1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong Bộ luật Hình sự năm 2015 - So sánh với pháp luật hình sự một số nước trên thế giới

80 9 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong Bộ luật Hình sự năm 2015 - So sánh với pháp luật hình sự một số nước trên thế giới
Tác giả Sinh Viên Trường Đại Học Luật Hà Nội
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 51,91 MB

Nội dung

Trang 1

BAO CAO TONG KET

DE TAI THAM GIA XET GIAI THUONG “SINH VIÊN NGHIÊN CUU KHOA HỌC”

CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NĂM 2021

TOI GIẾT HOẶC VỨT BO CON MỚI DE TRONG BO LUAT HINH SỰ NAM 2015 - SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT

HINH SU CUA MOT SO NƯỚC TREN THE GIỚI

Thuộc nhóm ngành khoa hoc: XH

NĂM 2021

Trang 2

trangDANH MỤC TU VIET TAT occecceccccccccsccssesscssessessesscssesscsecsecssesecsecsscsesstsstssssstsatsstsansstestsetsessesseeaseasees 0

1 Tinh cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài - ¿2 SseExc2EEEEExEEEEEEEEEEEEEEEErkerkrrrrrrrrrvee 1

2 Tổng quan tình hình nghiên €ứu - - 2-2 ®S®+SE£E£+EE£EE£EE£E££EeEEeEEEExeExerxerxerxerkerxerkrrerrrree 3

3 Mục tiêu của đề tài ¿- s21 E1 1 1211211211111 1111 1111111111 11.1111111 1111 1111111 Errreg 54 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu 2-2 ©5£++£+x+EEt+x£Exerxezkerrxerxerxerrrerxeee 6

4.1 Đối tượng nghiên CỨU - ¿5 St ©s+SE£SE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEETErrrrrrrrree 64.2 Phạm vi nghién CỨU - - - Ă E1191 11 TH Họ TH TT TH HH 65 C&ch sa nẽ 66 Phương pháp nghiên CỨU - - Ăn HT HH HT HH 7Chương 1 TOI GIẾT HOẶC VỨT BO CON MỚI DE TRONG BỘ LUAT HÌNH SỰ NĂM 2015

"¬— e.-a 81.1 Dau hiệu pháp lý của tội giết hoặc vứt bỏ com mới đẻ - ees eesessessessessessessessessesseees 81.1.1 Dấu hiệu khách thể của tội 7 0 PP57®eh.-ăđđ18 101.1.2 Dấu hiệu mặt khách quan CUC COL DỢIH ST TH TH HH 111.1.3 Dấu hiệu chủ thể của tội JpiẠIH - + 2-5 St SE‡SE$EE‡EEỀEEEEEEEEEEEEEE2E1211211211211711111111 1111 xe, 15

1.1.4 Dấu hiệu mặt chủ GUGM CUG 101 PHẬT: caoncaatiaStiEBi1A4125581018138185.81135E330533551480055855114510E1543101588 221.2 Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội giết hoặc vứt bỏ con mớiC7 (Seen tne erence trees rere eee reer rrer cer ret rerrer eee eee tecer terre terre rrr terre rence rere rect cre terete Te 28

1.2.1 Thực tiễn xét xử về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ theo quy định của Bộ luật Hình sự nămXÃ L1 casas ttt sc 8 CCA ERE SE081818 0868035 ENCE a UC RRR AR RT G088 28

1.2.2 Một số vướng mắc trong xét xử tội giết hoặc vứt bỏ con mới Ab -s s+©s+©cscsecse+ 44Chương 2: SO SANH TOI GIẾT HOẶC VUT BO CON MỚI DE TRONG QUY ĐỊNH CUABỘ LUAT HÌNH SU VIET NAM VỚI PHÁP LUẬT MOT SO QUOC GIA VÀ BÀI HỌCEETINIET, Do: BÀI EiT 1 eet eee i a ie i et aa i le i al 542.1 Tội giết hoặc vứt bỏ con mới dé trong pháp luật một số quốc gia . - 5+ 54

2.1.1 71.6 in gen n6 5xTT à.),HỤH, , 542.1.2 Phap luGit Lién barig NG n6 nốố.ốốốỐốỐốẦốỐẦỐ.ẦẦ 572.1.3 Phapp lUGit CANA an ố.ốốốốốỐốốốỐố.ố 592.1.4 Pháp luật Nhật ĐBẢH HH Họ nọ ng 622.2 Bai hoe Kinh nghiệm Cho VIỆt Natit seccscscsscsccenesseecersneesecresecesenssenenaeeunerenseerencnecemernssenmenessents 664800.0000757 71IV.)8010000.790/84.7 (01 - ÔỎ 74

Trang 4

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Quyền sống là quyền tuyệt đối, cơ bản, quan trọng nhất đối với con người và đã được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật ở nhiều cấp độ Cơ sở pháp lý về quyền con người bao gồm hai thành phần chính là pháp luật quốc tế về quyền con người và pháp luật quốc gia về quyền con người Ở cấp độ quốc tế, quyền sống của con người còn được ghi nhận tại Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945, theo đó đã xác định trách nhiệm quốc gia khi tham gia cơ chế bảo đảm quyén con người cũng như là cơ sở pháp lý quốc tế để xác định trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ và thúc đây sự phát triển của các quyền con người trên phạm vi toàn cầu Bên cạnh đó, trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 tại Điều 3 quy định: “Moi người déu có quyên song, tự do và an toàn cá nhân” Tuyên ngôn thé giới về Nhân quyền là nền tang cho hai công ước cơ bản về nhân quyền cùng được Dai hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua vào năm 1966 cũng như các văn kiện quốc tế khác về nhân quyền trong nhiều lĩnh vực được thông qua sau này Với những giá trị phố quát và vĩnh cửu của mình, Tuyên ngôn là một văn kiện chính trị, thể hiện cam kết chung của các quốc gia, đặc biệt đối với những quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc.

Quyền sống của con người còn được ghi nhận tại Hiến pháp của mỗi Quốc gia Tại Điều 19 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định: “Mọi người có quyên sống Tính

mạng con người được pháp luật bảo hộ Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật`.

Có thể thấy, quyền sống quy định trong Hiến pháp đồng nghĩa với việc ràng buộc nghĩa vụ của Nhà nước phải bảo vệ sự sống của con người mọi lúc, mọi nơi và chỉ có thê bị hạn chế trong một số trường hợp cần thiết theo Luật định Ngoài ra, trong BLHS năm 2015 cũng đã quy định trong những điều luật cụ thể về chế tài xử lý đối với những hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con

Con người là đối tượng được pháp luật nói chung, pháp luật hình sự nói riêng bảo vệ, trong đó trẻ em là một trong các đối tượng được bảo vệ đặc biệt Tại Điều 6 Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em đã quy định: “Moi tré em đều có quyên được sống Các Chính phủ cân phải làm tat cả những việc có thể dé dam bảo rằng trẻ em được sống va phát triển hết tiềm năng của mình ” Chính vì vậy, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật với nhiều quy định nhằm bảo vệ trẻ em như: Điều 37

Trang 5

Hiến pháp 2013 có quy định: “7rẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc, và giáo duc Nghiêm cam xâm hại, hành ha, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyển trẻ em” Luật Trẻ em năm 2016 cũng quy định đầy đủ, cụ thé về quyền, bốn phận của trẻ em, nguyên tắc, biện pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện quyền và bốn phận của trẻ em Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 nghiêm cấm các hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em và nghiêm cấm hành vi bỏ rơi trẻ em được quy định tại Điều 7 Luật này! Ngoài Luật Trẻ em thì còn có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành luật nhằm đảm bảo việc bảo vệ trẻ em như các Nghị định, thông tư, chỉ thi

Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, các tội phạm xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người có chiều hướng gia tăng về số lượng với thủ đoạn ngày càng tính vi, xảo quyệt, man rợ Đặc biệt, các tội phạm liên quan đến đối tượng tác động là trẻ em ngày càng phổ biến, trong đó có tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ Trong thời gian gần đây, trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phó, liên tiếp xảy ra những vụ việc trẻ sơ sinh bị bỏ rơi Theo thống kê, số trẻ sơ sinh bị bỏ rơi đang gia tăng với số lượng ngày càng lớn Chỉ trong 5 năm gan đây, có hơn 40.000 trẻ sơ sinh bị bỏ roi.? Điều đáng nói, con số này có xu hướng tăng theo từng năm Những vụ việc trên đã để lại những hậu quả nghiêm trọng không chỉ liên quan đến sức khỏe, tâm lý thậm chí là tính mạng của trẻ sơ sinh — đối tượng được pháp luật ưu tiên bảo vệ mà còn làm day lên nhiều mối lo ngại trong dư luận và xã hội Nguyên nhân của hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ có thé xuất phat từ nhiều nguyên nhân khách quan như hủ tục lạc hậu, điều kiện kinh té va nguyên nhân chủ quan như mê tín di đoan, gap vẫn dé tâm lý sau sinh Song chung quy lai, dù với bat cứ nguyên nhân nào, hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ đã xâm hại nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý, tính mạng của trẻ sơ sinh và đáng lên án hơn chính là xâm hại đến quyền sống của con người.

Những quy định pháp luật hiện nay liên quan đến hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau Trong đó, hành vi vứt

1 Điều 7 Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em 2004 nghiêm cắm Cha mẹ bỏ rơi con, người giám hộ bỏ rơi trẻ

em được mình giám hộ.

? Báo động thực trạng vứt bỏ con ruột tại: https://vovgiaothong.vn/bao-dong-thuc-trang-vut-bo-con-ruot (truy

cập lúc 20h36” ngày 17/01/2021)

Trang 6

bỏ con mới đẻ được quy định tại Điều 22 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em Ngoài ra, hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ được quy định tại Điều 124 BLHS năm 2015 sửa đổi, b6 sung năm 2017 Tuy nhiên, khi áp dung các quy định trên vào thực tiễn còn gặp nhiều vướng mắc, chưa phát huy triệt để hiệu quả trong việc răn đe, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng phạm tội Trong một sỐ trường hợp, các cơ quan có thầm quyền còn lung túng, chưa có sự thống nhất trong việc giải quyết các vụ việc liên quan đến tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ Chính vì vậy, việc tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là điều thiết yếu dé khắc phục những vướng mắc trong thực tiễn và nâng cao hiệu quả áp dụng quy định

của pháp luật trong việc xử lý tội phạm này.

Mặt khác, dé tìm ra những mặt thiếu sót và hướng hoan thiện cho quy định của pháp luật về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ thì việc so sánh các quy định trong pháp luật hình sự Việt Nam với quy định trong pháp luật hình sự của một số quốc gia trên thế giới về loại tội phạm này là điều cần thiết Bởi thông qua quy định pháp luật nước ngoài, ta có thể chọn lọc những điểm ưu việt và có thê học hỏi kinh nghiệm lập pháp của một số quốc gia dé hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về tội giết hoặc vứt bỏ

con mới đẻ.

Nhận thức được từ những thực trạng trên, nhóm chúng em lựa chọn thực hiện đề tài: “Tội giết hoặc vứt bó con mới dé trong BLHS năm 2015 — So sánh với pháp luật hình sự của một số nước trên thé giới” làm đề tài nghiên cứu khoa học năm 2021 của

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Cân phải khăng định răng nhiêu nội dung liên quan đên lý luận vê áp dụng pháp

luật hình sự nói chung và một sô vân dé vướng mặc trong thực tiễn xét xử tội giêt hoặc

vứt bỏ con mới đẻ ở nước ta nói riêng đã được đê cập đên ở các mức độ khác nhau

trong sách báo pháp lý hình sự.

Trước hết, tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ được đề cập trong một SỐ giáo trình, bình luận khoa học như: Gido frình Luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm), quyền

1 cua Trường Dai học Luật Ha Nội, Nxb Công an nhân dân năm 2019; Gido trinh Luật hình sự Việt Nam (phân các tội phạm), Nxb Công an nhân dân, 2019; Giáo trình

Trang 7

Luật hình sự Việt Nam (phan các tội phạm) của Trường Đại học Luật Thành phố Hỗ Chí Minh, Nxb Hồng Đức, năm 2019; cuốn Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đối, b6 sung 2017) do Trần Văn Biên, Đinh Thế Hưng chủ biên, Nxb Thế Giới, 2019; cuốn Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 (sửa đổi b6 sung năm 2017) do Lê Đăng Doanh, Cao Thị Oanh chủ biên, Nxb Hồng Đức, 2017

Da phan ở trong những cuốn sách này, các nhà biên soạn dé cập chủ yêu tới những vấn đề lý luận chung nhất về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, phân tích một số điểm về khái niệm, đặc điểm, CTTP, hình phạt từ đó đưa ra những kiến thức tổng quan nhất

về tội phạm này cho người đọc nói chung, và những người nghiên cứu nói riêng.

Bên cạnh đó, tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ còn là đề tài nghiên cứu trong các luận văn thạc sĩ luật học như: luận văn 7ô¡ giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong luật hình su Việt Nam của tác giả Doan Thị Vân bảo vệ tại Khoa Luật Dai học quốc gia Hà Nội năm 2015; luận văn Toi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hô Chi Minh của tác giả Nguyễn Đình Đông Quân bảo vệ tai Học viện Khoa hoc xã hội năm 2017; luận văn 7ô¡ giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong Bộ luật hình sự năm 2015 của tắc giả Trần Anh Duy bảo vệ tại Trường Đại học Luật

Hà Nội năm 2019

Ở các công trình nghiên cứu này, tác giả đã dựa trên những vấn đề lý luận chung trong các giáo trình, sách chuyên khảo và nhiều nguôn tài liệu để nghiên cứu chuyên sâu hơn về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ Từ đó họ so sánh quy định trong BLHS 2015 về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ với các BLHS của Việt Nam những năm về trước đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm và có những kiến nghị rất sâu sắc.

Ngoài ra, trên những tạp chí chuyên ngành luật, cũng có nhiều bài báo nghiên cứu về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ được đăng tải như: bài “Tội giết con mới đẻ trong pháp luật hình sự Việt Nam” của tác giả Phạm Văn Báu đăng trên Tạp chí Luật học sé 2 năm 2000; bai “Một số van dé cần chú ý khi áp dung tội giết con mới dé trong bộ luật hình sự năm 1999” của tác giả Đặng Thị Thu Hiền đăng trên Tạp chí dân chủ và pháp luật số chuyên đề 07 năm 2010; bài “Ban về dấu hiệu cau thành tội giết con mới đẻ theo Điều 94 Bộ luật hình sự năm 1999 và một số vấn đề cần lưu ý khi định tội danh” của tác giả Trần Minh Hưởng đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 22 năm 2010; bài “Một số nhận thức lý luận về tội giết người hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong Bộ luật Hình

Trang 8

sự” của tác giả Đặng Thu Hiền, Đặng Trần Hùng đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 18 năm 2016; bài “Giết hay vứt bỏ con mới đẻ” của tác giả Đinh Văn Quế đăng trên Tạp chí Luật sư Việt Nam số 6 năm 2020

Các bài tạp chí này tuy vẫn đa phần mang tính chất lý luận, nhưng đã thể hiện được những quan điểm khác nhau của mình đối với tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ Mỗi bài đăng đều bộc lộ sự tâm huyết tìm tòi, nghiên cứu của các tác giả để làm rõ một số van đề vướng mắc còn tôi tại trong tội này khiến người đọc dé dàng hình dung

Đây là những tài liệu vô cùng có ý nghĩa đối với áp dụng pháp luật trong thực tiễn xét xu tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ cũng như hoạt động nghiên cứu của nhóm chúng em Tuy nhiên, các công trình trên đa phần là những công trình cung cấp các kiến thức lý luận chung trong khoa học pháp lý hình sự, phân tích các vấn đề cơ bản liên quan đến tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ hoặc có những công trình nghiên cứu về

tội phạm này theo quy định BLHS năm 1999.

Không chỉ vậy, trong các công trình khoa học này gần như chưa có nội dung nao đặt những quy định của pháp luật Việt Nam về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong tương quan so sánh với quy định của một số quốc gia trên thế giới và định hướng điều chỉnh hành vi của con người để giải quyết những van dé thực tiễn nảy sinh trong xã

hội cũng như trong công tác xét xử Hơn nữa, các đánh giá thực tiễn luôn được xác

định và giới hạn ở thời điểm hoặc giai đoạn nghiên cứu nhất định, như vậy một số đề xuất tương ứng có thé không còn gia tri tham khảo Vi vay, nhiệm vụ mới cua việc nghiên cứu, đánh giá thực tiễn xét xử tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ được đặt ra.

3 Mục tiêu của dé tài

Mục tiêu nghiên cứu của dé tài là đề xuất các kiến nghị để góp phần hoàn thiện quy định của BLHS Việt Nam về Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trên cơ sở nghiên cứu các quy định về tội phạm này trong luật hình sự một số quốc gia trên thế giới cũng

như đánh giá thực tiễn xét xử tội phạm này ở Việt Nam trong thời gian vừa qua.

Trang 9

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu 4.1 Đối twong nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong BLHS của Việt Nam; các quan điểm của các nhà khoa học về tội phạm này trong các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố; các số liệu, bản án về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ cũng như các quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ theo quy định pháp luật của một số nước trên thé giới như Nga, Nhật Bản, Canada và An Độ.

4.2 Phạm vi nghién cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ được quy định tại Điều 124 BLHS năm 2015 ở phạm vi không gian và thời gian nhất định Cụ thé:

Về không gian, đề tài nghiên cứu tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ qua các số liệu, bản án về tội phạm này được thu thập trong phạm vi cả nước.

Về thời gian, đề tài nghiên cứu tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ được quy định trong BLHS năm 2015, bên cạnh đó tiễn hành thu thập và tìm hiểu một số vụ án, bản án trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây (từ năm 2010 đến năm 2019)

5 Cách tiếp cận

Đề tài nghiên cứu tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ dưới góc độ luật hình sự Đề có thé làm rõ van đề, nhóm chúng em nghiên cứu tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ quy định tại BLHS năm 2015 đưới góc độ pháp lý cũng như cả trên thực tiễn Cu thé:

- Đề tài tiếp cận từ góc độ pháp lý đến thực tiễn, trong đó sẽ làm rõ khái niệm, các dau hiệu pháp ly được quy định tại BLHS năm 2015 về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ Sau đó liên hệ thực tiễn xét xử tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ thông qua việc nghiên cứu, bình luận một số bản án và làm rõ hơn những vướng mặc và bắt cập trong việc áp dụng quy định của pháp luật về tội phạm này.

- Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu những quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong BLHS năm 2015 của Việt Nam, sau đó có sự so sánh quy định về tội phạm này trong pháp luật của một số quốc gia khác dé rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Trang 10

Trước hết, dé tài sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa Mác — Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc nghiên cứu Đồng thời sử dụng một số các phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp bình luận, phương pháp thống kê

Trong đó phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp bình luận được sử dụng ở chương 1 dé nghiên cứu về van đề pháp lý của tội giết hoặc vứt bỏ con

mới đẻ theo quy định tại BLHS năm 2015.

Tiếp đó, dé tài sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp tong hợp, phương pháp bình luận ở chương 2 dé so sánh quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ theo quy định tại BLHS năm 2015 với pháp luật của một số quốc gia khác nhằm rút ra những điểm tương đồng và khác biệt Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Trang 11

Chương 1

TOI GIẾT HOẶC VỨT BO CON MỚI DE TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015

1.1 Dấu hiệu pháp lý của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ

Quyền sống là một quyền tự nhiên, cơ bản của con người Ở Việt Nam, quyền sông đã được Chủ tịch Hồ Chi Minh khang định ngay trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1945, thông qua việc nhắc lại một mệnh đề trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ: “Tat cả mọi người déu sinh ra có quyên bình dang Tạo hóa cho ho những quyên không ai có thể xâm phạm được; trong những quyên ấy, có quyền được sống, quyên tự do và quyên mưu cau hạnh phúc" Trong các bản Hién pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 về trước, quyền sống không được đề cập như một quyền cụ thể, mà chỉ được thể hiện thông qua các quyền bat khả xâm phạm về thân thé, tính mang, sức khỏe, danh dự, nhân pham của công dân Cho đến bản Hiến pháp năm 2013, quyền này được nêu trực tiếp trong Điều 19 và được gắn với sự bảo hộ pháp lý về tính mạng: “Mọi người có quyên sống Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ Không ai bị tước đoạt tính mạng trải luật” Ngoài quy định này, quyền sống hiện còn được bảo vệ qua một số điều khoản khác của Hiến pháp năm 2013 và trong một số đạo luật như: BLHS, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Chăm sóc giáo dục và bảo vệ trẻ

em và nhiêu văn bản dưới luật khác.

Như vậy, từ trước tới nay, quyền nhân thân, đặc biệt là quyền sống của con người luôn là đối tượng bảo vệ hàng đầu của pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật hình sự nói riêng Vì vậy, tất cả những hành vi xâm phạm đến tính mạng con người nói chung và trẻ em nói riêng thì cần thiết phải bị trừng trị nghiêm khắc bằng pháp luật

hình sự.

Người xưa có câu: “Hồ dit không ăn thịt con” Vậy mà có những người me lại nhẫn tâm tước đi mạng sống của những đứa trẻ do chính mình đẻ ra Tuy nhiên, có may ai thực sự muốn cướp mat cơ hội sống của đứa con mà ho đã mang nặng dé đau như thế Đôi khi, do hoàn cảnh khách quan bat đắc dĩ khiến họ phải đi tới quyết định cuối cùng như vậy BLHS năm 2015 quy định rõ ràng trách nhiệm hình sự của người mẹ có hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ Mặc dù hành động của họ xuất phát từ

Trang 12

những ly do đáng được cảm thông, nhưng vẫn phải khang định rằng đó là một tội ác

phải được pháp luật xử lý.

Do đó các nhà làm luật cũng đã cân nhắc một cách thấu đáo, kỹ lưỡng dé đưa ra những quy định hợp tình hợp lý nhất cho những trường hợp này Cụ thê được quy định tại Điều 124 BLHS năm 2015:

1 Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng né của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2 Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nê của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Từ quy định những đặc trưng cơ bản của điều luật, ta có thé rút ra khái niệm về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ như sau: “76i giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là hành vi của người mẹ do ảnh hưởng nặng né của tư tưởng lạc hậu hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong bảy ngày tuổi hoặc vứt bỏ con do mình đẻ ra trong bảy ngày tuổi dan đến hậu quả đứa trẻ chết ”

Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là trường hợp đặc biệt của tội giết người nên ngoài những dấu hiệu riêng sẽ có những dấu hiệu pháp lý tương tự với tội giết người BLHS năm 1985 trước đây quy định tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ chung với tội giết người và là CTTP giảm nhẹ của tội phạm này Theo khoản 4 Điều 101 về tội giết người, BLHS năm 1985 quy định: “Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng n của tu tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con moi đẻ hoặc vứt bo con mới đẻ dân đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai nam” Tuy nhiên, đến BLHS năm 1999, tội phạm này được tách ra thành một điều luật độc lập và giữ nguyên cho đến hiện nay.

Đề làm rõ những đặc trưng cơ bản của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, ta cần phân tích CTTP của tội danh, bao gồm 04 yếu tô đó là khách thể của tội phạm, chủ thể

của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm.

3 Trần Anh Duy (2019), Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong Bộ luật Hình sự năm 2015, Luận văn thạc sĩ,

Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.8

Trang 13

1.1.1 Dấu hiệu khách thể của tội phạm

Mỗi tội phạm đều được cấu thành bởi bốn yếu té cơ bản đó là khách thé của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm Yếu tố đầu tiên, khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự

bảo vệ và bị tội phạm xâm hại!

Khách thể bảo vệ của luật hình sự và khách thê của tội phạm tuy đều là quan hệ xã hội nhưng lại có sự khác nhau Khách thê bảo vệ của luật hình sự là các quan hệ xã hội được luật hình sự xác định cần bảo vệ, đó là những quan hệ xã hội nêu tại Điều 8 của

BLHS năm 2015 Chỉ khi quan hệ xã hội này bị xâm hại và hành vi xâm hại có tính

nguy hiểm đáng kê cho xã hội, bị coi là tội phạm thì quan hệ xã hội đó được coi là khách thể của tội phạm.

Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là trường hợp giảm nhẹ đặc biệt của tội giết người Do đó, tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ nói riêng và tội giết người nói chung là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm phạm đến khách thé là quyền sống của

con người Bên cạnh đó, tội phạm còn xâm phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội, đó làtình mâu tử thiêng liêng luôn được xã hội coi trọng và đề cao.

Đề xâm hại khách thé của tội phạm, thông thường hành vi phạm tội sẽ tác động đến đối tượng nhất định Tuy gần với khách thể nhưng đối tượng tác động của tội phạm khác khách thé của tội phạm Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm bị hành vi phạm tội tác động và qua đó gây thiệt hại hoặc đe

dọa gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ' Đối tượng tác động

của tội phạm gồm ba loại đó là con người, đối tượng vật chất và hoạt động bình thường của chủ thể.

Theo đó đối tượng tác động của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là con người, cụ thé là những đứa trẻ mới được sinh ra trong vòng 07 ngày tuổi và còn sống Nếu khi bị xâm hại, đứa trẻ đã qua 07 ngày tuôi thì không cấu thành tội này Khi đó người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội giết người theo quy định tại Điều 123 BLHS

Trang 14

Ví dụ: Vụ án mẹ giết con nhỏ gần 01 tuôi tại thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2013, chị N.T.H.A (26 tuổi, ngụ xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh) cùng với chồng là anh P.N.T kết hôn và có 01 con gái Đến năm 2014, do ghen tuông, T dọa ly hôn vợ Nghĩ thay hoàn cảnh quá túng quan, cha tai biến nặng, mẹ buôn bán gánh vác cả gia đình, ban thân lại bị thiếu máu não hồng cầu bam sinh, A nảy sinh ý định giết con rồi tự tử dé có thể tiếp tục làm mẹ con ở một thé giới khác Ngày 16/10/2014, khi cháu bé mới gan 1 tuổi, A dùng gối đè mạnh vào mặt và mũi con trong khi cháu bé đang ngủ làm cháu bé ngạt thở chết Sau đó A lấy dao lam cắt mạnh vào cổ tay và cô chân mình Máu chảy ra ít, A tiếp tục treo cô bằng sợi dây điện quấn vào cửa số, đồng thời siết chat day điện nhưng không chết.5

Trong vụ việc này, ban thân A cũng có những lí do đặc biệt, hoàn cảnh éo le màgiêt con mình Tuy nhiên cháu bé đã gân 1 tuôi nên hành vi nay của A câu thành tội

giết người và bị tuyên 09 năm tù giam.

1.1.2 Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm

Tội phạm nào khi xảy ra cũng đều có những biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thé giới khách quan mà chúng ta có thể nhận biết được Những biểu hiện đó được tổng hợp tạo thành mặt khách quan của tội phạm Như vậy, mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm bao gom những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc ton tại bên ngoài thé giới khách quan”

Mặt khách quan của tội phạm bao gồm những dấu hiệu sau: hành vi khách quan của tội phạm (hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội); hậu quả thiệt hại (thiệt hại mà hành vi khách quan của tội phạm đã gây ra hoặc đe dọa gây ra cho khách thê của tội phạm); mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả thiệt hại; các biéu hiện bên ngoài khác của tội phạm (thời gian phạm tội, dia điểm phạm tội, phương tiện phạm tội,

hoàn cảnh phạm tội, công cụ phạm tội ).

° Mẹ giết con nhỏ deo đăng ban án lương tâm tại địa

chỉ:https://tuoitre.vn/me-giet-con-nho-deo-dang-ban-an-luong-tam-968073.htm, (truy cập lúc 23h35” ngày 29/01/2021)

7 Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Phan chung, Nxb Công an nhân dân,

Hà Nội, tr.116

Trang 15

Dé phân tích, làm sáng tỏ mặt khách quan của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ theo quy định tại Điều 124 của BLHS năm 2015, ta đi sâu phân tích những dấu hiệu

Thứ nhât, vê hành vi khách quan: hành vi nói chung cũng nhự hành vi khách quancủa tội phạm nói riêng được hiếu là biêu hiện của con người ra bên ngoài thê giới

khách quan dưới hình thức cu thé nhằm đạt mục đích có chủ định va mong muốn.Š

Theo luật hình sự Việt Nam thì hành vi khách quan của tội phạm có những đặc

điểm: tính gây thiệt hại cho xã hội, tính được quy định trong luật hình sự và tính có ý thức và ý chí Đối với tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, hành vi khách quan của tội phạm gây nguy hiểm cho xã hội chính là những hành vi có khả năng xâm hại tới mạng sống của những đứa trẻ mới sinh BLHS năm 2015 đã tách riêng hai hành vi độc lập đó là giết và vứt bỏ con mới đẻ với những khung hình phạt khác nhau.

Hành vi giết con mới đẻ được hiểu là hành vi của người mẹ cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng của đứa trẻ mới sinh trong 7 ngày tuổi Hành vi này vừa có thé được biểu hiện dưới hình thức hành động phạm tội như bóp mũi, bóp cô cho ngạt thở; thả con từ trên cao xuống; dìm xuống nước; đánh đập vừa có thể được biểu hiện

dưới hình thức không hành động phạm tội như không chăm sóc cho con, không chocon bú dân đên đứa trẻ chết.

Vị dụ 1: A (21 Tuổi), sinh được một bé gái là cháu B, khi sinh ra cháu B bi di tật

quá nặng, do không muốn con khổ cũng như gia đình chăm sóc vất vả, chị A đã lấy tay bịt mũi cháu B dẫn đến ngạt thở Trong ví dụ này, hành vi khách quan ma A đã thực hiện là dùng tay bịt mũi làm ngạt thở con mình, gây nên cái chết cho cháu bé Hành vi này được thực hiện bằng hình thức hành động phạm tội.

Vị dụ 2: Chị T (30 tuổi), vừa sinh được một bé gái là Y Khi vừa sinh cháu Y, chị T nhận được tin chồng mình gặp tai nạn qua đời Quá đau buồn vì mất chồng, cùng những áp lực khi sinh, chị T rơi vào tình trạng trầm cảm sau sinh Nghĩ một mình mình trên đời không đủ khả năng để nuôi con do gia đình khó khăn, chị quyết định để hai mẹ con “đi chung với bố” Chị không ăn uống gi trong suốt 05 ngày liền và cũng không cho con bú, không chăm sóc đứa trẻ, dẫn đến hậu quả đứa trẻ do không chịu

8 Trường Đại học Luật Hà Nội, (2019), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Phan chung, Nxb Công an nhân dân,

Hà Nội, tr.118

Trang 16

được mà chét, con chi thì bi kiệt sức, phải đưa vào viện cap cứu Trong ví dụ này, hành

vi khách quan mà T đã thực hiện được thể hiện dưới dạng không hành động phạm tội.

Hành vi vứt bỏ con mới đẻ được hiệu là hành vi của người me tách đứa trẻ mớisinh trong 07 ngày tuôi ra khỏi sự chăm sóc, nuôi dưỡng của mình Hành vi này luônđược thực hiện dưới hình thức hành động phạm tội như vứt con ngoài công chùa, khu

dân cư, trong bệnh viện hay ngoài đường phó

Ví dụ: Chị K (23 tuổi), do chồng chị đã mat và bản thân mắc bệnh hiểm nghèo không sống được lâu, gia đình cũng không có điều kiện nuôi dưỡng con mình, chị quyết định bỏ con mình mới sinh được 06 ngày tuổi ở bên đường ít người qua lại Tuy nhiên do di truyền căn bệnh của chị nên khi sinh ra cháu bé đã có dấu hiệu nguy kịch Do không được cấp cứu kịp thời, cháu bé đã tử vong sau đó vài giờ Hành vi khách quan mà chị K thể hiện là hành động vứt bỏ cháu bé ngoài đường, tuy bản thân cháu bé đã bị bệnh nhưng việc chị K vứt bỏ cháu bé cũng là lí do dẫn tới cái chết của cháu.

Thứ hai, về hậu quả thiệt hại: hậu quả thiệt hại là các thiệt hai do hành vi khách quan gây ra cho quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự và cũng là khách thé của tội phạm.”

Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ theo quy định của BLHS năm 2015 là tội có CTTP vật chất nên hậu quả thiệt hại là dấu hiệu bắt buộc được quy định trong CTTP Hậu quả của tội phạm này là dạng thiệt hại về thé chất, đứa trẻ chết Khi hậu quả xảy ra, tội phạm sẽ được coi là hoàn thành Đứa trẻ có thể chết do hành vi của người mẹ hoặc có thể là vì những nguyên nhân khác như bị côn trùng cắn, súc vật căn, đói rét Tuy nhiên, nói tội phạm có CTTP vật chất thì điều đó không có nghĩa là chỉ khi nào hậu quả xảy ra thì hành vi mới cấu thành tội phạm Nói một tội có CTTP vật chất, điều này chỉ khăng định rằng chỉ khi nào hậu quả thiệt hại xảy ra thì tội phạm đó sẽ được xác định ở giai đoạn tội phạm hoàn thành Đối với tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, nếu hậu quả đứa trẻ chết không xảy ra thì tùy từng dạng hành vi, người mẹ tùy từng trường hợp có thê vẫn bị truy cứu TNHS về tội phạm này Cụ thể: Đối với hành vi giết con mới đẻ, nếu đứa trẻ chưa chết, người mẹ có thê bị truy cứu TNHS về tội phạm này ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc giai đoạn phạm tội chưa đạt tùy theo hành vi họ đã

? Trường Dai học Luật Hà Nội, (2019), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Phan chung, Nxb Công an nhân dân,

Hà Nội, tr.127

Trang 17

thực hiện Ngược lại, đối với hành vi vứt bỏ con mới đẻ bắt buộc phải có hậu quả đứa trẻ đã chết thì hành vi mới có thể CTTP Trường hợp vứt bỏ mà đứa bé không chết, tức là hậu quả không xảy ra thì hành vi của người mẹ không cấu thành tội phạm này.!9

Thứ ba, khi nghiên cứu về tội phạm, ta phải nghiên cứu đến mỗi quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội va hậu quả thiệt hại Mối quan hệ đó được thể hiện như sau: hành vi khách quan phải xảy ra trước hậu quả vé mặt thời gian; hành vi khách quan độc lập hoặc trong sự tổng hợp với một hoặc nhiễu hiện tượng khác phải chứa đựng khả năng thực tế làm phat sinh hậu qua thiệt hai; hậu quả thiệt hại đã xảy ra là sự hiện thực hóa khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi khách quan |!

Vi dụ vụ việc như sau: Sản phụ đẻ rớt rồi nhét con vào túi nilon cột chặt

Khoảng 11h30 ngày 24/3, bệnh viện Từ Dũ (thành phố Hồ Chi Minh) tiếp nhận sản phụ có tên L.T.P.T (26 tuổi, quê ở Phú Yên, tạm trú tại quận 8, thành phố Hồ Chí Minh) đến khoa Cấp cứu nói rằng mình sắp chuyền da Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện sản phụ này bị cháy máu vùng đưới nên chuyên lên khoa Sinh Tại đây, bác sĩ phát hiện chị T đã sinh rồi, chi còn dây rén và bánh nhau nhưng không thay em bé au khi các bác sĩ tra hỏi, sản phụ T khai đã sinh con ở nhà vệ sinh công cộng bến xe buýt gan chợ Thái Binh (Quan 1) Theo lời chi T., lúc 11h15, chi đẻ rớt bé trai nặng 4kg Sau đó, chi lay day ron quan cô con 3 vòng, bọc bé trong 2 áo cho vào túi nilon cột chặt miệng, bỏ vào ba lô rồi đi xe ôm vào bệnh viện Khi nữ hộ sinh lay bé ra, moi người hốt hoảng khi thay em bé tím ngắt, tim ngừng đập, dây rốn quấn nhiều vòng quanh cô Cháu bé được chuyên ngay đến Khoa Dưỡng nhi dé các bác sĩ có gắng hồi sức tích cực Tuy nhiên, bé đã tử vong vào 13h30 ngày 25/3 Được biết, chị T đã có chồng và một con, do hoan cảnh khó khăn chị không thể nuôi thêm con, nên đã nhẫn

tâm bỏ con theo cách trên !

Trong vụ việc nói trên, cháu bé sau khi sinh ra van còn sống, hành vi dùng dây rốn quấn nhiều vòng quanh cô, sau đó bỏ cháu bé vào trong túi nilon buộc chặt rồi bỏ vào balo là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng tím tái do suy hô hấp cấp dẫn đến hậu

10 Nội dung này sẽ được nhóm tác giả giải thích rõ hơn khi phân tích về lỗi của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ

Trang 18

quả tử vong của cháu bé Do đó người mẹ tên L.T.P.T phải chịu TNHS đối với hành vi

của mình.

Thực tiễn cho thấy, trong một sé trường hop hau qua thiệt hai thực tế đã xảy ra, nhưng không phải do hành vi trái pháp luật đã thực hiện ma do những nguyên nhân

khác Ví dụ trong trường hợp trẻ mới sinh ra còn sống nhưng sau đó bị tử vong do bệnh lý hay không được chăm sóc chu đáo do điều kiện khách quan, nên việc xác định vấn đề quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả thiệt hại là điều kiện cần thiết, tránh bỏ lọt người phạm tội cũng như làm oan người vô tội.

1.1.3 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là người có NLTNHS bao gồm năng lực nhận thức, năng lực điều khiển hành vi theo đòi hỏi của xã hội và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm theo luật định khi thực hiện hành vi phạm tội!? Như vậy dé làm rõ về chủ thé của tội phạm cần nghiên cứu, trước hết cần làm rõ van đề về NLTNHS.

Trong BLHS năm 2015 quy định chủ thê của tội phạm có thê là cá nhân hoặc pháp nhân thương mại Tuy nhiên với tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ quy định tại Điều 124, chủ thé của tội giết hoặc vứt bỏ con mới dé chỉ có thé là cá nhân.

NLTNHS là khả năng của cá nhân có thé phải chịu các biện pháp TNHS khi thực

hiện hành vi trái pháp luật hình su'* NLTNHS được xác định trên cơ sở năng lực lỗi

(năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vI) và độ tuôi Năng lực nhận thức

được thê hiện ở khả năng tự nhận thức được tính gây thiệt hai của hành vi hay ý nghĩa xã hội của hành vi Năng lực điều khiển hành vi thê hiện ở khả năng tự kiểm soát, điều chỉnh hành vi, thực hiện hành vi phù hợp với đòi hỏi của xã hội, của pháp luật Về bản chất, đây là năng lực gắn với cá nhân, không phụ thuộc vào sự điều chỉnh của pháp luật Tuy nhiên, dé xác định một chủ thé phải chịu TNHS, năng lực lỗi mới chỉ là điều kiện cần, ngoài ra, chủ thể còn phải thỏa mãn mức tuôi chịu TNHS Thông thường, con người đều có năng lực nhận thức và năng lực điều khiến hành vi theo đòi hỏi của xã hội khi đạt độ tuổi nhất định.

Trong BLHS năm 2015 không quy định cụ thé về vẫn đề có NLTNHS mà chỉ quy định về tình trạng không có NLTNHS tại Điều 21 và tuổi chịu TNHS tại Điều 12 Tại

1 Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật Hinh sự (Phân chung), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội,

'4 Nguyễn Ngọc Hòa (2015), T6i phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.69

Trang 19

Điều 21 BLHS năm 2015 quy định: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi dang mắc bệnh tâm than, một bệnh khác làm mắt khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự" Tình trạng không có NLTNHS được xác định dựa trên hai dấu hiệu: y học (mắc bệnh) và tâm lý (không có hoặc không còn năng lực nhận thức hoặc điều khiển hành vi) Chỉ khi đáp ứng đủ hai điều kiện trên thì một người mới bị coi là trong tình trạng không có

NLTNHS Bên cạnh đó, BLHS năm 2015 còn quy định trường hợp tình trạng năng lực

TNHS hạn chế Đây là những trường hợp do mắc bệnh nên năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi của chủ thé bị hạn chế Bản thân chủ thé thuộc trường hợp này không thuộc trường hợp không có điều kiện dé có lỗi tuy nhiên do tình trang năng lực lỗi hạn chế dẫn đến làm hạn chế mức độ lỗi của họ Trường hợp này được BLHS năm 2015 quy định tại Điều 51 về các tình tiết giảm nhẹ TNHS.

Năng lực lỗi được hình thành thông qua quá trình tự nhận thức và giáo dục của cá

nhân, do đó, năng lực nay có sự phụ thuộc nhất định vào tuổi nhưng không đồng nhất với tuổi chịu TNHS Pháp luật của các quốc gia thường quy định tuổi chịu TNHS cao hon so với tuôi cho phép người bình thường có năng lực nhận thức va năng lực điều khiển hành vi.!Š Từ đó, mặc dù BLHS không quy định trực tiếp về NLTNHS nhưng với việc quy định rõ về tuổi chịu TNHS tại Điều 12 thì có thể hiểu khi đạt đến độ tuôi chịu TNHS trong BLHS quy định thì chu thể đó mặc nhiên được coi là có năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi theo đòi hỏi của xã hội, trừ một số các trường hợp đặc biệt do mắc bệnh mà không có được khả năng đó.

Van đề tuổi chịu TNHS được quy định rõ tại Điều 12 BLHS năm 2015 Trong đó, tại khoản 1 quy định: “Người từ du 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS vỀ mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật có quy định khác.” Như vậy có thê hiểu cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm với mọi tội phạm trừ trường hợp một số tội phạm được Bộ luật quy định khác về tuổi chịu TNHS như tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146); Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147) Đây là các tội quy định chủ thé của tội phạm phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên Theo Điều 124 BLHS năm 2015 về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, điều luật không dé cập đến một độ tuôi cụ thé mà khi đạt đến độ tudi đó, chủ thé phạm tội phải

15 Nguyễn Ngọc Hòa (2015), Tôi phạm và cau thành tội phạm, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2015, tr.74

Trang 20

chịu TNHS đối với tội phạm này Từ đó, có thể hiểu, chủ thê phạm tội của tội giết hoặc vứt bỏ con mới dé là người phải từ đủ 16 tuổi trở lên.

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 12 quy định về trường hợp các tội có tuổi chịu TNHS là từ đủ 14 tuôi đến dưới 16 tuổi Điều luật trên quy định TNHS được đặt ra với người từ đủ 14 tuôi đến đưới 16 tuổi đối với các tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm

đặc biệt nghiêm trọng được quy định tại một số các điều luật trong BLHS Có thé thay,

thứ nhất, tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ thuộc tội phạm ít nghiêm trọng căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 BLHS năm 2015 quy định về phân loại tội phạm Thứ hai, trong các điều luật mà chủ thể từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 không có tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124) Do đó, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu TNHS về tội phạm này.

Tuy nhiên, với tình hình phát triển về mặt tâm sinh lý và van dé phổ cập giáo dục giới tính cho giới trẻ hiện nay, có thé thay xu hướng chủ thể của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ đang ngày càng trẻ hóa Bên cạnh đó, tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ thuộc tội phạm ít nghiêm trọng Do đó, tùy trường hợp, chủ thê phạm tội này nếu chưa đủ 18 tuổi có thể được xem xét để miễn TNHS Tại điểm a khoản 2 Điều 91 BLHS năm 2015 quy định: “Đối với chủ thể từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ tội phạm quy định tại các diéu 134, 141, 171, 248, 250, 251 và 252 cua Bộ luật nay và có nhiéu tinh tiét giảm nhẹ, tu nguyện khắc phục phân lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 Bộ luật này, thì có thể được miễn TNHS.”

Ngoài NLTNHS, chủ thé của một số tội phạm còn đòi hỏi thêm dấu hiệu đặc biệt khác vi chủ thé chỉ có thé thực hiện được hành vi phạm tội của những tội này khi có những dấu hiệu d6!° Chủ thé của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là chủ thê đặc biệt Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 124 BLHS năm 2015 quy định chủ thé của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là “Người mẹ nào” Ở đây, hiểu cụm từ “Người mẹ nào” là nữ giới, là người trực tiếp sinh ra nạn nhân Trong trường hợp một người khác không phải là người mẹ sinh ra đứa trẻ đó như người bố, mẹ nuôi, bố nuôi, họ hàng, hàng xóm thực hiện hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ thì không phải chủ thể của tội

phạm trên.

16 Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trinh Luật Hình sự Việt Nam (Phan chung), Nxb Công an nhân

dân, Hà Nội, tr.143

Trang 21

Ví dụ vụ án như sau: Đạt và chị Nguyễn Thị H (SN 1996) trú tại huyện Nghi Lộc,

tỉnh Nghệ An làm công nhân cho một công ty trên địa bàn quen biết và dần có tình cảm với nhau Ngày 19/12/2018, Đạt kết hôn với chị H 3 tháng sau, chị H sinh hạ được một bé gái Sau một thời gian, Đạt nghi chị H lấy của mình số tiền là 500.000 đồng nên hai người xảy ra xô xát Sau đó, chi H buôn bã bỏ ra sân trước cửa nhà bếp đứng khóc Đạt bỏ vào phòng ngủ Trong lòng vừa bức xúc việc bị mắt tiền, vừa nghỉ ngờ đứa con gái được 07 ngày tuôi không phải là con ruột của mình, Đạt lạnh lùng bế con gái đi ra và ném xuống giếng nước của gia đình Khi phát hiện sự việc, gia đình và hàng xóm nhảy xuống vớt song cháu bé đã tử vong Nguyên nhân bé gái tử vong được

xác định là do ngạt nước Ngày 31/7/2019, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên tòa hình sự

sơ thâm xét xử bị cáo Trương Văn Đạt (SN 1997) trú tại thôn Đồng Ban, xã Đồng Hợp, huyện Quy Hợp về tội giết người !7

Trong vụ việc trên, mặc dù người phạm tội có hành vi là ném đứa trẻ mới sinh

trong 07 ngày tuôi xuống giếng dẫn đến việc đứa trẻ đó tử vong nhưng người phạm tội là bố đẻ của nạn nhân, không phải là người mẹ trực tiếp sinh ra đứa trẻ nên trong vụ việc trên Tòa án xét xử người phạm tội với tội danh giết người.

Tuy nhiên, không phải bất kì chủ thê “Người mẹ nào” cũng là chủ thể của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ theo quy định tại Điều 124 Chủ thé “Người mẹ nào” trong CTTP của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ phải thỏa mãn hai điều kiện: Một là, phải mới sinh con trong vòng 07 ngày Hai là, chịu ảnh hưởng nặng né của tư tưởng lạc hậu hoặc bị hoàn cảnh khách quan đặc biệt khác chi phối.

Trước hết, chủ thê của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ được pháp luật quy định là

người mẹ mới sinh con trong 07 ngày — đây là khoảng thời gian người mẹ dễ mang

tâm lý bat 6n, tinh than không ôn định sau sinh, có thé là tram cảm sau sinh hoặc rối loạn về tâm lý, tâm thần do chưa thích nghi được với hoàn cảnh Và chính điều đó làm người me dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài gây nên ức chế về tinh than dan đến việc thực hiện hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ Hay nói cách khác, trong khoảng thời gian trên, sự tác động của các yếu tố khách quan làm hạn chế khả năng kiểm soát, điều khiển hành vi của người mẹ Do đó, pháp luật quy định chủ thê trên

được chịu TNHS giảm nhẹ do hành vi mình gây ra là hợp lý.

!7 20 năm tù cho người cha ném con gái 7 ngày tuổi xuống giếng tại

https://congannghean.vn/gia-dinh-xa-hoi/201908/20-nam-tu-cho-nguoi-cha-nem-con-gai-7-ngay-tuoi-xuong-gieng-868475/ (truy cập lúc 6h30” ngày07/02/2021)

Trang 22

Ngoài ra, một yếu tố khác gắn liền với chủ thê của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là bị ảnh hưởng nặng né của tu tưởng lac hau hoặc bi hoàn cảnh khách quan đặc biệt chi phối Cho đến nay, chưa có văn bản pháp luật nào hướng dẫn cụ thé về yếu tố chịu ảnh hưởng nặng nè của tư tưởng lạc hậu hay hoàn cảnh khách quan đặc biệt Trong thực tiễn xét xử, việc xác định yếu tổ ảnh hưởng bởi tư tưởng lạc hậu hay xác định hoàn cảnh khách quan đặc biệt chưa có sự thống nhất, đồng bộ Trong Nghị quyết số 04-HDTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986 hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của BLHS, đưa ra một số ví dụ mô tả hai dấu hiệu trên: “Người mẹ nào chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu (như: khiếp sợ trước dư luận chê bai về việc mang thai và đẻ con ngoài giá thú, hoặc trước dư luận khắc nghiệt của nhà chồng cho đẻ con gái là tai họa ) hoặc bị hoàn cảnh khách quan đặc biệt chi phối

(như: đứa trẻ sinh ra có dị dạng )'Š” Tư tưởng lạc hậu là tư tưởng sản sinh ra trong

xã hội cũ, còn tồn tại trong xã hội mới, đồng thời là những tư tưởng phản tiễn bộ nảy

sinh trong quá trình xây dựng xã hội mới'? Đây là những tư tưởng hình thành từ xa

xưa, còn tồn tại đến ngày nay và không còn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay Có thé kế đến như tư tưởng trọng nam khinh nữ, mê tín dị đoan, hủ tục “Sinh đôi giết một???, hủ tục “Chửa hoang trong rừng?!”, hủ tục “Chôn sống con?”” Những tư tưởng, hủ tục lạc hậu trên tồn tại một cách “thâm căn cô đế” trong tiềm thức của người dân tại một số vùng hẻo lánh hoặc khu vực có mức độ pho cập giáo duc chưa cao Những điều này gây tác động tiêu cực đến tinh thần của người mẹ - đối tượng vốn đã bị áp lực về tâm lý sau sinh như gây tâm lý hoang mang, sợ hãi, ám ảnh, không tự chủ, không được tự do về mặt ý chí và điều này như một động cơ làm thúc day hanh vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ của người mẹ và những hoàn cảnh khách quan đặc biệt chi phối có thê là điều kiện kinh tế không đủ chỉ trả cho việc nuôi con, sức khỏe thể chất và tinh thần không được ồn dinh

'8 Chương 2 Điều 1 điểm b Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NG ngày 29/11/1986 hướng dẫn áp dụng một số quyđịnh trong phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự

!9 Tìm hiểu nội dung Điều 124 BLHS năm 2015 về “Tội giết hoặc vứt bỏ con mới dé tại:

https://conganquangbinh gov vn/tim-hieu-noi-dung-dieu-124-blhs-nam-2015-ve-toi-giet-hoac-vut-bo-con-moi-đe/ (truy cập lúc 19h21” ngày 09/02/2021)

20 Khắc nghiệt "sinh đôi giết một" tại: https://tuoitre.vn/khac-nghiet-sinh-doi-giet-mot-612555.htm (truy cập lúc

19h30” ngày 09/02/2021)

?!Sinh con trong rừng sâu vì hủ tục tại:

https://dantri.com.vn/tinh-yeu-gioi-tinh/sinh-con-trong-rung-sau-vi-hu-tuc-1182229858.htm (truy cập lúc 20h10” ngày 09/02/2021)

Vu chôn sống con: Luật nhân văn với người mẹ ra sao? tại:

https://plo.vn/ban-doc/vu-chon-song-con-luat-nhan-van-voi-nguoi-me-ra-sao-773467.html (truy cập lúc 21h17” ngày 09/02/2021)

Trang 23

Ví du vụ án như sau: Điều Thị Ánh X, sinh năm: 1990 là người dân tộc Châu Ro, X có chồng và 03 con gái X hiện đang làm công nhân tại Công ty TNHH H, địa chỉ: Khu Công nghiệp B, xã S, huyện T, tỉnh Đồng Nai Khoảng thang 9/2018, X phát hiện mình có thai nhưng X không nói cho gia đình biết Vào khoảng 15 giờ 15 phút ngày 11/3/2019, trong lúc X đang làm việc tại công ty thì X thấy đau vùng thắt lưng, X đi vào nhà vệ sinh và ngồi được khoảng 10 phút thì sinh được một bé trai nặng khoảng 2,9 kg, cháu bé còn sống Lúc này X thay minh sinh con đột ngột, tam trang bối rối, nghĩ hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn không nuôi được con và sợ ảnh hưởng đến

việc làm tại Công ty nên X nảy sinh ý định từ bỏ đứa con vừa sinh X nhặt 01 sợi dây

vải thun mau trắng dai 47 cm có sẵn trong thùng rác nhà vệ sinh quan vào cô cháu bé 02 vòng xiết rồi buộc lại Sau đó, X bỏ cháu bé vào bịch nylong trong thùng rác và buộc túm lại rồi quay lại làm việc bình thường Đến khoảng 16 giờ 25 phút cùng ngày, chị Nguyễn Thị L là công nhân tạp vụ trong công ty thấy bịch nylon trong thùng rác cột tum lại nên mở ra xem thì phát hiện cháu bé, lúc này cháu bé đã chết Tòa án tuyên bố bị cáo Điều Thị Anh X phạm tội giết con mới đẻ theo quy định khoản 1 Điều

124 BLHS năm 2015.

Trong vụ việc trên, Điều Thị Ánh X đã phạm tội giết con mình vừa mới sinh ra đồng thời được xem xét ở tình tiết do bị hoàn cảnh khách quan đặc biệt chi phối - Ở đây là ảnh hưởng bởi tâm lý bất ồn sau sinh cùng với hoàn cảnh kinh tế khó khăn và điều kiện công việc không thể nuôi đứa trẻ nên X đã thực hiện hành vi giết đứa trẻ mới

Tuy nhiên, trong thực tiễn, cần xem xét kỹ từng trường hợp, tình huống cụ thê để có thê xác định mức độ anh hưởng của yếu tô khách quan đối với hành vi của người phạm tội từ đó làm căn cứ cho việc định tội Tức ở đây cần xem xét đến mức độ ảnh hưởng của hoàn cảnh đặc biệt hoặc tư tưởng lạc hậu tác động lên người phạm tội khiến

họ thực hiện hành vi phạm tội.

Bên cạnh đó, không phải bất kỳ hoàn cảnh khách quan nào người mẹ thực hiện hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ đều phạm tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ quy định tại Điều 124 Nhà làm luật xây dựng tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ dé áp dụng

với chủ thê đặc biệt là người mẹ trực tiêp sinh ra nạn nhân và đang ở trong hoàn cảnh

?3 Ban án 95/2019/HSST ngày 21/06/2019 về tội giết con mới đẻ của Tòa án nhân dân huyện Trảng Bom, tỉnhĐồng Nai

Trang 24

túng quan, đường cùng tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội nên mới gây ra hành vi phạm tội Do đó, cần phải xem xét kỹ càng dấu hiệu về chủ thé dé định tội Với các

trường hợp không phải bị ảnh hưởng bởi tư tưởng lạc hậu hay không do hoàn cảnh khách quan đặc biệt chi phối (ví dụ như giết con vì giận chồng, vì sợ bị phát hiện ngoại tình ) thì không cấu thành tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ.

Ví dụ vụ việc như sau: Chị T và chồng kết hôn với nhau được 2 năm Trong thời gian chị T mang thai, chị T nghi ngờ chồng ngoại tình nên hai người thường xuyên xảy ra mâu thuẫn Ngày chị T sinh con, chồng chị vì đi công tác nên không có mặt tại bệnh viện để chăm sóc, điều này khiến chị T bực tức với chồng Với lý do đó cộng với những mâu thuẫn đã có từ trước, chị T nảy sinh ý định giết con đề trả thù chồng Chị T bôi thuốc độc vào đầu ti rồi cho con bú Đứa trẻ chết ngay sau đó vì trúng độc.

Trong vụ việc trên, việc người mẹ giết con mới đẻ không xuất phát từ việc bị ảnh

hưởng bởi tư tưởng lạc hậu hay hoàn cảnh khách quan đặc biệt, trong đó, lý do vì mâu

thuẫn với chồng không phải lý do chính đáng để người mẹ thực hiện hành vi giết con mới đẻ Do đó, trường hợp trên sẽ không phải hành vi giết con mới đẻ được quy định trong tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, thay vào đó là tội giết người.

Có thể nói, mặc dù cùng là hành vi xâm hại tính mạng con người giống với tội giết người nhưng tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ có mức hình phạt nhẹ hơn so với tội giết người Điểm khác biệt trên nằm ở quy định về chủ thé Với tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, chủ thê phạm tội là chủ thể đặc biệt - người mẹ trực tiếp sinh ra nạn nhân

nhưng bị ảnh hưởng của tư tưởng lạc hậu hoặc do hoàn cảnh khách quan đặc biệt chi

phối Xét về mặt tình cảm, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, người mẹ Ít nhiều có tình

cảm với đứa trẻ mình mang nặng đẻ đau trong chín tháng mười ngày Không có người

mẹ nào thực sự nhẫn tâm giết hay vứt bỏ đứa con mình sinh ra Vì vậy, việc người mẹ thực hiện hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ có lẽ xuất phát từ một nguyên do đặc biệt nào đó Xét về mặt hành vi, những yếu tố như tư tưởng lạc hậu hay hoàn cảnh khách quan đặc biệt gây ảnh hưởng nhất định đến khả năng tự kiểm soát hành vi của chủ thể phạm tội Tức là xét về mặt nhận thức, chủ thé phạm tội nhận thức được tinh gây hại cho xã hội của hành vi nhưng bị hạn chế năng lực điều khiển hành vi do bị chỉ phối bởi các yếu tố mang tính chất khách quan Có thé nói, người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội trong hoàn cảnh năng lực điều khiến hành vi bị hạn chế Do đó, việc nhà làm luật quy định tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ như một trường hợp giảm nhẹ

Trang 25

đặc biệt so với tội giết người thê hiện tính nhân văn và nguyên tắc nhân đạo của pháp luật đôi với đối tượng là phụ nữ mới sinh con.

Nói tóm lại, chủ thé của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là người mẹ (người mẹ trực tiếp sinh ra nạn nhân) trong thời gian kể từ ngày sinh là 07 ngày, có dấu hiệu bị ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng lạc hậu hoặc do hoàn cảnh khách quan đặc biệt khác chi phối, có năng lực lỗi và từ đủ 16 tuổi trở lên.

1.1.4 Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm

Mặt chủ quan của tội phạm là diễn biến tâm lý bên trong của người phạm tội bao gồm lỗi, động cơ và mục đích phạm tội.

Nguyên tắc có lỗi là một trong những nguyên tắc đặc thù trong luật hình sự Việt Nam Trong đó, lỗi là cơ sở dé có thể buộc chủ thé phạm tội phải chịu TNHS về hành

vi có tính gây thiệt hai cua mình và hậu quả thiệt hai do hành vi đó gây ra Tại khoản 1

Điều 8 BLHS năm 2015 quy định về khái niệm tội phạm: “76i phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố y hay vô ÿ ” Do đó, lỗi là dâu hiệu phải được mô tả trong tất cả các CTTP.

Lỗi là thái độ tâm lí của con người đối với hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội của minh và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biéu hiện dưới hình thức cô ý hay vô ý?1 Đối với các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, lỗi của người phạm tội thường là lỗi cố ý Đối với tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, lỗi của ngừoi phạm tội luôn là lỗi có ý Lỗi cô ý được quy định tại Điều 10

BLHS năm 2015:

“Có ý phạm tội là phạm tội trong các trường hợp sau đây:

1 Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;

2 Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội thay trước hậu quả của hành vi đó có thé xảy ra, tuy không mong muốn những vẫn có ÿ

thức dé mặc cho hậu quả xảy ra.”

24 Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Phân chung, Nxb Công an nhân dân,

Hà Nội, tr.163

Trang 26

Lỗi cố ý trong BLHS năm 2015 được chia làm hai loại: Lỗi cố ý trực tiếp (khoản I Điều 10) và lỗi cỗ ý gián tiếp (khoản 2 Điều 10) Trong đó, việc phân loại lỗi được xác định dựa trên hai yếu tố: lí trí và ý chí.

Đối với Điều 124 BLHS năm 2015, mặc dù được quy định trong một điều luật nhưng về bản chất có hai tội phạm được mô tả Một là tội giết con mới đẻ với các dấu hiệu pháp lý được quy định tại khoản 1 Điều 124 BLHS năm 2015 Hai là tội vứt con mới đẻ với các dấu hiệu pháp lý quy định tại khoản 2 Điều 124 BLHS năm 2015 Đối với hai tội phạm này, lỗi của chủ thê là không hoàn toàn giống nhau.

Đối với tội giết con mới đẻ, lỗi của người phạm tội giống với lỗi của chủ thể trong tội giết người (Điều 123 BLHS năm 2015), đó là lỗi cố ý bao gồm lỗi cô ý trực tiếp và lỗi cô ý gián tiếp Về mặt lí trí, với cả hai loại lỗi, người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi hay nói cách khác là tính gây hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội từ hành vi của mình đồng thời thấy trước được hậu quả có thể xảy ra Ở đây, việc nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi được hiểu là khả năng nhận thức những tình tiết khách quan tạo nên tính gây thiệt hại cho xã hội của hành vi Đó có thé là những tình tiết thể hiện mặt thực tế của hành vi hoặc về điều kiện khách quan của hành vi như thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội như khi người me dùng dây quan cô đứa trẻ mới sinh, ném con mới đẻ từ tang cao của tòa chung cư? hay bỏ con ở lim cây, hỗ ga thì việc người mẹ sử dụng các công cụ, địa điểm có tính nguy hiểm với tính mang của trẻ sơ sinh như dây quấn vào cô, ném trẻ so sinh từ tang cao, vứt bỏ đứa trẻ ở những nơi nguy hiểm như hồ ga, rừng cây thé hiện người mẹ trong các trường hợp trên hoàn toàn nhận thức được tính nguy hiểm của hành vi mình đang thực hiện.

Việc nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi là tiền đề dé nhìn thấy trước hậu quả có thể xảy ra Bởi khi nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi đồng nghĩa với việc người phạm tội nhận thức được những tình tiết khách quan của hành vi từ đó có thể dự đoán được hậu quả có thể xảy ra từ hành vi của mình Ở trên, với vụ việc người mẹ dùng dây quan cổ đứa trẻ mới sinh, có thé thấy rang khi cam dây quan cô đứa trẻ, người mẹ hoàn toàn có thê ý thức được hậu quả xấu nhất có thể xảy ra là tinh mang của đứa trẻ bị tước đoạt hay việc vứt bỏ con ở hồ ga trong không khí nóng

25 Khởi tố vụ án mẹ ném con mới sinh ở chung cư Linh Đàm tại:

https://vov.vn/tin-nong/khoi-to-vu-an-me-nem-con-moi-sinh-o-chung-cu-linh-dam-829326.vov (truy cập lúc 9h45” ngày 11/02/2021)

Trang 27

bức ?°Có thé thấy người mẹ hoàn toàn có đủ khả năng dé nhận thấy được trước hậu quả rằng đứa bé khả năng cao sẽ tử vong khi ở trong môi trường đó nếu không ai cứu.

Về mặt ý chí, đối với hành vi giết con mới đẻ với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm

tội mong muốn hậu quả thiệt hại xảy ra Giả dụ như việc người mẹ cô ý bóp cổ, dùng

dây quấn cô làm đứa trẻ chết ngạt rồi vứt trong túi ni lông đen bỏ vào bồn cầu hay ném đứa trẻ từ tầng cao xuống Việc sử dụng công cụ và việc thực hiện hành vi thê hiện rõ mong muốn hậu quả đứa trẻ chết xảy ra Với trường hợp này, hậu quả xảy ra phù hợp với mong muốn của người phạm tội — tức là làm cho đứa trẻ chết.

Vụ việc ví dụ: Lê Thị M vì sợ gia đình trách mắng nên cô ta không dám lộ chuyện mình mang bau sắp tới ngày đẻ Vào khoảng 1 giờ sáng ngày 01/08/2013, M trở da, tự đi xuống nhà vệ sinh để sinh nở Sau khi kéo được đứa con ra ngoài, M đặt con bên cạnh rồi lay vòi nước rửa sạch máu Khi thay đứa con đã có dấu hiệu tim tái, vì quá Sợ hãi, M cho con vào túi bóng đen, vut ra ao phía sau nhà vì sợ bố mẹ biết chuyện sẽ bị la mắng, bị làng xóm láng giềng chê cười Đến 5 giờ sáng ngày 01/08/2013, ông D (ở xóm Thống Nhat, thon Dang Giang, xã Hòa Phú) khi đi vớt cá chết, rác rưởi trong dam

nuôi thả cá đã phát hiện túi nilong màu đen Trong túi đen, là một xác bé gái mới sinh

còn cả dây ron không được mặc quần áo, một miệng túi bi buộc bằng sợi dây cước, một đầu có gan chiếc đinh 5 phân Bằng các biện pháp nghiệp vu, cơ quan công an xác định, người ném hai nhi xấu số xuống đầm nuôi cá là Lê Thị M — mẹ đẻ của nạn

Ở vụ việc trên, xét về lí trí, Lê Thi M hoàn toàn có thé nhận thức được tính nguy hiểm của hành vi và thấy trước được hậu quả là đứa trẻ chết xảy ra vì việc cho đứa trẻ vào túi ni lông buộc chặt bằng dây cước và ném xuống ao một người bình thường hoàn toàn có thể nhận thức được khả năng đứa trẻ chết là chắc chắn Xét về ý chí, do bị áp

lực từ phía gia đình và làng xóm và tâm lý sợ hãi sau sinh, Lê Thị M có hành vi ném

đứa con mới sinh xuống ao Việc buộc túi nilong bằng dây cước làm ngăn cản việc đứa trẻ thở và thoát ra ngoài đồng thời ném đứa trẻ mới sinh xuống ao — là nơi nguy hiểm đối với trẻ mới sinh là hành vi thé hiện rõ mong muốn hậu quả đứa trẻ chết xảy

? Khởi tô người mẹ vứt bỏ con mới đẻ xuống hồ ga ở Hà Nội tai:

https://tuoitre.vn/khoi-to-nguoi-me-vut-bo-con-moi-de-xuong-ho-ga-o-ha-noi-20200630104814067.htm (truy cập lúc 10h10” ngày 01/02/2021)

27 Đau lòng chuyện nữ sinh ném con mới đẻ xuống ao tại:

sinh-nem-con-moi-de-xuong-ao0-134025.html?foclid=IwAR10zCZCmvGYq5-Oky6Ghcf3tnlsRdal DHReHurbQojvSNSarBv-3hzNywiI (truy cập lúc 18h45’ ngày 12/02/2021)

Trang 28

Song, xét về mặt tình cảm, có những người mẹ không thực sự mong muốn đứa con mình đẻ ra chết nhưng họ để mặc cho hậu quả đứa trẻ đó chết xảy ra Với trường hợp trên, lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý gián tiếp Khi ấy, dù hậu quả xảy ra không phù hợp với mục đích của họ nhưng họ chấp nhận hậu quả xảy ra.

Việc xác định lỗi trong nhiều trường hộp có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định tội danh Giống với tội giết người, tội giết con mới đẻ có CTTP vật chất Theo đó, tội phạm được xác định là hoàn thành khi hậu quả đứa trẻ chết xảy ra Khi tội giết con mới đẻ hoàn thành thì việc đặt ra van dé lỗi cé ý trực tiếp hay lỗi cố ý gián tiếp không cần thiết trong việc định tội vì trong trường hợp này, hậu quả chết người đã xảy ra tức là xét về góc độ pháp lý, hành vi đã thỏa mãn tất cả các dấu hiệu pháp lý được quy định trong CTTP nên dù thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi của mình

như thế nào thì tội danh của họ không thay đôi Tuy nhiên, việc xem xét dấu hiệu lỗi

khi hậu quả đứa trẻ chết không xảy ra lại có ảnh hưởng lớn đến việc xác định tội danh Trường hợp thứ nhất, nếu người mẹ thực hiện hành vi giết con mới đẻ với lỗi có ý trực tiếp thì dù đứa trẻ không chết, người mẹ vẫn bị truy cứu TNHS về tội giết con mới đẻ ở giai đoạn chuẩn bi phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt tùy theo hành vi khách quan mà chủ thể đã thực hiện Ở đây, xét về dấu hiệu lỗi, người phạm tội nhận thức được tính gây thiệt hại của hành vi đồng thời có ý thức thực hiện đến cùng dé đạt được mục dich là làm đứa trẻ chết, song, vì nguyên do nào đó ngoài ý muốn của người phạm tội mà hậu quả không xảy ra Có thể nói, dù hậu quả chưa xảy ra và chưa thỏa mãn hết các dau hiệu của CTTP nhưng người phạm tội vẫn phải chịu TNHS về tội giết con mới đẻ vi mong muốn cuối cùng của người phạm tội vẫn là hậu quả đứa trẻ chết, việc tội phạm không thực hiện được đến cùng là xuất phát từ nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người phạm tdi.

Trường hợp thứ hai, người phạm tội thực hiện hành vi giết con mới đẻ nhưng đứa trẻ chưa chết với lỗi có ý gián tiếp Nếu với tội cô ý trực tiếp dé cập đến van dé tội phạm hoàn thành và tội phạm chưa hoàn thành thì với tội cố ý gián tiếp chỉ có tội phạm hoàn thành Ở trường hợp này, người phạm tội sẽ không bị định tội giết con mới đẻ mà có thé sẽ phải chịu TNHS với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tốn hại đến sức khỏe của người khác nếu đáp ứng điều kiện được quy định trong điều luật Nguyên do bởi vì, nếu trong lỗi cô ý trực tiếp, sự lựa chọn hành vi phạm tội là sự lựa chọn duy nhất vì bản thân chủ thé mong muốn hành vi đó được thực hiện thì trong lỗi cố ý gián

Trang 29

tiếp, chủ thê lựa chọn hành vi phạm tội vì chủ thể chấp nhận hành vi đó — tức có sự lựa

chọn giữa hai khả năng: Một là khả năng hành vi thực hiện là hành vi phạm tội; Hai là

hành vi thực hiện không là hành vi phạm tội Sự chấp nhận hành vi phạm tội trong trường hợp lỗi có ý gián tiếp là trên cơ sở chấp nhận dấu hiệu nhất định của hành vi phạm tội, trong đó có hậu quả thiệt hại của hành vi? Như vậy, nếu người phạm tội thực hiện hành vi giết con mới đẻ với lỗi cố ý gián tiếp mà hậu quả đứa trẻ chết không xảy ra thì không thé buộc người phạm tội phải chịu TNHS đối với hậu quả chết người bởi điều này không năm trong mong muốn của họ và hậu quả trên cũng không xảy ra trên thực tế.

Về tội vứt bỏ con mới đẻ, lỗi của người phạm tội đối với hành vi vứt bỏ con mới đẻ chỉ có thé là lỗi có ý gián tiếp” Ở đây, theo quan điểm của nhóm chúng em, nếu xác định lỗi của chủ thé thực hiện hành vi vứt bỏ con mới đẻ với lỗi cố ý trực tiếp là không hợp lý Người mẹ phạm tội vứt bỏ con mới đẻ với lỗi cỗ ý trực tiếp tức là thực hiện hành vi vứt bỏ con mới đẻ với mong muốn đứa trẻ chết Trong trường hợp trên, theo quan điểm của nhóm chúng em, hành vi trên sẽ chuyển thành hành vi giết con mới đẻ Xét về hành vi, hành vi vứt con mới đẻ thực chất là một trong chuỗi hành động dé người phạm tội dat được mục đích là lam đứa trẻ chết Ở đây, hậu quả xảy ra phù hợp với mong muốn của người phạm tội Xét về tính nguy hiểm của hành vi, việc giết con mới đẻ với việc vứt bỏ con mới đẻ với mong muốn đứa trẻ chết về bản chất có tính nguy hiểm như nhau, trong đó, người phạm tội đều mong muốn hậu quả là đứa trẻ chết Ví dụ: Hành vi không cho con bú dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết và hành vi bỏ đứa trẻ ngoài đường với mong muốn đứa trẻ chết không khác nhau về tính chất và mức độ nguy hiểm, nên không thể coi trường hợp “không cho con bú” là giết con mới đẻ với khung hình phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm và “bỏ đứa trẻ ngoài đường với mong muốn đứa trẻ chết” là vứt bỏ con mới đẻ với khung hình phạt nhẹ hơn là phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.39

Theo quan điểm của nhóm chúng em, lỗi của người phạm tội với hành vi vứt bỏ con mới đẻ chỉ có thé là lỗi có ý gián tiếp Hành vi vứt bỏ con mới đẻ là việc người mẹ dé đứa trẻ cách xa khỏi sự chăm sóc của mình dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết Xét về lí

trí, giông với tội giêt con mới đẻ, người mẹ vứt bỏ đứa trẻ sơ sinh nhận thức rõ tính28 Nguyễn Ngọc Hòa (2018), Bình luận khoa học BLHS 2015 (phan các tội phạm), Nxb Tư pháp, tr.127

? Pham Văn Bau (2000), Tội giét con mới đẻ trong pháp luật Hình sự Việt Nam, Tạp chí luật học (sô 2), tr.10

30 Nguyễn Ngọc Hòa (2018), Bình luận khoa học BLHS 2015 (phan các tội phạm), Nxb Tư pháp, tr.74

Trang 30

nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và đồng thời có thé thấy trước được hậu qua có thé xảy ra của hành vi đó Tuy nhiên, về ý chí, hậu quả không phải là điều người phạm tội mong muốn Nói cách khác, người mẹ trong trường hợp này có ý thức bo mặc cho hậu quả thiệt hai của hành vi có thé có kha năng xảy ra hoặc không Bên cạnh đó, việc dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết không nằm trong mục đích ban đầu của người phạm tội Thực chất, đó chỉ là hậu quả phát sinh từ hành vi vứt bỏ con mới đẻ,

người mẹ hoàn toàn nhận thức được hậu quả đó nhưng bỏ mặc cho hậu quả xảy ra tức

là hậu quả đứa bé chết có xảy ra hay không xảy ra không có ý nghĩa, xảy ra hay không xảy ra thì người mẹ đều chấp nhận hậu quả đó Và trong trường hợp hậu quả đứa trẻ chết không xảy ra thì người mẹ không phải chịu TNHS đối với tội vứt bỏ con mới đẻ vì hành vi không dap ứng đủ yếu tô trong CTTP cơ bản của tội phạm.

Với lỗi cỗ ý gián tiếp ở hành vi vứt bỏ con mới đẻ, hậu qua do hành vi của người phạm tội gây ra không phù hợp với mong muốn, mục đích của người đó Mặc dù, người mẹ thực hiện hành vi vứt bỏ đứa con mới đẻ bởi bị tác động bởi nhiều yếu tố khách quan đặc biệt bên ngoài nhưng có thé trong thâm tâm không muốn làm điều đó Thẻ hiện ở việc người mẹ vứt bỏ con ở trước cửa chùa hay nhà dân với mong muốn có người sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng đứa con thay mình; trước khi vứt bỏ con thì mặc áo 4m cho con Việc họ lường trước được những nguy hiểm rủi ro cho đứa trẻ mà vẫn vứt bỏ đã cho thấy ho sẵn sàng chấp nhận và có ý thức bỏ mặc cho đứa trẻ chết?! Từ đây cho thấy, với hành vi vứt bỏ con mới đẻ, mục đích cuối cùng của người mẹ không phải là đứa trẻ chết mà chỉ là bỏ đứa trẻ cách xa với người mẹ và hậu quả đứa trẻ chết là hậu quả người mẹ có thê thấy trước nhưng người mẹ có ý thức bỏ mặc và chấp nhận

cho hậu quả xảy ra.

Nói tóm lại, thông qua phân tích về dấu hiệu pháp lý của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ có thé thấy đây là trường hợp đặc biệt tội giết người Đồng thời, đặt trong sự so sánh, các quy định pháp luật về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong BLHS năm 2015 đã có nhiều thay đổi rõ ràng, mang tính tiễn bộ, phù hợp với thực tiễn hon so với các

quy định pháp luật trước đó trong BLHS năm 1985, 1999,

31 Dang Thị Hồng Thắm (2011), Tội giết con mới đẻ trong BLHS Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại

học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.21

Trang 31

1.2 Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội giết

hoặc vứt bỏ con mới đẻ

1.2.1 Thực tiễn xét xử về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ theo quy định của Bộ

luật Hình sự năm 2015

Có thé nói, tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội trái với quy định của pháp luật hình sự và có sự thay đôi theo tiến trình của lịch sử Tình hình tội phạm xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe con người đang ngày một có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, và đặc biệt là tội phạm giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ lại đang có xu hướng gia tăng về số vụ việc cũng như tính chất, hậu quả nghiêm trọng để lại Trong thời gian qua, nhiều vụ việc người mẹ vứt bỏ hoặc nhẫn tâm giết hại đứa con do chính mình sinh ra dẫn đến cái chết vô cùng thương tâm cho đứa trẻ, khiến cả xã hội phải lên án phê phán mạnh mẽ, để lại những làn sóng dư luận trái chiều Đáng báo động hơn, những vụ án giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ lại được thực hiện bởi những người mẹ có

tuôi đời còn khá trẻ, nhiêu người thậm chí còn đang ngôi trên ghê nhà trường.

Lý giải về nguyên nhân của tình trạng này, có nhiều ý kiến khác nhau được đưa ra nhưng chủ yếu cho rằng nguyên nhân là từ đạo đức con người bị suy đồi nghiêm trọng do ảnh hưởng từ những luéng văn hóa xâm nhập tràn lan vào Việt Nam mà người dân

không có sự chọn lọc kĩ lưỡng Bên cạnh đó, việc quan hệ tình dục bừa bãi trước hôn

nhân, sống thử và chung sống như vợ chồng ở một bộ phận giới trẻ hiện nay cũng khiến cho tình trạng có thai ngoài ý muốn gia tăng đáng kê Đặc biệt hơn, những người mang thai ngoài ý muốn này hau hết lại đang ở độ tuổi còn khá trẻ, nhất là ở lứa tuôi

học sinh — sinh viên Có thé thấy, giới trẻ hoặc thiếu kiến thức, hoặc không làm chủ

được mình, hoặc thích cuộc song hưởng thụ, buông tha, không tôn trong chuẩn mực đạo đức của cộng đồng hay luật lệ của tôn giáo đã đây họ vào con đường tội lỗi với

những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nghiêm trong đạo đức xã hội.” Và có vô

vàn các lý do được các bạn trẻ đưa ra để ngụy biện cho lối sống vô tâm cùng hành động của mình Do đó, khi đối diện với hậu quả, một là họ chọn cách nạo phá thai — tước đi quyền được sống của đứa trẻ ngay từ trong bụng mẹ, hoặc lựa chọn sinh ra

nhưng nhẫn tâm giết hại hoặc vứt bỏ đứa con ấy để trốn tránh trách nhiệm làm mẹ của

3 Thực trang và nguyên nhân nạo phá thai của giới trẻ hiện nay tại: https://baoquangbinh vn/xa-hoi-doi-song/201408/thuc-trang-va-nguyen-nhan-nao-pha-thai-cua-gioi-tre-hien-nay-2 1 17606/, (truy cập lúc

19h30” ngày 12/02/2021)

Trang 32

mình Bên cạnh đó, một bộ phận người mẹ khác thì do yếu tố tâm lý, ảnh hưởng từ những tư tưởng cũ lạc hậu, những hủ tục ton tại lâu năm từ đó thực hiện hành vi phạm tội đối với con mình Từ tư tưởng lạc hậu trọng nam khinh nữ mà người mẹ đã giết con mình, hoặc mê tín đị đoan tin vào bói toán, ma quỷ, thần thánh mà giết hoặc vứt bỏ đứa trẻ dẫn đến đứa trẻ chết Đây là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của tình trạng

tội phạm giêt người nói chung và tội phạm giêt hoặc vứt bỏ con mới đẻ nói riêng.Chính bởi sự gia tăng của loại tội phạm này mà Nhà nước ta đã có những biện

pháp quan trọng dé giảm thiêu về số vụ cũng như tính chất của những vụ án đó So với BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999 thì BLHS năm 2015 đã có những quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ theo hướng tiến bộ hơn Đồng thời trong quá trình thực thi, áp dụng quy định của pháp luật vào việc xét xử đã đạt được những kết quả nhất định Nhiều vụ án đã được phát hiện kip thời và đưa ra xét xử đúng người đúng tội, đảm bảo sự công bằng, khách quan của pháp luật Cụ thể qua quá trình xét xử các vụ án giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, các cơ quan chức năng đã có sự sàng lọc và phân loại

đối tượng thực hiện tội phạm này ra thành các nhóm chính theo như quy định về CTTP

tại Điều 124 BLHS năm 2015 va theo độ tuổi thực hiện hành vi phạm tội Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với việc cải thiện một số những quy định luật còn chưa phù hợp, làm nền tảng cho xây dựng và phát triển BLHS nói riêng và hệ thống pháp luật Việt

Nam nói chung.

Thứ nhất, về việc phân loại theo nhóm đối tượng phạm tội theo quy định về CTTP tại Điều 124 BLHS năm 2015.

Nhóm thứ nhất: Đối tượng phạm tội là những người mẹ ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu nên có hành vi giết hoặc vứt bỏ con đo mình đẻ ra trong 07 ngày tuôi.

Về nhóm đối tượng này, trong quá trình xét xử có thể thấy rằng bản chất hành vi

phạm tội phát sinh do chính những suy nghĩ, tư tưởng cũ lạc hậu, không phù hợp với

quan niệm về lối sống hiện tại Đồng thời cũng từ suy nghĩ lệch lạc và tâm lý lo sợ sự phán xét, dị nghị từ gia đình, xã hội về việc chưa có chồng mà đã có con của một số người mẹ trẻ để rồi gây ra những hành vi đáng lên án kia Ngoài ra, cũng có trường hợp do tập quán lạc hậu của một vài địa phương ở miền núi cho răng đứa con đầu lòng không phải là con chung của vợ chồng nên sau khi đứa trẻ ra đời, người mẹ đã bóp

chêt con mình Đặc biệt, có những nơi do tư tưởng phân biệt con trai và con gái nên đã

Trang 33

có trường hợp người mẹ đã đẻ đên lân thứ 7 vân là con gái nên sau khi đứa trẻ ra đời

đã bóp chết.

Vi dụ: Trong quan niệm của đồng bao Bana, Jrai ở đây, nếu người phụ nữ lấy chồng sinh đôi, sinh ba nghĩa là bị ma ám, việc sinh đôi như thé là do trời phạt, và sẽ ảnh hưởng rất nhiều về sau, như khi lập gia đình thì sẽ lấy nhằm người, nếu còn sống thì sẽ làm khổ bố mẹ, dân làng nên phải hủy những đứa sinh sau Họ chôn sống hoặc bỏ các bé vào rừng để con ma không biết cách quay về quấy phá Hàng trăm đứa trẻ đã vĩnh viễn lìa xa cõi trần một cách oan uéng bởi hu tục lạc hậu đó Một hu tục khác có thé kế đến đó là việc những cô gái lỡ "ăn phải trái cấm" trước hôn nhân sé phải tự tay bóp chết đứa con mình vừa sinh ra Nếu người mẹ không thể giết con thì

anh em dòng họ của cô sẽ “giúp” Người Bana quan niệm những đứa trẻ không cha

sinh ra là điềm gở, mang xui xẻo đến cho chính bản thân người mẹ và người dân trong làng Hơn nữa, nếu người mẹ cé tình nuôi đứa con không cha này thì sẽ không có

người đàn ông nao dám lây cô làm vợ nữa.

Cụ thê hơn như trường hợp của Chị Sang ở thôn Tung Ke, xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, là người đã có chồng, nhưng anh này đã qua đời Sau đó chị có thai

với người đàn ông khác, sinh ra cháu Phước Theo lệ làng, đứa trẻ này sẽ bị xử tội

chết Những người ho hang thân thích biết tin chị sinh đã kéo đến vây quanh dé tạo áp lực buộc chị phải giết chết cháu bé Trước áp lực của người thân, khi cháu Phước vừa từ bụng mẹ ló đầu ra, chị Sang dùng 2 đùi của mình kẹp chặt đầu Phước dé chau không kịp cất tiếng khóc chào đời Nhưng may thay chính quyền địa phương đã kịp

thời có mặt, lao vào can ngăn dé người mẹ trẻ không làm diéu tội lỗi.?”

Có thể thấy rằng chính những tư tưởng lệch lạc, lạc hậu kê trên đã khiến cho nhiều người mẹ chọn cách ra tay giết hại hoặc vứt bỏ đứa con do chính mình sinh ra một cách nhẫn tâm Người mẹ chỉ vì suy nghĩ nông cạn, thiếu hiểu biết của mình mà một đứa trẻ vô tội vừa sinh ra đã bị tước đoạt đi quyền được sống, quyền được phát triển

khỏe mạnh.

33 Lạnh người hủ tục "sinh đôi giết một" ghê rợn ở Việt Nam tại: http://kiengiang

vnpt.vn/detail/lanh-nguoi-hu-tuc-sinh-doi-giet-mot-ghe-ron-o-viet-nam/6693 16/10 (truy cập lúc 23h30” ngày 20/02/2021)

Trang 34

Nhóm thứ hai: Đối tượng phạm tội là những người mẹ trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt nên dẫn đến hành vi giết hoặc vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuôi.

Hiện nay vẫn chưa có văn bản nao quy định rõ về yếu tố “hoàn cảnh khách quan đặc biệt? theo như Điều 124 BLHS năm 2015 Trong Nghị quyết số 04-HDTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986 hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phan các tội phạm của Bộ luật Hình sự, chỉ đưa ra ví dụ để mô tả dấu hiệu trên Trường hợp đứa trẻ bị người mẹ giết hoặc vứt bỏ dẫn tới bị chết trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có thể là khi đứa trẻ sinh ra có dị dạng, hoặc trường hợp sau khi sinh con, người mẹ không có khả năng dé nuôi con mình, như bị mất sữa lại bị bệnh nặng hoặc trong hoàn

cảnh khách quan ngặt nghèo khác như nôi lo cơm áo gạo tién

Vi dụ: Vụ án mẹ giêt con mới đẻ dé che đậy cuộc tình vụng trộm ở Gia Lai.

Công an tỉnh Gia Lai ngày 26/10/2017 cho biết vừa yêu cầu Công an huyện Ia Grai khởi tố vụ án, khởi t6 bị can đối với R (người dân tộc J’rai, SN 1975, trú tại xã la Pếch) đề điều tra hành vi "giết con mới đẻ".

Theo co quan chức năng, năm 2016, trong thời gian người chồng bị tai nạn giao

thông liệt nửa người, không nói được, chị R đã nảy sinh tình cảm và có thai với một

người đàn ông khác Đến ngày 24/2/2017, chị R sinh một bé trai Lo sợ dân làng phát hiện và sợ không đủ khả năng nuôi bé, chi R dùng tay bóp cổ cháu bé đến chết Sau đó, R nói với con lớn của mình bỏ xác hài nhi vào bao tải rồi cả hai mang đến khu vực nhà mả của làng dé chôn Sự việc bị phát hiện khi một cháu bé hàng xóm sang chơi, vô tình nhìn thấy Theo Cổng thông tin điện tử Công an tỉnh Gia Lai, đến ngày 12/10/2017, Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Gia Lai xác định, sau khi được điều trị, tình trạng sức khỏe của chị R bình thường, có đầy đủ NLTNHS nên đã yêu cầu Cơ quan CSĐT, Công an huyện Ia Grai khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với R dé điều tra về

hành vi "Giét con mới đẻ".34

Qua trường hợp nêu trên, có thể thấy, người mẹ phạm tội sống ở một địa bàn dân tộc thiêu số có tình hình phát triển kinh tế rất khó khăn, là một xã nghèo thuộc tình Gia

vung-trom-a206763.html, (truy cập lúc 10h59” ngày 12/02/2021)

Trang 35

Lai nên có thé gây khó khăn đối với việc nhận thức hành vi phạm tội của mình Bên cạnh đó, hoàn cảnh gia đình của người phạm tội cũng rất éo le: chồng bị tai nạn giao

thông liệt nửa người, không nói được, nên chị R đã nảy sinh tình cảm và có thai vớimột người đàn ông khác Hơn nữa, khi bản thân sinh ra một bé trai, do lo sợ dân làng

phát hiện và sợ không đủ khả năng nuôi bé, chị R dùng tay bóp cô cháu bé đến chết Người thực hiện hành vi phạm tội bị tác động nhiều từ hoàn cảnh khách quan xung quanh, cũng từ tâm lý lo sợ, nỗi lo lắng sự đàm tiểu di nghị của làng xóm xung quanh Đây là suy nghĩ lệch lạc xuất phát từ hoàn cảnh khách quan đặc biệt, hơn cả là sự thiếu hiểu biết về mặt pháp luật nên dẫn đến hành vi phạm tội giết con mới đẻ của người mẹ

trong vụ việc nói trên.

Thứ hai, về việc phân loại đối tượng phạm tội theo độ tuôi thực hiện hành vi phạm

Dựa vào những vụ án xảy ra thực tế trên địa bàn cả nước trong những năm gần đây, có thể thấy hầu như không có các trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội ở độ tudi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi và trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi Hầu hết các vụ án đã xảy ra thì đối tượng phạm tội đều đạt độ tuổi trưởng thành (từ 18 đến 40 tuổi) khi chính đối tượng đã nhận thức được đầy đủ hành vi của mình là đúng hay sai và hậu quả hành vi gây ra cho chính bản thân,

gia đình và xã hội là như thê nào.”

Tuy nhiên trong một vài năm trở lại đây, xuất hiện những trường hợp vứt bỏ trẻ sơ sinh mà trong đó người thực hiện hành vi đó lại là người mẹ ở trong độ tuôi còn khá trẻ (từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi).

Ví dụ: Chiều tôi ngày 10/11/2012, người dân phát hiện một cháu bé mới sinh người tím ngắt, bị nhét trong chiếc cặp học sinh vứt ở bên đường Tôn Thất Thuyết (quận 4, thành phố Hồ Chí Minh) Cháu bé sau đó đã được đưa vào bệnh viện cấp cứu và được cứu song Cùng lúc đó, bệnh viện cũng tiếp nhận một nữ bệnh nhân tên Thanh

bị nhiễm trùng vùng kín sau khi sinh Gia đình đã xác nhận với bệnh viện, Thanh là

mẹ của đứa trẻ bị vứt bên đường kia Điều đáng nói, Thanh sinh năm 1997, lúc đó

đang là học sinh lớp 10 một trường THPT ở quận 4 Trước đó, nữ sinh này quen một35 Đoàn Thị Vân (2015), 76¡ giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong luật hình sự Việt Nam, luận văn thạc sĩ luật học,

Hà Nội, tr.65

Trang 36

thanh niên trên mạng và hai người đã có quan hệ tình dục Người thanh niên này đã bỏ

di, cắt đứt mọi liên lạc với Thanh Trong những tháng dau, Thanh không hè biết mình mang thai, đến khi biết thì cái thai đã quá lớn Vì sợ gia đình trách mắng và sợ hàng

xóm di nghị, Thanh đã vứt bỏ đứa trẻ ngay sau khi vừa mới sinh.3637

Tùy vào hoàn cảnh mà may mắn thay nhiều đứa trẻ bị bỏ rơi đã được phát hiện và cứu sống kip thời Người mẹ tuy không phải chịu TNHS nhưng đây cũng là một tin hiệu đáng lo ngại cho thấy độ tuổi thực hiện hành vi vứt bỏ con mới đẻ có xu hướng ngày một “trẻ hóa”, thậm chí là ở lứa tuôi chưa thành niên Đáng lo ngại hơn là vấn đề nhận thức về giới tính, về việc tránh thai ngoài ý muốn là rất kém Nhiều người ở độ tudi vị thành niên, độ tuổi mới trưởng thành không được giáo dục về giới tính nên dễ dàng rơi vào tình trạng có thai ngoài ý muốn nhưng thay vì lựa chọn những giải pháp hợp ly, họ lại thực hiện hành vi vứt bỏ đứa con mới sinh của mình hoặc giết hại chúng

đê trôn tránh trách nhiệm làm mẹ này.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong thực tiễn quá trình xét xử tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ theo quy định của BLHS năm 2015 vẫn còn để lại một số vấn đề

cân xem xét như sau:

Thứ nhát, trong quá trình xét xử tội giêt hoặc vứt bỏ con mới dé van còn nhiềuvướng mac vé van dé định tội đôi với tội danh này.

Qua một số vụ việc xảy ra trên thực tiễn, có thể thay việc xác định tội danh đối với tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ theo như quy định tại Điều 124 BLHS năm 2015 còn khá khó khăn, đặc biệt trong một số vụ án, nhiều ý kiến cho rằng việc xét xử theo tội danh giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là chưa phù hợp, nên chuyền sang tội giết người quy định tại Điều 123 BLHS năm 2015 Bởi cả hai tội này đều có một số điểm khá giống nhau, nên khi xác định tội danh đối với người phạm tội cần căn cứ và xem xét kĩ ở nhiều khía cạnh Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong CTTP có quy định về dấu hiệu khi người mẹ thực hiện hành vi phạm tội “do ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng lạc hậu”

3 Vụ “nữ sinh lớp 10 sinh con rồi vứt vào bụi cỏ”: Có dấu hiệu hình sự tại:

https://laodong.vn/archived/vu-nu-sinh-lop-10-sinh-con-roi-vut-vao-bui-co-co-dau-hieu-hinh-su-679836.ldo, (truy cập lúc 20h39” ngày23/02/2021)

37 Tội lỗi của những bà mẹ giết con mới sinh tại:

https://zingnews vn/toi-loi-cua-nhung-ba-me-giet-con-moi-sinh-post340611.html (truy cập lúc 20h45” ngày

Trang 37

hoặc “do hoàn cảnh khách quan đặc biệt”, nên trong quá trình xác định tội danh ở đây

cần phải làm sáng rõ được có một trong hai dấu hiệu đó hoặc cả hai dấu hiệu đó hay không Và nếu như người mẹ đó không có một trong hai dấu hiệu đã được quy định như vậy thì có nên xem xét chuyên sang chịu trách nhiệm hình sự với tội giết người theo Điều 123 BLHS năm 2015 hay không.

Ví dụ: Bản án số 123/2019/HSST ngày 08/05/2019 của Tòa án nhân dân quận H xét xử vụ án người mẹ giết con mới đẻ ở Linh Đàm, Hà Nội gây rúng động dư luận hồi

tháng 10 năm 2018 có nội dung như sau:

D.T.V.A (Sinh năm 1997), là sinh viên năm 4 trường Dai học Văn hóa Hà Nội.

V.A có quan hệ yêu đương với Trần Tiến S cũng là sinh viên một trường đại học trên địa bàn Hà Nội từ tháng 09/2015 đến tháng 02/2018 thì chia tay Trong thời gian yêu nhau, V.A và S thường xuyên quan hệ tình dục và phá thai 02 lần Sau đó, V.A quen biết và yêu T (Sinh năm 1998) là sinh viên trường đại học M từ tháng 04/2018 Lúc này V.A biết mình đã có thai với S nhưng vẫn quan hệ tình dục với T và không cho T biết Đến cuối tháng 07/2018 thì T với V.A chia tay Đầu tháng 10/2018, thông qua

mạng xã hội Facebook, V.A quen và yêu D (Sinh năm 1996) Đêm ngày 15/10/2018,

sau khi đưa V.A đi ăn tối thì D chở V.A về nhà D (là căn hộ chung cư) và V.A ở lại đây cho đến ngày 18/10/2018 Khoảng 9h00? ngày 18/10/2018, V.A kêu dau bụng và bảo D đi mua thuốc về uống nhưng không đỡ, D bảo đưa đi khám nhưng V.A không đi Đến khoảng 20h00”, tại nhà vệ sinh của nhà D, V.A sinh được cháu bé, do hoảng sợ nên không biết thai nhi còn sống hay chết, là trai hay gái, V.A dùng kéo trong nhà vệ sinh cắt dây rồn, bỏ cháu bé vào túi nilon đen, đặt cháu bé lên cửa số nhà vệ sinh rồi dùng tay đây xuống qua cửa sô nhà vệ sinh rơi xuống sân làm cháu bé tử vong.

V.A xác nhận chau là con của S, V.A khai nhận có thai khoảng 08 tháng, trong quá

trình mang thai không ai biết, không khám ở bat cứ bệnh viện nào Việc V.A mang thai ngoài ý muốn, V.A sợ sinh con ra khi chưa lập gia đình sẽ bị bố mẹ và bạn bè phản đối về việc sinh con ngoài giá thú nên khi sinh em bé, V.A đã cho cháu vào túi nilon và đặt lên tường cửa số của nhà vệ sinh rồi dùng tay đây xuống đường.

Ngày 19/10/2018, Viện sức khỏe tâm thần bệnh viện B đã khám và kết luận đối với tình trạng của V.A: Tình trạng bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, không có hoang

tưởng áo giác, hành vi hiện ôn định, cảm xúc đôi lúc căng thăng nhưng giữ được bình

Trang 38

tĩnh, không có vấn đề bất thường, người mệt mỏi, ngủ được Hiện qua thăm khám

không có rồi loan tâm thân cap tính.”

Tại phần nhận định của Tòa án tại bản án hình sự sơ thẩm, Tòa án nhân dân quận

H đã có nhận định: “Khi thực hiện hành vi phạm tội, BỊ cáo D.T.V.A còn trong trạngthai mới sinh con, dang trong trạng thai tâm sinh lý không bình thường do tac động

của việc sinh con” Vì vậy nên Bi cáo D.T.V.A bị xét xử với tội giết con mới đẻ theo quy định tại khoản 1 Điều 124 BLHS năm 2015.

Theo quan điểm của nhóm tác giả, có thể thấy đối với vụ án trên, Tòa án nhân dân quận H trong việc xác định tội danh đối với D.T.V.A chưa đủ sức thuyết phục Việc

Toa án nhận định khi thực hiện hành vi phạm tội thì BỊ cáo còn trong trạng thái mớisinh con, đang trong trạng thái tâm sinh lý không bình thường do tác động của việc

sinh con nên mới dẫn tới hành vi trên là khá chung chung, tuy mới sinh con xong

nhưng như theo kết luận của Viện sức khỏe tâm thần bệnh viện B thì tình trạng bị cáo hoàn toàn tỉnh táo, hành vi ôn định, không có vấn đề bất thường và không có dấu hiệu rỗi loạn tâm thần cấp tính Do đó, nếu Tòa án nhân dân quận H sử dụng dấu hiệu “do hoàn cảnh khách quan đặc biệt” trong việc xác định tội danh đối với bị cáo V.A thì cũng không đủ căn cứ Nghị quyết số 04-HDTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986 hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phan các tội phạm của Bộ luật Hình sự tuy không đưa ra những quy định cụ thé và chi tiết rằng thé nào là “hoàn cảnh khách quan đặc

biệt”, nhưng từ một số ví dụ trong Nghị quyết có nêu ra cùng việc xem xét trên thực tế

thì việc Tòa án cho rằng bị cáo V.A đang ở hoàn cảnh khách quan đặc biệt là không thuyết phục Bởi khi xác định tội danh đối với bị cáo, cần có sự xem xét kĩ lưỡng về tình tiết vụ án Bản thân V.A không hề sống ở nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, khó tiếp cận với những kiến thức pháp luật cơ bản hay chịu ảnh hưởng bởi yếu tố khách quan ngặt nghèo nào Bị cáo cũng có lịch sử tình trường dày đặc, V.A sau khi biết mình mang thai con của S (chia tay hồi tháng 02/2018) mà trong khi yêu T (chia tay hồi tháng 07/2018) cũng không cho T biết và vẫn quan hệ tình dục bình thường với T Hơn nữa, trong quá trình yêu S, nữ sinh này cũng đã nhiều lần quan hệ tình dục dan đến việc có thai ngoài ý muốn và phải phá thai 02 lần Và đến khi yêu D (chủ căn

chung cư nơi xảy ra vụ án) V.A cũng không hê nói cho D biết mình có thai, vẫn quan

38 Trần Anh Duy 2019, Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong Bộ luật hình sự năm 2015, luận văn thạc sĩ luật

học, Trường Dai học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.55

Trang 39

hệ bình thường với anh này và khi đau bụng thì nhờ D đi mua thuốc về uống như không hề có gì Tình tiết này đặt ra câu hỏi rằng liệu V.A có đang ở trong “hoàn cảnh

khách quan đặc biệt”, có trong trạng thái tâm lý lo sợ bị phát hiện việc mình có thai

hay lo lắng lời đị nghị nghi ngờ từ phía bạn bè, gia đình và những người yêu của mình

hay không? V.A hoàn toàn đủ nhận thức được việc bản thân đã mang thai nhưng

không hề nói cho ai biết, cũng trong lúc mang thai ấy vẫn quan hệ tình dụ với người

yêu mà không may may lo sợ bi phát hiện Thậm chí bị cáo D.T.V.A còn sang ở nhà

bạn trai và tại đây trực tiếp sinh con trong nhà vệ sinh rồi thực hiện hành vi tàn độc là day con từ cửa số tầng 31 khu chung cư xuống đất Như vậy, dé cho rằng V.A thực

hiện hành vi giét con mới đẻ do hoàn cảnh khách quan đặc biệt là chưa đủ căn cứ.

Bên cạnh đó, néu xem xét việc định tội D.T.V.A với tội danh giết con mới đẻ theo do ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng lạc hậu cũng chưa hoàn toàn đúng đắn Bản thân V.A ở day là một người có trình độ học vẫn (là sinh viên năm 4 trường Đại học Văn hoa Hà Nội — một trong những ngôi trường danh giá trên địa bàn) Đồng thời, V.A cũng không sinh sống ở địa bàn khó khăn lạc hậu hay ảnh hưởng từ những tư tưởng cũ lỗi thời hoặc hủ tục dân tộc Theo như tìm hiểu, trong quá trình theo học tại đây V.A không có vi phạm về học tập, kỷ luật nhà trường Mọi người nhận xét, Vân Anh là người hát hay, múa giỏi và từng được nhận nhiều bằng khen, giấy khen vì tích cực tham gia các hoạt động của trường Do đó hoàn toàn có thê nhận thấy, đây là người mẹ có trình độ học vấn tốt, có khả năng nhận thức được những hành vi đúng sai và hoàn toàn có thể không thực hiện hành vi phạm tội Tuy nhiên, cũng từ việc bản thân có lối song thiếu lành mạnh, quan hệ tinh dục không an toàn từ những lần yêu đương chớp nhoáng đã dẫn đến sự việc dau lòng trên 3?”Như vậy, việc áp dung dấu hiệu ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng lạc hậu trong việc định tội đối với D.T.V.A là không thuyết phục Chính vi vậy nên có nhiều ý kiến cho rằng với vụ án trên, phải xét xử bị cáo D.T.V.A với tội danh giết người theo Điều 123 BLHS năm 2015 mới là chính xác Hơn nữa, nếu xem xét từ góc độ xã hội, hành vi giết con của V.A đã vi phạm những quy tắc chuẩn mực đạo đức của dân tộc, đi ngược lại với những lễ giáo, thuần phong mỹ tục tốt đẹp mà cha ông ta dé lại Hanh vi của V.A bị cả xã hội lên án gay sắt, tạo ra tiền lệ

* Vụ nữ sinh ném con ở chung cư Linh Đàm tại:

https://danviet.vn/vu-nu-sinh-nem-con-o-chung-cu-linh-dam-dang-sau-nhung-cuoc-tinh-7777925442.htm (truy cập lúc 14h00” ngày 25/02/2021)

Trang 40

xấu đặc biệt là cho thế hệ trẻ ngày nay Do đó việc xét xử bị cáo D.T.V.A với tội danh

giêt con mới đẻ van còn nhẹ nhàng, chưa đủ sức ran đe nghiêm khắc.

Thứ hai, còn nhiều khúc mắc về tính hợp lý của hình phạt áp dụng hình phạt doi với các bị cáo.

Vấn đề hình phạt được đặt ra dựa trên mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội Chính vì vậy nên tính nguy hiểm cho xã hội càng lớn thì hình phạt mà các bị cáo phải chịu sẽ càng cao Đối với tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, theo như quy định tại Điều 124 BLHS năm 2015 thì hình phạt được áp dụng với người phạm tội ở đây là phạt tù có thời hạn hoặc phạt cải tạo không giam giữ Tùy theo tính chất mức độ của hành vi phạm tội mà có thể áp dụng mức hình phạt tương ứng Cụ thể hơn, về tội giết con mới đẻ trong BLHS năm 2015 quy định mức hình phạt cao nhất được áp dụng là 03 năm tù, còn đối với tội vứt bỏ con mới đẻ thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng là 02 năm tù Như vậy có thê thấy, các nhà làm luật quy định tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là tội phạm ít nghiêm trọng theo như khoản 1 - Điều 9 BLHS năm 2015 Điều này đặt ra vẫn đề tranh cãi rằng, liệu hình phạt áp dụng đối với tội này có đang ở mức quá nhẹ nhàng, chưa đủ sức răn đe hay không Vì xét đến cùng bản chất của hành vi phạm tội này đều rất tàn nhẫn, gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm tính mạng, quyền được sống, quyền được bảo hộ về tính mạng của con người, đồng thời xâm phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội, đó là tình "mẫu tử", xâm phạm quyền sống của trẻ em tại Điều 12 của Luật trẻ em năm 2016 Đây là hành vi rất đáng lên án và cần phải có sự trừng trị nghiêm khắc Nhưng bên cạnh mục đích trừng trị, thì mục đích hướng tới chủ yếu của hình phạt vẫn là dé nhằm cải tạo, giáo dục người phạm tội có ý thức tuân thủ pháp luật và các quy tắc của cuộc sông xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới cũng như giúp họ trở thành người có ích cho cuộc sống sau này Đây được xem là mục đích chính và là nội dung cơ bản của bản chất hình phạt trong luật hình sự nước ta Hơn nữa, do đặc điểm của chủ thê ở tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ khá đặc biệt hơn so với loại tội phạm xâm phạm đến tính mạng con người khác, ở đây chủ thể thực hiện hành vi phạm tội chi có thé là người mẹ trực tiếp sinh ra đứa trẻ Bên cạnh đó, còn những dấu hiệu đi kèm với đặc điểm của chủ thé đó là do chịu ảnh hưởng nặng nè của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mới dẫn đến việc người mẹ

giêt hoặc vứt bỏ con mình Nêu nhìn nhận từ góc độ đời sông xã hội, họ cũng chính là

Ngày đăng: 31/03/2024, 04:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w