Việc tìm hiểu về pháp luật liên quan đến tội phạm này ở các nước khác sẽ giúp cho Việt Nam có cơ sở để xây dựng và hoàn thiện hơn các quy định liên quan đến tội giết hoặc vứt bỏ con mới
Khái niệm và ý nghĩa của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
Khái niệm của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
“ 1 Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
2 Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Từ những quy định về đặc trưng cơ bản của điều luật, có thể rút ra khái niệm về tội giết con mới đẻ như sau:
Tội giết con mới đẻ là hành vi của người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 7 ngày tuổi
Tội vứt bỏ con mới đẻ là hành vi của người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong bảy ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết Ý nghĩa của việc quy định tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong BLHS
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” đã và đang là phương châm khẳng định mạnh mẽ sự cần thiết và tầm quan trọng của việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em
- những chủ nhân tương lai của đất nước Ở Việt Nam, quyền trẻ em đã và đang nhận được sự quan tâm cao độ của toàn xã hội Tuy nhiên, trước tình hình hiện nay, xảy ra không ít những vụ việc giết hoặc bỏ rơi trẻ em gây nên nỗi bất an và lo lắng cho xã hội
Việc quy định tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong BLHS thể hiện quan điểm của Nhà nước về tội phạm, Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng với Công ước của Liên Hiệp quốc về các quyền con người mà Việt Nam ký kết đã xác định quyền con người đặc biệt là quyền sống phải được bảo hộ Quyền sống là quyền tự do cơ bản nhất, không ai được phép xâm hại, tội phạm thực hiện hành vi tước bỏ sự sống của một người nghĩa là đang xâm phạm đến trật tự, quan hệ được Nhà nước bảo vệ và phải chịu trách nhiệm hình sự do hành vi phạm tội của mình gây ra Hành vi giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ con mới đẻ đã xâm phạm trực tiếp đến tính mạng con người, đáng chú ý nạn nhân bị tác động bởi hành vi là những đứa trẻ mới chào đời, không có khả năng tự vệ Điều này đe dọa đến quan hệ xã hội tính mạng đã được ghi nhận trong BLHS năm 2015, ảnh hưởng trật tự an toàn xã hội, đi ngược với Công ước về quyền trẻ em mà Việt Nam phê chuẩn vào ngày 20/02/1990, đặc biệt còn xâm phạm truyền thống, chuẩn mực đạo đức khi người phạm tội là người mẹ đã đẻ ra đứa trẻ
Một trong những nguyên tắc của BLHS là nếu không quy định trong BLHS đương nhiên không có tội, cho nên với quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ tại Điều 124 trong BLHS năm 2015 thì hành vi giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến hậu quả chết là hành vi nguy hiểm cho xã hội, là một tội phạm trong BLHS, người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự trước Nhà nước Một người có hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến chết sẽ bị truy cứu hình sự cho hành vi đã xâm phạm đến tính mạng trẻ em mới đẻ đồng thời lãnh hình phạt nghiêm khắc về tội danh này
Song, quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ cũng thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước, khi soạn thảo nhà làm luật đã chú trọng đến các dấu hiệu định tội để quy định mức hình phạt nhẹ nhàng hơn nhưng vừa đủ để trừng trị, răn đe Chủ thể của tội phạm là người mẹ đẻ ra đứa trẻ nhưng do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc hoàn cảnh khách quan đặc biệt tác động dẫn đến giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ Chiếu cố đến hoàn cảnh phạm tội của người mẹ, cho rằng người mẹ thực hiện hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ không hoàn toàn xuất phát từ ý chí của người mẹ mà vì bị ảnh hưởng nên mới thực hiện tội phạm Đây chính là điểm khác biệt về dấu hiệu pháp lý của tội giết con mới đẻ và tội giết người, chính đặc điểm, tính chất đặc biệt của tội cho nên dù tội phạm đều xâm phạm đến tính mạng con người nhưng mức cao nhất khung hình phạt của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ nhẹ hơn Hình phạt nhẹ hơn nhưng về bản chất vẫn là tội phạm nguy hiểm cho xã hội, đe dọa đến tính mạng của trẻ em, do đó việc quy định trong BLHS tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ vừa không trái tinh thần nhân đạo vừa trừng trị tội phạm và phòng ngừa, ngăn chặn, giảm thiểu tội phạm.
Khái quát lịch sử hình thành và phát triển trong quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
sự Việt Nam và về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
Theo học thuyết Mác Lênin, nhà nước vận động từ chiếm hữu nô lệ đến phong kiến cổ đại, sự ra đời của nhà nước gắn liền cùng sự ra đời của pháp luật, nhưng pháp luật thời kỳ phong kiến trọng tính giai cấp, mang nặng bản chất của giai cấp thống trị, dùng để trấn áp bị trị nhiều hơn Trong dòng chảy lịch sử phong kiến của Việt Nam từng ghi nhận sự ra đời của Quốc triều hình luật hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức ban hành dưới thời vua Lê Thánh Tông Bộ luật Hồng Đức là tổng hợp các quy phạm pháp luật về các quan hệ xã hội bấy giờ: hôn nhân và gia đình, hình sự, tài sản, hầu hết mọi quan hệ xã hội quy định trong Bộ luật đều đi kèm hình phạt Bộ luật không có khái niệm về tội phạm mà tập trung giải thích khái niệm cho từng tội phạm, qua đó tội phạm của
Bộ luật Hồng Đức không có quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ Mặc dù Bộ luật chưa hoàn thiện, còn “trọng hình khinh dân” nhưng sự ra đời của Bộ luật Hồng Đức đã đánh dấu bước khởi đầu tiến bộ trong tiến trình lập pháp của Việt Nam Đến thời Nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam, vua Gia Long ban hành Hoàng Việt luật lệ được coi là bộ luật chính thức của triều Nguyễn Bộ luật đạt nhiều điểm tiến bộ, sáng tạo hơn trước tuy nhiên về tội phạm vẫn không có quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
Sau thành công của Cách mạng tháng 8, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Tiếp nối những thành tựu đã đạt được, tiếp thu tinh hoa nhân loại những văn bản quy phạm pháp luật dưới dạng: Sắc lệnh, Chỉ thị, trên nhiều lĩnh vực được ban hành nhằm điều chỉnh, giữ gìn trật tự xã hội Phải kể đến Chỉ thị 1025 ngày 15/06/1960 hướng dẫn đường lối xét xử, xác định hoàn cảnh giết trẻ sơ sinh có thể do mê tín hoặc vì sợ lây bệnh để khỏi phải nuôi trong hoàn cảnh khốn cùng về kinh tế Ngày 14/03/1963 Tòa án nhân dân đưa ra Chỉ thị 01/NCCS quy định tội giết trẻ sơ sinh, việc người mẹ đã bất đắc dĩ phải giết đứa con đẻ hoang của mình vì sợ dư luận chê cười hoặc gặp phải hoàn cảnh khó khăn khốn quẫn về mặt kinh tế và tình cảm Đứa trẻ mới sinh được một thời gian ngắn (thông thường từ một tuần trở lại, cũng có thể kéo dài hơn không quá 1 tháng) Ngoài ra, theo
Công văn số 452/HS2 ngày 10/08/1970 cũng xác nhận giết trẻ em mới đẻ là phạm tội giết người có tình tiết giảm nhẹ đặc biệt 4 Nhìn chung, từ các văn bản pháp luật trên đã có sự thừa nhận tội phạm đối với tội giết con mới đẻ tuy nhiên chưa có sự thống nhất giữa các quy phạm
Quy định của Bộ luật Hình sự năm 1985:
Thắng lợi 30/04/1975, nước Việt Nam độc lập, thống nhất, tiến vào kỷ nguyên kiến thiết, xây dựng đất nước Với một nhà nước non trẻ vừa thoát khỏi chiến tranh, tình hình trong nước còn nhiễu loạn thì sự ra đời của những bộ luật góp những viên gạch đầu tiên để ổn định xã hội cho bộ móng Nhà nước Trong bối cảnh nhiều biến động tại xã hội thời bấy giờ, luật hình sự được soạn thảo nhằm điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, giữ gìn trật tự và đấu tranh phòng ngừa tội phạm Bộ luật hình sự đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là bộ luật hình sự năm 1986, gồm 12 Chương và 280 Điều luật quy định các tội phạm và chế tài xử lý tương ứng Tội phạm và hình phạt lần đầu tiên được ghi nhận thành văn chung một bộ luật, nước Việt Nam công khai bảo vệ quyền con người, quyền nhân thân
Ngay từ ban đầu, nhà lập pháp đã chú trọng tới hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, coi đây là tội phạm nguy hiểm cho xã hội, xâm hại quan hệ tính mạng mà chế độ xã hội chủ nghĩa bảo vệ Khoản 4 Điều 101 Tội giết người BLHS năm 1985 quy định:
“Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm” 5 Tuy vậy, do tính chất đặc thù về dấu hiệu pháp lý nên dù hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ cùng với các hành vi giết người khác được quy định chung một điều luật là tội giết người nhưng hình phạt cho tội này nhẹ hơn nhiều so với các hành vi giết người khác Để làm rõ vấn đề trên, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết 04/1986/ HĐTPTANDTC Hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của BLHS năm 1985 xác định tình tiết “ giết con mới đẻ” là tình tiết giảm nhẹ đặc biệt của tội giết người
Về khách thể, tội phạm đã xâm hại đến khách thể là quan hệ tính mạng được Nhà nước bảo vệ, cụ thể là tính mạng của trẻ em mới đẻ, đối tượng tác động của tội phạm là
4 Đoàn Thị Vân (2015), Tội giết con mới đẻ trong Luật Hình sự Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.18
5 Điều 101, BLHS năm 1985 (Luật số 17-LCT/HĐNN7 Ngày 27/06/1985). trẻ em mới đẻ Tuy nhiên, thuật ngữ “ con mới đẻ” được quy định tại BLHS năm 1985 còn khá mơ hồ, khi Nghị quyết 04/1986 ban hành đã giải thích về thuật ngữ này, theo đó con mới đẻ được hiểu là trẻ em mới sinh trong 07 ngày tuổi Đối với các tội phạm thuộc Chương 2 trong BLHS năm 1985 thì đối tượng tác động đã loại trừ tử thi và thai nhi, hai đối tượng trên không là đối tượng tác động của Chương này Vì thế, theo quy định của BLHS năm 1985 đối tượng tác động của hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là trẻ em được tính từ lúc cơ thể tách khỏi người mẹ cho đến 07 ngày tuổi và bị tội phạm xâm hại trong khoảng thời gian trên
Về mặt khách quan, giết hoặc vứt con mới đẻ là hành vi thuộc một trong các hành vi của tội giết người nên mặt khách quan gồm bốn yếu tố: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, hoàn cảnh phạm tội Hành vi nguy hiểm cho xã hội được biểu lộ dưới hai dạng là hành vi giết và hành vi vứt bỏ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết Cần lưu ý, đối với hành vi vứt bỏ con mới đẻ thì hậu quả chết là dấu hiệu bắt buộc để định tội danh, nếu nạn nhân không chết thì không cấu thành tội giết người Trong mặt khách quan của hành vi BLHS năm 1985 còn quy định về hoàn cảnh phạm tội, tội phạm do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc hoàn cảnh khách quan đặc biệt dẫn tới phạm tội Theo hướng dẫn của Nghị quyết 04/1986 có liệt kê sơ lược các trường hợp thể hiện chủ thể bị ảnh hưởng bởi tư tưởng lạc hậu (như: khiếp sợ trước dư luận chê bai về việc mang thai và đẻ con ngoài giá thú, hoặc trước dư luận khắc nghiệt của nhà chồng cho đẻ con gái là tai họa v.v…) hoặc hoàn cảnh khách quan (như: đứa trẻ sinh ra có dị dạng…)
Về chủ thể của tội phạm, chủ thể là chủ thể đặc biệt, tội phạm là phụ nữ, là người trực tiếp sinh ra đứa trẻ và thực hiện hành vi xâm phạm đến đứa trẻ đó, đồng thời người này cũng phải thỏa mãn điều kiện đủ năng lực trách nhiệm và từ đủ 16 tuổi trở lên mới được coi là tội phạm
Về mặt chủ quan, hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ được thực hiện với lỗi cố ý, người mẹ biết hành vi là nguy hiểm nhưng vẫn thực hiện
Về hình phạt, do tính chất đặc biệt của hành vi phạm tội nên mức cao nhất của khung hình phạt là hai năm, so với mức cao nhất của hành vi giết người là tử hình và thấp nhất là tù năm năm thì hình phạt cho tình tiết giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ nhẹ hơn rất nhiều Việc quy định tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ thể hiện sự chiếu cố đến hoàn cảnh đặc biệt của người phạm tội (người mẹ) 6
Quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999:
Kể từ lúc BLHS năm 1985 có hiệu lực thi hành đã bộc lộ nhiều thiết sót, lỗ hổng, không còn theo kịp những biến động phát sinh trong xã hội Thực tiễn cho thấy, đối với phạm nhân thực hiện hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ mặc dù hình phạt tội này nhẹ hơn mức thấp nhất khung phạt hành vi giết người nhưng khi kết án vẫn là tội giết người Nhằm khắc phục, hoàn thiện quy định hình sự, qua quá trình sửa đổi, bổ sung thì Quốc Hội ban hành BLHS năm 1999 ghi nhận những đổi mới, tiến bộ trong tư tưởng, kỹ thuật lập pháp để thay thế cho BLHS năm 1985 Trong đó, hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ giờ đây không còn là tình tiết định khung tăng nặng của tội giết người mà đã được tách thành điều luật độc lập với tên tội danh là Tội giết con mới đẻ Điều 94 BLHS năm
1999 quy định: “ Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm” 7 Hành vi giết và vứt bỏ con mới đẻ dẫn tới hậu quả đứa trẻ chết trong BLHS năm 1985 là dấu hiệu định tội của Tội giết người Điều 101 Sau khi sửa đổi bổ sung, BLHS năm 1999 vẫn giữ tinh thần của BLHS năm 1985, tuy nhiên hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết đã tách khỏi Tội giết người, trở thành tội độc lập
Quy định của Bộ luật Hình sự Liên Bang Nga
2.1.1 Khái quát chung về tội mẹ giết con mới đẻ trong Bộ luật Hình sự Liên Bang Nga
BLHS Liên Bang Nga năm 1996, đã được sửa đổi bổ sung bởi Luật Liên Bang số 420-FZ ngày 08/04/2023
BLHS Liên Bang Nga quy định tội “Giết con mới đẻ bởi người mẹ” tại Điều 106 thuộc Chương các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người: “Mẹ giết con mới đẻ trong hoặc ngay sau khi đẻ, cũng như mẹ giết con mới
27 Lã Khánh Tùng, “Lập pháp, tư pháp và nhân quyền ở Ấn Độ”, https://goeco.link/euoqfl (Truy cập ngày
10/8/2023) đẻ trong tình trạng có chấn thương thần kinh hay có những rối loạn về tâm thần Kể cả trường hợp không có năng lực kiểm soát hành vi thì bị hạn chế tự do từ 02 đến 04 năm hoặc phạt tù đến 05 năm hoặc lao động cưỡng bức trong thời hạn lên đến năm năm, hoặc bằng cách tước quyền tự do trong cùng thời hạn.” 28
Trong quy định của BLHS Liên Bang Nga không đề cập đến hành vi vứt bỏ con mới đẻ mà chỉ quy định tội giết con mới đẻ tại Điều 106 BLHS Liên Bang Nga Theo quy định của BLHS Liên Bang Nga, hành vi giết trẻ em trong hoặc ngay sau khi mới đẻ sẽ bị kết án về tội giết trẻ sơ sinh Để bổ sung cho chế định trên, các nhà lập pháp Liên Bang Nga quy định người mẹ giết con trong tình trạng có chấn thương thần kinh hoặc có rối loạn về tâm thần sẽ bị xử phạt theo điều luật này
Trong quy định BLHS Liên Bang Nga, khách thể bị xâm phạm ở đây là quyền sống và tính mạng của đứa trẻ mới được sinh ra hay đang trong quá trình sinh Ngoài ra, BLHS Liên Bang Nga cũng quy định đối tượng tác động của tội phạm này không chỉ là con mới đẻ sau khi sinh mà còn là con ngay trong khi sinh để đề phòng trường hợp người mẹ trong lúc sinh có hành vi khép chân lại kẹp cổ con cho tới chết hay nhiều trường hợp hi hữu khác Như vậy hành vi gây tổn thương cho trẻ em trong hoặc ngay sau khi mới đẻ dẫn tới hậu quả chết sau khi trẻ em hoàn toàn độc lập với cơ thể mẹ thì cấu thành tội mẹ giết con mới đẻ
Về mặt khách quan, BLHS Liên Bang Nga quy định rõ nguyên nhân khách quan khá tương đồng với BLHS Việt Nam, nhấn mạnh nguyên nhân “người mẹ giết con mới đẻ trong tình trạng thần kinh bị ức chế hoặc rối loạn tâm thần” Tuy nhiên, BLHS Liên
Bang Nga quy định nguyên nhân một cách chi tiết, rõ ràng về dấu hiệu và có thể đối chứng bằng cơ sở giám định y học với các bệnh lý như “thần kinh bị ức chế” hay “rối loạn tâm thần” Trong khi đó, nguyên nhân phạm tội của tội giết con mới đẻ trong BLHS Việt Nam vẫn còn mang tính định tính, chung chung, không có quy định cụ thể, việc quyết định hầu hết phụ thuộc vào nhà làm luật/người sử dụng luật Điều này dẫn đến cần bổ sung việc xác định rõ như thế nào là “chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc
28 https://www.consultant.ru/document/cons_doc_LAW_10699/1f92ae980aaa613d6057742c08be8f440b09c52a/ (Truy cập ngày 01/06/2023) hậu” hoặc “hoàn cảnh khách quan đặc biệt” cụ thể là hoàn cảnh như thế nào mới đạt đủ điều kiện cần qua các văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể hơn
Chủ thể thực hiện tội giết con mới đẻ là người mẹ - người trực tiếp sinh ra đứa trẻ Chủ thể phạm tội là người mẹ tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội trong tình trạng có chấn thương thần kinh hay có những rối loạn về tâm thần, kể cả trường hợp không có năng lực kiểm soát hành vi thì bị hạn chế tự do từ 2 đến 4 năm hoặc phạt tù đến 5 năm Có thể hiểu trường hợp không có năng lực kiểm soát hành vi, chủ thể phạm tội là người mẹ có sự bất ổn trong tâm lý, khả năng nhận thức không được ổn định ngay tại thời điểm phạm tội, tuy nhiên BLHS Liên Bang Nga có quy định về trường hợp người mẹ giết con mới đẻ hoàn toàn không bị chấn thương thần kinh, người mẹ này có tâm lý bình thường không có vấn đề gì về thần kinh Điều 106 BLHS Liên Bang Nga có đề cập đến dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự, điều kiện người mẹ không bị mất năng lực trách nhiệm hình sự được đề cập trong điều luật này để chắc chắn thỏa mãn đầy đủ điều kiện về tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự
Mặt chủ quan của tội phạm gồm dấu hiệu lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội Về lỗi được quy định tại Điều 106 BLHS Liên Bang Nga về tội giết con mới đẻ bởi người mẹ có thể được hiểu là lỗi cố ý, vì hành vi quy định trong luật là về lỗi, BLHS Liên Bang Nga quy định người phạm tội thực hiện tội này với lỗi cố ý thông qua việc khẳng định người mẹ có hành vi giết con trong khi đẻ hoặc con mới đẻ, cũng như mẹ giết con mới đẻ trong tình trạng có chấn thương thần kinh hay có những rối loạn về tâm thần, kể cả trường hợp không có năng lực kiểm soát hành vi thì cũng mặc định rằng người mẹ này có lỗi cố ý gây nguy hiểm cho đứa trẻ mới sinh đó, người mẹ giết trẻ có thể thấy trước được hậu quả xảy ra nhưng mong muốn và có ý thức để mặc hậu quả xảy ra Động cơ phạm tội và mục đích phạm tội của tội giết con mới đẻ bởi người mẹ tại Điều 106 BLHS Liên Bang Nga vẫn chưa có quy định rõ ràng và cụ thể
Và mức hình phạt đối với tội phạm hoàn thành theo quy định của BLHS Liên Bang Nga là bị hạn chế tự do từ 02 đến 04 năm hoặc phạt 5 năm tù hoặc lao động cưỡng bức trong thời hạn lên đến 5 năm, hoặc bằng cách tước quyền tự do trong cùng thời hạn, khung hình phạt quy định lớn hơn 2 năm so với quy định hình phạt hiện hành của Việt Nam tối đa là 3 năm tù
2.1.2 Những điểm tương đồng và khác biệt trong quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và Liên bang Nga về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ Điểm tương đồng giữa tội giết con mới đẻ của BLHS Liên Bang Nga và BLHS Việt Nam có bốn điểm chính Đầu tiên, về mặt khách thể của cả hai tội đều xâm hại đến quyền sống của con người và quyền được bảo vệ tính mạng của trẻ em
Thứ hai, Điều 106 BLHS Liên Bang Nga không có quy định cụ thể về hậu quả cho tội giết con mới đẻ do người mẹ, chỉ cần có hành vi giết con mới đẻ sẽ bị xử lý hình sự Có nét tương đồng với Điều 124 BLHS Việt Nam năm 2015 ở điểm dù có hay không hậu quả chết xảy ra với đứa trẻ thì cũng bị phạm tội
Thứ ba, chủ thể trong hai tội phạm giết con mới đẻ của BLHS Liên Bang Nga và
BLHS Việt Nam đều là người mẹ sinh ra đứa trẻ Người mẹ là người mang thai và sinh ra đứa trẻ đó, có hành vi giết con mới đẻ của mình Đặc điểm này là dấu hiệu để phân biệt tội giết con mới đẻ với tội giết người Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tội giết con mới đẻ thường được xem là một tội phạm liên quan đến sức khỏe tâm thần của người mẹ, trong khi tội giết người thường liên quan đến hành vi tội ác có chủ ý hoặc vô ý gây ra cái chết cho một người khác
Thứ tư, hình phạt của hai tội này đều được áp dụng án tù có thời hạn BLHS Việt
Nam quy định mức phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm, còn BLHS Liên Bang Nga có mức phạt đến 05 năm hoặc bị hạn chế tự do từ 02 đến 04 năm hoặc lao động cưỡng bức trong thời hạn lên đến 5 năm, hoặc bằng cách tước quyền tự do trong cùng thời hạn, hoặc phạt
5 năm tù Đây là ba điểm khá tương đồng giữa quy định của pháp luật hai quốc gia về tội giết con mới đẻ
Tuy nhiên, có một số điểm khác nhau giữa hai điều luật này về việc quy định tội phạm trong BLHS Liên Bang Nga và BLHS Việt Nam Đầu tiên, đối tượng tác động của tội mẹ giết con mới đẻ trong BLHS Liên Bang
Quy định của Bộ luật Hình sự Canada
2.2.1 Khái quát chung về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong Bộ luật Hình sự Canada
Pháp luật hình sự của Canada khá đặc biệt, tội phạm và hình phạt được chia thành ba loại: tội kết án tóm tắt (summary conviction offences), tội có thể truy tố (indictable offences) và những tội hỗn hợp (hybrid offences) 29 BLHS Canada quy định hành vi giết hoặc vứt con mới đẻ trong chương Các tội phạm về thân thể và danh dự, tội phạm đều xâm phạm tới khách thể là quyền sống, quyền tự do phát triển của trẻ em Tuy nhiên, đối tượng tác động cũng như các dấu hiệu pháp lý khác có sự khác biệt giữa hành vi giết con mới đẻ và vứt con mới đẻ cho nên nhà làm luật quy định thành hai tội danh riêng biệt là tội vứt bỏ con (Điều 218 BLHS Canada) và tội giết trẻ sơ sinh (Điều 233 BLHS Canada)
*Tội vứt bỏ con (Điều 218 BLHS Canada):
Tội vứt bỏ con theo Điều 218 BLHS Canada: “Điều 218 - Phần các tội phạm về thân thể và danh dự
Người nào cố ý bỏ rơi hoặc vứt bỏ trẻ em dưới 10 tuổi làm cho cuộc sống của trẻ em đó bị hoặc có khả năng bị nguy hiểm hoặc sức khỏe của trẻ em bị hoặc có khả năng bị tổn hại lâu dài, a là phạm một tội đại hình và có thể bị phạt tù không quá 5 năm hoặc b là phạm tội có thể bị trừng phạt theo thủ tục kết án rút gọn và có thể bị phạt tù không quá 18 tháng” 30
Khách thể: Tội vứt bỏ con được quy định tại Chương 8 BLHS Canada, tội phạm xâm phạm đến thân thể của người khác, cụ thể là trẻ em dưới 10 tuổi, đối tượng tác
29 “Sự khác nhau giữa các loại tội ở Canada” https://linkingcanada.vn/su-khac-nhau-giua-cac-loai-toi-o- canada (Truy cập ngày 08/05/2023)
30 Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), BLHS Canada - Quyển 2, NXB Công an nhân dân Hà Nội, Tr 12 động của tội này là trẻ em dưới 10 tuổi Luật hình sự Canada xếp trẻ em mới đẻ vào trong nhóm đối tượng tác động của hành vi vứt bỏ là trẻ dưới 10 tuổi Việc mở rộng độ tuổi nhằm bảo vệ tốt nhất quyền được phát triển của trẻ nhỏ, nhóm nghiên cứu cho rằng nhà lập pháp quy định như vậy là để đảm bảo trẻ em được chăm sóc, phát triển, bất kỳ hành vi vứt bỏ hay bỏ rơi trẻ em dưới 10 tuổi đều chịu hình phạt hình sự Từ đó, giảm thiểu, ngăn chặn tình trạng bỏ rơi trẻ em
Mặt khách quan: Tội này có cấu thành vật chất nên mặt khách quan bao gồm: hành vi nguy hiểm; hậu quả; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả Về hành vi, Điều 218 quy định hai dạng hành vi là bỏ rơi (to abandon) hoặc vứt bỏ (to expose a child), trong đó bỏ rơi được hiểu là hành vi không chăm sóc, bỏ mặc đứa trẻ còn vứt bỏ là hành vi đặt đứa trẻ vào tình thế nguy hiểm, không nhận được sự bảo vệ của người có trách nhiệm Hậu quả là làm cho cuộc sống của đứa trẻ bị nguy hiểm, có nguy cơ nguy hiểm hoặc sức khỏe của đứa trẻ bị nguy hiểm hoặc có nguy cơ nguy hiểm Vì đây là cấu thành vật chất nên hành vi cố ý vứt bỏ hoặc bỏ rơi phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả cho đứa trẻ mới thỏa mãn điều kiện mặt khách quan
Chủ thể của tội phạm: Luật hình sự Canada sử dụng từ “ người nào” (every one) để chỉ chủ thể của hành vi cố ý bỏ rơi hoặc vứt bỏ, được hiểu là bất kỳ ai cũng có khả năng trở thành chủ thể của tội này khi thực hiện hành vi cố ý bỏ rơi hoặc vứt bỏ trẻ dưới
10 tuổi Tuy nhiên hành vi đó phải làm cho cuộc sống của trẻ em bị hoặc có khả năng bị nguy hiểm hoặc sức khỏe của trẻ em bị hoặc có khả năng bị tổn hại lâu dài thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Mặt chủ quan: Tội phạm thực hiện tội vứt bỏ con với lỗi cố ý, người đó nhận thức được tính trái pháp luật của hành vi nhưng bỏ mặc hậu quả đối với đứa trẻ mà vẫn thực hiện hành vi
Hình phạt: Mức hình phạt cho tội danh trên là phạt tù không quá 5 năm hoặc không quá 18 tháng
*Tội giết trẻ sơ sinh (Điều 233 BLHS Canada) :
Luật hình sự Canada quy định chế tài xử phạt đối với hành vi giết con mới đẻ tại Điều 233 và Điều 237 (quy định hình phạt) Điểm đặc biệt của tội này so với tội vứt bỏ trẻ em đó là mặc dù cùng thuộc Chương 8 -Các tội xâm phạm thân thể và danh dự nhưng tội giết con mới đẻ nằm trong nhóm Tội giết người, ngộ sát, giết trẻ sơ sinh còn tội vứt bỏ con mới đẻ thuộc nhóm Trách nhiệm chăm sóc cộng đồng
“ Điều 233 Người phụ nữ phạm tội giết trẻ em sơ sinh khi bằng việc cố ý hành động hoặc không hành động người đó đã gây ra cái chết cho trẻ sơ sinh của mình, nếu tại thời điểm hành động hoặc không hành động, người đó chưa hoàn toàn bình phục ảnh hưởng của việc sinh đẻ và do nguyên nhân này hoặc do ảnh hưởng của việc tiết sữa từ việc sinh đẻ gây ra dẫn đến ý chí người đó bị tác động.” 31
Khách thể: Tội giết trẻ sơ sinh có khách thể bị tội phạm xâm hại là thân thể của người khác, cụ thể là trẻ em sơ sinh, đối tượng tác động là trẻ em sơ sinh Theo luật hình sự Canada thì việc gây tổn hại đến trẻ em sơ sinh dẫn đến việc trẻ em chết sau khi trở thành người sẽ bị kết án về tội giết trẻ sơ sinh Để bổ sung cho chế định trên các nhà lập pháp quy định thêm điều luật chú giải thời điểm trẻ em được xem là người, trẻ em trở thành người khi hoàn toàn tách khỏi cơ thể mẹ trong tình trạng đang sống dù có hay không việc thở, có hệ thống tuần hoàn, độc lập hoặc dây rốn được cắt Thuật ngữ “trẻ sơ sinh ” (newly-born child) được hiểu là người dưới 1 tuổi, như vậy, đối tượng tác động của tội này là trẻ em được sinh ra, cơ thể tách độc lập khỏi cơ thể người mẹ và bị xâm phạm trong vòng 01 tuổi trở lại
Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội giết trẻ sơ sinh được biểu hiện dưới 4 yếu tố: hành vi nguy hiểm, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, hoàn cảnh phạm tội Người này thực hiện hai dạng hành vi là hành động hoặc không hành động dẫn đến hậu quả là nạn nhân tử vong Giữa hành vi hành động hoặc không hành động của tội phạm và cái chết của trẻ sơ sinh có mối quan hệ đơn trực tiếp, hành vi là nguyên nhân dẫn đến hậu quả chết Đồng thời, yếu tố hoàn cảnh phạm tội theo BLHS Canada là tại thời điểm phạm tội, người đó chưa hoàn toàn bình phục ảnh hưởng của việc sinh đẻ và do nguyên nhân này hoặc do ảnh hưởng của việc tiết sữa từ việc sinh đẻ
Chủ thể của tội phạm: Chủ thể là phụ nữ, người trực tiếp sinh ra đứa trẻ thực hiện hành vi phạm tội với con của mình, tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội chưa hoàn toàn bình phục ảnh hưởng của việc sinh đẻ và do nguyên nhân này hoặc do ảnh
31 Trường Đại học Luật Hà Nội, 30, Tr 28 hưởng của việc tiết sữa từ việc sinh đẻ gây ra dẫn đến ý chí bị tác động Chủ thể còn cần đáp ứng điều kiện về năng lực TNHS và độ tuổi chịu TNHS
Mặt chủ quan: Tội giết trẻ sơ sinh thực hiện hành vi do lỗi cố ý, điều này được thể hiện rõ trong quy định tại Điều 233 BLHS Canada, chủ thể thực hiện với lỗi cố ý, hoàn toàn nhận thức được tính nguy hiểm của hành vi nhưng vẫn làm
Hình phạt: Đây được coi là tội nghiêm trọng (indictable offences) nên mức cao nhất khung hình phạt cho tội giết trẻ sơ sinh là tù 05 năm
2.2.2 Những điểm tương đồng và khác biệt trong quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và Canada về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
Quy định của Bộ luật Hình sự Ấn Độ
2.3.1 Khái quát chung về tội vứt bỏ hoặc bỏ rơi trẻ em trong Bộ luật Hình sự Ấn Độ
Trong BLHS của Ấn Độ năm 1860 có 23 chương bao gồm 820 điều Tội vứt bỏ hoặc bỏ rơi trẻ em được quy định trong nhóm chương 16 các tội gây ảnh hưởng đến cơ thể con người Khác với BLHS Việt Nam, BLHS Ấn Độ năm 1860 chỉ quy định về hành vi vứt bỏ hoặc bỏ rơi trẻ em Điều 317 Tội vứt bỏ hoặc bỏ rơi trẻ em - Chương 16 Các tội ảnh hưởng đến cơ thể con người BLHS Ấn Độ năm 1860 quy định: “ Người nào là cha hoặc mẹ của trẻ em dưới 12 tuổi, hoặc người có trách nhiệm chăm sóc trẻ mà vứt bỏ hoặc bỏ rơi đứa trẻ đó ở bất kỳ nơi nào với ý định bỏ rơi hoàn toàn đứa trẻ đó, thì sẽ bị phạt tù tới theo mô tả với một trong hai tội danh trên và thời hạn chấp hành án phạt có thể kéo dài đến
7 năm, hoặc phạt tiền, hoặc cả hai
Vứt bỏ và bỏ rơi trẻ em dưới 12 tuổi bởi cha mẹ hoặc người có trách nhiệm chăm sóc trẻ
Giải thích.- Phần này không nhằm mục đích ngăn cản việc xét xử người phạm về tội giết người hoặc cố ý giết người, tùy từng trường hợp, nếu đứa trẻ chết do bị bỏ rơi” 32
Về khách thể, trong quy định BLHS Ấn Độ năm 1860, khách thể bị xâm phạm ở đây là quyền sống và tính mạng, sức khỏe con người, cụ thể là trẻ em Đối tượng tác
32 Mayne, J D (1904), The criminal law of India, Higginbotham & Company, tr.159 động của tội phạm này là trẻ em dưới 12 tuổi bao gồm cả trẻ sơ sinh đang được hưởng sự nuôi dưỡng và chăm sóc của cha, mẹ và người có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
Về mặt khách quan, BLHS Ấn Độ năm 1860 quy định rõ hành vi khách quan là hành vi bỏ rơi đứa trẻ Cụ thể hơn, bỏ rơi đứa trẻ là hành động tách biệt trẻ khỏi sự chăm sóc của cha, mẹ hoặc người có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ BLHS Ấn Độ năm 1860 không quy định hậu quả cho hành vi vứt bỏ hoặc bỏ rơi trẻ em, chỉ cần có hành vi vứt bỏ hoặc bỏ rơi trẻ sẽ cấu thành tội phạm tội này Hậu quả của hành vi không là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm nhưng Điều 317 BLHS Ấn Độ năm 1860 có giải thích vấn đề định tội trong trường hợp đứa trẻ bị bỏ rơi dẫn đến hậu quả chết thì người phạm tội không chỉ bị xử phạt theo tội vứt bỏ hoặc bỏ rơi con mới đẻ mà con phải chịu trách nhiệm hình sự cho tội giết người hoặc cố ý giết người Không có quy định hoàn cảnh khách quan cho tội này ở BLHS Ấn Độ năm 1860
Chủ thể của tội phạm, chủ thể thực hiện tội vứt bỏ hoặc bỏ rơi trẻ em là cha, mẹ hoặc người có nghĩa vụ chăm sóc, những người này tại thời điểm phạm tội hoàn toàn bình thường về thần kinh và tâm lý, không có quy định chủ thể đặc biệt, chỉ cần đủ năng lực trách nhiệm hình sự
Mặt chủ quan của tội phạm gồm dấu hiệu lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội Về lỗi được quy định tại Điều 317 BLHS Ấn Độ năm 1860 về tội vứt bỏ hoặc bỏ rơi trẻ em có thể hiểu là lỗi cố ý, vì hành vi quy định trong luật là hành vi bỏ rơi trẻ ở bất kì nơi nào với ý định bỏ rơi hoàn toàn, để đứa trẻ rời xa khỏi sự chăm sóc, nuôi dưỡng của mình gây nguy hiểm cho đứa trẻ đó, người bỏ rơi trẻ có thể thấy trước được hậu quả xảy ra nhưng mong muốn và có ý thức để mặc hậu quả xảy ra Động cơ phạm tội và mục đích phạm tội của tội vứt bỏ hoặc bỏ rơi con mới đẻ của BLHS Ấn Độ năm
1860 vẫn chưa có quy định rõ ràng
Hình phạt, về mức hình phạt của tội vứt bỏ hoặc bỏ rơi trẻ em đối với tội phạm hoàn thành theo quy định của BLHS Ấn Độ năm 1860 cao nhất là 7 năm tù hoặc chịu hình phạt tiền hoặc cả hai Đối với trường hợp đứa trẻ bị bỏ rơi dẫn đến hậu quả chết thì người phạm tội không chỉ bị xử phạt theo tội vứt bỏ hoặc bỏ rơi con mới đẻ mà con phải chịu trách nhiệm hình sự cho tội giết người hoặc cố ý giết người với mức hình phạt tiền hoặc kịch khung hình phạt là án tù chung thân theo quy định tại Điều 302 BLHS Ấn Độ năm 1860
2.3.2 Những điểm tương đồng và khác biệt trong quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và Ấn Độ về tội vứt bỏ con mới đẻ Điểm tương đồng giữa tội vứt bỏ hoặc bỏ rơi trẻ em của BLHS Ấn Độ năm 1860 và tội vứt bỏ con mới đẻ của BLHS Việt Nam có 2 điểm chính
Thứ nhất, đều có khách thể tương tự nhau, đều có khách thể bị xâm phạm là quyền sống và tính mạng, sức khỏe của trẻ em Tội vứt bỏ hoặc bỏ rơi trẻ em trong BLHS Ấn Độ năm 1860 thuộc chương Các tội gây ảnh hưởng đến thân thể con người, cùng với đó, tội vứt bỏ con mới đẻ trong BLHS Việt Nam được quy định tại chương Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người Hai chương này được quy định khá tương đồng nhau cho thấy việc quy định các tội theo từng chương và việc đặt tên các chương cho thấy được khách thể bị tội phạm xâm phạm là quyền sống và tính mạng, sức khỏe của con người nói chung và trẻ em nói riêng
Thứ hai, BLHS Ấn Độ năm 1860 và BLHS Việt Nam đều có quy định về hành vi khách quan của tội vứt bỏ con mới đẻ và tội vứt bỏ hoặc bỏ rơi trẻ em là hành vi bỏ rơi đứa trẻ, để đứa trẻ cách xa khỏi sự chăm sóc của cha, mẹ hoặc người có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
Mặc dù Bộ luật Hình sự Việt Nam có một số điểm tương đồng với Bộ luật Hình sự Ấn Độ về việc bỏ rơi trẻ, nhưng cũng có những khác biệt đáng kể giữa hai bộ luật hình sự này Cụ thể dưới đây liệt kê một số điểm khác nhau giữa hai điều luật này về việc quy định tội phạm trong BLHS Ấn Độ năm 1860 và BLHS Việt Nam Đầu tiên, đối tượng bị tác động trong trường hợp của đạo luật Ấn Độ là trẻ em dưới 12 tuổi bao gồm cả trẻ sơ sinh đang được hưởng sự nuôi dưỡng và chăm sóc của cha, mẹ và người có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, mở rộng thời điểm phạm tội hơn so với Việt Nam, trong khi đó, thời điểm phạm tội trong luật Hình sự Việt Nam là khoảng thời gian 7 ngày tuổi trở lại sau khi trẻ mới được người mẹ sinh ra
Thứ hai, về hậu quả tội vứt bỏ hoặc bỏ rơi con mới đẻ trong BLHS Ấn Độ năm
1860 không quy định hậu quả bắt buộc đối với hành vi phạm tội là đứa trẻ chết mà chỉ cần có hành vi vứt bỏ sẽ bị xử lý hình sự, trái lại, đối với tội vứt bỏ con mới đẻ của luật
Việt Nam nếu không có hậu quả đứa trẻ chết thì người mẹ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mà chỉ xử phạt hành chính theo Điều 22 Nghị định 144/2013/NĐ-CP, phạt tiền từ 10-15 triệu đồng
Thứ ba, về chủ thể, BLHS Ấn Độ năm 1860 quy định về chủ thể phạm tội trong tội vứt bỏ hoặc bỏ rơi trẻ em không giới hạn chỉ với người mẹ, chủ thể trong tội phạm này của BLHS Ấn Độ năm 1860 còn có thể là người cha, hay người có trách nhiệm chăm sóc đứa trẻ đó, mở rộng phạm vi chủ thể hơn, trong khi chủ thể trong tội vứt bỏ con mới đẻ trong luật Việt Nam là người mẹ trực tiếp mang thai và sinh ra đứa trẻ đó Chủ thể phạm tội thực hiện hành vi phạm tội trong tình trạng hoàn toàn không có vấn đề gì về tâm lý, người này có trạng thái tinh thần bình thường hoàn toàn không có vấn đề hay chấn thương gì về thần kinh Còn theo quy định của Luật Hình sự Việt Nam, người mẹ giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt
Kinh nghiệm của pháp luật một số nước trong quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
Thứ nhất, về đối tượng tác động của tội phạm:
Một là, đối với giết con mới đẻ:
Quy định tội giết con mới đẻ tại khoản 1 Điều 124 BLHS Việt Nam năm 2015 khẳng định đối tượng tác động của tội này là trẻ em mới đẻ trong 07 ngày tuổi Thời điểm được tính từ lúc cơ thể của con mới đẻ tách độc lập khỏi cơ thể người mẹ cho đến
07 ngày tuổi Trong khi đó, thời điểm bắt đầu coi trẻ em là đối tượng tác động của BLHS Liên Bang Nga là từ lúc người mẹ bắt đầu sinh đứa trẻ Ngoài ra, cần quy định rõ đối tượng tác động của tội giết con mới đẻ trong BLHS Liên Bang Nga không chỉ là con mới sinh mà còn là con đang trong lúc sinh Đối tượng tác động của tội phạm này không chỉ là trẻ em mới đẻ mà cả trẻ ngay trong khi đang sinh ra Điều này nhằm đề phòng trường hợp người mẹ trong lúc sinh có hành vi khép chân lại kẹp cổ con cho tới chết hoặc các trường hợp hi hữu khác
Với quy định tội giết trẻ sơ sinh Điều 233 trong BLHS, Canada cũng cho rằng thời điểm sau khi sinh con là thời điểm khó khăn với người mẹ, họ dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố khách quan, trên thực tế ghi nhận rất nhiều trường hợp người mẹ bị trầm cảm hậu sinh sản Thậm chí, người mẹ tự tay tước đoạt tính mạng đứa con của mình, đương nhiên điều này không xuất phát hoàn toàn từ ý chí người mẹ, “hổ dữ không ăn thịt con” tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng nhất giữa hai giọt máu đào, nhưng do bị tác động từ ngoại cảnh làm người mẹ rơi vào túng quẫn dẫn đến hành vi giết con mới đẻ
Dù vậy, hành vi giết con mới đẻ vẫn là hành vi nguy hiểm cho xã hội, nó đã xâm phạm quyền được sống, quyền được phát triển của trẻ em, nạn nhân chỉ là những đứa trẻ mới sinh, không có khả năng tự vệ Người mẹ giết con mới đẻ của mình phải chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi phạm tội do mình gây ra, tuy nhiên, vì tính chất đặc biệt của chủ thể phạm tội mà hành vi này không bị kết án về tội giết người mà là giết trẻ sơ sinh
Như đã phân tích ở Chương 2 thì đối tượng tác động trong quy định của BLHS Canada mở rộng hơn, cụ thể là trẻ em dưới 01 tuổi Điều này được hiểu là thời điểm phạm tội của tội phạm rộng hơn so với Việt Nam, nếu như tại Điều 124 BLHS Việt Nam thời gian phạm tội chỉ trong vòng 07 ngày kể từ lúc đứa trẻ được sinh ra, qua ngày thứ 08 thì người mẹ giết con mới đẻ không phạm tội giết con mới đẻ mà có thể là giết người; thì tại Điều 233 BLHS Canada thời gian phạm tội là 01 năm tính từ khi đứa trẻ sinh ra Dưới góc nhìn của nhà lập pháp Canada thì thời điểm người mẹ bị ảnh hưởng sau khi sinh kéo dài dưới 01 năm, người mẹ giết con trong thời điểm này bị xử lý hình sự về tội giết trẻ sơ sinh với mức cao nhất khung hình phạt là 05 năm thay vì tội giết người với hình phạt tù nặng nề hơn
Trong khi đó, vì thời điểm người phạm tội theo BLHS Việt Nam phạm tội giết con mới đẻ trong 07 ngày, tức đây là chỉ thời điểm mà pháp luật cho rằng người mẹ bị ảnh hưởng sau khi sinh, người mẹ giết con mới đẻ trong thời điểm này mới phạm tội giết con mới đẻ Tuy nhiên, không có cơ sở chính xác xác định qua ngày 08 thì người mẹ không còn bị ảnh hưởng bởi tư tưởng lạc hậu hoặc hoàn cảnh khách quan đặc biệt Nếu qua ngày thứ 08, người mẹ giết con mới đẻ sẽ bị xử lý hình sự về tội giết người, điều này có chăng đang đi ngược tinh thần chiếu cố, nhân đạo trong bộ luật hình sự Nhóm nghiên cứu cho rằng quy định về đối tượng tác động của BLHS Liên Bang Nga, Canada tiến bộ hơn
Hai là, đối với tội vứt bỏ con mới đẻ:
Với những phân tích ở chương 2 cho thấy BLHS Ấn Độ năm 1860 đã mở rộng đối tượng tác động hơn so với BLHS Việt Nam Trong trường hợp của đạo luật Ấn Độ, đối tượng tác động bao gồm trẻ em dưới 12 tuổi, bao gồm cả trẻ sơ sinh Trong khi đó, đối tượng tác động tội vứt bỏ con mới đẻ của luật Hình sự Việt Nam có thời điểm phạm tội trong vòng 7 ngày sau khi trẻ được sinh ra
Thứ hai, về hậu quả của tội phạm
Một là, đối với tội vứt bỏ con mới đẻ: Đối với tội vứt bỏ con mới đẻ, BLHS Việt Nam định hậu quả đứa trẻ chết là dấu hiệu định tội của tội vứt bỏ con mới đẻ, nếu đứa trẻ không chết đương nhiên không có tội Đồng nghĩa là tội vứt bỏ con mới đẻ sẽ không có giai đoạn phạm tội chưa đạt, trường hợp mẹ vứt bỏ con nhưng đứa trẻ được cứu sống kịp thời, đù để lại thương tích trên cơ thể đứa trẻ thì người mẹ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vứt bỏ con mới đẻ
Khác với quy định của BLHS Việt Nam, trong tội vứt bỏ con tại Điều 218 BLHS Canada, Điều 317 BLHS Ấn Độ năm 1986, và tội vứt bỏ trẻ vị thành niên tại Điều 227 BLHS Pháp không coi cái chết là dấu hiệu định tội Đối với BLHS Canada, tội vứt bỏ con cũng đòi hỏi phải có hậu quả đến từ hành vi vứt bỏ con Tuy nhiên, tính chất hậu quả hoàn toàn khác BLHS Việt Nam, tại khoản b Điều 124 BLHS Việt Nam, hành vi vứt bỏ con phải dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết thì mới cấu thành tội phạm, nếu vứt bỏ con mới đẻ mà đứa trẻ không chết mặc nhiên không phạm tội Ngược lại, hậu quả đứa trẻ chết không là dấu hiệu định tội của tội vứt bỏ con theo BLHS Canada, có quy định hậu quả để định tội danh nhưng hậu quả ở đây là khiến cuộc sống hoặc sức khỏe của đứa trẻ bị nguy hiểm hoặc có khả năng nguy hiểm Việc quy định như vậy thể hiện sự quan tâm của Canada đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em, mọi trường hợp bỏ rơi mà gây cho đứa trẻ hậu quả nguy hiểm kể cả không có hậu quả chết thì đều bị xử lý hình sự Đối với BLHS Pháp, từ quy định về tội vứt bỏ con theo dấu hiệu định tội của BLHS Pháp thì hậu quả chết không phải dấu hiệu định tội của tội vứt bỏ con, nạn nhân tử vong là tình tiết định khung tăng nặng của tội vứt bỏ trẻ vị thành niên Việc quy định như vậy nhằm bảo vệ trẻ em đồng thời ngăn ngừa, phòng chống tội phạm vì mọi hành vi bỏ rơi mà không đảm bảo sự an toàn cho đứa trẻ thì đều bị xử lý hình sự và tùy vào mức độ hậu quả để tăng nặng hình phạt Trong quy định BLHS Ấn Độ năm 1860 không bắt buộc có hậu quả là đứa trẻ chết đối với hành vi phạm tội Xét đến tính nghiêm trọng của hành vi vi phạm, chỉ cần có hành vi vứt bỏ, người vi phạm sẽ bị xử lý hình sự mà không cần quan tâm đến hậu quả của việc đó, việc này đã đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm phạm tội này Việc vứt bỏ nếu không có hậu quả đứa trẻ chết nếu chỉ bị xử lý hành chính như trong quy định Việt Nam phần nào bỏ lọt hành vi phạm tội nghiêm trọng này Điều này khác với quy định của BLHS Việt Nam, người mẹ vứt bỏ con mới đẻ trong 07 ngày tuổi ở những nơi nguy hiểm nhưng may mắn đứa trẻ được người khác cứu sống kịp thời, dù vậy lại để trên người đứa trẻ di chứng ảnh hưởng đến sự phát triển sau này thì nên bị xử lý như thế nào Giải pháp được BLHS đưa ra đó là quy định chế tài xử phạt cho từng mức độ hậu quả và không coi hậu quả chết là dấu hiệu định tội
Thứ ba, về hoàn cảnh phạm tội
Cần bổ sung thêm các quy định cụ thể về hoàn cảnh phạm tội của tội giết con mới đẻ trong BLHS Việt Nam, đồng thời giúp bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan đến vụ án Đặc biệt là việc xác định rõ những điều kiện cần để được xem là "chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu" hoặc "hoàn cảnh khách quan đặc biệt" Điều kiện người mẹ không bị mất năng lực trách nhiệm hình sự được đề cập trong điều luật này để chắc chắn thỏa mãn đầy đủ điều kiện về tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự Đáng chú ý, trong BLHS Liên Bang Nga, hoàn cảnh phạm tội được quy định một cách chi tiết và rõ ràng về các dấu hiệu và có thể được đối chiếu bằng cơ sở giám định y học với các bệnh lý như “thần kinh bị ức chế” hoặc “rối loạn tâm thần” Trong khi đó, ở BLHS Việt Nam, hoàn cảnh phạm tội giết con mới đẻ vẫn còn mang tính định tính và chung chung, không có quy định cụ thể Việc quyết định hầu hết phụ thuộc vào nhà làm luật hoặc người sử dụng luật, dẫn đến sự thiếu minh bạch và công bằng trong quá trình xử lý các vụ án liên quan đến tội giết con mới đẻ
Vì vậy, điều quan trọng là cần phải đưa ra các quy định cụ thể về hoàn cảnh phạm tội của tội giết con mới đẻ trong Bộ luật hình sự Việt Nam, đặc biệt là việc bổ sung và xác định rõ hơn về những tình huống cụ thể nào được coi là "chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu" hoặc "hoàn cảnh khách quan đặc biệt" để đạt đủ điều kiện theo các văn bản hướng dẫn chi tiết và cụ thể hơn Nếu sự thiếu minh bạch và công bằng trong quá trình xử lý các vụ án liên quan đến tội giết con mới đẻ tiếp tục được bỏ qua, việc trừng phạt tội phạm sẽ không được thực hiện đúng mức và cũng không đảm bảo quyền sống và tính mạng của đối tượng bảo vệ hàng đầu của pháp luật là trẻ em Do đó, cần có sự cải tiến trong việc quy định hoàn cảnh phạm tội, cụ thể hóa và đưa ra các hướng dẫn chi tiết để ngăn ngừa và trừng phạt nghiêm khắc hành vi giết con mới đẻ Điều này sẽ giúp đảm bảo tính khách quan và tăng tính minh bạch và công bằng trong quá trình xử lý các vụ án liên quan đến tội giết con mới đẻ
Thứ tư, về chủ thể của tội phạm
Về chủ thể của hành vi phạm tội BLHS Ấn Độ năm 1860 quy định không giới hạn chỉ với người mẹ, chủ thể trong tội phạm này của còn có thể là người cha, hay người có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng đứa trẻ đó mà bỏ rơi thì đều bị áp dụng chế tài, mở rộng phạm vi chủ thể hơn, trong khi chủ thể trong tội vứt bỏ con mới đẻ trong luật Việt Nam chỉ được áp dụng cho người mẹ trực tiếp mang thai và sinh ra đứa trẻ đó Nếu không phải là người mẹ mà là cha hay chủ thể khác chịu trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng đứa trẻ thì câu hỏi đặt ra ở đây là những người này có phải chịu trách nhiệm hình sự? Điều 317 BLHS Ấn Độ đã giải quyết được triệt để câu hỏi này qua việc quy định các chủ thể của tội phạm không chỉ riêng người mẹ mà còn là người cha hoặc người chăm sóc
Thứ năm, về hình phạt
BLHS Liên Bang Nga đặt ra hình phạt cao hơn như vậy sẽ mang lại tính răn đe hiệu quả hơn vì có mức hình phạt nặng hơn 2 năm so với mức hình phạt tối đa trong tội giết con mới đẻ của BLHS Việt Nam, để có thể hạn chế tối đa việc tiếp diễn những hành vi xâm phạm đến tính mạng con người nói chung và đặc biệt là trẻ em nói riêng
Do đó, việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội có đạt được mục đích hay không, cũng như hiệu quả của hình phạt đạt được ở mức độ cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào việc quyết định hình phạt Điều này cho thấy rằng BLHS Ấn Độ năm 1860 đang có nhiều hơn những quy định có thể suy xét sâu xa hơn BLHS Việt Nam, nhằm bảo vệ quyền lợi nhân đạo cho người mẹ lầm lỡ và bảo đảm sự an toàn cho trẻ em Mức hình phạt đối với tội phạm hoàn thành theo quy định của BLHS Ấn Độ năm 1860 là 7 năm tù, khung hình phạt quy định lớn hơn 4 năm so với quy định hình phạt hiện hành của Việt Nam Mức hình phạt này sẽ giúp tăng tính răn đe và giáo dục ngăn chặn tình trạng tội phạm này tiếp diễn Ngoài tính trừng trị, mục đích của hình phạt không chỉ mang tính răn đe mà còn mang tính cải tạo, giáo dục người phạm tội Tuy nhiên, để đạt được mục đích này, khi quyết định hình phạt, tòa án cần phải có một phán quyết hợp tình, hợp lý dựa trên cơ sở của pháp luật Chỉ khi đạt được sự hợp lý và tương xứng với mức độ nghiêm trọng của tội phạm, hình phạt mới có thể phát huy hết hiệu quả của nó.
Một số hạn chế, vướng mắc trong quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ và kiến nghị hoàn thiện
3.2.1 Hạn chế, vướng mắc trong quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
Thứ nhất, về đối tượng tác động là “ trẻ em trong vòng 07 ngày tuổi”:
Tội phạm khi xâm hại quan hệ được Nhà nước bảo vệ thường tác động con người hoặc đối tượng vật chất, được gọi là đối tượng tác động của tội phạm Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ có đối tượng tác động là con mới đẻ, nếu BLHS năm 1985 sử dụng” cụm từ con mới đẻ” thì đến BLHS năm 2015 đã thay thành “con mới đẻ trong 07 ngày tuổi” Ngay từ đau khi BLHS năm 1985 ban hành đã tồn tại một vướng mắc về cách tính tuổi của trẻ em mới đẻ, nên hiểu thế nào về trẻ em mới đẻ? Để khắc phục hạn chế này, khi soạn thảo BLHS năm 2015 nhà làm luật bổ sung thành con mới đẻ trong 07 ngày tuổi Như vậy, theo luật hình sự đối tượng tác động của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là trẻ em mới đẻ tròng 07 ngày tuổi trở lại
Thế nhưng, tại sao là “07 ngày tuổi” mà không khác là một con số dài hơn hoặc ngắn hơn Có ý kiến cho rằng, quy định 07 ngày tuổi được xem xét dựa trên thời điểm người mẹ còn trong trạng thái vừa sinh con, chưa ổn định tinh thần nên dễ bị tổn thương, tác động Tuy nhiên, đó mới chỉ là quan điểm của người nghiên cứu, cho đến nay vẫn không có một văn bản pháp luật nào đề cập hay giải thích cho quy định này Thể trạng tâm sinh lý của mỗi người không giống nhau, trên thực tế thời gian để hồi phục sau sinh của người mẹ có thể vượt 07 ngày Nhóm nghiên cứu cho rằng do chưa có lý giải thỏa đáng về điều này nên dẫn tới một vài hạn chế trong việc định tội và hình phạt Trường hợp người mẹ qua ngày thứ 08 nhưng chưa hết ảnh hưởng sau sinh dẫn tới giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ con khiến đứa trẻ chết dù có căn cứ cho thấy bị ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc hoàn cảnh khách quan đặc biệt thì vẫn bị truy tố tội giết con người, người mẹ lúc này phạm tội giết người
Mức cao nhất khung hình phạt đối với tội giết con mới đẻ là 03 năm tù, đối với tội vứt bỏ con mới đẻ là 02 năm tù hoặc cải tạo giam giữ 02 năm, trong khi đối với hành vi giết người dưới 18 tuổi thì bị phạt tù từ 12 năm năng hơn nhiều so với tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ Về lý thuyết, hình phạt tương ứng từng hành vi cho tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ có đối tượng tác động là trẻ em trong 07 ngày tuổi là hợp lý Tuy nhiên, vì giới hạn phạm vi tác động nên chưa thể hiện hết nguyên tắc nhân đạo, chiếu cố đến hoàn cảnh của người phạm tội
Thứ hai, cần phân biệt hành vi giết và vứt bỏ con mới đẻ:
Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ các vụ án hình sự về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ và thực tiễn những khó khăn, vướng mắc trong quá trình định tội danh qua cách thức thực hiện hành vi Theo quy định của luật, hành vi giết con mới đẻ về khách quan có thể là hành động hoặc không hành động, hậu quả có thể đứa trẻ chết hoặc không chết và về chủ quan thường do lỗi cố ý trực tiếp và cá biệt có thể do lỗi cố ý gián tiếp Trong khi đó, hành vi vứt bỏ con mới đẻ chỉ có thể được thực hiện thông qua hành động, và hành vi đó dẫn đến hậu quả bắt buộc là đứa trẻ chết Về mặt chủ quan, chỉ có thể là do lỗi cố ý gián tiếp chứ không thể do lỗi cố ý trực tiếp Có ý kiến cho rằng nếu người mẹ vứt bỏ con mới đẻ với mong muốn đứa trẻ chết (cố ý trực tiếp) thì phải coi đó là hành vi giết con mới đẻ
Ví dụ: Vụ án người mẹ vứt bỏ con mới đẻ ở Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
Bản án 04/2021/HS-ST ngày 29/01/2021 về tội vứt bỏ con mới đẻ
Phạm Thị H có chồng là Nguyễn Đức B, có 3 con chung Chị H và anh B sống ly thân nhau Khoảng năm 2019 chị H có quan hệ bất chính với Vũ Thanh T dẫn đến có thai ngoài ý muốn Tháng 3 năm 2020 khi H phát hiện có thai thì bào thai đã lớn, H không bỏ thai đi được nên đã quyết định giữ lại Bản thân H trình độ học vấn lớp 9/12, lại bị ảnh hưởng bởi tư tưởng sinh con ngoài giá thú sẽ bị chồng và gia đình chồng biết chuyện, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và bị mọi người chê cười dị nghị, nên H không nói cho chồng và người nhà cũng như anh T biết việc này, sự việc H có thai chỉ mình H biết, H thường mặc quần áo rộng để che giấu việc mang thai Khoảng 23 giờ ngày 25/7/2020, Phạm Thị H đã tự sinh được một cháu bé gái tại nhà vệ sinh của gia đình, do tư tưởng lạc hậu lo sợ việc sinh con ngoài giá thú do việc ngoại tình bất chính sẽ ảnh hưởng hạnh phúc gia đình và bị mọi người chê cười, dị nghị nên ngay sau khi sinh cháu bé, H đã vứt bỏ con do mình mới đẻ ra ở khu vực đất trồng rau muống, mé bờ sông gần nhà ông Nguyễn Đức C Đến khoảng 11 giờ ngày 26/7/2020, ông Nguyễn Đức C phát hiện 1 cháu bé gái mới sinh trong trạng thái không mặc quần áo, toàn thân dính đất và đang nằm khóc tại bãi đất trồng rau muống mé bờ sông Sau đó cháu bé được bế về nhà, lấy khăn quấn lại và sau đó đưa cháu bé lên Trạm y tế xã Đ để cấp cứu
Nhưng do thể trạng cơ thể yếu, cháu bé không ăn uống được nên đã được chuyển lên Bệnh viên Nhi tỉnh Thái Bình để cấp cứu và điều trị Đến 0 giờ 35 phút ngày 14/8/2020, cháu bé chết tại Bệnh viên Nhi tỉnh Thái Bình nguyên nhân do viêm phổi và mô da cơ viêm loét hoại tử và hoại tử đông vón do nhiệt độ cao Hành vi của Phạm Thị H đã phạm vào tội:“Vứt bỏ con mới đẻ” quy định tại khoản 2 Điều 124 Bộ luật hình sự, bị xử phạt
Do bị ảnh hưởng bởi tư tưởng lạc hậu hoặc do hoàn cảnh khách quan đặc biệt, mức độ tàn nhẫn và nguy hiểm cho xã hội của người mẹ chắc chắn thấp hơn so với việc cố ý giết con không phải vì hoàn cảnh mà vì những lý do cá nhân không chính đáng Người mẹ trong hoàn cảnh đó được hưởng yếu tố giảm nhẹ hình phạt Các dấu hiệu này là yếu tố chính giảm nguy cơ, do đó hình phạt cho tội phạm này vẫn khá khoan dung Liệu chúng ta đã thực sự đánh giá khách quan và chính xác về hoàn cảnh của người mẹ? Nhưng trong ví dụ trên đây lại cho thấy hành vi của người mẹ rõ ràng có tính chất cố ý trực tiếp vứt bỏ con mới đẻ, sau khi vứt con người mẹ này thản nhiên đi ngủ như không có gì xảy ra, đồng thời lý do đưa ra của người mẹ cũng không hoàn toàn thuyết phục vì hành vi ngoại tình là sai trái, có mối quan hệ bất chính với người khác khi vẫn đang có quan hệ hôn nhân với người chồng, rồi để lại hậu quả là có con ngoài giá thú Thật sự không thể đánh giá một cách khách quan trường hợp của người mẹ này là chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hay hoàn cảnh khách quan đặc biệt được Như trong trường hợp trên có thể thấy rõ người mẹ cố tình vứt bỏ con mới đẻ của mình dẫn đến hậu quả con chết nhưng lại truy cứu trách nhiệm hình sự với bản án 9 tháng tù giam so với mức tối đa là 03 năm, với mức hình phạt mà người mẹ này phải chịu chưa thỏa đáng với tội ác đã gây ra Trong trường hợp giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, tư tưởng lạc hậu và hoàn cảnh khách quan không thể được sử dụng như một lý do để miễn trừ trách nhiệm tội phạm Hệ thống tư pháp cần tiếp cận một cách trung thực và cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố khác như tình trạng tâm thần của người phạm tội, hoàn cảnh gia đình và xã hội, và những áp lực tâm lý khác mà người phạm tội có thể đang phải đối mặt Việc đánh giá động cơ phạm tội do hoàn cảnh khách quan là một vấn đề gây tranh cãi, và việc
34 Bản án số: 04/2021/HS-TS ngày 29/01/2021 của TAND huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình về tội vứt bỏ con mới đẻ. hưởng yếu tố giảm nhẹ hình phạt cần được thực hiện một cách cẩn trọng và khách quan để đảm bảo tính công bằng và nhân đạo trong việc giải quyết vấn đề này
Thứ ba, quy định của pháp luật hình sự về hoàn cảnh phạm tội “tư tưởng lạc hậu” và hoàn cảnh khách quan đặc biệt”:
Trong tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, “tư tưởng lạc hậu” hoặc “hoàn cảnh khách quan đặc biệt” là dấu hiệu bắt buộc phải có của tội này, nếu chủ thể phạm tội không vì tư tưởng lạc hậu hoặc hoàn cảnh khách quan đương nhiên không truy tố hình sự về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ Vấn đề đặt ra là không có một văn bản quy phạm pháp luật nào được ban hành để giải thích rõ ràng thuật ngữ trên, hệ quả là Tòa án gặp khó xử khi giải quyết những vụ án trên thực tế Trong lịch sử lập pháp của nước Việt Nam kể từ thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh, tiến hành xây dựng nền xã hội chủ nghĩa mới chỉ có Nghị quyết số 04/1986/HĐTPTANDTC Hướng dẫn áp dụng quy định về tội phạm trong BLHS năm 1985 có nhắc tới hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ Tuy nhiên, Nghị quyết 04/1986 mới giải thích sơ qua tư tưởng lạc hậu (khiếp sợ trước việc bị dư luận chê bai chuyện mang thai và đẻ con ngoài giá thú, hoặc trước dư luận khắc nghiệt của nhà chồng cho rằng đẻ con gái là tai họa, ) và hoàn cảnh khách quan (đứa trẻ sinh ra có dị dạng)
Hơn 20 năm từ ngày Nghị quyết 04/1986 được ban hành vẫn chưa có nghị quyết mới thay thế, trong khi BLHS năm 1985 đã hết hiệu lực, BLHS hiện hành sửa đổi từ hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là một tình tiết giảm nhẹ đặc biệt của tội giết người thành một tội độc lập Qua thực tiễn xét xử, do chưa có văn bản chính thức quy định thế nào là tư tưởng lạc hậu và hoàn cảnh khách quan đặc biệt dẫn tới nhiều quan điểm trái chiều trong xét xử vụ án giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ con mới đẻ
Ví dụ: Khoảng 18 giờ 30 phút, ngày 07/10/2018, cháu Nguyễn Đình C và cháu Ngô Văn Đ phát hiện tại khu vực rừng keo tràm ở cùng thôn có thi thể của một trẻ sơ sinh còn nguyên nhau thai và dây rốn trong tình trạng đã tử vong và bắt đầu phân hủy Quá trình điều tra đã xác định: Vào khoảng 21 giờ 00 ngày 05/10/2018, Hoàng Thị T (đang mang thai khoảng 9 tháng tuổi) đang ở nhà cùng chồng là Hoàng Thành L thì cảm thấy đau bụng nên T đã đi ra khu vực rừng keo tràm cách nhà khoảng 200m để đi vệ sinh Ngay tại đó, T đã sinh ra một bé trai cùng với dây rốn và nhau thai Sau khi sinh
T bị ngất một lúc cho đến khi tỉnh lại và sờ vào phía sau đầu của đứa trẻ thấy mềm nên hốt hoảng vứt bỏ đứa trẻ lại ở đó rồi đi về nhà và không báo cho gia đình biết Hành vi vứt bỏ con của T đã dẫn đến đưa bé tử vong
Tại Bản án 11/2019/HS-ST ngày 22/04/2019 của Tòa án nhân dân huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình quyết định xử phạt bị cáo Hoàng Thị T 09 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 18 tháng 35
Theo Bản án sơ thẩm, phạm nhân T là chủ thể của tội phạm, thực hiện hành vi vứt bỏ con mới đẻ trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết nên Tòa án tuyên bị cáo phạm tội “Tội vứt bỏ con mới đẻ” Tuy nhiên, quy định của BLHS cho tội vứt bỏ con mới đẻ đòi hỏi chủ thể của tội này ngoài đáp ứng điều kiện năng lực TNHS, độ tuổi chịu TNHS và là mẹ ruột của nạn nhân thì chủ thể phải bị ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu và hoàn cảnh khách quan đặc biệt mới dẫn đến phạm tội Bản án ghi nhận
“bị cáo đã từng mang thai sinh con lần thứ hai và do nhận thức kém nên khi sinh con ra đã có hành vi vứt bỏ” Nhóm nghiên cứu cho rằng, điều này là chưa thỏa đáng, vì dấu hiệu của tội vứt bỏ con mới đẻ đòi hỏi chủ thể do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc hoàn cảnh khách quan đặc biệt nhưng trên bản án sơ thẩm không thấy nhắc tới nội dung này Nếu Tòa án cho rằng “nhận thức kém” là tư tưởng hoặc hoàn cảnh khách quan đặc biệt thì lý do chưa thuyết phục Nếu bị cáo không thỏa mãn dấu hiệu trên thì hành vi vứt bỏ con dẫn đến hậu quả chết không cấu thành tội vứt bỏ con mới đẻ
Chính vì không có văn bản pháp luật quy định rõ dấu hiệu “tư tưởng lạc hậu” và