ “phạm tội 02 lần trở lên” Việc tách tình tiết tăng nặng TNHS này thành một tình tiết độc lập theo quan điểm của tác giả là hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ các tình tiết “phạm tội 02 lần trở
lên” với “tái phạm, tái phạm nguy hiểm” dường như không có mối liên hệ về mặt lý luận cũng như thực tiễn; và việc thay đôi thuật ngữ từ “phạm tội nhiều
lần” thành “phạm tội 02 lần trở lên” cũng là một cách quy định mang tính khoa học hơn, phù hợp với quy định “số hóa” với các quy định khác trong BLHS.
Một vẫn đề pháp lý khác mà tác giả xin được nêu ra để cùng bàn luận đó là mối liên hệ tương quan giữa tình tiết tăng nặng TNHS “phạm tội 02 lần trở lên” với tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” Một hành vi phạm tội trên thực tế nếu được xác định rằng “có tính chất chuyên nghiệp” thì liệu rằng hành vi phạm tội đó có bị áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS “phạm tội 02 lần trở lên” hay không, bởi lẽ một khi hành vi phạm tội là “có tính chất chuyên nghiệp” thì rõ ràng hành vi đó chắc chăn “từ 02 lần trở lên”, và chúng ta đang nói đến giả thiết mỗi lần phạm tội đều đủ dé truy cứu trách nhiệm hình sự Đề lý giải vấn đề này, chúng ta cần tìm hiểu quy định tại điểm a mục
5.2 Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thâm phán TAND tối cao, hướng dẫn một số quy định của BLHS 1999, theo đó:
Khi áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”, cần phân biệt: a) Đối với trường hợp phạm tội từ năm lần trở lên mà trong đó có lần phạm tội đã bị kết án, chưa được xóa án tích thì tùy từng trường hợp cụ thê mà người phạm tội có thé bị áp dụng cả ba tình tiết là “phạm tội nhiều lần”, “tái phạm” (hoặc “tái phạm nguy hiểm”) và “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”.
Mặc dù đây là nội dung của nghị quyết hướng dẫn quy định của BLHS năm 1999 đã hết hiệu lực thi hành Tuy nhiên, chúng ta có thé nhận thấy rõ
33